Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã văn nho huyện bá thước tỉnh thanh hóa, giai đoạn 2011 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.65 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------  -----------

HÀ HOÀNG ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ VĂN NHO, HUYỆN BÁ THƢỚC,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2014”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2014

Giáo viê
Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------  -----------


HÀ HOÀNG ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ VĂN NHO, HUYỆN BÁ THƢỚC,
TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011 – 2014”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý Tài nguyên
: 43B – QLĐĐ
: 2011 – 2015

Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Hoàng Hữu Chiến
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của ban chủ nhiệm khoa Quản Lí Tài Nguyên,
cùng các thầy giáo, cô giáo gia đình và bạn bè.
Có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng

và cảm ơn chân thành đối với Ban chủ Nhiệm khoa, các thầy cô giáo, đặc biệt là
thầy Th.s Hoàng Hữu Chiến – Khoa Quản Lí Tài Nguyên – Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ UBND xã Văn Nho, cùng
nhân dân địa phương xã Văn Nho, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt thời gian thực tập tại địa phương.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp
Quản lý Đất Đai – K43B và toàn thể bạn bè, người thân trong gia đình đã kịp
thời giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp cuối khóa.
Tuy nhiên do thời gian không nhiều, với kinh nghiệm và tầm nhìn còn hạn
chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong được
sự góp ý chân thành của giáo viên hướng dẫn và các thầy, cô giáo, cùng toàn thể
các bạn lớp QLĐĐ-K43B Khoa Quản Lí Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên để tôi khắc phục hạn chế của mình, đúc kết thêm kinh nghiêm trong
học tập, cũng như sau này khi ra trường công tác.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Hà Hoàng Anh


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ, cụm từ

Nghĩa của từ, cụm từ

GCNQSDĐ


: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QLNN

: Quản lý nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

NĐ – CP

: Nghị định Chính Phủ

QĐ-UBND

: Quyết định Ủy ban nhân dân

TT- BTNMT

: Thông tư Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

QĐ – BTNMT

: Quyết định Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

KH-UBND

: Kế hoạch Ủy ban nhân dân


CV-UBND

: Công văn Ủy ban nhân dân

CV- TN&MT

: Công văn Tài Nguyên và Môi Trường

ĐKQSDĐ

: Đăng ký quyền sử dụng đất

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TN&MT

: Tài Nguyên và Môi Trường


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Hiện tại dân cư phân bố tập trung tại 15 điểm dân cư nông thôn.Error! Bookmark
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Văn Nho......................................... .36
Bảng 4.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ tại xã Văn Nho . ...................................... 38
Bảng 4.4. Tài liệu phục vụ công tác cấp đổi GCNQSDĐ .............................. .39
Bảng 4.5. Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp đổi giai đoạn 2011 – 2014.......... 40
Bảng 4.6. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐ giai đoạn 2011 – 2014 tại xã

Văn Nho. ............................................................................................. 42
Bảng 4.7. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐ năm 2011 tại xã Văn Nho. ................ 43
Bảng 4.8. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐ năm 2012 tại xã Văn Nho. ................ 43
Bảng 4.9. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐnăm 2013tại xã Văn Nho. .................. 44
Bảng 4.10. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐ năm 2014 tại xã Văn Nho. ................ 45
Bảng 4.11. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐ giai đoạn 2011 - 2014 đối với
các hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức đất ở tại xã Văn Nho. ............ 47
Bảng 4.12. Tổng hợp những trường hợp còn vướng mắc trong quá
trình cấp đổi GCNQSDĐ giai đoạn 2011 – 2014. .............................. 50
Bảng 4.13. Tình hình biến động đất đai sau khi điều chỉnh cấp đổi
GCNQSDĐ. ......................................................................................... 52
Bảng 4.14. Tổng hợp biến động đất đai sau khi điều chỉnh cấp đổi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2014. .............. 54


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài. .................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài. ................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài. ..................................................................................... 3
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. ......................................................................................... 4
2.1.1. Những qui định chung về công tác đăng ký đất đai và cấp đổi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc. .......................................... 4
2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính và cấp đổi GCNQSDĐ ....................... 10
2.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu ................................................... 11
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 24

