Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Công tác giám định bồi thường Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.32 KB, 84 trang )

Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại quốc tế)
PVI : Petrolimex Vietnam Insurance (Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam)
BHVCXCG : Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
GTVT : Giao thông vận tải.
STBH, STBT: Số tiền bảo hiểm, Số tiền bồi thường,
NĐBH, HĐBH: Người dược bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm .
CB,GĐV, NT3: Cán bộ, Giám định viên, Người thứ ba.
BHTNDS: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
BHDK: Bảo hiểm Dầu khí.
TCKT : Tài chính kế toán
KH&PTKD: Khách hàng và phát triển kinh doanh.
CBCNVC: Cán bộ công nhân viên chức.
QT : Quy trình.
GĐ-BT: Giám định - Bồi thường.
MTN: Mức trách nhiệm.
BB: Biên bản
1
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
DANH MUC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1: Tình hình tai nạn giao thông vận tải tại Việt Nam (1997-2006).
Bảng 2: Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam
Bảng 3 : Cơ cấu khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Dầu khí
Hà Nội.
Bảng 4: Tình hình trục lợi bảo hiểm tai công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
Bảng 5: Tình hình giải quyết bồi thường .
Bảng 6: Bảng tỷ lệ khấu hao theo thời gian sử dụng.
Sơ đồ 1: Sơ đồ quá trình Giám định và bồi thường theo phân cấp.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Công ty bảo hiểm Dầu khí.


Biểu 1: Hồ sơ bồi thường vật chất xe cơ giới.
Biểu 2: Biểu phí và mức trách nhiêm dân sự của chủ xe cơ giới
2
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU.
Hội nhập WTO và theo đó là sự chuyển mình nền kinh tế, khi mà
pháp luật nước ta ngày càng thoáng hơn cho ngành kinh tế nói chung và
ngành bảo hiểm nói riêng để nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh
tế càng phát triển thì nhu cầu được bảo vệ an toàn càng được nâng cao, khi
đó ngành bảo hiểm càng trở nên quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân,
mỗi doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội.
Trong thị trường bảo hiểm càng lớn mạnh, ngày càng có nhiều công ty
tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, các nghiệp vụ bảo hiểm ngày
càng phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói chung và nghiệp vụ
bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng.
3
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Kinh tế càng phát triển thì số lượng xe tham gia càng nhiều thì số
lượng tham gia giao thông càng nhiều, nguy cơ xảy ra tai nạn càng cao. Điều
này cho thấy sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới đối với mọi người
khi tham gia giao thông. Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp
vụ chiếm doanh thu khá cao của Công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội, tuy mói
chỉ là nghiệp vụ mới được triển khai không lâu trên thị trường, nhưng đã
mang lại lợi nhuận không nhỏ cho cho công ty. Đối với doanh nghiệp bảo
hiểm nói chung và công ty bảo hiểm Dầu khí nói riêng, nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ truyền thống có tỷ lệ thu phí cao .
Cũng như các hoạt động khác kết quả và hiệu quả kinh doanh luôn đặt
lên hàng đầu.Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, miếng bánh thị
phần về nghiệp vụ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giớ bị san sẻ cho nhiều

công ty bảo hiểm khác nhau.Trước tình hình đó Tổng công ty Bảo hiểm Dầu
khí nói chung và công ty bảo hiểm Dầu khí Hà nội nói riêng đang tích cực
tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ này. Một trong những
biện pháp đó là công tác giám định bồi thường, vì đây là khâu quan trọng,
thể hiện chất lượng phục vụ của Công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội (PVI Hà
Nội).
Nhận thức được vấn đề, nên trong thời gian thực tập tại PVI Hà Nội
em đã quyết định chọn đề tài “Công tác giám định bồi thường Bảo hiểm
vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội” để viết chuyên
đề thực tập.
Ngoài lời mở đầu thì kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về nghiệp vụ BHVCXCG và công tác Giám
định bồi thường.
Chương 2 : Thực trạng và công tác Giám định bồi thường tổn thất nghiệp
vụ BHVCXCG tại Công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
4
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Chương 3 : Một số đề xuất đối với công tác Giám định bồi thường tổn
thất ngiệp vụ BHVCXCG tại Công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
Em hy vọng qua đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào chiến
lượcc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bảo hiểm Dầu khí nói chug
và của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng trên thị trường bảo
hiểm.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Lệ Huyền cùng các cán bộ
Phòng Giám định- Bồi thường đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Với kiến thức và thời gian có hạn do đó chuyên đề thực tập của em sẽ không
tránh khỏi sự sai sót vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo
của thầy cô, cán bộ để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT
CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG.

