LỜI CẢM ƠN
XincảmơnTrườngĐạihọcThủyLợivàcácthầycôtrongKhoaKỹthuậtBiểnđãđàotạov
àhướngdẫntácgiảtrongsuốtquáquátrìnhhọccaohọc,
cánbộthưviệntrongtrườngđãgiúpđỡtácgiảtrongquátrìnhtìmkiếmtàiliệuthựchiệnluậnvăn.
Tácgiảluậnvănxinchânthànhcảmơngiáoviênhướngdẫn TS. Trần Thanh Tùng
đãtậntìnhchỉbảo, hướngdẫntácgiảvềchuyênmôntrongsuốtquátrìnhnghiêncứu.
Tácgiảxinchânthànhcảmơngiađình,
bạnvàđồngnghiệpđãnhiệttìnhgiúpđỡđộngviêntácgiảhoànthànhluậnvănnày!
HàNội, ngày 27 tháng 05 năm 2013
Tácgiả
Đào Hoàng Tùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôixin cam đoanđềtàiluậnvăn: “Nghiêncứucơchếbồilấpcửa Sa
Huỳnhvàđềxuấtphươngánkhắcphục” làkếtquảnghiêncứucủatôi.
Nhữngkếtquảnghiêncứu, môphỏngkhôngsaochéptừbấtkỳnguồnthông tin
nàokhác. Tôixinhoàntoànchịutráchnhiệm,
vàchịubấtkỳhìnhthứckỷluậtnàocủaNhàtrườngnếu vi phạm.
HàNội, ngày 27 tháng 05 năm 2013
Tácgiả
Đào Hoàng Tùng
1
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Vai trò của cửa Sa Huỳnh đối với hoạt động của nghề cá trong khu vực
Khu vực ven biển Quảng Ngãi đã và đang phát triển toàn diện trở thành một
khu công nghiệp trọng điểm của cả nước, những dự án phát triển kinh tế - xã hội
quan trọng của tỉnh và trung ương trong những năm đầu thế kỷ XXI (Nhà máy lọc
dầu số một, cụm cảng Dung Quất, thành phố Vạn Tường, bên cạnh đó là khu công
tế mở Chu Lai…). Những biến động về môi trường ven biển do xói lở, bồi tụ và bồi
lấp có ảnh hưởng rất nhiều đến những dự án phát triển trên và hơn hết, chúng tác
động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
Cửa biển Sa Huynh (tỉnh Quảng Ngãi, huyện Đức Phổ) có ý nghĩa kinh tế -
xã hội rất quan trọng tại khu vực miền Trung và tỉnh Quảng Ngãi trong đó có đầm
nước mặn (130 ha). Vùng ven biển Sa Huỳnh không chỉ là nơi nổi tiếng với nghề
làm muối và đánh bắt hải sản mà vùng này còn có đầm nước nặn rất phù hợp và lý
tưởng cho neo đậu tầu thuyền (hàng năm có hàng ngàn tầu dánh cá ra vào cửa).
Năm 2003, toàn huyện có 690 tàu đánh cá, sản lượng khai thác là 31.545 tấn
cá, tôm, cua, hải sản khác, diện tích nuôi trồng thủy sản là 75ha, sản lượng nuôi
trồng là 431,7 tấn. Năm 2004, sản lượng thủy sản khai thác là 36.300 tấn; năm 2005
tăng lên 42.000 tấn, trong đó xã Phổ Thạnh chiếm 26.463 tấn, xã Phổ Quang 5.071
tấn, còn lại là các xã Phổ Vinh, Phổ Châu, Phổ An. Năm 2005, Đức Phổ có số tàu
đánh cá 1.050 chiếc với tổng công suất là 87.195CV, trong đó xã Phổ Thạnh cao
tuyệt đối với 671 chiếc có tổng công suất 66.308CV, xã Phổ Quang có 195 chiếc
với tổng công suất 8.824CV, còn lại 4 xã khác (Phổ An, Phổ Khánh, Phổ Châu, Phổ
Vinh) số tàu đều dưới 100 chiếc và tổng công suất đều dưới 700CV.
Với lượng tàu thường xuyên ra vào cảng trên 1.000 chiếc mỗi năm, tạo điều
kiện cho nghề biển tại Sa Huỳnh phát triển, nhiều tàu thuyền với công suất lớn trên
90CV đã được cập bến phục vụ cho đánh bắt khơi xa; thúc đẩy hoạt động dịch vụ
hầu cần nghề cá, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động tại địa phương.
Trong những năm gần đây, nghề đánh bắt cá xa bờ phát triển rất mạnh, đồng
thời số lượng các tầu có công suất lớn cần ra vào cửa cũng nhiều hơn cùng với sự đa
2
dạng về cỡ thuyền, vì vậy, vai trò của cửa biển Sa Huỳnh càng trở nên quan trọng
hơn.
Theo thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, hiện xã có 935 chiếc tàu, trong đó có
gần 600 chiếc đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng hải sản thu được trong năm 2012 là
gần 38.000 tấn, đạt 102,1% kế hoạch.
1.2. Các thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng do bồi lấp cửa gây ra đối với các
hoạt động trong vùng.
Dự án thông cửa biển và xây dựng cảng cá Sa Huỳnh được triển khai từ năm
2002 và hoàn thành năm 2005 - Một trong những cảng lớn và có tầm quan trọng về
phát triển kinh tế biển ở khu vực phía Nam tỉnh Quảng Ngãi nhằm giải quyết hiện
tượng bồi lấp tại cửa Sa Huỳnh đồng thời phát triển kinh tế - xã hội tại vùng này.
Tuy nhiên, dự án xây dựng cụm công trình chưa thể giải quyết triệt để hiện tượng
bồi lấp, khiến cho cho việc lưu thông của tầu thuyền qua eo cửa gặp khó khăn.
Tại khu neo đậu trú bão tàu cá, diện tích bồi lấp khoảng 1.000 m
2
, với khối
lượng cát bồi lấp khoảng 4.000 m
3
. Do bị bồi lấp, tim luồng được nạo vét từ dự án
trước đã bị biến đổi, dịch chuyển về phía khu dân cư làm cho cụm đá ngầm nằm ở
rìa luồng trước đây nay trở thành giữa luồng (cụm đá ngầm ước khoảng 150m
3
).
Tình trạng bồi lấp gây cản trở lớn cho tàu thuyền ra vào luồng, nhiều tàu thuyền
thường xuyên bị va vào đá dẫn đến hư hỏng, gây thiệt hại lớn cho tài sản của ngư
dân. Luồng vào ngày càng bồi lấp khiến tàu cá công suất trên 90CV không ra vào
được kể cả lúc triều cường.
