Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp – Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.93 KB, 68 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÈO ĐÓI 17
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
AFD Cơ quan phát triển Pháp
BQL Ban quản lý
CPO Ban quản lý các dự án Trung ương
CPMU Ban quản lý dự án Trung ương
DAD Cơ sở dữ liệu trợ giúp phát triển của Việt Nam – dad.mpi.gov.vn
EU Liên minh Châu Âu
FAO Tổ chức nông lương thế giới
HTQT Hợp tác quốc tế
IFAD Quỹ quốc tế về Phát triển nông nghiệp
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IDA Hiệp hội Phát triển quốc tế
ISG Chương trình hỗ trợ quốc tế, Bộ NNo&PTNT – isg.mard.org.vn
JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
KFW Ngân hàng Tái thiết Đức
NGOs Các tổ chức phi chính phủ
NNo&PT
NT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
UN Liên hợp quốc
UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
WB Ngân hàng thế giới
WFP Chương trình lương thực thế giới của Liên hiệp quốc
XDCB Xây dựng cơ bản
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÈO ĐÓI 17
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÈO ĐÓI 17
Bảng 4: Danh mục các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo 30
Đơn vị : Triệu USD 30
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
LỜI GIỚI THIỆU
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) như thế
nào? không phải bây giờ mới được đề cập đến. Nó trở thành vấn đề nóng
bỏng và được toàn xã hội Việt nam nói chung và các nước tài trợ nói riêng
quan tâm đặc biệt sau khi xảy ra vụ việc tại Ban quản lý các dự án giao thông
18 – PMU18, khi mà hàng chục tỷ đồng của Nhà nước, tiền viện trợ bị rơi vào
túi cá nhân, và thất thoát ra bên ngoài.
Công tác xóa đói giảm nghèo, lĩnh vực hàng năm nhận được lượng vốn đầu
tư rất lớn từ nguồn vốn ODA. Vì vậy, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn này
cũng đã được nhắc tới nhiều lần, và nó cũng trở thành vấn đề được quan tâm vì
số tiền đầu tư rất lớn, lĩnh vực đầu tư rộng, dàn trải, lại tập trung vào khu vực
nông thôn, miền núi,hải đảo xa xôi và đồng bào dân tộc thiểu số… do vậy việc
kiểm soát vốn đầu tư và hiệu quả của nó trở thành một bài toán khó, và nan giải.

Vì thế, sau một chặng đường dài hơn 20 năm xây dựng và phát triển kinh
tế đất nước, việc nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
vào Việt Nam trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo là đặc biệt quan trọng, rút ra
được những bài học kinh nghiệm quý báu để hướng tới sự thành công trong
chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới đây.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Trung tâm xúc tiến đầu tư nước
ngoài – khu vực phía Bắc trực thuộc bộ Kế Hoạch Đầu Tư, tôi đã lựa chọn đề
tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG CÔNG
TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM ” làm chuyên đề tốt nghiệp
của mình. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I : Vai trò của nguồn vốn ODA trong công tác xoá đói giảm
nghèo tại Việt Nam.
Chương II: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong công
tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ODA trong công tác xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
Với mục đính đóng góp những hiểu biết của mình vào quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện việc quản lý các dự án ODA. Tuy nhiên, do hiểu biết còn
nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất
mong có được những nhận xét đánh giá của quý thầy, cô nhằm hoàn thiện đề
tài này.
Trong quá trình thực tập, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ tận tình của
các anh chị trong Trung tâm xúc tiến đầu tư nước ngoài khu vực phía Bắc và
đặc biệt là sự chỉ bảo, dìu dắt hết sức tận tình và sâu sắc của giảng viên PGS.
TS: Phan Thị Nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo quý báu đó!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011

