Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu phụ gia tăng cường độ mộc cho hồ đổ rót sản phẩm sứ vệ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.07 KB, 56 trang )


1
BỘ CÔNG THƢƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ THỦY TINH CÔNG NGHIỆP



BÁO CÁO TỔNG KẾT
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI CẤP BỘ:
Tên đề tài: "Nghiên cứu phụ gia tăng cường cường độ mộc cho hồ đổ rót sản
phẩm sứ vệ sinh”


Chủ nhiệm đề tài: K.S Phan Thị Thúy Nga



Hà Nội - 2012

2
BỘ CÔNG THƢƠNG
VIỆN NC SÀNH SỨ THỦY
TINH CN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Đề tài: "Nghiên cứu phụ gia tăng cường cường độ mộc cho hồ đổ rót sản
phẩm sứ vệ sinh”
Chủ nhiệm đề tài: K.S Phan Thị Thúy Nga
Cán bộ phối hợp: Th.S Hoàng Bá Thịnh
Cộng tác viên: K.S Nguyễn Thu Dịu
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp
Đơn vị phối hợp: - Công ty CP sứ Viglacera Thanh Trì
- Công ty Sứ Việt trì
- Công ty Inax


Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

3

MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ
Trang
MỞ ĐẦU
4
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
8
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
1 - Nghiên cứu khảo sát tính chất hồ đổ rót sứ dân dụng thông thƣờng,
hồ đổ rót sứ vệ sinh, tính chất của mộc đang đƣợc sử dụng tại một số cơ
sở trong nƣớc
24

2 - Khảo sát các loại nguyên liệu, dây chuyền công nghệ đang đƣợc
dùng để sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tại một số cơ sở của Việt Nam
26
3 - Khảo sát các loại điện giải, phụ gia tăng cƣờng độ mộc đang đƣợc sử
dụng trong nƣớc và trên thế giới
30
4 –Lựa chọn hệ phối liệu gốc cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
35
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
37
5– Lựa chọn nguyên liệu cho nghiên cứu thử nghiệm
37
6 – Nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm
35
7 – Thử nghiệm sản phẩm thực tế
47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
53
Tài liệu tham khảo
55
Phần phụ lục
56

4
MỞ ĐẦU
Công nghiệp gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền đƣợc phát triển
rất sớm (sau khi con ngƣời tìm ra lửa)
Danh từ gốm sứ dịch từ chữ Ceramic dùng để chỉ chung những sản phẩm mà
nguyên liệu để sản xuất chúng đi từ đất sét, cao lanh (còn gọi là nguyên liệu
dẻo), các loại trƣờng thạch (feldspat), các loại quắc (thạch anh), hoạt thạch

(talk), (còn gọi là vật liệu gầy ….và cả cả những sản phẩm đƣợc sản xuất từ
nguyên liệu không thuộc silicat nhƣ titanat, pherit, cermet …[1-tr 7]
Nhƣ vậy, đồ gốm sứ là những sản phẩm đƣợc tạo hình từ nguyên liệu dạng
bột mịn, khi nung ở nhiệt độ cao, chúng kết khối, rắn nhƣ đá và cho nhiều tính
quý: vừa bền vừa đẹp, cƣờng độ cơ học cao, bền nhiệt, bền hóa, bền điện… Điều
kiện ở đây là nguyên liệu, dạng bột khi nung không bị phá hủy.
Để sản xuất gốm sứ có đƣợc các thuộc tính quý nhƣ trên, thì công nghệ sản
xuất chúng cũng ngày một phức tạp và hiện đại hơn.
Cho dù công nghệ sản xuất hiện đại hay cổ truyền thì tất cả các sản phẩm
gốm sứ nói chung đều qua các công đoạn sản xuất chính nhƣ sau:
Gia công, chuẩn bị phối liệu Tạo hình Sấy Nung sản phẩm
Trong toàn bộ quá trình sản xuất gốm sứ, chi phí về năng lƣợng chiếm một
phần đáng kể trong tổng chi phí cho sản phẩm. Trong quá trình gia công, chuẩn
bị phối liệu mục tiêu quan trọng nhất là cần tạo ra hồ có tỷ trọng cao. Việc giảm
lƣợng nƣớc trong hồ gốm sứ sẽ giảm chi phí cho việc sấy do đó sẽ tiết kiệm chi
phí cho năng lƣợng.
Để tạo ra hồ có tỷ trọng cao có hai phƣơng án:
1) – Thay đổi toàn bộ bản chất phối liệu (thay đổi nguyên liệu, thay đổi
thành phần nguyên liệu) dẫn đến thay đổi quy trình công nghệ sản xuất,
thay đổi thiết bị, thay đổi nhiệt độ nung…Đây là một vấn đề rất lớn và
lâu dài của ngành.

5
2) – Theo phƣơng pháp cổ truyền: trên cơ sở quy trình công nghệ hiện
đang sử dụng, trên cơ sở phối liệu hồ cổ truyền của cơ sở, nghiên cứu
sử dụng loại phụ gia mới, hợp lý để hồ đạt tỷ trọng cao nhất mà vẫn
đảm bảo các thông số công nghệ sản xuất ổn định.

Hồ gốm sứ bình thƣờng khi không pha chất điện giải (chất pepti hóa) muốn
đổ rót đƣợc, hoặc nghiền mịn cho quá trình sấy phun để tạo hình theo phƣơng

pháp ép bán khô đƣợc thƣờng cần một lƣợng nƣớc rất lớn (40-50%), muốn đổ
rót tốt, đồng thời lƣợng nƣớc cần thiết ít nhất pha thêm chất điện giải.
Trƣớc đây, một số chất điện giải hay đƣợc dùng là Na
2
P
2
O
7
, Na
2
SiO
3
, NaOH,
Na
2
CO
3
, Na
2
C
2
O
4…
. Trong đó Na
2
SiO
3
hay đƣợc

dùng hơn cả.

