Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.7 MB, 130 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU






BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ



BẢO TỒN, LƯU GIỮ NGUỒN GEN
CÂY NGUYÊN LIỆU DẦU,
TINH DẦU THỰC VẬT
NĂM 2012

Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 05.12.QG/HĐ-NVQG ngày 04/04/2012 giữa Bộ Công Thương
và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu


Chủ trì thực hiện: Ts. Lê Công Nông

Tham gia thực hiện: Ts. Võ Văn Long
Ks. Thái Nguyễn Quỳnh Thư
Ks. Nguyễn Thị Thủy
Ks. Nguyễn Trinh Liệt
Ks. Phạm Phú Thịnh
Ks. Nguyễn Thị Hoài Trâm


Ks. Nguyễn Văn Minh
Ks. Lương Hiệp
Ks. Trần Ngọc Thông
KTV. Lại Văn Sấm



TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2012

i
LỜI NÓI ĐẦU


Tài nguyên di truyền thực vật là một bộ phận của giống, là vật liệu ban đầu
để lai tạo ra giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò rất quan
trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy
quốc gia nào sở hữu nguồn tài nguyên di truyền sinh vật nói chung và nguồn tài
nguyên thực vật nói riêng càng đa dạng và phong phú thì sẽ đạt được nhiều thành
tựu nổi bật trong công tác chọn tạo giống mới phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh
vật và là một trong mười trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới. Tuy
nhiên sự đa dạng tài nguyên sinh vật nói trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc
khai thác bừa bãi và thiếu ý thức, do thiên tai, do thói quen canh tác lạc hậ
u, do sự
gia tăng dân số kèm theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh
mẽ tại khắp các vùng trong cả nước. Hậu quả là có rất nhiều loài thực vật đang rơi
vào tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Chính vì vậy từ năm
1987, Nhà nước đã ban hành Quy chế về bảo tồn nguồn gen sinh vật để phát triển
bền vững. Cho đến nay, tổng số nguồn gen cây trồ

ng đang được bảo quản nội vi
(in-situ) và ngoại vi (ex-situ) đã lên đến 13.500 giống của hơn 100 loài cây trồng.
Công tác bảo quản giữ được đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật như đặc tính giống, khả
năng nảy mầm, đảm bảo giữ giống an toàn và nguyên trạng.

Đối với ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật công tác bảo tồn và lưu
giữ nguồn tài nguyên di truy
ền cây nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật nhằm vào
mục tiêu:
- Thu thập, bảo tồn, tư liệu hóa, đánh giá và tuyển chọn các giống cây nguyên liệu
dầu, tinh dầu có nguồn gen quý hiếm để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế
ngành dầu thực vật.
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ thích hợp nhằm bảo tồn lưu giữ,
khai thác và phát triển nguồn gen quý nhằm phục vụ cho công tác chọn tạ
o giống
cây nguyên liệu dầu, tinh dầu mới.

Tính đến hết tháng 12 năm 2012, Nhiệm vụ đã thu thập và bảo tồn lưu giữ
an toàn tổng cộng được 466 mẫu giống các cây nguyên liệu dầu thực vật, tinh dầu.
Trong số đó đã có nhiều giống được sử dụng và khai thác có hiệu quả, góp phần
quan trọng cho thành công của công tác chọn tạo giống cây có dầu mới cũng như
trực tiếp góp phần gia tăng năng suất, sản lượng, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho
công nghiệp chế biến dầu thực vật.



ii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
TÓM TẮT NHIỆM VỤ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 2
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 5
2.1. Vật liệu 5
2.2. Phương pháp nghiên cứu 5
2.3. Thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu 5
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 6
3.1. Cây dừa 6
3.1.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012 6
3.1.2. Kết quả đạt đượ
c 6
3.1.2.1. Bảo tồn, lưu giữ an toàn nguồn gen cây dừa hiện có 6
3.1.2.2. Thu thập bổ sung 7
3.2. Cây tinh dầu 7
3.2.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012 7
3.2.2. Kết quả đạt được 7
3.3. Cây phi long 8
3.3.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012 8
3.3.2. Kết quả đạt được 9
3.4. Cây Jatropha 11
3.4.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012 11
3.4.2. Vật liệu và phương pháp 11
3.4.3. Kết quả và thảo luận 12
3.4.3.1. Thu thập các mẫu giống Jatropha 12
3.4.3.2. B

ảo tồn các mẫu giống Jatropha 12
3.4.3.3. Đánh giá, khảo sát các mẫu giống Jatropha 13
3.4.3.4. Tư liệu hóa các mẫu giống Jatropha 14
3.5. Cây lạc 16
3.5.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012 16
3.5.2. Vật liệu và phương pháp 16
3.5.3. Kết quả và thảo luận 17
3.5.3.1. Thu thập các mẫu giống lạc 17
3.5.3.2. Bảo tồn các mẫu giống lạc 18
3.5.3.3. Khảo sát mẫu giống lạc thu thập năm 2012 18

iii
3.5.3.4. Tư liệu hóa các mẫu giống lạc thu thập năm 2012 22
3.6. Cây vừng 25
3.6.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012 25
3.6.2. Vật liệu và phương pháp 25
3.6.3. Kết quả đạt được 26
3.6.3.1. Thu thập các mẫu giống vừng mới 26
3.6.3.2. Khảo sát các mẫu giống vừng thu thập mới 27
3.6.3.3. Tư liệu hóa 10 mẫu giống vừng 30
3.6.3.4. Bảo tồn các mẫu giống vừng 32
3.7. Cây đậu tương 32
3.7.1. Nhiệm vụ đượ
c giao trong năm 2012 32
3.7.2. Vật liệu và phương pháp 32
3.7.3. Kết quả đạt được 33
3.7.3.1. Thu thập các mẫu giống đậu tương mới 33
3.7.3.2. Khảo sát, đánh giá các mẫu giống đậu tương mới thu thập 33
3.7.3.3. Kết quả tư liệu hóa các giống đậu tương 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 41
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NHIỆM VỤ BẢO TỒN GEN 54


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Danh sách các giống tinh dầu được bảo tồn ex-situ tại Đồng Gò 8
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây phi long nhóm A (12 cây) 9
Bảng 3.3: Hàm lượng dầu và thành phần axít béo trong dầu của nhóm A 9
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây phi long thuộc nhóm B (8 cây) 10
Bảng 3.5: Hàm lượng dầu và thành phần axít béo trong dầu của nhóm B 10
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây phi long thuộc nhóm C (10 cây) 10
Bảng 3.7: Hàm lượng dầu và thành phần axít béo trong dầu của nhóm C 11
Bảng 3.8: Danh sách 10 mẫu giống Jatropha thu thập năm 2012 12
Bảng 3.9: Một số đặc tính NSH chủ yếu của các giống Jatropha khảo sát 13
Bảng 3.10: Một số đặc tính về hạt của các giống Jatropha khảo sát 13
Bảng 3.11: Một số yếu tố cấu thành NS, NS và HLD các giống Jatropha 14
Bảng 3.12: Phân nhóm 10 giống Jatropha trồng tháng 9/2008 (4 năm tuổi) 15
Bảng 3.13: Một số giống Jatropha triển vọng tư liệu hóa năm 2012 15
Bảng 3.14: Kết quả tư liệu hóa 10 mẫu giống Jatropha 4 năm tuổ
i (trồng 2008) 16
Bảng 3.15: Danh sách 10 mẫu giống lạc thu thập năm 2012 18
Bảng 3.16: Một số đặc tính nông sinh học của 10 mẫu giống lạc thu thập 18
Bảng 3.17: Một số đặc tính nông sinh học của 10 mẫu giống lạc thu thập 19
Bảng 3.18: Một số đặc tính nông sinh học của 10 mẫu giống lạc thu thập 19
Bảng 3.19: Các yếu tố hình dạng trái của 10 mẫu giống lạc thu thập 20
Bảng 3.20: Y
ếu tố hình dạng trái của 10 mẫu giống lạc thu thập 20

