Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (Project based learning) VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” (Lớp 10 nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ



Hoàng Thị Nguyên


VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
(Project based learning)
VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”
(Lớp 10 nâng cao)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




TP. Hồ Chí Minh, năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ


Hoàng Thị Nguyên



VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
(Project based learning)
VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”
(Lớp 10 nâng cao)


Ngành: SƯ PHẠM VẬT LÝ
Mã số: 102



GVHD: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG



TP. Hồ Chí Minh, năm 2011
LỜI CẢM ƠN

ới lòng biết ơn sâu sắc, em chân thành cám ơn thầy TS.Nguyễn Mạnh
Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm của mình, chỉ
bảo em trong những lúc khó khăn. Những góp ý của thầy thực sự là
quý báu và giúp ích rất nhiều để em có thể hoàn thành luận văn của
mình.

Em cũng xin gửi lời cám ơn đến tất cả Thầy Cô trong Khoa đã truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho em trong quá trình học, cám ơn ban chủ nhiệm Khoa
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

Ngoài ra, em gửi lời cám ơn đến cô Nguyễn Thị Phương Thảo giảng dạy
và cô Lữ Ngọc Lan chủ nhiệm lớp 10CA, thầy Tô Lâm Viễn Khoa chủ nhiệm và

giảng dạy lớp 10A5, HS hai lớp trường THPT Gia Định, và thầy Nguyễn Ảnh
Nam, thầy Nguyễn Quang Nhật trường THPT Nguyễn Thượng Hiền đã giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện luận văn.

Cuối cùng, em xin cám ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tạo động lực
cho em hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn cũng không tránh khỏi
những sai sót, vì vậy, em mong được sự góp ý của quý Thầy Cô và các bạn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Hoàng Thị Nguyên
V
Trang 1


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

MỤC LỤC
4TMỤC LỤC4T 0
4TDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT4T 6
4TDANH MỤC BẢNG BIỂU4T 7
4TDANH MỤC HÌNH VẼ4T 9
4TPhần I: MỞ ĐẦU4T 10
4T1. Lý do chọn đề tài4T 10
4T1. Mục đích4T 10
4T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4T 11
4T3.1. Đối tượng4T 11
4T3.2. Phạm vi4T 11

4T4. Giả thuyết khoa học4T 11
4T5. Nhiệm vụ nghiên cứu4T 11
4T6. Phương pháp nghiên cứu4T 11
4TPhần II: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN4T 13
4TPhần III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU4T 16
4TChương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN4T 16
4T1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông4T 16
4T1.1.1. Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học4T 16
4T1.1.2. Định hướng đổi mới PPDH vật lý trong trường phổ thông4T 18
4T1.2. Phương pháp dạy học tích cực4T 20
4T1.3. Phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới4T 21
4T1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực4T 23
4T1.5. Dạy học dự án (Project Based Learning)4T 24
4T1.5.1. Khái niệm dự án và dạy học dự án là gì?4T 24
4T1.5.1.1. Khái niệm dự án4T 24
4T1.5.1.2. Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy học dự án4T 24
4T1.5.1.3. Khái niệm dạy học dự án4T 25
Trang 2


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

4T1.5.2. Bản chất4T 29
4T1.5.3. Mục tiêu dạy học theo dự án4T 29
4T1.5.3.1. Về kiến thức4T 29
4T1.5.3.2. Về kĩ năng4T 29
4T1.5.3.3. Về thái độ4T 29
4T1.5.4. Đặc điểm dạy học dự án [14]4T 29
4T1.5.5. Phân loại dạy học dự án4T 31
4T1.5.5.1. Phân loại theo chuyên môn4T 31

