Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CP SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 9 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CP SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
1.Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Xây dựng và phát triẻn nông thôn.
1.1 Ưu điểm.
- Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình, hạng mục công trình
đã giúp cho Công ty quản lý tốt chi phí theo địa điểm phát sinh, do vậy việc tập
hợp và phân bổ chi phí được thực hiện nhanh chóng và chính xác cho từng công
trình, hạng mục công trình.
- Hiện nay Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp với công tác
kế toán của đơn vị xây lắp. Cách hạch toán và ghi chép về cơ bản đã thực hiện
đúng theo chế độ ban hành.
- Công việc kế toán được thực hiện trên máy tính đảm bảo có thể cung cấp
thông tin một cách kịp thời.
- Đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn vững đây cũng là một thuận lợi lớn
cho công tác kế toán.
Bên cạnh ưu điểm kể trên công tác kế toán của Công ty vẫn còn tồn tại một số
nhược điểm cần khắc phục
1.2. Nhược điểm.
- Về quản lý nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu làmột trong những yếu tố chính
cấu thành sản phẩm ( chiếm 70% → 75% giá trị công trình xây lắp) do đó cần phải
có sổ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
- Về chi phí sử dụng máy thi công: Hiện nay Công ty đang hạch toán vào TK
6274 “ Khấu hao tài sản cố định” như vậy vừa không phản ánh chính xác và rất dễ
gây nhầm lẫn.
- Về các khoản trích trước: trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân, chi phí
sửa chữa tài sản cố định…. đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị
nên được trích trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm
đảm bảo chi phí giá thành sản phẩm khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí


này phát sinh.
2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trước đây trong cơ chế bao cấp mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều
thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, kinh tế thị trường chưa phát triển
do đó không phát huy được vai trò của công tác kế toán. Ngày nay cùng với công
cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá Việt Nam đang từng bước đổi mới chế độ kế
toán cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán
trong doanh nghiệp phải ngày càng hoàn thiện hơn để vừa đáp ứng được yêu cầu
quản lý, vừa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán trong nước.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một đòi hỏi khách
quan phù hợp nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp sản xuất nói riêng. Hoàn thiện quy trình hạch toán chi phí sản xuất nhằm
mục đính giảm chi phí hạ giá thành là một yêu cầu bức xúc đối với các doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Nhờ có công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà các doanh nghiệp tính được chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ và xác định giá thành sản phẩm để từ đó định ra giá bán
thích hợp đối với từng loại sản phẩm, từng mặt hàng sản xuất. Tổ chức hợp lý quy
trình hạch toán chi phí sản xuất giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp lập được các
định mức chi phí một cách hợp lý để từ đó tính giá thành sản phẩm được chính xác.
Và thông qua các thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất, những điều bất hợp lý phát
sinh, các nhà quản lý xử lý và điều chỉnh kịp thời.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, giá thành là thước đo tin cậy
của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nếu công tác kế toán hoàn
chỉnh, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng
sức cạnh tranh và chiếm ưu thế trên thị trường. Vì vậy có thể nói hoàn thiện công
tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là đòi hỏi bức xúc đối với
mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.

