Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ĐỀ TÀI Một số biện pháp nâng cao chất lượnghoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.49 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI TẬP TỐT NGHIỆP
§Ò tµi:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ngêi híng dÉn : PGS.TS. Lª Thanh Thuû
Sinh viªn thùc hiÖn: Vò ThÞ Kim Oanh
Líp: K5b - §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
LỜI CẢM ƠN
1
Để có được ngày hôm nay, em xin được gửi lời cảm ơn trân thành tới quý thầy cô
trong trường Đại Học Sư PHạm Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn, giảng giải cho em tri
thức khoa hoc, giúp em có định hướng tốt khi trở về trường công tác,phục vụ ngành
học mầm non.
Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa giáo dục mầm non, đặc biệt hết lòng cảm ơn PGS-
TS.LÊ THANH THỦY_ cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn em thực hiện bài thi tốt
nghiệp này.Cuối cùng, em xin gửi đến tất cả các bạn trong lớp đại học mầm non đã
chia sẻ với em trong suốt quá trình học.Mặc dù em đã hết sức cố gắng, nhưng với trình
độ có hạn và lần đầu tiên làm quen với nghiên cứu khoa học của một sinh viên với đề
tài : “Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động
tạo hình” nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và sai sót.
Kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô khoa giáo dục mầm non, trường
ĐHSPHN, để em hoàn thành bài tập tốt nghiệp có hiệu quả hơn.
Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2013.
Sinh viên: Vũ Thị Kim Oanh
MỤC LỤC
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………
2.Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………


3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu………………………………………………
4.Giả thiết khoa học.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu.
7.Phạm vi nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.Khái niệm chung hoạt động tạo hình của trường màm non.
1.1 Vẽ.
1.2 Xé dán, cắt dán.
1.3 Nặn.
2 . Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
3 . Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình và sáng tạo của trẻ.
3.1 Khái niệm về khả năng.
3.2 Những đặc điểm hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ mầm non.
4. Vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ em.
4.1 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức.
4.2 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng
giao tiếp xã hội.
4.3 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
4.4 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
4.5 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ
thông.
5. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ mâm
non.
5.1 Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
5.2 Các nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
5.3 Nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
3
6. Những phương pháp và thủ thuật hướng dẫn hoạt động tạo hình trong trường

mầm non.
6.1 Khái niệm.
6.2 Các nhóm phương pháp.
7. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
7.1 Hoạt động tạo hình trên tiết học.
7.2 Hình thức tạo hình ngoài tiết học.
8. Trò chơi và hoạt động chơi.
8.1 Khái niệm.
8.2 Trò chơi của trẻ là phương tiện để giáo viên tổ chức sinh hoạt ở trường.
8.3 Các thủ thuật trò chơi.
8.4 Ý nghĩa giáo dục trò chơi tạo hình.
8.5 Các nguyên vật liệu tạo hình.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VIỆC SỦ DỤNG TRÒ CHƠI CHO HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI.
1. Mục đích điều tra.
2. Phương pháp điều tra thực trạng.
3. Kết quả điều tra thực trạng.
4. Các tiêu chí và thang đánh giá.
5. Kết quả thực trạng.
6. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
CHƯƠNG III : XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TẠO HÌNH VÀ THỰC NGHIỆM.
1.Thiết kế trò chơi kích thích sự hứng thú và sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi từ các nguyên vật liệu mở.
1.1 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là những chiếc lá.
1.2 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là những loại hột hạt.
1.3 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là dây.
1.4 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là những hộp nhựa.
1.5 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là bitis.
2. Tổ chức thực hiện áp dụng.

2.1 Mục đích của thực nghiệm.
2.2 Nội dung của thực nghiệm.
2.3 Cách tiến hành thực nghiệm.
2.4 Phân tích kết quả thực nghiệm.
4
PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
2. Kiến nghị.
Phụ lục: Tài liệu tham khảo .
GIÁO ÁN
PHIẾU KHẢO SÁT
MỘT SỐ TRANH ẢNH MINH HỌA
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
- Bác Hồ nói: Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá’’. Sản
phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát
triển đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
- Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn tạo hình nói riêng là việc làm cần
thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên.
- Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật
phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và
hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình
trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình.
- Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác
động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất
và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong

xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.
- Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng
tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, xé
dán cắt ). Đặc biệt trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình
còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc
thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng
thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài lòng hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền
với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say
mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, giờ vẽ còn hình hình thành ở trẻ những kỹ
năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút , những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ
bước vào lớp 1.
- Thực tiễn ở trường Mầm Non của trẻ, đa số trẻ chưa phát huy hết khả năng sáng
tạo. Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp
đặt , dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt
của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì, làm như
thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, tô mầu và làm đẹp sản phẩm.
- Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc cần phải
giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản là dạy trẻ vẽ theo ý
của riêng cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy sản phẩm
trẻ làm ra mới đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học
tạo hình là cần thiết.
6
- HiÓu rõ được tầm quan trọng trong viÖc nh»m kÝch thÝch trẻ ho¹t ®éng tÝch cùc
trong giờ học vẽ, tôi luôn suy nghĩ tìm ra các biện pháp tác động phù hợp giúp trẻ phát
huy đuợc khả năng tưởng tượng, tính sáng tạo mà vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ : “ học b»ng chơi, chơi mà học’’. điều này đã thúc đẩy em chọn đề tài : “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình”.
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ, nhằm
tăng cường hiệu quả của việc giáo dục trẻ em thông qua hoạt động tạo hình.ở trường

mầm non Hoa Hồng – Nghĩa Tân – Cầu Giấy
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy –
Hà Nội
b. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tôi nghiên cứu đề tài này kích thích sự sáng tạo thì sẽ giúp cho hoạt động tạo
hình của trẻ thêm hứng thú và đạt hiệu quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
Tìm những thực trạng kỹ năng kỹ xảo về hoạt động tạo hình của trẻ.
Biện pháp mang tính vui chơi…Vẽ có hứng thú trong hoạt động tạo hình.
Những nguyên vật liệu mở để trẻ sử dụng trong tạo hình.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phân tích giải thích, đánh giá số liệu thu được
thông qua nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp nghiên cứu tự nhiên
7
Quan sát những hoạt động của trẻ, phương pháp tổ chức của giáo viên qua giờ học tạo
hình
+ Phương pháp điều tra:
- Trao đổi với giáo viên về các biện pháp tổ chức cho trẻ thông qua giờ học tạo hình,
tìm hiểu sự hứng thú của trẻ thông qua HĐTH cho trẻ
- Điều tra bằng phiếu Anket
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Thử nghiệm các biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ 5 -6 tuổi thông qua HĐTH
6.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm:
- Dựa trên các tiêu chí để phân tích đánh giá sản phẩm của trẻ.
6.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Sau khi đã điều tra thu thập được đầy đủ số liệu thì tính %, xây dựng bảng số và
biểu đồ minh hoạ các kết quả nghiên cứu.
7. Giới hạn đề tài:
Do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ xin phép nghiên cứu biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng của trẻ 5- 6 tuổi trong giờ học tạo hình ở trường mầm non Hoa Hồng –
Nghĩa Tân – Hà Nội.
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỤC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm chung về hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đắc biệt mang tính sáng tạo.Nó phản
ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không
chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm
vào đó tâm hồn và tình cảm của người nghệ sỹ.
Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình được xếp trong chương trình học tập
của trẻ.
Nội dung của hoạt động tạo hình trong trường mầm non bao gồm các hoạt động
sau:
1.1 Vẽ.
1.1.1 Hoạt động vẽ nói chung
- Về kỹ thuật: là vẽ theo khuôn mẫu thiết kế mang tính chính xác toán học( bản vẽ
thiết kế máy,…).
- Hội họa: là laoij hình nghệ thuật mà màu sắc là phương tiện thể hiện chính(các
bức tranh vẽ bằng sơn dầu, bột màu thuốc nước).
- Đồ họa: Hiện nay phương tiện thể hiện chính là đường nết nhưng đồng thời sử
dụng màu( tranh minh họa truyện kể, trình bày sách, tranh cổ động.)Hoạt động vẽ trong

