1
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Báo cáo tiến độ Dự ánVIE 009/06
Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông
trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất
để sản xuất bền vững qua việc sử dụng
hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP
MS 5: Báo cáo hoàn tất
(6 tháng đợt 4)
Tháng 12 năm 2009
2
Mục lục
1. Thông tin về đơn vị
2. Trích lược Dự án
3. Báo cáo tóm tắt
4. Giới thiệu và bối cảnh
5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo
5.1 Những điểm nổi bật trong quá trình thực hiện
5.2 Lợi ích cho đối tượng sản xuất quy mô nhỏ
5.3 Xây dựng năng lực
5.4 Quảng bá
5.5 Quản lý dự án
6. Báo cáo về các vấn đề có liên quan
6.1 Các vấn đề về môi trường
6.2 Các vấn đề xã hội và giới tính
7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững
7.1 Những khó khăn và trở ngại
7.2 Giải pháp
7.3 Tính bền vững
8. Các bước quan trọng tiếp theo
9. Kết luận
10. Cam đoan
3
1. Thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm
Tên dự án Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc
đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững
qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP
Đơn vị VN
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Giám đốc Dự án phía VN
TS. Phan Thị Công
Đơn vị Úc
Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và Môi trường, Bang
Queensland, Úc (trước đây là Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và
Nước)
Nhân sự Úc
TS. Philip Moody
Ngày bắt đầu
20 tháng 6 năm 2007
Ngày kết thúc (theo dự kiến
ban đầu)
Tháng 5 năm 2009
Ngày kết thúc (đã thay đổi)
Tháng 12 năm 2009
Chu kỳ báo cáo
Tháng 11 năm 2008 -Tháng 12 năm 2009
Cán bộ phụ trách
Ở Úc: Chủ nhiệm dự án
Tên: TS. Philip Moody Tel: 07 3896 9494
Chức vụ: Nghiện cứu viên cao cấp Fax: 07 3896 9623
Tổ chức: Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và
Môi trường, Bang Queensland,Úc
Email:
Ở Úc: đầu mối liên hệ hành chính
Tên: Ms Melissa Coonan
Chức vụ: Cán bộ chuyên trách dự án Tel: 07 3896 9833
Tổ chức: Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và Môi
trường, Bang Queensland,Úc
Email:
Ở Việt Nam
Tên: TS. Phan Thị Công Tel: +84 839104307
Chức vụ: Phó Trưởng Phòng NC Khoa học
Đất
Fax: +84 838297650
Tổ chức: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông
Nghiệp miền Nam
Email:
4
2. Tóm lược về dự án
Việc xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn Việt Nam sẽ không gặt hái được thành
công trừ phi khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến và các sản phẩm trí tuệ của người nông
dân được nâng cao.
Trong dự án ACIAR trước đây, “Hệ thống các quyết định hỗ trợ trọn gói’gọi tắt l
à
SCAMP đã được phát triển để xác định những mặt hạn chế từ những quan sát ban đầu những
đặc điểm nổi bật của đất, hỗ trợ bằng những phân tích hóa học đơn giản trong phòng và ngoài
đồng ruộng. SCAMP sử dụng những thông số về lý học (vd: tính thấm, thoát nước) và hóa học
đất (vd pH, EC) để phát triển những biện pháp thích hợp cho quản lý dinh dưỡng, cày bừa, luân
canh, và chống xói mòn. Trong dự án CARD này, khoá t
ập huấn SCAMP được tổ chức cho cán
bộ khuyến nông cấp huyện và tỉnh như Gia Lai, Ninh Thuận và Tây Ninh. Khóa tập huấn bao
gồm việc thực tập trên đồng ruộng, và các thí nghiệm ngoài đồng ở Gia Lai và Tây Ninh được
sử dụng để thể hiện các mặt hạn chế của đất thông qua đánh giá SCAMP từ đó có thể đưa r
a
những biện pháp quản lý thích hợp. Phân tích giá trị của lợi nhuận/vốn đầu tư của những biện
pháp này giải thích lợi ích việc tiếp cận cấu trúc để ước đoán và xác định những mặt hạn chế
của đất đến sức sản xuất. Tóm lại, qua phản hồi của 167 học viên tham dự các khoá học cho
thấy trên 90% học viên sẽ ứng dụng kiến thức và các khái ni
ệm thu thập được từ khóa tập huấn
vào các hoạt động tại địa phương của họ theo từng trường hợp cụ thể thông qua các khóa tập
huấn tổ chức tại địa phương và tác động qua lại với người nông dân.
