Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Nghiên cứu và sáng tác quần áo bảo hộ sử dụng vật liệu may có tính năng đặc biệt và chuyên dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.81 MB, 206 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TÁC QUẦN ÁO BẢO HỘ
SỬ DỤNG VẬT LIỆU MAY CÓ TÍNH NĂNG ĐẶC BIỆT
VÀ CHUYÊN DÙNG


CNĐT: BÙI THỊ CẨM LOAN













9806




TP.HCM – 2012


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1
– Tụ cầu khuẩn (S.aureus) 5
Hình 2.2
– Vi khuẩn Escherichia coli 5
Hình 2.3
– Vi khuẩn Vi khuẩn klebshiella 6
Hình 2.4
– Vi khuẩn P.aeruginosa 6
Hình 2.5
– Vi khuẩn S. pneumonia 7
Hình 2.6
– Vi khuẩn Salmonella 8
Hình 2.7
– Trực khuẩn Shigella 8
Hình 2.8
– Cấu trúc Vius H5N1 10
Hình 2.9 – Cấu trúc vải 11
Hình 2.10 – Các phương pháp xử lý hoàn tất vải kháng khuẩn 19
Hình 2.11 – Vùng quan trọng của áo choàng (Critical Zone) 24
Hình 2.12 – Vùng quan trọng của rèm cửa 24
Bảng 3.1
– Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện 27
Bảng 3.2

– Số liệu nhân lực y tế TP. HCM năm 2006 – 2010 28
Hình 3.3 – Chiếc áo blouse cổ 32
Hình 3.4 –Trang phục đang sử dụng phổ biến tại các bệnh viện 33
Bảng 3.5
– Thống kê dữ liệu tại các đơn vị khảo sát 36
Biểu đồ 3.6
– Biểu đồ đánh giá mức độ trang bị bảo hộ lao động ngành y tế 37
Biểu đồ 3.7
– Biểu đồ đánh giá mức độ trang thiết bị bảo hộ lao động của ngành
thực phẩm 39
Biểu đồ 3.8
– Biểu đồ thăm dò xu hướng sử dụng bảo hộ có tính kháng khuẩn
trong ngành y tế 40
Biểu đồ 3.9
– Biểu đồ thăm dò xu hướng sử dụng bảo hộ có tính kháng khuẩn
trong ngành thực phẩm 40
Biểu đồ 3.10
– Biểu đồ thăm dò ý kiến mẫu thiết kế trong ngành y tế 43
Biểu đồ 3.10
– Biểu đồ thăm dò ý kiến mẫu thiết kế trong ngành thực phẩm 43
Bảng 4.1
– Bảng thông số thành phẩm áo bảo hộ lao động nam 48
Bảng 4.2 – Bảng thông số thành phẩm áo bảo hộ lao động nữ 49
Bảng 4.3
– Bảng thông số thành phẩm quần nam 49
Bảng 4.4
– Bảng thông số thành phẩm quần nữ 50
Bảng 4.5.1a
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Bác sĩ nam 1.1 51
Bảng 4.5.1b

– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Bác sĩ nữ 1.2 55
Bảng 4.5.1c
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Y tá nữ 1.3 60
Bảng 4.6.2a
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Bác sĩ nam 2.1 63
Bảng 4.6.2b
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Bác sĩ nữ 2.2 66
Bảng 4.6.2c
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Y tá nữ 2.3 69
Bảng 4.7.3a
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Bác sĩ nam 3.1 72
Bảng 4.7.3b
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Bác sĩ nữ 3.2 76
Bảng 4.7.3c
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo Y tá nữ 3.3 79
Bảng 4.8.1a
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo đồng phục nam 4.1 82
Bảng 4.8.1b
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo đồng phục nữ 4.2 85
Bảng 4.9.2a
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo đồng phục nam 5.1 88
Bảng 4.9.2b
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo đồng phục nữ 5.2 91
Bảng 4.10.3a
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo đồng phục nam 6.1 95
Bảng 4.10.3b
– Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu áo đồng phục nữ 6.2 99
Bảng 4.11
– Bảng tính giá thành sản phẩm 108









ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2 Những đóng góp mới của đề tài: 4
1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước: 4
1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước: 4
1.5 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 5
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
1.7 Phương pháp nghiên cứu: 5
1.8 Nội dung bố cục của đề tài: gồm 4 chương 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU CHUYÊN DÙNG
TRONG NGÀNH Y TẾ VÀ THỰC PHẨM 6

2.1 Khái quát về vi khuẩn và virus 6
2.1.1 Vi khuẩn 6
2.1.2 Virus 11
2.2 Tổng quan về vật liệu kháng khuẩn sử dụng trong y tế và thực phẩm 12
2.2.1 Các khái niệm: 12

2.2.2 Khái quát về các tác nhân lây nhiễm vi sinh vật trong ngành y 14
2.2.3 Sự truyền vi khuẩn và chất lỏng qua vải 14
2.2.4 Vải sợi dùng trong áo choàng y tế 16
2.2.5 Một số loại vải sợi kháng khuẩn trên thị trường 22
2.3 Một số phương pháp thử, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn về an toàn của vật liệu
kháng khuẩn và tiêu chuẩn về trang phục bảo hộ lao động dùng trong y tế và thực
phẩm. 23

2.3.1 Phương pháp thử của AATCC (American Association of Textile Chemists and
Colorists – Hiệp hội các nhà hóa học và màu sắc Hoa kỳ): 23

2.3.2 Một số phương pháp thử của ASTM (American Society for Testing and
Materials – Hội kiểm nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ) 23

Trang
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 2

2.3.3 Phương pháp thử của BS EN ISO (Bristish Stardard: Tiêu chuẩn Vương Quốc
Anh) 24

2.3.4 Tiêu chuẩn của AAMI/ANSI (Association for the Advancement of Medical
Instrumentation/ American National Standards Institute: Hiệp hội cho sự tiến bộ của
Dụng cụ Y tế/Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) 24

2.3.5 Tiêu chuẩn của AST (Hiệp hội các công nghệ phẫu thuật Hoa Kỳ): Tiêu chuẩn
đề nghị trong thực tiễn dùng áo choàng và găng tay: 27

2.3.6 Phương pháp thử JIL L 1902 (Japanese Industrial Standard: Chuẩn công
nghiệp Nhật Bản): Antimicrobial Fabric Test: 27


2.4 Kết luận chương 2 27
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TRANG PHỤC BHLĐ CÓ SỬ DỤNG
CHẤT LIỆU VẢI CHUYÊN DÙNG TẠI BỆNH VIỆN VÀ DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 29

3.1 Giới thiệu về ngành y tế tại TPHCM, Việt Nam 29
3.1.1 Khái quát về ngành y tế tại TPHCM, Việt Nam 29
3.1.2 Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện 30
3.2 Giới thiệu về ngành chế biến thực phẩm tại TPHCM, Việt Nam 32
3.2.1 Khái quát về ngành chế biến thực phẩm tại TPHCM, Việt Nam 32
3.2.2 Thực trạng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: 33
3.3 Phân tích thực trạng quần áo BHLĐ có sử dụng vật liệu chuyên dùng để đảm bảo
an toàn sức khỏe cho người lao động 34

3.4 Khảo sát nhu cầu trang phục BHLĐ chuyên dùng cho ngành y tế và chế biến thực
phẩm 37

3.4.1 Nội dung, đối tượng khảo sát 37
3.4.2 Phương pháp khảo sát 37
3.4.3 Kết quả khảo sát 38
3.5 Nghiên cứu xu hướng quần áo BHLĐ có sử dụng các loại vải chuyên dùng 41
3.6 Khảo sát mức độ yêu thích mẫu trang phục phác họa 44
3.7 Nguyên nhân các mặt tồn tại 46
3.8 Kết luận chương 3 46
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 3

