Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Xây dựng chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.77 MB, 267 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
____________________________________

Tác giả:
Bộ TNMT:
TS. Nguyễn Thị Hiền Thuận, TS. Trần Thục; TS. Trần Hồng Thái,
TS. Doãn Hà Phong, TS. Nguyễn Lê Tâm
Bộ KHCN: TS. Lê Quang Thành; TS. Nghiêm Thị Minh Hòa



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU






CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
(Ký tên và đóng dấu)








CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI






TS. Nguyễn Thị Hiền Thuận



HÀ NỘI, 2011

MỤC LỤC

Trang
TÓM TẮT 3

ABSTRACT 5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
1. GIỚI THIỆU CHUNG 7
1.1 Tính cấp thiết của nhiệm vụ 7
1.2 Các cơ quan tham gia thực hiện 9
1.3 Căn cứ pháp lý để xây dựng Nhiệm vụ 10

1.4 Mục tiêu của Nhiệm vụ 11
1.4.1. Mục tiêu tổng quát 11
1.4.2. Mục tiêu cụ thể 11
1.5 Cách tiếp cận và phương pháp sử dụng 11
2. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 13
2.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới 13
2.1.1 IPCC và các đánh giá về biến đổi khí hậu 13
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu nổi bật về biến đổi khí hậu 15
2.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu 23
2.1.4 Một số phương án thích ứng với biến đổi khí hậu 24
2.2. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam 25
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam 31
2.2.2 Nhận định xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam 33
2.2.3 Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam 34
2.2.4 Các giải pháp trong ứng phó với BĐKH 41
2.3 Một số Chương trình khoa học và công nghệ về BĐKH 41
2.3.1 Chương trình Biến đổi khí hậu của Châu Âu 41
2.3.2 Chương trình Khoa học Công nghệ về BĐKH của Hoa Kỳ 42
2.3.3 Hành động Khoa học Công nghệ về BĐKH của Trung Quốc 44
2.3.4 Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH ở Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan 44
3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHCN QUỐC GIA VỀ BĐKH 47
3.1. Những yêu cầu đối với nhiệm vụ 47
3.2. Hội thảo và tư vấn chuyên gia 47
3.3 Đoàn khảo sát, học tập tại Hoa Kỳ 49
3.4. Dự thảo Chương trình KHCN quốc gia về BĐKH 52
3.4.1 Mục tiêu của Chương trình 52
3.4.2. Nội dung nghiên cứu chính 53
3.4.3 Sản phẩm khoa học công nghệ chính 58
3.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá chương trình 58
3.4.5 Dự kiến nhu cầu kinh phí từ ngân sách nhà nước 59

3.5. Xác định danh mục đề tài thực hiện từ năm 2011 60
4. CƠ SỞ DỮ LIỆU METADATA 62
4.1 Giới thiệu chung về khung CSDL 62
4.2 Yêu cầu về nội dung của khung CSDL 63
4.3. Cấu trúc khung CSDL 64
4.3.1 Mô đun chung 65


2
4.3.2 Các mô đun chức năng 65

4.4 Mô tả CSDL MetaData trên nền Web 67
4.4.1 Lựa chọn công nghệ, phần mềm 68
4.4.2 Các chuyên mục 69
5. DỰ THẢO CÁC QUY CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 74
5.1 Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động Chương trình 74
5.2 Quy chế quản lý tài chính đối với Chương trình 87
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHẦN PHỤ LỤC 100



3
TÓM TẮT

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, khu vực và
ở Việt Nam, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu
hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục

tăng nhanh và đang là mối lo ngại của nhiề
u quốc gia.
Được đánh giá là một trong số các nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của
BĐKH và nước biển dâng, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề
có ý nghĩa sống còn. BĐKH cũng mang lại nhiều cơ hội, mở ra thị trường mới
về công nghệ năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường, theo hướng phát
triển ít các bon.
Từ
những năm 1990, BĐKH đã trở thành một chuyên ngành khoa học
quan trọng hàng đầu. Các nước phát triển đã đầu tư các nguồn lực tài chính rất
lớn cho nghiên cứu liên quan đến BĐKH. Các dự án KHCN liên quan đến
BĐKH được hoàn thành ở Việt Nam đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các vấn đề trong
nước và ngoài nước trong lĩnh vực BĐKH. Tuy nhiên, các hoạt động KHCN
trong lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn thiếu các chiế
n lược hạn vừa và dài hạn, và
chưa có đủ kinh phí cần thiết, nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng
với chính sự phát triển nhanh chóng trong khoa học BĐKH hoặc để đáp ứng
những nhu cầu trong xây dựng và thực hiện các chính sách và hành động quốc
gia liên quan đến BĐKH, và tham gia các cuộc đàm phán và hợp tác quốc tế. Do
đó rất cần có sự tăng cường cấp bách để củng cố các hoạt
động KHCN có liên
quan đến BĐKH ở nước ta.
Xây dựng và thực hiện Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về
BĐKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong
bối cảnh hiện nay, khi kiến thức của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng về
BĐKH còn nhiều hạn chế và vẫn còn tồ
n tại những quan điểm khác nhau, thậm
chí đối lập nhau về BĐKH, khi các kịch bản BĐKH còn chứa đựng nhiều yếu tố
chưa chắc chắn và có độ tin cậy chưa cao do vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn

trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, kịch bản phát thải
khí nhà kính, thì việc tiến hành nghiên cứu đồng bộ, liên ngành trong một
chương trình tổ
ng thể sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc triển khai xây dựng và thực
hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ở các ngành, địa phương và ở quy
mô toàn quốc.


4
Nhiệm vụ đã tổng quan các vấn đề về biến đổi khí hậutrong đó nêu rõ
thực trạng và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam.
Những nội dung liên quan đến tác động tiềm tàng của BĐKH đối với sự phát
triển kinh tế-xã hội và tính dễ bị tổn thương với BĐKH, các phương pháp và các
kinh nghiệm ứng phó với BĐKH được phân tích và tổng h
ợp góp phần làm rõ và
định hướng cho những nội dung thực hiện của Chương trình.
Để xây dựng và hoàn thiện các nội dung của Khung Chương trình, Nhóm
soạn thảo đã tập hợp được nhiều ý kiến từ các chuyên gia, các nhà quản lý, các
nhà khoa học từ các đơn vị, cơ quan cấp trung ương, địa phương, các tổ chức sự
nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
Việc tham khảo các chương trình KHCN về BĐKH c
ủa các nước tiến
tiến, và các nước trong khu vực đã giúp Nhóm soạn thảo có định hướng phù hợp
với điều kiện của Việt Nam, đồng thời học tập được cách thức thiết kế và triển
khai các hoạt động liên quan.
Nhiệm vụ đã hoàn thành đầy đủ các mục tiêu, nội dung và sản phẩm theo
quyết định phê duyệt. Các sản phẩm cụ thể là:
1) Khung Chương trình khoa họ
c công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu
từ năm 2010 đến năm 2015.

2) Danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ cho Chương trình.
3) Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu biến đổi khí hậu.
4) Quy chế tổ chức và hoạt động của Chương trình.







5
ABSTRACT


Climate change is one of the biggest challenges for humanity in the 21st
century. Natural disasters and extreme climate events increasingly take place in most
parts of the world, global average temperature and sea level continue to rise rapidly
and are a major concern of many countries.
Being considered among countries particularly vulnerable to climate change
and sea level rise, Vietnam recognizes response to climate change is crutial for
survival. On the other hand, climate change also brings opportunities, opening new
markets for energy technology, environmental sound technology towards low carbon
development.
Development and implementation of a national science and technology program
on climate change is one of the important tasks clearly stated in the National Target
Program to respond to climate change. It is accepted that the knowledge of the world
in general and Vietnam in particular on climate change is still limited while different
viewpoints remain. Uncertainties of climate change projections exist as there are still
many uncertainties in determination of socio-economic development scenarios,
greenhouse gases emission scenarios. Therefore, conducting synchronized studies,

interdisciplinary master programs will provide scientific basis for the development of
climate change action plans in sectors, locations and nationwide.
In this project, an overview of the climate change problems has been carried out
indicating the status and trends of climate change worldwide, in the region and in
Vietnam. Potential impacts of climate change on economic development and social
vulnerability are synthezised; Methods and experiences of responding to climate
change have been analyzed to guide further steps of the project. Intensive consultation
workshops, seminars and meetings were organized to obtain opinions and comments
from experts, managers, scientists and stakeholders from various governmental and
local agencies, institutions, businesses and non-governmental organizations. Climate
change science and technology programs of other countries, in the region were
reviewed and thus helped design and implement related activities in Vietnam’s
conditions.
All the objectives of the projects together with its outputs have been completed.
The specific products include: 1/ Framework of the National Science and Technology
Program on climate change; 2/ List of projects to be implemented since 2011; 3/ Web-
Database on climate change; 4/ Draft regulations on the operation and on financial
management of the program.



6
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BĐKH Biến đổi khí hậu
CDM Cơ chế phát triển sạch
CTMTQG Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GEF Quỹ môi trường toàn cầu
IPCC Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

KHCN Khoa học và Công nghệ
KNK Khí nhà kính
KP Nghị định thư Kyoto
LHQ Liên Hợp Quốc
NAPA Chương trình Hành động Quốc gia về thích ứng với BĐKH
TBQG1 Thông báo quốc gia đầ
u tiên của Việt Nam cho Công ước khung của
Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
TBQG2 Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung
của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
TNMT Tài nguyên và Môi trường
UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc
UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
Viện KTTVMT Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi tr
ường
WB Ngân hàng Thế giới
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới



7
1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của nhiệm vụ
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực
nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở
hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu ti
ếp

tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0.5
o
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-
Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho
các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó
dự đoán [8].
Việt Nam được đánh giá là một trong số các nước sẽ bị ảnh hưởng nặng
nề của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long bị ngập chìm n
ặng nhất. Các lĩnh vực, các vùng dễ bị tổn thương và
chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông
nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển
[18, 22, 48] .
Ngoài những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, BĐKH cũng
mang lại nhiều cơ hội, đặc biệt cho việc phát triển công nghệ thân thiện với môi
trườ
ng. Việc ứng phó với BĐKH cũng tạo ra những cơ hội kinh doanh với các
thị trường mới về công nghệ năng lượng, hàng hóa; dịch vụ tiêu thụ ít các-bon
sẽ được mở ra. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, cơ hội sử dụng
Quỹ đa phương ứng phó với BĐKH và các nguồn vốn ứng phó khác của các
nước, cơ hội v
ề Cơ chế phát triển sạch (CDM) cũng cần được xem xét [5, 9].
Nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực cũng như những cơ hội tiềm năng do
BĐKH mang lại, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước
Khung của Liên hợp quốc về BĐKH [6]và Nghị định thư Kyoto [7]. Ngày 02
tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 158/QĐ-TTg phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với BĐKH [9], trong đó giao Bộ

Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối
hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
và các Bộ, ngành và địa phương khác xây dựng và triển khai Chương trình khoa
học công nghệ quốc gia về BĐKH (sau đây gọi tắt là Chương trình).


8
Việc xây dựng Chương trình là cần thiết bởi vì kiến thức hiện nay của thế
giới nói chung và Việt Nam về BĐKH còn nhiều hạn chế. Trên thế giới vẫn còn
tồn tại những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau, về BĐKH [45]. Điều
này đã thể hiện qua những bế tắc trong các cuộc đàm phán về BĐKH tại Hội
nghị các Bên tham gia Công ước khung Liên hợp qu
ốc về BĐKH (gọi tắt là
COP) lần thứ 15, 16 và gần đây nhất là lần thứ 17 tại Durban, Nam Phi. Thực tế
nêu trên, cùng với việc các kịch bản BĐKH cho thế giới và Việt Nam còn chứa
đựng nhiều yếu tố chưa chắc chắn và có độ tin cậy chưa cao do vẫn còn nhiều
điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội,
kèm theo đó là l
ượng phát thải khí nhà kính trong tương lai, ảnh hưởng không
nhỏ đến khả năng thích ứng của Việt Nam trước những tác động của BĐKH
trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam được các cơ quan nhà nước, các
viện nghiên cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ
chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hi
ện từ những năm 1990 cho đến
nay có mức độ sâu và rộng khác nhau cho từng vùng, lĩnh vực riêng lẻ, chưa
toàn diện, đầy đủ và thiếu tính tổng thể. Việc xây dựng và triển khai thực hiện
Chương trình sẽ làm cơ sở khoa học toàn diện, tổng thể phục vụ việc xây dựng
các giải pháp thích ứng và giảm thiểu BĐKH, cũng như xây dựng và thực hiện
các chương trình, kế ho

ạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ,
ngành và địa phương, có sự lồng ghép của nội dung BĐKH.
Việt Nam rất coi trọng các vấn đề biến đổi khí hậu và đã thông qua nhiều
biện pháp tích cực để ứng phó. Các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, trong đó có chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030 đều nhấn mạnh bi
ến đổi khí hậu là một thách thức lớn và rất
cần được được quan tâm và ưu tiên.
Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đã được xác định trong
Chương trình, cung cấp các cơ sở KHCN hỗ trợ Chương trình, phối hợp các
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có liên quan đến BĐKH, và tăng
cường các năng lực KHCN toàn diện nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, rất cầ
n
tổ chức các hoạt động KHCN của Việt Nam về BĐKH với các lý do sau đây:
i) Biến đổi khí hậu là một vấn đề ngày càng nổi bật và mang lại những tác
động sâu sắc và bất lợi đến xã hội loài người, đến các hệ sinh thái tự nhiên và
các hệ thống kinh tế - xã hội của con người. Sự biến đổi đã và đang đặt ra những
thách thức quan trọng nhất đối với nhân lo
ại trong những nỗ lực đẩy mạnh phát
triển bền vững.


