Tải bản đầy đủ (.pdf) (479 trang)

Nghiên cứu chương trình đào tạo ngắn hạn về quản trị công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phụ lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 479 trang )

TRƯỜNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ






ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

CNĐT: LÊ VŨ TOÀN




PHỤ LỤC










9780-1



HÀ NỘI – 2012


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
******************






PHỤ LỤC SẢN PHẨM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ



Cơ quan chủ trì
Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ

Chủ nhiệm đề tài







ThS. Lê Vũ Toàn














Hà Nội, 12/2012
















CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1- Khung chương trình đào tạo cơ bản
2- Khung chương trình đào tạo nâng cao
3- Khung chương trình đào tạo chuyên ngành
Khung chương trình đào tạo cơ bản
Stt
Chuyên đề
Thời lượng
(tiết)
1
Tổng quan về năng lực cạnh tranh trong DNNVV
- Khái niệm, các đặc điểm của DNNVV
- Năng lực cạnh tranh và các đặc điểm
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp
- Các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh
4
2
Những vấn đề chung về quản trị công nghệ dành cho
doanh nghiệp:
Nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức:
- Khái niệm công nghệ và quản trị công nghệ:

- Các đặc trưng cơ bản của công nghệ
- Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp.
- Tiến trình quản trị công nghệ trong doanh nghiệp
4
3
Quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
Nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức:
- Khái niệm đổi mới và đổi mới công nghệ
- Khái quát về vai trò của đổi mới trong doanh
nghiệp
- Vị thế công nghệ của doanh nghiệp
- Quá trình đổi mới công nghệ
- Quản lý và quản lý đổi mới công nghệ trong doanh
nghiệp
4
4
Các khía cạnh pháp lý liên quan đến quản trị công
nghệ của doanh nghiệp
Nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức:
- Hệ thống hóa VBPQ liên quan đến công nghệ và
quản trị công nghệ.
3
- Vai trò của SHTT trong quản trị công nghệ
- Quản trị công nghệ trong bối cảnh hội nhập
KH&CN quôc tế
- Đầu tư mạo hiểm và quản trị công nghệ

Tổng cộng
15 tiết
Khung chương trình đào tạo nâng cao

Stt
Chuyên đề
Thời lượng
(tiết)
1
Môi trường công nghệ trong doanh nghiệp
Chuyên đề này cung cấp cho học viên các kiến thức tổng
quan về môi trường công nghệ, thông qua đó học viên có
những hình dung và khái niệm cơ bản về môi trường
công nghệ. Các kiến thức này là nền tảng để tạo lập, hình
thành các ý tường và dự án đổi mới công nghệ trong
doanh nghiệp. Cụ thể trong chuyên đề này, các học viên
sẽ tìm hiểu về
- Môi trường hoạt động của doanh nghiệp và các
yếu tố tác động
- Cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp
- Các yếu tố tác động đến môi trường công nghệ của
doanh nghiệp
- Tạo lập văn hóa đổi mới công nghệ trong doanh
nghiệp
- Xây dựng môi trường cho đổi mới công nghệ
5
2
Lựa chọn công nghệ cạnh tranh cho doanh nghiệp
Chuyên đề này cung cấp cho học viên các công cụ để
nhận dạng, xác định đối tượng công nghệ phù hợp với
doanh nghiệp. Cụ thể, học viên sẽ tìm hiểu về:
- Các khái niệm về công nghệ cạnh tranh và các
định hướng công nghệ cạnh tranh
- Xu hướng công nghệ và các điều kiện chi phối

việc đưa công nghệ vào phục vụ phát triển KT-XH
- Các tiêu chí dùng trong việc đánh giá lựa chọn
công nghệ
- Phương pháp lựa chọn công nghệ cạnh tranh và
triển khai dự án đầu tư đổi mới công nghệ
4
3
Bảo vệ quyền SHTT liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp
Trong chuyên đề này, học viên sẽ được cung cấp:
- Kiến thức về SHTT, các quyền của chủ thể liên
quan trong quá trình chuyển giao công nghệ
- Các kỹ năng trong bảo vệ quyền SHTT trong các
hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ
- Các kỹ năng cơ bản trong việc thực thi quyền
SHTT trong doanh nghiệp
5
4
Chuyển giao công nghệ (CGCN)
Trong chuyên đề này, các học viên sẽ được cung cấp các
kiến thức về kỹ năng:
- Khái niệm về CGCN, phân loại công nghệ cũng
như nguyên nhân xuất hình thành hoạt động
CGCN và các yếu tố ảnh hưởng đến CGCN
- Mối quan hệ giữa CGCN và SHTT
- Kỹ năng khai thác thông tinh phục vụ hoạt độn
CGCN
- Kỹ năng chuẩn bị hợp đồng CGCN
4
5

