Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

CHUYÊN ĐỀ : KINH NGHIỆM TRỒNG MỘT SỐ LOẠI HOA CHẤT LƯỢNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 60 trang )

1

KINH NGHIỆM TRỒNG MỘT SỐ LOẠI HOA
CHẤT LƯỢNG CAO

I. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA CÚC
Hoa cúc
là một trong
những loại
hoa được ưa
chuộng, có
giá trị kinh tế
cao, màu sắc
đa dạng, bảo
quản và vn
chuyển dễ
dàng. Bên
cạnh hoa cúc
cắt cành truyền thống, hiện nay hoa cúc trồng chu với ưu
điểm tươi lâu, thời gian sử dụng dài, có thể đáp ứng được
nhiều mục đích sử dụng khác nhau như trang trí trong gia
đình, trang trí tiền sảnh hay ngoài trời, đang được phát triển ở
nước ta với quy mô, diện tích ngày càng cao.
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc chậu
a. Thời vụ trồng
Trồng hoa cúc chu vào vụ Đông Xuân: trồng tháng 10
hoa cúc chu đạt năng suất và chất lượng hoa tốt nhất, thu
hoạch hoa chu vào đúng dịp tết nguyên đán, nâng cao giá trị
kinh tế.
2


b. Chuẩn bị nhà che
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta
nên trồng hoa cúc chu trong nhà có mái che; có thể dùng nhà
lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo
điều kiện canh tác.
c. Giá thể trồng
- Yêu cầu giá thể: tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát
nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn.
- Giá thể là hỗn hợp gồm: 1/2 đất phù sa + 1/4 phân
chuồng + 1/4 xơ dừa cho năng suất và chất lượng hoa cúc
chu là lớn nhất.
- Phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh
trong giá thể trước khi trồng.
d. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Tiêu chuẩn cây giống:
Sử dụng cây cúc từ giâm cành, tiêu chuẩn: chiều cao cây
5 - 7cm; số lá: 5 - 7 lá; đường kính thân 0,2cm; dài rễ: 0,5 -
3cm; số rễ: > 4cm.
- Kỹ thuật trồng:
Tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa
chọn số cây để trồng trong chu cho phù hợp. Chu có kích
thước 30 x 15 x 20cm ( chiều cao x đường kính đáy x đường
kính miệng chu) có thể trồng 5 cây/chu.
Cách trồng: cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chu cao
cách miệng chu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều
xung quanh chu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào
3

thành chu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới
đẫm nước. Xếp chu cách chu 10 -15cm (tính từ mép chu).

- Điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc:
Nếu trồng cúc chu vào thời vụ tháng 11, cần chiếu sáng
bổ sung liên tục
trong 10 ngày
sau trồng (4h
mỗi ngày từ 22h
đến 2h sáng
hôm sau), cứ
6m
2
đặt 1 bóng
đèn 75W, chiều
cao bóng đèn từ
0,8 - 1m so với
ngọn cây.
- Kỹ thuật tưới nước:
Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2
lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65 - 70% để
cây sinh trưởng phát triển.
- Kỹ thuật bón phân:
Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường
sử dụng phân bón Đầu trâu (20-20-15 + TE) với liều lượng
2kg phân/200lít nước cho 100m
2
. Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần.
Ngoài ra có thể dùng thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik
1,8DD phun cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10
ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây
sinh trưởng phát triển tốt.
4


đ. Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu
Khi nụ hoa bắt đầu chuyển màu và hé nở thì có thể đem
đi sử dụng. Nếu vn chuyển đi xa dùng dây buộc tán hoa vào
để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Xếp các chu khít
nhau để giảm va đp khi vn chuyển.
Trong quá trình sử dụng, tùy thuộc vào thời tiết nhưng
thông thường 3 ngày tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới
500ml/chu. Chỉ tưới nước vào gốc cây, tránh tưới nước lên
hoa để tăng tuổi thọ của hoa.
e. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại:
+ Rệp :
* Triệu chứng: thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn
queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, gây hại
nặng ở vụ Xuân Hè và Đông Xuân.
* Phòng trừ: có thể dùng Karate 2,5 EC liều lượng10 -
15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều
lượng10 – 15 ml/bình 10 lít…
+ Sâu vẽ bùa:
* Triệu chứng: sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn
tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và
diệp lục.
* Phòng trừ: dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng
thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan,
Supathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 10 lít.
- Bệnh hại:
+ Bệnh đốm lá:
5


