Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.18 MB, 158 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO CƠ CẤU ĐỂ
TĂNG HIỆU QUẢ KINH TẾ VƯỜN DỪA

Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 167.RD/HĐ-KHCN ngày 05/04/2011 giữa Bộ Công Thương
và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu



Chủ trì thực hiện: Ks. Thái Nguyễn Quỳnh Thư

Tham gia thực hiện: Ks. Phạm Phú Thịnh
Ks. Lưu Quốc Thắng
Ths. Ngô Thị Kiều Dương


CN. Nguyễn Thị Mai Phươ
ng
Ts. Nguyễn Thị Bích Hồng
Ks. Phạm Thị Lan
KTV. Đặng Kim Thanh




TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2012

i
LỜI NÓI ĐẦU

Dừa là cây lấy dầu, cây công nghiệp lâu năm, có khả năng thích nghi rộng
và được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, diện
tích dừa tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng ven biển, nhất là vùng Duyên Hải
Nam Trung bộ (DHNTB) (chiếm 12,82% diện tích) và Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) (chiếm 82,58% diện tích) (Phụ lục 1, Bộ NN&PTNT, 2009).
Theo số liệu thống kê của FAO (2011). Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay,
diệ
n tích thu hoạch dừa ở nước ta theo xu hướng giảm mạnh, từ 212.300 ha (năm
1990) xuống còn 119.300 ha (năm 2007) và từ sau năm 2007 đến nay thì diện
tích thu hoạch dừa bắt đầu có sự gia tăng trở lại. Trái ngược với xu thế giảm diện
tích trồng, thì năng suất dừa lại có sự gia tăng liện tục, từ 4,21 tấn/ha (1990) đến
9,59 tấn/ha (2010), tăng hơn hai lần so với 20 năm trước, đã
đưa đến sản lượng
dừa hiện nay đạt gần 1,2 triệu tấn năm, cao hơn so với sản lượng những năm của
thập niên 90 khi diện tích dừa phát triển tối đa.
Từ thực tế phát triển dừa hơn 2 thập niên qua cho thấy – bên cạnh phương

thức canh tác dừa truyền thống theo hướng quảng canh, vai trò của tiến bộ kỹ
thuật cũng từng bước
được quan tâm và đầu tư nhằm hướng tới nâng cao năng
suất và hiệu quả kinh tế của vườn dừa. Đặc biệt, những năm gần đây một số
giống dừa mới (Dứa, Lai, Sáp nuôi cấy phôi,… ) và tiến bộ kỹ thuật (mật độ
khoảng cách trồng thích hợp, bón phân cho vườn dừa, sử dụng ong ký sinh để
hạn chế những thiệt hại do bọ dừa gây ra, và các hình thứ
c đa canh trong vườn
dừa…) đã được khuyến cáo áp dụng trong sản xuất. Tuy nhiên, do thói quen
canh tác, điều kiện sản xuất và khả năng đầu tư thâm canh khác nhau giữa các
vùng miền và địa phương đã đưa đến tình trạng và mức độ áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất còn hạn chế. Nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất dừa
và tình hình sử dụng giố
ng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất dừa, làm cơ
sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật hướng tới nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế vườn dừa, đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải
tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa” đã được triển khai thực hiệ
n tại
Bến Tre, Trà Vinh (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và Bình Định (vùng Duyên
hải Nam Trung bộ) là những địa phương có truyền thống trồng dừa và có diện
tích dừa tập trung ở nước ta.


ii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT vi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống dừa trong sản xuất 2
1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dựng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất 2
1.2.1. Về mật độ, khoảng cách trồng 2
1.2.2. Về phân bón 3
1.2.3. Về bảo vệ thực vật 3
1.3. Hệ thống đa canh trong vườn dừa 4
1.3.1. Hệ thống trồng xen trong vườn dừa 4
1.3.2. Hệ thống nuôi xen trong vườn dừa 6
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 7
2.1. Vật liệu nghiên cứu 7
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 7
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 11
3.1. Điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng giống và kỹ thuật canh tác dừa
ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định 11

3.1.1. Tình hình sản xuất dừa ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định những năm gần
đây 11

3.1.2. Một số thông tin chung về nông hộ trồng dừa 13
3.1.3. Nguồn gốc các giống dừa trong sản xuất dừa của nông hộ 16
3.1.4. Cơ cấu giống và năng suất của các giống dừa trong vườn của nông hộ 17
3.1.5. Đầu tư và thu nhập từ vườn dừa trong thời kỳ kiến thiết cơ bản 19
3.1.6. Đầu tư trồng dừa trong thời kỳ kinh doanh 20
3.1.7. Hình thức tiêu thụ dừa tại các địa phương 21
3.1.8. Nguồn thu nhập của nông dân trồng dừa 21
3.1.9. Tình hình vay vốn đầu tư cho vườn dừa của hộ gia đình 22

3.1.10. Những khó khăn, trở ngại đối với nông dân trồng dừa và những giải pháp
của họ 24

3.1.11. Nguồn tiến bộ kỹ thuật đối với nông dân trồng dừa 27
3.1.12. Vai trò của các tổ chức CT - XH trong việc hỗ trợ nông dân trồng dừa 28
3.1.13. Nhu cầu kỹ thuật của nông dân trồng dừa và những đề xuất thúc đẩy phát
triển vườn dừa ở địa phương 29


iii
3.2. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, chất lượng và tình hình sâu
bệnh trên cây dừa ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định 31

3.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học cơ bản của một số giống dừa mới và
giống dừa địa phương ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định 31

3.2.2. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng của một số giống dừa mới và giống dừa địa
phương ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định 39

3.2.3. Khảo sát và đánh giá thực trạng sâu bệnh, biện pháp phòng trừ và áp dụng
kỹ thuật thâm canh vườn dừa ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định 41

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn dừa áp dụng kỹ thuật thâm
canh Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định 43

3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn dừa áp dụng kỹ thuật thâm canh
Bến Tre 43

3.3.2. Năng suất và hiệu quả kinh tế đầu tư cho vườn dừa thời kỳ kinh doanh tại
Trà Vinh 46

3.3.3. Năng suất và hiệu quả kinh tế đầu tư cho vườn dừa thời kỳ kinh doanh tại
Bình Định 50

3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vườn dừa vùng đồng bằng
sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ 52

3.4.1. Giải pháp về giống 52
3.4.2. Các giải pháp kỹ thuật 53
3.4.3. Giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật 55

3.4.4. Giải pháp hỗ trợ đầu tư trồng mới, cải tạo vườn tạp 56
3.4.5. Định hướng nghiên cứu phát triển vườn dừa thời gian tới 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ĐỀ TÀI 72

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung của hộ trồng dừa tại địa phương khảo sát 13
Bảng 3.2: Một số thông tin chung về vườn dừa tại các địa phương khảo sát 14
Bảng 3.3: Mục đích trồng dừa của hộ gia đình 15
Bảng 3.4: Các phương thức thâm canh được áp dụng cho vườn dừa 16
Bảng 3.5: Nguồn gốc giống dừa trong sản xuất dừa củ
a nông 17
Bảng 3.6: Cơ cấu giống và năng suất của các giống dừa theo độ tuổi 18
Bảng 3.7: Đầu tư và thu nhập từ vườn dừa trong thời kỳ KTCB (5 năm đầu) 20
Bảng 3.8: Mức đầu tư cho các vườn dừa thời kỳ kinh doanh 21

Bảng 3.9: Các hình thức tiêu thụ dừa của nông dân tại các địa khảo sát 21
Bảng 3.10: Nguồn thu nhập trong năm của nông hộ trồng dừa 22
Bảng 3.11: Tình hình vay v
ốn đầu tư cho vườn dừa tại tại các địa phương 23
Bảng 3.12: Mục đích vay của hộ trồng dừa 23
Bảng 3.13: Những khó khăn khi vay vốn trồng dừa 24
Bảng 3.14: Những khó khăn đối với nông dân trồng dừa 25
Bảng 3.15: Những giải pháp cho những khó khăn 26
Bảng 3.16: Nguồn tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất dừa 27
Bảng 3.17: Khả năng tiếp cậ
n cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp 28
Bảng 3.18: Những tổ chức mà gia đình là thành viên 28
Bảng 3.19: Những việc mà gia đình nhận được từ các tổ chức 29
Bảng 3.20: Nhu cầu kỹ thuật của nông dân trồng dừa 30
Bảng 3.21: Những đề xuất thúc đẩy phát triển vườn dừa ở địa phương 31
Bảng 3.22: Các đặc điểm về thân của một số giống dừa lấy dầ
u 31
Bảng 3.23: Các đặc điểm về lá của một số giống dừa lấy dầu 32
Bảng 3.24: Các đặc điểm về hoa tự của một số giống dừa lấy dầu 33
Bảng 3.25: Các đặc điểm về thành phần quả của một số giống dừa lấy dầu 34
Bảng 3.26: Năng suất của một số giống dừa lấy d
ầu 35
Bảng 3.27: Các đặc điểm về thân của một số giống dừa uống nước 36
Bảng 3.28: Các đặc điểm về lá của một số giống dừa uống nước 37
Bảng 3.29: Các đặc điểm về hoa tự của một số giống dừa uống nước 37
Bảng 3.30: Các đặc điểm về thành phần quả của một số gi
ống dừa uống nước 38
Bảng 3.31: Năng suất của một số giống dừa uống nước 38
Bảng 3.32: Hàm lượng dầu của các giống dừa lấy dầu Ta, Dâu, Lai, Sáp 39
Bảng 3.33: Thành phần acide béo của giống dừa lấy dầu 39

