Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái và sản xuất thử da mềm từ nguyên liệu da trâu bò trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.55 KB, 56 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIÀY






BÁO CÁO TỔNG KẾT
DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

“Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái và sản xuất thử
da mềm từ nguyên liệu da trâu bò trong nước”
Mã số: 09.11.SXTN/HĐ-KHCN





Chủ nhiệm
Ks. Nguyễn Hữu Cường

9689

Hà nội, tháng 12 năm 2012

- 2 -
THÀNH VIÊN CHÍNH THAM GIA DỰ ÁN

TT Họ và tên Cơ quan công


tác
Nội dung công việc
tham gia
1. Nguyễn Hữu Cường Viện NCDG Chủ nhiệm Dự án
2. Lê Văn Kha Viện NCDG Chuẩn bị thuộc và
thuộc, hoàn thành ướt
và khô
3. Nguyễn Hồng Sơn Viện NCDG Quản lý sản xuất thử
4. Hoàng Mạnh Hùng Viện NCDG Kế hoạch sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm
5. Nguyễn Diệu Hương Viện NCDG Tài chính


















- 3 -

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT Tên bảng Trang
Bảng 1 Quy trình công nghệ TLNV cho da mềm (thí nghiệm 1) 19
Bảng 2 Quy trình công nghệ TLNV cho da mềm (thí nghiệm 2) 19
Bảng 3 Quy trình công nghệ TLNVcho da mềm với sản phẩm a
xít Mercaptoacetic (thí nghiệm 3)
20
Bảng 4 Quy trình công nghệ TLNVcho da mềm với sản phẩm a
xít Mercaptoacetic (thí nghiệm 4)
21
Bảng 5 Quy trình công nghệ tẩy lông với sản phẩm Erhavit FS
(thí nghiệm 5)
21
Bảng 6 Quy trình công nghệ tẩy lông ngâm vôi với sản phẩm
Erhavit FS (thí nghiệm 6)
21
Bảng 7 Thành phần nước thải TLNV 22
Bảng 8 Lượng khí CO
2
sử dụng và giá trị pH của da vôi được xác
định
23
Bảng 9 Thời gian tẩy vôi và giá trị pH của tiết diện da vôi 26
Bảng 10 Quy trình công nghệ thuộc lại compact áp dụng cho da
mềm (Thí nghiệm 9)
26
Bảng 11 Quy trình công nghệ thuộc lại compact áp dụng cho da
mềm (Thí nghiệm 10)
27
Bảng 12 Quy trình công nghệ thuộc lại compact áp dụng cho da

mềm (Thí nghiệm 11)
28
Bảng 13 Quy trình công nghệ nhuộm bằng tanin thảo mộc 29
Bảng 14 Quy trình công nghệ xử lý trau chuốt da mềm có khuyết
tật nhẹ
30
Bảng 15 Quy trình công nghệ xử lý trau chuốt aniline cho da mềm 31
Bảng 16 Quy trình công nghệ TLNV thường được sử dụng ở Việt
Nam hiện nay
32
Bảng 17 Thành phần dung dịch TLNV trước và sau khi sử dụng 33
Bảng 18 Thang điểm cho các chỉ tiêu chất lượng da trần 34
Bảng 19 Mức tiết kiệm hóa chất khi quay vòng 36
Bảng 20 Công đoạn thuộc phèn 37
Bảng 21 Quy trình công nghệ thuộc lại áp dụng cho da thuộc kết
hợp
37
Bảng 22 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
công nghệ da
39
Bảng 23 Thống kê các lô thuộc thí nghiệm 40
Bảng 24 Thống kê các lô thuộc SXTN của dự án 41
Bảng 25 So sánh tính chất lý, hoá học của da thành phẩm 42
Bảng 26 Nước thải tại công đoạn hồi tươi khi áp dụng thử nghiệm
Công nghệ sinh thái
43
Bảng 27 Nước thải tại công đoạn tẩy lông-ngâm vôi khi áp dụng
thử nghiệm Công nghệ sinh thái
43
Bảng 28 Nước thải tại công đoạn tẩy vôi khi áp dụng thử nghiệm 44


- 4 -
Công nghệ sinh thái
Bảng 29 Nước thải tại công đoạn thuộc khi áp dụng thử nghiệm
Công nghệ sinh thái
44
Bảng 30 Nước thải tại công đoạn nhuộm khi áp dụng thử nghiệm
Công nghệ sinh thái

44
Bảng 31 Giá thành sản phẩm da mềm khi đưa vào sản xuất sau dự
án SXTN
45



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT Tên hình Trang
Hình 1 Sơ đồ công nghệ sinh thái 13
Hình 2 Sơ đồ thiết bị sử dụng khí CO
2
trong công đoạn tẩy vôi 23
Hình 3 Thiết bị sử dụng khí CO
2
được vận hành tại xưởng thực
nghiệm Viện NCDG
24
Hình 4 Sơ đồ công nghệ quay vòng trực tiếp nước thải crôm 27
Hình 5 Thiết bị sấy da ở nhiệt độ thấp tại xưởng thực nghiệm
Viện Nghiên cứu Da - Giày

30
Hình 6 Sơ đồ nguyên tắc quay vòng nước thải trong tẩy lông
ngâm vôi
35
Hình 7 Cán cân định lượng hóa chất Na
2
S 35
Hình 8 Cán cân định lượng hóa chất Ca(OH)
2
36
Hình 9 Một số tính chất của da trần được đánh giá qua số lần
quay vòng nước thải
36



BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chú giải tiếngViệt

QTCN
SXTN
TCVN
NCDG
KHCN
TLNV

Quy trình công nghệ
Sản xuất thử nghiệm
Tiêu chuẩn Việt Nam

Nghiên cứu da giầy
Khoa học công nghệ
Tẩy lông-ngâm vôi





- 5 -
MỤC LỤC

Đề mục Trang

Danh sách thành viên chính tham gia đề tài
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Bảng chú giải các chữa viết tắt
Mục lục
Tóm tắt nội dung
PHẦN I. TỔNG QUAN
PHẦN II. THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN
2.1. Trình tự tiến hành và các giải pháp công nghệ
2.2. Khảo sát thống kê quy mô sản xuất và công nghệ của cơ sở
thuộc da
2.3. Xây dựng hướng nghiên cứu
hoàn thiện quy trình công nghệ
sinh thái
2.4. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sinh thái áp dụng
cho da bò.
2.5. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sinh thái áp dụng

cho da trâu.
2.6. Tổng kết các biện pháp áp dụng trong công nghệ thuộc da sinh
thái
2.7. Sản xuất thử nghiệm da mềm.
2.8. Phân tích, đánh chất lượng sản phẩm và nước thải.
2.9. Hiệu quả kinh tế.
PHẦN III: TỐNG QUÁT HÓA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