( Sinh viên thực hiện )
Hoàng Xuân Long
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA VỐN ODA TRONG CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
I. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC - Official Development Assistance - ODA
1. Khái niệm
Quá trình ra đời và phát triển
• (Story of official development assistance – Helmut Fuhrer – OECD –
Paris 1996)
• Hội nghị Bretton Woods năm 1944 với sự ra đời của WB, IMF
• Ý tưởng dựa trên kế hoạch Marshall (1947) của Hoa Kỳ sau chiến tranh
thế giới lần thứ hai
• Thành lập Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD)- ngày
14/12/1960 tại Paris. OECD lập ra Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (Development
Assistance Committee-DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển tăng trưởng
kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thành viên ban đầu của DAC là 18 nước.
Theo định kỳ các nước thành viên DAC thông báo cho Uỷ ban các khoản
đóng góp của họ cho các chương trình viện trợ phát triển và trao đổi với nhau
các vấn đề liên quan tới chính sách viện trợ phát triển Năm 1969, lần đầu tiên
DAC đưa ra khái niệm về ODA .
• Vào năm 1970, nghị quyết của UN chính thức thông qua chỉ tiêu các
nước giàu càng năm phải trích 0,7% GNP của mình để thực hiện nghĩa vụ đối
với các nước nghèo.
Khái niệm của DAC
• ODA là những luồng tài chính chuyển tới các nước đang phát triển và

tới những tổ chức đa phương để chuyển tới các nước đang phát triển mà:
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
- Được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ (trung ương và địa phương)
hoặc bởi cơ quan điều hành của các tổ chức này;
- Có mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các
nước đang phát triển;
- Mang tính chất ưu đãi và có yếu tố không hoàn lại ≥ 25% (được tính
với tỷ suất chiết khấu 10%)
Khái niệm của Việt Nam (Theo NĐ/2006/NĐCP)
• Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà
nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài
trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức
liên quốc gia hoặc liên chính phủ.
2. Đặc điểm
- Các nhà tài trợ (Donors) bao gồm:
+ Chính phủ các nước chủ yếu là các nước phát triển hoặc tương đối phát
triển (cấp ODA dưới dạng này còn gọi là ODA song phương, cấp ODA mà
nhà tài trợ không phải là các chính phủ gọi là ODA đa phương, xuất phát từ
các tổ chức dưới đây).
+ Tổ chức liên chính phủ: EC, OECD
+ Tổ chức thuộc Liên hợp quốc (United Nations): UNCTAD United
Nations onference on Trade and Developmen, UNDP United Nations
Development Programme, UNICEF United Nations Children’s Fund, UNIDO
United Nations Industrial Development Organisation, WFP World Food
Programme, FAO 52.8% Food and Agricultural Organisation, UNESCO
25.0% United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation,
WHO 75.4% World Health Organisation
+ Tổ chức tài chính quốc tế: IMF, WB, WTO (PRGF Trust, MIGA

Multilateral Investment Guarantee Agency), các ngân hàng phát triển khu vực
(AsDB Asian Development Bank, Afr.DB African Development Bank
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
+ Các tổ chức phi chính phủ (NGO)1
VN hiện có khoảng 485 tổ chức phi chính phủ nước ngoài thuộc 26 nước
công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới hoạt động viện trợ tại
Việt Nam, trong đó có 369 tổ chức thường xuyên có mặt ở Việt Nam, có dự
án, đối tác cụ thể, được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép
hoạt động.
- Thụy Điển Cơ quan hợp tác phát triển QT Thụy Điển (SIDA)
- Australia Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID)
- Nhật Bản Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
- Hoa Kỳ Cơ quan phát triển QT Hoa Kỳ (USAID)
- Canada: Quỹ viện trợ QT (IAE) và Cơ quan phát triển QT (CIDA)
- Đối tượng nhận viện trợ (Aid recipients):
Là chính phủ các nước đang và kém phát triển. Cá nhân và doanh nghiệp
không được trực tiếp nhận ODA. Chính phủ là người đứng ra tiếp nhận ODA,
nhận nợ với các nhà tài trợ như một khoản nợ quốc gia và là người phải trả nợ, là
người chịu trách nhiệm trước khoản nợ này. ODA được tính vào thu ngân sách
do đó việc sử dụng vốn ODA cho một dự án cụ thể nào đó được coi là việc sử
dụng vốn ngân sách. Các nước CNPT không được nhận hình thức đầu tư ODA.
Trong danh sách các nước nhận viện trợ của DAC mới nhất tháng
12/2005 và được sử dụng cho các năm 2005, 2006, 2007, các nước này được
chia làm 4 nhóm nước: nhóm các nước kém phát triển nhất (Lào, Campuchia),
nhóm các nước có thu nhập thấp (GNI < $825 năm 2004, Việt Nam, một số
nước châu Phi), nhóm các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp
(GNI $826-$3255 năm 2004, Braxin, Indonexia, Thái Lan, Philippin,
Ucraina), nhóm các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình cao (GNI

