Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

CHUYÊN ĐỀ : KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỎ NEWZEALAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 72 trang )

1

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỎ NEWZEALAND

I. THỎ NEWZEALAND VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA
NGHỀ CHĂN NUÔI THỎ
1. Giống thỏ Newzealand
Có nguồn gốc từ Newzealand, được nuôi phổ biến ở
nhiều nước và
nhiều nơi trên thế
giới. Giống thỏ này
đã thuần hoá và
thích nghi tốt với
khí hậu và điều
kiện chăn nuôi ở
Việt Nam. Hiện
nay giống thỏ này
được nuôi tại nhiều
địa phương từ hộ gia đình đến quy mô trang trại và con giống
được bán rộng rãi.
Thỏ Newzealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm hơn
so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh
trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon,
hấp dẫn.
Thỏ có đặc điểm ngoại hình lông dày, toàn thân màu
trắng tuyền, mắt đỏ như hòn ngọc, có tầm vóc trung bình, thỏ
trưởng thành nặng khoảng 5,0 - 5,5kg/con . Tuổi động dục lần
đầu 4,0 - 4,5 tháng tuổi và tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6
tháng tuổi, khi đó khối lượng phối giống lần đầu đạt khoảng
3,0 - 3,2kg. Mỗi năm đẻ từ 5 - 6 lứa, mỗi lứa từ 6 - 7 con.
2



Như vậy đối với giống thỏ này một thỏ cái trung bình
cho 20 - 30 con/năm. Khối lượng con sơ sinh từ 50 - 60g/con.
Khối lượng cai sữa 650 - 700g/con. Thỏ cai sữa thường được
nuôi vỗ béo đến 90 ngày tuổi thì giết thịt.
2. Đặc điểm sinh học của thỏ
a. Đặc điểm chung
Thỏ là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại
cảnh. Khả năng thích ứng với môi trường ở mức 31- 48
0
C,
trung bình là 39,5
0
C. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể
thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt độ không khí
tăng nhanh và nóng kéo dài trên 35
0
C thì thỏ thở nhanh để
thải nhiệt, khi đó thỏ dễ bị cảm nóng.
Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy
thành bụng giao động theo nhịp thở. Nếu thỏ khoẻ, trong môi
trường bình thường thì tần số hô hấp 60 – 90 lần/phút. Nhịp
đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100 - 120
lần/phút.
Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều liên
quan thuận với nhiệt độ không khí môi trường. Ở nước ta
nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ là là từ 20 -
28,5
0
C.

Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể
phân biệt được con khác đàn mới đưa đến trong vòng một
tiếng bằng cách ngửi mùi. Cấu tạo khoang mũi rất phức tạp,
có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang. Bụi bẩn hít
vào sẽ đọng lại ở vách ngăn, kích thích gây viêm xoang mũi.
3

Thỏ rất thính và tinh: trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện
được tiếng động xung quanh và vẫn nhìn thấy để ăn uống
bình thường.
b. Một số đặc điểm sinh sản nuôi con
- Tuổi động dục ban đầu của thỏ thường vào lúc 2,5 tháng
tuổi tùy giống và nuôi dưỡng. Thông thường sau khi động
dục 2 chu kỳ mới phối giống, lúc này hệ thống sinh dục của
thỏ cái phát triển hoàn thiện để đảm bảo cho việc chửa đẻ và
nuôi con tốt, trọng lượng phải đạt 3kg trở lên.
Sau khi thỏ đẻ 1- 3 ngày lại động dục trở lại, sau đó chu
kỳ động dục thường 12 -16 ngày, đôi khi không động dục trở
lại hoặc thay đổi chu kỳ thất thường. Khả năng động dục phụ
thuộc vào sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ…
chỉ khi nào thỏ động dục thì mới chịu đực, sau khi giao phối 9
-10 giờ thì trứng mới rụng, đây là đặc điểm sinh sản khác hẳn
với gia súc khác. Trên cơ sở đặc điểm này người ta sử dụng
phương pháp phối giống bổ sung, phối lại lần thứ hai sau lần
thứ nhất từ 6 - 9 giờ nhằm tăng thêm số lượng trứng được thụ
tinh và đẻ nhiều con.
- Thỏ đẻ: thời gian chửa 28 - 30 ngày, nếu cho đẻ dày, thời
gian chửa thường dài hơn từ 1- 3 ngày. Bản năng tự nhiên của
thỏ mẹ trước khi đẻ thường cắp, nhặt cỏ, lá vào ổ và nhổ lông,
cào ổ trộn với đồ lót ổ làm thành tổ ấm mềm mại. Thỏ hay đẻ

vào ban đêm, gần sáng. Có một số con không biết nhổ lông
làm tổ, những con đó thường nuôi vụng. Thỏ đẻ từ 1 - 11 con,
thường từ 6 - 9 con một lứa. Sau khi đẻ, con mẹ ăn hết nhau
thai, trong đó có nhiều sinh tố và kích dục tố. Thỏ con sơ sinh
4