Ngoài ra, gió mùa mùa đông – điển hình là gió mùa Đông Bắc đẩy bùn cát từ
phía mũi Sa Huỳnh dọc bờ theo hướng Bắc – Nam làm cho bùn cát lấp dần eo cửa.
Mặt khác, khi di chuyển qua eo, việc di chuyển chậm kết hợp với gió mùa Đông
Bắc đẩy tầu dạt về phía đê chắn sóng (được xây dựng phía Nam cửa) gây ra các hư
hỏng cho tầu.
Kết thúc năm 2012 đã có trên 5 chiếc tàu cá bị mắc cạn tại cửa biển Sa
Huỳnh, trong đó có 3 chiếc bị sóng đánh va vào đập chắn cát đá gây chìm tàu (thiệt
hại gần 2 tỷ đồng). Vì vậy, đã có trên 500 chiếc tàu cá của ngư dân trong xã phải
neo trú và bán hải sản ở những nơi khác thay vì trở về địa phương.
3
1.3. Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão Sa Huỳnh
TheoThông tư của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy
hoạch khu neo đậu tránh trú báo cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm
2030. Các quan điểm về quy hoạch và mục tiêu quy hoạch sẽ được chú trọng đề cập
đến trong luận văn này.
- Quan điểm quy hoạch:
Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá phải phù hợp với Chiến lược
phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đồng thời phải tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng.
Các khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá được xây dựng thành một hệ thống,
trên cơ sở lợi dụng tối đa các địa điểm có điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần các ngư
trường, vùng biển có tần suất bão cao, phù hợp với tập quán của ngư dân, đảm bảo
an toàn cho người và tầu cá, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
- Mục tiêu quy hoạch:
Hoàn chỉnh hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá ven biển, đảo, các
cửa sông, cửa lạch có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đáp ứng nhu cầu neo đậu tránh
trú bão và dịch vụ hậu cần cho tầu cá.
Tóm lại, hiện tượng bồi lấp tại cửa Sa Huỳnh trở nên ngày càng nghiêm
trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã Phổ Thạch mà còn ảnh hưởng
đến tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn “Nghiên cứu cơ chế bồi lấp cửa biển Sa Huỳnh –
Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp khắc phục” sẽ giúp hạn chế hiện tượng này.
- Phân loại và định hướng tiêu chí xây dựng:
Về các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng cần đáp ứng đủ các điều kiện
như: gần ngư trường trọng điểm, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh; vùng biển có tần
suất bão cao; có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đảm bảo an toàn cho tàu cá neo đậu
tránh trú bão; có khả năng neo đậu được khoảng 800 – 1000 tàu cá các loại trở lên,
các loại tàu có công suất đến 1000 CV và tàu cá nước ngoài;
4
II. Mục tiêu của luận văn
Nghiên cứu nguyên nhân và quy luật của hiện tượng bồi lấp cửa biển Sa
Huỳnh, Quảng Ngãi bằng các tư liệu lịch sử và phương pháp mô phỏng.
Nội dung của luận văn sẽ đề cập đến các điểm sau:
- Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình bồi lấp tại
cửa Sa Huỳnh, ảnh hưởng của vấn đề này đến phát triển của huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu, xác định quy luật và nghiên nhân bồi lấp cửa Sa Huỳnh.
- Mô hình hoá diễn biến cửa Sa Huỳnh do tác động của sóng và dòng chảy.
III. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kết quả đạt được
3.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận bằng phương pháp tổng hợp nghiên cứu tài liệu, báo cáo có sãn về
cửa biển Sa Huỳnh.
- Tiếp cận bằng phương pháp mô hình hoá.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, các phương pháp và công cụ được sử dụng bao
gồm:
- Thu thập, xử lý và chỉnh lý số liệu cơ bản phục vụ nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra phân tích tổng hợp, nguyên nhân hình thành.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Ứng dụng mô hình toán mô phỏng xác định trường sóng, dòng chảy, bùn
cát.
- Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phầm khoa học và công nghệ hiện có
trong nước và trên thế giới.
3.3. Kết quả đạt được
- Hiểu được quy luật bồi tụ tại cửa biển Sa Huỳnh.
- Ứng dụng mô hình mô phỏng dòng chảy dọc bờ và phổ sóng tại khu vực
cửa Sa Huỳnh.
5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu
Huyện Đức Phổ có bờ biển dài trên 40 Km, có hai cửa biển chính là Mỹ Á và
Sa cửa Sa Huỳnh, đồng thời là mối giao thông thuỷ và tụ điểm của nghề cá, nuôi
trồng Thuỷ Hải Sản.Vùng cửa biển Sa Huỳnh thuộc địa phận của huyện Đức Phổ,
Tỉnh Quảng Ngãi, nằm cách thị xã Quảng Ngãi 60 km về phía Nam. Cửa Sa Huỳnh
khác với các cửa biển khác vì cửa không phải là nơi tập trung của các con sông chảy
ra biển, nhưng khu vực này lại có đầm Nước mặn (diện tích mặt nước đầm khoảng
130 ha) là nơi neo đậu của hàng trăm tầu thuyền mỗi ngày.
Hình 1.1. Bản đồ vùng cửa biển Sa Huỳnh
6
II. Điều kiện tự nhiên
Phổ Thạnh là một xã ven biển với ngành kinh tế biển mũi nhọn là ngư
nghiệp. Với chiều dài đường bờ khoảng 21 km nối với đầm Nước mặn rộng khoảng
300 ha bằng cửa Sa Huỳnh.
Phía Đông và Đông Nam đầm Nước Mặn có dãy núi Thạnh Đức chắn sóng
và gió bão. Sát liền với bờ biển là một dải đất hẹp xen lẫn cồn cát kéo dài theo
hướng Bắc Nam. Phía Tây và phía Nam là dãy đồi núi dài liên tiếp bao bọc toàn bộ
địa giới phái Tây và phía Nam của xã.
2.1. Địa hình địa mạo và đặc điểm địa chất ven biển.
Đường bờ biển tỉnh Quảng Ngãi dài 130 km, thuộc địa phận các huyện Bình
Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức. Bờ biển Quảng Ngãi bị chia cắt bởi các cửa
sông và đầm phá ven biển như cửa Sa Cầu, cửa Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á
và cửa Sa Huỳnh.
Khu vực biển Quảng Ngãi – Bình Định nằm ở phần trung tâm của vùng biển
miền Trung Việt Nam. Vùng biển này hoàn toàn không được che chắn do phần lục
địa ở đây nhô hẳn ra biển, hơn nữa với độ dốc đáy biển rất lơn, chỉ khoảng 50 km
độ sâu của biển đã đạt đến cỡ 100m nên gần như mọi diễn biến xấu như sóng và gió
lớn đều bị suy yếu khi tác động trực tiếp lên vùng bờ với cường độ ít bị suy giảm.