1.1 Lí luận chung về nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất
xe cơ giới.
1.1.1.1 Đặc điểm của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ:
Giao thông vận tải là ngành kinh tế có vị trí quan trọng ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tất cả nền kinh tế xã hội. An ninh, quốc phòng , giao thông vận
tải chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tầng và là thước đo cho sự phát
triển của các quốc gia .
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành ngành GTVT nước ta đã
hình thành một mạng lưới giao thông khá dày đặc và phong phú với hình
thức chủ yếu là vận tải đường thủy và đường sắt và vạn tải hàng
không.Trong các hình thức đó, hình thức giao thông vận tải đường bộ bằng
xe cơ giới là hình thức chủ yếu phát triển.
5
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Mọi tài sản và con người trong cuộc sống hàng ngày đều có thể gặp
rủi ro, xe cơ giới là luôn nguy hiểm cao độ có thể tạo ra các rủi ro cho các
đối tượng khác, đồng thời con người tài sản và chính chiếc xe đó cũng có thể
gặp rủi ro. Khi gặp rủi ro sẽ gây cho người gặp rủi ro hoặc các chủ sở hữu tài
sản khó khăn về tài chính, gây ra nhiều cản trở cho cuộc sống hàng ngày.
Xe cơ giới tham gia giao thông có thể hiểu là tất cả các loại xe tham
gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm
ô tô, mô tô và xe máy. Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể
xảy ra gây tổn thất cho mình, các chủ xe cơ giới (bao gồm các cá nhân, các
tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ
giới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới ).
Nhìn chung xe cơ giới có đặc điểm sau:
Xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ bằng chính
động cơ chiếc xe đó bao gồm ô tô, xe máy …
Xe cơ giới được xác định dựa trên 3 tiêu thức:

• Phải gắn động cơ.
• Phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển.
Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Đây là hình thức vận chuyển có tính cơ động cao với sự tham gia
đông đảo các loại xe: xe tải khách, xe con, xe máy.
Thứ hai : Xe cơ giới có thể vận chuyển người, hàng hóa tới nơi mà các hình
thức khác không thực hiện được.
Thứ ba: Phương thức vận chuyển của loại hình vận tải này nhanh, chi phí
vừa phải, tiền vốn cho mua sắm thiết bị và chi phí đường sá của vận tải
đường bộ ít tốn kém hơn, điều này phù hợp với hoàn cảnh nước ta.
6
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Thứ tư: Sử dụng các phương tiện xe cơ giới cũ đơn giản và thuận tiện hơn
phương tiện khác.Với những ưu điểm trên, vận tải đường bộ bằng xe cơ giới
đã trở thành hình thức sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.2 Sự cần thiết khách quan phải bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu cho người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử
vong vì tai nạn giao thông đường bộ và hàng chục triệu người khác bị
thương tích. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm:
chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về
phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ ai nạn
giao thông đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính
người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác tai
nạn giao thông đường bộ gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng
như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng di chứng về tâm lý hết
sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong
một địa phương, một quốc gia xảy ra tai nạn giao thông quá nhiều sẽ gây
nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó.
Theo nguồn từ Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, số vụ tai nạn tham

gia giao thông đường bộ liên quan đến xe cơ giới gia tăng theo từng năm và
đang trở thành vấn đề đáng báo động không chỉ đối với Việt Nam mà toàn
thế giới.
Bảng 1: Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam (1997-2006)
Năm
Số vụ tai
nạn (vụ)
Số người
bị chết
(người)
Số người
bị thương
(người )
Số vụ tai
nạn bình
quân( vụ)
1997 19162 5324 20465 52,49
1998 20725 5518 21869 56,78
7
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
1999 21512 5682 22897 58,94
2000 23115 6131 24264 63,33
2001 24324 7526 25689 66,64
2002 25998 8312 25955 71,23
2003 27121 8851 26256 74,33
2004 29135 9103 27102 79,82
2005 29083 11214 28326 79,69
2006 30125 12111 28965 82,53
( Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy số vụ tai nạn gia tăng qua các năm: năm 2006