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, với tốc độ
tăng trưởng bình quân 25% năm cho thấy hàng Dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế để
tiếp tục tăng trưởng trong những năm của kế hoạch 5 năm 2011 -2015. Ngành dệt may
hiện nay đang đóng góp không nhỏ cho đất nước với gần 3700 doanh nghiệp, trong đó
doanh nghiệp nhỏ
và vừa tư nhân chiếm 75%, giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao
động. Nếu như năm 2006 dệt may Việt Nam xếp thứ 16/153 nước xuất khẩu hàng dệt
may trên thế giới thì đến năm 2010 dệt may Việt Nam đã leo lên top 5 nước xuất khẩu
hàng dệt may hàng đầu của thế giới và với sự tăng trưởng nhảy vọt này ngành dệt may
đang được đặt kì vọng vươn lên top 5 thế giới v
ới kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011
đạt 15,6 tỷ USD và dự kiến năm 2012 đạt 17 tỷ USD. Vị trí xếp hạng trên thị trường dệt
may quốc tế có thay đổi theo hướng đi lên là điều đáng tự hào, tuy nhiên ngành Dệt may
Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hội nhập thị trường thế giới và mở rộng thị
trường nội địa.
Thực tế cho thấy ngành Dệt may Việt Nam đang lên tới đỉnh điểm của sự hội nhập
với thế giới và đã làm xuất hiện nhiều nhà thiết kế trẻ có tâm huyết và có tính ứng dụng
vào cuộc sống cao có khả năng góp phần thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu thời trang
Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay hàng dệt may sản xuất trong nước chỉ chiếm thị phần
khiêm t
ốn trên thị trường nội địa, năm 2009 tiêu thụ hàng dệt may trong nước chỉ đạt 3,2
tỷ USD, năm 2010 với nhiều nỗ lực của ngành và được sự hưởng ứng của người tiêu
dùng qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên mức tiêu
thụ có tăng nhưng cũng chỉ đạt 4,5 tỷ USD, dự kiến năm 2012 đạt 5,5 tỷ USD và phấn
đấu đến năm 2015 hàng dệt may tiêu th
ụ trên thị trường nội địa sẽ đạt 8,6 tỷ USD, đây là
cơ hội để ngành thời trang Việt Nam phát triển.
Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội XI của Đảng, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm
2011-2020, đồng thời tiếp tục triển khai quan điểm chỉ đạo của Đả

ng tại Nghị quyết 46-
NQ/TW ngày 23-2-2005 nhằm từng bước đưa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và
nâng cao đời sống nhân dân phát triển cả về lượng và chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của người dân và sự an toàn cho người lao động. Trước tình trạng nhiễm
khuẩn bệnh viện và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng diễn biến phức tạp,
việc đầu tư trang bị trang phục chuyên dùng cho ngành y tế
và thực phẩm nhằm đảm bảo
an toàn sức khỏe cho đội ngũ cán bộ ngành y, cán bộ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 4

nhiệm vụ cao quý của mình, góp phần cải thiện tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là việc cần ưu tiên thực hiện.
Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu đề tài ”Nghiên cứu và sáng tác quần áo bảo hộ sử
dụng vật liệu may có tính năng đặc biệt và chuyên dùng” là hết sức cần thiết và cấp
bách để đưa hàng dệt may sản xuấ
t trong nước chiếm lĩnh dần thị trường nội địa và tăng
tỷ lệ nội địa hóa, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
1.2 Những đóng góp mới của đề tài:
Phân tích một số tính chất của vải kháng khuẩn để nghiên cứu sáng tác mẫu trang
phục mang tính an toàn cao cho cơ thể đội ngũ bác sĩ trong ngành y tế, cán bộ chuyên
môn kỹ thuật trong ngành công nghiệ
p thực phẩm, đồng thời đảm bảo chất lượng sản
phẩm làm ra của ngành thực phẩm, nhằm mục đích đa dạng hóa sản phẩm hàng dệt may,
tạo tiền đề cơ sở cho việc phát triển mạnh ngành thời trang Việt Nam với nhiều mẫu mã
sáng tạo trên nền vải chuyên dùng đặc biệt. Đó không chỉ là ước mơ của nhiều doanh
nghiệp Dệt May hiện nay mà còn nh
ằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu
dùng và an toàn cho toàn xã hội, góp phần hội nhập cùng các nước trong khu vực và trên
thế giới.

1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Một số nước như Mỹ, Đức, Nhật đã có nhiều nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn về
vật liệu sử dụng cũng như quần áo bảo hộ chuyên dùng trong ngành y tế, thực phẩm và
đã triển khai áp dụng, nhưng chưa nghiên cứu sâu trên đặ
c điểm cơ thể người và khí hậu
Việt Nam.
1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước:
Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu đặc trưng của các loại vải để ứng
dụng trong thiết kế quần áo bảo hộ có sử dụng vật liệu chuyên dùng. Có thể kể đến:
− Đề tài Xử lý kháng khuẩn cho vải bằng hợp chất kháng khuẩn gốc amoni bậc bốn
của Vũ Thị Hồng Khanh – Lê Hữu Chiến – Đào Anh Tuấn: Nghiên cứu xử lý kháng
khuẩn cho vải bông pha polyeste bằng phương pháp Ngấm ép – Sấy – Nung với việc sử
dụng hợp chất kháng khuẩn gốc amôni bậc bốn. Kết quả xử lý được đánh giá bằng hai
phương pháp: Phương pháp phân tích vi sinh vật và phương pháp phân tích hoá học có
sử dụng Bromophenol Blue – BPB.
− Đề tài Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tấm v
ải cotton ngâm trong dung
dịch keo nano bạc của Ngô Võ Kế Thành – Nguyễn Thị Phương Phong – Đặng Mậu
Chiến: Hoạt tính kháng khuẩn của vải cotton tẩm dung dịch keo nano bạc được khảo sát
ở các nồng độ dung dịch keo nano bạc, thời gian tiếp xúc vi khuẩn và số lần giặt.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 5

Tuy nhiên chưa có khảo sát nào chuyên sâu về thực trạng sản xuất và sử dụng chất
liệu vải có tính năng kháng khuẩn và an toàn sức khỏe của quần áo bảo hộ dùng trong
ngành y tế và thực phẩm và đặc biệt là mảng sáng tác mẫu phục vụ cho sản xuất.
1.5 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
− Nghiên cứu quần áo bảo hộ có sử dụng vật liệu kháng khuẩn khi làm việc trong
ngành y tế
, thực phẩm.

− Khảo sát thực trạng công tác trang bị bảo hộ lao động, nhu cầu thị hiếu sử dụng
quần áo bảo hộ có tính năng bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở y tế và chế
biến thực phẩm.
− Thiết kế và thực hiện các mẫu quần áo bảo hộ lao động dựa trên chất liệu vải có
tính nă
ng kháng khuẩn và an toàn cho sức khỏe.
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung tiến hành nghiên cứu trang phục bảo hộ lao động trong ngành y
tế và thực phẩm trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Quá trình nghiên cứu có sử
dụng các tài liệu cũng như các giáo trình thiết kế mẫu để làm cơ sở cho việc thiết kế mẫu
trang phục BHLĐ có sử dụng vật liệu có tính năng kháng khuẩn dùng trong ngành y tế và
thự
c phẩm.
1.7 Phương pháp nghiên cứu:
− Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích thống kê.
− Phương pháp phân tích thực nhiệm
− Phương pháp lịch sử, kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê.
− Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
− Phương pháp tham dự, phương pháp chuyên gia.
1.8 Nội dung nghiên cứu của đề tài: gồm 4 chương
− Chương 1: Phần mở
đầu
− Chương 2: Tổng quan về tính chất của vật liệu chuyên dùng trong ngành y tế
và thực phẩm
− Chương 3: Phân tích thực nghiệm trang phục BHLĐ có sử dụng chất liệu vải
chuyên dùng tại bệnh viện và doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn
TP.HCM
− Chương 4: Kết quả thiết kế mẫu BHLĐ có sử dụng chất liệu vải chuyên dùng
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 6