Bảng 3.21: Kích thước hạt và trái của 10 mẫu giống lạc thu thập 21
Bảng 3.22: NS, yếu tố cấu thành NS và HLD của 10 mẫu giống lạc thu thập 21
Bảng 3.23: Khả năng kháng bệnh của 10 mẫu giống lạc thu thập năm 2012 22
Bảng 3.24: Phân nhóm các mẫu giống lạc thu thập năm 2012 tại Ấn Độ 23
Bảng 3. 25: Một số giống l
ạc triển vọng thu thập trong năm 2012 24
Bảng 3.26: Kết quả tư liệu hóa 10 mẫu giống lạc thu thập năm 2012 tại Ấn Độ 24
Bảng 3.27: Danh sách 10 mẫu giống vừng thu thập năm 2012 27
Bảng 3.28: Một số đặc tính nông sinh học quan trọng của 10 mẫu giống vừng 27
Bảng 3.29: Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống vừng 27
Bảng 3.30: Một số đặc tính v
ề thân của các mẫu giống vừng 28
Bảng 3.31: Một số đặc tính về lá của các mẫu giống vừng 28
Bảng 3.32: Một số đặc tính về hoa của các mẫu giống vừng 29
Bảng 3.33: Một số đặc tính về trái của các mẫu giống vừng 29
Bảng 3.34: Một số đặc tính về hạt của các mẫu giống vừng 30
Bảng 3.35: Phân nhóm các mẫu giống vừng thu thập tại Trung Qu
ốc 30
Bảng 3.36: Một số giống vừng triển vọng thu thập trong năm 2012 31
Bảng 3.37: Kết quả tư liệu hóa 10 mẫu giống vừng thu thập tại Trung Quốc 31
Bảng 3.38: Danh sách 10 mẫu giống đậu tương thu thập năm 2012 33
Bảng 3.39: Đánh giá một số đặc tính sinh trưởng của các giống đậu tương 34

v
Bảng 3.40: Năng suất và các yếu tố cấu thành NS của các giống đậu tương 34
Bảng 3.41: Khả năng chống chịu bệnh của các giống đậu tương 35
Bảng 3.42: Phân loại 10 giống đậu tương thu thập năm 2012 36
Bảng 3.43: Một số giống đậu tương triển vọng thu thập trong năm 2012 36
Bảng 3.44: Kết quả tư liệu hóa 10 giống đậu tương 37


vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BI Bioversity International (Tổ chức Đa dạng Sinh học Quốc tế)
COGENT Coconut Genetic Resources Network (Mạng lưới Tài nguyên Di
truyền cây dừa quốc tế)
CGRD Coconut Genetic Resources Database (Cơ sở dữ liệu nguồn gen cây
dừa)
DGEC Đồng Gò Experimental Center
HLD Hàm lượng dầu
Ex-situ Bảo tồn ngoại vi nguồn gen trên đồng ruộng
In-situ Bảo tồn nội vi nguồn gen trong vườn nông dân
ICRISAT International Crops Research Institute for Semi-Arid Tropical (Viện
Nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn)
YARI Yeongnam Agricultural Research Institute
TGNM Thời gian nẩy mầm
TGST Thời gian sinh trưởng
TGRH Thời gian ra hoa
IWGSR International working group on soybean rust
























vii
TÓM TẮT NHIỆM VỤ

Công tác thu thập, bảo tồn, đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen cây nguyên
liệu dầu, tinh dầu thực vật được thực hiện theo phương pháp của Tổ chức Đa dạng
Sinh học Quốc tế (Bioversity International), Viện Nghiên cứu Quốc tế cây trồng
vùng bán khô hạn (ICRISAT) và phần mềm quản lý nguồn gen cây công nghiệp
(Bộ Công Thương).
* Cây dừa: bảo tồn trên đồng ruộng (ex-situ) kết hợp b
ảo tồn trong vườn nông dân
(in-situ).
* Cây phi long, các cây tinh dầu: bảo tồn trên đồng ruộng (ex-situ).
* Cây Jatropha: bảo tồn trên đồng ruộng (ex-situ).
* Cây lạc, cây vừng, cây đậu tương: bảo tồn trong kho lạnh 10
0
C, kết hợp trồng
ngoài đồng để đánh giá đặc điểm nông sinh học.
Trong năm 2012, đã thu thập thêm được 10 mẫu giống Jatropha, 10 mẫu

giống lạc, 10 mẫu giống vừng, 10 mẫu giống đậu tương từ các địa phương trong cả
nước và từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp…) đưa tổng số mẫu
giống của các đối tượng được bảo tồn lư
u giữ an toàn là 51 mẫu giống dừa, 18 mẫu
giống cây tinh dầu, 3 mẫu cây phi long, 81 mẫu giống Jatropha, 152 mẫu giống lạc,
70 mẫu giống vừng và 91 mẫu giống đậu tương (Tổng cộng 466 mẫu giống). Đã
đánh giá, tư liệu hóa được 10 mẫu giống Jatropha, 10 mẫu giống lạc, 10 mẫu giống
vừng, 10 mẫu giống đậu tương.






1
MỞ ĐẦU

1. Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ
Thuộc nhiệm vụ thường xuyên bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật và
vi sinh vật ngành công nghiệp, hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 05.12.QG/HĐ-
NVQG ngày 04/04/2012 giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và
Cây có dầu về việc thực hiện nhiệm vụ “
Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây
nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật” năm 2012.
2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ
Tài nguyên di truyền thực vật là một bộ phận của giống, là vật liệu ban
đầu để lai tạo ra giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò
rất quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quố
c gia. Công

tác bảo tồn và lưu giữ nguồn tài nguyên di truyền cây nguyên liệu dầu, tinh dầu
thực vật nhằm vào mục tiêu:
- Thu thập, bảo tồn, tư liệu hóa, đánh giá và tuyển chọn các giống cây
nguyên liệu dầu, tinh dầu có nguồn gen quý hiếm để phục vụ cho mục tiêu phát
triển kinh tế ngành dầu thực vật.
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ thích hợp nhằm bảo tồn
lưu giữ, khai thác và phát triể
n nguồn gen quý nhằm phục vụ cho công tác chọn
tạo giống cây nguyên liệu dầu, tinh dầu mới.
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bảo tồn bao gồm:
- Cây dừa (Cocos nucifera L.)
- Cây phi long (Canarium ovatum Engl.)
- Cây Jatropha (Jatropha curcas L.)
- Cây lạc (Arachis hypogaea L.)
- Cây vừng (Sesamum indicum L.)
- Cây đậu tương (Glycine max L.)
- Cây tinh dầu
Công việc thu thập được thực hiện trên phạm vi cả nước và từ nướ
c
ngoài, từ các tổ chức khoa học quốc tế để làm phong phú thêm nguồn gen cây
nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật hiện có.
Nội dung nhiệm vụ năm 2012:
- Thu thập mới 40 giống (10 mẫu giống Jatropha, 10 mẫu giống lạc, 10
mẫu giống vừng, 10 mẫu giống đậu tương) có nguồn gen quý hiếm.
- Có phương pháp phù hợp để bảo tồn và lưu giữ an toàn 466 mẫu giống
của 6 nhóm cây nguyên liệu dầ
u, tinh dầu thực vật hiện có và thu thập mới trong
năm 2012.
- Có kết quả đánh giá 40 mẫu giống theo tiêu chuẩn quy định.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho 40 mẫu giống.



