Tải bản đầy đủ (.pdf) (672 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân trong khảo sát địa điểm và thiết kế nhà máy điện hạt nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 672 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
[\





BÁO CÁO TỔNG KẾT
(Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng
các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân trong khảo sát địa điểm và thiết kế
nhà máy điện hạt nhân)






Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Cơ quan chủ trì: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân








9808


Hà Nội, 2012


2


MỤC LỤC
1. Mở đầu 4
2. Phương pháp thực hiện đề tài 5
3. Các tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế 5
4. Các tiêu chuẩn an toàn của Hoa Kỳ về an toàn hạt nhân 5
4.1. Quy định liên bang - Title 10, Chapter I, Code of Federal Regulations 6
4.2. Hướng dẫn của cơ quan quản lý (Regulatory guides) 6
4.3. Các ấn phẩm NUREG (NUREG-Series Publications) 6
5. Các tiêu chuẩn an toàn của Nga về an toàn hạt nhân 7
6. Các tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản 7
6.1. Các văn bản luật 7
6.2. Các quy định quản lý do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp ban hành 8
6.3. Các hướng dẫn của Hội đồng An toàn hạt nhân Nhật Bản 8
7. Quy định, tiêu chuẩn của Việt Nam liên quan đến an toàn xây dựng, công
nghiệp 8

8. Xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn An toàn hạt nhân về đánh giá địa điểm,
thiết kế NMĐHN 10

8.1. Tiêu chuẩn Đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với địa điểm NMĐHN 11
8.2. Tiêu chuẩn Các khía cạnh địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm NMĐHN 14
8.3. Tiêu chuẩn An toàn hạt nhân - Khí tượng, thủy văn trong đánh giá địa điểm
NMĐHN 16

8.4. Tiêu chuẩn An toàn hạt nhân - Các sự kiện bên ngoài do con người gây ra
trong khảo sát, đánh giá địa điểm NMĐHN 20


8.5. Tiêu chuẩn Khảo sát, đánh giá khả năng phát tán chất phóng xạ trong không
khí và nước – Xem xét sự phân bố dân cư trong việc đánh giá địa điểm cho
NMĐHN 24

8.6. Tiêu chuẩn An toàn hạt nhân - Bảo đảm chất lượng trong khảo sát, đánh giá
địa điểm NMĐHN 26

8.7. Tiêu chuẩn Phân nhóm an toàn đối với cấu trúc, hệ thống và bộ phận quan
trọng của NMĐHN 30

8.8. Tiêu chuẩn Thiết kế bảo vệ chống bức xạ của NMĐHN 34
8.9. Tiêu chuẩn An toàn hạt nhân – Thiết kế chống cháy nổ cho NMĐHN 40
8.10. Tiêu chuẩn Thiết kế chống động đất cho NMĐHN 41
8.11. Tiêu chuẩn Các sự kiện bên ngoài không bao gồm động đất trong thiết kế
NMĐHN 43

8.12. Tiêu chuẩn Thiết kế hệ thống điều khiển và đo đạc của NMĐHN 46
8.13. Tiêu chuẩn Thiết kế hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu của NMĐHN 47
8.14. Tiêu chuẩn Thiết kế hệ thống điện khẩn cấp của NMĐHN 50
3

8.15. Tiêu chuẩn Thiết kế hệ thống làm mát và các hệ thống liên quan của
NMĐHN 53

8.16. Tiêu chuẩn Thiết kế vùng hoạt lò phản ứng của NMĐHN 57
8.17. Tiêu chuẩn Thiết kế hệ thống che chắn của NMĐHN 59
8.18. Tiêu chuẩn về quy trình thẩm định cấp phép 61
9. Kết luận và kiến nghị 64
9.1. Kết luận 64
9.2. Kiến nghị 66


Phụ lục 1. Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA A-1
Phụ lục 2. Danh mục văn bản pháp luật và hướng dẫn của Hoa Kỳ A-3
Phụ lục 3. Danh mục văn bản pháp luật và hướng dẫn của Liên bang Nga A-33
Phụ lục 4. Danh mục văn bản pháp luật và hướng dẫn của Nhật Bản A-40
4


1. Mở đầu
Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) là một công trình có yêu cầu bảo đảm an
toàn cao, do đó, quy trình lựa chọn địa điểm, thiết kế, lắp đặt, xây dựng và vận
hành nhà máy nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật về an toàn hạt nhân.
Việt Nam đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết để qu
ản lý an toàn cho hai nhà
máy điện hạt nhân đầu tiên dự kiến xây dựng từ năm 2014 và đưa vào vận hành
từ năm 2020. Vì số lượng các quy định pháp luật và tiêu chuẩn về an toàn hạt
nhân hiện nay còn rất ít ỏi so với yêu cầu thực tiễn triển khai chương trình điện
hạt nhân nên việc nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, đặc
biệt phục vụ giai đoạn trước mắt là phê duyệt
địa điểm và cấp giấy phép xây
dựng là cần thiết và cấp bách.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
tiêu chuẩn an toàn hạt nhân trong khảo sát địa điểm và thiết kế nhà máy điện hạt
nhân” được đặt ra với mục tiêu xây dựng để đề xuất ban hành một số tiêu chuẩn
về an toàn hạt nhân trong khảo sát, đánh giá địa điểm và thi
ết kế NMĐHN. Đề
tài được thực hiện trong vòng 15 tháng, từ tháng 10/2011 đến hết tháng 12/2012.
Đề tài được thực hiện chủ yếu bởi các cán bộ thuộc Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân và có sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân bên ngoài liên quan, bao gồm

trong nước và nước ngoài.
Tới nay, các sản phẩm chính của đề tài theo thuyết minh đã hoàn thành. Báo cáo
tổng kết này được viết nhằm tóm lược các công việc, kết qu
ả thực hiện được
trong đề tài và đưa ra các đánh giá, kiến nghị. Báo cáo tổng kết gồm các phần
như sau:
- Phương pháp thực hiện đề tài
- Các tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế
- Các quy định, hướng dẫn của Hoa Kỳ về an toàn hạt nhân
- Các quy định, hướng dẫn của Nga về an toàn hạt nhân
- Các quy định, hướng dẫn của Nhật Bản về an toàn hạt nhân
- Quy định, tiêu chuẩn của Việt Nam về an toàn trong xây dựng, công
nghiệp;
- Báo cáo tổng kết quá trình xây dựng và nội dung chính các dự thảo tiêu
chuẩn được xây dựng trong khuôn khổ đề tài
- Đánh giá công tác thực hiện đề tài và kiến nghị.
5

2. Phương pháp thực hiện đề tài
Với mục đích là soạn thảo các dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn hạt nhân
trong khảo sát, đánh giá địa điểm và thiết kế NMĐHN, nhóm thực hiện đề tài đã
thực hiện các hoạt động nghiên cứu theo trình tự như sau:
- Nghiên cứu tổng quan các tiêu chuẩn của IAEA về an toàn hạt nhân; lựa chọn
ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn củ
a IAEA tương ứng với nội dung từng dự thảo
tiêu chuẩn Việt Nam được xây dựng trong khuôn khổ đề tài. Viết các chuyên đề
nghiên cứu về hướng dẫn của IAEA tương ứng với nội dung từng dự thảo tiêu
chuẩn Việt Nam được xây dựng.
- Nghiên cứu tổng quan các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn của các nước về an
toàn NMĐHN, đặc biệt tập trung vào các nước Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bả