* Triệu chứng: vết bệnh thường có dạng hình tròn hoặc bất
định màu nâu nhạt hoặc nâu đen, nằm rải rác ở mép lá hoặc gân
lá. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm cao.
* Phòng trừ: Score 250ND liều lượng 10ml/bình 10 lít,
10 ngày phun 1 lần.
+ Bệnh gỉ sắt:
* Triệu chứng: vết bệnh dạng ổ nổi, màu gỉ sắt hoặc da
cam, thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá, bệnh nặng làm cháy lá,
lá vàng, rụng sớm.
* Phòng trừ: sử dụng Zineb 80 WP liều lượng 20 -
50g/10 lít, Anvil 5 SC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít, thuốc có
chứa gốc lưu huỳnh.
Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng hoa cúc chậu

6

2. Kỹ thuật trồng hoa cúc vạn thọ
a. Giống
Hiện nay trên thị
trường có nhiều
giống hoa vạn thọ
của Pháp, Thái Lan,
có thể chọn 2 giống
chủ yếu là vạn thọ
lùn và vạn thọ cao.
Vạn thọ lùn có thể
trồng quanh năm,
thích nghi rộng, cây
cao 40 - 45cm, thời
gian từ khi gieo hạt

đến lúc nở hoa hoàn toàn là 60-65 ngày. Vạn thọ cao rất thích
hợp trong Tết Nguyên Đán, có thể trồng quanh năm, cây cao
65 - 70cm, thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65 -
70 ngày.
b. Thời vụ
Có thể trồng hoa vạn thọ quanh năm, nhưng vụ chính là
vào dịp Tết Nguyên Đán. Đối với vạn thọ lùn thì gieo trồng
trễ nhất là vào 5/11 (âm lịch), vạn thọ cao thì gieo trồng trễ
nhất là 25/10 (âm lịch).
c. Ươm cây con
Đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh và
để rễ phát triển tốt, đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây
con. Hỗn hợp đất gồm 3 phần, tro trấu phải xả nước nhiều lần
7

để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất gò mối hay xơ dừa và phân
chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1.
Có thể dùng túi nilon, bằng lá chuối hay bầu giấy kích
thước bầu 6cm x 8cm, bầu được đặt cách mặt đất 20 - 25cm.
Giàn đỡ bầu phải có kẽ hở để thoát nước tốt.
Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới
nước cho ẩm, sau 3 - 5 ngày hạt sẽ nảy mầm hết, giai đoạn
này cần che nắng cho cây con.
Sau 5 ngày thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát
triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đy lại.
Sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát
triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt
nước nhỏ tránh làm xây xát cây con.
d. Cấy cây con ra giỏ
Sau 15 - 17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra giỏ, đối với

vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính 20 - 25cm, vạn thọ
cao thì giỏ trồng có đường kính 25 - 30cm, dùng túi nilon có
đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để
thoát nước.
Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 300kg đất cát pha
thịt + 300kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10kg bánh dầu xay
nhuyễn, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô
đất khoảng 1/2 giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.
Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con
vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều
mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời
nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào
8

sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới
lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc thấy
nhiều nước cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng và thoát
nước nhanh.
đ. Chăm sóc
- Bón phân:
- Bánh dầu rất tốt cho hoa vạn thọ nên được sử dụng
trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, dùng 1 thùng nước
50 lít ngâm với 10kg bánh dầu (nên ngâm sớm trước lúc gieo
trồng 10 ngày để phân hủy bánh dầu tốt).
- 10 ngày sau gieo nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới
thấp hơn bình thường, pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh
dầu và 200 gram phân NPK 16:16:8 tưới cho 1.000 giỏ, sau
đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng
nước bánh dầu lên 6 lít.
- Bón thúc 10 ngày sau khi trồng ra giỏ, bón thúc lần đầu

tỷ lệ bón như sau: 100kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai
+ 10 kg bánh dầu nhuyễn, sau đó cứ 7 ngày bón 1 lần, tổng
cộng bón 4 lần cho vạn thọ đến ngày nở hoa, ở lần bón 2,3 thì
tăng lượng bánh dầu lên 11 - 12kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.
- Cơi ngọn:
- Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 - 7 cặp lá, đồng thời
các chồi nách ở lá 1,2,3 cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt vào
giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi
nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ
nên chừa 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. Lưu ý là đối với vạn
9

