Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển sản xuất một số loại hoa chất lượng cao quy mô công nghiệp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu vùng đà lạt tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 184 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KHOA HỌC NN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC THUỘC NHIỆM VỤ KHCN
TRỌNG ĐIỂM TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển sản xuất
một số loại hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp
phục vụ nội tiêu và xuất khẩu vùng Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng”

Cơ quan chủ trì: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài:

GS.TSKH.Trần Duy Quý

8014

Hà Nội, 2009


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KHOA HỌC NN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC THUỘC NHIỆM VỤ KHCN
TRỌNG ĐIỂM TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG


BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển sản xuất một
số loại hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp phục
vụ nội tiêu và xuất khẩu vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Chủ nhiệm đề tài
(Ký tên)

Cơ quan chủ trì Đề tài
(Ký tên và đóng dấu)

GS.TSKH.Trần Duy Quý

Bộ Khoa học và Công nghệ

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
Stt

Nội dung

Trang

2

M ục lục
Mở đầu


6

I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2. Tình hình nghiên cứu trong nước

7
7
17

II

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Mục tiêu
2. Nội dung
3. Phương pháp

19

III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nội dung Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
1
mơi trường có liên quan đến phát triển sản xuất hoa vùng
Đà Lạt
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đà Lạt

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội đến phát triển sản xuất hoa ở Đà Lạt

21
21

Nội dung Thực trạng sản xuất ngành hoa tại Đà Lạt
2
2.1 Tình hình phát triển trồng hoa
2.2 Đánh giá tổng hợp hiện trạng
Nội dung Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công
3
nghệ trong sản xuất hoa vùng Đà Lạt
3.1 Những kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ,
tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất hoa ở Đà Lạt
3.2 Những tồn tại cần khắc phục, định hướng công tác nghiên
cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển hoa của
Đà Lạt trong thời gian tới.
Nội dung Nhu cầu tiêu dùng, tiêu chuẩn các công ty, cơ sở kinh
4
doanh, xuất nhập khẩu hoa ở thị trường hoa trong nước
và trên thế giới
4.1 Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hoa của Đà Lạt tại một số thị
trường chính TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Lạt
4.2 Nghiên cứu các tiêu chuẩn và tiềm năng thị trường hoa của

19
20
20


21
40
58
61
61
70
70
70
74

77
77
78


thế giới và khu vực
Nội dung Xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng, phù hợp
5
cho sản xuất quy mô công nghiệp hiệu quả cao, hợp với
thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
5.1 Xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng, phù hợp cho
sản xuất quy mô công nghiệp hiệu quả cao, hợp với thị hiếu
người tiêu dùng trong nước
5.2 Xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng, phù hợp cho
sản xuất quy mô công nghiệp hiệu quả cao phục vụ xuất
khẩu
Nội dung Phân tích hiện trạng về tổ chức ngành hàng phân phối
6
hoa và các thể chế thị trường đảm bảo
6.1 Thực trạng phát triển của ngành hàng hoa tỉnh Lâm Đồng

thời gian qua
6.2 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành hàng hoa
tỉnh Lâm Đồng thời gian qua
6.3 Quy mô và đặc điểm của ngành hàng hoa tỉnh Lâm Đồng
6.4 Những hạn chế và chiến lược phát triển của các tác nhân
trong ngành hàng
6.5 Khả năng tham gia của người nghèo vào các kênh hàng
6.6 Nghiên cứu rào cản kỹ thuật đối với hoa trong thương mại
hóa quốc tế
Nội dung
7
7.1
7.2
7.3
7.4

98
98
98

101
101
102
105
122
125
126

Phân tích xu hướng phát triển sản xuất hoa tại Đà Lạt


130

Xu hướng phát triển sản xuất hoa tại Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
Quy mô và phương thức sản xuất hoa
Thị trường tiêu thụ chính của hoa Đà Lạt
Một số điểm yếu trong sản xuất hoa ở Đà Lạt hiện nay

130
132
134
135

Nội dung Xây dựng đề án phát triển sản xuất hoa chất lượng cao,
8
quy mô công nghiệp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại
vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

137

IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
2 Kiến nghị

138
138
140

V


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời cảm ơn

142
147


PHẦN PHỤ LỤC
Stt
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11
Bảng 12
Bảng 13
Bảng 14
Bảng 15
Bảng 16
Bảng 17
Bảng 18
Bảng 19
Bảng 20

Bảng 21
Bảng 22
Bảng 23
Bảng 24
Bảng 25
Bảng 26
Bảng 27
Bảng 28
Bảng 29
Bảng 30
Bảng 31
Bảng 32
Bảng 33
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Biểu đồ 3
Biểu đồ 4
Biểu đồ 5

Nội dung
Tích chất hố học của đất tại Đà Lạt – Lâm Đồng
Bảng 2. Số liệu trung bình về tính chất đất của các hình thức
sử dụng đất ở Đà Lạt
Cơ cấu diện tích trồng hoa của Đà Lạt
Xuất khẩu hoa các năm
Chủng loại hoa trồng ở Đà Lạt
Cơ cấu mùa vụ trồng hoa ở Đà Lạt
Tình hình sinh trưởng phát triển của hoa hồng Đà Lạt
Tình hình sinh trưởng phát triển hoa Cúc Đà Lạt
Tình hình sinh trưởng phát triển hoa đồng tiền Đà Lạt

Tình hình áp dụng các phương pháp nhân giống hoa ở Đà Lạt
Năng suất và sản lượng trồng hoa ở Đà Lạt
Hiệu quả kinh tế trồng hoa ở Đà Lạt
Thị trường tiêu thụ hoa ở Đà Lạt
Sản lượng hoa bàn trung bình/ngày
Thị trường nhập khẩu hoa thế giới
Đặc điểm về cơ cấu sản xuất hoa tại Lâm Đồng
Diễn biến về cơ cấu sản xuất hoa tại Lâm Đồng
Số lượng các tác nhân tham gia vào từng kênh hàng tại Đà
Lạt
Hoạt động sản xuất kiểu các hộ nông dân tại Đà Lạt
Hoạt động của chủ buôn khi tham gia các kênh hàng
Đặc điểm hoạt động của các công ty sản xuất kinh doanh hoa
Doanh thu của các công ty
Cách đánh giá chất lượng sản phẩm
Cách đánh giá chất lượng sản phẩm
Sự phân bổ chi phí, phân chia lợi nhuận
Hiệu quả sản xuất hoa cúc
So sánh chi phí sản xuất
Những khó khăn trong hoạt động của các tác nhân
Chiến lược hoạt động của các tác nhân ngành hàng
Khả năng tham gia của người nghèo vào các kênh hàng
Chủng loại hoa xuất khẩu chủ yếu trong tháng 2/2007
Thị trường xuất khẩu hoa trong tháng 2/2007
Những đơn vị xuất khẩu hoa trong tháng 2/2007
Diễn biến diện tích sản lượng hoa của tỉnh Lâm Đồng
Cơ cấu thị trường tiêu thụ hoa của tỉnh Lâm Đồng
Diễn biến về giá trị XK và giá trị SX hoa của Lâm Đồng
Sự thay đổi về diện tích SX hoa của hộ nông dân Đà Lạt
Sơ đồ ngành hoa của tỉnh Lâm Đồng


Trang

28
32
61
61
63
64
65
66
66
67
68
69
69
70
79
102
107
110
112
115
118
119
119
120
121
121
122

122
124
126
135
135
136
101
106
106
108
109


MỞ ĐẦU
Đà lạt đã nổi tiếng từ xưa, không chỉ là nơi du lịch nên thơ, với những đồi thông,
thác nước, những triền cỏ rộng mênh mơng mà cịn là vùng khí hậu độc đáo có tiềm năng
gieo trồng một số cây đặc sản của nước ta, đặc biệt là rau, hoa cây cảnh cao cấp có giá trị
kinh tế cao. Vì thế, ngành trồng hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã hình thành và phát triển từ
những năm 40 của Thế kỷ trước. Các vùng trồng hoa như Thái Phiên, Hà Đông, Đa
Thiện, Vạn Thành, Xuân Thọ, Nguyên Tử Lực, An Sơn… gồm các giống hoa truyền
thống như Hồng, Cúc, Cẩm chướng, Lay ơn, Phong lan, Địa lan và gần đây là Lily, Cát
tường hay Hồng môn, Salem…. Nếu như trước những năm 1975 chỉ có vài chục ha trồng
các loại hoa truyền thống và sản lượng vài trăm ngàn cành thì đến năm 2008, diện tích
khoảng gần 3115 ha, sản lượng đạt 955 triệu cành, trong đó thành phố Đà Lạt chiếm tới
40% diện tích và 50% sản lượng. Có thể nói, sau ngày đất nước thống nhất và nhất là sau
hơn 20 năm đổi mới, Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng đã cùng với cả nước liên
tục phát triển về mọi mặt, đời sống con người dần ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng được
xây dựng và nhất là các kỹ thuật tiên tiến và giống mới về trồng trọt, bảo quản chế biến
được áp dụng mạnh mẽ vào sản xuất nên đã làm cho giá trị hàng hóa các loại sản phẩm
của Lâm Đồng ngày một tăng cao như cà phê, chè, điều và đặc biệt là hoa cây cảnh.

Nhiều điển hình tiên tiến đã xuất khẩu như Đà Lạt Hasfarm, Biovietfarm, Việt
Nam Thành công, Hoa lan Lâm Thắng, Langbiang Farm, Sakiuco, Rừng hoa Đà Lạt…
Nhiều doanh nghiệp trồng hoa cao cấp theo hướng công nghệ cao ngay trong địa bàn
thành phố Đà Lạt đã cho doanh thu từ 2-2,5 tỷ đồng/ha/năm. Giá trị xuất khẩu hoa liên tục
tăng, năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2005 đạt 7,51 triệu USD, năm 2006: 7,45 triệu
USD, Năm 2007 đạt 9,6 triệu USD, năm 2008 đạt 11,5 triệu USD, năm 2009 dự kiến đạt
13,5 triệu USD(Phạm S năm 2008).
Mặc dù có những thành tựu nổi bật trong những năm gần đây, song đánh giá một
cách nghiêm túc, ngành sản xuất hoa Đà Lạt vẫn cịn ở trình trạng phân tán, chưa thật tập
trung, các công nghệ trồng trọt tuy đã áp dụng những kỹ thuật tiến tiến nhưng chưa đồng
bộ, cịn lạc hậu, cơng tác quy hoạch vùng hoa còn nhỏ lẻ, các giống hoa cịn chậm đổi
mới, hồn tồn lệ thuộc vào nước ngoài. Đặc biệt khâu thu hoạch, bảo quản để xuất khẩu
cịn rất hạn chế, khơng đạt được tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế. Vì
vậy, ngành sản xuất hoa Đà Lạt hiện nay vẫn còn lạc hậu so với những nước trong khu
vực và chưa tương xứng với tiềm năng về đất đai, khí hậu thiên nhiên cũng như con người
Đà Lạt vốn cần cù lao động có truyền thống trồng hoa lâu đời và nhanh nhạy trước cái
mới.
Do đó, để góp phẩn phát triển hoa Đà Lạt theo hướng đột phá mới – hướng công
nghệ cao ở quy mô công nghiệp nhằm phát huy tối đa điều kiện tự nhiên cũng như tiềm
năng con người Đà Lạt chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học để phát triển sản xuất một số loại hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp, phục vụ
nội tiêu và xuất khẩu vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng”.


