Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tổ chức và các giải pháp phát triển không gian dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 78 trang )

Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật việt nam
Viện nghiên cứu định c



Báo cáo TổNG HợP kết quả nghiên cứu
Đề TàI độc lập cấp nhà nớc - chơng trình khoa học
x hội và nhân văn



Tổ CHứC Và CáC GIảI PHáP PHáT TRIểN KHÔNG GIAN DịCH
Vụ CÔNG CộNG TạI CáC ĐÔ THị VIệT NAM TRONG TƯƠNG
QUAN VùNG ĐÔ THị
Mã số: ĐTĐL . 2010 / 40



C quan thc hin ti Ch nhim ti

VIN NGHIấN CU NH C
Vin trng





PGS. TS Tụn Tht i PGS.TS. Nguyn Hng Thc





Hà Nội - 2012






Đề mục sản phẩm của đề tài
Tài liệu lu trữ tại Hồ sơ của Đề tài trong th viện của Viện nghiên cứu định c



1- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài
2- Báo cáo tóm tắt đề tài
3- Bộ báo cáo chuyên đề
4- Báo cáo tổng thuật kết quả điều tra và đánh giá hiện trạng.
5- Các Tập bản đồ đề xuất
6- Kỷ yếu Hội thảo
7- Tập sản phẩm đề xuất của đề tài: 8 sn phm




DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Nội dung của hệ thống dịch vụ công cộng đô thị
Bảng 2: Tổng hợp số lượng công trình 29 quậ huyện.
Bảng 3: Bảng thống kê số lượng quận huyện.
Bảng 4: Bảng thống kê các vùng lãnh thổ Việt Nam.

Bảng 5: Bảng thống kê 10 vùng đô thị hóa Việt nam
Bảng 6: Bảng thống kê 3 vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Bảng 7-Phạ
m vi phục vụ của Trung tâm DVCC đô thị tương ứng
với các cấp độ dân số đặc thù:
Bảng 8: Nội dung hoạt động của hệ thống phục vụ công cộng
Bảng 9: Nội dung hoạt động của hệ thống phục vụ công cộng
Bảng 10: Nội dung hoạt động của hệ thống phục vụ công cộng
Bảng 11. Sự biến động dân số thành thị
của Hà nội, thời kỳ 1979-1999
Bảng 12: Biến động dân số thành thị - nông thôn của Hà Nội
Bảng 13. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Hà nội, thời kỳ 1996-2005
Bảng 14- Cơ cấu GDP và hệ thống DVCC Hà Nội
Bảng 15 : Cơ
cấu
chi tiêu
cho
đời
sống chia theo
thành thị nông
thôn
Bảng 16: Hệ thống Trung tâm đô thị tầng bậc trong Vùng Thủ đô [1]
Bảng 17 : Phân hóa xã hội và khác biệt về phúc lợi xã hội trong các nước thuộc khối OCDE
Bảng 18. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo thành phần kinh tế thời kỳ 1995-2009
Bảng 19: Tình trạng cơ sở hạ tầng dvcc ngoại thành Hà nội: nhóm dịch vụ dân sinh
Bảng 20: Tình trạng cơ sở hạ tầng dvcc ngoại thành Hà nội: nhóm dịch v
ụ xã hội
Bảng 21: Diện tích Và dân cư các quận huyện nội và ngoại thành Hà Nội, 2008
Bảng 22: Cơ sở hạ tầng dvcc các quận nội thành: nhóm dịch vụ dân sinh
Bảng 23: Cơ sở hạ tầng dvcc các quận nội thành: nhóm dịch vụ xã hội

Bảng 24: Tình trạng các công trình dvcc của các huyện ngoại thành Hà nội:
Nhóm dịch vụ dân sinh
Bảng 25: Tình trạng các công trình dvcc của các huyện ngoại thành Hà nội:
Nhóm dịch vụ xã hội
Bả
ng 26: Tình trạng các công trình dvcc của các quận nội thành Hà nội:
Nhóm dịch vụ dân sinh
Bảng 27: Tình trạng các công trình dvcc của các quận nội thành Hà nội:
Nhóm dịch vụ xã hội
Bảng 28 : Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có sự tham gia của khu vực tư nhân
ở các nước đang phát triển theo khu vực 1995-2004
Bảng 29: Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài năm 2010 theo hình thức
Bảng 30: Đầu tư trực tiếp n
ước ngoài tại Việt Nam theo hình thức
Bảng 31: Bảng thống kê hệ thống đô thị hiện trạng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bảng 32: Bảng thống kê hệ thống đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Bảng 33: Bảng thống kê hệ thống đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bảng 34: Bảng thống kê hệ
thống đô thị của vùng kinh tế xã hội trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bảng 35: Bảng thống kê hệ thống đô thị của vùng kinh tế xã hội đồng bằng Sông Hồng. Bảng
36: Bảng thống kê hệ thống đô thị của vùng kinh tế xã hội Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền
Trung.
Bảng 37: Bảng thống kê hệ thống đô thị của vùng kinh tế xã hội Tây Nguyên.
Bảng 38: Bảng th
ống kê hệ thống đô thị của vùng kinh tế xã hội Đông Nam Bộ.
Bảng 39: Bảng thống kê hệ thống đô thị của vùng kinh tế xã hội Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bảng 40: Bảng thống kê hệ thống tam giác tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Bảng 41: Bảng thống kê hệ thống đô thị cấp vùng của vùng kinh tế trọng đi
ểm Miền Trung.
Bảng 42: Bảng thống kê hệ thống đô thị cấp vùng của vùng kinh tế xã hội trung du và miền

núi Bắc Bộ.
Bảng 43: Bảng thống kê hệ thống đô thị cấp quốc gia và cấp vùng của vùng kinh tế xã hội
đồng bằng Sông Hồng.
Bảng 44: Bảng thống kê hệ thống đô thị của vùng của vùng kinh tế xã hội Bắc trung Bộ và
duyên Hải Miền Trung.
Bảng 45: Bảng thống kê hệ thống đô thị cấp vùng của vùng kinh tế xã hội Tây Nguyên.
Bảng 46: Bảng thống kê hệ thống đô th
ị cấp quốc gia và cấp vùng của vùng kinh tế xã hội
Đông Nam Bộ.
Bảng 47: Bảng thống kê hệ thống đô thị cấp vùng của vùng kinh tế xã hội Đồng Bằng sông
Cửu Long.
Bảng 48: Tổng số dân các tỉnh năm 2005
Bảng 49: Bảng thống kê trung tâm cấp vùng của thành phố Hà Nội
Bảng 50: Bảng thống kê trung tâm tổng hợp cấp thành phố của thủ đô Hà Nội.
Bảng 51: Bả
ng thống kê vị trí tám trung tâm về DVCC đô thị cấp thành phố tại Hà Nội.
Bảng52: Bảng thống kê vị trí tám trung tâm về DVCC đô thị cấp thành phố tại Hà Nội.
Bảng 53: Bảng thống kê các trung tâm thuộc Quận Huyện.
Bảng 54: Bảng thống kê các trung tâm DVCC nhóm A,B và Hỗn hợp của huyện Đông Anh.
Bảng 55: Bảng thống kê các trung tâm DVCC nhóm A,B và Hỗn hợp của quận Cầu Giấy
Bảng 56: Bảng thống kê các trung tâm DVCC nhóm A,B và Hỗn hợ
p của quận Tây Hồ
Bảng 57: Bảng thống kê các trung tâm DVCC nhóm A,B và Hỗn hợp của huyện Đan Phượng
Bảng 58: Bảng thống kê các trung tâm DVCC nhóm A,B và Hỗn hợp của quận Hoàng Mai
Bảng 59: Bảng thống kê các trung tâm DVCC nhóm A,B và Hỗn hợp của huyện Thanh Trì
Bảng 60: Các chức năng và dịch vụ được lựa chọn cho tổ hợp thương mại đời sống thiết yếu
Đại Từ.
Bảng 61: Các loại phạm vi phụ
c vụ của Trung tâm DVCC với các cấp độ dân số đặc thù
Bảng 62: Các cấp độ phục vụ và phạm vi của tiểu hệ thống thương mại

Bảng 63: Các cấp độ phục vụ và phạm vi của tiểu hệ thống ăn uống công cộng
Bảng 64. Nhu cầu của các lao động trong dịch vụ thương mại
Bảng 65: Các công trình thương mại – công suất tối ưu
Bảng 66: Các công trình ă
n uống công cộng – công suất tối ưu
Bảng 67: Các cấp và phạm vi phục vụ của tiểu hệ thống phục vụ sinh hoạt
Bảng 68: Cơ sở tiêu chuẩn của tiểu hệ thống phục vụ sinh hoạt
Bảng 69: Các cấp độ và phạm vi phục vụ của tiểu hệ thống phục vụ hành chính
Bảng 70: Các cấp và phạm vi phục vụ của tiểu hệ th
ống phục vụ tài chính tín dụng
Bảng 71: Các loại phòng triển lãm
Bảng 72: Mô hình xác định kích thước của cơ sở vật chất
Bảng 73: Các cấp độ và phạm vi phục vụ của tiểu hệ thống văn hóa
Bảng 74: Cấp độ và phạm vi phục vụ của tiểu hệ thống thể thao
Bảng 75: Cơ sở vật chất kỹ thuật của tiểu hệ thống th
ể thao
Bảng 76: Cấp độ và phạm vi phục vụ của tiểu hệ thống phục vụ sức khỏe và chăm sóc xã hội
Bảng 77: Phạm vi trợ giúp của bệnh viện lưu trú và phòng khám đa khoa tại các cấp độ phục
vụ khác nhau
Bảng 78: Tiêu chuẩn giường bệnh nhân.
Bảng 79: Số lượng dân được phục vụ trên 1 phòng khám
Bảng 80: Các tiêu chuẩn đáp ứng về cơ sở vậ
t chất
Bảng 81: Đánh giá tổng thể về tình trạng thực tế.
Bảng 82: Nhu cầu mặt bằng cho trường học
Bảng 83: Phạm vi lãnh thổ của tiểu hệ thống giáo dục và đào tạo cán bộ
Bảng 84: Qui định công suất tối ưu của nhà trẻ cho các vùng dân cư
Bảng 85: Chỉ tiêu cho nhà văn hóa
Bảng 86: Tổ chức của các công trình thanh niên theo điểm dân cư – trung tâm của các hệ
thố

ng dân cư
Bảng 87: Công suất tối ưu của các trạm bưu chính viễn thông
DANH MỤC HÌNH


