Tải bản đầy đủ (.pdf) (269 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Học viện Quản lý Khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 269 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ










BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU CẤP BỘ


Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức
và cơ chế hoạt động của Học viện Quản lý khoa học và công nghệ





Cơ quan chủ trì
Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ


Chủ nhiệm








PGS.TS Vũ Văn Khiêm













Hà Nội, 10/2012

i
Mục lục
Mục lục i
Mục lục bảng biểu iii
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt và ký hiệu iv
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt và ký hiệu iv
Lời nói đầu 1
I. Đặt vấn đề nghiên cứu 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2 Mục tiêu của đề tài 5

1.3 Phương pháp tiếp cận và quy trình triển khai thực hiện đề án 6
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập Học viện Quản lý KH&CN 8
2.1 Thực trạng hoạt động quản lý KH&CN và đội ngũ cán bộ quản lý 8
2.1.1 Hoạt động quản lý KH&CN 8
2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN 13
2.1.3 Nhu cầu nhân lực trong quản lý KH&CN 16
2.2 Thực trạng hoạt động đào tạo quản lý KH&CN 22
2.2.1 Hoạt động đào tạo quản lý KH&CN trong nước 22
2.2.2 Chương trình đào tạo về quản lý KH&CN ở nước ngoài 29
2.3 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN 32
III. Lựa chọn mô hình và cơ chế hoạt động của Học viện Quản lý KH&CN 38
3.1 Nghiên cứu về mô hình Học viện Quản lý KH&CN 38
3.1.1. Sự khác nhau giữa Học viện và Đại học: 38
3.1.2. Tham khảo các mô hình Học viện quốc tế 38
3.1.3 Tham khảo các mô hình Học viện tương tự hiện có của nước ta 42
3.1.4 Lựa chọn mô hình và phương án Học viện Quản lý KH&CN 44
3.2 Xác định đặc thù của Học viện Quản lý KH&CN 49
3.2.1 Mục tiêu thành lập học viện 49
3.2.2 Những đặc điểm chính của Học viện 50
3.2.3 Tên và địa điểm 52
3.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Học viện 52
3.2.5 Cơ cấu tổ chức 56
3.2.6 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Học viện 57
3.3. Hoạt động đào tạo của học viện 74
3.3.1 Đối tượng đầu vào, đầu ra 74
3.3.2 Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 78
3.3.2.1 Đội ngũ giảng viên của Học viện 78
3.3.2.2 Về tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 79
3.3.2.3 Văn bằng chứng chỉ 80
3.4 Chương trình đào tạo 80


ii
3.4.1 Các chương trình đào tạo bậc đại học 80
3.4.2 Các chương trình đào tạo bậc sau đại học 84
3.4.3 Các khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN 89
3.5. Về công tác nghiên cứu của Học viện Quản lý KH&CN 92
3.6 Điều kiện và giải pháp đảm bảo hoạt động 93
3.6.1 Đội ngũ giảng viên và cán bộ công chức, viên chức Học viện 93
3.6.2 Tài chính đề án 94
3.6.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo 97
3.7 Lộ trình thực hiện dự án 99
IV. Kết luận 101
4.1 Hiệu quả 101
4.1.1 Hiệu quả trong lĩnh vực quản lý KH&CN 101
4.1.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội 101
4.2 Kết luận chung 103
V. Danh mục tài liệu tham khảo 105
VI. Phụ lục 107











iii

Mục lục bảng biểu
Bảng 2.1: Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN 13
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020 18
Bảng 2.3: Đội ngũ giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo quản lý KH&CN 25
Bảng 2.4: Mức độ chú trọng vào các hình thức giảng dạy 26
Bảng 2.5: Nhu cầu đào tạo theo các loại hình đào tạo theo thời gian 34
Bảng 3.1: Số liệu thống kê công tác đào tạo của Trường năm 2010 48
Bảng 3.2: Khối kiến thức chung cho các chuyên ngành 85
Bảng 3.3: Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị công nghệ 85
Bảng 3.4: Chương trình đào tạo chuyên ngành Chính sách KH&CN 86
Bảng 3.5: Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý KH&CN 87
Bảng 3.6: Mô đun 1 89
Bảng 3.7: Mô đun 2 90
Bảng 3.8: Mô đun 3 91
Bảng 3.9: Mô đun 4 91
Bảng 3.10: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư xây dựng Học viện 94
Bảng 3.11: Dự kiến phân bổ vốn thực hiện đầu tư (tr.đồng) 95
Bảng 3.12: Dự kiến nhu cầu kinh phí bảo đảm hoạt động hàng năm (tr.đồng) 96
Bảng 3.13: Nhu cầu đất xây dựng Học viện 98



iv
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt và ký hiệu
Viết tắt Nghĩa từ hoặc cụm từ
CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
CGCN Chuyển giao công nghệ
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CHLB Cộng hòa liên bang

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CT-HC Chính trị - Hành chính
ĐH Đại học
GS Giáo sư
HCM Hồ Chí Minh
HV Học viên
IPP
Innovation Partnership Program (chương trình đối tác đổi
mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan)
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KH&KT Khoa học và Kỹ thuật
KHXH&NV Khoa họ
c Xã hội và Nhân văn
KS Kỹ sư
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
PGS Phó giáo sư
PTCN Phát triển công nghệ
QLNN Quản lý nhà nước
R&D Nghiên cứu và Phát triển (research and development)
SHTT Sở hữu trí tuệ
TC Tín chỉ
TC-ĐL-CL Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
ThS Thạc sỹ
TP Thành phố
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sỹ

v
TT Trung tâm

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
TSKH Tiến sỹ Khoa học
CHLB Cộng hòa Liên bang
SĐH Sau đại học