n. Lựa
chọn ra các văn bản pháp luật, hướng dẫn, tiêu chuẩn hoặc quy định cụ thể của
các nước tương ứng với nội dung dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam được xây dựng
trong khuôn khổ đề tài. Viết các chuyên đề nghiên cứu về quy định, hướng dẫn
của các nước tương ứng với nội dung từng dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam được
xây dựng.
- Nghiên cứu các quy
định, tiêu chuẩn của Việt Nam liên quan đến an toàn xây
dựng, công nghiệp.
- Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu thu được từ các bước nêu trên, nhóm
thực hiện đề tài triển khai soạn thảo các dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam bằng cả
tiếng Anh và tiếng Việt. Mục đích của việc soạn thảo tiêu chuẩn bằng tiếng Anh
là để gửi xin ý kiến và thảo luận với các tổ ch
ức, chuyên gia nước ngoài, trên cơ
sở đó, tiếp tục hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn.
3. Các tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế
Các tiêu chuẩn của IAEA phản ánh sự đồng thuận của quốc tế về những nội
dung tạo thành mức bảo đảm an toàn cao trong việc bảo vệ con người, môi
trường khỏi các tác động có hại của bức xạ ion hóa. Các tiêu chuẩn c
ủa IAEA
được chia thành ba nhóm là các nguyên tắc an toàn, các yêu cầu an toàn và các
hướng dẫn an toàn. Trong các tiêu chuẩn an toàn này, có tiêu chuẩn chung – áp
dụng cho tất cả các loại hình và hoạt động liên quan đến bức xạ, có tiêu chuẩn
cụ thể - áp dụng cho các loại hình và hoạt động cụ thể liên quan đến bức xạ.
Đối với NMĐHN, IAEA hiện có khá nhiều tiêu chuẩn. Danh mục các tiêu chuẩn
IAEA được chọn ra làm tài liệu tham khảo để xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn
trong đề tài đượ
c trình bày tại Phụ lục I Báo cáo tổng kết này.
4. Các tiêu chuẩn an toàn của Hoa Kỳ về an toàn hạt nhân
Hoa Kỳ có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn đồ sộ và

hoàn chỉnh về NMĐHN. Dưới đây là một số loại văn bản quan trọng của Hoa
Kỳ về an toàn NMĐHN.
6


4.1. Quy định liên bang - Title 10, Chapter I, Code of Federal Regulations
Quy định (regulations) của NRC là các yêu cầu có tính bắt buộc đối với tất cả tổ
chức, cá nhân nhận giấy phép từ NRC để sử dụng vật liệu hạt nhân hoặc vận
hành cơ sở hạt nhân.
4.2. Hướng dẫn của cơ quan quản lý (Regulatory guides)
Tài liệu hướng dẫn của cơ quan quản lý (Regulatory Guide series) cung cấp
hướng dẫn cho người xin giấy phép, người được cấp gi
ấy phép cách thức thực
hiện các quy định của NRC, các kỹ thuật nhân viên NRC sử dụng để đánh giá
các vấn đề cụ thể hoặc các tai nạn giả định, và các dữ liệu mà nhân viên NRC
cần để rà soát các đơn xin cấp giấy phép.
Các hướng dẫn của cơ quan quản lý (Regulatory guides) được ban hành bởi 10
Ban (Division) sau đây:
1. Lò phản ứng năng lượng
2. Lò phản ứng nghiên cứu và thử nghiệm
3. Cơ sở nhiên liệ
u và vật liệu
4. Môi trường và lựa chọn địa điểm
5. Bảo vệ nhà máy và vật liệu
6. Các sản phẩm
7. Vận chuyển
8. Sức khỏe nghề nghiệp
9. Thẩm định tài chính và chống độc quyền
10. Các vấn đề chung
Mỗi một hướng dẫn (guide) có một số hiệu gồm các thành tố là chữ viết tắt

“RG”, tiếp theo là số hiệu của Ban xây dựng hướng dẫ
n (Division), dấu chấm và
số thứ tự của hướng dẫn (ví dụ, RG 1.25). Mỗi một hướng dẫn có thể được xác
định thêm bằng số lần sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc ngày ban hành.
4.3. Các ấn phẩm NUREG (NUREG-Series Publications)
Các ấn phẩm NUREG là các bản báo cáo hoặc tập sách về các quyết định quản
lý, kết quả nghiên cứu, kết quả điều tra sự cố, và các thông tin quản lý và kỹ
thuật khác.
• Ấn phẩm được biên soạn bởi nhân viên của NRC NUREG-(nnnn)
• Tập sách được biên soạn bởi nhân viên của NRC NUREG/BR-(nnnn)
• Tài liệu hội nghị được biên soạn bởi nhân viên NRC hoặc nhà thầu của
NRC NUREG/CP-(nnnn)
• Ấn phẩm được biên soạn bởi các nhà thầu của NRC NUREG/CR-(nnnn)
7

• Ấn phẩm từ các Thỏa thuận quốc tế NUREG/IA-(nnnn)
• Ấn phẩm có trên hệ thống quản lý và tiếp cận tài liệu rộng rãi trong toàn
cơ quan (ADAMS)
• Dự thảo văn bản để xin ý kiến
Danh mục các văn bản thuộc các loại văn bản nêu trên của Hoa Kỳ có trong Phụ
lục II Báo cáo này.
5. Các tiêu chuẩn an toàn của Nga về an toàn hạt nhân
Các quy định pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được xây dựng dựa
trên Hiến pháp Liên bang Nga – văn bản luật nền tảng, có giá trị pháp lý cao
nhất của Liên bang Nga.
Khoản 4 Điều 5 Hiến pháp Liên bang Nga quy định trong hệ
thống pháp lý của
quốc gia, giá trị pháp lý ưu tiên được dành cho các điều ước quốc tế mà Liên
bang Nga là thành viên (bao gồm Công ước An toàn hạt nhân, Công ước Viên
về Trách nhiệm đối với thiệt hại hạt nhân, Công ước chung về quản lý an toàn

đối với nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ, Công ước về
Thông báo sớm các tai nạn hạt nhân, Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt
nhân, và các điều ước quốc tế khác).
Các quy định pháp lý về an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn nằm
trong các luật liên bang (федералы законы), các nghị định của Tổng thống và
Chính phủ, các Thông tư (Нормы и Правилы /rules and regulations), văn bản
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, các
quy chuẩn kỹ thuật (регламеты) và các tiêu chuẩn quốc gia (стадарты). Danh
mục các v
ăn bản quan trọng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Liên bang
Nga được trình bày trong Phụ lục III Báo cáo.
6. Các tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản
Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhật Bản về an toàn hạt nhân bao gồm:
6.1. Các văn bản luật
- Luật Năng lượng nguyên tử
- Luật Quản lý vật liệu hạt nhân nguồn, nhiên liệu hạt nhân, lò phản ứng hạt
nhân
- Luật Kinh doanh đ
iện lực và các Thông tư cấp bộ liên quan
- Luật về các Biện pháp cụ thể cho chuẩn bị ứng phó sự cố hạt nhân
- Luật Bồi thường thiệt hại hạt nhân
- Luật Đánh giá tác động môi trường
- Luật Ngăn ngừa nguy hại bức xạ do các đồng vị phóng xạ gây ra
8

6.2. Các quy định quản lý do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp ban
hành
Phù hợp với Luật về quản lý lò phản ứng và Luật Kinh doanh điện, Bộ Kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ban hành các quy định có tính chất là
tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn các công trình hạt nhân dưới dạng các

Thông tư của Bộ (Ministerial Ordinance) và Chỉ thị (Ministerial Public Notices).
Theo Thông tư xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết b
ị phát điện hạt nhân
ban hành tháng 1/2006, các tiêu chuẩn do các tổ chức khoa học xây dựng được
bảo trợ bởi cơ quan quản lý có thể được sử dụng làm các tiêu chuẩn kỹ thuật
trong các quy định pháp luật. Danh mục các tiêu chuẩn này có trong Phụ lục 3
Báo cáo.