Hồ gốm sứ khi dùng Na
2
SiO
3
với hàm lƣợng tối ƣu nhất thì độ ẩm thấp nhất
cũng phải 33 - 34%. Có một số cơ sở sản xuất sứ dân dụng Bát Tràng độ ẩm hồ
khi đổ rót lên tới 35 - 36%.
Hồ gốm sứ sau khi chuẩn bị xong, nếu sản phẩm tạo hình bằng phƣơng pháp
đổ rót thì đƣợc rót trực tiếp vào khuôn thạch cao trong quá trình đổ rót thông
thƣờng hay khuôn chất dẻo trong phƣơng pháp đổ rót áp lực, nếu tạo hình bằng
phƣơng pháp ép bán khô phải qua sấy phun, nếu tạo hình bằng phƣơng pháp dẻo
phải qua máy ép lọc.
Nghiên cứu giảm độ ẩm của hồ đồng nghĩa với việc tăng hàm lƣợng pha rắn
trong hồ điều đó làm tăng mật độ hồ, giảm thời gian đổ rót, tăng độ sít đặc của
mộc dẫn đến tăng cƣờng cƣờng độ mộc của sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm trong
cả quá trình sản xuất. Việc giảm độ ẩm trong hồ còn làm tăng độ bền khuôn
thạch cao, giảm thời gian cũng nhƣ năng lƣợng cho khâu sấy khuôn.
Việc làm tăng độ sít đặc của mộc dẫn đến tăng cƣờng cƣờng độ mộc của sản
phẩm sẽ làm tăng bề mặt riêng của phối liệu, khả năng kết khối tăng lên cho
phép hạ thấp nhiệt độ kết khối đến hàng trăm độ. [1- trg 80]. Nhiệt độ nung giảm

6
góp phần đáng kể giảm giá thành sản xuất. Đây là vấn đề sống còn của tất cả các
cơ sở sản xuất
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công
nghiệp đã đề xuất với Bộ Công Thƣơng và đƣợc chấp nhận cho thực hiện đề tài
khoa học công nghệ cấp Bộ: "Nghiên cứu phụ gia tăng cường cường độ mộc
cho hồ đổ rót sản phẩm sứ vệ sinh”

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của phụ gia làm tăng

cƣờng hàm lƣợng pha rắn trong hồ, giảm độ ẩm hồ dẫn đến tăng độ sít đặc của
mộc đồng nghĩa với việc tăng cƣờng cƣờng độ mộc của hồ, giảm tiêu hao nhiên
liệu cho khâu sấy, nung, chi phí khuôn. Nghĩa là đề tài sẽ chọn hƣớng thứ hai:
Theo phƣơng pháp cổ truyền.
Đề tài: "Nghiên cứu phụ gia tăng cường cường độ mộc cho hồ đổ rót sản
phẩm sứ vệ sinh” đƣợc thực hiện theo Hợp đồng Số 173.12.RD/HĐ-KHCN
ngày 20 tháng 4 năm 2012 giữa Bộ Công Thƣơng và Viện Nghiên cứu Sành sứ
Thủy tinh Công nghiệp.

Mục tiêu của đề tài là:
- Xác định đƣợc các phụ gia tăng cƣờng cƣờng độ mộc cho hồ đổ rót sản
phẩm sứ vệ sinh.
- Xác định đƣợc tỷ lệ phối trộn của phụ gia vào hồ đổ rót.
- Xây dựng đƣợc quy trình sử dụng phụ gia tăng cƣờng cƣờng độ mộc vào
hồ đổ rót sứ vệ sinh, quy trình thử cƣờng độ mộc.
- Phối trộn, pha chế đƣợc 50kg phụ gia tăng cƣờng cƣờng độ mộc cho hồ
đổ rót với mục tiêu giảm độ ẩm hồ xuống 1-2%; tăng cƣờng cƣờng độ mộc hơn
2-5%.
- Ứng dụng vào sản xuất thử 10 sản phẩm sứ vệ sinh.



7
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát các loại phụ gia tăng cƣờng cƣờng độ mộc cho hồ đổ rót sản
phẩm sứ vệ sinh đang đƣợc sử dụng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Nghiên cứu, lựa chọn loại phụ gia có hoạt tính cao: tạo cƣờng độ cao cho
mộc, dễ dàng hòa tan vào nƣớc, khi nung phải đảm bảo bay hết.
- Thử nghiệm xác định tỷ lệ phụ gia trong phối liệu.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng phụ gia tăng cƣờng cƣờng độ

mộc vào hồ đổ rót sứ vệ sinh, quy trình thử cƣờng độ mộc.
Đánh giá chất lƣợng, thử nghiệm trên sản phẩm thực tế.




















8
I- TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Gốm sứ có xƣơng kết khối cao, độ xốp bé, cấu trúc mịn và thƣờng bọc lớp
men mỏng, đẹp.
Gốm sứ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ dân
dụng, mỹ nghệ, xây dựng, trong các ngành công nghiệp.
Sản phẩm gốm sứ chia làm ba nhóm: Sành mịn. bán sứ và sứ.
Nguyên liệu chính để sản xuất các mặt hàng trên đều từ cao lanh, đất sét

(còn gọi là nguyên liệu dẻo- vật chất sét), các loại quắc (thạch anh), trƣờng thạch
(feldspat), hoạt thạch (talk), (còn gọi là nguyên liệu gầy) [1 – tr 7-9]. Cơ sở kỹ
thuật sản xuất cơ bản là giống nhau. Nhƣng do khác nhau về tỷ lệ nguyên liệu,
tiêu chuẩn và chất lƣợng của nguyên liệu, điều kiện công nghệ sản xuất do đó
cấu trúc và tính chất của chúng sẽ khác nhau. Trong ba nhóm trên thì sứ có chất
lƣợng cao nhất rồi đến bán sứ, cuối cùng là sành mịn.
Cách phân loại các nhóm sản phẩm này theo tỷ lệ các loại nguyên liệu
đƣợc thể hiện qua biểu đồ T – Q – F nhƣ trên hình 1: [1 – tr 157]

Hình 1: Biểu đồ T- Q – F
Trong đó: T – Vật chất sét tính theo Al
2
O
3
.2SiO
2
.2H
2
O;
Q – Quắc SiO
2
;
Cao lanh (T)
Quắc
Trƣờng thạch (F)
1
2
3
4