trường mầm non là vẽ đồ họa, phấn màu là những phương tiện tạo đường nét, các laoij
màu nước cũng dược sử dụng khá phổ biến.
1.1.2 Thể loại vẽ trong trường mầm non.
- Vẽ theo mẫu.
- Vẽ trang trí.
- Vẽ theo đề tài.
- Vẽ theo ý thích.
1.2. Xé dán, cắt dán.
Tranh xé dán, cắt dán ở trường mẫu giáo bắt nguồn từ các thể loại tranh ghép:
tranh ghép từ các mảnh sứ, bát đĩa vỡ,từ các mảnh kính màu,từ vỏ chai,từ tre,các hộp
nhựa, hoa lá…
Trong trương mầm non, chúng ta dạy trẻ thể hiện tranh từ những mảnh giấy màu dán
trên nền giấy, được gọi là tranh xé dán, cắt dán.
Thể loại giống như vẽ :
Ở thể loại vẽ cũng như cắt, xé dán theo ý, mục đích của giờ dạy là:
9
Kiểm tra khả năng của trẻ, qua đó cô giáo có định hướng cho nhiệm vụ đào tạo tiếp
theo.
Củng cố kiến thúc, kỹ năng đã học.
Phát triển khả năng sáng tạo, tính độc lập, tựu chủ trong công việc.
Vì vậy, ở các giờ học theo ý thích, cô giáo phải vận dụng nhiều phương pháp khác
nhau để cung cấp biểu tượng( nội dung cần thể hiện) cho trẻ, càng phong phú càng tốt,
giúp trẻ nhớ lại những kỹ năng đã học, giúp trẻ thục hiện những kỹ năng còn mới so
với trẻ, nhưng cần thiết cho việc thực hiện nội dung trẻ tự chọn.Vì vậy, cô giáo phải có
kiến thức về tạo hình về cuộc sống, phải biết cách gây sự hưng phấn và thích thú ở trẻ
đối với giờ học.
1.3. Nặn.
Đặc thù của hoạt động nặn như hoạt động tạo hình là thể hiện bằng khối, nặn là
một dạng điêu khắc nhưng sử dụng bằng nguyên liệu mềm, dẻo.Có thể dễ dàng tác
động bằng tay, vì vậy phù hợp với trẻ mẫu giáo.

Tính dẻo mềm của nguyên liệu và tính chất khối của vật thể hiện cho phép trẻ nắm
đực một số kỹ năng dêc hơn vẽ ( ví dụ trong thể hiện động tác). Sự thể hiện mối quân
hệ không gian giữa các vật trong hoạt động nặn cũng rất dơn giản, các vật được đặt
cạnh nhau hoặc gần nhau theo ý muốn, viễ cảnh không gian trong hoạt động nặn không
được đặt ra.
Trong họa động nặn, phương tiện chủ yếu là hình dạng khối.
- Có 2 cách nặn:
Nặn ghép nhiều chi tiết thành một vật.
Nặn vật từ một khối đất nguyên.
- Nặn trong trường mẫu giáo có 3 thể loại:
Nặn theo mẫu.
Nặn theo đề tài.
Nặn theo ý thích.
Cả 3 loại hoạt động vẽ, nặn, cắt xé dán trong trường mẫu giáo có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và co cùng chung nhiệm vụ sau:
- Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mĩ ( nhận biết cái đẹp, xúc
động trước cái đẹp và biết yêu cái đẹp.)
- Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ để hình thành cho trẻ thình yêu dôid với vẻ đẹp của
thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật.
- Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, năng lực quan sát và ước mơ
sáng tạo.
10
2. Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn.
Để có một khả năng phát triển taoh hình cần phải trải qua một quá trình liên tục
có hệ thống. Nếu như tuổi mấu giáo bé là nền tảng sự phát triển khả năng tạo hình cho
lứa tuổi mấu giáo nhỡ, thì lứa tuổi mấu giáo ngỡ lại là cầu nối cho sự phát triển tạo
hình ở tuổi mấu giáo lớn, vốn được coi là bước đệm hết sức cần thiết để chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1. Mỗi lứa tuổi đều có một vai trò nhật định trong quá trình phát triển khả
năng tạo hình của trẻ. Đó là mối quan hệ xuyên suốt không thể tách rời.
Chính vì vậy ở mỗi lứa tuổi đều cần có những yêu cầu riêng biệt để phù hợp với

tâm lý trẻ. Tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã có sự phát triển mạnh về thể lực và sự khéo léo của
đôi bàn tay. Vì vậy trẻ miêu tả được đặc điểm về hinh dáng, đường nét, bố cục và các
mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng khi vẽ nặn, cắt xé dán. Trẻ mẫu giáo lớn thì tìm
hiểu cái đẹp trong ảnh, đồ dùng đồ chơi và trong thiên nhiên, nhận biết sự thay đổi của
thiên nhiên và loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục. Trẻ có thể diễn đạt những cảm
xúc của mình bằng lời và bằng sản phẩm một cách có mục đích. Ở tuổi mấu giáo lớn
trẻ đã biết bàn bạc để nêu lên ý định chung khi tạo sản phẩm tập thể. Biết tự giới thiệu
sản phẩm của mình và nêu nhận xét vầ sản phẩm của bạn. Tà đó giúp trẻ tự hệ thống
hóa và chuẩn xác các biểu tượng, nâng cao sản lượng sản phẩm tạo hình, đồng thời tạo
bước đệm vững chắc, phát triển khả năng tạo hình ở lứa tuổi phổ thông.
3. Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình và sáng tạo ở trẻ.
Phát triển những khả năng của trẻ và phát triển đúng đắn những khả năng đó là
một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trong nhất. Để thực hiện những nhiệm vụ này
cần chú ý lứa tuổi của trẻ, sự phát triển tâm sinh lý, điều kiện giáo dục…
Phát triển khả năng tạo hình ở trẻ chỉ có kết quả khi việc day trẻ tiến hành có kế
hoạch, có hệ thống, nếu không sự phát triển đó sẽ đi theo con đường ngẫu nhiên, tình
cờ và khr năng tạo hình của trẻ có thể dậm chân tại chỗ. Vậy khả năng là gì?
3.1 Khái niệm về khả năng:
Khả năng có thể hiểu là những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, đảm bảo cho sự
lĩnh hội một cách tương dôid dễ dàng và có chất lượng một dạng hoạt động tạo hình
nào đó.
Khả năng không phải là phẩm chất bẩm sinh, nó chỉ là hình thành và phát triển
trong hoạt động. Kết quả họa động chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển khả năng được
hình thành trong hoạt động đó. Mặc dù vậy, sự phát triển khả năng cũng có những
điều kiện sinh lý, hay còn gọi là cơ sỏ vật chất của khả năng như cấu tạo của não, kiểu
của hoạt động của thần kinh cao cấp, cấu tạo của cơ quan cảm giác, cơ quan vận động.
Phát triển khả năng tạo hình trước tiên phụ thuộc vào sự giáo dục khả năng quan
sát, biết nhìn thấy những đặc điểm của các vật và hiện tượng xung quanh để đưa ra
những so sánh và nêu lên được những đặc điểm đặc trưng.