4T1.5.5.2. Phân loại theo sự tham gia của người học:4T 31
4T1.5.5.3. Phân loại theo sự tham gia của giáo viên:4T 31
4T1.5.5.4. Phân loại theo quỹ thời gian:4T 31
4T1.5.5.5. Phân loại theo nhiệm vụ4T 32
4T1.6. So sánh phương pháp dạy học dự án với phương pháp dạy học truyền thống4T 32
4T1.7. Ưu, nhược điểm4T 34
4T1.7.1. Ưu điểm4T 34
4T1.7.2. Nhược điểm4T 35
4T1.8. Tại sao dạy học theo dự án kích thích sự tìm hiểu và năng lực sáng tạo cùng tư
duy bậc cao của học sinh
4T 35
4T1.9. Những quan điểm của dạy học theo dự án [4]4T 36
4T1.10. Một số quy trình dạy học dự án4T 37
4T1.11. Xây dựng quy trình dạy học dự án trong dạy học vật lý4T 42
4T1.11.1. Những khó khăn khi áp dụng DHDA vào dạy học Vật lý trong trường phổ
thông
4T 42
4T1.11.2. Xây dựng quy trình dạy học dự án trong dạy học vật lý4T 43
4T1.11.2.1. Quyết định vấn đề, hình thành dự án4T 44
4T1.11.2.2. Lập dự án4T 45
4T1.11.2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện4T 49
4T1.11.2.4. Thực hiện dự án4T 50
Trang 3


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

4T1.11.2.5. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm4T 50
4T1.11.2.6. Xây dưng chuẩn đánh giá dự án4T 51
4T1.12. Kết luận chương I4T 51

4TChương 2 - THIẾT KẾ DỰ ÁN GIẢNG DẠY MỘT SỐ ĐƠN VỊ KIẾN THỨC
CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”
4T 53
4T2.1. Phân tích kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn”4T 53
4T2.1.1. Cấu trúc nội dung4T 53
4T2.1.2.1. Cấu trúc nội dung truyền thống4T 53
4T2.1.1.2. Cấu trúc nội dung theo cách dạy dự án4T 54
4T2.1.2. Phân tích chương trình chương “Các định luật bảo toàn”4T 55
4T2.1.2.1. Chủ đề 1: Định luật bảo toàn động lượng4T 55
4T2.1.2.2. Chủ đề 2: Định luật bảo toàn cơ năng4T 56
4T2.1.2.3. Chủ đề 3: Định luật Kê-ple. Chuyển động của vệ tinh4T 61
4T2.1.2. Mục tiêu4T 62
4T2.1.2.1. Mục tiêu cần đạt (truyền thống).4T 63
4T2.1.2.2. Mục tiêu mới4T 66
4T2.2. Thiết kế bài giảng dạy học dự án hướng vào một số nội dung kiến thức mang
tính thưc tiễn trong chương “Các định luật bảo toàn”
4T 66
4T2.2.1. Thiết kế và tổ chức thực hiện dự án “Chế tạo tên lửa nước - đơn giản và thách
thức”.
4T 67
4T2.2.1.1. Thiết kế dự án “Chế tạo tên lửa nước-đơn giản và thách thức”4T 67
4T2.2.1.1.1. Thiết kế đơn vị kiến thức chuẩn4T 67
4T2.2.1.1.2. Thiết kế vấn đề - ý tưởng dự án4T 67
4T2.2.1.1.3. Thiết kế mục tiêu dự án4T 68
4T2.2.1.1.4. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng4T 69
4T2.2.1.1.5. Thiết kế bài tập dự án cho HS4T 70
4T2.2.1.1.6. Thiết kế tài liệu hỗ trợ HS4T 70
4T2.2.1.1.7. Thiết kế các tiêu chí đánh giá và phản hồi4T 71
Trang 4



GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

4T2.2.1.1.8. Thiết kế cách tính điểm cho HS và nhóm HS4T 78
4T2.2.1.1.9. Thiết kế đề và đáp án kiểm tra trắc nghiệm4T 79
4T2.2.1.2. Tổ chức hoạt động dạy học theo dự án “Chế tạo tên lửa nước - đơn giản và
thách thức”
4T 83
4T2.2.2. Thiết kế và tổ chức thực hiện dự án “Cơ năng và xe ai nhanh hơn”4T 113
4T2.2.2.1. Thiết kế dự án “Cơ năng và xe ai nhanh hơn”4T 113
4T2.2.2.1.1. Thiết kế đơn vị kiến thức chuẩn4T 113
4T2.2.2.1.2. Thiết kế vấn đề - ý tưởng dự án4T 114
4T2.2.2.1.3. Thiết kế mục tiêu dự án4T 114
4T2.2.2.1.4. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng.4T 116
4T2.2.2.1.5. Thiết kế bài tập dự án cho HS4T 117
4T2.2.2.1.6. Thiết kế tài liệu hỗ trợ HS4T 118
4T2.2.2.1.7. Thiết kế các tiêu chí đánh giá và phản hồi4T 118
4T2.2.2.1.8. Thiết kế cách tính điểm cho HS và nhóm HS4T 118
4T2.2.2.2. Tổ chức hoạt động dạy và học4T 118
4T2.3. Kết luận chương 24T 145
4TChương 3 - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM4T 146
4T3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm4T 146
4T3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm4T 146
4T3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm4T 146
4T3.4. Phương pháp thực nghiệm4T 147
4T3.5. Quá trình triển khai thực nghiệm4T 147
4T3.5.1. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình dạy học ở trường4T 147
4T3.5.1.1. Mục đích tìm hiểu4T 147
4T3.5.1.2. Phương pháp tìm hiểu4T 147
4T3.5.1.3. Phân tích thông tin tìm hiểu4T 148