3.2. Thời gian và địa điểm ........................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Văn NhoError! Bookmark not
defined.
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Văn Nho ........... Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Đánh giá công tác cấp đổi GCNQSDĐ của xã Văn Nho giai đoạn
2011 – 2014 .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Bài học kinh nghiệm trong công tác cấp đổi GCNQSDĐ ...... Error!
Bookmark not defined.
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 24
3.4.2. Phương pháp so sánh ...................................................................... 24
3.4.3. Phương pháp kế thừa bổ sung ........................................................ 24


3.4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu ............................ 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội .................... 26


4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội .............................................................. 28
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Văn Nho ........................ 35
4.2.1. Công tác quản lý đất đai của xã Văn Nho ...................................... 35
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................... 36
4.2.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ tại xã Văn Nho tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2014. ................................................................................................. 38
4.3. Đánh giá công tác tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai
đoạn 2011 – 2014......................................................................................... 39

4.3.1. Tài liệu phục vụ công tác cấp đổi GCNQSDĐ .............................. 39
4.3.2. Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp đổi giai đoạn 2011 –
2014 .......................................................................................................... 39
4.3.3. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐ giai đoạn 2011 – 2014 tại xã Văn Nho ..... 42
4.3.4. Tình hình biến động đất đai sau khi điều chỉnh cấp đổi GCNQSDĐ
giai đoạn 2011 – 2014 tại xã Văn Nho..................................................... 51
4.3.5. Tổng hợp biến động đất đai sau khi điều chỉnh cấp đổi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2014. ...................................... 53
4.4. Giải pháp nhằm khắc phục vướng mắc trong công tác đăng ký cấp đổi
GCNQSDĐ .................................................................................................. 58
4.4.1. Giải pháp trước mắt................................................................................. 58
4.4.2. Giải pháp lâu dài. ........................................................................... 59
4.5. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. .................................................................................................. 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 62
5.1. Kết luận ................................................................................................. 62
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 13 nội dung Quản
Lý Nhà Nước về đất đai quan trọng được qui định trong Luật đất đai năm 2003
nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và Người sử dụng đất, là
một trong những chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Không chỉ

riêng Thanh Hoá mà hiện nay tất cả các địa phương trong cả nước đang ra sức
tập trung rà soát lại thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ, để kiện
toàn công tác QLNN về đất đai và kịp thời tháo gỡ những vấn đề tồn tại trong
quá trình triển khai thực hiện pháp luật của Nhà Nước về đất đai.
Tại Thanh Hóa công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, trong đó có đất ở đã được tiến hành từ những năm 1993, được nhân
dân ủng hộ và đã thu được kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên việc đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thời kỳ đó còn có nhiều bất cập
như: toàn bộ diện tích đất vườn và đất ao liền kề đều được ghi là đất thổ cư,
thời hạn cấp lâu dài và trước đây Xã Văn Nho thực hiện đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ 299, bản đồ địa chính cũ và mẫu
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ. Do đó trong giai đoạn phát triển kinh tế
- xã hội như hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đã tỏ ra không còn
phù hợp thực tiễn, đặc biệt trong những trường hợp thu hồi, giải phóng mặt
bằng, tiền đền bù tăng gấp nhiều lần gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước,
đến năm 2007 thực hiện dự án tổng thể của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đo
đạc lập bản đồ số, lập lại hồ sơ địa chính thống nhất trên toàn tỉnh nên bản đồ
địa chính Xã Văn Nho có nhiều thay đổi về: diện tích, hình thể, loại đất, đối
tượng sử dụng đất. Trong thời gian này Chính Phủ ban hành mẫu giấy chứng