11
3.2 Những đặc điểm họa đông tạo hình sáng tạo ở trẻ mấu giáo.
Khả năng tạo là đặc thù riêng của con người, làm cho con người tách rời khỏi thế
giới động vật, có khả năng không chỉ sủ dụng thực tiễn mà còn có thể thay đổi, cải tạo
thực tiễn.
Khả năng của con người phát triển tới mức độ bao nhiêu thì khả năng mở mang
những hoạt động sáng tạo của ta bấy nhiêu.
Sự hiểu biết đúng đăn về khả năng và đặc điểm của sự sáng tạo của trẻ yêu cầu
nhà sư phạm phải có kiến thức về đặc điểm của hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói
chung, phải biết người họa sĩ sử dụng những phương tiện tạo hình nào để xây dụng nên
hình tượng nghệ thuật, hoạt động sáng tạo trải qua những giai đoạn nào.
Đặc điểm của sư sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
Sáng tạo của nhà họa sĩ là một loại hoạt động nhất định, tạo nên những vật độc
đáo mới có ý nghĩa xã hội, đó là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện thế giới xung
quanh. Sự thể hiện đó không phải đơn giản là sự “ sao chép” lại những sự vật và hiện
tượng, mà họa sĩ phải “ nhào nặn” lại những gì thụ cảm được trong nhận thức của
mình, chon ra những gì cơ bản nhất, đặc sắc nhật và tổng hợp lại xây dưngh lên hình
tượng nghệ thuật.
Nền tảng khách quan của sáng tạo nghệ thuật là thể hiện thế giới tực tiễn, nhưng
còn tồn tại yếu tố chủ quan, đó là quan hệ của họa sĩ với vật được thể hiện. Họa sĩ
không đơn giản nghiên cứu và thể hiện thế giới, họa sĩ đặt cả tâm hồn tình cảm của
mình vào hình tượng, nhờ vậy mà hình ảnh đó có thể gợi cảm với những người khác.
Điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của họa sĩ là phải có khả năng, phải
có kỹ năng kĩ xảo trong hoạt động nghệ thuật.
Những đặc điểm thể hiện sự có mặt của nguồn sống sáng tạo trong hoạt động
của trẻ là thể hiện tính tích cực, tính tự chủ và sáng kiến trong việc vận dụng những
phương pháp đã học vào việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra…
Nhận thức ban đầu trong hoạt động tạo hình của trẻ là nhận thức về tính chất của
vât liệu: bút chì, đất xét, giấy…
Cho tới khi nào trẻ bắt đầu hiểu rằng những vệt bút chì có thể nói lên một cái gì

đó(mưa rơi, cỏ mọc…) theo ý muốn của mình hoặc theo đề nghị của người lớn trẻ cố
gắng vẽ một vật nào đó thì khi đó hoạt động của trẻ đã mang tính chất tượng hình, ở trẻ
đã có ý đồ mục đích mà trẻ mong muốn thực hiện.
Như vậy giai đoạn đầu trong quá trình sáng tạo, sự xuất hiện ý đồ có tồn tại
trong hoạt động của trẻ. Nhưng khác với họa sỹ, là sau khi nảy sinh ý đồ, thường có
một giai đoạn dài, suy nghĩ về nội dung và phương thức thực hiện. Như vậy, cả 3 giai
đoạn của hoạt đông sáng tạo đều có trong hoạt động của trẻ.
12
4.Vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diện
cho trẻ em.
4.1Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhức thức đặc biệt mang tính trừu
tượng.Trong đó trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có
được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình
tượng.Bởi vậy, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát
triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: Quan sát, trí nhưos, tư duy, tưởng tượng.
Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các cảm giác về
hình, màu, kích thước, tỷ lệ,…Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả, mà trẻ thường
xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu,khám phá những điều chưa biết
về các sự vật hiện tượng.
Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biêu
tượng đã tích lũy để được “nhào nặn”, “ chế biến” thành những hình tượng mới, bổ
sung và trở nên phong phú hơn.
Quá trình vẽ nặn, xếp dán, thiết kế chắp ghép ( đặc biệt là hoạt động với các vật
liệu thiên nhiên,…) đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra tính chất của
các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của
chúng.Trong qúa trình tạo hình, trẻ lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chất
liệu như những công cụ lao động của con người.Đây chính là điều kiện rất thuận lợi
cho sự phát triện trí tuệ và nhân cách.
Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và sản

phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và
phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc.
Tham gia quan sát, phân tích và thể hiện trong tạo hình, trẻ dần dần học hỏi, nắm
bắt được các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ được rèn luyện khả năng độc lập tổ
chức, điều chỉnh quá trình nhận thức của mình.
Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ cá phẩm
chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng
tạo…
4.2 Vai trò của hoạt động tọa hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ nắng
giao tiếp xã hội.
Tham gia vào các hoạt động tọa hình trẻ có nhiều cơ hội tiếp thu các chuẩn mực
thẩm mỹ_đạo đức trong xã hội. trải nghiệm cấc xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học
hỏi các kỹ năng xã hội và đánh giá cac hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, cấc
sự kiện,hiện tượng được miêu tả.
Hoạt động tọa hình của trẻ em có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xã
hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Quá trình tạo hình của trẻ màm non thường và có thể tổ chức như một hoạt động,
cùng nhau tạo lên sản phẩm chung.Sự tương tác, hợp tác trong các hoạt động tập thể,
13
ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức như: tính kiên chì,
thói quen làm việc đến nơi đên chốn,khả năng vượt khó để đạt được mục đích, thói
quen biết nhường nhịn, biết giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợi
ích chung và lợi ích cá nhân.
4.3 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Với tư cách là hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, việc quan sát, tìm hiểu các
sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ( hình dáng, màu sắc,tỷ lệ, sự
sắp xếp trong không gian,…) nhận ra nét độc đáo tạo nên sự hấp dẫn của đối tượng
miêu tả.
Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của đối tượng miêu tả, là những yếu

