BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC VÀ ĐỒ CHƠI
TRẺ EM
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
KỸ THUẬT CHO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘI, ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI
CNĐT : NGUYỄN BÁ CẦN
9582
HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
Trang
Những chữ viết tắt
5
Danh mục các bảng số liệu 6
Danh mục các hình vẽ 7
Danh mục các sơ đồ 8
Các phụ lục
8
Mở đầu 9
Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CƠ SỞ VẬT
CHẤT TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ
VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ KỸ
THUẬT CHO CÁC TỔ
CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẺ
VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI
15
I.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
15
I.1.1. Khoa học xã hội, nghiên cứu khoa học xã hội và đào tạo cán bộ
trẻ về khoa học xã hội
15
I.1.2. Tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội ở
nước ta
25
I.2. ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT
CHO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO CÁN BỘ VỀ
KHOA HỌC XÃ HỘI.
29
I.2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu
khoa học, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội
29
I.2.2. Đầu tư cơ sở vật chấ
t, trang thiết bị kỹ thuật cho tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội
33
I.3. ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT
CHO TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐÀO TẠO CÁN
BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
54
I.3.1. Cơ sở vật chất trang thiế
t bị kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu,
đào tạo KHXH của một số nước trên thế giới
54
I.3.2. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật của các tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội của một số
nước
59
- 2 -
I.3.3. Một số bài học về đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật của
các tổ chức nghiên cứu, đào tạo KHXH của một số nước trên thế
giới
63
Phần thứ hai: CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ KỸ
THUẬT CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO
CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ H
ỘI NƯỚC TA HIỆN
NAY
66
II.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ KỸ
THUẬT CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO
CÁN BỘ TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI
66
II.1.1. Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ
chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội
66
II.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật của các tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ về khoa học xã hội
81
II.2. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CÁC TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC XÃ HỘI
90
II.2.1. Quản lý đầu tư cơ s
ở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ
chức đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội
90
II.2.2. Quản trị, khai thác sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật
cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ về khoa học xã hội
100
II.2.3. Đội ngũ cán bộ làm công tác cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ
thuật cho các tổ
chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ về khoa học xã
hội
107
II.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG
THIẾT BỊ KỸ THUẬT CHO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU,
ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI NHỮNG
NĂM VỪA QUA
109
II.3.1. Điểm mạnh của công tác đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ
thuậ
t cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học
xã hội trong những năm vừa qua
109
II.3.2. Điểm yếu và bất cập của công tác đầu tư cơ sở vật chất trang thiết
bị kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về
khoa học xã hội trong những năm vừa qua
111
II.3.3. Nguyên nhân của yếu kém và bất cập 114
- 3 -
Phần thứ ba: TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG
THIẾT BỊ CHO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO
CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-
2020
119
III.1
BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT
CHẤT TRANG THIẾT BỊ CHO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU, ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘ
I
GIAI ĐOẠN 2011-2020
119
III.1.1.
Bối cảnh của việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho
các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội giai
đoạn 2011-2020
119
III.1.2.
Sự cần thiết tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho
các tổ chức nghiên cứu, đào t
ạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội giai
đoạn 2011-2020
123
III.2.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ CHO CÁC TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ
HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020
127
III.2.1.
Quan điểm tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho
các tổ
chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội giai
đoạn 2011-2020
127
III.2.2.
Mục tiêu đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật
cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội
giai đoạn 2011-2020
129
III.2.3.
Chỉ tiêu phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho các t
ổ
chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội giai đoạn
2011-2020
131
III.2.4.
Định hướng tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho
các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội giai
đoạn 2011-2020
133
III.3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRANG THIẾT B
Ị CHO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU,
ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI GIAI
ĐOẠN 2011-2020
136
- 4 -
III.3.1.
Chấn chỉnh công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ đầu tư cơ sở vật
chất trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo
cán bộ trẻ về khoa học xã hội
136
III.3.2. Rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở vật chất
trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu, đào t
ạo cán bộ
trẻ về khoa học xã hội
138
III.3.3. Mở rộng các kênh huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trang
thiết bị kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về
khoa học xã hội
141
III.3.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật
cho các tổ chức nghiên cứ
u, đào tạo cán bộ trẻ về khoa học xã hội
143
III.3.5. Nâng cao hiệu suất khai thác, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị
kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa
học xã hội
146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
Danh mục tài liệu tham khảo 155
Phụ lục 1: Danh sách tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ
về
khoa học xã hội gửi phiếu khảo sát
162
Phụ lục 2: Danh sách các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ
về khoa học xã hội đã tham gia tọa đàm, trao đổi
169
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thực trạng CSVCTTBKT của tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏi số 1)
170
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát thực trạ
ng CSVCTTBKT của tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏi số 2)
184
Phụ lục 5: Phiếu khảo sát thực trạng CSVCTTBKT của tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏi số 3)
191
Phụ lục 6: Phiếu khảo sát thực trạng CSVCTTBKT của tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏ
i số 4)
196
- 5 -
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa: CNH
Cơ sở vật chất: CSVC
Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật: CSVCTTBKT
Cao đẳng: CĐ
Công nghệ thông tin: CNTT
Cục Cơ sở vật chất và
thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em: CSVCTBTHĐCTE
Đại học: ĐH
Đại học Quốc gia Hà Nội: ĐHQGHN
Đại học Quốc gia thành phố H
ồ Chí Minh: ĐHQGTPHCM
Giáo dục và đào tạo: GD&ĐT
Giáo dục đại học: GDĐH
Giảng viên: GV
Hiện đại hóa: HĐH
Khoa học và Công nghệ: KH&CN
Khoa học xã hội: KHXH
Khoa học tự nhiên: KHTN
Khoa học công nghệ: KHCN
Khoa học kỹ thuật: KHKT
Nghiên cứu khoa học: NCKH
Nghiên cứu sinh: NCS
Ngân sách nhà nước: NSNN
Sinh viên: SV
Sau đại học: SĐH
Thu nhập quốc dân: GDP
Thư viện điện tử: TVĐT
Trang thiết bị k
ỹ thuật: TTBKT
Tổ chức văn hóa, khoa học
và giáo dục của Liên hợp quốc: UNESCO
Xã hội hóa: XHH
- 6 -
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Tỷ lệ % GDP đầu tư cho giáo dục đại học ở một số nước trên thế
giới;
Bảng 2. Diện tích đất trung bình cho 1 sinh viên đại học, cao đẳng;
Bảng 3. Tình hình lập quy hoạch xây dựng của các tổ chức nghiên cứu
KHXH và đòa tạo cán bộ về KHXH;
Bảng 4. Diện tích phòng học tính bình quân/1 sinh viên;
Bảng 5: Các chỉ tiêu đánh giá chung về khả năng phục vụ
sinh viên trong
sinh hoạt tại trường;
Bảng 6: Mức độ đáp ứng của phòng thí nghiệm, phòng thực hành
và cơ sở thí nghiệm hiện có của các đơn vị;
Bảng 7. Tình hình những loại thiết bị, phương tiện hiện có
của đơn vị và mức độ cần bổ sung;
Bảng 8. Một số chỉ tiêu đánh giá thư viện truyền thống;
Bảng 9. Một số chỉ tiêu đ
ánh giá thư viện điện tử;
Bảng 10: Một số chỉ tiêu cơ sở vật chất về công nghệ thông tin;
Bảng 11: Một số nhóm ngành KHXH đang được triển khai nghiên cứu
và đào tạo tại 74 đơn vị khảo sát;
Bảng 12. Phát triển quy mô đào tạo của một số trường đại học có hoạt
động nghiên cứu KHXH và đào tạo cán bộ về KHXH giai đoạn 1975-2010;
Bả
ng 13. Cơ cấu thu về đầu tư CSVCTTBKT của tổ chức nghiên cứu
KHXH và đào tạo cán bộ KHXH trong 3 năm 2007-2009;
Bảng 14. Mức trần học phí đại học tại trường công lập từ năm học 2010 -
2011 đến năm học 2014 – 2015;
Bảng 15: Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác
xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch đầu tư CSVCTTBKT củ
a các đơn vị;
Bảng 16. Một số chỉ tiêu đánh giá cán bộ thư viện điện tử .
