Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.46 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH,
CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI
SVTH : NGUYỄN VĂN ĐỨC
MSSV : 03124008
LỚP : DH03QL
KHÓA : 2003 - 2007
NGÀNH : Quản Lý Đất Đai
-TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2007-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
NGUYỄN VĂN ĐỨC
“ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH,
CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI”
Giáo Viên Hướng Dẫn: KS. Nguyễn Trung Quyết
Bộ Môn Quy Hoạch - Khoa QLĐĐ & BĐS
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ký tên
-Tháng 08/2007-
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên Nguyễn Văn Đức, lớp: DH03QL, Niên Khoá: 2003 – 2007
Với bốn năm học ngồi ở ghế giảng đường Trường Đại Học Nông Lâm này, Con


luôn ghi lòng tạc dạ công sức của Bố Mẹ ở quê nhà tần tảo để dành dụm cho Con
được đầy đủ vật chất và tinh thần tiếp bước trên con đường học vấn của mình.
Thầy Cô, hai tiếng thiêng liêng ấy thật tràn đầy ý nghĩa, Người đã trao em kiến
thức để vững bước vào đời mà không một từ ngữ nào có thể nói hết lòng biết ơn đó,
đặc biệt đối với em, các Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm mà hơn ai hết các Thầy
Cô Giáo Khoa QLĐĐ & BĐS đã trao em rất nhiều những kiến thức chuyên môn,
kinh nghiệm nghề nghiệp để rồi mai đây những tri thức đó sẽ cùng em trên mọi bước
đường.
Thầy Nguyễn Trung Quyết, Người tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo tốt
nghiệp này, công ơn đó em mãi khắc ghi trong lòng.
Cảm ơn Ban Giám Đốc Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Đồng Nai
đã tạo điều kiện để em thực tập có đủ cơ sở để nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, cảm ơn
các Anh Chị Đội Đăng Ký Đất Đai đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong quá
trình thực tập và thu thập tài liệu nghiên cứu.
Cảm ơn Cha Mẹ, Thầy Cô và các bạn bè cùng chung giảng đường, lòng biết ơn
đối với Cha Mẹ và Thầy Cô sẽ không gì bằng khi thấy em được trưởng thành với đầy
đủ những kiến thức để làm việc và cống hiến cho xã hội, em hứa sẽ luôn cố gắng để
không phụ lòng tin tưởng của Cha Mẹ và Thầy Cô.
Chúc cho Cha Mẹ luôn mạnh khỏe, các Thầy Cô dồi dào sức khỏe và hạnh phúc
để nuôi dạy bao lớp thế hệ trẻ chúng con.
Tóm Tắt
Sinh viên Nguyễn Văn Đức, Lớp Quản Lý Đất Đai K29, tháng 08 năm 2007,
thực hiện đề tài: “Đăng Ký Đất Đai, Lập Hồ Sơ Địa Chính, Cấp Đổi Giấy Chứng
Nhận QSDĐ Trên Địa Bàn Thị Xã Long Khánh Tỉnh Đồng Nai”.
Giáo viên hướng dẫn: Kỹ Sư Nguyễn Trung Quyết, Bộ môn Quy hoạch, Khoa
Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Thị xã Long Khánh được được thành lập năm 2003 theo Nghị định số
97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ về việc thành lập Thị xã Long
Khánh và các phường, xã trực thuộc, theo đó Thị Xã bao gồm 06 phường và 09 xã
trong đó 06 phường nội ô và xã Bàu Trâm được tách ra từ thị trấn Xuân Lộc, bản đồ

địa chính của thị trấn Xuân Lộc được lập từ năm 1999, các biến động về hình thể,
diện tích, loại đất trong quá trình sử dụng chưa được chỉnh lý, cập nhật vào bản đồ
kịp thời và đồng bộ ở 03 cấp, dẫn đến bản đồ không phản ánh đúng hiện trạng sử
dụng đất, biến động lớn. Ngày 17/10/2005, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường
Đồng Nai ra quyết định số 678/QĐ-TNMT về việc giao nhiệm vụ cho Văn phòng
ĐKQSDĐ tỉnh đăng ký lại, lập hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ
cho 06 phường và xã Bàu Trâm - TX Long Khánh.
Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu, đánh giá kết quả công trình đăng ký đất đai, cấp
đổi giấy chứng nhận trên địa bàn 06 phường và xã Bàu Trâm, chỉ ra những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết nhằm góp phần
hoàn thiện công tác Quản Lý Nhà Nước ở địa phương. Với mục đích này đề tài đã đi
sâu nghiên cứu các nội dung sau: Điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội, tình hình quản
lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Thị Xã, nghiên cứu quy trình đăng kí đất đai, cấp
đổi giấy chứng nhận QSDĐ được áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đánh giá kết
quả đăng ký đất đai, cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn 06 phường và xã Bàu Trâm Thị
xã Long Khánh, bằng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp bản đồ, phuơng pháp tổng hợp.
Tính đến ngày 28/05/2007 kết thúc đăng ký với kết quả tổ chức đăng ký được là
17.866 thửa trên tổng số 19.484 thửa theo kế hoạch đề ra, thực hiện đăng ký trên diện
tích 1.498,25ha đạt tỉ lệ 91,28% kế hoạch đề ra.
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ Viết Tắt Giải Nghĩa
WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
GCNQSDĐ Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
QLNN Quản Lý Nhà Nước
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
TX Thị Xã
QSDĐ Quyền Sử Dụng Đất
TT Thị Trấn
BĐĐC Bản Đồ Địa Chính

TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
PA,KH Phương Án, Kế Hoạch
CSD Chủ Sử Dụng
ĐKQSDĐ Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất
VPĐK Văn Phòng Đăng Ký
MỤC LỤC
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP ĐỔI GIẤY
CHỨNG NHẬN QSDĐ 10
I.1.1 Những qui định chung về công tác đăng ký đất đai và cấp đổi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc 10
I.2.3 Điều kiện xã hội 21
II.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ LONG KHÁNH 26
II.2.2 Đánh giá các loại hình sử dụng đất 35
DANH SÁCH CÁC BẢNG
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP ĐỔI GIẤY
CHỨNG NHẬN QSDĐ 10
I.1.1 Những qui định chung về công tác đăng ký đất đai và cấp đổi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc 10
Bảng 1.Cơ cấu kinh tế TX.Long Khánh năm 2006 18
I.2.3 Điều kiện xã hội 21
Bảng 2. Dân số Thị Xã Long Khánh năm 2006 21
II.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ LONG KHÁNH 26
Bảng 5 Hiện trạng sử dụng đất TX.Long Khánh năm 2006 34
II.2.2 Đánh giá các loại hình sử dụng đất 35
Bảng 6. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp TX.Long Khánh năm 2006 35
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP ĐỔI GIẤY
CHỨNG NHẬN QSDĐ 10
I.1.1 Những qui định chung về công tác đăng ký đất đai và cấp đổi giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc 10
Bảng 1.Cơ cấu kinh tế TX.Long Khánh năm 2006 18
Bi u 1: C c u kinh t TX. Long Khánh n m 2006ể đồ ơ ấ ế ă 19
I.2.3 Điều kiện xã hội 21
Bảng 2. Dân số Thị Xã Long Khánh năm 2006 21
II.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ LONG KHÁNH 26
Bảng 5 Hiện trạng sử dụng đất TX.Long Khánh năm 2006 34
II.2.2 Đánh giá các loại hình sử dụng đất 35
Bảng 6. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp TX.Long Khánh năm 2006 35
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP ĐỔI GIẤY
CHỨNG NHẬN QSDĐ 10
I.1.1 Những qui định chung về công tác đăng ký đất đai và cấp đổi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc 10
Bảng 1.Cơ cấu kinh tế TX.Long Khánh năm 2006 18
Bi u 1: C c u kinh t TX. Long Khánh n m 2006ể đồ ơ ấ ế ă 19
I.2.3 Điều kiện xã hội 21
Bảng 2. Dân số Thị Xã Long Khánh năm 2006 21
II.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ LONG KHÁNH 26
Bảng 5 Hiện trạng sử dụng đất TX.Long Khánh năm 2006 34
II.2.2 Đánh giá các loại hình sử dụng đất 35
Bảng 6. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp TX.Long Khánh năm 2006 35
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 13 nội dung Quản Lý
Nhà Nước về đất đai quan trọng được qui định trong Luật đất đai năm 2003
nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và Người sử dụng đất, là một
trong những chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Không chỉ riêng
Đồng Nai mà hiện nay tất cả các địa phương trong cả nước đang ra sức tập trung
rà soát lại thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ, để kiện toàn công tác
QLNN về đất đai và kịp thời tháo gỡ những vấn đề tồn tại trong quá trình triển
khai thực hiện pháp luật của Nhà Nước về đất đai.

Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi
hỏi người sử dụng đất cần phải có chứng thư pháp lý cho quyền sử dụng đất của
mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Người sử dụng đất trong sân
chơi bình đẳng như hiện nay, trước đây Thị Xã Long Khánh thực hiện đăng ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính và mẫu giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, đến năm 2004 thực hiện dự án tổng thể của
UBND tỉnh Đồng Nai về việc đo đạc lập bản đồ số, lập lại hồ sơ địa chính thống
nhất trên toàn tỉnh nên bản đồ địa chính Thị Xã có nhiều thay đổi về: diện tích,
hình thể, loại đất, đối tượng sử dụng đất. Trong thời gian này Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường ban hành mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới theo Quyết
định số 24/2004/BTNMT nhằm thống nhất chung về mẫu giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở đó công tác đăng ký đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người dân để giấy chứng nhận của người sử dụng đất phù hợp với
mẫu giấy chứng nhận và bản đồ địa chính mới nhằm lập lại và hoàn thiện hệ
thống hồ sơ địa chính thống nhất chung trên toàn tỉnh được thực hiện trong thời
điểm hiện nay là vấn đề thiết yếu, giúp các cơ quan chức năng của tỉnh cũng như
từng địa phương có thể quản lý tình hình sử dụng đất được chặt chẽ, hiệu quả và
thống nhất ở ba cấp: Tỉnh, Huyện và Xã. Xuất phát từ những vấn đề trên, được
sự đồng ý của BCN Khoa QLĐĐ & BĐS – Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM,
Văn Phòng Đăng Kí Quyền Sử Dụng Đất – Sở TNMT Đồng Nai chúng tôi thực
hiện đề tài: “Đăng Ký Đất Đai, Lập Hồ Sơ Địa Chính, Cấp Đổi Giấy Chứng
Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Xã Long Khánh Tỉnh Đồng
Nai”.
- Mục tiêu nghiên cứu.
+ Nghiên cứu thực trạng và đánh giá kết quả công trình đăng ký đất đai, cấp
đổi GCNQSDĐ cho tổ chức và cá nhân trên địa bàn 06 phường và xã Bàu Trâm,
Thị Xã Long Khánh được triển khai từ tháng 03/2006 đến nay của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên Và Môi Trường tỉnh Đồng Nai.
+ Đánh giá kết quả đạt được của công tác đăng ký đất đai, cấp đổi