4T3.5.2. Các bước tiến hành thực nghiệm4T 149
4T3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm4T 150
Trang 5


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

4T3.6.1. Theo dõi và đánh giá quá trình học tập của HS4T 150
4T3.6.2. Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng4T 153
4T3.6.3. Đánh giá những phản hồi của HS4T 156
4T3.6.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm4T 158
4T3.6.4.1. Những mặt đạt được4T 158
4T3.6.4.2. Những mặt hạn chế4T 159
4T3.7. Kết luận chương 34T 160
4TKẾT LUẬN CHUNG4T 162
4TTÀI LIỆU THAM KHẢO4T 165
4TPHỤ LỤC4T 167

Trang 6


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ
TS : Tiến sĩ
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PBL : Project Based Learning

PPDH : Phương pháp dạy học
PP DHTDA : Phương pháp dạy học theo dự án
CNTT : Công nghệ thông tin
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐH & SĐH : Đại học và sau đại học
TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên
HSKC : Học sinh không chọn
Trang 7


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới [3] 21
Bảng 1.2: So sánh PPDH truyền thống và PP DHTDA 32
Bảng 2.1: Cấu trúc nội dung theo cách dạy truyền thống 53
Bảng 2.2: Phiếu 1: Phiếu đánh giá bài trình bày 71
Bảng 2.3: Phiếu 2: Phiếu đánh giá hợp tác nhóm 74
Bảng 2.4: Phiếu 3: Phiếu đánh giá của các thành viên nhóm đối với nhóm mình 75
Bảng 2.5: Phiếu 4: Phiếu đánh giá thảo luận 75
Bảng 2.6: Phiếu 5: Phiếu đánh giá sản phẩm tên lửa nước 77
Bảng 2.7: Phiếu 6:Phản hồi của HS về PP DHTDA 77
Bảng 2.8: Phiếu 6: Phản hồi về mong muốn của HS được tiếp tục học thep PP
DHTDA 77
Bảng 2.9: Phiếu 7: Phản hồi về những khó khăn khi thực hiện PP DHTDA 78
Bảng 2.10: Phân loại câu trắc nghiệm theo mục tiêu của Benjamin S. Bloom 79
Bảng 2.11: Đáp án bài trắc nghiệm quá trình học dự án “chế tạo tên lửa nước-đơn

giản và thách thức” 83
Bảng 2.12: Bảng kế hoạch bài dạy PBL 83
Bảng 2.13: Hoạt động dạy và học của GV và HS tuần 1 85
Bảng 2.14: Hoạt động dạy và học của GV và HS tuần 2 89
Bảng 2.15: Hoạt động dạy và học của GV và HS tuần 3 95
Bảng 2.16: Hoạt động dạy và học của GV và HS tuần 4 104
Bảng 2.17: Kế hoạch dạy học dự án “Cơ năng - Xe ai nhanh hơn” 118
Bảng 2.18: Tổ chức hoạt động dạy và học tuần 1 123
Bảng 2.19: Tổ chức hoạt động dạy và học tuần 2 127
Bảng 2.20: Tổ chức hoạt động dạy và học tuần 3 132
Bảng 2.21: Tổ chức hoạt động dạy và học tuần 4 136
Bảng 2.22: Tổ chức hoạt động dạy và học tuần 5 141
Trang 8