3. Tóm tắt các hoạt động trong kỳ báo cáo
Trong gia đoạn cuối của dự án, khóa huấn luyện SCAMP được tổ chức ở Tây Ninh từ 22
đến 24 tháng 12 năm 2008. Khóa tập huấn có sự tham dự của 36 cán bộ khuyến nông thuộc hầu
hết các huyện trong năm tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Trong ngày đầu tiên của khóa học, các bài lý
thuyết đã tập trung vào định nghĩa và giải thích những đặc tính chủ yếu của đất được sử dụng
trong hệ thống SCAMP. Chuyến đi thực địa được tổ chức vào ngày thứ hai đến các loại đất khác
nhau. Mộ
t hố phẩu diện đất được đào sâu 150 cm để khảo sát những tầng đất khác nhau được
thành lập sau một quá trình phong hoá khá lâu của nhóm Haplic Acrisol tiêu biểu. Sự dí dẻ và
việc tạo thành plinthite là hai quá trình chính xảy ra trong hố phẩu diện này mà những học viên
chưa bao giờ nghĩ đến. Cán bộ dự án của Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam đã thể hiện cách
đánh đất theo SCAMP như thế nào. Các học viên được chia thành nhiều nhóm để thực tậ
p đánh
giá đất sử dụng SCAMP. Mỗi nhóm được phân công ở những vị trí khác nhau và mô tả những
phẩu diện đất đại diện cho điạ hình ở nơi đó. Các học viên cũng đã thăm và khảo sát sự phát
triển của cây trồng trên ruộng thí nghiệm, So sánh với biện pháp kỹ thuật của nông dân và biện
pháp của SCAMP. Cuối khóa tập huấn, các nhóm đã trình bày và thảo luận các kết quả khảo sát
đánh giá của họ ứng dụng SCAMP.
Trong thí nghiệm ngoài đồng, các nghiệm thức có bón Eupatorium odoratum (cỏ hôi)
được sử dụng đánh giá hiệu quả của nó trong việc làm hạn chế sự dí dẻ đất (cải thiện độ thoáng
khí đất và tỷ lệ thấm nước). Việc bổ sung sét đã làm gia tăng khả năng giữ và cung cấp chất dinh
dưỡng của đất. Các nghiệm thức này được thiết kế
để giảm đi những mặt hạn chế của đất thông
qua việc đánh giá theo SCAMP. Phân tích lợi nhuận chi phí cho thấy cả hai nghiệm thức đều cho
tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư theo thứ tự là 1,7 và 1,6 so với nghiệm thức của nông dân là 0,7 (phụ
5
lục A).
Khảo sát trước và sau khóa học nhận thấy các khuyến nông viên đã thay đổi rất nhiều về
mặt nhận thức so với trước khoá học. Đặc biệt, họ hiểu nhiều hơn về ảnh hưởng của các đặc tính
đất đến những mặt hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp quản lý bền vững và nhận thức rằng,
biệ
n pháp bón phân không phải là câu trả lời cho tất cả vấn đề về sức sản xuất của đất. Nhận thức
về quản lý đất dựa vào những mặt hạn chế thuộc về bản chất của đất cũng được gia tăng. Rõ ràng
các khuyến nông viên mong muốn chuyển tải những hiểu biết của họ cho nông dân thông qua các
khóa tập huấn. Vai trò của phòng phân tích di động trong việc xác định những mặ
t hạn chế về
dinh dưỡng trong đất là rất cần thiết.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Khuyến nông viên cấp tỉnh cung cấp những ý kiến hướng dẫn người nông dân về tất cả
các khía cạnh trong sản xuất bao gồm nông học và quản lý sâu bệnh. Do công tác khuyến nông
đòi hỏi người làm khuyến nông phải có tầm hiểu biết rộng, tuy nhiên các khuyến nông viên
thường không hiểu biết sâu về đất để có thể đám ứng những đòi hỏi đặc biệt trong việc quản lý
đất như những khuy
ến cáo về liều lượng phân bón. Hệ quả là “một đáp án cho tất cả các trường
hợp” cho việc quản lý cây trồng và làm đất, kiểm soát xói mòn và sử dụng chất cải tạo dạng hữu
cơ. Các đề nghị sử dụng phân bón theo sách hướng dẫn dựa trên loại cây trồng mà không đề cập
đến độ phì hiện tại hoặc sự khác biệt liên quan đến khả năng giữ và cung cấp dinh dưỡng củ
a đất.