GCNQSDĐ cho 06 phường và xã Bàu Trâm - TX. Long Khánh trong thời gian
qua, chỉ ra thuận lợi, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm để góp phần làm
cho công tác đăng kí đất đai cấp GCNQSDĐ được hoàn thiện hơn.
+ Đề xuất một số phương án khắc phục những hạn chế tồn tại trong công tác
đăng kí đất đai cấp đổi GCNQSDĐ làm cơ sở để công tác QLNN về đất đai
được chặt chẽ, thống nhất chung trên toàn quốc.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tất cả đối tượng sử dụng đất tại 06 phường và xã Bàu Trâm, TX Long
Khánh.
+ Quy trình đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
06 phường và xã Bàu Trâm, TX Long Khánh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Công trình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy CNQSDĐ cho
06 phường và xã Bàu Trâm – TX.Long Khánh của Văn Phòng Đăng Ký QSDĐ
thuộc Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Đồng Nai được thực hiện từ ngày
28/03/2006 đến ngày 28/05/2007.
Công tác đăng ký đất đai, lập lại hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được thực hiện theo đơn vị hành chính cấp huyện trên cơ sở
bản đồ địa chính chính quy được chia tách năm 2004 và có đo bổ sung, đo chỉnh
lý biến động.
- Ý nghĩa thực tiễn.
Hoàn chỉnh công tác đăng ký đất đai và cấp đổi giấy CNQSDĐ là góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, thống nhất Quản Lý Nhà Nước về đất
đai, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của người dân, xác lập mối quan hệ chặt chẽ
giữa Nhà Nước và Người sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Người sử
dụng đất, giúp họ yên tâm đầu tư vào thửa đất của mình đang sử dụng, để tạo ra
nhiều sản phẩm cho xã hội nhằm góp phần cải tạo, bảo vệ, giữ gìn và nâng cao
chất lượng đất đai, đảm bảo cho việc sử dụng đất đai đảm bảo đồng bộ cả 3 lợi
ích: Kinh Tế-Xã Hội-Môi Trường.
PHẦN I

TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP ĐỔI
GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ
I.1.1 Những qui định chung về công tác đăng ký đất đai và cấp đổi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc
Ngày 2/9/1945, Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập đánh
dấu mốc son lịch sử kể từ đây Nhà Nước Việt Nam được ra đời, Nhân Dân Việt
Nam đã có tự do và dân tộc Việt Nam đã có lãnh thổ, các luật lệ, qui định về
ruộng đất trước đây như: chế độ điền thổ ở Nam Kì, chế độ quản thủ địa chánh ở
Trung Kì, chế độ điền thổ và quản thủ địa chánh ở Bắc Kì đều bị bãi bỏ. Ngày
4/12/1953 Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban hành luật cải cách
ruộng đất với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Nhà Nước chủ trương tịch thu
ruộng đất địa chủ giao cho nông dân, xác lập quyền sở hữu của họ trên đất đó.
Trải qua quá trình thi hành những quy định của luật đất đai năm 1988, rồi luật
đất đai năm 1993 cùng với những nghị định, thông tư của Tổng cục địa chính,
công tác Quản Lý Nhà Nước về đất đai từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên,
đất nước đang trên đà đổi mới với sự hội nhập, mở cửa sâu sắc về mọi mặt đòi
hỏi pháp luật Nhà Nước cần có sự thay đổi với những quy định cụ thể, phù hợp
hơn, đặc biệt đối với công tác QLNN về đất đai (liên quan vấn đề lãnh thổ quốc
gia). Luật đất đai năm 2003 ra đời với những sửa đổi, bổ sung một số điều của
các văn bản luật trước đó là bước ngoặt trong công tác QLNN đất đai, thể hiện
quan điểm đổi mới về công tác quản lý, đặc biệt là sự cải cách thủ tục hành
chính về đất đai của Nhà Nước ta.
- Những quy định của Luật đất đai năm 2003 về vấn đề cấp đổi
GCNQSDĐ.
+ UBND cấp Tỉnh tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa
chính ở địa phương. Bản đồ địa chính phải được lập theo một tiêu chuẩn thống
nhất trên hệ thống tọa độ Nhà Nước và được lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai
cấp Tỉnh, Huyện và UBND cấp Xã. (Điều 19)
+ Đối với thẩm quyền cấp đổi GCNQSDĐ: UBND cấp Tỉnh có thẩm quyền

cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, UBND cấp Tỉnh được quyền ủy quyền cho Sở
Tài Nguyên và Môi Trường cấp đổi GCNQSDĐ, UBND cấp Huyện có thẩm
quyền cấp đổi GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
(Điều 52)
+ Bộ TN&MT hướng dẫn lập và quản lý hồ sơ địa chính, bao gồm: Bản đồ
địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai. Nội dung hồ sơ
địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất như: số hiệu, kích thước, hình thể,
diện tích, vị trí, người sử dụng đất, nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất,
giá đất, tài sản gắn liền với đất nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa
thực hiện, giấy CNQSDĐ, quyền và những hạn chế về quyền của Người sử dụng
đất, biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan.
(Điều 47)
- Những quy định của Nghị Định 181/2004/NĐ-CP liên quan đến việc
cấp đổi GCNQSD.
+ Trình tự, thủ tục đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi GCNQSDĐ nộp một bộ hồ sơ gồm: Đơn
đề nghị cấp đổi GCNQSDĐ và GCNQSDĐ cũ. Việc cấp đổi GCNQSDĐ được
quy định cụ thể như sau: Văn phòng ĐKQSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ,
làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa
có bản đồ địa chính, xác nhận vào đơn xin đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ; gửi
trích lục bản đồ địa chính kèm theo đơn xin cấp đổi GCNQSDĐ đến cơ quan Tài
Nguyên Và Môi Trường cùng cấp; Phòng TN&MT có trách nhiệm trình UBND
cùng cấp ký GCNQSDĐ, thời gian quy định cho các bước công việc là không
quá 28 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng ĐKQSDĐ nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho
đến ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSDĐ. (Điều 144)