Mục tiêu của đề tài này là xác định được luận cứ khoa học để đề xuất đề án, phát
triển hoa Đà Lạt theo hướng công nghệ cao ở quy mơ cơng nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu
có kế thừa các kết quả của một số đề tài nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực từ điều
tra cơ bản, nghiên cứu về đất đai, về chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác của nhiều ngành,
chúng tôi tập trung vào nội dung nghiên cứu như: phân tích đánh giá điều kiện từ nhiên,
kinh tế xã hội và mơi trường có liên quan đến sản xuất hoa vùng Đà Lạt, phân tích đánh

giá thực trạng ngành sản xuất hoa tại Đà Lạt, từ tập quán và trình độ khoa học kỹ thuật sản
xuất của các cơng ty, doanh nghiệp, đến tình hình tiêu thụ hoa cũng như thu nhập của
người trồng hoa tại Đà Lạt. Qua đó rút ra được những cơ sở khoa học để giúp cho việc
xây dựng đề án phát triển hoa ở Đà Lạt - Lâm Đồng theo hướng cơng nghiệp. Song song
với việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng ngành sản xuất
hoa Đà Lạt chúng tơi cịn tiến hành các nội dung nghiên cứu như: Đánh giá tình hình
nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất hoa vùng Đà Lạt, nhu cầu tiêu
dùng, tiêu chuẩn của các công ty, các hộ kinh doanh, xuất nhập khẩu hoa ở thị trường
trong nước và thế giới.
Việc sản xuất nơng lâm nghiệp nói chung, rau và hoa, đặc biệt là hoa của Lâm
Đồng nói riêng là do yếu tố khí hậu chi phối và có tính quyết định. Chính vì thế việc
hiểu rõ các tiểu vùng khí hậu (đặc biệt là tiểu vùng khí hậu cao nguyên Đà Lạt) có
tiềm năng cho vấn đề này là trọng tâm đề tài cần phân tích.
Tiến hành xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng phù hợp cho sản xuất ở quy
mơ cơng nghiệp có hiệu quả cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
trong đó chú trọng phân tích về hiện trạng tổ chức ngành hàng, phân phối hoa và các thể
chế thị trường bảo đảm, cũng như phân tích xu hướng phát triển hoa tại vùng Đà Lạt tỉnh
Lâm Đồng và cuối cùng là phải xây dựng được đề án phát triển sản xuất hoa chất lượng
cao, quy mô công nghiệp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Qua hơn 12 tháng làm việc nghiêm túc, tập thể các cán bộ tham gia đề tài và chủ
nhiệm đã hết sức cố gắng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và hoàn thành tốt các
nội dung của đề tài, các nội dung đã được viết thành các chuyên đề khá kỹ, vì vậy trong
báo cáo này chúng tơi chỉ trình bày những kết quả chính nhất làm cơ sở khoa học cho đề
án cũng như những giải pháp chủ yếu đề phát triển đề án trong tương lai.
Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo Bộ Khoa học và Công
nghệ và các Ban ngành chức năng của Bộ đã tạo điều kiện để chúng tơi hồn thành tốt đề
tài. Cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ,Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Lâm Đồng và các ban ngành của hai sở đã cùng phối hợp để thực hiện các nội dung của
đề tài, tạo điều kiện để chúng tơi hồn thành đề tài.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.1 Sản xuất hoa và tiêu thụ hoa trên thế giới
Diện tích trồng hoa trên thế giới hiện nay đã lên tới 223.000 ha. Năm nước dẫn đầu
có diện tích trồng hoa lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Hà Lan. Các loại
hoa trồng chủ yếu ở các nước là hoa cắt (cut flowers), hoa chậu (potter flowers), hoa
nguyên cây (whole flowers), các loại cây dùng bộ lá để trang trí và hoa trồng làm thảm.
Theo số liệu thống kê của WTO lượng hoa xuất khẩu hàng năm trên thế giới, hoa cắt
thường chiếm 46,8%, hoa chậu và hoa trồng thảm chiếm 41,7%, loại cây dùng lá để trang
trí chiếm 8,01% và các loại hoa khác chiếm 3.5%. Theo ITC (Trung tâm thương mại hoa


quốc tế) lượng hoa tiêu thụ trên thế giới là 100 tỷ USD vào năm 1991, đến năm 2000 đã
vượt lên 200 tỷ USD. Hiện nay thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới là Châu Âu, Mỹ
và Nhật Bản và dự đoán ở thế kỷ 21 lượng tiêu thụ hoa trên thế giới sẽ tăng với tốc độ hơn
10% mỗi năm, với tỷ lệ hoa cắt chiếm hơn 60%, hoa chậu, hoa trồng thảm chiếm hơn
30% và các loại hoa cây cảnh khác chiếm 10%. Đánh giá về thị trường các chuyên gia
cũng cho rằng thị trường hoa cắt ở Mỹ và châu Âu sẽ được nhập khẩu bởi các nhà cung
cấp Mỹ La Tinh, Đông Châu Phi và Nam Châu Phi. Cịn thị trường Đơng Nam Á những
nhà cung cấp chính sẽ là Maylaixia, Thái Lan và Việt Nam. Về hoa chậu hoa thảm thị
trường Châu Mỹ sẽ do bang Florida, California của Mỹ và Costarica cung cấp. Thị trường
Châu Âu do Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một số nước Đông Âu cung cấp. Cịn thị
trường ở Đơng Nam Á những nhà cung cấp là Malaixia, Srilanka, Philippin, Ấn Độ,
Trung Quốc và Đài Loan.
Hiện nay các nước tiên tiến đã đầu tư trang thiết bị cho ngành sản xuất hoa của
mình đầy đủ các phương tiện hoạt động, ứng dụng nhanh các thành tựu về di truyền và
công nghệ sinh học hiện đại, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn tạo và sản xuất các
giống hoa có chất lượng cao, đẹp, giá thành hạ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
thị trường thế giới như Hà Lan, Israel, Colombia… là những nước đứng đầu trên thế giới
về công nghệ sản xuất hoa tiên tiến, sản phẩm làm ra đã đạt đến mức hoàn thiện. Trong
các nước châu Á phải kể đến Thái Lan là nước đang phát triển có điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội tương tự như Việt Nam, mấy năm gần đây thị trường hoa của Thái Lan rất phát
triển, đặc biệt là hoa Lan đã trở thành một ngành xuất khẩu quan trọng, giá trị xuất khẩu
hàng năm đạt 800 triệu USD/năm (theo thống kê của FAO 2008) đạt được những thành
công này là nhờ áp dụng kỹ thuật lai tạo và nhân giống hiện đại. Sau gần hai thập kỷ phát
triển ngành công nghệ hoa của Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp có nhiều
hứa hẹn bởi sản xuất hoa phát triển hàng năm. Hiện nay diện tích trồng hoa của Trung
Quốc là 147.500 ha, Trung Quốc đang có những đề án lớn để thúc đẩy ngành công nghệ
hoa phát triển và phấn đấu trở thành nước dẫn đầu ở Châu Á về sản xuất, tiêu thụ và xuất
khẩu hoa, để đạt được mục tiêu này việc áp dụng các công nghệ tiên tiến được đặt lên
hàng đầu kết hợp với các phương pháp truyền thống như lai tạo, gây đột biến đã mang lại
thành cơng cho nước này.
• Về xuất khẩu hoa: trong các nước xuất khẩu hoa lớn trên thế giới phải kể đến
Hà Lan chiếm 64,8% thị trường, chi phối cho gần 80 nước trên thế giới, mặt hàng xuất
khẩu chính của nước này là Cúc, Hồng, Tulip, và các loại hoa trồng thảm, trồng chậu. Thứ
đến là Columbia chiếm 12% các loại hoa cắt như Cẩm chướng, Đồng tiền, Hồng , Layơn.
Thứ ba phải kể đến Israel chiếm từ 5-5,7%. Trong các nước châu Á, tuy Thái Lan mới chỉ
chiếm 1.6% thị trường thế giới nhưng có thể xem nước này gần như độc quyền về xuất
khẩu hoa lan chất lượng cao và màu sắc độc đáo. Mặc dù là nước xuất khẩu hoa lớn trên
thế giới nhưng hàng năm Hà Lan và một số nước khác có mùa đông lạnh tuyết phủ như
Đức, Pháp, Mỹ, Anh, Ý… vẫn phải nhập một số lượng lớn các loại hoa như Hồng, Cúc,
Lan, Cẩm chướng và các loại hoa khác.
Những nước có thu nhập cao trong nghề trồng hoa là Hà Lan 5,5 tỷ USD/năm; Mỹ
4,9 USD/năm; Nhật Bản 3,2 tỷ USD/năm ... Các nước ở Đơng Nam Á có sản lượng hoa
lớn là: Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc. Riêng thành phố Cơn Minh (Trung Quốc) có
11.500 ha hoa tập trung, được đầu tư công nghệ tiên tiến và hiện đại.
• Về nhập khẩu hoa: năm 1998 năm nước đứng đầu về nhập khẩu hoa là Đức


chiếm 23% tổng lượng hoa nhập khẩu của thế giới, Mỹ chiếm 13%, Anh 10%, Pháp 10%,
Hà Lan 9% với giá trị nhập khẩu của Đức là 958 triệu USD, Mỹ 761 triệu USD, Anh 531