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

Bảng 3.1: Bảng phân bố tần số điểm số 154
Bảng 3.2: Bảng phân bố tần số tích lũy của hai lớp 154
Bảng 3.3: Một số thông số đặc trưng 155
Bảng 3.4: Phản hồi của HS về PP DHTDA 156
Bảng 3.5: Phản hồi về mong muốn của HS được tiếp tục học theo PP DHTDA 156
Bảng 3.6: Phản hồi về những khó khăn khi thực hiện PP DHTDA (Nhiều lựa chọn)
157
Trang 9


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 3.1: Đồ thị phân bố tần số-điềm số của hai lớp 10CA và 10A5 154
Hình 3.2: Đồ thị phân bố tần số tích lũy của hai lớp 10CA và 10A5 155
Hình 3.3: Đồ thị biễu diễn tinh thần của HS sau khi học PP DHTDA 156
Trang 10


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

Phần I: MỞ ĐẦU
0B1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta thấy, giáo dục truyền thống vẫn là một phương pháp đang được
dạy và học trong thời đại ngày nay. Việc học tập của học sinh không thể là thụ động
tiếp thu bài giảng của giáo viên mà phải là sự tham gia tích cực vào hoạt động học
tập để tạo một tâm thế có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất và xã hội sau này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ta thấy rằng giáo dục hiện đại đang đứng trước
yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội. Việc làm sao để có thể cải tạo phương
pháp truyền thống trở thành một phương pháp mới hiệu quả có tác dụng tốt trong
quá trình dạy học đã và đang được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm.
Để làm được điều này chúng ta cần phải đổi mới toàn diện các nhiệm vụ dạy
học: nội dung, phương tiện, phương pháp…
Một phương pháp có thể làm được điều đó, có thể nói đến là dạy học theo dự án.
Đây là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, chính vì vậy nó sẽ làm cho học
sinh tham gia tích cực vào bài học, làm thay đổi vai trò của giáo viên và học sinh.
Giáo viên giờ đây chỉ là người hướng dẫn giúp cho học sinh tự tìm ra tri thức cho
mình.
Chính vì vậy, em quyết định nghiên cứu phương pháp này. Đặc biệt, vận dụng
nó thế nào vào dạy học các kiến thức vật lý chương “Các định luật bảo toàn”. Đó
chính là nội dung của đề tài: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” mà em sẽ

nghiên cứu.
1B1. Mục đích
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy chương “Các định luật bảo
toàn” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học vật lý cho học sinh trong trường phổ thông.
Trang 11


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

2B3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3B3.1. Đối tượng
Quá trình dạy học vật lý ở trường phổ thông: nội dung, kiến thức…
4B3.2. Phạm vi
- Hoạt động dạy và học vật lý của giáo viên và học sinh ở trường THPT Gia Định.
- Quá trình dạy học vật lý chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 Nâng cao
5B4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng mô hình dạy học dự án một cách thích hợp vào dạy học ở chương
“Các định luật bảo toàn” thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học vật lý cho học sinh trong
trường phổ thông.
6B5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lý thuyết về khái niệm dự án và phương pháp dạy học dự án
- Ứng dụng nó vào trong dạy học vật lý.
- Nghiên cứu về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy
học vật lý ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình vận dụng phương pháp dạy học theo dự án
vào dạy học vật lý.
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa vật lý phần định luật bảo toàn.
- Thiết kế phương án dạy học chương “Các định luật bảo toàn” theo phương pháp
dạy học dự án.
- Thực nghiệm sư phạm đối với phương án đã xây dựng cho phương pháp này.

7B6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận:
+ Các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Tìm hiểu về phương pháp dạy học dự án này bằng lý thuyết từ đó rút ra những
phương pháp chung để nghiên cứu
Trang 12


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

- Thực nghiêm sư phạm: Thực hiện các bài dạy đã thiết kế, so sánh với lớp đối
chứng để rút ra những cần thiết, chỉnh lý thiết kế đề xuất hướng áp dụng vào thực
tiễn, mở rộng kết quả nghiên cứu.
Trang 13