+ Quy định đối với việc lập hồ sơ địa chính: Hồ Sơ địa chính phải được lập
chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; nội dung hồ

sơ địa chính phải thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hồ sơ địa chính được lập
thành một bản gốc và hai bản sao, bản gốc lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Sở TN&MT, bản sao lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất thuộc Phòng TN&MT và UBND xã. Hồ sơ địa chính được lưu trữ trên giấy và
từng bước chuyển sang dạng số để lưu trữ trên máy tính (Điều 40)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sử dụng theo mẫu thống nhất
trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ TN&MT ban hành (Điều 41 NĐ)
+ Thu hồi giấy chứng nhận QSDĐđối với trường hợp cấp đổi (Điều 42).
+ Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì ghi tên cả
họ, tên vợ và họ, tên chồng trên GCNQSDĐ, trường hợp hộ gia đình đề nghị chỉ
ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng thì phải có văn bản thỏa thuận của vợ và chồng
có chứng thực của UBND cấp xã. Đối với trường hợp có quyền sử dụng chung
thửa đất thì ghi tên tất cả những người sử dụng thửa đất đó (trừ trường hợp nhà
chung cư).(Điều 43)
+ Trường hợp có nhà ở, công trình kiến trúc, cây rừng, cây lâu năm gắn liền
với đất thì nhà ở công trình, kiến trúc, cây rừng, cây lâu năm được ghi trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính. (Điều 44)
+ Sự khác nhau giữa mẫu GCNQSDĐ mới so với mẫu GCNQSDĐ cũ: HIện
nay mẫu GCNQSDĐ mới thể hiện cho một thửa đất so với trước đây một
GCNQSDĐ thể hiện nhiều thửa (cùng một chủ sử dụng), khó khăn trong công
tác chuyển nhượng phải chia tách và cấp giấy mới. Bố cục của mẫu GCNQSDĐ
mới được chia thành từng phần riêng biệt (6 phần), nội dung thể hiện trên mẫu
giấy mới đầy đủ và chi tiết hơn như: thể hiện đầy đủ họ và tên những người có
quyền sử dụng chung thửa đất; mục đích sử dụng đất ghi cụ thể (không thể hiện
mã loại đất); ghi cụ thể địa chỉ thửa đất và địa chỉ người sử dụng đất; diện tích
của thửa đất thể hiện cả bằng chữ và số (đất ở thể hiện chính xác đến 0,01m
2
);
hình thức sử dụng chung hay riêng; nguồn gốc sử dụng đất; tài sản gắn liền với
đất; sơ đồ vị trí thửa đất.

+ Nghĩa vụ tài chính khi cấp đổi GCNQSDĐ: Trường hợp thửa đất có thay
đổi diện tích do sai số đo đạc nhưng không thay đổi hình thể, ranh giới thửa đất:
đổi giấy theo diện tích thửa đất của bản đồ mới, không truy thu hay được hoàn
trả các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện trong quá trình cấp giấy trước đây (theo
chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh tại văn bản số 643/UBT ngày 23/02/2001)
- Những quy định của Thông tư 29/2004/TT-BTNMT về vấn đề cấp đổi
GCNQSDĐ.
+ Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ
mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai. Bản đồ địa chính là bản đồ về các
thửa đất được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên, nhân tạo của thửa đất và các yếu
tố địa hình có liên quan đến việc sử dụng đất, sổ địa chính ghi về người sử dụng
đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người
đó, sổ mục kê ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới
khép kín trên bản đồ, sổ theo dõi biến động đất đai ghi những biến động về sử
dụng đất trong quá trình sử dụng. Thửa đất là đối tượng chủ yếu trong quản lý
đất đai, được thể hiện cụ thể trong hồ sơ địa chính và được xác định bởi ranh
giới trên thực địa hoặc mô tả trong hồ sơ địa chính. (Khoản 2 Điều I)
+ Mục đích sử dụng thửa đất được xác định và sử dụng thống nhất trong cả
nước bao gồm: Tên gọi, mã, giải thích cách xác định. Mục đích sử dụng đất ghi
trong sổ mục kê đất đai bao gồm: mục đích sử dụng đất theo GCNQSDĐ đã cấp,
mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt và theo chỉ tiêu
kiểm kê đất đai. (Điểm 3.7 Khoản 3 Điều I)
+ Hồ sơ địa chính phải được lập theo nguyên tắc sau: Lập theo đơn vị hành
chính cấp xã. Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính phải được thực hiện theo đúng
trình tự, thủ tục hành chính quy định tại Chương XI của Nghị định 181. Hồ sơ
địa chính phải đảm bảo tính thống nhất giữa bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ
mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai; thống nhất giữa bản gốc và bản
sao; thống nhất giữa hồ sơ địa chính với GCNQSDĐ và hiện trạng sử dụng đất.
(Khoản 5 Điều I)
+ Thông tư 29/2004/TT-BTNMT đã quy định cụ thể mẫu hồ sơ địa chính: Sổ