Địa hình bề mặt đồng bằng khá thoải và thấp dần từ phía Tây sang Đông,
tương ứng với độ cao từ 1-30m. Ngoại trừ các vùng biển tương đối cao ở khu vực
phía Bắc và phía Nam của Tỉnh. Phần lớn vùng bờ biển Quảng Ngãi đều thấp thuộc
bờ vùng đồng bằng hạ lưu của các con sông vừa và nhỏ (với diện tích lưu vực nhỏ
hơn 3,500 km2) như sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu.
Trầm tích bề mặt có nguồn gốc rất đa dạng từ nguồn gốc sông, nguồn gốc
biển đến hỗn hợp sông – biển – đầm lầy. Vùng ven biển Quảng Ngãi còn có kiểu
địa hình thấp đặc trưng, đó là dạng đầm lầy cửa sông đang bị bồi lấp (Liman) và các
đầm phá ven biển (Lagoon).
- Lớp 1: cát hạt thô – trung bình, màu xám vàng, lớp bão hoà nước chặt vừa.
Cát lớp này có cường độ chịu tải cao, ít biến dạng, có thể dùng làm nền móng công
trình; tuy nhiên, lớp cát này dễ bị rửa trôi vì đây là lớp đất rời, mức độ thẩm thấu
7
cao. Lớp này phân bố rộng khắp trên diện tích vùng và lộ ngay trên bề mặt địa hình.
Khi xây dựng công trình cần phải có giải pháp móng thích hợp.
- Lớp 2: Đá Granit, màu xám đen, xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc hạt thô,
nứt nẻ mạnh, đá cứng và rắn. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt thô, bị nứt nẻ mạnh.
Các khe nứt theo khảo sát có độ rộng ngang từ 5 – 10mm. Lớp đá này phân bố rộng
khắp trên vùng và nằm sát dưới lớp cát có độ sâu 6.5m.
- Lớp 3: Đá Granit, màu xám đen, xám trắng, lớp đá này có cấu tạo khối,
kiến trúc hạt thô, rắn chắc. Lớp này cũng phân bố rộng khắp và nằm liền kề lớp 2 ở
độ sâu 9 – 11m. Đá lớp này có cường độ kháng nén cao, ít biến dạng và có thể làm
nền móng vững chắc cho công trình.
2.2. Đặc điểm về khí hậu, khí tượng
Khí hậu vùng nghiên cứu nằm trong vùng Duyên hải miền Trung mang đặc
tính chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu
vùng sườn núi phía Đông cao nguyên Kon Tum.
Vùng chịu ảnh hưởng luân phiên của nhiều luồng không khí có nguồn gốc
khác nhau tràn tới. Tuỳ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện địa hình khác nhau, nên
ở mỗi địa phương ảnh hưởng của không khí gây ra cũng khác nhau.
Những đặc trưng cơ bản của điều kiện khí hậu ven biển Quảng Ngãi, gồm:
2.2.1. Chế độ nhiệt.
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất không xuống dưới 21 độ C, nhiệt độ thấp
nhất không dưới 12 – 13 độ C ở đồng bằng. Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất và lạnh nhất chỉ còn vào khoảng 7 – 8
độ C.
Đặc điểm nổi bật trong chế độ nhiệt của khu vực là có nền nhiệt độ khá cao
với nhiệt độ trung bình năm là 25.7 độ C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các
năm rất nhỏ, chỉ khoảng 1 – 2 độ C, chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất
và tháng lạnh nhất khoảng 7 – 8 độ C trong đó tháng nóng nhất là tháng VI, VII và
lạnh nhất là tháng XII, I. Trong đó, nhiệt độ cao nhất tới 41.6 độ C (tháng VI năm
1994 tại Hoài Nhơn) và nhiệt độ thất nhất tới 12.4 độ C (tháng I năm 1993 tại
Quảng Ngãi)
8
Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí (độ C) tháng và năm tại trạm Quảng Ngãi và
Hoài Nhơn:
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TB
Năm
Trạm Quảng Ngãi
TB
21.6
22.5
24.3
26.6
28.4
28.9
28.8
28.6
27.2
25.6
23.9
21.9
25.7
Max
30.4
35.3
35.2
38.7
38.6
40.5
38.1
38.6
37.6
34.5
32.4
30.2
40.5
Min
12.4
14.1
15.9
18.9
21.4
22.4
22.0
21.1
21.7
17.1
16.4
13.8
12.4
Trạm Hoài Nhơn
TB
22.2
23.3
24.9
27.0
28.5
28.8
28.8
28.8
27.2
25.8
24.4
22.6
26.0
Max
33.0
34.5
36.8
38.3
41.6
40.2
39.1
38.6
36.1
34.9
31.1
30.1
41.6
Min
13.2
15.4
14.2
18.8
22.4
22.1
22.9
21.8
21.7
19.4
16.2
14.9
13.2
Hàng năm, tại vùng cửa Sa Huỳnh nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung,
mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần, lần thứ nhất vào khoảng cuối tháng IV đến đầu
tháng V; lần thứ hai vào trung tuần tháng VIII. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ
biến từ 130 – 150 kcal/cm2/năm, lượng bức xạ phân bố không đều theo các tháng
và tất yếu dẫn đến phân bố không đều theo mùa. Lượng bức xạ tổng cộng mùa khô
(từ tháng I – tháng VII) chiếm 70 – 75%, mùa mưa (từ tháng IX – tháng XII) chỉ
chiếm từ 25 – 30%. Bức xạ tổng cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, còn vụ Hè Thu
chiếm 59%.
Bảng 1.2: Bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm (Kcal/cm2)
Địa điểm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Sơn Tây
7.2 9.5 11.6 13.8 15.2 13.1 14.4 13.3 11.9 8.7 5.9 4.7 129
Trà Bồng
7.4 9.3 11.2 13.9 15.1 13.0 14.6 13.6 12.7 8.2 6.8 4.7 131
Minh Long 7.2 10.1 12.9 14.0 15.2 13.4 14.9 12.6 12.5 9.3 7.2 4.9 134
Ba Tơ
7.3 10.2 13.1 14.1 15.6 13.5 15.0 12.8 12.6 9.7 7.4 4.9 136
9
Địa điểm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Châu Ô 8.0 10.1 12.7 15.2 17.1 16.3 16.7 14.1 13.2 10.2 6.8 5.9 146
Quảng Ngãi
7.8 9.8 12.4 15.6 17.4 16.3 16.5 14.2 13.3 10.5 7.4 6.2 147
Sa Huỳnh
8.7 10.4 13.6 16.5 17.6 16.4 16.8 14.3 13.4 11.2 7.8 6.7 153
Lý Sơn 8.8 10.6 14.1 16.5 17.4 16.4 16.9 14.0 13.5 11.0 8.2 7.4 155
Nền nhiệt độ trung bình năm cao, từ 250 – 260c, tổng nhiệt độ hàng năm
khoảng 8,500 – 9,0000c. Tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất (21 độ c) và
tháng VII – VIII có nhiệt độ trung bình cao nhất (27 – 28 độ c). Số giờ nắng trung
bình năm từ 2,200 – 2,500 giờ và khu vực cửa Sa Huỳnh có số giờ nắng cao nhất
lên tới 2,700 giờ/năm.
