Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.77 KB, 10 trang )

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG”.
Câu 1: Hoạt động nữ công trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết XI
(30.7.2013) của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam.
Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị θuyết XI 2013- 2018 là:
“Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn theo hướng vì đoàn
viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở,
thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp
chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý
nhà nước; quản lý kinh tế- xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động
giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát
triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn;
xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày
càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Với phương châm hành động “ Vì quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động công đoàn”.
Câu 2;
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban nữ công Công Đoàn các cấp:
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Ban chấp hành công đoàn về nội dung,
chương trình công tác nữ.
+ Theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với đoàn viên, lao động
nữ; phản ánh những vướng mắc, kiến nghị của quần chúng đối với công đoàn, chính
quyền. Đại diện cho nữ cán bộ, công chức, viên chức và lao động tham gia các hội đồng
tư vấn ở cơ sở liên quan đến vấn đề lao dộng nữ và trẻ em.
+ Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nữ nhà giáo và lao động.
+ Tổ chức, hướng dẫn, động viên nữ CNVC, người lao động thực hiện nghiêm túc
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ thị của Ngành, nhiệm vụ của đơn vị.
- Trách nhiệm:


+ Ban nữ công chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, ban Chấp hành công đoàn
ngành về công tác nữ công.
+ Trưởng, phó Ban nữ công có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác của Ban
trên cơ sở Nghị quyết của công đoàn ngành.
1
- Quyền hạn:
Đại diện Ban nữ công (Trưởng ban) được mời dự họp với Ban Thường vụ, ban
Chấp hành công đoàn cơ sở, được mời họp các hội đồng tư vấn của cơ sở khi bàn các vấn
đề liên quan đến lao động nữ, trẻ em; được mời dự các cuộc họp do Ban nữ công cấp trên
triệu tập; được thay mặt công đoàn cơ sở trực tiếp làm việc với các phòng ban chức năng
tham gia giải quyết các vấn đề liên quan lao động nữ và trẻ em, được đề nghị Ban Chấp
hành công đoàn ngành và cấp trên khen thưởng cá nhân hoặc tập thể nữ trong ngành,
được mời dự và báo cáo về công tác nữ tại cuộc họp liên tịch giữa chính quyền và công
đoàn theo tinh thần công văn số 394/2005/BCH-BGD ĐT ngày 15/8/2005 của Công đoàn
Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyên tắc làm việc của Ban.
Ban nữ công làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách và quyết định theo đa số.
Các uỷ viên Ban nữ công phải hoàn thành và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được
phân công; thực hiện nghiêm túc Quy chế đề ra đảm bảo cho Ban hoạt động có chất
lượng, hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Ban nữ công được thành lập theo Quyết định số 239/QĐ-CĐGD ngày 23 tháng 11
năm 2012 của Ban Thường vụ Công đoàn Lao động Tân Kỳ
Ban nữ công Công đoàn ngành có 7 đồng chí: Một Trưởng ban, một Phó trưởng
ban và năm uỷ viên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên.
a. Trưởng ban: Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, ban
Chấp hành công đoàn ngành về toàn bộ các hoạt động của Ban căn cứ vào chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Xây dựng chương trình công tác. Chỉ đạo, phân công