Bảng 3.34: Hàm lượng dinh dưỡng trong nước và cơm dừa (Xiêm, Dứa) 40
Bảng 3.35: Những khó khăn của hộ đối với vấn đề sâu bệnh hại 41
Bả
ng 3.36: Những đối tượng và loại sâu hại phổ biến trên cây dừa 42
Bảng 3.37: Một số loại bệnh hại phổ biến trên vườn dừa 43

v
Bảng 3.38: Năng suất và hiệu quả kinh tế các vườn dừa thâm canh thời kỳ kinh
doanh tại Bến Tre 44
Bảng 3.39: Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trồng xen phổ biến
tại Bến Tre 45
Bảng 3.40: Năng suất và hiệu quả kinh tế vườn dừa nuôi trồng xen thời kỳ kinh
doanh tại Trà Vinh 47
Bảng 3.41: Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trồng xen phổ biến
tạ
i Trà Vinh 48
Bảng 3.42: Năng suất và hiệu quả kinh tế vườn dừa trồng thuần thời kỳ kinh
doanh tại Trà Vinh 49
Bảng 3.43: Năng suất và hiệu quả kinh tế vườn dừa thời kỳ kinh doanh tại tỉnh
Bình Định 51
Bảng 3.44: Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trồng xen phổ biến
tại Bình Định 52


vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT


ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DHNTB: Duyên hải Nam Trung bộ

HQKT: Hiệu quả kinh tế
KTCB: Kiến thiết cơ bản
Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TGST: Thời gian sinh trưởng
TKKD: Thời kỳ kinh doanh

vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Sau 1 năm thực hiện đề tài đã ghi nhận được các kết quả như sau:
1. Điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng giống và kỹ thuật canh tác dừa ở
Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định
Quy mô trồng dừa trong nông hộ, trung bình 1,0-1,2 ha/hộ tại Bến Tre và
Trà Vinh; 0,35 ha/hộ tại Bình Định. Hầu hết nông dân trồng dừa với mục đích
bán trái khô, một số ít hộ kết hợp bán trái khô và trái tươi, trồng d
ừa để bán trái
Sáp chỉ có ở Trà Vinh. Hệ thống cây trồng xen trong vườn dừa ở Bến Tre và Trà
Vinh tương đối giống nhau, gồm ca cao, cây có múi, cây ăn trái và mía, … trong
khi ở Bình Định chủ yếu là rau má, chuối, khoai mỳ và cỏ. Hệ thống vật nuôi
xen trong vườn dừa khá giống nhau, gồm có bò, heo, dê, gà và tôm cá.
Các giống dừa phổ biến trong sản xuất là dừa Ta, dừa Dâu và dừa Xiêm,
nhất là giống dừa Ta. Gần đây, các giống dừa Dứa và d
ừa Lai được bổ sung vào
cơ cấu giống dừa của các địa phương, chủ yếu ở Trà Vinh và Bến Tre, nhưng
diện tích còn rất hạn chế. Giống dừa Sáp tập trung chủ yếu ở Trà Vinh – đây là
giống dừa có chất lượng và giá trị cao.
Về đầu tư, chủ yếu là phân bón và bồi bùn. Bón phân cho dừa ở Bến Tre
cao hơn so với Trà Vinh và Bình Định. Bồi bùn chỉ được áp dụng cho vườn d
ừa
tại Bến Tre và Trà Vinh.

Tại Trà Vinh, cơ cấu giống dừa khá đa dạng, gồm các giống dừa Ta, Dâu,
Xiêm, Dứa và Sáp. Trong điều kiện thâm canh hoặc đa canh, năng suất các giống
dừa Xiêm, dừa Dứa cao gấp hai lần so với các giống Ta, Dâu và Sáp và gấp 3 lần
năng suất của các giống này ở điều kiện quảng canh.
Nguồn đóng góp chính cho thu nhập của hộ trong năm là từ cây dừ
a tại
Bến Tre và Trà Vinh (chiếm gần 50%), và từ các hoạt động làm thuê, làm công
ăn lương (chiếm trên 50%). Tại Bình Định cây dừa chỉ đóng góp gần 10% thu
nhập của hộ trong năm. Các nguồn thu nhập khác gồm: sản xuất lúa, nuôi trồng
xen trong vườn dừa, mở dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ. Tại Bình Định, còn có thêm
thu nhập từ các hoạt động đánh bắt thủy sản và nghề tiểu thủ công nghiệp.
2. Đ
ánh giá một số đặc điểm nông sinh học, chất lượng, tình hình sâu bệnh
trên cây dừa ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định
Các giống dừa cao như dừa Ta, Dâu, Sáp, Lai có có gốc và thân cây to, tán
lá phân bố đều, khối lượng quả lớn, cơm dừa dày. Giống dừa Lai có năng suất
quả/cây cao hơn hẳn so với các giống dừa cao khác. Các giống dừa lùn như dừa
Xiêm, Dứa có gốc nhỏ, tăng trưởng chậm, sẹo lá khít, chiề
u cao cây thấp, quả
nhỏ, cơm dừa mỏng.
Trong cơm dừa tươi của các giống dừa lấy dầu như Ta, Dâu, Lai, Sáp (trái
không Sáp) có hàm lượng dầu cao, có sự hiện diện của các acid béo cơ bản đặc

viii
trưng cho dầu dừa trong đó acid Lauric bão hòa với 12 carbon chiếm hàm lượng
cao nhất so với các acid béo khác (46,70-53,78%).
Trong nước dừa và cơm dừa tươi của hai giống dừa uống nước (Xiêm,
Dứa), có sự hiện diện của Glucid, Canxi, Kali, Magnesium, Vitamin C và năng
lượng, giúp tăng cường sực đề kháng và chống lão hóa cho cơ thể.
Bọ dừa, đuông, kiến vương, chuột, sóc, thối ngọn và xì mủ thân là những

đối tượng sâu bệnh chủ y
ếu. Các biện pháp: không trồng dày, chăm sóc tốt, vệ
sinh thông thoáng vườn dừa; đặt thuốc hóa học trên bó lá ngọn trong mùa nắng,
rắc muối hột trên bó lá ngọn; thường xuyên đi kiểm tra vườn và bắt kiến thủ
công; đặt bẫy dẫn dụ và tiêu diệt; đặt bẫy vòng thiếc, bả chuột, bắt chuột bằng
tay, nuôi mèo; xử lý bằng vôi, thuốc trừ nấm, tiêu hủy nguồn bệnh, không tạo vết
th
ương cho bệnh xâm nhập.
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn dừa áp dụng kỹ thuật thâm canh
Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định
Tại Bến Tre: Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vườn dừa khá cao, biến động
từ 2,67 đến 7,10 giữa các phương thức trồng và đầu tư thâm canh. Trồng theo
phương thức quảng canh có hiệu quả đồng vốn đầu tư cao trong ngắn hạn, nhưng
thi
ếu bền vững (đất đai suy kiệt, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của
vườn dừa). Do vậy, để phát triển vườn dừa theo hướng ổn định, bền vững, cần
đầu tư thâm canh theo hướng đa canh trong vườn dừa.
Tại Trà Vinh: Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vườn dừa đa canh khá cao,
biến động từ 2,80 đến 14,97. Thu nhập từ dừa trong
điều kiện thâm canh cao hơn
so với trồng quảng canh. Vườn dừa Xiêm có năng suất cao nên cho tổng thu cao
nhất, kế đến là vườn dừa Dứa, cuối cùng là vườn dừa sử dụng các giống Ta, Dâu.
Chi phí đầu tư cho vườn dừa không có sự khác biệt nhiều giữa thâm canh và
quảng canh. Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vườn dừa Xiêm và dừa Sáp khá cao
(9,23-10,11), các vườn dừa Ta, Dâu thấp hơn (2,82-3,10).
Tại Bình Đị
nh: Năng suất dừa ở khá thấp so với ở Bến Tre và Trà Vinh,
nên thu nhập từ dừa ở Bình Định thấp hơn rõ rệt so với Bến Tre và Trà Vinh.
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vườn dừa vùng đồng bằng
sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ: Giải pháp về giống; các giải

pháp kỹ thuật; giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến
bộ kỹ
thuật; giải pháp hỗ trợ đầu tư trồng mới, cải tạo vườn tạp.