2
3
4
4
5
6
8
16
16
16

16

17

31

37


38
43
44
45

47
48















- 6 -
TÓM TẮT NỘI DỤNG DỰ ÁN SXTN

Dự án “Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái và sản xuất thử da mềm từ
nguyên liệu da trâu bò trong nước” được tiến hành theo hợp đồng Đặt hàng sản
xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ số 09.11.SXTN/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu

Da- Giầy.
Đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ thuộc da sinh thái (Eco-
technology) cho các doanh nghiệp nhỏ và v
ừa, nhằm mục tiêu phát triển bền
vững” mã số 72-07/R-D/HD-KHCN và đề tài “Nghiên cứu công nghệ thuộc da
sinh thái (EcoTechnology) giai đoạn hoàn thành và áp dụng sản xuất da mũ giày
trẻ em từ da nguyên liệu” mã số 172-08/R-D/HĐ-KHCN còn một số tồn tại kỹ
thuật chưa giải quyết được triệt để. Mặt khác, các công nghệ mà các đề tài đưa
ra chưa được kiểm chứng trong sản xuất. Vì vậy rất cần có dự án s
ản xuất thử
nghiệm để hoàn thiện và ổn định các công nghệ đó.
Dự án đã xác định những vấn đề mà Những vấn đề mà đề tài mã số 72-
07/R-D/HD-KHCN và đề mã số 172-08/R-D/HĐ-KHCN còn chưa giải quyết
triệt để, từ đó tiến hành nghiên cứu:
- Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái áp dụng cho da bò nội địa
- Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái áp dụng cho da trâu nội địa
Các công ngh
ệ này đã được kiểm chứng qua sản xuất thử nghiệm. Trong
2 năm, sau các lô thử nghiệm nhỏ (quy mô 30kg da nguyên liệu mỗi lô), dự án
đã sản xuất và bán ra thị trường 72.058,5 bia da cá loại.
So với chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đăng ký (20% loại A, 60% loại B, 20%
loại C), thực tế dự án đã thu được hơn 72% sản phẩm loại A, 22,5% loại B và
chỉ 5,5% loại C.
Các tính chất hoá học được xác định
ở cả các mẫu đều tương tự như nhau và
đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Hình thức cảm quan của da như độ chặt mặt, độ dẻo, độ xốp và đầy ở phần
bụng, nách, màu sắc tươi, đồng đều trên toàn con da, đều có chất lượng tương
đối cao, đạt yêu cầu xuất khẩu.
Sản phẩm da hoàn thành được bán cho một số công ty làm hàng xuất khẩu

như TNHH Nhật Thắng, Công ty TNHH Hùng Quang (Hà N
ội), Công ty TNHH
Thương binh 27/7 (Hưng Yên), , Công ty TNHH Trường Thi (Nam Định), Công
ty Cổ phần Sản xuất giầy da Hà Nội (Hưng Yên) làm hàng xuất khẩu. Khách

- 7 -
hàng có nhận xét rất tốt về chất lượng loại da này.
Về kinh tế, qua tính toán thấy rằng do giá cả thị trường tăng nhiều theo thời
gian so với khi đăng ký dự án. Tuy nhiên, với chất lượng sản phẩm, giá da bán
ra cũng tăng lên, nên vẫn có lãi 2.150 đ/bia
Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đã đào tạo chuyên ngành thuộc
da cho 01 thạc sỹ và 01 kỹ sư, cùng đội ngũ công nhân trong Viện.
Các công ty phối hợp thực hiệ
n dự án như Công ty TNHH thuộc da Đông
Hải (Thái Bình), Nguyên Hồng (Lạng Sơn), một số doanh nghiệp thuộc da làng
nghề Phố Nối đều sẵn sàng tiếp thu chuyển giao công nghệ khi được phép.
Thành công của dự án SXTN chứng tỏ tính hoàn thiện và ổn định của công
nghệ sinh thái, làm cơ sở để công nghệ này có thể đi vào thực tế sản xuất da
thuộc tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Như vậy, Dự án SXTN
được thực hiện nghiêm túc, khoa học, nội dung, tiến
độ và chế độ tài chính thực hiện đúng theo HĐKT đã ký với Bộ Công Thương.





























- 8 -
PHẦN I. TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở pháp lý, xuất xứ và sự cần thiết của dự án SXTN
1.1.1 Cơ sở pháp lý
Dự án “Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái và sản xuất thử da mềm
từ nguyên liệu da trâu bò trong nước” được tiến hành theo hợp đồng Đặt hàng
sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ số 09.11.SXTN/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên
cứu Da- Giầy.

1.1.2 Sự cần thiết của dự án
Ở các nước tiên tiến hầu hết doanh nghiệp đã áp dụng các công nghệ sạch
hoặc công nghệ sinh thái vào sản xuất da thuộc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong sản xuất và tạo ra sản phẩm hợp vệ sinh.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Da - Giầy của Việt Nam
khá phát triển, kim ngạch xuất khẩu thường đứng hàng th
ứ ba sau Dầu thô và
Dệt - May. Công nghiệp thuộc da là ngành phát triển khá nhanh kể từ những
năm 90 thế kỷ trước và đã đạt được yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thuộc da đang đứng trước
thử thách lớn do gây ô nhiễm nặng cho môi trường và chưa tạo ra sản phẩm hợp
vệ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu.
Hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu hàng triệu “bia” da mềm để
làm
các mặt hàng cao cấp như cặp, túi, ví, giầy dép nữ và trẻ em, trong khi các nhà
máy thuộc da trong nước có khả năng sản xuất tới trên 300 triệu “bia”.
Đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ thuộc da sinh thái (Eco-
technology) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm mục tiêu phát triển bền
vững” mã số 72-07/R-D/HD-KHCN và đề tài “Nghiên cứu công nghệ thuộc da
sinh thái (EcoTechnology) giai đoạn hoàn thành và áp dụng sản xuất da mũ giày
trẻ em từ da nguyên liệu” mã số 172-08/R-D/HĐ-KHCN đã đáp ứng
đòi hỏi cấp
thiết về môi trường cho ngành thuộc da nước ta trong xu thế hội nhập thế giới.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và đề ra một số biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng da thành
phẩm.
Tuy nhiên, còn một số tồn tại kỹ thuật mà các đề tài này chưa giải quyết
được triệt để. Mặt khác, các công nghệ mà đề tài đư
a ra chưa được kiểm chứng


