Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, sinh viên ở Bảo Việt Phú Thọ trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.43 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH: Bảo hiểm
BHHS: Bảo hiểm học sinh
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trong học cơ sở
DTNT: Dân tộc nội trú
THCN: Trung học chuyên nghiệp
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
KDBH: Kinh doanh bảo hiểm
STBH: Số tiền bảo hiểm
STBT: Số tiền bồi thường
PBH: Phí bảo hiểm
BTC: Bộ tài chính
DP&HCTT: Đề phòng và hạn chế tổn thất
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU

Chăm lo cho thế hệ học sinh là công việc có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, không chỉ ở hiện tại mà còn có tác dụng to lớn để xây dựng xã hội tốt
đẹp trong tương lai. Vì vậy, việc đảm bảo cho thế hệ trẻ được phát triển lành
mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần chính là chăm lo cho xã hội phát triển cả về
thế và lực. Với quan điểm chăm lo cho thế hệ trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ
của toàn xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng chỉ đạo các cấp, các
ngành có liên quan thực hiện chủ trương đó nhằm mục đích chăm sóc và bảo
vệ cho thế hệ trẻ.
Để cùng gánh vác với xã hội trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em,
các Công ty Bảo hiểm đã triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh, sinh viên.


Mục đích nhằm giúp gia đình, nhà trường và bản thân các em biết cách đề
phòng và hạn chế rủi ro, và quan trọng hơn là bảo hiểm sẽ giúp những học
sinh gặp tai nạn, rủi ro và gia đình có thể ổn định tài chính, khắc phục những
khó khăn khi rủi ro xảy ra.
Trong lĩnh vực Bảo hiểm học sinh, sinh viên Bảo Việt là Công ty đầu
tiên triển khai kinh doanh trên thị trường. Vốn là một trong những nghiệp vụ
truyền thống, Bảo Việt đã cung cấp dịch vụ này tới hầu hết các em, và chiếm
hơn 60% thị phần trên thị trường. Hiện nay Bảo Việt Phú Thọ cũng đang tích
cực triển khai nhằm ngày một hoàn thiện mình, qua đó cung cấp cho các em
một dịch vụ tốt nhất. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Bảo Việt Phú
Thọ, em đã chọn nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh, sinh viên làm chuyên đề thực
tập của mình với tên đề tài: “ Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học
sinh, sinh viên ở Bảo Việt Phú Thọ trong những năm gần đây”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương
sau:
1
Chương I: Tổng quan về Bảo hiểm học sinh.
Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh tại
Bảo Việt Phú Thọ.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa
nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh, sinh viên tại Bảo Việt Phú
Thọ.
Là một sinh viên chuyên ngành Bảo hiểm, lần đầu tiên được tiếp xúc
với thực tế, nhưng do còn hạn chế về thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu nên
chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất
mong được sự giúp đỡ của thầy cô, cũng như các anh chị cán bộ tại chi nhánh
Bảo Việt Phú Thọ để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong bộ
môn đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về bảo hiểm và đặc biệt em
xin bày tỏ lòng biết ơn tới giảng viên - thạc sỹ Nguyễn Thị Chính đã trực

tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cán bộ nhân viên tại văn phòng
Bảo Việt Phú Thọ đã tạo điều kiện cho em được tham gia tiếp xúc với thực tế
tại phòng và đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn
thành chuyên đề này.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HỌC SINH,
SINH VIÊN
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO
HIỂM HỌC SINH, SINH VIÊN
1.1.1. Sự cần thiết khách quan phải triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm học
sinh, sinh viên.
Học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là hạt
nhân của một xã hội phồn vinh, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình Một
đất nước muốn phát triển bền vững thì không chỉ quan tâm đến các nguồn lực
trước mắt mà phải quan tâm đến các nguồn lực trong tương lai, trong đó
nguồn lực con người là quan trọng nhất. Mỗi quốc gia đều rất chú trọng đến
việc chăm sóc, giáo dục trẻ em và giành nhiều điều kiện để trẻ em được phát
triển toàn diện.
Xuất phát từ những đặc điểm của lứa tuổi học sinh rất hiếu động, ham
hiểu biết nhưng cũng rất dễ bị tổn thương bởi các em chưa có ý thức được đầy
đủ về hành động của mình, hay bị cuốn hút vào những trò nguy hiểm. Vì vậy,
các em luôn bị những nguy cơ rủi ro rình rập.
Từ khi sinh ra và lớn lên các em đều được sống trong vòng tay yêu
thương, sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. Họ luôn tạo
những điều kiện tốt nhất để các em được tự do phát triển về thể lực, trí lực,
tuy vậy các em cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ ốm đau, bệnh tật.
Mặt khác, nhận thức của các em ở lứa tuổi này còn chưa hoàn thiện, thiếu sự
hiểu biết về pháp luật, chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình nên thường hành
động thiếu suy nghĩ, chưa ý thức được cái tốt, cái xấu dễ bị lôi kéo vào những