2
nhận quyền sử dụng đất mới theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng
10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trên cơ sở đó công tác đăng ký đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người dân để giấy chứng nhận của người sử dụng đất phù hợp với
mẫu giấy chứng nhận và bản đồ địa chính mới nhằm lập lại và hoàn thiện hệ
thống hồ sơ địa chính thống nhất chung trên toàn tỉnh được thực hiện trong
thời điểm hiện nay là vấn đề thiết yếu, giúp các cơ quan chức năng của tỉnh

cũng như từng địa phương có thể quản lý tình hình sử dụng đất được chặt chẽ,
hiệu quả và thống nhất ở ba cấp: Tỉnh, Huyện và Xã. Đồng thời giúp người sử
dụng đất yên tâm đầu tư khai thác hợp lý quỹ đất được giao, phát huy các
quyền lợi cũng như thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật, nhằm đảm bảo lợi
ích nhà nước và lợi ích chung của toàn xã hội trong sử dụng đất. Mặt khác làm
cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn và hạn chế được các trường hợp vi phạm
pháp luật về đất đai.
Xuất phát từ thực tiễn và các vấn đề nêu trên được sự đồng ý của Ban
Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Hoàng Hữu
Chiến em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại xã Văn Nho, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2011 – 2014.”
1.2. Mục đích của đề tài.
- Tìm hiểu và đánh giá công tác cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn xã Văn
Nho, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2014;
- Giải quyết quá trình còn tồn tại trong quá trình cấp GCNQSDĐ;
- Thực hiện công bằng nhằm ổn định tình hình chính trị trong địa phương
cấp GCNQSDĐ nói riêng.


3
1.3. Mục tiêu của đề tài.
- Nắm được về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương;
- Đánh giá kết quả đạt được của công tác đăng ký đất đai, cấp đổi
GCNQSDĐ cho 15 xóm thuộc xã Văn Nho trong thời gian qua, chỉ ra thuận
lợi, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm để góp phần làm cho công tác đăng
kí đất đai cấp GCNQSDĐ được hoàn thiện hơn;
- Đề xuất một số phương án khắc phục những hạn chế tồn tại trong công
tác đăng kí đất đai, cấp đổi GCNQSDĐ làm cơ sở để công tác QLNN về đất

đai được chặt chẽ, thống nhất chung trên toàn quốc.
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: giúp sinh viên vận dụng
được những kiến thức đã học vào thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá công tác cấp đổi GCNQSDĐ sẽ
giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa
phương, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó
khăn và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tới.


4
PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
2.1.1. Những qui định chung về công tác đăng ký đất đai và cấp đổi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc.
Ngày 2/9/1945, Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập
đánh dấu mốc son lịch sử kể từ đây Nhà Nước Việt Nam được ra đời, Nhân
Dân Việt Nam đã có tự do và dân tộc Việt Nam đã có lãnh thổ, các luật lệ, qui
định về ruộng đất trước đây như: chế độ điền thổ ở Nam Kì, chế độ quản thủ
địa chánh ở Trung Kì, chế độ điền thổ và quản thủ địa chánh ở Bắc Kì đều bị
bãi bỏ. Ngày 4/12/1953 Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban
hành luật cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Nhà Nước
chủ trương tịch thu ruộng đất địa chủ giao cho nông dân, xác lập quyền sở hữu
của họ trên đất đó. Trải qua quá trình thi hành những quy định của luật đất đai
năm 1988, rồi luật đất đai năm 1993 cùng với những nghị định, thông tư của
Tổng cục địa chính, công tác Quản Lý Nhà Nước về đất đai từng bước được
hoàn thiện.

Tuy nhiên, đất nước đang trên đà đổi mới với sự hội nhập, mở cửa sâu sắc
về mọi mặt đòi hỏi pháp luật Nhà Nước cần có sự thay đổi với những quy định
cụ thể, phù hợp hơn, đặc biệt đối với công tác QLNN về đất đai (liên quan vấn
đề lãnh thổ quốc gia). Luật đất đai năm 2003 ra đời với những sửa đổi, bổ sung
một số điều của các văn bản luật trước đó là bước ngoặt trong công tác QLNN
đất đai, thể hiện quan điểm đổi mới về công tác quản lý, đặc biệt là sự cải cách
thủ tục hành chính về đất đai của Nhà Nước ta.