Quản lý rủi ro trong đầu tư công nghệ
Chuyên đề này cung cấp cho các học viên:
- Khái niệm về quản lý rủi ro doanh nghiệp
- Kỹ năng phân tích rủi ro trong đầu tư công nghệ
và phân loại rủi đầu tư công nghệ
- Công tác quản lý rủi ro trong đầu tư công nghệ
4
6
Mua bán và thẩm định công nghệ
Chuyên đề này các học viên sẽ được cung cấp các kiến
thức, và kỹ năng để có thể tham gia thẩm định công nghệ
của doanh nghiệp:
- Khái niệm chung về mua bán và thẩm định công
nghệ.
4
- Các thực thể trong thị trường công nghệ ( bên mua
công nghệ, bên bán công nghệ, đơn vị xúc tác…)
- Các phương thức mua-bán công nghệ.
- Kỹ năng thương thảo mua-bán công nghệ.
- Các văn bản pháp lý vể thẩm định công nghệ.
- Nội dung thẩm định công nghệ, qui trình thầm
định công nghệ
7
Ôn tập, thảo luận chung về các kiến thức và kỹ năng
4

Tổng cộng
30 tiết
Khung chương trình đào tạo chuyên ngành
Stt

Chuyên đề
Thời lượng
(tiết)
1
Xây dựng chiến lược công nghệ của doanh nghiệp
Trong chuyên đề này, các học viên sẽ được cung cấp các
kiến thức, kỹ năng để xây dựng chiến lược phát triển công
nghệ cho doanh nghiệp của mình:
- Thông qua hệ thống các khái niệm về chiến lược
phát triển doanh nghiệp và chiến lược công nghệ,
các học viên sẽ tìm hiểu mục đích, nội dụng và tác
dụng của chiến lược công nghệ trong phát triển
doanh nghiệp
- Các cấp độ chiến lược công nghệ của doanh nghiệp
- Kỹ năng, qui trình xây dựng chiến lược công nghệ,
phân tích SWOT trong xây dựng chiến lược công
nghệ
- Quản trị chiến lược công nghệ trong doanh nghiệp
8
2
Ảnh hưởng của công nghệ tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Trong chuyên đề này, các học viên sẽ được cung cấp các
kiến thức phục vụ công tác tác nghiệp trực tiếp trong quản
trị công nghệ:
- Khái niệm về cạnh tranh, vai trò của cạnh tranh với
sự phát triển của doanh nghiệp.
- Những khái cạnh pháp lý của cạnh tranh trong sản
xuất của doanh nghiệp.
- Vai trò của công nghệ trong tăng cường năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp
- Yếu tố công nghệ trong cạnh tranh của doanh
nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa
4
3
Tiếp cận và tìm kiếm các nguồn cung công nghệ
4
Chuyên đề này, các học viên sẽ được cung cấp các kỹ
năng để tiếp cận và tìm kiếm các nguồn cung công nghệ
phục vụ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp:
- Khái niệm cung – cầu về công nghệ.
- Các hình thức tiếp cận nguồn cung công nghệ
- Ứng dụng CNTT trong tiếp cận và tìm kiếm các
nguồn cung công nghệ.
- Rủi ro và quản lý rủi ro trong tiếp cận và tìm kiếm
các nguồn cung công nghệ
4
Tích lũy và nâng cao năng lực nội sinh công nghệ trong
doanh nghiệp
Chuyên đề này, học viên sẽ được cung cấp kiến thức về
việc thúc đẩy năng lực bên trong doanh nghiệp:
- Khái niệm chung về năng lực nôi sinh, năng lực nội
sinh của doanh nghiệp
- Hoạt động R&D và nâng cao năng lực nội sinh
công nghệ của doanh nghiệp
- Nghệ thuật kinh doanh để tích lũy và nâng cao năng
lực nội sinh công nghệ trong doanh nghiệp
- Công nghệ thích hớp với tích lũy và nâng cao năng
lực nội sinh công nghệ trong doanh nghiệP
4