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU
CHUYÊN DÙNG TRONG NGÀNH Y TẾ VÀ THỰC PHẨM
2.1 Khái quát về vi khuẩn và virus
2.1.1 Vi khuẩn
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân
(Prokaryote – sinh vật nhân sơ). Có kích thước trung bình bằng 1/1.000mm, một số vi
khuẩn có kích thước nhỏ hơn và không thể thấy chúng bằng kính hiển vi bình thường.
Vi khuẩn hiện diện ở khắp mọi nơi trong đất, nước, không khí và trong các sinh
vật khác, kể cả những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt như trên miệng núi lửa hay trên
băng tuyết…. Chúng tái sinh qua quá trình phân đôi tế bào. Dưới những điều kiện thích
hợp, mức tăng trưởng của chúng tăng rất nhanh. Trong vòng 20 phút, một con vi khuẩn
sẽ tăng số lượng lên gấp 4 lần và gấp 64 lần trong 2 giờ. Tuy nhiên, do thiếu thực phẩm
và nước nên chỉ có một phần trăm vi khuẩn có thể sống sót được.
Có rất nhiều chủng vi khuẩn, và mỗi chủng vi khuẩn đều có sự khác nhau về đặc
tính và hình thái, có thể được phân làm 4 loại: một vài vi khuẩn có hình tròn được gọi là
khuẩn cầu (coccus), vi khuẩn có hình que được gọi là khuẩn que (bacillus), vi khuẩn có
hình xoắn gọi là khuẩn xoắn (spirillum) và vi khuẩn có hình dấu phẩy gọi là khuẩn phẩy
(vibrio).
Theo cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn có thể chia thành 2 nhóm: Gram dương
(như Staphylococcus aureus), Gram âm (như E-Coli), có mang bào tử hoặc không mang
bào tử.
Vi khuẩn vừa có hại và vừa có lợi. Chúng gây nhiều thứ bệnh cho con người, động
vật và thực vật; chẳng hạn như bệnh sốt thương hàn (typhoid fover), bệnh phong đòn
gánh (tetanus), bệnh dịch tả (cholera), bệnh bạch cầu (leukemia), bệnh kiết lị, ho gà
Ngược lại, một vài vi khuẩn rất hữu ích cho con người. Sự chuyển đổi từ sữa sang sữa
đông làm pho mát được thực hiện bởi vi khuẩn. Chúng làm mục rữa các thực vật chết
hoặc động vật chết. Giấm ăn cũng được làm ra nhờ vi khuẩn. Vi khuẩn tạo ra men sử
dụng để làm bánh mì và tạo ra các loại thực phẩm, nhuộm màu da súc vật. Một số chất
kháng sinh cũng được làm từ vi khuẩn. Như vậy, vi khuẩn vừa hữu ích và vừa có hại đối

với chúng ta.
Vi khuẩn có ích hoặc có hại cho môi trường, thực vật và động vật bao gồm cả con
người. Một số tác nhân gây bệnh như bệnh uốn ván (tetanus), sốt thương hàn (typhoid
fover), giang mai (syphilis), tả (cholera), lao (tuberculosis)…
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 7

 Một số loại vi khuẩn thường phân lập được từ đồ vải y tế và được cô lập từ vải
kháng khuẩn flutect
¾ Staphylococcus aureus (S. aureus - tụ cầu khuẩn):
Staphylococcus phân bố rộng rãi
trong đất, nước, thực phẩm, da người, niêm
mạc.
Tụ cầu khuẩn được phân làm 2 nhóm
lớn: Coagulase dương (Staphylococcus
aureus, Staphylococus intermedius) và
coagulase âm (Staphylococcus epidermidis,
Staphylococcus saprophyticus,
Staphylococcus haemolyticuss). Nhóm
coagulase âm trước nay vẫn được xem là
hoại sinh không gây bệnh, nhưng hiện nay,
theo kết quả của các nghiên cứu mới đây nó cũng có khả năng gây bệnh trong một số
trường hợp đặc biệt là nhiễm trùng cơ hội. Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn vàng)
hiện nay là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là
các chủng kháng Methicilline (Methicilline Resistant Staphylococcus aureus = MRSA).
Staphylococcus spp có thể gây các bệnh từ nhiễm khuẩn thông thường như mụn
nhọt, apxe, viêm tai, viêm khớp, viêm phổi, xoang mũi đến nhiễm khuẩn trầm trọng như:
sưng phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm màng trong tim và nhiễm khuẩn
đường tiểu, có thể gây tử vong.
Staphylococcus aureus gây ngộ độc thực phẩm khi bị nhiễm vào thức ăn, tiết ra

độc tố đường ruột làm người ăn bị nôn mửa, tiêu chảy dữ dội, nhưng không sốt. Bệnh
thường lành nhanh chóng và không cần điều trị kháng sinh. Nhưng nếu nhiễm một lượng
lớn Staphylococcus thì vẫn phải điều trị bằng kháng sinh.
¾ Escherichia coli
E. coli có nhiều trong tự nhiên, trong
đường ruột của người và gia súc.Trong
đường ruột, chúng có nhiều ở đại tràng nên
còn gọi là vi khuẩn đại tràng. Chúng nhiễm
vào đất, nước, thực vật từ phân của người và
động vật, chúng trở nên gây bệnh khi có điều
kiện thuận lợi. E. coli là vi khuẩn chính gây
nhiễm khuẩn đường ruột và đường tiểu. Có
Hình 2.1 Tụ cầu khuẩn (S. aureus)
Hình 2.2 - Vi khuẩn Escherichia coli
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 8

nhiều loại E. coli nhiễm khuẩn theo cơ chế khác nhau:
− Nhiễm khuẩn đường tiểu: E. coli là tác nhân thường thấy nhất, 90% các trường
hợp nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ do E. coli, với các triệu chứng như: tiểu gắt, buốt,
tiểu ra máu, tiểu có mủ. Có thể đưa đến nhiễm khuẩn bàng quang, thận, cơ quan
sinh dục và nhiễm khuẩn máu…
− Nhiễm khuẩn máu: khi sức đề kháng của vi khuẩ
n giảm, vi khuẩn vào máu gây
nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh và sau khi nhiễm khuẩn đường tiểu.
− Viêm màng não: E. coli chiếm khoảng 40% trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ
sinh.
− Tiêu chảy: Chủng E. coli liên quan đến tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.
¾ Klebshiella
Thường hoại sinh trong các nguồn

nước cung cấp, một vài gốc cộng sinh ở
đường ruột của người.
Klebsiella pneumoniae gây bệnh viêm
thùy phổi nặng và các bệnh nhiễm khuẩn
đường hô hấp trên… Klebsilla ozaenae,
Klebsillar hinoscleromatis: Gây viêm mũi,
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm
khuẩn huyết. Ngoài ra, Klebsilla còn gây ra nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm niệu đạo,
viêm màng tim, nhiễm khuẩn vết thương. Vỏ bọc của nó có khả năng bảo vệ vi khuẩn
khỏi sự thực bào cũng như thấm qua của các loại kháng sinh.
¾ Pseudomonas aeruginosa (Trực
khuẩn mủ xanh)
Trực khuẩn mủ xanh thường sống ở
trong đất, nước, trên da và niêm mạc người
và động vật. Là loại vi khuẩn gây bệnh có
điều kiện, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch,
bị mắc các bện ác tính hoặc mạn tính, …
Trực khuẩn mủ xanh có ở nhiều nơi,
nhiều dụng cụ máy móc trong bệnh viện như
ống thông, máy hô hấp nhân tạo, … Chúng
xâm nhập vào cờ thể qua da (nhất là sau khi bị bỏng) hoặc qua vết thương, do phẫu thuật.
Tại chỗ vi khuẩn gây viêm có mủ điển hình là mủ có màu xanh. Nếu cơ thể giảm sức đề
kháng hoặc do bệnh toàn thân, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm các cơ quan như viêm
Hình 2.3 - Vi khuẩn Klebshiella
Hình 2.4 - Vi khuẩn P.aeruginosa
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 9

bàng quang, tai giữa, màng não, màng bụng, … vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm
khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc. Ngoài ra, trực khuẩn mủ xanh hiện được coi là tác nhân

gây nhiễm khuẩn bệnh viện mắc phải ở những bệnh nhân nằm viện lâu ngày. Nhiễm
khuẩn do trực khuẩn mủ xanh ngày càng trở nên trầm trọng do sự kháng kháng sinh rất
mạnh của vi khuẩn.
Ở thực vật: Pseudomonas aeruginosa gây bệnh ở thực vật
Ở động vật: Pseudomonas mallei gây bệnh ở ngựa, thường xâm nhiễm vào phổi.
Bệnh có thể truyền từ ngựa sang người.
Nguồn lây nhiễm vi khuẩn P. aeruginosa cho người là môi trường ẩm thấp của
bệnh viện. Người mang mầm bệnh tiềm ẩn là nguồn lây quan trọng từ người này sang
người khác.
¾ Streptococcus pneumoniae (S.pneumoniae – Phế cầu khuẩn)
Phế cầu khuẩn là một thành viên phổ biến
của hệ vi khuẩn chí vùng hầu họng, tuy nhiên tỷ lệ
người lành mang phế cầu thay đổi tuỳ theo tuổi,
môi trường sống, mùa và sự có mặt của nhiễm
trùng đường hô hấp trên (tỷ lệ trung bình từ 25-
70% dân số). Là căn nguyên hàng đầu của “viêm
phổi mắc phải ở cộng đồng”.
Phế cầu khuẩn có thể gây viêm mũi-họng
(nasopharyngitis), viêm tai giữa, viêm xoang.
Viêm phổi thùy (thường xảy ra ở người 30-50
tuổi), viêm tiểu thùy phổi (thường xảy ra ở trẻ em, người lớn > 50 tuổi), viêm phế quản-
phổi, nhiễm khuẩn huyết dẫn tới viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc,
hoặc gây apxe ở nhiều tổ chức khác trong cơ thể. Đường lây truyền:
Từ người lành mang vi khuẩn:
− Trẻ nhỏ < 5 tuổi: 60% trẻ khoẻ mạnh có phế cầu vùng hầu họng
− Người lớn: 10-30% mang vi khuẩn phế cầu vùng họng
Yếu tố ngoại sinh: chủ yếu lây từ những người đang có bệnh hay người lành mang
vi khuẩn sang những người nhạy cảm mà có sức đề kháng với phế cầu đang bị giảm vì
nhiễm virut, dị ứng, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, suy nhược nói chung. Bệnh nhân cắt
lách hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm là những người nhạy cảm đặc biệt với các bệnh

do phế cầu.
Hình 2.5 - Vi khuẩn S.pneumoniae
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 10