địa chính theo Mẫu số 01/ĐK, sổ mục kê đất đai theo mẫu số 02/ĐK, sổ theo dõi
biến động đất đai theo Mẫu số 03/ĐK, mẫu bản đồ địa chính được quy định tại
quy phạm thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban
hành; đơn xin cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ theo Mẫu số 15/ĐK. (Khoản 1 Điều
II)
+ Những quy định về việc lập hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính được lập
trước khi thực hiện việc đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ và hoàn thành sau khi được
Sở TN&MT xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng thửa đất thể hiện
trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi thực hiện
cấp đổi GCNQSDĐ mà các yếu tố trên có thay đổi thì Văn phòng đăng ký thuộc
Sở Tài Nguyên và Môi Trường chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất theo
GCNQSDĐ đã cấp. Sổ mục kê đất đai phải được lập trong quá trình đo vẽ bản
đồ địa chính, thông tin thửa đất ghi trên sổ mục kê phải phù hợp với hiện trạng
sử dụng đất, sau khi cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi nội dung thông tin thửa đất
so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải được chỉnh sửa thống nhất
với GCNQSDĐ. Sổ theo dõi biến động đất đai được lập để theo dõi đăng ký biến
động về sử dụng đất và làm cơ sở để thống kê diện tích đất hàng năm. (Khoản 1
Điều III)
+ Cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính được quy định như sau: Sở Tài
Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm tổ chức việc lập hồ sơ địa chính, Văn
phòng đăng ký đất đai thuộc Sở TN&MT chịu trách nhiệm triển khai việc lập hồ
sơ địa chính gốc để gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng
TN&MT và UBND cấp xã.
+ Trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính: Văn phòng ĐKQSDĐ
thuộc Sở TN&MT chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính gốc. Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT và Cán bộ địa chính
cấp xã chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ sơ địa chính (Khoản 1
Điều IV)
I.1.2 Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu
- Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004

- Nghị định181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật
đất đai năm 2003
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị
Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành
luật đất đai năm 2003.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính ngày 01/11/2004.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban
hành quy định về giấy chứng nhận QSDĐ
- Quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT ban hành qui định về giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của Bộ tài Nguyên và Môi Trường ngày 21/07/2006
- Quyết định 1304/2005/QĐ-UBT ngày 04/04/2005 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh
Đồng Nai qui định về các trường hợp cấp đổi giấy CNQSDĐ.
- Văn bản số 643/UBT ngày 23/02/2001 của UBND Tỉnh về việc đăng kí lập lại
hồ sơ địa chính, cấp và đổi giấy chứng nhận QSDĐ.
- Văn bản số 6066/UBND-NL ngày 26/09/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc đăng ký lập lại hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ cho 06
phường và xã Bàu Trâm –TX Long Khánh .
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
I.2.1.1.Vị trí địa lý
Thị xã Long Khánh được được thành lập năm 2003 theo Nghị định số
97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ về việc thành lập Thị xã Long
Khánh và các phường, xã trực thuộc; thành lập các huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ
tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số thị trấn Xuân Lộc
và các xã Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân
Tân, Xuân Thanh của Huyện Long Khánh thành TX. Long Khánh (06 phường
và 09 xã), theo đó địa giới hành chính của thị xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc
- Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ
- Phía Tây giáp huyện Thống Nhất
TX.Long Khánh ở vào vị trí hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã
hội, có đường quốc lộ chạy dài từ đông sang tây, có tuyến đường sắt xuyên Việt
chạy qua và một nhà ga nằm ngay trung tâm, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía nam, tiếp giáp với các cực đô thị lớn của khu vực như : Tp Biên Hòa và Tp
Vũng Tàu, đặc biệt là Tp Hồ Chí Minh, trong tương lai không xa nữa tuyến
đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được hình
thành cùng với sân bay quốc tế Long Thành thì khoảng cách giữa TX .Long
Khánh với TP.Hồ Chí Minh và các nước trên thế giới được rút ngắn là một điều
kiện rất thuận lợi để nền kinh tế Thị Xã được khởi sắc.
I.2.1.2. Địa hình, địa mạo.
Thị Xã Long Khánh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng Sông Cửu
Long và cao nguyên miền Đông Nam Bộ nên có độ cao trung bình khoảng 150m
so với mực nước biển. Đây là vùng đồi gò lượn sóng, địa hình thấp dần từ Đông
Bắc sang Tây Nam.
Nhìn chung Thị Xã Long Khánh có địa hình tương đối bằng phẳng, kiến
tạo nền địa chất tốt, rất thuận lợi cho xây dựng công trình và phát triển kinh tế -
xã hội.

Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí Thị Xã Long Khánh
I.2.1.3 Khí hậu
Thị Xã Long Khánh có khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa hè, chia làm hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 11, vùng phía Bắc Thị Xã có thời gian bắt đầu và kết thúc sớm hơn phía
Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.250mm
+ Nhiệt độ trung bình là 25-26
0
C, nhiệt độ cao nhất từ 34-35

0
C và thấp nhất
19-20
0
C.
+ Độ ẩm trung bình 85-90%, mùa mưa 92-95% và mùa khô là 70-75%, độ
ẩm thấp nhất là 20-28%.
+ Trong năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc trong mùa khô và gió
mùa Tây Nam trong mùa mưa. Long Khánh không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
gió bão nhưng đôi khi vẫn có lốc xoáy giật tới 80-90m/s
Khí hậu của Thị Xã Long Khánh khá thuận lợi, thích hợp cho sự phát triển
của nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây ăn trái, cây công
nghiệp lâu năm (cà phê, cao su …) có giá trị kinh tế cao.
I.2.1.4 Thủy văn
- Nguồn nước mặt:
Hệ thống suối trong vùng khá dày nhưng thường ngắn và nông do vậy
nguồn nước mặt phục vụ nông nghiệp rất hạn chế, đặc biệt là vào mùa khô.
- Nguồn nước ngầm:
Cao nguyên Xuân Lộc trên nền đất đồi bazalt nên có khả năng giữ nước tốt
vào mùa khô, vùng đất xung quanh Thị Xã là nơi có trữ lượng nước ngầm rất
lớn, có thể khai thác với lưu lượng cho mỗi lỗ khoan lớn hơn 1000 m
3
/ngày, các
vùng khác có thể khai thác với lưu lượng 500 – 1000m
3
/ngày cho mỗi lỗ khoan.
I.2.1.5 Cảnh quan môi trường
Thị Xã Long Khánh trước đây là Huyện nông nghiệp nên điều kiện môi
trường chưa có sự ô nhiễm, trong những năm gần nay là một đô thị với sự phát
triển của các ngành công nghiệp cùng với lượng dân cư đông đúc đã gây ảnh