$3256-$10065 năm 2004, Malayxia).
- Quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động ODA là quan hệ cấp chính
phủ, song phương hoặc đa phương
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
– Tính ưu đãi: Lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, có thời gian ân hạn
(chỉ trả lãi, chưa phải trả gốc), giá trị cho vay lớn. Từ các ưu đãi trên nên
trong ODA luôn có một tỉ lệ không hoàn lại nào đó. Theo quy định của DAC,
tỉ lệ không hoàn lại hay thành tố ưu đãi (grant element) phải >= 25% thì mới
được coi là khoản vốn ODA.
- Có ràng buộc: các nước nhận viện trợ phải hội đủ một số điều kiện
nhất định mới được nhận tài trợ, điều kiện này tuỳ thuộc quy định của từng
nhà tài trợ. Đó là các điều kiện về chính trị hay về thương mại. Xu hướng
ngày nay các ràng buộc về chính trị giảm dần về hình thức và chủ yếu là các
ràng buộc về thương mại, ví dụ: mua hàng của nước cấp viện trợ, ưu tiên các
nước đồng minh chính trị, trong đó hơn 1/4 viện trợ của OECD đi kèm điều
kiện phải mua hàng của nước tài trợ, thậm chí có những nước tỷ trọng này rất
cao như Tây Ban Nha (100%), Mỹ (71,6%), Canada (65%), nhưng cũng có
những nước tỷ lệ này rất thấp thậm chí = 0 như Nhật, Ai len, Bồ Đào Nha.
Một số nước tỉ lệ ràng buộc phải mua hàng của nước tài trợ rất thấp như Thụy
Sỹ, Hà Lan… Ví dụ việc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam do WB đứng ra
tài trợ trong thời gian qua kèm theo các diều kiện về điều chỉnh hệ thông lãi
suất, hệ thống các ngân hàng, hệ thống quản lý ngân hàng, quy trình hoạt
động của ngân hàng theo quy chuẩn của WB Tuy nói rằng các ràng buộc về
chính trị không còn xuất hiện nhưng thực chất là các nước viện trợ nhờ vào
ràng buộc kinh tế mà dẫn đến các ràng buộc chính trị.
- Nhà tài trợ gián tiếp điều hành dự án: Các nhà tài trợ không trực tiếp
điều hành dự án nhưng thực chất có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà
thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Tuy nước chủ nhà có quyền sử dụng quản lý vốn

ODA nhưng thông thường mẫu lập dự án ODA phải có sự thoả thuận với các
nhà tài trợ và các nhà tài trợ xem xét rất kỹ các dự án xin tài trợ và kiểm tra
một cách kỹ lưỡng việc thực hiện dự án có đúng mục đích hay không. Ví dụ
các nhà đầu tư có thể chia dự án tổng thành các tiểu dự án, các giai đoạn, nếu
hoàn thành giai đoạn trước thì mới được cấp vốn tiếp để tiếp tục giai đoạn
sau, nếu không thì bị cắt vốn đầu tư, với mục đích dễ dàng kiểm soát vốn và
tiến độ của dự án.
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
Ví dụ: Dự án nâng cấp quốc lộ 1A
- Có tính phúc lợi xã hội: Lĩnh vực đầu tư của ODA chủ yếu là các lĩnh
vực không hoặc ít sinh lợi nhuận, đó là các công trình công cộng mang tính
chất phúc lợi xã hội như các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các công trình
giao thông vận tải, giáo dục y tế, là các khoản đầu tư mang tính chất hỗ trợ
giữa các chính phủ với nhau. Ví dụ việc nâng cấp quốc lộ 1A Do ODA là
các khoản cho vay có lợi về mặt kinh tế xã hội cho nước nhận đầu tư nên nó
được hưởng rất nhiều ưu đãi.
Tuy các nhà tài trợ thường cấp ODA không phải với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận mà để khẳng định vị thế quốc gia, thông qua ODA mở đường cho
đầu tư tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân thâm nhập vào thị trường nước nhận
viện trợ thông qua các khoản viện trợ.
- Có nguy cơ để lại gánh nặng nợ nần cho các quốc gia nhận viện trợ do
như đã nói ở trên lĩnh vực đầu tư thường là những lĩnh vực không sinh lợi
nhuận, các chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành quản lý dự án nên
hiệu quả sử dụng vốn thường thấp. Vì thế khi nhận viện trợ dưới hình thức
này thì chính phủ các nước nhận viện trợ phải đề ra các mục tiêu phát triển
kinh tế các khu vực được hưởng lợi từ hoạt động ODA, để sau khi dự án đi vào
hoạt động thì thu nhập từ các hoạt động kinh tế khác mới có thể bù đắp chi phí
cho hoạt động ODA và nhờ vào đó quốc gia ấy mới có thể trả nợ được.