Yếu tố nội sinh: từ một người lành mang vi khuẩn vùng mũi-họng chuyển thành
người bệnh do sức đề kháng giảm bởi các yếu tố được nêu ở trên.
¾ Vi khuẩn Salmonella
Salmonella là tên chỉ một loài vi khuẩn
gồm hơn 2,500 loại khác nhau, có hình que với
lông roi, có thể sống trong các ống ruột của
người và động vật khác và có thể gây bệnh cho
người, súc vật, và chim chóc (đặc biệt là gia
cầm). Vi khuẩn salmonella có khắp mọi nơi và
có thể nhiễm gần như bất cứ loại thức ăn nào.
Vi khuẩn Salmonella là một nguyên nhân
phổ biến gây ngộ độc thực phẩm (viêm dạ dày –
ruột), sốt thương hàn, sốt cận thương hàn. Bệnh thường truyền sang người do ăn phải đồ
ăn nhiễm vi khuẩn salmonella và thường lây lan qua các đường: phát tán từ phân người
và động vật bị bệnh, thường xâm nhập vào nhà qua các loại thịt gia cầm sống, và cả các
loại thực phẩm khác, gồm trứng, và trên động vật nuôi (đặc biệt là vật nuôi ngoại lai).
Chúng đi vào cơ thể qua đường miệng và lan truyền từ người sang người thông qua thực
phẩm nhiễm bẩn, tiếp xúc tay và các bề mặt. Nguy cơ lây nhiễm trở nên đặc biệt nghiêm
trọng khi có người bị tiêu chảy.
¾ Trực khuẩn Shigella (lỵ trực khuẩn)
Trực khuẩn Shigella, thuộc họ
Enterobacteriae (vi khuẩn đường ruột) là trực
khuẩn gram âm, nhỏ, dài 1-3 mm, không có bao,
không tạo bào tử, không di động, ái khí, có thể
kỵ khí, mọc dễ dàng ở môi trường thạch lỏng

37
o
C.
Vi khuẩn Shigella khi xâm nhập cơ thể
người sẽ gây bệnh viêm đường ruột. Bệnh này
có thể gây tiêu chảy nặng, đau thắt bụng và sốt. Một số người bị nhiễm bệnh cũng có thể
hoàn toàn không có triệu chứng gì, nhưng cũng có thể lây bệnh sang những người khác.
Bệnh lây qua đường tiêu hóa, lây trực tiếp là từ người sang người hoặc do bàn tay bẩn
nhiễm khuẩn. Hoặc lây gián tiếp thường qua nước uống, thức ăn. Ruồi nhặng là mối đe
dọa tiềm tàng ở các nước ôn đới, ở vùng khí hậu nóng, dân sống chen chúc tại các thành
phố trong khi vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém.
Hình 2.6 - Vi khuẩn Salmonella
Hình 2.7 - Trực khuẩn Shigella
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 11

Con người là nguồn bệnh độc nhất, do những người mắc bệnh thể cấp, thể mãn
tính và người lành mang vi khuẩn. Bệnh nhân mắc thể cấp là mối đe dọa nghiêm trọng
nhất, những ngày đầu họ thải một khối lượng lớn vi khuẩn ra ngoài. Những bệnh nhân
mắc thể nhẹ thường không bị cách ly, không được điều trị sớm, bệnh nhân mắc thể mạn,
thường là trẻ em, cũng gieo rắc mầm bệnh ở thời kỳ bộc phát. Họ duy trì căn nguyên
bệnh giữa các mùa dịch, vụ dịch. Có thể từ vài tháng đến vài năm.
2.1.2 Virus
Virus là loại vi sinh vật có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với vi khuẩn (chỉ thấy
được nhờ kính hiển vi điện tử) và có cấu trúc gọi là "phi tế bào". Virus bắt buộc phải
sống ký sinh bên trong tế bào ký chủ mà nó xâm nhiễm. Ví dụ như HIV sống bên trong tế
bào bạch cầu có tên lym-phô bào T (gọi tắt là CD4), còn virus cúm A thì sống bên trong
tế bào của hệ hô hấp.
Virus được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX khi nhận thấy nó qua được màng lọc vi
khuẩn. Virus nhỏ nhất có đường kính 20nm. Năm 1935, W.M Stanlex phát hiện các virus

có thể tạo thành tinh thể (điều mà các sinh vật khác không thực hiện được).
¾ Cấu trúc của virus chỉ gồm có 2 phần:
Lớp vỏ bên ngoài gồm các glycoprotein, được gọi là các kháng nguyên (như HIV
có kháng nguyên GP 120, hay virus cúm A chứa kháng nguyên H và N, loại rất độc lưu
hành hiện nay được định danh H5N1).
Phần nhân bên trong (còn gọi là capsid) chỉ chứa protein và bộ gen là DNA hoặc
RNA (như virus cúm có bộ gen là RNA gồm 8 mảnh rời nhau, HIV có bộ gen là 2 chuỗi
RNA).
¾ Đặc điểm chính của Virus:
Không có cấu tạo tế bào, chỉ mang một loại acid nucleic (DNA hoặc RNA), không
có hệ thống sinh tổng hợp protein, không có khả năng trao đổi chất do không có hệ thống
biến dưỡng riêng. Không tạo màng lipid riêng, một số virus biến đổi màng của tế bào chủ
tạo thành màng bao của chính nó. Sống ký sinh nội bào bắt buộc.
Không chịu tác động bởi các thuốc kháng sinh ở mức độ tế bào. Phương thức vận
chuyển duy nhất là khuyếch tán, không tăng trưởng về khối lượng và kích thước.
Virus được hình thành trọn vẹn được gọi là virion, bộ gen của nó được gói trong
vỏ protein và bên ngoài có thể có màng bao (envelop).
¾ Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus trong tế bào gồm các giai đoạn:
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 12

Gắn và xâm nhập tế bào bằng cách trút bỏ lớp vỏ và hòa nhập capsid vào bên
trong tế bào bị nhiễm.
Dựa vào hoạt động của tế bào bị nhiễm, virus tổng hợp nguyên liệu mà nó cần.
Như virus cúm tổng hợp RNA là lõi bộ gen của nó, hoặc RNA của HIV lại được phiên
mã thành DNA nhờ men phiên mã ngược có tên reverse transcriptase.
Ở bên trong tế bào bị nhiễm, virus cũng tìm cách nhân lên nhiều virus mới (gọi là
sự sao chép của virus).
Các virus mới trưởng thành được phóng thích khỏi tế bào đã nhiễm để xâm nhập
các tế bào mới.