triệu USD, Pháp 451 triệu USD và Hà Lan 397 triệu USD. Ở Châu Á Nhật là nước nhập
khẩu hoa lớn nhất, năm 2002, thị phần hoa nhập khẩu chỉ chiếm 10,6% thị trường hoa
Nhật Bản. Nhưng năm 2003, thị phần này đã tăng lên đến 11,4% và năm 2004 chiếm
12,9%. Nhìn trung, hàng năm nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản đạt khoảng 453 triệu
USD, ước kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản đạt khoảng 500 triệu USD trong năm
2005. Hiện Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa Hồng, hoa Loa kèn, Freesia và các loại
hạt và củ hoa Tulíp (trước đây Nhật Bản nhập nhiều hoa Tulíp tươi. Nhưng nay chuyển
sang nhập củ và hạt hoa Tulíp về trồng do thời tiết Nhật Bản hiện tương đối thuận lợi);
Đài Loan là các loại hoa Cúc và Trung Quốc cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho
việc trang trí và bó hoa cho thị trường Nhật Bản. Sản phẩm hoa tươi Việt Nam xuất sang
Nhật Bản chủ yếu là hoa Phong lan và các loại cành ghép. Trong đó, mỗi năm bình qn
kim ngạch đạt khoảng 6,2 triệu USD (chiếm 1,4% thị phần hoa nhập khẩu của Nhật Bản).
Riêng năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hoa của Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt 6,5 triệu
USD. Dự báo, các năm tiếp theo kim ngạch có thể đạt trên 8 triệu USD. Do điều kiện
thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản có thể tự trồng hầu hết các loại hoa. Tuy nhiên, do nhu cầu
về hoa khá phong phú và chi phí nhân cơng tại Nhật Bản khá đắt, khơng thể cạnh tranh
với các nước khác.
• Thị trường hoa ngày càng cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi hoa sản xuất ra phải
đẹp, phù hợp với với thị hiếu tiêu dùng. Sản phẩm hoa của các nước trồng hoa trên thế
giới rất phong phú và đa dạng, đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoa luôn luôn biến
động và thay đổi. Đặc biệt ở Nhật, gần đây tập quán tặng hoa và chi tiêu mua hoa của
người dân Nhật Bản đang tăng mạnh trong các dịp lễ. Thói quen tặng hoa đang trở thành
nếp sống văn hóa của người Nhật Bản. Nhu cầu mua hoa của các gia đình, đặc biệt là thú
chơi hoa hàng ngày và làm quà tặng tăng cao vào các dịp lễ như ngày giỗ Tổ (tháng 3),
ngày của Mẹ (tháng 5), Noel và năm mới. Điểm đáng chú ý là, tại Nhật Bản mặt hàng hoa
bao hàm khá rộng gồm hoa cắt, nụ hoa, lá, cành, cây cỏ, rêu, cây sống, hoa khô dùng
trang trí. Vào đầu tháng 12/2005, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản,
hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản sang tìm hiểu thị trường hoa Việt Nam vào đúng dịp Lễ
hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005.
* Trên phương diện phát triển thị trường, do chất lượng hoa đòi hỏi ngày càng đa

dạng và chất lượng cao, do vậy xu hướng hình thành các ngành hàng ngắn có tổ chức chặt
chẽ về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng phát triển. Tại Úc, đang hình thành các liên minh để
sản xuất hoa cắt, xuất khẩu cho Nhật Bản (Dự án Backhousia tai Queensland, 2005). Dự
án tâp trung vào các vấn đề cần tổ chức chung giữa các nhà trồng hoa để có thể tiến vào
các thị trường xa và khó tính hơn, nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng hoa, trao
đổi thông tin thị trường, xây dựng quan hệ đối tác lâu dài, xây dựng hạ tầng cơ sở phân
phối chung, ký hợp đồng sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng thông qua đa dạng dịch vụ về hoa
và xây dựng cơ chế phân chia lợi nhuận thỏa đáng.
* Sự phát triển của các công ty dịch vụ phân phối hoa trên mạng gần đây đã làm
tăng khả năng tiếp cận khách hàng so với các cửa hàng hoa nhỏ trước đây. Mạng lưới này
phát triển trên cơ sở các hợp đồng cung ứng nhỏ, phù hợp với đặc tính dễ hỏng của sản
phẩm hoa. Việc nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật chuẩn hóa sản phẩm hoa đóng vai trị
quan trọng.


* Trong những năm gần đây, ở các nước trồng hoa tiên tiến, công tác quy hoạch,
đầu tư xây dựng vùng sản xuất hoa tập trung, chuyên canh, có chất lượng cao rất được
quan tâm chú ý. Một số nước có trình độ sản xuất giống hoa cao, mang tính chun mơn
hố là: Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…Riêng Hà Lan, mỗi năm sản
xuất 40 triệu củ giống Lily, 250 triệu mầm cúc, 176 triệu cây Hồng, 270 triệu củ Lay ơn
cung cấp cho khắp các nước trên thế giới, hàng năm nước này thu về hàng tỉ USD từ việc
bán giống hoa.
* Các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản một số loại
hoa cũng phát triển một cách tương đối nhiều và ở mỗi nước, mỗi nơi đều có những hình
thức đầu tư riêng biệt mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của từng nước.
*Vấn đề nâng cao chất lượng nông sản, trong đó có hoa và cây cảnh, thơng qua
thúc đẩy hệ thống chính sách về vệ sinh an tồn thực phẩm là một vấn đề lớn, có liên quan
chặt chẽ tới mức sống dân cư và sự phát triển của nông nghiệp ven đô ở hầu hết các nước
trên thế giới. Quá trình Hội nhập WTO, đặt ra vấn đề tiêu chuẩn hóa chất lượng ở cấp

quốc tế thơng qua các Hiệp định SPS và các hệ thống chứng nhận Quốc tế như
EUROPGAP để xuất khẩu sang Châu Âu... Các nước như Pháp, Bồ Đào Nha phát triển
các thể chế quản lý chất lượng các sản phẩm đặc sản như Tên gọi xuất xứ, Chỉ dẫn địa lý
nhằm nâng cao chất lượng nơng sản. Như vậy, vệ sinh an tồn thực phẩm là một yếu tố
cấu thành, không thể tách rời của chất lượng nơng sản. Chính sách vệ sinh an tồn thực
phẩm liên quan đến thể chế chính sách quản lý chất lượng nông sản và hoa cây cảnh.
* Hệ thống quản lí chất lượng của Pháp và Châu Âu, có ba mức độ quản lí chất
lượng:
- Quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm: có mục tiêu kiểm định chất lượng và an
toàn với thực phẩm nhằm đảm bảo an tồn cho người tiêu dùng. Hệ thống này phải
có trách nhiệm phân tích các nguy cơ rủi ro về vệ sinh thực phẩm để từ đó có thể
lựa chọn các chính sách của nhà nước phù hợp. Các cơ quan Nhà nước có trách
nhiệm soạn thảo các qui định, nguyên tắc dự phòng để giảm thiểu rủi ro. Để triển
khai cần có trao đổi thơng tin rộng rãi và kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở lựa chọn
các phương pháp kĩ thuật để áp dụng các qui định.
- Quản lí chất lượng dựa trên dấu hiệu các đặc tính đặc trưng: có bốn hệ thống nhỏ
tại Pháp và Châu âu. Chúng ta có thể gặp các sản phẩm của dạng chất lượng gắn
liền với lãnh thổ như Tên gọi xuất xứ (PDO), Chỉ dẫn địa lý (IG), Chứng nhận đảm
bảo tiêu chuẩn, Nhãn hiệu đặc biệt (Label). Hệ thống quản lí chất lượng này nhằm
bảo tồn và phát huy tính đa dạng của sản phẩm cả về sinh học, thực hành nông dân
và chế biến cổ truyền. Hệ thống này có một số nguyên tắc như sau: Cam kết tự
nguyện từ các tác nhân và ngành hàng, Quy trình sản xuất cơng khai và được chính
quyền địa phương xác nhận, Kiểm định bởi một cơ quan độc lập (cơ sở nhà nước,
các tổ chức chứng nhận chất lượng có uy tín).
- Hệ thống chất lượng thoả thuận: là dạng Tiêu chuẩn ISO, tin tưởng nông nghiệp
(Agriconfiance, của Liên minh HTX Pháp)… Tổ chức người bán lẻ và cung cấp ở
châu Âu EUREP (European Retail Products) công bố tiêu chuẩn EUROP GAP
(European Retail Products Good Agriculture Practice). Đây là hệ thống quản lí
chất lượng rất đa dạng. Hệ thống chất lượng thoả thuận đảm bảo cho các tác nhân
kinh tế khác nhau thống nhất, cam kết xây dựng nên chất lượng sản phẩm nhất

định với các thương hiệu, nhãn mác thương mại. Có nhiều tiêu chí phân loại chất


lượng: như theo sản phẩm, qui trình sản xuất, tác nhân kinh tế (hộ nông dân, tổ
chức của những nhà sản xuất, người phân phối). Quy trình tham chiếu được Nhà
nước duyệt: Rượu vang chất lượng cao và sản phẩm có tên gọi xuất xứ, nơng
nghiệp hợp lý.
Trong sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới cũng áp dụng cả 3 hình thức này.
Tuy nhiên với mức độ khác nhau tùy từng thị trường như đối với châu Âu, Mỹ hay
Nhật Bản. Những vẫn đề được quan tâm nhất ở đây là hoa phải đạt chất lượng cao, mẫu
mã đẹp đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải ở ngưỡng cho phép và không
mang các loại côn trùng, sâu bệnh hại ở trên các mẫu hoa. Do đó,Việt Nam chúng ta
muốn thâm nhập vào các thị trường nội tiêu cũng phải lưu ý vấn đề này, và bắt đầu ngay
từ khâu nhập giống, sản xuất giống và trồng hoa thương phẩm theo đúng các quy trình
VietGap, AsianGap hay Europgap.
1.2. Công tác chọn tạo giống hoa chủ lực ở trên thế giới
Thương mại hoa cắt cành trên thế giới liên tục tăng trong những năm qua, năm
2005 đạt 40 tỷ USD, năm 2008 đạt xấp xỉ 55 tỉ USD. Các chủng loại hoa chủ lực trên thế
giới vẫn luôn là các loại hoa cắt cành truyền thống: Cúc, Hồng, Cẩm chướng, Đồng tiền,
Lay ơn và gần đây bổ sung thêm Lyly, hoa Lan… Sản xuất, tiêu dùng hoa cắt cành mang
nặng tính thời trang và vì thế nhu cầu về giống hoa mới luôn là vấn đề nóng bỏng của thị
trường. Vì vây, chọn tạo giống hoa là lĩnh vực khoa học công nghệ được nhiều nước quan
tâm, đặc biệt là các nước tiên tiến như Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Mỹ, Isaren, Úc,
Colombia… Chỉ riêng ở Hà Lan đã có vài chục doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ trong
lĩnh vực chọn tạo giống và cung cấp hoa cắt cành. Hàng năm, các doanh nghiệp này cho
ra đời nhiều giống hoa cắt cành mới lạ, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường thế giới đem
lại những lợi nhuận khổng lồ cho ngành sản xuất kinh doanh hoa của nước mình và bản
thân doanh nghiệp đó. Ví dụ như như hai Công ty hoa Cúc, Cẩm chướng: Royalvanzaten,
Công ty hoa Hồng môn và cây giống Chiataisead… Công ty hoa Lily và hoa Hồng
Oliyrozen… là những công ty hàng đầu về nghiên cứu và sản xuất hoa , các giống hoa

khơng chỉ của Hà Lan mà cịn của cả thế giới… Ngày nay, hoa cắt cành truyền thống là
những loại cây trồng có tính đa dạng di truyền phong phú bậc nhất với hàng nghìn mẫu
giống kinh doanh mỗi lồi.
Dưới đây chúng tơi có thể làm rõ một số hướng nghiên cứu chọn tạo các giống
hoa cắt cành chủ lực hiện nay.
a. Chọn tạo giống hoa Hồng (Rosa L.)
Hoa Hồng đã được trồng ở Trung Quốc, Tây Á và Bắc Phi từ 5 ngàn năm trước
[Gudinserge 2000]. Sau đó hoa Hồng đã được di thực đi khắp nơi trên thế giới. Hoa hồng
được tìm thấy ở vùng ơn đới, từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở một số
nước như Trung Quốc, Mỹ, Irắc, Ethiopia. Nhiều nhà khoa học đã chia hoa hồng thành
10 nhóm lớn với 115 lồi. Chúng phân bố ở 8 vùng chủ yếu trên thế giới: Đông Á, Châu
Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Ethiopia, Tây Á, Nam Á [Gudinserge, 2000].
Theo Rehder (1940) nghiên cứu 10 nhóm hoa Hồng lớn với 115 loài phân bố ở 8
vùng chủ yếu trên thế giới tập trung chủ yếu ở Đông Á, Tây Á, Châu Âu, Nam Mỹ, Bắc
Mỹ, Ethiopia thì hoa Hồng ngày nay có số lượng giống rất lớn và vơ cùng phong phú về
mầu sắc, kiểu dáng, hương thơm, độ bền…, nhờ dày cơng thuần hóa, chọn lọc lai tạo và
sử dụng nhiều phương pháp tạo giống và nhân giống hiện đại: đột biến, lai, ghép, cứu
phôi, nuôi cấy bao phấn, chuyển gen…. mà nguồn tài nguyên di truyền về cây hoa Hồng