6.3. Các hướng dẫn của Hội đồng An toàn hạt nhân Nhật Bản
Hội đồng An toàn hạt nhân Nhật bản ban hành các hướng dẫn quản lý phục vụ
cho việ
c thẩm định thiết kế an toàn của các cơ sở có lò phản ứng năng lượng hạt
nhân nước nhẹ. Các hướng dẫn quản lý của Hội đồng An toàn hạt nhân được xây
dựng và ban hành sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Danh mục các
hướng dẫn quản lý này có trong Phụ lục IV Báo cáo.
7. Quy định, tiêu chuẩn của Việt Nam liên quan đến an toàn xây dựng,
công nghiệp
Việt Nam đã có khá đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn xây d
ựng, công
nghiệp áp dụng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp truyền
thống. Nhóm soạn thảo đã tập hợp danh mục các tiêu chuẩn này trong báo cáo
chuyên đề về nội dung này trong đề tài.
Liên quan đến vấn đề an toàn hạt nhân, Việt Nam mới có một số quy định nằm ở
văn bản quy phạm pháp luật và gần như chưa có tiêu chuẩn quốc gia nào về an
toàn hạt nhân. Theo hướng dẫn của IAEA, kinh nghiệm của các quốc gia có ứ
ng
dụng điện hạt nhân, một quốc gia mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân không
thể tự mình xây dựng ngay hệ thống pháp luật và tiêu chuẩn đầy đủ về an toàn
hạt nhân. Để giải quyết được bài toán quản lý, quốc gia đó cần một mặt xem xét
áp dụng trực tiếp các tiêu chuẩn nước ngoài và mặt khác tự xây dựng một số quy

định, hướng dẫn, tiêu chuẩn v
ề vấn đề này.
Về việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, Việt Nam đã có các quy định tại Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Nghị định số 70/2010/NĐ-CP
ngày 22/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân và Thông tư số 18/2010/TT-
BXD ngày 15/10/2010 quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt
động xây d
ựng do Bộ Xây dựng ban hành. Về cơ bản trong hoạt động xây dựng,
tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện; người quyết định đầu tư
9

xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn
quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở hoặc hệ thống tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài cho
các hoạt động xây dựng do mình quản lý (Điều 6 Thông tư 8/2010/TT-BXD).
Về việc xây dựng mới các quy định, tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, trong khi
trình độ, kiến thức trong nước còn hạn chế thì Việt Nam cần tiếp thu các khuyến
cáo được chấ
p nhận chung trên toàn cầu, cụ thể là các hướng dẫn của IAEA, và
học hỏi quy định, hướng dẫn của các nước xuất khẩu NMĐHN cho Việt Nam
cũng như các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý an toàn NMĐHN. Bên
cạnh đó, do Việt Nam nhập khẩu hai công nghệ lò phản ứng khác nhau từ Nga
và Nhật Bản cho hai NMĐHN đầu tiên nên cũng sẽ có những khó khăn cho hoạt
động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn trong nước. Để giải
quyết được khía cạnh này, Việt Nam cần đi theo hướng xây dựng các quy định,
tiêu chuẩn có thể áp dụng chung cho các công nghệ lò phản ứng khác nhau,
không nên xây dựng các quy định, tiêu chuẩn đặc thù hoặc có tính mô tả chi tiết
thiết kế cho một loại công nghệ.
Với những hiểu biết về hệ thống tiêu chuẩn của IAEA, quy định, hướng dẫn của
các nước và của Việ

t Nam, nhóm thực hiện đề tài đề xuất như sau:
Đề xuất 1. Cần phải phát triển các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn hạt nhân
bên cạnh các quy định pháp luật vì các lý do:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm
2006, “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đố
i tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của các đối tượng này”. Như vậy, mặc dù không có tính bắt
buộc áp dụng như các quy định pháp luật nhưng tiêu chuẩn có vai trò làm cơ sở
để đánh giá các đối tượng trong hoạt động kinh tế - xã hội, cụ thể là giúp cơ
quan quản lý nhà nước thực hiện công tác thẩm định cấp phép, giúp tổ chức xin
cấp giấy phép liên quan
đến NMĐHN thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn
theo sự kỳ vọng của cơ quan quản lý nhà nước và có ý nghĩa nâng cao hiệu quả
của hoạt động bảo đảm an toàn hạt nhân.
- Lĩnh vực năng lượng nguyên tử hàm chứa các hoạt động có tính công nghệ, kỹ
thuật cao. Đối với mục tiêu bảo đảm an toàn hạt nhân, trên thực tế, có nhiều
phương thức kỹ thuật hiện có và ch
ắc chắn, cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ, sẽ có thêm các phương thức kỹ thuật mới để đạt được mục tiêu này.
Vì lý do đó, sự linh động trong việc xem xét chấp thuận các phương án kỹ thuật
bảo đảm an toàn khác nhau trong khi không làm giảm mục tiêu an toàn sẽ phù
hợp với thực tế hơn và tạo điều kiện cho việc phát triển các giải pháp bảo đảm
an toàn mới, hiệ
u quả hơn.
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xây dựng các hướng dẫn, tiêu chuẩn không
có tính bắt buộc áp dụng là xu hướng chung, phổ biến. Liên quan đến hệ thống
các tiêu chuẩn an toàn của IAEA, các “Requirements” có ý nghĩa cần bắt buộc
áp dụng trong khi các “Guides” có ý nghĩa khuyến khích áp dụng và số lượng

10

các “guides” lớn hơn nhiều so với số lượng “requirements”. Nhiều quốc gia
cũng có cách tiếp cận này trong hoạt động xây dựng hệ thống pháp lý bảo đảm
an toàn hạt nhân. Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Phần Lan, các
quy định pháp luật về an toàn hạt nhân không nhiều trong khi số lượng các
hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước rất lớn. Các hướng dẫn này không có
tính bắt buộc áp dụng mà có tính chấ
t khuyến khích áp dụng đối với các tổ chức
xin cấp phép cho NMĐHN. Cơ quan quản lý tại các quốc gia này vẫn chấp nhận
các phương án kỹ thuật khác do bên xin cấp phép đưa ra mà vẫn bảo đảm đạt
được mục tiêu an toàn như trong các hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Đề xuất 2. Phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn hạt nhân
của Việt Nam:
Tại nhiều quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước ch
ỉ ban hành các hướng dẫn có
tính chất chung trong khi các hiệp hội khoa học, công nghiệp xây dựng, công bố
các tiêu chuẩn có tính chi tiết, kỹ thuật cao. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà
nước, đặc biệt cơ quan quản lý chuyên ngành, chủ yếu xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình.
Các quy định kỹ thuật có tính chất khuyến khích áp dụng chủ yếu n
ằm trong hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố và
các tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng. Vì vậy, có thể thấy
các tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam tương đương với các Guides - tiêu chuẩn an
toàn có tính chất khuyến khích áp dụng của IAEA và các hướng dẫn quản lý
(regulatory guides) của các nước. Do đó, việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia
về an toàn hạt nhân của Việt Nam nên dựa vào các Guides củ
a IAEA và các
hướng dẫn của cơ quan quản lý các nước.

Phương án xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia nêu trên đã được nhóm thực
hiện đề tài với chuyên gia IAEA, các chuyên gia nước ngoài về an toàn hạt nhân
và được nhận xét là hoàn toàn thích đáng.
8. Xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn An toàn hạt nhân về đánh giá địa
điểm, thiết kế NMĐHN
Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu các tiêu chuẩn an toàn của IAEA, các quy
định, hướng d
ẫn của các nước như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Phần Lan để xây
dựng 18 dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam về khảo sát, đánh giá địa điểm và thiết kế
NMĐHN cụ thể là:
1. Đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân
2. Khảo sát, đánh giá địa kỹ thuật đối với NMĐHN
3. Khảo sát, đánh giá khí t
ượng, thủy văn đối với NMĐHN
4. Khảo sát, đánh giá các hoạt động của con người có khả năng gây ảnh
hưởng đối với NMĐHN
11

5. Khảo sát, đánh giá khả năng phát tán phóng xạ theo không khí và nước
trong mối liên quan với phân bố dân cư xung quanh NMĐHN
6. Bảo đảm chất lượng đối với lựa chọn địa điểm NMĐHN
7. Phân loại an toàn đối với cấu trúc, hệ thống và các thành phần quan
trọng của NMĐHN
8. Thiết kế bảo vệ chống bức xạ cho NMĐHN
9. Thiết kế chống cháy nổ cho NMĐHN
10. Thiết kế chống động đất cho NMĐHN
11. Thiết kế NMĐHN chống các sự kiện ngoại lai trừ động đất
12. Thiết kế hệ thống điều khiển và đo đạc của NMĐHN
13. Thiết kế hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu của NMĐHN
14. Thiết kế hệ thống điện khẩn cấp của NMĐHN

15. Thiế
t kế hệ thống làm mát và các hệ thống liên quan của NMĐHN
16. Thiết kế vùng hoạt lò phản ứng của NMĐHN
17. Thiết kế hệ thống che chắn của NMĐHN
18. Quy trình thẩm định cấp phép NMĐHN

Trong số 18 dự thảo tiêu chuẩn nêu trên, 5 dự thảo đầu tiên đã được trình Lãnh
đạo Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xem xét, gửi xin ý kiến của các tổ chức,
chuyên gia trong nước và nước ngoài. Sau khi tiếp thu các ý ki
ến phản hồi, các
nhóm soạn thảo đã hoàn thiện lại dự thảo 5 tiêu chuẩn này và đã làm thủ tục
chuyển sang Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thẩm định. Nếu việc
thẩm định được tiến hành thuận lợi thì 5 tiêu chuẩn này sẽ được trình Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đầu năm 2013.

