Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

bÀI DỰ THI TÌM HIỂU“BÁC HỒ VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ - CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI BÁCHỒ KÍNH YÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.54 KB, 19 trang )

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“BÁC HỒ VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ - CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI BÁC
HỒ KÍNH YÊU”
Họ và Tên :
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số "đều
là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ
cùng nhau, no đói giúp nhau Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung
của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non
ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải
giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể
1
cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta
quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta" (Hồ Chí
Minh: Toàn tập, t4, tr217-218).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân và là tấm gương tiêu biểu nhất của khối đoàn kết
toàn dân tộc, đoàn kết và giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm xuyên suốt trong tư
tưởng của Người đối với các dân tộc thiểu số được thể hiện nhất quán trong những chính
sách của Đảng và Nhà nước ta mà nhiều lần Người nhấn mạnh là ''Trong chính sách đó có
hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào" (Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t10, tr608). Suốt mấy mươi năm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của
Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng và Chính phủ xây
dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cho nên đã
phát huy lòng yêu nước, động viên sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc, phát
triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống đồng bào. Có thể nói, đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số, Bác Hồ luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Người coi trọng
công tác dân vận đồng bào, từ việc tuyên truyền đến giáo dục, giúp đỡ đồng bào các dân
tộc thiểu số để đồng bào có được ý thức đoàn kết và bình đẳng dân tộc, làm cho đồng bào
hiểu được sự cần thiết phải xóa bỏ các thành kiến dân tộc, khắc phục những tập tục lạc hậu,


chăm lo phát triển sản xuất để từng bước đưa đời sống đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói,
nghèo. Khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, tháng 10-1961, nói
chuyện tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác xã nông nghiệp ở miền núi, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ba vấn đề đối với đồng bào các dân tộc thiểu số:
1-Phải tăng cường đoàn kết dân tộc. Đây là một công tác rất quan trọng, có nội dung
mới và rộng hơn. Các dân tộc miền núi đoàn kết chặt chẽ, các dân tộc thiểu số đoàn kết với
dân tộc đa số
2-Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên cán bộ
người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho cán bộ địa
phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương chứ không phải là bao
biện làm thay.
2
3-Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm cho đời sống đồng bào địa phương
ngày càng khá hơn, cả về vật chất và tinh thần. (Xem Hồ Chí Minh, Toàn tập, t9, tr181-
182). Có thể nhận thấy rằng, Bác Hồ đã xác định rõ những chủ trương và các nhiệm vụ cho
công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước, mà mục đích cao nhất là chăm lo cho đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số "ngày
càng khá hơn".
Quan điểm và tình cảm của Người với đồng bào các dân tộc, cũng như đối với nhân
dân lao động thật vô cùng sâu nặng. Đó là sự kết tinh và thấm đượm tình thương yêu, kính
trọng, biết ơn của Bác đối với nhân dân mà cuộc đời Bác từng trải nghiệm và sự nghiệp
Người gây dựng. Chính vì thế, trước lúc đi xa, trong Di chúc Người viết: Nhân dân lao
động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong
kiến và thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng,
nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Người căn dặn Đảng ta nhiều việc sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi,
song công việc mà Bác đặc biệt quan tâm là: Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển
kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
34 năm kể từ khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta xây dựng và triển khai