1
Lời nói đầu
Nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, chưa có những đóng góp lớn để
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Chất lượng lao động còn rất
thấp, yếu kém, bất hợp lý về cơ cấu ngành, nghề. Để giải quyết vấn đề nhân lực
ch
ất lượng cao ở Việt Nam, phải tính đến tố chất lãnh đạo, tố chất quản lý, tố
chất chuyên gia, tố chất chuyên môn. Tố chất người lãnh đạo, quản lý là rất quan
trọng. Cơ quan, đơn vị, tổ chức tốt hay kém, chủ yếu phụ thuộc vào tố chất của
người lãnh đạo, quản lý.
Theo số liệu của Viện Khoa học Lao động - Xã hội, Bộ Lao động, Thươ
ng
binh và Xã hội, đến cuối năm 2007, tổng số lao động trong lĩnh vực KH&CN
bao gồm những người lao động trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển,
các viện, các trung tâm nghiên cứu và phát triển ứng dụng KH&CN của cả nước
là gần 40.000 người. Ngoài ra, còn một lực lượng nhất định trong tổng số gần
49.000 giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng và các chuyên gia, kỹ sư
làm việc trong các doanh nghiệp cũng
được thu hút vào các hoạt động KH&CN.
Hiện nay, lực lượng này phân bố rất không đều giữa các vùng miền trong cả
nước. Có tới 92,2% cán bộ có trình độ TS và TSKH tập trung ở các cơ quan
trung ương và hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố HCM (Hà Nội có
63,8% TS và 75,9% TSKH), (thành phố HCM có 19,33% TS và 17,11%

TSKH). Số TS ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ chưa tới 1% .
Trong số các GS, PGS, có 86,2% ở Hà Nội và 9,5% ở thành phố HCM, các nơi
còn lại là 4,3%.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 2008, Vi
ệt Nam có hơn 2,2 triệu
người có trình độ đại học và cao đẳng, 24 nghìn thạc sỹ, 14 nghìn TS và TSKH
đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế - xã hội. Trong lĩnh
vực KH&CN hiện có tổng số khoảng 52.893 cán bộ đang làm việc, trong đó có
44.671 cán bộ KH&CN làm việc theo chế độ chính nhiệm và 8.222 làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm. Lực lượng chuyên nghiệp trực tiếp làm công tác nghiên
cứu khoa học (NCKH) trong các tổ chức R&D chỉ có khoả
ng 22 nghìn người.
Cũng như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam chưa có một hệ thống thống kê
đầy đủ và thống nhất để có thể đưa các số liệu đáng tin cậy về nguồn nhân lực
KH&CN. Mặc dù vậy, có thể khẳng định rằng, số lượng lao động trực tiếp tham
gia hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổ
ng số lao

2
động có trình độ đại học và cao đẳng hiện có (chỉ khoảng 1%). Ðây là một tỷ lệ
thấp so với các nước trong khu vực và càng thấp hơn so với các nước công
nghiệp phát triển.
Trong hệ thống các trường đại học, học viện nước ta ngoài Trường ĐH
KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chưa có nơi nào đào tạo cử nhân
chuyên ngành về quản lý KH&CN. Đối với đào tạo cao học chuyên ngành v

quản lý KH&CN mới chỉ có 03 cơ sở đào tạo liên tục và có hệ thống: Trường
Trường ĐH KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Chiến lược và
Chính sách KH&CN thuộc Bộ KH&CN và Học viện Kỹ thuật quân sự thuộc Bộ
Quốc phòng. Tuy nhiên, lượng tuyển sinh, chương trình đào tạo và đội ngũ cán

bộ giảng dạy chuyên nghiệp về quản lý KH&CN còn chưa đáp ứng
được nhu
cầu học tập của xã hội và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý KH&CN.
Hiện nay, toàn quốc có khoảng 53.000 cán bộ KH&CN, trong đó số cán bộ
làm công tác quản lý KH&CN đa phần cũng chưa được đào tạo bài bản, chưa
được đào tạo chuyên sâu về quản lý KH&CN. Nếu tỷ lệ cán bộ này cần thay thế
do nguyên nhân tự nhiên khách quan (nghỉ hưu, chuyển công tác ) hàng năm
trung bình chỉ là 1%, thì tổng nhu cầ
u bổ sung để thay thế của toàn hệ thống này
cũng lên đến 530 người năm. Mặt khác, nếu mỗi huyện cần có 01 cán bộ quản lý
KH&CN chuyên trách thì nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý KH&CN hàng năm sẽ
khoảng trên 1.000 người. Như vậy, nhu cầu đào tạo mới và đào tạo lại nhằm
nâng cao trình độ nguồn lực tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện chính
sách, xây dựng
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KH&CN ngang
tầm với các nước trong khu vực và quốc tế là rất lớn.
Chương trình hành động của Bộ KH&CN triển khai thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định
số 809/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2011) cũng đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển nhân
lực KH&CN có trình độ cao, các kỹ sư trưởng, tổng công trình sư và các tập thể
khoa học m
ạnh; đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ nghiên cứu - phát triển trong các tổ
chức KH&CN đạt 12 người trên 10.000 dân; hình thành hệ thống 10.000 doanh
nghiệp KH&CN đi tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm,
công nghệ mới”. Để thực hiện được mục tiêu này thì công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ KH&CN trong đó, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN
cần được phát triển về số lượng để
đáp ứng được quy mô phát triển KH&CN và


3
các yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới hiện nay. Đặc biệt, cần
đào tạo đủ số lượng cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp KH&CN và các tỉnh,
thành phố trên toàn quốc.
I. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo để nâng cao nhận thức của xã hội, nâng cao trình độ nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đang là vấn đề cầ
n được quan tâm hàng đầu vì
đây là chìa khoá đảm bảo sự thành công của mọi chủ trương, chính sách và
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, nhiều Chương
trình hành động của Chính phủ, của Bộ KH&CN đã đưa ra nhiều hạng mục thực
hiện tư tưởng chỉ đạo này. Tuy nhiên, một trong những khâu yếu nhất khiến hiệu
quả thực hiện chưa cao là chưa có mộ
t đội ngũ chuyên gia quản lý KH&CN đủ
mạnh, một trong những nguyên nhân là do việc đào tạo cán bộ quản lý KH&CN
còn bất cập. Nhìn nhận vấn đề đảm bảo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho
công cuộc CNH, HĐH hiện nay và nhiều năm tới, khi mà hội nhập kinh tế quốc
tế dẫn tới cạnh tranh trên thương trường là điều tất yếu thì một yếu tố quan trọng
là phải có các chuyên gia quản lý và tư vấn về KH&CN để phát huy hết nguồn
lực đang có.
Về mặt nhận thức, hoạt động KH&CN là một dạng hoạt động xã hội đặc
thù. Sản phẩm của hoạt động KH&CN phần lớn là vô hình, dưới dạng thông tin,
được hình thành từ quá trình lao động trí óc. Hoạt động KH&CN bao gồm hoạt
động NCKH và hoạt động phát triển, ứng dụng công nghệ. Hoạt động NCKH là
tiền
đề cho hoạt động PTCN. Hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ luôn
gắn bó mật thiết với hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp và
các tổ chức kinh tế.
Hoạt động quản lý KH&CN cũng có đặc điểm, tiêu chí và chuẩn mực hành

