Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

Báo cáo khoa học Nghiên cứu điều tra đánh giá đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.96 MB, 293 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC


Tác giả: - TS. Phạm Anh Cường
- ThS. Hoàng Thị Thanh Nhàn
- ThS. Nguyễn Xuân Dũng
- CN. Phan Bình Minh
- CN. Phan Thị Quỳnh Lê

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ



CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC




Phạm Anh Cường
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI






ThS. Nguyễn Xuân Dũng





Hà Nội, 2012
i

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI x
SHORT SUMMARY xv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Thông tin về các Công ước quốc tế liên quan đến đề tài 1
1.2. Một số các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1
1.3. Tính cấp thiết của đề tài 3
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1. Mục tiêu chung 4
2.2. Mục tiêu cụ thể 4
III. CÁCH TIẾP CẬN 4
CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 6
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8
3.1. Phương pháp nghiên cứu 8
3.2. Tổ chức thực hiện 9
IV. SẢN PHẨM 11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU DỰ
TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ 12

1.1. Quy trình điều tra và khảo sát đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ 12

1.1.1. Quy trình điều tra và khảo sát khu hệ động vật tại khu vực nghiên
cứu 12

1.1.2. Quy trình điều tra và khảo sát khu hệ thực vật khu vực nghiên cứu
31

1.2. Điều tra, bổ sung, cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ
sinh quyển Cần Giờ 34

ii

1.2.1. Dữ liệu đa dạng sinh học khu hệ động vật 34

1.2.2. Dữ liệu đa dạng sinh học khu hệ thực vật 95
1.3. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học tại Cần Giờ 123
1.3.1. Công tác chuẩn bị 123

1.3.2. Biên tập khoa học 123
1.3.3. Thành lập bản đồ nền 128
1.3.4. Tích hợp, phân tích, xử lý tổng hợp các số liệu chuyên môn 131
1.3.5. Lập bản đồ gốc tác giả tổng hợp 131
1.3.6. Biên tập, trình bày bản đồ tổng hợp 136
1.4. Đề xuất danh lục các loài động, thực vật, hệ sinh thái ưu tiên bảo tồn
141

1.4.1. Đề xuất các tiêu chí xác định danh lục các loài động, thực vật, hệ
sinh thái ưu tiên bảo tồn 141

1.4.2. Đề xuất Danh lục danh lục các loài động, thực vật, hệ sinh thái ưu
tiên bảo tồn 142

II. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC VỚI
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ
QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CẦN GIỜ 148

2.1. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội tại Cần Giờ 148
2.1.1. Về điều kiện kinh tế 148
2.1.2. Về điều kiện xã hội 149
2.2. Điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân
cư tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 150

2.2.1. Nội dung nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của đa dạng sinh học
đối với cộng đồng dân cư 150

2.2.2. Các hình thức sản xuất trong cộng đồng 150
2.2.3. Vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng 156

2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng Khu Dự trữ sinh
quyển Cần Giờ 161

2.3.1. Công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ 161
2.3.2. Tình hình nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản 170
2.3.3. Tình hình phát triển du lịch 171
2.3.4. Đô thị hóa 171
2.3.5. Công tác quản lý đa dạng sinh học trong khu vực Cần Giờ 173
III. XÁC ĐỊNH CÁC MỐI ĐE DỌA, GÂY TỔN THƯƠNG TỚI ĐA
DẠNG SINH HỌC TRONG KHU VỰC 174

3.1. Các mối đe dọa trực tiếp 174
3.1.1. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật 174
3.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và sâu bệnh đến đa dạng sinh
iii

học tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 178

3.1.3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dựng công trình công cộng
180

3.1.4. Sự du nhập các loài sinh vật ngoại lai 182
3.2. Các mối đe dọa gián tiếp 183
3.2.1. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu 183
3.2.2. Gia tăng dân số 186
IV. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU DỰ
TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ 186

4.1. Hiện trạng biến đổi đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần
Giờ 186


4.1.1. Thực vật 186
4.1.2. Động vật 187
4.2. Dự báo xu thế biến đổi đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ 187

4.2.1. Xu thế phát triển kinh tế xã hội của vùng có ảnh hưởng đến sự biến
đổi đa dạng sinh học 187

4.2.2. Thực vật 189
4.2.3. Động vật 190
V. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO TỒN
VÀ QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2012-2015 191

5.1. Các giải pháp liên quan đến chính sách cho các cơ quan quản lý địa
phương 191

5.2. Các giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực 192
5. 3. Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật cho các cơ quan quản lý tại Khu
dự trữ sinh quyển Cần Giờ 193

5.4. Các giải pháp cho cộng đồng địa phương trong khu vực 193
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 195
I. KẾT LUẬN 195
II. KIẾN NGHỊ 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
BÁO CÁO KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 207
PHỤ LỤC 211


iv

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Họ và tên Cơ quan công tác
1. TS. Phạm Anh Cường Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh
học
2. Ths. Hoàng Thị Thanh Nhàn Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng
sinh học
3. Ths. Nguyễn Xuân Dũng Chánh Văn phòng Cục Bảo tồn đa
dạng sinh học
4. Ths. Đặng Thuỳ Vân Phó Chánh Văn phòng Cục Bảo tồn đa
dạng sinh học
5. CN. Phan Bình Minh Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
6. CN. Phan Thị Quỳnh Lê Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
7. Ths. Phạm Đinh Việt Hồng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
8. TS. Hoàng Văn Thắng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường
9. TS. Lê Văn Sinh Giám đốc Khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ
10. TS. Lê Đức Tuấn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Rừng ngập mặn Cần Giờ
11. Ths. Phạm Việt Hùng Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trường
12. Các cán bộ thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, Trung tâm nghiên
cứu Tài nguyên và Môi trường, Viện Sinh thái Tài nguyên và sinh vật















v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BĐKH
Biến đổi khí hậu
BS
Bò sát
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐNN
Đất ngập nước
ĐVĐ
Động vật đáy
ĐVN
Động vật nổi
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên

KDTSQ
Khu dự trữ sinh quyển
HST
Hệ sinh thái
IUCN
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
LC
Lưỡng cư
RNM
Rừng ngập mặn
Tp.
Thành phố
TVN
Thực vật nổi
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UBND
Uỷ ban Nhân dân
VQG
Vườn quốc gia












vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Bản đồ Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 6
Hình 2. Các dụng cụ thu mẫu động vật đáy 17
Hình 3. Biểu đồ các nhóm động vật đáy 36
Hình 4. Sơ đồ phân bố của Động vật đáy khu vực Cần Giờ 50
Hình 5. Lát cắt ngang và sơ đồ phân bố của thảm thực vật và một số loài cua qua
khu vực Khe Dinh, Lâm Viên, Cần Giờ
54
Hình 6. Tỷ lệ % các Họ cá trong các Bộ 71
Hình 7. Tỷ lệ % các Loài trong các Bộ 72
Hình 8. Cấu trúc thành phần ĐVN khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 91
Hình 9. Số lượng loài ĐVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ,
TP Hồ Chí Minh 91
Hình 10. Cấu trúc mật độ ĐVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần
Gi
ờ, TP Hồ Chí Minh 94
Hình 11. Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thể nền và phân bố loài cây 96
Hình 12. Sơ đồ phân bố các hội đòng rừng Sác vùng duyên hải TP.Hồ Chí Minh
98
Hình 13. Cấu trúc thành phần TVN khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 1
Hình 14. Cấu trúc thành phần loài TVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 120
Hình 15. C
ấu trúc mật độ TVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ, TP Hồ Chí Minh 122
Hình 16. Chú giải nội dung thực vật ngập mặn 125

Hình 17. Chú giải nội dung động vật 126
Hình 18. Chú giải các yếu tố nội dung khác 127
Hình 19. Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 1) 129
Hình 20. Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyể
n Cần Giờ (mảnh 2) 129
Hình 21. Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 3) 130
Hình 22. Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 4) 130
Hình 23. Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh
1) 134
Hình 24. Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ (mảnh
2) 134
vii

Hình 25. Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh
3) 135
Hình 26. Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh
4) 135
Hình 27. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
(mảnh 1) 137

Hình 28. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
(mảnh 2) 138
Hình 29. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
(mảnh 3) 139
Hình 30. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
(mảnh 4) 140

Hình 31. Bản đồ phân vùng Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ 147
Hình 32. Mô hình sản xuất đóng đáy trên sông 151

Hình 33. Tổng giá trị sản lượng của các ngành kinh tế trong huyện 154
Hình 34. Cơ cấu các loại hình sản xuất nông nghiệp năm 2010 155
Hình 35. Sản lượng đánh bắt các loài thủy sản từ 2008 - 2010 1
Hình 36. Giá trị tổng sản lượng (triệu) của 2 nghành Chăn nuôi và Trồng trọt158
Hình 37. Các loại hình khai thác trong ngành thủy sản 159
Hình 38. Các tiểu khu ở Cần Giờ 1
Hình 39. Sơ đồ quản lý Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ 1
Hình 40. Biểu đồ thu nhập của hộ nhận khoán giữ rừng qua các năm 166
















viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Tổ chức thực hiện đề tài 10
Bảng 2. Độ phong phú tương đối của động vật không xương sống 17

Bảng 3. Phiếu thông tin điều tra các loài chim, thú 24
Bảng 4. Một số dụng cụ và số lượng cần thiết khi điều tra ĐVPD 27
Bảng 5. Biểu đăng k ý vật mẫu và trọng lượng động vật phù du 28
Bảng 6. Biểu đếm số con động vật phù du 29
Bảng 7. Biểu đếm số con động vật phù du lưới phân tầng 29
Bảng 8. Tỷ lệ các bậc phân loại của các nhóm Động vật đáy ở rừng ngập mặn
Cần Giờ 35
Bảng 9. Thành phần loài một số nhóm Động vật đáy ở trong và ngoàirừng ngập
mặn Cần Giờ 36

Bảng 10. Số lượng loài các nhóm Động vật đáy ở rừng ngập mặn một số khu
vực ven biển Việt Nam và lân cận 43
Bảng 11. Tỷ lệ các taxon trong nhóm Brachyura ở rừng ngập mặn Cần Giờ 45
Bảng 12. Phân bố của các loài cua theo tính chất của nền đáy ven biển và rừng
ngập mặn Cần Giờ 51
Bảng 13. Danh lục các loài côn trùng ở khu d
ự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ 55
Bảng 14. Các bộ côn trùng thu được ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ (2011) 59
Bảng 15. Danh mục các loài cá tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 60
Bảng 16. Các loài cá được ghi trong sách đỏ Việt Nam 70
Bảng 17. Cấu trúc thành phần loài Khu hệ cá Khu dự trữ sinh quyể
n Cần Giờ.70
Bảng 18. Danh sách lưỡng cư khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 72
Bảng 19. So sánh số loài LC ở vùng nghiên cứu với một số vùng đât ngập mặn
khác. 74
Bảng 20. Danh mục các loài Bò sát ở khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 75
Bảng 21. So sánh số loài bò sát ở vùng nghiên cứu với một số vùng đât ngập
mặn khác 79


Bảng 22. Danh lục các loài chim thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 80
Bảng 23. Các loài thú ghi nhận được ở vùng Cần Giờ 86
Bảng 24. Mật độ ĐVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ
Chí Minh 92
Bảng 25. Các loài cây ngập mặn chủ yếu 99
ix