Hình 1: Đô thị lý tưởng của R.OWEN
Hình 2: Đô thị của C.Fourier
Hình 3: Thành phố vườn và thành phố vệ tinh của E.Howard
Hình 4: Thành phố chuỗi của Soria Ymata
Hình 5: Đô thị tuyến tính của Michel Kosmin
Hình 6: Quy hoạch thành phố Algieri
Hình 7: Sơ đồ quy hoạch đô thị mới ở Toulouse
Hình 8: Quy hoạch thành phố dải Volgagrad, Nga
Hình 9: Sơ đồ mặt bằng quy hoạch thành phố Lyon, Pháp
Hình 10: Cấu trúc của dịch vụ công cộng trong quy hoạch đô thị và khu dân c
ư đô thị
Hình 10.1. Bản đồ phân vùng lãnh thổ Việt Nam
Hình 10.2. Bản đồ phân bố 10 vùng đô thị hóa.
Hình 11: Những nhân tố địa lý – tự nhiên ảnh hưởng lên tổ chức mạng lưới các khu nghỉ
dưỡng ở Việt Nam.
Hình 12: Tỉ lệ tăng dân số hàng năm giai đoạn 1995-2008 của Vùng Thủ đô Hà Nội
Hình 13: Mạng lưới cư trú của Thủ đô Hà Nội dự kiến đến nă
m 2030
Hình 14: Mạng lưới giao thông Hà Nội dự kiến đến năm 2030
Hình 15. Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam 1991-2009
Hình 16. Sơ đồ phân nhóm các dạng phục vụ
Hình 17: Cấu trúc của hệ thống phục vụ.
Hình 18: Tổ chức không gian của các “trung tâm tích cực” tại Milton Keans (Anh), thoả mãn
nguyên tắc “đa dạng” và “tự do lựa chọn”.
Hình 19: Sơ đồ trung tâm công cộng của các thành phố mới ở Liên Xô cũ

Hình 20: Tổ chức lãnh thổ c
ủa hệ thống dân cư tại Iambol.
Hình 21: Tổ chức lãnh thổ của hệ thống dân cư tại Skalitsa.
Hình 22: Tổ chức lãnh thổ của hệ thống dân cư tại Teteven.
Hình 23: Tổ chức lãnh thổ của hệ thống dân cư tại Tenevo.
Hình 24: Phạm vi phục vụ của trung tâm khu dân cư và các mối liên hệ giao thông tại vùng
Leipzig, CHLB Đức.
Hình 25- Sơ đồ giao thông của Paris và vùng lãnh thổ trực thuộc và tổ chức các trung tâm
phục v
ụ chính.
Hình 26: Mạng lưới không gian của hệ thống phục vụ - trật tự thứ bậc của các trung tâm.
Hình 27: Tổ chức không gian lãnh thổ của các trung tâm buôn bán tại Hamburg và các môđun
lãnh thổ vùng trực thuộc.
Hình 28: Tổ chức các trung tâm phục vụ với ý nghĩa liên vùng tại Ukraina.
Hình 29: Sơ đồ tổ chức hệ thống phục vụ văn hoá - đời sống giữa các khu dân cư trong hệ
thống dân cư tại Liên Xô cũ.
Hình 30: S
ơ đồ nguyên tắc tổ chức khu dân cư.
Hình 31: Cấu trúc quy hoạch tập trung
Hình 32: Cấu trúc thành phố mở (phát triển theo tuyến).
Hình 33: Tổ chức mặt bằng các trung tâm phục vụ liên kết với hệ thống giao thông của thành
phố.
Hình 34: Trung tâm phục vụ dưới lòng đất “Kreschatik” ở Kiev.
Hình 35: Vị trí của các trung tâm phục vụ trong cấu trúc thành phố.
Hình 36: Sơ đồ tổ chức các công trình phục vụ công cộng.
Hình 37: Trung tâm thành phố Varna.
Hình 38: Trung tâm thương m
ại tổng hợp ở Sofia.
Hình 39: Trung tâm phục vụ ở Veliko Turnovo – phương án quy hoạch.
Hình 40: Trung tâm phục vụ ở Veliko Turnovo – giải pháp mặt bằng.

Hình 41: Trung tâm thành phố Svistov.
Hình 42: Trung tâm thành phố Botevgrad.
Hình 43: Các hạng mục của trung tâm phục vụ
Hình 44: Hệ thống các trường đại học và cao đẳng trong khu vực nội đô của Hà Nội
Hình 45: Sơ đồ hiện trạng phân bố hệ thống các công trình giáo dục, đào tạo tại Hà Nội
Hình 46 : Các cơ sở y tế tại Vùng Thủ Đô Hà Nội năm 2002
Hình 47: Sơ đồ phân bố mạng lưới bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm
đào tạo y tế tại Hà
Nội
Hình: 48- Sơ đồ hiện trạng chỉ tiêu giường bệnh trên 10.000 dân
Hình 49: Sơ đồ hiện trạng chỉ tiêu bác sĩ trên 10.000 dân
Hình 50: Sơ đồ hiện trạng công trình TDTT cấp Quốc gia và Thành phố [4]
Hình 51: Sơ đồ hiện trạng công trình TDTT cấp quận, huyên [4]
Hình 52: Hiện trạng phân bố mạng lưới công trình thương mại tại Thủ đô Hà Nội [4]
Hình 53: Trung tâm phục vụ “Bolio” ở Anesi, Pháp.
Hình 54: Sơ đồ
điển hình của trung tâm thành phố phục vụ 30.000 dân.
Hình 55: Sơ đồ điển hình của trung tâm phục vụ công cộng phục vụ 6.000-8.000 dân.
Hình 56: Tổ hợp chức năng ở Erfurg, CHLB Đức:
văn hoá, ăn uống công cộng, thể thao giải trí.
Hình 57: Trung tâm học tập hợp nhất ở Bad Munsteraifel, CHLB Đức – sơ đồ chức năng.
Hình 58: Sơ đồ các trung tâm hợp nhất ở CHLB Đức.
Hình 59: Sơ đồ nguyên tắc xây d
ựng thống nhất và khai thác sử dụng cơ sở vật chất chung
của phục vụ công cộng.
Hình 60: Ví dụ về sơ đồ của quá trình kết hợp 2 tiểu hệ thống.
Hình 61: Hướng tiếp cận quy hoạch cơ bản và Khung QHT
Hình 62: Bản đồ hệ thống đô thị tại Vùng Thủ đô Hà Nội [3]
Hình 63: Định hướng phát triển mạng lưới công sở tại Hà Nội [4]
Hình 64:

Định hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế tại Hà Nội [4]
Hình 65: Định hướng quy hoạch mạng lưới thương mại của Hà Nội [4]
Hình 66: Định hướng quy hoạch mạng lưới du lịch Hà Nội [4]
Hình 67. Thu nhập nhờ tư nhân hóa tính theo vùng 1988-1998
Hình 68. Các cam kết đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng có sự tham gia của khu vực tư nhân
ở các nước đang phát triển theo khu vực 1990-2005.
Hình 69: Cải tạo trung tâm công c
ộng ở Liverpool phục vụ đi lại bằng xe đạp và đi bộ
Hình 70: Dự án cải tạo trung tâm dịch vụ công cộng bán lẻ ở trung tâm Liverpool.
Hình 71: Tổng thể các dự án tái tạo sức sống cho trung tâm thành phố Liverpool
Hình 72: Hệ thống các khu dân cư ở Việt Nam.
Hình 73: Tổ chức không gian lãnh thổ của các trung tâm buôn bán tại Hamburg và các môđun
lãnh thổ vùng trực thuộc.
Hình 74: Tổ chức các trung tâm phục vụ với ý nghĩa liên vùng tại Ukraina.
Hình 75: Sơ
đồ tổ chức hệ thống phục vụ văn hoá - đời sống giữa các khu dân cư trong hệ
thống dân cư theo mô hình tiểu khu .
Hình 76: Kịch bản lựa chọn: Phát triển theo giai đoạn
Hình 77: Bản đồ phân bổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ
Hình 78: Bản đồ phân bổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTTĐ miền Trung
Hình 79: Bản đồ phân b
ổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTTĐ phía Nam
Hình 80: Bản đồ phân bổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTXH trung du và miền núi Bắc
bộ
Hình 81: Bản đồ phân bổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTXH đồng bằng Bắc bộ
Hình 82: Bản đồ phân bổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTXH duyên hải Trung bộ
Hình 83: Bản đồ phân bổ các đô th
ị và cấp đô thị tại Vùng KTXH Tây Nguyên
Hình 84: Bản đồ phân bổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTXH Đông Nam Bộ
Hình 85: Bản đồ phân bổ các đô thị và cấp đô thị tại Vùng KTXH đồng bằng sông Cửu Long

Hình 86: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTTĐ Bắc Bộ
Hình 87: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTTĐ miền Trung
Hình 88: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTTĐ phía Nam
Hình 89: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTXH trung du và miền núi Bắc
bộ
Hình 90: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTXH đồng bằng sông Hồng
Hình 91: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTXH Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung
Hình 92: B
ản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTXH Tây Nguyên
Hình 93: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTXH Đông Nam bộ.
Hình 94: Bản đồ các đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng KTXH đồng bằng sông Cửu
Long.
Hình 95: Vùng Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh Vùng Bắc bộ
Hình 96: Dân số các trung tâm đô thị chính trong Vùng Thủ đô Hà Nội (2003)
Hình 97: Các trung tâm đô thị
Hình 98: Tốc độ gia tăng dân số hàng năm (1991-2003)
Hình 99: Tỉ lệ tăng dân số hàng năm giai đoạ
n 1995-2003
Hình 100: Di dân từ các tỉnh khác đến Thành phố Hà Nội
Hình 101: Di dân giữa các tỉnh trong và ngoài Vùng Thủ đô Hà Nội
Hình 102: Đóng góp của các ngành kinh tế chính vào GDP Vùng Thủ đô Hà Nội năm 2004
Hình 103: Số lượng việc làm của các ngành kinh tế, 2003
Hình 104: Bản đồ hiện trạng quy hoạch giao thông gắn với các luồng cung ứng dịch vụ
Hình 105: Bản đồ đánh giá về mức độ cung ứng DVCC tại 29 quận huyện thủ đô Hà Nội
mở
rộng
Hình 106: Bản đồ đánh giá nhu cầu DVCC tại các trung tâm công cộng của 29 quận
huyện thủ đô Hà Nội mở rộng
Hình 107: Bản đồ đánh giá dòng cung ứng các DVCC cơ bản cho các trung tâm công

cộng đô thị thuộc thủ đô Hà Nội mở rộng.

Hình 108: Bản đồ hệ thống trung tâm tổng hợp và đặc biệt cấp vùng của vùng thủ đô Hà Nội
mở rộng.
Hình 109: Bản đồ
trung tâm dư lịch cấp vùng của Vùng thủ đô Hà Nội mở rộng.
Hình 110: Bản đồ trung tâm giáo dục cấp vùng
của Vùng thủ đô Hà Nội mở rộng.
Hình 111: Bản đồ trung tâm hành chính cấp vùng
của Vùng thủ đô Hà Nội mở rộng.
Hình 112: Bản đồ trung tâm thể dục thể thao cấp vùng
của Vùng thủ đô Hà Nội mở rộng.
Hình 113: Bản đồ trung tâm thương mại cấp vùng của Vùng thủ
đô Hà Nội mở rộng.
Hình 114: Bản đồ trung tâm y tế cấp vùng của Vùng thủ đô Hà Nội mở rộng.
Hình 115: Bản đồ hệ thống trung tâm tổng hợp cấp thành phố của thủ đô Hà Nội
Hình 116: Bản đồ hệ thống trung tâm du lịch cấp thành phố của thủ đô Hà Nội
Hình 117: Bản đồ hệ thống trung tâm giáo dục cấp thành phố của thủ đô Hà Nội
Hình 118: Bản đồ hệ thống trung tâm hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội
Hình 119: Bản đồ hệ thống trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố của thủ đô Hà Nội
Hình 120: Bản đồ hệ thống trung tâm thương mại cấp thành phố của thủ đô Hà Nội
Hình 121: Bản đồ hệ thống trung tâm y tế cấp thành phố của thủ đô Hà Nội
Hình 122: Bản đồ
đề xuất vị trí 8 trung tâm mới về DVCC đô thị cấp thành phố tại Hà Nội
Hình 123: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm mới về DVCC đô thị cấp thành phố tại Hà Nội
Hình 124: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Xuân Phương.
Hình 125: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Mỹ Đình.
Hình 126: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Hà Đông.
Hình 127: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Ngọc Hồi.
Hình 128: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Trâu Quỳ.