5
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ của doanh
nghiệp
Chuyên đề này đi sâu vào vấn đề làm thế nào để phát huy
nguồn nhân lực của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu
quản trị cồn nghệ của doanh nghiệp. Các học viên sẽ được
cung cấp các kiến thức và kỹ năng:
- Khái niệm nguồn nhân lực, nhân lực công nghệ.
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghệ
của doanh nghiệp.
- Qui hoạch nguồn nhân lực công nghệ của doanh
nghiệp.
4
6
Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới có tính cạnh tranh
Chuyên đề cung cấp các kiến thức về phục vụ các cán bộ
quản trị công nghệ trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ
mới có tính cạnh tranh, theo đó các kiến thức và kỹ năng
được đề cập đến bao gồm:
- Khái niệm chung về sản phẩm, dịch vụ mới và
cách phân loại.
- Nội dung và qui trình phát triển sản phẩm mới.
- Chiến lược phát triển sản phẩm mới có tính cạnh
tranh
4
7
Quản lý R&D và đổi mới trong doanh nghiệp
- Chuyên đề tập trung cung cấp cho các học viên các
nội dung và kỹ năng trong quản lý R&D trong
DNNVV, các yêu cầu và năng lực cần thiết cho quá

trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
- Giới thiệu cho học viên kinh nghiệm doanh nghiệp
của các nước trong công tác quản lý R&D
5
8
Đảm bảo tài chính cho công nghệ của doanh nghiệp
- Chuyên đề này cung cấp cho học viên các kiến thức
và kỹ năng để tác nghiệp như các kênh huy động
vốn cho đầu tư công nghệ của doanh nghiệp, các
quỹ đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp.
- Bên cạnh đó, các học viên cũng được giới thiệu về
thực trạng tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc
tế trong việc huy động vốn
4
9
Quản lý đổi mới sáng tạo
- Chuyên đề này giới thiệu cho học viên về quản lý
đổi mới sáng tạo và vai trò của quản lý đổi mới
sáng tạo trong doanh nghiệp.
- Cung cấp cho các học viên kỹ năng để thực hiện
công tác đổi mới sáng tạo trong nghiệp.
4
10
Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giới thiệu cho các học viên:
- Chiến lược phát triển DNNVV hiện tại của Việt
Nam, các qui định, ưu đãi, hộ trợ đối tượng
DNNVV, qua đó các lãnh đạo doanh nghiệp có thể
nắm vững được định hướng của nhà nước.

Giới thiệu cho các học viên thị định hướng phát triển thị
trường doanh nghiệp nghiệp KH&CN và hoạt động khởi
sự doanh nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp. Đây là những
hình thức hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp
trong giai đoạn đầu khởi nghiệp
4

Tổng cộng
45 tiết















CÁC BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA


Các chuyên đề giảng dạy
I. Chương trình cơ bản

1
Những vấn đề chung về quản trị công nghệ dành cho doanh
nghiệp
2
Quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
II. Chương trình nâng cao
3
Môi trường công nghệ trong doanh nghiệp
4
Lựa chọn công nghệ cạnh tranh cho doanh nghiệp
5
Bảo vệ quyền SHTT liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
6
Chuyển giao công nghệ
III. Chương trình chuyên ngành
7
Xây dựng chiến lược công nghệ của doanh nghiệp
8
Ảnh hưởng của công nghệ tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
9
Tiếp cận và tìm kiếm các nguồn cung công nghệ
10
Tích lũy và nâng cao năng lực nội sinh công nghệ trong doanh
nghiệp
11
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ của doanh nghiệp
12
Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới có tính cạnh tranh
13

Quản lý R&D và đổi mới trong doanh nghiệp
14
Đảm bảo tài chính cho công nghệ của doanh nghiệp