Ví dụ: Châu Phi
3. Phân loại
� Theo tiêu thức hoàn trả/các thành phần cấu thành:
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại
cho Nhà tài trợ.
VD: T9/05 ADB viện trợ không hoàn lại 9 triệu USD cho VN
- ODA cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): ODA cho vay
với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao cho "yếu tố không hoàn lại" (còn gọi là
"thành tố hỗ trợ") đạt không dưới 25% của tổng trị giá khoản
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản
vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại
nhưng tính chung lại, "yếu tố không hoàn lại" đạt không dưới 25% của tổng
giá trị của các khoản đó.
VD: Tây Ban Nha dành cho VN 40 triệu EURO không hoàn lại và 15
triệu EURO có hoàn lại trong tg 2006-2009
� Theo phương thức cung cấp
- ODA song phương (bilateral)
VD: Nhật Bản hiện là nhà tài trợ song phương lớn nhất của VN, với số
tiền ODA trung bình năm 2003-04 là 590 triệu USD, sau đó là Pháp (114 tr
USD) và Đan Mach (72 triệu USD)
- ODA đa phương (multilateral)
VD: IDA của WB và ADB là hai nhà tài trợ đa phương lớn nhất của VN
(505,210 triệu USD năm 2004
� Theo mục đích:
- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho
vay ưu đãi.

VD: Dự án cấp nước sạch 112 triệu USD của WB cho VN
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức,
công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu
tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực loại hỗ trợ này chủ yếu là
viện trợ không hoàn lại.
VD: Dự án giáo dục tiểu học, hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh
toán của WB cho VN
� Theo mục tiêu sử dụng:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển
giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu.
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
VD: Năm 1999 JBIC cho VN vay 20.000 Yên để hỗ trợ thanh toán hàng
Nhập khẩu
- Hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát
với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ
được sử dụng như thế nào
VD: Chương trình phát triển tổng thể thành phố Hà Nội (không hoàn lại)
Chương trình tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo PRSC của WB
- Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể
VD: dự án nâng cung cấp nước sạch 112 triệu USD của WB cho Hà Nội
� Theo hình thức cung cấp ODA (Nghị định 131/2006/NĐCP)
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả
lại cho nhà tài trợ;
- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các
điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu
tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các
khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;
- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các

khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương
mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
II. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam
1. Định nghĩa về đói nghèo
- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không
thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…
- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức
sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
- Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa
mãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
- Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác
nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Việt Nam đưa ra chuẩn đói từ 2-1997
đến 1-1-2000 hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng, tương
đương với 45.000 đồng. Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo
cho giai đoạn 2001 - 2005. Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực:
nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng:
100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng.
2. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
2.1.1. Tình hình phát triển các ngành
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997
đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm trong nước
trong những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8-9% đã
đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm

1999. Nhưng từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà
tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước (Năm 2000
tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng
7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%). Tính ra
trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng
7,51%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong 5 năm
2001-2005 đạt 7,51% không những cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân
6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà còn đứng vào hàng
các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới (Theo số
liệu của Ngân hàng Thế giới và ESCAP thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
nước bình quân mỗi năm trong những năm 2000-2004 của Trung Quốc là
8,5%; Hàn Quốc 5,5%; Thái Lan và Ma-lai-xi-a 5,0%; In-đô-nê-xi-a 4,6%;
Phi-li-pin 4,5%; Xin-ga-po 4,1%).
Bảng 1 - Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
4 năm 2005-2009 (%)
2005
200
6
2007 2008
Ước
tính
2009
BQ mỗi năm
2005-2009
Tổng số 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 7,51
- Nông lâm nghiệp và thuỷ

sản
2,98 4,17 3,62 4,36 4,04 3,83
- Công nghiệp và xây dựng 10,39 9,48
10,4
8
10,22 10,65 10,24
- Dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 6,96
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng
3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng
8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16
điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
a) Về nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng được duy trì và phát triển khá cao, có tác động quyết
định cho công cuộc xoá đói giảm nghèo thông qua anh ninh lương thực, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho dân sống ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp
đạt tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện, bình quân đạt 5,6%/năm, và xuất
khẩu mỗi năm trên 3 triệu tấn gạo. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng
cao, từ hơn 1 tỷ USD năm 1990 lên hơn 5,3 tỷ USD năm 2004.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng đã có sự chuyển biến rõ rệt
theo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích, đặc biệt nghề nuôi trồng
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
và đánh bắt thuỷ sản phát triển khá nhanh. Kinh tế nông thôn phát triển đa
dạng hơn, nhiều vùng sản xuất nông sản quy mô lớn gắn với công nghiệp chế
biến được hình thành, các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát
triển mạnh mẽ.

b) Về công nghiệp
Ngành công nghiệp phát triển với nhịp độ cao, góp phần quan trọng vào
ổn định kinh tế, xã hội và xoá đói giảm nghèo. Năng lực sản xuất nhiều sản
phẩm công nghiệp tăng khá và trên khá không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà hạn ngạch xuất khẩu cũng ngày một tăng cao.
Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có bước chuyển dịch đáng kể, hình
thành một số sản phẩm mũi nhọn, khu công nghiệp hình thành ở nhiều địa
phương, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ hiện đại. Cùng
với việc phát triển các khu công nghiệp có quy mô lớn, Chính phủ cũng chú
trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển các cơ sở, làng nghề để
thu hút thêm lao động và tăng thu nhập cho người sản xuất.
c) Về dịch vụ
Các ngành dịch vụ tuy hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn,
nhưng chất lượng đã được nâng lên, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và
phục vụ đời sống dân cư. Thị trường trong nước đã thông thoáng hơn với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Tổng giá trị dịch vụ tài chính, tín dụng năm 2006 gấp 3,2 lần so với năm
1996, giáo dục đào tạo gấp 2,2 lần, y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội gấp
1,7 lần.
Ngành giao thông vận tải trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song đã
đáp ứng khá tốt về cơ sở hạ tầng cho yêu cầu phát triển kinh tế. Giá trị dịch
vụ vận tải, kho tàng, thông tin liên lạc tăng 1,8 lần. Nhiều tuyến giao thông
huyết mạch đã được đầu tư nâng cấp bảo đảm giao thông và nhu cầu vận tải
trong những năm qua. Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mạng
lưới viễn thông trong nước đã được hiện đại hoá về cơ bản. Nhiều phương
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
tiện thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được phát triển, bước đầu đáp
ứng nhu cầu thông tin, thương mại của công chúng. Đã hình thành thị trường