9
ii) Một hành động phù hợp với BĐKH sẽ liên quan rất nhiều đến phát
triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Trong 15-20 năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục
phấn đấu tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng cũng phải bảo đảm
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Mặc dù mức tiêu thụ năng lượng của
Việt Nam trên một đơn vị GDP và c
ường độ phát thải khí nhà kính chưa cao,
một khó khăn sẽ gặp trong tương lai là làm thế nào để đảo ngược xu hướng tiêu

thụ năng lượng tăng cao và giảm tổng phát thải khí nhà kính.
iii) Tất cả các biện pháp ứng phó và hiệu quả của chúng phụ thuộc rất
nhiều vào những tiến bộ trong KHCN. Cần có những sự hỗ trợ mạnh mẽ của
KHCN liên quan đến BĐKH để hiểu rõ hơn quá trình B
ĐKH, để xác định các
tác động của nó, để phát triển các công nghệ thích ứng và giảm nhẹ, và xây dựng
các chính sách và các biện pháp ứng phó phù hợp.
Từ những năm 1990, BĐKH đã trở thành một chuyên ngành khoa học
quan trọng hàng đầu. Các nước phát triển đã đầu tư các nguồn lực tài chính rất
lớn cho nghiên cứu liên quan đến BĐKH. Các dự án KHCN liên quan đến
BĐKH được hoàn thành ở Việt Nam đã cung cấp sự hỗ tr
ợ mạnh mẽ cho các
vấn đề trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực BĐKH. Tuy nhiên, các hoạt
động KHCN trong lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn thiếu các chiến lược hạn vừa
và dài hạn, và chưa có đủ kinh phí cần thiết, nên đã gặp nhiều khó khăn trong
việc thích ứng với chính sự phát triển nhanh chóng trong khoa học BĐKH hoặc
để đáp ứng những nhu cầu trong xây dựng và thực hiện các chính sách và hành
động quốc gia liên quan
đến BĐKH, và tham gia các cuộc đàm phán và hợp tác
quốc tế. Do đó rất cần có sự tăng cường cấp bách để củng cố các hoạt động
KHCN có liên quan đến BĐKH ở nước ta.
Chương trình sau khi được phê duyệt sẽ tập trung nghiên cứu hiện tượng,
bản chất khoa học và những điều chưa biết rõ về BĐKH; các tác động của
BĐKH đến kinh tế - xã hội, môi trường; phân tích và
đánh giá khía cạnh kinh tế
của các hoạt động thích ứng với BĐKH; nghiên cứu phát triển/nghiên cứu ứng
dụng công nghệ ứng phó với BĐKH; chuyển giao công nghệ ứng phó với
BĐKH cho các ngành, địa phương để ứng dụng khi triển khai kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH; triển khai các đề tài, đề án hợp tác quốc tế về BĐKH,
nhận chuyển giao và ứng dụng các công nghệ thân thiệ

n với khí hậu.

1.2 Các cơ quan tham gia thực hiện
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường


10
Các cơ quan phối hợp thực hiện:
- Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Vụ Khoa học Xã hội và Tự Nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Các đơn vị khác thuộc Bộ KHCN, Bộ TNMT;
Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ này, các chuyên gia thuộc nhiều chuyên
ngành khác nhau đã được tham vấn qua các cuộc họp nhóm chuyên gia tư vấn,
hội thảo tham vấn và các hội đồng tuyển chọn, xác định danh mục nhiệm vụ c
ủa
Chương trình.

1.3 Căn cứ pháp lý để xây dựng Nhiệm vụ
- Quyết định số 67/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHCN chủ yếu giai
đoạn 2006- 2010;
- Quyết định số 1870/2006/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục các Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạ
n 2006-2010;
- Quyết định số 2026/QĐ-BKHCN ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của
Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 (dưới
đây gọi là Quyết định Phê duyệt Chương trình của Bộ KH&CN);

- Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về “Quy chế tổ
chức hoạt động chương trình Khoa học
Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010”;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/11/2006 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức quản
lý hoạt động chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai
đoạn 2006 - 2010”;
- Quyế
t định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/05/2007 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ “Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì
thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước”;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu.



11
1.4 Mục tiêu của Nhiệm vụ
1.4.1. Mục tiêu tổng quát
Chương trình Khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH nhằm cung cấp cơ
sở khoa học cho việc xây dựng thể chế, chính sách và kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xây dựng khung Chương trình khoa học công nghệ quốc gia
về BĐKH từ năm 2011 đến năm 2015;
Mục tiêu 2: Xác định danh mục nhi
ệm vụ khoa học công nghệ cho
Chương trình và bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2011;

Mục tiêu 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu metadata phục vụ nghiên cứu BĐKH;
Mục tiêu 4: Xây dựng quy chế tổ chức, quản lý hoạt động của Chương
trình.

1.5 Cách tiếp cận và phương pháp sử dụng
Nhiệm vụ áp dụng các cách tiếp cận sau:
- Theo hướng tiếp cậ
n đa ngành: có sự tham gia của các Bộ, ngành và địa
phương liên quan;
- Hướng tiếp cận tổng hợp, dựa trên những kế hoạch và chương trình hiện
có, bao gồm các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành và địa phương như:
Chiến lược Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chiến lược Quốc gia về bảo vệ sức
khỏe cộng đồng, Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giớ
i, Chiến lược Quốc gia
về bảo vệ môi trường, Chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên nước, Chiến
lược Quốc gia về quản lý tổng hợp đới bờ, Chiến lược Quốc gia về phát triển
nông nghiệp, Chiến lược Quốc gia về phát triển lâm nghiệp, Chiến lược Quốc
gia về phát triển thủy sản, Chiến lược Quốc gia về phát triển giao thông vận t
ải,
Chiến lược Quốc gia về phát triển năng lượng, Chiến lược Quốc gia về phát
triển hạ tầng kỹ thuật, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai, và các quy hoạch, kế hoạch có liên quan khác;
- Hướng tiếp cận phát triển bền vững; bình đẳng giới;
- Hướng tiếp cận theo nhu cầu quốc gia;
- Quản lý môi trường hiệu quả; Hiệu quả về kinh tế
;
- Đơn giản, và linh hoạt các thủ tục.