chưa có lông, mẹ liếm sạch da toàn thân mình thỏ con và phủ
lớp lông kín cả đàn.
- Thỏ con được một ngày thì mọc những sợi lông tơ, đến 3
ngày tuổi thì có lớp lông dày, ngắn 1mm, 5 ngày tuổi lông dài
5 - 6mm và đến 20 - 25 ngày tuổi bộ lông được phát triển
hoàn toàn. Thỏ con mở mắt vào ngày thứ 9 - 12 sau khi đẻ,
đến ngày 15 - 18 thỏ tập ăn và bỏ ổ.
- Thỏ mẹ vừa có chức năng tiết sữa, vừa có khả năng dưỡng
thai, cho nên mẹ đang nuôi con, vừa đẻ được 1 - 3 ngày cũng
có thể phối giống được và chửa đẻ bình thường.
- Sữa thỏ đậm đặc và có chất lượng tốt hơn sữa bò (lượng
đạm, mỡ, khoáng nhiều gấp 3 - 4 lần). Thỏ khỏe, tiết sữa tốt
mỗi ngày có thể sản xuất được 200 - 280g sữa. Thỏ đẻ lứa
đầu có ít sữa hơn các lứa sau. Trong một chu kỳ tiết sữa
lượng sữa tăng dần kể từ sau khi đẻ, đến ngày thứ 15 - 20 là
cao nhất, sau đó giảm dần. Thời điểm cạn sữa phụ thuộc vào
khả năng sản xuất sữa của thỏ mẹ và mật độ sinh đẻ: nếu đẻ
liên tục (phối ngay sau khi đẻ 1- 3 ngày) thì cạn sữa vào cuối
tuần thứ 4; nếu đẻ bán liên tục (phối sau đẻ 10 ngày) thì cạn
sữa sau 5 tuần; nếu đẻ thưa (phối giống sau cai sữa) thì 6 tuần
mới cạn sữa. Còn khả năng sản xuất sữa (nhiều hay ít) phụ
thuộc vào con giống và chế độ dinh dưỡng trong thời gian
nuôi con, kể từ khi có chửa.
3. Những lợi ích của nghề nuôi thỏ

a. Thỏ sinh sản nhiều và nhanh
Thỏ sinh sản nhanh, do tuổi sinh sản chỉ 6 - 7 tháng và
thời gian mang thai khoảng 1 tháng. Do vậy nếu tháng giêng
5

thỏ mẹ đẻ thì tháng 7 cùng năm thỏ con sẽ đẻ và tháng giêng
năm sau đời cháu sẽ đẻ. Như vậy trong khoảng 13 - 14 tháng
cả ba thế hệ cùng có thể sản xuất ra thỏ con. Mỗi lứa thỏ đẻ
trung bình 6 - 7 con, mỗi thỏ cái trung bình mỗi năm đẻ 6 - 7
lứa. Mỗi năm thỏ có thể sinh sản trung bình 30 con thỏ con.
b. Thức ăn của thỏ rẻ tiền dễ kiếm và ít cạnh tranh với các
gia súc khác
Thức ăn chủ yếu cho thỏ là các loại cỏ rau, lá cây là các
loại thức ăn dễ kiếm hay dễ trồng trong điều kiện gia đình, ít
hoặc không tốn kém nhiều tiền. Thức ăn hỗn hợp của thỏ
dùng để nuôi trong điều kiện tập trung không đòi hỏi chất
lượng quá cao, chúng ta có thể tận dụng các loại sản phẩm
nông nghiệp có sẵn bổ sung cũng được như là lúa, bắp, cám,
khoai củ,… Nếu chỉ cho toàn bộ là rau cỏ thì lượng protein
của thỏ cũng được giải quyết phần lớn, chúng ta bổ sung khi
cần thiết. Dinh dưỡng ở thỏ không đòi hỏi cầu kỳ, không khó
giải quyết như các loài gia súc khác. Nói chung hàm lượng
đạm trong thức ăn xanh và các phụ phẩm khác cũng đáp ứng
được protein của thỏ trong chăn nuôi thâm canh.
c. Nuôi thỏ đầu tư vốn ít
Nói chung nuôi thỏ đầu tư rất thấp từ cả khâu con giống
đến thức ăn, lao động chuồng trại không nhiều mà cũng đem
lại hiệu quả kinh tế như các ngành chăn nuôi khác tuỳ theo
quy mô phát triển. Lý do là thỏ sinh sản rất nhanh nên phát
triển đàn giống rất lẹ. Từ đàn giống này có thể định hình quy

mô phát triển một cách có hiệu quả về kinh tế nhất. Thức ăn
có thể tận dụng lao động trong gia đình (cắt cỏ tự nhiên, trồng
6

rau lang, rau muống…) hay sử dụng thức ăn sẵn có như lúa,
cám, do vậy thu hồi tiền vốn và sinh lợi rất nhanh.
d. Lao động rất nhẹ nhàng
Nghề nuôi thỏ không cần lao động nặng nhọc, tận dụng
mọi lao động nhàn rỗi trong gia đình như phụ nữ, trẻ em,
người cao tuổi. Đặc biệt đây là ngành chăn nuôi khá phù hợp
cho người lớn tuổi cần lao động nhẹ nhàng nhưng chăm sóc tỉ
mỉ và chu đáo.
đ. Cung cấp thịt nhanh
Thỏ sau 3 tháng nuôi có trọng lượng xuất chuồng 1,7-
2kg. Một năm thỏ mẹ có thể sản xuất khoảng 40 con và như
thế sẽ cung cấp khoảng 70 - 75kg thịt hơi.
e. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng tốt
Thịt thỏ ngon chất lượng tốt (ít mỡ nhiều đạm) dễ tiêu
hóa thích hợp với người già, trẻ em và người bệnh.
Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt (g/100g)
Loại thịt
Kcal
Protein
Béo
Thỏ
162
22.5
8
Heo
400

14.5
37
Ngỗng
490
16
45
II. CHUỒNG TRẠI VÀ MỘT SỐ THAO TÁC TRONG
CHĂN NUÔI THỎ
1. Kỹ thuật làm chuồng trại
a. Yêu cầu chung
Có thể làm chuồng xây bằng gạch, làm bằng gỗ, tranh
tre hoặc bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.
Nhìn chung, chuồng trại nuôi thỏ có thể làm bằng bất cứ
nguyên vật liệu gì nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:
7

- Thỏ hoạt động thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng. Thuận tiện trong việc
chăm sóc thỏ.
- Bảo vệ thỏ khỏi sự tấn công của các địch hại bên ngoài
(mèo, chuột, ).
- Phải chắc chắn, rẻ tiền và dễ thay thế khi bị hư hỏng.
- Phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa.

