Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁCTÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.7 KB, 19 trang )

Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
1. Tên tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn (Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý, Giáo dục công dân) để
thuyết minh về một số danh lam thắng cảnh của quê hương Thanh Hóa.
2. Mục tiêu:
Giới thiệu khái quát về quê hương Thanh Hóa và một số danh lam thắng cảnh nổi
tiếng của tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa - Mảnh đất anh hùng. Mảnh đất địa linh nhân kiệt. Mảnh đất đã góp
phần đắc lực để có được đất nước Việt Nam như ngày hôm nay và hùng cường trong
mai sau.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương: Lịch sử hình thành và phát triển của
vùng đất Thanh Hóa; Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Thanh Hóa; Đặc điểm kinh
tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google trên internet
Từ các kiến thức đó để em viết thành bài làm văn thuyết minh như sau:
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
2
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về


dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những
địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt. Đây là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt
Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí
Minh 1.560 km về hướng Bắc với bờ biển dài hơn 102 km mang nhiều tiềm năng du
lịch và khai thác thủy hải sản.
Ngoài các khu di tích lịch sử, Thanh Hóa còn được thiên nhiên ban tặng nhiều
danh lam thắng cảnh, nơi dừng chân của rất nhiều khách tham quan khắp bốn phương,
đó là vườn Quốc gia Bến En, đảo Hòn Nẹ, cảng cá Lạch Trường, suối cá thần Cẩm
Lương, động Từ Thức,…
Bản đồ Tỉnh Thanh Hóa
Ai đã từng đi qua cố đô Hoa Lư một thời dựng nước và giữ nước- nơi núi non
hùng vĩ; qua dốc Xây đến địa phận tỉnh Thanh sẽ gặp Công ty xi măng Bỉm Sơn-
công trình hữu nghị Việt Xô với ống khói cao vút, lò nung trái tim nhà máy đang ngày
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
3
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
đêm thổn thức trong tiến trình CNH, HĐH quê hương, đất nước; rồi qua nông trường
Hà Trung ngắm nhìn đồng lúa, đồi dứa bạt ngàn, đang hứa hẹn những mùa bội thu.
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
Một góc nông trường Hà Trung
Đi về phía Đông gặp vùng biển Nga Sơn một vùng đay, cói xuất khẩu nhắc ta
nhớ lại câu ca: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”. Đây còn là nơi có sự tích Mai An
Tiêm và quả dưa đỏ, có chiến khu du kích Ba Đình; có động Từ Thức, cửa biển Thần
phù, đồng cói Nga Tân đang ngày đêm lấn biển vươn lên. Cảnh làng quê với nhiều
nhà thờ thiên chúa giáo, chiều về tiếng chuông vọng ngân nga như giữ mãi bản sắc
vùng biển quê hương nơi đầu sóng.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
4
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Lễ hội Mai An Tiêm