1
MỞ ĐẦU

* Cơ sở pháp lý/xuất xứ của đề tài:
Đề tài được thực hiện theo hợp đồng số 167.RD/HĐ-KHCN ngày
11/4/2012 của Bộ Công Thương ký với Viện.
* Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, do thói quen canh tác, điều kiện sản xuất và khả năng đầu tư
thâm canh khác nhau giữa các vùng miền và địa phương đã đưa đến tình trạng và
mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thu
ật trong sản xuất còn hạn chế. Nhằm đánh giá
được thực trạng sản xuất dừa và tình hình sử dụng giống, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất dừa, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật
hướng tới nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế vườn dừa, đề tài “Nghiên cứu
thực trạng và đề xuất giải pháp cả
i tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn
dừa” đã được thực hiện.
* Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá được sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống dừa và
kỹ thuật thâm canh vườn dừa, thông qua đó đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu
vườn dừa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre, Trà Vinh) và Duyên hải
Nam Trung b
ộ (Bình Định).
* Nội dung nghiên cứu:
1. Điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng giống và kỹ thuật canh tác dừa
ở vùng ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và DHNTB (Bình Định).

2. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, chất lượng, tình hình sâu bệnh
trên cây dừa vùng ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và DHNTB (Bình Định).
3. Đánh giá HQKT mô hình vườn dừa áp dụng kỹ thuật thâm canh vùng
ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và DHNTB (Bình Định).
4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
vườn dừa vùng đồng
bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào việc điều tra, đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất
lượng một số giống dừa và kỹ thuật thâm canh vườn dừa, thông qua đó đề xuất
giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa ở vùng Bến Tre, Trà
Vinh và Bình Định.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống dừa trong sản xuất
Indonesia là nước trồng nhiều dừa nhất thế giới (3,7 triệu ha), trong đó
giống dừa Lai PB121 (chiếm 250.000 ha) với năng suất cơ dừa khô đạt 2,5-3,0
tấn/ha, cao hơn hẳn so với năng suất các giống dừa thường (khoảng 1 tấn/ha). Ở
Malaysia với khoảng 300.000 ha dừa trong đó chọn 2 giống dừa chủ đạo là
PB121 và Matag để ph
ục hồi nền công nghiệp dừa của đất nước này (Ngô Thị
Lam Giang, 2005).
Theo Võ Văn Long (1993) trích dẫn bởi Ngô Thị Lam Giang (2005), Viện
nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (2005): các giống dừa được trồng phổ biến ở Việt
Nam gồm: nhóm dừa cao cây có các giống Ta, Dâu, Lửa, Sáp…; nhóm dừa lùn
có các giống Xiêm, Tam quan, Ẻo, Núm, Dứa… Trong đó các giống dừa Ta,
Dâu, Giấy, Xiêm, Tam Quan… có tiềm năng năng suất cao, có triển vọng sử
dụng trong các chương trình lai tạo gi

ống mới hoặc tuyển chọn cây mẹ tốt để
chọn trái giống phục vụ trồng mới hoặc cải tạo vườn dừa già cỗi, năng suất thấp.
Những năm gần đây, các giống dừa có giá trị kinh tế cao như dừa Sáp và dừa
Dứa, và các giống dừa Lai (PB121, JVA1 và JVA2) có tiềm năng năng suất cao
đã được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình giống nhằm nhân nhanh và
cung cấ
p nhu cầu giống tốt phục vụ sản xuất, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống
dừa, nâng cao năng suất và thu nhập cho người trồng dừa.
Đến nay, đã có 4 giống dừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận
chính thức, đó là dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm và dừa Ẻo, và 7 giống dừa được
công nhận tạm thời là dừa Bung, dừa Tam Quan, dừa Sáp, dừa Dứa, các giống
dừa Lai có PB121, JVA1 và JVA2 (Vi
ện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, 2012).
Bến Tre là tỉnh trồng nhiều dừa (trên 50.000 ha), các giống có năng suất cao,
thích hợp cho chế biến công nghiệp, phù hợp với thị trường trong nước và xuất
khẩu như giống Ta Xanh, Ta Vàng, Dâu Xanh, Dâu Vàng đã được khuyến cáo
trong sản xuất (Phan Thị Thu Sương, 2012).
1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dựng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
1.2.1. Về mật độ, khoảng cách trồng
- Về m
ật độ trồng: tùy thuộc vào giống, điều kiện đất đai và kỹ thuật
trồng, khoảng cách thích hợp đối với các giống dừa cao được khuyến cáo là hàng
cách hàng 8m và cây cách cây 8m, tương ứng với mật độ 160 cây/ha. Đối với
các giống dừa lùn khoảng cách trồng thích hợp 7m x 7m, tương ứng với mật độ
trồng 200 cây/ha. Ở những vùng đất tốt, có thể trồng thưa hơn và ngược lạ
i. Nếu
có trồng xen, có thể trồng thưa hơn để đảm bảo điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng
cho các cây trồng xen dưới tán dừa (Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, 2012).

3

1.2.2. Về phân bón
Đa số các vùng đất trồng dừa là những vùng đất nghèo dinh dưỡng, nên
không đủ khả năng cung cấp cho cây dừa cân bằng dinh dưỡng để sinh trưởng
phát triển bình thường trong suốt chu kỳ sống. Vì vậy, bón phân cho dừa là rất
cần thiết. Theo Tôn Thất Trình (1974), trong số các dưỡng chất cần thiết cho
vườn dừa, thường thiếu các dưỡng chất sau: K, N, P, Mg, Na, Cl, Ca, Fe, Mn. Do
vậy, bón đúng liều lượng và cân đối các loại chất dinh dưỡ
ng này sẽ giúp cây
sinh trưởng, phát triển tốt, và cho năng suất cao.
Ở Indonesia, đa số các vùng đất trồng dừa đều thiếu hụt N, K, Mg
(Mahmud và Allorerung, 1988, theo trích dẫn bởi Magat.S.S, (1989), trên cơ sở
các kết quả phân tích đất và lá, làm cơ sở cho việc xác định chế độ dinh dưỡng
cho cây dừa.
Ở Sri Lanka, việc bón phân cho cây dừa đã làm tăng năng suất từ 16 trái
lên 72 trái/cây/năm (Jayasekera.K.S, 1988). Và ở Ấn Độ, các nghiên cứu về dinh
dưỡng cho cây dừa trưởng thành
ở vùng đất cát ven biển miền Tây trên các
giống Lai đã làm tăng năng suất trái khoảng 50 trái/cây/năm.
Theo Diệp Thị Mỹ Hạnh (1993), đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển của dừa Lai PB121 trên vùng đất phèn Bến Lức, Long An và bón ở mức
1,5kg urê+2kg KCl cây/ năm cho năng suất trái cao (71 trái/cây/năm).
Bón phân cho giống dừa Ta và Dâu với lượng 70 kgN, 40 kgP
2
O
5
, và 110
kgK
2
O/ ha/ năm ở thời kỳ cho trái cho năng suất trái/ cây cao (80 trái/cây/năm),
hàm lượng dầu đạt 66% và hiệu quả kinh tế tăng 1,6 lần so với kinh nghiệm

trồng dừa của nông dân. Và khi bón thay thế 25% lượng phân vô cơ và phân hữu
cơ vi sinh (Komix) thì năng suất quả/ cây và hiệu quả kinh tế của vườn dừa tăng
gấp 2 lần so với kinh nghiệm trồng dừa của nông dân (Viện nghiên cứu Dầu và
Cây có dầu, 2012).
Nhìn chung, các công trình nghiên c
ứu về chế độ dinh dưỡng đối với các
giống dừa cao, sử dụng cho mục đích lấy dầu được thực hiện một cách hệ thống.
Riêng đối với các giống dừa lùn, sử dụng cho mục đích Lai tạo hoặc giải khát thì
các kết quả nghiên cứu còn khiêm tốn.
1.2.3. Về bảo vệ thực vật
Sử dụng chế phẩm MA (Metarrhizium anisopliea) với nồng
độ 50mg/m2
phun trực tiếp vào các ổ sinh sản của kiến vương có tác dụng diệt được 94-96%
ấu trùng. Sử dụng ong ký sinh (Acedodes hispinarum) trong phòng trừ bọ cánh
cứng (Bontispa longgissima) hại dừa. Các biện pháp này đã được chuyển giao và
khuyến các áp dụng trong sản xuất dừa (Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu,
2012).