Đặc biệt, vì thỏ là vật nuôi rất mẫn cảm, dễ lây nhiễm
bệnh nên chuồng nuôi thỏ phải cách xa chỗ nuôi các loài gia
súc khác.
b. Các kiểu chuồng nuôi và thiết bị chuồng nuôi
- Chuồng nuôi:
+ Phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, không bị mưa tạt,

gió lùa.
+ Mái có thể làm bằng tole, lá, … đảm bảo không quá
nóng vào mùa hè, mùa đông không bị lạnh.
8

+ Xung quanh chuồng có thể làm bằng ván, lá, hoặc
lưới,… đảm bảo ngăn được sự tấn công của các loài địch hại
từ bên ngoài (mèo, chuột,…).
+ Nền chuồng bằng xi-măng để dễ quét dọn, vệ sinh.
- Lồng nuôi:
+ Có thể làm lồng bằng các vật liệu như gỗ, lưới sắt,…
+ Quy cách lồng phù hợp nhất là khối hộp hình chữ nhật,
dài 100cm, rộng 50 - 60cm, cao 50cm, có thể chia làm 2
ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng
đựng thức ăn tinh, máng đựng nước uống, kích thước vừa
phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao. Mỗi ngăn nuôi 2 con
hậu bị, hoặc 1 con nái sinh sản. Lồng có thể làm 1 tầng hoặc
2 tầng; 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía
trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.
+ Đối với thỏ thịt, cũng nên ngăn thành nhiều ô, mỗi ô
1m
2
có thể nhốt từ 8 - 10 con.
+ Đáy lồng chuồng: là một trong những chi tiết quan
trọng nhất, vì nó tiếp xúc trực tiếp đến thỏ, là điều kiện vệ
sinh để tránh ô nhiễm lây lan mầm bệnh và gây bệnh. Đáy
lồng phải nhẵn, phẳng, êm, không để đầu đinh, mối buộc
hoặc vật liệu làm lồng nhô lên mặt đáy tránh làm xây xát da,
loét gan bàn chân. Đáy lồng phải có khe hở, lỗ thoát phân,
nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra lắp vào được. Ở

gia đình, tốt nhất là làm đáy bằng các thanh tre hoặc gỗ cứng,
vót, bào nhẵn có bản rộng 1,4 - 1,5cm, kết thành phên có khe
hở 1,25cm. Nếu đáy làm bằng lưới thép mắt cáo, ô vuông
phải là loại dày 2,5cm, lỗ lưới rộng 1,25 x 1,25cm. Đáy lưới
9

phải có thêm bệ nằm bằng miếng gỗ mỏng nhẹ đặt vào nửa
đáy phía trong để thỏ nằm yên tĩnh.
Tùy thuộc vào điều kiện diện tích chăn nuôi ở từng nông
hộ, có thể bố trí chuồng 1 tầng hay 2 tầng để tiết kiệm diện
tích. Tuy nhiên, tốt nhất mô hình chuồng 2 tầng chỉ nên sử
dụng trong chăn nuôi thỏ thịt.

10


- Thiết bị:
+ Ổ đẻ: phải đảm bảo ấm, kín gió, có bóng tối, mẹ vào
cho bú dễ dàng thoải mái và đặc biệt phải chống được chuột
vào ăn thỏ con. Nên làm ổ đẻ bằng gỗ mỏng nhẹ hoặc cót ép
dày được quét sơn phẳng nhẵn, có khung nẹp chắc chắn dễ
quét dọn vệ sinh, sát trùng. Ổ đẻ là khối hộp chữ nhật kích
thước dài 45cm, rộng 30cm, cao 25cm. Mặt trên ổ đẻ được
đóng kín cố định một nửa, còn nửa đầu kia làm cửa ra vào
của thỏ có nắp đậy bằng lưới kim loại hoặc phên tre thưa
1,5cm mở đóng cơ động dễ dàng. Với ổ đẻ này, thỏ con dưói
15 ngày tuổi không nhảy ra ngoài được, làm giảm tỷ lệ chết
do tác động của ngoại cảnh. Có thể dùng rổ bằng nhựa dạng
đựng khay chén uống nước để làm ổ đẻ cho thỏ.
Vào khoảng 1 - 2 ngày trước khi đẻ, thỏ mẹ vào ổ nhổ