Hình 129: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Yên Viên.
Hình 130: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Đông Anh.
Hình 131: Bản đồ phân bổ các dạng trung tâm DVCC cấp thành phố tại Mê Linh.
Hình 132: Bản đồ vị trí các công trình DVCC nhóm Hỗn hợp của 29 quận huyện củ
a thủ đô
Hà Nội.
Hình 133: Bản đồ vị trí các công trình DVCC nhóm B của 29 quận huyện của thủ đô Hà Nội.
Hình 134: Bản đồ vị trí các công trình DVCC nhóm A của 29 quận huyện của thủ đô Hà Nội.
Hình 135: Bản đồ bổ sung mạng lưới trung tâm DVCC dự kiến tại huyện Đông Anh.
Hình 136: Bản đồ bổ sung mạng lưới trung tâm DVCC dự kiến tại quận Cầu Giấy.
Hình 137: Bản đồ bổ sung m
ạng lưới trung tâm DVCC dự kiến tại quận Tây Hồ.
Hình 138: Bản đồ bổ sung mạng lưới trung tâm DVCC dự kiến tại huyện Đan Phượng.
Hình 139: Bản đồ bổ sung mạng lưới trung tâm DVCC dự kiến tại quận Hoàng Mai.
Hình 140: Bản đồ bổ sung mạng lưới trung tâm DVCC dự kiến tại huyện Thanh Trì.
Hình 141. Quy hoạch kiểu Hausmann cho Hà nội thời Pháp thuộc
Hình 142. Mạng lưới đất công trong nội đô Hà nội
Hình 143. Các khu vự
c tiềm năng phát triển trung tâm
Hình 144. Giả định, đô thị sẽ đẳng hướng nếu các trung tâm liền kề được kết nối mạch lạc.
Tăng cường kết nối các trung tâm liền kề là cách phá thế hướng tâm nan giải hiện nay
Hình 145: Khu cấm địa Ba Đình
Hình 146: Bản đồ quy hoạch khu vực Phủ Toàn quyền của E. Hébrard, 1924
Hình 147: Khu vực Ba Đình ngày nay.
Hình 148: Nút giao Cửa Nam
Hình 149: Nút giao Cửa Nam, đề xuất
Hình 150: Mô hình tập trung - Cấu trúc m
ặt bằng nén.
Hình 151: Cấu trúc thành phố mở phát triển theo tuyến.
Hình 152: Cấu trúc tổ hợp dạng tuyến tính

Hình 153: Cấu trúc tổ hợp dạng nhóm đơn trung tâm và dạng nhóm đa trung tâm.
Hình 154: Cấu trúc dạng tuyến của tổ hợp DV thể thao, văn hoá.
Hình 155: Cấu trúc dạng tuyến-nhóm đa trung tâm cho tổ hợp giáo dục
Hình 156: Sơ đồ liên hệ các chức năng khu vực
Hình 157: Sơ đồ liên hệ giao thông với các khu vực.
Hình 158: Cấu trúc không gian tuyế
n – nhóm
Hình 159: Cấu trúc không gian tuyến đơn
Hình 160: Sơ đồ chức năng theo dạng tuyến đơn.
Hình 161: Sơ đồ chức năng theo dạng tuyến - nhóm.
Hình 162: Mô hình tổ chức không gian dạng tuyến đơn.
Hình 163: Mô hình tổ chức không gian dạng tuyến nhóm.
Hình 164: Trích quy hoạch sử dụng đất khu vực công viên Linh Đàm.
Hình 165: Vị trí và mối liên hệ với dân cư xung quanh.
Hình 166: Sơ đồ kết nối giao thông với các khu vực xung quanh.
Hình 167: Sơ đồ cấu trúc không gian nhóm
Hình 168: S
ơ đồ cấu trúc không gian tập trung, nhóm
Hình 169: Sơ đồ chức năng theo dạng nhóm.
Hình 170: Sơ đồ chức năng theo dạng tập trung - nhóm.
Hình 171: Mô hình tổ chức không gian theo dạng nhóm.
Hình 172: Mô hình tổ chức không gian theo dạng tập trung – nhóm.
Hình 173: Sơ đồ chức năng công trình văn hóa.
















PHẦN I


1
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 3
1- Lý do chọn đề tài 3
2- Mục tiêu đề tài: 4
3- Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
B. PHẦN TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DVCC ĐÔ
THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ 5
1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ DÙNG TRONG ĐỀ TÀI 5
1.1.1. Dịch vụ và kinh tế dịch vụ 5
1.1.2. Phục vụ công cộng, dịch vụ công ích và dịch vụ công cộng tư nhân: 6
1.1.3. Không gian đô thị, không gian công cộng, không gian dịch vụ công cộng 8
1.1.3.1.Không gian đô thị 8
1.1.3.2.Không gian công cộng 8
1.1.3.3.Không gian dịch vụ công cộng 8
1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ 9
1.2.1. Lịch sử phát triển của kiến trúc công cộng trong các giai đọan phát triển đô thị

hiện đại trên thế giới 9
1.2. 2. Xu hướng phát triển của quá trình dịch vụ công cộng đô thị - Kinh nghiệm thế
giới: 13
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM. 16
1.4. DIẾN BIẾN CỦA QUI TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ TRONG TƯƠNG QUAN
VÙNG ĐÔ THỊ
19
1.4. 1. Định nghĩa về Qui trình DVCC đô thị: 19
1.4.2. Diễn biến của Qui trình dịch vụ công cộng đô thị trong tương quan vùng đô thị.20
1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHỤC VỤ CÔNG CỘNG. 22
1.5.1. Sự đa dạng của các nhân tố địa lý tự nhiên: 22
1.5.2. Nhân tố Dân cư . 23
1.5.3. Phân bố mạng lưới cư trú. 27
1.5.4. Các yếu tố kinh tế đô thị: 29
1.5.5. Cấu trúc hạ tầng kỹ thuật : 29
1.5.6. Vai trò của các nhân tố xã hội : 30
1.5.7. Quĩ thời gian của cá nhân tiêu dùng, một nhóm tiêu dùng hay của toàn xã hội. .31
1.5.8. Mức độ xây dựng cơ sở vật chất của DVCC: 33
1.5.9. Các nguyên tắc t
ổ chức không gian và quy luật thẩm mỹ 34
1.5.10. Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: 34
II. TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC
CÔNG TRÌNH DVCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỞ RỘNG 35
2.1. MỘT SỐ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM. 35
2.2. THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỞ RỘNG 35
2.2.1. Hiện trạng các công trình điều tra: 35
2.2.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu DVCC của dân cư 36
2.2.3. Đánh giá hiện trạng loại hình DVCC và tình trạng kỹ thuật, sử dụng của chúng37
2.2.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá: 37
2.2.3.2. Đánh giá định lượng và định tính 37

C. PHẦN XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỀ TÀI 41
IV. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH LÃNH THỔ VÀ PHÂN VÙNG
CHỨC NĂNG LÃNH THỔ MẠ
NG LƯỚI DVCC ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG
QUAN VÙNG ĐÔ THỊ 41
4.1. QUY HOẠCH LÃNH THỔ VÀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG LÃNH THỔ VỀ DVCC ĐÔ THỊ
VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ
41

2
4.1.1. Các đặc điểm riêng của đô thị hóa ở Việt Nam 41
4.1.2.Các cơ sở Qui hoạch phát triển các Vùng lãnh thổ kinh tế-xã hội và Vùng đô thị
hoá ở VN 42
4.1.3.Các cơ sở khoa học về Hệ thống nhu cầu và hệ thống DVCC đô thị ở VN 49
4.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CỦA HỆ THỐNG DVCC TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ
THỊ
52
4.2.1.Tổ chức chức năng và phân cấp dịch vụ đô thị 52
4.2.3. Tổ chức không gian lãnh thổ về DVCC đô thị 59
V. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC DẠNG
TRUNG TÂM DVCC VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC TỔ HỢP KIẾN TRÚC DVCC
TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ 73
5.1. QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUNG TÂM DVCC ĐÔ THỊ 73
5.1.1. Các quan điểm về Quy hoạch lãnh thổ của Trung tâm DVCC ở VN 73
5.1.2. Khía cạnh quy hoạch lãnh thổ của Trung tâm DV công cộng đô thị. 76
5.1.3. Cấu trúc thành phố và tổ chức Trung tâm DVCC 80
5.2. PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM DVCC CẤP THÀNH PHỐ.
86
5.3. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DẠNG TRUNG TÂM DVCC ĐÔ THỊ: 91
5.3.1. Nguyên tắc phân loại 91

5.3.2. Đặc điểm của Trung tâm DVCC: 94
5.3.3. Nội dung hoạt động của các Trung tâm DVCC đô thị: 97
5.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức không gian DVCC đô thị. 101
5.3.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ của VN hiện nay qua hiện trạng Hà nội:
101
5.3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật củ
a DVCC đang theo xu hướng tổ hợp hoá: 109
2. Xây dựng và khai thác Cơ sở vật chất kỹ thuật của các Trung tâm DVCC 111
5.4. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC TỔ HỢP DVCC ĐÔ THỊ TẠI VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI.117
5.4.1. Bối cảnh Vùng đô thị Hà nội và các chiến lược phát triển không gian DVCC 117
5.4.2.Tổ chức không gian các tổ hợp DVCC Hà nội trong qui hoạch chung đến 2030.127
5.4.2.1.Không gian đô thị và hệ thống DVCC ( Lấy ví dụ minh hoạ từ Hà nội )127
5.5.KẾT LUẬN PHẦN CƠ SỞ KHOA HỌC : 143



