¾ Vi rút H5N1
Vi rút cúm đã được nghiên cứu từ lâu
trên thế giới, thuộc họ Orthomyxoviridiae. Các
chủng vi rút cúm được chia thành 3 typ (cúm A,
cúm B và cúm C) dựa theo sự khác biệt của cấu
trúc kháng nguyên nucleoprotein và vỏ protein.
Các virút thuộc nhóm B và C thường tìm thấy
trong con người nhưng chúng không có tác hại
lớn, ngoại trừ gây ra vài rối loạn cấp tính đường
hô hấp, chúng không có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Nhưng các virút thuộc
nhóm A là đáng quan tâm hơn hết, bởi vì chúng có thể đột biến một cách nhanh chóng
thành những virút có khả năng kháng nguyên (antigenic), có nghĩa là chúng có thể tiến
hóa thành những virút mà hệ thống miễn nhiễm của con người không nhận ra được (và
không có khả năng phòng chống chúng).
Virút cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA)
và neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có 9 chi với mã
danh N1 đến N9. Trong rất nhiều các typ cúm A, có chủng thường gây bệnh ở người,
nhưng có những chủng virút cúm thường chỉ gây bệnh trên gia cầm, trong một số rất ít
trường hợp có thể xuất hiện tình trạng lây từ gia cầm sang người và gây bệnh ở người
(H1, H2 và H3). Chủng virút cúm gia cầm H5N1 chủ yếu gây bệnh trên gia cầm. Năm
1997, lần đầu tiên phát hiện chủng vi rút cúm gia cầm H5N1 này gây bệnh trên người,
bệnh diễn biến nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
2.2 Tổng quan về vật liệu kháng khuẩn sử dụng trong y tế và thực phẩm
2.2.1 Các khái niệm:

Hình 2.8 – Cấu trúc vi rus H5N1
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 13

2.2.1.1 Khái niệm về vải:

Vải là sản phẩm dạng tấm làm từ xơ sợi, có độ che phủ, độ mềm rũ và độ bền cơ
học nhất định; chịu được thời tiết như mưa gió, nhiệt độ, ánh sáng … và không tan
chảy trong nước hay các dung dịch thông thường. Vải là nguyên liệu chính của ngành
may. Theo cấu trúc, vải được chia làm 3 loại:
− Vải dệt thoi (Weaving): do các hệ sợi vuông góc đan k
ết lại với nhau, hệ thống sợi
nằm xuôi theo biên vải gọi là sợi dọc, hệ thống sợi nằm vuông góc với biên vải gọi
là sợi ngang (hình 2.9a)

− Vải dệt kim (knitting): do các hệ sợi liên kết lại với nhau bằng vòng sợi (hình 2.9b)
− Vải không dệt (nonwoven): do các hệ sợi hoặc xơ liên kết lại với nhau bằng các
phương pháp dính kết cơ học, vật lý, hóa học, vv khác với những phương pháp
truyền thống đã mô tả ở trên (hình 2.9c)
2.2.1.1 Khái niệm về vải kháng khuẩn:
Các loại vải kháng khuẩn (sợi kháng khuẩn) là vải dựa trên các tác nhân chống
khuẩn đã được áp dụng ở bề mặt, hoặc kết hợp vào các sợi, làm cho vải (sợi) có thể tiêu
diệt hoặc ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Trong điều kiện giặt bình thường, không thể loại bỏ được các loại vi khuẩn. Để
loại bỏ được các loại vi khuẩn, phải giặt tẩy ở điều kiện đặc biệt.
Ví Dụ: nhiệt độ 95
o
C, các chất tẩy mạnh nhưng không loại bỏ hoàn toàn tất cả các
loại vi khuẩn được, chỉ cần 1 lượng vi khuẩn rất nhỏ còn tồn tại, chúng sẽ nhanh chóng
nhân lên khi mặc. Vì vậy, cần phải sử dụng các loại vải kháng khuẩn. Vải kháng khuẩn sẽ
ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm mùi khó chịu, hoặc có thể giết chết các vi
khuẩn.
(
a
)
Vải d


t thoi
Hình 2.9 – Cấu trúc vải
(
b
)
Vải d

t kim
(
c
)
Vải khôn
g
d

t
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 14

2.2.2 Khái quát về các tác nhân lây nhiễm vi sinh vật trong ngành y
Trong các vấn đề chăm sóc sức khỏe hiện nay, mối quan tâm về phơi nhiễm và di
chuyển của các vi sinh vật thực hiện thông qua các chất dịch cơ thể ngày càng được quan
tâm. Có một thừa nhận rằng hiệu quả của các rào cản trong y tế sẽ loại bỏ hoặc giảm
thiểu các nguy cơ lây nhiễm. Mối quan tâm này ở phạm vi quốc tế, gần đây được chứng
minh bằng việc giới thiệu các quy định, nguyên tắc và các phương pháp thử nghiệm của
các tổ chức trên khắp thế giới. Áo choàng và drap phủ đã được sử dụng tại các phẫu thuật
kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Hiện nay, ngoài việc bảo vệ sức khỏe người lao động về các
bệnh do vi sinh vật và virus, áo choàng và drap phủ được sử dụng để bảo vệ các bệnh
nhân nhiễm vi sinh vật từ các nhân viên chăm sóc sức khỏe và từ người bệnh sang người

bệnh.
Sự xuất hiện càng nhiều của các nhân tố có thể kháng lại các bệnh truyền nhiễm cũng
được quan tâm. Vấn đề này dẫn tới việc cần sản xuất, sáng tạo và phát triển các sản phẩm
mới trong ngành công nghiệp dệt. Lúc đó, đó báo cáo của Beck và Collette (1952) cho
rằng áo phẫu thuật và drap phủ làm từ chất liệu bằng bông có đặc tính kháng lại vi khuẩn,
nhưng sẽ mất hiệu lực kháng khuẩn khi bị ướt. Các đánh giá và phát triển vải với thuộc
tính kháng khuẩn phù hợp cho hoạt động trong phòng phẫu thuật đã được nghiên cứu.
Dệt may có tiềm năng là làm rào cản phù hợp, nhưng nó phải ngăn chặn việc truyền của
vi khuẩn và chất lỏng tìm thấy được trong các phòng phẫu thuật. Quần áo có thể đóng
một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh lây truyền qua đường không khí và
đường máu bằng cách tạo ra một rào cản vật lý giữa nguồn nhiễm với cá nhân lành mạnh.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xác định ba tuyến đường chính
trong mối quan hệ giữa những nhân viên chăm sóc sức khỏe và vi sinh vật: tiếp xúc (trực
tiếp và gián tiếp), hô hấp và nước bọt, các hạt nhỏ qua đường không khí. Tiếp xúc được
coi là phổ biến nhất và tiếp xúc xảy ra khi vi sinh vật được chuyển trực tiếp từ người này
qua người khác. Truyền qua nước bọt xuất hiện khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện sẽ đẩy ra
các giọt dung dịch nhỏ trong khoảng cách ngắn và lưu lại trên người khác. Trong cả hai
cơ chế truyền (tiếp xúc trực tiếp và nước bọt), việc sử dụng trang phục bảo vệ thích hợp
có thể để tạo ra rào cản để loại bỏ hoặc giảm cơ chế truyền này, và do đó ngăn chặn việc
chuyển giao các vi sinh vật giữa các bệnh nhân và nhân viên chăm sóc sức khỏe.
2.2.3 Sự truyền vi khuẩn và chất lỏng qua vải
Tính chất vật lý và hóa học của vải, hình dạng và đặc tính bề mặt của các vi khuẩn,
và các tính chất của phần tử vận chuyển góp phần kiểm soát sự chuyển động của vi sinh
vật thông qua cấu trúc vải. Vi khuẩn không thể tự di chuyển từ nơi này sang nơi khác,mà
nhờ sự
hỗ trợ của bụi, xơ bông, tế bào da (Beck và Carlson 1963, Dineen 1969).Trong
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 15

các qui trình của ngành y tế, các chất lỏng như máu, mồ hôi và cồn thường hiện diện

