Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.28 MB, 122 trang )


ii

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU




BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG VÀ CHẤT ĐIỀU HÒA
SINH TRƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số230.11.RD/HĐ-KHCN ngày 09/6/2011 giữa Bộ Công
Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu








Chủ trì thực hiện: Ts. Lê Công Nông

Tham gia thực hiện: Ks. Thái Nguyễn Quỳnh Thư
Ks. Võ Bửu Lợi
Ths. Trần Văn Sỹ
Ks. Phạm Văn Ngọc
Ks. Tô Thị Bích Loan


TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2012

i
LỜI NÓI ĐẦU
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dầu thực vật trong bối cảnh
hội nhập, bên cạnh việc các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu
thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã và phát triển
hệ thống phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp thì các cơ
quan chức năng cần có chính sách mạnh để khuyến khích phát triển vùng nguyên
liệu cây có dầu và s
ản xuất dầu thô trong nước, từng bước nâng cao tỷ lệ tự túc
nguyên liệu ngành dầu. Mục tiêu của ngành là từng bước xây dựng và phát triển
ngành dầu thực vật Việt Nam đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản
phẩm cuối cùng, đồng thời tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất
dầu thô và cung cấp khô dầu cho ngành chế biế
n thức ăn chăn nuôi.
Theo qui hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam tại Quyết định số
3388/QĐ-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020 – tầm
nhìn đến 2025 đã đặt ra nhiều vấn đề cả về khoa học và sản xuất cần phải tập

trung giải quyết như
gia tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, giảm
nhập siêu nguyên liệu. Định hướng phát triển là tập trung phát triển vùng nguyên
liệu cây có dầu quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất dầu thô thay thế
dần nguyên liệu nhập khẩu, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới có
năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng và bảo
quản, chế
biến sau thu hoạch. Tập trung nghiên cứu, trồng thử nghiệm để tuyển
chọn được các cây có dầu chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh
tranh với các loại cây khác để phát triển ổn định lâu dài. Tổ chức nghiên cứu và
trồng thử nghiệm giống cây có dầu một cách toàn diện để tạo ra được những
giống cây có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt có th
ể canh tranh với các
loại cây khác. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các Viện, Trung
tâm nghiên cứu giống cây có dầu của Bộ Công Thương, Bộ NN & PTNT để
nghiên cứu, sản xuất giống cây có dầu bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống
lai F1, nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao.
Trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp nói chung và cây đậu tương nói
riêng nhiều năm qua phần lớn đều chú trọng đến các nguyên tố đa lượng (N, P,
K) và đã làm nổi bật được vai trò quan trọng của chúng trong việc nâng cao năng
suất cây trồng. Tuy nhiên, các nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S), đặc biệt là các
nguyên tố vi lượng, mặc dù là một bộ phận không thể tách rời trong dinh dưỡng
cây trồng nhưng hầu như ít được quan tâm nghiên cứu nhiều. Đã đến lúc phải
xem xét vấn đề trung, vi lượng như mộ
t bộ phận cấu thành quan trọng trong giải
pháp tổng thể nâng cao năng suất cây trồng và phát huy tối đa tiềm năng của đất.
Việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và hiệu quả
kinh tế cho ngành sản xuất nguyên liệu chế biến dầu thực vật, từng bước xây
dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung nhằm hạn chế nhập siêu là hết sức c
ần


ii
thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương
vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long”.

iii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU I
MỤC LỤC III
DANH MỤC BẢNG V
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VII
TÓM TẮT ĐỀ TÀI VIII
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 3
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây đậu tương ở Việt Nam 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 24
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 24

1.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới 26
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 32
2.1. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứuERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.2. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác địnhERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.4. Phương pháp canh tác trong thí nghiệm ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 41
3.1. KẾT QU
Ả NGHIÊN CỨU NĂM 2011 41
3.1.1. Nghiên cứu hiệu lực của một số nguyên tố vi lượng đếnsinh trưởng và năng suất cây
đậu tương 41
3.1.2. Nghiên cứu xác định hỗn hợp các nguyên tố vi lượng và phân bón lá thích hợp cho cây
đậu tương 44
3.1.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ phun chất ĐHST mepiquat chloride
(mc), paclobutazol (pz) đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương 47
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU N
ĂM 2012 50
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hỗn hợp đa lượng và vi lượng đến
sinh trưởng và năng suất cây đậu tương 50
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phun chất ĐHST
mepiquat chloride (mc), paclobutazol (pz) đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương 54
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất đhst (paclobutazol) đến
sinh trưởng và năng su
ất cây đậu tương (đồng tháp) 59

i
v
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHỤ LỤC ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI 74



v
DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương 2001-2010 của Việt Nam 5
Bảng 1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất đậu tương phân theo 8 vùng trên cả
nước từ năm 2001-2009
8
Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ 2000-2010 20
Bảng 1.4 Các nước có diện tích, năng suất và sản lượng trồng đậu tương cao
nhất thế giớ
i (2009)
21
Bảng 1.5 Lượng dinh dưỡng trung bình cây lấy đi từ đất 24
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng và hỗn hợp của chúng đến
chiều cao cây, tổng số quả/cây và tỷ lệ đậu quả của cây đậu tương
37
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng và hỗn hợp của chúng đến tỷ
lệ quả 3 hạt, tỷ lệ quả 2 hạt và khố
i lượng 100 hạt của cây đậu tương
37
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng và hỗn hợp của chúng đến
năng suất của cây đậu tương
39
Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế của các nguyên tố vi lượng và hỗn hợp của chúng so
với đối chứng
40
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của hỗn hợp đa - vi lượng và các loại phân bón lá đến
chiều cao cây và tỷ lệ
quả 3 hạt, tỷ lệ quả 2 hạt của cây đậu tương

41
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của hỗn hợp đa vi lượng và các loại phân bón lá đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây đậu tương
41
Bảng 3.7 Tỷ lệ tăng năng suất so với đối chứng 42
Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế của các loại phân bón lá và hỗn hợp đa vi lượng so
với đối chứng
43
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ phun chất điều hòa sinh trưởng
lên chiều cao cây đậu tương (cm)
44
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ phun chất điều hòa sinh trưởng
lên tổng số quả/cây của cây đậu tương (quả/cây)
44
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ phun chất
điều hòa sinh trưởng
lên tỷ lệ quả 3 hạt của cây đậu tương (%)
45
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ phun chất điều hòa sinh trưởng
lên khối lượng 100 hạt của cây đậu tương (g)
45
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ phun chất điều hòa sinh trưởng
lên năng suất thực thu của cây đậu tương (kg/ha)
46
B
ảng 3.14 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hỗn hợp đa lượng và vi lượng
đến chiều cao cây và tổng số quả/cây đậu tương
47
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hỗn hợp. đa lượng và vi lượng
đến tỷ lệ quả 3 hạt, tỷ lệ quả 2 hạt và khối lượng 100 hạt