lông trộn với đồ lót (cỏ khô, rơm ) để chuẩn bị đẻ. Cho nên,
11

phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27 - 28 ngày
và được sử dụng cho đến khi thỏ con được 20 ngày tuổi.
+ Máng ăn: có thể làm bằng chậu sành, máng nhựa,
máng bằng gỗ, …
*Máng thức ăn tinh: có thể làm bằng vật liệu khác nhau
như sành sứ, xi măng, gỗ, tôn,… Nếu làm bằng vật liệu nhẹ
thì phải làm móc hoặc dây buộc rá vào thành lồng phía trước
để thỏ không làm lật đổ được. Kích thước máng ăn phù hợp là
khối hộp chữ nhật dài 35 - 40cm để đủ chỗ cho cả đàn cùng
ăn, nhưng chỉ làm hẹp miệng khoảng 10 - 12cm để thỏ không
nằm vào máng ăn được, chiều cao của máng là 6 - 8cm,
miệng máng nên làm gờ hoặc uống cong vào phía trong để
tránh thỏ bới thức ăn ra ngoài.
*Máng thức ăn thô: phải được thiết kế sao cho thỏ tự rút rau
lá cỏ để ăn được, nhưng không cào bới vào đáy lồng hoặc không
chui vào dẫm nát, làm bẩn thức ăn. Nên đặt máng thức ăn thô ra
ngoài ngăn lồng, gắn vào một bên thành lồng phía trước, so le
với vị trí đặt máng thức ăn tinh ở phía trong.
+ Dụng cụ uống nước: có thể làm bằng sành, sứ hoặc đổ
xi măng hình chậu cao 8 - 10cm, miệng rộng 10 - 15cm để
thỏ không dẫm chân vào và không lật đổ được. Để giữ vệ sinh
được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặc
thủy tinh dày cắm vào nút chai, nút can dốc ngược, có giá giữ
vào thành lồng để thỏ hút liếm được nước. Hoặc làm khay
nước có chai nước dốc ngược.
12















2. Một số thao tác trong chăn nuôi thỏ
a. Bắt thỏ
- Không được cầm tai thỏ nhấc lên vì dễ làm cho các mạch
máu, dây chằng, thần kinh bị đứt, làm tụ máu, rũ tai thỏ,
không được ôm nắm bụng thỏ để sách lên dễ làm bục dạ dày,
đứt ruột, sảy thai, không được nắm hai chân sau nâng lên thỏ
sẽ giãy giụa mạnh gây sảy thai.
Bắt thỏ đúng cách là phải nắm chặt da gáy nhấc lên, còn
tay khác tuỳ theo mục đích bắt thỏ mà đặt đúng vị trí. Ví dụ
bắt cho người khác kiểm tra hoặc chích bắp thì nắm da vùng
xương hông, sát đuôi, đặt thỏ ngửa về phía người kiểm tra,
người chích. Nếu tự mình kiểm tra hoặc nhỏ thuốc mũi, cho
thỏ uống nước thì tay kia ôm vòng xuống sống lưng, đặt thỏ
13

nằm ngửa trên bàn hoặc nằm trên nắp lồng trong vòng cánh
tay để nhỏ thuốc.

- Phân biệt thỏ đực, cái:
Phân biệt thỏ đực, cái là công việc quan trọng trong nuôi
thỏ để giúp cho kế hoạch chọn bán giống ở giai đoạn sau cai
sữa và hậu bị, cũng như vỗ béo thỏ thịt thương phẩm.
Thỏ con ở 15 - 20 ngày tuổi (giai đoạn tập ăn) có thể đã
phân biệt được giới tính. Các thao tác kỹ thuật như sau:
+ Dùng tay thuận nắm dứt khoát phần da gáy của thỏ để
tránh cho thỏ không giãy giụa và làm đau chúng, nếu giãy
mạnh có thể dẫn tới bục dạ dày, hoặc vỡ ruột. Bắt thỏ đưa ra
khỏi lồng chuồng dùng tay còn lại đưa về phía đuôi của thỏ,
dùng ngón tay trỏ đè lên đuôi đồng thời dùng ngón tay cái lật
ngược bộ phận sinh dục của thỏ về phía trước thì sẽ phân biệt
được giới tính của thỏ.
+ Nếu là con thỏ đực thì bộ phận sinh dục sẽ xa hậu môn
hơn, nhô cao lên và có hình trụ, lỗ huyệt nhỏ, tròn, ít vát.
+ Nếu là con cái thì bộ phận sinh dục sẽ gần với hậu
môn và có hình lá trầu (vát nhọn)
b. Vận chuyển thỏ
Khi vận chuyển thỏ đi xa cần nhẹ nhàng, đảm bảo cho
thỏ yên tĩnh, nếu thỏ hoảng sợ sẽ phát bệnh hoặc làm thỏ
chết. Nếu vận chuyển đường dài thì thỉnh thoảng nên cho thỏ
uống nước. Mỗi ngày cần cho thỏ ăn một lần nhưng đêm hôm
trước ngày vận chuyển không nên cho ăn quá no, có thể ủ
mầm thóc hoặc bắp bỏ vào lồng cho thỏ ăn, vừa thay thức ăn
tinh vừa cung cấp nước cho thỏ để thỏ đỡ khát nước. Khi vận
14

chuyển thỏ đi xa tốt nhất nên nhốt mỗi con một ngăn thùng,
nếu vận chuyển gần thì có thể nhốt thỏ vào một túi sách cứng.
Khi trời nóng thì vận chuyển vào sáng sớm; nếu trời lạnh thì