- 9 -
trong sản xuất. Vì vậy rất cần có dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện các
công nghệ đó.
Thành công của Dự án SXTN sẽ hoàn thiện và khẳng định được sự ổn
định của công nghệ sinh thái trong sản xuất da thuộc thân thiện với môi trường,
góp phần thúc đẩy hoạt động KHCN của Viện và Ngành, từng bước nâng cao
trình độ công nghệ, tạo ra các loại sản phẩm chất lượ
ng cao và an toàn môi
trường. Thông qua công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của da thuộc do sản
phẩm da thuộc không chứa chất thuộc độc hại và góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, cộng đồng dân cư và môi
trường sinh thái; tạo điều kiện cho ngành công nghiệp da- giầy phát triển bền
vững, mở ra khả năng triển khai nhân rộng trong các nhà máy thuộc da, nâng
cao trình độ công nghệ, tạo công
ăn việc làm, từng bước thay thế sản phẩm da
mềm làm nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của dự án SXTN
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái để sản xuất da mềm chất lượng
cao từ nguyên liệu da trâu bò trong nước.
12.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất da mềm chất lượng cao, hợp vệ sinh, sức
khỏe ngườ
i tiêu dùng;
- Đảm bảo tính ổn định của công nghệ trước khi sản xuất ở các cơ sở thuộc
da khi chuyển giao công nghệ.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của dự án SXTN là quy trình công nghệ
thuộc da sinh thái áp dụng cho da trâu bò nội địa và sản xuất thử nghiệm da
mềm.

Phạm vi nghiên cứu áp dụng cho nguyên liệu da trâu, bò, với quy mô
xưởng Thực nghiệm thuộc da, viện Nghiên c
ứu Da- Giầy.
1.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thị trường da mềm, kết hợp sưu tầm tài liệu có liên quan. Từ đó
nghiên cứu hoàn thiện QTCN thuộc da sinh thái cho da trâu bò trong nước.
Từng bước áp dụng vào sản xuất thử nghiệm da mềm.
Cụ thể là:

- 10 -
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sinh thái sản xuất da trâu bò mềm (chuẩn
bị thuộc và thuộc, hoàn thành ướt, hoàn thành khô);
- Khảo nghiệm kết quả dự án trên dây chuyền sản xuất da thuộc tại xưởng
Thực nghiệm;
- Trong quá trình thực hiện dự án, kết hợp đào tạo lại lý thuyết và thực
hành cho cán bộ kỹ thuật và công nhân xưởng Thực nghiệm Thuộc da của Viện.
- Đánh giá kết quả Dự án.
1.4.2 Ph
ương pháp nghiên cứu
- Kết hợp lý thuyết và thực hành, tiến hành các thí nghiệm, nhận xét, biện
luận kết quả, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật để tạo ra QTCN thuộc da sinh thái
tối ưu.
- Kết hợp hoàn thiện công nghệ và áp dụng công nghệ này vào sản xuất
thử nghiệm.
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhận định tổng quát về hiện trạng ngành công nghiệp Thuộc da củ
a Việt
Nam như sau:

+ Công nghệ thuộc da chủ yếu vẫn là công nghệ truyền thống, sử dụng
nhiều nước và hóa chất độc hại, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường.
+ Công nghệ thuộc da sử dụng Crôm là chủ yếu, có thể nói là 100% cơ sở
thuộc da ở Việt Nam dùng chất thuộc là Crôm. Các cơ sở thuộc da chưa áp dụng
công nghệ thuộc thay thế hoặc công nghệ thuộc kết h
ợp như công nghệ thuộc
thảo mộc, thuộc kết hợp Crôm - Syntan (Tanin tổng hợp).
+ Đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ thuộc da sinh thái (Eco-
technology) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm mục tiêu phát triển bền
vững” mã số 72-07/R-D/HD-KHCN và đề tài “Nghiên cứu công nghệ thuộc da
sinh thái (EcoTechnology) giai đoạn hoàn thành và áp dụng sản xuất da mũ giày
trẻ em từ da nguyên liệu” mã số 172-08/R-D/HĐ-KHCN tuy đã xây dựng được
quy trình công nghệ sinh thái cải thiện ô nhiễm môi tr
ường, song chưa được
kiểm định qua sản xuất trung hình, mặt khác cũng còn một số vấn đề kỹ thuật
chưa giải quyết triệt.
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở các nước có công nghệ thuộc da tiên tiến như châu Âu, châu Mỹ đều đã
áp dụng rộng rãi công nghệ thuộc da sinh thái, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi

- 11 -
trường và tạo ra sản phẩm sinh thái. Nội dung chủ yếu của công nghệ thuộc da
sinh thái là [3]:
+ Sử dụng chế phẩm enzym trong công đoạn hồi tươi và tẩy lông.
+ Giảm thiểu lượng Sulphua Natri trong công đoạm tẩy lông - ngâm vôi.
+ Quay vòng dung dịch thải trong công đoạn tẩy lông - ngâm vôi, để hồi
tươi và tẩy lông cho lô kế tiếp, nhằm hạn chế lượng vôi - sulphua thải ra môi
trường.
+ Sử dụng khí CO
2