48
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của một số
loại phân bón hỗn hợp đa lượng và vi lượng 49

vi
đến năng suất đậu tương
Bảng 3.17 Hiệu quả kinh tế của một số loại phân bón hỗn hợp đa lượng và vi
lượng so với đối chứng
50
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất điều hòa sinh
trưởng lên chiều cao cây đậu tương (cm)
51
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất
điều hòa sinh
trưởng lên tổng số quả trên cây đậu tương (trái)
51
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất điều hòa sinh
trưởng lên tỷ lệ quả 3 hạt trên cây đậu tương (%)
52
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất điều hòa sinh
trưởng lên tỷ lệ quả 2 hạt trên cây đậu tương (%)
52
B
ảng 3.22 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất điều hòa sinh
trưởng lên tỷ lệ đậu quả cây đậu tương (%)
53
Bảng 3.23 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất điều hòa sinh
trưởng lên khối lượng 100 hạt trên cây đậu tương (g)
53
Bảng 3.24 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất đ

iều hòa sinh
trưởng lên năng suất lý thuyết trên cây đậu tương (kg/ha
54
Bảng 3.25 Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phun chất điều hòa sinh
trưởng lên năng suất thực thu trên cây đậu tương (kg/ha)
54
Bảng 3.26 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất điều hòa sinh trưởng
lên chiều cao cây đậu tương (cm)
55
Bảng 3.27 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất đ
iều hòa sinh trưởng
lên số quả trên cây đậu tương
55
Bảng 3.28 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất điều hòa sinh trưởng
lên tỷ lệ quả 3 hạt trên cây đậu tương (%)
56
Bảng 3.29 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất điều hòa sinh trưởng
lên tỷ lệ quả 2 hạt trên cây đậu tương (%)
56
Bảng 3.30 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất đ
iều hòa sinh trưởng
lên khối lượng 100 hạt trên cây đậu tương (g)
57
Bảng 3.31 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất điều hòa sinh trưởng
lên năng suất trên cây đậu tương (kg/ha)
57


vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


Ctv: Cộng tác viên
NSG: Ngày sau gieo
CNSH: Công nghệ sinh học
ĐHST: Điều hòa sinh trưởng
Đầu trâu (5-7-9): Phân bón đầu trâu 005-007-009
INSOY: Chương trình đậu tương quốc tế
IITA:Viện nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới
SEARCA: Trung tâm nghiên cứu và học tập sau đại học về Nông nghiệp vùng
Đông Nam Á
AVRDC: Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu Châu Á
ICRISAT: Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn
ACIAR:Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc



viii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Sau hai năm thực hiện, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên
tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương vùng Đông
Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long” đã ghi nhận được các kết quả như sau:
1/ Trong điều kiện vụ Đông xuân và Xuân hè năm 2011 – 2012 trên đất đỏ bazan
tại vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai) và đất phù sa vùng đồng bằng sông C
ửu long
(Đồng Tháp) cho thấy: Các nguyên tố vi lượng Sắt (FeSO
4
); Mangan (MnSO
4

);
Kẽm (ZnSO
4
); Coban (CoSO
4
); Molipdat Amôn; Hỗn hợp các nguyên tố vi
lượng và Hỗn hợp các nguyên tố đa – vi lượng sử dụng phun qua lá cho cây đậu
tương đã có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương như sau:
- Về chiều cao cây: Việc phun các nguyên tố vi lượng, hỗn hợp vi lượng
và hỗn hợp đa – vi lượng đã có tác dụng làm tăng chiều cao cây, đạt cao nhất ở
công thức phun hỗn hợp vi lượng (Zn + Fe + Mn + Mo + Co) (CT6) và hỗn h
ợp
đa – vi lượng (CT7) đạt tương ứng là 55,9 cm; 68,3 cm và 56,7 cm và 69,0 cm
cho cả 2 vùng Đồng Nai và Đồng Tháp.
- Về tổng số quả/cây: Việc phun các nguyên tố vi lượng và hỗn hợp vi
lượng, hỗn hợp đa – vi lượng cho số quả/cây cao hơn đối chứng, đạt cao nhất ở
các công thức phun CoSO
4
, Molipđat Amôn, hỗn hợp vi lượng và hỗn hợp đa –
vi lượng.
- Về tỷ lệ đậu quả (%): Việc phun CoSO
4
, hỗn hợp vi lượng (Zn + Fe +
Mn + Mo + Co) và hỗn hợp đa-vi lượng cho tỷ lệ đậu quả cao nhất ở cả 2 vùng.
- Về năng suất thực thu (kg/ha): Việc phun Molipđat Amôn, CoSO
4
, hỗn
hợp vi lượng (Zn + Fe + Mn + Mo + Co) và hỗn hợp đa-vi lượng ở cả 2 vùng
cho năng suất đậu tương cao nhất, hơn hẳn các công thức phun vi lượng khác và
đối chứng từ 4,98 % - 24,41%. Năng suất đạt cao nhất ở công thức phun hỗn hợp

vi lượng (Zn + Fe + Mn + Mo + Co) và hỗn hợp đa – vi lượng đạt tương ứng cho
vùng Đồng Nai và Đồng Tháp là 2307 kg; 2995,2 kg và 2379 kg; 3086,2 kg/ha
cao hơn đối chứng không phun từ 364 kg/ha – 605,6 kg/ha tương ứng 18,73 –
24,41 %. Lợi nhuậ
n thu được từ phân bón so với đối chứng đạt cao nhất từ
4.772.000 đồng/ha – 8.574.000 đồng/ha và đạt cao nhất ở công thức phun hỗn
hợp đa – vi lượng cho cả 2 vùng.
2/ Hỗn hợp phân bón lá đa – vi lượng đã cho năng suất đậu tương cao nhất và
hơn đối chứng không phun từ 11,12 – 25,88%. Lợi nhuận thu được từ phân bón
đạt từ 1.480.000 đồng/ha – 9.004.000 đồng/ha và đạt cao nhất ở công thức phun
chế phẩm đ
a – vi lượng, tiếp đến là phun Demax 601 ở Đồng Tháp và Đầu trâu
005-007-009 ở Đồng Nai.
3/ Ảnh hưởng của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat Chloride
(PIX) và Pacloputazol (PZ) ở các thời kỳ phun, liều lượng phun, mật độ gieo và
liều lượng phân bón khác nhau đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương ở 2

ix

vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai) và đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp) cho
kết quả như sau:
- Liều lượng phun càng tăng thì chiều cao cây càng thấp, thời kỳ phun càng sớm
thì chiều cao cây càng thấp trên cả 2 vùng sinh thái Đồng Nai và Đồng Tháp.
- Thời kỳ phun thích hợp là sau gieo 30 ngày cho năng suất đậu tương cao nhất ở
tất cả các liều lượng phun (50-100 và 150ml/ha) trên cả 2 vùng.
- Liều lượng phun 150ml/ha trên mật độ gieo 12,5 cây/m
2
cho tỷ lệ đậu quả đạt
cao nhất.
- Liều lượng phun 100ml/ha với lượng phân bón N-P-K = 50-60-60 kg/ha cho số

quả/cây và năng suất thực thu đạt cao nhất.
4/ Hỗn hợp phân bón đa lượng và vi lượng sử dụng bón cho cây đậu tươngcho
thấy: Công thức bón phân đơn NPK có bổ sung các nguyên tố vi lượng (Zn + Fe
+ Mn) và công thức bón phân tổng hợp NPK1 (10-14-14) + vi lượng (Ca, Mg, S,
Zn, Fe, Cu, Mn, B, Mo, Penac P) đã có tác dụng làm tăng chiều cao cây, tổng số
quả/cây, tỷ lệ đậu qu
ả và năng suất thực thu đạt cao nhất và hơn hẳn đối chứng
bón NPK không vi lượng và các công thức bón NPK có bổ sung vi lượng (NPK
+ Zn; NPK + Mn; NPK + Fe và NPK không có vi lượng) từ 2,53 – 27,86%; lợi
nhuận thu được do phân bón đạt 1.072.000 – 7.398.000 đồng/ha.