nhiệm vụ cho Phó trưởng ban, các thành viên của Ban. Truyền đạt các Nghị quyết, Chỉ
thị của cấp trên về công tác nữ. Chuẩn bị nội dung sinh hoạt, kế hoạch sơ-tổng kết. Chủ
trì và kết luận các phiên họp của Ban. Ký ban hành các văn bản như: Chương trình công
tác, văn bản hướng dẫn Ban nữ công cơ sở hoạt động, báo cáo với Ban cấp trên. Tham
mưu cho Ban Thường vụ công đoàn ngành tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Phụ
nữ 08/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10. Giải
quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
b. Phó trưởng ban: Giúp Trưởng ban thực hiện việc tổng hợp, tham mưu xây dựng
chương trình công tác năm, soạn thảo văn bản, tổng hợp báo cáo, tham mưu chương trình
2
hoạt động nhân các ngày lễ, tổng kết các phong trào thi đua. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra
Ban cơ sở vùng được phân công phụ trách. Tham gia đầy đủ các Hội nghị thường kỳ và
đột xuất của Ban. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng ban phân công.
c. Các uỷ viên: Tham mưu xây dựng chương trình công tác và chủ động triển khai
thực hiện chương trình công tác của Ban theo nhiệm vụ được phân công. Chỉ đạo, theo
dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động của Ban cơ sở thuộc cấp học và vùng
được phân công phụ trách. Tham gia đầy đủ các Hội nghị thường kỳ và đột xuất của Ban.
Tham mưu tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ, các cuộc thi, tổng kết các phong trào
thi đua … Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng ban phân công.
Phân công vùng phụ trách.
Phụ trách chung: đồng chí Trưởng ban.
Chế độ hội nghị.
Hội nghị thường kỳ của Ban tổ chức 2 tháng 1 lần để thông qua chương trình công
tác, đánh giá hoạt động của Ban, bàn phương hướng kế hoạch hoạt động thời gian tới.
Khi cần thiết Trưởng ban triệu tập họp đột xuất.
Chế độ kiểm tra.
Các đồng chí thành viên có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoạt động của Ban cơ sở
một cách thường xuyên, kết hợp các đợt kiểm tra của Đoàn kiểm tra do Uỷ ban kiểm tra
công đoàn Ngành lên lịch.
Chế độ báo cáo, thông tin.

Các thành viên thuộc Ban có trách nhiệm tổng hợp báo cáo hoạt động của Ban cơ
sở theo cấp học được phân công phụ trách. Đồng chí được Trưởng ban phân công có
trách nhiệm tổng hợp báo cáo trình Trưởng ban ký duyệt gửi các Ban cấp trên, định kỳ
gồm các báo cáo: Báo cáo công tác năm, báo cáo các hoạt động chuyên đề nhân ngày
08/3; 20/10 hàng năm và các báo cáo khác như: tổ chức cuộc thi, giao lưu, tổng kết các
phong trào thi đua …
Đối với các Ban nữ công cấp trên.
Ban nữ công ngành hoạt động theo chỉ đạo, hướng dẫn của ban Nữ công cấp trên,
báo cáo định kỳ hàng năm về kết quả hoạt động của Ban, các hoạt động chuyên đề đã tổ
chức.
Đối với Ban nữ công cơ sở.
3
Thông báo chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của Ban nữ công ngành,
hướng dẫn nội dung hoạt động để các Ban cơ sở triển khai thực hiện.
Cung cấp thông tin, tài liệu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Ban cơ sở.
Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động và chấm điểm, xếp loại Ban
nữ công cơ sở.
Ban cơ sở có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng năm và các hoạt động chuyên đề
cho Ban nữ công ngành theo quy định.
Liên hệ thực tế về thực hiện nhiệm vụ trên của Ban nữ công xã Nghĩa Phúc:
Ban nữ công xã Nghĩa Phúc đã phối hợp với UBND tổ chức học tập, quán triệt và
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Chương trình hành động của
CĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện đến đội ngũ CBCC và NLĐ, cụ thể hóa các
chương trình hành động của công đoàn cấp trên vào chương trình hoạt động công đoàn và
nhiệm vụ năm học của đơn vị.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn như:
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 03-CT/TW ngày
1/7/2011 của Bộ Chính trị, phong trào ”Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và cuộc vận động
”Dân chủ- Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm”.
Phối hợp với chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền về công tác an toàn giao thông,