tố kích tích sự xuất hiện của những rung động, của những xúc cảm thẩm mỹ( cảm xúc
về vẻ đẹp của hình, màu, nhịp điệu,vẻ cân đối hài hòa,…).Từ những các cảm thẩm mỹ,
giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật.
Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình( vẽ, nặn, xếp hình, xé dán,…) là điều
kiện thuận lợi cho trẻ vận dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tích lũy được để
phối hợp, xây dựng hình tượng mới, làm cho sản phẩm tạo hình càng sinh động, đầy
hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật.
4.4 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất cho trẻ.
Hoạt động tạo hình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển thể chất
của trẻ.
- Những giờ phút hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ,trong bầu
không khí thoải mái , sinh động sẽ tạo cho trẻ niểm vui sướng.Chính sự vui sướng,
phấn khởi này tác động tích cực tối hoạt động của tim mạch, điều hòa hoạt động của hệ
thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể.
- Những công trình nghiên cứu tâm lý học ngày nay( ở các nước như Mỹ,
Nga, Anh,…) đã nhân mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là các hoạt động
tạo hình như các biện pháp trị liệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe.
Có thể coi hoạt động tọ hình như “ món ăn tinh thần”, như một loại “Vitamin” đặc biệt
cho sự phát triển tâm lý.
4.5 Vai trò của hoạt động tạo hình với việc chuẩn bị cho trẻ đi học trường phổ
thông.
Hoạt động tạo hình chính là môi trường, một phương tiện để hình thành ở trẻ
những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập ở trường phổ thông.
Trong hoạt động vẽ, nặn, xếp dán,…trẻ được bồi dưỡng khả năng độc lập tổ chức
một quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn để tạo nên các sản phẩm vật
thể: Xác định mục tiêu-Lựa chọn nội dung-Xây dựng kế hoạch-Tìm kiếm thông tin
phương thức tạo hình và tổ chức quá trình hoạt động thực tiễn dựu đingj tạo hình.
Hoạt động tạo hình giúp hình thành và ren luyện ở trẻ khả năng đánh giá, tự đánh
giá.
14

Hoạt động tạo hình góp một phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một vốn
kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng
làm quen với các môn học mới mẻ ở phổ thông.
Việc bồi dưỡng các kỹ năng tạo hình, đặc biệt là rèn kỹ năng đồ họa trên các giờ
vẽ, tập nặn, sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và
tay,rèn luyện sự khéo léo,linh hoạt hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp trẻ học viết
ở trường phổ thông đạt kết quả tốt hơn.
Hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ về tâm lý trước khi vào lớp.
5. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung cơ bản cảu hoạt động tạo
hình cho trẻ mầm non.
5.1 Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non phải được tổ chức để thực hiện những mục
tiêu sau:
Phát huy sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ,có nhu cầu làm ra cái
đẹp,là những điều rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ trong xã hội.
Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ sở,tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền
tảng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về giá trị của
mình.
Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào cộng
đồng, xã hội.
Mục đích của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non không
nằm ngoài những mục đích cơ bản cảu giáo dục thẩm mỹ.
Phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận và khả năng thể hiện vẻ đẹp cảu các sự
vật,hiện tượng trong cuộc sống xunh quanh, để qua đó mà biểu lộ thái độ, tình cảm của
mình.
5.2 Các nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động tạo hình.
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non dược tổ chức nhằm thực hiện những nhiệm
vụ giáo dục và phát triển sau:
Hình thành ở trẻ khả năng nhận thúc thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm mỹ trước

vẻ đẹp của thế giới xunh quanh.
Giúp trẻ có những điều kiện, cơ hội biểu lộ thái độ xúc cảm của với những gì được
thể hiện trong quá trình tạo hình.
Hình thành và phát triển tính tích cực sáng tạo: tập cho trẻ biết miêu tả biết cảm theo ý
đồ, sáng kiến của bản thân, biết giả quyết các vấn đề tạo hình một cách độc lập trong
sự hợp tác.
5.3 Nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
5.3.1 Các nguyên tắc lựa chon,sắp xếp nội dung của hoạt động tạo hình.
Tính khoa học.
15
Tính thống nhất giữa các nhiệm vụ giáo dục và phát triển.
Tính vừa sức.
Tính ý thức.
Tính hệ thống kế tục.
Tính thống nhất giữa lý thuyết với thực tiễn.
Nguyên tắc giáo dục cá biệt.
5.3.2 Các nội dung của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
* Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động tạo hình.
Các năng lực chuyên biệt cho hoạt động tạo hình.
Các kiến thức chuyên biệt cho hoạt động tọa hình.
Các kỹ năng chuyên biệt cho hoạt động tạo hình.
Ngoài những khía cạnh chuyên biệt trên, nội dung của hoạt động tạo hình còn định
hướng vào việc hình thành cho trẻ các phẩm chất nhân cách cần thiết như: sự hiểu biết
phong phú về thế giới xunh quanh, các xu hướng, hứng thú, đông cơ hoạt động, những
ham thích cá nhân, lòng say mê cá nhân,lòng say mê lao động,ý chí và các phẩm chất
khác.
Để hình thành và phát triển khả năng nhận thức thẩm. mỹ và hoạt động thực tiễn
cho trẻ,người ta phân các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình thành
4 nhóm:
+ Nhóm 1: Các kiến thức, kỹ năng, năng lực thể hiện vật mẫu đơn giản(1 hoặc 1

nhóm vật mẫu).
+ Nhóm 2: Các kiến thức, kỹ năng, năng lực truyền đạt nội dung mạch lạc( chủ
đề, cốt truyện,…).
Nhóm 3: Các kiến thúc , kỹ năng, năng lực trang trí.
+ Nhóm 4: Các kiến thức và kỹ năng mang tính kỹ thuật.
Cách phân loại như trên sẽ giúp giáo viên mầm non dễ dàng xây dựng chương trình, kế
hoach cho trẻ hoạt động và dễ dàng đánh giá toàn diện sự tiến bộ của trẻ trong hoạt
động.
* Nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình.
Nội dung miêu tả được xem như là phương tiện, là con đường để thực hiện các nội
dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình.Tìm kiếm nội dung miêu tả cần xuất
phát từ 1 số nguồn cơ bản sau:
Định hướng cho chương trình hoạt động tạo hình được quy định trong chương trình
giáo dục mầm non,theo mục tiêu của giáo dục mầm non mà bộ giáo dục và đào tạo đã
ban hành.
Các vấn đề, các nội dung giáo dục mà giáo viên tìm hiểu, thu thập được và muốn
đưa đến cho trẻ.
Các kinh nghiệm hiểu biết, những mong muốn của trẻ liên quan đến hoạt động tao
hình.
Như vậy, muốn có tư liệu để lập kế hoạch cho chương trình hoạt động tạo hình của
trẻ, giáo viên cần tiến hành một số công việc cơ bản sau:
16
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện các chương trình chăm sóc-giáo dục
trẻ( do bộ giáo dục và đào tạo ban hành).
- Nghiên cứu các nội dung giáo dục và điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non.
- Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, khả năng hoạt động của trẻ để khai thác
xem “ trẻ nói gì?”, “ trẻ thích gì?”, “ trẻ có thể làm dược gì?” …(qua quan sát, trò
chuyện, trao đồi với phụ huynh, với trẻ,…).
- Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện cảu trr về mọi mặt: thể chất, trí tuệ-nhận