ngày càng phong phú, làm cơ sở vững chắc cho công tác nghiên cứu và tạo giống hoa
Hồng, đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của con người như sản xuất nước hoa, cắt cành,
để chậu, trồng trang trí ở các khu biệt thự, nhà vườn.
Theo Gudinserge (2000) còn cho rằng, có 8 nhóm hoa Hồng có trong 10 nhóm, từ
chúng hình thành nên nhiều giống hoa Hồng ngày nay. Chúng đều bắt nguồn từ những
nhóm có nguồn gốc từ Trung Quốc như nhóm Rotabractêt (1675), Rosa Seriea (1890),
Rosa Wichuraiana (1890), sau đó là nhóm Rosagunosa từ Nhật Bản và nhóm Rosa
Feslielisa (1880) từ Bắc Mỹ, nhóm Rosa Nutkana Bắc Mỹ.
Như vậy trong 8 nhóm hoa Hồng cổ xưa đã hình thành nên rất nhiều loại hoa Hồng
ngày nay.Trong đó có tới 4 nhóm có xuất xứ từ Trung Quốc, còn lại là Bắc Mỹ, Nhật Bản

và Châu Âu.
Ngày nay, để không ngừng làm phong phú nguồn gen hoa Hồng cho công tác tạo
giống, người ta đã dùng phương pháp phân tích các chỉ thị phân tử liên kết đặc hiệu với
các gen của từng lồi hoa Hồng để tìm kiếm các gen qui định các tính trạng về mầu sắc,
kiểu dáng hoa cũng như hương thơm, đặc tính chống chịu sâu bệnh, tính thích ứng rộng
với các vùng sinh thái, mùa vụ, điều kiện canh tác trong các khu nông nghiệp công nghệ
cao… nên đã tạo ra vô vàn các giống hoa Hồng có giá trị cao. [Weising et al, 2005],
[Hubharal et al, 1992]…
Các nghiên cứu về bộ phụ hoa Hồng đã được nhiều tác giả nghiên cứu trên cơ sở
sử dụng các phương pháp RAPD, AFLP, giải mã gen…. như Weising et al năm 2005,
Toeses et al 1993; Zhang và Cs năm 2001. Esselink et al năm 2003. Các nghiên cứu trên
đồng tập trung vào đánh giá đa dạng di truyền của các chi, loài, ....., các giống trong sản
xuất để tìm ra khoảng cách di truyền cũng như quan hệ họ hàng giữa chúng làm cơ sở cho
công tác lai tạo giống mới cũng như sử dụng các kỹ thuật cao hơn là chuyển gen với
những tính trạng mong muốn vào cây hoa Hồng.
Theo báo cáo hàng năm của tạp chí Oliy Rozen của Hà Lan thì số lượng các giống
hoa Hồng tạo ra trên thế giới hàng năm là hơn 100 giống. Trong đó riêng Hà Lan có tới
hơn 45% tổng số giống được tạo ra, còn lại tập trung ở một số nước như Mỹ, Pháp, Nhật,
Trung Quốc, Úc, Colombia, Ấn Độ...
Thành tựu nổi bật nhất trong những năm gần đây là các nhà khoa học của Úc và
Nhật Bản của 2 Công ty Florigeue (Úc) và Suitory (Nhật Bản) đã tạo ra được giống hoa
Hồng độc đáo khơng có trong tự nhiên: là hoa có mầu xanh da trời hay xanh ngọc nhờ kỹ
thuật chuyển gen (2007). Trung tâm nghiên cứu chuyền gen của Úc đã công bố tách được
1.200 gen. Tuy nhiên, đến nay phương pháp tạo giống hoa Hồng có hiệu quả nhất vẫn là
lai hữu tính giữa các thứ trong lồi thuộc các chi khác nhau, sau đó nhờ kỹ thuật cứu phơi
để tạo được con lai, sau đó tiếp tục chọn lọc và nhân lên rồi ghép mắt... để tạo nên những
giống hoa Hồng mới đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng. [Aldulber, 2001; Bugaenko,
1989; Staikov và cs, 1980; Smulders, 2006..].
b. Chọn tạo giống hoa Cúc:
Hoa Cúc (Chrysanthemum moriolium Ramat.) là một trong bốn loài hoa cắt cành

được sản xuất, tiêu dùng nhiều nhất từ Trung Quốc và Nhật Bản và với tư cách là một loại
cây hoa cảnh, Cúc được trồng từ cách đây trên 3.000 ngàn năm (Zhenhua và Shouhe,
1995). Chi Chrysanthemum gồm một số loài nhị bội (2n=2x=18), tứ bội (2n=4x=36) và
lục bội (2n=6x-54). Hầu hết Cúc cắt cành kinh doanh ngày nay là các giống lục bội hoặc
tạp bội, cho kích thước cây hoa lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng các loài hoang dại nhị bội và


tứ bội, vẫn được sử dụng trong chọn tạo giống để khai thác những được tính quý như khả
năng chọn tạo giống cúc bao gồm:
1) các loài thuộc chi Chrysanthemum (trên 70 loài) và các giống sản xuất;
2) các loài họ hàng gần tương hợp và;
3) các loài hoang dại (Fukai, 2003).
Fukia et al, 2000 lai tạo thành công các giống cúc thương mại với một số loại
hoang dại của Nhật Bản. Kết quả cho các quần thể con lai có biến di di truyền rất phong
phú, chứng tỏ khả năng khai thác các nguồn gen hoang dại phục vụ cơng tác chọn tạo
giống. Cho đến nay, lai hữu tính và chọn lọc có định hướng vẫn là phương pháp tạo giống
hoa Cúc cắt cành được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất (Langton, 1980; Atsuko et al,
2005; Jie et al., 1995; Misutani, 2005; Chen & Li, 1995; Drewlow et al., 2007; Fukai,
2003). Gây đột biến là phương pháp cũng cho những kết quả khích lệ, tạo được một số
giống có những được tính bất thường (Zhenhua & Shouhe, 1995; Eiyoro et al., 2003;
Lema-Ruminska, 2004; Lema-Ruminska & Zalevska,2005; Hong et al, 2003). Bước đầu
cũng đã có những nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống Cúc
(Shinoyama et la, 2002) nhưng chưa nhiều.
Mục tiêu của hầu hết các chương trình chọn tạo giống cúc là tạo ra các giống mới
lạ về kiểu dáng, màu sắc hoa để đáp ứng nhu cầu có tính thời trang của thị trường, sức
sinh trưởng mạnh, chất lượng chùm hoa, và tăng cường tính chống chịu với những sâu
bệnh chính. Ngồi các đặc tính về kiểu dáng, màu sắc và khẳ năng thích ứng với điều kiện
khí hậu bản địa, chương trình tạo giống hoa Cúc của Viện Nghiên cứu Nghề vườn Hàn
Quốc còn nhằm chọn tạo các giống kháng rỉ sắt trắng và tính khơng phân cành (Joung et
al.,2003). Theo Hiệp hội Hoa Cúc Mỹ, cúc cắt cành có thể phân thành 13 loại theo kiểu

dáng bông hoa [irregular incurved, reflex, regular incurved, decorative, intermediate
incurved, pompon, single & semi-double, anemone, spoon, quill, spider, brush&thistle,
unclassified] và 4 loại theo kiể dáng chùm hoa [single, exhibit-spray tapper, spray wide]
(National Chrysanthemum Society, Inc., USA, 2001). Kích thước bơng hoa có thể rất lớn
(22 - 25 cm) hoặc rất nhỏ (1-1,4 cm) phụ thuộc vào mục tiêu tạo giống để đáp ứng thị hiếu
tiêu dùng của từng thị trường. Eiyo et al. (2003) và Chen&Li (1997) đã có nhiều thành
cơng trong việc tạo giống cúc có bơng rất nhỏ, một xu hướng tiêu dùng tại Nhật Bản và
Trung Quốc. Mầu sắc của hoa Cúc do một số sắc tố phối hợp cấu thành, trong đó
anthocyanin và carotenoids là các thành phần chính (Nubuo, 2000); màu vàng của cánh
hoa có thể đậm hoặc nhạt phụ thuộc hàm lượng carotenoid; mầu hồng hoặc đỏ thẫm phụ
thuộc hàm lượng anthocyanin; trong khi màu đồng hoặc đỏ phụ thuộc hỗn hợp
anthocianin và carotenoids, hàm lượng carotenoids cao hơn anthocyanin sẽ cho màu đồng,
nếu ngược lại, cánh hoa có màu đỏ. Flavonoids có thể có ảnh hưởng đến các sắc thái khác
của cánh hoa (Nubuo, 2000).
Chọn tạo giống cúc chống chịu sâu bệnh là vấn đề quan trọng được hầu hết các cơ
sở nghiên cứu quan tâm. Takasi (1981) ứng dụng thành công phương pháp lây nhiễm
nhân tạo để chọn lọc khả năng kháng bệnh rỉ sắt trắng (P. horiana Hennings). Takatsu et
al. (2004) áp dụng thành công phương pháp lây nhiễm nhân tạo và chọn lọc invitro đói
với bệnh này. Trong khi hầu hết các chương tình tạo giống sử dụng khả năng kháng sâu
bệnh từ các nguồn vật liệu hoang dại, Shinoyama et al (2002) đã thành công trong việc
chuyển gen kháng lepidoptera từ Bacillus thurigensis vào giống Shu-on-chikara tạo ra khả
năng kháng khá tốt đối với một số loại sâu ăn lá và hoa. Joung et al. (2003) cũng ứng
dụng công nghệ chuyển gen trong tạo giống cúc không phân cành.


c. Chọn tạo giống Lay ơn:
Hoa Lay ơn thương mại (Gladiolus communis L.) là loại hoa cắt cành trồng phổ
biến trên thế giới nhờ vẻ đẹp quyến rũ và tính đa dạng phong phú về mầu sắc, kiểu dáng
bông hoa. Trên 260 loài thuộc chi Gladiolus phân bố rộng rãi trong vùng cận Sahara và
Nam Phi là nguồn gen phong phú tạo nên các giống lay-ơn hiện đại (Ferriera et la., 1990;