hưởng rất nhiều đến môi trường đô thị, tuy chưa đến mức phải báo động nhưng
cũng cần phải quan tâm và phát triển các ngành theo hướng bền vững tránh gây
tác động xấu môi trường.
* Nhận xét về điều kiện tự nhiên.
Nhìn chung, TX.Long Khánh được tự nhiên khá ưu đãi, rất thuận lợi để phát
triển kinh tế xã hội. Đất đai rất tốt cho xây dựng và sản xuất nông nghiệp, những
ưu thế được thể hiện như sau:
- Vị trí nằm ở cửa ngõ phía đông của Tỉnh, vai trò là kết nối vùng cao
nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng Nam Bộ.
- Khí hậu thời tiết ổn định và hài hoà, ít thiên tai; hệ thống thuỷ văn rải đều
khắp vùng.
- Đất đai màu mỡ và có độ phì cao; thích hợp cho phát triển cây công
nghiệp dài ngày và cây thực phẩm, nền đất đỏ có kết cấu tốt, bằng phẳng là cơ sở
để bố trí các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh những ưu thế địa bàn cũng có những hạn chế cần khắc phục như:
- Khí hậu ẩm dễ sinh dịch bệnh phá hoại cây trồng.
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm đặt biệt là ở khu vực nông thôn do khai thác
chưa hợp lý.
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế
I.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế Thị Xã luôn tăng trưởng ở mức cao, bình
quân hàng năm trên 15,7%/năm (trong đó Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
tăng bình quân 28,6%/năm, Thương mại dịch vụ tăng 12,96%/năm, Nông nghiệp
tăng 5,86%/năm). Với mức tăng trưởng đó nền kinh tế Thị Xã phát triển theo
hướng Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp, tăng tối đa Công nghiệp xây dựng
để làm động lực phát triển kinh tế mà trong đó nông nghiệp đóng vai trò hậu
phương.
I.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 1.Cơ cấu kinh tế TX.Long Khánh năm 2006
Ngành kinh tế Tỷ trọng (%)

Nông nghiệp 22,2
CN & TTCN 28,9
Thương mại và dịch vụ 48,9
Tổng 100
(Nguồn: Phòng thống kê Thị Xã Long Khánh)
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế TX. Long Khánh năm 2006
Cơ cấu kinh tế của Thị Xã đã có chuyển biến khá rõ theo hướng tăng dần tỷ
trọng khối ngành Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ, giảm
tương đối tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của Thị Xã theo giá trị hiện
hành phân theo khu vực kinh tế. Cụ thể:
+ Ngàng Nông nghiệp có tỷ trọng từ 40,3% năm 2003 giảm dần xuống
22,2% vào năm 2006
+ Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng từ 21,6% năm 2003
tăng dần lên 28,9% vào năm 2006
+ Ngành Thương mại – Dịch vụ có tỷ trọng từ 38,1% năm 2003 tăng dần lên
48,9% vào năm 2006.
I.2.2.3 Thực trạng phát triển các ngành
• Nông nghiệp:
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Thị Xã thu hút trên 50 ngàn
lao động tham gia với hơn 17.000 ha đất canh tác. Với những tiềm năng, lợi thế
về đất đai và thổ nhưỡng, nơi đây đã từng nổi tiếng với hàng vạn hecta vườn cây
cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng… bạt ngàn, Thị Xã Long Khánh vẫn xem
nông nghiệp là một thế mạnh cần phải đầu tư phát triển chiều sâu. Hiện nay bên
cạnh việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đưa các loại cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất chất lượng cao
NÔNG NGHIỆP
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
CÔNG NGHIỆP - TTCN
22.2%
28.9%

48.9%
vào sản xuất, Thị Xã chủ trương sẽ phát triển thêm một số ngành nghề để góp
phần cải thiện đời sống nông dân và thay đổi bộ mặt cuộc sống nông thôn.
Giá trị sản xuất nông nghiệp của Thị Xã tăng bình quân hàng năm là 5,86%,
trong đó ngành trồng trọt chiếm đa số 77,94%, ngành chăn nuôi chiếm 16,49%,
dịch vụ nông nghiệp 5,57% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, từ đó nhận
thấy rằng việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn chung cơ cấu cây trồng có sự thay đổi theo hướng giảm diện tích đất
trồng cây lương thực, tăng diện tích đất trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao
(điều, hồ tiêu, chôm chôm, sầu riêng )
Ngành chăn nuôi tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng đủ đáp ứng nhu
cầu thực phẩm của bà con trong Thị Xã với tổng đàn gia cầm 271.022 con, đàn
heo 52.568 con, đàn trâu – bò 2.289 con. Tuy nhiên do dịch bệnh gia cầm nên
tổng số gia cầm giảm đáng kể, hiện nay bà con nông dân đang từng bước khôi
phục lại đàn gia cầm nhưng vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt xấp xỉ 70% trước đây.
• Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp :
Tính đến hết năm 2006, toàn Thị Xã đã có 688 cơ sở sản xuất công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp trong đó có 3 cơ sở quốc doanh, 4 cơ sở đầu tư nước
ngoài, 17 doanh nghiệp tư nhân – công ty trách nhiệm hữu hạn và 664 cơ sở sản
xuất của hộ gia đình cá thể, giải quyết công ăn việc làm cho gần 7.000 lao động,
một số ngành công nghiệp có tiềm năng, chiếm tỉ trọng lớn ở địa phương như:
may mặc, các sản phẩm có nguồn gốc từ da, cơ khí, vật liệu xây dựng…đang
tiếp tục phát triển tốt do có thị trường tương đối ổn định, Công nghiệp – Tiểu thủ
công nghiệp phát triển tốt thực sự trở thành nhân tố quan trọng góp phần vào sự
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thị Xã.