- 7 -
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Cơ cấu diện tích đất sử dụng hiện có của các đơn vị;
Hình 2: Mức độ đáp ứng về thư viện hiện có so với yêu cầu nhiệm vụ của
các đơn vị;
Hình 3. Thu về đầu tư CSVCTTBKT của đơn vị trung ương quản lý và địa
phương quản lý trong 3 năm (2007-2009);
Hình 4. Thu đầu tư CSVCTTBKT của tổ chức nghiên cứu KHXH và đào
t
ạo cán bộ KHXH trong 3 năm 2007-2009 theo vùng miền;
Hình 5: Nguồn kinh phí chính để đầu tư CSVCTTBKT các tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ về KHXH trong 3 năm (2007-2009);
Hình 6. Đầu tư NSNN cho các bộ, ngành và địa phương 2001-2005;
Hình 7. Phân bổ kinh phí cho các bộ, ngành 2001-2005;
Hình 8: Tình hình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư CSVC và
trang thiết bị kỹ thuật của các đơn vị;
Hình 9: Ý kiến đánh giá về thực hiện chiến lược, quy hoạch, k
ế hoạch đầu
tư CSVC và trang thiết bị kỹ thuật của các đơn vị;
Hình 10: Nguồn kinh phí đầu tư CSVC và trang thiết bị kỹ thuật;
Hình 11: Những bất cập về chính sách, cơ chế phân bổ, cấp phát và quản
lý nguồn kinh phí đầu tư CSVC và trang thiết bị kỹ thuật của các đơn vị
- 8 -
DANH MỤC SƠ ĐỐ
Sơ đồ 1: Quy trình quản lý và sử dụng NSNN đầu tư cho KH&CN hiện
nay;
Sơ đồ 2: Quy trình phân bổ NSNN cho GDĐH hiện nay;
Sơ đồ 3. Cơ cấu phân bổ chi NSNN cho KHCN hiện nay.
CÁC BẢNG PHU LỤC
1. Phụ lục 1: Danh sách tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về khoa
học xã hội khảo sát;
2. Phụ lục 2: Danh sách các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ tr
ẻ về khoa
học xã hội trực tiếp tham gia tọa đàm, trao đổi.
3. Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thực trạng CSVCTTBKT của tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏi số 1)
4. Phụ lục 4: Phiếu khảo sát thực trạng CSVCTTBKT của tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏi số 2)
5. Phụ lục 5: Phiế
u khảo sát thực trạng CSVCTTBKT của tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏi số 3)
6. Phụ lục 6: Phiếu khảo sát thực trạng CSVCTTBKT của tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH (phiếu hỏi số 4)
- 9 -
MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh hình thành và mục đích của nhiệm vụ nghiên cứu
Ngày 24/7/2007 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 928/QĐ-TTg phê
duyệt đề án "Nghiên cứu khoa học xã hội (KHXH), tổng kết thực tiễn, xây dựng
luận cứ khoa học cho các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa" (gọ
i tắt là Đề án 928-mã số 928/06-10) và giao
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì tổ chức triển khai.
Cục Cơ sở Vật chất và Thiết bị trường học, Đồ chơi Trẻ em thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo được Viện Khoa học Xã hội Việt Nam giao thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị
kỹ thuật
(CSVCTTBKT) cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH”
mang mã số 06, gọi tắt là nhiệm vụ khung số 06 tại Quyết định số 1476/QĐ-
KHXH ngày 2/12/2008 của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Nhiệm vụ khung 06 là một trong 9 nhiệm vụ của đề án 928/06-10. Mục
đích và yêu cầu nghiên cứu là:
i). Phân tích thực trạng về đầu tư CSVCTTBKT của các tổ chức nghiên
c
ứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH Việt Nam giai đoạn 2001-2010, trong đó
trọng tâm là giai đoạn 2006-2010;
ii). Đánh giá về cơ chế và cơ cấu đầu tư, quản lý nhà nước về đầu tư, hiệu
quả sử dụng CSVCTTBKT tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về
KHXH giai đoạn 2001-2010;
iii). Đề xuất các giải pháp tăng cường đầu tư CSVCTTBKT cho các t
ổ
chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2020
nhằm khuyến khích lao động sáng tạo, phát huy tài năng phục vụ sự nghiệp đổi
mới đất nước; và,
- 10 -
iv). Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, khai thác và sử dụng
hiệu quả hệ thống CSVCTTBKT của các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ
về KHXH giai đoạn 2011-2020.