Cantor et al., 1998; Littlejohn&de Walt, 1992; Tombolato et al., 2002; Remotti & Loffler,
1996; Straathof et al., 1997 a&b;…) và một số bệnh do virus. Thối củ và chết cây do
Fusarium là một bệnh có ý nghĩa kinh tế quan trọng và rất phổ biến ở tất cả các vùng
trồng hoa Lay-ơn. Chương trình chọn tạo giống tại Viện Nghiên cứu Nghề vườn Hàn
Quốc cịn có mục tiêu là chọn các giống nở hoa đều (gần đồng loạt trên cành) và hoa có
hương thơm (Joung et al., 2003).
Để có cơ sở chọn tạo giống hiệu quả, các nghiên cứu di truyền học đối với các tính
trạng quan trọng cũng đã được tác giả tiến hành. Kết quả nghiên cứu của Straathof et al.
(1997) cho thấy ở Lay-ơn di truyền tính kháng Fusarium có cơ chế đa gen và giá trị di
truyền của các genotype bố mẹ tương quan khá chặt chẽ với khả năng kháng của các dòng
lai được chọn. Ở hầu hết các cặp lai, khả năng kháng Fusarium ở Lay ơn là một đặc tính
nửa trội, tuy nhiên, cũng tìm thấy một số loại hoang dại có khả năng kháng tuyệt đối. Kết
quả của nhóm tác giả cũng cho thấy có khả năng kháng cao trong nhóm vật liệu “bơng
lớn”, nhưng khơng tìm thấy khả năng kháng trong nhóm các vật liệu “hoa nhỏ”. Một vài
dịng vật liệu thuộc lồi G.dalenii khơng có triệu chứng nhiễm khi lây nhiễm nhân tạo,
chứng tỏ khẳ năng miễn dịch với bệnh (Straathof et al., 1998). Loffler et al. (2000), bước
đầu tiến hành ứng dụng công nghệ chuyển gen trong tạo giống Lay-ơn kháng Fusarium,
nhưng chưa có những thành cơng ứng dụng trong thực tiễn.
Các sắc tố tạo nên màu sắc đa dạng, phong phú cũng được nhiều tác giả nghiên
cứu. Takemura et al. (2005) cho công bố rằng anthocianins là sắc tố chủ yếu tạo nên mầu
sắc của hoa Lay ơn, nhưng mầu sắc có thể biến đổi do sự tham gia của một số flavonoids.
Loại anthocyanin chủ yếu là malvidin 3,5 – O - glucoside (malvin) cùng với 3 loại khác
được xác định cùng nhóm malvidin glucoides. Có 8 loại flavonoids chủ yếu tham gia vào
quá trình tạo mầu sắc cánh hoa. Trong khi đó nhóm tác giả Cohen et al., (1986) cho thấy
bên cạnh malvidin, có thêm 5 loại anthocyanins khác tham gia vào quá trình tạo màu sắc
cánh hoa. Tổ hợp khác nhau của các sắc tố cho những mầu sắc khác nhau của cánh hoa,
tuy nhiên, dòng bố mẹ như vậy di truyền cho con cái khơng có sự phân ly về mầu sắc
hoặc khơng có khác biệt, hoạc khác biệt rất ít về mầu sắc với bố mẹ.
Ngồi mầu sắc, kiểu dáng bơng hoa, kích thước cành hoa, bông hoa, số bông
hoa/cành, và sự nở hoa đồng loạt/cành (Cantor et al., 1998; Joung et al., 2003), độ bền của

bông và cành hoa cũng là các đặc điểm quan trọng đối với các nhà tạo giống hoa Lay ơn.
Theo hệ thống phân loại của thế giới, các giống hoa Lay ơn có thể chia làm 45 loại từ
trắng nhạt đến đỏ thẫm, nâu thẫm, vàng thẫm, xanh thẫm,… Tuy nhiên, đó cũng chỉ là
tương đối do mầu sắc cánh hoa biến đổi rất phong phú và liên tục, phụ thuộc vào sự pha
trộn của các sắc tố như nói ở phần trên. Cũng theo hệ thống này, các giống cũng có thể
phân chia thành 5 loại theo kích thước cành hoa: mini, nhỏ, trung bình, lớn và khổng lồ
căn cứ vào kích thước cành hoa.
d. Chọn taọ giống hoa Đồng tiền: Hoa Đồng tiền (Gerbera Jamesonnii bolus ex Hooker
f.) là một trong năm loài hoa cắt cành được sử dụng nhiều nhất trên thế giới (đứng thứ
năm sau hoa Hồng, Cúc, Cẩm chướng và Tulip). Tại California, lượng hoa Đồng tiền tiêu
thụ hàng năm chỉ đứng sau hoa Hồng (Deng&Harbaugh, 2007). Chi Gerbera có trên 30


loài, phân bố rộng từ Nam Mỹ, Nam Phi, Madagascar và vùng nhiệt đới châu Á. Hoa
Đồng tiền được ưa chuộng nhờ sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, mầu sắc và vẻ đẹp
thuần khiết, trong trắng truyền thống và đôi khi là cảm giác hân hoan, vui vẻ của nó. Hiện
nay, có hàng nghìn giống Đồng tiền cắt cành và vườn cảnh được trồng và thương mại phổ
biến trên thế giới.
Chọn tạo giống hoa Đồng tiền cắt cành ngày nay vẫn dựa chủ yếu vào phương
pháp lai hữu tính và tập trung chủ yếu vào các mục tiêu: kiểu dáng, mầu sắc hoa, độ cứng
và độ bền cành hoa, năng suất hoa và khả năng kháng của một số sâu bệnh chính như thối
gốc (do Phytophtora, Pythium), sương mai, nhện đỏ và virus héo đốm cà chua (tomato
spotted wilt virus - TSWV)… Cánh hoa cứng, chậm héo gục là mục tiêu chọn giống hàng
đầu của hầu hết các chương trình tạo giống (Jong, 1986). Việc chọn các dịng bố mẹ có
ảnh hưởng lớn đến thành cơng của việc chọn các giống có thân cứng và chậm héo. Jong
(1986) đã chọn được những dịng hoa Đồng tiền có tuổi thọ trung bình 16 - 20 ngày bằng
phương pháp lai tạo và trên cơ sở kết quả nghiên cứu di truyền số lượng đã kết luận rằng
78% đặc tính này được di truyền từ các vật liệu bố mẹ để dùng lai. Jong & Garretsen
(1984) cũng kết luận rằng khả năng phối hợp chung (GCA) của các dòng bố mẹ rất có ý
nghĩa đến di truyền các đặc tính năng suất hoa, tính chín sớm và số chồi nách của con lai.

Họ cũng phát hiện tính tương quan di truyền thuận khá chặt giữa số chồi nách tại thời
điểm hoa bung phấn của hoa đầu tiên và năng suất hoa tổng số. Trong quá trình chọn lọc
và phát triển quần thể tạo giống. Huang et al. (1995) đã chứng minh rằng chọn lọc dài hạn
rất thành công và cần thiết để cải thiện nền di truyền của quần thể vật liệu tạo giống tại
Davis, California. Chỉ về năng suất tổng số, mức cải thiện được là 33 cành hoa sau 16 thế
hệ lai tạo. Trung et al. (2004) đã tạo được giống Đồng tiền Sunnyeo cho năng suất 50,4
cành hoa, với tuổi thọ trung bình 9,1 ngày. Sau đó, nhóm này tiếp tục tạo được giống
Candy có năng suất 115,5 cành hoa với tuổi thọ 12,8 ngày (Trung et al., 2005) bằng con
đường lai tạo.
Với hoa Đồng tiền, các nghiên cứu về các sắc tố cũng được tiến hành bởi Tyrach
& Horn (1997). Màu sắc của hoa Đồng tiền do các sắc tố anthocyanins, carotenoids và
flavonoids tạo nên. Kết quả nghiên cứu của nhóm cho thấy hiệu ứng gen lặn epistatic đối
với mầu sắc xanh và lặn đồng hợp tử cho các mầu khơng có sắc xanh. Có ít nhất 3 gen
kiểm soát hệ quả mầu sắc này nhưng cũng có các gen tương hỗ khác có ảnh hưởng. Gen
fns + kiểm sốt q trình tổng hợp flavone và có hiệu ứng tương hỗ mạnh với các gen
điều khiển tổng hợp anthocyanins.
GCA được phát hiện là thành phần của tổng biến dị di truyền trong quần thể con
lai về tính kháng bệnh thối gốc do Phytophora criptogea ở đồng tiền, chứng tỏ hiệu ứng
gen cộng có ý nghĩa quyết định hơn đối với chọn lọc đặc tính này (Sparnaaij et al.,1974).
Ứng dụng phương pháp sinh học phân tử, Korbin (2006) đã chuyển gen Nucleocapsid của
TSWV, làm vật liệu cho chương trình tạo giống tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả và Nghề
vườn Ba Lan.
Hoa Đồng tiền được phân loại theo mầu sắc thành 8 nhóm cơ bản: vàng đậm
(gold), cam vàng (yellow), hồng đào (peach), đỏ, trắng – kem, hồng thắm (pink - rasp) và
hồng sáng. Trong mỗi nhóm, hoa có thể đậm nhạt hoặc pha trộn sặc sỡ trong phạm vi
nhóm tơng màu. Kiểu dáng có thể là cánh đơn, trung gian hoặc cánh kép với vòng tâm
đen, nâu, vàng hoặc xanh. Kiểu đặc biệt là kiểu cánh chân nhện (cánh mảnh, có dạng tua).
Các chương trình tạo giống thường định hướng hình thức theo nhu cầu thị hiếu của thị
trường mục tiêu, nhưng đều nhắm tới việc tạo ra các kiểu dáng, hình thức mới lạ.