4
1.3. Hệ thống đa canh trong vườn dừa
Dừa là cây lâu năm, chiếm nhiều diện tích lớn, do đó nuôi, trồng xen trong
vườn dừa là một biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giúp gia tăng thu
nhập trên một đơn vị diện tích đất.
1.3.1. Hệ thống trồng xen trong vườn dừa
Theo Liyanage L.V.K (1987), cây thích nghi bóng râm bằng cách làm
giảm mức hô hấp, làm giảm tỉ lệ mọc rễ/chồi và tăng tổng s
ố lá/trọng lượng lá để
tăng mức độ tiếp nhận ánh sáng và khả năng cạnh tranh của cây trồng xen. Thực
tế, một số cây trồng có khả năng cho năng suất cao hơn khi được trồng dưới
bóng râm (theo Paner, 1975; Canandang, 1977 được dẫn bởi PCA, 1987). Cũng

theo Liyanage L.V.K (1987), tương tác giữa dừa và cây trồng xen có thể bao
gồm: sự cộng lực - do cây trồng xen ảnh hưởng tốt trên cây dừa; sự giả
m sự bốc
hơi nước do có cây phủ đất; và tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật trong
vùng rễ dừa.
Hệ thống rễ dừa thường tập trung trong vòng bán kính từ 1,8-2,0m cách
gốc dừa (Rosario, 1983), trên vùng đất cát, rễ dừa hoạt động có thể xa hơn.
Trong vườn dừa chuyên canh, với khoảng cách 8 x 8m, thì diện tích dinh dưỡng
khoảng 64 m2. Tuy nhiên, do vùng rễ hoạt động trong phạm vi hẹp, nên có thể
bố trí trồng xen các cây trồ
ng khác. Trung bình mỗi cây dừa cao có khoảng 30 lá
kép, xếp theo hình xoắn ốc, theo một trật tự nhất định, sao cho các lá kế tiếp
không bị che khuất hoàn toàn (Child, 1984). Lượng ánh sáng được truyền qua
tán lá đạt mức cao nhất trong vườn dừa trồng mới, sau đó giảm dần và chỉ còn
khoảng 20% ở vườn dừa 25 tuổi và sẽ tăng trở lại tới 80% ở vườn dừa lão (Nair
và Bala Krisnan, 1977).
Vấn đề cạnh tranh dinh dưỡng đất s
ẽ không nghiêm trọng nếu cây trồng
xen được cung cấp đủ dưỡng chất. Trồng xen trong vườn dừa không những làm
gia tăng lợi tức nhờ cây trồng xen mà còn gia tăng năng suất dừa do lý tính đất
được cải thiện qua cày xới, bón phân, làm cỏ. Các thí nghiệm ở Tiaong, Quezon
của Philippines cho thấy năng suất trung bình của các vườn dừa trồng xen cà phê
và cacao là 55 quả/cây/năm, trong khi vườn dừa chuyên canh chỉ đạt 40
trái/cây/năm.
Cacao (Theobroma cocoa L.) là loạ
i cây chịu bóng râm, thích hợp ở
những nơi có lượng mưa trung bình từ 1.500-2.000 mm/năm; ẩm độ từ 70-80%;
pH từ 5,0-6,5; nhiệt độ từ 30-32
0
C. Sản phẩm của cacao có giá trị dinh dưỡng

cao và có tiềm năng xuất khẩu lớn, thị trường tiêu thụ ổn định (Phạm Hồng Đức
Phước, 2005). Cacao được trồng ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới trên thế giới
như Brasil, Indonesia, Malaysia.
Kỹ thuật trồng xen cacao trong vườn dừa ở Malaysia bắt đầu từ những
năm 1960 và phổ biến nhanh vì Malaysia có hơn 200.000 ha dừa từ 25-40 năm
tu
ổi có khả năng cung cấp đủ bóng râm cho cacao. Đến những năm 1980,

5
Malaysia đã nghiên cứu nhiều giống dừa Lai mới có thể trồng với mật độ dày
hơn khoảng 150 -160 cây/ha thay vì 120 cây/ha như trước đây vì vậy cung cấp
nhiều bóng râm hơn cho cacao và do đó việc trồng xen cacao trong vườn dừa
cũng được phát triển thêm. Hiện nay diện tích trồng xen cacao trong vườn dừa ở
Malaysia có giảm do giá nhân công cao.
Ở Philippines, mô hình cacao xen dừa được phát triển từ thời kỳ
Philippines còn lệ thuộc Tây Ban Nha. Cacao được xem là cây trồng phổ bi
ến
nhất trong vườn dừa. Trong những năm 1970, mô hình cacao trồng xen trong
vườn dừa trở nên rất phổ biến ở Philippines vì những lợi ích kinh tế và cân bằng
sinh thái hệ thực vật và vi sinh vật trong đất mà nó mang lại. Lượng chất hữu cơ
mà nó mang lại trong đất gia tăng do lá cacao rụng và phân hủy, tăng khả năng
hoạt động của vi sinh vật cố định đạm và làm lân trở nên dễ Tan ở vùng rễ của
cây dừa. Lá cacao rụng định kỳ, do đó có thể che mát đất, giữ ẩm cho cây và
tăng chất hữu cơ trong đất. Những thí nghiệm trồng xen nhiều tầng sinh thái trên
nền vườn dừa từ đó cũng bắt đầu bộc phát. Đến những năm 1980, có nhiều mô
hình hoàn chỉnh hơn được khuyến cáo, một trong những mô hình đó là dừa-
cacao-tiêu-dứa có hiệu quả kinh tế cao với năng suất dừa t
ăng từ 55-100% so với
trồng chuyên.
Ở Việt Nam mô hình trồng xen cacao trong vườn dừa chỉ mới được phát

triển từ những năm 1980, mô hình trồng xen trên nền vườn dừa ‘ba tầng sinh
thái’ được khuyến cáo rộng rãi ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho
thấy sự thích ứng của cây cacao trong mô hình trồng xen ‘dừa-dâu-cacao’. Tuy
nhiên phong trào chỉ kéo dài một vài năm từ khoảng năm 1984-1986. Nguyên
nhân chủ yếu là do thiếu thị trườ
ng tiêu thụ, năng suất của các giống cacao cũ
thấp khoảng 800 kg/ha.
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các vườn dừa được trồng trên
mương liếp. Người dân thường tận dụng diện tích mặt mương sẵn có để thu
hoạch tôm cá tự nhiên, hoặc chỉ sử dụng 1-2 mương nhỏ cạnh nhà để thả cá, tạo
thêm nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hàng ngày trong gia
đình. Các loại cá
được chọn để nuôi xen trong vườn dừa thường là những loại cá ăn tạp, dễ nuôi
như: cá tra, cá rô phi, gần đây có thêm loài cá chim trắng. Phân lân dạng tự nhiên
sau 2 năm bón cho dừa ở giai đoạn trưởng thành ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
chu vi thân, tỉ lệ ra hoa cũng như hàm lượng dinh dưỡng tập trung trong lá
(Nguyễn Thị Liên Hoa, 1989).
Theo Phạm Thị Lan (2005), ở các vùng trồng dừa tập trung của Việ
t Nam,
dừa được trồng trong các hộ gia đình với quy mô nhỏ (0,3-0,5 ha). Nếu trồng
thuần, thu nhập từ dừa không đủ trang trải cuộc sống của hộ gia đình. Do vậy,
kết hợp việc nuôi, trồng xen trong vườn dừa là rất cần thiết, góp phần sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên trong nông hộ, tạo công ăn việc làm, đa dạng hóa sản
phẩm, tăng thu nhập trên đơn vị diệ
n tích đất, giảm bớt những rủi ro do thị