2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên
sinh vật và là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới.
Tuy nhiên sự đa dạng tài nguyên sinh vật nói trên đang bị đe dọa nghiêm trọng
do việc khai thác bừa bãi và thiếu ý thức, do thiên tai, do thói quen canh tác lạc
hậu, do sự gia tăng dân số kèm theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang
diễn ra mạnh mẽ tại kh
ắp các vùng trong cả nước. Hậu quả là có rất nhiều loài
thực vật đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Chính vì vậy từ năm 1987 Nhà nước đã ban hành Quy chế về bảo tồn nguồn gen
sinh vật để phát triển bền vững. Cho đến nay, tổng số nguồn gen cây trồng đang
được bảo quản nội vi (in-situ) và ngoại vi (ex-situ) đã lên đến 13.500 giống của
h
ơn 100 loài cây trồng. Công tác bảo quản giữ được đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật
như đặc tính giống, khả năng nảy mầm, tức là đảm bảo giữ giống an toàn và
nguyên trạng.
1.1.1. Đối với cây dừa, phi long, Jatropha
Công tác điều tra, thu thập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen cây dừa ở Việt
Nam đã được Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thực hiện từ thập niên 1980.
Đế
n năm 1995 Dự án COGENT/ADB mà Việt Nam là một thành viên đã đẩy
mạnh hoạt động với kết quả là 41 mẫu giống dừa Việt Nam được đưa vào danh
mục nguồn gen cây dừa quốc tế CGRD (Coconut Genetic Resource Database)

với ký hiệu DGEC (Dong Go Experimental Center). Nguồn gen cây dừa nói
trên đã được bổ sung, bảo tồn trên đồng ruộng tại Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến
Tre và bảo tồn tại vườn của nông dân tổng cộng được 51 mẫ
u giống. Công tác
tư liệu hóa, đánh giá nguồn gen cây dừa đã được thực hiện, đến nay đã có 46
mẫu giống dừa đã được đưa vào sách hình (catalogue). Kết quả phân tích đa
dạng di truyền bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử (molecular markers) cho thấy
nguồn gen cây dừa đang được bảo tồn rất phong phú và đa dạng, đây là nguồn
vật liệu khởi đầu tố
t cho công tác chọn tạo giống dừa mới.
Cây phi long lần đầu tiên được thu thập từ Philippines trong năm 2000 đã
làm phong phú thêm nguồn gen cây nguyên liệu dầu ở Việt Nam. Hiện nay 3
mẫu phi long đang được bảo tồn trên đồng ruộng tại Trung tâm Sản xuất giống
Trảng Bàng, Tây Ninh và tất cả đều đã ra hoa kết quả (tỷ lệ cây mang hoa cái
trên 50%, hạt có hàm lượng dầu/khối lượng khô đạt 68-71%), cây chịu được
khô hạn, d
ễ trồng, chưa thấy sâu bệnh xuất hiện, cho thấy chúng có thể thích
nghi và phát triển tốt tại Việt Nam trong điều kiện trồng quảng canh.
Trung tâm Công nghệ Sinh học lâm nghiệp đã thu thập và tuyển chọn
được 24 mẫu hạt giống Jatropha, trong đó có 18 mẫu giống nhập nội và 6 xuất
xứ bản địa, điều tra tuyển chọn được 48 cây trội với các đặc tính vượt trội về
sinh trưởng, năng suất hạt (2,8-5,0 kg/cây) hàm lượng dầu trong hạt 25-39,5%.
Các xuất xứ và cây trội tuyển chọn đang được trồng khảo nghiệm ở các vùng
sinh thái. Tại vùng đất cát Ninh Phước cây ra hoa, quả sau 5-6 tháng trồng.
Trường đại học Thành Tây đã thu thập được 8 mẫu giống của Trung Quốc, Thái



3
Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản và 15 mẫu giống của Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã thu thập và nhập nội được 71 mẫu
giống Jatropha từ các đề tài nghiên cứu giai đoạn 2007-2011, hiện đang được
đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng, Tây Ninh.
1.1.2. Đối với cây lạc, vừng, đậu tương
Tính đến tháng 12/2012 đã thu thập và bảo tồn được 152 mẫu gi
ống lạc,
70 mẫu giống vừng, 91 mẫu giống đậu tương trong kho lạnh 10
0
C (tổng cộng
313 mẫu giống). Song song với nội dung bảo tồn trong kho lạnh là kết hợp
trồng trên đồng ruộng để đánh giá nhằm phát hiện và đưa nhanh các giống cây
nguyên liệu dầu ngắn ngày có nguồn gen quý vào khai thác, phục vụ sản xuất.
Kết quả là đã tạo ra được nhiều giống lạc, vừng, đậu tương mới có năng suất
cao được nhà nước công nhận và cho phép sử dụng trong sả
n suất.
1.1.3. Đối với cây tinh dầu
Hiện nay, Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đang bảo tồn trên đồng
ruộng 18 mẫu giống các cây tinh dầu tại Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến Tre, tất
cả đều đã được đánh giá, tư liệu hóa. Quy trình kỹ thuật bảo tồn nguồn gen cây
tinh dầu từ phòng thí nghiệm đến vườn ươm và ra ngoài đồng cũng đã hoàn tất,
sẵn sàng cung cấp nguồn gen các cây tinh d
ầu khi sản xuất yêu cầu.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Đối với cây dừa, phi long, Jatropha
Cây dừa được xem như “cây của cuộc sống”, “cây của 1.001 công dụng”,
được trồng rộng rãi tại 93 quốc gia dọc theo đường xích đạo với tổng diện tích
hơn 12,5 triệu ha. Mạng lưới Tài nguyên Di truyền cây dừa Quốc tế (COGENT)
thuộc Tổ chức Đa dạng Sinh học Quốc tế (Bioversity International) đang quản
lý hơn 900 mẫu giống dừa của 38 quốc gia thành viên để thực hiện công tác
chọn tạo, trao đổi giống nhằm mục tiêu gia tăng năng suất và cải thiện các đặc

tính di truyền hữu ích của cây dừa. Ấn Độ đang lưu giữ 132 mẫu giống,
Indonesia đang lưu giữ 107 mẫu giống, Philippines đang lưu giữ 224 mẫu
giống, Thái Lan đang lưu giữ 34 mẫu giống, Côte d’Ivoire đang l
ưu giữ 92 mẫu
giống), tất cả đều được bảo tồn ở dạng ex-situ. Một số quốc gia cũng đã sử dụng
kỹ thuật chỉ thị phân tử để đánh giá mức độ đa dạng di truyền nguồn gen cây
dừa như Sri Lanka, Philippines.
Cây phi long có dầu nhân hạt với hàm lượng rất cao (≥ 70% khối lượng
khô) được xếp vào loại hạt có hàm lượng d
ầu cao nhất. Dầu phi long rất giàu
β
-
Caroten được dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Đồng thời, cây phi
long còn được trồng để chắn bão, mọc được trên các vùng đất sỏi đá, nghèo
dinh dưỡng, lấy gỗ, nên được các nước Philippines, Úc… nghiên cứu phát triển.
Cây phi long có thể là một giải đáp cho các vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí
hậu và đang được Philippines bảo tồn dưới dạng ex-situ.
Việc thu thập các mẫu giống Jatropha và lập vườn tậ
p đoàn giống đã
được triển khai ở Ấn Độ. Viện ICRISAT đã tiến hành thu thập được 15 mẫu
giống từ các bang ở Ấn Độ. Viện đã khảo sát tập đoàn giống Jatropha, kết quả
cho thấy tỷ lệ hoa đực/cái là từ 4:1 tới 16,6:1 và số quả/cây là 90, hàm lượng
dầu từ 33,1-39,1% (ICJC 06091) (Wani SP. 2006). Ấn Độ đã thành công khi
chọn tạo được giống Jatropha mới có hàm lượng dầu 49,2% và 47,8% protein,



4
trong khi các giống hiện có hàm lượng dầu thường dao động trong khoảng từ
31-37% (Wiersma E., 2008). Ngoài ra chương trình nghiên cứu hợp tác của Ấn