12

Việc xây dựng Chương trình dựa trên cơ sở các nghiên cứu hiện có và các
nghiên cứu đang triển khai trong và ngoài nước, những thông tin, kiến thức kinh
nghiệm truyền thống và lịch sử.
Các phương pháp sử dụng trong đề tài:
• Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp
các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan m
ột cách có chọn lọc,
từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
Ở giai đoạn đầu, nhiệm vụ tiến hành thống kê, thu thập các dữ liệu, các kết
quả nghiên cứu của các chương trình, dự án đã được thực hiện có liên quan.
• Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được coi là một phương pháp quan trọng và hiệu
quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm
chuyên gia liên ngành về
biến đổi khí hậu, tránh được những trùng lặp với
những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt
được. Phương pháp này được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, tham vấn ý
kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.
• Phương pháp tham vấn cộng đồng
Trên cơ sở các phương án đề xuất, thực hiện tham vấn cộng đồng để thu
thậ
p ý kiến, hoàn thiện khung Chương trình.


13
2. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu (Climate Change): Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa
của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự

biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí
hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị
trung bình dài hạn của một tham số
hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng
thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [6].
Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống
nhân loại trên phạm vi toàn cầu: nước, lương thực, sức khỏe và môi trường.
Hàng trăm triệu người có thể phải lâm vào nạn đói, thiế
u nước và lụt lội tại vùng
ven biển do trái đất nóng lên. Sử dụng kết quả thu được từ các mô hình kinh tế,
Nicholas Stern [53] tính toán rằng nếu chúng ta không hành động, tổng chi phí
và rủi ro, do BĐKH gây ra, tương đương với thiệt hại mỗi năm ít ra là 5% GDP
toàn cầu kể từ nay trở đi. Nếu xét đến rủi ro và tác động với biên độ rộng hơn thì
thiệt hại hàng năm được ước tính vào khoảng 20% GDP hoặc lớn hơ
n. Ngược
lại, chi phí cho hành động giảm phát thải khí nhà kính, nhằm tránh những tác
động xấu nhất của BĐKH, có thể chỉ giới hạn trong phạm vi 1% GDP hàng
năm. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến năng suất sản xuất, đời sống và môi
trường trên phạm vi toàn thế giới. Tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng. Những
nạn nhân nhậy cảm nhất, bao gồm các quốc gia và các tầng l
ớp dân chúng nghèo
nhất, sẽ phải hứng chịu sớm nhất và nặng nề nhất, mặc dù họ lại góp phần nhỏ
nhất trong việc tạo ra các nguyên nhân BĐKH. Những phí tổn do các hiện tượng
thời tiết cực trị gây ra, trong đó phải kể đến lũ lụt, hạn hán, bão, đã bắt đầu gia
tăng ngay cả đối với những nước giàu.

2.1. Nghiên cứu về biến đổ
i khí hậu trên thế giới
2.1.1 IPCC và các đánh giá về biến đổi khí hậu
BĐKH bắt nguồn từ sự phát thải ngày càng nhiều của khí nhà kính (KNK)

vào khí quyển. Quy mô và thành tựu nghiên cứu BĐKH được ghi nhận thông
qua hoạt động của Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) trong từng giai đoạn.
Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) do hai tổ chức thuộc Liên
hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Ch
ương trình Môi
trường Liên hợp quốc (UNEP) thành lập năm 1998 với nhiệm vụ chính là đánh
giá các thông tin khoa học liên quan đến BĐKH, đánh giá tác động của BĐKH
đến môi trường và kinh tế - xã hội và xây dựng các chiến lược ứng phó. Hoạt


14
động chính của IPCC là hỗ trợ cho việc thực hiện Công ước khung của LHQ về
BĐKH (UNFCCC).
Trước khi IPCC được thành lập (trước năm 1988), đã có những công trình
khoa học cảnh báo về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đây chỉ là những công trình
khoa học thuần túy, chưa đủ chứng cứ, bằng chứng thực tế để thuyết phục các
nhà hoạch định chính sách, thậm chí là chính các nhà khoa học. Tuy nhiên,
chúng cũng giúp LHQ chấp nhận: BĐ
KH là mối quan tâm chung của nhân loại
và thúc đẩy việc thành lập IPCC.
Từ khi thành lập đến nay, IPCC đã đưa ra các Báo cáo Đánh giá vào năm
1990 (bổ sung năm 1992), 1995, 2001 và 2007 [43, 45, 46]. Hiện nay, IPCC
đang chuẩn bị cho báo báo đánh giá thứ 5, dự tính sẽ đưa ra vào năm 2014. Bên
cạnh đó IPCC còn có các báo báo chuyên biệt, hoặc phối hợp với các tổ chức
(như WMO) xuất bản các văn bản kỹ thuật và các báo cáo về phương pháp luận,
hỗ trợ cho chính phủ
các nước trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách
về ứng phó với BĐKH với những luận cứ khoa học về biến đối khí hậu đáng tin
cậy [42, 44 …]. Mỗi Báo cáo đánh giá của IPCC gồm có 3 báo cáo riêng tương
ứng với 3 nhóm làm việc của IPCC và một Báo cáo Tổng hợp.

Các nhóm công tác (WG) của IPCC gồm có:
- WG1: Chuyên trách về các vấn đề khoa học của BĐKH;
- WG2: Chuyên trách về các vấn đề tác động của BĐKH;
- WG3: Chuyên trách về các v
ấn đề ứng phó với BĐKH;
Báo cáo đánh giá BĐKH thứ nhất của IPCC (1990) đã tổng hợp kết quả
nghiên cứu của 3 nhóm: khẳng định cơ sở khoa học của hiện tượng nóng lên
toàn cầu (WG1); khẳng định BĐKH ảnh hưởng đến xã hội loài người (WG2) và
kiến nghị các chiến lược và giải pháp ứng phó với BĐKH (WG3).
Báo cáo đánh giá BĐKH thứ hai của IPCC (1995) đã tập h
ợp một cách
đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh về 4 lĩnh vực chủ yếu trong nghiên cứu BĐKH:
bằng chứng về BĐKH; kịch bản BĐKH; tác động của BĐKH; ứng phó (giảm
nhẹ và thích ứng) với BĐKH.
Các báo cáo đánh giá BĐKH của IPCC lần thứ ba (TAR, 2001) và lần thứ
tư (AR4) đã có những bước tiến vượt bậc về mặt học thuật, bao trùm nhiề
u vấn
đề liên quan đến BĐKH và đạt trình độ cao hơn hẳn các giai đoạn trước [43, 45,
46].