3
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài
Hệ thống dịch vụ công cộng (DVCC) đô thị và nông thôn luôn là thước đo chất lượng
sống của các thời kỳ văn minh, từ nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp đến văn minh tri
thức. Các quan điểm tiến bộ nhất hiện nay đều coi đây là thành phần cơ bản của cấu trúc kinh
tế-xã hội, vận hành theo kinh tế thị trường. Ỏ
Việt Nam(VN), càng quan trọng hơn bởi đường
lối kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là rất nhiều DVCC vừa mang
thuộc tính thị trường lại vừa mang thuộc tính phục vụ, biểu hiện lý tưởng phục vụ nhân dân.
Xét từ góc độ lịch sử, ở Việt Nam hệ thống DVCC bắt đầu hoàn chỉnh từ thời kỳ của
những đô th
ị thời Pháp thuộc. Những đô thị này đã kế thừa các dịch vụ sinh sống nhỏ kiểu
“phố hàng” của đô thị truyền thống và xây dựng được các Trung tâm công cộng mới theo kiểu
đô thị phương tây khá phù hợp với qui mô dân số còn khiêm tốn lúc bấy giờ . Ví dụ như Hà
Nội đã có : Các Trung tâm Văn hoá, Giáo dục ven bờ sông Hồng, quảng trường Nhà hát lớn,
Trung tâm Thương mại hồ Hoàn Kiếm, Trung tâm Chính tr
ị- Hành pháp Ba Đình ở Hà Nội. Ở
Hải phòng còn có Trung tâm cảnh quan Sông lấp rất độc đáo. Điều đáng nói là các trung tâm
mới này vẫn song song tồn tại với hệ thống dịch vụ đời sống kiểu “phố hàng” của dân cư bản

địa tại khu 36 phố phường (nay còn gọi là khu phố cổ), làm nên đặc trưng rất riêng của thành
phố này. Các Trung tâm công cộng kiểu này cũng được phát triển ở Quận 1, Qu
ận 3 tại Sài
Gòn và tương tự ở Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, SaPa với các quy mô khác nhau. Hiện nay,
những Trung tâm đô thị thời Pháp thuộc vẫn đóng vai trò chủ chốt trong đời sống công cộng
như hành chính – hành pháp, thương mại, văn hoá, giáo dục mà các khu đô thị mới hiện
nay chưa theo kịp. Chúng đã tạo thành các khu phố lịch sử - dỉ sản rất có giá trị của Việt
Nam. Trong thời kỳ đô th
ị hoá hiện nay, chúng cũng đang kêu cứu vì quá tải và có nguy cơ bị
phá vỡ cấu trúc các Trung tâm DVCC vốn có, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc lạm
dụng quá mức công suất phục vụ của chúng do quá tải hoạt động.
Thời kỳ 1960 – 1985 ( Thời kỳ kinh tế bao cấp), những nghiên cứu về tổ chức DVCC
đô thị tuy chưa trở thành những chương trình chính thức, nhưng đã có nhiều nghiên cứu và
thực hành liên quan đến đề
tài được tiến hành. Các tiêu chuẩn, quy phạm của nhiều loại hình
kiến trúc và quy hoạch DVCC đô thị đã được ban hành, ví dụ qui hoạch đô thị hiện nay vẫn
dùng Bộ tiêu chuẩn ban hành từ năm 1983 để chỉnh sủa theo yêu cầu đô thị. Thời kỳ này rất
nhiều khu dân cư được xây dựng theo “ mô hình tiểu khu nhà ở”, đồng bộ giữa khu ỏ và khu
DVCC đời sống thiết yếu. Với hạt nhân công c
ộng là cụm các công trình: Trường học cấp I,
II, nhà trẻ, mẫu giáo, bách hoá và vườn hoa, khu vui chơi trẻ em như Kim liên, Giảng Võ,
Trung Tự, Thành Công (Hà Nội), Quang Trung ở Vinh, Phan Chu Trinh ở Thanh Hoá, Lạch
Tray ở Hải Phòng Dân cư sinh sống khá ổn định vì có đầy đủ các dịch vụ tại chỗ, không
phải đi lại tìm kiếm dịch vụ nhiều như bây giờ. Do vậy, thời kỳ này vẫn là kinh nghiệm tốt
cho xây dựng đô thị đồng b
ộ giữa nhà ở và DVCC xã hội ở Việt Nam đến nay. Gần như tất cả
các công trình DVCC thời kỳ này đều do Nhà nước đầu tư theo kế hoạch hoá nên có cùng một
tiêu chuẩn về suất đầu tư, qui mô và chức năng.
Thời kỳ đổi mới 1985 trở về đây, do tập trung vào sự chuyển đổi nền kinh tế sang kinh
tế thị trường nên các vấn đề về giao thông, sản xuất công nghiệ

p, phát triển khu đô thị mới, hạ
tầng kỹ thuật được giới nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Vấn đề nghiên cứu DVCC đô thị
còn bị bỏ ngỏ. Những năm 1998 trở về đây, diễn tiến của quá trình đô thị hoá ngày càng trở
nên phức tạp. Sau 10 năm phát triển, đã có hơn 600 khu đô thị mới ra đời góp phần cải thiện
quỹ nhà ở cho nhân dân sau chiến tranh. Nh
ưng trong Hội thảo toàn quốc về khu đô thị mới
cuối năm 2010, đánh giá về chúng, cho thấy một tương lai đô thị còn xa mới đáp ứng được
dân cư. Đặc biệt nghiêm trọng là thiếu vắng hoàn toàn hệ thống DVCC trong các khu đô thị
mới, được xây dựng theo kiểu ‘Đô thị – Phòng ngủ”, tức là chỉ chia lô bán nền nhà ở . Sáng ra
dân cư của nó lên đường đi tìm việc làm, trường họ
c, bệnh viện, chợ búa ở các Trung tâm cũ
và chiều tối là dòng người ngược lại, gây ách tắc giao thông, ô nhiễm khói xe, phá vỡ cấu trúc
các Trung tâm cũ và gây hỗn độn đô thị Căn bệnh càng trở nên trầm kha khi gần đây do đô

4
thị ngày càng mở rộng để trở thành Vùng đô thị: Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh bao
gồm 8 tỉnh , đặc biệt Hà Nội ngày 1/8/2008 từ 921km
2

được Quốc hội quyết định sát nhập
với Hà tây để mở rộng là 3.341km
2
, gần gấp 4 lần trở thành Vùng thủ đô với 6,5 triệu dân.
Vấn đề an sinh xã hội, DVCC thiết yếu, tiện ích thành phố quá thiếu thốn ngày càng được
nhắc đến như căn bệnh trầm kha của đô thị mới.
Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu tổ chức không gian DVCC đô thị đang trở nên cấp
bách để góp phần hoạch định đô thị đúng nghĩa ở
VN, thúc đẩy kinh tế đô thị và các dòng
hoạt động sản xuất – tiêu dùng, hoạt động chính trị- xã hội, hoạt động đời sống, văn hoá, tinh
thần của dân cư trong thời kỳ hiện đại hoá đất nước. Các nghiên cứu như vậy cần có tiếp cận

liên ngành và đồng bộ từ qui hoạch, tổ chức không gian, đầu tư và quản lý DVCC đô thị trong
tương quan Vùng đô thị và Vùng kinh tế trọng
điểm, phù hợp với tự nhiên, xã hội và lối sống
của dân cư – vốn rất đặc trưng của Việt Nam.
Về đầu tư các công trình DVCC hiện nay cũng rất nan giải, tuy có quỹ đất trong qui
hoạch nhưng không có nhà đầu tư quan tâm. Chính sách đầu tư, nguồn vốn, nhân lực, công
nghệ cho loại hình này cần theo xu hướng xã hội hoá rộng rãi và có sự hỗ trợ định hướng của
nhà nước. Trong b
ối cảnh bắt đầu đô thị hoá rộng khắp ở Việt Nam hiện nay, đầu tư các công
trình DVCC đô thị cần chia làm 2 loại đầu tư : 1, Nhóm A- phục vụ đời sống thiết yếu, cần
trở thành chính sách bắt buộc các nhà đầu tư đô thị phải xây dựng, vì dân, để họ an cư tại chỗ.
Dân mua nhà để ở phải có đủ dịch vụ thiết yếu trong khu đô th
ị mới. 2, Nhóm B và C - Nhà
nước cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ ban đầu, kể cả đầu tư hạ tầng ban đầu, theo hướng xã hội
hoá để khuyến khích đầu tư từ quy hoạch và xây dựng đô thị nhằm thoả mãn tối thiểu DVCC
cho dân cư.
Về quản lý DVCC, khai thác vận hành các công trinh DVCC đô thị cũng nên theo
phương thức xã hội hoá. Bởi gốc của quản lý dịch vụ là tạo
điều kiện tối đa cho cung gặp cầu,
theo qui luật thị trường nên việc xã hội hoá quản lý hệ thống này là bước đi tất yếu.
Chính vì vậy, các mục tiêu của đề tài: “Tổ chức và các giải pháp phát triển không gian dịch
vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị” đặt ra được cụ thể hoá
trong nội dung nghiên cứu - là con đường duy nhất có thể định hướ
ng đến qui hoạch các
Trung tâm DVCC đô thị một cách khoa học, gắn với phát triển bền vững của thành phố. Tiếp
theo đó cần liên kết các Trung tâm công cộng với hệ thống DVCC đời sống thiết yếu của
thành phố với tương quan vùng kinh tế-xã hội, vùng kinh tế trọng điểm ( Lấy Vùng Thủ đô
Hà Nội làm địa điểm thực nghiệm các kết quả khoa học của
đề tài), như một cơ sở nền để phát
triển Đô thị hiện đại, văn minh và văn hiến cho tương lai.

Đề tài cũng thực hiện đúng theo thuyết minh đã được Bộ Khoa học & Công nghệ phê
duyệt.

2- Mục tiêu đề tài:
1.Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Hệ thống không gian dịch vụ công cộng đô thị
với nhu cầu dân cư và mô hình cung ứng dịch v
ụ công cộng ( DVCC) trong tương quan vùng
đô thị.
2.Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về qui hoạch lãnh thổ và phân vùng chức năng lãnh
thổ dịch vụ công cộng tại các vùng đô thị Việt Nam.
3.Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về qui hoạch xây dựng và tổ chức không gian dịch
vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị.
4.Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp kiến trúc các loại hình Trung tâm dịch v

công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị.
5. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đầu tư và quản lý phát triển không gian dịch vụ
công cộng nhằm đề xuất các chính sách xã hội hoá nguồn lực đầu tư và các giải pháp xã hội
hoá phương thức quản lý dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.