Độ và nhiều nước khác cũng đã thành công trong chọn tạo giống Jatropha
không độc, dầu có thể làm dầu ăn và bánh dầu có thể làm thức ăn gia súc. Brazil
đã chọn tạo thành công được giống Jatropha chịu lạnh (Wiersma E., 2008). Đã
thử nghiệm thành công cấy mô Jatropha ở Ấn Độ, Singapore và các cây cấy mô
năng suất cao đang
được cung cấp cho sản xuất. Theo M. Paramathma (2009),
Ấn Độ đã thu thập được 2315 mẫu giống Jatropha từ khắp nơi trên thế giới để
phục vụ cho chương trình lai tạo giống. Theo Parthiban (2009), đã tiến hành
chương trình lai tạo giữa các loài Jatropha khác nhau, phần lớn đã không đạt kết
quả mong muốn. Tuy nhiên đã thành công và tạo được nhiều tổ hợp lai giữa 2
loài Jatropha curcas và Jatropha integerrima.
1.2.2. Đối với cây lạc, vừng, đậu t
ương
Mỹ có ngân hàng gen lạc ở hình thức kho lạnh rất phong phú với gần
29.000 mẫu giống, Trung Quốc có hơn 6.000 mẫu giống. ICRISAT là tổ chức
quốc tế lớn chuyên nghiên cứu và phát triển cây trồng vùng bán khô hạn đang
bảo tồn hơn 14.000 mẫu giống lạc được thu thập từ 81 nước trên thế giới. Các
cây có dầu ngắn ngày phổ biến khác như vừng, đậu tương đã được xem như
những cây công nghiệp lấy dầu quan trọng, hằng năm cung cấp một sản lượng
lớn dầu vừng, dầu đậu tương cho nhu cầu dầu thực vật ngày càng tăng của thế
giới. Nguồn gen cây lạc, vừng, đậu tương được bảo tồn ngắn và trung hạn trong
kho lạnh.
Hiện nay việc tuyển chọn các giống lạc, vừng, đậu tương được thực hiện
chủ yếu tại một số cơ sở nghiên cứu như: Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng
vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT), Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt
đới (CIAT), Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (IITA), Trung tâm Nghiên
cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR)… Cho đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về chọn giống các cây có dầu ngắn ngày nói trên theo hướng chọn
các giống có năng suất và hàm lượng dầu cao, có th
ời gian sinh trưởng ngắn,

chín sớm, có khả năng kháng bệnh và chịu hạn cao.
1.2.3. Đối với các loại cây tinh dầu
Việc lưu giữ nguồn gen được thực hiện tại các cơ quan chuyên môn, đặc
biệt là các ngành dược liệu và y tế dưới 2 hình thức in-vitro và ex-situ nhằm lưu
giữ gen, đảm bảo được tính ổn định và chọn tạo ra các giống có các đặc tính
chuyên biệt, phục vụ nhu cầu đ
a dạng của người tiêu dùng.




5
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Vật liệu
- Các giống cây nguyên liệu dầu:
* Nhóm cây dài ngày: dừa, phi long, Jatropha.
* Nhóm cây ngắn ngày: lạc, vừng, đậu tương.
- Các giống cây tinh dầu: sả, gừng, bạc hà, hương nhu, tràm trà …
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, đánh giá theo phương pháp của BI, ICRISAT và phần mềm quản lý
nguồn gen cây công nghiệp (Bộ Công Thương).
- Phương pháp bảo tồn lưu giữ tùy theo từng đối tượng nghiên cứu:
* Cây dừa: bảo tồn ex-situ kết hợp b
ảo tồn in-situ.
* Cây phi long, cây tinh dầu, Jatropha: bảo tồn ex-situ.
* Cây lạc, cây vừng, cây đậu tương: bảo tồn trong kho lạnh 10
0
C
- Địa điểm bảo tồn:

* Cây dừa, cây tinh dầu: Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến Tre.
* Cây phi long, Jatropha: TT Sản xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh.
* Cây ngắn ngày: lạc, vừng, đậu tương trong kho lạnh tại Trung tâm Sản
xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh.
2.3. Thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu
- Thiết bị: máy định vị cầm tay, máy chụp ảnh KTS, máy phân tích hàm
lượng dầu, cân phân tích, máy đo pH, máy điều hoà nhiệt độ, máy đóng gói
chân không.
- Dụng cụ: các loại dụng cụ cầm tay đơn giản để cân, đo đếm
- Nguyên liệu: các mẫu giống cây có dầu, tinh dầu, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật…
















6
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN


3.1. Cây dừa
3.1.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012
- Bảo tồn, lưu giữ an toàn 51 mẫu giống dừa (45 mẫu ex-situ, 6 mẫu in-
situ)
- Thu thập bổ sung 2 giống trồng tại Trung tâm Dừa Đồng Gò: King
Coconut, Xiêm núm
- Trồng dặm/trồng bổ sung: Tất cả các giống có cây bị chết trong quá
trình bảo tồn, lưu giữ.
- Theo dõi, đánh giá đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu sâu
bệnh, tác động c
ủa môi trường… đến các mẫu giống trong vườn tập đoàn.
- Chăm sóc vườn tập đoàn giống theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên
cứu Dầu và Cây có dầu.
3.1.2 Kết quả đạt được
3.1.2.1. Bảo tồn, lưu giữ an toàn nguồn gen cây dừa hiện có
Chăm sóc định kỳ: Làm cỏ, bón phân 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa, với
liều lượng: 1,5 kg Urê + 1,5 kg super lân + 1,5 kg Kali cho 1 cây/năm. Mặc dù
khoảng 60% diệ
n tích trồng tập đoàn giống đã được nạo vét từ cuối năm 2010
nhưng do mùa khô năm 2011 kéo dài, nước cạn kiệt, cỏ dại mọc nhiều trở lại
trong các kênh mương làm hạn chế dòng chảy nên việc tháo rửa phèn vẫn chưa
tốt.
Tuy nhiên, tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất dừa nói
chung và năng suất dừa quỹ gen nói chung năm nay đã trở lại bình thường do
không còn ảnh h
ưởng của hiện tượng thời tiết bất thường như ở năm 2010.
Tình hình sâu bệnh:
Bọ dừa (Brontispa longissima) tấn công nhiều ở cây dưới 3 năm tuổi,
được xử lý dễ dàng bằng những loại thuốc trừ sâu thông thường. Hầu hết diện
tích dừa lùn đều bị bọ dừa gây hại ở mức độ trung bình, chưa ảnh hưởng đến

năng suất nh
ờ ảnh hưởng của quần thể ong ký sinh (Acecodes Hispinarum).
Kiến vương (Orytecs rhinoceros L.) gây hại hơn 30% diện tích dừa quỹ gen
trưởng thành ở mức độ nhẹ (ảnh hưởng từ 2-3 lá), nhất là ở diện tích ngoài bìa
của khu vườn, khoảng 4-5% dừa con dưới 3 năm tuổi bị kiến vương làm chết
mặc dù đã được phòng ngừa bằng cách xử lý Regent 800 WG. Mặc khác, việc
phối hợp trồng kh
ảo nghiệm dược liệu ở lô A có sử dụng nguồn phân hữu cơ
với khối lượng lớn đã làm cho mật độ kiến vương xuất hiện nhiều hơn, gây hại
trên 50% diện tích dừa lùn lô B và lô C, tuy nhiên còn ở mức độ nhẹ, chưa ảnh
hưởng đến năng suất.
Đuông (Rhychophorus ferrugineus) tấn công làm chết khoảng 3% diện
tích dừa quỹ gen nhất là ở những liếp ngoài bìa khu vườ
n, nơi bị kiến vương tấn
công nhiều.
Nhờ việc quản lý phòng trừ dịch bệnh tốt hơn bằng cách phun thuốc trừ
nấm định kỳ mỗi tháng một lần nên không thấy bệnh thối đọt xuất hiện trên cây
dừa con mới trồng dưới 3 năm tuổi.



7
3.1.2.2. Thu thập bổ sung
Thu thập mới, thu thập để trồng bổ sung đủ số lượng giống và số lượng
cây trong tập đoàn giống là nhiệm vụ thường xuyên của công tác bảo tồn. Giống
dừa Vua (King Coconut) có nguồn gốc từ Sri Lanka được trồng tại Bến Tre từ
năm 2006 và được bảo tồn in – situ tại Công ty Chế biến dừa Phú Hưng (Tp.
Bến Tre) từ năm 2007, Trung tâm đã thu thậ
p bổ sung về và trồng tại vườn tập
đoàn giống số lượng 04 cây (khoảng 4 tháng tuổi sau khi ươm) vào cuối tháng