số vụ tai nạn tăng hơn 10000 vụ so với năm 1997. Số người bị chết năm
2006 tăng gấp đôi so với năm 1997. Số người bị thương có dấu hiệu gia tăng
theo từng năm. Do đó số vụ tai nạn bình quân không hề giảm mà tăng theo.
Những con số gia tăng trên như một lời cảnh báo cho tất cả mọi người khi
tham gia giao thông, các loại tai nạn giao thông luôn ảnh hưởng không nhỏ
tới cuộc sống người dân, nhất là những người không may bị xảy ra rủi ro. Sự
ra đời của bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng là
cần thiết. Tai nạn giao thông đường bộ phát sinh chủ yếu từ một số nguyên
nhân như:
Nguyên nhân khách quan:
• Bồi thường xe cơ giới có tính cơ động cao và nó tham gia triệt để vào
quá trình vận chuyển, vì vậy mà nguy cơ tai nạn lớn hơn loại hình
giao thông vận tải khác.
• Điều kiện tự nhiên nước ta không thuận lợi cho giao thông như mưa,
bão, lũ lụt nhiều, địa hình hiểm trở nhiều đòe dốc nguy hiểm.
Nguyên nhân chủ quan.
• Số lượng xe cơ giới gia tăng nhanh chóng va tăng đột biến vì do nhu
cầu vận chuyển người dân ngày càng cao ngoài ra giá thành xe cơ giới
ngày càng hạ.
8
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Tốc độ tăng ô tô 8-9%
Tốc độ tăng mô tô 20-30%
Chính do sự gia tăng của phương tiện quá nhanh nhu vậy đã làm tăng
mật độ các phương tiện trên đường, gây ra nguy cơ tai nạn.
• Cơ sở hạ tầng giao thông nước ta còn chưa đáp ứng được so với tốc
độ gia tăng cuả phương tiện giao thông trong năm vừa qua. Nhìn
chung ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của chủ phương tiện
giao thông còn kém. Khi tham gia giao thông, họ coi thường luật
pháp, tính mạng tài sản của bản thân và người khác .

1.1.1.3. Sự cần thiết bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Mọi tài sản và con người trong cuộc sống hàng ngày đều có thể gặp
rủi ro, xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ có thể tạo ra các rủi ro cho các
đối tượng khác, đồng thời con người, tài sản và chính chiếc xe đó cũng có
thể gặp rủi ro. Khi gặp rủi ro sẽ gây cho người gặp rủi ro hoặc các chủ sở
hữu tài sản khó khăn về tài chính, gây ra nhiều cản trở cho cuộc sống hàng
ngày. Một vấn đề đặt ra phải làm thế nào hạn chế rủi ro, đồng thời khi rủi ro
xảy ra cách khắc phục nó như thế nào, đây là một câu hỏi hóc búa, khó lý
giải, nhưng khi có sự can thiệp của các nhà Bảo hiểm thì câu hỏi này được
trả lời rõ ràng và mạch lạc.
Người tham gia bảo hiểm bỏ ra một khoản tiền rất nhỏ so với giá trị
tài sản, hoặc chi phí khắc phục hậu quả (hồi phục sức khoẻ, trách nhiệm phải
bồi thường theo luật, …) đó gọi là phí bảo hiểm, khoản phí này được đóng
cho Công ty bảo hiểm, khi không may gặp rủi ra gây tổn thất cho tài sản,
tính mạng, sức khoẻ, trách nhiệm dân sự thì người được bảo hiểm sẽ được
Công ty bảo hiểm bù đắp về tài chính thoả đáng.
9
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn khó khăn
mà với việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường thủy với chi
phí rất cao do đó không phù hợp. Mặt khác đường sá phức tạp phần lớn diện
tích là đồi núi, việc vận chuyển bằng đường thủy còn ít, chính vì vậy vận
chuyển bằng xe cơ giới là chủ yếu và được sử dụng rộng rãi trong nền kinh
tế quốc dân.
Số lượng xe cơ giới tham gia dày đặc đã tiềm ẩn một số nguy cơ, tăng
số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông đường bộ
trong cả nước. Tai nạn giao thông tỷ lệ với sự gia tăng của phương tiện giao
thông do đó người bị tai nạn thường là người trụ cột trong gia đình và các
doanh nghiệp nếu tai nạn giao thông đó xảy ra, thiệt hại không chỉ bó hẹp
trong vụ tai nạn mà làm mất mát thu nhập cho cả gia đình, ảnh hưởng tới