trò chơi nguy hiểm mà không lường trước được hậu quả của nó. Vì vậy, ở lứa
tuổi học sinh nguy cơ xảy ra rủi ro cao hơn so với các lứa tuổi khác.
3
Khi không may xảy ra rủi ro, trẻ em rất cần được sự chăm sóc, chữa trị
để phục hồi sức khỏe, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trong khi đó kinh phí chăm sóc này đôi khi là rất lớn mà không phải gia đình
nào cũng có khả năng chi trả được, đây là một thiệt thòi lớn cho các em. Vì
vậy, vấn đề đặt ra mà bất kì một xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để
khắc phục được những hậu quả khi xảy ra rủi ro để đảm bảo cuộc sống cho
các em? Để trả lời cho câu hỏi đó, mỗi gia đình, mỗi xã hội đều giành sự quan
tâm đặc biệt đến vấn đề này. Rất nhiều biện pháp đã được đặt ra như cứu trợ
xã hội, sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân. Trong đó có một biện pháp hiệu
quả cao rất phổ biến trên thế giới đó là “ Bảo hiểm cho học sinh, sinh viên” .
Theo công ước “ quyền trẻ em” của Liên Hợp Quốc đã ghi rõ: “ các quốc gia
thành viên đều thừa nhận mọi trẻ em đều được hưởng an toàn xã hội bao
gồm cả Bảo hiểm xã hội và phải thi hành những biện pháp cần thiết để thực
hiện các quyền đó phù hợp với pháp luật của quốc gia mình”.
Ở Việt Nam, theo thống kê về học sinh, sinh viên thì số lượng học sinh
ở nước ta chiếm khoảng 20% dân số cả nước. Đây chính là nguồn nhân lực,
nguồn hi vọng của đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Việc
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các em là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta đã
xác định “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Vì thế Việt Nam đã tham gia phê chuẩn công tác về quyền trẻ em của Liên
Hợp Quốc và được Quốc hội thông qua ngày 12/ 08/ 1991 đã khẳng định “ trẻ
em có quyền tài sản, quyền thừa kế, thừa hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy
định của pháp luật”. Quán triệt tinh thần đó Đảng ta đã dành nhiều biện pháp
kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ em Tuy
nhiên, thực tế cho thấy vì điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nên đã ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em. Cụ thể: hiện có rất
4

ít khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ; ở các thành phố hay có hiện tượng
các em rủ nhau tắm hồ hay đá bóng vỉa hè vi phạm nghiêm trọng luật an toàn
giao thông.Ở nông thôn học sinh thường rủ nhau chơi những trò rất nguy
hiểm như: tắm sông, trèo cây Những việc đó đe dọa đến tính mạng và sức
khỏe của trẻ em, và thực tế đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Hơn nữa, vì
điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, việc quan tâm chăm sóc của gia đình
và nhà trường đối với các em cũng còn hạn chế, tình trạng này đã làm tăng
khả năng xảy ra rủi ro đối với các em học sinh. Đặc biệt, trong những năm
gần đây theo số liệu thống kê cho thấy số vụ tai nạn của học sinh ngày càng
có xu hướng tăng lên.
Khi tai nạn xảy ra, hậu quả người phải gánh chịu trước hết là bản thân
các em, tiếp đến là gia đình, người thân và cả xã hội. Để khắc phục nó cần
phải có nguồn lực lớn mà không phải gia đình nào cũng có được, trong thực tế
nhiều trường hợp vì không đủ tiền cứu chữa đã để lại di chứng suốt đời, hủy
hoại tương lai của các em. Điều này là một thiệt thòi rất lớn đối với các em.
Để khắc phục những hậu quả trên, Nhà nước và xã hội đã tiến hành nhiều
biện pháp để giúp đỡ như trợ cấp một phần hay toàn bộ chi phí khám chữa
bệnh cho những hoàn cảnh đặc biệt, kêu gọi sự giúp đỡ của các cá nhân, đoàn
thể nhiều tổ chức xã hội được thành lập như Hội chữ thập đỏ. Sự hỗ trợ của
Nhà nước, các tổ chức xã hội là rất cần thiết nhưng nó chỉ mang tính tức thời
và không thể đáp ứng hết nhu cầu của các em. Hơn nữa, để nhận được sự hỗ
trợ này đôi khi cần nhiều thời gian nên không đáp ứng được nhu cầu cấp bách
trong trường hợp xảy ra rủi ro với các em mà cần được điều trị ngay. Để khắc
phục được những nhược điểm của các biện pháp trên, Bảo hiểm học sinh đã
ra đời. Với một số tiền nhỏ khi tham gia bảo hiểm nếu xảy ra tai nạn thì học
sinh đó sẽ được trợ cấp một phần hay toàn bộ chi phí chăm sóc sức khỏe từ
phía các Công ty Bảo hiểm. Như vậy, sẽ đảm bảo được những quyền lợi chính
5
đáng trong việc chăm sóc hồi phục sức khỏe khi không may xảy ra tai nạn.
Đây là biện pháp rất tích cực và đạt hiệu quả cao, nó vừa mang tính chủ động