10/2012.
Năm 2012, Trung tâm đã đưa ra trồng bổ sung 21 cây dừa Xiêm núm, 57
cây dừa Xiêm xanh ở tại lô A.
Nhìn chung, nguồn gen cây dừa được bảo tồn, lưu giữ an toàn ở cả 2 hình thức
ex-situ và in-situ. Đồng thời, việc thu thập trồng mới, trồng bổ sung được thực
hiện đầy
đủ theo nhiệm vụ được giao.
3.2. Cây tinh dầu
3.2.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012
- Bảo tồn Ex – situ tổng cộng 17 mẫu giống tại vườn ươm Trung tâm dừa
Đồng Gò, Bến Tre.
- Thu thập và trồng dặm các mẫu cây tinh dầu bị chết, thiếu.
- Tiếp tục nhân và lưu giữ giống trong vườn lưu giữ bằng hạt, cũ, chồi
theo từng đồi tượng lưu giữ).
3.2.2. K
ết quả đạt được
3.2.2.1. Bảo tồn trên đồng ruộng nguồn gen cây tinh dầu hiện có
Chăm sóc và bảo quản an toàn 18/22 mẫu giống cây tinh dầu chuyển
trồng từ năm 2008 – 2009. Đối với cây gừng không chịu được nước phèn, mặn
trong mùa khô nên phải lưu giữ bằng bầu nilon ở nơi thoáng mát nhưng vẫn bị
hiện tượng củ khô dần như năm 2011, tuy nhiên đến mùa mưa trồng lại thì cây
dần dần phát triển tốt hơn. Các giống cây bạc hà do trồng nhiều năm trên một
diện tích đất nên đã có hiện tượng lão hóa, sẽ được chuyển sang phần diện tích
khác vào đầu mừa mưa năm sau bằng phương pháp nhân giống vô tính.
3.2.2.2. Thu thập bổ sung
Năm 2012 Trung tâm chỉ mới thu thập bổ sung 01 giống Quế thanh (03
cây con cao khoảng 10 cm), hiện đang chăm sóc trong vườn ươm. Còn lại 04
mẫu giống khác
đang tiếp tục tìm nguồn giống để bổ sung.
3.2.2.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển các mẫu cây tinh dầu

đang được trồng tại vườn tập đoàn giống của Trung tâm dừa Đồng Gò
Sau hơn 4 năm bảo tồn, lưu giữ các mẫu giống cây tinh dầu tại Trung tâm
dừa Đồng Gò, có thể chia các mẫu giống cây tinh dầu ra làm 2 nhóm tùy theo
khả năng thích nghi điều kiện môi trường nơi bả
o tồn:
* Nhóm có khả năng thich nghi tốt với điều kiện nơi bảo tồn
- Cây Bạc hà, cây Hương nhu, cây Hương bài: Đây là những loại cây có
khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt, đồng thời việc nhân giống cũng dễ
dàng bằng cách gieo hạt hoặc tự phát tán hạt ra chung quanh.
- Cây Sả chanh: Thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và dễ dành nhân
giống bằng cách tách cây con ra để trồng.



8
- Cây Tràm úc, cây Tràm trà 2, cây Bạch đàn chanh, cây Long não có khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa mưa, đến mùa khô cây có thể chịu
được khô hạn và phát triển bình thường.
* Nhóm có khả năng thích nghi trung bình với điều kiện nơi bảo tồn
- Các giống gừng có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường trong
mùa mưa, tuy nhiên nếu mưa dầm thì rất dễ bị nhiễm bệnh. Việc bảo quản giống
gừng trong mùa khô cũng gặp nhiề
u kho khăn do hiện tượng khô chết dần.
* Nhóm giống có khả năng sinh trưởng và phát triển kém
- Cây Quế thanh, cây Dó bầu có khả năng sinh trưởng và phát triển rất
kém trong điều kiện khô hạn và nhiễm phèn, mặn của nơi bảo tồn. Cây Quế
thanh trồng cuối năm 2009. chỉ sau mùa khô năm 2010 thì bị chết hoàn toàn.
Cây Dó bầu cũng bị chết dần sau 3 năm trồng.
- Cây Thiên niên kiện cũng tương tự như cây Dó b
ầu dần dần chết sau 03

năm trồng.
Riêng cây Tràm Trà 1 do chưa được trồng lại nên chưa đánh giá được khả
năng sinh trưởng và phát triển của nó.
Bảng 3.1: Danh sách các giống tinh dầu được bảo tồn ex-situ tại Đồng Gò
STT Tên giống Ký hiệu Diện tích
(m2)
Số cây bảo tồn
(cây)
1 Bạc hà Nhật BHN 4
2 Bạc hà NV 74 NV74 4
3 Bạc hà NV 76 NV76 4
4 Bạc hà DL 101 DL101 4
5 Bạc hà Dl 112 DL112 4
6 Gừng VN1 VN1 4
7 Gừng VN2 VN2 4
8 Gừng Đài loan GDL 4
9 Gừng Hawaii GH 4
10 Gừng Thái lan GT9 4
11 Hương nhu HN 4
12 Sả chanh SC 8
13 Hương bài HB 4
14 Tràm Úc TU 7
15 Long não LN 6
16 Bạch đàn chanh BĐC 5
17 Tràm trà 2 TT2 3
18 Cây Quế Thanh QT 3
19 Thiên niên kiện TNK 0
20 Dó bầu DB 0
21 Thanh hao hoa vàng TH 0
22 Tràm trà 1 TT1 0

3.3. Cây phi long
3.3.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012
- Bảo tồn, lưu giữ an toàn 3 mẫu giống Phi long hiện có tại Trung tâm sản
xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh.



9
Nhóm A: 12 cây, nhập hạt và cây giống năm 2000, trồng năm 2001 (11
năm tuối).
Nhóm B: 08 cây, nhập hạt và ươm trồng năm 2002 (10 năm tuổi).
Nhóm C: 10 cây, nhập hạt và ươm trồng năm 2003 (9 năm tuổi).
- Theo dõi, đánh giá đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu sâu
bệnh, tác động của môi trường… đến các mẫu giống trong vườn tập đoàn.
3.3.2. Kết quả đạt được
3.3.2.1. Bảo tồn trên đồng ruộ
ng nguồn gen cây Phi long hiện có
Chăm sóc và bảo quản an toàn 3 mẫu giống Phi long (54 cá thể) tại Trung
tâm sản xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh.
Việc chăm sóc vườn cây phi long được làm thường xuyên theo định kỳ 2
lần/năm (đầu mùa mưa và cuối mùa mưa): 0,8kg NPK (15-15-20)/gốc, cày
chống cháy giữa 2 hàng cây, làm cỏ gốc.
Trồng bổ sung: hiện nay đã trồng bổ sung 8 cây nhóm A (tổng cộng 20),
7 cây nhóm B (tổng cộng 15), 9 cây nhóm C (tổng cộng 19) được ươm từ hạ
t
thu của từng nhóm. Nâng tổng số cá thể phi long trồng trong vườn bảo tồn là 54
cây. Cây con trồng bổ sung đang sinh trưởng và phát triển bình thường.
3.2.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển các mẫu giống phi long
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây phi long nhóm A (12 cây)
Chỉ tiêu

Chiều
cao cây
(cm)
Chu
vi
gốc
(cm)
Độ cao
phân
cành
(cm)
Tổng
số
cành
Đường
kính
tán
(cm)
Số cây
mang
quả
(%)
Năng suấ
t
quả/cây
/năm (kg)
TB 1.098 110 336 151 509 58,3 40
CV% 7,2 10,2 24,0 56,5 20,3

Bảng 3.3: Hàm lượng dầu và thành phần axít béo trong dầu của nhóm A

STT Chỉ tiêu Phương pháp Kết quả
1 Khối lượng quả (còn
phần thịt vỏ)
22 g
2 Khối lượng hạt 18,3 g
3 Tỷ lệ nhân/gáo 31,12 %
4 Độ ẩm AOCS Ca 2c-
93
25,60 %
5 Hàm lượng dầu / khối
lượng khô tuyệt đối
AOCS Aa4-38 71,56 %
6 Thành phần axít béo
trong dầu
AOCS Ce 1e-
91
Axit Myristic (C14:0): 0,11 %
Axit Palmitic (C16:0): 32,26 %
Axit Palmitoleic (C16:1): 0,28 %
Axit Stearic (C18:0): 11,10 %

Axit Oleic (C18:1): 47,21 %
Axit Linoleic (C18:2): 8,42 %
Axit Linolenic (C18:3): 0,61 %
Axit Arachidic (C20:0): vết