thọ cao bấm đọt trễ nhất là 5/12 âm lịch và vạn thọ lùn là
10/12 âm lịch.
- Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ,
hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông
chính thì hoa mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì
lượng phân bón và thuốc giảm, tránh để lạm phân và thuốc làm
cho cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.
e. Kỹ thuật xử lý ra hoa
Khi cây được 45 ngày tuổi, nụ hoa phát triển bằng đầu
cây nhang là kịp tết.
Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc
độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10
lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời
gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50
ngày tuổi.
Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có
thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1 - 2 ngày để cây có
triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới

nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới
nước đm pha với bánh dầu (6lít nước bánh dầu với 400 lít
nước) để cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Có thể sử
dụng Nitrat Kali (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích
thích ra hoa sớm.
f. Phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh:
+ Các loại bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm,
quăn đọt do bọ trĩ truyền virus. Bệnh thường xuất hiện khi độ
10

ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi mưa lớn hoặc
tưới mạnh gây xây xát cho cây. Có thể phòng bằng các loại
thuốc như Aliette, Rovral, Daconil, Foraxyl phòng trừ các
bệnh do nấm gây hại, dùng Starner phòng bệnh do vi khuẩn.
Trường hợp bị virus nên nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan.
+ Bệnh thối gốc trắng, bệnh héo vi khuẩn và bệnh hoa
lá: bệnh thối gốc trắng (hay còn gọi là bệnh lở cổ rễ) rất phổ
biến giai đoạn cây con. Bệnh do nấm Rhizoctonia solania gây
ra. Triệu chứng đầu tiên là ở phần cổ rễ hoặc phần gốc sát với
mặt đất xuất hiện những chấm nhỏ màu xám nâu, lở loét, rễ bị
thối mềm. Nếu gặp điều kiện thun lợi thì cổ rễ bị chuyển
màu thâm đen, thối mục làm cho cây ngã ngang, khi nhổ lên
sẽ bị đứt gốc. Phần trên mặt đất, bộ lá vẫn xanh nhưng toàn
thân đã bị héo rũ, làm cho cây chết từng chòm. Thời tiết ẩm
ướt, có thể thấy ngay chổ bị bệnh phủ một lớp nấm màu
trắng, sau chuyển dần sang màu xám. Nấm gây bệnh tồn tại
rất lâu trong đất trồng, có thể sống hoại sinh trên tàn dư cây
trồng nhiều năm. Bệnh thường phát sinh phát triển mạnh
trong điều kiện ẩm độ cao, đất trũng đọng nước.

+Bệnh héo xanh vi khuẩn: bệnh do vi khuẩn
Pseudomonas solanaccearum gây ra. Bệnh có thể gây hại ở
bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây nhưng thường gây
hại nhiều ở giai đoạn cây đang tăng trưởng mạnh đến lúc ra
nụ hoa. Bệnh do vi khuẩn tác động vào bộ phn gốc rễ, làm
thối rễ, cây bị bệnh lá héo rũ đột ngột nhưng vẫn xanh, triệu
chứng héo của cây diễn rất nhanh, chỉ trong một vài ngày lá
cây chết hoàn toàn. Những lá non héo trước, sau đó héo toàn
11

cây. Cắt ngang gốc, thân cây bệnh thấy bó mạch thâm đen,
bóp chặt vào gần chổ miệng cắt có dịch nhờn vi khuẩn màu
trắng sữa chảy ra. Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất và
tàn dư cây bệnh. Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, gốc thân, thân
và cuống lá qua vết thương cơ giới do quá trình canh tác, côn
trùng, tuyến trùng,… Bệnh lây lan từ cây này sang cây khác
bằng nhiều con đường khác nhau như qua nước tưới, nước
mưa, hạt giống,…
+ Bệnh hoa lá: bệnh do virus gây ra không có thuốc trị.
Bệnh có thể gây hại suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây
bị bệnh lá có các mảng xanh vàng xen kẻ loang lổ, phiến lá
chổ dày mỏng không đều, đưa lá bệnh lên ánh sáng thấy gân
lá mất màu. Cây bệnh đọt non bị xoăn lại, lá nhỏ, cây kém
phát triển. Bệnh nặng toàn cây thấp và nhỏ, các đốt thân cành
co ngắn lại, hoa ra ít và nhỏ. Rệp muội là môi giới lan truyển.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh ruộng hoa sạch sẽ, thu gom tàn dư cây bệnh
đưa ra khỏi ruộng, tiêu huỷ để giảm bớt nguồn bệnh. Tuyệt
đối không được vứt bỏ những tàn dư cây bệnh xuống mương
nước tưới cho hoa.