Bảng 26. Các loài cây tham gia rừng ngập mặn 103
Bảng 27. Các loài cây nhập cư 108
Bảng 28. Mật độ TVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ
Chí Minh 121
Bảng 29. Nội dung bản đồ hiện trạng khu dữ trữ sinh quyển Cần Giờ 132
Bảng 30. Danh lục các loài động vật cần được bảo vệ tại Cầ
n Giờ 142
Bảng 31. Sản lượng chăn nuôi từ các năm 2008- 2010 157
Bảng 32. Sản lượng gieo trồng từ các năm 2008- 2010 158
Bảng 33. Tổng hợp diện tích rừng và số lượng đơn vị, hộ nhận khoán thay đổi
trong 11 năm (2000 – 2011) 162
Bảng 34. Số liệu diện tích rừng Đước trồng đã tác động các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh 168
Bảng 35. Diện tích rừ
ng Đước trồng chết tập trung trên diện rộng trong rừng
phòng hộ Cần Giờ 170
Bảng 36. Lượng du khách đến Cần Giờ 171
Bảng 37. Diện tích rừng ngập mặn chuyển đổi phục vụ xây dựng các công trình
172
Bảng 38. Thống kê tài nguyên rừng thiệt hại do khai thác rừng trái phép từ năm
2000 đến tháng 8 năm 2011 tại rừng ngập m
ặn Cần Giờ 175

Bảng 39. Thống kê tư liệu đánh bắt thủy hải sải trên địa bàn huyện Cần Giờ từ
năm 2008 – 2010 176
Bảng 40. Thống kê sản lượng thủy hải sản khai thác trên địa bàn huyện Cần Giờ
từ năm 2008 – 2010 176
Bảng 41. Bảng thống kê số hộ sản xuất dưới tán rừng năm 2004, 2007, 2011 tại
rừng ngập mặn C
ần Giờ 177
Bảng 42. Thống kê số lượng du khách tham quan tại huyện Cần Giờ từ năm
2003 đến tháng 6 năm 2011 177
Bảng 43. Diện tích và số lượng cây rừng thiệt hại do thiên tai từ năm 2006 đến
tháng 8 năm 2011 178
Bảng 44. Mức độ bị hại của rừng đước trồng tại rừng phòng hộ Cần Giờ 179
Bảng 45. Diện tích rừng bị
ảnh hưởng do sâu hại ăn lá tại rừng phòng hộ Cần
Giờ 179
Bảng 46. Diện tích rừng bị thiệt hại do sâu ăn lá tại các tiểu khu 180
Bảng 47. Thống kê các công trình trong rừng phòng hộ Cần Giờ từ năm 2002
đến năm 2011 181
Bảng 48. Thống kê dân số huyện Cần Giờ từ năm 2008 – 2010 186


x

TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Cập nhật, bổ sung dữ liệu đa dạng sinh học góp phần xây
dựng, hoàn thiện hệ thống dữ liệu tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ phục vụ cho
việc bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học; và từng bước xây dựng và hoàn thiện quy
trình, phương pháp chuẩn về điều tra, đánh giá, quan trắc đa dạng sinh học trên phạm
vi toàn quố

c.
Mục tiêu cụ thể:
• Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng có so sánh với môt thời điểm
trong quá khứ và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học (đa dạng loài) khu hệ động,
thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
• Điều tra, đánh giá và phân loại được các sinh cảnh/hệ sinh thái trong
khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;

Xác định được danh lục các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái ưu tiên cần
bảo tồn trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;
• Đề xuất được quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học
(đa dạng loài) khu hệ thực vật, động vật;
• Xác định được hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng
và quản lý; và các mối đe dọ
a đến đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ;
• Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và quản lý có cơ sở khoa học và
có tính khả thi góp phần tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh
học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đặc biệt chú ý số lượng cá thể, giai đoạn
2010-2015;
• Tổ chức các hộ
i thảo chia sẻ kinh nghiệm về dữ liệu, quy trình điều
tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái
ưu tiên bảo vệ; đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý cho các khu dự trữ sinh
quyển Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và cập nhật dữ liệu đa dạng
sinh học khu hệ động vật và thực vậ
t tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thông
qua việc thu thập số liệu và điều tra khảo sát bổ sung.

- Thu thập, kế thừa, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đa
dạng sinh học động vật và thực vật đã tiến hành trong khu vực nghiên cứu;
- Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng bổ sung, cập nhật
dữ liệ
u về đa dạng sinh học: thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài động
vật trên cạn, dưới nước.
xi

Khu hệ động vật không xương: động vật đáy, giáp xác, côn trùng;
Khu hệ động vật có xương: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú;
Thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi.
- Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng, bổ sung, cập nhật
dữ liệu về đa dạng sinh học về thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài
thực vật ngậ
p mặn
Nhóm cây ngập mặn chủ yếu;
Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn;
Nhóm cây di cư vào rừng ngập mặn.
2.2. Xác định danh lục các loài động, thực vật và hệ sinh thái ưu tiên cần
bảo tồn trong thời gian tới.
2.3. Đề xuất quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học khu hệ
thực vật, động vật có đặc điểm gần với khu dự trữ sinh quyể
n Cần giờ (tập trung
vào các yếu tố sinh học đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước ven biển).
2.4. Nghiên cứu, điều tra hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai thác, sử
dụng và quản lý đa dạng sinh học và xác định các mối đe dọa đến đa dạng sinh
học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
- Thu thập, thừa kế, phân tích, tổng hợp và đ
iều tra bổ sung về điều kiện
kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu;

- Điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân
cư, hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
- Nghiên cứu và xác định các mối đe dọa, gây tổn thương tới đa dạng
sinh học trong khu vực; dự báo xu thế biế
n động đa dạng sinh học tại khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ.
2.5. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng
sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trong thời gian tới.
2.6. Tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học; quy
trình điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài, hệ
sinh thái
ưu tiên bảo vệ; đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa
dạng sinh học cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam.
3. Phương pháp
Phương pháp khảo sát: Phương pháp này sẽ được thực hiện chính trong quá
trình triển khai đề tài, trên cơ sở kết hợp với các thông tin, dữ liệu cập nhật hiện có
sẽ hình thành nên bộ thông tin, dữ liệu cập nhật về đa dạng sinh h
ọc tại khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ. Tùy thuộc vào đối tượng, việc khảo sát đã chia ô khảo sát,
khảo sát theo tuyến theo các nhóm với các chuyên gia chuyên môn cụ thể.
Phương pháp phỏng vấn:Phương pháp này sử dụng trong quá trình khảo
sát điều tra hiện trạng đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thông
xii

qua việc phỏng vấn người dân địa phương về những thông tin có liên quan đến
các loài động, thực vật ở vùng nghiên cứu.
Ngoài ra nhóm thực hiện cũng đã sử dụng các Phiếu điều tra để thu thập
các thông tin liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu và
điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư, hiện
trạng khai thác, s

ử dụng và quản lý tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng trong quá
trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của đề tài, các thông tin về đa dạng sinh
học Cần Giờ và được thu thập từ các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu cũng
như các đề tài nghiên cứu. Quá trình phân tích phải nêu được các nhóm vấn đề
liên quan: Hiện trạng đa dạng sinh học tạ
i đây và đánh giá hiện trạng khai thác,
sử dụng và quản lý, xác định các mối đe dọa tới đa dạng sinh học Khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý; phương pháp điều tra,
khảo sát đa dạng sinh học đối với thực vật, động vật ở nước ta cũng như các
nước trên thế giới.
Phương pháp chuyên gia: Ph
ương pháp này được thực hiện trong suốt quá
trình thực hiện đề tài , thông qua các hình thức: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, báo
cáo, bài nhận xét, phỏng vấn trực tiếp. Các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi
nhận và tổng hợp. Các nội dung về việc xin ý kiến chuyên gia như: phương pháp tiếp
cận, đối tượng quan trắc, quy trình và phương pháp quan trắc, giám sát; đề xuất kế
hoạch bảo tồn.
Phương pháp này được thực hiện ngay từ
khi xây dựng đề cương đề tài;
trong quá trình thực hiện và hoàn thiện các nội dung của đề tài. Trong quá trình
thực hiện các nhóm chuyên gia theo từng nội dung sẽ được mời và góp ý, có ý
kiến thường xuyên với nhóm trưởng, người thực hiện chính đề tài này đồng thời
cũng sẽ là các chuyên gia thực hiện các chuyên đề liên quan.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả điều tra khảo sát đánh giá đa dạng sinh học của khu dự trữ
sinh quyển Cần giờ
- Đề xuất quy trình điều tra và khảo sát đa dạng sinh học của khu Dự trữ
sinh quyển Cần giờ.
- Bổ sung, cập nhật dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học của khu dự trữ

sinh quyển Cần giờ so với các thông tin, dữ liệu được đề cập đến trong Báo cáo
“Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngậ
p mặn Cần giờ, thành
phố Hồ Chí Minh”, năm 2006.
- Đề xuất danh mục các loài động, thực vật, hệ sinh thái được ưu tiên bảo
tồn trong khu vực. Từ đó nhóm đã đề xuất 29 loài động vật và 8 loài thực vật
nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn và 4 khu đạt được các
tiêu chí trên để đưa vào trong danh mục các khu vực hệ sinh thái cần được bảo
tồn.
xiii

4.2. Đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư và
hiện trạng khai thác sử dụng và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh
quyển Cần giờ
Đa dạng sinh học của khu vực đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống và tinh thần của người dân. Việc quản lý đa dạng sinh học trong
khu vực có sự tham gia của nhiều bên. Rừng ng
ập mặn Cần giờ được chia thành
24 tiểu khu, mỗi tiểu khi do một đơn vị trực tiếp quản lý và bảo vệ. Hiện nay,
Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần giờ là đơn vị chủ rừng Nhà nước chịu trách
nhiệm quản lý thống nhất 24 tiểu khu này. Việc khai thác tài nguyên đa dạng
sinh học trong khu vực đã được quan tâm tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần
được giải quyết trong thời gian tới.
4.3. Xác định các mối đe dọa, gây tổn thương đến đa dạng sinh học
trong khu vực và dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học trong khu vực
4.3.1. Các mối đe dọa, gây tổn thương đến đa dạng sinh học trong khu
vực có thể kể đến các mối đe dọa trực tiếp và các mối đe dọa gián tiếp.
Các mối đe dọa trực tiếp bao gồ
m:
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật;

- Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và sâu bệnh đến đa dạng sinh học tại
khu vực;
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng;
- Sự du nhập của các loài ngoại lai.
Các mối đe dọa gián tiếp bao gồm:
- Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu;
- Gia tăng dân số.
4.3.2. Dự báo xu thế biến đổi đ
a dạng sinh học của Khu Dự trữ sinh quyển
Cần giờ trong thời gian tới
Dự báo xu thế biến đổi đa dạng sinh học được dự báo cho thực vật và
động vật trong vùng. Về thực vật của khu vực này phát triển theo chiều hướng
tăng dần qua các năm vì công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Cần giờ
được quan tâm rất đặc biệt của các ban ngành thành phố cùng nhân dân địa
ph
ương và chính quyền các cấp. Về động vật, khác với thực vật xu thế biến đổi
của chúng bị tác động nhiều bởi các mối đe dọa khác nhau đặc biệt là hoạt động
của con người (khai thác thủy sản…). Nếu con người bảo vệ tốt thảm thực vật,
kiểm soát được khai thác và săn bắt động vật thì trong thời gian tới khả năng
phục hồi củ
a hệ động vật trong khu vực sẽ được đảm bảo.
4.4. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa
dạng sinh học tai khu dự trữ sinh quyển Cần giờ
Nhóm thực hiện đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác
bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ. Các giải
xiv

pháp này được đề xuất trên các mặt sau:
- Các giải pháp liên quan đến chính sách cho các cơ quan quản lý địa
phương;