Tuy nhiên, điều quan trong để cây trồng phát triển bền vững và đem lại hiệu quả là cách tiếp cận
chuyên biệt về đất cho việc quản lý đất và cung cấp dinh dưỡng cho đất, bao gồm việc đánh giá
tất cả chất hữu cơ có sẵn tại địa phương và các dạng phân bón hóa học.
Mục tiêu dự án thông qua các khóa huấn luyện giúp các khuyến nông viên hiểu rõ những
thuộc tính chính của đất như
màu sắc, thành phần cơ giới, tính thấm, thoát nước, tính ổn định, pH
và độ dẫn điện và đưa ra chiến lược quản lý đất dựa trên những thuộc tính này. Công cụ quyết
định hổ trợ SCAMP (những mặt hạn chế và gói quản lý), là chủ đề chính được đề cập trong khóa
tập huấn này và cung cấp một phương pháp tiếp cận chuyên biệt cho đất để quản lý cây trồng.
Những mụ
c tiêu chính của dự án là:
• Dựa trên những dữ liệu cơ bản, xác định những mặt hạn chế đến năng suất cây trồng ở
những vùng trọng điểm như Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ;
• Cung cấp tài liệu hướng dẫn quản lý chuyên biệt cho sản xuất bền vững của những loại
cây trồng tập trung trên những nhóm đất chính;
• Tăng cường năng lực ứng dụng kiến thức và phát triển kỹ thuật bằng cách huấn luyện
một mạng lưới cán bộ khuyến nông (cấp tỉnh và cấp huyện) có khả năng xác định những
mặt hạn chế và đưa ra những khuyến cáo về các biện pháp kỹ thuật làm cơ sở cho việc
phát triển nông nghiệp bền vững;
5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo
5.1 Những điểm nổi bật
6
Mục tiêu dự án đã đạt được thông qua 3 khóa tập huấn với 167 khuyến nông viên cấp
huyện và tỉnh nhằm các khuyến nông viên xác định và hiểu rõ một số đặc tính đất cơ bản. Các
khoá tập huấn ở Gia lai và Tây Ninh được hổ trợ bằng các thí nghiệm ngoài đồng, so sánh các
công thức với các công thức của nông dân dựa trên việc đánh giá các đặc tính đặc biệt của đất. Cả
hai điểm thí nghiệm cho th
ấy các nghiệm thức bón bổ sung tàn dư thực vật có sẵn tai đia phương
và bón sét có hiệu quả kinh tế cao hơn so với công thức của nông dân. Rõ ràng việc bón bổ sung
tàn dư thực vật tại chỗ và sử dụng phân lân đơn (FMP) tốt hơn so phân bón tổng hợp, là hai biện
pháp cho hiệu quả cao và bền vững.
Các câu hỏi trước và sau khóa tập huấn cho thấy các khuyến nông viên có sự thay đổi rõ
rệt trong nhận thức. Đặc bi
ệt, nâng cao hiểu biết về những tác động của các đặc tính đất chính
như thành phần cơ giới đất đến quá trình quản lý đất và nhận thức hơn về hiệu quả sử dụng cây
phân xanh đến sức sản xuất của đất. Sự nâng cao kiến thức của khuyến nông viên được thể hiện
trong các câu trả lời sau khóa học, ở đó các học viên nhấn mạnh sự cần thi
ết của việc quản lý các
mặt hạn chế của đất hơn là thực hiện những vấn đề chung chung về “độ phì đất” phổ biến trong
các câu trả lời trước khoá học.
Cán bộ khuyến nông tham dự khoá học thể hiện họ rất mong muốn chuyển tải những kiến
thức học hỏi được đến nông dân địa phương sử dụng SCAMP như một công cụ
cơ bản trong quá
trình quản lý đất bền vững, hy vọng ngày càng được phổ biến hơn.