thức, ngôn ngữ giáo tiếp-tình cảm xã hội, thẩm mỹ-sáng tạo, giáo viên cần tổ chức cho
trr tìm hiểu, trải nghiệm và thể hiện các nội dung tạo hình phong phú thông qua mối
liên hệ phức hợp song thống nhất giữa các loại hình hoạt động tạo hình ( vẽ, nặn, xếp
dán-chắp ghép,…) và giữa hoạt động tạo hình với hàng loạt các hoạt động khác trong
trường mầm non( làm quen với môi trường xunh quanh,làm quen với toán,với tác
phẩm văn học,hoạt động âm nhạc, thể dục,…).Các mối quan hệ trên sẽ là sự định
hướng để giáo viên đưa các nội dung miêu tả của haotj động tạo hình vào các mạng
chủ điểm, các mạng nội dung giáo dục chung cũng như mạng nội dung của các loại
hình hoạt động tạo hình.
6 Những phương pháp và thủ pháp hướng dẫn hoạt động tạo
hình trong trường mầm non
6.1 Khái niệm
Phương pháp là gì?
Phương pháp là cách thức hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là
hệ thống hoạt động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức
thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình, giúp trẻ
nắm dược các hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển
ở trẻ khả năng sáng tạo.
Trong đề tài này sử dụng 4 nhóm phướng pháp: nhóm phướng pháp thông tin-tiếp
nhận, nhóm phương pháp thực hành-ôn luyện, nhóm phương pháp tìm tòi-sáng tạo,
nhóm phương pháp mang tính vui chơi.
6.2 Các nhóm phương pháp
Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận.
Đây là phương pháp tạo điều kiện phát triển ở trẻ tri thức thẩm mỹ,giúp trẻ hiểu
biết về nội dung miêu tả và phương pháp tạo hình,hình thành hứng thú, bồi dưỡng khả
năng cảm thụ thẩm mỹ.Nhóm này có 3 phương pháp:
Phương pháp quan sát: Giúp trẻ vận dụng khả năng cảm giác, tri giác,hình thành
các biểu tượng rõ nét về đối tượng miêu tả.Tiến tới đánh giá thẩm mỹ, thưởng thức cái
đẹp. Quá trình quan sát phải được tổ chức từng bước, tập cho trẻ biết phân tích, khái
quát hình ảnh của đối tượng tri giác.

17
Một quá trình quan sát thường phải phối hợp rất linh hoạt và hợp lý các quá trình
tri giác bao quát với tri giác tập chung.Cần giúp trẻ bắt đầu bằng quan sát bao quát, sau
đó tập chung vào các chi tiết, rồi trở lại quan sát toàn bộ diện mạo của đối tượng.
Nắm vững cách thức,kỹ năng quan sát như vậy trẻ sẽ trở nên tích cực và tự tập
tích lũy vốn kinh nghiệm xúc cảm, tri giác thẩm mỹ của trẻ sẽ dần được hình thành và
trở nên phong phú, làm cơ sở cho sự phát triển óc sáng tạo.
Phương pháp chỉ dẫn trực quan: Cùng vối việc tổ chức chỉ dẫn, giải thích cần
giúp trẻ tích cực huy động kinh nghiệm của mình, tập cho trr tiếp thu thông tin mới,
một biện pháp miêu tả mới cần thiết đối chiếu, so sánh với những gì đã tiếp thu, tích
lũy dược từ trước đó.Cho trẻ tham gia vào quá trình chỉ dẫn, giúp trẻ nhớ lại cái mới và
cái trẻ đã biết, để hình thành bồi dưỡng cho trẻ tính tích cực, độc lập trong hoạt động.
Phương pháp dùng lời: hoạt động lời nói đóng vai trò khá quan trọng trong việc
tạo nên hiệu quả của toàn bộ quá trình tạo hình, dùng lời phải dược xác định và phải sự
dụng phù hợp với nội dung thông tin và ngữ cảnh.Lời giải thích phải rõ ràng, ngắn gọn,
dễ hiểu, những lời nói mô tả vẻ đẹp của sự vật phải sinh đọng, đầy tính hình tượng và
gợi cảm.
Nhóm phương pháp thục hành-ôn luyện: Là hoạt động của cả giáo viên và trẻ
nhằm củng cố tri thức, bồi dưỡng kỹ năng, rèn luyện, hình thành các kỹ xảo trong hoạt
động tạo hình.muốn trẻ khong nhằm chán, cách thức tổ chức haotj động phải khiến trẻ
chủ động tiếp thu những kinh nghiệm mới, vận dụng các kinh nghiệm cũ trong cá hoàn
cảnh, điều kiện khác nhau.
Nhóm phương pháp tìm tòi-sáng tạo: Hoạt động của trẻ và giáo viên nhằm động
viên, kích thích hoạt động tìm kiếm, khám phá và phát hiện trong các hoạt động tạo
hình, qua đó mà phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ.
Nhóm các phương pháp mang tính vui chơi: Việc sử dụng biện pháp mang tính
vui chơi trong các hoạt động tạo hình sẽ làm tăng hứng thú của trẻ, tạo nên tâm trạng
phấn khởi, mong muốn được vẽ,nặn, cắt, dán và làm tăng hiệu quả của việc huy động
trí lực trong quá trình hoạt động.
Phân loại các biện pháp đó thành các nhóm:

Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xunh quanh.
Các biện pháp chơi-miêu tả có chủ đề.
Các biện pháp chơi-ôn luyện.
Các biện pháp “ trì chơi hóa” sản phẩm tạo hình.
7. Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
Có hai hình thức quan trọng:
+ Tổ chức hoạt động tọa hình trong tiết học.
+ Tổ chức hoạt động tọa hình ngoài tiết học.
7.1 Hoạt động tạo hình trong tiết học.
18
Trên thực tế, tiết tạo hình này đang được coi là hình thức quan trọng, được các
trường mầm non quan tâm nhiều nhất.
Có nhiều loại tiết học tạo hình:
Tiết học tạo hình theo nhóm nhỏ:
Tiết học theo nhóm nhỏ: là tiết học tổ chức cá nhân hoặc với những trẻ gặp khó
khăn trong bộ môn tạo hình.Nội dung của tiết học này không theo một hệ thống chặt
chẽ, tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị và có kết quả từ trước.
Tiết học theo nhóm lớp: nộ dung của tiết học này cũng bám sát vào chương trình
tạo hính.Sự tham gia của trẻ vào các tiết học này không phải là bắt buộc đối với toàn
lớp.trên các giờ học này, giáo viên lần lượt làm việc với từng nhóm, cung cấp cho trẻ
hiểu biết, rèn luyện các kỹ năng nhằm phục vụ cho tiết học bắt buộc với cả lớp.Chương
trình dạy học trong các tiết học với nhóm được giáo viên lựa chọn tùy theo điều kiện
của lớp, tùy theo hứng thú của trẻ.
Loại tiết học mang tính chủ đạo: là tiết học bắt buộc với cả lớp.Nó đóng vai trò
chủ lực mà ở đó người ta bồi dưỡng, rèn luyện cho trẻ một cách có hệ thống theo một
chương trình nhất định.
Trên tiết học của bộ môn các hoạt động khác hoạt động tạo hình không đóng vai
trò chủ đạo, các nhiệm vụ tạo hình không phải là nhiệm vụ chính, nhưng ở đó người ta
có thể kết hợp giải quyết các nhiệm vụ phát triển.Khả năng hoạt động tạo hình của trẻ
có thể đưa vào đó các yếu tố của hoạt động tạo hình.