quá trình sản xuất kinh doanh, gây hậu quả nặng nề.
Trước nhu cầu đòi hỏi cấp thiết đó để đảm bảo bù đắp những thiệt hại
xảy ra, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm vật chất nói
riêng đã được ra đời và triển khai ở các công ty bảo hiểm phi nhân thọ và là
biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Sự ra đời của các nghiệp vụ này là cần
thiết, không chỉ bởi chủ phương tiện tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới
để được bù đắp những thiệt hại vật chất xảy ra đói với xe của mình nhằm
khắc phục khó khăn khi có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm vì người
bảo hiểm sẽ bù đắp các thiệt hại của chính chủ xe giúp họ nhanh chóng khắc
phục hậu quả tai nạn và sớm ổn định cuộc sống sản xuất kinh doanh.
1.1.2.Tác dụng của bảo hiểm vật chất ce cơ giới:
Giống như bảo hiểm nói chung, BHVCXCG có tác dụng sau :
Thứ nhất : Trực tiếp góp phần ổn định tài chính khắc phục khó khăn cho
chủ xe và lái xe khi có rủi ro xảy ra .
10
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Rủi ro dù do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều xảy gây thiệt hại về kinh
tế ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống sản xuất kinh doanh của các cá nhân,
kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có
lúc gây thiệt hại về người. Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi
thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn
định đời sống, sản xuất kinh doanh. Từ đó, họ khôi phục và phát triển sản
xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường .Tác động này
phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia
Thứ hai : Tích cực góp phần, ngăn ngừa đề phòng tai nạn giao thông, hạn
chế tổn thất .
Khi tham gia BHVCXCG, chủ phương tiện tham gia giao thông phải
nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, nguồn phí này góp phần hình thành
quỹ tài chính của công ty bảo hiểm, nó sử dụng chủ yếu vào công tác bồi
thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, ngoài ra còn sử dụng cho việc đề

phòng hạn chế tổn thất. Các công ty bảo hiểm đã bỏ ra một khoản tiền rất
lớn để cùng với cơ quan chức năng tiến hành xây dựng nánh lạn, các biển
báo nơi nguy hiểm, biến báo tốc độ cho phép, nhằm ngăn ngừa tai nạn giao
thông.
Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn thực hiện công tác tuyên truyền
luật An toàn giao thông nhằm thực hiện công tác hạn chế tổn thất
Thứ ba: Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của Ngân sách Nhà Nước .
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên than gia đóng góp, cơ quan công
ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho
người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy
ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các
doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm
họa, mang tính xã hội rộng lớn. Mặt khác, hoạt động bảo hiểm nhất là bảo
11
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
hiểm thương mại có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông
qua các loại thuế, tăng thu cho ngân sách.
1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.2.1 Đối tượng bảo Hiểm.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình tài sản và nó được thực hiện
dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện .Thông thường các chủ xe cơ giới( bao
gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ một ai đó mà
đưuọc phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe
cơ giới) thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớ với hàng hóa
chở trên xe.
 Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe.
 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe:
 Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;

 Bảo hiểm vật chất xe.
Chủ xe tham gia bảo hiểm Vật chất xe là để được bồi thường thiệt hại
vật chất xảy ra đối với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên.
Vì vậy đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe
còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia.
Đối với xe mô tô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn
bộ vật chất thân xe.
Đối với xe ô tô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể
tham gia từng bộ phận của xe ( bộ phận thường thống nhất quy định là tổng
thành xe ). Xe ô tô thường có các tổng thành : thân vỏ ; động cơ ; hộp số …
Là những thiệt hại vật chất xe cơ giới được bảo hiểm do nguyên nhân
bất ngờ gây ra gồm:
12
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
 Xe du lịch : các loại xe con, xe chở khách và xe chở người .
 Xe tải : các loại xe tải, đầu kọa, sôm rơ mốc, xe chuyên dùng.
 Xe pick up : Xe vừa chở người vừa chở hàng.
 Các thiết bị chuyên dùng đi theo xe.
Lưu ý : xe có thiết bị chuyên dùng : thiết bị nâng làm vệ sinh, bốc hàng,
trộn bê tông, xe chở gaz, xăng dầu , hóa chất , cây…
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm :
Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ,các rủi ro được bảo hiểm thông
thường bao gồm:
 Tai nạn do đâm va , lật đổ .
 Cháy nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
 Mất cắp toàn bộ xe.
 Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo
trong những trường hợp trên ,các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ
xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợ lý nhằm:

 Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do
các rủi ro được bảo hiểm .
 Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
 Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm
Đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những
thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi :
 Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết
tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên được tính dưới
hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng .
 Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc , thiết bị , săm lốp bị hư
hỏng mà không do tai nạn gây ra .
13
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
 Mất cắp bộ phận của xe.
Để tránh những ’’nguy cơ đạo đức’’ lợi dụng bảo hiểm những hành vi vi
phạm pháp luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy
ra trong những trường hợp sau cũng sẽ không được bồi thường:
 Chủ xe ( lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường
bộ như:
+ Xe không có giấy phép lưu hành .
+ Lái xe không có bằng lái, hoặc có nhưng không hợp lệ.
+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích
tương tự khác trong khi điều khiển xe.
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định .
+ Xe đi vào đường cấm .
+ Xe đi đêm không đèn .
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
 Những thiệt hại gián tiếp như : giảm giá trị thương mại, làm đình trệ
sản xuất kinh doanh .

 Thiệt hại do chiến tranh .
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe
khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới . tuy nhiên , nếu
chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo
hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ
có yêu cầu .
1.2.3 Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm , phí bảo hiểm .
1.2.3.1 Số tiền bảo hiểm :
14
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm là khoản tiền cao nhất mà công ty
có thể phải trả khi giải quyết bồi thường được thoả thuận trong Hợp đồng
bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Trên cơ sở giá trị bảo hiểm,chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số
tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng, lớn hơn giá trị thực tế của xe.
1.2.3.2 Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế hay giá trị còn lại
của tài sản (xe cơ giới) tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm và cũng có
thể tại thời điểm xảy ra tổn thất đối với tài sản đó. Việc xác định đúng giá trị
của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường.
Tuy nhiên giá xe trên thị trường luôn có những biến động và có thêm nhiều
chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn cho việc xác
định giá trị xe. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa trên các
nhân tố này để xác định giá trị xe:
 Loại xe.
 Năm sản xuất.
 Mức độ mới cũ của xe.
 Thể tích làm việc của xi lanh…
Một phương pháp khác mà công ty bảo hiểm hay áp dụng đó là căn cứ vào
giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao.

Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao (nếu có )
1.2.3.3 Phí bảo hiểm :
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể,
các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
 Loại xe.
15
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Phí bảo hiểm phải đống cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính
theo công thức sau:
P = f + d
Trong đó: P – Phí thu mỗi đầu xe.
d- Phụ phí.
f- Phí thuần.
Phí thuần ‘’ f ‘’ cho mỗi đầu xe:
f = ∑ Si x Ti (với i =1,2….,n )
∑ Ci
Trong đó : Si - Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i.
Ti -Tthiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci - Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i.
 Các chi phí khác hay còn gọi là phần phụ phí ( d), bao gồm các chi phí
như chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý…Phần phụ phí này
thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường
 Khu vực giữ xe và để xe: Chỉ có một số ít công ty bảo hiểm quan tâm
đến nhân tố này .
 Mục đích sử dụng xe. Đây là nhân tố quan trong khi xác định phí bảo
hiểm. Nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra.
Rõ ràng xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì rủi ro càng lớn. Ví dụ
như đối với một người nghỉ hưu sử dụng xe ô tô cho việc đi lại ít hơn
so với một doanh nhân. Người nghỉ hưu sử dụng xe ít hơn, do đó xe
lăn bánh trên đường ít hơn, còn đối với doanh nhân do tính chất công

việc họ phải đi lại nhiều hơn, xe lăn bánh trên đường nhiều hơn.Chính
vì vậy mà các công ty cũng xem xét đến vấn đề mục đích sử dụng xe
để xác định mức phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm.
16
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
 Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những
người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm : Theo số liệu
thống kê cho thấy các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái
xe lớn tuổi . Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm
phí bảo hiểm cho các lái xe trên 50 hoặc 55 tuổi do kinh nghiêm cho
thấy số người này ít gặp tai nạn hơn so với các lái xe trẻ tuổi. Tuy
nhiên với những lái xe qua lớn tuổi (thường từ 65 tuổi trở lên) thường
phải xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp để có thẻ lái xe thì
công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm. Ngoài ra để khuyến khích hạn
chế tai nạn, các công ty thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu
một phần tổn thất xảy ra với xe (hay còn gọi là mức miễn thường).
Đối với những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so
với những lái xe có tuổi lớn hơn.
 Giảm phí bảo hiểm : Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn
tham gia baỏ hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp
dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia
bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế
giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và
gia tăng tỉ lệ giảm giá này cho một số năm không có khiếu nại gia
tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới.
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm x Số tháng xe hoạt động trong năm
12
 Biểu phí đặc biệt: Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có
số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ, các
công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó.