Dưới đây là tổng kế
t quá trình xây dựng và nội dung cơ bản của từng dự thảo
tiêu chuẩn An toàn hạt nhân:

8.1. Tiêu chuẩn Đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với địa điểm NMĐHN
a) Tài liệu tham khảo trong việc xây dựng tiêu chuẩn
Nhóm biên soạn tiêu chuẩn đã tham khảo quy định của Việt Nam về an toàn hạt
nhân, các tiêu chuẩn của IAEA và hướng dẫn của các nước. Tài liệu tham khảo
bao gồm:
- Thông tư 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 c
ủa Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân quy định các yêu cầu về
an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN
12


- IAEA, SSG-9, Đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với địa điểm cơ sở
hạt nhân, Viên (2010).
- Hoa Kỳ, NRC, Regulatory Guide 4.7, General Site Suitability Criteria for
Nuclear Power Stations.
- Hoa Kỳ, NRC, Regulatory Guide 1.70, Standard Format and Content of
Safety Analysis Reports for Nuclear Power Stations.
- Hoa Kỳ, NRC, NUREG-800, Standard Review Plan for the Review of
Safety Analysis Reports for Nuclear Power Plants.
- Nga, Đánh giá các tác động bên ngoài từ môi trường tự nhiên và con
người tới các cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử. NP-064-05. Quyết định
phê chuẩn số 16 của Rostexnadzor LB Nga ngày 20/12/2005.
- Nhật Bản, NSCRG: L-DS-I.02, Regulatory Guide for Reviewing Seismic
Design of Nuclear Power Reactor Facilities.
- Nhật Bản, NSCRG: L-ST-I.0, Regulatory Guide for Reviewing Nuclear
Reactor Site Evaluation and Application Criteria
b) Nhận xét về yêu cầu, hướng dẫn của IAEA và các nước
+ Quy định của Việt Nam về việc khảo sát đánh giá độ nguy hiểm động đất
đối với NMĐHN:
Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc khảo sát độ nguy hiểm động đất cho
NMĐHN, tuy nhiên trong Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN quy định yêu cầu
về an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN đã đưa ra các yêu c
ầu chung cho
vấn đề này, cụ thể như sau:
“1. Đánh giá mức độ nguy hại của rung động nền đất do động đất gây ra đối
với địa điểm, có tính tới đặc điểm địa chấn kiến tạo và các điều kiện đặc biệt
của nền đất. Thực hiện phân tích độ tin cậy của các kết quả đánh giá.
2. Nghiên cứu, đánh giá các bằng ch
ứng về đứt gãy hoạt động, khả năng hoạt
động của núi lửa và mức độ nguy hại của chúng đối với an toàn của NMĐHN.
Việc đánh giá được thực hiện bằng các phương pháp và công tác khảo sát,

nghiên cứu đủ chitiết để có thể đưa ra được quyết định hợp lý.” (Điều 10 Thông
tư 28/2011/TT-BKHCN)
+ Hướng dẫn của IAEA
Tài liệu SSG-9 được xuất bản năm 2010 và thay th
ế tài liệu NS-G-3.3 xuất bản
năm 2002. Tài liệu này được xây dựng có tính đến kinh nghiệm của IAEA trong
việc nghiên cứu, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với các cơ sở hạt nhân
trong một thập kỷ vừa qua và cách tiếp cận mới trong phương pháp phân tích,
đặc biệt trong lĩnh vực phân tích xác suất đối với nguy hại động đất và mô hình
hóa kịch bản rung chấn mạnh.
+ Hướng dẫn của các n
ước
13

Các hướng dẫn của Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản về khảo sát, đánh giá độ nguy
hiểm động đất nằm trong các văn bản khác nhau. Về phương pháp kỹ thuật cụ
thể trong hoạt động khảo sát, các nước có các hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn không
hoàn toàn giống nhau.
c) Xây dựng kết cấu và nội dung dự thảo tiêu chuẩn
Có thể khẳng định rằng hoạt động nghiên cứu, đánh giá độ
nguy hiểm động đất
đối với NMĐHN là công việc chuyên ngành kỹ thuật sâu, không chỉ liên quan
đến kiến thức về an toàn hạt nhân mà liên quan đến kiến thức về địa chấn. Để
bảo đảm tính khả thi, nhóm thực hiện đề tài thấy rằng việc xây dựng một dự thảo
tiêu chuẩn chung về khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với NMĐHN
cần theo cách tiếp cậ
n sau:
- Bảo đảm các nội dung đưa vào tiêu chuẩn là các hướng dẫn, quy định
được chấp nhận rộng rãi trên thế giới;
- Quy định đề ra phương pháp khảo sát, đánh giá chung. Những vấn đề cụ

thể và phương pháp khảo sát, đánh giá cụ thể nên để trong từng tiêu chuẩn
khác, riêng biệt.
Từ cách tiếp cận nêu trên, nhóm thực hiện đề tài sử dụng tài liệu của IAEA,
SSG-9 làm tài liệu gốc để xây dựng d
ự thảo tiêu chuẩn An toàn hạt nhân – Đánh
giá độ nguy hiểm động đất đối với NMĐHN. Tuy nhiên, do tài liệu SSG-9 có
nhiều nội dung mang tính giảng giải nhiều hơn tính quy định, hướng dẫn và
nhiều nội dung lặp đi lặp lại nên nhóm thực hiện đề tài đã lọc ra các nội dung
cần thiết từ tài liệu SSG-9 để biên soạn ra dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam. Trong
quá trình làm việc, nhóm thực hiện đề tài
đã mời các chuyên gia trong nước về
địa chấn, địa chất góp ý về cách dùng từ ngữ và đánh giá về nội dung kỹ thuật
trong dự thảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài đã gửi xin ý kiến của
một số cơ quan, tổ chức trong nước và trên cơ sở ý kiến góp ý, nhóm thực hiện
đề tài đã hoàn thiện lại dự thảo tiêu chuẩn. Dưới đây là nội dung của dự thả
o tiêu
chuẩn với sự so sánh với tài liệu của IAEA.

Dự thảo tiêu chuẩn IAEA, SSG-9
1 Phạm vi áp dụng 1. Introduction
2 Thuật ngữ và định nghĩa 2. Definitions
3 Quy định chung 3. General recommendations
4 Thông tin cần thiết và công tác khảo
sát
4. Necessary information and
investigations (data base)
5 Xây dựng mô hình địa chấn kiến tạo 5. Construction of a regional
seismotectonic model
14


6. Đánh giá độ nguy hiểm do rung động
nền đất
6. Evaluation of the ground motion
hazards
7. Phân tích độ nguy hiểm động đất
bằng phương pháp xác suất
7. Probabilistic seismic hazard
analysis
8. Phân tích độ nguy hiểm động đất
bằng phương pháp tất định
8. Deterministic seismic hazards
analysis
9. Khả năng dịch chuyển đứt gãy tại địa
điểm
9. Potential for fault displacement at
the site
10. Rung động nền đất, dịch chuyển đứt
gãy và các nguy hại khác trong cơ sở
thiết kế
10. Design basis ground motion,
fault displacement and others hazards
11. Project management system