trong môi trường và chúng chính là nhân tố vận chuyển các vi khuẩn qua vải. Các vật thể
như tế bào da, bông xơ và bụi, cũng như các giọt nước được phát tán ra ngoài cơ thể do
ho, hắt hơi hoặc khi nói chuyện đều là vật thể đưa vi khuẩn đi vào trong vải. Vì vậy,
chúng ta cần xem xét sự tương tác của phần tử
vận chuyển và khả năng ngăn ngừa, cũng
như hiệu quả của nó đối với sự hoạt động của các phần tử vi khuẩn.
Trong bệnh viện, khoa phẫu thuật là nguồn gây nhiễm nhiều nhất (Whyte et al. 1983,
Woodhead và ctv 2002). Hầu hết sự nhiễm trùng các vết thương chính là sự lây lan nhiễm
khuẩn giữa các nhân viên và bệnh nhân. Sự lan truyền của nhiễm khuẩn trong bệnh viện
khi xảy ra có thể
có hoặc không có sự hỗ trợ của chất lỏng, tuy nhiên sự hiện diện của
chất lỏng tạo điều kiện vi khuẩn dễ lây lan và làm tăng khả năng nhiễm khuẩn (AWMF
năm 1998). Để kiểm tra cơ chế truyền vi khuẩn, cần tìm hiểu sự dịch chuyển của chất
lỏng vào vải. Chất lỏng và vi khuẩn có thể thấm vào vải dựa vào độ mao dẫ
n của vải.
(Woodhead et al. 2002).
Cấu trúc của xơ và sợi được sử dụng trong vải thường có hình trụ và bề mặt thì hình
cầu và hẹp tạo thành mao quản. Áp suất giảm trên bề mặt cong là nguyên nhân làm tăng
hoặc giảm chất lỏng trong mao mạch. Theo Giáo sư Gupta, các hệ số đóng một vai trò
trong quá trình mao dẫn của các mao quản được xác định:
− Đặc trưng của các chất lỏng (sức căng bề mặ
t, độ nhớt và mật độ)
− Bản chất của bề mặt (năng lượng bề mặt và hình thái bề mặt)
− Tương tác của các chất lỏng với bề mặt (sức căng bề mặt và góc tiếp xúc)
− Đặc điểm khe (lỗ trống) (kích cỡ thể tích, hình học và hướng) (Gupta 1988).
Sự kết hợp của các yếu tố trên chỉ ra cơ chế dịch chuyển của chất lỏng vào vải. Kiểm
soát khả năng thấm ướt thông qua mối quan hệ giữa sức căng bề mặt của chất lỏng và
năng lượng bề mặt của vật liệu là bước đầu tiên trong quá trình truyền tải. Mối quan hệ
này được đo qua góc tiếp xúc bề mặt. Thông thường nếu góc tiếp xúc giữa chất lỏng với
bề mặt vải lớn hơn 90 độ chất lỏng sẽ ở dạng giọt nước và bị đẩy trên bề mặt vải (có sự

khác nhau lớn về sức căng bề mặt giữa chất lỏng và vải), nói cách khác vải có tính kỵ
nước cao. Tuy nhiên, nếu góc tiếp xúc nhỏ hơn 90 độ, chất lỏng có khả năng chảy tràn,
tăng khả năng hấp phụ của chất lỏng vào vải và xơ. Năng lượng bề mặt của vải bị ảnh
hưởng bởi tất cả các thông số của vải. Việc đo lường góc tiếp xúc giữa vải và chất lỏng
rất khó khăn, phụ thuộc vào bề mặt không đồng nhất của vải. Hiện nay có các hệ thống
đo lường hiện đại có thể đo góc tiếp xúc giữa các chất lỏng và vải.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 16

Các chất lỏng dùng trong phòng phẫu thuật lỏng có sức căng bề mặt từ thấp đến cao.
Dung dịch nước và muối có sức căng bề mặt tương đối cao (~ 70±72 dyne/cm), máu thì
trung bình (~ 42 dyne/cm) và rượu isopropyl có sức căng bề mặt thấp (~ 22 dyne/cm). Do
vậy, vải được sử dụng như là khả năng ngăn ngừa trong các cơ sở y tế và phải có khả
năng đẩy lùi các chất lỏng có sức căng bề mặt thấp.
Sự đa dạng vi khuẩn có thể được thấy trong các biến thể kích thước tế bào, hình thái,
sự trao đổi chất, tính di động, sự phân chia tế bào, phát triển sinh học, sự thích ứng với
môi trường, và nhiều khía cạnh khác. Về cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn
thường nhỏ hơn so với nấm và dài 1±5 micromet và hoàn toàn không thấy bằng mắt
thường. Virus có kích thước còn nhỏ hơn vi khuẩn. Hình dạng của vi sinh vật có thể cũng
khác nhau và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển qua cấu trúc vải. Nghiên
cứu trong lĩnh vực lọc đã chỉ ra rằng vi khuẩn hình que (như E. coli) có nhiều khả năng
được mắc kẹt hơn vi khuẩn hình dạng cầu.
Vi sinh vật có thể được truyền qua rào cản vải bằng cách thẩm thấu của chất lỏng
dựa vào áp suất hoặc việc nghiêng mặt tiếp xúc. Các hoạt động cơ thể như tạo áp lực có
thể dẫn đến việc xâm nhập của vi khuẩn dạng khô và lỏng nếu áp lực vượt quá mức
kháng tối đa của các vật liệu.
2.2.4 Vải sợi dùng trong áo choàng y tế
Áo choàng và drap phủ sử dụng trong phòng phẫu thuật trên thị trường hiện nay được
sản xuất từ nhiều chủng loại vải. Chúng phân thành 2 nhóm sản phẩm ‘dùng một lần’ và
‘tái sử dụng’. Áo choàng sử dụng một lần hoặc tái sử dụng đều được dùng để mặc khi

phẫu thuật. Tuy nhiên loại dùng một lần chiếm phần lớn thị trường. Những sản phẩm này
thường được may bằng vải không dệt và có thiết kế đơn giản và sau 1 lần sử dụng thì loại
bỏ. Chúng có thể được sản xuất từ nhiều loại vải không dệt và phổ biến nhất là vải không
dệt gồm màng xơ ghép với vải dệt thoi hay dệt kim. Áo phẫu thuật “tái sử dụng” được
“xử lý lại” (giặt và tiệt trùng) sau mỗi lần sử dụng. Loại vải phổ biến thường được may
những sản phẩm này là vải dệt thoi hay trilaminate. Phần lớn áo phẫu thuật “ tái sử dụng”
được may từ vải có kiểu dệt vân điểm và nguyên liệu dệt từ bông pha polyester hoặc
100% polyester. Vải Trilaminate là vải được tạo thành do sự liên kết giữa các màng
mỏng siêu lọc với vải dệt thoi polyester và dệt kim polyester. Sản phẩm dệt và không dệt
cũng có thể tăng cường bằng lớp bổ sung để gia tăng hiệu quả của khả năng ngăn ngừa
vi khuẩn.
Sản phẩm được dùng một lần hoặc tái sử dụng, hoặc sản xuất từ vải không dệt
hoặc vải dệt, cũng cần phải có những tính chất đặc trưng của vải là có khả năng ngăn
ngừa. Chúng bao gồm khả năng chống nước, kích thước lỗ trống, mật độ sợi và độ dày.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 17

Bên cạnh đó, khả năng kháng thủy tĩnh thường được đo và được sử dụng như là một chỉ
số cho khả năng ngăn ngừa. Để đạt được các tính chất cần thiết cho khả năng ngăn ngừa
đạt hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho áo choàng và drap phủ dùng trong
phòng phẩu thuật, cần phải tìm hiểu đặc tính xơ, sợi (nếu có) và đặc biệt là cấu trúc của
vải, quá trình xử lý hoàn tất vải và các tương tác giữa chúng. Sau đây là tổng quan về các
thành phần cơ bản của vải và quá trình xử lý hoàn tất vải kháng khuẩn.
2.2.4.1 Xơ
Xơ là đơn vị nhỏ nhất của vải và tính chất của chúng phụ thuộc vào các tính chất hóa
học và vật lý. Về mặt hóa học, độ mao dẫn của xơ là tính chất quan trọng đối với các cơ
chế truyền. Xơ thấm nước càng cao đẩy các chất lỏng mang các vi khuẩn đi sâu trong cấu
trúc xơ
(Leonas 1997b). Với xơ có độ thấm nước thấp, chất lỏng mang các vi khuẩn sẽ
thấm dọc theo bề mặt xơ. Xơ có nguồn gốc từ thiên nhiên như bông, len có khả năng hút