- Các giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực;
- Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật cho các cơ quan quản lý tại khu
vực;
- Các giải pháp cho cộng đồng địa phương trong khu vực,
Trong các giải pháp này, nhóm thực hiện nhấn mạnh việc thực hiện giải
pháp: “Thành lập mộ
t khu bảo tồn dưới hình thức là Vườn quốc gia hoặc khu dự
trữ thiên nhiên cấp quốc gia để đảm bảo việc quản lý đa dạng sinh học thống
nhất trong khu vực”. Giải pháp này sẽ thống nhất quản lý đa dạng sinh học của
khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ theo hướng phù hợp với Luật Đa dạng sinh học
và hướng tới sự phát triển bề
n vững của khu vực.
5. Kết luận
Trên cơ sở Thuyết minh đề tài đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt, nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện toàn bộ nội dung công việc đảm bảo
đúng thời gian, tiến độ, số lượng và chất lượng của sản phẩm, đáp ứng đầy đủ
các mục tiêu đã đề tra, cụ thể hoàn thiện các sản phẩm sau:
- Tổng hợp và cập nhật các dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học (các
loài động và thực vật) tại khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ.
- Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ tỷ lệ
1:50.000 thể hiện sự phân bố các loài động, thực vật tại khu vực này.
- Đề xuất Danh l
ục các loài động, thực vật và hệ sinh thái ưu tiên cần bảo
tồn trong khu vực.
- Quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học khu hệ thực vật,
động vật, hệ sinh thái tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ phù hợp với các hệ
sinh thái đất ngập nước ven biển.
- Xác định mối đe dọa , gây tổn thương đến đa dạng sinh họ
c trong khu
vực và dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học trong khu vực.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng
sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục tổng hợp và biên tập để tiếp
tục đăng một số nội dung kết quả nghiên cứu nổi bật trên Tạp chí Môi tr
ường.





xv

SHORT SUMMARY
Project on "Research, survey and evaluate biodiversity of Can gio
Biosphere Reserve" focus on updating the data information on the state of
biodiversity of the Can Gio Biosphere Reserve to propose standard process for
biodiversity survey for biosphere reserve Gio and other similar coastal wetland
ecosystems in Vietnam. Besides, the project also focuses on forecasting
changing trend of biodiversity in the future and recommends solutions to
strengthen biodiversity conservation and management in the region. The main
results include:
1. . Results of research, survey and evaluation of biodiversity values of
Can Gio Biophere Reserve
- Propose survey process for biodiversity survey of Can Gio Biophere
Reserve
- Survey, supplement, update data on state of biodiversity of Can Gio
Biophere in the comparision to data and information in report on Restoring and
sustainable developing Can Gio mangrove forest ecosystem, Ho Chi Minh City
in 2006.
- Propose list of species of animals, plants, ecosystems need to be

conserved in the region. From this result the expert group has proposed 29
animals and 8 plants on the list of prioritized protection species and 4 areas meet
the criteria to put in the list of regional ecosystems need be conserved.
2. Evaluation on the role of biodiversity to local communities and the
current status of biodiveristy exploitation and management at Can Gio
Biosphere Reserve
Biodiveristy in this area has played an essential role in the physical and
mental lives of the local people. The biodiversity management in the area has
the participation of relevant parties. Mangrove forest of Can Gio is divided into
24 sub-areas, each is directly managed and protected by one agency. Currently,
the management board of Can Gio Protection Forest is the state agency who is
reponsible for managing these 24 sub-areas. The exploitation of biodiversity
resources in the area has been received much attention but there are still
drawbacks which will need to be solved in the coming time.
3. Identify potential threats harming to biodiversity in the area and
forecast the changing trend of biodiversity in the area
3.1 Potential threats harming to biodiversity in the area include both direct
and indirect ones.
The direct threats include:
- Over-exploitation of biological resources;
- Effects of natural conditions and pestilent insects to biodiversity in the
xvi

area;
- Transform the land use purpose to construct public works;
- Migration of invasive alien species.
The indirect risks and dangers include:
- Environment pollution and climate change;
- Population growth.
3.2 Forecast the changing trend of biodiversity of Can Gio Biosphere

Reserve in the coming time
The forecase on changing trend of biodiversity focuses on flora and fauna.
Flora of this area will develop with the upward trend year by year because the
forest protection and management is specially concerned by relevant
departments and bodies of the city as well as by the local people and authorities
at all levels. Regarding fauna, it will be different from that of flora because its
changing trend is affected much by different threats, especially that of human
activities (such as fishing, etc). If we can protect the floristic composition well
and control the fauna exploitation and hunting, the restoration of fauna system in
the area will be ensured.
4. Recommend solutions to strengthen biodiversity conservation and
management in Can Gio Biosphere Reserve
The research team has proposed solutions to strengthen biodiversity
conservation and management in Can Gio Biosphere Reserve. These solutions
are based on the following aspects:
- Solutions related to policy for management agencies at the local level;
- Solutions related to capacity building;
- Solutions related to technical assistance for management agencies in the
area;
- Solutions related to local communities in the area.