5.2 Lợi ích cho đối tượng sản xuất quy mô nhỏ
Người được hưởng lợi cuối cùng của dự án là những hộ nông dân cá thể và việc đánh giá
sự tiếp nhận của người dân sẽ làm thay đổi các biện pháp kỹ thuật canh tác ở cấp độ hộ gia đình.
Những thay đổi này sẽ
là kết quả của sự trao đổi qua lại tương tác giữa nông dân cá thể và cán bộ
khuyến nông và những nông dân tiên tiến đã được tập huấn trong việc quản lý đất bền vững trong
dự án này. Cải thiện các biện pháp quản lý sẽ mang đến đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao
điều kiện sống và một hệ thống canh tác không bóc lột đất nhưng duy trì sức sản xuất của tài
nguyên đất qua việ
c quản lý đất trong phạm vi những mặt hạn chế cố hữu của nó.
5.3 Đào tạo nguồn năng lực
Việt Nam có một mạng lưới khuyến nông viên rất là năng động và mạng lưới khuyến
nông này được nông dân ủng hộ rộng rãi như là nguồn cung cấp thông tin và cố vấn kỹ thuật quí
giá. Tuy nhiên cán bộ khuyến nông thường thiếu kiến thức cơ bản về khoa họ
c đất làm cho việc
tiếp thu các thông tin về việc quản lý đất gặp khó khăn. Chỗ hổng trong kiến thức của các khuyến
nông viên đang được quan tâm lấp đầy từ dự án CARD này. Ba khóa tập huấn về SCAMP đã đào
tạo cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện cách xác định thành phần cơ giới ngoài đồng,
pH và EC và cách quan sát và ghi nhận những đặc tính khác như vị trí của lô đất trong địa hình,
sự thoát nướ
c, khả năng thấm nước, màu đất, cấu trúc đất và sự dí dẻ chặt. Việc ứng dụng những
đặc tính này để quản lý đất được lý giải và trình diễn trong các thí nghiệm đồng ruộng và các cán
bộ đã được tập huấn này dự định trở về địa phương của họ với những kiến thức cần thiết để có thể
hướng dẫn cho những người khác.
7
5.4 Quảng bá
Đài truyền hình địa phương đã thu hình một đoạn của buổi tập huấn và thực tập ngoài
đồng ruộng, và đoạn băng đã được chiếu trên kênh tin tức thời sự của đài truyền hình của tỉnh.
Các bài viết về dự án đã được soạn thảo cho các bản tin của CARD.
5.5 Quản lý dự án
Cán bộ dự án phía Việt Nam luôn nhiệ
t tình hăng hái trong suốt quá trình thực hiện dự án
và các hoạt động của dự án đã được tiến hành theo kế hoạch. Tuy nhiên, báo cáo tiến độ và đặc
biệt là báo cáo tổng kết này bị trễ hạn do chủ nhiệm dự án phía Úc và phía Việt Nam gặp nhiều hạn
chế về thời gian.
6. Các vấn đề liên đới
6.1 Môi trường
Dự án này sẽ mang lại nhiều lợi ích về môi trường dưới dạng duy trì/cải thiện các chức
năng của hệ sinh thái của tài nguyên đất, và những tác động này, cùng với những hiệu quả về kinh
tế đã được xác định trong các thí nghiệm đồng ruộng, đã được nêu bật ra là tác động chủ yếu trong
việc quảng bá cho dự án.
6.2 Các vấn đề về giới và xã hộ
i
Rất là thuyết phục khi mà ghi nhận rằng trong tất cả các buổi hội thảo và tập huấn, nữ cán bộ
khuyến nông và nông dân nữ chiếm một tỉ lệ đáng kể so với số lượng người tham dự.
7. Các vấn đề trong quá trình thực hiện dự án và tính
bền vững
7.1 Những khó khăn và trở ngại
Không có một khó khăn hay trở ngại nào nổi bật trong suốt thời gian thực hiện dự án.
7.2 Giải pháp
7.3 Tính bền vững
Dự án CARD này đã xây dựng được một mạng lưới cán bộ khuyến nông được đào tạo cho
các vùng mục tiêu và việc thường xuyên liên lạc giữa các cán bộ này với cán bộ của Viện
KHKTNNMN sẽ hạn chế đến m
ức thấp nhất mối lo ngại SCAMP sẽ không được sử dụng.