2.2.2. Chế độ mưa
Mưa trong khu vực bắt đầu tháng IX, trùng với thời gian hoạt động của bão
và áp thấp nhiệt đới và kết thúc vào đầu tháng XII.
Biến trình mưa trong khu vực thuộc loại biến trình của vùng nhiệt đới gió
mùa: chênh lệch lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô rất lớn. Lượng mưa lớn nhất
trong năm vào tháng XI với lượng mưa trên 600 mm; lượng mưa nhỏ nhất trong
năm vào tháng III hoặc IV với lượng mưa nhỏ hơn 50 mm.
Hoàn lưu gió mùa cùng với địa hình đã tạo nên chế độ mưa mang nét đặc
trưng riêng của tỉnh Quảng Ngãi và vùng cửa Sa Huỳnh. Lượng mưa trung bình
năm kha lớn (hơn 2,000 mm) và biến động mạnh từ năm này sang năm khác, năm
1989 lượng mưa đo được tại trạm Hoài Nhơn chỉ đạt 1188 mm, năm 1979 lượng
mưa đo được là 5679 mm.
Lượng mưa trong các tháng mùa mưa và khi có bão thường lớn hơn 150
mm/ngày và đặc biệt có nhiều ngày mưa lớn hơn 250 mm xuất hiện trong tháng X,
XI (lượng mưa 524 mm được đo vào ngày 8/10/1967 tại Quảng Ngãi).
Bảng 1.3: Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)
10
Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
Trà Bồng
103
39
41
73
244
237
220
214
315
812
818
376
3492
Sơn Hà
81
33
33
69
198
207
168
169
318
658
703
287
2924
Sơn Giang
106
45
50
81
209
199
155
182
301
766
950
437
3481
Minh Long
142
51
68
55
216
166
129
205
385
700
885
555
3557
Ba Tơ
132
66
60
87
194
180
107
158
301
827
945
569
3626
Giá Vực
69
23
32
82
188
160
111
104
345
852
931
452
3349
Trà Khúc
97
32
33
36
97
96
67
125
311
632
555
274
2355
Quảng
Ngãi
129 51 40 37 74 86 77 123 300 603 547 273 2340
An Chi
105
41
40
46
97
102
76
105
287
654
619
299
2471
Mộ Đức
76
26
21
38
75
68
39
74
261
570
427
238
1913
Đức Phổ
55
14
19
26
52
57
21
48
246
557
514
212
1821
Sa Huỳnh
53
3
3
6
73
90
25
42
223
458
311
120
1407
Lý Sơn
121
58
83
79
134
74
64
87
391
573
418
272
2354
Lượng mưa hàng năm của vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi tương đối thấp so
với các khu vực sườn núi phía Tây. Lượng mưa trung bình năm tại Đức Phổ khoảng
1,600mm; trong khi đó, lượng mưa ở khu vực sườn núi phía Tây khá lớn, có thời
điểm lượng mưa đạt tới khoảng 2,300 mm tại Sơn Giang, 2,800 mm tại Ba Tơ,
2,500 mm tại Giá Vực. Mùa mưa tập trung trong các tháng từ tháng X đến tháng XI.
2.2.3. Chế độ khí áp và gió.
Áp suất không khí (khí áp) trung bình nhiều năm của tỉnh Quảng Ngãi là
1009.3mb. Từ tháng X đến tháng III năm sau khí áp đạt giá trị cao hơn trung bình
năm và đạt mức cao nhất vào tháng I (1015.4mb). Trong thời gian này, vùng chịu
ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu cao áp cực đới và khí áp cao nhất xuất hiện khi
không khí lạnh xâm nhập sâu xuống phía Nam. Theo thống kê, khí cáp cao nhất
tuyệt đối đạt giá trị 1026.5mb vào ngày 22.02.1938.
Từ tháng IV đến tháng IX khí áp đạt giá trị thấp hơn giá trị trung bình năm
và đạt mức thấp nhất vào tháng VIII là 1003.5mb, thời gian này đồng thời là thời kỳ
hoạt động mạnh và thường xuyên của các hệ thống áp thấp của vùng nhiệt đới ảnh
11
hưởng đến vùng cửa Sa Huỳnh nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Khí áp thấp
nhất xuất hiện khi có bão ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi đo được là 980mb
vào tháng VIII năm 1957.
Vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ hoàn lưu
gió mùa và ảnh hưởng của địa hình sườn núi ven biển. Trong khu vực có hai mùa
gió chính:
- Mùa đông (từ tháng X năm trước đến tháng II năm sau), thời gian này trùng
với thời gian hoạt động của hệ thống gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc với tốc
độ cao, thường gây ra sóng lớn có tác động mạnh đến với diễn biến xói lở - bồi tụ
vùng ven bờ.
- Mùa hè (từ cuối tháng IV đến hết tháng IX) trùng với thời gian hoạt động
của hệ thống gió mùa Tây Nam. So với thời kỳ mùa Đông thì cường độ gió mùa hè
có phần ôn hoà hơn.
Về tốc độ gió lưu vực ven biển tỉnh Quảng Ngãi: tốc độ gió < 0.1m/s chiếm
50% tổng thời gian trong năm, tốc độ gió từ 0.1 – 3.9 m/s chiếm 45%; Phần còn lại
là gió lớn gây ra do bão và gió mùa Đông Bắc từ tháng I đến tháng III. Tốc độ gió
ngoài khơi có thể lớn hơn 25% so với vùng ven biển. Tốc độ gió cực đại lên tới
40m/s trong bão (thống kê tại cơn bão Hester đổ bộ vào Quảng Ngãi năm 1971).
2.2.4. Bão và áp thấp nhiệt đới.
Bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ thường gây ra gió mạnh, mưa lớn,
nước biển dâng cao, sóng lớn có thể gây ra ngập lụt và cùng một số thiên tai khác
cho vùng đồng bằng tại sườn núi và vùng ven biển.
Tại Quảng Ngãi, bão và áp thấp nhiệt đới thường đổ bộ vào bờ từ tháng VII
đến tháng XI. Diễn biến bão vào bờ khá phức tạp qua các năm, có năm bão đến sớm
hoặc muộn, có những năm hoàn toàn không có bão. Trong cơn bão mạnh nhất (theo
thống kê năm 1971 – cơn bão Hester) đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Ngãi có gió
giật trên cấp 12, tốc độ gió đo được là 40m/s. Theo thống kê, trong vòng 40 – 50
năm trở lại đây, có khoảng 45 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến vùng ven biển Quảng Ngãi.