vận chuyển vào chiều tối, nếu cho thỏ vào cốp xe chú ý
không đậy kín tránh trời nắng nóng thỏ sẽ chết nhanh.
c. Đo thân nhiệt
Nếu có hai người thì một người giữ thỏ ở tư thế nằm sấp
trên bàn, hai tay nắm da vùng gáy và mông, người đo nhiệt độ
một tay cầm đuôi, một tay cầm nhiệt kế loại nhỏ thấm ướt đầu
thủy ngân rồi đặt vào lỗ hậu môn xoay nhẹ vào trực tràng sâu
2cm và sau một phút là đọc được. Nếu chỉ có một người thì
đặt thỏ trên bàn, quay đầu thỏ kẹp vào nách mình, một tay
nắm lấy da mông và đuôi, tay kia cầm nhiệt kế đo như trên.
d. Đếm nhịp đập tim mạch
Hơi khó xác định và ít có ý nghĩa trong việc chuẩn đoán
bệnh lý vì khi sợ hãi tim thỏ đập nhanh hơn nhiều. Có thể xác
định được nhịp tim mạch bằng cách để thỏ nằm yên tĩnh,
dùng ống nghe đặt tại điểm 1/3 từ dưới lên của xương sườn
thứ 2 - 4 từ bên trái hoặc cũng có thể bắt mạnh động mạch đùi
ở phía trong bẹn.
đ. Chích thỏ
Thông thường chỉ chích bắp ở mặt trong đùi. Một người
bắt thỏ, người khác chích cầm chân thỏ sao cho ngón tay trỏ
đặt vào đầu gối chân đó, tay thuận cầm ống chích đặt kim vào
điểm đặt của ngón tay cái giữ chân thỏ, chỗ đó có cơ bắp dày,
không có mạch máu lớn. Cần chú ý khi thỏ đạp, cựa mạnh có
thể làm rớt ống chích
15

e. Cho thỏ uống thuốc
Để tiết kiệm thuốc và dùng đúng liều thuốc, cần phải bắt
thỏ cho uống thuốc trực tiếp chứ không nên pha thuốc vào nước
uống hoặc thức ăn đại trà, thỏ ăn uống không hết ngay, thuốc

biến chất, không có tác dụng.
Cho thỏ uống nước trực tiếp bằng ống chích hoặc ống
hút nhỏ, đặt sâu vào miệng qua mép thỏ rồi bơm từ từ vào
miệng, thỏ sẽ nuốt dần. Đối với thỏ con theo mẹ, khi bắt nhấc
thỏ lên chờ khi thỏ kêu há miệng ra thì nhỏ thuốc vào miệng,
nếu nó không kêu thì nhỏ giọt dưới môi rồi nó sẽ uống được,
không nên cho trực tiếp ống chích vào miệng dễ làm xây xát
niêm mạc miệng.
f. Sát trùng tiêu độc
Ngoài công việc vệ sinh hàng ngày ra, cần định kỳ sát
trùng lồng chuồng, máng ăn uống, ổ đẻ…để tiêu diệt các ổ vi
trùng và kí sinh trùng ngưng tụ lâu ngày. Lịch sát trùng tiêu
độc như sau:
- Mỗi tuần sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần.
- Hai tuần sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ một lần.
- Sau khi bỏ ổ đẻ ra phải dọn sạch, rửa xong phơi khô,
trước khi lót ổ đưa vào lồng đẻ thì phải sát trùng.
- Mỗi quí phải quét dọn mặt bằng, rắc vôi bột hoặc phun
thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi một lần. Trước khi sát
trùng cần phải quét dọn sạch sẽ rồi mới xử lý các biện pháp
sát trùng như: dùng nước vôi ngâm máng ăn, máng uống,
dùng nước vôi 10% hoặc dung dịch than củi, tro bếp 20% đun
sôi lọc kỹ để phun và ngâm sát trùng dụng cụ, chuồng nuôi.
16

Có thể dùng Dipterex 2% phun lồng chuồng nuôi thỏ để có
tác dụng diệt ghẻ, ruồi muỗi.
g. Kiểm tra sức khoẻ thỏ
Trong quá trình chăn nuôi phải định kỳ quan sát, đánh
giá trạng thái sức khoẻ của thỏ để có biện pháp kịp thời. Thỏ

khoẻ thì rất linh hoạt, phản ứng nhanh với tiếng động xung
quanh, khi ăn thỏ đến ngửi thức ăn và ăn ngay. Da thỏ khoẻ
thì nhẵn nhụi, lông bóng mượt và không có vảy rộp hoặc
17

không rụng lông thành từng đám. Mũi và mắt khô, không có
dịch nhờn chảy ra, phân ở dạng viên cứng nếu thấy viên
mềm, nhẵn, nhỏ kết dính với nhau như chùm nho thường thải
vào sáng sớm thì đó là "phân Vitamin" bình thường. Niêm
mạc hậu môn, cơ quan sinh dục khô, không có vảy, loét,
không dính bết dịch thể khác. Thỏ khoẻ thì thở đều, nhẹ
nhàng, không có tiếng động, kêu.
Khi nắn vuốt da xung quanh mình thì không thấy khối u,
khi nắn da nhấc thỏ lên thì thấy liên kết dưới da chặt chẽ, khi
buông tay ra thì da thỏ trở lại bình thường.
III. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG THỎ THƯƠNG PHẨM
Người mới nuôi thỏ, nên nuôi thỏ thịt dễ hơn nuôi thỏ
sinh sản. Lý do chính là kỹ thuật đơn giản, công đoạn chăn
nuôi ngắn, chỉ 60 - 80 ngày đã kết thúc một lứa nuôi và có thu
hoạch. Quy mô và vốn đầu tư lên từ nhỏ đến lớn, tuỳ điều
kiện từng gia đình. Vừa nuôi vừa lấy kinh nghiệm và cải thiện
kỹ thuật nuôi. Thỏ nuôi vỗ béo ăn thịt là loại thỏ: không dùng
để nuôi sinh sản (thỏ sau khi chọn giống là thỏ đực thừa, thỏ
cái xấu không đạt tiêu chuẩn giống, thỏ đang sinh sản hoặc
hết thời kỳ sử dụng bị loại thải).
Nuôi dưỡng chăm sóc thỏ thương phẩm được chia
thành các giai đoạn:
1. Thỏ thịt giai đoạn sau cai sữa (4 - 8 tuần tuổi)
a. Nhiệt độ chuồng nuôi
- Sau cai sữa, thỏ con còn yếu và cần nhiệt độ môi

trường cao hơn giai đoạn trưởng thành. Nhiệt độ phù hợp cho
giai đoạn này là 26 - 30
0
C (giảm dần ở các tuần sau).
18

- Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng rất lớn đến tăng trọng
của đàn thỏ. Tùy theo thời tiết từng mùa mà điều chỉnh nguồn
nhiệt, hệ thống thông thoáng và quạt gió để có nhiệt độ phù hợp.
- Để nhiệt kế ở vài nơi trong chuồng nuôi qua đó để điều
chỉnh nhiệt độ bằng các hình thức đóng mở cửa thông thoáng,
tăng cường quạt gió hay đèn sưởi. Có thể quan sát tình trạng
đàn thỏ nằm để biết chúng đang bị nóng hay lạnh.
Trong điều kiện phù hợp đàn thỏ nằm rải rác trên sàn với
tư thế nằm trên 4 chân hoặc trên 2 chân. Khi thấy chúng nằm
túm tụm lên nhau trên những vật kín như máng ăn, mảnh
bìa… thì chúng đang bị lạnh, cần tăng nhiệt độ chuồng nuôi
bằng cách đóng thêm cửa thông thoáng, tăng nguồn nhiệt (đốt
lửa, bóng điện…). Ngược lai, khi thấy chúng nằm dài trên sàn
chuồng, cách xa nhau và thở nhanh là chúng đang bị nóng,
cần mở thêm cửa thông thoáng, tăng quạt gió, phun nước trên
mái hay nền chuồng…
Cần hạn chế gió lùa mạnh vì khi thỏ bị gió lùa mạnh có
thể sẽ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm
phổi, chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu
chảy và chết. Đặc biệt là ở giai đoạn 4-8 tuần tuổi, sức đề
kháng của thỏ còn rất kém do đó dễ bị mắc bệnh.
Những tuần sau cai sữa thỏ con thường bị lạnh, ngay cả
mùa hè về ban đêm, chuồng thỏ lại thoáng ở dưới, trong khi
giai đoạn này thành bụng thỏ rất mỏng nên dễ bị lạnh bụng.

Cần chuẩn bị bệ nằm để chúng nằm lên đó cho đỡ lạnh. Bệ
nằm có thể là mảnh gỗ hoặc nhựa với chiều dài, rộng tùy số
lượng thỏ. Thông thường đặt một tấm gỗ hay nhựa cứng dài
19

30 - 35cm, rộng 20 - 25cm cho một ô chuồng là vừa, rộng quá
sẽ vướng và gây bẩn chuồng do đó không thoát được phân.
Hàng ngày cần nhấc tấm bìa lên để vệ sinh sạch sẽ cũi lồng.
Mùa hè trời nóng thỏ ăn uống kém, chậm lớn đặc biệt là
trong những ngày nhiệt độ cao cần chú ý phải có quạt hoặc có
thể dùng hệ thống chống nóng bằng nước tưới lên mái, tường
và sàn chuồng nuôi để cho nhiệt độ chuồng nuôi giảm xuống.
b. Nuôi dưỡng
- Nuôi dưỡng theo khẩu phần hạn chế thức ăn cho thỏ
sau cai sữa (80% nhu cầu ăn tối đa) là cần thiết để giảm tỷ lệ
chết bởi bệnh đi ngoài và tăng năng suất thịt trong giai đoạn
nuôi vỗ béo sau.
- Thức ăn thô xanh cho ăn: giai đoạn này hệ thống tiêu
hóa của thỏ còn yếu, nhất là những tuần đầu. Nên chú ý cho
thỏ ăn những loại rau mềm hay cỏ non dễ tiêu và giàu đạm
như: rau muống, rau lang, ngọn lá sắn dây, rau diếp, bắp cải.
Ngoài ra nên cho thỏ ăn thêm các loại củ quả: cà rốt, bí đỏ…
- Thức ăn tinh: sử dụng thức ăn hỗn hợp viên hay thức
ăn tự trộn dạng mảnh nhỏ 0,5 - 1,5mm. Thức ăn hỗn hợp trộn
nên dùng các loại nguyên liệu chất lượng tốt như ngô, cám
mỳ, cám gạo loại tốt, khoai sắn khô (lượng ít) và đậu tương
rang. Các loại nguyên liệu này không được mốc và nghiền ra
thành mảnh nhỏ sau đó trộn đều với nhau, có bổ sung thêm
khoảng 1,5% bột xương hay bột vỏ sò.
- Trường hợp thức ăn dạng bột nhỏ khi sử dụng cần trộn

ẩm để không gây bụi chui vào đường hô hấp của thỏ gây
viêm mũi, viêm phổi.
20

Lưu ý: khi trộn ẩm không nên cho ăn nhiều một lần vì dễ
bị nhiễm bẩn, thiu hay mốc, nhất là mùa hè. Cần cho từng ít
và cho làm nhiều lần để thỏ ăn hết theo từng bữa. Việc trộn
ẩm thức ăn với mục đích giảm bụi, không trộn nhiều nước dễ
dính bết bẩn, thỏ khó ăn hết, tồn đọng gây thiu, ô nhiễm làm
tăng tỷ lệ bệnh cầu trùng.
Một số khẩu phẩn thức ăn cho thỏ nuôi thương phẩm giai đoạn
4-8 tuần tuổi (g/con/ngày)
Chế độ nuôi
Tinh hỗn
hợp
Thô
xanh
Củ quả
Thức
ăn khác
Nuôi thâm canh 1
20-30
150-200
30-50
10-20
Nuôi thâm canh 2
40-50
150-250
-
-