10
Sau 10 năm trồng cây phi long nhóm A sinh trưởng, phát triển bình

thường, chưa ghi nhận sâu bệnh xuất hiện, có khả năng chịu hạn khá trong mùa
nắng. Tất cả các cây đều ra hoa, tỷ lệ cây mang quả (cây cái) đạt 58,3%.
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây phi long thuộc nhóm B (8 cây)
Chỉ tiêu
Chiều
cao
cây
Chu vi
gốc
(cm)
Độ cao
phân
cành
(cm)
Tổng số
cành
Đường
kính tán
(cm)
Số cây
mang
quả
(%)
Năng
suất
quả
/cây
/năm
(kg)
TB 1.097 95 369 142 400 62,2 20*

CV% 8,4 14,5 20,2 55,3 12,1
(*) Cây nhóm B không được tạo tán nên năng suất thấp.
100% số cây nhóm B đã ra hoa, tỷ lệ cây cái đạt 62,2%. Cây phi long sinh
trưởng, phát triển bình thường, chưa ghi nhận sâu bệnh xuất hiện, có khả năng
chịu hạn khá trong mùa nắng.
Bảng 3.5: Hàm lượng dầu và thành phần axít béo trong dầu của nhóm B
STT Chỉ tiêu Phương pháp Kết quả
1 Khối lượng quả (còn
phần thịt vỏ)
24 g
2 Khối lượng hạt 15,1 g
3 Tỷ lệ nhân/gáo 30,73 %
4 Độ ẩm AOCS Ca 2c-93 15,24 %
5 Hàm lượng dầu / khối
lượng khô tuyệt đối
AOCS Aa4-38 67,31 %
6 Thành phần axít béo
trong dầu
AOCS Ce 1e-91 Axit Myristic (C14:0): 0,08 %
Axit Palmitic (C16:0): 31,09 %
Axit Palmitoleic (C16:1): 0,21 %
Axit Stearic (C18:0): 10,38 %

Axit Oleic (C18:1): 49,13 %
Axit Linoleic (C18:2): 8,51 %
Axit Linolenic (C18:3): 0,60 %
Axit Arachidic (C20:0): vết

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây phi long thuộc nhóm C (10 cây)
Chỉ

tiêu
Chiều
cao
cây
Chu
vi gốc
(cm)
Độ cao
phân
cành
(cm)
Tổng
số
cành
Đường
kính
tán
(cm)
Số cây
mang
quả
(%)
Năng
suất
quả/cây
/năm
(kg)
TB 940 77 345 65 331 70,0 14*
CV% 8,5 15,1 26,6 57,3 14,0
(*) Cây nhóm C không được tạo tán, trồng sau nên năng suất thấp

Có 70 % số cây nhóm C là cây cái (mang quả). Khả năng chịu hạn tốt,
chưa ghi nhận các loại sâu bệnh gây hại.



11
Bảng 3.7: Hàm lượng dầu và thành phần axít béo trong dầu của nhóm C
STT Chỉ tiêu Phương pháp Kết quả
1 Khối lượng quả (còn
phần thịt vỏ)
21 g
2 Khối lượng hạt 18,0 g
3 Tỷ lệ nhân/gáo 33,77 %
4 Độ ẩm AOCS Ca 2c-93 12,31 %
5 Hàm lượng dầu / khối
lượng khô tuyệt đối
AOCS Aa4-38 67,34 %
6 Thành phần axít béo
trong dầu
AOCS Ce 1e-91 Axit Myristic (C14:0): vết
Axit Palmitic (C16:0): 31,96 %
Axit Palmitoleic (C16:1): 0,25
%
Axit Stearic (C18:0): 13,55 %

Axit Oleic (C18:1): 48,74 %
Axit Linoleic (C18:2): 4,99 %
Axit Linolenic (C18:3): 0,52 %
Axit Arachidic (C20:0): vết
 Hình dáng cây, lá, hoa, trái: không khác biệt giữa 3 nhóm mẫu.

 Tỷ lệ nhân/gáo dao động trong khoảng 30,73-33,77%.
 Hàm lượng dầu: nhóm A cao nhất (71,56%), hai nhóm B và C cùng ở mức
67,3%.
 Thành phần axít béo trong dầu: nhìn chung không có khác biệt và đều có
hàm lượng Axit Oleic (C:18:1) dao động ở mức 47,21-49,13%. Dầu phi long
không có aflatoxin, axit béo tự do thấp, có giá trị dinh dưỡng tương đương dầu
ô-liu.
3.4. Cây Jatropha
3.4.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012
- Thu thập mới: 10 mẫu giống Jatropha.
- Bảo tồn và lưu giữ ngoài đồng (tính
đến hết năm 2012): 81 mẫu giống
(trong đó gồm 71 mẫu hiện có và 10 mẫu mới thu thập trong năm 2012).
- Đánh giá nguồn gen: 10 mẫu giống Jatropha hiện có.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu: 10 mẫu giống Jatropha hiện có
- Theo dõi, đánh giá đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu sâu
bệnh, tác động của môi trường… đến các mẫu giống trong vườn tập đoàn.
- Chăm sóc vườn tập đoàn giố
ng theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên
cứu Dầu và Cây có dầu.
3.4.2. Vật liệu và phương pháp
3.4.2.1. Vật liệu
- 10 mẫu giống Jatropha mới được thu thập từ Pháp trong năm 2012.
- 10 mẫu giống Jatropha hiện có (trồng từ tháng 9/2008) được khảo sát,
đánh giá, tư liệu hóa, bao gồm: 4 mẫu thu thập trong nước, 6 mẫu nhập nội (1
mẫu từ Lào, 1 mẫu từ Trung Quốc, 1 mẫu từ Singapore, 1 mẫu từ Malaysia, 1
mẫu từ
Brazil, 1 mẫu từ Senegal).




12
3.4.2.2. Phương pháp
- Các mẫu giống thu thập mới từ Pháp được trồng tuần tự không lặp lại,
mỗi giống 10 cây, khoảng cách trồng 2m x 3m (mật độ 1667 cây/ha).
- Các mẫu giống khảo sát, đánh giá, tư liệu hóa nguồn gen được trồng
tuần tự không lặp lại, mỗi giống 10 cây, khoảng cách trồng 2m x 3m (mật độ
1667 cây/ha). Trồng từ tháng 9/2008 (4 năm tuổi).
- Đánh giá các đặc tính nông sinh học theo các chỉ tiêu như sau:
STT Chỉ
tiêu theo dõi STT Chỉ tiêu theo dõi
1 Chu vi gốc (cm) 9 Số hạt/quả
2 Chiều cao cây (cm) 10 Màu hạt
3 Đường kính tán (cm) 11 Dài hạt
4 Số cành/cây (cành) 12 Rộng hạt
5 Số chùm hoa/cành 13 Khối lượng 100 hạt (g)
6 Số chùm hoa/cây 14 Năng suất hạt/cây
7 Số trái/cành 15 Năng suất hạt/ha
8 Số trái/cây 16 Hàm lượng dầu (%)
- Tư liệu hóa các mẫu giống Jatropha bằng phần mềm do Viện Nghiên
cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp cung cấp.
* Kỹ thuật canh tác:
Làm cỏ, bón phân 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
Liều lượng phân bón: 0,15 kg Urê + 0,5 kg super lân + 0,15 kg Kali +
2kg phân chuồng cho 1 cây/năm.
Theo dõi khả năng sinh trưởng, pháp triển, năng suất của tập đoàn giống
Jatropha hiện có và thu thập mới.
* Địa điểm bảo tồn: Trung tâm sản xuấ
t Giống Trảng Bàng, Tây Ninh.
* Xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel.

3.4.3. Kết quả và thảo luận
3.4.3.1. Thu thập các mẫu giống Jatropha
Đã thu thập được 10 mẫu giống Jatropha mới từ Pháp trong năm 2012.
Các mẫu giống Jatropha thu thập mới được trồng bổ sung trong vườn tập
đoàn tại Trung tâm sản xuất Giống Trảng Bàng, Tây Ninh, trong tháng 5/2012.
Hiện nay cây sinh trưởng tốt, s
ẽ tiến hành đánh giá các đặc tính nông sinh học
trong năm 2013.
Bảng 3. 8: Danh sách 10 mẫu giống Jatropha thu thập năm 2012
STT Mẫu giống Nguồn
gốc
STT Mẫu giống Nguồn
gốc
1 PHAP 12-1 Pháp 6 PHAP 12-6 Pháp
2 PHAP 12-2 Pháp 7 PHAP 12-7 Pháp
3 PHAP 12-3 Pháp 8 PHAP 12-8 Pháp
4 PHAP 12-4 Pháp 9 PHAP 12-9 Pháp
5 PHAP 12-5 Pháp 10 PHAP 12-10 Pháp
3.4.3.2. Bảo tồn các mẫu giống Jatropha
Tính đến cuối năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ được 81 mẫu giống
Jatropha (trong đó gồm 71 mẫu có sẵn và 10 mẫu mới thu thập năm 2012).