15
Ngoài các Báo cáo đánh giá đã nêu, IPCC còn xuất bản các báo cáo khác
như Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH; Xây dựng kịch bản BĐKH
bằng mô hình hoàn lưu chung; Phương pháp kiểm kê KNK (3 tập, 1996),…
Một nghiên cứu trên quy mô châu lục được tiến hành trong 3 năm (Biến
đổi khí hậu ở Châu Á, 1994) đã cho thấy một bực tranh tổng thể về hiện trạng
BĐKH và các tác động của BĐKH ở Châu Á.
Các công trình, dự án về BĐKH trong giai đoạ
n từ 1988 đến 1995 quan

tâm đến các vấn đề về nguồn gốc của BĐKH; các bằng chứng BĐKH thể hiện
qua sự thay đổi về nhiệt độ, băng tuyết và nước biển dâng; các vấn đề về kiểm
kê phát thải KNK, các bể hấp thụ KNK…; các tác động của BĐKH và phương
pháp đánh giá tác động của BĐKH.
Kể từ năm 1996 (sau khi IPCC công bố Báo cáo đánh giá thứ hai) đến
nay, nghiên c
ứu về BĐKH được mở rộng và tiến hành ở nhiều nơi và thu hút sự
quan tâm của toàn thế giới. Các công trình nghiên cứu chủ yếu bao gồm: Hướng
dẫn kiểm kê quốc gia KNK (IPCC, 2006]; Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động
của BĐKH và thích ứng với BĐKH (UNEP, 1998); Báo cáo đánh giá thứ 3
(TAR, 2001); Báo cáo đánh giá thứ 4 (AR4, 2007); Những vẫn đề kinh tế của
BĐKH (ADB, 2009; Stern, 2007); Hướng dẫn xây dựng luật pháp thích ứng với
BĐKH (UNEP, 2011).
Nhiều Thông báo quốc gia cho UNFCCC đã đưa ra các vấn đề liên quan
đến BĐKH như bằng chứng về BĐKH, kiểm kê quốc gia KNK, chiến lược giảm
nhẹ BĐKH, chiến lược thích ứng với BĐKH [53].
Các công trình khoa học về BĐKH trong giai đoạn này có các đặc điểm
nổi bật sau đây:
- Đặc biệt chú trọng bằng chứng về băng tan, nước biển dâng.
- Đề c
ập cụ thể hơn về các biểu hiện của BĐKH trong các lớp khí quyển,
đặc biệt là lớp đối lưu dưới.
- Đánh giá toàn diện các lĩnh vực liên quan với BĐKH, trong đó đặc biệt
chú ý đến quan hệ BĐKH - phát triển con người.
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu nổi bật về biến đổi khí hậu.
• Các bằng chứng về biến đổi khí hậu
Báo cáo đ
ánh giá BĐKH thứ 4 của IPCC khẳng định những biểu hiện
chính của BĐKH trong hơn 100 năm qua như sau:



16
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,74
0
C trong thời kỳ 1906-
2005, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50 năm
trước đó.
- Từ năm 1990 đến năm 2005, lượng mưa tăng lên ở phần phía Đông của
Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Bắc Châu Âu, Bắc Á và Trung Á nhưng giảm đi ở Sahel,
Địa Trung Hải, Nam Phi và nhiều nơi ở Nam Á.
- Hạn hán xuất hiện thườ
ng xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới kể
từ năm 1970.
- Có bằng chứng cường độ XTNĐ tăng lên ở Bắc Đại Tây Dương từ năm
1970 nhưng không có xu thế rõ rệt về tần số XTNĐ.
- Có sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên cả lục địa và đại
dương, dẫn đến sự gia tăng về
số lượng và cường độ hiện tượng El Nino.
- Từ năm 1978 lượng băng trung bình ở Bắc Cực mỗi năm thu hẹp đi 2,7%;
riêng lượng băng mùa hè giảm 7,4%.
- Mực nước biển dâng lên 1,8mm mỗi năm trong thời kỳ 1961-2003 và lên
đến 3,1mm trong thời đoạn 1993-2003, do dãn nở nhiệt, tan băng.
• Kết quả nghiên cứu khí nhà kính
Từ các nghiên cứu đầu tiên, đã xác định các KNK gây ra BĐKH hiện
đại;
đánh giá nồng độ KNK trong các thời kỳ, trước và sau thời kỳ tiền công nghiệp
và đề xuất kịch bản 4 cấp về KNK.
Các nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo đã công bố tiềm năng nóng lên
của các KNK; vai trò của son khí trong lĩnh vực hàng không và các CFC trong
lĩnh vực điện lạnh; Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn kiểm kê KNK bao gồm 3

phần: Cơ sở khoa học, sổ công tác và báo cáo kiểm kê; Công bố kịch b
ản 6 cấp
về phát thải KNK: Phát thải cao: IS92e, IS92g; Phát thải vừa: IS92a, IS92b; và
Phát thải thấp: IS92c, IS92d.
Trong giai đoạn gần đây nhất, IPCC đã công bố kịch bản 4 họ: A1, A2,
B1, B2 và 6 kịch bản chính: Phát thải cao: A1FI, A2; Phát thải vừa: A1B, B2;
Phát thải thấp: B1, A1T. Các kịch bản phát thải KNK được xây dựng dựa chủ
yếu vào: dân số thế giới, mức tăng trưởng kinh tế, nguồn nhiên liệu, trong đó có
giá dầu thô, giá nhiên liệu tái tạo, hi
ệu lực của các công ước quốc tế, trong đó có
Nghị định thư Montreal.
Có thể nêu khái quát về các kịch bản phát thải của IPCC như sau:


17
o A
1
: Tăng trưởng kinh tế rất nhanh, dân số thế giới đạt đỉnh cao vào
giữa thế kỷ sau đó giảm xuống, xuất hiện nhanh chóng nhiều công nghệ hiệu
quả.
Họ kịch bản A
1
chia thành 3 nhóm khác nhau về phương hướng thay đổi
công nghệ trong hệ thống năng lượng:
- A
1
FI
:
Chủ yếu là năng lượng hóa thạch.
- A