thay cho muối Amôn trong công đoạn tẩy vôi.
+ Thay thế dung môi trong tẩy mỡ bằng các chất tẩy mỡ.
+ Giảm thiểu đến thay thế muối trong công đoạn axit hoá bằng chất tổng
hợp, để giảm lượng muối thải ra.
+ Quay vòng và thu hồi chất thuộc Crôm sau khi đã kết thúc thuộc, để hạn
chế tối đa việc thải Crôm (Cr
3+
) ra môi trường.
+ Tăng khả năng hấp thụ chất thuộc Crôm của da, để giảm Crôm phải thải
ra môi trường.
+ Thay thế chất thuộc Crôm bằng chất thuộc khác như Zirconiu, Nhôm,
chất thuộc thảo mộc.
+ Công nghệ thuộc với ít nước.
+ Công nghệ thuộc lại liên hoàn.
+ Công nghệ trau chuốt sử dụng các hoá chất không chứa chất độc hại và
không phát thải VOC
Tuy nhiên, các công nghệ này được thực hiệ
n trong môi trường sản xuất
có thiết bị hiện đại, đồng bộ, da nguyên liệu được phân loại đúngtiêu chuẩn
đồng nhất, hóa chất tiên tiến, đầy đủ…
1.5.3 Một số cơ sở khoa học áp dụng trong Dự án.
Thuộc da là quá trình biến đổi da sống thành da thuộc. Tuy nhiên công nghệ
thuộc da thông thường lại gây ô nhiễm năng cho môi trường [1]. Đặc biệt là
trong khâu chuẩn bị thuộc và thuộc phèn.
Công nghệ sinh thái nghiên cứu m
ối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và
kinh tế, mối quan hệ giữa công nghiệp – kinh tế và sinh thái tự nhiên (sử dụng
năng lượng, vật liệu mới, áp dụng khoa học, luật pháp…) [5]







- 12 -














































- 13 -
Một số công đoạn quan trọng trong công nghệ có ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng da thành phẩm là:
• Phương pháp tẩy lông có thu hồi:
Trong công nghiệp thuộc da, corium được chuyển đổi thành da thuộc. ở
phương pháp tẩy lông có thu hồi, lớp biểu bì được lọai bỏ khỏi corium mà
không làm hư hại đến lông. Có nhiều biện pháp áp dụng khác nhau:
- Biện pháp tẩy lông bằng hệ vôi – sunphua ( bôi phết )
- Biện pháp tẩy lông b
ằng hợp chất sunphua hữu cơ :

- Tẩy lông bằng chế phẩm enzym:
Các phương pháp trên đây giúp việc tẩy lông thực hiện mục đích tẩy lông rất
sạch, lông được thu hồi dùng cho các ngành khác mà lại giảm thiểu chất thải gây
ô nhiễm môi trường.
• Phương pháp tẩy lông có sử dụng quay vòng nước thải:
Hiện này phần lớn các xưởng thuộc da vẫn sử dụng hệ hóa chất vôi –
sulphua để t
ẩy lông. Bên cạnh lượng hóa chất dư thừa (lượng lưu huỳnh dư thừa
trong nước tẩy lông có pH > 8 làm phát triển lượng độc tố H
2
S), còn có lượng
protein ở dạng tan ít hoặc nhiều, gây mùi khó chịu
Phương pháp quay vòng nước thải tẩy lông ngâm vôi được Anton Blazej [6]
đưa ra lần đầu. Theo đó, nước thải được axit hóa bằng H
2
SO
4
đến pH = 4,
protein kết tủa, được tách ra. Sau đó nước thải được bổ sung Ca(OH)
2
và Na
2
S
để tái sử dụng lại, protein được dùng làm thức ăn gia súc.
Tính chất của dung dịch tẩy lông ngâm vôi bị ảnh huởng bởi sự tăng lên của
protein khi quay vòng. Đến 6 – 7 vòng quay, lượng nitơ tăng lên tới 12, 0 g/l khi
pha loãng.
Bằng sự phân tích kinh tế kĩ thuật, ở các nhà máy sản xuất 20 tấn da/ ngày
thì tốt hơn là sử dụng biện pháp quay vòng trực tiếp, còn đối với các cơ sở sản
xuất 40 tấn/ngày thì nước th

ải được chỉnh pH lọc và quay vòng.
• Công nghệ tẩy vôi cho da trần bằng khí CO
2
trong công nghiệp thuộc
da:
Sau công đọan tẩy lông ngâm vôi, pH của da trần lên tới 11 - 13. Sau đó da
được xẻ lấy cự ly chuẩn theo mặt hàng và đưa vào công đọan tẩy vôi.
Trước tiên da trần được rửa sạch, sau đó tác dụng với hóa chất như: NH
4
Cl,
(NH
4
)
2
SO
4
, Decasal … để giảm độ kiềm của da, tạo môi trường trung tính cho
men hoạt động trong công đọan làm mềm.

- 14 -
Muối amôn được sử dụng khi tham gia phản ứng giải phóng ammoniac, ảnh
hưởng đến sức khỏe công nhân. Nước thải cũng chứa hàm lượng cao sulphate và
amoni gây ô nhiễm cho môi trường đất và nước.
Các tác nhân tẩy vôi khác như: Axit Dicarboxylic, Axit foocmic, Axit axetic
không gây ô nhiễm nặng, nhưng lại có giá thành cao. Một hướng lựa chọn khác
là sử dụng khí CO
2
để tẩy vôi.
CO
2

đưa vào trong nước ngâm da vôi tạo thành H
2
CO
3
:
CO
2
+ H
2
O ↔ H
2
CO
3
Chiều của phản ứng chuyển dịch sang bên phải khi lượng CO
2
dư thừa.
H
2
CO
3
trung hoà vôi trong da:
Ca(OH)
2
+ H
2
CO
3
Æ Ca(HCO
3
)

2
+ H
2
O
Sử dụng CO
2
có ưu điểm là giá thành hạ hơn các tác nhân tẩy vôi khác, môi
trường sinh thái không bị ô nhiễm.
• Công nghệ sử dụng quay vòng nước thải crôm.
Quay vòng trực tiếp nước thải crôm là biện pháp dễ áp dụng nhất để thu hồi
và sử dụng vào công đoạn thuộc.
Sau khi thu hồi qua màng lọc, nước thải được kiểm tra pH và hàm lượng
crôm. Sau đó được điều chỉnh bổ sung hoá chất và sử dụng lại thay th
ế crôm
mới. Quay vòng có thể được lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng hạn chế. Nguyên nhân chính là
do lượng muối và các tạp chất khác dần tích luỹ, ảnh hưởng xấu đến chất lựơng
da thuộc.
• Thuộc lại và làm đầy [7]:
Thuộc lại là một trong những công đoạn quan trọng của phần hoàn thành
ướt. Nó củng cố các tính chất và cảm quan mà da thuộc crôm chưa
đạt được, tạo
nên các tính chất của da thành phẩm
Thuộc lại “compact”: Trong công nghệ sinh thái, thuộc lại “compact” nhằm
mục đích giảm thiểu lượng nước, năng lượng sử dụng. Trong công nghệ thông
thường, các công đoạn trung hòa, thuộc lại, mhuộm, ăn dầu được nối tiếp nhau
qua các lần chắt nước, rửa. Phương pháp thuộc lại này được áp dụng rộng rãi
mặc dù nó đòi hỏi nhi
ều công lao động, nước và năng lượng.
• Công đoạn nhuộm [5]:

Công đoạn nhuộm trong hoàn thành ướt phụ thuộc vào yêu cầu của da thành
phẩm. Da có trau chuốt bề mặt thì chỉ cần nhuộm qua hoặc không cần nhuộm.
Ngược lại với da cần giữ nguyên đặc trưng bề mặt tự nhiên (da trau chuốt

- 15 -
aniline, semianiline) hay màu của phẩm nhuộm (da nhung) thì cần phải nhuộm
cẩn thận. Có nhiều loại phẩm nhuộm công nghiệp, ngày nay các loại phẩm màu
thực vật ít sử dụng như tanin thảo mộc (mimosa, quebracho, …)
• Công nghệ hoàn thành khô [6]:
Công nghệ hoàn thành khô bao gồm các bước: sấy, hồi ẩm, vò mềm, trau
chuốt.
Với da thuộc thảo mộc, do có nhiệt độ co (Ts) thấp nên phải sấy ở nhiệt độ
không quá 60
o
C. Tuy nhiên, để cho da hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng,
cần kết hợp nhiều biện pháp sấy như sấy chân không kết hợp với sấy căng trong
buồng sấy
Phần việc cuối cùng trong khâu hoàn thành khô là trau chuốt da [1]: đây là
công đoạn rất quan trọng, mục đích là nâng cao chất lượng và hình thức da
thành phẩm. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong trau chuốt là:
- Không sử dụng các loại pigment có chứa ô xýt kim loại n
ặng
- Thay thế chất hãm bóng bằng chứa VOC băng chất bóng hãm hệ nước
- Hạn chế phần hóa chất phun ra ngoài tấm da cần trau chuốt gây lãng phí
và ô nhiễm môi trường


























- 16 -
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN

2.1. Trình tự tiến hành và các giải pháp công nghệ
Đây là dự án nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sinh thái chuyên
ngành áp dụng cho các cơ sở thuộc da ở Việt Nam, từng bước tiến hành sản xuất
thử nghiệm quy mô trung hình. Bởi vậy, các bước tiến hành được xác định như
sau:
- Khảo sát quy mô sản xuất, thiết bị và công nghệ của cơ sở thuộc da
- S

ử dụng kiến thức tiên tiến trong các tài liệu nước ngoài và kết quả nghiên
cứu của các đề tài thuộc da sinh thái để xây dựng ý tưởng công nghệ.
- Thí nghiệm theo phương pháp thử - sai để xác định các thông số kỹ thuật tối
ưu cho công nghệ thuộc da sinh thái.
- Hoàn thiện quy trình công nghệ thuộc da sinh thái.
- Từng bước tiến hành sản xuất thử nghiệm da mềm sinh thái quy mô trung
hình
2.2. Khảo sát thống kê quy mô sản xuất và công nghệ
của cơ sở thuộc da:
Hiện nay, cả nước có hơn 30 cơ sở thuộc da với công suất thiết kế khoảng
350 triệu bia / năm. Trừ các cơ sở sử dụng đầu vào là bán sản phẩm, còn lại các
cơ sở thuộc da khác sử dụng đầu vào là da sống thì đều áp dụng công nghệ thuộc
crôm. Quá trình thuộc lại có sử dụng hoá chất do các hãng nước ngoài sản xuất.
2.3. Xây dựng hướ
ng nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sinh thái
Những vấn đề mà Những vấn đề mà đề tài mã số 72-07/R-D/HD-KHCN và
đề mã số 172-08/R-D/HĐ-KHCN còn chưa giải quyết triệt để là:
- Da thành phẩm còn một số vị trí bị lỏng như phần bụng, nách;
- Phần cổ và bụng con da còn bị nhăn;
- Độ mềm các vị trí con da chưa đồng đều;
- Khả năng che phủ khuyết tật của màng trau chuốt ch
ưa tốt;
- Màu sắc chưa đẹp, đều;
- Chưa đảm bảo tốt tính vệ sinh (không chứa các chất độc hại bị cấm);
- Tính ổn định của quy trình công nghệ chưa được kiểm chứng vì chưa áp
dụng vào thí nghiệm trung hình và chưa triển khai vào sản xuất thực tế.
Để khắc phục được các hạn chế trên, qua tài liệu chuyên ngành, ý kiến
chuyên gia và kinh nghiệm thực tế trong nghiên cứu và sản xuất da thu
ộc, các
công đoạn của công nghệ cần nghiên cứu kỹ hơn là:

Khâu chuẩn bị thuộc và thuộc:

- 17 -
- Giải quyết triệt để quá trình tẩy lông- ngâm vôi với các tác nhân ít gây ô
nhiễm môi trường;
- Giải quyết vấn đề tạo độ mềm xốp trong công đoạn ngâm vôi, làm mềm cho
da;
- Từng bước giảm, tiến tới khả năng thay thế chất thuộc crôm.
Khâu thuộc lại:
- Công đoạn trung hoà: lựa chọn tác nhân và chế độ trung hoà phù hợp cho
công đoạn thuộc lại và nhuộm;
- Công đoạn thuộ
c lại: Lựa chọn hoá chất và công nghệ sao cho da thành
phẩm chắc, dẻo, mềm đều trên toàn bộ con da;
- Công đoạn nhuộm: Chế độ nhuộm để phẩm xuyên hết thiết diện da, không
chứa thành phần azo gây độc;
- Công đoạn ăn dầu: Lựa chọn dầu và chế độ ăn dầu phù hợp để da thành
phẩm có chất lượng cao.
Khâu hoàn thành khô:
- Nghiên cứu chế độ sấy cho da thành phẩm ch
ắc, dẻo;
- Công đoạn trau chuốt: lưa chọn hoá chất và công nghệ xử lý bề mặt ( Khắc
phục lỏng mặt và che phủ khuyết tật tốt, tạo màu sắc đen, đều, sâu, hợp thời
trang )
2.4. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sinh thái áp dụng cho da
bò.
2.4.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ tẩy lông- ngâm vôi.
Ngày nay, do sự tiến bộ KHCN nên nhiều loại hóa chất sinh thái đã có mặt
trên thị trường. Bởi thế
dự án đã thử nghiệm một số loại hóa chất sau:

Có 3 loại hợp chất sulphide hữu cơ được sử dụng trong hệ hóa chất tẩy lông
thương mại là:
¾ Mercaptoethanol: CH
2
SH . CH
2
OH
¾ Muối của a xít mercaptoacetic (a xít Thioglycolic) CH
2
SH . COONa
¾ a xít Formamidinesulphinic:


HC

Cả 3 loại trên đều là chất khử mạnh, tác dụng như Sulphua Na
2
S ; tiến bộ
hơn là chúng giúp giảm lượng Sulphua trong nước thải. Tuy nhiên giá thành các
NH
2

NH
2

+
S
O
OH


- 18 -
loại hóa chất này lại đắt hơn. Vì thế chỉ nên sử dụng khi cần giải quyết vấn đề
môi trường và yêu cầu loại da thành phẩm có chất lượng cao (do độ trương nở
của da trần khi dùng chúng thấp hơn khi dùng Sulphide, nên da phẳng hơn).
a/ Tẩy lông với sản phẩm Mercaptoethanol
Thí nghiệm 1
:
Hãng hóa chất BASF (CHLB Đức) đã đưa ra thị trường 2 sản phầm loại này
là Mollescal SF và Molescal LD 6025.
Dựa trên tài liệu [13] đề tài áp dụng quy trình hồi tươi và tẩy lông – ngâm
vôi có sử dụng Mollescal của Hãng BASF (Bảng 1).
Bảng 1. Quy trình công nghệ TLNV cho da mềm (thí nghiệm 1)
% Hóa chất
0
C Thời
gian
pH Ghi chú
50
0,8
1-1,2
1,2
1
1,8
100
Nước
Mollescal HW
Mollescal LD 6025
Vôi
Na
2

S
Vôi
Nước
26
28


40’
45’
90’– 120’
30’
30’







5’/h trong 10 – 12h. Kiểm tra,
chắt, lọc để tái sử dụng

Da trần tạo ra theo quy trình nay đã sạch lông, tuy nhiên đôi chỗ còn chân
lông, da trương nở không đồng đều, cứng cục bộ, nhất là các phần dầy.
Thí nghiệm 2
:
Với nhận định có thể do khâu hồi tươi chưa đạt, mặt khác tác động tẩy lông
đột ngột khi 2 loại hoá chất tác dụng cùng lúc; đề tài chuyển Mollescal HW lên
khâu hồi tươi và kéo dài thời gian hồi tươi.
Sau một số thí nghiệm có đánh giá chất lượng da trần qua các tiêu chí: sạch

lông, trương nở đều, phẳng, đề tài đã chỉnh sửa (đưa Mollescal HW từ khâu
TLNV lên khâu hồi tươi, kéo dài thêm thời gian công đoạn này) và đề ra quy
trình công ngh
ệ cho da bò mềm như sau (Bảng 2):
Bảng 2. Quy trình công nghệ TLNV cho da mềm
(thí nghiệm 2)
% Hóa chất
0
C Thời
gian
pH Ghi chú
50
1-1,2
1,2
1
Nước
Mollescal LD6025
Vôi
Na
2
S
26




40’
45’
90’–120’






- 19 -
1,8
100
Vôi
Nước

28
30’
30’


5’/h trong 10 – 12h.
Kiểm tra, chắt, lọc để tái
sử dụng
Da trần thực hiện theo quy trình này sạch lông, trắng đều, mềm mại, đạt yêu
cầu.
b/ Tẩy lông với sản phẩm a xít Mercaptoacetic
Hãng hóa chất Rohm GmbH đã đưa ra thị trường sản phẩm Erhavit HS để
tẩy lông nhưng không phân hủy lông.
Thí nghiệm 3
:
Vôi và Erhavit HS ở pH = 10 – 12,5 được sử dụng để tẩy lông không phân
hủy: sau khi lỗ chân lông lỏng ra, lông được nạo bằng biện pháp cơ học.
Bảng 3. Quy trình công nghệ TLNVcho da mềm
với sản phẩm a xít Mercaptoacetic (thí nghiệm 3)
% Hóa

chất
0
C Thời
gian
pH Ghi chú
80
1,0
1,2–1,5
1,5
Nước
Na
2
S
Erhavit HS
Vôi
28


90–120’



12–12.5



Sau 60’, lỗ chân lông bắt đầu
lỏng, 90-120’ thì chân lông lỏng
đều, vớt da, nạo lông cơ học
70 – 80

1,5
0.05
Nước
Vôi
Erhavit MC
28
15’
45’


12–12.5


5’/h qua đêm. Sáng hôm sau kiểm
tra, chắt, lọc, quay vòng nước thải

Tuy nhiên, chân lông còn đen do lớp biểu bì chân lông chưa sạch.
Thí nghiệm 4
:
Nhằm mục đích tẩy sạch chân lông và loại hẳn lượng Na
2
S , dự án đã làm thí
nghiệm thay thế Na
2
S bằng enzym (Erhavit MC) và xác định các thông số môi
trường cho men hoạt động. Quy trình công nghệ được đề tài rút ra như sau
(Bảng 4):
Bảng 4. Quy trình công nghệ TLNVcho da mềm
với sản phẩm a xít Mercaptoacetic (thí nghiệm 4)
% Hóa chất

0
C Thời
gian
pH Ghi chú
80

1,2–1,5
1,5
Nước
c/p enzym proteaza
Erhavit HS
Vôi
28


90–120’



12–12.5



Sau 60’, lỗ chân lông bắt
đầu lỏng, 90-120’ thì chân

- 20 -
lông lỏng đều, vớt da, nạo
lông cơ học
70 – 80

1,5
0.05
Nước
Vôi
Erhavit MC
28
15’
45’


12–12.5


5’/h qua đêm. Sáng hôm sau
kiểm tra, chắt, lọc, quay
vòng nước thải

Kết quả da trần rất sạch, trắng, trương nở đều, không nhăn. Như vậy phương
pháp này không cần dùng lượng nhỏ Na
2
S nào.
c/ Tẩy lông ngâm vôi với sản phẩm Formamidinesulphinic
Thí nghiệm 5
:
Formamidinesulphinic là chất khử mạnh. Theo phương pháp Depilor tẩy
lông không phân hủy, Formamidinesulphinic có tác dụng tẩy trắng da trần. Do
đó da rất sạch, sáng, phẳng, tạo điều kiện làm màu cho da sau này.
Rohm GmbH đã cung cấp sản phẩm loại này đó là Erhavit FS. Quy trình thí
nghiệm như sau (Bảng 5):
Bảng 5. Quy trình công nghệ tẩy lông với sản phẩm Erhavit FS