nhiều chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để không ngừng nâng
cao đời sống nhân dân. Đối với miền núi, vùng có đông đồng bào dân tộc ít người sinh
sống thì Đảng và Nhà nước ta có những chương trình đặc biệt để phát triển kinh tế, giữ gìn
và phát triển bản sắc văn hóa, chính sách xã hội. Trong hơn 20 năm đổi mới, với những
chiến lược và kế hoạch kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo thực hiện rất nhiều
chương trình để phát triển toàn diện các địa bàn miền núi, miền biển là nơi có nhiều các
dân tộc thiểu số. Từ Đại hội VIII của Đảng, Chương trình về xóa đói, giảm nghèo đã được
triển khai trên toàn quốc, trong đó tập trung rất lớn cho các tỉnh miền núi và ven biển. Đặc
biệt, Chính phủ đã xây dựng và triển khai hai chương trình 133 và 135 với hàng loạt các kế
hoạch về định canh, định cư và kinh tế mới, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, khuyến
nông-lâm-ngư để trợ giúp đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng đặc biệt khó khăn.
3
Với sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành và cố gắng của đồng bào các dân tộc, các
chương trình của Đảng và Nhà nước đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống của đồng
bào các dân tộc có bước cải thiện và nâng lên. Cho đến nay đường ô-tô đã đến được hầu
hết trung tâm các xã miền núi, trường học, trạm y tế, điện, nhà văn hóa được xây dựng và
đưa vào sử dụng ở hầu hết các địa bàn vùng cao, vùng sâu. Hệ thống trường dân tộc nội trú
và bán trú cũng được đầu tư toàn diện để chăm lo đào tạo con em đồng bào các dân tộc, hệ
thống giáo dục và đào tạo cán bộ cho vùng núi, người dân tộc thiểu số phát triển đáp ứng
ngày càng cao của yêu cầu các địa bàn là phên giậu của Tổ quốc.
Tuy nhiên, do đặc điểm về địa lý, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú kinh tế-xã
hội kém phát triển, tập quán canh tác lạc hậu, không ít nơi còn du canh, du cư, cơ sở giáo
dục, y tế, văn hóa nghèo nàn, dân cư thưa thớt, địa bàn cư trú rộng lớn, giao thông bị chia
cắt, cách trở do sông núi hiểm trở lại bị đe dọa nhiều vì thiên tai khắc nghiệt. Bên cạnh
những khó khăn về điều kiện tự nhiên thì nơi đồng bào sinh sống lại là cửa ngõ biên giới,
cả trên đất liền cũng như các vùng biển đảo có nhiều cửa khẩu quốc gia và quốc tế cần phải
cảnh giác trước những âm mưu, toan tính xâm phạm và chống phá đất nước ta. Và, nguy
hại nhất là sự kích động, chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc, chống phá Đảng, Nhà
nước. Đời sống đồng bào các dân tộc còn bị tác động, ảnh hưởng tiêu cực khi xây dựng các
nhà máy thủy điện vì phải di chuyển đến nơi ở mới, thiếu đất canh tác, phải thay đổi những

điều kiện sống như sản xuất, sinh hoạt, các tệ nạn xã hội do mở cửa thị trường như buôn
lậu, vận chuyển ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy
Để chính sách đoàn kết dân tộc và chương trình xóa đói, giảm nghèo được đồng bào
hưởng ứng thì chúng ta phải suy nghĩ làm thế nào giải thích cho mỗi một người dân ở địa
bàn các nơi khó khăn hiểu được để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống thì các dân
tộc phải đoàn kết, thương yêu, kính trọng lẫn nhau, phải ra sức phát triển sản xuất và thực
hiện công nghiệp hóa, phải góp sức góp công vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, phải
tuyên truyền giáo dục để đồng bào hiểu sâu sắc đó là công việc và quyền lợi của chính
mình, từ đó tự nguyện, hăng hái làm cho kỳ được. Muốn làm được như vậy thì phải hiểu
dân, thương dân mới có những cố gắng vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và các chương trình của Chính phủ có kết quả.
4
Một vấn đề cần coi trọng trong quá trình triển khai tiếp chính sách dân tộc của Đảng
và các chương trình của Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số là
củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, hệ thống chính trị ở các địa bàn này.
Cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công chức, kết nạp đảng viên là những người dân
tộc thiểu số và kết hợp nhiều lớp cán bộ có các độ tuổi khác nhau để hỗ trợ và giúp nhau
trong công việc, kết hợp giữa cán bộ địa phương và cán bộ nơi khác tăng cường cho địa
bàn. Trong Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay
cần làm cho cán bộ, công chức, đảng viên, nhất là cán bộ người dân tộc ý chí vươn lên và
tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân là như thế nào? Từ việc thấm nhuần đạo đức
Bác Hồ mà tự mình vươn lên trong công việc, tích cực phòng và chống quan liêu, lãng phí,
tham nhũng trong việc xây dựng và thực hiện các đề án theo Chương trình 135 và chương
trình hỗ trợ các huyện nghèo của Chính phủ.
Còn nhớ, sau 30 năm xa Tổ quốc, Người trở về đất nước thân yêu. Những năm tháng
sống và hoạt động ở vùng đầu nguồn Pác Bó, Người đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng bào
các dân tộc nơi đây. Với tình cảm của mình, Người rất chú ý đến những nếp sinh hoạt,
những phong tục tập quán và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong hồi ký
"Bác Hồ đến bản tôi", ông Dương Đại Lâm đã kể lại một câu chuyện đầy xúc động thể
hiện tấm lòng và sự hiểu biết của Người với phong tục, lối sống của đồng bào các dân tộc