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

Phần II: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Khi bàn về phương pháp giáo dục, J.Piaget (1896-1980) một nhà tâm lý học
người Pháp nổi tiếng đã nói: “Trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự và giáo
dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dài tính hoạt
động đó”
Như vậy, hoạt động là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ trong
quá trình giáo dục và giáo dưỡng.
Thuyết hoạt động cũng đề cập: để cho HS phát triển toàn diện thì phải cho
chúng hoạt động. Chúng ta nhận thấy rằng để cho HS có thể hoạt động học tập tự
lực, sáng tạo thì cần phải tổ chức, định hướng, tạo điều kiện cho HS tự giải quyết
các vấn đề, tự lực suy nghĩ, đề xuất các phương án, và đưa ra kiến thức mới,…Dạy

học theo dự án là phương pháp đáp ứng được điều này.
Có thể nói, việc ứng dụng phương pháp này đã được thực hiện khá phổ biến
trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây, phương
pháp này đã được bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với công ty Intel Việt Nam triển
khai thí điểm tại nhiều trường học trên cả nước theo chương trình Dạy học cho
tương lai của Intel (Intel Teach to the Future).
Trong những năm gần đây, các giảng viên ở các trường ĐHSP Thành Phố
Hồ Chí Minh, ĐHSP Hà Nội đã giảng cho sinh viên về mô hình dạy học dự án và tổ
chức thực hiện dạy học dự án cho đối tượng sinh viên, thu hút được sự tham gia tích
cực, khơi dậy lòng say mê, hứng thú của người học. Ngày 26/03/2005, Sở GD-ĐT
TPHCM đã tổ chức hội thảo về mô hình dạy học dự án tại trường THPT Nguyễn
Thị Minh Khai - nơi mô hình dạy học này được triển khai mạnh mẽ nhất.
Ở các trường đại học chủ yếu là trường Sư phạm đã có những lớp học tập
huấn dành cho GV và sinh viên tiếp cận với PP DHTDA. Chẳng hạn như ở trường
ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh, có lớp tập huấn giành cho các giảng viên ở các
Trang 14


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

khoa, còn đối với sinh viên thì cũng có triển khai và áp dụng học ở một số khoa như
khoa Sinh, khoa Toán, khoa Sử…
Ở trường phổ thông các cấp, trong những năm gần đây thì GV cũng được tập
huấn và triển khai thí điểm ở một vài trường. Tuy nhiên, dạy học truyền thống vẫn
giữ một “ thế mạnh” trong trường phổ thông. Bên cạnh đó, cũng có một vài trường
áp dụng dạy học theo dự án vào chương trình học của mình. Nói đến đây phải kể
trường THPT Trần Văn Ơn, tuy nó chỉ đưa vào với hình thức là một môn tự chọn
song có thể nói nó đã phát huy không ít tác dụng, giờ đây HS có thể tìm kiếm kiến
thức của mình giúp cho HS hứng thú rất nhiều. Thầy hiệu trưởng Trần Mậu Minh
phấn khởi ra mặt: "Mặc dù phương pháp dạy của GV chưa thật sự đúng bài bản của

Intel hay Microsof, nhưng hiệu quả rất rõ là trước kia các em uể oải học tự chọn thì
nay các em đặc biệt hứng thú tự khám phá để học". [14]
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác và
một số học viên cao học đã vận dụng quan điểm của dạy học dự án vào tổ chức dạy
học ở một số trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội…bước đầu đã thu được
nhiều thành công trong việc đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, tự chủ của người
học, lôi cuốn người học vào thực hiện dự án học tập một cách tự giác.
Những công trình nghiên cứu liên quan tới dạy học theo dự án ở Việt Nam
như: “Project-Based Learning (PBL) và việc ứng dụng vào dạy học môn Vật lý ở
trường phổ thông Việt Nam trong tương lai” của tác giả Hồ Thanh Liêm, luận văn
tốt nghiệp ĐH tháng 6/2005 ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh, trong đó đã tổ chức
soạn thảo dạy học dự án chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương
trình Vật lý lớp 11 nhưng chưa tiến hành thực nghiệm sư phạm. Bài viết “Dạy học
theo dự án – một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” của
Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), đề tài “Những định luật cơ
bản của dòng điện không đổi” cho HS lớp 11 theo quan điểm dạy học dự án của
Nguyễn Văn Nghĩa (2006), đề tài “Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung kết
thúc chương “Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng” theo Sách giáo khoa Vật lí
Trang 15


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

lớp 9 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của HS trong học tập”
của Trần Thúy Hằng (2006)
Như vậy, chúng ta hãy tin tưởng rằng, PP DHTDA sẽ tiếp tục phát huy một
cách hiệu quả nhất trong tương lai.
Để giúp mình có thêm một phương pháp dạy học mới, làm hành trang cho việc
giảng dạy sau này, là một giáo viên vật lý tương lai, em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học chương “Các định luật

bảo toàn” (Vật lý lớp 10 nâng cao) nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học vật lý.
Trang 16