Bảng 1.4. Thống kê danh sách các trận bão đổ bộ vào khu vực bờ biển Tỉnh
Quảng Ngãi
12
Năm Tên cơn bão Thời gian đổ bộ
Vị trí đổ bộ
W gió
mạnh
nhất
(m/s)
Pmin
(mb)
Kinh độ Vĩ độ
1971
Hester (7134)
23 – X
Quảng Ngãi
40
1972
Elsie (7218)
Flossie (7217)
4 - IX
16 – XI
Quảng ngãi
Nam Quảng Ngãi
31
18
1973
Opal
8 – X
Nam Quảng Ngãi
23
1974
Faye 7427
Hester
4 - XI
15 – XI
Quảng Ngãi
Phú Yên (Phú Khánh)
26
14
1975
Helen
4 – XI
Bình Định
13
1977
Dinah - 7712
14/IX
Quy Nhơn – Tuy Hoà
20
1978
Shirley
ATNĐ
ATNĐ
30/VI - 1/VII
15/IX
3/XI
Nghĩa Bình – Phú Khánh
Quảng Nam – Đà Nẵng
Phú Khanh
19
17
16
1979
Sarah - 7919
14/X
Quảng Nam – Phú Khánh
16
1980
Ruth - 8105
Cary
15/IX
2/XI
Quảng Ngãi – Bình Định
Quảng Ngãi – Phú Khánh
19
16
1981
Fabian
ATNĐ
14/X
31/X
Quảng Ngãi – Thanh Hoá
Quảng Ngãi – Đà Nẵng
16
15
1982
Hope - 8216
7/IX
Quảng Ngãi – Đà Nẵng
17
1984
Warren
1/XI
Quảng Ngãi
34
1985
ATNĐ
Cecil - 8521
15/IX
15/X
Quảng Nam – Quảng Ngãi
Quảng Ngãi – Quảng Bình
15
34
1986
Georgia -
8622
Herbert
22/X
11/XI
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi – Bình Định
24
20
1987
Naury
19/XI
Quảng Ngãi – Phú Khánh
20
13
Năm Tên cơn bão Thời gian đổ bộ
Vị trí đổ bộ
W gió
mạnh
nhất
(m/s)
Pmin
(mb)
Kinh độ Vĩ độ
1988
ATNĐ
ATNĐ
Skip - 8829
10/X
15/X
12/XI
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi – Phú Khánh
Quảng Ngãi – Đà Nẵng
24
16
28
1989
Ceil - 8904
Dan - 8926
24/V
23/VII
Quảng Ngãi – Đà Nẵng
Quảng Ngãi
26
18
1992
Angela - 9220
17/X
Quy Nhơn – Quảng Ngãi
20
1993
Kyle - 9325
23/XI
14
106
18
1995
Vein - 9519
Zack - 9521
26/X
1/XI
13,5
108,9
19
40
Nam Quảng Ngãi
1997 Pritza - 9271 25/IX
Nam Quảng Ngãi – Nam thị
xã Tam Kỳ
28
1998
Faith - 9815
14/VII
12,9
109,4
24
1999
Elvis - 9921
20/X
17,4
106,6
24
2001
Kajiki - 0124
10/XII
14 –16
108 -110
20
2004
Chantu - 0405
ATNĐ
12/VI
18 - 19/IX
14,2
15 –16
107
107,7 –
108,7
22
17
2005
Kaitak - 0521
3/XI
Đi dọc bờ biển Quảng Ngãi
18
2.3. Đặc điểm về thuỷ, hải văn
2.3.1. Thuỷ hải văn và động lực ven bờ.
a. Thuỷ triều.
Bờ biển Tỉnh Quảng Ngãi trải dài trên năm huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ. Các con sông lớn của tỉnh đểu đổ ra biển theo các cửa
sông chính như sông Trà Bồng đổ ra cửa Sa Cần; sông Trà Khúc đổ ra cửa Cổ Luỹ;
sông Vệ đổ ra cửa Đức Lợi và sông Trà Câu đổ ra cửa Mỹ Á.
14
Tại cửa Sa Cần, chế độ bán nhật triều và nhật triều cân bằng nhau, trung bình
mỗi tháng có ½ số ngày thể hiện chế độ nhật triều. Từ phía Bắc xuống phía Nam có
chế độ thuỷ triều thay đổi phức tạp. Vùng cửa Mỹ Á và cửa Sa Huỳnh chịu ảnh
hưởng chủ yếu của loại triều hỗn hợp, giữa nhật triều không đều và bán nhật triều
không đều với độ lớn thuỷ triều trung bình chỉ từ 97 đến 122cm.
Hướng dòng triều chủ đạo vào mùa Đông là hướng Tây Bắc, sau đến hướng
Bắc với tốc độ trung bình là 30cm/s; tốc độ lớn nhất là 70cm/s. Trong mùa hè,
hướng chủ đạo là Đông Nam, sau đó đến hướng Nam và Tây Bắc, tốc độ trung bình
là 30cm/s, lớn nhất là 65cm/s.
Những ngày nhật triều, thời gian triều lên trung bình từ 14 - 15 giờ, dài nhất
lên đến 18 giờ, ngắn nhất là 12 giờ. Thời gian triều xuống 9 - 10 giờ, dài nhất 15
giờ, ngắn nhất 9 giờ.
Những ngày bán nhật triều, thời gian triều lên mỗi lần thường 6 - 7 giờ. Thời
gian triều xuống lần thứ nhất 3 - 4 giờ, lần thứ hai 6 - 7 giờ. Thời gian triều xuống
ngắn nhất là 2 giờ, dài nhất là 9 giờ.
Bảng 1.5: Đặc trưng mực nước nhiều năm
Trạm
(cách
biển)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nă
m
Sa Kỳ
(0,8km)
TB
-3
-13
-22
-26
-26
-30
-34
-24
4
38
22
21
-7
TB
(min)
-26 -32 -44 -41 -43 -49 -48 -43 -24 1 -62 -4 -49
TB
(max)
20 10 -6 -4 8 -11 -17 -8 33 68 92 50 68
Cổ Lũy
(0,9km)
TB
-3
-12
-20
-23
-23
-27
-30
-21
2
33
40
18
-7
TB
(min)
-23 -29 -39 -36 -37 -43 -41 -37 -21 0 10 -5 -43
TB
(max)
16 8 -6 -5 7 -11 -15 -8 28 60 66 44 60
Đức Lợi
TB
3
-4
-10
-14
-14
-17
-19
-12
9
36
34
22
1
15
Trạm
(cách
biển)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nă
m
(3,5km)
TB
(min)
-13 -18 -26 -24 -25 -30 -28 -35 -12 7 8 3 -30
TB
(max)
-15 14 1 3 12 -3 -7 0 32 61 58 46 61
b. Nước dâng.