+ Lên luống trồng vạn thọ phải cao ráo. Mt độ trồng
vừa phải, không trồng dày.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục ngay từ đầu vụ
kết hợp sử dụng nấm Trichoderma. Không bón quá nhiều
phân đạm.
+ Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên để phát hiện và nhổ
bỏ sớm những cây bị bệnh để tránh lây lan.
12

+ Khi phát hiện bệnh, hạn chế tưới nước vào buổi chiều
tối và tưới thẳng lên hoa.
- Biện pháp hoá học:
Đối với bệnh thối gốc trắng thì phun các loại thuốc sau:
Anvil 5SC, Validacin 3L,…Đối với bệnh héo xanh vi khuẩn
nên sử dụng thuốc gốc Đồng để phun ngừa hoặc sử dụng
thuốc New Kasuran 16.6WP, Agri-Life 100SL phun khi mới
chớm bệnh. Đối với bệnh hoa lá do virus thì không có thuốc
trị nhưng biện pháp phun côn trùng môi giới là biện pháp
phòng có hiệu quả, vì thế thường xuyên thăm ruộng hoa, phát
hiện sự xuất hiện của rệp muội thì phun thuốc trừ. Sử dụng
một trong các loại thuốc trừ rệp: Map Permethrin 50EC,
Confidor 100SL, …
- Sâu hại:
+ Vạn thọ thường bị sâu vẽ bùa và sâu ăn lá gây hại, có
thể dùng Tregart, Regent để ngừa và trị sâu vẽ bùa, dùng
Sherpa, Supracide để phòng và trị sâu ăn lá. Để hoa nở đẹp,
đầy đặn và lâu tàn nên dùng thêm phân bón lá hữu cơ
Supermes phun định kỳ 10 ngày 1 lần để giúp cây sinh trưởng
tốt và cho hoa đẹp.
+ Hoa vạn thọ nên bố trí trồng ở những nơi thoáng mát,

không bị bóng rợp, cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng
của cây để kịp thời có biện pháp xử lý. Vào giai đoạn hoa bắt
đầu ló ngòng, nên liên tục phun thuốc trừ sâu có mùi nặng
(Viphenxa, Supracide) pha loãng để xua đuổi bướm không đẻ
trứng vào hoa gây hư hoa làm hoa không đẹp. Cần sử dụng
13

thêm phân bón lá hữu cơ Supermes để giúp cây sinh trưởng
tốt, hoa nở đầy đặn, tươi đẹp và lâu tàn.
II. TRỒNG HOA HỒNG TRONG CHẬU
1. Cách trồng
Chu không cần lớn, cao cỡ 30cm, rộng 40cm. Nếu là
chu men, chọn chu cỡ số 4. Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc
trồng trực tiếp xuống đất thì càng tốt, đất phải thoát nước.
Chu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chu cần kê cao
hơn mặt đất một chút.
Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau:
33% tro trấu
ngâm rửa
hết mặn;
33% phân
chuồng tht
hoai, phơi
khô, có thể
dùng phân
rơm, lá cây
mục; tốt
nhất là phân
bò; 1% phân
NPK 30-10-

10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ
vào chu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm
trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào
14

giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chu. Sau đó đem phơi nắng
dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.
2. Cách chăm sóc
Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh
cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát. Mỗi ngày phải
tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối
hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên
lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ
1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát,
tưới lên lá, thân, gốc. Sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ
sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt.
Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chu, khi tưới nước
bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa tht to, tht đẹp. Nếu
muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đm đà ta nên bón thêm
phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa,
tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
3. Cách cắt hoa
Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian
này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo.
Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để
cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng
sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây
hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào
thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa.

Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm
dp. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành)
15

chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi
mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ
cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu,
hư. Sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chơi trong nhà
hoặc đem bán, tặng cho người khác.
4. Phương pháp ghép cây hoa hồng
Cây hồng chiết, mọc nhanh hơn, đâm cành nhiều nhưng
hoa ít đẹp và không bền bằng cây hồng ghép. Phương pháp
ghép mang lại điều lợi là ta có được những giống hồng quý
hoa to ngay trên những giống tầm thường nhưng sức sống
mạnh và đã thích hợp với thủy thổ địa phương. Hơn nữa, ta
có thể tạo ra nhiều giống hồng cho hoa khác nhau trên cùng
một gốc ghép. Trong trường hợp này cần ghép mắt cây hồng
có hoa yếu (màu nhạt) trước một thời gian rồi mới ghép mắt
cây mạnh (hoa sẫm màu) sau.
Thời gian thun tiện cho việc ghép cây hoa hồng thường
là vào mùa mưa (phía nam nước ta) hay mùa xuân (phía bắc).
Sau đây là những điểm chính của cách ghép hoa hồng:
a. Chọn gốc ghép
Thường dùng giống tầm xuân (Rosa Canina), hồng sen
(Rosa Indica), hay hồng chùm (Rosa Multiflora) làm gốc
ghép, vì chúng là những giống hồng khoẻ, khả năng chống
chịu sâu bệnh tốt.
Gốc ghép được chuẩn bị bằng cách cắt từng đoạn, giâm
cho ra rễ, các nhánh phát triển khoảng 3 tháng là dùng để
ghép được.

b. Chọn cành
16

Chọn cành vừa tuổi, từ 7 - 10cm tính từ mặt đất, trên
cành này chọn chỗ không có gai, phía hướng đông, lau chùi
bên ngoài vỏ cho sạch, rồi dùng dao tht bén rạch một đường
ngang và một đường dọc thành chữ T.
c. Chọn mắt ghép
Trên cành của những giống hồng tốt mà ta muốn nhân
giống, chọn cành tương đương gốc ghép và chưa mọc nhánh,
bứt lá, chọn những mắt vừa nhú mầm và mp mạnh. Dùng
dao bén gọt miếng vỏ gồm cả gỗ có mắt ở chính giữa, nhẹ tay
tách vỏ ra khỏi phần gỗ sao cho đừng để mắt dính trên phần
gỗ. Có thể cắt bớt 2 bên rìa phần vỏ này để vỏ vừa vặn với
dấu rạch T ở gốc ghép.
d. Ghép mắt và chăm sóc
Đặt mắt
vào gốc ghép
sao cho phần vỏ
có mắt đó vào
giao điểm 2
đường rạch trên
gốc ghép, mắt
cách đường rạch
ngang 0,5-1cm
là vừa. Dùng
dây nylon buộc
chặt và xuôi cho quá đầu vết vỏ rạch ở trên gốc ghép. Không
nên buộc dây thành cục, dễ làm đọng nước nơi ghép. Khoảng
17


10 - 15 ngày sau tháo dây. Dùng dao lam tỉa bỏ các mầm mọc
ở gốc ghép và phần dưới mắt ghép.
Trời nắng phải che mát nơi ghép. Cần tưới nước thường
xuyên cho mắt ghép.
Khi mắt phát triển thành mầm được 10 - 12cm thì cắt
cành chịu ghép (của gốc ghép) phía trên mắt từ 1 - 2cm. Dùng
cây chói nhỏ và dây buộc gốc ghép, tránh lay động.
Từ đây, bắt đầu giai đoạn chăm sóc một cây hoa hồng.
5. Một số bệnh thường gặp cây hoa hồng
a. Bệnh đốm đen
- Là bệnh khó trị, bệnh lan rộng nhanh lúc khí hu ẩm
ướt sau các trn mưa vào mùa thu. Lúc đầu là những chấm
nâu, về sau chuyển thành đen xuất hiện trên các bề mặt lá,
những chấm này tròn hoặc không đều làm cho lá cây rụng
sớm dần, các chồi non cũng bị lây bệnh. Giai đoạn từ 6 đến
14 ngày sau khi trồng rất dễ nhiễm bệnh này.
- Nguyên nhân: do nấm Marssonina rosae Lib. Thuộc
nấm bất toàn, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22 - 26
0
C, ẩm độ
>85%. Nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động
khác của con người.
- Phòng trừ: làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng
nước lại trên lá, nên tưới vào buổi sáng nắng. Đốt hủy lá
bệnh, lá già gần mặt đất. Trồng một số giống kháng như:
David Thompson, bebe Lum, Odorata, Phun thuốc Anvil,
Benomyl, Topsin M, Folpet, Maneb, định kỳ một tuần/lần.
b. Bệnh rỉ sắt (Rust)
18