2. Sự cần thiết của nhiệm vụ nghiên cứu
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới trong
những năm qua cho thấy, khoa học xã hội đóng mộ
t vai trò quan trọng không
chỉ trong việc đáp ứng các nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân, mà còn
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh quốc gia… Những nước có nền
KHXH phát triển cũng là những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; ổn
định và đảm bảo an sinh xã hội; phát huy nhân cách, năng lực của con người
bằng việc thực thi các cơ chế khuyến khích nhân tài, những phương pháp và
cách thức đảm bảo sự hòa hợp giữa các tầng lớp nhân dân… Ngay cả chủ quyền
quốc gia-vấn đề không chỉ của quốc phòng, an ninh, ngoại giao mà còn có vai
trò trước hết và đặc biệt quan trọng của KHXH.
Các yếu tố tạo tiền đề cho một nền KHXH phát triển bao gồm nhiều thành
tố khác nhau, trong đó các điều kiện đảm bảo về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và c
ơ
sở vật chất như đất đai, nhà cửa, tài liệu, sách vở, phương tiện làm việc cho
các các hoạt động nghiên cứu và đào tạo đội ngũ cán bộ có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có sự quan
tâm đáng kể giành cho các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội, đào tạo cán bộ
trẻ về khoa học xã hội. Tuy nhiên, việ
c tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị kỹ thuật cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu KHXH vẫn còn những bất
cập như chưa được đầu tư đúng tầm, đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng tâm hoặc
chưa kịp thời theo yêu cầu của thực tế, chưa có tiêu chuẩn, định mức rõ ràng về
cơ sở v
ật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ
trẻ về KHXH. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư, hiện đại hóa CSVCTTBKT cho
các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ KHXH, đặc biệt cho các tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH và đầu tư hiệu quả, cũng như quản lý tốt
CSVCTTBKT sau đầu tư đ
ang là những vấn đề hết sức quan trọng, nhận được
sự quan tâm của cộng đồng xã hội và các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ về
- 11 -
KHXH. Nghiên cứu “tăng cường đầu tư CSVCTTBKT cho các tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu
sắc, giải quyết vấn đề khó và đang đặt ra bức thiết hiện nay.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của nhiệm vụ
khung số 6
Cho đến nay, cả ở trong nước và ngoài nước, chưa có công trình nghiên
cứu độc lập, chuyên sâu và toàn di
ện về đầu tư CSVCTTBKT cho các tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ KHXH của nước ta nói chung, nghiên cứu và đào
tạo cán bộ trẻ về KHXH của nước ta nói riêng. Một số bài viết chuyên khảo về
hoạt động nghiên cứu KHXH và giáo dục đại học đăng trên các tạp chí trong
nước có đề cập đến điều kiện CSVCTTBKT của các viện nghiên cứu và trường
ĐH, CĐ nhưng ở mứ
c độ nhất định, thảo luận có tính khái quát về sự bất cập
giữa thực trạng và nhu cầu, hoặc một khía cạnh nhất định về cơ chế và chính
sách đầu tư. Mặt khác, phần lớn các tác giả đều tập trung đề cập đến khoa học
và công nghệ nói chung. Những vấn đề về chính sách và cơ chế đầu tư
CSVCTTBKT được nhắc đến trong các bài đăng tải trên các báo, tạp chí
chuyên ngành và một số sách chuyên khảo bị hạn chế cả về dung lượng, phạm
vi, nội dung và phương pháp tiếp cận. Hầu như các bài viết chỉ dừng lại ở góc
độ tranh luận, nêu quan điểm hay khai thác thông tin nên chưa góp phần hệ
thống hóa thành cơ sở lý luận và thực tiễn đặt nền móng cho việc xây dựng và
hoàn thiện chính sách đầu tư CSVCTTBKT cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo
cán bộ trẻ v
ề KHXH trước yêu cầu và nhiệm vụ được đặt ra trong những năm
sắp tới.
4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn vấn đề của nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nhiệm vụ khung số 6 là các trường ĐH, CĐ và
viện nghiên cứu khoa học có hoạt động nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về
KHXH. Phạm vi nghiên cứu tiến hành ở cả 63 tỉ
nh, thành phố của cả nước.
Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2001-2010, trọng tâm trong 3 năm từ năm
2007 đến năm 2010. KHXH trong nghiên cứu này bao hàm cả khoa học nhân
văn (KHNV).
- 12 -
Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khung số 6 sẽ là cơ sở để rà soát bổ
sung, sửa đổi những chủ trương, chính sách hiện hành và khuyến nghị với Đảng
và Nhà nước những lựa chọn chiến lược về đầu tư CSVCTTBKT cho các tổ
chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH trong 10 năm tới. Những đề
xuất, khuyến nghị chủ yếu mang tính
định hướng mà không đi vào chi tiết, bởi
vì cùng với nghiên cứu này, trong khuôn khổ đề án 928, còn có các nhiệm vụ
nghiên cứu chuyên sâu như: nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống các tổ chức nghiên
cứu và đào tạo về KHXH (nhiệm vụ số 3); đổi mới cơ chế quản lý nhà nước
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KHXH trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước (nhiệm v
ụ số 4); chính sách đãi ngộ, khen thưởng, trọng dụng và
tôn vinh các cán bộ KHXH (nhiệm vụ số 5); đổi mới cơ chế và chính sách tài
chính cho KHXH, khuyến khích lao động sáng tạo, phát huy tài năng phục vụ
sự nghiệp đổi mới đất nước (nhiệm vụ sô 7); kết hợp nghiên cứu với đào tạo
giữa các viện nghiên cứu KHXH và cơ sở giáo dục ĐH (nhiệm vụ số 8); hợp tác
quốc tế v
ề KHXH trong chiến lược hợp tác quốc tế về KH&CN đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 (nhiệm vụ số 9).
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các nội dung và giải pháp đề xuất và khuyến nghị tăng cường đầu tư
CSVCTTBKT cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH đưa ra
trong nghiên cứu này có chọn lọc, tập trung vào khắc phục những bất cậ
p, hạn
chế có tính phổ biến và đang gây những cản trở không nhỏ đến chất lượng, tâm
huyết và đạo đức trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo cán bộ trẻ về KHXH;
đồng thời ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên
cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH xét dưới góc độ đầu tư ngân sách và đầu tư xã
h
ội, mà trước hết, của khối những nhà KHXH hoạt động trong lĩnh vực KHXH
cho phát triển KHXH, cho đường lối chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước. Ngoài ra, những đề xuất và khuyến nghị còn tính đến bối
cảnh của KHXH trong dài hạn, khi mà chủ trương đẩy mạnh CNH và HĐH
cũng như phát triển kinh tế-xã hội đặt ra cho KHXH những nhiệm vụ mới, hết
sức quan tr
ọng trong trào lưu thế giới ngày càng đề cao vai trò của KHXH.