Nước dâng do bão: nguyên nhân do gió dồn nước mặt và do thay đổi khí áp
trong bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Khu vực ven biển Quảng Ngãi là vùng nước sâu,
đáy có độ dốc lớn, nên nước dâng do bão quan trắc có trị số 1.6 m.
Nước dâng do gió mùa: vùng ven biển Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc và gây ra nước dâng trong mùa Đông. Hiệu ứng nước dâng do gió
mùa không lớn như trong bão, nhưng diễn ra trong thời gian dài hơn.
Vùng biển Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp chủ yếu vào trong
tháng IX – tháng XI; đồng thời vào cuối mùa bão cũng là thời kỳ gió mùa hoạt động
mạnh nhất. Vì vậy, nước dâng lớn nhất ven biển Quảng Ngãi thường là tổ hợp của
bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa gây ra.
2.3.2. Sóng biển.
Quảng Ngãi có thềm lục địa tương đối hẹp; vùng biển ven bờ nằm bên vùng
nước sâu, nên sóng có điều kiện phát triển mạnh, với chế độ sóng như sau:
Sóng ngoài khơi trong mùa Đông gồm các hướng sóng chính là Đông Bắc –
Bắc. Trong mùa Hè, hướng sóng chính là Đông Nam – Nam Đông Nam. Ngoài ra,
vùng còn chịu ảnh hưởng mạnh của sóng lừng.
Theo số liệu nghiên cứu trường sóng ngoài khơi vùng biển cửa Mỹ Á của
công ty KBR của Astralia từ vệ tinh, tại vị trí 15
o
N và 109.5
o
E, cách Mỹ Á 60km
về phía Đông Bắc, ở độ sâu 200m với liệt số liệu liên tục trong 10 năm (1996 –
2005) cho thấy chiều cao sóng có nghĩa từ 0.5 – 1.5m. Ngoài ra, theo số liệu sóng
thực đo trong vòng 2 ngày từ ngày 22/3/2005 đến ngày 23/3/2005 do Viện Khoa
Học Thủy Lợi Việt Nam đo đạc theo hợp đồng ký kết với Công ty KBR, tại điểm đo
16
có tọa độ 14
o
50’ N; 109
o
00’ E (tại cửa Mỹ Á) cho thấy, chiều cao sóng truyền vào
trong cửa có chiều cao trung bình 0.425 m.
Hình 1.2. Vị trí điểm đo sóng và trích sóng.
Bảng 1.6: Bảng thống kê sóng tại cửa Mỹ Á
Thời gian
Chiều cao sóng
Hs(m)
Chu kỳ sóng(s) Hướng sóng(độ)
22/3/2005 2:49 PM
0.6032
6.49
45
22/3/2005 3:49 PM
0.4153
5.88
45
22/3/2005 4:49 PM
0.4951
5.74
45
22/3/2005 5:49 PM
0.4449
6.15
45
22/3/2005 6:49 PM
0.4512
4.89
45
22/3/2005 7:49 PM
0.5547
4.38
45
22/3/2005 8:49 PM
0.5545
6.64
45
17
Thời gian
Chiều cao sóng
Hs(m)
Chu kỳ sóng(s) Hướng sóng(độ)
22/3/2005 9:49 PM
0.5547
6.01
45
22/3/2005 10:49 PM
0.4169
6.28
45
22/3/2005 11:49 PM
0.4222
4.77
45
23/3/2005 12:49 AM
0.4849
6.31
45
23/3/2005 1:49 AM
0.5845
6
45
23/3/2005 2:49 AM
0.4846
5.59
45
23/3/2005 3:49 AM
0.3899
6.02
45
23/3/2005 4:49 AM
0.392
5.71
45
23/3/2005 5:49 AM
0.3033
5.63
45
23/3/2005 6:49 AM
0.4768
6
45
23/3/2005 7:49 AM
0.4257
6.1
45
23/3/2005 8:49 AM
0.3857
5.82
45
23/3/2005 9:49 AM
0.2941
5.55
45
23/3/2005 10:49 AM
0.3913
6.61
45
23/3/2005 11:49 AM
0.2902
5.37
45
23/3/2005 12:49 PM
0.2759
5.68
45
23/3/2005 1:49 PM
0.3243
5.82
45
23/3/2005 2:49 PM
0.3613
5.87
45
23/3/2005 3:49 PM
0.265
5.8
45
23/3/2005 4:49 PM
0.4415
6.65
45
Dải ven bờ chịu ảnh hưởng của hiện tượng sóng khúc xạ do ma sát đáy, nên
ở ven bờ hướng sóng thay đổi so với ngoài khơi. Hơn nữa, do thềm lục địa ven biển
Quảng Ngãi hẹp, biển có độ sâu lớn đê chắn sóngm theo đà gió dài nên sóng có điều
kiện phát triển mạnh, nhất là vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc.
Cường độ sóng hoạt động trong mùa Đông mạnh mẽ hơn rất nhiều so với
thời gian mùa Hè. Do mùa bão xảy ra chủ yếu trong tháng X – tháng XI, nên sóng
lớn trong bão có thể quan sát thấy các hướng Bắc, Đông Bắc và Đông.
18
Bảng 1.7: Giá trị độ cao và chu kỳ sóng có nghĩa lớn nhất tại các khu vực
Địa điểm
Đặc trưng
sóng
Góc sóng
N
NE
E
SE
S
Lý Sơn (Sóng tính từ gió tại độ
sâu 26m,
1985-2004)
H1/3 6.6 5 3.6 3.6 5.7
T1/3
11.5
9.8
8.4
8.4
10.6
Dung Quất
(Sóng đo tại độ sâu 26m, 10/1998 –
03/1999)
H1/3
2.99 7.71 1.8 - -
T1/3 8 6.7 5.8 - -
Lý Sơn
(Sóng tính từ gió cho vùng biể
n ngoài
khơi)
H1/3 8.5 5.5 3.6 3.6 6.7
T1/3 10.6 8.9 7.5 7.5 9.6
Dòng chảy ven biển Quảng Ngãi nằm trong hoàn lưu dòng chảy chung vùng
biển Tây Đông, hệ thống dòng chảy phát sinh và chịu sự chi phối chính của hai hệ
thống gió mùa: Gió mùa Đông Bắc – thời kỳ mùa Đông; và Gió mùa Tây Nam –
thời kỳ mùa Hè. Dòng chảy ở đới ven bờ còn chịu sự chi phối của lũ từ trong sông
chảy ra biển, địa hình cục bộ ven biển và độ sâu đáy biển nông ven bờ.