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

Phần III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
8B1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông
9B1.1.1. Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học
Xã hội ngày càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu cao đối với con người. Vì vậy,
cùng với tiến bộ của thời đại, con người phải có những khả năng mới: học tập, giải
quyết vấn đề, trao đổi, làm việc theo tổ, làm công dân, làm lãnh đạo Phương pháp
dạy học truyền thống chưa thể trang bị cho chúng ta những khả năng này. Do đó,
yêu cầu đặt ra là phải đổi mới PPDH. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến đổi
mới PPDH:
- Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế và đất nước ta có nhiều thay đổi: sự phát triển
nhảy vọt của khoa học công nghệ, sự toàn cầu hóa mạnh mẽ…nếu biết tận dụng cơ
hội, tiếp cận công nghệ vào những mục đích phát triển của quốc gia thì chúng ta
nhất định thắng lợi. Do đó, bên cạnh việc học tập, kế thừa thành quả khoa học của
nhân loại, chúng ta cần đi trước đón đầu, cần phải đổi mới tư duy, đổi mới phương
pháp làm việc, học tập.
- Nhu cầu học tập của người dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí ngày càng cao,
mô hình xã hội học tập đang hình thành và phát triển. Sự phát triển của khoa học
công nghệ đã mở ra khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện
CNTT vào quá trình dạy học. Việc sử dụng những thành quả của khoa học công
nghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng
phương pháp dạy học.
- Sự bùng nổ thông tin khiến vòng đời của SGK và giáo trình đã phải rút ngắn, nếu
không sẽ bị coi là lạc hậu và phản tác dụng. Chính vì vậy, ta thấy SGK trong những

năm gần đây bị thay đổi liên tục. Trong bể kiến thức bao la, người học phải tùy
chọn cho riêng mình những tri thức cần thiết và hữu ích, vì thế họ rất cần được giúp
Trang 17


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

đỡ. Trong học tập, họ cần phương pháp tìm kiếm thông tin hơn là thông tin; muốn
học phương pháp tìm kiếm chân lí hơn là chân lí. Và do vậy, người thầy trong thời
đại hiện nay đã có một vị trí mới, cao hơn, khó khăn bội phần, là luôn làm mới mình
và ở bên cạnh người học, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Giúp người học
chiếm lĩnh, giúp người học tự đào tạo.
Có thể nói rằng, việc đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn
PPDH truyền thống và cho nó vào dĩ vảng mà chính là sự kết hợp mang tính kế thừa
cho PPDH mới mang lại hiệu quả cao hơn cho người học.
Đổi mới phương pháp là một vấn đề tất yếu của thời đại. Do đó, định hướng đổi
mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4
khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế
hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi:
"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
UNhận xét:U Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động, dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Vậy, dạy học lấy học sinh làm trung tâm là dạy học như thế nào?
Người học không thụ động nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà học tích cực
bằng hành động của chính mình, nghĩa là người học tự tìm ra “cái chưa biết”, “cái cần
khám phá”, tự mình tìm ra kiến thức. Người học không phải được đặt trước những

kiến thức có sẵn của SGK hay bài giảng áp đặt của thầy giáo mà là những tình huống
cụ thể, thực tế trong cuộc sống. Từ việc xuất hiện những mâu thuẫn trong nhận thức,
người học có nhu cầu, hứng thú giải quyết những vấn đề trong các tình huống. Tự đặt
mình vào tình huống của cuộc sống, người học quan sát, suy nghĩ, tra cứu, thí nghiệm,
đặt giả thuyết, phân tích, phán đoán, giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, những kiến thức mà
Trang 18