e. Chọn tạo giống Cẩm chướng: Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) là một trong
năm loài hoa cắt cành được sản xuất kinh doanh nhiều nhất trên thế giới. Theo Wikipedia,
hoa Cẩm chướng đã được trồng và sử dụng từ 2000 năm nay. Hoa Cẩm chướng được ưa
chuộng rộng rãi nhờ vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng cùng với tính đa dạng, phong phú về kiểu
dáng, màu sắc của nó. Cẩm chướng thường tượng trưng cho tình yêu và thiện cảm. Chi
Dianthus có trên 300 lồi, phân bố chủ yếu trong vùng Điạ Trung hải, Cận đơng, nhưng
chỉ có D.carryophyllus và D.Barbatus có ý nghĩa là hoa thương mại. Tuy vậy, nhiều loài
hoang dại được sử dụng làm vật liệu lai tạo trong các chương trình tạo giống (Nimura et
al., 2006; Guobao et al., 1995).
Hầu hết các chương trình tạo giống Cẩm chướng ngày nay đặt mục tiêu là chọn tạo
các giống mới lạ về kiểu dáng, mầu sắc, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng có tính thời trang của
thế giới. Tại Đại học Arkansas (Mỹ) các nhà nghiên cứu đã chọn tạo được giống Cẩm
chướng xanh Moondust (2007). Tương tự, bằng phương pháp chuyển gen các nhà khoa
học Nhật Bản cũng đã tạo được giống Cẩm chướng mầu xanh (blue) (Yoshikazu, 1999).
Các giống mới lạ này được bước đầu đưa vào sản xuất kinh doanh.
Khả năng kháng các sâu bệnh hại chủ yếu như thối rễ và gốc do Fusarium spp.,
chết yểu do vi khuẩn,... là mục tiêu quan trọng của nhiều chương trình tạo giống (BenEyephet et al., 1991, 1993, 1997; Onozaki et al., 2004., 2003; Blanc, 1993).
Chọn tạo giống ít mẫn cảm với ethylene và nhờ đó có tuổi thọ trung bình cao là
mục tiêu quan trọng của nhiều tác giả (Onozaki et al., 2001; Tanase et al., 2008; Wu et al.,
2008). Onosaki et al., 2001 đã chọn được một số dịng có khả năng sản xuất ethylene rất
hạn chế hoặc ít mẫn cảm với ethylene. Kết quả này chắc chắn sẽ góp phần tích cực cho
cơng tác tạo giống Cẩm chướng có tuổi thọ cành hoa cao trong tương lai.
Mầu sắc hoa cẩm chướng được Hội hoa Cẩm chướng Anh phân loại rất phức tạp
với giải tông mầu lên đến hàng trăm. Kiểu dáng cành hoa phổ biến nhất hiện nay là cành
hoa đơn hoặc hoa chùm. Bông hoa cũng được phân loại thành hoa kép (phức), hoa nửa
đơn hoặc hoa đơn. Xu hướng phát triển mạnh hiện nay của một số thị trường (Nhật Bản,
Trung Quốc) là các giống hoa chùm, bông nhỏ vừa phải. Tuy nhiên, hoa đơn, bông lớn
vẫn là một trào lưu thịnh hành ở nhiều thị trường truyền thống như Châu Âu và Bắc Mỹ.
• Cơng ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới: Công ước quốc tế về bảo hộ

giống cây trồng mới được thông qua ngày 2/12/1961 được sửa đổi tại Giơ-ne-vơ
ngày 10/11/1978 và 19/3/1991 (UPOV, 1991) quy định quyền tác giả của Nhà tạo
giống mới được bảo hộ. Tinh thần cơ bản của Công ước này là:
a. Các hành vi liên quan đến việc sử dụng giống cây trồng được bảo hộ phải được
phép của Nhà tạo giống (tác giả giống): 1) Sản xuất hoặc nhân giống; 2) Chế biến nhằm
mục đích nhân giống; 3) Chào bán; 4) Bán hoặc các cách tiếp cận thị trường khác; 5) Xuất
khẩu; 6) Nhập khẩu; 7) Tàng trữ nhằm thực hiện các hành vi bất kỳ nên tại các điểm 1-6;
b. Nhà tạo giống có thể cho phép người khác thực hiện quyền của mình phù hợp
với các điều kiện và hạn chế nhất định (Điều 14, chương V)
Các ngoại lệ đối với quyền của Nhà tạo giống bao gồm: 1) các hành vi được thực
hiện phục vụ mục đích cá nhân và mục đích phi thương mại; 2) Các hành vi được thực
hiện nhằm mục đích thí nghiệm; 3) Các hành vi được thực hiện nhằm mục đích lai tạo các
giống cây khác. (Điều 15, chương V).
Để bảo đảm quyền lợi của tác giả giống cây trồng, những người sử dụng giống
mới được bảo hộ thường phải nộp một khoản lệ phí quyền tác giả cho Nhà tạo giống, các


khoản lệ phí bảo hộ giống này có thể từ vài % đến 30% giá trị thương mại sử dụng giống
và tuỳ từng loại giống cây trồng.
Như vậy để tiếp tục phát triển sản xuất hoa cắt cành tại Đà Lạt, Lâm Đồng cũng
như trong cả nước và xuất khẩu hoa trong bối cảnh hội nhập WTO và tham gia Công ước
Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới, Việt Nam cần phải đóng lệ phí quyền tác giả cho
các giống hoa cắt cành nhập nội (cũng như nhiều loại cây trồng khác). Với các giống mới
được chọn tạo và đưa vào sử dụng khoản lệ phí này sẽ rất lớn và sẽ có tác động gia tăng
chi phí sản xuất hoa, giảm các lợi ích về kinh tế, trong khi đa số người sản xuất hoa ở
nước ta là các nơng hộ nhỏ, thiếu vốn đầu tư.
2.Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1 Sản xuất và tiêu thụ hoa trong nước
Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn diện tích trồng hoa
cây cảnh cả nước hiện nay khoảng 15.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, thành phố

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Bến Tre, Đồng Tháp ,Vĩnh
Long.
Riêng diện tích cây hoa của Đà Lạt và các huyện hiện nay khoảng hơn 3115 ha,
tập trung tại các vùng chuyên canh hoa của Đà Lạt, Đức Trọng và một diện tích nhỏ ở Lạc
Dương, Di Linh, Bảo Lộc. Những giống hoa được trồng với diện tích lớn, sản lượng cao
là Địa lan (Cymbidium), Phong lan (Oncidium, Phalaenopsis), hoa Cúc (Chrysanthenum),
hoa hồng (Rosa Sp), hoa Lily (Lilium longiflorum), Đồng tiền (Gerbera), Lay ơn
(Gladious communis), Cát tường, Cẩm chướng (Dianthus cariophyllus L.), Ngàn sao
(Gypsophyla paniculata L.)… Ngoài những loài hoa được trồng với mục đích cắt cành,
Đà Lạt cịn có nhiều loại hoa được trồng với mục đích trang trí cho sân vườn. Đó là các
giống hoa như: Agapang (Agapanthus africanus L. Hofm); Báo vũ (Zephyranthes rosea
speng. Linds.); Chuối hoa (Cana indica L.); Thiên lý (Telosma cordata Burm.f. Merr.)
Sousi (Calendula Officinalis L.); Margarite (Chrysanthemum maximum Ramax.); Bất tử
(Helichrysum bracteatum (Vent.) Andr.)…
Những năm về trước, phần lớn hoa, cây cảnh ở Đà Lạt được trồng trong điều kiện
tự nhiên, nhân giống và canh tác theo phương pháp truyền thống, chất lượng hoa không
cao. Gần đây, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ni cấy mơ thực vật đã góp phần nhân
nhanh lượng cây giống, phục vụ kịp thời cho sản xuất, tạo ra các sản phẩm hoa chất lượng
cao, đồng đều và ổn định.
Doanh thu bình quân 130-150 triệu đồng / ha / năm. Có mơ hình trồng Lan, ni
cá cảnh đạt 1-2 tỷ đồng / ha / năm. Cả nước xuất khẩu khoảng 25 triệu USD / năm bằng
1/10 so với Singapore; 1/16 Đài Loan; 1/30 so với Thái Lan
Trồng hoa thơng dụng có hiệu quả trung bình từ 10 đến 20 lần trồng lúa, nếu trồng
các loại hoa cao cấp như Lan và Lily thì hiệu quả rất cao bằng 60 -70 lần trồng lúa, nhưng
đầu tư ban đầu khá lớn trong đó nhập khẩu giống chiếm tới 70% vì giống trong nước
không đạt yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng .
Do đó, hầu hết các giống hoa cắt cành ôn đới truyền thống sản xuất tại Việt Nam,
kể cả Đà Lạt và vùng ven là giống có nguồn gốc nhập nội. Đa số là những giống đã hết
thời gian bảo hộ quyền tác giả, lạc hậu, không phù hợp với thị hiếu hiện đại của các thị
trường xuất khẩu tiềm năng (Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore,...). Với số khác cịn được

bảo hộ thì quyền tác giả là vấn đề trở ngại khi sản xuất, kinh doanh ở quy mô lớn trong


bối cảnh hội nhập, tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Công ước Quốc tế về
Bảo hộ giống cây trồng mới của UPOV, đặc biệt là khi tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, ngoài Đà Lạt Hasfarm (đơn vị sản xuất và cung cấp hoa lớn nhất nước),
đang có thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn cho việc trồng và sản xuất hoa phục vụ thị
trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Một xu hướng khác là các cơng ty nước ngồi
đến đầu tư sản xuất hoa tại Việt Nam. Công ty Ateko (100% vốn Hàn Quốc) đầu tư các
khu nhà kính trồng hoa Xương rồng(XR) ở 31 Quang Trung (Đà Lạt). Việc kinh doanh
hoa Xương rồng có rất nhiều triển vọng bởi nhu cầu về sản phẩm này không ngừng gia
tăng với thị trượng rộng lớn ở châu Âu, châu Á và cả châu Mỹ nữa, đặc biệt là các nước
Mỹ, Pháp, Braxin, Mehico, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản.. Hàn quốc đầu tư sản xuất
hoa Xương rồng tại Đà Lạt là vì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây khá lý tưởng, đồng
thời giá nhân công tương đối rẻ nên tạo sức cạnh tranh với chính XR của cơng ty mẹ ở
Hàn Quốc. Do đó, thời gian tới, Cơng ty sẽ tăng cường sản xuất XR tại Đà Lạt và một số
vùng khác như Đức Trọng, Đơn Dương… nhằm thay thế XR Hàn Quốc bằng XR Việt
Nam để xuất đi nước ngoài.
Ngay trong nước “hoa” Xương rồng cũng rất được ưa chuộng. Từ giữa năm 1998
đến nay Ateko đã sản xuất gần chục ngàn đơn vị (cành) XR và sản phẩm làm ra đến đâu
được tiêu thụ hết đến đó thơng qua các đại lý tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,
Bến Tre…
Các nghiên cứu về thị trường hoa ở Việt Nam và các tiềm năng trên thị trường
Quốc tế của Việt Nam hầu như chưa có. Các ngành hàng chủ yếu tự phát chứ chưa có
những nghiên cứu để nhằm phát triển các ngành hàng chất lượng cao. Các nghiên cứu và
tác động vào tổ chức ngành hàng dựa trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng
trong thời gian gần đây đã được Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông
nghiêp - Viện Cây Lương thực cây thực phẩm tiến hành đối với các nông sản như lúa
Tám xoan Hải Hậu, vải thiều Thanh Hà, chuối Ngự Đại Hồng, hồng khơng hạt Bắc Kạn,
rau an toàn Hà Tây, thịt lợn an toàn Nam Sách, gà an tồn n Phong… Để sản xuất các

sản phẩm có chất lượng cao cần có các thể chế tổ chức sản xất tập thể như Hiệp hội, Hợp
tác xã, tiếp cận nghiên cứu – tác động này có thể được áp dụng cho các ngành hàng sản
xuất hoa của Đà Lạt để đa dạng các kênh phân phối trong và ngoài nước.
2.2. Những kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tế sản xuất
Cho đến nay, chọn tạo giống hoa cắt cành còn là lĩnh vực mới mẻ, chưa có đơn vị,
cá nhân nào chính thức bước chân vào. Một số đơn vị có chức năng về nghiên cứu chọn
tạo giống cây trồng bước đầu tiếp cận lĩnh vực giống hoa, nhưng mới chỉ ở mức độ nhập
nội và tuyển chọn như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện nghiên cứu Rau quả, Trung tâm
Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa (P.X.Tùng & cs., 2004 a&b). Song sản xuất cịn ở quy
mơ nơng hộ, nhỏ lẻ và chưa tiếp cận được với thị trường xuất khẩu nên chưa nảy sinh các
vấn đề phức tạp về quyền tác giả giống. Mới chỉ có một số giống hoa nhập nội đã được
khảo nghiệm, tuyển chọn và công nhận cho sản xuất. Chưa có đơn vị nào chính thức có
những giống mới chọn tạo trong nước được công nhận, đăng ký bảo hộ.
Với điều kiện khí hậu mát lạnh quanh năm, tại Đà Lạt và vùng ven, nhiều lồi hoa
cắt cành có nguồn gốc ơn đới có thể sản xuất được quanh năm với chất lượng rất tốt. Đây
là lợi thế tiềm năng của tỉnh Lâm Đồng so với những vùng khác trong nước, trong khu
vực và thế giới. Khả năng sản xuất, cung cấp quanh năm càng đặc biệt quan trọng khi xuất
khẩu là định hướng phát triển của vùng sản xuất hoa cắt cành Lâm Đồng.