lại có phạm vi rộng lớn vì không bị giới hạn với bất kì học sinh nào, hơn nữa
việc giải quyết hậu quả khi xảy ra tai nạn lại được tiến hành nhanh chóng.
Như vậy, sự ra đời của Bảo hiểm học sinh là một tất yếu khách quan để
đảm bảo cho mọi học sinh đều nhận được sự chăm sóc cần thiết khi không
may gặp rủi ro. Bảo hiểm học sinh, sinh viên là phương thức thiết thực nhất
đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho các em. Là người bạn, người bảo vệ đắc lực
an toàn cho các em.
1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm học sinh, sinh viên.
Như đã nói ở trên, Bảo hiểm cho học sinh, sinh viên là sự đảm bảo về
quyền lợi cho các em theo công ước quốc tế và Luật chăm sóc giáo dục trẻ
em. Vì vậy, trước hết Bảo hiểm cho học sinh, sinh viên là để phục vụ cho
chính lợi ích của các em. Điều đó được thể hiện:
a) Đối với học sinh, sinh viên
• Việc tham gia bảo hiểm giúp các em và gia đình có nguồn tài
chính phục vụ chăm sóc phục hồi sức khỏe sau khi bị tai nạn, ốm đau, bệnh
tật để nhanh chóng trở lại học tập. Chỉ với một số tiền đóng phí bảo hiểm
nhỏ nhưng khi có rủi ro xảy ra các em sẽ được Công ty Bảo hiểm trả tiền
gấp nhiều lần để trang trải các chi phí y tế và từ đó các em sẽ có điều kiện
được chăm sóc tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các em học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như học sinh ở nông thôn, miền núi, cao
nguyên khi mà chỉ duy trì cho các em đi học cũng rất vất vả thì sẽ không
có điều kiện chi trả chăm sóc khi gặp tai nạn. Do đó, Bảo hiểm cho học
sinh, sinh viên thực sự là người bạn đáng tin cậy đảm bảo cho các em có
điều kiện được học tập liên tục.
6
• Mặt khác, việc tham gia bảo hiểm còn giúp các em nâng cao ý
thức cộng đồng, giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, lá lành
đùm lá rách của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khi tham gia bảo hiểm Công ty
Bảo hiểm sẽ phối hợp với gia đình và nhà trường thường xuyên nhắc nhở các
em ý thức tự bảo vệ mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần hạn chế

tai nạn xảy ra cho các em, đảm bảo cho các em phát triển khỏe mạnh, không
ngừng trau dồi, rèn luyện về mặt thể chất, tư chất đạo đức, khoa học để phấn
đấu trở thành người có ích cho đất nước. Đây là tác dụng lớn nhất của Bảo
hiểm học sinh.
b) Đối với gia đình các học sinh tham gia bảo hiểm.
Trước hết, Bảo hiểm học sinh là công cụ hữu hiệu giúp các gia đình ổn
định về mặt tài chính. Bảo hiểm học sinh là một nghiệp vụ trọng tâm trong
Bảo hiểm con người, bằng cách huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh
để tạo nên quỹ tập trung. Quỹ này dùng chủ yếu để chi trả kịp thời những
thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe cho các em học sinh khi rủi ro xảy
ra. Khi tai nạn xảy ra, người bị nạn đầu tiên chính là bản thân các em học
sinh, sau đó là người thân trong gia đình các em vì phải trang trải những chi
phí phát sinh như: chi phí thuốc men, chi phí nằm viện, phẫu thuật, bồi dưỡng
phục hồi sức khỏe cho các em trong khi thu nhập của gia đình không đổi,
thậm chí là giảm sút vì phải nghỉ việc để chăm sóc con cái. Điều này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của gia đình, nhất là với các gia đình khó
khăn. Trong khi đó, nếu tham gia bảo hiểm thì sẽ được các Công ty Bảo hiểm
chi trả phần lớn hay toàn bộ các chi phí này. Như vậy, các gia đình sẽ ổn định
hơn về mặt tài chính, yên tâm chăm sóc con cái và yên tâm làm việc.
Ngoài ra, thông qua Bảo hiểm học sinh các bậc phụ huynh sẽ có điều
kiện để chăm sóc con cái tốt hơn vì được Công ty Bảo hiểm phổ biến kiến
thức về phòng tránh tai nạn cho các em học sinh.
7
c) Đối với nhà trường.
Bảo hiểm giúp học sinh nhanh chóng ổn định sức khỏe trở lại làm cho
việc học tập của các em ít bị gián đoạn và công tác giảng dạy của nhà trường
được đảm bảo đúng kế hoạch. Qua Bảo hiểm học sinh nhà trường được trang
bị thêm các kiến thức về phòng tránh giảm thiểu rủi ro cho học sinh, đồng
thời nhà trường có thể cùng phối hợp với các bậc phụ huynh và Công ty Bảo
hiểm mở thêm các lớp ngoại khóa để giáo dục các em ý thức tự bảo vệ mình,