6
trường biến động, do vậy cải thiện thu nhập và đời sống của người trồng dừa.
Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể của mỗi vùng mà có những hình thức đa canh
trong vườn dừa khác nhau như: trên đất phù sa có quýt, cam, chanh, chuối, hoặc

cacao trồng xen trong vườn dừa; nhưng trên đất phèn có Dứa hoặc khoai mì
trong xen trong vườn dừa. Và tùy thuộc vào cây trồng xen trong vườn dừa mà
thu nhập cũng có sự thay đồi. Chẳng hạ
n, ở vườn dừa trưởng thành, trồng xen
chuối, chanh hoặc quýt có thể cho thu nhập cao hơn từ 1,6 đến 2,75 lần so với
dừa trồng thuần.
Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp & PTNT (Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Bến Tre, 2006), sẽ tiếp tục phát triển diện tích cacao ở các tỉnh phía
Nam khoảng 80.000 ha, năng suất bình quân từ 1,5-2 tấn/ha có thể đáp ứng đủ
nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong nước.
Đây là cơ hội rất thuận lợi để các tỉnh
trồng dừa ở phía Nam mở rộng mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa.
1.3.2. Hệ thống nuôi xen trong vườn dừa
Ở những nước có diện tích trồng dừa nhiều như Philipipines, Indonesia, và
Ấn Độ, dừa thường được trồng theo hình thức không đào mương lên liếp, với các
đối tượng nuôi xen trong vườn dừa chủ yếu là bò, dê, và gà.
Theo Mac Evoy (1974) được trích dẫn bởi Liyanage (1987), nuôi bò trong
v
ườn dừa được áp dụng khá phổ biến ở Philippine bởi những lý do sau: sử dụng
đất dừa hữu hiệu hơn; hạn chế cỏ dại mọc; cải thiện độ phì nhiêu cho đất nhờ
phân trâu bò; tạo điều kiện tiểu khí hậu mát hơn, thích hợp cho vật nuôi phát
triển; sử dụng hiệu quả hơn lực lượng lao động trong nông hộ và cải thiện thu
nhập. Do mang lại hi
ệu quả kinh tế, nên mô hình đã phát triển trên quy mô
400.000 ha ở Philippine, giúp quốc gia này có thêm nguồn thịt và sữa và giảm số
lượng phải nhập.
Một số loài cỏ lâu năm, thân bò, cho nhiều hạt và giai đoạn cây con phát
triển mạnh; gia súc có thể ăn được; có thể chịu được bóng râm; không cạnh tranh
dưỡng với cây dừa cũng có thể trồng trong vườn để cung cấp nguồn thức ăn
xanh cho trâu, bò, đó là những loài cỏ và cây họ

đậu như: cỏ Guinea (Panicum
maximum), cỏ Para (Brachiaria mutica), và cỏ Alabang (Dichantium aristatum)
(Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh Bến Tre, 2002 và 2003).

7
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu: các giống dừa được trồng phổ biến tại Bình Định,
Bến Tre và Trà Vinh (Dừa Ta, Dâu, Xiêm, Ẻo, Dứa, Sáp, Lai).
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng giống và kỹ thuật canh tác
dừa ở vùng ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và DHNTB (Bình Định)
* Thu thập số liệu về tình hình sản xuất dừa (diện tích, năng suất, s
ản lượng) của
các địa phương nơi triển khai thực hiện điều tra tại Trà Vinh, Bến Tre và Bình
Định.
- Phương pháp: thu thập các báo cáo về sản xuất nông nghiệp của các xã,
huyện nơi triển khai điều tra; Thu thập số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng
dừa của 1-2 huyện/ tỉnh nơi trồng dừa chính và tình hình chuyển giao, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong s
ản xuất dừa tại địa phương.
* Điều tra thực trạng sử dụng giống và kỹ thuật canh tác dừa trong nông hộ tại
các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Bình Định.
- Phương pháp: điều tra phỏng vấn trực tiếp nông dân theo phiếu điều tra soạn
sẵn.
- Phương pháp chọn mẫu (hộ) điều tra:
* Sử dụng phương pháp phân tầng để chọn xã đại diện cho vùng trồ
ng dừa. Theo
phương pháp này – tại mỗi tỉnh chọn 1-2 huyện đại diện cho vùng trồng dừa của tỉnh.

Tại mỗi huyện, chọn xã đại diện cho địa phương trồng nhiều dừa để tiến hành thu
thập thông tin có liên quan đến tình hình sản xuất dừa và kỹ thuật canh tác dừa. Theo
cách chọn này, các xã được chọn cho mục đích điều tra, bao gồm: xã Châu Bình,
huyện Giồng Trôm và xã Vang Quới Tây, huyện Bình Đại, tỉ
nh Bến Tre (gọi tắt là
Bến Tre), xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè và Mỹ Cẩm, huyện Càng Long , tỉnh Trà Vinh
(gọi tắt là Trà Vinh), và xã các xã Hoài Thanh Tây, Hoài Hảo, và Tam Quan Nam,
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (gọi tắt là Bình Định).
* Tại mỗi xã, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống (systematic random
sampling) (Church và cộng sự, 1984; SEAMEO, 1998) được sử dụng để xác định các
hộ cho mục đích điều tra, cụ thể như sau:
+ Tại xã được chọn, l
ập danh sách các hộ trồng dừa.
+ Tính khoảng cách mẫu (k) theo công thức: k = N/n, trong đó: k là khoảng cách
chọn mẫu, N là số cá thể của tổng thể nghiên cứu (tổng số hộ có trồng dừa của xã) và
n là số mẫu (hộ) được chọn cho việc điều tra thu thập thông tin.
+ Khi xác định được khoảng cách k thì các cá thể mẫu (số hộ) sẽ lần lượt được rút
ra từ tổng thể nghiên cứu N (tổng s
ố hộ) với khoảng cách k tương ứng.
+ Tổng số mẫu cho cuộc điều tra là 300 hộ, mỗi tỉnh khoảng 100 hộ được tập

8
trung cho các xã đại diện được xác định cho việc thu thập thông tin.
* Số liệu cần thu thập bao gồm: Tình hình sử dụng giống dừa trong sản xuất,
những kỹ thuật canh tác đang được áp dụng: kỹ thuật lên líp, mật độ khoảng cách
trồng, bón phân, chăm sóc, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, .v.v và hệ thống đa
canh trong vườn dừa.
2.2.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học cơ bản của một số
giống dừa mới và
dừa địa phương vùng ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và DHNTB (Bình Định)

- Sử dụng phương pháp đo đếm chỉ tiêu theo Mạng lưới Tài nguyên Di truyền
cây dừa Quốc tế (COGENT-IPGRI) và Viên Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
Pháp.
- Chọn vườn:
+ Chọn ngẫu nhiên các vườn dừa.
+ Tuổi cây:
- Từ 15-25 năm đối với các giống dừa Ta, Dâu, Xiêm, Ẻo, Sáp.
- Từ 8-10 năm đối với giống dừa Dứa.
+ V
ườn trồng tương đối thuần một giống.
+ Vườn có từ 40 cây trở lên đối với vùng Bến Tre, Trà Vinh và từ 25 cây
trở lên đối với vùng Bình Định.
+ Điều kiện canh tác trung bình, không bị sâu bệnh phá hại nghiêm trọng.
- Chọn cây:
+ Có cùng lứa tuổi.
+ Cây có dạng quả giống nhau, cùng màu sắc.
+ Cây được trồng ở giữa vườn.
+ 50 cây cho mỗi điểm và mỗi giống.
- Chỉ tiêu theo dõi:
* Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưở
ng dừa:
- Chu vi gốc (đo cách mặt đất 50 cm)
- Chu vi thân (đo cách mặt đất 100 cm)
- Chiều cao cây: được đo từ mặt đất đến lá xanh đầu tiên
- Dạng tán lá
- Tổng số lá xanh/cây
- Chiều dài lá (đo lá xanh gần nhất, lá chức năng)
- Tổng số lá chét 1bên
- Chiều dài, chiều rộng lá chét
- Số sẹo lá: được đếm từ giữa mét thứ nhất đến mét thứ 2

* Các chỉ tiêu theo dõi về năng suất dừa:

- Số gié/phát hoa (đếm toàn bộ số gié/phát hoa)
- Số hoa cái/phát hoa (đếm toàn bộ số hoa cái/phát hoa)
- Chiều dài phần cuống mang gié
- Chiều dài gié (đo 1 gié ở giữa phát hoa)

9
- Số quả/buồng
- Số buồng/cây
- Năng suất quả/cây
2.2.3. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng của một số giống dừa mới và giống dừa
địa phương vùng ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và DHNTB (Bình Định).
- Sau khi khảo sát các đặc tính nông sinh học, thu quả chín để đánh giá chỉ tiêu
chất lượng của các giống dừa.
+ Đối với giống dừa lấy dầu: phân tích thành phần quả, hàm lượng dầu và
thành phần acid béo trong cơm dừa.
+ Đối với giống dừa uống nước: phân tích hàm lượng glucid, protid, lipid
vitamin và các chất khoáng trong nước dừa, cơm dừa.
- Cách chọn quả và lấy mẫu để phân tích:
+ Quả chín đầy đủ, không bị điếc, không bị tổn thương.
+ Quả thu được ghi rõ ký hiệu giống của cây mẹ.
+ Đối với giống dừa lấy dầu: mỗi điểm chọn 10 quả/cây, chọn qu
ả chín
cùng độ tuổi (trên vỏ quả vừa chuyển sang màu nâu, không chọn quả đã khô đen
hoặc nảy mầm).
+ Đối với giống dừa uống nước: mỗi điểm chọn 10 quả/cây, chọn quả
khoảng 8 tháng tuổi.
- Hàm lượng dầu và thành phần acid béo được phân tích tại Bộ môn Hóa dầu béo
- Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.