1

MỞ ĐẦU

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dầu thực vật trong bối cảnh
hội nhập, bên cạnh việc các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu
thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã và phát triển
hệ thống phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp thì các cơ
quan chức năng cần có chính sách mạnh để khuyến khích phát triển vùng nguyên
liệu cây có dầ
u và sản xuất dầu thô trong nước, từng bước nâng cao tỷ lệ tự túc
nguyên liệu ngành dầu. Mục tiêu của ngành là từng bước xây dựng và phát triển
ngành dầu thực vật Việt Nam đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản
phẩm cuối cùng, đồng thời tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất
dầu thô và cung cấp khô dầu cho ngành chế bi
ến thức ăn chăn nuôi.
Đặc biệt, trong những năm gần đây Bộ Công Thương đã đề xuất Chính
phủ cho thành lập chương trình xúc tiến phát triển cây có dầu chủ lực, cho nông
dân vay vốn ưu đãi để phát triển cây có dầu với quy mô lớn, ưu tiên trước hết là

cây đậu nành, lạc và vừng. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có chính sách
mạnh để khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cây có dầ
u và sản xuất dầu
thô trong nước, từng bước nâng cao tỷ lệ tự túc nguyên liệu ngành dầu.
Trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp nói chung và cây đậu tương nói
riêng nhiều năm qua phần lớn đều chú trọng đến các nguyên tố đa lượng (N, P,
K) và đã làm nổi bật được vai trò quan trọng của chúng trong việc nâng cao năng
suất cây trồng. Tuy nhiên, các nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S), đặc biệt là các
nguyên tố vi lượng, mặc dù là một bộ phận không th
ể tách rời trong dinh dưỡng
cây trồng nhưng hầu như ít được quan tâm nghiên cứu nhiều. Đã đến lúc phải
xem xét vấn đề trung, vi lượng như một bộ phận cấu thành quan trọng trong giải
pháp tổng thể nâng cao năng suất cây trồng và phát huy tối đa tiềm năng của đất.
Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế cho ngành sản xuất nguyên li
ệu chế biến dầu thực vật, từng bước xây
dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung nhằm hạn chế nhập siêu là hết sức cần
thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương
vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long”.

Mục tiêu của đề tài:
Xác định được hiệu lực của một số nguyên tố vi lượng và chất điều hoà
sinh trưởng đến sự sinh trưởng và năng suất đậu tương trồng trên đất đỏ bazan
vùng Đông Nam bộ và đất phù sa vùng đồng bằng sông Cửu Long.


2

Cơ sở pháp lý/xuất xứ của đề tài

Đề tài được thực hiện theoQuyết định số 6878/QĐ-BCT ngày 29/12/2010
của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ Khoa
học và công nghệ năm 2011 cho Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu và Hợp
đồng số 230.11.RD/HĐ-KHCN ngày 09/6/2011 của Bộ Công Thương ký với
Viện, Hợp đồng giao khoán nội bộ số 36/HĐGK-VD ngày 27/6/2011 gi
ữa Viện
trưởng vàChủ nhiệm đề tài.

























3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng thích ứng cao với các vùng sinh thái
trong nước. Theo niên giám thống kê Nông nghiệp Việt Nam (2008), cả nước có
46 tỉnh thành trồng đậu tương, các tỉnh có diện tích trồng đậu tương lớn như Hà
Tây cũ (31,8 nghìn ha), Hà Giang (15,9 nghìn ha), Đăk Nông (14 nghìn ha), Đăk
Lăk(9,6 nghìn ha), Sơn La (9,2 nghìn ha).
Trong những năm gần đây, cây đậu tương đã phát triển khá nhanh c
ả về
diện tích và năng suất góp phần tạo ra mặt hàng tiêu dùng nội địa quan trọng.
Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương cả nước đang tăng dần đến
năm 2008 do hiệu quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển dịch
cơ cấu cây trồng mang lại (Nguyễn Thị Thanh Duyên, 2012)[5]

Về diện tích: Diện tích đất trồng đậu tương trên toàn quốc năm 2008 đạt
191,5 nghìn ha nhưng đến năm 2009 diện tích trồng đậu tương bị thu hẹp chỉ còn
146,2 nghìn ha. Nhưng đến năm 2010 diện tích trồng đậu tương tăng lên 197,8
nghìn ha (Bảng 1.1). Tuy nhiên diện tích đậu tương tăng không đáng kể, chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển của nó.
Bảng 1.1. Diện tích,năng suấ
t,sản lượng,đậu tương 2001–2010 của Việt Nam

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích
(1000ha)

140,3 158,6 165,6 183,8 204,1 185,6 187,4 191,5 146,2 197,8
Năng suất
(tạ/ha)
12,4 13,0 13,3 13,4 14,3 13,9 14,7 14,0 14,6 15,0
Sản lượng
(1000 tấn)
173,7 205,6 219,7 245,9 292,7 258,1 275,5 268,6 213,6 296,9
(Nguồn: FAOSTAT, 2011) )[29]
Về sản lượng: Mặc dù diện tích có gia tăng nhưng sản lượng vẫn chưa đủ
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà hằng năm phải nhập khẩu. Năm 2006
phải nhập 1,6 tấn khô dầu tương đương 2 triệu tấn hạt để làm thức ăn chăn nuôi
(Cục Trồng trọt, 2008). Đến năm 2010 đạt sản lượng 296,9 ngàn tấn đã đáp
ứng
được một phần nhu cầu trong nước.
Hiện nay, chính phủ đang có những ưu tiên để nghiên cứu phát triển cây
đậu tương và đưa ra chiến lược quốc gia sau lúa gạo, ngô và lạc đến năm 2020
(Quyết định 20/2007/QĐ-BNN ngày 15/3/2007) là khuyến khích đầu tư tăng số
lượng cơ sở dịch vụ, sơ chế quy mô hộ gia đình, nông hộ, đáp ứng yêu cầu sơ
chế sản phẩ
m trên diện tích 200 nghìn ha đậu tương; đến năm 2020 trên 80%
diện tích đậu tương được cơ giới hóa khâu thu hoạch và áp dụng công nghệ tiên

4

tiến trong khâu sơ chế, làm sạch và phân loại hạt, trên 90% sản lượng đậu tương
được bảo quản trong các kho hiện đại.
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất đậu tương phân theo 8 vùng
trên cả nước từ năm 2001 – 2009
Chỉ
tiêu

Vùng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009



Diện
tích
(1000
ha)
Đồng bằng Sông
Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu
Long

37,0

39,6
16,9
5,8
2,7

16,0
10,3
12,0


42,5

43,2
18,5
7,5
2,9

21,5
8,7
13,8

44,0

45,1
21,7
7,7
2,9

23,0
8,4
12,8
50,7

48,0
23,0
7,4
3,0

25,0

6,3
19,2
50,7

47,9
23,0
7,4
3,0

26,1
6,3
19,2
69,4

46,0
22,4
5,7
2,4

23,6
4,1
12,0
70,9

52,9
23,1
6,3
3,1

24,6

3,5
13,8
77,6

56,4
22,8
5,3
2,8

25,5
2,4
20,2
73,4

48,2
20,6
5,6
3,3

24,6
1,4
16,2



Sản
lượng
(1000
tấn)
Đồng bằng Sông

Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu
Long
54,4

36,8
16,2
7,0
3,8

20,2
8,6
26,7
64,0

41,8
19,6
9,5
4,6

29,1
7,3
29,7

66,2

44,9
21,9
9,5
4,5

37,6
7,4
27,7
83,8

48,1
24,5
9,6
4,2

24,5
6,2
41,1
108,4

50,2
28,7
7,9
4,6

42,6
5,6
44,5

107,3

46,0
26,9
7,3
4,2

37,4
4,2
24,8
113,0

48,3
28,8
8,5
3,6

41,9
4,0
27,1
106,6

54,5
28,7
7,2
2,8

42,1
2,9
22,8

56,2

56,4
25,8
8,2
2,3

44,0
1,8
18,9



Năng
suất
(tạ/ha)
Đồng bằng Sông
Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông
Cửu Long
14,7

9,3

9,6
12,1
14,1

12,6
8,3
22,3
15,1

9,7
10,6
12,7
15,9

13,5
8,4
21,5
15,1

10,0
10,1
12,2
15,6

16,3
8,8
21,6
16,5

10,0

10,7
13,1
14,1

9,8
9,7
21,4
16,1

10,4
11,5
12,1
16,1

15,7
10,5
21,1
15,5

10,0
12,0
15,8
17,5

15,8
10,2
20,7
15,9

10,8

12,5
13,5
16,4

17,0
11,4
22,6
13,9

11,3
12,6
13,6
15,6

17,1
12,1
22,1
15,5

11,7
12,5
14,6
15,3

18,6
12,9
21,0
Cả nước đã hình thành 8 vùng sản xuất đậu tương đó là Đồng bằng Sông
Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích và sản lượng

đậu tương ở Đồng bằng sông Hồng năm 2009 lớn nhất nước tương ứng 73,4
nghìn ha và 56,2 nghìn tấn. Tuy nhiên năng suất cao nhất vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (2,1 tấn/ha) (Bảng 1.2).