Cấu trúc dòng chảy ở vùng biển ven bờ khá phức tạp, gồm hai thành phần
chính: gồm dòng chảy tuần hoàn và phi tuần hoàn;
Dòng triều chủ yếu là dòng nhật triều không đều; tốc đạ nhỏ nhất từ 10 – 15
cm/s. Dòng triều có tác dụng triệt tiêu các thành phần dòng dư nếu chảy ngược
hướng và cùng cộng hưởng làm tăng tốc độ nếu chảy cùng hướng với dòng dư.
Dòng ven bờ do sóng là khá lớn, hướng thịnh hành là hướng Tây Bắc – Đông
Nam, với vận tốc lớn nhất có thể đạt 0.6 m/s gây ra vận chuyển mạnh bùn cát dọc
bờ.
III. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
3.1. Đặc điểm dân sinh
Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi.
Phía bắc giáp huyện Mộ Đức; phía nam giáp huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định);
phía tây giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông. Hình
thể của huyện trải dài theo bờ biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có trục giao thông
19
Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 371,67km2.Dân số:
153.684 người (năm 2005). Mật độ dân số: 413 người/km2. Đơn vị hành chính trực
thuộc gồm 14 xã (Phổ Hòa, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ Phong, Phổ An, Phổ Quang,
Phổ Ninh, Phổ Minh, Phổ Nhơn, Phổ Cường, Phổ Khánh, Phổ Thạnh, Phổ Châu,
Phổ Vinh), 1 thị trấn (Đức Phổ, huyện lị), với 91 thôn, tổ dân phố; trong đó:
- Xã Phổ Hòa có 4 thôn: An Thường, Hòa Thạnh, Nho Lâm, Hiển Văn;
- Xã Phổ Thuận có 7 thôn: Kim Giao, Mỹ Thuận, Thanh Bình, Thiệp Sơn,
An Định, Vùng 4, Vùng 5;
- Xã Phổ Văn có 5 thôn: Văn Trường, Đông Quan, Tập An Nam, Tập An
Bắc, Thủy Triều;
- Xã Phổ Phong có 7 thôn: Hiệp An, Gia An, Hùng Nghĩa, Vạn Lý, Trung
Liêm, Tân Phong, Vĩnh Xuân;
- Xã Phổ An có 4 thôn: An Thổ, An Thạch, Hội An 1, Hội An 2;
- Xã Phổ Quang có 4 thôn: Hải Tân, Du Quang, Bàn An, Phần Thất;
- Xã Phổ Ninh có 5 thôn: An Trường, An Ninh, Vĩnh Bình, Thanh Lâm, Lộ
Bàn;
- Xã Phổ Minh có 7 thôn: Tân Tự, Sa Bình, Tân Mỹ, Lâm An, Hải Môn, Tân
Bình, Trường Sanh;
- Xã Phổ Nhơn có 9 thôn: An Tây, An Điền, An Lợi, An Sơn, Phước Hạ,
Nhơn Phước, Bích Chiểu, Thới Thượng, Nhơn Tân;
- Xã Phổ Cường có 7 thôn: Lâm Bình, Mỹ Trang, Xuân Thành, Thanh Sơn,
Nga Mân, Bàn Thạch, Thủy Thạch;
- Xã Phổ Khánh có 7 thôn: Diên Trường, Trung Sơn, Vĩnh An, Quy Thiện,
Phước Điền, Trung Hải, Phú Long;
- Xã Phổ Thạnh có 9 thôn: Long Thạnh 1, Long Thạnh 2, Thạnh Đức 1,
Thạnh Đức 2, Tân Diêm, La Vân, Thạch Bi 1, Thạch Bi 2, Đồng Vân;
- Xã Phổ Châu có 4 thôn: Vĩnh Tuy, Tấn Lộc, Hưng Long, Châu Me;
- Xã Phổ Vinh có 6 thôn: Trung Lý, Phi Hiển, Lộc An, Đông Thuận, Khánh
Bắc, Nam Phước;
- Thị trấn Đức Phổ có 6 tổ dân phố, tên gọi theo thứ tự từ tổ 1 đến tổ 6.
20
3.2. Đặc điểm kinh tế
Đức Phổ xuất phát từ kinh tế nông ngư lạc hậu, song có điều kiện tự nhiên và
xã hội để phát triển kinh tế khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh,
nhưng nông, lâm, ngư nghiệp (chủ yếu là nông nghiệp) vẫn chiếm tỷ trọng khá cao.
Các ngành kinh tế cơ bản như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch
vụ ngày càng phát triển, nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế Đức Phổ dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -
xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - ngư - lâm nghiệp. Tỷ trọng
ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ 58,3% năm 2000, năm 2004 giảm còn 52,4%,
ngành dịch vụ từ 20,7% năm 2000 lên 25,7% năm 2004, công nghiệp - xây dựng từ
20,8% năm 2000 tăng lên 25,7% năm 2004.
Đến năm 2005, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là lĩnh vực kinh tế quan trọng
nhất của Đức Phổ, tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản là 975.579 triệu đồng,
trong đó thủy sản chiếm đến 370.667 triệu đồng, kế đến là nông nghiệp 247.034
triệu đồng, lâm nghiệp 11.442 triệu đồng. Xét về lao động thì toàn huyện Đức Phổ
năm 2005 có 81.460 người, trong đó lao động ở ngành nông lâm nghiệp là 56.261
người, ở ngành thủy sản là 8.538 người, công nghiệp và xây dựng là 7.191 người,
dịch vụ là 9.470 người.
Đức Phổ có bờ biển khá dài và có hai cửa biển, thuận lợi cho ngư nghiệp
phát triển. Ngư nghiệp xưa nay được xem là một thế mạnh của huyện. Từ xưa, nghề
cá luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân Đức Phổ.
Từ sau năm 1975, ngư nghiệp Đức Phổ đã được phát triển hơn trước, trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của
ngành thủy sản Quảng Ngãi nói chung.
Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của Đức Phổ. Đức Phổ luôn đứng
đầu về sản lượng thủy sản so với các huyện khác, có số tàu thuyền cao nhất. Trong
tổng giá trị sản xuất thủy sản năm 2005, thì đánh bắt vẫn chiếm tỷ lệ vượt trội so
với nuôi trồng (285,455 tỷ đồng so với 85,092 tỷ đồng), mặc dù ngành nuôi trồng
thủy sản cũng khá phát triển.