nhờ đó mà chương trình giảng dạy của nhà trường sẽ được phong phú hơn,
giúp nhà trường tạo được sự tin cậy và nâng cao uy tín của mình đối với các
bậc phụ huynh.
Sau khi thu phí bảo hiểm, Công ty sẽ trích một phần phí bảo hiểm cho
nhà trường để sử dụng vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất như: mua sắm
các trang thiết bị y tế, sách báo, thuốc men giúp nhà trường giảm bớt được
những chi phí này.
d) Đối với các Công ty Bảo hiểm.
Mục tiêu của các Công ty Bảo hiểm khi tiến hành kinh doanh là thu
được lợi nhuận. Tuy nhiên, do Bảo hiểm học sinh là một nghiệp vụ Bảo hiểm
có liên quan đến các định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, đồng thời
thể hiện sự quan tâm của các xã hội đến các thế hệ tương lai. Vì vậy các Công
ty Bảo hiểm không chỉ coi trọng mục tiêu hiệu quả kinh doanh mà còn hết sức
chú ý đến hiệu quả xã hội của Nghiệp vụ này.
Là một nghiệp vụ Bảo hiểm ra đời từ rất sớm, Bảo hiểm học sinh chiếm
một phần khá lớn trong tổng thu của Công ty Bảo hiểm, vừa góp phần làm
tăng doanh thu, đồng thời thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá đã đưa
được hình ảnh Công ty đến đông đảo công chúng. Thực hiện tốt nghiệp vụ
8
này sẽ góp phần nâng cao uy tín của Công ty tới công chúng. Đây là tác dụng
đối với Công ty, giúp Công ty có thể dễ dàng bán các loại hình bảo hiểm
khác. Đồng thời, việc học sinh tham gia bảo hiểm ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp
các em hiểu rõ về Bảo hiểm, đây sẽ là một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng
trong tương lai.
e) Đối với xã hội.
Bảo hiểm cho học sinh, sinh viên góp phần quan trọng vào công tác xã
hội hóa giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho thế hệ tương lai một nền tảng
vững chắc về sức khỏe, thể chất và tri thức khoa học. Thực hiện Bảo hiểm cho
học sinh, sinh viên là biện pháp thiết thực trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực con người của Đảng và Nhà nước ta.

Bảo hiểm cho học sinh, sinh viên tạo nên quỹ tiền tệ phi tập trung lớn,
ngoài phần bồi đắp chi trả bồi thường còn góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc: “ Số đông bù số ít”. Do đó khi triển
khai Bảo hiểm cho học sinh, sinh viên Công ty Bảo hiểm sẽ thu một khoản
phí bảo hiểm ( thường là rất nhỏ) của từng em để tạo nên một quỹ tiền tệ lớn.
Quỹ này mặc dù mục đích chính là chi trả, bồi thường cho các em học sinh
khi không may gặp phải rủi ro, tuy nhiên, số tiền đó không phải là bồi thường
toàn bộ một lúc. Vì vậy, luôn luôn có những khoản tiền nhàn rỗi chưa sử dụng
đến. Khoản tiền nhàn rỗi này sẽ được đem đi đầu tư dưới nhiều hình thức
khác nhau để phát triển kinh tế.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỌC SINH,
SINH VIÊN
Theo luật kinh doanh bảo hiểm và Thông tư thi hành luật quy định về
Bảo hiểm học sinh, sinh viên như sau:
9
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm.
a) Đối tượng bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm học sinh đang theo học các trường: nhà trẻ,
mẫu giáo, tiểu học, PTCS, PTTH, các trường ĐH, CĐ, THCN, học sinh học
nghề.
Người được bảo hiểm theo Điều khoản này vẫn được hưởng quyền lợi
của các loại hình bảo hiểm khác nếu tham gia đồng thời nhiều hợp đồng bảo
hiểm độc lập nhau.
Trong đó:
A. Người được bảo hiểm: là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm
hay giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi theo hợp đồng bảo
hiểm.
B. Người tham gia bảo hiểm: là người có yêu cầu bảo hiểm và trực
tiếp hoặc thông qua nhà trường giao kết hợp đồng với Doanh nghiệp bảo hiểm
và đóng phí bảo hiểm.