5

Hiện nay, đậu tương đang được khai thác phát triển trong cơ cấu 2 lúa – 1
màu; đặc biệt phát triển nhanh ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu
Long và Duyên hải miền Trung. Trong đó, tại Đồng bằng Sông Hồng đang có
chủ trương “đậu tương hóa” trên diện tích lúa vụ Đông trong những năm sắp tới
do lợi nhuận và hiệu quả mang lại. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây
Nguyên, cây đậu tươ
ng cũng đang có chiều hướng phát triển trở lại. Các tỉnh An
Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đăk Lăk, đang có chủ trương mở rộng
diện tích đậu tương ở những chân đất 2 vụ lúa và trên đất màu nhờ nước trời.
Vùng Đông Nam Bộ phát triển chậm do sự cạnh tranh của những cây trồng khác.
1.1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở vùng Đông Nam Bộ
Đậu tương tại Đông Nam B
ộ phát triển chủ yếu ở tỉnh Đồng Nai, một số ít
ở Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích không đáng kể. Tại Đồng Nai,
trước đây trên những chân đất bazan với hệ thống canh tác gắn liền với cây thuốc
lá, được xem như là một “vương quốc” đậu tương, tuy nhiên năng suất rất thấp.
Diện tích đậu tương ngày càng giảm dần vì chủ trương hạn ch
ế để phát
triển cây thuốc lá và kém hiệu quả sản xuất do năng suất thấp, giá rẻ. Đến nay,
chỉ còn khoảng 6,3 nghìn ha (2005). Cùng với sự phát triển cây ăn quả, cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao và cây ngô, diện tích đậu tương tại đây đã giảm dần
theo thời gian, theo thống kê sơ bộ năm 2009 chỉ còn 1,4 ngàn ha, năng suất 12,9
tạ/ha (Bảng 1.2).
Đậu tương tại Đông Nam bộ trồng được c

ả 3 vụ trong năm, trong đó Thu
Đông là vụ chính, sử dụng chủ yếu là nước trời, vụ Đông Xuân chỉ khai thác trên
vùng đất lúa có tưới, diện tích không đáng kể. Đậu tương ở Đông Nam Bộ ít bị
gặp hạn trong mùa mưa vì được trồng chủ yếu trong vụ mùa (tháng 8 – tháng
11). Các giống được công nhận như HL92, HL2, đều được sử dụng trong cơ cấu
giống, tuy nhiên việc nông dân tự để giố
ng và luân chuyển từ vùng này sang
vùng khác, độ thuần không cao. Các giống Nam Vang, MTĐ176 được sử dụng
phổ biến, gần đây lại là các giống BC19, HL203.
1.1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở vùng Tây Nguyên
Những năm gần đây, do nạn khai phá rừng bừa bãi và tình trạng du canh
du cư phổ biến, khí hậu thời tiết ở Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi bất thường.
Tình trạng hạn hán xảy ra khắp nơi, thường tập trung vào
đầu và cuối mùa mưa
(mưa đến muộn và dứt mưa sớm), đồng thời giữa mùa có mưa lớn và lũ quét gây
thiệt hại và làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng và việc bố trí cơ cấu
mùa vụ. Một số cây trồng có thời gian sinh trưởng dài khó bố trí vào cơ cấu của
vụ Hè Thu vì không có thời gian để quay vòng gieo lại vụ Thu Đông (ngô, đậu
tương, lạc), bên c
ạnh đó nhiều loại cây trồng lại bị gặp hạn vào cuối vụ làm ảnh
hưởng đến năng suất (lúa cạn, sắn).
Diện tích trồng Đậu tương của vùng Tây Nguyên cũng tập trung chủ yếu ở
2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, các tỉnh khác như Lâm Đồng và Gia Lai cũng có

6

sản xuất nhưng không đáng kể. Năm 2009, đạt 24,6 ngàn ha với năng suất đạt
18,6 tạ/ha, sản lượng đạt 44 ngàn tấn (Bảng 1.2).
Đậu tương ở Tây Nguyên trồng được cả 3 vụ, trong đó vụ hè Thu là vụ
trồng chính. Nguồn giống đậu tương rất đa dạng về chủng loại, hiện nay đang

lưu hành các giống MTĐ176, HL92, ĐT84, ĐT74, ĐT12, trong đó chủ yế
u là
MTĐ176. Giống trong sản xuất một phần nông dân tự để giống và chuyền tay
nhau, một phần được cung cấp từ các Công ty sản xuất giống nhưng với số
lượng hạn chế không đủ đáp ứng cho nhu cầu cao và liên tục của địa phương.
Phần lớn giống trong sản xuất được luân chuyển từ vùng khác đến theo thời vụ
trồng nên rất khó kiểm soát được độ
thuần và chất lượng giống. Người dân chưa
có tập quán bón vôi và phân bón đặc chủng cho đậu tương, trong khi đa số
những địa bàn trồng đậu tương có pH thấp và thiếu những nguyên tố vi lượng
(Hà Hữu Tiến, 2004))[18].
Cũng như ở các tỉnh phía Nam, sản xuất đậu tương ở Tây Nguyên đang
gặp nhiều hạn chế về năng suất do giống mẫn cảm với quang kỳ
, nhiễm sâu bệnh
và dạng hình cây chưa phù hợp với yêu cầu thâm canh về trồng xen và trồng mật
độ cao (Hà Hữu Tiến, 2004))[18]. Các giống mẫn cảm với thời gian chiếu sáng
trong ngày thường không thích hợp với vụ Hè Thu tại Đăk Lăk vì trái chậm chín,
bị tổn thất khi thu hoạch rất lớn, do vậy những giống có thời gian sinh trưởng
dài, khó thích ứng trong điều kiện này. Nạn hạn hán đầu vụ x
ảy ra thường xuyên
trong những năm qua tại Đăk Lăk, việc gieo thời vụ muộn để giảm bớt rủi ro cho
nông dân trở thành nhu cầu cấp thiết. Do đó, xác định giống thích hợp và một số
yếu tố kỹ thuật để khai thác tiềm năng của giống trên cơ sở tài nguyên thiên
nhiên sản có là nhu cầu cần thiết để mang lại lợi nhuận cho người trồng, góp
phần thúc đẩy s
ản xuất nông nghiệp bền vững cho vùng.
Gần đây do xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi sản xuất cà phê kém
hiệu quả vì giá cả quá thấp và bấp bênh nên công tác nghiên cứu giống đậu
tương càng được đẩy mạnh. Qua công tác khảo nghiệm giống tại Đăk Lăk; một
số giống mới được xác định để giới thiệu cho vùng là HL203 năng suất đạt 2,0 -

2,6 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày; OMDN25-20 n
ăng suất 1,9 - 2,4
tấn/ha, thời gian sinh trưởng 86 ngày; HL07-2 năng suất 1,7 - 2,2 tấn/ha (Hà
Hữu Tiến, 2004))[18].
1.1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Sản xuất đậu tương chủ yếu ở hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang, thường
sản xuất trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè, diện tích khoảng 16,2 nghìn ha và
không ngừng được mở rộng, năng suất bình quân 21,0 tạ/ha, sản lượng 18,9
nghìn tấn (Niên giám thống kê, 2010)[14]
.Sở dĩ cây đậu tương tại vùng này cho
năng suất cao nhất nước do được phát triển trong điều kiện tối hảo là quang kỳ
ngắn và lượng ánh nắng mặt trời dồi dào, vùng này ít bị hạn hán đe dọa vì được
trồng đa số trên đất thấp, có điều kiện tưới.