8.2. Tiêu chuẩn Các khía cạnh địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm
NMĐHN
a) Tài liệu tham khảo trong việc xây dựng tiêu chuẩn:
Nhóm biên soạn tiêu chuẩn đã tham khảo quy định của Việt Nam về an toàn hạt
nhân, các tiêu chuẩn của IAEA. Tài liệu tham khảo bao gồm:
- IAEA, Safety Standards Series No. NS-G-3.6, Geotechnical Aspects of
Site Evaluation and Foundations for Nuclear Power Plants (xuất bản năm

2004).
- IAEA, Safety Standards Series No. NS-R-3, Site Evaluation for Nuclear
Installations, Vienna (2003).
- Nga, Đánh giá các tác động bên ngoài từ môi trường tự nhiên và con
người tới các cơ sở sử d
ụng năng lượng nguyên tử. NP-064-05. Quyết định
phê chuẩn số 16 của Rostexnadzor LB Nga ngày 20/12/2005.
- Nhật Bản, NSCRG: L-ST-I.0, Regulatory Guide for Reviewing Nuclear
Reactor Site Evaluation and Application Criteria.
b) Nhận xét về yêu cầu, hướng dẫn của IAEA và các nước
+ Quy định của Việt Nam về việc khảo sát các khía cạnh địa kỹ thuật đối
với NMĐHN:
Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc khảo sát các vấn đề địa kỹ thuật cho
NMĐHN, tuy nhiên trong Thông tư s
ố 28/2011/TT-BKHCN quy định yêu cầu
về an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN đã đưa ra các yêu cầu chung cho
vấn đề này, cụ thể như sau:
15

“1. Đánh giá khả năng mất ổn định sườn dốc, trượt lở đất đá ảnh hưởng tới an
toàn của NMĐHN. Trường hợp có khả năng mất ổn định sườn dốc ảnh hưởng
đến an toàn của NMĐHN thì phải xác định mức độ nguy hại, sử dụng các thông
số và giá trị rung động nền đặc trưng của khu vực.
2. Đánh giá khả
năng nâng hạ, sụt lún bề mặt địa điểm do các yếu tố tự nhiên và
nhân tạo như hang động, thành tạo karst, hầm mỏ, giếng nước, giếng dầu trên
cơ sở sử dụng bản đồ địa chất và dữ liệu thích hợp.
3. Đánh giá khả năng xảy ra hóa lỏng nền đất tại địa điểm trên cơ sở sử dụng
các thông số và giá tr
ị rung động nền đất. Sử dụng các phương pháp khảo sát

đất đá và phương pháp phân tích phù hợp để xác định mức độ nguy hại của hóa
lỏng nền đất đối với NMĐHN.
4. Các đặc điểm địa kỹ thuật của nền đất, chế độ và tính chất hóa học của nước
ngầm phải được khảo sát, nghiên cứu. Các lớp đất đá tại địa
điểm phải được
xác định và mô tả dưới dạng phù hợp với mục đích thiết kế. Sự ổn định của nền
móng dưới tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng địa chấn phải được đánh
giá.” (Điều 14 Thông tư 28/2011/TT-BKHCN)
Các quy định trong Thông tư 28/011/TT-BKHCN hoàn toàn phù hợp với các
hướng dẫn của IAEA trong tài liệu NS-R-3, Site Evaluation for NPPs.
+ Hướng dẫn của IAEA
Tài li
ệu NS-G-3.6, Geotechnical Aspects of Site Evaluation and Foundations for
Nuclear Power Plants không hoàn toàn chứa đựng các nội dung có tính kỹ thuật
cụ thể song đưa ra các hướng dẫn cơ bản trong việc khảo sát, đánh giá địa kỹ
thuật tại địa điểm NMĐHN. Các nội dung trong hướng dẫn của IAEA có tính
phổ quát cao và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
+ Hướng dẫn của các nước
Các hướng dẫn của Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản về kh
ảo sát, đánh giá địa kỹ thuật
tại địa điểm NMĐHN nằm trong các văn bản khác nhau. Về phương pháp kỹ
thuật cụ thể trong hoạt động khảo sát, các nước có các hướng dẫn hoặc tiêu
chuẩn không hoàn toàn giống nhau nhưng những nguyên tắc và tiêu chí chung
thì phù hợp với hướng dẫn của IAEA.
c) Xây dựng kết cấu và nội dung dự thảo tiêu chuẩn
Có thể khẳng định rằng hoạ
t động nghiên cứu, đánh giá địa kỹ thuật đối với
NMĐHN là công việc chuyên ngành kỹ thuật sâu, không chỉ liên quan đến kiến
thức về an toàn hạt nhân mà liên quan đến kiến thức về địa lý, địa chất. Để bảo
đảm tính khả thi, nhóm thực hiện đề tài thấy rằng việc xây dựng một dự thảo

tiêu chuẩn về các khía cạnh địa kỹ thuật trong đánh giá địa điể
m NMĐHN cần
theo cách tiếp cận sau:
- Bảo đảm các nội dung đưa vào tiêu chuẩn là các hướng dẫn, quy định được
chấp nhận rộng rãi trên thế giới;
16

- Quy định đề ra phương pháp khảo sát, đánh giá chung. Những vấn đề cụ thể và
phương pháp khảo sát, đánh giá cụ thể nên để trong từng tiêu chuẩn khác, riêng
biệt.
Từ cách tiếp cận nêu trên, nhóm thực hiện đề tài sử dụng tài liệu của IAEA, NS-
G-3.6 làm tài liệu gốc để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn An toàn hạt nhân – Các
khía cạnh địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm NMĐHN. Tuy nhiên, do tài liệ
u
NS-G-3.6 có nhiều nội dung mang tính giảng giải nhiều hơn tính quy định,
hướng dẫn và nhiều nội dung lặp đi lặp lại nên nhóm thực hiện đề tài đã lọc ra
các nội dung cần thiết từ tài liệu này để biên soạn dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, nhóm thực hiện đề tài đã mời các chuyên gia trong
nước về địa chấn, địa chất góp ý về cách dùng từ ngữ và đánh giá về nội dung
kỹ thuật trong dự thảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài đã gửi xin ý
kiến của một số cơ quan, tổ chức trong nước và trên cơ sở ý kiến góp ý, nhóm
thực hiện đề tài đã hoàn thiện lại dự thảo tiêu chuẩn. Dưới đây là nội dung của
dự thảo tiêu chuẩn với sự so sánh với tài liệu của IAEA.
Dự thảo tiêu chuẩn NS-G-3.6
1. Phạm vi áp dụng 1. Scope and subject of application
2. Thuật ngữ và định nghĩa 2. Introduction
3. Khảo sát địa điểm 3. Site investigation
4. Đánh giá địa điểm 4. Site consideration
5. Xem xét nền móng 5. Considerations for the foundations
6. Cấu trúc đất đắp 6. Earth structures

7. Cấu trúc ngầm 7. Buried structures
8. Quan trắc địa kỹ thuật 8. Monitoring of geotechnical parameters

8.3. Tiêu chuẩn An toàn hạt nhân - Khí tượng, thủy văn trong đánh giá địa
điểm NMĐHN
Mối nguy khí tượng liên quan đến điều kiện khí tượng cực đoan và hiện tượng
khí tượng nguy hại hiếm khi xảy ra. Mối nguy thủy văn liên quan đến các sự
kiện lũ lụt, bao gồm một số hiện tượng liên quan và các điều kiện về mức nước.
Các mối nguy có thể tác động đế
n an toàn của NMĐHN cần phải xem xét đầy
đủ khi lựa chọn và đánh giá địa điểm, khi thiết kế và vận hành nhà máy. Việc
xây dựng tiêu chuẩn về An toàn hạt nhân – Khí tượng, thủy văn trong đánh giá
địa điểm NMĐHN không chỉ giúp định hướng cho các tổ chức đầu tư, khảo sát,
17