xây dựng nếp sống văn hóa cơ quan, công sở; xây dựng khối đoàn kết nhất trí. .
Quan tâm đến công tác chăm lo và tự chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, đền
ơn đáp nghĩa đối với CB-GV-NV bằng nhiều hình thức, trợ cấp khó khăn, thăm hỏi đoàn
viên lúc ốm đau, hoạn nạn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, nghỉ
chế độ.
Chủ động tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật, chăm lo đời
sống, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tăng cường vận động phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững
mạnh.
Ban nữ công xã Nghĩa Phúc đã thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ mà BCH công
đoàn xã giao phó.
Câu 3: Nội dung công tác vận động nữ CBVCLĐ của Công đoàn cơ sở
1. Tổ chức và chỉ đạo tổ, nhóm nữ công trong các đơn vị triển khai có hiệu quả công
tác tuyên truyền trong nữ đoàn viên và lao động
- Tuyên truyền, tổ chức học tập nghị quyết của Công đoàn cấp trên CĐCS, nghị quyết
của đại hội phụ nữ về các nội dung có liên quan đến lao động nữ, trẻ em trong CNVC, lao
động của ngành.
4
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp lệnh hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động
sửa đổi, bổ sung, Luật Giáo dục và các văn bản có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ
lao động phụ nữ trong tình hình mới.
- Tiếp tục tuyên truyền đến các tổ công đoàn, tổ nữ công nội dung pháp lệnh dân số, kế
hoạch tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong nữ CNVC, lao động.
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới; các chuẩn mực xây dựng gia đình
ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; các kiến thức làm vợ, làm mẹ, kỹ
năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, trong tập thể và cộng đồng.
2. Vận động nữ CNVC tích cực học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Học tập và quán triệt chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam “Xây dựng người
phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động sáng tạo, có lối

sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”.
- Vận động nữ cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và vượt
chuẩn
- Vận động chị em chủ động tham gia vào quá trình đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học.
- Động viên phụ nữ tham gia công tác quản lý và nghiên cứu khoa học, tích cực
học tập để không ngừng nâng cao trình độ lý luận và bản lĩnh chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ. Mỗi nữ đoàn viên, lao động luôn có ý thức học hỏi, chủ động tiếp
cận thông tin mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và vận dụng kiến thức
đã học vào thực tiễn giảng dạy và công tác.
3. Động viên nữ CNVC tham gia tích cực các phong trào thi đua, các cuộc
vận động lớn của ngành, của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, của Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, của đơn vị.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua Hai tốt, phong trào lao động giỏi, lao
động sáng tạo, đặc biệt là phong trào giỏi việc trường, đảm việc nhà trong các cơ quan
giáo dục. Tìm biện pháp thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; phấn đấu
nữ cán bộ, giáo viên đạt tỷ lệ 85% - 90% danh hiệu “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”.
- Cùng với công đoàn, chính quyền tổ chức các hoạt động mang màu sắc chuyên môn
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chị em trong công tác chuyên môn, đoàn thể, phát
huy tính sáng tạo, chủ động trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Tổ chức gặp mặt nữ
CNVC đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý.
- Tổ chức việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách
5
nhiệm”; cuộc vận động “Xây dựng nhà giáo văn hóa”. Đồng thời tuyên truyền và giới
thiệu những gương điển hình trong đơn vị.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, tham quan du lịch, trao đổi kinh nghiệm hoạt
động nữ công, hoạt động nhân đạo từ thiện, uống nước nhớ nguồn, ủng hộ nữ cán bộ giáo
viên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
4. Ban nữ công đại diện cho nữ CNVC trong đơn vị có trách nhiệm chăm lo đời
sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhằm nâng