Đi tiếp dọc biển về phía Nam đến Hậu Lộc nhớ câu thơ Tố Hữu:
“Con đã về đây ơi mẹ Tơm,
Hỡi người mẹ khổ đã giành cơm
Cho con cho Đảng ngày xưa ấy,
Không sợ tù gông, chấp súng gươm, ”.
Về đây, đến biển Ngư Lộc: chợ trắng cá cơm, tôm, mực, vùng biển tàu thuyền
tấp nập ra khơi đánh cá, tôm, câu mực, mà ngắm nhìn đảo Nẹ như một điểm tựa tiền
tiêu của vùng biển, của nghề chài lưới. Nơi các chiến sĩ bộ đội biên phòng noi gương
đội nữ du kích Hoa Lộc bắn rơi máy bay Mỹ, đang ngày đêm canh giữ hải phận
thiêng liêng của quê hương, Tổ quốc.
Nằm sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hóa, đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai hay còn gọi là núi Ải. Đây là nguồn sử
liệu sống động minh chứng cho cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô thế kỷ thứ III
của Triệu Thị Trinh – một nữ anh hùng dân tộc, một người con của huyện Quan Yên,
quận Cửu Chân nay thuộc huyện Yên Định. Đền thờ Bà Triệu có lịch sử đã lâu đời,
lúc mới khởi dựng chỉ có 3 gian gỗ lợp bằng tranh, bên trong có một bệ thờ Bà Triệu.
Đến thời tiền Lý (549 – 602) vua Lý Nam Đế trong một lần kéo quân vào Nam tiễu
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
5
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
trừ phong kiến Lâm Ấp đã nghỉ tại làng Bình Lâm (thuộc xã Hà Lân, huyện Hà Trung
bây giờ). Vua Lý Nam Đế đã đến thăm đền và cầu xin giúp đánh thắng giặc. Khi
chiến thắng trở về, Lý Nam Đế đã phong cho Bà làm thần và cấp tiền cho dân làng
sửa sang ngôi đền… Sau rất nhiều lần trùng tu qua các thời kỳ, đến nay đền Bà Triệu
được xây dựng theo hình thức kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ
trên diện tích gần 4ha. Lăng tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm, qua cổng là
hồ sen, bốn bề kè đá. Tiếp theo là nhà Tiền đường gồm 5 gian, cột đá mài vuông cạnh,
sau nhà Tiền đường là một khoảng sân nhỏ, hai bên tả hữu là nhà tiếp khách và sửa lễ.
Cuối sân là 3 gian hậu cung, dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi.
Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi

Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp. Hằng
năm, vào ngày 21/2 âm lịch, người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà.
Đến xứ Trạng anh hùng Hoằng Hoá, nhớ về anh hùng Lê Phụng Hiểu - vũ vệ
tướng quân, dẹp loạn giữ ngôi vua nhà Lý; nối tiếp truyền thống vùng quê đi đầu
vùng lên khởi nghĩa giành thắng lợi đầu tiên trong Cách mạng tháng 8/1945; 15 anh
hùng đất trạng, đội nữ dân quân Hoằng Long bắn rơi máy bay Mỹ, bảo vệ cầu Hàm
Rồng; hàng trăm tiến sĩ đã tiếp tục làm rạng danh quê hương văn hiến anh hùng. Đây
cũng là nơi có cửa biển Lạch Trường, nhà máy hải sản đông lạnh; có những nơi nghỉ
mát trong lành với nhiều đặc sản sông, biển và hoa trái ngọt lành.
Đi tiếp ta sẽ gặp cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, đồi Quyết thắng, đồi C4 anh hùng
ta sẽ nghe kể về những huyền thoại Hàm Rồng, núi Ngọc và những ngày tháng chiến
đấu anh hùng của quân và dân Hàm Rồng- Nam Ngạn, Thanh Hoá trong những ngày
đầu chống Mỹ. Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt
duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là
trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Cầu Hàm Rồng ngày
nay trở thành một di tích lịch sử vô giá, là một địa điểm thăm quan thu hút khách du
lịch mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa. Học sinh, sinh viên thường hay lên cầu để nô
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
6
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
đùa, ngắm cảnh hoàng hôn. Hoạt động giao thông qua lại ít, chủ yếu là phương tiện
thô sơ, mỗi khi có ô tô trọng tải lớn, tàu hỏa đi qua, cầu rung lắc rất mạnh.
Đứng từ phía cầu Hàm Rồng, người ta có thể nhìn thấy dòng sông Mã cuồn
cuộn chảy hùng vĩ, cầu Hoàng Long huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc và nhìn về
một thời hoa lửa, chiêm ngưỡng cầu Hoằng Long- nét khởi sắc của thời kỳ công
nghiệp hoá- nối đôi bờ sông Mã tự ngàn xưa trong xanh cuộn sóng mà đôi bờ còn dấu
tích ghi tạc những chiến công rất đỗi tự hào, như còn vang vọng mãi với điệu hò sông
Mã, với tiếng hò hợp sức “Dô khoan”.
Cầu Hàm Rồng
Tiếp đó ta sẽ gặp Tượng đài TNXP Chiến thắng Hàm Rồng- biểu tượng sáng