Các nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa ,Viên Di Truyền
Nông Nghiệp,Viện Nghiên Cứu Rau Quả, Viên Khoa học Nông Nghiêp Việt Nam trong
thời gian qua cho thấy trong điều kiện Đà Lạt, việc chọn tạo giống hoa cắt cành là rất có
triển vọng. Các cơ quan nghiên cứu đã bước đầu lai tạo, chọn lọc được một số giống hoa
Cẩm chướng, Đồng tiền, Cúc, Lay ơn có mầu sắc, kiểu dáng đẹp có nhiều triển vọng đưa
vào sản xuất. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí nghiên cứu cơng tác này cịn được tiến
hành ở quy mơ nhỏ. Để có bộ giống hoa cắt cành đẹp, độc đáo của Việt Nam nói trung và
Đà Lạt nói riêng , giảm nhẹ chi phí đóng góp quyền tác giả, cần đầu tư kinh phí tiếp tục
đẩy mạnh công tác chọn tạo giống cho các viện nghiên cứu về hoa cây cảnh trong cả
nước.

Mặc dù công tác nghiên cứu về hoa cây cảnh của nước ta mới bắt đầu gần 20 năm
nhưng cũng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ :
Đã tuyển Chọn thành công các giống hoa phục vụ sản xuất như: giống hoa Hồng
VR2, VR4, VR6; giống hoa Cúc CN - 98, CN01, CN02, CN43, CN44, CN 05.1,
CN 05.3 ; giống hoa Cẩm chướng Niva và Super Green; giống hoa Lan HL3,
HT1, HT2, HT3; giống hoa Lay ơn DL1, DL3 và Đỏ đô tươi; giống hoa Lily
Sorbonne và Acapulco; giống hoa Đồng tiền Piton và Sanata , G04.5, G04.7…
Đã bước đầu thành công trong việc tạo ra những giống hoa mang bản quyền Việt
Nam nhờ phương pháp lai tạo giữa các giống nhập nội và các giống địa phương
như các giống Lay ơn ĐL1, ĐL2, Cá giống Đồng tiền ĐT1, ĐT4, ĐT6, các
giống cúc xử lí đột biến…các giống hoa mới này đang được tiếp tục chọn lọc để
đưa vào sản xuất trong thời gian tới.
Đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cho một số chủng loại
hoa ngắn ngày như: hoa Cúc, hoa Đồng tiền, hoa Cẩm chướng;
Bước đầu xây dựng được quy trình về chế độ chiếu sáng bổ sung cho hoa Cúc,
đảm bảo tiếp kiệm và hiệu quả;
Nghiên cứu sản xuất thành công giá thể tổng hợp phục vụ trồng hoa Lan và các
lồi hoa cảnh có giá trị kinh tế khác thay thế nguồn giá thể dớn truyền thống hiện
nay;
Tạo ra được một số sản phẩm áp dụng thử nghiệm trong việc bảo quản hoa sau
thu hoạch;
Xác định được nguyên nhân gây bệnh thối củ hàng loạt trên cây Địa lan tại Đà
Lạt và xác định được các biện pháp phòng trừ hiệu quả;
Xây dựng được các quy trình nhân giống một số loại hoa bằng kỹ thuật nuôi cấy
mô (in vitro).
Tuy nhiên, việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện đại, khai thác có hiệu quả hơn
nữa nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta trong công tác phát triển sản xuất hoa theo
quy mô công nghiệp để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước, đặc biệt là xuất khẩu còn nhiều hạn chế, cần tiếp tục nghiên cứu để khai
thác tối đa tiềm năng của mỗi vùng, trong đó đặc biệt là Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.

III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Xây dựng được cơ sở và luận cứ khoa học để phát triển sản xuất hoa chất lượng
cao, quy mô công nghiệp tại Đà lạt nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, hạ giá
thành sản phẩm và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước, tăng khả năng cạnh


tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất hoa chất lượng cao, tăng thu nhập cho
người dân trồng hoa vùng Đà Lạt.
Để hoàn thành được mục tiêu này chúng tôi cần phải tiến hành các nội dung nghiên
cứu sau đây:
2. Nội dung
2.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường có liên quan
đến phát triển sản xuất hoa của vùng Đà Lạt;
2.2. Thực trạng sản xuất ngành hoa tại vùng Đà Lạt;
2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất hoa vùng Đà Lạt
2.4. Nhu cầu người tiêu dùng, tiêu chuẩn của các công ty, cơ sở kinh doanh, xuất nhập
khẩu hoa ở thị trường hoa trong nước và trên thế giới;
2.5. Xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng, phù hợp cho sản xuất quy mô công
nghiệp hiệu quả cao, hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
2.6. Phân tích hiện trạng về tổ chức ngành hàng phân phối hoa và các thể chế thị trường
đảm bảo;
2.7. Phân tích xu hướng phát triển sản xuất hoa tại vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
2.8. Xây dựng đề án phát triển sản xuất hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp phục
vụ nội tiêu và xuất khẩu tại vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cách tiếp cận:
Tiếp cận và phân tích theo vùng về các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, địa
lý, thảm thực vật…) và các điều kiện kinh tế - xã hội của vùng làm cơ sở khoa học cho
việc quy hoạch vùng.

Tiếp cận trực tiếp người sản xuất hoa để phân tích hiện trạng sản xuất, xây dựng các
quy trình sản xuất trung phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và trong nước.
Tiếp cận trực tiếp các Công ty sản xuất và kinh doanh hoa để trao đổi, thu thập ý
kiến để xây dựng chiến lược phát triển hoa phù hợp.
Tiếp cận chẩn đoán thị trường tiêu thụ hoa trong nước, nghiên cứu ngành hàng để
xác định các thể chế thương mại hóa hoa phù hợp.
3.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Thu thập số liệu thống kê tại các cơ quan quản lý và chuyên môn trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng.
Sử dụng phương pháp “Đánh giá nhanh nông thôn (RRA)”, phương pháp “ Đánh giá
nhanh nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)” và điều tra bằng phiếu để thu thập
các số liệu liên quan, phương pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu SWOT.
Lấy mẫu đất và phân tích đất theo các phương pháp thơng dụng của Viện Thổ
nhưỡng nơng hố.
Phương pháp chuyên gia: Tổ chức Hội thảo khoa học để lấy ý kiến chuyên gia.
Phương pháp phân tích ngành hàng để chẩn đốn tác động chính sách đối với các tác
nhân và nhu cầu trợ giúp của họ.
Phương pháp nghiên cứu người tiêu dùng và dự đoán thị trường địa phương.
Phân tích số liệu bằng các phần mềm xử lý thống kê trên máy vi tính.


IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nội dung 1: Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mơi trường có liên
quan đến phát triển sản xuất hoa vùng Đà lạt
Kết quả thực hiện nội dung này chúng tơi đã có một báo cáo chun đề đầy đủ dày
102 trang, trong đó đã nghiên cứu và đánh giá rất cụ thể về điều kiện tự nhiên của Đà Lạt.
Trong đó chú trọng tới những vấn đề sau:
• Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng, thổ nhưỡng….
- Đánh giá về thành phần lý hoá đất và các loại đất thích hợp cho trồng hoa.

• Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đánh giá về yếu tố xã hội (dân số, dân tộc, tập qn, tơn giáo tín ngưỡng…) có
liên quan đến sản xuất hoa;
- Những vấn đề mơi trường, cảnh quan du lịch của Đà lạt có liên quan đến phát
triển sản xuất hoa.
• Mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển
sản xuất hoa ở Đà Lạt.
1. 1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng
(nguồn: www.lamdong.gov.vn/dieukientunhien)
Vị trí địa lý

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, và là tỉnh duy nhất ở Tây
Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Lâm Đồng có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối
phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng
nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng,
thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
- Phía đơng giáp các tỉnh Khánh Hồ và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam – đơng nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông
lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Tồn tỉnh có thể chia
thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây cơng nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khống
sản, du lịch - dịch vụ và chăn ni gia súc.
Địa hình
Đặc điểm trung của Lâm Đồng là địa hình cao
nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên,
núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng



phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực
động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc
xuống nam.
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh
cao từ 1.300 m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m).
- Phía đơng và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán
bình nguyên.
Địa chất, thổ nhưỡng
Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun
trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra
14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm
vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông. Địa phận
tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đơng nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền
Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hố magma
kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi .
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm
8 nhóm đất và 45 đơn vị đất:









Nhóm đất phù sa (fluvisols)

Nhóm đất glây (gleysols)
Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
Nhóm đất đen (luvisols)
Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
Nhóm đất xám (acrisols)
Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)
Nhóm đất xói mịn mạnh (leptosols)

Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất
lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, tồn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất
có khả năng sản xuất nơng nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao
nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao như Cà phê, Chè, Dâu tằm. Diện tích trồng Chè và Cà phê khoảng 145.000
ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa
khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng. Chè, cà phê, rau, hoa
ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả
năng nơng nghiệp cịn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư,
khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khơ hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu
hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng khơng cao... Trong diện tích đất lâm
nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, cịn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).
Đất và sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp:
a/ Phân loại và sử dụng đất đai:


Trước 1975, các nghiên cứu về đất đai tại Đà Lạt đã nhận xét thổ nhưỡng ở đây
không thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, muốn canh tác có hiệu quả phải thực hiện
các biện pháp cải tạo đất.
Theo các nghiên cứu trước 1975, Đà Lạt có 4 nhóm đất chính:
• Loại đất podzolic vàng đỏ.
• Loại đất podzolic phức tạp trên phù sa cổ.