- 13 -
Phân tích thực trạng về CSVCTTBKT của các viện nghiên cứu, trường
ĐH và CĐ hiện nay, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân của sự bất cập và
hạn chế, kết hợp với những bài học kinh nghiệm về đầu tư CSVCTTBKT cho
các tổ chức đào tạo và nghiên cứu KHXH của nước ngoài, đồng thời vận dụng
cách tiếp cận quản trị hiệu quả theo hướng phân cấp và phân quyề
n trong quản
lý đầu tư được xem là một trong các phương pháp nghiên cứu chủ đạo được lựa
chọn để giải quyết nhiệm vụ. Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi, thảo
luận ý kiến tại hội thảo khoa học, hoặc tham vấn bằng cách lấy ý kiến trực tiếp
cán bộ quản lý và lãnh đạo các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về
KHXH như hiệu trưởng/việ
n trưởng, hiệu phó/viện phó hay lãnh đạo các phòng
ban, đặc biệt phòng quản trị thiết bị được sử dụng để kiếm tra tính thực tiễn của
những đề xuất liên quan đến nội dung và giải pháp tăng cường đầu tư
CSVCTTBKT cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH giai
đoạn 2011-2020
Khảo sát thực tế được coi là một phương pháp quan trọng trong thực thi
nhiệm vụ
nghiên cứu này. Cục Cơ sở Vật chất và Thiết bị trường học, Đồ chơi
Trẻ em (CSVCTBTHĐCTE) đã thành lập Nhóm cán bộ nghiên cứu, phối hợp
với các cơ quan chức năng và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo tiến hành cuộc
khảo sát 160 tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH trên phạm vi
toàn quốc nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến thực tr
ạng hoạt động nghiên cứu,
đào tạo, điều kiện CSVCTTBKT; hoạt động đầu tư, chi phí và tài trợ
CSVCTTBKT của các đơn vị. Đây là cuộc khảo sát đầu tiên về CSVCTTBKT
của riêng các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH của cả nước.
Cuộc khảo sát đã thu thập được những thông tin quý báu về quy mô đào tạo; đội
ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giả
ng dạy, cán bộ quản lý CSVCTTBKT; tình
trạng thực tế về diện tích đất đai, trang thiết bị thí nghiệm và thực hành; cơ sở
thực tập; thư viện; tình hình đầu tư, sử dụng CSVCTTBKT của các tổ chức
nghiên cứu KHXH và đào tạo cán bộ trẻ về KHXH nước ta trong những năm
vừa qua.
Một số phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng gồm có: phân tích số
liệu th
ống kê, các kết quả nghiên cứu của các cuộc điều tra, khảo sát đã được
công bố; phân tích hệ thống văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về các
- 14 -
mặt: kế hoạch hóa, đầu tư và phân bổ nguồn lực, quản lý, khai thác và sử dụng
tài nguyên trong lĩnh vực GD&ĐT và KH&CN, đặc biệt trong lĩnh vực GDĐH;
nghiên cứu các tài liệu báo cáo và tổng kết của các cơ quan quản lý GD&ĐT và
KH&CN các cấp, các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo, bài viết trên các tạp
chí, thông tin từ các trang website, các diễn đàn, các đề tài nghiên cứu cấp bộ,
cấp cơ sở, luận án nghiên cứ
u có liên quan đến KHXH; phân tích đối chiếu các
tài liệu, văn kiện của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển KHXH,
CNH-HĐH và các mục tiêu phát triển đất nước trong thời gian tới. Hội thảo lấy
ý kiến chuyên gia, học tập kinh nghiệm và nghiên cứu tài liệu nước ngoài cũng
là những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu.
6. Bố cục của báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
Ngoài các mục lời nói
đầu, kết luận và kiến nghị, báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu nhiệm vụ khung số 6 tăng cường đầu tư CSVCTTBKT cho các tổ
chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH được chia làm 3 phần chính:
- Phần thứ nhất, thảo luận những vấn đề cơ bản của CSVCTTBKT và đầu
tư CSVCTTBKT của tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về
KHXH, đồng
thời trình bày xu hướng và bức tranh tổng thể về CSVCTTBKT và đầu tư
CSVCTTBKT của tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH ở một số
nước trên thế giới.
- Phần thứ hai, phân tích thực trạng đầu tư CSVCTTBKT của các tổ chức
nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH hiện nay thông qua hệ thống các dữ
liệu và số liệu thu thập
được từ các cuộc khảo sát, báo cáo thống kê, cũng như
hệ thống các văn bản, tài liệu liên quan đến chính sách và cơ chế hiện hành
trong từng điều kiện cụ thể.
- Phần thứ ba, trình bày các đề xuất về biện pháp tăng cường đầu tư
CSVCTTBKT cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH trong
những năm từ 2011 đến năm 2020.
- 15 -
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG
THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG
THIẾT BỊ KỸ THUẬT CHO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU,
ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI
I.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
TRẺ VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I.1.1. Khoa học xã hội và hoạt động nghiên cứu, đào tạo khoa học xã
hội
I.1.1.1. KHXH và sự khác nhau giữa KHXH với các khoa học khác
Thuật ngữ KHXH, một cách tổng quát, dùng để chỉ các môn khoa học
nghiên cứu các phương diện con người của thế giới, bao gồm các ngành nhân
chủng học, truyền tin học, văn hóa học, kinh tế học, giáo dục học, địa lý học
nhân văn, sử học, ngôn ngữ học, chính trị học, tâm lý h
ọc, chính sách xã hội học,
phát triển học, thư viện học và xã hội học. KHXH cùng với khoa học nhân văn
(KHNV), khoa học tự nhiên (KHTN) và khoa học công nghệ (KHCN) hợp thành
nền tảng tri thức, sức mạnh kỹ thuật và tiềm lực kinh tế của mỗi một quốc gia.
Sản phẩm nghiên cứu của KHXH đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cơ
quan quyền lực nhà nước hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách và thẩm
định các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. KHXH gắn rất chặt với
đời sống xã hội và thường bị chi phối bởi thể chế chính trị, ý thức hệ, quan điểm,
chủ thuyết, chính sách cụ thể của bộ máy điều hành đất nước.
Trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi mà hầu hết các quốc gia trên thế
giới, một mặt, đặt ra yêu cầu giữ vững sự ổn định chính trị, đẩy nhanh quá trình
hiện đại hóa, thúc đẩy sự liên minh, hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu
về kinh tế-chính trị-an ninh và quốc phòng; mặt khác, phải đối mặt với các nguy
cơ tiềm ẩn ngày càng hiện hữu như sự sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao,
những diễn biến bất thường của thời tiết dẫn đến các thảm họa thiên nhiên do
- 16 -
biến đổi khí hậu, cũng như sự bất bình đẳng về thu nhập kéo theo tình trạng
nghèo đói gia tăng, sự bất ổn chính trị, hay các cuộc xung đột sắc tộc thường
xuyên diễn ra , thì vai trò của KHXH càng trở lên quan trọng.
Theo Karen O’Brien (2010), sự thay đổi khí hậu toàn cầu, sự đa dạng sinh
học, tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sa mạc hóa hay sự thay đổi của hệ sinh
thái biển, cũng như hệ sinh thái nói chung có liên quan chặt chẽ với các hoạt
động của con người và không thể hiểu hoặc giải quyết những vấn đề này nếu
không có sự kết hợp chặt chẽ giữa KHTN và KHXH. Maurice Aymard và Ali
Kazancigil (2007) cùng đồng ý rằng, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
ở mọi thời đại, KHXH có vai trò đặc biệt hữu hiệu trong việc giải quyết các vấn
đề xã hội nảy sinh bằng việc giúp đỡ các chính trị gia hay các cơ quan chức năng
tránh một cách nhìn “hời hợt và cục bộ” về thực trạng xã hội. Giáo sư Peter
Wagner, khi đặt vấn
đề một cách cụ thể liên quan đến vai trò của KHXH trong
thế kỷ 20 thì nhận định, theo thời gian, KHXH ngày càng có vị trí quan trọng
hơn bởi giá trị phổ biến của việc đưa ra các quyết sách xã hội. Theo ông, cùng
với dòng chảy lịch sử, vị thế của KHXH trong mối quan hệ giữa thể chế, trí thức
và chính trị sẽ làm bệ đỡ cho sự phát triển của một xã hội mà lợi ích của nó
chính là các kết qu
ả nghiên cứu được những người điều hành đất nước tham
khảo để hoạch định các chính sách phù hợp với thực tế khách quan. Còn theo
Albertto Martinelli (2010), tầm quan trọng của KHXH được quyết định bởi
chính các nhiệm vụ cụ thể của nó. Đó là:
i). Giáo dục các công dân và nhà lãnh đạo tương lai của đất nước; đào tạo
đội ngũ các nhà nghiên cứu, các chuyên viên, viên chức, nhà quản lý, chuyên
gia bằng việc trang bị cho họ sự hiểu biết, quyền và trách nhiệm trong xã hội
dân chủ. Theo quan điểm của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên
hiệp quốc (UNESCO), hoạt động nghiên cứu và giảng dạy KHXH là một kênh
thông qua người học truyền bá những ý tưởng, quan niệm và ghi dấu ấn xã hội
vào mỗi thành viên xã hội. Hiện nay, những nước tiên tiến đặc biệt coi trọng giáo
dục nhân sinh quan, thế giới quan cho thế hệ trẻ. Nhiều nước như Anh, Pháp,
Phần Lan, Mỹ và Nhật Bản, trong khi nhấn mạnh việc giảng dạy những ngành
KHTN và KHCN, họ không hề lơi lỏng việc dạy các môn KHXH cho thế hệ trẻ.
Một số nước còn đưa các môn KHXH như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân và
- 17 -
nghiên cứu xã hội vào dạy ngay từ những lớp đầu của cấp giáo dục trung học.
Ở trình độ đại học, KHXH tách thành các ngành độc lập và thu hút bình quân
khoảng 1/3 tổng số sinh viên theo học. Trong nhiều trường hợp, thi đầu vào của
các sinh viên ngành KHTN và KHCN bắt buộc phải thi một môn KHXH. Không
ít các công ty Nhật Bản khi phỏng vấn tuyển dụng người lao động vào làm việc
thường đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức KHXH;
ii). Xây dựng hệ thống các quan niệm chính thống, mô hình phân tích và
những sản phẩm kiến thức tin cậy cho xã hội. Các nhà nghiên cứu, đội ngũ giảng
viên KHXH có mối liên hệ chặt chẽ với các xã hội mà họ đang sống. Một mặt,
họ thuộc về các xã hội đó, mặt khác họ quan sát sự phát triển xã hội đó và đóng
góp vào sự tạo lập ra xã hội đó. Chính những mối liên hệ qua lại chặt chẽ này
quyết định vai trò của các nhà nghiên cứu, các giảng viên KHXH tham gia vào
việc giữ gìn sự ổn định xã hội ở những mức độ khác nhau với tư cách là những
người truyền tải kiến thức, chuyên gia, nhà quan sát hiện tượng xã hội hay các
nhà tư tưởng phê phán;
iii). Lượng hóa những vấn đề ưu tiên của các kế hoạch (hoặc chương
trình) công cộng và bảo vệ chân lý, sự thật trong sự đối mặt với quyền lực. Trên
thực tế, có những chính sách của chính quyền đưa ra không phải cho tất cả mọi
người mà chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó. Trong những trường hợp
như vậy, thông qua các công trình nghiên cứu khoa học và khách quan, ý kiến
phản biện của các nhà KHXH thường đi ngược lại với những quyết định chính
sách và không được nhà cầm quyền ủng hộ; và
iv). Cung cấp đội ngũ chuyên gia cho nhiệm vụ xây dựng chính sách và
quản lý những vấn đề khó khăn nhất của xã hội. Theo Daniel Tarschys và Guy
Lachapelle (2010), rất nhiều các nhà KHXH có thể tham gia vào quá trình hoạch
định chính sách như các nhà giáo dục, nhà lý thuyết, nhà phân tích, nhà báo, nhà
tư vấn, quan chức chính phủ, đội ngũ luật sư, người thực hiện, người đánh giá,
phê phán và phản biện Trong đội ngũ đó có một bộ phận sẽ trở thành nhà giáo
(từ phổ thông đến đại học). Họ có nhiệm vụ truyền đạt những tinh hoa của dân
tộc, qua đó giáo dục nhiều thế hệ tiếp nối có phẩm chất, có kiến thức vững chắc
để gánh vác công việc của đất nước.