So với một số địa phương khác trong Tỉnh, ngành công nghiệp Long Khánh
vẫn chưa bằng nhưng với những tiềm năng và thế mạnh của mình, Long Khánh
sẽ ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản,
thực phẩm gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ (như cà phê, hạt điều, trái cây đặc

sản, các sản phẩm chăn nuôi, chế biến thực phẩm có nguồn nguyên liệu từ gia
súc); phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa nhất là các ngành cơ khí phục vụ
chương trình cơ giới hóa nông nghiệp , nông thôn; công nghiệp sử dụng nhiều
lao động như: may mặc, giày da …sản xuất hàng điện máy, hàng tiêu dùng, cấu
kiện bê-tông, nước giải khát và tập trung phát triển các ngành công nghiệp then
chốt như: cấp nước, cấp điện, viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành
công nghiệp khác.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 chiếm 28,6% tổng giá trị sản xuất
trong nền kinh tế, đóng vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế. Mức độ đầu tư
vào ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 83 tỷ 114 triệu đồng, tập
trung vào xây dựng nhà máy sản xuất và hệ thống cơ sở hạ tầng.
• Thương mại - dịch vụ
Thị Xã Long Khánh có mạng lưới kinh doanh thương nghiệp phát triển
khá, cùng với việc tận dụng tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng khuyến khích các thành phần kinh tế
có đủ điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, thu
hút được tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và lưu thông hàng hóa phục
vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư, chính vì vậy hoạt động thương
mại ngày càng đa dạng và phong phú, thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp
với Thị Xã và chiếm 48,9% cơ cấu kinh tế.
I.2.3 Điều kiện xã hội
I.2.3.1 Dân số
Bảng 2. Dân số Thị Xã Long Khánh năm 2006
Năm 2006
Dân số
(người)
Số hộ
Tỷ lệ tăng tự nhiên
(%)
Khu vực đô thị

(06 phường)
56.340 15.122 1,36
Khu vực nông thôn
(09 xã)
84.870 18.234
Tổng 141.210 33.356
(Nguồn: phòng thống kê Thị Xã)
Theo số liệu thống kê của phòng thống kê Thị Xã, tính đến tháng 01/2007
dân số của Thị Xã là 141.210 người chiếm 6,3% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân
số thành thị là 56.340 người chiếm 39,9 %, còn lại là dân cư nông thôn chiếm
60,1%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%.
- Phân bố dân cư:
Mật độ dân số khu vực đô thị là: 6.896 người/km
2
sống tập trung ở các
phường trung tâm Thị Xã, mật độ dân cư nông thôn là: 442 người/km
2
sống rải
rác theo các tuyến giao thông chính của xã ngoài ra có một bộ phận nhỏ sống
thành từng cụm nhỏ trong những khu vực sản xuất nông nghiệp; như vậy so với
khu vực nông thôn thì mật độ dân số đô thị gấp 15,6 lần mật độ dân số nông
thôn; có nơi mật độ gần bằng mật độ dân số quận nội thành TPHCM chứng tỏ
mật độ dân số đô thị của Thị Xã là rất lớn và đang gây áp lực mạnh mẽ đến sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
I.2.3.2. Văn hóa
- Dân tộc.
Là địa bàn đa sắc tộc toàn Thị Xã có trên 21 dân tộc cùng sinh sống, trong
đó, người Kinh chiếm hơn 89%, còn lại là dân tộc thiểu số, nhiều nhất là người
Hoa có 9.244 người với 1.341hộ, sống tập trung tại xã Bàu Sen, Bình Lộc và các
phường.

- Tôn giáo.
Theo thống kê của Ban tôn giáo – Dân tộc Thị Xã thì toàn Thị Xã có 04 Tôn
Giáo là Phật Giáo, Tin Lành, Thiên Chúa và Cao Đài, trong đó dân số theo đạo
Phật chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,57%, Thiên Chúa Giáo là 20,90%, còn lại là Tin
Lành và Cao Đài (1,41%).
Nhìn chung, mỗi Dân Tộc và Tôn Giáo có tác động mạnh mẽ đến đất đai,
cụ thể là mỗi Dân Tộc, Tôn Giáo có phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất
riêng, tuy nhiên, với chính sách quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong
những năm qua đã tạo được lòng tin giúp người dân an tâm sản xuất. Các Dân
Tộc, Tôn Giáo trên địa bàn Thị Xã đã cùng nhau đoàn kết, tin tưởng vào đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng nhau phát triển kinh tế, giao lưu văn
hoá góp phần xây dựng Thị Xã Long Khánh ngày một giàu mạnh hơn.
I.2.3.3. Giáo dục
Toàn Thị Xã hiện có 15 nhà trẻ mẫu giáo, 19 trường cấp I, 12 trường cấp II,
05 trường cấp III với tổng số 900 phòng học đáp ứng nhu cầu học tập cho 24.516
học sinh các cấp trên địa bàn Thị Xã với đội ngũ giáo viên gần 1.477 người. Tuy
điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn mọi mặt nhưng ngành giáo dục
Long Khánh luôn nỗ lực phấn đấu để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học
cho con em địa phương, tính đến năm 2006 Thị Xã đã hoàn thành chương phổ
cập trung học cơ sở cho gần11.065 em học sinh trong độ tuổi.
I.2.3.4. Y tế
Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tương đối ít, công tác y tế luôn chuyển biến
theo hướng tích cực. Thực hiện chương trình y tế quốc gia, giám sát và phòng
chống dịch bệnh nên các cơ sở y tế được tăng cường trang thiết bị nhằm nâng
cao chất lượng khám và chữa bệnh. Hiện nay toàn Thị Xã có 19 cơ sở y tế bao
gồm 02 bệnh viện và 17 trạm y tế địa phương với gần 550 giường bệnh đáp ứng
mỗi năm hơn 500.000 lượt khám của nhân dân trên Thị Xã và các địa phương
lân cận .
I.2.3.5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông.