động riêng so với nhiều lĩnh vực xã hội khác. Riêng ở Việt Nam, không phải ai
cũng hiểu đúng về vai trò của cán bộ quản lý KH&CN. Bởi trên thự
c tế ở Việt
Nam hiện nay chưa coi quản lý KH&CN là một nghề, cho rằng người quản lý
không nhất thiết phải là người được đào tạo một cách chính quy và cũng chưa có
một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá về người quản lý KH&CN. Đại bộ phận cán
bộ làm công tác quản lý KH&CN từ trước tới nay chủ yếu được lựa chọn từ
những cán bộ chuyên môn công tác lâu năm, hoạt độ
ng chủ yếu dựa vào năng

4
lực bản thân và tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn hoạt động mà không được
đào tạo chính quy, bài bản về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý KH&CN. Theo yêu
cầu và xu thế thời đại hiện nay, người quản lý KH&CN phải được đào tạo cơ
bản về trình độ và kỹ năng quản lý. Hoạt động quản lý, trong đó có quản lý
KH&CN đang trở thành một nghề hấp dẫn và nhận đượ
c sự quan tâm đặc biệt
của xã hội trong xu thế phát triển của thời đại.
Bản chất của hoạt động quản lý KH&CN là sự vận dụng có ý thức các quy
luật và đặc điểm của sự vận động phát triển nội tại của KH&CN, tác động qua
lại giữa nó với các hoạt động khác nhằm tạo môi trường tốt hơn cho sự phát
triển KH&CN. Quản lý KH&CN là một lĩ
nh vực có tính chất liên ngành, dựa
trên sự vận dụng tổng hợp lý luận và phương pháp của nhiều môn khoa học như:
Triết học, Khoa học quản lý, Kinh tế học, Lôgíc học, Xã hội học, Tâm lý học,
Điều khiển học, Lý thuyết thông tin, Lý thuyết hệ thống, Đồng thời, khoa học
về quản lý KH&CN cũng hình thành một hệ thống khái niệm, nội hàm riêng của
mình. Việc quản lý các hoạt động KH&CN
ở mọi cấp đều sử dụng kiến thức, kỹ
năng chuyên môn về quản lý KH&CN, mà những kiến thức và kỹ năng chuyên

môn này phải được đào tạo bài bản và khoa học. Người quản lý KH&CN phải
có tri thức khoa học quản lý, phải có phương pháp và nghiệp vụ quản lý chuyên
nghiệp của lĩnh vực KH&CN. Để làm tốt công tác quản lý KH&CN, người cán
bộ quản lý KH&CN cần có đầy đủ kiến th
ức của một nhà quản lý, có tầm nhìn
xa, có kinh nghiệm về đối nội và quan hệ quốc tế, có trách nhiệm cao trước cộng
đồng, có thái độ linh hoạt, mềm dẻo, biết kiến tạo những hệ thống quản lý hữu
hiệu, biết dùng người, nhạy cảm với văn hoá quản lý, có đầu óc học hỏi liên tục
để tiến lên và đổi mới không ngừng. Ngoài ra, một đòi hỏi rất quan trọ
ng nữa về
chất lượng đào tạo là người quản lý KH&CN cần phải có nhãn quan kinh tế đối
với mọi việc quản lý của cơ quan đơn vị mình.
Việt Nam đã bước vào hội nhập kinh tế thế giới, từng bước tiến tới chiếm
lĩnh KH&CN đỉnh cao, cho nên luôn đòi hỏi phải xây dựng một lực lượng
KH&CN đông đảo có trình độ và đẳng cấp quố
c tế, có khả năng làm việc trong
môi trường công nghệ tiên tiến và cạnh tranh. Để lực lượng KH&CN Việt Nam
phát huy được và cống hiến tài năng, Nhà nước cần một đội ngũ cán bộ quản lý
KH&CN chuyên nghiệp, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
để giữ vai trò trọng yếu trong công tác quản lý KH&CN ở thời đại mới.

5
Trong nhiều năm gần đây, Nhà nước cũng đã dành nhiều ngân sách (hàng
ngàn tỉ đồng) để đầu tư cho cán bộ KH&CN, song với các chuyên gia quản lý
KH&CN thì chưa được đầu tư đúng mức và chưa nhận được sự quan tâm cần
thiết. Chính vì vậy, một đề án tập trung nghiên cứu để phân tích hiện trạng, đánh
giá nhu cầu, xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ quản lý KH&CN trong
thời điểm hiệ
n nay là rất thiết thực.
Trong lịch sử KH&CN, đào tạo chuyên gia quản lý KH&CN chỉ mới bắt

đầu cách đây hơn 50 năm, chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu và Liên Xô cũ
(theo các nhà nghiên cứu, chương trình đầu tiên đào tạo có hệ thống về quản lý
công nghệ được biết đến từ năm 1949). Trong hệ thống đào tạo của nhiều nước
phương Tây, ngành học này thường có tên chung là “Technology Management”,
tứ
c là quản lý công nghệ. Quản lý công nghệ bao quát tất cả các giai đoạn của
vòng đời công nghệ cho nên có phạm vi sâu rộng, từ nghiên cứu đổi mới công
nghệ đến khai thác vận hành kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Công nghệ lại có
yếu tố con người, tổ chức nên đối với quản lý công nghệ, người ta chú ý cả
những khía cạnh xã hội, nhân văn. Thực tế đã cho thấy: Quản lý công nghệ là
một ngành họ
c mới hình thành do thực tiễn công cuộc phát triển đòi hỏi, là sự
giao thoa của KHXH&NV như quản lý, kinh tế học, chính trị học, xã hội học và
các hệ thống kỹ thuật với hạt nhân là khoa học kỹ thuật.