Một thành quả đáng ghi nhận từ cán bộ dự án phía Việt Nam là mối quan hệ mật thiết với
cán bộ của dự án phát triển nông nghiệp của Tổ chức phi chính phủ Tầm nhìn Thế giới, đặc biệt là
dự án phát triển nông nghiệp tại Bắc Bình. Do tổ chức Tầm nhìn Thế giới ở Bắc Bình nhận th
ấy họ
có khả năng đào tạo nông dân của họ về SCAMP. Cán bộ dự án của Viện KHKTNNMN đã tổ
chức khoá học tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 3-5 tháng 01 năm 2007 cho 14 thành viên quản
lý dự án từ nhiều dự án phát triển nông nghiệp của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới ADPs World
Vision.
8
8. Các bước quan trọng tiếp theo
Các khuyến nông viên đề nghị cần thiết có thêm một khóa huấn luyện sâu hơn cho việc
đánh giá và diễn giải các thuộc tính ở mức độ SCAMP cấp 3. Sử dụng phòng phân tích di động để
phân tích: carbon hữu cơ, lân khả trích và kali trao đổi để bổ sung cho SCAMP cấp 2 bao gồm các
thuôc tính đất như pH và độ dẫn điện. Qua thảo luận với các học viên tham gia khóa tập huấn hầu
hết các ý kiến cho rằng các khuyến cáo về liề
u lượng phân bón thường theo một khuôn mẫu sẵn có
dựa vào loaị cây trồng mà không quan tâm đến tình trạng độ phì đất. Điều này dẫn đến việc bón
quá mức phân bón vô cơ hoặc mất cân bằng về dinh dưỡng. Để khắc phục điều này, cần phải phân
tích đất tại chỗ như carbon hữu cơ, lân và kali. Sử dụng các phương pháp phân tích nhanh tại ruộng
với trang thiết bị tối thiểu. Phương pháp ti
ếp cận sử dụng phòng phân tích di động đã được tiếp
nhận ở Thái Lan (Dr Soils Program) và Philippines và nó được sử dụng trong ngày hội nghị đầu bờ
trên đồng ruộng để đưa ra những khuyến cáo trong việc sử dụng phân bón kết hợp với các vấn đề
khác như bệnh cây và quản lý dịch hại.
Biện pháp tiếp cận này được khuyến cáo sử dụng ở Việt Nam. Sử dụng SCAMP trong việc
đ
ánh giá đất ngay tại điạ phương cùng với việc sử dụng phòng phân tích di động để phân tích mẫu
đất của nông dân cho thấy tiềm năng mở rộng các biện pháp quản lý đất bền vững thực sự hiệu quả
cho quản lý đất bền vững trên khắp cả nước. Với sự hổ trợ từ ACIAR và quỹ Crawford, các chủ
nhiệm dự án phía Việt Nam và Úc đang xây dựng kế hoạch cho h
ội thảo diễn giải kết quả đánh giá
đất bao gồm việc xuất bản các tài liệu về các phương pháp đánh giá đất thích hợp cho việc phân
tích đất tại chỗ. Kế hoạch tổ chức và sổ tay về phương pháp sẽ được trình cho AusAID xem xét để
hổ trợ ngân sách thực hiện.
9. Kết luận
Dự án này đã rất thành công trong việc nâng cao kiến thức và nhận thức của khuyến nông
viên trong việc quản lý đất bền vững. Thông điệp rằng là việc quản lý đất cần được chuyên biệt
cho từng loại đất và dựa trên những mặt hạn chế được xác định đã được các học viên ghi nhận
một cách rõ ràng. Tất cả học viên đều có kế hoạch truyền đạt lại cho ngườ
i nông dân sản xuất nhỏ
lẻ cách sử dụng SCAMP để đánh giá những mặt hạn chế của đất.