7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu rét. Nhiệt
độ thích hợp cho cây đậu tương từ 27-30
0
C. Ở Việt Nam đậu tương có thể trồng
hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước. Đậu tương không yêu cầu nghiêm ngặt
về đất đai từ đất sét, sét pha thịt, đất thịt pha cát và đến đất cát nhẹ. Tuy nhiên
trên đất cát đậu tương thường không cho năng suất ổn định. Đậu tương có thể
trồng 3 vụ trong năm hoặc xen với các loại cây trồng khác trong chu kỳ luân
canh. Vùng Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên đậu tương có thể trồng 2 vụ/năm kề
nhau trong mùa mưa hoặc gối vụ với các loại cây trồng khác.
Theo qui hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam tại Quyết định số
3388/QĐ-BCT ngày 28/6/2010 )[17] về việc phê duyệt quy hoạch phát triển

ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020 – tầm nhìn đến 2025 đã đặt ra
nhiều vấn đề cả về khoa học và sản xuấ
t cần phải tập trung giải quyết như gia
tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, giảm nhập siêu nguyên liệu.
Định hướng phát triển là tập trung phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu quy
mô lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất dầu thô thay thế dần nguyên liệu nhập
khẩu, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới có năng suất và chất lượng
cao, áp dụng các tiến bộ k
ỹ thuật trong gieo trồng và bảo quản, chế biến sau thu
hoạch. Tập trung nghiên cứu, trồng thử nghiệm để tuyển chọn được các cây có
dầu chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các loại cây
khác để phát triển ổn định lâu dài. Tổ chức nghiên cứu và trồng thử nghiệm
giống cây có dầu một cách toàn diện để tạo ra được những giống cây có năng
su
ất cao, chất lượng sản phẩm tốt có thể canh tranh với các loại cây khác.Đầu tư
tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các Viện, Trung tâm nghiên cứu giống
cây có dầu của Bộ Công Thương, Bộ NN & PTNT để nghiên cứu, sản xuất giống
cây có dầu bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1, nhập khẩu giống
gốc có năng suất và chất lượng cao.
1.1.2.1. Vai trò c
ủa các nguyên tố vi lượng và kết quả nghiên cứu về vi lượng
trên một số loại cây trồng
Các nghiên cứu về đa lượng và vi lượng chủ yếu thông qua các thí nghiệm
phun hoặc bón phân cho cây trồng, sau đó theo dõi tình hình sinh trưởng và năng
suất. Như vậy, các nghiên cứu chủ yếu mang tính thăm dò – thông qua phản ứng
của cây trồng mà chưa đi từ cơ sở cơ bản – đó là hàm lượng các nguyên tố dinh
dưỡng đ
a, trung, vi lượng có trong đất. Cho đến nay, có rất ít khảo sát, nghiên
cứu về tình trạng vi lượng trong đất. Có thể nêu một số nguyên nhân chính của
sự bất cập đó như sau:

a/ Trước đây, trong cơ chế cũ, vấn đề đáp ứng phân đa lượng gặp trở ngại lớn
đến mức nhiều nhà sản xuất - nghiên cứu - quản lý cho rằng trong khi chưa đáp
ứng đủ đa lượng thì đừ
ng vội nghĩ đến trung, vi lượng.

8

b/ Vấn đề nghiên cứu trung lượng, đặc biệt là vi lượng bản thân nó cũng gặp khó
khăn thực sự do giá phân tích mẫu quá đắt.
c/ Các giống sử dụng chưa phải là giống tiềm năng năng suất cao, giống lai vì
vậy nhu cầu trung - vi lượng chưa cao.
d/ Chúng ta quá chú trọng đến năng suất tối đa mà chưa quan tâm nhiều đến vấn
đề chất lượng sản phẩm.
Biểu hiện rố
i loạn dinh dưỡng do thiếu trung và vi lượng thể hiện phổ biến
trên thực tế, một phần do nhu cầu sinh lý của các giống mới, mặt khác do một
thời gian dài khai thác tiềm năng của đất mà thiếu bổ sung các nguyên tố này
làm cho đất bị suy kiệt.
Về phương diện sinh lý thực vật, các nguyên tố vi lượng mặc dù được tiêu
thụ với lượng ít hơn so với đa lượng, các nguyên tố trung, vi lượng vẫ
n giữ một
vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cây trồng. Vi lượng tham gia tạo thành
các enzim, coenzim, các men xúc tác sinh học, trực tiếp hay gián tiếp tham gia
vào quá trình tổng hợp phytohocmôn, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp,
trao đổi chất và vì thế các yếu tố này sẽ điều khiển quá trình sinh trưởng cũng
như tác động mạnh tới năng suất của cây trồng. Thiếu vi lượng có thể dẫn đến
hiện tượng rố
i loạn sinh lý, cây sinh trưởng kém, năng suất cây trồng giảm
mạnh. Việc thiếu nguyên tố Bo làm cho hạt phấn và vòi phấn phát triển kém, quá
trình thụ tinh xảy ra không hoàn chỉnh, phôi phát triển kém và vì thế năng suất

cây trồng giảm. Theo nhiều tài liệu sơ bộ, bội thu do sử dụng vi lượng có thể đạt
25 - 35% so với đối chứng không dùng vi lượng. Thậm chí trong một số trường
hợp cá biệt, chỉ cần phun vi lượng 1 lần cho 1 chu kỳ
sinh trưởng có thể cho bội
thu năng suất trên 50%.
Đối với các nguyên tố trung lượng, hiện tượng thiếu canxi (Ca) trên đất
chua cũng có thể làm cho cây phát triển kém. Đặc biệt đối với cây ăn trái, cây
lấy dầu nếu thiếu Ca, tỷ lệ rụng quả sẽ cao, thành quả mềm, dễ bị tổn thương, độ
axít cao và chất lượng quả thường thấp.
Vai trò của nguyên tố trung lượng Mg đối với nă
ng suất và chất lượng
nông phẩm cũng cần phải được đánh giá đúng mức. Xác định rõ vai trò của Mg
và Ca đối với từng loại đất sẽ giúp quyết định được nên chọn loại phân lân nung
chảy (Thermophosphate) chứa nhiều Mg hay super lân chứa ít Mg để có thể đạt
hiệu quả đầu tư cao nhất.
Magiê tham gia vào nhiều hiện tượng sống và đóng vai trò rất quan trọng
trong việc cấu tạo nên diệp l
ục, sắc tố xanh của cây, nó có chức năng vận chuyển
lân và cùng với lân chuyển về hạt. Cây thiếu magiê thường giữa gân lá có màu
vàng, da cam, đỏ hoặc tím, tía. Trong cây, magie thường chiếm 0,1-0,3% MgO
so với chất khô (Lê Công Nông, 2000)[15].
Magiê có tác dụng nhất định đối với việc tăng năng suất bông và hiệu lực
của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong các dạng phân Mg bón cho bông thì