Những nội dung nêu trên cho thấy vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công
tác quản lý KH&CN ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế. Đồng thời cũng đề cập đến ý nghĩa và yêu cầu cấp bách của việc đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý KH&CN, tạo nền tảng và động lực cho
CNH, HĐH, phát triển nhanh, bền vững đất nước, hướng t
ới mục tiêu nước ta cơ
bản là một nước công nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội XI nêu ra.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu khảo sát nhận dạng nhu cầu và xây dựng các chương trình
khung đào tạo các chuyên ngành đại học và cao học về quản lý KH&CN. Xây
dựng đề án phát triển Trường Quản lý KH&CN thành Học viện Quản lý
KH&CN đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý KH&CN cho phát triển của đất n
ước
trong giai đoạn CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.


6
1.3 Phương pháp tiếp cận và quy trình triển khai thực hiện đề án
Nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện đề án dựa trên cơ sở của phương
pháp và quy trình tiếp cận qua các bước sau:
• Nội dung đầu tiên được nhóm nghiên cứu triển khai là tiến hành khảo
sát đánh giá hiện trạng trình độ cán bộ và xác định nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực làm công tác quản lý KH&CN. Kết quả nghiên cứu của
nội dung này cho phép nhận d
ạng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực quản
lý KH&CN cả về quy mô lẫn nội dung. Xuất phát từ nghiên cứu mô
hình tổ chức quản lý nhà nước cấp tỉnh, thành phố về KH&CN đang
được áp dụng, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, đơn vị
trực thuộc và yêu cầu về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ quản lý KH&
CN, nhóm nghiên cứu xây dựng phiếu thu thập
thông tin. Trên cơ sở đó tiến hành điều tra thu thập thông tin theo
phương pháp kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phương pháp gửi
phiếu điều tra.
• Song song với quá trình đánh giá hiện trạng và nhu cầu đạo tạo của đội
ngũ các cán bộ làm công tác quản lý KH&CN, nhóm nghiên cứu đã
phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội khai thác cơ s
ở dữ liệu
về đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ các doanh nghiệp và các
ngành kinh tế đang được tiến hành tại các tỉnh, thành phố nhằm phân
tích đánh giá nhu cầu thẩm định, tư vấn về lựa chọn và chuyển giao
công nghệ mà các doanh nghiệp cần trong quá trình đầu tư đổi mới công
nghệ. Đối chiếu giữa nhu cầu mà xã hội cần đối với công tác quản lý
khoa học và công nghệ và hiệ
n trạng trình độ của đội ngũ cán bộ quản
lý hiện tại để xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp cho đối

tượng này. Nhóm nghiên cứu đã khai thác cơ sở dữ liệu của đề tài “Điều
tra đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu và
định hướng giải pháp đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên
địa bàn các tỉnh, thành phố
: Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Bình,
Bình Định, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Sơn La” của Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội thực hiện trong các năm từ 2003 đến 2010.
• Trong nội dung thứ ba, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các chương
trình đào tạo hiện có của trường Quản lý KH&CN, các cơ sở đào tạo

7
trong nước có đào tạo sau đại học, đại học và bồi dưỡng ngắn hạn cho
đội ngũ làm công tác quản lý KH&CN. Thông qua nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin về các chương trình đào tạo
dài hạn và ngắn hạn, các môn học có liên quan đang được triển khai,
nhận dạng các cơ sở đào tạo có thể tham gia vào đề án và xác định danh
sách đội ngũ giảng viên,…
• Nội dung nghiên cứu thứ tư được triể
n khai là nghiên cứu kinh nghiệm
triển khai công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và chuyên gia về quản lý
KH&CN của các nước. Mục tiêu của nghiên cứu là tham khảo các
chương trình đào tạo cho từng đối tượng cán bộ quản lý và thông qua đó
thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo. Học hỏi
kinh nghiệm, trao đổi cán bộ và đào tạo các chuyên gia đầu ngành là các
nội dung sẽ được th
ể hiện trong đề án.
• Nội dung thứ năm được triển khai là xây dựng chương trình khung các
chuyên ngành đào tạo đại học, cao học, bồi dưỡng ngắn hạn và các
chương trình hoạt động của Học viện Quản lý KH&CN cùng dự thảo Đề
án thành lập “Học viện Quản lý KH&CN”.


8

II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập Học viện Quản lý KH&CN
Việc xây dựng Học viện Quản lý KH&CN cần dựa trên những cơ sở lý
luận và thực tiễn của Việt Nam, bao gồm: Thực trạng hoạt động quản lý
KH&CN và đội ngũ quản lý KH&CN của nước ta trong những năm qua và hiện
nay; thực trạng về đào tạo cán bộ quản lý KH&CN trình độ
đại học và sau đại
học; nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ KH&CN về
lý luận và phương pháp luận quản lý KH&CN, tham khảo những mô hình học
viện quản lý KH&CN của các nước phát triển.
2.1 Thực trạng hoạt động quản lý KH&CN và đội ngũ cán bộ quản lý
2.1.1 Hoạt động quản lý KH&CN
2.1.1.1. Thành tựu đã đạt được
Những năm qua, trình độ KH&CN c
ủa nước ta ngày càng được nâng cao.
Khoảng cách về KH&CN ở một số lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước được
thu hẹp. Việc đổi mới công nghệ trong các ngành, các doanh nghiệp được tăng
cường; quản lý nhà nước về SHTT có bước tiến mới.
KH&CN đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ
cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao
vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,… Nhiều sản phẩm mới ra
đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn.
Từ khi chúng ta bắt đầu sự nghiệp đổi mới và mở cửa và đặc biệt là từ khi
có Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII (1996), nhận thức về vai trò của
KH&CN đã được nâng cao rõ nét và ngày càng khẳng định vai trò độ
ng lực của
KH&CN trong phát triển kinh tế. Phương châm phát triển kinh tế phải dựa vào
KH&CN, đồng thời KH&CN phải hướng vào phát triển kinh tế. Đặc biệt trong

trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức
được chỉ có đổi mới công nghệ mới đủ sức cạnh tranh và tồn tại được trong nền
kinh tế thị trường. Chủ trương đó
đã thúc đẩy và tạo điều kiện để các ngành các
cấp, các tầng lớp trí thức, sinh viên, doanh nhân, kể cả nông dân, nghệ nhân, chủ
trang trại,… nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học, kỹ thuật, tiếp nhận CGCN
với tinh thần làm giàu cho mình, cho quê hương, cải thiện điều kiện lao động,
tạo sản phẩm mới có giá trị cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Doanh nghiệp