Việc tính toán biểu phí này cũng tương tự như các tính phí được đề
17
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu về bản thân khách hàng
này, cụ thể:
+ Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm .
+ Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở
những năm trước đó,
+ Tỷ lệ phụ phí theo quy định của công ty.
 Hoàn phí bảo hiểm :
Có trường hợp chủ xe đã đóng bảo hiểm cả năm nhưng trong năm xe
không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó, ví dụ như ngừng hoạt
động để tu sửa xe. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ
hoàn lại phí bảo hiểm cảu những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số
phí hoàn lại được tính như sau:
Phí
hoàn =
lại
Phí
cả x
năm
Số tháng không hoạt động x
12
Tỷ lệ
hoàn lại phí
Tùy theo từng công ty baỏh iểm khác nhau mà quy định tỷ lệ hoàn
phí là khác nhau, nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%.
Trong trường hợp chủ xe muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa
hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí
bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện

là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm .
1.3 Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới:
1.3.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe cơ giới:
18
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Công tác giám định giải quyết bồi thường thiệt hại là khâu cuối cùng của
hợp đồng bảo hiểm . Tuy nhiên, về thời điểm thực hiện lại xảy ra bất kỳ thời
điểm nào khi mà tổn thất xảy ra bởi các rủi ro thuộc phạm vi của hợp đồng
và đơn bảo hiểm theo quy định. Điều quan trọng nhất của công tác này là
nhanh chóng, kịp thời chính xác và tuân thủ đúng quy tắc bảo hiểm và quy
định của luật pháp.
Công tác giám định bồi thường luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ
đối với các loại nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ
giới nói riêng.Giám định và bồi thường tổn thất giúp đánh giá giá trị tổn thất
và từ đó có mức bồi thường hợp lý
2. Công tác giám định tổn thất vật chất xe cơ giới.
2.1 Yêu cầu của công tác Giám định.
Thông báo tai nạn: cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo
hiểm yêu cầu chủ xe (hoặc lái xe ) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm mọi
các cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhan chóng báo cho công ty bảo
hiểm biết. Chủ xe không được di chuyển, tháo dõ hoặc sữa chữa xe khi chưa
có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ
quan có thẩm quyền.
Giám định tổn thất : Thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe cơ
giới, việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt
của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân
và mức độ thiệt hại. Chỉ trong trường hợp hai bên không đạt được sự thống
nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên chuyên môn làm trung gian.

Khi yêu cầu của công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ
xe phải cung cấp những tài liệu, chứng từ sau:
 Tờ khai tai nạn của chủ xe;
19
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
 Bản sao của Giấy chứng nhận bảo hiểm, Giấy chứng nhận đăng ký xe,
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe;
 Kêt luận điều tra của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm:
Biên bản khám nghiêm hiện trường, Biên bản khám nghiệm xe liên
quan đến tai nạn, Biên bản giải quyết tai nạn;
 Bản án hoặc tuyên án của tòa án trong trường hợp có tranh chấp tại
Tòa án;
 Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba;
 Các chứng từ xác định thiệt hai do tai nạn, ví dụ: chứng từ xác định
chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo…
2.2 Nguyên tắc giám đinh tổn thất vật chất xe cơ giới.
Thông thường khi giám đinh tổn thất xe cơ giới thực hiện như sau:
- Mọi thiệt hại về tài sản đều phải được tiến hành giám định:
- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới căn cứ vào năng lực của mình
và tính chất phức tạp của từng vụ tổn thất, đơn vị quyết định tự giám
định hoặc thuê giám định độc lập. Trường hợp đơn vị tự giám định,
Giám đốc đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và công
ty về tính trung thực ,chính xác và chất lượng bảo hiểm báo cáo giám
định do giám định viên của đơn vị mình thực hiện.
- Việc giám định phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể
sau khi nhận được thông báo tai nạn và không quá 24h kể từ khi nhận
được thông báo. Trường hợp chậm trễ phải có lý do hợp lý và lý do
đó phải được thực hiện trong báo cáo giám dịnh.
- Quá trình giám định phải có mặt đại diện của các bên liên quan (đại