9

dạng MgSO
4
cho hiệu lực cao nhất. Hiệu lực của Mg đối với bông trên 3 vùng
như sau: Tây Nguyên> Đông Nam Bộ> Duyên hải Nam Trung Bộ. Liều lượng

bón thích hợp nhất là 30 kg MgO/ha dạng MgSO
4
(Lê Công Nông, 2000)[15].
Phân bón vi lượng cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu,
chúng là những nguyên tố có hàm lượng thấp 10
-4
– 10
-5
theo trọng lượng chất
khô. Nếu thiếu cây dễ bị bệnh và thừa cây cũng không phát triển được. Có 8
nguyên tố được xếp vào các nguyên tố vi lượng: Sắt (Fe), Mangan (Mn), Kẽm
(Zn), Đồng (Cu), Bo (B), Molipden (Mo), Coban (Co), Clo (Cl). Các loại phân vi
lượng được sử dụng theo 3 cách là bón vào đất, phun qua lá hoặc xử lý hạt giống
trước khi gieo. Phân bón vào đất thường dùng là CuSO
4
với lượng bón 10 kg/ha,
Bo: 15 – 20 kg/ha, ZnSO
4
: 25 kg/ha. Phun phân vi lượng qua lá thường dùng liều
lượng thấp 0,1 – 0,2%.
Vi lượng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống. Trung tâm của các
phức chất trong cơ thể sinh vật là các vi lượng như Fe, Cu, Mn, Mo, Zn hoặc Co
(Nguyễn Văn Chấn, 1983)[1].
a) Kẽm (Zn):
Kẽm giữ vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp protein và auxin.Thiếu kẽm
hàm lượng protein giảm và cây sinh trưởng kém, cây thấp vì thiếu auxin.Mức tới
hạn của kẽm trong lá và mức thích hợp như sau (mg/kg lá khô).
Cây trồng Tới hạn Thích hợp
Ngô 11 – 20 21 – 70
Đậu tương 11 – 20 21 – 70

Cam quýt 16 – 25 26 – 80
Khoai tây 0 – 16 17 – 40
Cà chua 11 – 20 21 – 120
Lúa 11 – 20 21 – 50
Thiếu kẽm có thể giảm năng suất 50% mà không biểu hiện triệu chứng
gì.Khi thiếu nặng, các triệu chứng thường biểu hiện trên lá, sau đó mới đến các
bộ phận khác như lá già phía dưới có các đốm xanh nhạt hoặc vàng. Lá ngọn nhỏ
lại dạng túm không bình thường, cây có thể thấp do đốt ngắn lại.
Đất có pH > 6 mới có thể thiếu kẽm, đặc biệt ở
đất nhiều vôi.Bón vôi quá
liều lượng có thể gây thiếu kẽm.Giữa lân và kẽm có thể xảy ra đối kháng khi bón
lân quá nhiều sẽ gây tình trạng thiếu kẽm.Kẽm tập trung ở lớp đất mặn giàu
mùn.San ủi làm mất lớp đất mặt dễ gây ra tình trạng thiếu kẽm.
Nghiên cứu tại nhiều nước ở châu Á cho thấy hiện tượng thiếu kẽm đang
phổ biến, tiếp theo là sự thiế
u hụt bo, molybđen và sắt. Các kết quả nghiên cứu
phân bón lâu năm ở Ấn Độ cho thấy nếu bón phân NPK ở mức được khuyến cáo
cho nông dân, nhưng không bón kẽm vi lượng thì sau 10 - 12 năm (khi sự thiếu
hụt kẽm bắt đầu có tác động), năng suất thu hoạch ở đa số các loại đất bắt đầu
giảm. Năng suất thu hoạch chỉ được khôi phục lại nếu bón kẽm.

10

Khi độ pH của đất tăng (đất có tính kiềm hơn) thì kẽm khó hấp thụ cho cây
trồng. Các nguyên nhân chính gây thiếu kẽm ở cây trồng là:
- Độ pH cao
- Kẽm bị loại bỏ khỏi lớp đất bề mặt do phong hoá hoặc trong quá trình
làm đất.
- Đất được bón nhiều phân lân hoặc đã có hàm lượng lân cao.
- Đất lạnh, ướt hoặc cằn cỗi trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu của cây

trồng, đấ
t rắn chắc.
- Đất ít mùn, nhất là đất cát.
- Kẽm bị loại bỏ dần trong quá trình thu hoạch vì cây, hạt, quảlấy đi.
Ở đất chua, kẽm dễ tan và cây dễ hấp thụ hơn, nhưng ở đất có độ pH cao
hoặc đất đá vôi thì kẽm ở dạng những hợp chất không tan nên khó được hấp thụ.
Kẽm ít di chuyển trong cây. Các triệu chứng thiếu hụt kẽm thường xuất hi
ện
trước tiên ở lá non. Ở cây lá rộng, nếu thiếu kẽm lá non trở nên xanh nhợt, đầu
và mép lá có màu vàng, cây có thể bị còi cọc. Cây ngô thiếu kẽm thì lá non sẽ có
các dải màu vàng đến trắng, mép lá, vùng giữa gân lá và đầu lá vân xanh.
Những cây phản ứng rõ rệt với việc bón kẽm, nếu mức kẽm trong đất thấp,
là: chanh, ngô, cây họ đậu, cây ăn quả, bưởi, lúa v.v Các cây như lúa đại mạch,
khoai tây và lúa mì phản ứng tương đối ít với việ
c bón kẽm.
Mức độ mẫn cảm của các cây trồng đối với kẽm cũng thay đổi tùy cây như
sau:
- Nhóm mẫn cảm với thiếu kẽm: Cam quýt, cây ăn quả lâu năm, đậu cô ve,
đậu tương, ngô, thầu dầu, hành.
- Nhóm cây có phản ứng trung bình với thiếu kẽm: Bông vải, khoai tây, cà
chua, cao lương, củ cải, lúa.
- Nhóm ít mẫn cảm với thiếu kẽm: Cà rốt, măng tây, bạc hà tinh dầu, lúa mì
Phân kẽm bón lá thường dung là sulphat kẽm (ZnSO
4
) với liều lượng từ 15
– 250 g Zn/ha (Nguyễn Văn Uyển, 1995)[19].
b) Sắt (Fe):
Sắt ở trong cây có mặt ở nhiều enzyme và xitochrom, vì vậy sắt có vaai trò
quan trọng trong quang hợp, trong khử NO
2

và SO
4
và dinh dưỡng đạm nói
chung. Thiếu sắt cây không tổng hợp được diệp lục, mặc dù sắt không có mặt
trong phân tử diệp lục.
Mức tới hạn của sắt (mg/kg) ở các cây trồng như sau:
Cây trồng
Tới hạn Bình thường
Đậu tương 28 – 38 44 – 60
Ngô 24 – 56 56 – 178
Lúa < 63 > 80
Bông vải < 50 50 – 350

11

Triệu chứng rõ nhất của việc thiếu sắt là vàng lá nhưng gân lá vẫn
xanh.Thiếu sắt dẫn đến bộ lá bị hủy hoại, thậm chí cây chết.Năng suất giảm rõ ở
trường hợp thiếu sắt nhẹ.Sự thiếu sắt có thể xảy ra ở cây ăn quả, đậu tương khi
đất có độ pH cao. Đất không tơi và thoát nước không tốt có thể thiếu sắt do rễ
cây bị
hạn chế phát triển, cây hấp thụ sắt kém. Sự có mặt quá nhiều Zn, Cu, P
hoặc Mn ở dạng cây dễ hấp thụ cũng gây ra thiếu sắt. Sự thiêu sắt thể hiện ở lá
còi cọc và giữa các gân lá có màu vàng.
Độ chua đất ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu sắt. Đất chua thường
giàu sắt dễ tiêu, cứ tăng pH lên 1 độ thì độ dễ tiêu giảm đi 1000 lần. Ở đấ
t kiềm
thường xuyên thiếu sắt, mặc dù lượng sắt tổng số trong đất rất dư thừa. Lân đối
kháng với sắt dễ tiêu, chuyển sắt thành dạng khó hấp thu. Sắt dễ tiêu ở trong đất
nằm ở các hợp chất hữu cơ vì vậy đất thiếu chất hữu cơ dễ bị nguy cơ thiếu sắt
dễ tiêu.