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
*******************





BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Nghiên cứu xây dựng bài giảng chuyên đề: Những
vấn đề chung về quản trị công nghệ dành cho
doanh nghiệp

Thực hiện:
ThS. Lê Vũ Toàn
Cơ quan:
Trường Quản lý KH&CN











Hà Nội, 2012

1
Mục lục

Mục lục 1
1. Đặt vấn đề 2
2. Công nghệ và quản lý công nghệ 3
2.1. Công nghệ 3
2.1.1. Khái niệm về công nghệ 3
2.1.2. Năng lực công nghệ của một tổ chức 5
2.1.3. Mối quan hệ giữa các thành phần công nghệ của một tổ chức 7
2.2. Các đặc trưng cơ bản của công nghệ 9
2.2.1. Chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ 9
2.2.2. Mức độ phức tạp (độ tinh vi) của các thành phần công nghệ 11
2.2.3. Độ hiện đại của các thành phần công nghệ 15
2.2.4. Chu trình sống của công nghệ 17
3. Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp 20
3.1. Thực chất và ý nghĩa của quản trị công nghệ 20
3.2. Vai trò của quản trị công nghệ trong doanh nghiệp 20
3.3. Phân loại quản trị công nghệ theo mục đích quản lý 23
3.3.1. Quản trị công nghệ doanh nghiệp theo các thành phần công nghệ 23
3.3.2. Quản trị công nghệ doanh nghiệp theo kỹ năng 24
3.3.3. Phân loại quản trị công nghệ trong doanh nghiệp theo quá trình sử dụng
công nghệ 25
4. Tiến trình quản trị công nghệ 27
5. Kết luận 30
6. Câu hỏi ôn tập và thảo luận 31
7. Bài tập tình huống 32

Tài liệu tham khảo 33
















2
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, qua thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, với những thành
công và không thành công, thì cả thế giới đều thừa nhận một điều: Công nghệ
là chìa khóa để làm chủ sợ phát triển kinh tế - xã hội. Ai nắm được công nghệ
người đó sẽ làm chủ được tương lai. Các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài
qui luật này, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với số lượng chủ yếu
trong hầu hết các quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm đa số nguồn lực
phát triển kinh tế, do đó làm chủ được công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và
vừa làm chủ được sức mạnh.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, công nghệ dẫu sao cũng chỉ là
công cụ để giải quyết những vấn đề đặt ra. Hay nói cách khác, tự thân nó,
công nghệ không thể tạo ra của cải vật chất, mà chính những con người và

mục tiêu kinh tế xã hội trong phát triển chung chi phối sự phát triển và áp
dụng công nghệ.
Do đó, cần phải hiểu rõ công nghệ và công tác quản trị công nghệ tại
các doanh nghiệp. Có hiểu rõ thì mới nắm vững, có nắm vững thì mới vận
dụng tốt.
Chuyên đề “Những vấn đề chung về quản trị công nghệ dành cho
doanh nghiệp” chủ yếu tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản để người
học có thể thấy được bức tranh chung nhất về công tác quản trị công nghệ, từ
đó có định hướng rõ ràng hơn.





3
2. Công nghệ và quản lý công nghệ
2.1. Công nghệ
2.1.1. Khái niệm về công nghệ
Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài
người. Từ “công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (teknve – tenkhne) có nghĩa
là một công nghệ hay một kỹ năng, và (λoyoσ –logos ) có nghĩa là một khoa
học, hay sự nghiên cứu. Như vậy thuật ngữ “technology” (tiếng Anh) hay
“technologie” (tiếng Pháp) có ý nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên
cứu có hệ thống về kỹ thuật – thường được gọi là công nghệ học.
Trong từ điển kỹ thuật của Liên Xô trước đây: “Công nghệ là tập hợp
các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình
dáng nguyên, vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để
tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo những quan niệm này, công nghệ chỉ liên
quan đến sản xuất vật chất.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử

dụng thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt
động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng
dụng – một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn – nhằm mang lại hiệu
quả cao hơn trong hoạt động của con người. Khái niệm công nghệ này dần
dần được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, ví dụ thể hiện ở việc thay đổi tên
gọi của các tạp chí lớn trên thế giới, như tạp chí “Khoa học và kỹ thuật –
Science et technique” đổi thành “KH&CN - Science et technogie”.
Mặc dầu đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra
một định nghĩa công nghệ lại chưa có được sự thống nhất. Nguyên nhân do số
lượng các công nghệ hiện có nhiều đến mức không thể thống kê được, công
nghệ lại hết sức đa dạng, khiến những người sử dụng một công nghệ cụ thể
trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau sẽ dẫn đến sự khái