+ Thành phần acid phân tích theo phương pháp AOCS Ce 1e-91
+ Độ ẩm phân tích theo phương pháp AOCS Ca 2c-93
+ Hàm lượng d
ầu phân tích theo phương pháp AOCS Aa4-38
- Hàm lượng glucid, protid, lipid vitamin và các chất khoáng phân tích tại Viện
Vệ sinh Y tế Công cộng Tp.HCM.
+ Protid phân tích theo phương pháp FAO 1986, 14/7, P.221 (Phép thử
này đã được công nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005)
+ Glucid phân tích theo phương pháp TCVN 4074-2009
+ Lipid phân tích theo phương pháp AOAC 989.05-2010
+ Năng lượng phân tích theo phương pháp KNCL và TTVSATTP
+ Ca phân tích theo PP: HD.PP.11/TT.AAS-Ref.AOAC 975.03-2010
+ K phân tích theo PP: HD.PP.36/TT.AAS-Ref.AOAC 985.35-2010
+ Mg phân tích theo PP: HD.PP.09/TT.AAS-Ref.AOAC 975.03-2010
+ Vitamin C phân tích theo phương pháp Ref.EN 14130:2003
2.2.4. Khảo sát và đánh giá thực trạng sâu bệnh, biện pháp phòng trừ và áp
dụng kỹ thuật thâm canh vườn dừa vùng ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và
DHNTB (Bình Định)
- Đánh giá thực trạng sâu bệnh b
ằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua
phiếu điều tra và khảo sát trên đồng ruộng.

10
+ Xác định thành phần sâu hại chính.
+ Xác định thành phần bệnh hại chính.
+ Xác định mức độ gây hại của chuột.
+ Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh và chuột (hóa học, sinh học, thủ công)
- Chỉ tiêu ghi nhận dịch hại:
+ Vị trí gây hại.
+ Mức độ xuất hiện.

+ Thời điểm gây hại.
+ Tỷ lệ cây, cành, lá, quả bị hại (%).
- Mức độ xuất hiện được đánh giá theo tỷ
lệ cây bị sâu hại:
- : Không xuất hiện.
+: Xuất hiện ít, lẻ tẻ, 5% số cây bị hại.
++: Xuất hiện thường xuyên, 6-25% cây bị hại.
+++: Xuất hiện nhiều 26-50% trở lên số cây bị hại.
++++: Xuất hiện rất nhiều, từ 51% trở lên số cây bị hại.
- Biện pháp kỹ thuật thâm canh (Mật độ cây trồng, bón phân, làm cỏ, chăm
sóc….)
2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn d
ừa áp dụng kỹ thuật thâm
canh vùng ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh) và DHNTB (Bình Định)
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn dừa áp dụng kỹ thuật thâm canh
vùng đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre, Trà Vinh) và Duyên hải Nam Trung
bộ (Bình Định) thông qua các chỉ tiêu: chi phí đầu tư sản xuất, thu nhập, lãi thuần
và hiệu quả đồng vốn đầu tư (Zandstra và cộng sự,1981; Banta và Jayasuriya,
1984; Phạm Chí Thành và cộng sự, 1993).
Chi phí sản xuất = chi (XDĐR + phân bón + BVTV + thu hoạch + Bồi
bùn + chi khác);
T
ổng thu = Sản lượng x giá + nguồn thu khác;
Lãi Thuần = Tổng thu – Tổng chi phí sản xuất;
Hiệu quả đồng vốn = Tổng thu/ Tổng chi
2.2.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vườn dừa vùng đồng
bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ
Từ kết quả điều tra, kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài, thông tin quy
hoạch và định hướng phát triển dừa của địa phương đề
xuất các giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh tế vườn dừa vùng đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải
Nam Trung bộ.
* Phương pháp tính toán và xử lý số liệu: theo phần mềm EXCEL và SPSS.

11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1. Điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng giống và kỹ thuật canh tác dừa
ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định
3.1.1. Tình hình sản xuất dừa ở Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định những năm
gần đây
3.1.1.1. Tình hình sản xuất dừa ở Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất nước ta và cũng là địa phương có
thành tích cao trong thâm canh vườn dừa, đặc biệt là phát triển cây ca cao trong
vườn dừa. Trong thờ
i gian từ năm 2000 đến 2010, diện tích dừa ở Bến Tre liên
tục tăng từ 37.758 ha (2000) đến 51.560 ha (2010), tương tự thì diện tích thu
hoạch cũng tăng từ 33.019 đến đến 41.535 ha, chiếm khoảng 33,75% diện tích
thu hoạch dừa cả nước. Các huyện trồng nhiều dừa cũng là những địa phương có
diện tích dừa tăng mạnh trong khoảng thời gian này, đó là Mỏ Cày Nam, Mỏ
Cày Bắc, Giồng Trôm và Bình Đại vớ
i tổng diện tích tăng trong thời gian này là
11.750 ha, chiếm trên 85% diện tích trồng dừa tăng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời
với sự gia tăng diện tích trồng và diện tích thu hoạch thì năng suất và sản lượng
dừa ở Bến Tre cũng liên tục gia tăng thời gian qua, cụ thể: từ năm 2000, năng
suất dừa chỉ đạt 7,01 tấn/ha, đến 2010 năng suất đạt 10,11 tấn/ha, do sự gia tăng
diện tích thu hoạch và năng suất đã đưa đến sự gia tăng sản lượng dừa rất rõ rệt,
từ 231.657 tấn (2000) đến 421.100 tấn (2010), tăng gần 100% so với năm 2000,
trong đó sản lượng gia tăng của 4 huyện trồng nhiều dừa chiếm 77,72% sản
lượng dừa toàn tỉnh (Bộ NN&PTNT, 2009 và Niên giám thống kê Bến Tre,

2011). Các huyện trồng nhiều dừa ở Bến Tre, đồng thời cũng là nh
ững huyện có
năng suất dừa cao, năng suất dừa các địa phương này luôn bằng hoặc cao hơn so
với năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Các huyện còn lại có năng suất dừa
thấp hơn, có thể do điều kiện canh tác bất thuận hơn như đất đai, chế độ tưới và
ảnh hưởng của xâm nhập mặn…
Tình hình phát triển ca cao trong vườn dừa cũng cho thấy – từ nhữ
ng năm
đầu của thập niêm 2000, cây ca cao đã được quan tâm phát triển ở Bến Tre,
nhưng đến năm 2005 thì diện tích chỉ đạt 1.183 ha với 36 ha cho thu hoạch với
năng suất và sản lượng tương ứng là 0,49 tấn/ha và 17,64 tấn, đến năm 2010 thì
diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa đã đạt 6.333 ha, trong đó có 2.615 ha
cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 0,83 tấn/ha và sản lượng đạt 2.164
tấn (Niên giám thống kê Bến Tre, 2011). Phát triể
n ca cao trong vườn dừa là mô
hình xen canh điển hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng
dừa ở Bến Tre, và hiện đang được khuyến cáo nhân rộng ở những địa phương có
điều kiện.