C. Người thụ hưởng: là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm hoặc là người thừa kế theo Pháp luật trong trường
hợp không có chỉ định.
b) Trách nhiệm của bên bảo hiểm.
Bên bảo hiểm thường được gọi là Doanh nghiệp bảo hiểm ( DNBH), là
một bên trong hợp đồng bảo hiểm, phải chịu trách nhiệm về rủi ro bảo hiểm
và trả tiền bảo hiểm khi xảy ra tai nạn hay sự kiện bảo hiểm. DNBH kinh
doanh nghiệp vụ Bảo hiểm con người phải là DNBH có đủ điều kiện theo luật
định. Luật lệ bảo hiểm của nước ngoài quy định rất chặt chẽ về việc này, chỉ
có những tổ chức pháp nhân doanh nghiệp mới được là DNBH của hợp đồng
bảo hiểm con người. Chủ yếu là vì Bảo hiểm con người thường là hợp đồng
bảo hiểm lâu dài có liên quan tới lợi ích của mọi người, nếu DNBH chỉ là thể
10
nhân, có thể khẳng định vì nhiều lí do khác nhau, không thể đảm bảo tính liên
tục, lâu dài của bảo hiểm.
Tại điều 17 của luật kinh doanh bảo hiểm (KDBH) quy định trách nhiệm
và nghĩa vụ của DNBH như sau:
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo
hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo
hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng, bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
d) Giải thích bằng văn bản lí do từ chối trả tiền bảo hiểm hay từ chối
bồi thường.
e) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người
thứ 3 đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm.
f) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh, trên cơ sở nghiêm chỉnh tuân

thủ theo Luật KDBH đã quy định trên đây, người được bảo hiểm hay thân
nhân của họ phải áp dụng các biện pháp cần thiết và có thể thực hiện để cứu
chữa nạn nhân trong trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Người được bảo
hiểm phải trung thực trong việc khai báo và cung cấp các chứng từ chính xác
về rủi ro được bảo hiểm.
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm này chỉ bao gồm những rủi
ro xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam. Người tham gia có thể lựa chọn hai hay
nhiều điều kiện bảo hiểm quy định dưới đây:
11
Điều kiện bảo hiểm A.
a) Rủi ro được bảo hiểm: bảo hiểm cho trường hợp chết do ốm đau, bệnh
tật.
b) Hiệu lực bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ
ngày đóng phí bảo hiểm. Những trường hợp tái tục mặc nhiên có hiệu lực
ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí cho kì tiếp theo.
c) Quyền lợi bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc
phạm vi bảo hiểm, các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả toàn bộ số tiền
bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm.
Điều kiện bảo hiểm B.
a) Rủi ro được bảo hiểm: Bảo hiểm cho trường hợp chết hay thương tật
thân thể do tai nạn.
b) Hiệu lực bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi
người tham gia bảo hiểm hoàn thành thủ tục đóng phí theo quy định.
c) Quyền lợi bảo hiểm:
• Trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc phạm vi bảo hiểm, công
ty, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng
bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm.
• Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn
thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm

theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ban hành theo quyết định số 05/ TCBH ngày
02/ 01/ 1993 của BTC.
• Trường hợp người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm đã
được trả tiền bảo hiểm, trong vòng 1 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn người
được bảo hiểm bị chết do chính hậu quả của tai nạn đó công ty, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng hay
giấy chứng nhận bảo hiểm với số tiền đã trả cho tai nạn trước đó. Hoặc trong
12
vòng tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn mức độ thương tật trầm trọng hơn công
ty, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả phần chênh lệch giữa số tiền tương ứng theo
tỷ lệ thương tật mới so với số tiền đã trả cho tai nạn trước đó.
Điều kiện bảo hiểm C.
a) Rủi ro được bảo hiểm: Bảo hiểm cho trường hợp phẫu thuật do ốm
đau, bệnh tật.
b) Hiệu lực bảo hiểm:
• Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo
hiểm đầy đủ theo quy định.
• Hợp đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực kể từ ngày đóng phí ki tiếp
theo.
c) Quyền lợi bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm ốm đau, bệnh
tật, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm phải nằm viện, công ty, doanh nghiệp bảo
hiểm trả trợ cấp mỗi ngày 0,3% STBH, không quá 60 ngày/ năm.
Công ty bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bảo
hiểm đối với:
• Những người mắc bệnh thần kinh, tâm thần, phong.
• Những người bị tàn phế hay thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên.
• Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật.
Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những rủi ro xảy ra
với người được bảo hiểm do:
• Hành vi cố ý của người được bảo hiểm hay người thụ hưởng.