3- Phương pháp nghiên cứ
u của đề tài

5
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp(PP) khảo sát thực địa: Là PP được sử dụng cho tất cả các nội dung do
yêu cầu ứng dụng thực tiễn cao của đề tài. PP này cho phép quan sát, phỏng vấn tọa đàm và
so sánh đối chiếu thực địa các kết quả nghiên cứu nên đề tài tổ chức 3 cuộc khảo sát thực địa
tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng cho các cán bộ nghiên cứu.
+ Phương pháp hồi cố

: PP này cho phép nghiên cứu tư liệu lịch sử và tư liệu thứ cấp
để phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến tính bản địa và truyền thống, dược sử dụng
nhiều cho phần tổng quan đề tài.
+ Phương pháp điều tra hiện trạng và điều tra xã hội học: PP này cần tiến hành từ
bước chọn mẫu khảo sát, địa điểm, thiết kế bảng hỏi vớ
i 30 câu, xử lý kết quả trong công tác
điều tra khoa học. Từ kết quả điều tra cần tiến hành đánh giá định lượng và định tính nội dung
điều tra. PP này chủ yếu sử dụng cho nội dung 4, 5, 6.
+ Phương pháp bản đồ: PP này được sử dụng như PP chủ đạo của các đề tài NCKH
chuyên ngành Qui hoạch- Kiến trúc. Từ công tác điều tra hiện trạng và điều tra xã hội học cầ
n
thiết xây dựng các bản đồ hiện trạng qui hoạch mạng lưới các TT DVCC dô thị và vùng đô thị
dể làm căn cứ đề xuất Tập bản đồ DVCC gồm: Bản dồ quy hoạch lãnh thổ vùng đô thị, Bản
dồ phân bố mạng lưới các TT DVCC, Bản đồ phân bổ các tổ hợp DVCC.
+ Phương pháp phân tích-tổng hợp: PP này cho phép hệ thống hóa được các vấn đề
tổ
ng quan lý luận và thực tiễn của đề tài ( ND 1, 2, 3), đồng thời phát hiện được quy luật vận
động của quá trình lịch sử đô thị Việt Nam, nhằm kế thừa và phát huy giá trị của dịch vụ đô
thị truyền thống, thích ứng nó với lối sống hiện đại, làm nên đặc trưng Hiện đại–Bản địa của
đô thị Việt Nam trong phát triển.
+ Phương pháp thống kê,so sánh: PP này dùng kế
t hợp với PP quan sát, phỏng vấn,
hội Nghị, xử lý thông tin để lập các thống kê, so sánh, đối chiếu các nội dung nghiên cứu: Từ
số liệu điều tra khảo sát, số liệu hiện trạng để rút ra các kết luận cụ thể cho từng ND. Chủ yếu
sử dụng cho nội dung 4,5,6,10,11,12.
+ Phương pháp phân tích SWOT: PP này phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi
ro của các nội dung nghiên cứu. PP giúp nhận định, đánh giá được tình hình thực trạng và các
cơ sở khoa học cũng như đề xuât mô hình tối ưu cho đề tài
+ Phương pháp chuyên gia: PP này giúp nhận thức các lĩnh vực chuyên môn khác
nhau một cách chuyên sâu nhất của từng đối tượng nghiên cứu từ các góc độ, tận dụng mọi

kiến thức chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành, để đề xuất được các mô hình tốt cho
tương lai DVCC đ
ô thị Việt Nam.
+ Phương pháp dự báo: PP này cho phép tìm đúng các xu hướng mới nhất, dự báo
các mô hình tiên tiến, mô hình thích nghi cho đề tài; Đồng thời định hướng NC để đạt kết quả
tối ưu và bền vững lâu dài. PP này đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu và không bị sa
lầy vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.
Kỹ thuật sử dụng :
+ Phần mềm MS.Exel, AutoCad để xử lý dữ liệu đi
ều tra khảo sát.
+ Dùng Autocad 2006, 3D, 3D Max, PhotoShop trong quản lý thiết kế bản đồ, bản vẽ.
+ Dùng công nghệ thông tin chuyên ngành qui hoạch đề xuất mạng lưới DVCC đô thị




B. PHẦN TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DVCC ĐÔ
THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ
1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ DÙNG TRONG ĐỀ TÀI.
1.1.1. Dịch vụ và kinh tế dịch vụ

6
Dịch vụ ( tiếng Anh, Pháp: Service; tiếng TQ: phục vụ) trong kinh tế học là một loại
sản phẩm kinh tế, không phải là vật phẩm, là công việc của con người dưới hình thái lao động
thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại ( Từ điển kinh
tế-kinh doanh Anh -Việt). Dịch vụ là một thứ hàng hoá mà việc cung ứng nó không phải là
chuyể
n giao quyền sở hữu, mà chỉ là đem lại lợi ích nào đó cho bên tiếp nhận. Dịch vụ là phi

vật thể ( insubstantial), không cầm nắm được ( intangibility). Tuy vậy, nhiêù dịch vụ lại đi
kèm với hàng hoá vật thể (physical good), chẳng hạn khách sạn cung ứng thức ăn (hàng hoá
vật thể) nhưng đồng thời cũng cung ứng dịch vụ dưới dạng nơi ăn, cách bưng bê, bày dọn bàn
v.v. Dù một số ti
ện ích (utility) cung ứng hàng hoá vật thể như hệ thống cấp điện, nước máy,
người ta thường vẫn xem tiện ích đó là dịch vụ. Các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ
tạo thành kinh tế dịch vụ.
Theo J. Fourastié và C. Clark, nền kinh tế hiện đại của mỗi quốc gia chia thành 3 khu
vực (sector) là: khu vực thứ nhất (nông nghiệp, khai khoáng), khu vực thứ hai (công nghiệp),
khu vực thứ ba (dịch v
ụ, khoa học). Như vậy kinh tế dịch vụ thuộc khu vực thứ ba (Tertiary
sector).Khu vực kinh tế dịch vụ ngày nay thu hút nhiều nhân công, có các hình thức hoạt động
hết sức đa dạng. Cho dù đó là dịch vụ của chuyên gia đơn lẻ như luật sư, kiến trúc sư, thầy
thuốc, hay của phòng nghiên cứu, tổ chức tư vấn, ngân hàng, cửa hàng… thì các hoạt động
này luôn đòi hỏi các tiếp xúc mặt đố
i mặt và thường tạo nên mạng lưới dịch vụ hỗ trợ và bổ
sung cho nhau.
Kinh tế dịch vụ tại nhiều quốc gia phát triển rất nhanh và chiếm vị trí chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn kinh tế dịch vụ của Hoa kỳ năm 2007 chiếm 78.5% kinh tế
quốc dân so với 20% năm 1947, bao gồm các loại hình dịch vụ sau đây:
- Phục vụ kinh doanh: Tư vấn; D
ịch vụ khách hàng; Dịch vụ quản lý nguồn nhân lực
(như dịch vụ trả lương nhân viên); Trông giữ trẻ; Chăm sóc vườn tược, dọn vệ sinh, sửa chữa
nhà cửa, bảo trì và sửa chữa cơ-điện- nước
- Nghĩa trang, mai táng
- Giáo dục và văn hoá : Bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, trường học, dạy nghề
- Vui chơi, giải trí: Công viên, khu vui chơi giải trí các lứa tuổi; Chiếu bóng; Sân
khấ
u; Thể thao; Truyền hình
- Dịch vụ đời sống hàng ngày: Thương mại; Dịch vụ ăn uống; Chăm sóc cá nhân;

Chăm sóc sức khoẻ
- Bệnh viện và nuôi dưỡng xã hội.
- Dịch vụ thông tin, truyền thông:
- Dịch vụ tài chính ngân hàng: DV Kế toán; Ngân hàng và tổ chức tín dụng ; Bất động
sản; Môi giới chứng khoán; Thuế
- Quản lý rủi ro (bảo hiểm, ký gửi an toàn)
- Dịch vụ xã hội
- Vận tải
- Ti
ện ích công cộng: Năng lượng; Khí đốt; Viễn thông; Quản lý rác; Cấp thoát nước.

1.1.2. Phục vụ công cộng, dịch vụ công ích và dịch vụ công cộng tư nhân:
Kết cấu của một quốc gia hiện đại bao gồm 3 khối: Bộ máy nhà nước, Khối thị trường
và Xã hội dân sự. Đối tượng của dịch vụ bao gồm cả 3 khối đó, chẳng hạn dịch vụ định giá

S để phục vụ việc xử án (phục vụ nhà nước), định giá BĐS cho nhà kinh doanh BĐS và
định giá BĐS cho người dân cần mua nhà.
- Cách hiểu thứ nhất: Khi dịch vụ có đối tượng phục vụ là xã hội dân sự thì được gọi
chung là dịch vụ công cộng (Public Services). Các chuyên gia quy hoạch đô thị và các kiến
trúc sư thường hiểu theo định nghĩa này, từ đó mà có các định nghĩa về không gian dịch v

công cộng
( không gian chứa đựng các hoạt động dịch vụ công cộng) và công trình công cộng (như
khách sạn, nhà hàng, công trình thể thao, nhà hát, bệnh viện v.v.).

7
- Cách hiểu thứ hai: Vấn đề trở thành phức tạp khi các nhà quản lý đô thị lại có định
nghĩa khác về dịch vụ công cộng như sau: Dịch vụ công cộng là từ thường được dùng để chỉ
các dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các công dân của mình, có thể là trực tiếp thông qua
khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tư nhân cung ứng. Từ này kết hợp với một sự

đồng thuận xã hội rằng một số dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi người, bất kể thu
nhập bao nhiêu. Cho dù dịch vụ công cộng không phải do chính phủ cung ứng hay cấp tài
chính đi nữa nhưng vì các lý do xã hội và chính trị mà chúng vẫn có khuôn khổ pháp lý khác
với phần lớn các ngành kinh tế khác…và chúng có thể gắn với quyền cơ bản của con người
(như quyền đượ
c cấp nước).
Trong số các dịch vụ công cộng trong đô thị, có những dịch vụ cơ bản gọi là dịch vụ
thị chính (municipal services), bao gồm vệ sinh ( nước thải, rác), cấp nước, đường phố, trường
học, thanh tra thực phẩm, một số dịch vụ y tế và vận tải, cấp điện, khí đốt, chiếu sáng công
cộng và truyền hình.v.v.
Tóm lại, từ tiếng Anh public services có hai cách hiể
u khác nhau: theo nghĩa rộng như
cách hiểu của các nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư, và cách hiểu theo nghĩa hẹp của các
nhà quản lý đô thị. Để tiện phân biệt hai cách hiểu đó trong tiếng Việt, chúng tôi đề nghị
public services theo cách hiểu thứ nhất thì gọi là dịch vụ công cộng (public services), còn
theo cách hiểu thứ hai thì gọi là dịch vụ công ích (services of general interest), nếu dịch vụ
nào không phải công ích thì gọ
i là dịch vụ cá nhân (private services).
Như vậy, có thể định nghĩa dịch vụ công cộng (DVCC) bằng công thức sau đây:
Dịch vụ công cộng = Dịch vụ công ích + Dịch vụ cá nhân
Public services = Services of general interest + Private services
Đây là khái niệm chung về dịch vụ công cộng đề nghị áp dụng thống nhất trong đề tài
nghiên cứu này. Ở nước ta, dịch vụ công cộng có lúc còn được gọi là dịch vụ công mà Phạm
Quang Lê trong sách “Dịch v
ụ công và xã hội hoá dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn “( Chu văn Thành chủ biên. Nhà XB Chính trị quốc gia. Hà Nội.2004) định nghĩa là:
“Những hoạt độngcủa các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư
nhân được Nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp
những nhu c
ầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự

công bằng và ổn định xã hội ”, và cho rằng dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công (
hoặc phúc lợi công cộng ), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn
mạnh là không được lẫn lộn với hoạt động công vụ (civil services) là hoạt độ
ng hàng ngày của
bộ máy công quyền.( Chú thích: Thế nhưng đầu tư công lại không phải là đầu tư công cộng
mà là đầu tư bằng Ngân sách nhà nước!). Theo Ô. Lê, dịch vụ công ích là các hoạt động có
tính chất kinh tế hàng hoá do các doanh nghiệp công ích thực hiện theo yêu cầu của Nhà
nước, không nhằm mục tiêu lợi nhuận để phục vụ nhân dân như cung cấp điện, nước, kết cấu
hạ tầng, vệ sinh môi trường, phòng chống các d
ịch bệnh, vận tải công cộng, khuyến nông…
Ngoài ra, từ dịch vụ công ích còn có một định nghĩa khác theo Luật Doanh nghiệp nhà
nước (2003) là: Dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng
dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung
cấp theo cơ chế thị trườ
ng thì khó có khả năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản xuất,
cung ứng dịch vụ này, do đó được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc
phí do Nhà nước quy định. Cách định nghĩa này được các nhà làm chính sách nước ta đưa ra
chỉ để tiện cho việc chi tiêu Ngân sách nhưng lại không hội nhập với thông lệ quốc tế.
Theo kinh tế học công cộng, dịch vụ công ích là hàng hoá công cộng (public goods),
còn dịch v
ụ cá nhân là hàng hoá cá nhân (private goods).
Hàng hoá công cộng là những hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi
ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích
của nó. Hàng hoá công cộng có hai thuộc tính cơ bản là:
Không có tính cạnh tranh (non-rivalrous) trong tiêu dùng, tức là khi có thêm một
người tiêu dùng thì cũng không làm giảm lợi ích của những người đang tiêu dùng, chẳng hạn
xem truyền hình;