cao ý thức chấp hành luật pháp và tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động cũng như
trong quan hệ xã hội
- Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ chính
sách đối với nữ đoàn viên, lao động trong đơn vị.
- Tổ chức các chuyên đề, hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao vai trò và vị thế của chị em
trong cơ quan. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nữ cán bộ giáo viên, giới thiệu với chính
quyền, Đảng ủy để quy hoạch, đề bạt cán bộ nữ.
- Triển khai các hoạt động chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ. Tăng cường các hoạt động nhân
tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam, nâng cao hiệu quả của chiến lược
chăm sóc giáo dục trẻ em giai đoạn 2010 – 2020.
- Đề nghị với công đoàn cơ sở, chính quyền tổ chức các hoạt động, tham gia các công
trình nhằm nâng cao điều kiện sinh hoạt và làm việc cho phụ nữ.
- Ban nữ công cùng với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội khác nghiên cứu và tổ
chức các hoạt động liên quan đến công tác nữ công.
- Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động nữ công phù hợp với
điều kiện của cơ sở, tạo nên sự chuyển biến về chất lượng hoạt động nữ công, góp phần
xây dựng đội ngũ nữ cán bộ đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ của đơn vị,
của ngành.
Trong các nội dung đó Ban nữ công xã Nghĩa Phúc đã thực hiện tốt việc theo
dõi, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với đoàn viên, lao động nữ; phản ánh
những vướng mắc, kiến nghị của quần chúng đối với công đoàn, chính quyền. Đại diện
cho nữ cán bộ, công chức, viên chức và lao động tham gia các hội đồng tư vấn ở cơ sở
liên quan đến vấn đề lao dộng nữ và trẻ em. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nữ
CBVCLĐ. Tổ chức, hướng dẫn, động viên nữ CBVCLĐ thực hiện nghiêm túc chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ thị của Ngành, nhiệm vụ của đơn vị.
Câu 4: Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nữ công tại Công Đoàn cơ sở:
6
1. Tổ chức hội thi đối với nữ CNVC
2. Tổ chức hội thảo
3. Tổ chức câu lạc bộ

4. Tổ chức buổi tọa đàm, nói chuyện.
Hình thức mà Ban nữ công xã Nghĩa Phúc chúng tôi đã thực hiện là:
1.Tổ chức hội thi đối với nữ CNVC
Mục đích yêu cầu
- Thông qua hội thi giúp cho nữ CNVC nâng cao nhận thức về chính trị, văn hóa, xã hội,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn trong học tập, lao
động, công tác và trong cuộc sống hàng ngày.
- Hội thi là môi trường, là cơ hội tốt nhất để nữ đoàn viên và lao động thể hiện khả năng
của mình, tự khẳng định những thành tích, kết quả của quá trình học tập, công tác và rèn
luyện trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
- Khi tham gia hội thi, mỗi cá nhân sẽ nâng cao được lòng tự tin, tính tự chủ, tác phong
nhanh nhẹn và khả năng ứng xử linh hoạt.
- Thông qua kết quả của hội thi, mỗi cá nhân, đơn vị có thể rút kinh nghiệm, tổ chức các
hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời rèn luyện ý chí vươn lên, khơi dậy niềm say mê sáng
tạo, tinh thần thi đua để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
- Việc tổ chức hội thi giúp công đoàn – nữ công, nhà trường phát hiện chăm sóc bồi
dưỡng cán bộ nữ trong đơn vị.
Công tác chuẩn bị
a) Soạn thảo kế hoạch hội thi
- Về thời gian
- Định hướng chủ đề hội thi
- Giới thiệu nội dung, mục đích thi đến từng tổ công đoàn, tổ nữ công, nhất là
những người trực tiếp tham gia hội thi
- Chọn địa điểm tổ chức hội thi phù hợp
7
- Các công đoàn bộ phận, tổ nữ công cử người dự thi
- Phổ biến điều lệ, qui định cụ thể của hội thi
- Dự kiến thời gian sơ khảo, chung khảo
- Dự trù kinh phí