vùng cao. Chuyện rằng, có một nữ hội viên trong tổ chức Hội cứu quốc cơ sở không may
bị bệnh qua đời, gia đình tổ chức làm ma rất chu đáo. Được tin, Người cho gọi đồng chí
Dương Đại Lâm lên hỏi về vấn đề thăm viếng, khi đến thăm viếng thì mang gì đến giúp và
các đoàn thể đến thì làm những việc gì, kể cả việc có phải đọc văn tế không ? Ông Dương
Đại Lâm trả lời rằng có, nhưng văn tế thì phải nhờ các ông tào hay chữ, mà các ông tào
thì Thấy Dương Đại Lâm ngập ngừng, Người bảo: "Thôi thế thì Đại Lâm cứ về, chiều
lên lấy". Y hẹn, Người trao cho Đại Lâm bài văn tế mà bố cục, lời lẽ, quy cách giống như
của mọi ông tào cao tay, nhưng nội dung thì rất mới, bao hàm một ý nghĩa chính trị sâu
sắc, những câu văn thống thiết làm xúc động lòng người. Nghe xong bài văn tế, nhiều già
bản thốt lên: "Đúng quá, đúng quá ! Văn tế của thầy tào nào làm hay đến thế?". Có thể thấy
rằng, Người đã cho chúng ta một bài học có tính thời sự sâu sắc: Với đồng bào các dân tộc
5
thiểu số thì cần lắm những tấm lòng để đi đến tấm lòng, biết tranh thủ để tuyên truyền, vận
động và giác ngộ mọi người. Đặc biệt, Người đã chỉ cho chúng ta rằng: Đã là người cách
mạng thì không được lợi dụng mê tín của quần chúng để kiếm chác. Nhưng đừng nên cứng
nhắc. Phải biết tranh thủ để tuyên truyền, giúp người ta giác ngộ cách mạng. Có thể nói, đó
chính là tấm lòng, là tình cảm trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình mà
Bác đã dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Sưu tầm:
6
Với Bác, tất cả những tình cảm, việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số là những gì rất
cụ thể. Trong một cuộc nói chuyện với đoàn đại biểu các dân tộc ít người ở phía bắc sau
ngày giành được chính quyền, Bác nói: "Trước khi nước ta được độc lập, các đồng bào trên
đó ai nấy đã biết nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, đã gắng sức giúp anh em Việt Minh Tất cả
già trẻ, đàn ông, đàn bà ai cũng tham gia cách mạng hoặc ra mặt trận giết giặc, hoặc ở
đàng sau giồng giọt ngô, khoai, giúp cho quân lính mình. Bây giờ, nước ta được độc lập,
tôi thay mặt đồng bào Kinh cảm ơn anh chị em ". Trên báo Cứu quốc số 192, ngày 20-3-
1946, Người có bài gửi đồng bào các tỉnh miền núi phía bắc. Trong bài viết của mình,
Người thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với đồng bào trong những năm tháng Người
vừa về nước hoạt động cách mạng: "Tôi luôn luôn nhớ đến lòng yêu mến và sự giúp đỡ của

các đồng bào trong những ngày tháng tôi ở thượng du. Tôi luôn luôn nhớ đến tình thân mật
mà các đồng bào đối với tôi trong những lúc chúng ta gặp gỡ nhau những lúc tôi đau ốm,
anh chị em săn sóc ân cần như ruột thịt. Vì vậy, người tôi tuy có xa cách nhưng lòng tôi
vẫn luôn luôn gần gũi anh em. Tôi chắc rằng, cái tình thân ái ấy không bao giờ phai lạt".
Năm 1947, có ba cụ lão du kích Cao Bằng hăng hái xung phong cùng nhân dân giết giặc,
Bác liền có thơ tặng: "Tuổi cao chí khí càng cao/ Múa gươm giết giặc ào ào gió thu/ Sẵn
sàng tiêu diệt quân thù/ Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng" (HCM toàn tập-T.4).
Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9-1947, Người có thư gửi nhân dân
Việt Bắc để biểu dương, khen ngợi: " Có sự vẻ vang đó là vì toàn thể đồng bào Việt Bắc:
Kinh, Thổ, Mán, Nùng, Mèo, v.v. ai cũng yêu nước, ai cũng không chịu làm nô lệ, ai cũng
đoàn kết, ai cũng hăng hái ủng hộ cách mạng".
Vào dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Người, Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam phối
hợp với tỉnh Đác Lắc tổ chức phòng trưng bày "Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các
dân tộc thiểu số Việt Nam" (ngày 15-5-2002), trong đó trưng bày hơn 100 tấm ảnh và
7
những hiện vật quí về hình ảnh của Bác Hồ kính yêu với đồng bào các dân tộc thiểu số
Việt Nam. Đó là hình ảnh Bác Hồ gặp gỡ đại biểu các dân tộc thiểu số có công với cách
mạng (năm 1946), ảnh đồng bào các dân tộc thiểu số đổ về Thủ đô Hà Nội thăm Bác nhân
dịp Bác, Trung ương Đảng và Chính phủ về lại Thủ đô sau kháng chiến chống thực dân
Pháp thắng lợi ; đó là những kỷ vật như ấm đun nước, chậu rửa mặt, lọ đựng nước mà
đồng bào đưa đến cho Người dùng hồi ở hang Pác Bó (1941); đó là hòn đá cuội chặn giấy
Người tặng lại cụ Tuân (người Nùng), và những bức thêu, quả còn, gối, vòng bạc, v.v. tất
cả đã gợi lên tình máu thịt, chan chứa tình thương yêu của Bác với đồng bào các dân tộc
thiểu số đồng thời cũng thể hiện được niềm kính yêu, niềm tin vô hạn và mãi mãi của đồng
bào các dân tộc thiểu số đối với Bác. Đặc biệt cuộc triển lãm còn trưng một tấm bảng lớn
ghi một phần bức thư Người gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại Plây Cu, ngày
19-4-1946: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Ba-
na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng
ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". Có thể nói, bức thư Người
viết từ năm 1946 nhưng cho đến ngày nay, đọc lại, chúng ta vẫn còn thấy ở Người sự thấu