Tùy theo độ mẫn cảm với sự
thiếu sắt, các cây trồng được chia ra 3 nhóm:
NHÓM RẤT MẪN CẢM: cam, quýt, cao lương, nho, lạc, đậu tương, cây ăn trái
lưu niên, các loại rau.
NHÓM ÍT MẪN CẢM: ngô, bông, đậu xanh, lúa, lúa mì.
NHÓM KHÔNG MẪN CẢM: khoai tây, củ cải đường, kê,…
Các nguyên nhân gây ra thiếu sắt cho nhu cầu dinh dưỡng của cây là:
‐ Trong đất có ít sắt
‐ Trong đất có nhiều vôi
‐ Hàm lượng bicarbonate trong đất hoặc nước tưới cao
‐ Đất chứa nhiều lân
‐ Đấ
t chứa nhiều đạm ở dạng nitrat
‐ Tưới nước quá nhiều, đất quá ẩm
‐ Nồng độ các kim loại nặng trong đất cao (Mn, Cu, Zn…)
‐ Đất thông thoáng kém
‐ Nhiệt độ cao hoặc quá thấp
‐ Ánh sáng quá mạnh
‐ Nhiễm bệnh virus
‐ Rễ bị tổn thương do tuyến trùng
Có 3 loại phân bón lá chứa sắt, có thể sử dụng tùy theo cây hoặc điều kiện
canh tác.

VÔ CƠ:
Sulfat sắt II (FeSO
4
.7H
2
O, trong đó tỷ lệ Fe là 20.5%)
Sulfat sắt III (Fe

2
(SO
4
)
3
.4H
2
O, tỷ lệ Fe 20.0%)
Carbonat Sắt (FeCO
3
, tỷ lệ Fe 42%)
Sulfat amôn sắt ((NH
4
)
2
SO
4
, FeSO
4
.6H
2
O, tỷ lệ Fe 14.0%)
‐ HỮU CƠ: Lignin sulfonat sắt (tỷ lệ Fe 6%)
‐ CHELAT: Fe-EDTA (tỷ lệ Fe 12.0%)

12

Phân bón lá vô cơ hiện được dùng nhiều nhất để cung cấp sắt cho cây vì
giá rẻ.
Dịch phun lên lá thường chứa 1 – 3% sulfat sắt trong nước, với lượng

phun 300 – 400 lít/ha. Có thể phải phun vài lần, nếu chưa hết các triệu chứng
thiếu sắt.
Nên phun dung dịch sắt vào buổi sáng. Không nên bảo quản dịch sulfat sắt
quá lâu vì dễ bị kết tủa.
Sắt là chất xúc tác để hình thành nên diệp lục và hoạt động như là một
ch
ất mang oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp. Thiếu
sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng
giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Vì sắt không được vận
chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các
lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây
thành màu vàng tới trắ
ng lợt. Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với
các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan (Lê Xuân Đính)[8].
Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất;
do pH cao kết hợp với giàu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Cacbonat cao; thiếu sắt
do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp (Nguyễn
Văn Uyển, 1995) [19].
2.3. Mangan (Mn)
Mangan cần thiế
t tuyệt đối cho phản ứng phân ly nước trong quang hợp để
cấy lấy Hydro và nhả oxy ra không khí.Ngoài ra Mangan còn có vai trò trong
đồng hóa carbon và trao đổi đổi đạm.
Hàm lượng Mangan trong cây bình thường biến động từ 20 – 500 mg
trong 1 kg chất khô.Cây già, lượng Mangan giảm.Lá dưới chứa ít Mangan hơn lá
phía trên.Trên 500 mg/kg cây có thể bị ngộ độc mangan, tuy nhiên ở lúa đã thấy
các trường hợp hàm lượng mangan tới 2000 mg/kg mà không biểu hiện triệu
chứng ngộ độc.
Mức tới hạn của Mangan
ở một số cây trồng như sau (mg/kg):

Cây trồng Tới hạn Bình thường
Ngô 32 32 – 90
Bông vải < 27 27 – 216
Cam 15 25 – 200
Lúa < 20 20 – 2500
Đậu tương 5 – 30 7 – 1700
Cà chua 5 – 6 70 – 398
Số liệu trên cho thấy trong điều kiện bình thường sự biến thiên của hàm
lượng Mangan trong cây khá rộng. Triệu chứng thiếu mangan cũng rất đa dạng.
Ở cây mía thiếu Mangan lá có các sọc xanh đậm xen kẽ với các sọc xanh nhạt. Ở
cam quýt, triệu chứng thiếu Mangan là xuất hiện các vệt xanh đậm dọc theogân

13

lá, giữa có các mảng xanh nhạt. Nói chung, triệu chứng thể hiện rõ hơn trên lá
non so với lá già.
Ở đất kiềm hiện tượng thiếu Mangan rất phổ biến. Đất chua ít khi bị thiếu
Mangan, đôi khi Mangan còn quá nhiều gây độc cho cây. Đất bón vôi quá nhiều
cũng có thể gây thiếu Mangan.Đất cát nghèo Mangan hàm lượng Fe, Cu, Zn cao
cũng ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng Mangan. Người ta tin rằng tỷ lệ Fe/Mn
trong dung dịch đất ở mức 1/5 đến 2/5 là vừa, cao hơ
n 2/5 sẽ dẫn đến thiếu
Mangan.Trong các hộ canh tác lúa/lúa mì trên đất cát và đất khai hoang sự thiếu
hụt mangan cũng ảnh hưởng đến thu hoạch. Bón mangan vào đất hoặc phun lên
lá sẽ khôi phục lại được năng suất thu hoạch.
Các vùng đất ẩm ướt có thể bị thiếu mangan. Các yếu tố chính gây thiếu
Mn là:
- Độ pH của đất
- Sự dư thừa P, Ca, Zn, Cu
- Đất nhiều mùn hữu cơ

- Đất có kết cấ
u chặt, không tơi
- Đất luân phiên ngập nước và khô hạn
Mangan ít di chuyển trong cây. Sự thiếu mangan thường thể hiện trước
tiên ở lá non, ở dạng bệnh lá úa vàng đối với cây lá rộng, ở các cây hạt nhỏ, lá
cây có các đốm nâu-xám và nói chung lá bị vàng.

NHÓM RẤT MẪN CẢM VỚI THIẾU MANGAN: Dưa chuột, xà lách, đại
mạch, củ cải, đậu tương, cao lương, lúa mì, nho, cam quýt, táo, lê, dâu tây.
NHÓM MẪN CẢM TRUNG BÌNH: Bắp cải, xúp lơ, khoai tây, lúa, cà
chua.
NHÓM ÍT MẪ
N CẢM: Ngô, măng tây.
Bón phân lên lá thường sử dụng các loại Mn khoáng như sulfat Mangan
(MnSO
4
.3H
2
O, chứa 26 - 28% Mn).Lượng dùng là 0.5% đến 2.0 kg/ha.Thường
phun 2 – 3 đợt cách nhau 15 ngày.
Mn chelat (Mn – EDTA, chứa 12% Mn) có hiệu quả cao hơn Mn khoáng,
nhưng giá cao gấp 15 lần (Nguyễn Văn Uyển, 1995)[19].
2.4. Đồng (Cu)
Có 70% đồng trong cơ thể thực vật tập trung ở diệp lục, ở đó chúng tham
gia vào thành phần xitochrom oxidase.Thiếu đồng, các phân tử diệp lục nhanh
chóng bị lão hóa và phân hủy.Nồng độ trong cây giao động từ 5 đến 20 mg/kg.
Mức tới hạn của đồng trong cây là từ 5 – 10 mg/kg: Ngô (<5), Bông v
ải
(<8),Đậu tương (<10), Cam quýt (4 – 6), Nho (2 – 5).
Đầu lá bị trắng ra là triệu chứng rõ nhất của hiện tượng thiếu đồng.Lá có

thể nhỏ lại và xoắn.Đốt, lóng ngắn lại làm cho cây lùn và có dạng bụi.Ở cam,
quýt, các chồi ngọn bị chết khô.