- 18 -
Người ta thường phân biệt KHXH với KHNV, tuy nhiên sự khác nhau
giữa KHXH và KHNV không phải bao giờ cũng rõ ràng. Cũng như KHXH,
KHNV bao gồm các bộ môn như triết học, văn học, tâm lý học, đạo đức học,
ngôn ngữ học…cũng nghiên cứu về phương diện con người, nhưng ở những khía
cạnh liên quan đến đời sống tinh thần, đặc điểm cá tính, hoạt động cá nhân, cách
hành xử, đạo đức, trí tuệ, thẩ
m mỹ, tư tưởng, tình cảm…Trong thế giới thực tại,
phương diện con người của thế giới và phương diện con người của đời sống tinh
thần không có sự tách rời mà luôn có mối liên hệ mật thiết, bổ sung lẫn nhau. Vì
vậy, việc phân biệt KHXH và KHNV chỉ mang tính tương đối, đặc biệt trong xu
thế các môn khoa học đang có sự phát triển giao thoa, thâm nhập và đan xen lẫn
nhau.
Có sự khác nhau đáng k
ể giữa KHXH với KHTN, KHCN và KHKT.
Không giống như KHXH, KHTN nghiên cứu về giới tự nhiên thông qua các quy
luật hoặc định luật về trật tự thiên nhiên. Đối tượng của KHTN là các dạng vật
chất và những hình thức vận động của vật chất. Vai trò của KHTN là tạo nền
tảng phát triển cho các khoa học ứng dụng. KHCN nghiên cứu về phương pháp,
quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ hay phương tiện để biến
đổi các nguồn lực
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu con người. Nó thể hiện kiến thức của con người
trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu
hoặc quy trình tiêu chuẩn để sản xuất ra của cải vật chất hoặc cải tạo điều kiện tự
nhiên. KHKT nghiên cứu phát triển và ứng dụng các dụng cụ, máy móc, nguyên
li
ệu và quy trình để giải quyết những vấn đề của con người về các khả năng thực
hành công việc một cách hữu hiệu, hay một phương pháp được sử dụng để đạt
một kết quả nhất định bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và nhưng
phương pháp tạo ra cơ sở vật chất.
So với KHXH, mối liện hệ của KHTN, KHCN và KHKT với các vấ
n đề
về chính trị, tư tưởng và lợi ích giai cấp của bộ máy cầm quyền lỏng lẻo hơn.
Sản phẩm nghiên cứu của KHTN, KHCN và KHKT lúc nào cũng là cụ thể và
nhằm đến một giá trị thực tế. Ngược lại, sản phẩm của KHXH hầu như không
đưa lại hiệu quả kinh tế trực tiếp và nhanh chóng, mà thường thông qua hiệu quả
kinh tê-xã hội có ý nghĩa rộng lớn,
được thể hiện bằng nhiều dạng hoạt động
thực tiễn khác nhau và nhiều khi phải sau một thời gian nhất định, thậm chí lâu
- 19 -
dài mới cho thấy đầy đủ. Về phương pháp để đạt mục tiêu, trong khi KHXH
nghiên cứu các hiện tượng xã hội không tồn tại độc lập mà thường gắn với
những hoạt động cụ thể của con người và hoạt động của con người lại bị chi phối
bởi các yếu tố tâm, sinh lý liên quan đến nhận thức, tình cảm, nguyên vọng…và
những yếu tố này thường hay thay đổi theo thời gian và không gian, thì KHTN
phát triển tri thức mới thường dựa trên các quy luật tự nhiên được khám phá qua
những thí nghiệm có kiểm chứng bằng những phương pháp khoa học, còn
KHCN và KHKT tạo ra những qui trình công nghệ, dây chuyền sản xuất, mẫu
thiết kế hay những phát minh kỹ thuật thường thông qua sự tìm tòi môi trường
hình thành, hệ thống dữ liệu, mô hình hay mô phỏng. Về thành quả, KHXH có
khả năng dự báo tương lai, xây dựng xã hội mới; nó tác động đến hệ
tư tưởng,
thế giới quan, nhân sainh quan của toàn xã hội, định hướng cho tư duy, lối sống,
hành vi của các thành viên trong cộng đồng, trong khi KHTN, KHCN và KHKT
cung cấp luận cứ cho sự hình thành những chủ trương, biện pháp điều chỉnh hoạt
động của con người, đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên.
Tuy có sự khác biệt nhưng KHXH, KHTN, KHCN và KHKT có mối quan
hệ thúc đẩy qua lại với nhau, đặ
c biệt trong thời đại bùng nổ của CNTT, cách
mạng KH&CN và sự hình thành nền kinh tế tri thức. Trong mối quan hệ đó,
KHTN, KHCN và KHKT cung cấp cơ sở và phương tiện cho sự khái quát tri
thức KHXH&NV. Ngược lại KHXH&NV cung cấp công cụ nhận thức, định
hướng, mở đường cho KHTN, KHCN và KHKT phát triển. Trong nền văn minh
hậu công nghiệp, nếu chỉ tập trung, chú trọng đến phát triển KHTN, KHCN và
KHKT mà bỏ qua KHXH, hoặc KHXH không được quan tâm, coi trọng đúng
mứ
c, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực cho sự phát triển bền vững, toàn
diện của xã hội.
I.1.1.2. Tính đặc thù của hoạt động nghiên cứu, đào tạo KHXH
KHXH là một bộ phận trong hệ thống hoạt động KH&CN. Vì vậy, hoạt
động nghiên cứu và giảng dạy KHXH có đặc điểm giống với hoạt động nghiên
cứu và giảng dạy KH&CN nói chung, song có những đặc điểm riêng
được biểu
hiện cụ thể dưới các khía cạnh khác nhau.
- 20 -
i). Giảng dạy và nghiên cứu KHXH vừa là giảng dạy và nghiên cứu cơ
bản, vừa là giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng. Đặc điểm này xuất phát từ nhiệm
vụ của KHXH với tư cách là ngành khoa học nghiên cứu và truyền bá, phát triển
những mối liên hệ phổ biến về những quan hệ giữa con người và con người trong
đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Để làm được đ
iều đó, KHXH, một
mặt, thực hiện những nghiên cứu cơ bản, toàn diện về xã hội và con người, bao
hàm các vấn đề lý luận cơ bản trực tiếp phục vụ quan điểm chính trị, đường lối,
chính sách của bộ máy nhà nước và các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ quản lý
kinh tế-xã hội gắn liền với lợi ích chính trị và lợi ích giai cấp của nhà nước
đó;
mặt khác, tiến hành các nghiên cứu ứng dụng, bao gồm các cuộc điều tra, thẩm
định, đánh giá các chương trình, dự án phát triển để cung cấp luận cứ khoa học
cho việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng và phát triển quốc gia, dân
tộc. Hoạt động đào tạo KHXH chính là phương tiện truyền tải những kết quả
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vự
c KHXH đến các tầng
lớp nhân dân trong xã hội, đặc biệt các thế hệ kế tiếp đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững; đồng thời là cách hiện thực hóa tốt nhất các kết quả nghiên cứu, cũng
như bảo đảm lợi ích của hoạt động nghiên cứu KHXH. Với đặc điểm nghiên
cứu, đào tạo KHXH vừa là khoa học lý thuyết vừa là khoa học ứng dụng, v
ấn đề
kỹ năng (hay theo một nghĩa nhất định là phương pháp) trở thành yêu cầu cấp
thiết, nhất là ở bậc đào tạo đại học.