dịch vụ bảo hiểm với sự tham gia của các doanh nghiệp của các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước. Dịch vụ tài chính, ngân hàng có những đổi mới
quan trọng. Các dịch vụ tư vấn pháp luật, khoa học và công nghệ đã bước đầu
phát triển
2.1.2. Về thực trạng đời sống nhân dân
Đời sống của nhân dân đã có nhiều cải thiện, các mục tiêu phát triển xã
hội và cải thiện đời sống dân cư ở thành thị và nông thôn nhất là mục tiêu xoá
đói giảm nghèo đạt được những kết qủa rõ rệt. Trong 10 năm, qua tuổi thọ
bình quân tăng từ 66 tuổi vào năm 1996 lên 72 tuổi vào năm 2005; tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42,5% xuống còn 23,1%.
Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước sạch tăng lên gấp đôi; tỷ lệ nhập
học theo đúng độ tuổi ở bậc tiểu học đạt 97%. Tỷ lệ các xã không có hoặc
thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu đã giảm đi rất nhiều (năm 2005, có 93% số xã đã
có điện, 98% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã); đời sống dân cư của
nhiều vùng được cải thiện rõ rệt , nhất là đối với nông thôn và các vùng đặc
biệt khó khăn. Chỉ số phát triển con người và tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng
được cải thiện rõ rệt, mặc dù GDP tính theo đầu người của Việt Nam năm
1999 thứ 167, song chỉ số phát triển con người (HDI) được xếp thứ 101 thuộc
loại trung bình trên thế giới với chỉ số 0,682. Năm 2001, báo cáo phát triển
con người của UNDP xếp Việt Nam thứ 89 trong tổng số 162 nước về chỉ số
phát triển giới (GDI).
2.1.3. Về cơ chế chính sách
Nhiều cơ chế, chính sách đổi mới kinh tế xã hội đã được thực hiện; nhiều
đạo luật về kinh tế đã được ban hành và được sửa đổi phù hợp với yêu cầu thị
trường như: Luật Dân sự, Luật đất đai, Luật lao động. Luật Thương mại, Luật
Đầu tư nước ngoài, Luật hải quan, Luật bảo hiểm và các luật về thuế… đã
từng bước tạo nên môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, an toàn và thuận lợi
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bình đẳng. Thể chế kinh tế thị trường
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
13

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
hàng hoá, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động
sản, thị trường khoa học - công nghệ đang được hình thành và từng bước
được hoàn thiện, đã có tác dụng khuyến khích dân cư, doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.
2.1.4. Về chất lượng phát triển
Nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa vững chắc. Từ năm 1997 do tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực, nhịp độ tăng trưởng
kinh tế chậm lại. Những năm gần đây tuy đã đạt được mức tăng trưởng cao
hơn (năm 2003 đạt tốc độ 7,34%) song nền kinh tế Việt Nam còn phải trải
qua những khó khăn to lớn.
Chất lượng phát triển còn thấp, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, sức
cạnh tranh thấp, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều ngành sản phẩm
chưa đủ sức cạnh tranh. Trong nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn còn chậm, các phương thức canh tác tiên tiến được đưa vào nông thôn
chưa nhiều; lao động thiếu việc làm và không có tay nghề còn cao, năng suất
lao động còn thấp; khả năng cạnh tranh hàng hoá còn chưa cao, một số sản
phẩm tiêu thụ còn khó khăn, môi trường xuống cấp, tài nguyên bị khai thác
quá mức và cạn kiệt.
Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, hiệu quả chưa cao. Một số ngành
công nghiệp còn nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều
doanh nghiệp trong nước chưa năng động, sức cạnh tranh kém, chưa bám sát
các nhu cầu thị trường. Trình độ công nghệ, tình trạng máy móc, thiết bị lạc
hậu chậm đổi mới làm cho chi phí sản xuất cao; việc sắp xếp lại sản xuất, đổi
mới doanh nghiệp tiến hành chậm. Các ngành dịch vụ phát triển yếu, mạng
lưới thương nghiệp và thị trường vùng nông thôn , miền núi, vùng sâu kém
phát triển.
2.1.5. Tồn tại nhiều vấn đề xã hội bức xúc
Lao động và việc làm đang trở thành vấn đề gay gắt, nổi cộm nhất hiện
nay; thu nhập và năng suất lao động nhất là trong nông nghiệp quá thấp.

Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng; trình
độ tay nghề kém, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Khoa
học công nghệ chưa thực sự trở thành cơ sở và động lực phát triển sản xuất
kinh doanh. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa chậm, không theo quy
hoạch nên chưa đủ sức hút lao động dôi dư trong xã hội.
Vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, tệ nạn xã hội hội có xu hướng tiếp tục
gia tăng; gian lận thương mại chưa giảm; tai nạn giao thông xảy ra nghiêm
trọng và có xu hướng gia tăng; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao, trên 60%
trẻ em tàn tật chưa được điều trị; lao động trẻ em đang là vấn đề bức xúc; trẻ
em bị buôn bán, bị xâm hại, trẻ em lang thang có chiều hướng gia tăng; sự lây
lan HIV/AIDS chưa có chiều hướng giảm; khiếu kiện vẫn còn dai dẳng… Đời
sống của nhân dân ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn
rất khó khăn.
Nhìn chung, sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế
Việt Nam tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ thực
hiện tốt các chính sách và có các biện pháp phù hợp, biết phát huy nội lực,
tranh thủ và khai thác có hiệu quả sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nên đã đạt
được những thành tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng GDP trong 10 năm từ
1995 – 2005 đạt 7,2%/năm, tỷ lệ tiết kiệm và thu nhập bình quân đầu người
tiếp tục tăng, đời sống nhân dân được cải thiện.
Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng tình trạng nghèo
đói vẫn còn hiện hữu ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi.
Thu nhập của phần lớn dân cư vẫn giáp ranh ở mức nghèo và rất dễ bị tổn
thương bởi thiên tai, bệnh dịch, mất việc làm. Do vậy, cần có sự nỗ lực cố
gắng của Chính phủ và mọi tầng lớp nhân dân để đưa đất nước thoát nghèo và
bắt kịp sự phát triển của thế giới.
2.2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam,
vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên
177 nước, chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
hợp xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển
Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam
là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ
nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ
Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu
gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được
tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song
vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng
nghèo cùng cực.
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có
khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc
hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản
ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng
do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến
nay) và do là suy giảm kinh tế . Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay
là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000
đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ
rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam
trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng
trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.
Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng
tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 còn 27,5%
năm 2004.

Khu vực đồng bào dân tộc tốc độ giảm nghèo chậm và còn rất cao, từ
75,2% xuống 69,3%.
Sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, các miền là không đều. Năm 2005
mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7% nhưng sự chênh
lệch về số hộ nghèo giữa các vùng là rất lớn, cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo ở vùng
Đông Nam Bộ là 1,7% trong khi số hộ nghèo ở vùng Tây Bắc chiếm đến 12%
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
tổng số hộ nghèo trong cả nước.
Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các
thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh,
sâu hại, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thất nghiệp…
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội đến
cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện với số dân 2,4 triệu người thuộc 20 tỉnh
có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.
2.3. Nguyên nhân của nghèo đói
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói bao gồm cả những nguyên
nhân khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan. Sau đây là một số
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến đói nghèo:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc
chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ
hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất
mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến
tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
+ Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp
dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và
chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm
yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình

ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
+ Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà
nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã
làm thui chột động lực sản xuất.
+ Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã
làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công
nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc
doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
số tăng cao.
+ Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị
lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính
sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông
dân di cư, nhập cư vào thành phố.
+ Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do
nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của
Nhà nước.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành
tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu
hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
+ Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho
gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển
làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
+ Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống
ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm
quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng
cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.

+ Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có
các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch
bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá
sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực
như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay
đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch,
quan liêu, tham nhũng.
+ Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ
yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ
trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp,
không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao
nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu
thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước,
+ Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu
của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được
thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ
phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến
lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối
với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa
các dân tộc cao.
+ Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ
vào nông nghiệp.
+ Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
3. Vai trò của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đối với
công tác xoá đói giảm nghèo