13
3.4.3.3. Đánh giá, khảo sát các mẫu giống Jatropha
Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.9 cho thấy, chu vi gốc của các giống Jatropha
khảo sát biến động từ 29,6-40,5cm, trong đó giống nhập nội từ Brazil có chu vi
gốc lớn nhất (40,5cm), kế đến là giống VN08-54 (39,3cm). Chiều cao cây của
các giống biến động từ 176,0-232,5cm, giống Malaysia có chiều cao cây lớn

nhất (232,5cm), kế đến là giống Brazil (210,0cm), giống nhập từ Singapore có
chiều cao cây thấp nhất (176cm).
Đường kính tán của các giống biến động từ
166-264,3cm, giống Malaysia có đường kính tán lớn nhất (264,3cm), kế đến là
giống VN08-89. Số cành trên cây của các giống biến động từ 22,1-39,1 cành,
giống VN08-57 có số cành nhiều nhất (39,1 cành), kế đến là giống VN08-89
(39,0 cành), giống nhập từ Senegal có số cành ít nhất (22,1 cành).
Bảng 3.9: Một số đặc tính nông sinh học chủ yếu của các giống Jatropha
khảo sát
STT Tên mẫu giống Chu vi
gốc (cm)
Chiều cao
cây (cm)
Đường kính
tán (cm)
Số cành/cây
(cành)
1 L08-39 36,0 196,3 220,0 34,8
2 TQ08-50 34,4 204,0 204,0 31,9
3 VN08-54 39,3 192,2 175,6 32,6
4 VN08-57 36,0 201,3 182,7 39,1
5 Sing08-87 37,6 176,0 166,0 32,4
6 VN08-88 30,4 198,3 207,2 28,8
7 VN08-89 38,8 209,0 231,0 39,0
8 Brazil 40,5 210,0 225,0 31,5
9 Malaysia 35,1 232,5 264,3 30,6
10 Senegal 29,6 188,8 190,6 22,1

Bảng 3.10: Một số đặc tính về hạt của các giống Jatropha khảo sát
STT Tên mẫu giống Màu hạt Dài hạt

(mm)
Rộng hạt
(mm)
KL. 100 hạt
(g)
1 L08-39 Đen 13,5 5,2 67,2
2 TQ08-50 Đen 13,8 5,8 70,0
3 VN08-54 Đen 16,2 6,9 76,1
4 VN08-57 Đen 14,3 5,0 71,3
5 Sing08-87 Đen 13,5 4,9 68,9
6 VN08-88 Đen 15,0 5,6 70,4
7 VN08-89 Đen 16,7 6,0 72,4
8 Brazil Đen 14,8 5,7 71,6
9 Malaysia Đen 14,5 6,1 72,0
10 Senegal Đen 15,3 6,3 74,6
Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.10 cho thấy, hạt của các giống Jatropha khảo
sát đều có màu đen. Khối lượng 100 hạt biến động từ 67,2-76,1g, trong đó
giống VN08-54 có khối lượng 100 hạt lớn nhất (76,1g), kế đến là giống Senegal
(74,6g), giống VN08-89 (72,4g), giống Malaysia (72,0g). Chiều dài hạt của các
giống biến động từ 13,5-16,7mm; chiều rộng hạt biến động từ 4,9-6,9mm.




14
Bảng 3.11: Một số yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hàm lượng dầu
của các giống Jatropha khảo sát
STT Tên mẫu
giống
Số chùm

quả/cây
Số
quả/chùm
Số
quả/cây
Năng suất
(kg/ha)
HLD
(%)
1 L08-39 63,5 4,5 301,5 1002 26,6
2 TQ08-50 62,9 4,3 243,6 985 29,1
3 VN08-54 69,3 4,4 269,1 1050 33,0
4 VN08-57 75,5 4,9 328,5 1163 34,3
5 Sing08-87 71,8 5,0 325,6 1090 32,0
6 VN08-88 101,2 3,8 314,5 1064 30,0
7 VN08-89 69,5 4,5 269,6 1010 27,8
8 Brazil 104,0 3,7 252,4 975 31,5
9 Malaysia 103,7 7,9 811,1 2740 32,8
10 Senegal 68,1 5,2 360,5 1265 31,1
Dựa vào kết quả ghi nhận được ở Bảng 3.11 cho thấy:
Số chùm quả trên cây biến động rất lớn giữa các giống khảo sát, dao động
từ 62,9-104,0 chùm quả/cây, trong đó giống nhập từ Brazil có số chùm quả lớn
nhất (104,0 chùm), kế đến là giống Malaysia (103,7 chùm), giống VN08-88
(101,2 chùm).
Số quả trên chùm biến động từ 3,7-7,9 quả, trong đó giống Malaysia có
số quả/chùm lớn nhất (7,9 quả), kế đến là gi
ống Senegal (5,2 quả).
Số quả trên cây biến động từ 243,6-811,1 quả; trong đó giống Malaysia
có số quả/cây lớn nhất (811,1 quả); kế đến là giống Senegal (360,5 quả).
Năng suất của các giống Jatropha khảo sát biến động từ 975-2740 kg/ha,

trong đó giống Malaysia có năng suất cao nhất (2740 kg/ha), kế đến là giống
Senegal (1265 kg/ha), giống VN08-57 (1163 kg/ha).
Hàm lượng dầu của các giống Jatropha khảo sát biến động từ 26,6-34,3%,
trong đó giống VN08-57 có hàm lượng d
ầu cao nhất (34,3%), kế đến là giống
VN08-54 (33,0%), giống Malaysia (32,8%).



15
3.4.3.4. Tư liệu hóa các mẫu giống Jatropha
Bảng 3.12: Phân nhóm 10 giống Jatropha trồng tháng 9/2008 (4 năm tuổi)
STT Chỉ tiêu Biến động Số
giống
Tên giống
< 100 cm 0
100-200 cm

5 L08-39, VN08-54, Sing08-87, VN08-88,
Senegal
1 Chiều
cao cây
> 200 cm 5 TQ08-50, VN08-57, VN08-89, Brazil,
Malaysia
< 20 cành 0
20-30 cành 2 VN08-88, Senegal
2 Số
cành/cây
> 30 cành 8 L08-39, TQ08-50, VN08-54, VN08-57,
Sing08-87, VN08-89, Brazil, Malaysia

< 300 quả 4 TQ08-50, VN08-54, VN08-89, Brazil
300-500 quả

5 L08-39, VN08-57, Sing08-87, VN08-88,
Senegal
3 Số
quả/cây
> 500 quả 1 Malaysia
< 60g 0
60-70g 3 L08-39, TQ08-50, Sing08-87
4 Khối
lượng
100 hạt
> 70g 7 VN08-54, VN08-57, VN08-88, VN08-
89, Brazil, Malaysia, Senegal
< 30% 3 L08-39, TQ08-50, VN08-89
30-35%

7 VN08-54, VN08-57, Sing08-87, VN08-
88, Brazil, Malaysia, Senegal
5 Hàm
lượng
dầu
> 35% 0
< 1000 2 TQ08-50, Brazil
1000-2000 7 L08-39, VN08-54, VN08-57, Sing08-87,
VN08-88, VN08-89, Senegal
6 Năng
suất
(kg/ha)

> 2000 1 Malaysia
Dựa vào kết quả khảo sát, đề tài giới thiệu 3 giống Jatropha có nhiều ưu
điểm nổi bậc so với các giống còn lại để phục vụ cho công tác chọn tạo giống
(Bảng 3.13).
Bảng 3. 13: Một số giống Jatropha triển vọng tư liệu hóa năm 2012
Đặc điểm nổi bậc
STT Tên giống
Số
cành/cây
(cành)
Số
quả/cây
(quả)
KL. 100
hạt (g)
Năng
suất
(kg/ha)
Hàm
lượng
dầu (%)
1 Malaysia 30,6 811,1 72,0 2740 32,8
2 Senegal 22,2 360,5 74,6 1265 31,1
3 VN08-57 39,1 328,5 71,3 1163 34,3