4
quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão
của khoa học công nghệ (KHCN) làm thay đổi nhiều quan niệm cũ tưởng như
vĩnh cửu, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trên.
Chính vì vậy, việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của
công nghệ là việc cần thiết, bởi vì không thể bàn về những vấn đề liên quan
đến công nghệ, mà lại chưa xác định rõ “công nghệ” là gì. Trước yêu cầu đó,
Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á –Thái Bình Dương (Economic and
Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra khái niệm về
công nghệ:
 n th thng v  thu
ch bin vt lim kin thc, thit b
 thc tp dch v
Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan
niệm về công nghệ.
Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ,
mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.

Những lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc: công nghệ
thông tin, công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng…
Thống nhất với quan điểm của ESCAP về khái niệm công nghệ, “Luật
chuyển giao công nghệ” của Việt Nam được thông qua tại Quốc hội khóa XI,
kỳ họp thứ 10, số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, định nghĩa:
 t k thu
 bii ngun ln ph
Cũng cần lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp khi cần thiết, người ta vẫn
thừa nhận những định nghĩa công nghệ khác cho một mục đích nào đó. Ví dụ,
trong lý thuyết tổ chức, người ta coi “  ngh thut
n xuch v”. Hay theo như tiến sĩ

5
Nawaz Shariff , Giám đốc Trung tâm CGCN Châu Á – Thái Bình Dương
(APTCC) trong lời nói đầu cuốn “Atlat công nghệ” (ATLAT) đã viết: “
ngh 
c”.
2.1.2. Năng lực công nghệ của một tổ chức
Theo phương pháp ATLAT, năng lực công nghệ của một tổ chức có thể
được xem như một tổ hợp của bốn thành phần cơ bản có quan hệ tương hỗ với
nhau một cách chặt chẽ, cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi nguồn lực.
Các thành phần đó là: kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức.
a) Phần kỹ thuật (Technoware –T)
Là hình thức biểu hiện về mặt vật chất của công nghệ, bao gồm các
công cụ và phương tiện sản xuất cần thiết cho thao tác chuyển đổi như toàn bộ
dụng cụ, thiết bị, máy móc, các kết cấu và xưởng máy. Nó được gọi là phần
cứng của công nghệ.
b) Phần con người (Humanware – H)
Là biểu hiện về mặt nhân văn của công nghệ, bao gồm các năng lực cần
thiết để vận hành thiết bị như kiến thức uyên bác, kinh nghiệm làm việc, sự

khéo léo, tính sáng tạo, tính kiên trì, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động của
toàn bộ lực lượng lao động, trực tiếp tham gia sản xuất cũng như bộ phận
quản lý gián tiếp. Phần con người giữ vai trò chủ chốt trong việc tiến hành các
hoạt động chuyển đổi. Chính con người tạo ra máy móc thiết bị và sử dụng
chúng cho mục đích của mình. Vì vậy, trình độ của phần con người rất quan
trọng, là điều kiện tiên quyết để tính tiên tiến (nếu có) của phần kỹ thuật có
thể phát huy tác dụng làm tăng trình độ công nghệ nói chung.
c) Phần thông tin (Inforware – I)

