LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG
Đề tài “Đánh giá thực trạng về sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản của đồng bào dân tộc thiểu số vùng trồng cây nguyên liệu
công nghiệp”
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Ngọc Lý
Ngƣời thực hiện : Nguyễn Ngọc Lý
Hà Nội, 2012
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
Đánh giá thực trạng về sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của
đồng bào dân tộc thiểu số vùng trồng cây nguyên liệucông nghiệp
Chủ nhiệm: Nguyễn Ngọc Lý
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu Môi trƣờng và Cộng đồng
1. Mục tiêu
- Đánh giá sự tiếp cận DVXHCB của ngƣời dân và DTTS vùng Lìa, huyện Hƣớng
Hóa tỉnh Quảng Trị.
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ở
vùng Lìa, Hƣớng Hoá, Quảng Trị.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp cận DVXHCB của đồng bào DTTS trong
điều kiện chuyển đổi từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang mô hình sản xuất hàng hóa
cây nguyên liệu công nghiệp.
2. Nội dung chính
Đề tài này nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách nhằm
nâng cao sự tiếp cận các DVXHCB của đồng bào DTTS trong điều kiện chuyển đổi từ
nền sản xuất tự cung tự cấp sang mô hình sản xuất hàng hóa cây nguyên liệu công
nghiệp. Nghiên cứu trƣờng hợp vùng Lìa huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là: phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan kết hợp
với phƣơng pháp thực địa (điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu và các cuộc thảo luận
nhóm tập trung) đƣợc tổ chức thực hiện tại 8 xã vùng Lìa huyện Hƣớng Hoá, Quảng
Trị và phƣơng pháp phân tích SWOT.
3. Kết quả đạt đƣợc
- Đánh giá đƣợc thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của 8 xã vùng Lìa huyện
Hƣớng Hoá, Quảng Trị và phân tích đƣợc các yếu tố anh hƣởng liên quan đến dịch vụ
xã hội cơ bản thông qua các chuyên đề theo yêu cầu của đề cƣơng.
2
- Báo cáo tổng kết đã tổng hợp và phân tích mọi mặt yếu tố tác động đến dịch vụ xã
hội cơ bản. Báo cáo là cơ sở để đƣa ra các khuyển nghị. Và là cơ sở khoa học cho việc
xây dựng các chính sách nhằm nâng cao sự tiếp cận các DVXHCB của đồng bào
DTTS trong điều kiện chuyển đổi từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang mô hình sản
xuất hàng hóa cây nguyên liệu công nghiệp.
3
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1. Giới thiệu: 8
1.2. Câu hỏi nghiên cứu 9
1.4. Cách tiếp cận nghiên cứu 10
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
1.6. Công tác triển khai thực hiện 14
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 17
2.1. Tổng quan một số lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản 17
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về DVXHCB trên thế giới 20
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 23
2.4. Tổng quan về chính sách và thực hiện dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam 27
2.5. Tổng quan về dịch vụ xã hội cơ bản đối với vùng miền núi dân tộc thiểu số ở
nƣớc ta 29
2.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận các DVXHCB của DTTS 31
2.6.1. Chính sách của nhà nước về DVXHCB 31
2.6.2. Các cơ sở DVXHCB 31
2.6.3. Người sử dụng DVXHCB 32
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ SỰ TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ
BẢN VÙNG TRỒNG CÂY NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP VÙNG LÌA, HƢỚNG
HOÁ, QUẢNG TRỊ 34
3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộ Vùng Lìa, Hƣớng Hóa, Quảng Trị 34
4
3.2. Đánh giá thực trạng về sự tiếp cận DVXHCB của đồng bào DTTS vùng Lìa,
Hƣớng Hoá, Quảng Trị 38
3.2.1. Dịch vụ Y tế 38
3.2.2. Dịch vụ giáo dục 47
3.2.3. Nước sạch 56