5
- Những quy định của Luật đất đai năm 2003 về vấn đề cấp đổi
GCNQSDĐ.
+ UBND cấp Tỉnh tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa
chính ở địa phương. Bản đồ địa chính phải được lập theo một tiêu chuẩn thống
nhất trên hệ thống tọa độ Nhà Nước và được lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai
cấp Tỉnh, Huyện và UBND cấp Xã.
+ Đối với thẩm quyền cấp đổi GCNQSDĐ: UBND cấp Tỉnh có thẩm
quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, UBND cấp Tỉnh được quyền ủy quyền
cho Sở Tài Nguyên và Môi Trường cấp đổi GCNQSDĐ, UBND cấp Huyện có
thẩm quyền cấp đổi GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở.
+ Bộ TN&MT hướng dẫn lập và quản lý hồ sơ địa chính, bao gồm: Bản
đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai. Nội dung
hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất như: số hiệu, kích thước,
hình thể, diện tích, vị trí, người sử dụng đất, nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử
dụng đất, giá đất, tài sản gắn liền với đất nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực
hiện và chưa thực hiện, giấy CNQSDĐ, quyền và những hạn chế về quyền của
Người sử dụng đất, biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác

có liên quan.
- Những quy định của Nghị Định 181/2004/NĐ-CP liên quan đến việc
cấp đổi GCNQSD.
+ Trình tự, thủ tục đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi GCNQSDĐ nộp một bộ hồ sơ gồm: Đơn
đề nghị cấp đổi GCNQSDĐ và GCNQSDĐ cũ. Việc cấp đổi GCNQSDĐ được
quy định cụ thể như sau: Văn phòng ĐKQSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ,


6
làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa
có bản đồ địa chính, xác nhận vào đơn xin đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ; gửi
trích lục bản đồ địa chính kèm theo đơn xin cấp đổi GCNQSDĐ đến cơ quan
Tài Nguyên Và Môi Trường cùng cấp; Phòng TN&MT có trách nhiệm trình
UBND cùng cấp ký GCNQSDĐ, thời gian quy định cho các bước công việc là
không quá 28 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng ĐKQSDĐ nhận đủ hồ sơ
hợp lệ cho đến ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSDĐ.
+ Quy định đối với việc lập hồ sơ địa chính: Hồ Sơ địa chính phải được lập
chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; nội dung
hồ sơ địa chính phải thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hồ sơ địa chính được
lập thành một bản gốc và hai bản sao, bản gốc lưu tại Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất thuộc Sở TN&MT, bản sao lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Phòng TN&MT và UBND xã. Hồ sơ địa chính được lưu trữ trên
giấy và từng bước chuyển sang dạng số để lưu trữ trên máy tính
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sử dụng theo mẫu thống nhất
trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ TN&MT ban hành
+ Thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đối với trường hợp cấp đổi.
+ Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì ghi tên
cả họ, tên vợ và họ, tên chồng trên GCNQSDĐ, trường hợp hộ gia đình đề nghị
chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng thì phải có văn bản thỏa thuận của vợ và

chồng có chứng thực của UBND cấp xã. Đối với trường hợp có quyền sử dụng
chung thửa đất thì ghi tên tất cả những người sử dụng thửa đất đó (trừ trường
hợp nhà chung cư).
+ Trường hợp có nhà ở, công trình kiến trúc, cây rừng, cây lâu năm gắn
liền với đất thì nhà ở công trình, kiến trúc, cây rừng, cây lâu năm được ghi trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính.


7
+ Sự khác nhau giữa mẫu GCNQSDĐ mới so với mẫu GCNQSDĐ cũ:
Hiện nay mẫu GCNQSDĐ mới thể hiện cho một thửa đất so với trước đây một
GCNQSDĐ thể hiện nhiều thửa (cùng một chủ sử dụng), khó khăn trong công
tác chuyển nhượng phải chia tách và cấp giấy mới. Bố cục của mẫu
GCNQSDĐ mới được chia thành từng phần riêng biệt (6 phần), nội dung thể
hiện trên mẫu giấy mới đầy đủ và chi tiết hơn như: thể hiện đầy đủ họ và tên
những người có quyền sử dụng chung thửa đất; mục đích sử dụng đất ghi cụ
thể (không thể hiện mã loại đất); ghi cụ thể địa chỉ thửa đất và địa chỉ người sử
dụng đất; diện tích của thửa đất thể hiện cả bằng chữ và số (đất ở thể hiện
chính xác đến 0,01m2); hình thức sử dụng chung hay riêng; nguồn gốc sử dụng
đất; tài sản gắn liền với đất; sơ đồ vị trí thửa đất.
+ Nghĩa vụ tài chính khi cấp đổi GCNQSDĐ: Trường hợp thửa đất có
thay đổi diện tích do sai số đo đạc nhưng không thay đổi hình thể, ranh giới
thửa đất: đổi giấy theo diện tích thửa đất của bản đồ mới, không truy thu hay
được hoàn trả các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện trong quá trình cấp giấy
trước đây (theo chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh tại văn bản số 643/UBT
ngày 23/02/2001).
- Những quy định của Thông tƣ 29/2004/TT-BTNMT về vấn đề cấp
đổi GCNQSDĐ.
+ Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ
mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai. Bản đồ địa chính là bản đồ về