1
T: Chủ yếu là năng lượng phi hóa thạch.
- A
1
B: Cân bằng các nguồn năng lượng.
o A2: Dân số tăng đều, phát triển kinh tế chủ yếu theo khu vực, tăng
trưởng kinh tế và thay đổi kỹ thuật chậm hơn các kịch bản khác.
o B1: Dân số phát triển như A1, thay đổi nhanh hơn về cấu trúc, hướng
tới nền kinh tế dịch vụ và thông tin, giảm cường độ vật liệu, đưa ra nhiều công
nghệ sạch, hiệu quả
. Có nhiều giải pháp kinh tế, xã hội môi trường bền vững
nhưng không có những sáng kiến mới về khí hậu.
o B2: Chú trọng các giải pháp khu vực về kinh tế, xã hội và môi trường
bền vững. Dân số tăng đều nhưng chậm hơn A2, phát triển kinh tế vừa phải, tốc
độ chậm hơn nhưng thay đổi kỹ thuật nhiều hơn A1 và B1.
Trên cơ sở các kịch bản phát thải KNK, các k
ịch bản về nhiệt độ và nước
biển dâng đã đưa ra những ước lượng cụ thể như: Nhiệt độ vào khoảng năm
2090-2099 cao hơn khoảng năm 1980-1999 là 4,0
o
C (A
1
FI); 3,4
o
C (A
2
); 2,8
o
C
(A

1
B); 2,4
0
C (A
1
T, B
2
) và 1,8
0
C (B
1
). Tương tự, mực nước biển dâng được dự
tính theo thời gian trên là: 0,26-0,59m (A
1
FI); 0,23-0,51m (A
2
); 0,21-0,48
(A
1
B); 0,20-0,43m (B
2
); 0,20-0,45m (A
1
T) và 0,18-0,38m (B
1
).
• Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu
Kể từ Báo cáo đầu tiên vào năm 1990 chỉ với kịch bản về nước biển dâng,
đến kịch bản năm 2007 với các họ kịch bản khác nhau, đã có những thay đổi
đáng kể mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng.

Theo kịch bản 2007, mức tăng nhiệt độ thấp nhất là 1,8
0
C, cao nhất là
4,0
0
C; mực nước biển dâng ít nhất: 0,28- 0,31m, cao nhất: 0,26 - 0,59m.





18
Bảng 2.1: Dự báo về sự nóng lên trung bình của bề mặt trái đất và mực nước
biển dâng vào cuối thế kỷ 21
Sự thay đổi nhiệt độ
(
o
C từ 2090-2099 tương đối so
với 1980-1999)
Nước biển dâng
(m từ 2090-2099 tương
đối so với 1980-1999)
Trường hợp

Ước lượng tốt
nhất
Phạm vi thích
hợp
Phạm vi dựa trên mô hình
bao gồm cả tương lai thay

đổi nhanh chóng của dòng
chảy băng
Hệ số xem xét
năm 2000
0,6 0,3 - 0,9 NA
Kịch bản B1 1,8 1,1 - 2,9 0,18 - 0,38
Kịch bản A1T 2,4 1,4 - 3,8 0,20 - 0,45
Kịch bản B2 2,4 1,4 - 3,8 0,20 - 0,43
Kịch bản A1B 2,8 1,7 - 4,4 0,21 - 0,48
Kịch bản A2 3,4 2,0 - 5,4 0,23 - 0,51
Kịch bản A1Fl 4,0 2,4 - 6,4 0,26 - 0,59
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá thứ 4 của IPCC)


• Dao động và biến đổi khí hậu
Kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, dao động và biến đổi khí hậu đã
được coi như bản chất vốn có của khí hậu và được tập trung nghiên cứu với quy
mô ngày càng mạnh mẽ. Các kết quả nghiên cứu dao động và biến đổi khí hậu
trong khoảng 30 năm gần đây đã góp phần nâng cao đáng kể khả năng v
ề mô tả,
hiểu và mô hình hoá các cấu trúc thời gian và không gian, độ lớn và quy mô của
dao động và biến đổi khí hậu.
Các hội nghị, hội thảo và xê-mi-na quốc gia và quốc tế cũng như các diễn
đàn khác nhau về dao động và biến đổi khí hậu đã tạo cơ sở cho việc xây dựng
các khuyến nghị sau đây về nghiên cứu khí hậu trong tương lai. Đó là:
- Các tiêu chuẩn phải được xác lập để đảm b
ảo rằng các biến khí hậu quan
trọng sẽ được xác định và các quan sát được thực hiện sao cho có được cơ sở dữ



19
liệu hữu ích nhất cho những nghiên cứu tương lai về biến thiên khí hậu trên quy
mô thời gian từ thập niên đến thế kỷ.
- Việc nghiên cứu mô hình phải được duy trì một cách tích cực để cải
thiện kỹ năng trong việc mô phỏng và dự báo các trạng thái khí hậu. Việc sử
dụng nhiều loại mô hình và các mối liên kết chặt chẽ giữa các mô hình và các
nghiên cứu về quan trắc (chẳng hạn như
đồng hóa dữ liệu) là rất cần thiết.
- Những số liệu về biến đổi khí hậu trong quá khứ, đặc biệt là những số
liệu phản ánh thời kỳ tiền công nghiệp, phải được đề cập mạnh mẽ như là một
nguồn dữ liệu mới có giá trị về các thành phần tự nhiên của biến thiên khí hậu.
Từ các kết quả nghiên cứu t
ổng quan các cách tiếp cận và phương pháp
luận đánh giá dao động và biến đổi khí hậu của các tổ chức quốc tế (WMO,
UNEP, IPCC), của các nước phát triển: ở Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) ,ở Nam Mỹ
(Brazil…), ở châu Âu (Anh, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nga, Hungary,
Bungary…) các nước Úc và Niu Di Lân, các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Indonexia, Thái Lan…), có thể rút ra những nội dung liên quan đến
các cách tiếp cận và phương pháp luận về đánh giá dao động và biến đổi khí hậu
được kiến nghị ưu tiên tiếp tục nghiên cứu như sau:
- Tái phân tích dữ liệu khí hậu lịch sử để đẩy mạnh các nghiên cứu về
các thuộc tính và nguyên nhân của biến đổi;
- Dao động và biến đổi khí hậu;
- Các sự kiện cực đoan trong dữ liệu mô hình khí hậu;
- Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến các áp thấp nhiệt đới, bão;
- Các cực
đoan thời tiết và khí hậu và mối liên kết với các hoàn lưu khí
quyển quy mô lớn.
- Mối quan hệ giữa các thiên tai lũ lụt/hạn hán và ENSO;
- Các mô hình khí hậu;

- Những biến đổi khí hậu thế kỷ và những mối liên kết toàn cầu;
• Nghiên cứu và đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH
Điều 4 của UNFCCC yêu cầu các nước phát triển hỗ trợ các nước đang
phát triển - những quốc gia "đặc biệt dễ bị tổn thương" với biến đổi khí hậu
trong việc đáp ứng các chi phí thích ứng với BĐKH. Nhiều công trình nghiên
cứu về tính dễ tổn thương với BĐKH đã góp phần xác định các khái niệm, các