9
F – Trường thạch K
2
O Al
2
O
3
.6SiO
2
.
1- Vùng sành trường thạch;
2- Vùng sứ cứng;
3 – Vùng sứ mềm;
4- Vùng sứ làm răng giả
Trƣớc đây, các sản phẩm vệ sinh đƣợc sản xuất từ phối liệu sành mịn.
Sành vệ sinh có nhƣợc điểm là độ xốp, độ hút nƣớc còn lớn, cƣờng độ còn thấp,
lúc sử dụng hay bị nứt nên rất bẩn. Để khắc phục nhƣợc điểm đó xu hƣớng hiện
nay là sản xuất các mặt hàng sứ vệ sinh từ phối liệu sứ mềm [1- 178] – vùng 3
trong hình 2. Nghĩa là theo lý thuyết, phối liệu sứ vệ sinh nằm trong giới hạn:
Vật chất sét: 50-60%; (Nguyên liệu dẻo)
Trƣờng thạch: 30- 35%; (Nguyên liệu gầy)
Quắc: 5-15% (Nguyên liệu gầy)
Nguyên liệu dẻo: các loại cao lanh và đất sét, chúng tạo điều kiện để tạo hình
phối liệu dẻo. Tính dẻo ở đây là do các khoáng sét mà ra.
Nguyên liệu gầy: có tác dụng làm giảm sự co ngót khi sấy và nung, tạo pha lỏng
khi kết khối, tạo điều kiện để chống nứt khi sấy và nung, nhƣng đồng thời cũng
làm giảm khả năng tạo hình. So với nguyên liệu dẻo thì nguyên liệu gầy có các
hạt thô hơn, hạt thƣờng không xốp, tƣơng đối ổn định và không biến tính khi
nung, khi nung không co ngót.
Đứng về mặt bản chất tạo thành vật liệu gốm thì nhóm 1 (nguyên liệu dẻo) là

quan trọng nhất vì khoáng caolinit trong đất sét sau quá trình nung hình thành
pha tinh thể mullit, là khoáng đóng vai trò quyết định hình thành nên những tính
chất của gốm.
Cao lanh và đất sét là sản phẩm phong hóa tàn dƣ của các loại đá gốc chứa
trƣờng thạch nhƣ Pec-ma-tit, granit, gabro, bazan, rhyolit, hoặc một số cuội sỏi
thềm biển đệ tứ, hay đá phún trào axit nhƣ Kêratophia, phenzit. Ngoài sự hình
thành kiểu phong hóa tàn dƣ , còn có sự hình thành do quá trình biến chất trao

10
đổi các đá gốc cộng sinh nhiệt dịch quăc – pho- phia. Kiểu phong hóa tàn dƣ và
biến chất trao đổi hình thành các mỏ cao lanh tại mỏ đá gốc – là cao lanh nguyên
sinh (tức cao lanh thô). Nếu sản phẩm phong hóa tàn dƣ nhƣng bị nƣớc băng hà,
gió cuốn đi rồi lắng đọng lại chỗ trũng hình thành hình thành lên các mỏ cao
lanh hay đất sét, trầm tích – còn gọi là cao lanh thứ sinh.
Sự hình thành các mỏ cao lanh và đất sét, ngoài yếu tố cơ bản là có đá gốc chứa
trƣờng thạch phải kể đến yếu tố địa mạo, cấu tạo nên vùng chứa đá gốc và yếu tố
môi trƣờng (độ ẩm, nhiệt độ). Nhƣ vậy sự hình thành các mỏ cao lanh và đất sét
là do chịu sự tác dụng tƣơng hỗ của các quá trình hóa học, cơ học (kể cả sinh vật
học) bao gồm các hiện tƣợng phong hóa, rửa trôi và lắng đọng trong thời gian
dài. Do nguồn gốc tạo thành mà cao lanh và đất sét là tổng hợp nhiều hạt mịn với
kích thƣớc hạt rất khác nhau, bề mặt riêng của chúng lớn, hệ thống mao quản
trong chúng vừa lớn vừa phức tạp do đó có khả năng tự hút ẩm khi để trong
không khí. (nƣớc lý học chứa trong đất sét và cao lanh nguyên khai có lúc lớn
hơn 20%).
Theo thành phần hóa và khoáng vật cũng nhƣ cấu trúc của nó thì cao lanh
và đất sét bao gồm rất nhiều loại khác nhau trong đó có 28 loại đơn khoáng: phổ
biến. Trong thiên nhiên, do thành phần khoáng vật của đá gốc khác nhau, điều
kiện tạo thành cao lanh và đất sét cũng không giống nhau (độ PH, độ ẩm và nhiệt
độ) nên sản phẩm phong hóa cũng khác nhau. Trong thực tế, các khoáng vật của
mỗi mỏ cao lanh ít khi là một đơn khoáng (nhất là trong các mỏ đất sét).

Mặc dầu có nhiều đơn khoáng song nếu cấu trúc hoặc tính chất của chúng
gần giống nhau thì ngƣời ta xếp chúng vào cùng một nhóm. Đối với công nghiệp
gốm sứ thì nhóm khoáng dƣới đây là quan trọng hơn cả[1- 9]:
1) Nhóm caolinit
Phần lớn các mỏ cao lanh và đất sét chứa khoáng chủ yếu là caolinit. Khoáng
caolinit có công thức là Al
2
O
3
.2SiO
2
.2H
2
O. Thành phần hóa của khoáng này là:
SiO
2
: 46,54% ; Al
2
O
3
: 39,5%; H
2
O: 13,96%. Thành phần hóa học của hầu hết

11
các mỏ cao lanh ít khi vƣợt giới hạn trên. Nếu mỏ cao lanh nào chứa chủ yếu là
khoáng caolinit thì chất lƣợng nó rất cao. Về mặt cấu trúc mạng tinh thể caolinit
gồm 2 lớp: lớp tứ diện chứa cation Si
4+
ở trung tâm, lớp bát diện chứa cation Al

3+

ở trung tâm ứng với SiO
4
và AlO
6
. Hai lớp này tạo thành gói hở có chiều dày
7,21-7,25A
0
. Trong đó các nhóm OH phân bố về một phía. Caolinit hầu nhƣ
không trƣơng nở trong nƣớc, độ dẻo kém, khả năng hấp thụ trao đổi ion yếu
(thƣờng từ 5-15 mili đƣơng lƣợng gam đối với 100 gam cao lạnh khô)
Trong nhóm này còn có khoáng Haloysir có dạng ống, đƣờng kính từ
0,02-0,03µm; chiều dày 0,1-1µm. Khoáng này có độ phân tán, độ dẻo và khả
năng hấp thụ trao đổi ion cao hơn caolinit ( khoảng 20- 40 mili đƣơng lƣợng gam
/100g).
2) Nhóm montrorilonit( Al
2
O
3
4SiO
2
+ nH
2
O): mạng lƣới tinh thể khoáng này
gồm 3 lớp( 2 tứ diện SiO
4
, một bát diện AlO
6
. So với caolinit thì khoáng này có