Trong khi ngân sách chính phủ hạn hẹp thì ODA như một nguồn vốn
quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Các
chương trình xoá đói giảm nghèo thường phải đầu tư rất lớn và thời gian thực
hiện dài vì vậy nguồn ODA thực hiện cho chương trình này được đánh giá là
hiệu quả về mặt đầu tư.
Trong khi đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) từ bên
ngoài thường chỉ tập trung vào lĩnh vực, ngành có khả năng thu hồi vốn cao,
mang lại lợi nhuận cao… nên không thích hợp với những dự án xóa đói giảm
nghèo thực hiện khi gặp nhiều khó khăn. Như vậy các nước đang phát triển
thường phải dựa vào nguồn vốn ODA để thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Sử dụng nguồn vốn ODA sẽ góp phần nâng cao điều kiện sống cho
người dân. Khi sử dụng nhiều ODA ở những vùng xa, vùng khó khăn các dự
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
án trồng rừng, đắp đê ven biển… góp phần cải thiện điều kiện sống người dân
trong vùng. Các chương trình tín dụng nông thôn, giao thông nông thôn, nước
sạch…góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất của nông nghiệp nâng cao đời
sống nông thôn. Đồng thời các dự án góp phần tăng phúc lợi công cộng và cải
thiện điều kiện môi trường.
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua đầu tư phát triển các công
trình thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng… là tiền đề để phát triển kinh tế, xoá đói
giảm nghèo.
Theo thời báo kinh tế số 31/99. ODA đã được sử dụng từ năm 1993-1998 là
5015 triệu USD bằng khoảng 46% so với ODA cam kết trong cùng thời kỳ.
Trong giai đoạn 2001-2005 ODA được sử dụng cho chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo như sau:
+ Vốn ODA không hoàn lại được sử dụng cho những chương trình, dự
án thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ytế, dân số và phát triển giáo

dục, phát triển nguồn nhân lực; Các vấn đề xã hội…
+ ODA vốn vay sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc lĩnh vực:
xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, giao thông vận tải, thông tin liên
lạc, cơ sở hạ tầng xã hội…
Cụ thể ODA được sử dụng cho xoá đói giảm nghèo như sau:
- Về năng lượng: tiếp tục phát triển nguồn điện, hệ thống đường dây tải
điện và các trạm biến thế, điện lưới khu vực nông thôn và các vùng khó khăn,
miền núi, hải đảo.
- Về công nghiệp: sử dụng ODA để đổi mới công nghệ trang thiết bị,
nâng cao cạnh tranh sản phẩm, nhằm giữ ổn định về công ăn việc làm, góp
phần giải quyết các vấn đề xã hội.
- Về giao thông vận tải: phát triển đi đôi với nâng cấp các hệ thống quốc
lộ. Dành nguồn ODA phát triển các đường nhánh, đường xương cá nối với
quốc lộ đảm bảo giao thông thông suốt các vùng dân cư, nhất là vùng sâu,
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Nhiệm
vùng xa, miền núi.
- Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi, kết hợp với phát triển
nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Nguồn ODA sẽ hỗ trợ phát triển nông thôn,
đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Mở rộng phạm vi các dịch vụ tài chính
nông thôn nhằm tạo vốn cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
- Về y tế xã hội: cải tạo, nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho
các bệnh viện tỉnh, nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố chưa
được sử dụng ODA trong giai đoạn 1996-2000. Tăng cường năng lực hệ
thống y tế xã huyện, chương trình nước sạch, phòng chống HIV/AIDS…
- Về cấp thoát nước đô thị và bảo vệ môi trường: nâng cấp hệ thống
nước cho các thị xã chưa được nhận ODA trong giai đoạn 1996-2000. Ưu tiên
nâng cấp hệ thống nước tại huyện lị, nông thôn… Chính Phủ và các nhà tài
trợ sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện

và nâng cao chất lượng sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội và đấu tranh chống lại đói nghèo ở Việt Nam.
III Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức ( ODA )
1. Các hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA
Theo phạm vi đánh giá
Căn cứ vào phạm vi có thể phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
ODA ở tầm “vĩ mô” và “vi mô”.
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vĩ mô:
Đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA dựa trên sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế, với sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể. Các chỉ tiêu chính
dùng để đánh giá là:
- Tăng trưởng GDP;
- Tăng mức GDP trên đầu người;
- Các chỉ số về xã hội: Tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ tăng dân
Hoàng Xuân Long Lớp: Kế hoạch 49A
21

×