ii). Giảng dạy và nghiên cứu KHXH là quá trình tiếp cận, tiếp nhận, xử lý,
trao đổi, truyền tải và phổ biến thông tin. Tư duy sáng tạo trong nghiên cứu và
đào tạo KHXH được thể hiện cả trong quá trình nghiên cứu tư liệu, khảo sát thực
tiễn, tìm ph
ương pháp tiếp cận thích hợp, trao đổi học thuật, kỹ thuật tranh luận,
lập luận trình bày, phân tích các quan điểm, cũng như trình bày kết quả nghiên
cứu. Nghiên cứu và đào tạo KHXH không thể chỉ thuần tuý thông qua đọc sách,
mà phải gắn kết với nghiên cứu phân tích thực tiễn để đánh giá xác nhận bản
chất hiện tượng, sự vật và diễn biến các tình huống, vận dụng lý luận và tri thứ
c
kinh nghiệm để phân tích tổng hợp, làm cơ sở cho tư duy sáng tạo. Điều kiện vật
chất đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo KHXH phải bao gồm cho cả
các khâu: nghiên cứu tài liệu, tiếp nhận kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có,
điều tra nghiên cứu khảo sát phân tích thực tiễn, trao đổi hội thảo khoa học, tiếp
- 21 -
xúc với khoa học thế giới, đúc kết đưa thành những phân tích diễn giải kết luận,
luận điểm.
iii). Đào tạo và nghiên cứu KHXH ít mang tính phát minh, sáng chế như
đào tạo đội ngũ kỹ sư giữ vai trò canh tân công nghệ, mà chủ yếu mang tính phát
hiện, sáng tạo và đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý điều hành kinh tế-xã hội. Chi
phí đầu tư cho lao động sống, trực tiếp cho con ng
ười trong nghiên cứu và đào
tạo KHXH chiếm tỷ trọng chủ yếu, lớn hơn nhiều so với lao động vật hoá. Hoạt
động nghiên cứu và giảng dạy các ngành KHXH ít tiến hành các thực nghiệm
trong phòng thí nghiệm, mà chủ yếu dựa trên các tài liệu lưu trữ, kết quả điều tra,
khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, trao đổi học thuật, tranh luận, lập luận trình bày,
phân tích các quan điểm, cũng như trình bày kế
t quả nghiên cứu để tổng kết, đúc
rút, khái quát, phát hiện ra các quy luật từ đó nêu lên các luận điểm, luận cứ và
các kết luận khoa học. Hoạt động điều tra, nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh
giá thực tiễn thường được triển khai trên bình diện rộng, qui mô lớn, qua nhiều
bước thực hiện với quy trình phức tạp đòi hỏi. Vì vậy, chi phí nghiên cứu thường
phải cao và đầu tư
chi phí cho lao động sống, trực tiếp cho con người chiếm tỷ
trọng chủ yếu.
iv). Nghiên cứu và đào tạo KHXH thường khó đánh giá về chất lượng. Về
cơ bản, chất lượng nghiên cứu và đào tạo KHXH là kết quả của những quá trình
suy nghĩ, nghiền ngẫm về những ý tưởng đề xuất được xã hội thừa nhận, sự
thành thạo của người họ
c được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy vậy, đó vẫn
chỉ là những đánh giá mang tính ước lệ, tuỳ thuộc vào nhãn quan của người đánh
giá và thời điểm lịch sử của những điều kiện chính trị-xã hội qui định. Trên thực
tế, có những đề xuất kiến nghị không được đánh giá tốt của ngày hôm nay (vì
chưa vận dụng được) nhưng lại là những đề xu
ất kiến nghị rất có giá trị cho
những thời kỳ phát triển tiếp theo. Hoặc giả trong một số trường hợp, người tốt
nghiệp được đào tạo một cách cẩn thận nhưng thiếu môi trường làm việc cạnh
tranh và khuyến khích sáng tạo nên không phát huy hết năng lực và khả năng.
Vì vậy, đánh giá công trình KHXH hoặc cán bộ KHXH tốt nghiệp ra trường
không nên đánh gía theo thời điểm mà ph
ải chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Trong
trường hợp lựa chọn đánh giá theo thời điểm, tiêu chí đánh giá phải đảm bảo tính
- 22 -
logic, hợp quy luật, sát thực tiễn và được đông đảo giới học thuật khoa học xã
hội thừa nhận.
I.1.1.3. Khoa học xã hội, nghiên cứu, đào tạo cán bộ trẻ về KHXH ở
Việt Nam
KHXH của nước ta so với một số nước khác còn non trẻ, nhưng đã sớm
khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống chính trị-xã hội và đã
đạt được bước ti
ến dài đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nó đã cung cấp được những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định
nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng những
nghị quyết của Đảng cả trong chiến tranh và hòa bình. Nhờ đó, nhân tố con
người được phát huy như một động lực chủ yếu trong sự nghiệ
p bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc. Đặc biệt từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), KHXH đã
góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế, tiếp nhận tinh hoa của văn minh
nhân loại; tuyên truyền và quảng bá truyền thống văn hóa, hình ảnh đất nước,
con người và những thành tựu khoa học, kinh tế của Việt Nam ra bên ngoài.
KHXH đã góp phần đáng kể vào việc tạ
o ra những tiền đề cho sự cất cánh của
đất nước. Các sản phẩm nghiên cứu KHXH đã cung cấp những luận cứ khoa học
cho đường lối đổi mới toàn diện đất nước; đồng thời từng bước làm sáng tỏ
những vấn đề về lý luận và thực tiễn nẩy sinh trong quá trình đổi mới, nâng cao
nhận thức của nhân dân về con đường lựa chọn để phát triển đấ
t nước; trên cơ sở
đó tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Nhiều kết luận của các công trình nghiên
cứu KHXH đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo và hoạch định các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, con người, môi trường, quốc phòng
và an ninh qua các giai đoạn. Những tri thức KHXH hi
ện đại đã bước đầu được
vận dụng vào công tác quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục lối tư duy siêu hình,
duy ý chí, mở rộng tầm nhìn, góp phần giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối
sống của người Việt Nam.