- Hại trên lá, ban đầu là những chấm nhỏ vàng trong
hoặc màu nâu, về sau các ô này có màu vàng cam hơi đỏ. Hại
mặt dưới lá, ổ bệnh che phủ toàn bộ mặt dưới lá đôi khi là
những mụn riêng lẻ. Giai đoạn bào tử có hại có màu đỏ cam
tồn tại 10 - 14 ngày trong điều kiện môi trường thun lợi, đôi
khi hại cả hoa.
- Nguyên nhân: do nấm Phragmidium mucronatum. Bào
tử lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót
lại, nhiệt độ cho nấm phát triển là 18 - 21
0
C.
- Phòng trừ: thu dọn tàn dư lá bệnh đem đốt. Tưới nước vừa
phải. Phun thuốc Plantvax, Bavistin, Zinneb, Topsin M.
c. Bệnh phấn trắng
- Hại lá, thân, cuống hoa, đài hoa và cánh hoa, trên
những phần non của cây đang tăng trưởng, phủ một lớp nấm
trắng như bột làm cho lá bị khô héo và rụng hàng loạt.
- Nguyên nhân: Peronospora sparsa. Nấm thích hợp ở
ẩm độ 85%, nhiệt độ 18
0
C, nếu nhiệt độ 27
0
C nấm sẽ chết sau
24 giờ.
- Phòng trừ: dùng thuốc Kasuran, Derosal, Ridomil,…
rất hiệu quả. Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón K tăng sức chống
chịu cho cây.
d. Bệnh héo Verticillium
Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp

dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả
phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu,
tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên
hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.
19

Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa
hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng
trong nhà kính.
- Nguyên nhân: do nấm Verticillium albo-atrum Berth,
bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được
đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được
qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.
Các giống mẫn cảm bệnh là: Rose odanata, Ragged
Robin.
Các giống rất kháng bệnh là: Rose Multiflora, Rose
Manetti.
- Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên
trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3%
hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin.
đ. Bệnh chết khô
Cây bệnh nụ không nở được, bên ngoài phủ một lớp
nấm màu xám nâu làm cho nụ hoa bị gãy gục xuống, bên
trong nụ bị rỗng, mong manh, yếu ớt. Khi bệnh nặng các vết
bệnh lan dần xuống cuống làm có màu thâm tím.
Trên hoa xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu, mọc
riêng lẻ hay liên kết lại với nhau thành đám phồng lên, các
giống hoa có màu trắng rất dễ bị hại (hoa bị khô cháy).
Bệnh lây nhiễm qua vết cắt, vết thương trong khi chăm
sóc, tỉa cành. Khi điều kiện môi trường thun lợi thì hại cả

thân cây làm cây bị đổ gãy hoặc thân cây bị sần sùi.
- Nguyên nhân: do nấm Botrytis cinerea Pers ex Fr.
Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 15
0
C.
20

- Phòng trừ: cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phn bị bệnh như
nụ, hoa, cuống, thân.
Dùng một số thuốc hóa học Kasuran, Daconil,
Carbenzim, định kỳ 1 tuần/lần.
e. Bệnh thán thư
Thường hại trên lá hoa hồng nhất là hồng dại, ban đầu
trên lá có những đốm lưa thưa hoặc hợp lại thành đám, bắt
đầu từ rìa mép lá lan vào bên trong theo đường vòng cung
nên vết bệnh cuối cùng có hình bán nguyệt, nếu bị bệnh ở
giữa phiến lá thì vết bệnh có hình tròn, màu nâu, xung quanh
viền màu nâu đỏ, trên vết bệnh hình thành các điểm đen nhỏ
li ti đó là đĩa cành của nấm gây bệnh. Khi bệnh nặng các mô
bệnh khô chết làm rách lá nên mép lá bị bệnh có thể bị
khuyết.
Trên thân, cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng,
sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu dễ gãy.
Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn.
Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân, nhiệt độ thấp, ẩm độ
cao, bào tử lan truyền nhờ nước tưới.
- Nguyên nhân: do nấm Sphaceloma rosarum
(Pass)(Elsinoe rosarum).
- Phòng trừ: khi xuất hiện bệnh phải giảm lượng nước
tưới, tránh để nước đọng trên lá. Thu dọn các bộ phn bị hại.