Nuôi bán thâm canh 1
15-20
200-300
30-50
10-20
Nuôi bán thâm canh 2
20-30
250-350
-
-
Lượng thức ăn cho tăng dần từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8.
c. Quản lý và phòng bệnh
- Quản lý: đối với thỏ thịt không nhất thiết phải bấm số
tai, chủ yếu là theo dõi tình hình sức khỏe và định kỳ cân khối
lượng một số con theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để
nắm được tình hình tăng trọng. Ngoài ra cần có sổ nhật ký
chung ghi chép diễn biến đầu con, tình hình bệnh tật và các
điều chỉnh trong chăn nuôi.
- Phòng trừ dịch bệnh: thỏ con sau khi sinh có thể bị nhiễm
ấu trùng cầu trùng từ lúc 15 ngày tuổi từ mẹ, nên sau khi cai sữa
do sức đề kháng còn yếu kết hợp với khẩu phần ăn không phù
hợp mất cân đối là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển và gây
hại tới thỏ, đặc biệt là khi kết hợp với khẩu phần đường ruột có
21

thể gây nên viêm ruột tiêu chảy nặng và chết hàng loạt, lúc này
điều trị không có hiệu quả mà cần thực hiện biện pháp phòng
bệnh tổng hợp để ngăn chặn bệnh như sau:
+ Vệ sinh chuồng trại:
* Mật độ nuôi nhốt đúng theo quy định, không nhốt

quá chật trội;
* Chuồng trại phải được quét dọn vệ sinh xả nước ít
nhất 1 lần/ngày;
* Không để thức ăn thừa trong máng ăn;
* Định kỳ đốt khò lồng chuồng sau mỗi đợt nuôi
(sau khi xuất chuồng, trước khi nuôi lứa mới);
* Toàn bộ phân và chất thải của thỏ phải qua xử lý
rồi mới đem sử dụng bón cho rau cỏ;
* Định kỳ cọ rửa bể, khử trùng thùng chứa nước
uống cho thỏ uống;
* Máng thức ăn tinh và máng uống phải được cọ
rửa thường xuyên;
* Chuồng trại xung quanh phải dọn dẹp sạch, rắc
vôi sát trùng.
+ Vệ sinh thức ăn:
* Không được sử dụng phân tươi và nước thải trực
tiếp bón cho rau, cỏ làm thức ăn cho thỏ;
* Rau, cỏ được trồng ở chỗ trũng hoặc cắt ở bờ ao,
ruộng thì phải được rửa sạch bằng nước sạch, hong khô ráo
mới cho thỏ ăn để hạn chế lây nhiễm cầu trùng;
* Rau, cỏ trồng cần sơ chế loại bỏ lá già úa và gốc
già trước khi cho thỏ ăn;
22

* Thức ăn thô xanh nên cắt vào lúc khô ráo (buổi
chiều), cho ăn gối sang hôm sau, tránh tình trạng cho thỏ ăn
cỏ, lá ướt đẫm sương (cắt buổi sáng) hay nước mưa. Khi trời
mưa dầm, rau, cỏ bị ướt và bẩn, cần rửa sạch để ráo sau đó
mới cho thỏ ăn.
* Đối với thức ăn tinh, không được cho thỏ ăn các

loại thức ăn đã bị ôi, thiu lâu ngày hoặc bị nấm mốc, có thể
gây nên bệnh tiêu chảy và ngộ độc thức ăn.
+ Phòng bệnh:
Thỏ ở giai đoạn này cần lưu ý đề phòng hai loại bệnh đó
là cầu trùng và xuất huyết truyền nhiễm, đặc biệt là đối với
các cơ sở nuôi thỏ tập trung với số lượng thỏ cai sữa lớn cần
nghiêm chỉnh thực hiện lịch tiêm phòng và phòng bệnh như
sau:
Lịch tiêm phòng và phòng bệnh bại huyết và cầu trùng cho thỏ
Loại bệnh
Mùa vụ mắc
Lịch phòng bệnh
Cầu trùng
Tất cả thời gian
trong năm
30-35 ngày tuổi
Xuất huyết truyền nhiễm
Tất cả thời gian
trong năm
40-45 ngày tuổi
Chú ý trong phòng trị bệnh cho thỏ cần hạn chế tối đa việc
sử dụng kháng sinh vì sẽ làm hệ vi sinh vật biến đổi, tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli và vi khuẩn đường ruột tiết ra độc tố
gây tiêu chảy nặng và gây nên viêm ruột hoại tử.
2. Thỏ thịt giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi
Đây là giai đoạn thỏ đã tương đối khỏe, chúng ăn nhiều
hơn và khả năng tiêu hóa được cải thiện tốt hơn giai đoạn
trước. Giai đoạn này thỏ ăn khỏe và tăng trọng rất nhanh.
23