Các tiết học tạo hình trong trường mầm non được phân theo các loại hình của hoat
động tạo hình: vẽ, nặn, xếp dán,…Ngoài ra còn mốt số tiết học mang tính ứng dụng
như: xếp hình, gấp giấp,…
Thể loại các tiết học tạo hình được phân loại theo cơ sở của sự hình thành hình
tượng, gồm 3 loại:
+ Các tiết học tạo hình theo mẫu.
+ Các tiết học tạo hình theo đề tài.
+ Các tiết học tạo hình theo ý thích.
Tiết học theo mẫu: là loại tiết học mà ở đó trẻ miêu tả, tái hiện lại một cách tương
đối chính xác hình ảnh cảu đối tượng miêu tả.Trên các tiết học này người ta cung cấp
kiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác về đối tượng miêu tả để giúp trẻ
hình thành những biểu tượng một cách rõ nét và tiếp thu những ấn tượng ban đầu một
cách sâu sắc.
Đây là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách trực tiếp,
quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó ngoiaf các tiết học
một cách cụ thể, thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện ở trẻ phát triện khả
năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ tri giác.Khi trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnh
về đối tượng mình miêu tả, thì quá trình cho trẻ tái hiện những hình ảnh tri giác tốt
hơn.Trong các tiết học mẫu, theo sản phẩm phải giống nhau, sự tương đối giữa hình
ảnh được miêu tả chủ yếu của các loại tiết này là những sự vật đơn lẻ, có cấu trúc
tương đối đơn giản.Mục đích là tập cho trẻ quan sát, cung cấp cá hiểu biết, các kỹ năng
kỹ xảo.
19
Tiết học theo đề tài: Đây là nét mang tính ôn luyện, ở đó trẻ phải sử dụng các biểu
tượng, hiểu biết đã được tích lũy, cất giữ trong tri nhớ để tái tạo lại các hình ảnh mà nó
không nhìn thấy trực tiếp.Tiết học theo đề tài còn có thể hiểu là tạo hình theo trí nhớ
hoặc theo sự hình dung( không có mẫu để quan sát trực tiếp).
Mục đích của loại tiết này là phát triển trí nhớ hình tượng, tưởng tượng tái tạo, rèn
luyện khả năng tích cực đập lập.
Tiết học tạo hình theo ý thích: Miêu tả khả năng tượng sáng tạo, thể hiện những

biểu tượng hình tượng mà khả năng tưởng tượng sáng tạo nên.
Mục đích của loại tiết này là hình thành và phát triện ở trẻ khả năng hoạt động tích
cực độc lập, sáng tạo.Nội dung miêu tả của tiết học này thể hiện các quan hệ tương đối
phức tạp giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xunh quanh, là sự tổng hợp, phối
hợp giữa các nội dung mà trẻ đã thể hiện trên các tiết học tạo hình theo mẫu hoặc theo
đề tài.
7.2 Hoạt động taọ hình ngoài tiết học:
Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác,vốn biểu tượng,
hình tượng phong phú về thế giới xunh quanh, cần bổ sung cho hệ thống các tiết học
tạo hình ít ởi bằng hàng loạt hoạt động phóng phú “mọi lúc mọi nơi”, trong các giờ học
khác, các hoạt động vui chơi mà mọi hoạt động sinh hoat hàng ngày của trẻ.Chính
những hoạt động mang tính tạo hình không bị gò bó, phù hợp với hứng thú và tầm hiểu
biết của trẻ, sẽ nuôi dưỡng ưor trẻ lòng say mê với môn học tạo hình và tạo điề kiện ở
trẻ tính tích cực nhận thức.Thông qua đó, giáo viên cung cấp cho trẻ những kiến thức
về cái đẹp, kỹ năng kỹ xảo, đặc biệt là xúc cảm tính cảm.
Các hoạt động này có thể là quá trình tri giác chuyên biệt ngoài tiết học cho trẻ tri
giác và phải được chuẩn bị các bước đầy đủ cho trẻ tri giác đối tượng miêu tả được
tốt.Hoặc có thể là hình thức chơi tạo hình. Hoạt động tạo hình có mối liên hệ rất chặt
chẽ với hoạt động vui chơi.Cả hai hoạt động cùng là quá trình lĩnh hội cá kinh nghiệm
xã hội, quá trình phản ánh hiện thực xã hội qua lăng kính chủ quan của trẻ.Qua đó sẽ
tạo ra khoảng rộng cho hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo trong tạo hình.
Có thể nói phương châm “học mà chơi, chưoi mà học” sẽ rất có hiệu quả, nếu
chung sta biết lồng ghép các biện pháp vào trong phương pháp dạy học cho trẻ.Nó
không chỉ giúp trẻ cảm thấy hứng thú đối với hoạt động tạo hình, mà thông qua đó trẻ
tiếp thu được các tri thức kỹ xảo, tượng tượng sáng tạo trong quá trình tri thức đối
tượng miêu tả.
8. Trò chơi và hoạt động chơi
8.1 Khái niệm:
Chơi là hoạt động độc đáo của con người, là một phần không thể thiếu trong đời sống
của trẻ thơ.Không thể làm việc với trẻ mà không hiểu về “ việc chơi” của trẻ.trò chơi