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

người học khám phá, tìm hiểu được có thể mắc nhũng sai sót, không hoàn thiện. Lúc
này, lớp học sẽ là nơi để người học được hoàn thiện về những màng kiến thức đó cho
hoàn thiện, chính xác hơn.
10B1.1.2. Định hướng đổi mới PPDH vật lý trong trường phổ thông
Hoà vào nhu cầu chung của sự phát tiến bộ xã hội, đáp ứng yêu cầu của một con
người mới, Vật lý học cũng có những đổi mới trong dạy học về các mặt:
- Xác định mục tiêu bài học;
- Tổ chức hoạt động học tập;
- Sử dụng thiết bị dạy học;
- Đánh giá kết quả học tập của HS;
- Soạn giáo án (lập kế hoạch bài học)
Để làm được điều này, chúng ta cũng vạch ra những định hướng để đổi mới
PPDH Vật lý, vì :
Bộ môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Nên nếu không có sự trải
nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền
chặt được. Ông bà ta xưa có câu "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không
bằng một làm", do đó để hiểu biết thế giới vật lí chúng ta phải quan sát hiện tượng.
Như vậy, trong sự đổi mới phương pháp dạy học vật lí phải hướng tới việc tạo điều
kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao
hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề vật lí trong thực tế. [3]

Do đó để phát huy vai trò của HS, có những định hướng đổi mới như sau:
- Thứ nhất: Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh.
UNhận xét:U Yêu cầu đặt ra là GV phải lựa chọn PPDH theo một chiến lược nhằm
phát huy được ở mức độ tốt nhất tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong
những tình huống cụ thể.
- Thứ hai: Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của GV sang phương
pháp nặng về tổ chức cho HS hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng.
Trang 19


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

UNhận xét:U Việc đổi mới phương pháp dạy của thầy phải đi đôi việc đổi mới
phương pháp học của trò. Yêu cầu đặt ra là GV và nhà trường phải có kế hoạch
huấn luyện HS có thể hình thành những kĩ năng cần thiết đáp ứng cho việc tự chiếm
lĩnh tri thức. GV phải tổ chức học tập thật sự linh hoạt và có sự cân nhắc giữa việc
tổ chức học tập ở lớp, tự học ở nhà và ngoài xã hội.
- Thứ ba: Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hoà với học tập hợp
tác.
UNhận xét:U Ta biết, năng lực của mỗi con người được thể hiện ở sự vận dụng
kiến thức, sử lý tình huống…của mỗi cá nhân. Sự phối hợp hài hoà trong những
hoạt động nhóm, tập thể sẽ giúp HS phát triển nhiều kĩ năng và chia sẽ nhiều thông
tin kiến thức với nhau. Đồng thời, giúp thúc đẩy hoạt động nhận thức của mỗi HS,
nâng cao năng lực cá nhân. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với GV, tạo môi trường làm việc
nhóm, cung cấp phương pháp học nhóm hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng học
nhóm để chơi đùa, tổ chức những buổi học nhóm hiệu quả trong những giờ học. Đề
cao vai trò GV.
- Thứ tư: Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học
UNhận xétU: Yêu cầu đặt ra là GV phải có chiến lược bồi dưỡng phương pháp tự

học cho HS. Ví dụ, GV có thể hướng dẫn cho HS cách nắm bắt nội dung chính của
một phần tài liệu, tập cho các em cách suy nghĩ và hành động để giải quyết một vấn
đề nho nhỏ, rèn cho các em thói quen tra cứu tài liệu, Hình thành khả năng tự học
cho HS giúp có nhiều thời gian để thực hiện việc đổi mới PPDH.
- Thứ năm: Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến
thức
UNhận xét:U Vì xã hội hiện nay rất phát triển, những kiến thức và kĩ năng cần thiết
cho cuộc sống và lao động của con người trong xã hội ngày càng tăng lên nhanh
chóng Do đó, yêu cầu đặt ra là GV phải bồi dưỡng cho HS những kĩ năng sống cần
thiết, bên cạnh việc truyền thụ hệ thống kiến thức. Điều đó sẽ giúp HS vững vàng
khi bước vào cuộc sống.
Trang 20


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

- Thứ sáu: Tăng cường làm thí nghiệm vật lí trong dạy học.
UNhận xétU: Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm, do đó có thể nói thực
hành thí nghiệm là môt cách để cho HS tiếp cận với thực tế. Có thể nói thực hành
chính là nơi để HS phát triễn kỹ năng, thế giới quan khoa học, tư duy…Do đó, yêu
cầu đặt ra là trong giờ thí nghiệm GV tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động.
- Thứ bảy: Đổi mới cách soạn giáo án, tăng cường sử dụng giáo án điện tử và các
ứng dụng CNTT.
UNhận xét:
Có thể nói trong giai đoạn ngày nay, giai đoạn của khoa học kỹ thuật, chính vì
vậy, ta phải biết tiếp cận CNTT. Tuy nhiên không nên lợi dụng nó quá mức. Ví dụ,
khi dạy thí nghiệm trong bài học, thí nghiệm nào có thể làm được thì nên làm cho
HS xem như vậy nó sẽ mang tính trực quan hơn khi chúng ta cho HS xem thí
nghiệm ảo. Bởi thí nghiệm ảo, chỉ mang tính chất tượng trưng được lập trình sẵn
(không hình thành niềm tin cho HS).