lực liên kết yếu hơn. Độ phân tán cao, hạt mịn, kích thƣớc cỡ 0,06mm. (Trong
đất sét thƣờng không chứa khoáng này). Vì vậy độ dẻo của montrorilonit rất lớn.
Montrorilonit là loại khoáng silicat 3 lớp nên khi có nƣớc, các phân tử
H
2
O có thể đi sâu vào và phân bố giữa các lớp làm cho mạng lƣới của nó trƣơng
nở rất lớn, cũng do chính cấu trúc của bản thân nó nên khoáng này có khả năng
hấp thụ trao đổi ion lớn và đạt tơí 150 mili đƣơng lƣợng gam /100g và có thể hơn
thế nữa .Trong gốm sứ khoáng này có tên là bentonit.
3) Nhóm khoáng chứa Alkali- còn gọi là illit hay khoáng sét chứa mica.
Về mặt cấu trúc khoáng này có mạng lƣới tinh thể tƣơng tự nhƣ các silicat 3 lớp
nên các tính chất của chúng rất giống nhau, độ phân tán cao, độ trƣơng nở trong
nƣớc lớn, khả năng hấp thụ trao đổi ion lớn (đến 100mg/100g đất sét).
Nhiều tính chất kỹ thuật của cao lanh và đất sét phụ thuộc vào kích thƣớc,
hình dạng và tỷ lệ các cỡ hạt. Nhìn chung kích thƣớc các hạt đất sét và cao lanh
nằm trong giới hạn phân tán keo (<60 µm). Kích thƣớc các loại tạp chất bao gồm
thạch anh, tràng thạch, mica thƣờng khá lớn.

12
Thành phần và kích thƣớc hạt có tác dụng rất lớn đến khả năng hấp phụ
trao đổi ion, tính dẻo, độ co khi sấy, cƣờng độ mộc cũng nhƣ diễn biến tính chất
của khoáng đó theo nhiệt độ nung.
Trộn thêm nƣớc vào đất sét hay cao lanh, tùy thuộc vào hàm lƣợng nƣớc
thêm vào mà tính chất của hỗn hợp sẽ rất khác nhau (ít dẻo, dẻo, rất dẻo, chảy
dẻo và chảy thành dòng liên tục). Đặc tính đó gọi là độ dẻo.
Theo cách phân loại của lƣu biến học đất sét và cao lanh là vật liệu biến
dạng dẻo. Chính nhờ tính dẻo của cao lanh và đất sét mà phối liệu gốm sứ có thể
tạo hình bằng các phƣơng pháp khác nhau: ép bán khô, tạo hình dẻo (ép dẻo,
vuốt gắn ráp trong khuôn thạch cao) hay đổ rót hồ trong khuôn thạch cao. Nhƣ
vậy độ dẻo của hỗn hợp đất sét và cao lanh khi trộn với nƣớc là khả năng giữ

nguyên hình dạng mới khi chịu tác dụng của lực bên ngoài mà không bị nứt.
Độ dẻo của hỗn hợp trên là do ảnh hƣởng của nhiều quá trình hóa lý phức
tạp dƣới tác động của nhiều yếu tố khác nhau xảy ra đồng thời. Tuy nhiên chúng
ta có thể thừa nhận tính dẻo do các hiện tƣợng chính sau đây gây nên:
- Hiện tƣợng (khả năng) trƣợt lên nhau của các hạt sét có hình dạng và kích
thƣớc khác nhau. Khả năng trƣợt lên nhau càng dẽ dàng khi các hạt đất sét hấp
phụ đủ nƣớc và các ion hấp phụ trao đổi (ion lạ);
- Hiện tƣợng dính kết các hạt sét với nhau thành một khối. Hiện tƣợng này
càng mãnh liệt khi các hạt sét hấp phụ các cation hay anion trao đổi đặc biệt là
trƣờng hợp lƣợng nƣớc vừa đủ để thực hiện quá trình hydrat hóa hoàn toàn.
Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến độ dẻo:
+ Độ lớn và đặc biệt là hình dạng các hạt sét: đất sét càng mịn, độ dẻo càng
cao; hạt sét dạng sợi hay dạng ống, dạng vi vảy nhiều góc cạnh độ dẻo cũng lớn.
+ Cấu trúc của khoáng sét, đặc biệt là yếu tố điện tích của các ion trung tâm
và khả năng thay thế đồng hình của các cation trong các lớp cũng là yếu tố cơ
bản quyết đinh tính dẻo. Đây là yếu tố ảnh hƣởng quyết định đến khả năng hấp
thụ trao đổi, ảnh hƣởng đến chiều dày màng nƣớc hydrat hóa (màng nƣớc này có

13
tính chất đặc biệt là tỷ trọng cao từ 1,2 – 1,4). Chính màng nƣớc này tạo cho các
hạt sét vừa có khả năng vƣợt lên nhau, vừa dính kết các hạt sét lại với nhau thành
một khối.
+ Nghiên cứu kỹ bản chất của đất sét, chúng ta nhận thấy trong thiên nhiên
đất sét luôn luôn là các hỗn hợp có chứa các cation hóa trị 1 và hóa trị 2 hay hóa
trị 3. Điều đó liên quan đến lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tố (các cation
dƣơng bao giờ cũng hút các anion âm). Trong hệ gồm cả cation hóa trị 1 và hóa
trị 2 đều đòi hỏi điện tích âm do đó gây nên hiệu ứng điện giữa các phần tích
điện trái dấu mang tính dây chuyền tức là vừa gây nên lực hút và lực đẩy tĩnh
điện
Chính lực này là động lực làm dính kết các hạt sét với nhau (cũng chính là

lực liên kết).
Là hệ đất sét,cao lanh, một số nguyên liệu gầy khác và nƣớc chứ không phải
hệ rắn thuần túy nên lực liên kết trên là tƣơng đối bé. Lực liên kết này phụ thuộc
rất nhiều vào hàm lƣợng nƣớc. Khi lƣợng nƣớc tăng đến mức giới hạn nào đó thì
“lực liên kết” giảm, hỗn hợp bắt đầu có hiện tƣợng chảy.
Khi nghiên cứu đồng thời ảnh hƣởng của hàm ẩm và lực tác động bên ngoài
đến tính chất của hệ ta thấy:
- Ứng với một hàm ẩm nhất định khi lực bên ngoài đạt đến một giá trị tới hạn
thì hệ cũng sẽ có hiện tƣợng chảy lƣu biến học gọi lực tới hạn đó là giới hạn
chảy.
- Khi lƣợng nƣớc đủ lớn thì hồ cao lanh, đất sét chảy thành dòng liên tục, cho
phép ta tạo hình các sản phẩm rỗng, hình dáng phức tạp bằng phƣơng pháp rót
hồ trong khuôn thạch cao, với phƣơng pháp rót thì độ nhớt của hồ là yếu tố cực
kỳ quan trọng. Yêu cầu của hồ là lƣợng nƣớc phải ít nhất cho phép, đồng thời độ
nhớt cũng phải cực tiểu để đổ rót dễ dàng và năng suất lại cao. Điều đó chỉ đạt
đƣợc khi sử dụng biện pháp pha loãng hồ đổ rót bằng chất điện giải.