hiểu, mối quan tâm mà tính thời sự mãi mãi còn đó. Người khẳng định: "Giang sơn và
Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta
phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải
thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau, để mưu hạnh phúc chung của
chúng ta và con cháu chúng ta", "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của
chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững
quyền tự do, độc lập của chúng ta". Cho đến bây giờ, lời dạy trên của Bác vẫn còn nguyên
giá trị. Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam, một vài dòng
suy nghĩ về tình cảm của Bác đối với đồng bào các dân tộc thiểu số để thấy được tầm nhìn
xa, sự hiểu biết hết sức vĩ đại của Người, đồng thời góp nên tiếng nói nhằm tiếp tục đẩy
mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa 7 về
công tác dân tộc.
8
9
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“BÁC HỒ VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ - CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI BÁC
HỒ KÍNH YÊU”
Họ và Tên :
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Bác Hồ kính yêu là người rất quan tâm đến vấn đề về các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam và vì vậy tấm lòng, tình cảm của Người đối với đồng bào các dân tộc thiểu số cũng
nhiều hơn nước bể cây rừng
Còn nhớ, sau 30 năm xa Tổ quốc, Người trở về đất nước thân yêu. Những
năm tháng sống và hoạt động ở vùng đầu nguồn Pác Bó, Người đã có rất nhiều kỷ niệm
với đồng bào các dân tộc nơi đây. Với tình cảm của mình, Người rất chú ý đến những nếp
sinh hoạt, những phong tục tập quán và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong
hồi ký "Bác Hồ đến bản tôi", ông Dương Ðại Lâm đã kể lại một câu chuyện đầy xúc động
thể hiện tấm lòng và sự hiểu biết của Người với phong tục, lối sống của đồng bào các dân
tộc vùng cao. Chuyện rằng, có một nữ hội viên trong tổ chức Hội cứu quốc cơ sở không

may bị bệnh qua đời, gia đình tổ chức làm ma rất chu đáo. Ðược tin, Người cho gọi đồng
chí Dương Ðại Lâm lên hỏi về vấn đề thăm viếng, khi đến thăm viếng thì mang gì đến giúp
và các đoàn thể đến thì làm những việc gì, kể cả việc có phải đọc văn tế không ? Ông
Dương Ðại Lâm trả lời rằng có, nhưng văn tế thì phải nhờ các ông tào hay chữ, mà các ông
tào thì Thấy Dương Ðại Lâm ngập ngừng, Người bảo: "Thôi thế thì Ðại Lâm cứ về,
chiều lên lấy". Y hẹn, Người trao cho Ðại Lâm bài văn tế mà bố cục, lời lẽ, quy cách giống
như của mọi ông tào cao tay, nhưng nội dung thì rất mới, bao hàm một ý nghĩa chính trị
sâu sắc, những câu văn thống thiết làm xúc động lòng người. Nghe xong bài văn tế, nhiều
già bản thốt lên: "Ðúng quá, đúng quá ! Văn tế của thầy tào nào làm hay đến thế?". Có thể
thấy rằng, Người đã cho chúng ta một bài học có tính thời sự sâu sắc: Với đồng bào các
dân tộc thiểu số thì cần lắm những tấm lòng để đi đến tấm lòng, biết tranh thủ để tuyên
truyền, vận động và giác ngộ mọi người. Ðặc biệt, Người đã chỉ cho chúng ta rằng: Ðã là
người cách mạng thì không được lợi dụng mê tín của quần chúng để kiếm chác. Nhưng
10
đừng nên cứng nhắc. Phải biết tranh thủ để tuyên truyền, giúp người ta giác ngộ cách
mạng. Có thể nói, đó chính là tấm lòng, là tình cảm trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình mà Bác đã dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Với Bác, tất cả những tình cảm, việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số là những
gì rất cụ thể. Trong một cuộc nói chuyện với đoàn đại biểu các dân tộc ít người ở phía bắc
sau ngày giành được chính quyền, Bác nói: "Trước khi nước ta được độc lập, các đồng bào
trên đó ai nấy đã biết nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, đã gắng sức giúp anh em Việt Minh
Tất cả già trẻ, đàn ông, đàn bà ai cũng tham gia cách mạng hoặc ra mặt trận giết giặc,
hoặc ở đàng sau giồng giọt ngô, khoai, giúp cho quân lính mình. Bây giờ, nước ta được
độc lập, tôi thay mặt đồng bào Kinh cảm ơn anh chị em ". Trên báo Cứu quốc số 192,
ngày 20-3-1946, Người có bài gửi đồng bào các tỉnh miền núi phía bắc. Trong bài viết của
mình, Người thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với đồng bào trong những năm tháng
Người vừa về nước hoạt động cách mạng: "Tôi luôn luôn nhớ đến lòng yêu mến và sự giúp
đỡ của các đồng bào trong những ngày tháng tôi ở thượng du. Tôi luôn luôn nhớ đến tình
thân mật mà các đồng bào đối với tôi trong những lúc chúng ta gặp gỡ nhau những lúc
tôi đau ốm, anh chị em săn sóc ân cần như ruột thịt. Vì vậy, người tôi tuy có xa cách nhưng