ngời của chủ nghĩa anh hùng CM trong lớp TNXP “sống bám đường, chết kiên cường
dũng cảm” làm nên những bản anh hùng ca bất diệt trên đường tới chiến trường, băng
qua lửa đạn, góp phần quan trọng làm nên những kỳ tích vẻ vang của dân tộc ta trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và còn tiếp tục phát huy cùng TN tình nguỵện
san núi bạt đồi, khai hoang, đắp đập, hàn gắn vết thương chiến tranh và kiến tạo tương
lai, tiếp tục mở những con đường vươn tới hôm nay.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
7
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Tượng đài TNXP Chiến thắng Hàm Rồng
Qua thành phố Thanh Hoá đang trăn trở vươn lên trong tiến trình CNH, HĐH,
ngắm nhà thờ thiên chúa giáo cao vút, vọng tiếng chuông ngân giúp như nối liền phố
xá nhà cao tầng nhộn nhịp hôm nay với bản sắc văn hoá tự ngàn xưa của quê hương
ngàn năm văn hiến.
Từ thành phố ngược về phía Tây, du khách lên Đông Sơn - nơi quê hương núi
Đọ, trống đồng tự ngàn xưa biểu tượng của văn hóa Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới;
có Rừng Thông còn ghi đấu ấn nơi Bác Hồ về thăm Thanh Hoá, nơi mà hình bóng
Bác Hồ về thăm nói chuyện ân cần với cán bộ, đồng bào, thanh thiếu nhi vẫn còn ghi
tạc đến hôm nay.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
8
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Núi Rừng Thông
Từ Đông Sơn, đi xe buýt số 17 xuống điểm đỗ ngã ba xã Tân Ninh hoặc đi con
đường liên xã Đông Yên để đến núi Nưa ta vào Triệu Sơn - nơi ngàn xưa Bà Triệu
Thị Trinh: “Đầu voi ra trận cứu nguy giống nòi”, trên đỉnh núi Nưa thuộc xã Tân
Ninh có động Am Tiên trên vùng “vàng đen” – Cromite. Từ chân núi Nưa lên đỉnh
Am Tiên còn khoảng 4 km đường ngoằn nghèo nhưng quanh năm in dấu hành hương
của người dân tứ xứ về thắp hương cầu lộc. Nằm trên độ cao hơn 500 m so với mực
nước biển, khí hậu ở Am Tiên quanh năm mát mẻ. Hai bên đường vào khu du tích lại

được phủ một màu xanh rì của những cây xà cừ cổ thụ khiến không gian càng thêm
thuần khiết, uy nghi
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
9
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Không gian linh thiêng, trầm mặc trên đỉnh Am Tiên
Cách cửa đền không xa là một trong ba huyệt đạo thiêng của quốc gia (một là ở
núi Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội; hai là ở núi Bà Đen, Tây Ninh), nơi giao hòa, đắc địa
của trời đất. Bởi vậy, người người hành hương về đây không chỉ cầu sức khỏe, tài lộc
mà còn cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc. Rời huyệt thiêng trong cảm giác
thư thái, tĩnh tại của tâm hồn, "động đào" tiếp bước đưa chân lữ khách đến giếng
Tiên. Gọi là "động đào" bởi lẽ dọc hai bên đường là bạt ngàn đào hồng khoe sắc, lối
đi như trải thảm với những cánh đào rơi rớt theo gió xuân mơn mởn. Dường như sắc
đào thắm bao nhiêu thì nước giếng Tiên trên đỉnh Am Tiên trong và đầy bấy nhiêu.
Lòng giếng rất cạn, chỉ sâu chừng 3 m, lại ở tận đỉnh núi cao nhưng kỳ lạ thay nước
giếng không bao giờ cạn dù nắng hạn kéo dài. Nước giếng từ trong núi chảy ra nên rất
tinh khiết, được nhiều người thường xuyên tới đây xin về làm nước cúng trong các
dịp lễ, thờ tổ tiên và cầu mong sức khỏe, sinh con theo ý nguyện.
Sau khi lấy nước giếng Tiên, thắp hương trong đền và vái lạy huyệt đạo, đừng quên
chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh thủy mặc xứ Thanh từ trên đỉnh núi Nưa và cảm
nhận không gian thoáng đãng, tươi xuân của vùng đất thiêng Tổ quốc.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
10
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Từ Triệu Sơn ta qua Nông Cống - một vùng đồng chiêm gian khổ “đất nghèo
nuôi những anh hùng” - quê hương anh hùng thời đại Lê Mã Lương, đã vượt lên
nghèo đói, chiến tranh vươn dậy từ khởi nguồn điện khí hoá, xây dựng hệ thống kênh
mương, máy bơm chống lụt, nhà văn hoá huyện vươn lên như biểu thị ý chí của một
vùng quê nghèo cần cù, hiếu học.
Sau đó du khách sẽ đi vào phía Tây Nam đến vườn Quốc gia Bến En lên canô dạo