12
3.1.1.2. Tình hình sản xuất dừa ở Trà Vinh
Sau Bến Tre, Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng nhiều dừa ở ĐBSCL, hiện
diện tích trồng dừa của tỉnh là 14.552 ha (2010), tăng gần 2.700 ha so với năm
2005. Các huyện có diện tích dừa tăng nhiều là Càng Long và Tiểu Cần với tổng
diện tích tăng là 2.253 ha, chiếm 83,54% diện tích gia tăng. Tương tự, diện tích
thu hoạch của hai huyện này cũng gia tăng 2.144 ha, chiếm 74,81% diện tích gia
tăng toàn t
ỉnh (Niên giám thống kê Trà Vinh, 2011).
Trên địa bàn tỉnh, các huyện trồng nhiều dừa có Càng Long (5.555 ha),
Tiểu Cần (2.586 ha) và Châu Thành (2.084 ha) với tổng diện tích trồng là 10.225

ha, chiếm 70,27% và tổng diện tích thu hoạch là 9.112 ha, chiếm 70,40% diện
tích thu hoạch toàn tỉnh.
Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng dừa không nhiều như Bến Tre, nhưng
năng suất dừa ở Trà Vinh khá cao, trung bình đạt gần 14,0 tấn/ha (2010), trong
khi năng suất dừa ở Bến Tre chỉ đạt hơn 10,0 tấn/ha. Những n
ăm gần đây, năng
suất dừa ở Trà Vinh cũng theo xu hướng tăng và các huyện trồng nhiều dừa cũng
là những huyện có năng suất dừa cao như Càng Long (15,78 tấn/ha), Châu
Thành (15,99 tấn/ha), riêng huyện Tiểu Cần có diện tích trồng dừa nhiều nhưng
năng suất chỉ đạt gần 10,0 tấn/ha.
Sản lượng dừa tỉnh Trà Vinh năm 2010 đạt 178.393 tấn, tăng 54.971 tấn
so với nă
m 2005. Các huyện trồng nhiều dừa ở Trà Vinh cũng là những huyện có
sản lượng dừa lớn, bao gồm Càng Long (73.644 tấn), Châu Thành (30.180 tấn),
và Tiểu Cần (25.552 tấn) với sản lượng là 129.376 tấn, chiếm 72,52% sản lượng
dừa toàn tỉnh.
3.1.1.3. Tình hình sản xuất dừa ở Bình Định
Bình Định là tỉnh có diện tích trồng dừa nhiều nhất vùng DHNTB, diện
tích dừa năm 2009 của tỉnh là 10.790 ha, chiếm 60,41% diện tích dừa toàn vùng,
với sản lượng đạt 97.360 tấn, chiếm 63,42% sản lượng toàn vùng (Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2010).
Trên địa bàn tỉnh, các huyện trồng nhiều dừa có Hoài Nhơn (2.987 ha),
Phù Mỹ (2.537 ha), Hoài Ân (1.700 ha) và Phù Cát (1.500 ha) với tổng diện tích
là 8.724 ha, chiếm 89,11%, các huyện còn lại diện tích trồng dừa không đáng kể.
Tương tự, các huyện trồng nhiều dừa cũng có sản lượng đạt 90.811 tấn, chiếm
trên 90% sản lượng toàn vùng.
Khác với các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, n
ăng suất dừa luôn có xu hướng
tăng trong những năm gần đây, thì năng suất dừa ở Bình Định lại có xu hướng
tăng chậm hoặc tăng không đáng kể. Năng suất dừa năm 2008 của tỉnh đạt 10,28

tấn/ha, tương đương với năng suất dừa tại Bến Tre và thấp hơn so với năng suất
dừa tại Trà Vinh. Các huyện trồng nhiều dừ
a ở Bình Định cũng là những huyện
có năng suất dừa cao như Phù Cát (11,05 tấn/ha), Hoài Ân (10,63 tấn/ha), Phù
Mỹ (10,60 tấn/ha) và Hoài Nhơn (9,80 tấn/ha).

13
Nhận xét chung: Bến Tre, Trà Vinh và Bình Định là những địa phương
trồng dừa chính ở ĐBSCL và DHNTB, chiếm trên 95% diện tích dừa cả nước.
Nhưng năm gần đây, tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà tình hình sản
xuất dừa cũng có sự thay đổi, cụ thể: các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh đều có xu
hướng tăng rõ rệt cả về diện tích, năng suất và sả
n lượng dừa, trong khi ở Bình
Định sự gia tăng này tương đối chậm. Địa phương có năng suất dừa cao là Trà
Vinh (gần 14,0 tấn/ha), trong khi năng suất dừa tại Bến tre và Bình Định là
tương đương, khoảng 10,0 tấn/ha. Diện tích và năng suất dừa tăng thời gian qua
có thể do nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này và việc đầu tư thâm canh
trong sản xuất dừa ngày càng được quan tâm, nhất là
đối với các địa phương
vùng ĐBSCL, nơi mà sản xuất dừa theo hướng tập trung, quy mô lớn và thu
nhập từ dừa đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập của hộ nông
dân trồng dừa.
3.1.2. Một số thông tin chung về nông hộ trồng dừa
3.1.2.1. Một số đặc điểm chung của hộ trồng dừa
Các kết quả khảo sát cho thấy tuổi trung bình của chủ
hộ khá cao và không
có sự khác biệt nhiều giữa các địa phương, biến động từ 55,6 tuổi (ở Bến Tre)
đến 58,8 tuổi (ở Bình Định). Đồng thời với tuổi trung bình cao thì các chủ hộ
cũng có số năm kinh nghiệm trồng dừa nhiều, nhất là ở Bình Định có trên 50
năm kinh nghiệm, kế đến là Bến Tre và Trà Vinh đều có trên 40 năm kinh

nghiệm.
Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung củ
a hộ trồng dừa tại các địa phương khảo
sát
TT Đặc điểm Bến Tre Trà Vinh Đình Định
1 Tuổi TB chủ hộ 55,6 56,8 58,8
Trình độ VH chủ hộ
- Cấp 1 (%) 31,90
42,48
33,90
- Cấp 2 (%) 41,60 43,36 41,10
- Cấp 3 (%)
20,40
8,85 15,20
- ĐH, cao đẳng (%) 2,70 1,77
4,50
- Biết đọc, viết (%)
0,90
1,77 0,90
2
- Mù chữ (% ) 2,50 1,77
4,50
3 Số nhân khẩu TB/hộ 4,68 4,62 4,30
Số lao động TB/hộ 2,43 2,51 2,11
- Số lđ nông nghiệp /hộ 1,75 1,79 1,08
- Số lđ phi nông nghiệp/hộ 0,42 0,46 0,90
4
- Số lđ nông nghiệp và phi nn 0,26 0,26 0,13
5 Kinh nghiệm trồng dừa (năm) 45,0 42,8 51,3
Trái với tuổi trung bình và số năm kinh nghiệm của chủ hộ khá cao, thì

trình độ văn hóa của chủ hộ ở cả ba địa phương khảo sát đều thấp, chiếm trên

14
70% số hộ có trình độ văn hóa cấp 1 và 2, đặc biệt ở Bình Định có tỷ lệ số hộ mù
chữ còn khá cao (4,5%). Bến Tre là địa phương có tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn
hóa cấp 3 cao nhất (20,4%), theo sau là Bình Định (15,2%), và thấp nhất là Trà
Vinh (8,85%). Nhìn chung, tỷ lệ chủ hộ có trình độ trên cấp 3 không nhiều, cao
nhất là Bình Định (4,5%), kế đến là Bến Tre (2,7%) và thấp nhất là Trà Vinh
(1,8%).
Về tình hình nhân khẩu và lao động trong nông hộ cũng cho th
ấy: Bến Tre
và Trà Vinh là hai địa phương có số nhân khẩu trung bình trên hộ là 4,7 và 4,6
tương ứng, trong khi số nhân khẩu trung bình trên hộ ở Bình Định là 4,3. Các địa
phương có số nhân khẩu cao hơn thì cũng có số lao động nông nghiệp cao hơn,
khoảng 1,8 lao động nông nghiệp trên hộ ở Bến Tre và Trà Vinh, trong ở Bình
Định là 1,1 lao động trên hộ. Bình Định là địa phương có số lao động nông
nghiệp thấp, nhưng lại có tỷ lệ hộ có số lao động phi nông nghi
ệp cao hơn,
khoảng 0,9 lao động phi nông nghiệp trên hộ. Ở cả ba địa phương, tỷ lệ hộ có lao
động nông nghiệp và phi nông nghiệp không nhiều, biến động từ 0,1 đến 0,3 lao
động giữa các địa phương.
Nhìn chung, với tuổi trung bình cao kết hợp với số năm kinh nghiệm nhiều
và trình độ văn hóa thấp của chủ hộ tại các địa phương khảo sát thấp có thể là
một trong những yế
u tố hạn chế việc tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất dừa. Do vậy, để người nông dân có thể thay đổi tập quán
canh tác truyền thống và tiếp thu, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất, cần phải tăng cường các họat động khuyến nông thông qua việc đào
tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình di
ễn và tổ chức thăm quan đánh giá và

nhân rộng mô hình hiệu quả.
3.1.2.2. Một số thông tin chung về vườn dừa
Bảng 3.2: Một số thông tin chung về vườn dừa tại các địa phương khảo sát
TT Đặc điểm Bến Tre Trà Vinh Bình Định
1 Diện tích canh tác TB/hộ (ha) 1,19 1,05 0,35
2 Mật độ cây/ ha 205 220 247
3 Thời gian trồng đến ra trái (năm) 5,1 5,0 7,1
4 Chu kỳ khai thác (năm) 55,0 50,0 65,0
5 Tình hình sinh trưởng vườn dừa
- Tốt (% số hộ) 44,25 22,12 8,92
- Bình thường (% số hộ) 55,75 75,22 89,30