Phun thuốc hóa học theo định kỳ từ 1 - 2 tuần/lần tùy mức độ
cây bị hại. Có thể sử dụng các loại thuốc: Anthracol, Score,
Carbenzim,
f. Bệnh đốm lá
21

- Do nấm Alternaria alternata: thường gây hại nặng trong
mùa mưa, ban đầu trên lá xuất hiện những đốm tròn có màu
vàng nâu sau chuyển sang nâu sm, các vết đốm này lan rộng
theo các đường đồng tâm, trên có đính những chấm đen nhỏ li
ti. Đôi khi hại cả trên nụ hoa và hoa, nhiệt độ thích hợp cho
nấm phát triển là 30
0
C.
- Do nấm Cercospora puderi B. H. Davis: vết bệnh lớn
có kích thước lên tới 5mm, trung tâm vết bệnh có màu xám
nâu xung quanh viền nâu đỏ, nấm gây hại chủ yếu trên mặt lá
ở những nơi rm rạp.
- Do nấm Colletotrichum capsici (Syd)Butl Bisby: vết
bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có màu nâu, về sau lan rộng
có màu nâu nhạt, nhiều vết bệnh tp hợp lại thành mảng phủ
đầy trên mặt lá làm cho lá bị khô rách và rụng sớm.
g. Bệnh do tuyến trùng
Bệnh hại do tuyến trùng thể hiện một phần trên lá làm
giảm sức sống, lá nhỏ còi cọc và ngắn, rất dễ rụng, chất lượng
hoa giảm, hoa ít. Thân cây vươn dài, hoa nhỏ, rễ rất dễ mẫn
cảm với các loại vi sinh vt gây bệnh khác.
Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra do
tuyến trùng hại rễ và phụ thuộc vào loài và số lượng tuyến
trùng ký sinh trong đất.

Tuyến trùng có thể tồn tại trong đất, rễ cây (trong nhà
kính và ngoài đồng) do đó có thể sử dụng thuốc xông hơi
(Metyl bromide), thuốc trừ tuyến trùng (Oncol, Vimoca,
Furadan, Nemacur, ) để trừ nguồn tuyến trùng trong đất
trước khi trồng cây hoặc có thể xử lý bằng hệ thống nước
22

nóng khoảng 38
0
C trong 24 giờ hoặc có thể xử lý bằng nhiệt
độ 48
0
C trong 35 phút.
h. Bệnh do virus
Bệnh hoa lá (Tobaco Mosaic Virus - TMV): cây bệnh
thân ngắn, lá có màu loang lổ từng đám, chỗ xanh xen lẫn chỗ
vàng, phiến lá dày, mỏng không đều có thể bị biến dạng, đưa
lá bệnh lên ánh sáng thấy gân lá mất màu, nhợt nhạt, thịt lá
xanh vàng.
Bệnh xoăn lá (Cucumber Mosaic Virus - CMV): trên lá
có những đốm đm nhạt loang lổ, lá chuyển qua màu vàng
xanh đm, cây phát triển yếu, xác đốt ngắn lại, cây bị bệnh
hoa ít, dễ rụng, bệnh nặng làm cho các lá đỉnh mầm non bị
xoắn lại, bệnh nhẹ thì trên lá có những đám xanh đm nhạt
xen kẽ nhau.
- Phòng trừ: rầy Aphids là môi giới truyền bệnh CMV
nên phải phun thuốc để diệt đối tượng này bằng các loại thuốc
hóa học như Bassa, Supracide, Trebon Vệ sinh vườn sạch,
thoáng, diệt cỏ dại xung quanh vườn. Giảm số lần tưới khi
cây bị bệnh.