Hoạt động nghiên cứu, đào tạo về KHXH trong hơn 10 năm trở lại đây có
bước phát triển vượt bậc. Tại thời điểm tháng 9 năm 2010, c
ả nước có 148 tổ
chức nghiên cứu KHXH bao gồm 21 viện nghiên cứu và 127 trường đại học, học
- 23 -
viện (so với năm 2006 tăng 119 đơn vị) và 259 cơ sở đào tạo cán bộ trẻ về
KHXH, bao gồm 21 viện, 127 trường đại học, học viện và 111 trường cao đẳng
(so với năm 2006 tăng 74 cơ sở).
So sánh năm 2010 với năm 2003, trong 7 năm số chỉ tiêu đào tạo nghiên
cứu sinh (NCS) của các Viện nghiên cứu thuộc Viện KHXH Việt Nam tăng hơn
2 lần (từ 105 năm 2003 tă
ng lên 215 năm 2010) và số chỉ tiêu đào tạo thạc sỹ
tăng xấp xỉ 1,7 lần (từ 100 năm 2003 tăng lên 168 năm 2010). Năm 2003 có 1
trường đại học có đào tạo KHXH thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp
tỉnh/thành phố, đến năm 2010 đã tăng lên 15 trường. Số lượng cơ sở đào tạo đại
học và cao đẳng ngoài công lập cũng tăng lên đáng kể. N
ăm 2003 cả nước có 15
trường đại học ngoài công lập đào tạo KHXH, đến năm 2010 số lượng này là 32
trường. Số trường cao đẳng có đào tạo KHXH cũng tăng từ 1 trường năm 2003
lên 22 trường năm 2010. Hầu hết các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, độ ngũ cán
bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và sinh viên KHXH tập trung ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơ sở
nghiên cứu và đào tạo về KHXH uy tín nhất nước phải kể đến là
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (KHXHVN) với 27 đơn vị nghiên cứu trực
thuộc, 3 đơn vị dịch vụ KH&CN, 15 cơ sở đào tạo sau đại học và gần 1.400 cán
bộ khoa học, trong đó có 543 thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Đại học Quốc
gia Hà Nội (ĐHQGHN), Đại học Quốc gia thành ph
ố Hồ Chí Minh
(ĐHQGTPHCM) và các đại học: Thái Nguyên, Huế và Đà Nẵng (mỗi đại học có
ít nhất 1 trường thành viên chuyên đào tạo các ngành KHXH). Các trường đại
học: Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Sư phạm Hà
Nội, Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, còn có các trường đại học dân
lập, tư thục. Bên cạnh các ngành đào tạo có tính truyền thống như lịch sử, văn
học, ngôn ngữ
, triết học, báo chí, luật,… các cơ sở còn mở nhiều ngành mới như
Phương Đông học, Quốc tế học, khoa học chính trị, quản lý xã hội, du lịch v.v…
Hàng năm, các cơ sở đã cho ra trường hàng ngàn cử nhân KHXH phục vụ nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại đây đang có hàng trăm giáo sư,
phó giáo sư, tiến sỹ khoa học và tiến sỹ làm công tác nghiên cứu và giảng d
ạy.
Nhiều cơ sở đã thu hút được ngày càng nhiều hơn sinh viên nước ngoài đến học
tập và nghiên cứu về Việt Nam, đồng thời là trung tâm nghiên cứu có uy tín về
- 24 -
những vấn đề Việt Nam, qua đó phối hợp với các tổ chức nước ngoài trong việc
nghiên cứu và phát triển ngành Việt Nam học.
Theo dự báo trong những năm sắp tới, quy mô sinh viên, đội ngũ cán bộ
giảng dạy, các nhà nghiên cứu KHXH vẫn tiếp tục tăng do xã hội có nhu cầu.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển chỉ ra
rằng, khi trở thành nướ
c CNH và đạt các tiêu chí của HĐH, với sự hội nhập ngày
càng mở rộng hơn và sâu sắc hơn với các nước trong khu vực và quốc tế, các
quốc gia đều có nhu cầu gia tăng đội ngũ cán bộ trẻ về KHXH. Lúc đó, xã hội,
bộ máy quyền lực nhà nước và nền kinh tế của đất nước cần có đội ngũ các nhà
KHXH được trang bị những kiến thức và kỹ năng đủ để xác định, phân tích và
giải mã cơ cấu, những thay đổi, cũng như tìm kiếm các giải pháp để giải quyết
những thách thức như sự nghèo đói và bất công, biến đổi khí hậu hay khủng
hoảng lương thực , đặc biệt nâng đỡ và nuôi dưỡng những hạt giống của sự thay
đổi trong tương lai. Nói cách khác, một số lớn các học giả, chuyên viên, nhà
quản lý, chuyên gia và các nhà lãnh đạo cần được đào tạo kiến thức KHXH.
Mặc dù đã có được những thành tích trên đây, song trên thực tế so với yêu
cầu và thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động nghiên cứu KHXH và đào tạo cán
bộ về KHXH của nước ta đang có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Những bất cập và khiếm khuyết bộc lộ rõ trên các phương di
ện
trí lực và nhân lực: cán bộ nghiên cứu và giảng dạy các môn KHXH ít có điều
kiện cập nhật, mở rộng và tiếp cận kiến thức, phương pháp nghiên cứu và giảng
dạy mới trên thế giới. Đội ngũ cán bộ KHXH hiện đang có sự hụt hẫng về kiến
thức cơ bản và năng lực thực hành, trong đó trình độ ngoại ngữ yếu và tình trạng
thiếu th
ốn các phương tiện, thiết bị, sách vở và tài liệu đang là những lực cản
chính. Phương pháp tiến hành hoạt động nghiên cứu và đào tạo các ngành
KHXH mặc dù đã phát triển khá phong phú so với trước, song còn khác xa so
với quốc tế; còn nhiều bất cập từ khâu đề xuất ý tưởng, chuyển tải kiến thức và
kỹ năng cho đến khâu xác lập các luận cứ, minh chứng, thực nghiệm, kiểm
chứng các k
ết quả nghiên cứu khoa học và thể nghiệm năng lực thực hành của
người học. Nếu không có những cải tiến kịp thời nghiên cứu và đào tạo KHXH
nước ta sẽ ngày càng xa rời các chuẩn mực quốc tế.