• Người được bảo hiểm là học sinh THCS trở lên vi phạm nghiêm trọng
Pháp luật, nội quy, quy định của chính quyền địa phương hay các tổ chức xã
hội, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông.
• Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy hay các chất
kích thích tương tự khác, bị nhiễm HIV, AIDS .
13
• Người được bảo hiểm đánh nhau, trừ mục đích tự vệ.
• Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, đình công.
1.2.3 Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
a) Số tiền bảo hiểm.
STBH là hạn mức trách nhiệm của các Công ty bảo hiểm. Đây là cơ
sở quan trọng để xác định STBH. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh hiện
nay STBH dao động trong khoảng từ 1,000,000 đồng đến 10,000,000 đồng/
vụ.
b) Phí bảo hiểm.
Khi tham gia bảo hiểm, để được hưởng dịch vụ bảo hiểm người tham
gia phải đóng một lượng tiền nhất định cho Công ty bảo hiểm. Số tiền này gọi
là phí bảo hiểm hay giá cả của bảo hiểm.
Việc xác định được mức phí bảo hiểm hợp lí là yếu tố quan trọng
quyết định đến thành công của Công ty Bảo hiểm. Mức PBH phải được xác
định để có thể vừa đảm bảo đủ chi trả bồi thường, vừa đem lại lợi nhuận cho
các Công ty bảo hiểm. Nếu để mức phí quá thấp thí có thể dẫn đến hiện tượng
thu không đủ bù chi, làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Ngược lại, nếu để mức phí quá cao, lại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của Công ty trên thị trường đồng thời khó thu hút khách hàng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến PBH: xác suất rủi ro, tỷ lệ bồi
thường, chi quản lý, chi hoa hồng do đó khi tính PBH cần phải tính đầy đủ
các yếu tố trên.
Để tính toán hợp lý PBH người ta dùng các cách sau:
Phí bảo hiểm được xác bởi hai nhân tố là phụ phí là phí thuần:

P = d + f
14
Trong đó:
P : Phí bảo hiểm.
d : phụ phí.
f : phí thuần.
Phí thuần f được xác định theo công thức sau:
f = ∑Ci + ∑ Ti
Với:
Ci : số tiền trả cho những người bị tai nạn và sau đó bị chết năm thứ i.
Ti : số tiền trả cho những người bị thương tật năm thứ i.
Li : số người tham gia bảo hiểm học sinh.
Phụ phí d bao gồm:
• chi cho hoạt động quản lý của Công ty bảo hiểm, thông thường là
từ 5% - 15%.
• Chi trích lập quỹ dữ trữ bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất.
• Khoản thuế mà Công ty phải nộp theo quy định của Nhà nước.
• Các khoản khác.
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên STBH.
PBH = tỷ lệ phí * STBH.
Trong thực tế triển khai bảo hiểm toàn diện học sinh, hầu hết các
công ty bảo hiểm trong đó có Bảo Việt thường áp dụng cách tính phí theo tỷ
lệ phí và STBH.
1.2.4 Thời hạn bảo hiểm và vấn đề bồi thường của bảo hiểm.
a) Thời hạn bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm là 1 năm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với
Công ty bảo hiểm.
15
b) Vấn đề bồi thường của bảo hiểm.
Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

Khi yêu cầu Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng phải gửi cho Công ty bảo hiểm các giấy tờ sau
trong vòng 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm:
• Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm
• Biên bản xác nhận của nhà trường, chính quyền địa phương hay
công an nơi người bị tai nạn ( trường hợp bị tai nạn).
• Giấy chứng nhận bảo hiểm
• Các chứng từ y tế: giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu mổ ( nếu phải mổ).
• Giấy chứng tử trong trường hợp người được bảo hiểm chết.
Chi trả tiền bảo hiểm.
• Công ty bảo hiểm có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thanh
toán tiền bảo hiểm trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
hợp lệ.
• STBH được trả cho người được bảo hiểm hay người được hưởng
thụ, hay người được ủy quyền hợp pháp.
• Trường hợp người được bảo hiểm, người ủy quyền hay người thụ
hưởng không trung thực trong việc thực hiện các quy định trong hợp đồng
này, Công ty bảo hiểm có quyền từ chối một phần hay toàn bộ STBH tùy theo
mức độ bảo hiểm vi phạm.
• Nếu người được bảo hiểm bị chết mà nguyên nhân xảy ra thuộc
phạm vi bảo hiểm:
STBT = STBH.
16
Nếu nguyên nhân chết là do ốm đau mà chỉ tham gia bảo hiểm theo
điều kiện B + C thì được hỗ trợ tiền mai táng, không kể có điều trị tại bệnh
viện hay không.
• Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật mà nguyên nhân
gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm
STBT = tỷ lệ thương tật * STBH
Tỷ lệ thương tật ghi rõ trong bảng “ tỷ lệ chi tiền bảo hiểm thương tật”