i. Bệnh do vi khuẩn
Bệnh sùi cành (Crown gall):
+ Hại trên lá, thân, cành nhất là những cành non.
+ Cây bị bệnh cằn cỗi, lá có màu xanh hoặc hơi vàng.
+ Các đốt thân ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi,
vỏ, thân, cành nứt rạn nhiều khía chằng chịt, bên trong gỗ nổi
u, vết bệnh có màu nâu, nhiều vết sần sùi có thể chp lại liền
23

nhau thành một đoạn dài, có khi vết bệnh bao phủ quanh cả
cành, có khi chỉ một phía làm dễ gãy, khô chết.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens.
Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ 21-26
0
C. Các
giống hoa hồng Rosa multifloraa, R. manetti, Bayse No3 rất
mẫn cảm với bệnh này.
- Phòng trừ: vệ sinh sạch sẽ nơi trồng. Huỷ bỏ những
thân cây bị bệnh. Dùng thuốc kháng sinh như: Streptomycine,
Kasuran, Penicillium, và dùng Orthene 75S, Vydate 2L để
trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.
III. TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN TRONG CHẬU
Đồng tiền là một
trong những loại hoa
được ưa chuộng nhất
hiện nay. Do có giá trị
kinh tế cao nên hiện
nay đồng tiền được
trồng nhiều ở các tỉnh
trong cả nước quy mô

và diện tích trồng
tương đối lớn.
1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc
a. Thời vụ trồng
Trồng đồng tiền chu thích hợp nhất là ở vụ tháng 3 để
thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.


24

b. Chuẩn bị nhà che
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta
nên trồng đồng tiền chu trong nhà có mái che; có thể dùng
nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ
theo điều kiện canh tác.
c. Chuẩn bị giá thể
- Yêu cầu giá thể trồng đồng tiền chu: tơi xốp, thoát
nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, pH=6-6,5
- Giá thể trồng chu: có nhiều loại giá thể trồng đồng
tiền nhưng giá thể tốt nhất là: 1/2 đất + 1/2 xơ dừa + 1/2 phân
chuồng (hoai mục).
Trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh.
Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 - 1/100 lần hoặc
dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần; phun hoặc
tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 1-2 ngày.
d. Trồng và chăm sóc
- Chọn cây giống:
Cây giống là cây nuôi cấy mô sẽ có khả năng sinh
trưởng phát triển rất khoẻ, sạch bệnh. Chiều cao cây: 4,0 -
5,0cm; Số lá/cây: 5,0 - 6,0 lá; Số rễ: 5,0 - 6,0 rễ; Chiều dài rễ:

2,0 - 3,0cm
- Trồng cây:
+ Dùng chu nhựa hoặc chu sứ có kích thước, kiểu
dáng khác nhau. Chu có kích thước 20 x 16 x 22cm trồng 1
cây/chu.
+ Cách trồng:
25

* Cho giá thể vào chu sao cho giá thể cách miệng
chu từ 3 - 5cm. Khi trồng phải chú ý đặt cây ở chính giữa
chu và trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với
bề mặt của giá thể, nếu trồng sâu cây phát triển chm hay bị
thối thân.
* Khi trồng xong phải tưới đẫm nước để đảm bảo
độ ẩm cho giá thể. Nếu cây đồng tiền sau khi tưới nước bị đổ
thì ta dựng lại và bổ sung thêm giá thể vào gốc cây.
* Xếp chu với chu cách nhau 10 - 15cm (tính từ
mép chu).
- Kiểm tra cây sau trồng:
Sau trồng phải thường xuyên kiểm tra để bổ sung giá thể
tránh để hở rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.
- Kỹ thuật tưới nước:
+ Luôn phải giữ ẩm cho giá thể trong suốt quá trình trồng.
+ Tưới cây ở phần gốc, tưới nhẹ lên bề mặt giá thể tránh
làm lá, nụ và hoa bị ướt. Nếu tưới quá mạnh sẽ làm cho đất và
vi sinh vt bắn lên cây gây hại cho cây. Đồng tiền không ưa ẩm
quá vì vy 2 - 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết.
+ Có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc
cây cho đồng tiền với chế độ tưới thích hợp là 30 phút/ngày là
thích hợp.

- Kỹ thuật bón phân:
+ Sau khi trồng đồng tiền khoảng 4 tuần thì tiến hành
bón thúc cho cây. Loại phân bón thúc tốt nhất là loại phân
Đầu Trâu có tỷ lệ: 20-20-15+Te, nên hòa phân với nước,
khoảng 1kg phân/250 lít nước để tưới.

×