8
Không có tính loại trừ (non- excludable) trong tiêu dùng, tức là không thể loại trừ,

hoặc muốn loại trừ thì rất tốn kém, những cá nhân từ chối trả tiền cho dịch vụ đó, chẳng hạn
kẻ trốn đóng phụ phí nước thải vẫn có thể hưởng dịch vụ thoát nước mưa và nước thải.
Tuy vậy chỉ có hàng hoá công cộng thuần tuý (pure public goods) mới có đầy đủ hai thuộc
tính đó, còn trong th
ực tế đa số hàng hoá công cộng là không thuần tuý (impure public goods)
chỉ có phần nào các thuộc tính trên.
Trong số các hàng hoá công cộng có những loại mà người ta cho rằng ai cũng cần
được tiêu dùng, bất kể thu nhập của họ là bao nhiêu, chẳng hạn giáo dục tiểu học, tiêm chủng,
nước sạch. Hàng hoá công cộng đó gọi là hàng hoá khuyến dụng (merit goods).

1.1.3. Không gian đô thị, không gian công cộng, không gian dịch vụ công cộng.
1.1.3.1.Không gian đô thị (Urban space).

Đô thị nào dù lớn dù nhỏ cũng đồng thời là một không gian vật thể, một không gian
kinh tế và một không gian văn hoá xã hội (Trương Quang Thao. Đô thị học-Những khái niệm
mở đầu. NXB Xây dựng. 2003). Không gian vật thể là phần “cứng” dùng để chứa đựng hai
không gian sau. Vậy đâu là giới hạn của không gian vật thể? Theo Đinh Thành Nhật (Urban
Spatial Planning - Theory, Method and Practice. Higher Education Press. Pekin.2007) thì
điều này phụ thuộc vào định nghĩa
đô thị. Có hai cách định nghĩa đô thị: một là định nghĩa
dựa trên địa giới hành chính (khi đó tiếng Anh gọi đô thị là City) và một là định nghĩa về kinh
tế, chủ yếu dựa trên quy mô đô thị và mật độ dân cư (khi đó tiếng Anh gọi đô thị là Urban),
chẳng hạn tiêu chí định nghĩa đô thị của Hoa Kỳ là ít nhất phải có 2500 dân và mật độ trên
1000 người / km2 (nướ
c ta quy định tương ứng là 4000 dân và 2000 người / km2, ngoài ra
tương tự như Trung Quốc, còn thêm tiêu chí về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp).
Đô thị mà đề tài này quan tâm là đô thị kinh tế - dịch vụ. Địa giới kinh tế của đô thị do
thị trường sức lao động quyết định, tức là mỗi người sống trong đô thị đều kiếm việc làm
trong cùng một thị trường sức lao động. Lấy Chicago làm ví dụ
để thấy sự khác nhau giữa địa

giới kinh tế và địa giới hành chính: địa giới kinh tế của Chicago bao trùm 130 đô thị hành
chính, trong đó lớn nhất là thành phố Chicago với hơn 2 triệu dân, đô thị hành chính nhỏ nhất
chỉ có mấy vạn dân. Nó nằm vắt qua 2 bang Illinois và Indiana, chỗ xa nhất cách nhau xấp xỉ
100 km. Dù như vậy nhưng nhờ giao thông phát triển nên có chung một thị trường sức lao
động thống nhất. Thị tr
ường này và thị trường đất đai và thị trường nhà ở có cùng giới hạn địa
lý rõ ràng. Đặc tính này rất quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đối với mô thức phát triển, quản
lý và quy hoạch đô thị.

1.1.3.2.Không gian công cộng (Public space).

Không gian công cộng (Trương Quang Thao gọi là không gian công ích) thuộc
về/cũng là không gian kinh tế, văn hoá-xã hội, là không gian vật thể dành cho các hoạt động
đời sống thiết yếu, giao tế xã hội, nơi mọi người dân đều có quyền đến đó để giao tiếp mà
không phải xin phép hay trả tiền, đối lập với không gian tư ( Private space) dành riêng cho
những hoạt động theo chức năng, chẳng hạn nhà ở, nhà máy, văn phòng… Chợ là không gian
đầu tiên trở thành không gian công c
ộng. Theo J. Jacobs thì không gian hè phố là không gian
công cộng rất quan trọng tạo ra bộ mặt của đô thị (còn đường ô tô chỉ dành riêng cho ô tô
chạy với tốc độ cao, người đi bộ không có quyền sử dụng nó).

1.1.3.3.Không gian dịch vụ công cộng (Public services space).

Không gian dịch vụ công cộng chứa đựng các hoạt động dịch vụ công cộng, là một bộ
phận của không gian kinh tế đô thị. Không gian hè phố vừa là không gian công cộng vừa là
không gian dịch vụ công cộng. Các đô thị đều có hệ thống các Trung tâm DVCC theo nhiều
cách phân bố: Kiểu truyền thống, kiểu Trung tâm tập trung hay phân tán, kiểu Trung tâm
chuyên biệt để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu hàng ngày, thời gian rỗi và các nhu cầu khác
c
ủa dân cư. Có vai trò quan trọng nhất trong không gian dịch vụ công cộng là khu Trung tâm

thương mại (Central Business District- CBD; ở Hoa kỳ gọi là Downtown), nơi tập trung cao

9
độ các hoạt động dịch vụ công cộng, cũng là nơi có mật độ việc làm cực cao. Đại bộ phận dân
đô thị sống bên ngoài CBD, hàng ngày đổ vào CBD làm việc.
Kinh tế học đô thị chỉ ra rằng cơ chế hình thành và phát triển đô thị là do không gian
đô thị có hiệu ứng tụ tập (Agglomeration effect), khiến thị trường sức lao động có hiệu quả
cao nhờ trở thành lớn mạnh và thố
ng nhất. Không gian công cộng đô thị chính là nơi thể hiện
tập trung nhất hiệu ứng tụ tập đó.
Nhiều loại hình dịch vụ công cộng, lại phân tán và hình thành mạng lưới (network),
như hệ thống trường học, bệnh viện, thương mại-đời sống, vui chơi giải trí, hành chính - hành
pháp, ngân hàng tín dụng, bưu điện- viễn thông, cấp nước…Việc phân bố hợp lý các mạng
dịch vụ
này là một nhiệm vụ của quy hoạch đô thị.
Cuối cùng cần chú ý rằng trong kinh tế đô thị Việt Nam hiện nay, ngoài kinh tế chính
thức (formal economy) còn có kinh tế không chính thức (informal), chủ yếu là kinh tế dịch
vụ không chính thức đang cung cấp hàng vạn việc làm như hàng rong, thu lượm phế liệu, bốc
vác, xe ôm Không gian dịch vụ công cộng phi chính thức này là vỉa hè, bến xe, nhà ga,
chợ…Các nhà quản lý đô thị cần có hiểu biết cầ
n thiết về không gian dịch vụ công cộng phi
chính thức này để có biện pháp quản lý phù hợp và không duy ý chí.

1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ.
1.2.1. Lịch sử phát triển của kiến trúc công cộng trong các giai đọan phát triển đô thị
hiện đại trên thế giới.
Lịch sử phát triển của kiến trúc công cộng gắn liền với sự xuất hiện của các đô thị. Khởi
nguồn là sự xuất hiện của lý thuyết các đô thị mới (1918 - 1945)
1. Thành phố không tưởng


Sự phát triển tư bản chủ nghĩa thế kỉ 19 đã có hậu quả xấu về các mặt xã hội, chính trị
vào những năm 1850 – 1860. Trong bối cảnh ấy, một số nhà tư tưởng tiến bộ nghĩ tới việc
xây dựng xã hội mới, không có giàu ngèo, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương
tiện sản xuất của mình, tất cả cùng lao động và cùng hưởng hạnh phúc giống như cư dân
đô
thị trên đảo Utopier (Hy Lạp) đã từng tồn tại trong thời kì huy hoàng trước đó. Tư tưởng đó là
nội dung của chủ nghĩa không tưởng mà đại biểu xuất sắc nhất là Saint Simon (1760 - 1825),
Charles Fourier (1772 – 1837) ở Pháp và nhất là Robert Owen (1771 - 1808) ở Anh. Về thực
chất là đòi hỏi sự bình đẳng trong các chức năng của thành phố: ở, đi lại, công cộng cho tất cả
người dân không phân biệt giàu nghèo.
Robert Owen: Robert Owen đ
ã hình dung những công xã kiểu đô thị nửa nông thôn với số
dân không quá 2000 người nhưng không ít hơn 200 người. Con số tốt nhất là 800 đến 1.200
người. Những ngôi nhà có bố cục hình vuông có quảng trường nằm giữa. Ba phía ô vuông là
nhà ở gia đình, phía thứ tư dành làm phòng có trẻ em dưới 3 tuổi. Bên trong ô vuông là các
công trình công cộng: nhà ăn, nhà bếp, trường học, thư viện, ký túc xá và nhà khách.
Đô thị của R.Owen được bố cục hình vuông,
đối xứng qua hai trục, mang tính độc lậ
p và khép
kín cao, mỗi cạnh hình vuông đều có một cổng ra
vào, phía ngoài được bao bọc bởi khu vực canh tác
rộng khoảng 400-600ha. Ngoài khu vực canh tác
còn bố trí các nhà máy, các xưởng thủ thủ
công.(Hình 1)
Đây là những ý tưởng đầu tiên về quan điểm
tổ hợp các khu DVCC vào các khu dân cư nhằm
tạo ra trạng thái phục vụ tối ưu cho người sử dụng.

Charles Fourier (1772 - 1837
Mô hình của C.Fourier là tổ chức các điểm

dân cư mới theo kiểu làng xóm công xã có khả
năng
tự cung tự cấp và tổ chức cuộc sống xã hội tập thể. Quan điểm của ông là các điểm dân cư

Hình 1: Đô thị lý tưởng của R.OWEN

10
mới này sẽ thay thế cho các thành phố, các điểm dân cư cũ. Ông đưa ra những “Plan Stery”
với mỗi đơn vị ở khoảng 400 gia đình, khoảng trên 1600 người, gần 2000 ha (Bình quân
1,25ha/ người) để sản xuất và xây dựng các biệt thự cho những người muốn sống độc lập
(Hình 2).