Thị Xã Long Khánh có mạng lưới giao thông tương đối chi tiết, có đường
Quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài 17,5Km từ Đông sang Tây và tuyến đường
sắt Bắc – Nam chạy qua có chiều dài 16,5Km. Ngoài ra, còn có Quốc lộ 56,
Quốc lộ 20, tỉnh lộ, huyện lộ là cầu nối lưu thông, trao đổi hàng hoá với các
vùng khác như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên, đây được xem
là những tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu và
phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, các tuyến đường giao thông chính của Thị Xã đang được nâng cấp
và sửa chữa đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân, bên
cạnh đó có một số tuyến đường đang xuống cấp đã gây ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nên cần được tu bổ, làm mới có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế-xã hội của Thị Xã trong những năm tới.
- Hệ thống cấp điện.
Thị Xã có 2 nguồn điện chính là:
+ Đường dây cao thế thuộc lưới điện Quốc gia dẫn từ nhà máy thuỷ điện Trị An
+ Nhà máy điện Điezen tại thị trấn Xuân Lộc
Thủy điện Trị An và nhà máy điện Xuân lộc luôn hoạt động ổn định là nguồn
cung cấp năng lượng điện đảm bảo phục vụ cho vấn đề sản xuất, tiêu thụ điện,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thị Xã.
* Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm
2006.
Đóng vai trò khá quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hoá
tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung, từ đây Thị Xã Long Khánh đã trở
thành một đô thị loại III, đưa vị thế của Thị Xã lên tầm cao mới của một đô thị
hiện đại.
Tuy nhiên, để Thị Xã phát triển theo đúng hướng và có cơ sở vững chắc cần
phải giữ vững và tiếp phát huy những tiềm năng thế mạnh của mình:
Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, được Đảng và Nhà Nước quan tâm đầu tư
phát triển xem là vùng kinh tế động lực trong chiến lược phát triển với vai trò

nối kết vùng Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.
Điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội rất thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng
tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
ngành Nông nghiệp.
Đời sống vật chất người dân không ngừng được nâng cao; nguồn nhân lực
luôn được bồi dưỡng tay nghề và trang bị thiết bị kỹ thuật tốt hơn.
Bên cạnh đó cần khắc phục những khó khăn, thử thách đang tồn tại cũng như
trong những năm sắp tới:
- Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi chưa khai thác hết tiềm năng hiện
có.
- Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ tuy phát triển nhưng chưa theo kịp
yêu cầu hiện tại, cần phải có sự điều chỉnh hợp lý.
- Tốc độ đô thị hoá cao ảnh hưởng rất lớn môi trường đô thị cũng như các
yêu cầu về môi trường sinh thái chung.
- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ chưa cao để đáp ứng nhu cầu phát
triển hiện tại và tương lai.
I.3 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – QUI TRÌNH THỰC
HIỆN
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội TX. Long Khánh.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Thị Xã.
- Quy trình đăng kí đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ được áp dụng
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Kết quả đăng ký đất đai, cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn 06 phường và xã
Bàu Trâm Thị Xã Long Khánh.
- Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký cấp đổi
GCNQSDĐ.
- Giải pháp nhằm nâng cao kết qủa đăng ký, cấp đổi GCNQSDĐ.
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội: dân số, cơ sở hạ tầng, đối tượng sử dụng đất, loại hình sử dụng đất,
diện tích, thửa đất, số hộ…Thống kê các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Thống kê tương đối: Thống kê các nguồn tài liệu, số liệu về kinh tế – xã hội,
tình hình QLNN về đất đai, tình hình cấp GCNQSDĐ.
+ Thống kê tuyệt đối: Phân tích độ chính xác, tin cậy của các số liệu thu thập
được từ nhiều nguồn, sau đó tổng hợp lại một cách có hệ thống và đánh giá kết
quả đạt được để rút ra những vấn đề cấp thiết làm cơ sở khoa học, cơ sở thực
tiễn cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: So sánh quy trình, thủ tục cấp giấy, tình hình cấp
giấy qua các năm nhằm rút ra những thuận lợi, khó khăn và đề ra những biện
pháp khắc phục.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài cần thiết phải
thu thập thông tin, tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn quản lý Nhà Nước
và đối tượng sử dụng đất để thông tin có độ tin cậy và chính xác cao.
- Phương pháp bản đồ: Áp dụng để xây dựng các bản đồ, làm tư liệu để
theo dõi chỉnh lý biến động, giao đất, cho thuê đất, lập hồ sơ địa chính…
- Phuơng pháp tổng hợp: Nhằm tổng hợp tất cả các số liệu, tài liệu thu thập
được làm cơ sở để đánh giá cho kết quả thực hiện đề tài.
I.3.3 Các bước thực hiện đề tài
- Xây dựng đề cương:
+ Xác định nội dung nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu là công tác đăng ký
đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ của Thị Xã Long Khánh.
+ Xác định các thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu, các số liệu cần
thiết như các thông tin về kinh tế xã hội của địa bàn Long Khánh, các thông tin
về công tác quản lý và sử dụng đất cũng như kết quả về đăng ký đất đai, cấp đổi
giấy chứng nhận QSDĐ được thực hiện.
+ Đọc kỹ và nghiên cứu các văn bản, tài liệu tập huấn công tác đăng ký đất
đai, lập hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ của Sở TN&MT
Đồng Nai.

×