lòng tôi vẫn luôn luôn gần gũi anh em. Tôi chắc rằng, cái tình thân ái ấy không bao giờ
phai lạt". Năm 1947, có ba cụ lão du kích Cao Bằng hăng hái xung phong cùng nhân dân
giết giặc, Bác liền có thơ tặng: "Tuổi cao chí khí càng cao/ Múa gươm giết giặc ào ào gió
thu/ Sẵn sàng tiêu diệt quân thù/ Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng" (HCM toàn tập-
T.4). Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9-1947, Người có thư gửi
nhân dân Việt Bắc để biểu dương, khen ngợi: " Có sự vẻ vang đó là vì toàn thể đồng bào
Việt Bắc: Kinh, Thổ, Mán, Nùng, Mèo, v.v. ai cũng yêu nước, ai cũng không chịu làm nô
lệ, ai cũng đoàn kết, ai cũng hăng hái ủng hộ cách mạng".
Vào dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Người, Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam
phối hợp với tỉnh Ðác Lắc tổ chức phòng trưng bày "Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào
các dân tộc thiểu số Việt Nam" (ngày 15-5-2002), trong đó trưng bày hơn 100 tấm ảnh và
những hiện vật quí về hình ảnh của Bác Hồ kính yêu với đồng bào các dân tộc thiểu số
Việt Nam. Ðó là hình ảnh Bác Hồ gặp gỡ đại biểu các dân tộc thiểu số có công với cách
11
mạng (năm 1946), ảnh đồng bào các dân tộc thiểu số đổ về Thủ đô Hà Nội thăm Bác nhân
dịp Bác, Trung ương Ðảng và Chính phủ về lại Thủ đô sau kháng chiến chống thực dân
Pháp thắng lợi ; đó là những kỷ vật như ấm đun nước, chậu rửa mặt, lọ đựng nước mà
đồng bào đưa đến cho Người dùng hồi ở hang Pác Bó (1941); đó là hòn đá cuội chặn giấy
Người tặng lại cụ Tuân (người Nùng), và những bức thêu, quả còn, gối, vòng bạc, v.v. tất
cả đã gợi lên tình máu thịt, chan chứa tình thương yêu của Bác với đồng bào các dân tộc
thiểu số đồng thời cũng thể hiện được niềm kính yêu, niềm tin vô hạn và mãi mãi của đồng
bào các dân tộc thiểu số đối với Bác. Ðặc biệt cuộc triển lãm còn trưng một tấm bảng lớn
ghi một phần bức thư Người gửi Ðại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại Plây Cu, ngày
19-4-1946: "Ðồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Ba-
na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng
ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". Có thể nói, bức thư Người
viết từ năm 1946 nhưng cho đến ngày nay, đọc lại, chúng ta vẫn còn thấy ở Người sự thấu
hiểu, mối quan tâm mà tính thời sự mãi mãi còn đó. Người khẳng định: "Giang sơn và
Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta
phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải

thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau, để mưu hạnh phúc chung của
chúng ta và con cháu chúng ta", "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của
chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững
quyền tự do, độc lập của chúng ta". Cho đến bây giờ, lời dạy trên của Bác vẫn còn nguyên
giá trị. Hướng tới Ðại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam, một vài dòng
suy nghĩ về tình cảm của Bác đối với đồng bào các dân tộc thiểu số để thấy được tầm nhìn
xa, sự hiểu biết hết sức vĩ đại của Người, đồng thời góp nên tiếng nói nhằm tiếp tục đẩy
mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa 7 về
công tác dân tộc.
Sưu tầm:
12
BÀI DỰ THI
Tình cảm của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số
Trong cuộc sống hôm nay của
dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã vĩnh biệt chúng ta nhưng
trong tiềm thức của mỗi người:
Bác vẫn còn sống mãi. Bác là
hiện thân cốt cách dân tộc, là
cái chung trong mỗi cái riêng
và mọi người Việt Nam đều
thấy mình trong Hồ Chủ tịch.
Nói đến Bác Hồ - Nhớ về
Bác Hồ là chúng ta liên tưởng
ngay đến hình ảnh: “Nhớ Ông
Cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu túi
vải đẹp tươi lạ thường/ Nhớ
Người những sáng tinh sương/ Ung dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân
Người bước lên đèo/ Người đi rừng núi trông theo bóng Người/”. Vâng! Trong suốt quá
trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn

đề dân tộc và chính Người cũng đã nêu một tấm gương sáng về đoàn kết, giúp đỡ đồng bào
các dân tộc thiểu số, từ đó Người đã được đồng bào coi như chính người của bản, làng
mình.
Với tư tưởng nhất quán: Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kiên trì xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở bình đẳng, xóa bỏ
thành kiến dân tộc, chăm lo mọi mặt để miền núi tiến kịp miền xuôi. Bất kỳ ở đâu và trong
thời điểm nào, Người cũng quan tâm, kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc, giữa dân tộc
Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau để thực hiện khát vọng
giành độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Tháng 7 năm 1943, Bác đã chỉ
thị cho Liên Tỉnh ủy Cao Bằng – Bắc Cạn tổ chức hội nghị “Liên hiệp các dân tộc” tại
khu căn cứ kháng chiến, gồm đại biểu các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh ; hội nghị này
được coi là bước chuẩn bị tiến tới Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ nhất.Ngay sau Cách
mạng tháng Tám thành công, trong điều kiện muôn vàn khó khăn thử thách, vừa phải cùng
một lúc chống lại nạn đói, nạn dốt và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, nhưng với
quan điểm nhất quán “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, ngày 3/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh dành thời gian đến dự và phát biểu tại Đại hội lần thứ nhất các dân tộc thiểu số. Mở
đầu lời phát biểu, Bác khẳng định: “Nhờ sức đoàn kết trong đấu tranh của tất cả các dân
tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân
tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không có sự phân chia nòi giống,
tiếng nói gì nữa”. Đây là lần đầu tiên trên 100 đại biểu, thay mặt cho đồng bào các dân tộc
thiểu số đã hội tụ trong một nhà, tay bắt mặt mừng thật là thân ái. Bác căn dặn: “Hôm nay
13
là một ngày rất vẻ vang cho nước Việt Nam, là một đại hội xưa nay chưa từng có, một
cuộc thân thiện làm cho cả nước vui mừng ; trước kia, các dân tộc để giành độc lập phải
đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú và sự hiểu biết sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn sử dụng những ngôn từ mộc mạc, đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để tuyên truyền.
Trên số 123 báo Việt Nam Độc lập ra ngày 21 tháng 4 năm 1942, Bác có vẽ ba bức tranh
miêu tả một người nhắc không nỗi một hòn đá to, nhưng nhiều người cùng chung tay đoàn
kết thì nhắc bổng lên được. Bác còn viết kèm theo mấy câu chú thích: “Hòn đá to/ Hòn đá