20
chỉ thị và chỉ số có cơ sở khoa học về tính dễ bị tổn thương với BĐKH và khả
năng thích ứng đồng thời chỉ ra những ưu tiên hỗ trợ thích ứng từ quỹ thích ứng
toàn cầu.
Các công trình nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương với BĐKH chú trọng
các vấn đề sau đây:
- Đánh giá các khái niệm khác nhau của 'tính dễ bị tổn thươ
ng ', tập
trung vào hai giải thích chính của thuật ngữ này trong nghiên cứu BĐKH: tính
dễ bị tổn thương hậu quả (outcome vulnerability) và tính dễ bị tổn thương theo
bối cảnh/xã hội (contextual/social vulnerability);
- Đánh giá tổng hợp các chỉ số dễ bị tổn thương chính cấp quốc gia đối
với BĐKH; Xem xét và đánh giá các mối quan hệ giữa tính dễ bị tổn thương
tổng hợp quốc gia với bi
ến đổi khí hậu và sự ưu tiên của các quốc gia đối với sự
hỗ trợ thích ứng quốc tế.
- Xây dựng và phát triển một khái niệm dễ bị tổn thương với BĐKH
nhằm, kết cấu các thông tin riêng biệt về tính dễ bị tổn thương của các nước với
những phương thức phù hợp và cụ thể để thông báo các ưu tiên hỗ trợ thích ứng
quốc tế.
- Nghiên cứu và đánh giá định lượng về các yếu tố dễ bị tổn thương
được lựa chọn cho các lĩnh vực khác nhau nhạy cảm với khí hậu, bao gồm cả

các tác động tư pháp của BĐKH đối với các lĩnh vực khác nhau.
- Đánh giá và xác định các lĩnh vực và vùng dễ bị tổn thương với BĐKH
và xác định các biện pháp ứng phó để phòng ngừa và giảm nh
ẹ mức độ tổn
thương với BĐKH.
Việc nghiên cứu và đánh giá tính dễ bị tổn thương với BĐKH yêu cầu
phải tiến hành đánh giá và phân tích định lượng các chỉ số liên quan đến mức độ
phơi nhiễm, khả năng thích ứng, độ nhạy của khí hậu và những tác động của
BĐKH.
Hiện nay các quốc gia đang nghiên cứu áp dụng 7 chỉ số dễ
bị tổn
thương xã hội cấp quốc gia với biến đổi khí hậu với trọng tâm đặc biệt về thảm
họa tự nhiên: 1) Chỉ số phát triển con người (HDI); 2) Chỉ số an sinh con người
(HWI); 3) Chỉ số dễ bị tổn thương thịnh hành (PVI); 4) Chỉ số dễ bị tổn thương
xã hội với biến đổi khí hậu (SVA); 5) Chỉ số tiên đoán tính dễ bị t
ổn thương
(PIV); 6) Chỉ số rủi ro thiên tai (DRI); và 7) Chỉ số bền vững môi trường (ESI).



21
• Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội và phòng chống thiên tai
Thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một thách thức lớn và ngày
càng tăng, đặc biệt là đối với sự phát triển bền vững.
Tích hợp thích ứng với
biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạh và kế hoạch phát triển là cung cấp
những cơ hội cần thiết để những đầu tư phát triển kinh tế xã hội bền vững hơn
với khí hậu.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization of Economic

Cooperation and Development - OECD), việc tích hợp thích ứng BĐKH vào
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp trung
ương, ngành và địa phương có thể tiến hành theo 10 mođun sau đây: 1) Modun
1: Áp dụng các kịch bản khí hậu; 2) Modun 2: Giải thích dữ liệu khí hậu;
Modun 3: Đánh giá tính dễ bị tổn thương; 4) Modun 4: Xác định các phương án
thích ứng; 5) Modun 5: Chọn các giải pháp thích ứng; 6) Modun 6: Xây dựng
khung giám sát và đánh giá thích ứng; 7) Modun 7: Xây dựng năng lực thể chế;
8) Modun 8: Những căng thẳng (ức chế) của khí hậu ở địa phương, tính dễ bị
tổn thương và khả năng phục hồi; 9) Modun 9: Tiến hành các hành động tại địa
phương; và 10) Modun 10: Tích hợp thích ứng vào các chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch.
Từ việc tìm hiểu nội dung 10 modun hướng dẫn tích hợp thích ứng với
BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do
OECD đề xuất và đang được UNDP, USAID, OECD, WB và ADB áp dụng, có
thể nhận thấy như sau:
1) Danh mục 10 modun do OECD đề xuất là cần thiết và hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu tích hợp BĐKH vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việ
t
Nam;
2) Việc biên soạn, bổ sung và cụ thể hoá các nội dung của 10 modun này
để phục vụ cho việc tích hợp thích ứng với BĐKH vào các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta là cần thiết và nên được thực hiện sớm.
• Ứng dụng thông tin khí hậu ra quyết định
Để đảm bảo tích hợp có hiệu quả các nỗ lực thích ứng vào các chiến lược,
chính sách và các kế hoạch phát tri
ển của quốc gia, ngành và các địa phương,
thông tin khí hậu là cần thiết để mô tả các rủi ro khí hậu và để thông báo việc ra
quyết định quản lý hiệu quả các rủi ro.



22
Các nhóm công tác quốc gia tham gia nghiên cứu dễ bị tổn thương và
thích ứng thường phân bổ nhiều nguồn thông tin nhất cho việc xây dựng và phát
triển các kịch bản BĐKH và phân tích tác động, nhưng thường ít chú ý và quan
tâm đến việc sử dụng các thông tin khí hậu để hỗ trợ hoạch định chính sách. Sự
cần thiết phải có sự hướng dẫn trong lĩnh vực này đã trở nên rõ ràng hơn thông
qua nhiều hội thảo về truyề
n thông quốc gia và quốc tế được tổ chức trong nhiều
năm qua.
Mặc dù cộng đồng quốc tế đã dành sự chú ý đáng kể đến BĐKH, những
tiến bộ hướng tới việc thực hiện các hành động còn bị hạn chế. Đặc biệt, các
biện pháp thích ứng với những tác động của BĐKH được đối với môi trường tự
nhiên và xã hội vẫn đ
ang ở giai đoạn đầu. Trong số các hạn chế khác, sự thiếu
hụt các thông tin khí hậu và khả năng truy cập để sử dụng đã được báo cáo như
một rào cản đối với sự thích ứng [36, 52].
Điều đáng chú ý là BĐKH chỉ là một trong nhiều yếu tố góp phần vào
tính dễ bị tổn thương của cộng đồng. Những yếu tố phi khí hậu khác có thể quan
tr
ọng hơn rất nhiều. Do đó trong quá trình quyết định thích ứng luôn luôn cần
phải chú ý và cân nhắc các vấn đề liên quan đến dữ liệu và tính không chắc chắn
có dính líu đến các yếu tố phi khí hậu này.
Hiện nay, nhiều nước đang tập trung biên soạn các tài liệu hướng dẫn áp
dụng các thông tin khí hậu - BĐKH dành cho các chuyên gia tham gia vào đánh
giá chính sách rủi ro khí hậu và các chuyên gia tư vấn thiết kế và thực hiện các
chính sách thích ứng và các dự án ở các cấp quố
c gia và khu vực. Người sử dụng
hướng dẫn này được kỳ vọng sẽ có một sự hiểu biết cơ bản về đánh giá rủi ro
khí hậu, những lợi ích tiềm năng và hạn chế của thông tin khí hậu, và quá trình
ra quyết định thích ứng.