6
Là hình thức biểu hiện về mặt tư liệu của công nghệ. Bao gồm toàn bộ
các dữ kiện và số liệu cần thiết cho thao tác chuyển đổi như các bản vẽ thiết
kế, các bản tính toán, đặc tả, các quan sát, quan hệ, các quy trình công nghệ
liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phần thông tin thể hiện tri thức
của loài người. Số lượng tri thức hiện nay liên tục phát triển, nên phần thông
tin đòi hỏi phải được cập nhật thường xuyên, vì nếu không, phần con người sẽ
bị “hao mòn vô hình” về kiến thức và không thể phát huy tốt tính tiên tiến của
phần kỹ thuật.
d) Phần tổ chức (Organware – O)
Là hình thức biểu hiện về mặt thể chế của công nghệ, bao gồm cơ cấu
tổ chức cần thiết cho thao tác chuyển đổi như sự phân chia chức năng, nhiệm
vụ của các đơn vị trong tổ chức, thẩm quyền, trách nhiệm, sự liên kết, phối
hợp, quản lý, các kế hoạch, chính sách. Phần tổ chức phối hợp với phần thông
tin, phần con người và phần kỹ thuật trong một công đoạn biến đổi để đạt
được hiệu quả trong việc biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành nguồn lực sản
xuất. Với sự gia tăng về tính hiệu quả của phần tổ chức, hiệu suất của các yếu
tố trên cũng tăng lên. Do đó phần tổ chức phải được đổi mới liên tục để thích
ứng với sự năng động của ba thành phần kia và của môi trường kinh tế xã hội.
Trong bất kỳ một sự chuyển đổi nguồn lực nào, tất cả bốn yếu tố cấu
thành công nghệ đều phải hiện diện cùng một lúc với nhau. Điều này có thể

được lý giải bởi mối quan hệ biện chứng không thể tách rời của chúng. Thí dụ,
phần kỹ thuật phải được phát triển, vận hành và điều chỉnh bởi yếu tố con
người. Con người không thể tác nghiệp nếu như không được hướng dẫn bởi
phần thông tin. Và phần tổ chức sẽ đóng vai trò tiếp nhận, điều phối và kiểm
soát toàn bộ ba yếu tố công nghệ.



7
2.1.3. Mối quan hệ giữa các thành phần công nghệ của một tổ chức
Các thành phần của công nghệ bổ sung cho nhau, không thể thiếu được
thành phần nào.
Phn v- k thucủa công nghệ , nó được triển khai, lắp
đặt và vận hành bởi con người. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện con
người tăng sức mạnh cơ bắp và trí tuệ. Để dây chuyền công nghệ hoạt động
được, cần có sự liên kết giữa phần kỹ thuật, phần con người và phần thông
tin. Con người làm cho máy móc hoạt động, đồng thời có thể cải tiến , mở
rộng các tính năng của nó. Do mối tương tác giữa các thành phần kỹ thuật,
con người và thông tin nên khi phần kỹ thuật được nâng cấp thì phần con
người và phần thông tin cũng phải được nâng cấp tương ứng.
i: Làm cho công nghệ hoạt động làm cho máy móc,
thiết bị phát huy hết tác dụng của nó. Nhờ tính sáng tạo và năng động con
người đóng tiến hành tiến hành cải tiến, đổi mới các máy móc thiết bị.
i  ng trong công nghệ trong bất kỳ công
nghệ nào. trong công nghệ sản xuất con người diều hành và giám sát máy
móc hoạt động đồng thời bảo dưỡng, bảo đảm chất lượng, quản lý sản xuất.
Con người quyết định hiệu quả của phần kỹ thuật, nhưng chịu sự chi phối
của thông tin (I) mà con người được trang bị và hành vi của họ dưới sự điều
hành của tổ chức (O).
Ph thể hiện tri th trong công nghệ, các tri thức

này giúp cho con người rút ngắn được thời gian học và làm, đỡ tốn thời gian
và sức lực khi giải quyết nhiệm vụ liên quan đến công nghệ thông tin phải
thường xuyên cập nhật.
Cùng máy móc thiết bị, nhưng được trang bị kiến thức khác nhau trong
sản xuất sẽ làm ra sản phẩm khác nhau. Đây là bí quyết của một công nghệ.