(thí nghiệm 5)
% Hóa chất
0
C pH Ghi chú
70–100
2,5
0,8
0,3
0,7
0,3
Nước
Vôi
NaHS
Na
2
CO
3
Erhavit FS
Na
2
CO
3
28


12


10’
5’/h trong 2h


60’-120’
Lọc, quay vòng nước thải. Nạo lông


Tuy nhiên da trần còn cứng, đanh. Chúng tôi nhận định do da chưa được
ngâm vôi đầy đủ.
Thí nghiệm 6
:
Chúng tôi đã làm một số thí nghiệm đưa thêm công đoạn ngâm vôi lại sau
tẩy lông, có sử dụng kết hợp nước vôi thu hồi và nước vôi mới. Với công đoạn
này, da trần rất trắng, trương nở đều, phẳng. Quy trình công nghệ được chỉnh
sửa và hoàn thiện như sau (Bảng 6):
Bảng 6. Quy trình công nghệ tẩy lông ngâm vôi với
sản phẩm Erhavit FS (thí nghiệm 6)
Công
đọan
% Hóa chất
0
C pH Ghi chú
Tẩy lông 70–100
2,5
Nước
Vôi
28
12



- 21 -

0,8
0,3
0,7
0,3
NaHS
Na
2
CO
3
Erhavit FS
Na
2
CO
3

5’/h trong 2h
10’
60’-120’
Lọc, quay vòng nước thải.
Nạo lông
Ngâm vôi
lại
100
2
Nước vôi thu hồi
Vôi
28 12,5
Qua đêm

Các mẫu nước thải trong các trường hợp:

- TLNV bằng vôi-sulphua Na
2
S thông thường (M1).
- TLNV với sản phẩm Mercaptoethanol (M2).
- TLNV với sản phẩm Muối của a xít mercaptoacetic và enzym (M3).
- TLNV với sản phẩm a xít Formamidinesulphinic (M4).
được phân tích tại Trung tâm công nghệ môi trường (Viện NCDG) cho kết quả
tại bảng 7.
Bảng 7. Thành phần nước thải TLNV
Kết quả
Tên chỉ tiêu Đơn
vị
tính
Phương
pháp thử
M1 M2 M3 M4
Hàm lượng Na
2
S g/l IUC/6 0,6 0,33 0,35 0,31
Hàm lượng NaHS g/l IUC/6 0,66 0,22 0,23 0,24
Hàm lượng CaO g/l IUC/6 0,31 0,12 0,13 0,16
Hàm lượng Ca(OH)
2
g/l IUC/6 0,41 0,16 0,19 0,21
Độ pH

TCVN
7127:2000
11,71 11,62 11,04 11,65


Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy trong cả 3 trường hợp (M2, M3, M4)
hàm lượng Na
2
S và NaHS đều giảm đi phần lớn so với trường hợp TLNV thông
thường (M1). Điều đó chứng tỏ các biện pháp công nghệ mới đã cải thiện môi
trường rất tốt.
2.4.2 Công nghệ tẩy vôi cho da trần bằng khí CO
2
trong công nghiệp thuộc
da:
a/ Thí nghiệm nghiên cứu quá trình tẩy vôi bằng khí CO
2
:
Quá trình tẩy vôi được nghiên cứu qua sự biến thiên của pH da trần theo thời
gian và lượng CO
2
sử dụng.
Thí nghiệm 7
:
Dự án SXTN đã tiến hành nghiên cứu qua việc thực hiện các thí nghiệm xác
định ảnh hưởng của lượng khí CO
2
tới pH của da trần. Tốc độ khí CO
2
đưa vào

- 22 -
sử dụng là 0,2g CO
2
/kg da vôi/phút. Sau mỗi khoảng thời gian 30 phút pH của

thiết diện da lại được đo. Các giá trị này được thể hiện qua bảng 8
Bảng 8. Lượng khí CO
2
sử dụng và giá trị pH của da vôi được xác định
Lượng CO
2

(g/kg da vôi)
0 6 12 18 24
pH da vôi

13 11 9 8 7,5

Thí nghiệm 8
:
Dự án SXTN cũng đã tiến hành các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời
gian tẩy vôi tới pH của thiết diện da vôi. Tốc độ khí CO
2
đưa vào sử dụng là 0,2
g/kg da vôi /phút. Giá trị pH của thiết diện da vôi được đo sau mỗi khoảng thời
gian 30 phút. Các giá trị này được thể hiện qua số liệu bảng 9
Bảng 9. Thời gian tẩy vôi và giá trị pH của tiết diện da vôi

Thời gian
(phút)
0 30 60 90 120
pH da vôi 13 11

9 8 7,5


Như vậy giá trị pH của da giảm dần khi lượng khí CO
2
và thời gian sử dụng
tăng lên. tốc độ tăng giảm dần. Do đó để tiếc kiệm lượng khí CO
2
và thời gian
tẩy lông đề tài sử dụng tốc độ đưa khí CO
2
tăng dần và thời gian tẩy lông
khoảng 120 phút để kết quả đạt giá trị tối ưu.
b/ Nghiên cứu chế tạo thiết bị sử dụng khí CO
2
trong công đoạn tẩy vôi
Thiết bị sử dụng khí CO
2
đã được đề tài nghiên cứu và đưa ra theo sơ đồ
hình 2
Hình 2. Sơ đồ thiết bị sử dụng khí CO
2
trong công đoạn tẩy vôi



Khí CO
2
từ bình chứa 1, qua đồng hồ chỉ lưu lượng 2 và van điều chỉnh 3,
theo ống dẫn 4 tới ống xả 5 ngập trong nước ngâm da. Để khí CO
2
được phân