Còn nhiều vấn đề cần được sự đặc biệt chú ý và các biện pháp kỹ thuật được điều chỉnh để
cải thiện tính bền vững của các hệ thống cây trồng ở Việt Nam như:
- Tăng cường sử dụng các chất cải t
ạo hữu cơ sẵn có tại địa phương bao gồm cây phân
xanh, phân động vật và tàn dư cỏ dại;
- Sử dụng sét hoạt tính cao có nguồn gốc tại địa phương để cải thiện đất cát;
- Nên sử dụng phân lân đơn như lân nung chảy hơn là dựa vào các loaị phân hỗn hợp tại
địa phương;
- Đánh giá tình trạng độ phì đất hiện tại (pH, EC, carbon hữu cơ, lân kh
ả trích, kali trao
đổi) làm cơ sở cho các đề xuất phân bón – không sử dụng công thức pha chế sẵn để
xây dựng công thức phân bón cho cây trồng;
- Đầu tư chương trình phòng phân tích di động để cung cấp việc đánh giá độ phì đất tại
chỗ làm cơ sở cho việc đưa ra khuyến cáo về phân bón.
Tiến độ dự án theo những mục tiêu, kết quả đầu ra, hoạt động và đầu vào đã đề xuất
Tên dự án: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất
để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hổ trợ SCAMP.
Đơn vị thực thi VN: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
ĐỀ XUẤT
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Mô tả Diễn giải Chỉ số thực hiện Giả định/Rủi ro Thông tin cần có
Mục tiêu 1
Sản phẩm 1.1
Hoạt động 1.1.1
Hoạt động 1.1.2
Hoạt động 1.1.3
Xác định các mặt hạn chế của đất ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các
vùng trọng điểm dựa trên những thông tin
cơ bản về đất
Trong mỗi vùng cụ thể, những loại đất
quan trọng c
ủa từng địa phương sẽ được
đánh giá và sử dụng công cụ SCAMP để
mô tả các mặt hạn chế của chúng.
Xác định những loại đất đại diện ở vùng
Tây Nguyên
Nhập các dữ liệu của các loại đất đại diện
thông qua SCAMP để xác định những mặt
hạn chế và đưa ra chiến lược quản lý phù
hợp.
Xác định các loại đất đạ
i diện cho vùng
Duyên hải Nam Trung bộ.
Sử dụng các thông tin điều tra đất và
các kinh nghiệm của khuyến nông
viên địa phương để xác định các loại
đất quan trọng của địa phương và sử
dụng SCAMP để đánh giá các mặt hạn
chế của chúng đến sức sản xuất của
đất.
Báo cáo các mặt hạn chế của các loại
đất quan trọng ở địa phươ
ng và xác
định các chiến lược quản lý bền vững.
Báo cáo về những loại đất chính tháng
6-8/2007
Báo cáo về những mặt hạn chế tháng 9
năm 2007
Báo cáo về những loại đất chính,
tháng 6-8 2008
Giả định rằng các dữ liệu điều
tra đất về mặt không gian đã có
sẵn tại địa phương.
Giả định rằng các dữ liệu điề
u
tra đất về mặt không gian đã
có sẵn tại địa phương
Do dự án bắt đầu trễ, tiến độ
thực hiện các nội dung được lùi
về sau 2 tháng ngoại trừ việc
thực hiện thí nghiệm trình diễn
trên đồng ruộng.
Không thể thu thập được dữ
liệu không gian liên quan đến
bản đồ đất tỉnh Gia Lai.
Hoàn tất báo cáo
(MS 3 - ph
ụ lục 1)
Hoàn tất báo cáo
(MS 4- Phụ lục 1)
13
Hoạt động 1.1.4
Hoạt động 1.1.5
Hoạt động 1.1.6
Nhập các dữ liệu của các loại đất đại diện
thông qua SCAMP để xác định những mặt
hạn chế và đưa ra chiến lược quản lý phù
hợp.
Xác định các loại đất đại diện cho vùng
Đông Nam bộ
Nhập các dữ liệu của các loại đất đại diện
thông qua SCAMP để xác
định những mặt
hạn chế và đưa ra chiến lược quản lý phù
hợp.
Báo cáo về những mặt hạn chế
tháng 9 năm 2008
Báo cáo về những loại đất chính,
tháng 6-8 2008
Báo cáo về những mặt hạn chế
tháng 9 năm 2008
Hoàn tất báo cáo
(MS 4 – Phụ lục 1)
Hoàn tất báo cáo
(MS 4 – Phụ lục 2)
Hoàn tất báo cáo
(MS 4 – Phụ lục 2)
Mục tiêu 2
Sản phẩm 2.1
Hoạt động 2.1.1
Sản phẩm 2.2
Hoạt động 2.2.1
Cung cấp các hướng dẫn quản lý cho từng
vùng chuyên biệt để nâng cao sản lượng
cho các loại cây trồng chủ yếu trên các
nhóm đất chính ở các vùng trọng điểm.