- Xấu (% số hộ) 0,00 2,65 1,79
Kết quả khảo sát ở Bảng 3.2 cho thấy: diện tích trồng dừa trong nông hộ
của các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh (vùng ĐBSCL) có sự khác biệt khá rõ rệt so
với Bình Định (vùng DHNTB). Diện tích trồng dừa trong nông hộ tại Bến Tre và
Trà Vinh lần lượt là 1,19 và 1,05 ha, trong khi diện tích trồng dừa trong nông hộ

15
tại Bình Định chỉ 0,35 ha/hộ, điều này cho thấy quy mô vườn dừa tại Bình Định
khá nhỏ so với vườn dừa tại Bến Tre và Trà Vinh.
Về mật độ cây/ha cũng cho thấy có sự khác biệt rõ giữa các địa phương:
tại Bến Tre, mật độ trung bình là 205 cây/ha, trong khi ở Trà Vinh là 220 cây/ha
và đặc biệt mật độ trồng ở Bình Định khá cao, tới 247 cây/ha. Mật độ trồng khác
nhau giữa các địa phương có thể do tậ
p quán canh tác và trình độ thâm canh
vườn dừa ở mỗi nơi khác nhau, nhưng cũng không thể loại trừ yếu tố đất đai.
Các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh thuộc vùng đất phù sa ĐBSCL, đất đai màu mỡ
hơn nên có xu hướng trồng ở mật độ thưa hơn so với Bình Định thuộc vùng
DHNTB, nơi có điều kiện đất đai xấu hơn và nắng nóng nên nông dân ở đây

trồng ở mậ
t độ dày hơn nhằm tạo bóng mát cho vườn dừa. Cũng do có điều kiện
đất đai tốt hơn nên tình hình sinh trưởng của vườn dừa ở các tỉnh Bến Tre và Trà
Vinh cũng tốt hơn so với vườn dừa ở Bình Định, có tới 100% số hộ ở Bến Tre và
gần 100% số hộ ở Trà Vinh cho rằng vườn dừa của gia đình họ sinh trưởng tốt
và trung bình, trong khi có tới 90% số hộ
ở Bình Định cho rằng vườn dừa của họ
chỉ sinh trưởng ở mức trung bình. Chỉ có 9% số hộ ở Bình Định cho rằng sinh
trưởng của vườn dừa ở mức tốt, trong khi tại Trà Vinh là 22,12% và đặc biệt tại
Bến Tre có tới 44,25% số hộ cho rằng vườn dừa của họ sinh trưởng tốt. Và cũng
có thể do điều kiện đất đai tốt hơn nên th
ời gian từ trồng đến ra trái ở các tỉnh
Bến Tre và Trà Vinh chỉ trong 5 năm, trong khi ở Bình Định là 7 năm. Đối với
chu kỳ khai thác thì tùy địa phương khác nhau cũng có sự đánh giá khác nhau,
tuy nhiên việc đánh giá như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối vì thực tế đa số
các vườn dừa vẫn đang trong thời kỳ kinh doanh, thậm chí có những vườn dừa
cả trăm tuổi.
3.1.2.3. Mục đ
ích trồng dừa của hộ gia đình
Bảng 3.3: Mục đích trồng dừa của hộ gia đình
Bến Tre Trà Vinh Bình Định
Mục đích trồng dừa
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
- Chỉ bán trái tươi (% số hộ) 1 0,90 0 0,00 0 0,00
- Chỉ bán trái khô (% số hộ) 103 91,15 90 79,64 104 92,86
- Bán trái tươi và khô (% số hộ) 9 7,95 6 5,30 8 7,14
- Bán trái khô & trái sáp 0 0 17 15,04 0 0,00
Kết quả Bảng 3.3 cho thấy: hầu hết nông dân ở các địa phương khảo sát
đều trồng dừa với mục đích bán trái khô, theo sau là trồng cho mục đích kết hợp
vừa bán trái khô vừa bán trái tươi với số hộ biến động từ 5,3% (ở Trà Vinh), đến

7,14% (ở Bình Định) và 7,95% số hộ (ở Bến Tre). Số hộ trồng dừa để bán trái
khô và trái Sáp chỉ có ở Trà Vinh (vì đây là địa phương duy nhấ
t có trồng giống
dừa Sáp) và trồng dừa chỉ để bán tươi hầu như không có.

16
3.1.2.4. Một vài phương thức thâm canh được áp dụng cho các vườn dừa
Nhìn chung có hai xu hướng khác nhau trong phát triển vườn dừa, đó là
trồng tập trung ở các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, chiếm tới trên 95% số hộ, trong
khi tại Bình Định thì nông dân vừa trồng theo hướng tập trung vừa trồng theo
hướng rải rác (phân tán). Tuy nhiên, để cải thiện thêm cho thu nhập gia đình,
phần lớn nông dân trồng dừa đều kết hợp nuôi trồng xen trong vuờn dừa và xu
hướng tr
ồng xen nhiều hơn ở Bến Tre (gần 50% số hộ) và xu hướng nuôi xen
nhiều hơn ở Trà Vinh và Bình Định (49,6-60,7% tương ứng).
Bảng 3.4: Các phương thức thâm canh được áp dụng cho vườn dừa
Bến Tre Trà Vinh Đình Định
TT Biện pháp kỹ thuật
Số hộ % hộ Số
hộ
% hộ Số
hộ
% hộ
1 Trồng tập trung 109 96,46 108 95,57 48 42,85
2 Trồng rải rác 4 3,53 5 4,43 64 57,15
3 Bón phân 111 98,23 85 75,20 91 81,25
4 Sử dụng thuốc BVTV 61 54,00 61 54,00 61 54,50
5 Bồi bùn cho vườn dừa 113 100,00 108 95,57 0 0
6 Cây trồng xen* 54 47,78 36 31,90 21 18,80
7 Vật nuôi xen** 32 28,32 56 49,60 68 60,70

(*): tại Bến Tre và Trà Vinh: cây ca cao, cây có múi, cây ăn trái, mía…; tại Bình Định: rau má, chuối, khoai mỳ, cỏ
(**): tại Bến Tre: bò, heo, dê, gà, tôm cá; tại Trà Vinh: bò heo, gà cá; tại Bình Định: bò, trâu, heo, gà, tôm.
Hệ thống cây trồng xen trong vườn dừa ở Bến Tre và Trà Vinh tương đối
giống nhau, bao gồm cây ca cao, cây có múi, cây ăn trái và mía, … trong khi hệ
thống cây trồng xen ở Bình Định chủ yếu là rau má, chuối, khoai mỳ và cỏ. Hệ
thống vật nuôi xen trong vườn dừa cũng có sự khác nhau giữa các địa phương,
cụ thể: tại Bến Tre có bò, heo, dê, gà, và tôm cá; tại Trà Vinh có bò, heo, gà cá;
và tại Bình Định có bò, trâu, heo, gà, tôm.
Bên cạnh xu hướng nuôi trồng đa canh trong vườn dừa thì các địa phươ
ng
cũng quan tâm tới việc chăm sóc cho vườn dừa thông qua viêc bón phân, phòng
trừ sâu bệnh hại, tuy nhiên thì kỹ thuật bồi bùn chỉ được áp dụng đối với các tỉnh
vùng ĐBSCL như Bến Tre và Trà Vinh và chưa được áp dụng đối với vùng
DHNTB như Bình Định. Thực tế trên cho thấy: do có sự khác biệt về đất đai,
điều kiện khí hậu và tập quán canh tác đã đưa đến sự khác biệt trong các phương
thứ
c đầu tư thâm canh cho vườn dừa.
3.1.3. Nguồn gốc các giống dừa trong sản xuất dừa của nông hộ
Về nguồn gốc của các giống dừa cũng cho thấy: có hai nguồn cung cấp
giống chủ yếu trong sản xuất, đó là tự nhân giống và mua từ các nhà vườn.
Những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án trồng dừa thì một số
giống dừa đặc sản và giố
ng dừa Lai với năng suất cao đã được các Trung tâm
giống thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành hoặc Trung tâm giống của địa

×