Hình 2: Đô thị của C.Fourier
Bố cục đơn vị ở đối xứng qua mái vòm, và hai cánh gà hai bên ngôi nhà này là cung
điện khổng lồ của giới quý tộc, có chức năng tạo ra các không gian kiến trúc công cộng yên
tĩnh (nhà thờ, bưu điện, tòa án tối cao). Phía trước kết hợp với sân trong là đại lộ đi qua sân
của các công trình sản xuất nông nghiệp.
Bố cục công trình với các khối nhà được sắp xếp có trật tự
, có trọng tâm – một sự kết
hợp nhà máy và cung điện của giới quý tộc. Ông đã tiếp thu ý tưởng xây dựng trung tâm
DVCC và hiện thực hóa bằng các “Plan Stery”, đây là những ví dụ điển hình về tòa nhà đa
chức năng phục vụ cho dân cư đô thị. Mô hình của R.Owen và C. Fourier không thành công
nhưng tư tưởng đó đã được kế tục trong lý luận về quy hoạch xây dựng tổ hợp DVCC trong
mô hình tổ chứ
c xã hội ở đô thị mới.
Đô thị không tưởng của Uylima Moris.
U.Moris cho rằng, đất đai phải được hoàn toàn phi đô thị hóa, tất cả các sự tập trung
dân cư phải được ngăn chặn, phải làm sao cho các đô thị lớn biến mất và xây dựng nhiều đô
thị nhỏ phân tán đều khắp trong cả nước. Như vậy quy mô nhà sẽ lớn hơn, sự tiếp cận vớ
i

DVCC và thiên nhiên sẽ tốt hơn.
Không một đô thị nào được xây dựng theo ý niệm của các nhà không tưởng xã
hội. Song sự tưởng tượng của họ có thể được tìm thấy trong những lý luận về xây dựng đô thị
hiện đại: đó là tính chất xã hội của đô thị và vấn đề công cộng hóa các hình thức sinh hoạt, họ
đặt ra đòi hỏi một sự công bằng cho tất cả các ch
ức năng trong đô thị, và bước đầu họ đặt ra
những quan niệm xây dựng các lý thuyết xây dựng hệ thống DVCC trong đô thị.
2. Các học thuyết về thành phố của thế kỷ 20:

a,Thành phố – vườn và thành phố vệ tinh của Ebennezer Howard
Nền công nghiệp ở Anh đã phát triển vượt bậc vào những năm 1780-1880 và xuất hiện
những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế. E.Howard – một nhà quy
hoạch người Anh đã phê phán những hiện tượng đó và cho rằng: nguyên nhân cơ bản là do sự
tập trung dân cư quá cao vào các đô thị, nên thiết lập các điểm dân cư mang tính chất “đ
ô thị
nông thôn” độc lập, tự cấp theo kiểu công xã kết hợp giữa đô thị và nông thôn.
Năm 1898, Ông đã có ý tưởng mới mẻ về thành phố vườn và thành phố vệ tinh đã có
ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch đô thị ở châu Âu và ở Mỹ trong suốt mấy thập kỷ sau.
Mô hình thành phố vườn là một sơ đồ hình tròn với những vòng đai đồng tâm, ở trung
tâm là một công viên l
ớn, xung quanh là vòng đai nhà vườn, sau đó là một con đường lớn rồi
lại đến vòng đai nhà vườn. Vòng đai ngoài cùng là một vòng đai nối liền đơn vị này với

11
những đường giao thông và với những đơn vị DVCC. Giữa các đơn vị thành phố vườn là đất
nông nghiệp.
Mỗi đơn vị thành phố vườn vủa Howard có số dân nhiều nhất là 58000 người, nhỏ
nhất là 32000 người với quy mô đất đai khoảng 400ha, đất nông nghiệp bao quanh đô thị
khoảng 20.000ha.
Năm 1904 E.Howard cùng các cộng sự đã thiết kế xây dựng thành phố vườn đầu tiên

cách LonDon 25km (Hình 3)

Hình 3: Thành phố vườn và thành phố vệ tinh của E.Howard
Mô hình quy hoạch của E.Howard mang tính sinh thái nhân văn cao. Mô hình nhấn
mạnh mối quan hệ giữa thị trấn mới và vành đai xanh và đường liên hệ, giữa thị trấn mới nối
với thành phố trung tâm và các khu vực vệ tinh khác. Vành đai xanh chứa đựng những cánh
đồng, những khu vực để mua sắm, nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe, những khu vực dành cho
người điế
c, người mù lòa, người động kinh, trẻ em. Mô hình cũng cho ta thấy được một phần
công viên và các khu vực văn hóa ở trung tâm, đây là những tín hiệu của việc hình thành các
trung tâm DVCC nhằm tạo ra bộ mặt đô thị.
b , Đô thị tuyến tính(chuỗi) và sự phát triển của nó.
Soria Ymata (1844-1920)
Năm 1892, ở Tây Ban Nha, Soria Ymata lần đầu tiên đưa ra một mô hình quy hoạch
tuyến tính áp dụng cho thành phố Madrid, dưới hình thức một dải dài nối liền với các
đô thị
nhỏ xung quanh Madrid. (Hình 5)
Sơ đồ nguyên tắc của nó như sau:
Thành phố phát triển dọc theo các trục
giao thông chính với chiều dài không hạn
chế;Chiều rộng của tuyến giao thông chính
rộng 40m, trên trục này có đường sắt điện khí
hóa.
Hai dải đất hai bên dành để xây dựng
nhà ở . Hai dãy ngoài cùng hai bên là dành
cho cây xanh rộng 100m, ngoài phạm vi đó là
ruộng.
Thiết lập trung DVCC trên tuyến đô
thị cách nhau từ 300 – 400m . Tư tưởng của
Soria Ymata đã tiến thêm một bước nữa trong

việc thiết lập ra mạng lưới trung tâm DVCC
tuy nhiên nó vẫn dừng lại ở mô hình phát triển theo tuyến, là tiền đề cho một số phát kiến
mới về đô thị sau đó ba mươi năm hay sáu mươi năm: thành phố tuyến dải ở Nga (1930), quy
hoạch đô thị Algierie, quy hoạch tuyến giữa đô thị Boston và Wasington…
Michel Kosmin
Đến năm 1950 của thế kỷ 20, khái ni
ệm “quy hoạch tuyến tính” và “đô thị tuyến tính”
mới được triển khai một cách có hệ thống. Sơ đồ quy hoạch một đô thị tuyến tính có tính cách
lý thuyết của M.Kosmin bao gồm những nguyên tắc sau đây:
Bố trí toàn bộ đô thị tuyến tính dọc theo những truc giao thông quan trọng (xa lộ, quốc
lộ, đường sắt, đường thủy)
Hình 4: Thành phố chuỗi của Soria Ymata

12
Bố trí các khu chức năng DVCC song song với các trục giao thông nói trên;
Trục chính của đô thị tuyến tính nằm song song với các trục giao thông;
Khu trung tâm được bố trí ở một bên của trục giao thông thẳng đứng với trục đô thị,
gồm có ba khu chức năng chính: Khu buôn bán, Khu hành chính, và khu sinh hoạt văn hóa.
Hai bên trục thẳng đứng và khu trung tâm là các khu ở (Hình 6)

Hình 5: Đô thị tuyến tính của Michel Kosmin
Mô hình đô thị tuyến tính được áp dụng trong những năm gần đây (1971 - 2000) ở
ngay các thành phố mới xung Paris như Evry, Marnela, Vcallee, Cergy Pontoie tạo ra các
chùm đô thị cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại. M. Kosmin đã hiện thực hóa việc xây dựng các
khu trung tâm DVCC tại các trục đường vuông góc với trục đường chính để tạo ra khu trung
tâm bộ mặt đô thị với đầy đủ các chức năng của nó: th
ương mại, hành chính, sinh hoạt văn
hóa.
c, Hệ thống chuỗi công trình DVCC liên tục.
Năm 1930, kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier đã vận dụng ý tưởng là xây dựng

thành phố theo các công trình liên tục kéo dài, mọi sinh hoạt ăn ở, đi lại và làm việc đều được
tổ chức trong cùng một công trình và đã đề xuất phương án xây dựng thành phố theo kiểu đó
cho một số thành phố dọc theo bờ biển Nam Mỹ như: Mentevide, Sanpaulo, Rio de Janeiro…

đặc biệt là cho quy hoạch cải tạo thành phố Algieri (thủ đô Algierie).
d , Hệ thống chuỗi công trình liên tục nhiều
nhánh
Hệ thống này là sự tiếp tục của ý niệm
xây dựng đô thị theo hệ thống chuỗi công trình
liên tục ở mức độ cao hơn, trong đó coi trọng
vấn đề tổ chức đường phố đi bộ tách khỏi giao
thông cơ giới. Ý tưởng này của Alice được khở
i
xướng vào năm 1932 nhằm cải tại khu phố
London, đã có đóng góp rất lớn về mặt lý luận
quy hoạch đô thị mới với DVCC kiểu phố.
Đường và phố là cốt lõi, là bộ xương trong cấu
trúc đô thị mới.
KTS Candilis cùng hai cộng sự là Jovic
và Woods đã khẳng định rằng hình thái tuyến
tính là sự đáp ứng tốt nhất cho mọi biến động
trong các sinh hoạt xã hội và các không gian
đô thị. ý tưởng này đã tạo ra các trung tâm
DVCC đô thị và tính đến sự phát triển của nó
để phù hợp với việc mở rộng mạng lưới khi đô
thị phát triển.
e, Thành phố dải của N.A. Miliutin, Nga.
Hệ thống thành phố dải là sự phát triển
tiếp tục của hệ thống chuỗi ở mức độ cao hơn
Hình 6: Quy hoạch thành phố Algieri

Hình 7: Sơ đồ quy hoạch đô thị mới ở
Toulouse

13
nhằm phù hợp với tính chất hiện đại của đô thị trong quá trình đi lên của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa lúc bấy giờ. ý tưởng của N.A. Miliutin là giải quyết tốt vấn đề quy hoạch giao
thông: giao thông tốc độ lớn theo chiều dài, giao thông tốc độ nhỏ (đi bộ) theo chiều ngang
của đô thị; khu công nghiệp và khu DVCC dân dụng, đất công viên, dòng sông trong thành
phố tuyến song song nhau nên khi phát triển tất các yếu tố cùng phát triển.
Năm 1930, N.A Miliutin đã áp dụng ý tưởng này vào quy hoạch thành phố nằm dọc
theo tả ngạn sông Volgagrad, (Hình 8)