các thửa đất được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên, nhân tạo của thửa đất và
các yếu tố địa hình có liên quan đến việc sử dụng đất, sổ địa chính ghi về
người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử
dụng đất của người đó, sổ mục kê ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất
nhưng không có ranh giới khép kín trên bản đồ, sổ theo dõi biến động đất đai
ghi những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng. Thửa đất là đối


8
tượng chủ yếu trong quản lý đất đai, được thể hiện cụ thể trong hồ sơ địa chính
và được xác định bởi ranh giới trên thực địa hoặc mô tả trong hồ sơ địa chính.
+ Mục đích sử dụng thửa đất được xác định và sử dụng thống nhất trong
cả nước bao gồm: Tên gọi, mã, giải thích cách xác định. Mục đích sử dụng đất
ghi trong sổ mục kê đất đai bao gồm: mục đích sử dụng đất theo GCNQSDĐ
đã cấp, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt và
theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai.
+ Hồ sơ địa chính phải được lập theo nguyên tắc sau: Lập theo đơn vị
hành chính cấp xã. Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính phải được thực hiện
theo đúng trình tự, thủ tục hành chính quy định tại Chương XI của Nghị định
181. Hồ sơ địa chính phải đảm bảo tính thống nhất giữa bản đồ địa chính, sổ
địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai; thống nhất giữa bản
gốc và bản sao; thống nhất giữa hồ sơ địa chính với GCNQSDĐ và hiện trạng
sử dụng đất.
+ Thông tư 29/2004/TT-BTNMT đã quy định cụ thể mẫu hồ sơ địa chính:
Sổ địa chính theo Mẫu số 01/ĐK, sổ mục kê đất đai theo mẫu số 02/ĐK, sổ
theo dõi biến động đất đai theo Mẫu số 03/ĐK, mẫu bản đồ địa chính được quy
định tại quy phạm thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường ban hành.
+ Những quy định về việc lập hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính được lập
trước khi thực hiện việc đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ và hoàn thành sau khi

được Sở TN&MT xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng thửa đất
thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi
thực hiện cấp đổi GCNQSDĐ mà các yếu tố trên có thay đổi thì Văn phòng
đăng ký thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường chỉnh sửa bản đồ địa chính
thống nhất theo GCNQSDĐ đã cấp. Sổ mục kê đất đai phải được lập trong quá
trình đo vẽ bản đồ địa chính, thông tin thửa đất ghi trên sổ mục kê phải phù


9
hợp với hiện trạng sử dụng đất, sau khi cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi nội
dung thông tin thửa đất so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải
được chỉnh sửa thống nhất với GCNQSDĐ. Sổ theo dõi biến động đất đai được
lập để theo dõi đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thống kê
diện tích đất hàng năm.
+ Cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính được quy định như sau: Sở
Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm tổ chức việc lập hồ sơ địa chính,
Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở TN&MT chịu trách nhiệm triển khai việc
lập hồ sơ địa chính gốc để gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thuộc Phòng TN&MT và UBND cấp xã.
+ Trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính: Văn phòng ĐKQSDĐ
thuộc Sở TN&MT chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính gốc.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT và Cán bộ địa
chính cấp xã chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ sơ địa chính .
- Những quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP Về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 6. Nội dung Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận gồm những nội dung chính sau:
1. Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận "Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất";
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

3. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
4. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
- Những quy định của Thông tƣ 17/2009/TT-BTNMT về vấn đề cấp
đổi GCNQSDĐ.