tạo hình giúp trẻ hứng thú và phát triển tich scuwcj hơn khả năng sáng tạo của trẻ, giúp
trẻ thổ lộ hết khả năng tạo hình của mình.
20
8.2. Trò chơi của trẻ em là phương tiện để giáo viên tổ chức sinh hoạt của trẻ ở
trường mầm non
Các trò chơi giữ vị trí ưu tiện trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non.
Tạo điều kiện để trẻ tự chơi, một trong những biện pháp tổ chức sinh hoạt sáng tạo
của trẻ.
Các trò chơi là nội dung và hình thức tổ chức thể dục sáng cho trẻ.
Các trò chơi dược sử dụng vào mục đích dạy học.Trò chơi dược sử dụng như hình
thức tổ chức toàn bộ giờ học
Các trò chơi dược sử dụng như biện pháp tổ chức đầu giờ học.
Yếu tố chơi kích thích trẻ trên giờ học.
8.3. Các thủ thuật trò chơi
Sử dụng yếu tố trò chơi trong hoạt động tạo hình là phương pháp có hiệu quả.Trẻ
càng nhỏ thì trò chơi chiếm vị trí càng lớn.Việc thủ thuật sử dụng trò chơi trong giưof
tạo hình làm tăng thêm sự hấp dẫn, ham thích của trẻ đối với hoạt động tạo hình, hình
thành tâm trạng tích cực cho trẻ, do cậy hiệu quả cảu giờ học tăng lên.
Những thủ thuật chơi có những đặc điểm khác nhau và được sử dụng với mục đích
khác nhau.Ở lớp bé, các thủ thuật này được áp dụng với mục đích tập trung sự chú ý,
làm tăng hứng thú với hoạt động tạo hình.Ví dụ như banj búp bê đến chơi với các em
và đề nghị các em vẽ chân dung tặng bạn búp bê.Các con vật như sống cùng trẻ, trò
chuyện với trẻ, dựa vào đó mà giáo viên nghĩ ra tình huống để lồng vào đó nhiệm vụ
giờ học.Đối với trẻ lứa tuồi lớn, có thể đề nghị các em đóng vai trong trò chơi: người
thợ sản xuất bát đĩa,nhà nhiếp ảnh,tổ chức triên lãm tranh,…
Những sản phẩm nặn hay vẽ trang trí có thể sử dụng trong trò chơi sau giờ học,sự
liện quan giữa giờ học và chơi có tác dụng tốt,phát triển lòng yêu thích đối với hoạt
động tạo hình, có thể phát triển ối liên quan này như: Nặn rau quả đẻ chơi trò “ bán
hàng mậu dịch”, cát dán tấm thảm nhỏ đẻ trang trí phòng búp bê…
Sử dụng yếu tố chơi nên nhất quán từ đầu đến cuối giờ học, chẳng hạn có búp bêb

đến chơi, các em nặn bánh mời búp bê thì đến cuối giờ học, cô giáo xếp bánh vào đĩa
mời búp bê, cô khen bánh cả lớp làm rất đẹp và ngon. Tất cả các phương pháp và thủ
pháp trên trong quá trình dạy học cần kết hợp với nhau và tác động qua lại với nhau,
giúp trẻ hiểu và tiến hành công việc một cách dễ dàng, gây được hứng thú với hoạt
động tạo hình và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
8.3. ý nghĩa giáo dục trò chơi tao hình:
Cơ hội làm nảy nở thái độ sống tích cực.
Cơ hội hình thành tự ý thức của trẻ nhỏ.
Cơ hội phát triển nhận thức cảm tính.
Cơ hội phát triển vận động.Cơ hội hình thành các trò chơi tiêu biểu của tẻ mẫu giáo.
8.4 . Các nguyên vật liệu tạo hình;
Các nguyên vật liệu mở như: lá, hoa, hộp sữa, dây, hột hạt…
Đất sét, màu
21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
1. Vài nét về đặc điểm,tình hình của trường mầm non Hoa Hồng
Quá trình thành lập
Trường mầm non Hoa Hồng được thành lập từ năm 1988,địa chỉ của trường là :
Số 6 Trần Tử Bình – Phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
-Cơ cấu của trường
+Tổng số cháu: 890 cháu
+ Tổng số lớp : 18 lớp - 6 lớp mẫu giáo lớn: A1, A2, A3, A4, A5, A6
- 6 Lớp mẫu giáo nhỡ: B1, B2, B3, B4, B5, B6
- 4 Lớp mẫu giáo bé: C1, C2, C3, C4
- 2 Lớp nhà trẻ: D1, D2
+ Tổng số cán bộ giáo viên: 56
+ Ban giám hiệu: 3 người
.
18/18 lớp thực hiện chương trình “ đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ”. Về đội

ngũ: 100% giáo viên đặt chuẩn và trên chuẩn trình độ nghiệp vụ sư phạm, số lượng
giáo viên giỏi các cấp đều tăng theo hàng năm, hiện nay trường có 1 giáo viên giỏi cấp
tỉnh. Về phương pháp dạy: 100% giáo viên đều nắm được phương pháp tổ chức các
hoạt động nhưng việc vân dụng phương pháp theo hình thức đổi mới thì chưa sáng tạo
còn rập khuôn. Đặc biệt là việc lựa chọn, sưu tầm các nguyên vật liệu mở để làm đồ
dùng dạy học đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư để đưa vào giảng dạy theo chủ đề,
chủ điểm đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, để khai thác hết hiệu quả sáng tạo trong tạo hình,
đáp ứng mục tiêu đề ra trong việc sử dụng các nguyên vật liệu mở, đẻ trẻ thích thú khi
được tiếp xúc với các nguyên vật liệu mở, giúp trẻ hứng thú khi học bộ môn tạo hình.
Các phương pháp dạy trẻ có sáng tạo trong tạo hình để ứng dụng trong các môn học
khác.
Do đó, để nắm được thực trạng và chất lượng sáng tạo trong tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi,
em tiến hành khảo sát 30 cháu lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hoa
Hồng - Phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy – Hà Nội, đồng thời đưa ra tiêu chí đánh
giá với các nội dung sau:
2. Mục đích điều tra:
Chúng tôi tiến hành điều tra để thấy kỹ năng, kỹ xảo trong việc sử dụng trò chơi trong
việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi. từ đó rút ra được những hạn chế.
Trên cơ sở đó đề ra những phương án và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo
hình cho trẻ.
2.1. Phương pháp điều tra thực trạng:
Để đạt được hiệu quả và sự sáng tạo trong tạo hình, tôi phối kợp sử dụng các biện
pháp sau:
22
Phương pháp quan sát hoạt động tạo hình của trẻ 5 -6 tuổi trên tiết học, hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời.
Phương pháp phân tích tranh vẽ của trẻ 5 -6 tuổi.
Phương pháp thống kê so sánh kết quả hoạt động.
Kết quả điều tra thực trạng:
2.2. Kết quả quan sát hoạt động tạo hình:

2.1.2. Trên tiết học:
Số lớp quan sát: lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Hồng
Số trẻ: 30 cháu/ lớp A1
Quan sát tự nhiên:
Tôi đã dự giờ đồng nghiệp với số tiết là 3 về nội dung vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi:
Vẽ ấm pha trà ( mẫu)
Vẽ quà tặng chú bộ đội( đề tài)
Vẽ theo ý thích.
2.1.2 Trong hoạt động góc:
Quan sát các cháu chơi ở góc tạo hình:
Về nội dung: trẻ thực hiện các bài tập tạo hình theo chủ đè rất hứng thú và sáng tạo.
Về phương pháp: trẻ đã có các kỹ năng và hoàn thành sản phẩm.
Về hiệu quả: có vài bạn thể hiện rất tốt tranh của mình, nhưng đa số chưa có hứng thú
và hoàn thành.
2.1.3 Trong hoạt đọng ngoài trời:
Về nội dung: trẻ tự chọn nội dung theo ý trẻ.
Về hiệu quả: phương pháp ôn luyện thực hành.
Về phương pháp: đa số trẻ hứng thú và sáng tạo trong khi hoàn thành đè tài.
3.2 Kết quả phân tích hoạt động:
Phân tích tất cả các sản phẩm hoạt động tạo hình mà trẻ đã tạo nên qua tiết học,
hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và 1 số hoạt động khác của trẻ để phân tích biểu
hiện khả năng sắp xếp bố cục, màu sắc, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.
+ Về mầu sắc: trẻ biết dung các màu nóng và lạnh để tô vào bức tranh của mình,
song sự kết hợp màu cho hài hòa bức tranh còn kém. Trẻ đã sử dụng màu không bắt
chước và màu bắt chước.
+ Về bố cục tranh: trẻ nmaaux giáo 5 -6 tuổi đã biết tạo nên bố cục tranh với tứ
thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng để tạo nên mối liên hẹ
chặt chẽ giữa nội dung và hình thức của bức tranh. Nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp
thể hiện sự vận động, hành động và mối quan hệ giữa các sự vật và nhân vật.
+ Sự sáng tạo của trẻ là tất cả những đặc thù của quá trình phát triển khẳ năng tạo