9
đã trở thành chủ thể của đổi mới công nghệ, nhân tố quan trọng trong hệ thống
đổi mới quốc gia (National Innovation System).
Trong công tác đào tạo, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước,
trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã đào tạo được trên 3,6 triệu cán bộ có trình
độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 54 nghìn người có trình độ trên đại học
(trên 18 nghìn tiến sỹ và 36 nghìn thạc sỹ) và kho
ảng hơn 2 triệu công nhân kỹ
thuật, trong đó, có khoảng 75 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực
KH&CN thuộc khu vực Nhà nước (Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn
2011 - 2020). Đây là nguồn lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất
nước. Thực tế cho thấy lực lượng này tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được
tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và l
ĩnh vực. Trong đó, đội ngũ
quản lý KH&CN các cấp, các ngành và địa phương hiện nay có khoảng 4.000
người (chưa kể số cán bộ quản lý KH&CN tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế, tập đoàn kinh tế và khối trường đại học, viện nghiên cứu - số liệu thống kê
năm 2010, Bộ KH&CN).
Về phát triển các tổ chức KH&CN: Thời gian qua, đã xây dựng được
một mạng l
ưới các tổ chức KH&CN với trên 1.500 tổ chức nghiên cứu và phát

triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 700 tổ chức ngoài Nhà
nước; 149 trường đại học (trong đó, 103 trường công lập, 46 trường ngoài công
lập) và 227 trường cao đẳng (trong đó có 197 trường công lập và 30 trường
ngoài công lập) (theo số liệu thống kê năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cơ
sở hạ tầng kỹ thu
ật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm,
các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện cũng được tăng cường và nâng cấp.
Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa NCKH, PTCN với sản xuất – kinh
doanh (như Viện Máy và công cụ - IMI).
Bộ Chính trị đã ra Thông báo Kết luận số 234-TB/TW về “Báo cáo kiểm
điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về khoa học công
nghệ và nhiệm vụ, gi
ải pháp phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020”.
Trong đó, việc đầu tư cho KH&CN đã giúp một số ngành kinh tế phát triển vượt
bậc trong thời gian qua như: thủy sản, đóng tàu, viễn thông, dầu khí, khai thác
tài nguyên khoáng sản, sản xuất vắc-xin, thuốc chữa bệnh, thủy điện, công nghệ
thông tin Chẳng hạn như hiệu quả của việc Việt Nam chặn đứng được dịch
viêm đườ
ng hô hấp cấp (SARS) sớm nhất thế giới nhờ công lao của các nhà
nghiên cứu siêu vi trùng, dịch tễ học và điều trị Việt Nam. Hiệu quả từ việc

10
chúng ta đã sản xuất được hầu hết các loại vắc-xin như cúm, sở, bại liệt, uốn
ván, v.v… hay sử dụng kĩ thuật ADN để xác định danh tính liệt sỹ của Viện
KH&CN Việt Nam, v.v… (Theo Báo cáo kiểm tra tình hình triển khai thực hiện
chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010, Bộ KH&CN). Từ đó cho
thấy nhiều nỗ lực đáng ghi nhận của đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN,
trong đó có vai trò của các nhà quản lý KH&CN.
Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã

góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến,
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Đặc biệt
các ngành công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông của nướ
c ta đã có những
bước phát triển vượt bậc và đạt trình độ cao, phục vụ ngày càng nhiều, có hiệu
quả cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, các định hướng, nội dung, nhiệm vụ KH&CN đã bám sát
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả hoạt động KH&CN
đã đáp ứng tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã h
ội, nhất là phục
vụ trực tiếp quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế (tái cấu trúc nền kinh tế và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng) và hội nhập quốc tế.
Theo báo cáo của Bộ KH&CN, trong công tác quản lý, Bộ KH&CN đã xây
dựng và hoàn thiện về cơ bản hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ, đồng bộ, tạo
hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho hoạt động KH&CN cũng như ti
ếp
cận về cơ chế, chính sách, các mô hình quản lý hiện đại phù hợp với thông lệ
quốc tế, đặc biệt thành công ở nhiều nước có nền khoa học phát triển như: Hoa
Kỳ, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Như vậy, có thể khẳng định là KH&CN nước ta, dù mới phát triển và
không khỏi chập chững trong những bước đi ban đầu nhưng đã thực sự góp phần
đáng kể vào đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong
những năm gần đây. Hệ thống các tổ chức KH&CN được củng cố và nâng cao
hiệu quả theo hướng chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ hoặc chuyển
sang doanh nghiệp. Hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài được khuyến
khích. Đã triển khai nhiều chươ
ng trình, đề án lớn về: đổi mới cơ chế quản lý
KH&CN, phát triển công nghệ quốc gia; nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; ứng


11
dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển nông thôn, miền núi; phấn đấu đưa
Việt Nam thành nước mạnh trong một số lĩnh vực KH&CN. Quỹ Phát triển khoa
học và công nghệ Quốc gia được quản lý có hiệu quả. Các hội chợ và triển lãm
công nghệ đã đem lại những kết quả thiết thực.
2.1.1.2 Một số tồn tại và hạn chế
Mặc dù đã đạt đượ
c những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung
KH&CN nước ta còn nhiều mặt hạn chế, còn có khoảng cách khá xa so với thế
giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực cho phát
triển KT - XH. Tiềm lực KH&CN tương đối thấp. Đội ngũ cán bộ KH&CN và
cán bộ quản lý KH&CN ở nhiều lĩnh vực còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, thiếu
các “tổng công trình sư”, đặ
c biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ
chuyên môn và kỹ năng quản lý cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN phân bổ theo
ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý. Đầu tư xã hội cho KH&CN rất
thấp, đặc biệt là sự đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện
nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với
những cơ
sở nghiên cứu, đào tạo của các nước trong khu vực.
Hệ thống đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN
chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hệ
thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấ
n CGCN, SHTT, TC-
ĐL-CL còn nhiều vấn đề về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ chưa
đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế; thiếu sự liên kết hữu cơ
giữa NCKH & PTCN, giáo dục – đào tạo và sản xuất – kinh doanh; thiếu sự hợp
tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu – phát triển, các trường đại học và
doanh nghiệ

p. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2011 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2012 (ngày 10/01/2012), thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho
rằng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra; việc triển khai một số chương trình, dự án, đề án lớn về KH&CN còn
chậm; các phòng thí nghiệm được đầu tư kinh phí lớn song ch
ưa được khai thác
hết công suất… là những hạn chế mà Bộ KH&CN cần lưu ý và từng bước khắc
phục.
Nhiều nhà quản lý ở các cấp, các ngành và bản thân các nhà khoa học chưa
nhận thức được hết đặc tính và sự khác biệt giữa hai quá trình nghiên cứu khoa
học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu cũng như tác động qua lại hữu cơ của

12
hai quá trình này trong một chu trình thống nhất, từ đó có những nhận định,
đánh giá khác nhau về quá trình nghiên cứu, việc thương mại hoá các kết quả
nghiên cứu, có khi còn mâu thuẫn lẫn nhau. Bên cạnh đó, tình trạng quan liêu ỷ
lại vào sự bao cấp của Nhà nước đã ăn sâu vào tâm thức nhiều tổ chức nghiên
cứu, nhà khoa học; tinh thần làm việc của một bộ phận nhà khoa học còn thiếu
nhiệt huyết và cảm hứng sáng t
ạo, thiếu chủ động để vượt qua khó khăn, thách
thức
So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn khoảng
cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu
trong dân số và mức đầu tư cho NCKH theo đầu người thấp, các kết quả nghiên
cứu – phát triển theo chuẩn mực quốc tế rất ít. Nhìn chung, năng lực KH&CN
nước ta thấ
p, chậm giải đáp kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa
gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Trình
độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất lạc hậu.
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh

vực như: bưu chính – viễn thông, dầ
u khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện,
xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc
hậu rất nhiều so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Các tổ chức KH&CN chưa chủ động, có nơi còn lúng túng khi chuyển sang
cơ chế tự chủ. Cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ
về đầu tư, giao tài sản, ưu
đãi thuế, đất đai.
Hiệu quả thấp từ chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm tạo động lực đối với cán
bộ KH&CN và chính sách thu hút trọng dụng nhân tài. Chế độ tiền lương còn
nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.
Trong bối cảnh đó khó hình thành các nhà khoa học giỏi.
Hoạt động mua, bán, CGCN, kết quả nghiên cứu bị
hạn chế vì nhiều
nguyên nhân, song chủ yếu do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy
định pháp lý cụ thể về định giá công nghệ, định giá tài sản trí tuệ và giao quyền
sở hữu kết quả nghiên cứu có nguồn gốc ngân sách nhà nước cho các tổ chức và
cá nhân thực hiện. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả NCKH
& PTCN còn bị hạn chế do những bất cập trong các quy định pháp lý, đặc biệt là
hệ thố
ng bảo hộ hữu hiệu quyền SHTT.

13
Cơ chế quản lý KH&CN tuy có đổi mới nhưng chậm và thiếu trọng tâm,
không căn bản và vẫn còn nặng tính hành chính: Quản lý hoạt động NCKH,
PTCN, tuy đã có nhiều tiến bộ, quy trình hóa và tiêu chuẩn hóa được khá nhiều
nội dung quản lý, nhưng nhìn chung vẫn còn mang tính hình thức, chưa chú
trọng khâu xây dựng, xác định nhiệm vụ, quản lý chất lượng đầu ra và ứng dụng
kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chư

a thực sự gắn kết
chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu
kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế. Cơ chế quản lý các
tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo
động l
ực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Cơ
chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa
học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước; cơ chế tự
chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự chủ về quản lý
nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế. Thị trường KH&CN chậm phát triển.
Tóm l
ại, công tác QLNN về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu
của nền kinh tế thị trường. Nhân lực KH&CN và đội ngũ cán bộ quản lý
KH&CN còn thiếu và yếu trong chuyên môn và nghiệp vụ, đặt ra sự cần thiết và
nhu cầu rất lớn về đào tạo và đào tạo lại lực lượng này. Việc đổi mới quản lý
KH&CN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một công tác vừa mang t
ầm chiến
lược, vừa là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
KH&CN.
2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN
Theo số liệu thống kê năm 2010 của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ KH&CN,
tổng số cán bộ hiện đang làm công tác quản lý KH&CN tại các Bộ, ngành Trung
ương và tại Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước là 3.934
người, trong đó có 796 cán bộ thuộc các Bộ, ngành Trung ươ
ng và 3.138 cán bộ
thuộc các Sở KH&CN địa phương. Về trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản
lý KH&CN hiện nay đã được nâng lên rõ rệt (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN
Trình độ đào tạo

Cán bộ quản lý
KH&CN
Tổng số
Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Khác

14
Bộ, ngành Trung
ương
796
109
(14%)
257
(32%)
388
(49%)
42
(5%)
Các Sở KH&CN 3.138
35
(1%)
234
(7%)
2.627

(84%)
242
(8%)
Chung của cả nước 3.934
144
(3%)