- 23 -
phối đều trong nước, ống xả 5 có nhiều lỗ thoát khí dọc theo đường sinh của phu
lông. Khí CO
2
tác dụng với nước tạo thành H
2
CO
3
làm tác nhân tẩy vôi. Trong
giai đoạn đầu tẩy vôi (khoảng 60 phút) lưu lượng khí CO
2
được đưa vào phu
lông với tốc độ 0,1 đến 0,2 gCO
2
/phút/kg da vôi tuỳ theo đặc tính của da (độ
dầy). Giai đoạn 2 (khoảng 60 phút tiếp theo) lưu lượng khí đưa vào phu lông
với tốc độ 0,2-0,3 g CO
2
/phút/kg da vôi.
Sau 60 phút da vôi được kiểm tra pH trong mỗi khoảng thời gian 15 phút.
Khi pH của da đạt yêu cầu thì dừng đưa khí CO
2
vào phu lông.
Dự án đã thiết kế và thuê chuyên gia chế tạo thiết bị này. Thiết bị đã được sử
dụng tại xưởng thực nghiệm và vận hành tốt. (Hình 3)
Hình 3. Thiết bị sử dụng khí CO
2
được vận hành
tại xưởng thực nghiệm Viện NCDG




Thực nghiệm cho thấy phương pháp này cho kết quả tẩy vôi rất tốt đối với
da trần dày không quá 3mm. Nếu da trần dày hơn 3mm thì nên kết hợp thêm với
hoá chất tẩy vôi khác không chứa amôn (để tránh ô nhiễm môi trường) như
Decasal, a xit dicarboncylic, a xit fooc mic… Kết quả tẩy vôi sẽ khả quan, đạt
mục tiêu công nghệ.
2.4.3. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sử dụng quay vòng nước
thải crôm.
Quay vòng trực tiếp nước thải crôm là biện pháp d
ễ áp dụng nhất để thu hồi
và sử dụng vào công đoạn thuộc.
Sau khi thu hồi qua màng lọc, nứoc thải được kiểm tra pH và hàm lượng
crôm. Sau đó được điều chỉnh bổ sung hoá chất và sử dụng lại thay thế crôm
mới.

- 24 -
Tuỳ vào công nghệ thuộc, khả năng hấp thụ crôm trong mỗi lần thuộc, biện
pháp quay vòng có thể giúp tiết kiệm tới 20% crôm sử dụng. Nếu thuộc da lông
(chẳng hạn da hai mặt double face), việc quay vòng trực tiếp có thể tiết kiệm tới
50% sử dụng
Quay vòng có thể được lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng hạn chế. Nguyên nhân chính là
do lượng muối và các tạp chấ
t khác dần tích luỹ, ảnh hưởng xấu đến chất lựơng
da thuộc.
Hình 4. Sơ đồ công nghệ quay vòng trực tiếp nước thải crôm
(Chú thích: 1: kiểm tra và điều chỉnh pH, lượng crôm)



















T
ừ tài liệu nghiên cứu [6], [9] , đề tài xây dựng mô hình quay vòng trực tiếp
mô hình crôm như sau:
Nước thải sau khi thuộc cùng nước rửa, nước thoát ra lúc vắt mễ và ti - ép da
đựơc chảy vào rãnh, qua lưới lọc sạch các chất bẩn như sạn, mùn da, vào bể
chứa.
Sau khi kiểm tra pH, hàm lựơng crôm, nước thải đựơc bổ sung hoá chất
(Axit, bột crôm mới) cho đạt hàm lựơng như dung dịch crôm mới. Dung dịch
này có thể đựơc bơm trực tiếp vào phu lông như
với crôm mới.
Cụ thể hoá theo sơ đồ trên.
Dự án SXTN đã tiến hành thu hồi nước thải, kiểm tra pH và hàm lượng crôm
trong dung dịch. Từ đó bổ sung hoá chất để thuộc lô da mới. Kết quả chất lựơng
da thuộc tương đương với da thuộc bằng BCS mới.

Thu

c
Rửa
Vắt mễ
Ti - é
p

Ống dẫn Lọc
Bể
chứa
Bể
chứa
Bổ sung axit, bột crôm

- 25 -
Tuy nhiên, sau 4 – 5 lần quay vòng, hàm lượng mỡ trong nước thải tăng lên
(đặc biệt khi thuộc da lợn), ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc.
Dự án SXTN đã nghiên cứu và thiết kế hệ thống quay vòng trực tiếp nước
thải crôm. Với công nghệ hiện nay, qua tính toán thấy rằng, biện pháp quay
vòng trực tiếp nước thải có thể tiết kiệm tới 20% crôm sử dụng. Nếu thuộc da
lông thì có thể tiết ki
ệm đến 50%, vì công nghệ thuộc da lông không thể cho
phép hấp thụ crôm cao như thuộc da thường.
2.4.4 Nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh thái trong thuộc lại
2.4.4.1. Lựa chọn hoá chất cho công nghệ sạch trong thuộc lại
Để đảm bảo rằng các hoá chất được sử dụng trong khâu hoàn thành không
chứa các chất độc hại, Chuyên đề chỉ sử dụng hoá chất có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng từ các công ty có chứng chỉ ISO 14000 và ISO 9002:2004 như STAHL-
Singapore và CLARIAL- CHLB

Đức
2.4.4.2. Công nghệ thuộc lại compact áp dụng cho da mềm
Thí nghiệm 9
:
Da phèn WB được sản xuất theo qui trình thuộc da sinh thái được đưa vào
nghiên cứu cho khâu hoàn thành.
Các hoá chất được lựa chọn kĩ càng theo catalogue của các hãng hoá chất,
đảm bảo rằng trong các hoá chất đó không hàm chứa các chất độc hại.
Sau khi tìm hiểu tài liệu chuyên ngành, dự án SXTN sử dụng qui trình
thuộc lại compact cho da mềm như sau:
Da WB được bào lấy cự ly 1,6-1,8 mm. Lượng nước và hoá chất được tính
theo khối lượng da bào.
Bảng 10. Quy trình công nghệ thuộc lại compact áp dụng cho da m
ềm
(Thí nghiệm 9)
Công đoạn % Hoá chất
0
C T/gian
(phút)
pH Ghi chú
Rửa 150
0.1
Nước
HCOOH
20 10



Chắt
Thuộc lại

Crôm
150
2
Nước
Lutan CR

60



Trung hoà 2
2
Neutratan BS
Sodium formiat
15
90
5-
5.5


Kiểm tra pH của
da, dung dịch.
Ăn dầu 6
1
0.5
Corillen 330F
Corillene 339F
HCOOH

40

30

60
20


Thuộc lại 1.5 Paramel PRL 40

×