3.2.4. Dịch vụ Giải trí, Văn hoá, Thông tin 59
3.2.5. Cơ sở hạ tầng cơ bản (Điện, đường giao thông) 64
PHẦN 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG SỰ
TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA DTTS VÙNG TRỒNG CÂY
NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP 70
4.1. Sự đầu tƣ của nhà nƣớc 70
4.2. Các chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế 71
4.3. Tác động của việc chuyển thành vùng chuyên canh tập trung cây sắn 72
4.4. Điểm mạnh 74
4.5. Điểm yếu 75
4.6. Cơ hội 76
4.7. Thách thức 77
PHẦN 5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH
VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TRỒNG CÂY NGUYÊN
LIỆU CÔNG NGHIỆP 78
5.1. Khuyến nghị về chính sách 78
5.2. Khuyến nghị về huy động nguồn lực 80
5.3. Khuyến nghị về tổ chức thực hiện 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
An sinh xã hội
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
DT
Dân tộc
DTTS
Dân tộc thiểu số
DTMM
Dân tộc miền núi
DVXH
Dịch vụ xã hội
DVXHCB
Dịch vụ xã hội cơ bản
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
KCB
Khám chữa bệnh
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thu nhập bình quân năm 2010 của hộ
Bảng 2: Loại nhà ở của hộ gia đình
Bảng 3: Nguyện vọng của người dân về chất lượng cán bộ y tế
Bảng 4: Nguyện vọng của hộ gia đình đối với dịch vụ y tế xã
Bảng 5: Đánh giá về số lượng phòng học ở vùng Lìa
Bảng 6: Đánh giá về chất lượng phòng học ở vùng Lìa
Bảng 7: Nguyện vọng của người dân về giáo viên tại địa phương
Bảng 8: Cách tiếp cận giải quyết khi học sinh bỏ học
Bảng 9: Nguyện vọng của gia đình với viêc đi học của con em
Bảng 10: Tình hình chứa nước của các hộ gia đình
Bảng 11: Giải pháp để mỗi hộ gia đình đều có thể dung nước sạch
Bảng 12: Phương án nhằm đảm bảo chất lượng hệ thống cấp nước
Bảng 13: Tình hình sử dụng của nhà sinh hoạt cộng đồng thôn
Bảng 14: Tình hình sử dụng loại hình truyền thông của hộ gia đình
Bảng 15: Ngôn ngữ sử dụng khi tiếp cận truyền thông
Bảng 16: Nguyện vọng của nhân dân trong việc tiếp cận thông tin
Bảng 17: Đánh giá của người dân về chất lượng đường giao thông ở vùng Lìa qua các
năm
Bảng 18: Tình hình sử dụng điện ở các hộ gia đình vùng Lìa
Biểu đồ 1: Nếu khám, chữa bệnh mất nhiều kinh phí, các hộ gia đình sẽ
Biểu đồ2: Tình hình đi học của học sinh vùng Lìa
7
Biều đồ 3: Chất lượng phòng học. (a) Bậc Mầm non; (b) Bậc Tiểu học: (c) Bậc THCS
Biểu đồ 4: Nhận thức của hộ về sự cần thiết cho con đi học
Biểu đồ 5: Đối tượng chủ yếu quản lý bể chứa nước sạch ở địa phương
Hình 1: Thảo nhóm tập trung
Hình 2:Hội thảo tham vấn
Hình 3: Trường THCS xã Thuận đạt chuẩn quốc gia
Hình 4: Trường Mầm non xã Thuận
8
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu:
Trong thập kỷ vừa qua, chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 –
2000 và tiếp đó là chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn
miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chƣơng trình 135) cùng với hàng loạt các
chính sách phát triển vùng đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế cũng nhƣ nâng cao
chất lƣợng các dịch vụ cơ bản xã hội cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng
loạt các biện pháp đƣợc thực hiện nhờ trợ giá trợ cƣớc và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm,
chƣơng trình giáo dục đào tạo, chƣơng trình quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi
trƣờng, cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện dịch vụ y tế. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ
bản (y tế, giáo dục, văn hóa, điện, giao thông) là tiêu chí quan trọng để xác định chất
lƣợng công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn các vùng dân tộc thiểu số.