diện NĐBH/chủ tài sản bị thiệt hại) và cùng lý vào biên bản giám
định.Nếu đại diện NĐBH/chủ tài sản không thống nhất với biên bản
20
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
của GĐV của công ty đó thì GĐV phải giải thích rõ cho các bên liên
quan về đánh giá của mình.Nếu vẫn không thống nhất được thì mời
ngay giám định độc lập tiến hành giám định. Nếu kết quả của giám
định đọc lập trùng hợp với kết quả giám định của GĐV của Bảo hiểm
Dầu khí , thì NĐBH phải thanh toán phí giám định cho giám định độc
lập. Nếu không, công ty sẽ thanh toán phí giám định.
SƠ ĐỒ 1: QUÁ TRÌNH GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG TRÊN PHÂN CẤP.
21
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Cá nhân thực hiện Các bước công việc Các bộ phận liên quan Tài liệu hướng
dẫn.
CB khai thác
CB vụ nghiệp
CB khai thác
CB vụ nghiệp
CB khai thác
GĐV, tổ chức GĐ
CB bồi thường,
CB nghiệp vụ.
CB nghiệp vụ
BGĐ
CB bồi thường.
CB kế toán.
CB bồi thường.
CB kế toán
Văn thư phòng KD/CN

BGĐ,phòngKD/CN
Ban GĐBT
Ban TBH
Ban KD/CN
Ban GĐ-BT
Phòng KD/CN.
Ban GĐBT, TBH
Bộ phận KT
Ban kiểm tra, ban
KH&PTKD,ban TBh
(nếu có).
BGĐ
Ban GĐ-BT
Ban TCKT.
Phòng KD/CN.
Ban GĐ-BT, TBH,
Ban bộ phận KHKT
Mẫu thông báo
tổn thất 5.4.1.
Quy tắc bảo hiểm/
HĐBH, quy định
phân cấp.
Báo cáo sự việc
5.4.2
Biên bản GĐ,
QT23,5,4,3.
Bộ hồ sơ bồi
thường 5.5.4
5.4.4
5.4.5

Biên nhận tiền bồi
thường 5.4.6
QD3,5,4.
3. Bồi thường tổn thất vật chất xe cơ giới.
3.1 Yêu cầu công tác bồi thường .
Các đơn vị có trách nhiệm trực tiếp xử lý mọi vấn đề liên quan đến
khiếu nại của khách hàng phát sinh từ các đơn bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm
22
Nhận thông báo
Kiểm tra thông tin/thông báo TBH/ báo
cáo lãnh dạo công ty
Báo cáo sơ bộ gửi công ty
Giám định
Lập HSBT/ đòi TBH, NT3 xử lý tài
sản.
Đòi NT3,xử
lý tài sản
Đòi TBH
Lấy ý kiến ban TCKT&KHPTKD và
phòng TBH
Ký duyệt hồ sơ bồi thường
Thanh toán tiền bồi thường
Theo dõi hồ sơ bồi thường
Lấy ý kiến ban TCKT và
KH&PTKD thêm phòng TBH
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
do đơn vị mình cấp, từ khâu tiếp nhận thông tin tổn thất từ khách hàng, xử lý
thông tin, tổ chức giám định hoặc thuê giám định độc lập theo quy định về
giám định, lập hồ sơ giải quyết bồi thường hoặc từ chối bồi thường đối với
các tổn thất phát sinh từ các đơn/ hợp đồng bảo hiểm do Đơn vị cấp.Trường