đánh giá địa điểm NMĐHN mà còn giúp cho cơ quan quản lý thực hiện hoạt
động thẩm định và kiểm tra một cách phù hợp.
a) Tài liệu tham khảo trong việc xây dựng tiêu chuẩn
Nhóm thực hiện đề tài đã tham khảo các tiêu chuẩn của IAEA và hướng dẫn của
các nước. Tài liệu tham khảo bao gồm:
- IAEA Specific Safety Guide No. SSG-18, Meteorological and
Hydrological Hazards in Site Evaluation for Nuclear Installations, (xuất
bản năm 2011).
- Hoa Kỳ, USNRC Regulatory Guide 1.23 “Meteorological Monitoring
Programs for Nuclear Power Plants”.
- Nga, Đánh giá các tác động bên ngoài từ môi trường tự
nhiên và con
người tới các cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử. NP-064-05. Quyết định
phê chuẩn số 16 của Rostexnadzor LB Nga ngày 20/12/2005.
- Nhật Bản, NSCRG: L-SE-I.06, Regulatory Guide for Meteorological

Observation for Safety Analysis of Nuclear Power Reactor Facilities.
- Nhật Bản, NSCRG: L-ST-I.0, Regulatory Guide for Reviewing Nuclear
Reactor Site Evaluation and Application Criteria.

b) Nhận xét về yêu cầu, hướng dẫn của IAEA và các nước
+ Hướng dẫn của IAEA
Tài liệu của IAEA, Hướng dẫn an toàn SSG-18, Nguy hại khí tượng và thủy văn
trong đánh giá địa điểm cơ sở hạt nhân (Specific Safety Guide No. SSG-18,
Meteorological and Hydrological Hazards in Site Evaluation for Nuclear
Installations) được xuất bản năm 2011 và thay thế hai Hướng dẫn An toàn trước
đó là: NS-G-3.4, Sự kiện khí tượng trong đánh giá địa diểm NMĐHN và NS-G-
3.5, Nguy hại ngập lụt đối với NMĐHN gần biển và sông. Tài liệu này đưa ra
hướng dẫn một cách tổng thể trong đánh giá nguy hại khí tượng, thủy văn mặc
dù không quy định chi tiết về các bước đánh giá từng sự kiện khí tượng, thủy

n cụ thể. Tài liệu thể hiện các xu hướng chung và phổ biến nhất trên thế giới
trong việc đánh giá các nguy hại này.
Tài liệu SSG-18 có các phụ lục kèm theo, nêu kinh nghiệm của các nước, trong
đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản trong việc xác định các thông số khí tượng làm cơ sở
thiết kế, đánh giá nguy hại sóng thần, xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần,
đánh giá biến đổi khí hậu.
+ Quy định, hướng dẫn của các n
ước
Các nước có các kinh nghiệm khác nhau trong việc cấu trúc các văn bản hướng
dẫn liên quan đến đánh giá nguy hại khí tượng, thủy văn cho địa điểm NMĐHN.
Có thể có các văn bản hướng dẫn chung, đưa ra phương pháp luận, các tiêu chí
cơ bản trong việc đánh giá như
18

- Tài liệu của Nga NP-064-05, Đánh giá các tác động bên ngoài từ môi

trường tự nhiên và con người tới các cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử;
- Tài liệu của Nhật Bản, NSCRG: L-SE-I.06, Regulatory Guide for
Meteorological Observation for Safety Analysis of Nuclear Power Reactor
Facilities;
- Tài liệu của Hoa Kỳ, NRC, 10 CFR Part 100. Title 10, Energy, Part 100,
Reactor Site Criteria hoặc Regulatory Guide 1.23, Meteorological
Monitoring Programs for Nuclear Power Plants.
Nhưng cũng có thể có các văn bản hướng dẫn chi tiết như:
- Nhật Bản, JAPAN SOCIETY OF CIVIL ENGINEERS, Tsunami
Assessment Method for Nuclear Power Plants in Japan, Technical
Document (2002),
/>519.pdf (in English)
- Hoa Kỳ, NUCLEAR REGULATORY COMMISSION, Design Floods for
Nuclear Power Plants, Regulatory Guide 1.59, NRC, Washington, DC
(1977).
c) Xây dựng k
ết cấu và nội dung dự thảo tiêu chuẩn
Vấn đề khí tượng, thủy văn có tính chuyên ngành kỹ thuật sâu và trong đó có
nhiều khía cạnh cụ thể. Để bảo đảm tính khả thi, nhóm thực hiện đề tài thấy rằng
việc xây dựng một dự thảo tiêu chuẩn về khảo sát, đánh giá khí tượng thủy văn
cần theo cách tiếp cận sau:
- Bảo đảm các nội dung đưa vào tiêu chuẩn là các hướng d
ẫn, quy định
được chấp nhận rộng rãi trên thế giới;
- Quy định đề ra phương pháp khảo sát, đánh giá chung. Những vấn đề cụ
thể và phương pháp khảo sát, đánh giá cụ thể nên để trong từng tiêu chuẩn
khác, riêng biệt.
Từ nhận định như trên, nhóm thực hiện đề tài quyết định sử dụng tài liệu của
IAEA, SSG-18 làm tài liệu gốc để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn An toàn hạt
nhân – Khí tượng, thủy văn trong đánh giá địa điểm NMĐHN. Dựa trên tài liệu

này, nhóm thực hiện đề tài dịch và biên soạn dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, nhóm thực hiện đề tài đã mời các chuyên gia trong
nước về khí tượng, thủy văn góp ý về cách dùng từ ngữ và đánh giá về nội dung
kỹ thuật trong dự thảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài đã gửi xin ý
kiến củ
a một số cơ quan, tổ chức trong nước và gửi xin ý kiến của chuyên gia
Hoa Kỳ, Pháp và Phần Lan. Trên cơ sở ý kiến góp ý, nhóm thực hiện đề tài đã
hoàn thiện lại dự thảo tiêu chuẩn. Dưới đây là nội dung của dự thảo tiêu chuẩn
với sự so sánh với tài liệu của IAEA.

19

Dự thảo tiêu chuẩn SSG-18

1 Phạm vi áp dụng
1. INTRODUCTION
2 Các thuật ngữ và định nghĩa

3 Những xem xét chung và khuyến
nghị
2. GENERAL CONSIDERATIONS AND
RECOMMENDATIONS
4. Thông tin cần thiết và điều tra thu
thập cơ sở dữ liệu
3. NECESSARY INFORMATION AND
INVESTIGATION (DATABASE)
5 Đánh giá mối hiểm họa khí tượng
4. ASSESSMENT OF
METEOROLOGICAL HAZARDS
6 Đánh giá các hiểm họa thủy văn

5. ASSESSMENT OF HYDROLOGICAL
HAZARDS
7 Xác định các thông số thiết kế cơ bản
6. DETERMINATION OF DESIGN BASIS
PARAMETERS
8 Các biện pháp bảo vệ địa điểm
7. MEASURES FOR SITE PROTECTION
9 Sự biến đổi của các hiểm họa theo
thời gian
8. CHANGES IN HAZARDS WITH TIME
10 Hệ thống giám sát và cảnh báo để
bảo vệ các công trình
9. MONITORING SYSTEMS AND
WARNING SYSTEMS FOR THE
PROTECTION OF INSTALLATIONS

10. NUCLEAR INSTALLATIONS OTHER
THAN NUCLEAR POWER PLANTS
11 Hệ thống quản lý đối với các đánh
giá hiểm họa
11. MANAGEMENT SYSTEM FOR
HAZARD ASSESSMENTS

ANNEX I: EXAMPLES OF CRITERIA
FOR DEFINING DESIGN BASIS
PARAMETERS FOR
METEOROLOGICAL VARIABLES
ANNEX II:ASSESSMENT OF TSUNAMI
HAZARD: CURRENT PRACTICE IN
SOME STATES

ANNEX III: TSUNAMI WARNING
SYSTEMS
ANNEX IV: CLIMATE CHANGE


20

8.4. Tiêu chuẩn An toàn hạt nhân - Các sự kiện bên ngoài do con người gây
ra trong khảo sát, đánh giá địa điểm NMĐHN
a) Tài liệu tham khảo trong việc xây dựng tiêu chuẩn
Nhóm thực hiện đề tài đã tham khảo quy định của Việt Nam về an toàn hạt
nhân, các tiêu chuẩn của IAEA và hướng dẫn của các nước để xây dựng dự thảo
tiêu chuẩn An toàn hạt nhân – Các sự kiện bên ngoài do con người gây ra trong
khảo sát, đánh giá địa điểm NM
ĐHN. Tài liệu tham khảo bao gồm:
- Thông tư 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 của Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy
điện hạt nhân
- IAEA, NS-G-3.1, External Human Induced Events in Site Evaluation for
Nuclear Power Plants, Vienna, 2002.
- IAEA, Safety Glossary, Terminology used in nuclear safety and radiation
protection, 2007.
- U.S. NRC, Regulatory Guide 4.7, General Site Suitability Criteria for
Nuclear Power Stations.
- U.S. NRC, Regulatory Guide 1.70, Standard Format and Content of
Safety Analysis Reports for Nuclear Power Stations.
- U.S. NRC, NUREG-800, Standard Review Plan for the Review of Safety
Analysis Reports for Nuclear Power Plants.
- U.S. NRC, Regulatory Guide 1.91, Evaluation of Explosions Postulated to
Occur on Transportation Routes Near Nuclear Power Plant Site.