14
Sản phẩm gốm sứ thật muôn hình muôn vẻ. Trong các lĩnh vực do mục đích
và yêu cầu của nó nên đòi hỏi hình dạng và kích thƣớc rất khác nhau.Mỗi
phƣơng pháp tạo hình đòi hỏi một số điều kiện kỹ thuật nhất định. Các phƣơng
pháp tạo hình chủ yếu là:
1) Đổ rót sản phẩm rỗng (hồ thừa);
2) Đổ rót sản phẩm đặc (rót hồ đầy);
3) Xây trên máy (loại đầu nén);
4) Xây trên máy (loại dao bản);
5) Ép bán khô;
6) Ép dẻo;
7) Nện dập thủ công
Để thỏa mãn đƣợc các yêu cầu cơ bản của kỹ thuật tạo hình điều then chốt

nhất là chọn đúng phƣơng pháp tạo hình cho một loại sản phẩm cụ thể - Phƣơng
pháp tạo hình tối ƣu.
Cơ sở để lựa chọn phƣơng pháp tạo hình bao gồm các điều chủ yếu sau:
+ Hình dạng và các tính chất đặc trƣng của các loại sản phẩm;
+ Tính chất kỹ thuật của phối liệu;
+ Năng suất và giá thành (phụ);
- Các loại sản phẩm thành rỗng, thành mỏng đều, hình dạng không phức tạp
lắm nhƣ lọ hoa, ấm trà v,v…hợp lý nhất là chọn phƣơng pháp rót hồ thừa
- Sản phẩm rỗng và đặc, hình dáng bên ngoài phức tạp nhƣ tƣợng, thân và các
chi tiết của máy bơm chịu axit v,v…nên chọn phƣơng pháp rót hồ đầy.
- Các loại sản phẩm thành mỏng, hình dạng đơn giản tròn xoay, phẳng nên
chọn phƣơng pháp xây trên máy bàn tua trong khuôn (loại sâu) hay trên khuôn
(loại nông, phẳng) thạch cao.
- Các loại sản phẩm hình dáng khá phức tạp có lỗ theo phƣơng nào đó hoặc
có ren nên chọn phƣơng pháp dẻo hay tiện dẻo (ƣớt) bằng dao dây hay dao bản
(phần lớn là sứ điện).

15
Căn cứ vào hình dạng sản phẩm để chọn phƣơng pháp tạo hình là chƣa đủ mà
điều quan trọng là phải căn cứ cả vào đặc tính kỹ thuật của phối liệu mới chọn
đúng phƣơng pháp tối ƣu.
- Phối liệu có độ dẻo cao có thể xây trên máy, ép dẻo hay tiện dẻo.
- Phối liệu dẻo vừa: ép dẻo, đổ rót.
- Phối liệu kém dẻo nhƣng độ đồng nhất cao: ép bán khô các loại sản phẩm có
hình dáng khá phức tạp.
- Phối liệu rất kém dẻo: ép bán khô, nện dập thủ công các sản phẩm hình dạng
đơn giản.
Khi phối liệu có thể thỏa mãn nhiều phƣơng pháp tạo hình thì chọn phƣơng
pháp nào có năng suất cao nhất nếu hình dáng sản phẩm cho phép.
Các loại sản phẩm sứ vệ sinh nói chung là sản phẩm rỗng, thành mỏng đều,

hình dạng không phức tạp và phối liệu xƣơng có độ dẻo vừa phải nên đƣợc tạo
hình theo phƣơng pháp rót hồ thừa hiệu quả sẽ cao nhất.
Khi đổ rót hồ vào khuôn thạch cao, do thạch cao có khả năng hút nƣớc nên
hồ chuyển động theo hƣớng bám vào thành khuôn thành lớp mỏng đều đặn và sít
đặc, theo thời gian chiều dày lớp mộc tăng dần.
Theo [I - 26], chiều dày của lớp mộc tỷ lệ với căn bậc hai của thời gian.
Trong sản xuất gốm sứ, để có đƣợc chiều dày lớp mộc theo ý muốn, chúng
ta phải làm thí nghiệm để xác định tốc độ bám lõi, qua đó xác định thời gian cần
thiết để lƣu hồ trong khuôn. Chất lƣợng khuôn, (trƣớc hết là độ ẩm) và đặc tính
kỹ thuật của hồ quyết định thời gian đổ rót.
Sản phẩm gốm sứ tạo hình bằng phƣơng pháp đổ rót muốn đảm bảo chất lƣợng,
ít phế phẩm thì hồ đổ rót cần đạt các yêu cầu sau: có 6 yếu tố
1) Lƣợng nƣớc ít nhất để giảm thời gian đổ rót và thời gian sấy;
2) Độ linh động của hồ tốt có nghĩa là độ nhớt bé để đảm bảo vận
chuyển trong đƣờng ống và đổ rót dễ;