10
Điều 34. Mẫu giấy tờ sử dụng trong thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng
nhận và quản lý phát hành Giấy chứng nhận
Mẫu giấy tờ sử dụng trong thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và mẫu
sổ sách, báo cáo sử dụng trong quản lý phát hành phôi Giấy chứng nhận được
quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính và cấp đổi GCNQSDĐ
2.1.2.1. Hồ sơ địa chính:
Hồ sơ địa chính là tài liệu, sổ sách bản đồ trong đó có chứa đựng những
thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của đất đai được
thiết lập trong quá trình đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ.
Hồ sơ địa chính bao gồm:
- Bản đồ địa chính;
- Sổ địa chính;
- Sổ mục kê;
- Sổ theo dõi biến động đất đai.
Hồ sơ địa chính được lập thành 3 bộ lưu giữ tại Uỷ ban nhân dân (UBND)
cấp xã, phòng Tài nguyên và Môi trường và sở Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây:
- Số liệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí;
- Người sử dụng đất;
- Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất, hạng đất;
- Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai;

- Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác liên quan.
Hồ sơ địa chính phải được lập đầy đủ nội dung, rõ ràng, đúng quy cách,
nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất
Khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2003 quy định: "GCNQSDĐ là giấy do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nguời sử dụng đất để bảo vệ quyền và


11
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất". Giấy chứng nhận là chứng thư pháp
lý thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất.
GCNQSDĐ là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ địa chính, do cơ quan quản
lý đất đai Trung Ương phát hành mẫu thống nhất trong toàn quốc. Hiện nay
GCNQSDĐ được ban hành theo quyết định số : 24/2004/QĐ-BTNMT ngày
01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.1.2.3. Cấp đổi GCNQSDĐ
Cấp đổi GCNQSDĐ là một trường hợp trong cấp thủ tục giống như cấp
GCNQSDĐ áp dụng đối với những trường hợp đã được cấp GCNQSDĐ và
thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,...
2.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu
- Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004.
Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng động dân cƣ đang sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại
giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải
nộp tiền sử dụng đất :
a) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất
đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ lâm thời Cộng hoà

miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tam thời được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn với đất;


12
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận là đang sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
d) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của
pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định tại Khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo
giấy tờ về việc sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến trước
ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn xác nhận là đất không tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ
ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng ổn định và không có
tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền
sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân không có một trong các loại giấy tờ quy định tại
Khoản 1 Điều này nhưng đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10

năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là không
có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt đối với nơi
có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
không phải nộp tiền sử dụng đất.


13
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thị hành án, quyết định
giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi
hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa
vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Hộ gia đình, cá nhân không có một trong các loại giấy tờ quy định tại
Khoản 1 Điều này nhưng đất đã sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm
1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là không có
tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt đối với nơi có
quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
phải nộp tiền sử dụng đất.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính
thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, am,
từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các
diều kiện sau:
a) Có đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử đất;
b) Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất
sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp (Luật Đất đai)[7].
Điều 83. Đất ở tại nông thôn

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn
đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
để làm nhà ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.


14
Điều 84. Đất ở tại đô thị
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy
hoạch phát triển đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao
cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều
kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Điều 87. Xác định diện tích đất ở đối với trƣờng hợp có vƣờn, ao
1. Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng 1 thửa đất có nhà ở
thuộc khu dân cư.
2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày
18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ
được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này thì diện tích đất vườn,
ao đó được xác định là đất ở.
3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18
tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người sử
dụng có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50
của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có
vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.
4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18
tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người sử
dụng có một trong các loại giấy tờ được quy định mà trong giấy tờ đó không
ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều
kiện tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở theo số lượng

nhân khẩu;
b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại
địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất
ở tại dịa phương;


15
c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa
phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định
tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này thì diện tích đất ở có vườn, ao được
xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại
khoản 2 này.[4]
- Nghị định181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi
hành luật đất đai năm 2003.
Điều 79. Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2
Điều 83 và khoản 5 Điều 84 Luật Đất đai chỉ áp dụng khi Nhà nước giao đất ở
cho hộ gia đình, cá nhân từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 và trường hợp được Nhà
nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 5 của Luật
Đất đai.[5]
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện một số điều
Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về hướng dẫn thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ
sơ địa chính ngày 01/11/2004.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
ban hành quy định về giấy chứng nhận QSDĐ
- Quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT ban hành qui định về giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của Bộ tài Nguyên và Môi Trường ngày 21/07/2006.