- Nga, Đánh giá các tác động bên ngoài từ môi trường tự nhiên và con
người tới các cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử. NP-064-05. Quyết định
phê chuẩn số 16 của Rostexnadzor LB Nga ngày 20/12/2005.
- Nhật Bản, NSCRG: L-ST-I.0, Regulatory Guide for Reviewing Nuclear
Reactor Site Evaluation and Application Criteria
b) Nhận xét về yêu cầu, hướng dẫn của IAEA và các nước
+ Quy định của Việt Nam về khảo sát, đánh giá địa điểm liên quan đến các
sự kiện do con người gây ra
Liên quan đến hướng dẫn khảo sát, đánh giá địa điểm NMĐHN, Việt Nam mới
chỉ có Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 quy định về yêu cầu
an toàn hạt nhân đối với địa
điểm NMĐHN. Thông tư này chỉ đưa ra các yêu
cầu chung, trong đó yêu cầu:
“Khi đánh giá địa điểm NMĐHN phải khảo sát, nghiên cứu đầy đủ các yếu
tố, đặc điểm sau đây: a) Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có khả năng tác động
từ bên ngoài tới an toàn của NMĐHN ….;” (Điều 5 Thông tư)
21

“1. Đánh giá khả năng máy bay rơi tại địa điểm NMĐHN và mức độ nguy
hại, có tính đến tần suất bay và đặc điểm của máy bay hiện tại và tương lai.
Trường hợp có khả năng máy bay rơi tại địa điểm thì phải xác định mức độ
nguy hại đối với NMĐHN.
2. Xác định các hoạt động trong khu vực có liên quan đến việc xử lý, lưu
giữ, vận chuyển hóa chất có khả năng gây nổ hoặc tạo ra các khí dễ cháy nổ.
Xác định mức độ nguy hại do nổ hóa chất, bao gồm cả tác động do áp lực và
gây độc, có tính đến khoảng cách tới địa điểm.” (Điều 15 Thông tư).
+ Hướng dẫn của IAEA
Liên quan đến vấn đề này, IAEA có tài liệu NS-G-3.1, External Human Induced
Events in Site Evaluation for Nuclear Power Plants (xuất bản năm 2002).
Tài liệu này đưa ra các bước khảo sát, đánh giá các sự ki

ện bên ngoài do con
người gây ra đối với NMĐHN như sau:
(1) Xác định tất cả các cơ sở, hoạt động của con người (các nguồn) trong
khu vực có NMĐHN.
(2) Đối với mỗi nguồn, xác định tất cả các sự kiện khởi phát.
(3) Đối với mỗi sự kiện khởi phát, xác định giá trị khoảng cách sàng lọc
(SDV) tương ứng .
(4) Xác định địa điểm có nằm ngoài SDV hay không. Nếu nằm ngoài thì
không cần phân tích thêm, ngược lại thì chuyển sang bước tiếp theo.
(5) Xác định xác suất hậu quả phóng xạ của sự kiện khởi phát và xác định
xem liệu xác suất này có nhỏ hơn mức xác suất sàng lọc SPL (screening
probability level) hay không. Nếu nhỏ hơn thì không cần phân tích thêm,
ngược lại thì chuyển sang bước tiếp theo.
(6) Đánh giá xác suất của sự kiện tương tác (interacting event) tại địa điểm
và xác định xem giá trị xác suất này có nhỏ hơn giá tr
ị xác suất làm cơ sở
thiết kế hay (design basis probability value – DBPV) hay không. Nếu nhỏ
hơn thì không cần phân tích thêm, ngược lại thì chuyển sang bước tiếp
theo.
DBPV được xác định bằng cách lấy SPL chia cho giá trị xác suất điều kiện
CPV (conditional probability values).
(7) Xác định xem liệu các ảnh hưởng của sự kiện tương tác lên nhà máy có
ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc kiểm soát được không. Nếu không thể thì địa
điểm bị loại bỏ
, nếu có thể thì thiết lập cơ sở thiết kế cho sự kiện khởi phát
được xem xét.
Ngoài các mục quy định về phương pháp khảo sát, đánh giá nói chung, tài liệu
NS-G-3.1 còn có các mục riêng về từng sự kiện do con người gây ra như máy
bay đâm, rò rỉ chất lỏng, chất khí nguy hại, các vụ nổ, cháy, đâm va tàu thuyền,
nhiễu điện từ.

22

Trong quá trình nghiên cứu hướng dẫn trong tài liệu NS-G-3.1, nhóm thực hiện
đề tài đã thảo luận với chuyên gia của Hoa Kỳ (USNRC) và Phần Lan (STUK)
về những ưu điểm và hạn chế của tài liệu này. Nhóm thực hiện đề tài cùng các
chuyên gia đều thống nhất về các điểm hạn chế trong tài liệu NS-G-3.1 như sau:
- có một số điểm mâu thuẫn hoặc không rõ ràng,
- việc áp dụng các giá trị CPV và DBPV không phải là thực ti
ễn chung, phổ
biến trên thế giới,
- cách hành văn không giống cách hành văn trong TCVN, nhiều chỗ mang
tính giảng giải nhiều hơn tính quy định, hướng dẫn;
- có nhiều nội dung được lặp đi lặp lại trong văn bản.
+ Quy định của Nga, Nhật Bản và Hoa Kỳ
Các nước này có các quy định về khảo sát, đánh giá địa điểm liên quan đến các
sự kiện do con người gây ra. Các nước cũng thừa nhận vi
ệc sử dụng các giá trị
khoảng cách sàng lọc để loại bỏ các nguồn sự kiện không cần quan tâm. Tuy
nhiên, hướng dẫn của các nước không hoàn toàn theo phương pháp như trong tài
liệu NS-G-3.1, cụ thể là không quy định về việc sử dụng các giá trị DBPV và
CPV mà chỉ đơn thuần quy định về tiêu chí xác suất gây hậu quả phóng xạ để
sàng lọc sự kiện và xác định sự kiện làm cơ sở thiết kế.
+ Nhận xét:
Hướng dẫn của IAEA và các nước về khảo sát, đánh giá sự kiện do con người
gây ra giống nhau ở một số nội dung như: phương pháp thu thập dữ liệu; sử
dụng giá trị khoảng cách sàng lọc để loại bỏ các sự kiện không cần xem xét; sử
dụng giá trị xác suất sự kiện gây hậu quả phóng xạ để sàng lọc sự kiện hoặc thiết
lậ
p sự kiện làm cơ sở thiết kế. Điểm khác giữa hướng dẫn của IAEA và hướng
dẫn của các nước ở chỗ, trong khi IAEA sử dụng giá trị CPV và giá trị DBPV để

sàng lọc sự kiện thì các nước không sử dụng phương pháp này.
c) Xây dựng kết cấu và nội dung dự thảo tiêu chuẩn
Do phương pháp khảo sát, đánh giá các sự kiện bên ngoài theo hướng dẫn của
IAEA khác với hướng dẫ
n của các nước nên nhóm thực hiện đề tài đề xuất xây
dựng dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam không hoàn toàn dựa trên tài liệu NS-G-3.1.
Dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam cần tiếp thu các quy định có tính chung, phổ biến
nhất, được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Dưới đây là bảng chỉ dẫn các nội
dung đưa vào dự thảo tiêu chuẩn.