- Cần cho thỏ ăn thỏa mãn các loại thức ăn thô xanh và
định lượng ở mức cao hoặc cho ăn tự do các loại thức ăn tinh
tùy theo điều kiện chăn nuôi để phát huy tối đa tiềm năng sản
xuất thịt của con giống.
- Nuôi thâm canh: cho thỏ ăn tự do đến thỏa mãn các
loại thức ăn thô xanh chất lượng và thức ăn tinh nhưng cần
tính toán hàm lượng xơ trong thức ăn để thỏ ăn được 16 -
18% xơ trong khẩu phần. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có
loại thức ăn hỗn hợp hoàn toàn (16 - 18% xơ) cho thỏ nên vẫn
cần cho thỏ ăn thêm rau để bổ sung xơ và các chất vi lượng.
Với phương thức nuôi thâm canh, thỏ thường ăn nhiều cám
và giảm ăn cỏ lá (ngoại trừ các loại rau non, củ, quả).
Ưu thế của phương pháp nuôi thâm canh là năng suất
thịt cao nhưng chi phí thức ăn cũng cao và tỷ lệ mỡ trong thịt
tăng, làm giảm chất lượng thịt.
- Nuôi bán thâm canh là phổ biến và đang có nhiều ưu
thế trong điều kiện ở nước ta hiện nay do ăn nhiều rau cỏ và ít
thức ăn tinh hơn nên chi phí sản xuất thấp hơn và chất lượng
thịt thỏ cao hơn, song năng suất thịt cũng thấp hơn so với
nuôi thâm canh.
Đặc trưng của phương thức này là cho thỏ ăn thỏa mãn
các loại rau, cỏ, củ, quả và nước uống. Thức ăn tinh được bổ
sung 2 - 3 lần/ngày theo định lượng cao hơn so với thỏ giống
cùng tuổi



Một số khẩu phần thức ăn cho thỏ thương phẩm 9-12 tuần tuổi
24


Chế độ nuôi
Tinh hỗn
hợp
Thô
xanh
Củ quả
Thức
ăn khác
Nuôi thâm canh 1
60-80
300-400
50-70
20-30
Nuôi thâm canh 2
80-100
400-500
-
-
Nuôi bán thâm canh 1
40-50
400-500
50-70
20-30
Nuôi bán thâm canh 2
60-70
450-550
-
-
- Vệ sinh phòng bệnh: giai đoạn này không có gì đặc
biệt ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh

tổng hợp.
- Giai đoạn này khối lượng cơ thể tương đối lớn (từ 1,2 -
2,0kg/con), thỏ đã chịu rét tốt hơn khi mới cai sữa, nhiệt độ
chuồng nuôi thích hợp cho giai đoạn này là từ 24 - 28
0
C.
Nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn sẽ làm thỏ giảm ăn và giảm
tăng trọng. Chú ý độ thông thoáng chuồng nuôi và quạt gió về
mùa hè; che chắn, sưởi ấm về mùa đông để đảm bảo khí hậu
chuồng nuôi được tốt. Về mùa đông, nếu nhiệt độ chuồng
nuôi thấp dưới 12
0
C nên sưởi ấm cho thỏ.
3. Thỏ thịt giai đoạn cuối 13 - 20 tuần tuổi
- Giai đoạn này thỏ vẫn ăn khỏe và tăng trọng nhanh
nhưng bắt đầu có hiện tượng động dục, do đó cũng giống như
nuôi thỏ giống, tuần thứ 13 cần tách riêng thỏ đực khỏi thỏ
cái để chúng không gây xáo trộn nhiều trong đàn gây chậm
lớn. Sau khi tách riêng thỏ đực và thỏ cái chúng được nhốt
theo mật độ hợp lý và theo lứa tuổi (mùa hè 2 - 3con/ô; mùa
đông 3 - 4 con/ô) và tiếp tục nuôi vỗ béo giai đoạn cuối.
- Cách thức cho ăn hàng ngày tương tự như giai đoạn 9 -
12 tuần tuổi với lượng ăn nhiều hơn:
25

+ Khẩu phần ăn hàng ngày của thỏ nên chia làm nhiều
bữa, đặc biệt là chú ý đến ban đêm trước khi đi ngủ khoảng từ
21 - 22 giờ bổ sung thêm một lượt thức ăn thô xanh trong
máng ăn cho thỏ vì thỏ là loài gặm nhấm nên khả năng sử
dụng thức ăn vào ban đêm sẽ nhiều hơn ban ngày và hơn nữa

khi nhiệt độ ban đêm thường thấp và mát mẻ hơn ban ngày
nên làm cho thỏ có thể ăn được nhiều thức ăn hơn trong điều
kiện màu hè.
+ Thức ăn tinh có thể chia 1 - 2 lần/ngày tùy thuộc vào
điều kiện thời tiết hoặc mùa vụ mà có thể bổ sung lượng thức
ăn tinh cho phù hợp, lưu ý trong điều kiện mùa hè thời tiết
nóng nực thỏ ăn thức ăn thô xanh kém nên lượng thức ăn tinh
bổ sung vừa phải nếu không thỏ sẽ ăn nhiều thức ăn tinh dẫn
đến mất cân bằng về tỷ lệ tinh/thô, thỏ uống nhiều nước bục
dạ dày rồi chết.
+ Thức ăn khô cho ăn bổ sung vào ban đêm trong điều
kiện mùa đông thường thiếu thức ăn xanh nên có thể thay thế
lượng thức ăn thô xanh bằng thức ăn thô khô trong mùa đông
như cỏ pangolla, ngọn lá sắn khô… để đảm bảo duy trì được
hàm lượng xơ trong khẩu phần ăn cho thỏ.
+ Thức ăn bổ sung khác trong giai đoạn này cũng cần
thiết là khoáng chất và vitamin để đảm bảo cho thỏ sinh
trưởng và phát triển bình thường, hoặc điều kiện nắng nóng
kéo dài phải bổ sung vitamin C và đường cho thỏ.



Một số khẩu phần ăn cho thỏ thương phẩm 13-18 tuần tuổi

×