quanh hồ Bến En mà tha hồ ngắm cả một vùng non thiêng nước biếc Như Thanh.
Vườn Quốc gia Bến En
Từ Đông Sơn, theo quốc lộ 45 ngược lên phía Tây đến Vĩnh Lộc, ta sẽ gặp
Thành nhà Hồ sừng sững mà xưa kia vua Hồ Quý Ly cho xây để ngăn giặc giữ quê
hương. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm
hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một
trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong
thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến
nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối
nguyên vẹn.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng
chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
11
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Thành nhà Hồ
Từ Vĩnh Lộc rẽ sang hướng bắc ta sẽ tới Thạch Thành, được tới chiến khu cách
mạng thời chống Pháp: Cẩm Bào, Hang Treo- Ngọc Trạo, Quang Trung, sẽ được
nghe kể về những người con anh hùng của Xứ Thanh, Nghệ An, Thái Bình, Hà Nam
Ninh, đã anh dũng tranh đấu hy sinh từ những ngày cách mạng còn trứng nước.
Và sẽ thấy biết ơn họ biết bao nhiêu khi đi qua những đồng mía ngút ngàn, nhà
máy đường Việt- Đài mọc lên sừng sững đang ngày đêm đem lại đường mật cho đời.
Thị trấn Vĩnh lộc, Thạch Thành xưa kia heo hút nay nhiều nhà tầng, phố xá mọc lên
đông vui, rộn rã và Nông trường 26/3 mía ngọt, cam vàng trĩu quả.
Từ Vĩnh Lộc đi tiếp lên Cẩm Thuỷ qua cầu mới xây bắc qua thượng nguồn sông
Mã nước chảy cuồn cuộn, nơi hội thuyền bè cùng những bè cá lồng hai bên bờ sông tô
điểm thêm cho một vùng sông nước hữu tình. Đến đây ta sẽ được chiêm ngưỡng một
vùng đồi núi trập trùng với nhiều bãi sắn, nương dâu, nương ngô và có những danh
lam như hang cá thần Cẩm Lương, động Hang Dơi.

Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
12
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Suối cá thần Cẩm Lương
Suối cá xuất phát từ mạch nước trong ngọn núi đá vôi Bồ Um, thuộc dãy núi Trường
Sinh. Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của
suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá.
Khác với những dòng suối thông thường khác, suối chỉ dài trên 150m, có một đàn cá
tự nhiên với hàng ngàn con sinh sống từ bao đời nay. Nhân dân quen gọi đây là Vó cá
thần hay suối cá Thần.
Ngay bên tả ngạn của Suối cá Thần, hiện nay vẫn còn lại nền móng của ngôi đền cổ,
đó là đền Ngọc. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ XI, có các đạo sắc: 2 đạo sắc thời
Lê và 1 đạo sắc vào thời Vĩnh Tộ và thời Cảnh Hưng, 1 đạo sắc vào thời Nguyễn của
vua Khải Định năm thứ 8 (1924). Đền đã nhiều lần được trùng tu lại, lần trùng tu mới
nhất vào năm 1928. Trải qua mưa ngàn gió núi, đền đã bị sập vào năm 1962, hiện nay
chỉ còn lại nền móng.
Theo nhân dân trong vùng kể lại, đàn cá có những con nặng tới 30kg, ngày thường
không chui ra khỏi hang, mà chỉ khi mùa nước lớn, người dân mới thấy cá ra nhưng
rồi lại vào ngay. Nước trong suối không bao giờ cạn, mực nước nơi sâu nhất vào mùa
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
13
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
mưa từ chỉ từ 50 – 80cm, điều kỳ lạ là với hàng ngàn con cá sinh sống trong dòng
suối chỉ dài chừng 150m nhưng nước suối quanh năm trong như ngọc, không hề bị ô
nhiễm hay bụi bẩn. Những ngày thường đàn cá ở đây rất gần gũi với người và người
dân nơi đây cũng không bao giờ ăn thịt cá, có những câu chuyện người ăn cá suối
Ngọc đã bị thần linh bắt chết. Chỉ những ngày tế lễ “Tứ phủ Long Vương” thì dân
làng xin thần được thả xúc, con nào tự chui vào xúc có nghĩa là con cá ấy tự dâng
mình cho thần thì làng mới cử người mang về làm thịt tế thần linh. Lệ này đã có từ
xưa, cho đến ngày nay vẫn còn duy trì.