491
(13%)
3.015
(77%)
284
(7%)
Nguồn: Thống kê 2010
Cán bộ quản lý KH&CN có 16% trình độ từ thạc sỹ trở lên và 77% trình độ
đại học; cán bộ quản lý KH&CN ở các địa phương có 84% trình độ đại học.
Như vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN cần được xem xét một
cách nghiêm túc.
Tỷ lệ cán bộ quản lý KH&CN có 4 người trên 100.000 dân và có 2 người
trên 1000 cán bộ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN. Đây là một tỷ lệ rất thấp so
vớ
i các nước trong khu vực. Đặc biệt, hiện nay rất nhiều huyện trên cả nước vẫn
chưa có cán bộ quản lý KH&CN chuyên trách và đa phần là kiêm nhiệm.
Mặc dù có đến 93% số cán bộ, công chức, viên chức ngành KH&CN đã tốt
nghiệp đại học trở lên, song thực chất kiến thức và năng lực về nghiên cứu
hoạch định chính sách, quản lý KH&CN còn thiếu và yếu. Đại bộ phận số cán
bộ quả
n lý KH&CN này chưa được đào tạo bài bản và có bằng cấp chính quy về
khoa học quản lý mà chủ yếu được lựa chọn, bổ nhiệm từ những cán bộ công tác
lâu năm hoặc từ những cán bộ đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, sau đó qua lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày để có thể đáp ứng theo tiêu chuẩn ngạch, bậc
công chức Nhà nước. Về công tác chuyên môn, theo k
ết quả khảo sát của nhóm
nghiên cứu thì vẫn có nhiều ý kiến được hỏi cho rằng chưa có sự phù hợp giữa
vị trí công việc đảm trách và chuyên môn được đào tạo, trong đó với cán bộ
phòng ban là 7,1% khẳng định hoàn toàn không đồng ý và 7,1% cho rằng không
đồng ý; và đối với cán bộ chuyên môn thì 71,% hoàn toàn không đồng ý, 2,4%

cho rằng không đồng ý. Tuy nhiên, nhận xét chung về kết quả điều tra cho thấy,
các ý kiến được hỏi cho rằng giữa các cán bộ chuyên môn và cán b
ộ quản lý
phòng ban thì các cán bộ phụ trách chuyên môn có sự phù hợp giữa vị trí đảm
nhiệm với chuyên môn đào tạo hơn.

15
7,1% 7,1%
28,2%
38,8%
18,8%
2,4%
41,7%
7,1%
20,2%
28,6%
Hoàn toàn không
đồng ý
Không đồng ý Tạm chấp nhận Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Cán bộ quản lý phòng ban Cán bộ chuyên môn

Nguồn: Từ kết quả điều tra của đề án
Hình: Đánh giá sự phù hợp giữa vị trí công tác và chuyên môn được đào tạo
Trong thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN còn bất cập,
phương thức quản lý chủ yếu dựa trên tích lũy kinh nghiệm là chính, chưa được
đào tạo có hệ thống và bài bản về kiến thức và kỹ năng quản lý. Thực thi công
vụ theo kiểu hành chính hóa thể hiện trong công tác tham mưu, xây dựng chính
sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Việc ứ
ng dụng
các phương pháp quản lý KH&CN hiện đại và công tác cải cách thủ tục hành

chính chỉ có tính chất đối phó. Bên cạnh đó, tính năng động, kỹ năng giao tiếp
và khả năng xử lý thông tin của cán bộ quản lý KH&CN còn yếu và có khi còn
gây cản trở đối với việc đổi mới và phát triển KH&CN. Một số cán bộ quản lý
KH&CN ở các địa phương bị động, trông chờ vào sự “cầm tay chỉ việc” củ
a cấp
trên, chậm trễ và khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực
tiễn đặt ra từ cơ sở do thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý hoạt động KH&CN.
Mặt khác, nếu nhìn từ góc độ bao quát hơn có thể thấy, ở Việt Nam hoạt
động nghiên cứu phát triển lý luận và phương pháp luận của Khoa học quản lý
và quản lý KH&CN chưa được chú ý. Lý luận về khoa h
ọc quản lý phát triển
chậm so với khu vực và thế giới, chưa có tác dụng lớn, định hướng cho hoạt
động thực tiễn. Việc nghiên cứu hệ thống quản lý KH&CN cũng như các chính
sách công tương ứng chưa được quan tâm đúng mức và thiếu tính chuyên
nghiệp.
Để khắc phục tình trạng trên đây, một mặt phải có cách làm hệ thống hơn
và mới hơn trong việc xác định tiêu chuẩn và phươ
ng thức tuyển chọn người
làm nghề quản lý KH&CN và công chức ngành KH&CN. Mặt khác, phải tổ

16
chức hệ thống nhà trường đào tạo cán bộ quản lý ở trình độ cao, đảm bảo có
kiến thức và phương pháp quản lý hiện đại. Do đó, việc thành lập một Học viện
Quản lý KH&CN tương tự như Học viện Quản lý KH&CN Trung Quốc tại
Thượng Hải (được trình bày ở phần sau) có thể được coi là phù hợp nhất.
Tóm lại, tầm quan trọng của hoạt động qu
ản lý KH&CN và đội ngũ cán bộ
quản lý thể hiện rõ ở vị trí trọng tâm và vai trò quyết định trong phát triển KT-
XH nước ta. Để làm tốt công tác quản lý KH&CN, trước hết phải đổi mới cơ chế
quản lý KH&CN, đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý KH&CN,

đồng thời phải có một đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN mang tính chuyên
nghiệp cao có phẩm chất chính trị vững vàng, đội ngũ
cán bộ quản lý KH&CN
phải được đào tạo bài bản và bồi dưỡng theo các chương trình thích hợp, đáp
ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực KH&CN.
2.1.3 Nhu cầu nhân lực trong quản lý KH&CN
Trong thời gian qua, mặc dù đã đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhận lực
KH&CN, tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn, cho đến nay, nhu cầu nhân lực
trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu và yếu cả về số lượ
ng lẫn chất lượng. Trong qui
hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015,
tầm nhìn 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã xác định những
con số mục tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, trong một số văn bản khác cũng đã nêu rõ
nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực của hoạt động KH&CN.
Qua các văn bản về Chiến lược phát triể
n nhân lực Việt Nam đến năm
2020, các văn bản hướng dẫn thí điểm làm quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
của các Bộ, ngành và địa phương và đặc biệt là quy hoạch phát triển nhân lực
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy:
Nhận thức của Chính phủ và của các Bộ, ngành và các địa phương đã có
những chuyển biến rõ rệt về sự cần thiết phải đào tạo, phát triể
n nguồn nhân lực,
đặc biệt nhân lực trình độ cao và chất lượng cao.
Nhu cầu về nguồn nhân lực trên thực tế là rất lớn, trong đó nhân lực
KH&CN đóng vai trò quan trọng
Trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực KH&CN, nhà nước cũng đã
nhấn mạnh đến đào tạo cán bộ quản lý ngành. Đây chính là một căn cứ quan
trọng để xây dựng đề án Thành lập Học viện Quản lý KH&CN.