b) Thành lập Ban tổ chức hội thi
Ban tổ chức bao gồm:
- Trưởng ban tổ chức chịu trách nhiệm điều hành chương trình và tổng kết kinh
nghiệm.
- Hai phó ban: một người phụ trách nội dung, một người phụ trách cơ sở vật chất.
- Ban giám khảo: từ 3 – 5 người, ngoài trưởng ban còn có phó ban và các thành
viên phải là người có kiến thức về những vấn đề do hội thi yêu cầu.
- Chuẩn bị 2 người dẫn chương trình và thực hiện kịch bản đã được duyệt, tạo bầu
không khí sôi động, tránh nhàm chán.
c) Triển khai ở các tổ, nhóm nữ công
Tổ chức buổi công diễn hội thi
a. Tuyên truyền cho hội thi trên các phương tiện thông tin
b. Kiểm tra công tác chuẩn bị của các tổ, nhóm nữ công tham gia hội thi
c. Sắp xếp và thông báo chương trình hội thi
d. Chương trình khai mạc
+ Khai mạc:
- Trưởng ban tổ chức (hoặc một người trong Ban tổ chức) tuyên bố lý do,
giới thiệu đại biểu, công bố thành phần Ban Giám khảo
- Tất cả thí sinh lần lượt được giới thiệu với khán giả
+ Tóm tắt vòng sơ khảo
- Động viên thí sinh bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn học hỏi
+ Trưởng Ban giám khảo thông báo thể lệ thi, biểu điểm chấm
+ Thực hiện từng nội dung thi và chấm điểm công khai
+ Hoạt động của Ban Giám khảo và tổ thư ký
Tổng kết hội thi
Trưởng Ban giám khảo thay mặt Ban giám khảo, ban tổ chức nhận xét chung về
thành tích hội thi
8
- Công bố kết quả và trao thưởng
- Ban nữ công họp với Ban tổ chức và các thành viên có liên quan để rút kinh

nghiệm và chuẩn bị cho các hội thi sau đạt kết quả cao hơn.
2. Tổ chức hội thảo
+ Ban nữ công hoặc ban tổ chức hội thảo cần thông báo nội dung hội thảo tới
đoàn viên để họ chuẩn bị ý kiến, thu thập tư liệu hoặc viết bài tham gia hội thảo. Trong
thông báo phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian tổ chức hội thảo.
+ Ban tổ chức chuẩn bị báo cáo đề dẫn. Nội dung báo cáo này khái quát lý do tổ
chức hội thảo, vấn đề cần xin ý kiến, những vấn đề cần thảo luận.
+ Cấu trúc nội dung của buổi hội thảo
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

- Giới thiệu người chủ trì hội thảo và thư ký ghi chép diễn biến của hội thảo.
- Chủ trì hội thảo giới thiệu, điều khiển hội thảo
+ Tổng kết hội thảo: khẳng định những vấn đề đã được thống nhất trong hội thảo,
những kiến nghị, đề xuất từ hội thảo.
Câu 5: Phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVC- LĐ được
Tổng Liên doàn Lao đông Việt Nam phát động năm 1989, đây là phong trào mang tính
đặc thù về giới nhằm phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của nữ CNVC- LĐ trong
công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng gia đình no ấm- bình đẳng- tiến bộ - hạnh phúc,
góp phần phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu bình đẳng giới.
Mục tiêu của phong trào:
Vì sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, động viên nữ CBVC- LĐ phát huy tiềm năng trí tuệ,
lao đông giỏi, lao đông sáng tạo, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội
của đất nước. Xây dựng người nữ CBVC-LĐ có lòng yêu nước, có tri thức, có sức khỏe,
năng đông, sáng tạo, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng. Tập
hợp đông đảo nữ CBVC-LĐ ở các thành phần kinh tế tham gia phong trào, góp phần xây
dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.
Nội dung của phong trào:
- Thi đua lao động và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng
suất, chất lượng, hiệu quả.
9

- Tích cực hoạt động nâng cao trình độ về mọi mặt, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
tay nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.
- Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan học giỏi , thực hiện tốt chính
sách dân số- kế hoạch hóa gia đình, xây dựng tình yêu lành mạnh, xây dựng gia
đình no ấm bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tích cực tham gia phòng chống các tệ
nạn xã hội HIV/AIDS.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, quan tâm đến lợi ích của xã hội và cộng
đồng.
10

×