Những năm gần đây, môi trường tự nhiên đã và đang bị con người tàn phá làm ảnh
hưởng đến không chỉ cuộc sống của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều các loài
động, thực vật. Thế mà làng Ngọc vẫn còn một suối cá tự nhiên độc nhất vô nhị của
đất nước. Điều đó càng minh chứng cho ý thức trách nhiệm của người dân nơi đây,
cũng như các ngành hữu quan để suối cá thần Cẩm Lương trở thành điểm du lịch hấp
dẫn trong cả nước về sự độc đáo và nguyên sơ của nó.
Từ Cẩm Thủy, đi về hướng Tây Nam đến Khu di tích Lam Kinh nối liền Thọ
Xuân - Ngọc Lạc. Đó là nơi bắt đầu của thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn
liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối, là vùng đất
mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim
bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà. Nơi ngày xưa vua Lê
Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn, từ:
“Chốn hoang dã nương mình,
Nếm mật nằm gai, há chẳng phải một hai sớm tối”
đã làm nên chiến thắng oai hùng với bản anh hùng ca “Bình Ngô đại cáo” bất hủ,
cũng là nơi quê hương của anh hùng “Lê Lai liều mình cứu Chúa”
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
14
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Khu di tích Lam Kinh
Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, xa là
núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Mặt trước ngoài hoàng
thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức
tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại
dày 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc.
Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo
sách Hoàng việt dư địa chí xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn
đẹp, trông rất đáng yêu, không ai dám lấy. Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên
Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng
"Thượng gia hạ kiều". Qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới

giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía
Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.
Trước Ngọ môn có hai con nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài
14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí
ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo
được 78 cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.
Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến
trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ
môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc khá quy mô.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
15
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề
ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích
3.539,2m² (rộng 58,5m dài 60,5m).
Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao
1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình
chữ công I.
Sử ghi năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tông đích thân đem các quan về bái yết sơn
lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các điện. Theo đó, điện
phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía
sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Hai điện Quang Đức và
Diên Khánh đều 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo
thành hành lang bao quanh cả 3 điện.
Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều
rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa
trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên
sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có
râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt
trên một viên ngọc. Gọi là long hí châu (rồng giỡn ngọc trai).