21
CHƯƠNG II: CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ QUY LUẬT DIỄN BIẾN CỬA
SA HUỲNH
I. Các đánh giá về vai trò của các yếu tố động lực và xu thế xói lở - bồi lấp dải
ven biển khu vực huyện Sa Huỳnh - Quảng Ngãi
1.1. Địa chất
Quảng Ngãi nằm trong vùng có kiến trúc địa chất rất đa dạng, lịch sử vận
động và phát triển kiến tạo phức tạp. Các cùng đồng bằng ở Quảng Ngãi hình thành
và phát triển trên các nền đá gốc, có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Vùng bờ hiện
đại có ba kiểu đường với đặc điểm khác nhau là bờ mài mòn (trên vách đá cứng), bờ
xói lở - bồi tụ (chiếm chủ yếu vùng đồng bằng thấp) và bồi tụ - xói lở (nằm ở các
vùng cửa sông). Các quá trình xói lở - bồi tụ phát triển mạnh và gây ra tai biến khi
chúng có tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của con người.
Theo các kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất bằng phương pháp thăm dò địa
chất ở các lớp khác nhau, vật liệu bề mặt vùng ven biển Quảng Ngãi chủ yếu là trầm
tích Đệ tứ bở rời (các hạt nhỏ đến hạt thô và rất thô) rất dễ bị biến đổi bởi ngoại lực
tác động (như dòng chảy, sóng, gió và các hoạt động nhân tạo). Vật liệu từ các loại
trầm tích bở rời tham gia vào chủ yếu quá trình chuyển động vật chất dưới tác động
của dòng chảy, và sóng trong đó có quá trình bồi tụ - xói lở ven biển.
Bờ biển Quảng Ngãi có đặc điểm địa mạo rất đa dạng về nguồn gốc và hình
thái, trong đó những kiểu địa hình nhân tạo ngày càng phát triển phong phú và hầu
như đã xóa hết dấu vết của thiên nhiên. Những kiểu địa hình nguồn gốc nhân tạo có
vai trò hạn chết và giảm thiểu các tác động xấu của thiên nhiên đối với con người,
như hạn chế hiện tượng xói lở, bồi tụ. Tuy nhiên, một số các dạng địa hình nhân tạo
không giải quyết được các hiện tượng trên, chúng còn gây ra xói lở hoặc bồi tụ
nghiêm trọng ở các vùng lân cận.
Ngoài các điều kiện động lực nội sinh giữ vai trò chủ đạo quyết định xu
hướng phát triển của các kiểu địa hình trên bề mặt, các yếu tố động lực ngoại sinh
có ảnh hưởng chính đến các hiện tượng xói lở - bồi tụ, trong đó sóng là yếu tố chính
quyết định đến sự di chuyển bùn cát ven bờ. Vai trò của sóng biển thể hiện mạnh
khi được kết hợp với triều cường, nước dâng và thời kỳ hoạt động mạnh của gió
mùa (Gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Tây Nam). Trong thời kỳ gió mùa Đông
22
Bắc hoạt động mạnh, sóng lớn gây ra các hiệu ứng nước dâng ven bờ đồng thời gây
ra hiện tượng xói lở cấp tính.
Ven biển Quảng Ngãi, hiện tượng vận chuyển bùn cát dọc bờ chủ yếu xảy ra
vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Hơn nữa, ven biển vùng này có nhiều vũng vịnh
nhỏ và địa hình bờ có nhiều khối núi sát biể, vì thế sự di chuyển bùn cát mang tính
chất cục bộ ở những đoạn bờ ngắn.
1.2. Thủy động lực
Diễn biến thủy động lực ảnh hưởng đến bồi lấp cửa Sa Huỳnh được chia
thành những đoạn bờ khác trong đoạn bờ từ các thôn Long Thạnh – Thạnh Đức đến
núi Bầu Nú.
Hình 2.1. Vị trí các đoạn bờ ảnh hưởng đến hiện tượng bồi lấp cửa Sa Huỳnh
Có thể chia làm 4 đoạn bờ có đặc điểm khác nhau và có ảnh hưởng đến tính
chất bồi lấp của cửa Sa Huỳnh:
23
- Ven bờ các thôn Long Thạnh – Thạnh Đức
- Ven bờ đầm Nước Mặn (đoạn bờ bên trong đầm Nước mặn, mặc dù không chịu
ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố động lực biển nhưng trầm tích xói lở bờ đầm tham
gia vào quá trình bồi lấp cửa Sa Huỳnh)
- Ven bờ cửa Sa Huỳnh
- Ven bờ từ cửa Sa Huỳnh tới núi Bầu Nú
1.2.1. Ven biển thôn Long Thạnh – Thạnh Đức
Chiều dài đường bờ biển từ thôn Long Thạnh – Thạnh Đức dài 2.5 km là
vùng bờ dạng lõm. Trên thực tế, ven bờ biển này là doi cát cao, phát triển kéo dài
nối các đảo (kiểu địa hình Tombolo). Xét về mặt hình thái, ở đây ít có khả năng xảy
ra sự di cư bùn cát dọc bờ sang đoạn bờ khác do bị khống chế bởi sườn núi dốc; mặt
khác, do điều kiện đường bờ có cấu trúc lồi lõm nên chỉ có khả năng xảy ra di
chuyển bùn cát cục bộ. Hiện tượng biến động đường bờ trong khoảng thời gian
1965 – 1998, xảy ra chủ yếu trên đoạn phía Bắc với vùng bờ xói dài 400 m, rộng
trung bình 15m (tối đa 40m).
Vào tháng 12 – 1999, xảy ra hiện tượng tượng nước dâng bất thường đê chắn
sóngm theo sóng lớn do gió mạnh đã gây ra xói lở nghiêm trọng đoạn bờ một số
vùng ở thôn Long Thạnh. Đợt nước dân và sóng lớn này đã làm đổ sập nhiều ngôi
nhà kiên cố nằm sát bên đường bờ cát cao. Sau trận xói lở tháng 12 – 1999, có 18
hộ dân thôn Long Thạnh phải di dời sang phía bờ đầm Nước Mặn.
Trong thời gian từ tháng 12 – 1999 đến tháng 12 – 2000, bờ biển Long
Thạnh tiếp tục bị xói lở với tốc độ nhẹ. Kết quả đo trắc địa tại 8 mặt cắt ngang bãi
trong tháng 8 – 2000 và tháng 11 – 2000, nhận thấy biên độ biến động thẳng đứng
xảy ra mạnh mẽ trong thời kỳ có sóng gió hướng Đông và Đông Bắc hoạt động;
biên độ xói thẳng đứng từ 0.6m đến 2.2m (tương đương tốc độ xói 0.2 m đến
0.5m/tháng). Biên độ biến động lớn nhất ghi nhận được trên mặt cắt điển hình lên
tới 2.6m (tương đương tốc độ xói lở thẳng đứng là 0.7m/tháng).
Sau thời kỳ xói lở mạnh vào cuối năm 1999, hiện nay trạng thái đoạn bờ biển
Long Thạnh đã tạm thời ổn định hơn. Tuy vậy, hiện tượng xói lở xảy ra ở Long
Thạnh vào tháng 12 – 1999 không phải vào thời điểm cực đoan nhất, tức là chưa