Mô hình thành phố dải của N.A.
Miliutin cũng có khuyết điểm, đó là hình
dạng thành phố kéo dài làm trở ngại công
tác thi công, xây dựng, quản lý và tính chất
phục vụ; ngoài ra khó xác định vị trí trung
tâm hợp lý.
f, Thành phố công nghiệp của Tony
Garmer, Pháp
Cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc
đẩy nhanh chóng sự hình thành nhiều đô thị
công nghiệ
p ở Anh, Pháp. Trong bối cảnh
đó, năm 1917, KTS Tony Garmer người Pháp cho ra đời mô hình “Thành phố công nghiệp”
nhằm giải quyết mâu thuẫn nêu trên. Cơ cấu quy hoạch thành phố công nghiệp như sau: Đô
thị có dân số 35.000 người, không phải là làng, không phải là thành phố lớn. Các khu công
nghiệp và nơi ở, khu DVCC, khu vui chơi, công viên cây xanh, nghỉ ngơi, …bố trí song song
nhau để khi cần thiết thì cả ba yếu tố cùng mở rộng về một hướng.
Hệ thống giao thông đố

i ngoại bố trí vòng quanh đô thị và xa khu dân dụng.
Quan điểm của Tony Garmer đã được ứng
dụng trong quá trình cải tạo, phát triển thành phố
Lyon ở Pháp và đạt kết quả tốt đẹp. Cách đặt vấn
đề và hướng giải quyết cho việc quy hoạch đô thị
công nghiệp mới là một trong những lý luận khởi
đầu cho quan niệm thành phố tuyến tính về sau và
được nhiều kiến trúc sư lấy làm h
ướng nghiên cứu
cho quy hoạch đô thị cho mình, trong đó có
Lecorbusier (Hình 9)



1.2. 2. Xu hướng phát triển của quá trình dịch vụ công cộng đô thị - Kinh nghiệm thế
giới:
Dịch vụ như đã giải thích ở mục 1.1, là tập hợp những hoạt động có ý nghĩa cơ bản và
cung ứng mọi hoạt động đời sống thiết yếu, tinh thần, văn hoá, xã hội đô thị, nhằm thoả
mãn
trực tiếp mọi nhu cầu cụ thể của con người. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi phải thiết lập
hạ tầng cơ sở vật chất có liên hệ với một hoặc nhiều đô thị và khu dân cư nhất định

1- Xu hướng thiết lập hệ thống Trung tâm phục vụ và dịch vụ công cộng trong đô thị:

- Hệ thống này luôn tồn tại và phát triển như một bộ phận không tách rời của nền kinh
tế- xã hội và là tập hợp của các vùng lãnh thổ cũng như vùng chức năng lãnh thổ. Với tư cách
là một hạng mục kinh tế - xã hội, hệ thống phục vụ công cộng được coi là một thành phần cơ
bản của hệ thống hạ tầng đô thị. Theo thuy
ết kinh tế thị trường, hạ tầng đô thị là “tập hợp các
thành tố lệ thuộc vào hệ thống kinh tế mà thiếu chúng, hệ thống kinh tế không thể phát triển

và hoàn thiện”. Từ đó chúng ta thấy hạ tầng kỹ thuật dịch vụ đô thị bao gồm:
+ Mạng lưới năng lượng,

Hình 8: Quy hoạch thành phố dải Volgagrad,
Nga
Hình 9: Sơ đồ mặt bằng quy hoạch
thành phố Lyon, Pháp

14
+ Mạng lưới giao thông,
+ Mạng lưới giáo dục đào tạo,
+ Dịch vụ nghiên cứu khoa học,
+ Mạng lưới văn hoá giáo dục,
+ Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ và du lịch,
+ Dịch vụ đời sống cộng đồng,
+ Mạng lưới bảo tồn sinh thái tự nhiên,
+ Tư vấn, Thiết kế và xây dựng đô thị, kiến trúc.
+ Hệ thống quản lý đô thị
+ Hệ thống vệ sinh môi trường.
- Một số tác giả đề xuất nên chia dịch vụ công cộng thành 2 nhóm: 1, Nhóm các dịch
vụ gắn với nền sản xuất xã hội, và 2, Nhóm dịch vụ đời sống xã hội.
Nhóm dịch vụ gắn với nền sản xuất xã hội: Được hiểu là tập hợp toàn bộ phương tiện
cần thiết cho hoạt động bình thường của các xí nghi
ệp và cơ sở sản xuất, bao gồm hệ thống
giao thông, viễn thông, cấp điện, khí đốt, cấp thoát nước.
Nhóm dịch vụ đời sống xã hội: Là tập hợp của các phương tiện, công trình đảm bảo
các điều kiện hoạt động vật chất và văn hoá cần thiết cho đời sống bình thường của người dân
trong một vùng lãnh thổ đô thị nhất đị
nh.
- Từ việc phân tích tổ chức và nội dung của hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị như

trên, có thể kết luận rằng phục vụ và dịch vụ công cộng thực chất là một phần của cấu trúc hạ
tầng đô thị, nhưng là phần chịu tác động từ cả nhóm tiêu dùng xã hội và cả nhóm sản xuất.
Bao gồm cả giao thông, truyền thông và các tiện ích công c
ộng khác thuộc về công ích được
hưởng các phúc lợi của Nhà nước. Nhưng, rõ ràng sức nặng của dịch vụ công cộng lại rơi vào
các thành phần tiêu dùng và tác động trực tiếp đến cư dân trong xã hội.
Một trong những chuyên gia lớn về địa lý học đô thị - V. Pockshish - đã xác định “Dịch vụ là
khía cạnh mang tính xã hội cao nhất mà địa lý học đô thị nghiên cứu vì nó quan hệ đến lãnh
thổ dịch v
ụ, liên quan đến địa hình, khí hậu và văn hoá, lối sống”.
- Nền kinh tế học hiện đại tiến hành nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất xã hội. Tại
“cực” tiêu dùng của quá trình này là lĩnh vực hoạt động của dịch vụ công cộng. Theo T.
Bozin, lĩnh vực hoạt động của dịch vụ là tập hợp của rất nhiều hoạt động đa dạng. “Trong
nhiều trường hợp, giữ
a chúng thiếu các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật và sản xuất. Lý do hợp
nhất tất cả các hoạt động dịch vụ công cộng trong một lĩnh vực hoạt động (bất chấp đặc điểm
vật chất hay phi vật chất) mà đặc điểm kinh tế của chúng là bởi, chúng tập hợp các hoạt động
thoả mãn những nhu cầu nhất định của con người, t
ức là các hoạt động với giá trị tiêu dùng.
Việc thoả mãn những nhu cầu của con người là một vấn đề tổng hợp chỉ có thể thực hiện
được trên cơ sở giải thống nhất và tổng hợp các vấn đề liên quan tới sự phát triển của lĩnh vực
hoạt động dịch vụ công cộng, theo các mô hình thích hợp của Hệ thống DVCC”.
- Hệ thống dịch vụ
công cộng có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao mức sống
của người dân đô thị. Hệ thống quy hoạch chức năng lãnh thổ và quy hoạch đô thị cần: Xác
định các khu chức năng cho việc làm, DVCC, nghỉ ngơi, tiêu dùng, hạ tầng kỹ thuật, địa điểm
cư trú , đây là nội dung quan trọng nhất trong Chiến lược phát triển đô thị quốc gia.
Nếu bắt đầ
u với mặt bằng tổ chức cao nhất của chu trình xây dựng Chiến lược phát
triển đô thị quốc gia này – từ quy hoạch lãnh thổ, qui hoạch vùng, qua quy hoạch đô thị, tới

các thiết kế công trình cụ thể, có thể thấy rằng: Các dịch vụ tham gia vào cấu trúc của lãnh thổ
theo một cách khác, chúng có thể biểu hiện ở ba dạng:
- Như một chức năng phụ thuộc.
- Như mộ
t thành phần chức năng độc lập.
- Như một hệ thống cấu trúc các hoạt động dịch vụ.

2. Xu hướng mới trong phát triển hệ thống DVCC đô thị :

Các quan điểm mới

15
a, Hệ thống dịch vụ đô thị là chức năng kinh tế-xã hội-chính trị cơ bản: Sức nặng của
Hệ thống dịch vụ đô thị tác động như một chức năng kinh tế-xã hội-chính trị cơ bản phải thực
hiện trong cả quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch đô thị cũng tương tự như qui hoạch các khu
vực cư trú, lao động và nghỉ ngơi theo cấu trúc qui hoạch hợp lý với thời gian lịch sử
(Hình 10). Điều đó xác định quyền tồn tại Hệ thống dịch vụ như một hệ thống cấu trúc quy
hoạch độc lập. Hệ thống dịch vụ có mối liên hệ chặt chẽ với việc sinh sống, lao động và nghỉ
ngơi của cư dân đ
ô thị ( không phụ thuộc vào đặc điểm riêng của nó) và biểu hiện về hình
thức và cấu trúc của dịch vụ như: chức năng, thành phần chức năng, hệ thống cấu trúc của
mạng lưới DV. Ở một mức độ nhất định, dịch vụ lệ thuộc vào các yếu tố đó hoặc bị chúng
chi phối.
b, Cấu trúc DVCC đô thị có thể đượ
c qui hoạch theo các dạng không gian dịch vụ tập
trung hoặc phi tập trung. Các thành phố truyền thống thường có dạng phi tập trung vì chúng
có qui mô nhỏ, hình thành dần dần không theo qui hoạch. Các thành phố hiện đại thường thiết
lập các Trung tâm công cộng tập trung theo qui hoạch Những nước đang phát triển hoặc
đang công nghiệp hoá thường ở giữa hai dạng trên: Phát triển các Trung tâm DVCC đô thị tập
trung tại các vùng đô thị mới song song với sự hiệ

n diện của không gian phi tập trung của các
khu DVCC của đô thị truyền thống.
Hệ thống DVCC đô thị ở Việt nam : Các Thành phố lớn như Hà nội, TP Hồ Chí Minh,
Huế, Hải phòng các khu đô thị mới phát triển trong thời kỳ đô thị hoá từ năm 1998 đến nay
( Hơn 800 đô thị mới) đều qui hoạch các Trung tâm tập trung lớn. Nhưng tại các khu phố cũ
vẫn tồ
n tại dạng không gian DVCC theo kiểu phố hàng và các cấu trúc tuyến tính khác theo
hình thức phi tập trung, do người dân tự mở các cửa hàng DV theo kiểu kinh tế Hộ gia đình .

16

Hình 10: Cấu trúc của dịch vụ công cộng trong quy hoạch đô thị và khu dân cư đô thị

1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM.
Dịch vụ công cộng với tư cách là một hệ thống phức tạp, bao gồm các tiểu hệ thống
thành phần như liệt kê trong bảng 1. Trong Bảng 1 có 15 tiểu hệ thống cấu thành toàn bộ nội
dung của hệ thống DVCC. Mỗi tiểu hệ thống đều có đặc điểm riêng của mình và bao gồm
nhiều loại hoạt động đa dạng, liên kết hỗn hợp với nhau và tươ
ng đối độc lập trong toàn hệ
thống DVCC đô thị.
Bảng 1: Nội dung của hệ thống dịch vụ công cộng đô thị
Tiểu hệ thống thành phần Các hoạt động thành phần
1 2
1 Kinh doanh buôn bán

2 Ăn uống công cộng

3 Dịch vụ sinh hoạt - Dịch vụ vệ sinh
- Cắt tóc, làm đầu
- May vá

- Sửa chữa giày dép và đồ da

×