nặng/ Chỉ một người, nhắc không đặng/ Hòn đá nặng/ Hòn đá bền/ Chỉ ít người, nhắc
không lên/ Hòn đá to/ Hòn đá nặng/ Nhiều người nhắc, nhắc lên đặng.”Trong suy nghĩ và
tình cảm của mình, Người luôn coi 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh
em một nhà, là thành viên không thể chia cắt của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Thư gửi
Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu ngày 19/ 4/ 1946, Người vạch rõ những
âm mưu thâm độc của bè lũ đế quốc, phong kiến và nêu cao tinh thần đoàn kết của đồng
bào các dân tộc. Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê
Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là
anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”,
nên tất cả chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để “giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ
ta”. Cũng theo Người, chúng ta phải “quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự
do, độc lập”, dù “sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta
không bao giờ giảm bớt”. Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Chúng ta phải thương yêu nhau,
phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con
cháu chúng ta”. Để thực hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên
đồng bào các dân tộc phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, xoá bỏ những bất đồng, mặc cảm,
tôn trọng và có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Ngày 8 tháng 5 năm 1959, Bác Hồ
cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đến thăm cán
bộ, bộ đội, đồng bào Yên Châu tỉnh Sơn La đã có công, có thành tích trong kháng chiến,
Bác ân cần dạy bảo, ngày trước do Tây áp bức, đời sống nhân dân đói khổ, nay đã có ruộng
cày, muốn sung sướng hơn nữa phải phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất, cải tiến kỹ thuật,
phải làm thủy lợi giỏi để lấy nước, giữ nước để cấy được hai vụ. Bác còn căn dặn: “Bác đi
qua nhiều nơi thấy rừng bị phá rất nhiều, những cây gỗ to, cao chặt để đốt hay để cho nó
mục nát, không khác gì đồng bào tự mình đem tiền bạc của mình bỏ xuống sông Đồng
bào có nên giữ rừng, gìn giữ gỗ không? Có nên đốt bừa đi không? Phải giữ gìn cho tốt, 5
năm, 10 năm nữa, rừng là vàng, là bạc, là máy móc cả”. Và cũng trong buổi nói chuyện
đó có một hình ảnh rất sinh động, Bác cầm trong tay một bó que, mọi người không biết
Bác định làm gì. Nhìn một lượt đồng bào các dân tộc, Bác hỏi: “Hồi còn Tây, còn vua
quan, đồng bào Kinh ăn hiếp đồng bào Thái, đồng bào Thái ăn hiếp đồng bào Puộc, đồng
bào Xá có phải thế không? (lúc này có nhiều tiếng thưa: Dạ có đấy ạ!). Hồi trước như thế

là vì sao? Vì Tây và vua quan muốn chia rẽ đồng bào, muốn làm cho đồng bào yếu đi. Bây
giờ, chúng ta, tất cả các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mèo, Mán, Xá, Puộc đều là anh em
ruột thịt một nhà ”. Rồi Bác cầm bó que giơ cao cho mọi người cùng thấy, vừa nói vừa
lấy ra từng que một: “Đây là đồng bào Kinh, đây là Thái, đây là Mèo, là Xá, là Puộc, là
Mán, Mường bẻ từng cái có gẫy được không?” (có tiếng trả lời: Dạ được!). Bác liền nắm
14
que lại, hỏi: “Bây giờ đoàn kết lại thế này có ai bẻ gẫy được không?” (tiếng trả lời vang
lên: Không, không ạ). Bác vui vẻ, gật đầu: “Chẳng những không ai bẻ gẫy được mà ai bẻ,
chúng ta đánh vào cái đầu nó. Đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay này”. Bác
giơ nắm tay lên và thế là đồng bào các dân tộc hoan hô mãi không ngớt
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc, Bác đã căn dặn: “Đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta ” . Tin tưởng rằng, đồng bào các dân tộc
thiểu số huyện nhà sẽ phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước tiếp tục
khẳng định niềm tin son sắt và mãi mãi đi theo con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam,
Bác Hồ và dân tộc ta đã lựa chọn. Quyết tâm ghi tạc và nguyện thực hiện tốt nhất lời dạy
của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công'';
cùng nhau bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần xứng đáng vào quá trình
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; không
ngừng nâng cao cảnh giác, kiên quyết phòng và chống mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ khối
đại đoàn kết các dân tộc; chung sức, chung lòng xây dựng quê hương phát triển toàn diện
và bền vững.
Người viết: Đăng Khoa
Sưu tầm:
15
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“Bác Hồ với các dân tộc thiểu số, Dân tộc thiểu số với Bác Hồ kính yêu ”
Họ và Tên : Trần Đại Nghĩa
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Mường Cai - Sông Mã - Sơn La.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam




Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc. Ảnh tư liệu
Cách đây tròn 65 năm, vào ngày 03/12/1945, tại Hà Nội, Hội nghị đại biểu các dân tộc
thiểu số toàn quốc đã diễn ra trong không khí hết sức đầm ấm. Lần đầu tiên đại biểu các
dân tộc ít người ở Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên về họp mặt ở thủ đô Hà Nội, nhằm
biểu dương tình đoàn kết giữa các dân tộc. Hội nghị đã nhận được sự quan tâm của Đảng
và nhất là những tình cảm hết sức đặc biệt của Bác Hồ kính yêu.
16
Đó là những tháng ngày mà nước Việt Nam mới đang hình thành; dù rất bận rộn với
biết bao công việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đến với Hội nghị. Trong diễn văn
khai mạc, Người nêu rõ: "Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước
Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt
Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân biệt nòi giống, tiếng
nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc
lập càng cần phải đoàn kết hơn nữa". Về nhiệm vụ của Chính phủ, Người nhấn mạnh:
"Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: 1. Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những
điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình (đẳng) trước sẽ sửa chữa đi. 2. Chính phủ sẽ gắng sức
giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các
dân tộc được hưởng; b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc.
Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được
độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình". Trong một bức thư viết cùng ngày gửi đồng bào
thiểu số, Bác Hồ thông báo rằng "Ngày 03 tháng 12 năm nay là một ngày rất vẻ vang cho
nước Việt Nam Đó là một cuộc đại hội xưa nay chưa từng có, một cuộc thân thiện làm
cho cả nước vui mừng ". Trước đó không lâu, vào ngày 23/11/1945, khi tiếp đoàn đại biểu
tỉnh Tuyên Quang, vốn là căn cứ địa của cách mạng về thăm Thủ đô độc lập, Bác ân cần
trò chuyện: "Trước khi nước ta được độc lập, các đồng bào trên đó, ai nấy đã nhiệt tâm
yêu nước, yêu nòi, đã gắng sức giúp anh em Việt Minh trong cuộc vận động giải phóng rất
nhiều. Chính tôi có đi qua các miền anh em ở, tới đâu cũng nhận thấy anh em Thổ, Mán ai