14

Đất bazan chứa tương đối nhiều đồng (100 mg/kg) ở pH 6, đồng ở dạng dễ
tiêu đối với cây, pH tăng lên lượng đồng dễ tiêu giảm dần.
So với các vị lượng khác, đồng dễ bị cố định bởi các chất hữu cơ.Vì vậy,
dễ thấy hiện tượng thiếu đồng ở các đầm lầy và có nhiều than bùn.
NHÓM CÂY RẤT MẪN CẢM VỚI THIẾU ĐỒNG: cà r
ốt, xà lách, đại mạch,
cam quýt, lúa mì.
NHÓM CÂY MẪN CẢM TRUNG BÌNH VỚI THIẾU ĐỒNG: Xúp lơ xanh, bắp
cải, dưa chuột, ngô, bông vải, củ cải, cao lương, bắp ngọt, cà chua, táo, lê, đào,
dâu tây.
NHÓM CÂY ÍT MẪN CẢM VỚI THIẾU ĐỒNG: măng tây, đậu cô ve, bạc hà,
(tinh dầu), khoai tây, lúa, đậu tương.
Phân bón lá chứa đồng thông dụng nhất là sulfat đồng (CuSO
4
.5H
2
O, chứa
25% Cu).Lượng bón là 100 g Cu/ha cho một lần phun.Cũng có tác dụng phân
bón lá chelat chứa đồng (Na
2
-Cu EDTA, chứa 13% Cu, lượng dùng 30 g/ha
nhưng ít phổ biến hơn đồng vô cơ (Nguyễn Văn Uyển, 1995)[19].
So với các chất vi lượng khác sự thiếu hụt đồng không phổ biến, nhưng
thường thể hiện ở các loại cây có giá trị kinh tế cao, mọc trên đất than bùn và các
loại đất tương tự. Khả năng hấp thụ đồng của cây giảm khi độ pH của đất tăng.

Người ta cũng quan sát thấ
y sự thiếu hụt đồng ở loại đất chua chứa nhiều chất
khoáng và được thâm canh tích cực, đồng thời bón nhiều N,P,K. Đồng đã được
bón cho đất thì ít bị rửa trôi. Các triệu chứng thiếu đồng ở từng loại cây rất khác
nhau. Đồng ít di chuyên trong cây. Ở ngô thiếu đồng lá non chuyển màu vàng và
cây bị còi cọc, còn ở các loại cây hạt nhỏ thì lá non sẽ héo, nhợt màu, chóp lá
chết. Các cây rau thiếu đồng thì lá sẽ có sắc xanh lụ
c xanh nước biển nhạt.
Đồng là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự hình thành diệp lục và làm
chất xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng không tham gia vào
thành phần của chúng (Lê Xuân Đính)[8]. Thiếu đồng, cây trồng phát triển
không cân đối và bị một số bệnh. Triệu chứng thiếu đồng biến đổi tùy thuộc từng
loại cây trồng. Để chống thiếu đồng có thể dùng muối đồng bón vào đất ho
ặc
phun dung dịch đồng loãng cho cây trồng. Sulphat đồng là loại được sử dụng
phổ biến nhất cho cả 2 phương pháp bón và phun.
2.5. Bo (Bo)
Bo cần cho sự phát triển và phân hóa của mô thực vật.Thiếu Bo trước hết
các bộ phận non bị tác hại, sau đó đến các cơ quan sinh sản bị biến dạng.Bo còn
giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường và tinh bột trong cơ thể thực vật.
Bo chứa nhiều hơn trong cây hai lá mầ
m so với cây một lá mầm.Như vậy
cây họ đậu và họ thập tự chứa nhiều Bo hơn cả.Ở cây 2 lá mầm, mức tứi hạn là
15 mg/kg.Ở cây một lá mầm thấp hơn.Mức tới hạn của Bo ở một số loại cây
trồng như sau (mg/kg).

15


Cây trồng Mức tới hạn Bình thường

Ngô 1 – 2 5 – 10
Lúa mì < 4 5
Lúa, đại mạch < 8 8 – 10
Bông vải 16 30 – 50
Xà lách 16 27 – 43
Lạc < 25 40
Triệu chứng thiếu Bo thường trước hết thấy ở ngọn non. Sinh trưởng của
ngọn ngưng lại, hình thành cụm lá nhỏ, màu nhạt.Ngọn có thể tự nhiên bị chết và
cây đâm chồi nách làm cho toàn cây có dạng bụi.Thân cây có thể nứt nẻ, rễ phát
triển kém.
Bo dễ tiêu trong đất thường ở mức 0,1 – 0,3 mg/kg. pH đất trên 6 dễ dẫn
đến thiếu Bo. Đất nhiều chất hữu cơ thường giàu Bo.
Đất cát ít Bo hơn đất thịt. Ở
đất khô, Bo dễ chuyển sang dạng khó tiêu hơn đất ẩm ướt, có tưới.
Đất chua nặng nếu bón vôi sẽ gây thiếu hụt Bo tạm thời cho cây trồng. Bo
di chuyển tương đối linh động trong đất. Bo ở dạng tan trong nước có thể bị rửa
trôi nếu đất ít chất hữu cơ và nhiều cát. Khác với các chất dinh dưỡng vi lượng
khác, Bo cần thiết cho cây trong suốt vụ mùa. Khí hậu khô và
đất khô hạn có thể
gây thiếu hụt Bo. Sự thiếu hụt này nói chung thể hiện ở lá, chồi non. Nên bón Bo
ở tỉ lệ 2,27 – 13,62 kg/ha. Các cây phản ứng tương đối rõ rệt với việc bón Bo là
cỏ linh lăng, hoa lơ xanh, lạc và củ cải đường
NHÓM RẤT MẪN CẢM VỚI THIẾU BO: Xúp lơ, củ cải đường, cây hoa hồng,
cải củ, táo.
NHÓM MẪN CẢM TRUNG BÌNH: Bắp cải, cà rốt, bông vải, xà lách, d
ền đỏ,
lê, đào, táo, nho.
NHÓM ÍT MẪN CẢM VỚI THIẾU BO: Đậu, lúa mạch, ngô, đậu tương, khoai
tây, lúa, cam, quýt.
Phân bón lá chứa Bo thường dùng nhất là dung dịch Borax

(Na
2
B
4
O
7
.10H
2
O có chứa 11% Bo) hoặc chế phẩm Solubor (Na
2
B
4
O
7
.5H
2
O +
Na
2
B
10
O
6
.10H
2
O, chứa 20% Bo).Nồng độ Solubor thông dụng là 0.2 – 0.5%
trong nước. Nhìn chung lượng bón là 0.6 – 1.2 kg Bo/ha đối với cây ít mẫn cảm
và 1.2 – 3.2 kg Bo/ha đối với cây rất mẫn cảm (Nguyễn Văn Uyển, 1995)[19].
2.6. Molypden (Mo)
Mo giữ vai trò cực kì quan trọng trong dinh dưỡng đạm của cây, kể cả cố

định vì Ni-tơ tự do từ khí quyển.
Mo cần cho tổng hợp vitamin C trong cây.Nồng độ Mo trong cây rất thay
đổi, từ 0.1 mg/kg (lúa mạch) đến 120 mg/kg (Bông vải).Nồng độ thông thường
từ 1 – 2 mg/kg.

×