1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Thông tin về các Công ước quốc tế liên quan đến đề tài

Công ước đa dạng sinh học: Tại Điều 7. của Công ước đã quy định về
điều tra, quan trắc đa dạng sinh học, trong đó yêu cầu các Bên xác định các
thành phần của đa dạng sinh học quan trọng đối với bảo tồn và sử dụng bền
vững; Quan trắc các thành phần của đ
a dạng sinh học; Xác định và quan trắc các
tiến trình và các loại hoạt động có hoặc có thể tác động bất lợi đối với bảo tồn và
sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Công ước Ramsar: Năm 1971 công ước Ramsar ra đời tạo điều kiện thuận
lợi cho các nước trên thế giới đề cử các vùng đất ngập nước (ĐNN) có tầm quan
trọng quốc tế nằ
m trong lãnh thổ của mỗi nước tham gia vào danh sách Ramsar.
Điều tra, quan trắc ĐNN được đề cập tới trong hướng dẫn công ước
Ramsar dưới góc độ xem xét, đánh giá sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu
Ramsar. Điều này được thực hiện thông qua một chương trình quan trắc và khảo
sát ĐNN hoặc bằng việc điền thông tin vào biểu ghi thông tin về ĐNN Ramsar.
Nội dung của biểu ghi thông tin về các vùng ĐNN Ramsar bao gồm 30
thông tin chính cầ
n phải thu thập, phản ánh các khía cạnh khác nhau của vùng
ĐNN như vị trí, các kiểu ĐNN, đáp ứng các tiêu chí Ramsar, đặc điểm tự nhiên
(địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn ), đa dạng sinh học của vùng ĐNN, chức
năng, giá trị của vùng ĐNN cũng như hiện trạng sử dụng, quản lý và bảo tồn vùng
ĐNN. Các thông tin này được điền vào ở thời đi
ểm chỉ định vùng ĐNN vào danh
sách Ramsar được coi là dữ liệu nền và sau đó cứ 6 năm một lần các bên tham gia
phải xác thực và cập nhật thông tin vào biểu ghi thông tin về vùng ĐNN của
Ramsar. Do vậy, biểu ghi thông tin về các vùng ĐNN Ramsar qua các thời kỳ khác
nhau sẽ là cơ sở để đánh giá sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar.
1.2. Một số các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công trình khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừ
ng ngập mặn

Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh - tiến hành từ 5-1978 đến 1-2000) của các tác
giả: TS. Lê Văn Khôi, KS. Nguyễn Ðình Cường, KS. Nguyễn Minh Hải, KS. Lê
Thị Liên, KS. Nguyễn Ngọc Nam, KS. Nguyễn Ðình Quý, CN Lê Văn Sinh, CN
Ðoàn Văn Thu, Th.s Lê Ðức Tuấn đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và
Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2005. Trong báo cáo “Khôi
phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” xu
ất bản năm
2006 đã tổng kết đầy đủ các thành tựu của Công trình khôi phục và phát triển
bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã đạt được và đưa ra bức tranh
toàn cảnh nhất về đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Từ năm 2006 – 2009, trong khuôn khổ nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá,

2

thống kê về đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc
gia”, Cục Bảo vệ môi trường trước đây và Cục Bảo tồn đa dạng sinh học hiện
nay đang phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã và đang triển
khai thực hiện nhiệm vụ này.
Năm 2006 và 2007, nhiệm vụ này đã tiến hành điều tra, hệ thống hóa cơ
sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho 30 vườn quốc gia (VQG) và 02 khu bảo tồn
thiên nhiên (KBTTN), nhiệm vụ này bước đầu đã thu được một số kết quả như
sau: Xây dựng biểu mẫu thu thập thông tin chuẩn về đa dạng sinh học (ĐDSH)
cho các KBTTN và VQG; Thống kê, thu thập và phân tích các số liệu hiện có về
hiện trạng ĐDSH của 30 VQG và 02 KBTTN; và đánh giá sơ bộ hiện trạng
ĐDSH t
ại các KBTTN, VQG; Lập hồ sơ đa dạng sinh học của 30 VQG và 02
KBTTN; Thu thập, xây dựng được 30 bản đồ thảm thực vật của 30 VQG, 02
KBTTN; Xây dựng và cập nhật dữ liệu của 30 VQG, 02 KBTTN vào hệ thống
cơ sở dữ liệu quốc gia và phần mềm quản lý về đa dạng sinh học.
Năm 2008, 2009 nhiệm vụ sẽ tập trung các công việc cụ thể như sau: Thu

thập thông tin về
đa dạng sinh học của các KBTTN còn lại; Kiểm chứng với dữ
liệu đa dạng sinh học được thu thập tại hiện trường các KBTTN, VQG; Số hóa,
cập nhật hệ thống dữ liệu đa dạng sinh học được thu thập tại các KBTTN, VQG
vào phần mềm quản lý hệ thống CSDL đa dạng sinh học; Thử nghiệm vận hành,
khai thác cơ sở dữ liệu: xây dựng báo cáo hiện trạ
ng quản lý đa dạng sinh học theo
các cấp độ: hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
Tiếp đó, năm 2008, trong khuôn khổ dự án “Trợ giúp thực hiện Chương trình
hỗ trợ đất ngập nước quốc gia” tại tiểu hợp phần 4.2. Thiết kế hệ thống giám sát và
thu thập dữ liệu ban đầu tại các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đã đề xuất việc thiết
kế mạ
ng lưới quan trắc đất ngập nước bao gồm các nội dung về quan điểm, nguyên
tắc cũng như cũng như mục tiêu và nội dung xây dựng mạng lưới này.
Đặc biệt năm 2008, trong khuôn khổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường,
Cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Đại học lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ “Xây
dựng quy trình, quy phạm thông số quan trắc đa dạng sinh họ
c tại Việt Nam”. Nhiệm
vụ này bước đầu đã đề xuất được nhóm chỉ tiêu quan trắc cho 03 hệ sinh thái ĐNN,
biển và rừng, tuy nhiên tính khả thi cũng như tính hợp lý của bộ chỉ tiêu này còn
nhiều vấn đề đặt ra. Nhiệm vụ này cũng đã đề xuất được hướng dẫn kỹ thuật nhằm
thực hiện quan trắc các chỉ tiêu trên. Ngoài ra, nhằm định hướng một cách tổng th

lộ trình hướng tới việc vận hành hệ thống quan trắc đa dạng sinh học thích hợp,
nhiệm vụ này cũng đã bước đầu hình thành được Kế hoạch tổng thể bao gồm mục
tiêu, nội dung, cách thức thực hiện cũng như cơ chế thực hiện Kế hoạch tổng thể này
trong những năm sắp tới.
Năm 2009 -2010 trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa h
ọc, Cục Bảo tồn
đa dạng sinh học được giao chủ trì nhiệm vụ đề xuất thông số; cũng như quy trình

quan trắc đất ngập nước nhằm quan trắc biến động đất ngập nước phục vụ cho
các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước cũng đang
được tiến hành;