Qua thời gian thực tế tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn được sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các cô chú ở phòng kế toán của Công ty cùng với
những kiến thức đã được học ở trường em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty như
sau:
2.1. Về quản lý nguyên vật liệu.
Chi phí sản xuất đơn vị xây lắp thì vật liệu thường chiếm 70%  75% trong
giá trị các công trình xây lắp. Hạch toán chính xác chi phí vật liệu sử dụng và tổ
chức hình thức sổ sách ghi chép hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng đòi hỏi thủ
kho và kế toán đội phải có chuyên môn nghiệp vụ cơ bản. Hiện nay ở các công
trường hầu hết kế toán đội và thủ kho còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ dẫn
đến rất nhiều sơ hở về khoản chứng từ sổ sách, việc quản lý vật liệu còn rất nhiều
khó khăn do chủng loại vật tư sử dụng trong đơn vị xây lắp phong phú dễ gây
nhầm lẫn trong việc ghi chép và theo dõi.... Do vậy tổ chức công tác tập huấn kế
toán, đào tạo những nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao để việc ghi chép sổ sách
và quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả tránh được sai sót là điều cần được làm
ngay.
Hiện nay Công ty chưa áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu. Do
vậy việc ghi chép còn có nhiều khó khăn nhầm lẫn trong quá trình quản lý vật liệu.
Để phù hợp với loại hình hoạt động của công ty xây lắp, đề nghị Công ty nên áp
dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển trong việc hạch toán chi tiết. Với
phương pháp này việc hạch toán chi phí vật liệu sẽ hoàn chỉnh hơn.
Quy trình hạch toán:
- Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho cho từng thứ vật liệu, cuối ngày, cuối tháng
thủ kho tính ra số lượng tồn của từng thứ vật tư, công cụ trên từng thẻ kho.
- Tại phòng kế toán: Kế toán vật liệu xuống kho kiểm tra việc ghi chép của
thủ kho trên thẻ kho và ký xác nhận vào thẻ kho sau đó mang Phiếu nhập, Phiếu
xuất về phòng tài vụ điền đơn giá, tính thành tiền đồng thời căn cứ vào phiếu nhập
lập bảng kê nhập căn cứ vào phiếu xuất nhập bảng kê xuất. Cuối tháng căn cứ bảng
kê nhập bảng kê xuất để ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển theo số lượng và giá trị.

Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Thẻ kho
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê nhập
Bảng kê xuất
Trình tự ghi sổ
MẪU SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Loại vật tư
Tồn đầu kỳ
tháng 1
Luân chuyển trong tháng 1 Tồn cuối T1
Luân
chuyển
tháng 2
Số
lượng
Thành
tiền
Nhập Xuất
Lượng Tiền
Lượng Tiền Lượng Tiền
2.2. Về chi phí sử dụng máy thi công.
Như chúng ta đã biết chi phí sử dụng máy thi công là một trong những chi phí
chiếm tỷ trọng lớn ở đơn vị xây lắp. Ở công ty hiện nay chi phí này chưa được theo
dõi riêng. Do vậy gây nhiều khó khăn cho công tác hạch toán chi phí sử dụng máy
và trong việc đề ra các phương pháp giảm chi phí sử dụng máy.

Theo em xuất phát từ đặc điểm trên của đơn vị xây lắp, tồn tại trên có thể
khắc phục được như việc cần phải tổ chức hạch toán riêng, không hạch toán chung
với TK 6274 " Chi phí khấu hao TSCĐ".đẻ bóc tách rõ phần chi phí sử dụng máy
thi công và chi phí sản xuất chung. Xác định mục đích của việc sử dụng máy thi
công kế toán cần phải tách các nội dung sau:
- Đơn vị có máy thi công và tự tổ chức thi công bằng máy.
- Đơn vị đi thuê máy gồm các trường hợp sau:
+ Chỉ thuê máy thi công không kèm theo công điều kiển và phục vụ
máy.
+ Thuê máy theo khối lượng công việc.
Công ty có thể hạch toán chi phí sử dụng máy thi công vào TK 623 “Chi phí
sử dụng máy thi công"
Để tiện theo dõi có thể mở thêm các TK cấp II sau:
TK 6231: Chi phí nhân công.
TK 6232: Chi phí vật liệu.
TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công.
TK 6238: Chi phí bằng tiền khác.
TK 623 có thể mở chi tiết cho từng hạng mục công trình.
Nợ TK 623: Chi tiết từng hạng mục.
Có TK liên quan
3.3. Phân bổ chi phí gián tiếp.
Thực tế trong ngành xây dựng cơ bản ngoài những khoản chi phí đã được quy
định chi phí gián tiếp cũng là một khoản chi phí lớn chiếm 5% tổng số chi phí bao
gồm: Chi phí tiếp khách, chi phí bàn giao công trình. Tại công ty chi phí gián tiếp
không phân bổ theo tiêu thức nào mà căn cứ vào mức lãi suất của mỗi công trình.
Để khắc phục tình trạng này công ty nên áp dụng tiêu thức phân bổ chi phí gián
tiếp cho từng công trình theo tỷ lệ định mức trong dự toán.
Chi phí gián tiếp của công
ty phân bổ cho từng công

= Hệ số
phân bổ
X Giá trị công trình theo tỷ
lệ định mức trong dự

×