của bộ tài chính
Trường hợp người tham gia bảo hiểm phải nằm viện do ốm đau, bệnh tật:
STBT = tỷ lệ trợ cấp nằm viện * STBH * số ngày nằm viện.
Tỷ lệ trợ cấp nằm viện thường được quy định theo năm, tuy nhiên
theo quy định chung số ngày nằm viện không quá 60 ngày/ người/ năm.
Trường hợp người được bảo hiểm phải phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật
thì trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật.
STBT = tỷ lệ phẫu thuật * STBH.
Trong trường hợp sau khi bị tai nạn hay phẫu thuật đã nhận được
tiền bồi thường, nhưng sau 1 thời gian điều trị ( tối đa 1 năm) lại bị tử vong
do chính nguyên nhân cũ gây ra thì sẽ được Công ty trả tiền trong trường
hợp chết:
Số tiền trả thêm = STBH – STBT đã nhận trước đó.
1.3 QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỌC
SINH.
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh phải tuân theo quy trình
nhất định, từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện phải được tiến hành nhanh
gọn, chính xác đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất đến khách hàng, đồng
thời mang lại hiệu quả tốt nhất cho Công ty. DNBH có thể tiến hành thực hiện
quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh theo 4 bước sau:
17
Bước 1: Tìm hiểu đánh giá thị trường trong năm để từ đó xây dựng được
biểu phí bảo hiểm phù hợp với đời sống người dân.
Bước 2: Tiến hành tuyên truyền quảng cáo.
Bước 3: Tiến hành thu phí bảo hiểm.
Bước 4: Công tác giám định, trả tiền bảo hiểm.
Cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu đánh giá thị trường trong năm, từ đó xây dựng được
biểu phí bảo hiểm phù hợp với đời sống người dân.
Trước hết, DNBH phải xem xét đến đời sống của người dân, mức sống

của họ hiện nay như thế nào. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày nay
đang dần được cải thiện một cách rõ rệt, không còn cảnh lo ăn cho từng bữa, “
giật gấu vá vai sống cho qua ngày”, thay vào đó, họ sống ấm no hơn, an nhàn
hơn. Khi đó họ bắt đầu quan tâm đến sự an toàn trong đời sống hàng ngày cho
gia đình và cho chính bản thân họ. Mà đối với các bậc phụ huynh, cuộc sống
của con em họ được đảm bảo, việc học tập của con em đạt hiệu quả là sự quan
tâm hàng đầu. Đây là điều kiện tốt để nghiệp vụ bảo hiểm học sinh phát huy
chức năng của mình, đó là trợ giúp về mặt tài chính khi học sinh gặp rủi ro,
tai nạn hay rủi ro khác, góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh
vừa dựa trên tính cộng đồng của đông đảo học sinh, vừa dựa trên tính năng
động chủ quan của các DNBH, làm cho phụ huynh học sinh yên tâm hơn để
lao động, sản xuất.
Bên cạnh đó, DNBH không thể bỏ qua việc đánh giá công tác bồi thường
năm trước của chính doanh nghiệp mình. Năm trước, doanh nghiệp đã bồi
thường bao nhiêu, với chất lượng đời sống người dân đang đi lên thì bên cạnh
đó tiềm ẩn những rủi ro tai nạn nào mà học sinh có khả năng gặp phải. Nếu
làm tốt công tác giám định rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm, các đối tượng
bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường của năm trước cao, doanh nghiệp nên xem xét
18
tăng phí; không chấp nhận bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện,
điều chỉnh phạm vi bảo hiểm, điều chỉnh STBH để hạn chế sự trục lợi của
khách hàng.
Biểu phí được xây dựng lên phải đảm bảo được khả năng đáp ứng của
người dân, đảm bảo quy luật “ số đông bù số ít” để tỷ lệ tham gia bảo hiểm
được cao nhất; đồng thời mức trách nhiệm của DNBH phải phù hợp, không
quá cao dẫn đến tình trạng thua lỗ của DNBH, không quá thấp để gia đình các
em không đủ trang trải tiền viện phí, thuốc men và không ổn định được cuộc
sống nếu không may bị tai nạn.
Bước 2: Tiến hành tuyên truyền quảng cáo.
Đây là kênh tuyên truyền rất hữu hiệu và thường đạt hiệu quả rất cao vì

ban giám hiệu các trường nắm rõ hơn ai hết về hoàn cảnh gia đình các em học
sinh, khả năng tham gia bảo hiểm của các em, cùng với các cộng tác viên, các
tổ đại lý đánh giá một cách chính xác nhất số lượng tham gia, khả năng gặp
rủi ro giúp DNBH kinh doanh có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng như báo chí, truyền hình, loa đài hay hình thức phát tờ rơi để mọi
người đều biết đến và hiểu hơn về sản phẩm bảo hiểm này, từ đó có nhu cầu
cho con em họ tham gia một cách tự nguyện và đều đặn.
Bước 3: Tiến hành thu phí bảo hiểm.
DNBH có thể tiến hành thu phí bảo hiểm bằng 3 phương thức:
• Từ cán bộ thu trực tiếp.
• Hệ thống đại lý chuyên nghiệp.
Thu tại trường là phương pháp phổ biến hơn cả, nhà trường thu được phí
bảo hiểm thì chuyển ngay phí thu được đến Công ty bảo hiểm.
Bước 4: Công tác giám định, trả tiền bảo hiểm.
19
Đây là công việc mang tính liên tục trong năm, được các công ty bảo
hiểm Bảo Việt coi là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo quá trình kiểm tra
bồi thường cho người tham gia bảo hiểm. Để đạt được mục tiêu : “Phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất để đạt hiệu quả cao” thì trong bước này các
công ty bảo hiểm cần chú ý một số điểm sau:
Một là, việc tiếp nhận hồ sơ giám định, giải quyết bồi thường các rủi ro
của doanh nghiệp phải đúng qui trình, qui phạm, kiểm tra chặt chẽ nên loại
trừ và ngăn chặn được việc làm không đúng nhằm đảm bảo chi phù hợp và
công bằng với mức độ rủi ro của các tai nạn.
Hai là, phối kết hợp với các phòng giáo dục, các cơ sở GD & ĐT đầu tư
một số trang thiết bị phục vụ cho công tác đề phòng, hạn chế tổn thất ban đầu
như tăng cường vật chất cho việc sơ cấp cứu tại trường, rút ngắn thời gian trả
tiền bảo hiểm. Đặc biệt, là các trường hợp tử vong, tai nạn lớn đã có mặt kịp
thời để ứng trước tiền bảo hiểm, chia buồn cùng gia đình và chi trả trực tiếp