3

Liên quan đến nghiên cứu, điều tra, giám sát đa dạng sinh học biển, năm
2011, Tổng cục Môi trường đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai
các nội dung trong đó có nội dung về nghiên cứu đề xuất phương pháp luận về điều
tra, kháo sát cho các hệ sinh thái biển trong đó có HST rừng ngập mặn.
1.3. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Điều 71, 72 Luật
đa dạng sinh học 2008 đã quy định việc Điều tra cơ
bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học; và xây
dựng Báo cáo về đa dạng sinh học.
Ngoài ra, Quyết định 79/TTg ngày 31/5/2007 cũng đã quy định nội dung liên
quan đến điều tra, đánh giá và thống kê đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đượ
c đánh giá là khu vực có số lượng
loài, số lượng cá thể, số quần xã động thực vật tương đối phong phú và đa dạng.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai
- Sài Gòn, cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Các khu hệ động, thực
vật trong khu dự trữ đa dạng, gồm hàng trăm loài trong đó có nhiều loài có tên
trong sách đỏ Việt Nam.
Đây cũng là địa đ
iểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch
sinh thái. Theo thông tin của website của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh:
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ có tổng diện tích
là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển
tiếp 29.880 ha, chiếm diện tích gần 1/3 của thành phố Hồ Chí Minh có vai trò

đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa khí hậu cho thành phố Hồ Chí Minh
cũng như việc b
ảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây. Ngoài ra
RNM Cần Giờ có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, hạn chế sự
xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ bị suy giảm nghiêm trọng do chiến
tranh. Từ năm 1966-1970, có trên 4 triệu lít chất độc khai hoang và hàng trăm ngàn
tấn bom
đạn rải xuống Rừng ngập mặn Cần Giờ đã phá hủy sự cân bằng của hệ
sinh thái, các loài động thực vật đặc hữu gần như không còn, môi trường và cuộc
sống của các loài động thực vật, con người đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sau chiến tranh, từ năm 1978, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành phục
hồi lại Rừng ngập mặn Cần Giờ
và sau 30 năm, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần
Giờ được phục hồi. Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia
nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam
và toàn thế giới.
Ngày 21/01/2000, UNESCO đã đưa Cần Giờ vào hệ thống các khu dư trữ
sinh quyển thế giới và là khu dự trữ đầu tiên ở Việt Nam trong 8 khu dự trữ sinh
quy
ển của Việt Nam hiện nay.
Trong buổi làm việc ngày 23 tháng 7 năm 2009 giữa Thứ trưởng Nguyễn
Xuân Cường và Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, trên cơ sở các ý

4

kiến của địa phương, ban quản lý về đề xuất các vướng mắc, khó khăn trong
công tác quản lý, một trong những vấn đề cơ bản là việc cập nhật bộ dữ liệu đa
dạng sinh học một cách hệ thống phục vụ công tác quản lý và bảo tồn tại đây
cũng như việc tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý, bảo t

ồn của khu dự
trữ sinh quyển, đồng thời xem việc nghiên cứu tại Cần Giờ là một mô hình điểm
nhân rộng cho các khu dự trữ sinh quyển khác trong cả nước.
Nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nêu trên việc cập nhật, đánh giá hiện
trạng đa dạng sinh học trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ làm
căn cứ khoa học ph
ục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như
việc đáp ứng nhu cầu thực tế của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Cập nhật, bổ sung dữ liệu đa dạng sinh học góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ
thống dữ liệu tại khu dự trữ sinh quyể
n Cần Giờ phục vụ cho việc bảo tồn và quản lý
đa dạng sinh học; và từng bước xây dựng và hoàn thiện quy trình, phương pháp
chuẩn về điều tra, đánh giá, quan trắc đa dạng sinh học trên phạm vi toàn quốc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng có so sánh với môt thời điểm
trong quá khứ và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học (đa dạng loài) khu hệ động,
thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
• Điều tra, đánh giá và phân loại được các sinh cảnh/hệ sinh thái trong
khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
• Xác định được danh lục các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái ưu tiên cần
bảo tồn trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;
• Đề xuất được quy trình hướng dẫn điều tra, kh
ảo sát đa dạng sinh học
(đa dạng loài) khu hệ thực vật, động vật;
• Xác định được hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng
và quản lý; và các mối đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ (Biến đổi khí hậu, nước biển dâng);
• Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và quả

n lý có cơ sở khoa học và
có tính khả thi góp phần tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh
học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đặc biệt chú ý số lượng cá thể, giai đoạn
2010-2015;
• Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dữ liệu, quy trình điều
tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái
ưu tiên bả
o vệ; đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý cho các khu dự trữ sinh
quyển Việt Nam.
III. CÁCH TIẾP CẬN
Cách tiếp cận bao trùm trong nhiệm vụ này là tiếp cận hệ thống trong việc