Trong mỗi vùng cụ thể, xác định những
loại cây trồng quan trọng của từng
địa
phương và mô tả các yêu cầu cụ thể về đất
cho từng loại cây.
Xác định các nhu cầu về đất cho các loại
cây trồng chính: bắp, đậu phộng, mía và
điều.
Trong hai vùng chính, mô hình thử nghiệm
đồng ruộng sẽ được thiết lập để so sánh
các biện pháp kỹ thuật SCAMP với biện
pháp canh tác của người dân địa phương.
Thiết lập, duy trì, lấy mẫu và thu hoạch thí
nghiệ
m trên cây ngô ở vùng Tây nguyên.
Sử dụng các dữ liệu về sản lượng và
kinh nghiệm của khuyến nông viên để
xác định các cây trồng quan trọng của
địa phương và các yêu cầu cụ thể về
đất cho các cây trồng này.
Báo cáo về các đặc tính của đất yêu
cầu cho các cây trồng chủ yếu địa
phương.
Báo cáo về nhu cầu dinh dưỡng của
cây trồng, tháng 10/07-1/08
Báo cáo so sánh năng suất và hiệu
quả kinh t
ế của các nghiệm thức đưa
ra từ SCAMP với biện pháp canh tác
của người dân địa phương.
Báo cáo về năng suất và hiệu quả kinh
tế của các biện pháp kỹ thuật tốt nhất
so với biện pháp kỹ thuật của nông
dân địa phương, tháng 7-11/2007.
Giả định rằng dữ liệu sản xuất
nông nghiệp có sẵn tại địa
phương.
Gi
ả định rằng dữ liệu sản xuất
nông nghiệp có sẵn tại địa
phương.
Có được vùng canh tác thích
hợp và điều kiện thời tiết mùa
vụ cho phép gieo trồng .
Do dự án bắt đầu trễ, tiến độ
thực hiện các nội dung được lùi
về sau 2 tháng ngoại trừ việc
thực hiện thí nghiệm trình diễn
trên đồng ruộng.
Báo cáo đ
ã hoàn tất .
(MS 3 - phụ lục 1)
Báo cáo đã hoàn tất.
(MS 3 - phụ lục 3)
14
Hoạt động 2.2.2
Thiết lập, duy trì, lấy mẫu và thu hoạch thí
nghiệm trên cây đậu phộng ở vùng Đông
Nam bộ.
Báo cáo về năng suất và hiệu quả kinh
tế của các biện pháp kỹ thuật tốt nhất
so với biện pháp kỹ thuật của nông
dân địa phương, tháng 10-2008, đến
tháng 2-2009
Cây trồng dùng trong thí
nghiệm đồng ruộng đã được
chuyển thành cây bắp vì hiện
nay bắ
p là cây trồng cạn chủ
yếu tại địa phương.
Báo cáo đã hoàn tất
(MS 5 - phụ lục 1)
Mục tiêu 3
Sản phẩm 3.1
Hoạt động 3.1.1
Hoạt động 3.1.2
Huấn luyện mạng lưới khuyến nông viên
của địa phương (cấp tỉnh và huyện) để xây
dựng và phát triển các kỹ thuật và khả
năng ứng dụng các kiến thức trong việc
xác định các mặt hạn chế của đất và đưa ra
các khuyến cáo về các bi
ện pháp quản lý
đất làm nền tảng cho phát triển nông
nghiệp bền vững.
Trong mỗi vùng cụ thể, các khuyến nông
viên chủ chốt sẽ được đào tạo sử dụng
công cụ SCAMP để họ có thể xác định
được các mặt hạn chế của đất cho sản
xuất nông nghiệp bền vững và đưa ra các
biện pháp quản lý khắc phục các mặt hạn
chế này.
Thực hiện các buổi huấn luyện cho các cán
bộ của trạm khuyến nông và nông dân sản
xuất giỏi ở vùng Tây nguyên.