Soạn giáo án là cách để chúng ta định hướng kiến thức sẽ dạy cho HS, vì vậy ở
đây là đổi mới cách tổ chức hoạt đông học tập, trước đây chúng ta học theo cách
thầy đọc trò chép, HS rất thụ động, đổi mới sẽ làm cho HS tích cực hơn, chủ động
trong học tập, tự mình tìm kiến thức => HS sẽ hứng thú hơn.
11B1.2. Phương pháp dạy học tích cực
Với định hướng vào người học, các nhà nghiên cứu giáo dục - dạy học đã nghiên
cứu và đưa ra nhiều PPDH tích cực. Vậy ta hiểu thế nào về PPDH tích cực?
Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại
đều hướng đến mục đích cuối cùng là làm cho HS của mình tiếp thu kiến thức. Khó
có thể nói là phương pháp nào hay hơn mà ta chỉ có thể nói rằng mỗi phương pháp
có một ưu điểm riêng, vận dụng nó thế nào chính là vai trò của người thầy trong quá
trình dạy học.
Phương pháp giảng dạy được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:[5]
- Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có
Trang 21


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

- Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học
- Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động
- Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác
trong quá trình học
- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học
Do đó, phương pháp dạy học tích cực được hiểu là một thuật ngữ rút gọn, được
dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Ở đây, “tích cực” được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động (nghĩa tích cực
không tiêu cực). Phương pháp dạy học tích cực hướng phát huy tính vai trò của
người học. Do đó, GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

UNhận xét:U Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Trong đổi mới PPDH
phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với
hoạt động học thì mới thành công.
12B1.3. Phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới
Bảng 1.1: So sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới [11]

Dạy học cổ truyền
Các phương pháp dạy học mới
Quan niệm
Học là quá trình tiếp thu
và lĩnh hội, qua đó
hình thành kiến thức,
kĩ năng, tư tưởng,
tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi,
khám phá, phát hiện, luyện tập,
khai thác và xử lý thông tin,…tự
hình thành hiểu biết, năng lực và
phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức,
truyền thụ và chứng
minh chân lí của GV.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho
HS. Dạy HS cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Học để đối phó với
Chú trọng hình thành các năng lực

(sáng tạo, hợp tác,…) dạy
phương pháp và kĩ thuật lao động
Trang 22


GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng SVTH: Hoàng Thị Nguyên

thi cử. Sau khi thi
xong những điều đã
học thường bị bỏ
quên hoặc ít dùng
đến.
khoa học, dạy cách học. Học để
đáp ứng những yêu cầu của cuộc
sống hiện tại và tương lai. Những
điều đã học cần thiết, bổ ích cho
bản thân HS và cho sự phát triển
xã hội.
Nội dung
Từ SGK và GV

Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
GV, các tài liệu khoa học phù
hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực
tế…gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu
cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và
môi trường địa phương.
- Những vấn đề học sinh quan tâm.

Phương pháp
Các phương pháp diễn
giảng, truyền thụ
kiến thức một chiều
Các phương pháp tìm tòi, điều tra,
giải quyết vấn đề; dạy học tương
tác.
Hình thức tổ
chức
Cố định: Giới hạn trong
bốn bức tường của
lớp học, GV đối diện
với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở
phòng thí nghiệm, ở hiện trường,
trong thực tế…, học cá nhân, học
đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp
đối diện với giáo viên.

UNhận xétU: Các phương pháp dạy học mới đáp ứng tốt cho giáo dục hiện đại. Vì
vậy, không có lí do gì mà ta ngần ngại tiếp cận nó, hãy tìm hiểu để vận dụng hợp lí
và có hiệu quả trong dạy học, mặc dù điều đó không phải là dễ dàng đối với cả thầy
và trò trong môi trường giáo dục nước ta hiện nay.

×