Dự thảo tiêu chuẩn Ghi chú
23

1 Phạm vi áp dụng Theo cách viết tiêu chuẩn.
Tham khảo nội dung của tài liệu NS-G-3.1
Mục 1. Introduction.
2. Giải thích từ ngữ
(có 3 thuật ngữ là
- Sự kiện bên ngoài (external
human induced event)
- Sự kiện khởi phát (initiating
event)
- Giá trị khoảng cách sàng lọc
SDV (screening distance
value))
Sử dụng các thuật ngữ trong Safety Glossary
2007 và NS-G-3.1
3. Cách tiếp cận trong việc
đánh giá các sự kiện bên ngoài
do con người gây ra

Sử dụng nội dung của tài liệu NS-G-3.1, Mục
2. General approach to site evaluation in
relation to external human induced events
4. Thu thập dữ liệu và khảo sát

Sử dụng nội dung của tài liệu NS-G-3.1, Mục
3. Data collection and investigation nhưng sắp
xếp và viết lại cho ngắn gọn hơn.

5. Quy trình sàng lọc và đánh
giá
- Viết theo ý kiến tư vấn của chuyên gia Hoa
Kỳ và Phần Lan.
- Tiêu chí sàng lọc và đánh giá trong dự thảo
tiêu chuẩn phù hợp với hướng dẫn của IAEA
nhưng quy định về phương pháp sàng lọc và
đánh giá không hoàn toàn giống với hướng
dẫn của IAEA. Cụ thể,
+ sàng lọc nguồn gây sự kiện khởi phát theo
khoảng cách SDV: giống hướng dẫn của Hoa
Kỳ, Nga, IAEA.
+ Sàng lọc nguồ
n gây sự kiện khởi phát theo
xác suất gây hậu quả phóng xạ: cơ bản dựa
vào nội dung trong tài liệu của Hoa Kỳ.


24

8.5. Tiêu chuẩn Khảo sát, đánh giá khả năng phát tán chất phóng xạ trong

không khí và nước – Xem xét sự phân bố dân cư trong việc đánh giá địa
điểm cho NMĐHN
Khi lựa chọn địa điểm NMĐHN, cần phải xem xét đến các yếu tố tại địa điểm
có thể bị tác động bởi NMĐHN và tính khả thi của việc triển khai kế hoạch ứng
phó sự cố từ ngoài
địa điểm. Do đó, việc xây dựng tiêu chuẩn về An toàn hạt
nhân – Khảo sát, đánh giá khả năng hát tán chất phóng xạ trong không khí và
nước – Xem xét sự phân bố dân cư trong việc đánh giá địa điểm NMĐHN là cần
thiết, không chỉ giúp định hướng cho các tổ chức đầu tư, khảo sát, đánh giá địa
điểm NMĐHN mà còn giúp cho cơ quan quản lý thực hiện hoạt động thẩm định
và kiểm tra một cách phù hợp.
a) Tài liệu tham khảo trong việc xây dựng tiêu chuẩn
Để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, nhóm thực hiện đề tài đã tham khảo các tài liệu
hướng dẫn, tiêu chuẩn của IAEA và các nước. Tài liệu tham khảo bao gồm:
- IAEA Safety Standards Series No. NS-G-3.2, Dispersion of radioactive
material in air and water and Consideration of population distribution in
site evaluation for nuclear power plants.
- Hoa Kỳ, NRC, 10 CFR Part 100. Title 10, Energy, Part 100, Reactor Site
Criteria, NRC, Washington, DC
- Nga, Đánh giá các tác động bên ngoài từ môi trường tự nhiên và con
người tới các cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử. NP-064-05. Quyết định
phê chu
ẩn số 16 của Rostexnadzor LB Nga ngày 20/12/2005.
- Nhật Bản, NSCRG T-EN-II.02, Guidelines for Environmental Radiation
Monitoring
- Nhật Bản, NSCRG: L-ST-I.0, Regulatory Guide for Reviewing Nuclear
Reactor Site Evaluation and Application Criteria

b) Nhận xét về yêu cầu, hướng dẫn của IAEA và các nước
+ Hướng dẫn của IAEA

Tài liệu của IAEA, Hướng dẫn an toàn NS-G-3.2, Dispersion of radioactive
material in air and water and Consideration of population distribution in site
evaluation for nuclear power plants đưa ra hướng dẫn nghiên cứu và khảo sát,
đánh giá tác động của NMĐHN lên con người và môi trường. Tài liệu cũng đưa
ra hướng dẫn đánh giá tính khả thi của kế hoạch ứng phó s
ự cố liên quan đến các
đặc điểm của địa điểm. Tài liệu này đưa ra hướng dẫn một cách tổng thể trong
khảo sát, đánh giá khả năng phát tán chất phóng xạ trong không khí, nước và
xem xét phân bố dân cư gần NMĐHN. Tài liệu thể hiện các xu hướng chung và
phổ biến nhất trên thế giới liên quan đến vấn đề này.
+ Quy định, hướng dẫn của các nước
25

Các nước có các kinh nghiệm khác nhau trong việc cấu trúc các văn bản hướng
dẫn liên quan đến đánh giá nguy hại khí tượng, thủy văn cho địa điểm NMĐHN.
Có thể có các văn bản hướng dẫn chung, đưa ra phương pháp luận, các tiêu chí
cơ bản trong việc đánh giá như:
- Nga NP-064-05, Đánh giá các tác động bên ngoài từ môi trường tự nhiên
và con người tới các cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử;
- Nhật B
ản, NSCRG: L-SE-I.06, Regulatory Guide for Meteorological
Observation for Safety Analysis of Nuclear Power Reactor Facilities;
- Hoa Kỳ, NRC, 10 CFR Part 100. Title 10, Energy, Part 100, Reactor Site
Criteria, NRC, Washington, DC
Nhưng cũng có thể có các văn bản hướng dẫn chi tiết như:
- Hoa Kỳ, Regulatory Guide 1.145, Atmospheric Dispersion Models for
Potential Accident Consequence Assessments at Nuclear Power Plants -
HISTORY
- Hoa Kỳ, Regulatory Guide 4.4, Reporting Procedure for Mathematical
Models Selected To Predict Heated Effluent Dispersion in Natural Water

Bodies
- Hoa Kỳ, Regulatory Guide 1.219, Guidance on Making Changes to
Emergency Plans for Nuclear Power Reactors

c) Xây dựng kết cấu và nội dung dự thảo tiêu chuẩn
Để bảo đảm tính khả thi, nhóm thực hiện đề tài thấy rằng việc xây dựng một dự
thảo tiêu chuẩn chung về khảo sát, đánh giá khí tượ
ng thủy văn cần theo cách
tiếp cận sau:
- Bảo đảm các nội dung đưa vào tiêu chuẩn là các hướng dẫn, quy định
được chấp nhận rộng rãi trên thế giới;
- Quy định đề ra phương pháp khảo sát, đánh giá chung. Những vấn đề cụ
thể và phương pháp khảo sát, đánh giá cụ thể nên để trong từng tiêu chuẩn
khác, riêng biệt.
Từ định hướng nêu trên, nhóm thực hiện đề tài sử dụng tài liệu c
ủa IAEA, NS-
G-3.2 làm tài liệu gốc để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn An toàn hạt nhân – Khảo
sát, đánh giá khả năng phát tán chất phóng xạ trong không khí và nước – Xem
xét sự phân bố dân cư trong việc đánh giá địa điểm cho NMĐHN. Dựa trên tài
liệu này, nhóm thực hiện đề tài dịch và biên soạn ra dự thảo tiêu chuẩn Việt
Nam. Trong quá trình làm việc, nhóm thực hiện đề tài đã gửi xin ý kiến của một
số cơ quan, tổ
chức trong nước và gửi xin ý kiến của chuyên gia Hoa Kỳ và
Phần Lan. Trên cơ sở ý kiến góp ý, nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thiện lại dự
thảo tiêu chuẩn. Dưới đây là nội dung của dự thảo tiêu chuẩn với sự so sánh với
tài liệu của IAEA.

×