nước cao hơn xơ tổng hợp bao gồm cả polyolefins, polyester và nylon. Xơ tái sinh Rayon
có khả năng hút nước cao hơn xơ tổng hợp. Xơ có khả năng hút nước thấp thì bề mặt xơ
phù hợp cho xử lý kháng nướ
c.
Các tính chất vật lý hoặc hình dạng mặt cắt ngang của xơ cũng ảnh hưởng đến hiệu
quả rào cản. Mặt cắt ngang không đồng nhất của xơ hạn chế khả năng di chuyển các hạt.
Xơ bông sợi có cấu trúc xoắn tự nhiên dễ dàng giữ lại các hạt chất lỏng.
Bề mặt xơ Rayon không đồng nhất và có sọc nhăn. Các sọc này không có tác dụng
giữ
lại các hạt khi chúng di chuyển vào trong vải như cấu trúc xoắn của xơ bông. Các xơ
tổng hợp vốn có mặt cắt phẳng, tròn nên các hạt dễ dàng trượt trên xơ. Với tính chất này
nó tạo một lực giữa các xơ. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất đặc biệt biến đổi hình
dạng ở đầu spinneret hoặc qui trình tạo dún, xơ tổng hợp có tiết diện không đồng nhất
.
Gần đây, công nghệ tạo ra sợi polyester với hiệu ứng giống lanh tự nhiên, có bề mặt
thân sợi không đều. Với hình dạng như vậy lượng ẩm có thể di chuyển qua các khe mao
dẫn giữa các bó sợi filament, do đó vật liệu có khả năng hấp thụ ẩm cao.
Chiều dài của xơ cũng ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vải. Với xơ ngắ
n khả
năng bảo vệ hiệu quả hơn xơ dài. Vải làm từ xơ siêu mảnh (microfiber – được sản xuất
đầu tiên vào năm 1989, có độ mảnh nhỏ hơn 1 denier) có thể đáp ứng các yêu cầu cao của
vải có khả năng bảo vệ (Bernstein 1996). Hiện nay xơ siêu mảnh được dùng may áo
choàng và drap phủ.
2.2.4.2 Sợi
Thành phần cơ bản thứ hai của vải là sợi. Quá trình xoắn nhằm liên kết các thành
phần xơ lại với nhau. Độ xoắn có ảnh hưởng đến các tính chất của sợi. Sợi từ xơ filament
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 18

có số vòng xoắn ít hơn sợi từ xơ cắt ngắn. Sợi có độ xoắn thấp, đường kính xơ tăng lên

và gia tăng các khe hở giữa các xơ. Các hạt mang vi khuẩn sẽ đi vào vải qua các khe hở
này. Trong nghiên cứu đánh giá phân tích hình ảnh của các loại vải may áo choàng phẫu
thuật, xuất hiện nhiều lỗ trống tồn tại bên trong các sợi filament và trong cấu trúc vải
(Aibibu và ctv. 2003). Sợi từ xơ cắt ngắn có độ xoắn thấp, sẽ có các đầu xơ ló ra ngoài
thân sợi. Đây chính là nơi lý tưởng để hạt mang vi khuẩn đi vào vải. Thêm vào đó chúng
còn tạo ra bề mặt sợi không đồng đều làm phá vỡ lực mao dẫn, giảm sự chuyển động của
chất lỏng.
2.2.4.3 Cấu trúc vải
Một trong những tính chất quan trọng của vải là kích cỡ lỗ trống và đặc tính bề mặt.
Kích thước lỗ trống và bề mặt được xác định bằng đặc tính cấu trúc của vải. Vải dệt thoi
và vải không dệt thường dùng may áo choàng y tế và drap phủ. Vải có kiểu dệt vân điểm
được sử dụng nhiều nhất vì có cấu trúc đơn giản, các lỗ trống xác định kích thước và hình
dạng hình học của các lỗ và cũng góp phần vào sự hình thành mao quản.
Mật độ dệt thể hiện sự bố trí sợi nhiều hay ít trên một đơn vị dài của vải (số sợi/inch).
Mật độ dệt tăng, khoảng cách giữa các sợi gần nhau hơn (kết cấu chặt), khe hở nhỏ tạo ra
lỗ có kích thước nhỏ do đó mao dẫn tốt hơn. Nếu vải có kiểu dệt khác (như vân chéo), sợi
hoặc xơ có khuynh hướng gián đoạn, các mao quản ngắn hơn và khả năng di chuyển các
chất lỏng trong vải sẽ bị giảm.
Vải không dệt được sản xuất trực tiếp từ màng xơ và quy trình có thể được chia
thành hai công đoạn, hình thành màng xơ và liên kết màng xơ. Qui trình sản xuất vải
không dệt ngắn (giảm bớt công đoạn kéo sợi) và liên tục nên đạt được hiệu quả kinh tế
cao. Tuy nhiên, có sự không đồng nhất trong các sản phẩm. Hơn thế do tạo từ các màng
xơ, nên các xơ được sắp xếp trong vải một cách ngẫu nhiên. Điều này làm giảm sự hình
thành của mao quản do đó làm giảm khả năng truyền chất lỏng. Ngoài ra, định hướng
ngẫu nhiên các vị trí xơ tạo ra một bộ lọc hiệu quả hơn trong việc giữ lại vi khuẩn và
các hạt mang vi khuẩn. Trong thập kỷ qua, ba loại vải không dệt được tạo ra theo công
nghệ spunlaced, thổi chảy (meltblown) và vải không dệt tạo bởi ba lớp xếp chồng lên
nhau (nonwoven/ meltblown/nonwoven) đã được sử dụng thường xuyên may áo choàng
y tế và drap phủ.
2.2.4.4 Xử lý hoàn tất

Xử lý chống thấm cho vải được sử dụng rộng rãi nhất trong trang phục bảo vệ cho
người lao động làm việc trong ngành y tế. Công nghệ hoàn tất chống thấm nước & kháng
khuẩn được ứng dụng cho các loại vải này. Trong trường hợp hoàn tất chống thấm nước
& kháng khuẩn được áp dụng, bề mặt của vải bị ảnh hưởng bởi tính chất vật lý và hóa
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 19

học của các thành phần vải. Các tính chất vật lý được quan tâm bao gồm các kết cấu của
vải, bị ảnh hưởng bởi các bề mặt xơ, bề mặt sợi và cấu trúc vải. Bề mặt vải trơn nhẵn có
tính kháng nước hơn so với bề mặt thô. Các đặc tính hóa học có liên quan trực tiếp hơn
đến các đặc tính hóa học của sợi. Tính không thấm nước tăng lên với sự tăng tỷ lệ xơ sợi
kỵ nước trong vải. Sự kết hợp của các yếu tố này và các đặc tính khác tạo ra năng lượng
bề mặt của vải.
Để tăng cường khả năng chống thấm nước của bề mặt vải, sức căng bề mặt sẽ
giảm bằng cách xử lý hoàn tất vải với hóa chất làm thay đổi sức căng bề mặt. Hoàn tất
vải dựa trên Fluorocarbon được sử dụng phổ biến nhất trong trang phục bảo vệ cho người
lao động ngành y tế. Lớp hoàn tất chống nước này rất hữu hiệu trong việc giảm sức căng
bề mặt của vải đủ để đẩy lui cả nước và chất lỏng dựa trên gốc dầu. Chúng tạo cho vải
khả năng chịu nước (làm tuột ra một lượng nhỏ nước) nhưng bị thấm nước, do đó chúng
rất hữu dụng. Tuy nhiên, nó có thể dễ bị xâm nhập bởi chất lỏng có sức căng bề mặt thấp,
chẳng hạn như rượu isopropyl. Khi số lượng các phân tử Fluor tăng trong cấu trúc hóa
học chất liệu hoàn tất, sức căng bề mặt giảm.
Các nhân tố kháng khuẩn làm tiêu hủy và ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật.
Để có hiệu quả ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật, các nhân tố kháng vi khuẩn sinh
phải làm gián đoạn chu kỳ tăng trưởng. Một số các mục tiêu quan trọng trong chu kỳ tăng
trưởng bao gồm thành tế bào, màng tế bào chất, quá trình tổng hợp protein và tổng hợp
axít nucleic. Tùy thuộc vào loại vi sinh vật các tác nhân hóa học được thiết kế để tấn
công phù hợp, các yếu tố kháng khuẩn có thể được thêm vào được phân loại thành kháng
sinh diệt khuẩn, thuốc diệt nấm, thuốc tẩy uế, chất khử trùng, các nhân tố hóa học trị liệu
và chất kháng sinh. Mức độ nhạy cảm của vi sinh vật với các nhân tố kháng sinh khác

nhau. Vi khuẩn gam dương thường nhạy cảm với thuốc kháng sinh hơn vi khuẩn gam âm.
Một kháng sinh phổ rộng sẽ hoạt động trên một phạm vi rộng các vi sinh vật hơn là các
kháng sinh đơn. Một số nhân tố kháng khuẩn có tác dụng rất hạn chế nên hiệu quả cho
chỉ một hoặc một vài loại vi khuẩn và virus. Các hợp chất kháng sinh được sử dụng để xử
lý vải sợi bao gồm rượu, các tác nhân ôxi hóa, kim loại nặng, axit, andehide, chất hoạt
động bề mặt và thuốc kháng sinh
Trong những năm gần đây đã có sự phát triển của hệ thống kháng sinh có thể được
tái tạo bằng cách giặt và tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Trong hệ thống này, hoạt động
kháng khuẩn của vải có thể được liên tục tái tạo qua quá trình giặt hoặc tiếp xúc với ánh
sáng cực tím. Mặc dù các khu vực chứa các hóa chất kháng sinh trong vải bị giới hạn, bề
mặt vẫn có hiệu quả cho thời gian dài.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 20

Có nhiều cách để xử lý hoàn tất kháng khuẩn cho vật liệu dệt may, phụ thuộc vào
đặc tính của chất kháng khuẩn và loại sợi sử dụng. Thường có 3 dạng chính:
− (1) Tác nhân kháng khuẩn được trộn lẫn vào trong xơ (hình 2.10-a)
− (2) Tác nhân kháng khuẩn được tẩm lên bề mặt xơ (hình 2.10-b)
− (3) Đưa các liên kết hóa học có tác nhân kháng khuẩn gắn vào xơ (hình 2.10-c)









Phương pháp (1), (3) thường chỉ sử dụng trên các loại vải sợi tổng hợp; phương
pháp (2) có thể ứng dụng trên tất cả các loại vải.