nấy đều một lòng mong Tổ quốc độc lập, oán ghét bọn giặc xâm lăng Tôi nhờ anh chị em
về nói với đồng bào trên ấy biết rằng đồng bào Kinh và Chính phủ rất thương mến đồng
bào ". Vì thế, tại Hội nghị này, một lần nữa, Bác Hồ lại khẳng định điều đó, làm ai nấy
đều rưng rưng cảm động. Cảm động bởi tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với vấn đề các dân tộc thiểu số trên đất nước ta.
Người luôn coi các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em một
nhà, là thành viên không thể chia cắt của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Chưa đầy một
năm sau, ngày 19/4/1946, tại Pleiku, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam lại diễn ra. Do
điều kiện chủ quan lẫn khách quan, Người không thể đến dự, nhưng với tình cảm thắm
17
thiết của mình, Bác Hồ đã gửi đến Đại hội một bức thư. Trong thư Người vạch rõ những
âm mưu thâm độc của bè lũ đế quốc, phong kiến và nêu cao tinh thần đoàn kết của đồng
bào các dân tộc. Người viết: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê
Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là
anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau", dù
"sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm
bớt". Để thực hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên đồng bào
các dân tộc phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, xóa bỏ những bất đồng, mặc cảm, tôn trọng
và có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Năm sau, ngày 26/02/1947, Người lại có thư
"Gửi đồng bào thượng du" (vùng Thanh Hóa). Thư viết: "Trong cuộc kháng chiến cứu
quốc này, đồng bào thiểu số đã tỏ lòng nồng nàn yêu nước Tôi thay mặt Chính phủ cảm
ơn đồng bào và trân trọng hứa rằng: Đến ngày kháng chiến thành công, Tổ quốc và Chính
phủ sẽ luôn luôn ghi nhớ những công lao của đồng bào ".
Bác Hồ với đồng bào các dân tộc trong những năm tháng kháng chiến ở Việt Bắc
(TL - TNN st)
18
Tiếp nối tinh thần và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta vẫn
luôn quan tâm đến những vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số và tin tưởng vào tình
đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc. Sự quan tâm và niềm tin đó đã được thể hiện rất rõ trong
lời phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc

thiểu số Việt Nam lần thứ nhất diễn ra vào ngày 12/5/2010 rằng: "Trong suốt quá trình
đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong mỗi bước đi của cách mạng Việt Nam, đồng bào
các dân tộc thiểu số đã luôn cùng đồng bào cả nước một lòng thủy chung, son sắt theo
Đảng và Bác Hồ, cống hiến công sức, xương máu cho sự nghiệp cách mạng và giành được
những thắng lợi vĩ đại. Ngày nay, trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, với nỗ lực của
các cấp, các ngành và đồng bào trong cả nước, đặc biệt là từ khi triển khai thực Nghị
quyết Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc, vùng dân tộc miền núi đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng thể hiện trên mọi lĩnh vực đời sống - xã hội. Việc thực hiện công tác
dân tộc đã được các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa
phương thực sự quan tâm. Đó là biểu hiện tốt đẹp, thiết thực của tình cảm đồng bào, trách
nhiệm của nhân dân cả nước và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế".
Để xứng đáng với tình cảm của Bác Hồ kính yêu, xứng đáng với sự tin tưởng của
Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số trên đất nước ta nguyện một lòng son sắt
đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; quyết tâm ghi tạc và thực hiện tốt lời
dạy của Người: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành
công"; luôn không ngừng nâng cao cảnh giác, kiên quyết phòng và chống mọi âm mưu phá
hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc; chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất
nước phát triển toàn diện và bền vững trong xu thế hội nhập và phát triển.
Người viết: Nguyễn Thị Thọ
Người sưu tầm: Trần Đại Nghĩa
19

×