5

nghiên cứu và giải quyết vấn đề, cụ thể như sau:
Về đối tượng nghiên cứu, điều tra và đánh giá điều tra là cả động, thực vật
và hệ sinh thái;
Về quá trình thực hiện: nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học; hình
thành dữ liệu đa dạng sinh học; hệ thống hóa phương pháp điều tra, đánh giá
tiến tới việc thống nh
ất phương pháp điều tra, khảo sát và chuyển giao phương
pháp luận cho các khu vực khác trong cả nước;
Về kết quả sử dụng đối với việc điều tra, đánh giá nhằm mục đích cuối
cùng là cung cấp dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trên cách tiếp cận tổng thể đã được đề cập ở trên cùng với việc thự
c hiện
tại khu dự trữ sinh quyển Cần giờ nhóm nghiên cứu tập trung vào điều tra đánh
giá đa dạng sinh học của hệ động, thực vật của hệ sinh thái đất ngập nước ven
biển. Từ đó đưa ra quy trình khảo sát hệ động thực vật phù hợp với hệ sinh thái
đất ngập nước ven biển phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Bên cạ

nh đó cập
nhất hệ thống dữ liệu đa dạng sinh học của vùng Cần giờ vào hệ thống dữ liệu
đa dạng sinh học chung.





























6

CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu, điều tra đa dạng sinh học tại khu dự
trữ sinh quyển Cần Giờ, đề xuất được các giải pháp bảo tồn và quản lý có cơ sở
khoa học và có tính khả thi góp phần tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa
dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ từ đó m
ở rộng đề xuất các giải
pháp bảo tồn và quản lý cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam.


















(Nguồn:
)
Hình 1. Bản đồ Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và cập nhật dữ liệu đa
dạng sinh học khu hệ động vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Thu thập, kế thừa, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đa

7

dạng sinh học động vật đã tiến hành trong khu vực nghiên cứu;
Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng bổ sung, cập nhật dữ
liệu về đa dạng sinh học: thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài động vật
trên cạn, dưới nước.
Khu hệ động vật không xương: động vật đáy, giáp xác, côn trùng;
Khu hệ động vật có xươ
ng: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú;
Thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi.
2.2. Điều tra, khảo sát, đánh giá và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học
khu hệ thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Thu thập, thừa kế, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đa
dạng sinh học thực vật đã tiến hành trong khu vực nghiên cứu;
Đ
iều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng, bổ sung, cập nhật dữ
liệu về đa dạng sinh học về thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài thực
vật ngập mặn
Nhóm cây ngập mặn chủ yếu;
Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn;
Nhóm cây di cư vào rừng ngập mặn.
2.3. Nghiên cứu, điều tra hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai

thác, sử dụng và quản lý; và xác định các mối đe dọa đến đa dạng sinh học
tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
1. Thu thập, thừa kế, phân tích, tổng hợp và điều tra bổ sung về điều kiện
kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu;
2. Điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân
cư, hiện tr
ạng khai thác, sử dụng và quản lý tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
3. Nghiên cứu và xác định các mối đe dọa, gây tổn thương tới đa dạng
sinh học trong khu vực; dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học tại khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ.
2.4. Điều tra, đánh giá và phân loại các sinh cảnh/hệ sinh thái trong
khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
2.5. Xác đị
nh danh lục các loài, hệ sinh thái ưu tiên cần bảo tồn trong
thời gian tới.
2.6. Đề xuất quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học
khu hệ thực vật, động vật, hệ sinh thái.
2.7. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa
dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trong thời gian tới.
2.8. Tổ chức các hội thảo chia s
ẻ thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học;
quy trình điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài,

8

hệ sinh thái ưu tiên bảo vệ; đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo
tồn và quản lý đa dạng sinh học cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát:
Phương pháp này sẽ được thực hiện chính trong quá trình triển khai đề tài,
trên cơ sở kết hợp với các thông tin, dữ liệu cập nh
ật hiện có sẽ hình thành nên
bộ thông tin, dữ liệu cập nhật về đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ. Tùy thuộc vào đối tượng, việc khảo sát đã chia ô khảo sát, khảo sát theo
tuyến theo các nhóm với các chuyên gia chuyên môn cụ thể.
Trong 3 năm triển khai thực hiện đề tài nhóm thực hiện đã tổ chức 07
cuộc khảo sát:
- Năm 2010: 02 chuyến khảo sát (từ 8/11/2010 đế
n ngày 11/11/2010 và từ
23/11/2010 đến ngày 27/11/2010) bao gồm 01 chuyến khảo sát thực địa
sơ bộ nhằm thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đa dạng sinh
học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và 01 chuyến khảo sát điều tra kinh
tế, xã hội tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nhằm có thông tin nền về
điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu chuẩn bị cho ho
ạt động
khảo sát, điều tra tiếp theo.
- Năm 2011: 03 chuyến khảo sát điều tra đa dạng sinh học khu hệ động
vật, hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại khu dự
trữ sinh quyển Cần Giờ (từ 14/5/2011 đến 23/5/2011; từ 06/7/2011 đến
13/7/2011 và từ 18/8/2011 đến 27/8/2011).
- Năm 2012: 02 chuyến khảo sát điều tra đa dạng sinh học khu hệ thự
c vật
tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (từ 04/8/2012 đến 13/8/2012 và từ
05/9/2012 đến 12/9/2012).
Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp này sử dụng trong quá trình khảo sát điều tra hiện trạng đa
dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thông qua việc phỏng vấn
người dân địa phương về những thông tin có liên quan đến các loài động, thực

vật ở vùng nghiên cứu.
Ngoài ra nhóm thực hi
ện cũng đã sử dụng các Phiếu điều tra để thu thập
các thông tin liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu và
điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư, hiện
trạng khai thác, sử dụng và quản lý tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:
Sử dụ
ng trong quá trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của đề tài, các
thông tin về đa dạng sinh học Cần Giờ và được thu thập từ các cơ quan quản lý,

×