hình qua từng gia đoạn. Ta thấy được bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật tạo
hình của trẻ đứng với bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật. Đó là: quan sát thực
tế, ghi nhận những hình ảnh, hình tượng trong trí nhớ, phát triển và nảy sinh ý tưởng,
xuất hiện chủ đề, ấp ủ và hoàn thiện ý tưởng, chủ đè thể hiện ý đồ thông qua ngôn ngữ
tạo hình. Kết thức quá trình sáng tạo và sự ra đời của hình tượng nghệ thuật. Vì vậy có
23
thể nói rằng hoạt động tạo hình của trẻ l;à một quá trình sáng tạo nghệ thuật ở một góc
độ nào đó.
3. Các tiêu chí và thang đánh giá:
3.1 tiêu chí đánh giá kỹ năng
* Về khả năng sử dụng công cụ vật liệu tạo hình
Qua dự giờ các tiết của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, tôi thấy được kỹ năng sử dụng công cụ
vật liệu như biết cách cầm bút để vẽ như thế nào cho đúng, biết sử dụng màu khi tô
màu tranh vẽ, biết đặt giấy như thế nào cho đúng,…
*Tính linh hoạt và tốc độ
Tính linh hoạt và tốc độ cảu trẻ rất kem, vì vậy giáo viên rất vất vả khi bồi dưỡng
cho trẻ kỹ năng vẽ với tính linh hoạt sáng tạo.Vì điều kiện trên, giáo viên đã dùng các
phương pháp kỹ năng khác nhau để bồi dưỡng tinh slinh hoạt cho trẻ trong khi vẽ.
Trong quá trình tạo hình nhất là hoạt động vẽ, trẻ hoạt động rất thụ động, vì thế
tốc độ vẽ của trẻ rất kém, phấn lớn là dựa vào gợi ý của giáo viên.Vì vậy. để hoàn
thành dược sản phẩm của mình thường chậm trễ, tốc độ nhấn bút chậm.
*Sự biểu cảm độc đáo của kỹ năng thể hiện
Khi vẽ trẻ đã biết các nét từ đơn giản đến phức tạp, từ những nét thẳng, thẳng
ngang, nét dọc, nét xiên, nét cong, lượn mềm mại và liền mạch.Vì thế các nét vẽ cong
không đứt đoạn, vì trẻ đã nắm và hiểu được một số nét độc đáo của kỹ năng vẽ trong
hoạt động tạo hình.
* Tính chủ động trong hoạt động tạo hình:
Trẻ đã chủ động trong các hoạt động tạo hình, trẻ đã tự mình làm chủ trên giấy vẽ
theo yêu cầu của giáo viên về giờ vẽ đối với trẻ.Trẻ chủ động cầm bút vẽ các đường nét
mà nó nghĩ là đúng để tạo nên sản phẩm cuối cùng của trẻ và có sự gợi ý của giáo viên

khi trẻ đã chủ động vào hoạt động tạo hình của mình.
3.2 Thang đánh giá:
Qua dự giờ 1 lớp với số trẻ 30 cháu ở tiêt hoạt động tạo hình: Vẽ ấm pha trà
( mẫu) ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi với số lượng 30 sản phẩm của trẻ. Tôi có nhận xét
sau:
Tiêu chí 5 – 6 tuổi
1 3
2 3
3 4
Tổng cộng 10
Mức độ cao: 8 – 10
Mức độ trung bình: 5 – 7
Mức độ thấp: < 5
4 .Kết quả tực trạng:
4.1 Kết quả quan sát tự nhiên ( dự giờ)
24
Sau 1 quá trình quan sát tự nhiên tôi đã dự giờ giáo viên đứng lớp dạy trẻ tiết tạo hình
vẽ mấu: “vẽ ấm trà”, tôi đã ghi chép tình hình hoạt động của cô và trẻ, rút ra 1 số nhận
xét sau:
*Về nội dung:
Nội dung chương trình của mẫu giáo lớn đã phong phú và đa dạng hơn chương trình
lớp nhỡ và bé. Vì vậy vốn biểu tượng của trẻ đã được mở rộng hơn những chưa hoàn
thiện.
Ví dụ: khi vẽ cái ấm pha trà trẻ chưa biết kết hợp kỹ năng vẽ các nét cong với nhau, khi
vẽ đến cái vòi ấm trẻ vẽ nét cong còn vụng và chưa cân đối với mình ấm (thường trẻ vẽ
cái vòi cao hơn thân ấm).
Có thể nói nội dung chương trình rất gần gũi với trẻ, yêu cầu đối với trẻ còn đơn điệu,
ít tập trung vào rền luyện ở trẻ các thao tác bên trong, không đòi hỏi trẻ sự nỗ lục của
trí tuệ, cũng như tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, tìm kiếm nội dung và cách thức miêu
tả.

*Về phương pháp:
Cô đã dùng phương pháp đàm thoại và biện pháp giải trình các kỹ năng vẽ đã tạo nên
cái ấm pha trà, cô đã sủ dụng biện pháp dùng lời nói để miêu tả cái ấm pha trà và đàm
thoại, giải tích với trẻ các kỹ năng vẽ các nét cơ bản và dùng lời nói truyền cảm để mô
tả vẻ đẹp của sự vật, những hcir dẫn câu hỏi, trả lời đàm thoại trao đổi và với các thủ
thuật, câu đó, trò chơi và câu truyện để tạo nên sự chú ý của trẻ vào mẫu vẽ của cô.
*Về khả năng của trẻ:
Trong quá trình vẽ trẻ còn thụ động, phần lớn trẻ không có để khẳ năng vận dụng vốn
kinh nghiệm để tưởng tượng nên hình ảnh sáng tạo.
Sự yếu kếm của trẻ trong cảm thụ thẩm mỹ còn hạn chế và sự tiếp thu và vận dụng
truyền cảm đường nét, maud sắc, hình dáng và phát triển các hình ảnh tưởng tượng
sáng tạo.
Trong quá trình khảo sát việc sử dụng nguyên vật liệu mở của cô để dạy trẻ nâng cao
chất lượng hoạt động tạo hình, thu được kết quả:
Bảng 1: Thực trạng của giáo viên trong việc sử dụng các nguyên vật liệu mở để dạy trẻ
nâng cao chất lượng của bộ môn tạo hình:
Số cô Mức độ Kỹ năng hứng thú Tốc độ Kỹ năng sáng tạo
15 cô Số cô % Số cô % Số cô %
Mức độ
A
5 33,34 10 66,66 6 40
25

×