hợp từ chối hoàn toàn số tiền khiếu nại hoặc số tiền bồi thường phải trả cho
khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng mức phân cấp của Đơn vị, Đơn vị hoàn toàn
chủ động trong việc giải quyết khiếu nại theo quy trình.Phòng GĐBT Công
ty định kỳ 6 tháng một lần sẽ tiến hành kiểm tra các hồ sơ bồi thường do
Đơn vị giải quyết.
Trường hợp số tiền bồi thường phải trả cho khách hàng vượt mức phân
cấp của Đơn vị, Đơn vị chủ động lập tờ trình bồi thường trên phân cấp gửi
công ty kèm theo bản sao toàn bộ hồ sơ khiếu nại có đóng dấu của Đơn vị.
Tờ trình bồi thường phải ghi rõ ý kiến đề suất số tiền bồi thường, lý do bồi
thường hoặc từ chối bồi thường, các danh mục, hạng mục đòi bồi thường
của khách hàng. Đơn vị phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách
quan của các thông tin và tài liệu cung cấp. Các tài liệu liên quan vụ việc
khiếu nại chuyển cho công ty phải được liệt kê đày đủ tên tài liệu và tổn số
trang của tài liệu. Đơn vị có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Phòng
GĐBT Công ty trong việc tiếp xúc và làm việc với khách hàng để giải quyết
các khiếu nại trên phân cấp của Đơn vị. Phòng GĐBT Công ty sẽ thẩm định
hồ sơ bồi thường trên phân cấp theo quy trình và trình lãnh đạo Công ty phê
duyệt giải quyết bồi thường những hồ sơ này.
 Trả tiền bồi thường cho khách hàng:
Trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp có tài khoản : việc trả
tiền bồi thường phải bằng chuyển khoản, trừ các khoản tieenfn hỏ hơn 5
triệu đồng thì có thể thông báo cho khách hàng đến làm thủ tục nhận tiền
bồi thường tại trụ sở Công ty hoặc Đơn vị.
23
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Trường hợp khách hàng là cá nhân không có tài khoản thì phải thông báo
cho khách hàng đến làm thủ tục nhận tiền bồi thường tại trụ sở Công ty hoặc
đơn vị.
 Bồi thường thiện chí:
Bồi thường thiện chí dã có trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm (ex-

gratia payment) đó là những khoản bồi thường ngoài phạm vi bảo hiểm để
thể hiện thiện chí của người bảo hiểm, khoản bồi thường được trả để giữ mối
liên quan hệ hỗ trợ lẫn nhau với khách hàng truyền thống, khách hàng mang
lại hiệu quả kinh doanh cao cho các công ty bảo hiểm tính nhân đạo của hoạt
động bảo hiểm.
 Nguyên tắc xem xét bồi thường thiện chí:
Việc xem xét bồi thường thiện chí đối với thiệt hại về vật chất phải đảm
bảo điều kiện sau:
Khách hàng: là khách hàng truyền thống hoặc đã ký hợp đồng nguyên
tắc bảo hiểm với công ty hoặc có cam kết ký hợp đồng nguyên tắc về việc
tham gia bảo hiểm lâu dài tại ông ty.
Phí bảo hiểm và tỷ lệ tổn thất của khách hàng: Khách hàng đã đóng
phí bảo hiểm đầy đủ theo thỏa thuận. Không có tổn thất xảy ra trong năm
nghiệp vụ hoặc mức độ tổn thất thấp;
Sự tác động của sự cố đến tình hình tài chính của khách hàng : thiệt
hại thực tế có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của khách hàng hoặc
khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính để khắc phục sự cố.
Đối với các thiệt hại về con người công ty sẽ xem xét bồi thường thiện
chí/ hỗ trợ nhân đạo với từng trường hợp cụ thể.
Mức độ bồi thường thiện chí: căn cứ trên số phí thực thu trong năm
nghiệp vụ bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm bị tổn thất.
24
Công tác Giám định Bồi thường Bảo hiểm Vật chất xe Cơ giới tại PVI Hà Nội
Không xem xét giải quyết bồi thường thiện chí đối với các trường hợp tổn
thất trong mức khấu trừ.
Giám đốc các đơn vị được quyết định gải quyết bồi thường thiện chí
trong BHTNDS chủ xe cơ giới với mức bồi thường tối đa là 10% mức trách
nhiệm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm và không vượt quá 10 triệu
đồng/vụ, tùy theo trường hợp nào thấp hơn. Mọi trường hợp giải quyết bồi
thường thiện chí khác đều phải trình Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.

Khi đề nghị Công ty xem xét bồi thường thiện chí, yêu cầu các đơn vị
phải có đề nghị chi tiết bằng văn bản gửi công ty, trong đó phải ghi đày đủ
những thông tin về khách hàng, đơn bảo hiểm, phí bảo hiểm, tình hình nộp
phí, tình hình tổn thất, các tài liệu chứng minh đối tượng bị tổn thất và mức
độ tổn thất/ thiệt hại, …và đề xuất mức bồi thường thiện chí.
3.2 Nguyên tắc bồi thường tổn thất .
3.2.1 Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế:
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế x STBH
GTBH
3.2.2 Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế
Theo nguyên tắc để tránh việc‘’lợi dụng’’ bảo hiểm, công ty bảo hiểm
chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm cố tình tham gia
với STBH lớn. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với số tiền lơn
hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm , HĐBH sẽ không có hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị công ty bảo hiểm
vẫn bồi thường, nhưng STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
3.2.3 Trường hợp tổn thất bộ phận:
25

×