Cho đến nay, một quy trình chung nhất được áp dụng cho quá trình ra
quyết định thích ứng bằng thông tin khí hậu cần phải thực hiện các nội dung sau
đây:
-
Xác định các khuôn khổ quyết định thích ứng;
- Xác định vai trò của các thông tin khí hậu và các nhu cầu thông tin khí
hậu đối với các hợp phần quan trọng của đánh giá rủi ro và lập kế hoạch thích
ứng, bao gồm: i) Sàng lọc nguy cơ ban đầu, ii) Phân tích các rủi ro chi tiết, và
iii) Đánh giá các phương án thích ứng.
- Xem xét các thông tin khí hậu, bao gồm sự sẵn có và tính tin cậy của
chúng, bao gồm: i) Xem xét và tổng hợp các thông tin khí hậu có sẵn; ii) Xem


23
xét những phỏng đoán khí hậu tương lai và những ứng dụng tiềm năng của
chúng trong việc ra quyết định thích ứng;
- Ứng dụng thông tin khí hậu để hỗ trợ các quyết định thích ứng, bao
gồm các nội dung: i) Tạo ra môi trường thuận lợi; ii) Tạo ra các kế hoạch phát
triển thích ứng với khí hậu; iii) Đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng có khả năng
thích ứ
ng.
2.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu
Theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC, đã có đầy đủ chứng cứ về tác động của
BĐKH trên toàn bộ các lục địa và hầu hết các đại dương, đối với các hệ sinh thái
tự nhiên và lục địa. Trong các thập kỷ sắp tới, với diễn biến và sự biến đổi của
các yếu tố khí hậu, các tác động tiềm tàng chủ yế
u BĐKH có thể được khái quát
như sau:
- Vào giữa thế kỷ 21, dòng chảy của các sông tăng lên 10-40% ở các vĩ
độ cao và vùng nhiệt đới ẩm ướt và giảm đi 10-30% ở các vĩ độ trung bình và

vùng nhiệt đới khô;
- Khoảng 20-30% loài cây và vật nuôi chịu nhiều rủi ro hơn do nhiệt độ
tăng lên;
- Sản lượng cây trồng tăng lên chút ít ở các vùng vĩ độ cao và vĩ độ trung
bình nhưng lạ
i giảm đi ở các vùng vĩ độ thấp;
- Ngập lụt, xói lở tăng lên rõ rệt ở vùng ven biển;
- Cán cân giữa lợi nhuận và chi phí của các ngành công nghiệp càng
thiên về giá trị âm;
- Tỷ lệ tử vong do bão tố, lũ lụt, hạn hán tăng lên, tỷ lệ người bệnh tật,
ốm đau nhiều lên;
- Cũng theo theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC, năm 2050 các vùng Trung
Á, Nam và Đông Nam Á tài nguyên nước m
ặt các sông lớn sẽ giảm;
- Lũ lụt sẽ đe dọa nghiêm trọng các vùng châu thổ lớn ở Nam Á, Đông
Nam Á;
- BĐKH kết hợp với đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển kinh tế sẽ
gây áp lực lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường khu vực này;
- BĐKH sẽ làm tăng các loại bệnh mới và số người tử vong do các bệnh
lạ xuất hiện kế
t hợp với thiếu lương thực và thiếu nước và khả năng phòng bệnh
kém của các cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em và người già, người nghèo.


24
Vì những lý do nêu trên, IPCC đã khuyến cáo và thực hiện đánh giá tác
động của BĐKH cho tất cả các lĩnh vực và vùng lãnh thổ, đặc biệt là 5 lĩnh vực
dễ bị tổn thương: tài nguyên nước, các hệ sinh thái, lương thực, các dải ven biển
và sức khỏe. Một số hệ sinh thái, một số ngành, vùng chịu tác động của BĐKH
đặc biệt là:

- Các bình nguyên và vùng núi cao sẽ bị ảnh hưởng của hiện tượ
ng nóng
lên;
- Rừng ngập mặn, các đầm lầy ven biển;
- Các dải san hô của tất cả các vùng biển;
- Tài nguyên nước ở các vùng nhiệt đới khô do lượng mưa giảm, bốc
hơi tăng;
- Nông nghiệp ở một số vùng vĩ độ thấp do thiếu nước;
- Nước biển dâng đe dọa nghiêm trọng các vùng đồng bằng thấp.
2.1.4 Một số phương án thích
ứng với biến đổi khí hậu
Báo cáo của IPCC đặc biệt lưu ý đến việc xây dựng các chiến lược và đề
xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH. Chiến lược ứng phó với BĐKH bao gồm
2 bộ phận chủ yếu: Giảm nhẹ BĐKH với nội dung chủ yếu là giảm phát thải
KNK và chiến lựợc thích ứng với BĐKH, bao gồm nhiều giải pháp cụ thể
ứng
dụng trong các lĩnh vực chủ yếu: Tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và y tế, sức
khỏe con người. Trong số các chiến lược và giải pháp nói trên, đáng chú hơn cả
là chiến lược ứng phó với mực nước biển dâng ở vùng bờ biển, hải đảo.
IPCC giới thiệu một số phương án thích ứng với BĐ
KH chủ yếu cho các
lĩnh vực chủ yếu sau đây:
• Tài nguyên nước: Phát triển kỹ thuật tưới tiêu, tưới tiêu có hiệu quả; Cải
thiện quản lý nước.
• Nông nghiệp: Điều chỉnh quy hoạch thời vụ và giống; Bảo vệ đất và
chống xói mòn thông qua quy hoạch cây trồng.
• Cơ sở hạ tầng (bao gồm đới bờ biển): Xây mới, gia cố đê
điều phòng
chống bão, lụt, nước biển dâng; Bảo vệ đê đập tự nhiên.

• Sức khỏe: Xây dựng kế hoạch hành động về bảo vệ sức khỏe; tăng cường
các dịch vụ y tế khẩn cấp; Cải thiện công tác quản lý dịch bệnh, bảo đảm
nguồn nước an toàn; Cải thiện cơ sở điều dưỡng sức khỏe.

×