16
3) Hồ phải bền nghĩa là không có hiện tƣợng lắng, không keo tụ,
không đóng sánh, độ nhớt hồ ổn định;
4) Tốc độ bám khuôn lớn;
5) Lƣợng chất điện giải hợp lý (Chọn đúng điện giải tối ƣu, hàm lƣợng
hợp lý);
6) Khả năng thoát khuôn dễ, ít khuyết tật nhƣ rỗ mặt v.v…
Cơ sở hóa lý của hồ đổ rót nói chung.
Biện pháp pha loãng hồ đổ rót chứa đất sét và cao lanh.
Vật thể dạng bột mịn tiếp xúc với dung môi thƣờng tạo nên hệ keo. Tùy bản
chất của dung môi (hằng số điện môi) của vật chất và dung môi mà hệ keo tích
điện âm hay dƣơng.
Theo định luật Coehn thì vật liệu nào có hằng số điện môi cao sẽ tích điện
dƣơng. Nƣớc có hằng số điện môi = 81, tƣơng đối cao vì vậy rất nhiều trƣờng

hợp, vật thể hòa tan trong nƣớc hệ keo sẽ tích điện âm, ví dụ keo SiO
2
, hồ đất sét
hay phối liệu gốm sứ, keo vàng Au…[I- trg 64]
Ngƣợc lại keo Al(OH)
3
, Fe(OH)
3
và các hệ keo của một số oxit khác nữa
thƣờng là tích điện dƣơng.
Phân tích khoáng caolinit tinh khiết là trung hòa điện nhƣng do nó không
sạch, nghĩa là khả năng thay thế đồng hình của các cation hóa trị 2 hay 3 trong
mạng tinh thể khoáng chất sét nhất là các khoáng sét họ 3 lớp silicat nên nó
chẳng những có khả năng hấp thụ cation mà cả anion nữa
Đại đa số các khoáng sét khi hòa tan trong dung môi nƣớc thƣờng hấp thụ
anion. Ví dụ OH
-
nên chúng tích điện âm, trong điện trƣờng keo đất sét chuyển
dịch về phía anot (+); [I – trg 64].
Các hạt sét phân tán trong nƣớc chúng sẽ đƣợc bọc bởi vỏ nƣớc và trở thành
một ion rất phức tạp. Khi hấp thụ trao đổi các hạt sét đã trở thành những lớp điện
tích kép.

17
Các mizel đất sét khi hấp phụ trao đổi đã tạo ra một lớp đơn phân tử các
cation. Quá trình hấp phụ hình thành ion hydrat hóa ( là mizel đất sét – đơn phân
tử các cation – lớp nƣớc lƣỡng cực). Các cation nằm ở vị trí xa các ion hydrat
một khoảng cách nhất định nên chúng có khả năng chuyển động tự do.




Hình 2. Mizel đất sét
O – phân tử H
2
O; + Ion alkali hydrat hóa ranh giới lớp H
2
O -alkali
Chiều dày lớp điện tích kép có thể tƣơng đƣơng một phần của vỏ nƣớc liên
kết và do bản chất của ion trung tâm và các cation hay anion hấp phụ trao đổi
quyết định (tức là do cấu trúc của khoáng sét và loại cation dùng làm chất điện
giải).
Lớp điện tích kép (tổ hợp keo = mizel đất sét có điện thế của nó, chính điện
thế là động lực gây nên sự chuyển động của hệ keo.
Hồ gốm sứ khi không pha chất điện giải (chất pepti hóa) muốn đổ rót đƣợc
thƣờng là cần một lƣợng nƣớc rất lớn (40-50%), muốn đổ rót tốt, đồng thời
lƣợng nƣớc cần thiết ít nhất pha thêm chất điện giải ( giảm đƣợc 15-20%).
Quá trình pha loãng hồ dựa trên cơ sở làm thay đổi điện thế ξ của các mizel.
Theo Helmholtz và một số tác giả khác thì lớp điện tích kép của các mizel đất sét
giống nhƣ một tụ cầu, giữa các lớp của tụ cầu đó tồn tại điện thế ξ bằng:
Phân tử
sét tích
điện âm

18
ξ = neδ
ε r (r + δ)
e: Điện tích các nguyên tố;
n: Số hóa trị tự do của lớp bên trong hay của ion trao đổi với lớp bên ngoài;
ε: hằng số điện môi;
r: bán kính của vòng bên trong

δ: Khoảng cách giữa vòng bên trong và bên ngoài.
Khi thêm vào hồ chất điện giải thì n sẽ tăng, mật độ tương đối của vỏ
nước tăng và khoảng cách giữa các lớp δ sẽ tăng, ngƣợc lại ε giảm, kết quả là ξ
sẽ tăng, hồ sẽ bền.
Các ion của chất điện giải đã làm thay đổi lực hút và lực đẩy giữa mizel tích
điện âm (lực đẩy sẽ tăng), khoảng đƣờng đi trung bình của các mizel tỷ lệ thuận
với điện thế ξ. Khoảng cách mà các mizel có thể chuyển động tự do tăng có
nghĩa là độ nhớt của hồ giảm.
Tác dụng của các chất điện giải khác nhau là sẽ rất phức tạp. Kết quả nhiều
công trình nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận tổng quát sau:
- Khoáng sét chứa tạp chất hữu cơ alkali cao, dễ pha loãng, khi pha loãng có
thể sử dụng chất bảo vệ keo.
- Đất sét có điện tích bề mặt lớn (rất mịn) cần một lƣợng chất điện giải lớn
khi pha loãng hồ.
- Các Cation có cƣờng độ điện trƣờng lớn sẽ hình thành lớp điện tích kép
lớn, vỏ nƣớc hấp phụ lớn sẽ có khả năng làm tăng điện thế ξ mạnh và tăng theo
dãy Hoftmann.
Các cation hóa trị 1 làm tăng điện thế ξ mạnh, là chất điện giả tốt, các cation
hóa trị 2 có tác dụng kếm ion hóa trị 1, các cation hóa trị 3 hầu nhƣ không có tác
dụng.

19
Trong dãy các cation hóa trị 1 thì muối của Na
+
của axit hữu cơ hay vô cơ
các phân tử trong đó, các anion sẽ hình thành các hợp chất khó tan, ví dụ Silicat,
phosphat có tác dụng tốt nhất, NaOH có tác dụng kém nhất.
Ảnh hƣởng của chất điện giải chứa Na
+
của các hợp chất khác nhau đến độ

nhớt của hồ nhƣ sau:
1 Na
2
P
2
O
7

2 Na
2
SiO
3

3 NaOH
4 Na
2
CO
3

5 Na
2
C
2
O
4

Các hợp chất chứa Li
+
có tác dụng tƣơng tự Na
+

còn K
+
có tác dụng kém vì
dễ tạo thành số phối trí bền KO
12
.
Khi sử dụng muối Na
+
làm chất điện giải thì Na
+
sẽ bị các anion (âm) trên
bề mặt các hạt sét hấp phụ nên dễ xảy ra sự xô đẩy ở bề mặt các hạt sét (hồ bền),
ngƣợc lại hạt sét chứa Ca
+
sẽ cần đến 2 điện tích âm dẫn đến các hạt sét dễ dính
kết với nhau (bị keo tụ).
Nếu hàm lƣợng chất điện giải quá lớn (thừa) đạt đến điểm tới hạn = 0 thì hồ
cũng sẽ bị keo tụ và dễ lắng. Lúc này các cation sẽ đi sâu vào bên trong lớp điện
tích kép làm cho các phân tử đất sét tích điện âm liên kết lại với nhau.
Trong sản xuất và nghiên cứu, thông thƣờng dùng Viscosimet (nhớt kế) để
đo độ nhớt trực tiếp của hồ. Một hiện tƣợng khác hay