• Loại đất núi phức tạp, phần lớn là đất podzolic vàng đỏ.
• Loại đất latosol nâu đỏ trên đá huyền vũ.
Các nghiên cứu chuyên sâu phân loại đất đai Đà Lạt thành 3 nhóm:
• Nhóm podzolic vàng đỏ và tụ thổ :
Đất podzolic vàng đỏ phát sinh từ các loại đá hoa cương chứa nhiều Al, K, ít Fe,
Ca, Mg, Na nên kém phì nhiêu, độ chua cao (pH=4,8∹5,7)
Đất tụ thổ có ba loại: vàng, đỏ, nâu. Đây là loại đất có giá trị cao trong nông học
do giàu N,P,K. Cơ cấu sét pha phù sa và giàu mùn nên thích hợp cho trồng trọt.
• Nhóm đất Fimnom: Có màu đỏ hay đỏ sẩm, càng xuống sâu càng nhiều sét hơn,
ít cát, độ chua thấp pH=5,5. Đất tốt, chứa nhiều Fe.
• Nhóm đất phù sa: Kết cấu có nhiều đất và cát mịn, pH=6,0, chiếm diện tích nhỏ
tại Đà Lạt.
Các nghiên cứu này nhận định phần lớn đất sản xuất nông nghiệp tại Đà Lạt đều
thuộc loại podzolic vàng đỏ. Do kém dinh dưỡng khoáng tự nhiên nên trong q trình
canh tác nơng dân phải sử dụng một lượng phân bón rất lớn. Người sản xuất thích sử
dụng loại đất podzolic hơn đất latosol do khả năng giữ nước của đất podzolic tốt và độ
thông thoáng cao hơn nên cây trồng dễ phát triển.
Sau 1975, các nghiên cứu về đất đai tại Đà Lạt được thực hiện một cách cụ thể
hơn.
Kết quả nghiên cứu năm 1978, Đà Lạt có 5 nhóm đất chính là đất phù sa, đất đỏ
vàng, đất dốc tụ, đất lầy và đất mùn vàng đỏ trên núi (đánh giá của Viện Quy hoạch
Thiết kế Nông nghiệp và Trường Đại học Tổng hợp xây dựng trên bản đồ 1/25.000
năm 1978). Trong đó, nhóm đất đỏ vàng, đất phù sa và đất dốc tụ được sử dụng để sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu. Trong thời gian này chưa có tài liệu nào cơng bố
kết quả phân tích các chỉ tiêu hố tính của đất đai ở Đà Lạt.

Một số đặc điểm lý tính của các loại đất tại Đà Lạt
Tầng
Loại đất
Thành phần cơ giới

dày
(cm)
Đất phù sa suối
Cát pha thịt, nhẹ
>100
Nâu đỏ trên bazan
Thịt trung bình, >100
nặng
Nâu đỏ trên đaxit
Thịt trung bình
70-100
Nâu vàng trên đaxit Thịt trung bình
50-100
Đỏ vàng trên phiến Thịt trung bình, nhẹ 50-100
sa
Đỏ vàng trên phiến Thịt trung bình, 30-100
sét
nặng
Vàng đỏ trên granit Thịt trung bình, nhẹ >70

Gley
Yếu
Vệt

Màu sắc chủ đạo
Xám, nâu
Nâu đỏ
Nâu đỏ, đỏ nâu
Nâu vàng
Đỏ vàng, vàng đỏ

Vàng đỏ

TB

Vàng đỏ


Dốc tụ

Thịt trung bình, nhẹ

>100

Nặn Xám nâu, nâu đen
g
Trên cơ sở các nghiên cứu vào năm 1987 về đặc điểm lý tính của đất đai tại Đà
Lạt cho thấy đất có khả năng canh tác nơng nghiệp chiếm 10.998 ha. Trong đó đất đã
sử dụng là 3.767 ha (năm 1987), đất có khả năng phát triển nơng nghiệp là 7.231 ha.
Đánh giá về mức độ thích nghi của cây trồng trên các loại đất phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp tại Đà Lạt:
Đất phù sa thuận lợi cho sản xuất các loại rau cải, lúa, ngô.
Đất nâu đỏ thuận lợi cho cây công nghiệp (cà phê), cây ngắn ngày (khoai tây).
Đất nâu vàng thuận lợi cho sản xuất hoa cắt cành và dược liệu artichaud.
Đất đỏ vàng thuận lợi cho sản xuất hoa, artichaud, rau cải, chè, cây ăn quả.
Đất vàng đỏ thuận lợi cho cây rau, cây ăn quả và cây lương thực.
Năm 2000, thành phố Đà Lạt đã thực hiện phân tích 250 mẫu đất đại diện cho
các vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Kết quả phân tích cho thấy đất Đà Lạt có những đặc điểm sau:
Về độ pH: Đất Đà Lạt ở tầng đất mặt (0-30 cm) có pH=5.07 dến 6,10 thuộc loại
đất chua vừa.

Về độ mùn: Độ mùn của đất Đà Lạt ở tầng đất mặt giao động trong khoảng
0,59%, ở tầng trung có chỉ số bình quân là 0.19%. So với giá trị phân loại giàu – nghèo
của độ mùn trong đất thì Đà Lạt thuộc vào đất nghèo mùn (nhỏ hơn 1%).
Về hàm lượng đạm (N): Hàm lượng đạm tổng số trong đất Đà Lạt rất thấp với
tầng mặt đạt 0,09%, tầng trung đạt 0,07%, theo chỉ tiêu đánh giá thuộc loại trung bìnhnghèo. Hàm lượng đạm dễ tiêu (dạng NH4 và NO3) trong đất Đà Lạt cũng thuộc dạng
nghèo với tầng mặt 3,4 mg/100g (34 ppm) và tầng trung là 3,2 mg/100g (32 ppm).
Về hàm lượng lân(P2O5): Hàm lượng lân tổng số trong đất Đà Lạt ở tầng mặt
là 0.07 %, thuộc loại đất trung bình. Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất Đà Lạt cũng
thuộc dạng nghèo với tầng mặt bình quân là 3,1 mg/100g (31ppm), ở tầng trung là 1,8
mg/100g (18 ppm).
Về hàm lượng kali (K2O): Hàm lượng kali tổng số trong đất Đà Lạt bình quân
ở tầng mặt là 0,74 % và ở tầng trung là 0,18%, đạt mức trung bình so với thàng đánh
giá chung. Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất Đà Lạt ở tầng mặt là 12,9 mg/100g (129
ppm), thuộc loại đất giàu kali dễ tiêu. Ở tầng trung là 4,3 mg/100g (43 ppm), thuộc
loại đất nghèo kali.
Về hàm lượng canxi (CaO) và magiê (MgO) tổng số: Hàm lượng CaO trong
đất Đà Lạt nằm ở khoảng thấp với chỉ số phân tích tầng mặt là 0,40±0,67 %, tầng
trung là 0,22±0,07 %. Hàm lượng MgO trong đất Đà Lạt nằm trong khoảng trung bình
với chỉ số phân tích ở tầng mặt là 1,11±0,08%, tầng trung là 0,84±0,14%. Về hàm
lượng mangan (Mn): Giá trị trung bình về hàm lương Mn của đất Đà Lạt ở tầng mặt là
434±1479 ppm, ở tầng trung là 436±871 ppm, thuộc loại nghèo. Tuy nhiên có một số
nơi hàm lượng Mn rất lớn như đất tầng mặt tại Tà Nung là 2990±4778 ppm, đất tầng
trung ở phường 12 là 1973±3224 ppm.
Các nguyên tố vi lượng khác như đồng (Cu), kẽm (Zn), molipden (Mo) nằm
trong dãy trung bình yếu so với một số loại đất khác.
Nhìn chung, đất Đà Lạt có độ mùn thấp, độ pH nằm ở mức trung bình thấp
(chua), các nguyên tố khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng đều ở mức thấp. Do
đó để tổ chức sản xuất rau hoa có hiệu quả kinh tế thì phải sử dụng một lượng lớn



phân bón bổ sung, trong đó bổ sung các loại phân hữu cơ là một biện pháp cấp thiết
nhằm duy trì các tính chất cơ học và độ keo của đất.
Báo cáo dự thảo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai thành phố Đà Lạt năm
2002, theo bản đồ đất thành phố Đà Lạt tỉ lệ 1/25.000 được lập trên cơ sở kế thừa tài
liệu và bản đồ đất đai tỷ lệ 1/100.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp và
có bổ sung, tồn thành phố Đà Lạt được xác định có 5 nhóm đất chính với 12 đơn vị
phân loại đất sau:
• Nhóm đất phù sa: Gồm có đất phù sa chua; đất phù sa gley (diện tích 423,64 ha)
• Nhóm đất gley: Gồm đất gley chua (diện tích 353,45 ha)
• Nhóm đất đỏ: Gồm đất đỏ chua tầng mặt nhiều mùn; đất đỏ chua giàu mùn; đất
đỏ chua nghèo bazơ (diện tích 1.358,75 ha).
• Nhóm đất xám: Gồm đất xám rất chua sỏi sạn; đất xám đỏ vàng; đất xám giàu
mùn tích nhơm; đất xám tầng mặt giàu mùn rất chua và đất xám (diện tích
35.213,08 ha).
• Nhóm đất đen: Gồm đất đen giàu mùn (diện tích 557,94 ha).
Phần cịn lại là đất khác và sông suối ao hồ.
So sánh các đặc điểm các loại đất ở Đà Lạt với đặc điểm đất đai của Lâm Đồng
cũng như tiêu chuẩn đánh giá chung của Việt nam, báo cáo đã đánh giá đất đai của Đà
Lạt như sau:

Độ phì nhiêu của đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị thối hố
chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp về đại thể là phân bố khá
tập trung, thuận lợi chyo tổ chức khai thác và bảo vệ. Tầng dầy đất khá sâu.

Độ dốc lớn cùng với lượng mưa và cường độ mưa lớn nên đất dễ bị rữa trơi
và xói mịn, tiềm ẩn nguy cơ thối hố nếu khơng được bảo vệ tốt và sử dụng
hợp lý.


Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất không cao, cần đặc biệt chú trọng
biện pháp bảo vệ và nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất.
b/ Phân bố các vùng sản xuất:
Từ khi phát triển nghề trồng rau hoa, diện tích canh tác rau cải tại Đà Lạt phát
triển khá nhanh với 12,3 ha năm 1938 đã tăng lên 814,63 ha năm 1968. Các vùng canh
tác cũng được mở rộng đến nhiều khu vực trong thị xã Đà Lạt. Hầu hết các vùng đều
sản xuất các loại rau cải như cải bắp, cải thảo, cải bông, xà lách, cà rốt, khoai tây. Sản
lượng của các sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu rau cải tại Đà Lạt
(khoảng 90%) các loại rau khác như củ cải trắng, hành tỏi, dâu tây, các loại rau khác
chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Trong thời gian này, sản xuất nơng nghiệp tại Đà Lạt chưa
có sự phân vùng một cách rõ rệt. Tuy vậy cũng đã bắt đầu hình thành một số khu vực
sản xuất theo dạng chuyên môn hố như:

Khu vực Hà Đơng, Nghệ tĩnh, Đa Thiện, Đa Cát: sản phẩm chủ yếu là rau cải
các loại.

Khu vực Thái phiên, Nam hồ: sản phẩm ưu thế là Artichaud, hoa glayơn, lys,
marguerite.

Khu vực Xuân Thọ, Trại mát: Sản phẩm ưu thế là cà rốt, một ít các loại rau
cải khác

Khu vực Xuân trường: Sản phẩm ưu thế là chè, cây ăn trái, hoa glayơn.

Khu vực An Bình, Quảng Thừa: Sản phẩm ưu thế là rau cải, cây ăn trái.


×