Huấn luyện thực tập trên đồng ruộng cho
các khuyến nông viên chủ chốt và nông
dân sản xuất giỏi ở vùng Tây nguyên.
Hoàn thành các khoá huấn luyện
SCAMP cho các khuyên nông viên
nồng cốt ở ba vùng đối tượng. Các
khoá huấn luyện bao gồm các buổi
thực hành và đi thăm thử nghiệm trình
diển
để đánh giá các biện pháp kỹ
thuật ứng dụng. Phòng phân tích di
động sẽ được thiết lập tại các khoá
huấn luyện để cho thấy sự hữu ích của
các dữ liệu khác trên các đặc tính chủ
yếu của đất như pH.
Đánh giá những thay đổi về mặt nhận
thức và kiến thức của các khuyến
nông viên trong việc đánh giá các mặt
hạn chế của đất đế
n sức sản xuất và
đưa ra các biện pháp quản lý bền
vững cho những hạn chế này.
Khảo sát trước và sau khoá học được
thực hiện để đánh giá sự thay đổi về
mặt nhận thức và kiến thức của các
học viên tham dự , tháng 8/2007
Khảo sát trước và sau khoá học được
thực hiện để đánh giá sự thay đổi về
mặt nhận thức và kiến thức c
ủa các
học viên tham dự , tháng 9/2007
Giả định rằng các khuyến
nông viên và nông dân được
chọn để huấn luyện sẽ phổ biến
kiến thức đã học đến với mạng
lưới người dân trong vùng của
họ.
Giả định rằng các các khuyến
nông viên và nông dân được
chọn để huấn luyện sẽ phổ biến
kiến thức đã học
đến với từng
người dân trong vùng của họ.
Do dự án bắt đầu trễ, tiến độ
thực hiện các nội dung được lùi
về sau 2 tháng ngoại trừ việc
thực hiện thí nghiệm trình diễn
trên đồng ruộng.
Đã hoàn tất (MS3 - phụ lục 2)
Huấn luyện ngoài đồng cho các
học viên xuất sắc được chọn đ
ã
được thực hiện.
15
Hoạt động 3.1.3
Hoạt động 3.1.4
Hoạt động 3.1.5
Thực hiện các buổi huấn luyện cho các cán
bộ của trạm khuyến nông và nông dân sản
xuất giỏi ở vùng Duyên hải Nam Trung
bộ.
Huấn luyện thực tập trên đồng ruộng cho
các khuyên nông viên chủ chốt và nông
dân sản xuất giỏi ở vùng Duyên hải Nam
Trung bộ.
Thực hiện các cuộc hội thảo, huấn luy
ện
cho các khuyên nông viên chủ chốt và
nông dân sản xuất giỏi ở vùng Đông Nam
bộ.
Khảo sát trước và sau khoá học được
thực hiện để đánh giá sự thay đổi về
mặt nhận thức và kiến thức của các
học viên tham dự, tháng 7-8/2008
Khảo sát trước và sau khoá học được
thực hiện để đánh giá sự thay đổi về
mặt nhận thức và kiến thức của các
h
ọc viên tham dự, tháng 9-10/2008
Khảo sát trước và sau khoá học được
thực hiện để đánh giá sự thay đổi về
mặt nhận thức và kiến thức của các
học viên tham dự, tháng 12/2008
Khóa tập huấn được tổ chức
vào tháng 6-2008
Hoàn tất báo cáo
(MS4 - phụ lục 3
Hoàn tất báo cáo
(MS4-xem Phụ lục 3)
Khóa tập huấn được tổ chức
vào tháng 12-2008
Hoàn tất báo cáo
(MS5 - phụ lục 2)
Đóng góp
NĂM 1-2
Cán bộ Viện KHKTNNMN/NRW
Trang thiết bị Phòng phân tích của Viện
KHKTNNMN/NRW
Sự cam kết đóng góp cho dự án
của Cán bộ Viện
KHKTNNMN/NRW đã được
thực hiện và đặc biệt trình bày
ở mục Cam kết.
Sự trợ giúp từ các Phòng phân
tích của Viện
KHKTNNMN/NRW
đã được cung cấp để phân tích
các đặc tính của đất dùng trong
khoá tập huấn.