Tạm biệt khu di tích Lam Kinh du khách về Thành phố Thanh Hóa. Từ TP
Thanh Hoá đi về phía Đông 17 km đến “Thiên đường mùa hạ Sầm Sơn”. Nơi có biết
bao khách sạn cao tầng, nhà hàng cùng những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh đã
trọn cả thế kỷ nay ấp ôm bao du khách, có núi Trường Lệ ven biển với đồi thông gió
hát vi vu như đang kể về huyền thoại chàng Độc Cước xẻ đôi mình đánh quỷ cứu dân
chài, nàng Cô Tiên thuỷ chung tìm chồng từ ngày ấy đến hôm nay; mà Hòn Trống
mái là biểu tượng tình ái muôn đời bất tử của lứa đôi ngày ấy. Biển Sầm Sơn bao la
còn là nơi cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản
quý khác Ngoài du lịch biển, gần đây Sầm Sơn còn mở nhiều loại hình vui chơi giải
trí khác để thu hút du lịch như: Khu du lịch văn hóa - vui chơi giải trí "Huyền thoại
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
16
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
thần Ðộc Cước", "Khu nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tổng hợp", Khu sinh
thái Quảng Cư, Khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ. Sau 100 năm tuổi, thị xã đã có
hơn 400 cơ sở nhà nghỉ, khách sạn với hơn sáu nghìn phòng nghỉ, bảo đảm đón từ 15
đến 20 nghìn lượt du khách/ngày và bình quân mỗi năm đón khoảng từ 1,2 đến 1,3
triệu lượt du khách.
Năm 2010, ước tính thị xã Sầm Sơn đã đón được hơn 1,9 triệu lượt khách du
lịch, tăng 19,3% so với năm 2009; phục vụ ăn nghỉ cho 3,356 triệu lượt khách;
Bãi biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái
Đi qua núi Trường Lệ đến các làng du lịch Quảng Vinh; Quảng Hải, Quảng
Hùng (Quảng Xương) nơi biển đẹp, làng quê có nhiều đặc sản mực, tôm, cua, ghẹ.
Từ thành phố Thanh Hóa đi tiếp vào phía nam 40 km tới Tĩnh Gia có khu công
nghiệp Nghi Sơn, khu nhà máy mọc lên sừng sững với cầu cảng vươn cánh tay khổng
lồ đưa ximăng ra cảng lên tàu đi khắp mọi miền và xuất khẩu.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
17
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Bản đồ Tổng thể khu kinh tế Nghi Sơn

Tĩnh Gia còn có nơi nghỉ mát Hải Hoà - một vùng biển sạch- xanh, cát phẳng.
Biển Hải Hòa nằm chủ yếu trên địa phận làng Giang Sơn và làng Đông Hải thuộc xã
Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
18
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
Hải Hòa hiện đang giữ được những nét hoang sơ và thơ mộng, với bãi biển ngập tràn
cát trắng và nắng vàng, thoai thoải bên rặng phi lao quanh năm xanh mướt.
Du khách đến đây không chỉ để tắm biển, mà còn thưởng thức những loại đặc sản
biển và khám phá cuộc sống của bà con ngư dân thuần phác nơi đây.
Không thể nào kể hết vào đây những danh lam thắng cảnh xứ Thanh, nhưng tôi
hy vọng những nét chấm phá trên sẽ là khởi nguồn cảm hứng cho biết bao du khách
về đây du ngoạn, thưởng thức và tiếp tục đi tìm hiểu về một vùng quê non xanh nước
biếc hữu tình, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, quê hương ngàn năm văn
hiến đã và đang vươn lên trong công cuộc đổi mới hôm nay.”
Thanh Hóa, xứ sở tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp,
xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê tôi. Tôi nguyện
sẽ cùng mọi người góp phần xây dựng hoàn thiện nó để nó ngày càng phát triển và
sánh vai cùng các Thành phố lớn của cả nước. Chẳng có lý do gì để chúng ta: những
người được sinh ra và lớn lên ở đó, may mắn hơn là những người con tới làm dâu,
làm dể xứ Thanh, những người không được sinh ra, không được làm dâu, làm dể
nhưng có ông bà, cha mẹ, có nguồn cội từ quê hương Thanh Hóa lại không tự hào, lại
không hãnh diện vì mình là một phần của quê hương xứ Thanh.
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
19
Trường THCS Đông Văn – Đông Sơn - Thanh Hóa
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân
vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó
bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến

thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý,
hóa học, ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,…
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực,
sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc
học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.
Trên đây là bài dự thi của nhóm học sinh chúng em mong được sự ủng hộ đóng
góp của các quý thầy, cô để chúng em hoàn thiện hơn trong việc tiếp thu và vận dụng
kiến thức trong thực tiễn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thay mặt nhóm tác giả
Học sinh
Lê Thùy Dung
Bài dự thi Kiến thức Liên môn – Môn Ngữ Văn
20

×