17

2.1.3.1 Quan điểm chung về phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Theo tính toán của Chính phủ, hiện nay nhân lực chất lượng cao lĩnh vực
Công nghệ thông tin (CNTT) đang dừng ở con số 180.000 người. Sau 4 năm
nữa, con số này phải tăng lên 350.000 người. Và năm 2020, nhân lực chất lượng
cao lĩnh vực này cần phải có là 550.000 người.
Tiếp đến là chỉ tiêu phát triển nhân lực giảng viên các trường đại học, cao
đẳng
. Cụ thể, đến năm 2015 nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này phải đạt
mốc 100.000, và đến 2020 phải đạt là 160.000 người.
Lĩnh vực được xác định cần nhân lực chất lượng cao kế tiếp đó là Tài chính
- Ngân hàng. Mục tiêu đưa ra đến năm 2015, phải có 100.000 người và tăng
thêm 20.000 trong 5 năm tiếp theo.
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ đứng thứ tư với chỉ tiêu đến năm 2015 c
ần
có 60.000 người, và đến năm 2020 tăng lên 80.000 người.
Lĩnh vực Y tế - chăm sóc sức khỏe cũng nằm trong "tốp 6" cần nhân lực
trình độ cao. Theo đó, đến năm 2015, nhân lực ngành Y phải đạt 70.000 người
và đến năm 2020 tăng lên 80.000.
Đáng lưu ý, nhân lực quản lý Nhà nước, hoạch định chính sách và luật
quốc tế đến năm 2015 là 18.000 người và đến năm 2020 là 20.000 người.
Chiến lược của Chính ph
ủ cũng đề ra đến năm 2015 thì số trường dạy nghề
đạt đẳng cấp quốc tế phải đạt là 5 trường và đến năm 2020 phải có trên 10
trường. Số trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế đến năm 2020 phải đạt trên 4
trường.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 55%, đến năm 2020 phải đạt
70%. Tương tự, tỷ
lệ lao động qua đào tạo nghề phải đạt 40% (năm 2015) và
55% (năm 2020).
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 là chiến lược

tổng hợp quốc gia để định hướng làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển
khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của các
ban, ngành, tổ chức và các địa phương.
Nội dung chiến lược cũng nêu những gi
ải pháp đột phá để phát triển và sử
dụng nhân lực, trong đó nhấn mạnh, mỗi bộ ngành, địa phương phải xây dựng
quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung

18
của mình. Việc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực
thực sự và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lí và hiện tượng quá coi
trọng và đề cao "bằng cấp" hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực
Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức (cơ
quan, doanh nghiệp ) căn cứ vào chiến lược này tổ ch
ức, xây dựng quy hoạch,
đề án phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lí của ngành, địa phương, cơ quan,
đơn vị.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
I. Nâng cao trí lực và kỹ năng lao động

1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,0 55,0 75,0
2.Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) 25,0 40,0 55,0
3. Số sinh viên ĐH, CĐ trên 10.000 dân (sinh

viên)
200 300 400
4. Số trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế
(trường)
-5 >10
5. Số trường ĐH xuất sắc trình độ quốc tế
(trường)
>4
6. Nhân lực có trình độ trong các lĩnh vực đột
phá (người)

- Quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và
luật quốc tế
15.000 18.000 20.000
- Giảng viên ĐH, CĐ 77.500 100.000 160.000
- Khoa học - Công nghệ 40.000 60.000 100.000
- Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000
- Tài chính - Ngân hàng 70.000 100.000 120.000
- Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000
Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020
Để triển khai Chiến lược quan trọng này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn
bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc quy hoạch phát triển nhân lực, bắt đầu
bằng việc thí điểm xây dựng quy hoạch nhân lực tại một số Bộ, ngành, địa
phương đến việc xây dựng Quy hoạch nhân lực Việt Nam đến năm 2020 mà nội
dung các văn bản này có thể khai thác vận dụ
ng trong việc xây dựng Đề án
thành lập Học viện Quản lý KH&CN.

19
Trong giai đoạn của 2000 - 2010 Chính phủ đã có các văn bản chỉ đạo

việc xây dựng Quy hoạch và Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng
nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế và các hoạt động xã hội ngày càng phát
triển và đòi hỏi cao của nước ta.
2.1.3.2 Các giải pháp cụ thể
Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc triển
khai xây d
ựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 của
các Bộ, ngành, địa phương được chọn làm thí điểm sớm. Đây là kết quả Hội
nghị giao ban Trực tuyến trong hai ngày 2/7 và 11/9 năm 2010 giữa Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương được chọn thí
điểm làm sớm, gồm 07 tỉnh, thành phố có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân
các tỉnh: Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đăk Lă
k, Đồng Nai, Hậu Giang, Lào Cai, Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về tiến độ triển khai xây dựng Quy hoạch phát
triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. Tham dự còn có đại diện các Bộ, ngành
liên quan.
Trong những kết luận quan trọng của Phó Thủ tướng nổi lên một số điểm
mà việc xây dựng đề án Thành lập Học viện Quản lý KH&CN cần lưu ý sau
đây:
- Xây dựng Quy hoạch phải chú ý đến công tác dự báo nhu c
ầu xã hội.
Điểm 2 của Kết luận ghi “ Phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực theo ngành thể
hiện tính đặc thù của từng ngành sẽ do Bộ chủ quản chịu trách nhiệm. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp phương pháp dự báo của các ngành để
gửi các địa phương tham khảo hoặc sử dụng trong dự báo nhu cầu nhân lực của
địa phương”.
- Về mụ
c đích của Quy hoạch, Điểm 3 của Thông báo nhấn mạnh “Việc
quy hoạch các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực
: các Bộ, ngành, địa

phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để lập Bản đồ quy
hoạch các cơ sở đào tạo cho ngành mình, địa phương mình, bao gồm các cơ sở
hiện có, các cơ sở dự kiến xây dựng mới (các cơ sở thuộc quản lý trực tiếp của
các Bộ và địa phương khác nhau); đồng thời phối hợp v
ới Bộ Kế hoạch và Đầu
tư để xác định nhu cầu và nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo công
lập. Đi cùng với Bản đồ quy hoạch này là Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ
giáo viên cho ngành mình, địa phương mình.”.

×