- Quyết định 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên.


16
Quyết định này quy định về hạn mức đất ở khi giao đất và hạn mức công
nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Điều 4. Hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn
Hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn khi giao đất cho hộ gia đình, cá
nhân tự làm nhà ở theo quy hoạch tối đa :
1. Đối với các phường thuộc thành phố Thanh Hóa là : 150 m2;
2. Đối với các phường thuộc thị xã và thị trấn là : 200 m2;
3. Đối với các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp trong đô thị là : 250 m2;
4. Đối với các xã trung du là : 300 m2;
5. Đối với các xã miền núi, vùng cao là : 400 m2;
6. Đối với các khu vực ven đường quốc lộ, đưòng tỉnh, đường ven khu
công nghiệp, ven khu du lịch ngoài đô thị là : 200 m2.
Điều 5. Hạn mức công nhận đất ở đối với trƣờng hợp thửa đất có
vƣờn, ao sử dụng trƣớc ngày 18/12/1980 theo Khoản 2 Điều 45 Nghị định
181/2004/NĐ-CP
Trường hợp đất có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở hình thành trước
ngày 18/12/1980 mà có ranh giới thửa đất chưa xác định trong hồ sơ địa chính
hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 1,2 và 5 Điều
50 Luật Đất đai 2003 thì hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá
nhân được quy định cụ thể:
1. Đối với các phường thuộc thành phố Thanh Hóa là 300 m2;
2. Đối với các phường thuộc thị xã và thị trấn là 400 m2;
3. Đối với các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp trong đô thị là 500 m2;
4. Đối với các xã trung du là 600 m2;

5. Đối với các xã miền núi, vùng cao là 1000 m2.
Tổng diện tích đất ở không vượt quá diện tích thửa đất hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng.


17
Điều 6. Hạn mức công nhận đất ở đối với trƣờng hợp thửa đất có
vƣờn, ao sử dụng từ ngày 18/12/1980 đến trƣớc ngày 01/7/2004 mà ngƣời
sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại
Khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 thì hạn mức công nhận đất ở
mà trong các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở, thì hạn mức công
nhận đất ở đƣợc xác định theo số lƣợng nhân khẩu cho từng gia đình.
2. Số nhân khẩu trong một hộ chỉ tính những người có quan hệ là vợ
chồng, con (Kể cả con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp) cháu nội, cháu ngoại và
phải cùng trong một sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp GCNQSDĐ.
3. Hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trong trường
hợp có từ 1 - 4 khẩu được quy định là:
a) Đối với các phường thuộc thành phố Thanh Hóa là 200 m2;
b) Đối với các phường thuộc thị xã và thị trấn là: 240 m2;
c) Đối với các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp trong đô thị là 250 m2;
d) Đối với các xã trung du là: 300 m2;
e) Đối với các xã miền núi, vùng cao là: 400 m2.
4. Trường hợp hộ gia đình có từ khẩu thứ 5 trở lên thì mỗi khẩu tăng thêm
được cộng vào hạn mức công nhận đất ở tại Khoản 3 Điều này như sau :
a) Đối với các phường thuộc thành phố Thanh Hóa là : 35 m2/khẩu;
b) Đối với các phường thuộc thị xã và thị trấn là : 40 m2/khẩu;
c) Đối với các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp trong đô thị là
: 50 m2 /khẩu;
d) Đối với các xã trung du là : 75 m2/khẩu;
e) Đối với các xã miền núi, vùng cao là : 100 m2/khẩu.

Hạn mức công nhận đất ở tối đa cho các trường hợp quy định tại Khoản 4
Điều này bằng hạn mức đất ở tại Điều 5 Quy định này và không vượt quá diện
tích thửa đất gia đình đang sử dụng.[8]
- Quyết định 1597/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 08 năm 2007 về việc
ban hành về điều chỉnh cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy


×