nhằm hỗ trợ giải quyết khó khăn cho gia đình nạn nhân.
Ba là nhắc nhở học sinh chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông khi ra
đường, hiểu biết pháp luật, công tác tự bảo vệ bản thân là chính nhằm hạn chế
tối thiểu các vụ rủi ro.
20
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM HỌC SINH Ở BẢO VIỆT PHÚ THỌ
2.1 VÀI NÉT VỀ BẢO VIỆT PHÚ THỌ
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính có phạm vi hoạt động rộng liên
quan đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các hoạt
động sản xuất, kinh doanh khác nhau. Thực tế trên thị trường thế giới, bảo
hiểm đã được ra đời từ rất lâu nhưng do điều kiện kinh tế nước ta còn lạc hậu,
lại bị chiến tranh tàn phá nên thị trường bảo hiểm được hình thành khá muộn.
Ngày 17/12/1964 Chính Phủ mới quyết định thành lập công ty Bảo hiểm Việt
Nam và ngày 15/01/1965 Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động trên cả ba lĩnh
vực là Bảo hiểm nhân thọ, Phi nhân thọ và đầu tư tài chính.
Để thực hiện chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam đến
năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bảo Việt đã xác định mục
tiêu phấn đấu phát triển thành một tập đoàn tài chính hoạt động đa ngành,
đứng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như đầu tư tài chính tại Việt Nam
trong các lĩnh vực Nhân thọ, Phi nhân thọ, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng
khoán và các đơn vị tài chính khác có trình độ khu vực và sức cạnh tranh
quốc tế.
Công ty Bảo hiểm Phú Thọ ( Bảo Việt Phú Thọ) là một doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, được thành lập và
hoạt động từ năm 1981. Trong quá trình hoạt động của mình, trải qua nhiều
thời kì thayđổi cơ cấu kinh tế – xã hội, công ty ngày càng lớn mạnh. Từ một
phòng triển khai 2 nghiệp vụ bảo hiểm chính là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 và Bảo hiểm tai nạn hành khách đi trên
các phương tiện giao thông công cộng, đến nay cơ cấu của Công ty ngày càng

21
một hoàn thiện, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và đã phục vụ tuyệt đại
đa số nhu cầu tham gia bảo hiểm của các khách hàng trong tỉnh.
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là một điều kiện
thuận lợi để thị trường bảo hiểm trong nước phát triển và vươn xa hơn nữa
trên thị trường bảo hiểm của các nước trên thế giới. Điều đó có tác động
không nhỏ đến các DNBH trong nước. Đầu năm 2008, Tập đoàn tài chính –
Bảo hiểm Bảo Việt ra đời với tiền thân của nó chính là Công ty Bảo hiểm
Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Bảo hiểm Việt Nam,
và Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam được đổi tên thành Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt( Bảo việt Việt Nam).
Ngày 15 – 01 – 2008 Công ty Bảo hiểm Phú Thọ cũng được đổi tên
thành Công ty Bảo Việt Phú Thọ. Hiện tại, Bảo Việt Phú Thọ có 32 cán bộ và
hơn 100 đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Công ty có trụ sở chính đặt tại: số nhà 2207 - Đại lộ Hùng Vương – thành phố
Việt trì, có phòng Bảo hiểm khu vực tại Thị xã Phú Thọ và có các phòng giao
dịch Bảo hiểm đặt tại các huyện trong tỉnh.
Về mặt nghiệp vụ, Bảo Việt Phú Thọ đang triển khai 23 loại hình nghiệp
vụ Bảo hiểm Phi nhân thọ với các đối tượng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tài
sản, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm con người.
Về mô hình tổ chức, Bảo Việt Phú Thọ thực hiện theo mô hình của
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện
qua sơ đồ sau:
22

×