gặp ở hồ đổ rót là đóng
sánh. Hồ dƣới tác động cơ học thì linh động nhƣng để yên sau một thời gian nhất
định thì trở lại trạng thái ban đầu, hồ có độ linh động kém, thời gian chảy đầy
100cm
3
sẽ tăng. Nguyên nhân là do lớp nƣớc trong vỏ xon – vat liên kết lại với
nhau (không phải do các mizel bị keo tụ).
Các loại sản phẩm sứ vệ sinh nói chung là sản phẩm rỗng, kích thƣớc lớn,

thành dày hay mỏng đều, hình dạng khá phức tạp và phối liệu xƣơng có độ dẻo
vừa phải nên hiện tại đƣợc tạo hình theo phƣơng pháp rót hồ thừa trong khuôn

20
thạch cao trong quá trình đổ rót thông thƣờng hay khuôn chất dẻo trong phƣơng
pháp đổ rót áp lực hiệu quả sẽ cao nhất. Trong cả hai phƣơng pháp thì hồ đạt
trạng thái lƣu biến tốt nhất là điều kiện tiên quyết cho một chu trình sản xuất
thuận lợi.
Sứ vệ sinh đƣợc tạo hình bằng phƣơng pháp đổ rót hồ thừa, hồ phải có độ
nhớt đủ nhỏ để có thể tạo mộc trong khuôn dễ dàng. Khi rót hồ vào khuôn,
khuôn với cấu trúc xốp mao quản sẽ hút nƣớc ra nhờ lực mao dẫn và hình thành
lên lớp mộc ở ranh giới giữa hồ và khuôn. Khi lớp mộc đạt đƣợc độ dày cần
thiết, hồ thừa đƣợc tháo ra ngoài và độ ẩm mộc đƣợc hút bớt vào khuôn thạch
cao hoặc hơi ẩm bay hơi nên co lại, tách ra và đƣợc lấy ra khỏi khuôn. Khuôn
thạch cao sau đó đƣợc sấy khô lƣợng nƣớc hấp thụ để sử dụng lại nên yêu cầu
hàm lƣợng nƣớc trong hồ phải càng thấp càng tốt.
Các tính chất hồ đổ rót nhƣ hàm lƣợng pha rắn, tốc độ bám lõi và cƣờng độ
mộc phụ thuộc vào tỉ lệ giữa đất sét/cao lanh trong nguyên liệu dẻo. Cao lanh với
hàm lƣợng caolilit cao tạo cho sứ những tính chất rất tốt nhƣ độ trắng cao sau
nung, có hình dạng và phân bố cỡ hạt thích hợp, thành phân khoáng hóa đáp ứng
yêu cầu nên là nguyên liệu không thể thay thế trong phối liệu sứ vệ sinh. Nói
chung để xƣơng sứ vệ sinh trắng và có chất lƣợng cao thì hàm lƣợng cao lanh
trong phối liệu phải cao. Tuy nhiên nó lại làm cho phối liệu có độ dẻo và cƣờng
độ mộc thấp. Để tăng độ dẻo và cƣờng độ mộc cần phải cấp phối thêm vào đất
sét. Nhƣng đất sét lại có nhƣợc điểm là đƣa thêm vào các tạp chất nhƣ Fe
2
O
3

TiO

2
làm giảm chất lƣợng sứ. Mặt khác, đất sét chứa ít hay không chứa khoáng
caolinit, mà thay vào đó là các loại khoáng sét khác có khả năng hấp thụ nƣớc
trong các lớp cấu tạo và làm tăng thời gian hình thành lớp mộc trong khuôn. Nhƣ
vậy, độ trắng, cƣờng độ và thời gian tạo mộc phụ thuộc trực tiếp vào lƣợng cao
lanh có trong phối liệu. Tính chất lƣu biến của hồ cao lanh đóng vai trò cực kỳ
quan trọng vào sự thành công và hiệu quả của quá trình đổ rót sứ vệ sinh. Hồ

21
phải có độ nhớt thấp và ổn định. Trong đó hàm lƣợng pha rắn và chất điện giải là
các yếu tố quan trọng quyết định độ nhớt của hồ.
Tăng hàm lƣợng pha rắn của hồ thì khả năng bị keo tụ tăng, khả năng bị
lắng tăng. Vì vậy việc sử dụng chất chống keo tụ và chất trợ phân tán là điều đầu
tiên phải nghiên cứu đến.
Hiện nay, trên thế giới, việc nghiên cứu, sử dụng các loại phụ gia nhằm mục
đích giảm độ ẩm hồ trong công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đƣợc rất nhiều nơi
xúc tiến, triển khai. Ở Đức, Ý chất phụ gia cho gốm sứ DOLAFLUX,
DOLAPIX, GINESSFIX đang đƣợc giới sản xuất gốm sứ quan tâm hàng đầu.
Đây là những phụ gia đƣợc tổng hợp từ các chất vô cơ, hữu cơ nhƣ Silicat
kiềm, phốt phát kiềm, Cacbonat kiềm, các muối kiềm từ axit tanic, các muối
kiềm từ axit polycacboxylic, dẫn xuất của axit photsphonic, muối tự do từ axit
polycacboxylic. Cơ chế hoạt động của chất chống keo tụ và trợ phân tán đƣợc
dựa trên thành phần của nó, chúng trực tiếp hƣớng tới một sự trao đổi liên kết tối
ƣu trong hồ chống keo tụ. Thông qua quá trình trao đổi ion này, các hạt phối liệu
gốm sứ sẽ mang điện tích bởi vậy lực hút giữa chúng sẽ không có tác động lớn.
Sự ảnh hƣởng của chất chống keo tụ và chất trợ phân tán không những phụ
thuộc vào hàm lƣợng rắn và loại nguyên liệu đầu sử dụng mà còn phụ thuộc vào
các thông số khác nhƣ độ cứng của nƣớc, hình dạng hạt, sự phân cấp phối hạt. Vì
vậy việc sử dụng nhƣ thế nào cho hiệu quả nhất cụ thể là dùng loại phụ gia nào,
lƣợng dùng, dùng đơn chất hay phối trộn, kết hợp các loại phụ gia với nhau

chính là mục đích của đề tài.