2.2.4.5 Các chất kháng khuẩn sử dụng trong ngành dệt may
Các chất kháng khuẩn rất sử dụng trong ngành dệt may rất đa dạng, phụ thuộc vào
bản chất hóa học, cách thức hoạt động của hóa chất và tác dụng phụ của nó với con người
và môi trường. Ngoài ra còn phụ thuộc vào phương pháp đưa hóa chất vô vải, độ bền, giá
thành, việc tuân thủ các quy định an toàn và cách chúng tương tác với vi khuẩn.
Mục đích của việc truyền chất kháng khuẩn vào vải là để bảo vệ vải khỏi sự tấn
công của vi khuẩn, ngăn chặn việc truyền và lan rộng khả năng sinh bệnh của vi khuẩn,
ngăn chặn mùi do vi khuẩn sinh ra. Việc xử lý kháng khuẩn cho vải cần phải đảm bảo
một số yêu cầu để có thể đạt được hiệu quả kháng khuẩn tốt cho sản phẩm vải. Vật liệu
được xử lý kháng khuẩn phải đạt các yêu cầu sau:
− Hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các loại nấm mốc.
− Không độc hại với con người và môi trường.
− Có độ bền cao.
− Tương thích với vi sinh vật sống trên da và các quá trình xử lý hoàn tất khác
− Không gây kích thích và dị ứng da
− Khi sử dụng không làm thay đổi chất lượng và màu sắc của vải.
(a)
(b)
(c)
Hình 2.10 – Các
p
hươn
g

p

p
x

l

ý
hoàn tất khán
g
khuẩn
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 21

 Nguyên lý hoạt động của chất kháng khuẩn
Thực tế cơ chế kiểm soát sự phát triển vi khuẩn của các tác nhân kháng khuẩn rất
khác nhau phụ thuộc vào loại hóa chất sử dụng. Thông thường tác nhân kháng khuẩn
ngăn chặn quá trình sao chép tế bào, phá hủy thành tế bào hoặc thẩm thấu vào làm
thay đổi tính chất các protein, ngăn chặn hoạt động enzyme và làm cho tế bào vi
khuẩn không thể tồn tại được. Các nghiên cứu cho rằng, hợp chất kháng khuẩn tấn
công vào màng tế bào chất của vi khuẩn và cơ chế tấn công thường diễn ra theo 6
bước như sau:
− (1) Chất kháng khuẩn bám dính vào bề mặt tế bào vi khuẩn
− (2) Khuếch tán qua thành tế bào vi khuẩn
− (3) Tạo màng bao quanh tế bào vi khuẩn
− (4) Phá vỡ màng tế bào vi khuẩn
− (5) Giải phóng các thành phần cấu tạo tế bào chất của vi khuẩn như K+ ion,
DNA và RNA
− (6) Giết chết vi khuẩn
Chất kháng khuẩn có thể hoạt động theo 2 cách riêng biệt:
− Tiếp xúc: chất kháng khuẩn ức chế vi khuẩn chỉ trên bề mặt sợi vải (hóa chất bám
dính vào bề mặt sợi vải)
− Khuếch tán: chất kháng khuẩn từ từ giải phóng vào bề mặt sợi (hóa chất có đặc
tính điều khiển việc giải phóng).
 Các chất kháng khuẩn thường sử dụng:
− Các chất kháng khuẩn tổng hợp: triclosan, kim loại, muối kim loại, ion kim loại,
oxit kim loại (TiO

2
, ZnO, MgO và CaO…), phenol, hợp chất amoni bậc bốn… rất
hiệu quả trong việc chống lại nhiều loại khuẩn và bền đối với hàng dệt may dưới
các điều kiện khác nhau.
− Các chất kháng khuẩn tự nhiên như: chitosan [poly- (1-4) – 2- amino- 2- deoxy –
β- D-glucan], sericin, chiết xuất men, thuốc nhuộm tự nhiên (acridines,
aminoacridines, quinon), … trong xử lý hoàn tất kháng khuẩn cũng đã được
nghiên cứu. Các chất kháng khuẩn này có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi
trườ
ng và không độc hại.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2012
 22

2.2.5 Một số loại vải sợi kháng khuẩn trên thị trường
2.2.5.1 Vải Stay Fresh (Mỹ):
Đây là sản phẩm của công ty Quick-Med Technologies, Inc (Mỹ). Công nghệ của
loại vải này liên quan đến việc kết dính các hydrogen peroxide (H
2
O
2
) vào trong xơ hoặc
sợi vải để tăng khả năng chống khuẩn lâu dài. H
2
O
2
được biết có khả năng cao trong việc
chống lại vi khuẩn, virus, nấm, mốc và tảo. Theo báo cáo của công ty Quick-Med, nó
giúp bảo tồn sợi vải và không mùi và có thể tồn tại đặc tính kháng khuẩn sau 75 lần giặt.
Việc xử lý này áp dụng rất kinh tế vào trong công đoạn xử lý bình thường, không lem
màu và an toàn cho da.

2.2.5.2 Vải Trevira Bioactive (Đức):
Đây là sản phẩm của công ty Trevira (Đức), sử dụng các phân tử ion bạc gắn dính
vào sợi polymer. Các ion bạc di cư vào bề mặt sợi và vì vậy có tác dụng mạnh mẽ trong
việc chống vi khuẩn. Khi vi khuẩn tiếp xúc với vải, chúng bị phá hủy và bị ngăn chặn
phát sinh với các ion bạc. Theo báo cáo của công ty Trevira, tác dụng kháng khuẩn còn
tồn tại sau 100 lần giặt, ngoài ra, vải loại này dễ giặt ủi, mau khô và giữ nếp, tạo dáng tốt.
2.2.5.3 Vải Flutect (Nhật):
Đây là sản phẩm của công ty Shikibo (Nhật).Vật liệu Flutect được phát triển dựa trên
kết quả đồng nghiên cứu giữa công ty Shikibo (Nhật) và Viện Sức khỏe Động vật (Nhật).
Được dùng làm khẩu trang và cho thấy công dụng hữu hiệu chống lại cúm gia cầm.
Chất liệu chống khuẩn bao phủ xơ vải và có ảnh hưởng chống khuẩn ngay cả khi vi
khuẩn bám dính vào xơ vải. Thực nghiệm trên virus cúm H3N8 và H5N1 cho thấy
Flutect nhạy cảm với virus và việc nhiễm virus giảm xuống dưới mức cho phép. Kết quả
kiểm nghiệm và được công ty Shikibo công bố tác dụng chống virus của loại vải này rất
nhanh và Flutect vẫn giữ được khả năng chống virus và vi khuẩn sau 50 lần giặt (Phụ lục
1), thông tin về các loại vi khuẩn và virus mà loại vải này có thể cô lập được đã đề cập ở
phần đầu của chương.
Vải Flutect có thể sử dụng cho các sản phẩm quần áo đặc thù như: quần áo dùng
trong ngành y tế, áo choàng phòng thí nghiệm, quần áo cho công nhân trong các trang trại
gia cầm, đồng phục trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Shikibo cũng phát triển loại khẩu trang N95 dùng vật liệu Flutect. Chuẩn N95
được chứng nhận bởi Viện An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (NIOSH) và được
dùng rộng rãi trên toàn cầu. Sản phẩm đạt chứng nhận nhận này lưu giữ ít nhất 95% các
hạt nhỏ trong không khí (0.1 – 0.3 micromet) và có thể được dùng trong ngành y.

×