8
Phn t chc: đóng vai trò điều hoà, phối hợp ba phần trên để thực
hiện một cách hiệu quả mọi hoạt động biến đổi. Cụ thể như lập kế hoạch, tổ
chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt
động trong công nghệ.
Mối quan hệ giữa bốn thành phần công nghệ được biểu thị qua giá trị
đóng góp của công nghệ vào giá trị gia tăng của một doanh nghiệp:
GT =  . VA
Trong đó: - GT: Giá trị đóng góp của công nghệ
- VA: Giá trị gia tăng
-  : là hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ phụ
thuộc vào độ phức tạp và độ hiện đại của nó, qui ước: 0  T, H, I, O < 1
 = T
ò
t
x H
ò
h
x I
ò
i
x O
ò
o


òt, òh, òi, òo là cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ tương
ứng, nó thể hiện tầm quan trọng của mỗi thành phần công nghệ trong một
công nghệ qui ước:
òt + òh+ òi + òo = 1
Cường độ đóng góp của một thành phần công nghệ thể hiện tiềm năng
của thành phần công nghệ đó trong việc làm nâng cao giá trị của hệ số đóng
góp 
Mối liên hệ giữa 4 thành phần công nghệ thể hiện qua sơ đồ.


9

 

- Nguồn: Ngô Văn Quế, 2002 [93])
2.2. Các đặc trưng cơ bản của công nghệ
Muốn quản lý tốt công nghệ cần nắm vững các đặc trưng cơ bản của
công nghệ. Nhiều nước đang phát triển đã không thành công trong việc dựa
vào phát triển công nghệ để xây dựng đất nước, do không nắm vững các đặc
trưng này.
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một loại hàng hoá nhưng là
một loại hàng hoá đặc biệt. Do là một sản phẩm đặc biệt nên ngoài những đặc
trưng như những sản phẩm thông thường, công nghệ có những đặc trưng mà
chỉ công nghệ (sản sinh ra sản phẩm) mới có.
Các đặc trưng của công nghệ cần được nắm vững là: chuỗi phát triển
của các thành phần công nghệ, độ phức tạp (mức độ tinh vi) của các thành
phần công nghệ, độ hiện đại của các thành phần công nghệ và chu trình sống
của công nghệ.
2.2.1. Chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ

a/ Phn k thut: Khởi đầu của phần cứng công nghệ là nghiên cứu
nhu cầu, thiết kế, chế tạo thử, trình diễn, sản xuất hàng loạt, truyền bá, phổ
biến và cuối cùng là bị thay thế bởi trang thiết bị mới.

10
Các nước đang phát triển để có một công nghệ thường thông qua con
đường nhập khẩu, do không trải qua các trình tự để có công nghệ nên khó
nắm vững, tiến đến làm chủ được nó.
b/ Chui  trin k n  ngh của con người hình thành từ
khi được nuôi dưỡng, dạy dỗ trong nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Tiếp theo được học
tập trong nhà trường từ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, rồi
đào tạo trong trường dạy nghề hay trường chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại
học. Với kiến thức trang bị qua quá trình đào tạo, con người tham gia vào
các công nghệ, trong quá trình đó với sự tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng của họ
được nâng cấp và phát triển.
Không trải qua trình tự phát triển trên, khả năng phát triển kỹ năng
công nghệ sẽ bị hạn chế. Các nước đang phát triển, do hạn chế về tài chính
đã không thực hiện được đầy đủ các giai đoạn đầu, đặc biệt giai đoạn nuôi
dưõng đến giáo dục tiểu học, khiến các nước này thường gặp khó khăn
trong việc đáp ứng nguồn lực con người có trình độ cao.
Chuỗi phát triển kỹ năng của con người không có kết thúc, vì những kỹ
năng, đóng góp của con người tích luỹ được trong quá trình hoạt động của họ
được truyền lại cho các thế hệ sau.
c/ Chui  trin ca t tin cg ngh bắt đầu là thu thập dữ
liệu cần thiết, rồi sàng lọc, phân loại, kết hợp, phân tích tổng hợp và cập nhật.
Chuỗi phát triển thông tin không có kết thúc, vì các thông tin có thể
được sử dụng đồng thời trong nhiều công nghệ.
d/ Chui ph trin ca phn t chc khởi đầu từ việc nhận thức
nhiệm vụ của hoạt động, trên cơ sở đó tiến hành bước chuẩn bị, thiết kế
khung tổ chức, bố trí nhân sự, sau đó tổ chức bắt đầu hoạt động theo chức

năng đã đề cập ở trên. Trong quá trình điều hành hoạt động, tổ chức được

×