22
II - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu, khảo sát tính chất của hồ đổ rót sản phẩm sứ vệ sinh, tính chất
của sản phẩm mộc đang đƣợc sử dụng tại một số cơ sở của Việt Nam.
- Khảo sát các loại nguyên liệu đang đƣợc dùng để sản xuất sản phẩm sứ vệ
sinh tại một số cơ sở của Việt Nam.
- Khảo sát các loại phụ gia tăng cƣờng cƣờng độ mộc cho hồ đổ rót sản
phẩm sứ vệ sinh đang đƣợc sử dụng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Dựa trên biểu đồ T- Q- F, chọn đơn phối liệu gốc để tiến hành nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm.
- Tiến hành nghiên cứu lý thuyết về cơ chế tác động đến cƣờng độ mộc của
từng loại phụ gia. Trên cơ sở đó lựa chọn phụ gia cho phù hợp, thử nghiệm để
đƣa ra tỷ lệ tối ƣu trong hồ đổ rót.
- Sử dụng các thiết bị phân tích để xác định thành phần vật liệu.
- Sử dụng các thiết bị đo kiểm nhằm đánh giá, so sánh cƣờng độ mộc khi sử
dụng phụ gia của đề tài với cƣờng độ mộc của Công ty CP Sứ Viglacera Thanh
Trì làm mẫu đối chứng.
- Thử nghiệm vào sản phẩm thực tế tại của Công ty CP Sứ Viglacera Thanh
Trì theo đơn phối liệu, quy trình sản xuất của Công ty CP Sứ Viglacera Thanh
Trì.
- Đánh giá sản phẩm



Các thiết bị phục vụ nghiên cứu đề tài:
1) – Máy nghiền bi thí nghiệm 4kg/mẻ - Viện- phục vụ nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm
2) - Tủ sấy có hệ thống điều khiển nhiệt độ - Viện;
3) - Lò nung 1250
0
C tự động điều chỉnh nhiệt độ- Viện;
4) Máy nghiền bi 50kg/mẻ: Phục vụ chế thử thử nghiệm

23
Dụng cụ đo kiểm tra các thông số:
1) - Máy Viscotester VT-04E – Kiểm tra độ nhớt phối liệu;
2) - Thiết bị kiểm tra độ bền uốn R
u
máy HounsField H50KS– Viện;
3) - Thiết bị kiểm tra cỡ hạt (Laze) – Viện;
7) - Cân kỹ thuật độ chính xác 10
-2
gam - Viện;
























24
II.1 - Nghiên cứu, khảo sát tính chất của hồ đổ rót sứ dân dụng thông thƣờng, hồ
đổ rót sản phẩm sứ vệ sinh, tính chất của sản phẩm mộc đang đƣợc sử dụng tại
một số cơ sở của Việt Nam.
Bảng 1: Các thông số công nghệ hồ đổ rót, tính chất của sản phẩm mộc sứ
dân dụng thông thường tại Bát Tràng
STT
Thông số công nghệ hồ đổ rót
Đơn vị
Chỉ tiêu
1
Tỷ trọng

1,62- 1,65
2
Độ ẩm
%

34-36
3
Sót sàng 41µm
%
10-15%
4
Sót sàng ≥ 200µm
%
0
5
Độ nhớt
mPa.s
88 -90
6
Cƣờng độ xƣơng mộc
kG/cm
2
22-25
7
Cƣờng độ xƣơng nung
kG/cm
2

350 - 380
( Số liệu làm mẫu đối chứng được phân tích tại phòng thí nghiệm cơ lý –
Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp)
Bảng 2: Các thông số công nghệ hồ đổ rót, tính chất của sản phẩm mộc sứ
vệ sinh Hào Cảnh –Tiền Hải – Thái Bình
STT
Thông số công nghệ hồ đổ rót

Đơn vị
Chỉ tiêu
1
Tỷ trọng

1,68- 1,70
2
Độ ẩm
%
32-34
3
Sót sàng 41µm
%
10-15%
4
Sót sàng ≥ 200µm
%
0
5
Độ nhớt
mPa.s
90 -92
6
Cƣờng độ xƣơng mộc
kG/cm
2
30-31
7
Cƣờng độ xƣơng nung
kG/cm

2

380 - 400
( Số liệu làm mẫu đối chứng được phân tích tại phòng thí nghiệm cơ lý –
Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp)

25
Bảng 3: Các thông số công nghệ hồ đổ rót, tính chất của sản phẩm mộc
công ty sứ Viglacera Thanh Trì làm mẫu đối chứng
STT
Thông số công nghệ hồ đổ rót
Đơn vị
Chỉ tiêu
1
Tỷ trọng

1,79- 1,80
2
Độ ẩm
%
30
3
Sót sàng 41µm
%
6-10
4
Sót sàng ≥ 200µm
%
0
5

Độ nhớt
mPa.s
90 -92
6
Cƣờng độ xƣơng mộc
kG/cm
2
32-34
7
Cƣờng độ xƣơng nung
kG/cm
2

420
( Số liệu làm mẫu đối chứng được phân tích tại phòng thí nghiệm cơ lý –
Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp)
Qua khảo sát thực tế thấy rằng hồ đổ rót sứ dân dụng thông thƣờng hiện có
độ ẩm cao hơn, tỷ trọng thấp hơn, cƣờng độ uốn thấp hơn hồ sứ vệ sinh.
Mục tiêu của đề tài là: giảm độ ẩm của phối liệu hồ đổ rót bớt 1-2%, Tăng cƣờng
cƣờng độ mộc hơn 2-5%, nên đề tài đặt ra hồ đổ rót có các thông số công nghệ
nhƣ sau:
Bảng 4: Các thông số công nghệ hồ đổ rót của đề tài đặt ra
STT
Thông số công nghệ hồ đổ rót
Đơn vị
Chỉ tiêu
1
Tỷ trọng

1,81-1,83

2
Độ ẩm ≤
%
29
3
Sót sàng 41µm
%
6- 10
4
Sót sàng ≥ 200µm
%
0
5
Độ nhớt ≤
mPa.s
90
6
Cƣờng độ xƣơng mộc ≥
kG/cm
2
35
7
Cƣờng độ xƣơng nung ≥
kG/cm
2

440



×