16
Bảng 3.14: Kết quả tư liệu hóa 10 mẫu giống Jatropha 4 năm tuổi (trồng 2008)

STT Tên giống
L08-39 TQ08-50 VN08-54 VN08-57 Sing08-87 VN08-88 VN08-89 Brazil Malaysia Senegal
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
I Nguồn gốc chung
1 Tên khoa học Jatropha curcas
2 Tên thường gọi
L08-39 TQ08-50 VN08-54 VN08-57 Sing08-87 VN08-88 VN08-89 Brazil Malaysia Senegal
3 Tên mã hiệu
L08-39 TQ08-50 VN08-54 VN08-57 Sing08-87 VN08-88 VN08-89 Brazil Malaysia Senegal
4 Người thu thập Giang Giang Giang Giang Giang Giang Giang Giang Giang Giang
5 Cơ quan thu thập IOOP IOOP IOOP IOOP IOOP IOOP IOOP IOOP IOOP IOOP
6 Thời gian thu thập 2008 2008 2008 2008 2008 2008 2008 2008 2008 2008
7 Nguồn thu thập Lào T.Quốc VN VN Singapo VN VN
Brazil Malaysia Senegal
8 Nguồn gốc giống Lào T.Quốc VN VN Singapo VN VN
Brazil Malaysia Senegal
III Mô tả thân và cành
9 Chu vi gốc (cm) 36,0 34,4 39,3 36,0 37,6 30,4 38,8 40,5 35,1 29,1
10 Cao cây (cm) 196,3 204,0 192,2 201,3 176,0 198,3 209,0 210,0 232,5 188,8
11
Đường kính tán (cm)
220,0 204,0 175,6 182,7 166,0 207,2 231,0 225,0 264,3 190,6
12 Số cành/cây 34,8 31,9 32,6 39,1 32,4 28,8 39,0 31,5 30,6 22,1
IV Mô tả lá
13 Dạng lá
14 Màu lá Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh
V Mô tả hoa
15 Màu hoa Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng
VI Mô tả trái và hạt
16 Số chùm quả/cây 63,5 62,9 69,3 75,5 71,8 101,2 69,5 104,0 103,7 68,1

17 Số quả/chùm 4,5 4,3 4,4 4,9 5,0 3,8 4,5 3,7 7,9 5,2
18 Số quả/cây 301,5 243,6 269,1 328,5 325,6 314,5 269,6 252,4 811,1 360,5
19 Số hạt/quả 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3
20 Dài hạt 13,5 13,8 16,2 14,3 13,5 15,0 16,7 14,8 14,5 15,3
21 Rộng hạt 5,2 5,8 6,9 5,0 4,9 5,6 6,0 5,7 6,1 6,3
22 Màu hạt Đen Đen Đen Đen Đen Đen Đen Đen Đen Đen
23 Hình dạng hạt Dài Dài Dài Dài Dài Dài Dài Dài Dài Dài
VIII Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
24
Năng suất hạt (kg/ha)
1002 985 1050 1163 1090 1064 1010 975 2740 1265
25 KL. 100 hạt (g) 67,2 70,0 76,1 71,3 68,9 70,4 72,4 71,6 72,0 74,6
26
Hàm lượng dầu (%)
26,6 29,1 33,0 34,3 32,0 30,0 27,8 31,5 32,8 31,1
3.5. Cây lạc
3.5.1. Nhiệm vụ được giao trong năm 2012
- Điều tra, thu nhập, đánh giá ngoài đồng ruộng: 10 giống lạc mới.
- Bảo tồn, lưu giữ (tính đến hết năm 2012): 152 mẫu giống lạc (trong đó
gồm 142 mẫu có sẵn và 10 mẫu mới thu thập trong năm 2012).
- Đánh giá nguồn gen: 10 mẫu giống lạc thu thập năm 2012.
- Xây dựng cơ sở dự liệu: 10 mẫu giống l
ạc thu thập năm 2012
- Bảo tồn trung hạn trong kho lạnh chuyên dùng tại TT giống Trảng
Bàng, Tây Ninh. Tổng cộng 152 mẫu giống lạc (Khối lượng bảo quản 50-100
g/mẫu giống).
3.5.2. Vật liệu và phương pháp
3.5.2.1. Vật liệu
Gồm 10 mẫu giống lạc mới thu thập từ Ấn Độ; đối chứng là giống VD1.
3.5.2.2. Phương pháp

- Các mẫu giống được trồng tuần tự không lặp lạ
i, mỗi giống gieo 5m
2
,
gieo 2 hạt/hốc, khoảng cách gieo 20 x 20 cm.
- Lưu giữ các mẫu giống lạc thu thập được trong phòng lạnh 10
0
C.



17
* Kỹ thuật canh tác:
- Làm đất: Đất phải được cày xới kỹ. Lên ô cao 15-20cm, rộng 1m, dài
5m, rãnh rộng 30cm để tiện việc chăm sóc, tưới nước cũng như thoát nước khi
có mưa.
- Phân bón/ha: 200 giạ tro dừa + 300 kg vôi + 40 N (90 kg urê) + 90 P
2
O
5
(600 kg Super lân) + 90 K
2
O (150 kg KCl) + 0,5 B (3,5 kg Pentahydrate borax).
- Cách bón: Rãi toàn bộ vôi + tro dừa trên ruộng trước khi xới lần 1 để
trộn đều vào trong đất sau đó bón lót toàn bộ lân + đạm + kali + borax trước khi
xới lần 2.
- Chăm sóc sau khi gieo: làm cỏ, xới đất trước khi cây ra hoa.
- Phòng trừ sâu bệnh: Có thể sử dụng thuốc Tilt super hoặc Alvin 5SC để
phòng trừ các bệnh đốm lá sớm, muộn và rỉ sắt, Liều lượng phun: 1 lít/ha pha
trong 400 lít nước và phun vào thời điểm 45 và 60 ngày sau gieo. Phun thuốc

trừ sâu khi thấy số
ổ trứng phát hiện đến 2-4 ổ/m
2
và sâu tuổi 3-5 còn sót lại trên
ruộng cao (hơn 2 con/cây), sử dụng thuốc trừ sâu theo liều lượng khuyến cáo
của nhà sản xuất.
- Đánh giá các đặc tính nông sinh học theo các chỉ tiêu như sau:
Số thứ tự Chỉ tiêu theo dõi Số thứ tự Chỉ tiêu theo dõi
1 Thời gian sinh trưởng 20 Gân trái
2 Thời gian ra hoa 21 Mỏ trái
3 Dạng thân 22 Eo trái
4 Lông trên thân 23 Dài trái
5 Chiều cao thân (cm) 24 Vỏ trái
6 Rộng tán (cm) 25 Rộng trái
7 Màu sắc thân 26 Màu hạt
8 Số cành cấp 1 27 Dài hạt
9 Số cành cấp 2 28 Rộng hạt
10 Số cành cấp 3 29 Rỉ sắt
11 Dài lá (mm) 30 Đốm lá
12 Rộng lá (mm) 31 Đốm lá muộn
13 Dạng lá 32 Số trái/cây
14 Màu lá 33 TL. nhân (%)
15 Lông trên bề mặt lá 34 TL. hạt chắc (%)
16 Lông trên mép lá 35 KL.100 hạt (g)
17 Màu hoa 36 Năng suất trái/cây (g)
18 Màu tia 37 Hàm lượng dầu (%)
19 Số hạt/trái
- Tư liệu hóa các mẫu giống lạc bằng phần mềm do Viện Nghiên cứu
Chiến lược Chính sách Công nghiệp cung cấp.
* Địa điểm: Xã Long Sơn – huyện Cầu Ngang – tỉnh Trà Vinh.

* Thời gian: Vụ Thu Đông 2012.
* Xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel.
3.5.3. Kết quả và thảo luận
3.5.3.1. Thu thập các mẫu giống lạc
Đ
ã thu thập được 10 mẫu giống lạc mới từ Ấn Độ.

×