Đó cũng là những tiêu chí cơ bản trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển nông
thôn mới 2010 – 2020. (1)
Với các vùng dân tộc thiểu số, do xuất phát điểm kinh tế xã hội còn thấp, một bộ phận
ngƣời dân chƣa đƣợc tiếp cận với các điều kiện phát triển, nhất là các dịch vụ xã hội
cơ bản, nên nghèo đói vẫn là vấn đề lớn và đầy thách thức. Các vùng đồng bào dân tộc
thƣờng ở vùng núi sâu và xa, những nơi luôn tiềm ẩn yếu tố thiên tai, thiếu đất sản
xuất và nhà ở, đƣờng xá khó khăn, sự tiếp cận các dịch vụ xã hội luôn nan giải hơn các
vùng khác. (2)
Nỗ lực phát triển nông thôn, trong đó điều chỉnh phát triển cơ cấu kinh tế từ thuần
nông sang công nghiệp hóa nông thôn là đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc
đang có đƣợc những hƣớng đi khả quan, nhƣ việc hình thành nhiều vùng cây chuyên
canh tập trung cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hoặc xuất khẩu. Điều
này đã giúp nông thôn tham gia vào kinh tế thị trƣờng một cách hữu cơ. Ảnh hƣởng
của kinh tế thị trƣờng dẫn đến thay đổi về mặt quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, tạo
một bộ mặt mới cho nông thôn. Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế cũng tạo ra sự
phân hóa về thu nhập, tạo ra hoặc đào sâu về sự bất bình đẳng xã hội cũng nhƣ các rủi
ro khác. Tính bất ổn và sự phụ thuộc vào sự phát triển công nghiệp thƣơng mại cũng
9
hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn về an sinh xã hội. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản đƣợc
nâng cao nhƣng cũng đối mặt với nhiều thách thức mới.
Nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng về sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
của dân tộc thiểu số các vùng chuyên canh tập trung nguyên liệu công nghiệp sẽ giúp
có đƣợc sự hiểu biết sâu sắc hơn sự biến đổi năng động về kinh tế xã hội trong các khu
vực này, nhận diện các cơ hội do sự thay đổi cơ cấu kinh tế, xác định những thách thức
tiểm ẩn để giúp các cơ quan, các nhà quản lý địa phƣơng ra chính sách, hoạch định và
lên kế hoạch phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo sự bảo vệ phúc lợi tối thiểu
cho ngƣời dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số là công tác quan trọng nhằm đảm bảo hiệu
quả bền vững cho công tác xóa đói giảm nghèo.
Đó cũng là tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, từng bƣớc đƣa đời sống
của nông dân thiểu số các vùng trồng cây công nghiệp chuyển sang mức sống trung
lƣu, thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng và của nhà nƣớc.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chung
Câu hỏi 1: Thực trạng về sự tiếp cận DVXHCB của ngƣời DTTS vùng trồng cây
nguyên liệu công nghiệp nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Sự chuyển vùng chuyên canh tập trung cây sắn tác động tới sử dụng và tiếp
cận DVXHCB nhƣ thế nào ở vùng Lìa, huyện Hƣớng Hoá, tỉnh Quảng Trị?
Câu hỏi 3: Cần có các chính sách và biện pháp cụ thể nhƣ thế nào để phát huy các
khía cạnh tích cực, giảm thiểu rủi ro, tối ƣu hoá đƣợc sự tiếp cận DVXHCB của đồng
bào DTTS vùng chuyên canh tập trung cây nguyên liệu công nghiệp?
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
Câu hỏi 1: Sự tiếp cận DVXHCB của ngƣời dân là gi?
Câu hỏi 2: Tác động của vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp vùng Lìa huyện
Hƣớng Hoá tỉnh Quảng Trị đến sự tiếp cận DVXHCB của ngƣời dân nhƣ thế nào?
Câu hỏi 3: Thực trạng sự tiếp cận các DVXHCB của ngƣời DTTS vùng Lìa huyện
Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị là gi? (Đƣờng giao thông, điện, trạm y tế, trƣờng học,
nƣớc sạch, văn hoá thông tin)
10
Câu hỏi 4: Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự tiếp cận các DVXHCB của ngƣời DTTS vùng
Lìa huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị là gì?
Câu hỏi 5. Những giải pháp nào nhằm nâng cao sự tiếp cận các DVXHCB của ngƣời
DTTS vùng Lìa, huyện Hƣớng Hoá,Quảng Trị.
1.3. Mục tiêu chung của đề tài:
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
chính sách nhằm nâng cao sự tiếp cận các DVXHCB của đồng bào DTTS trong điều
kiện chuyển đổi từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang mô hình chuyên canh tập trung
cây công nghiệp thông qua nghiên cứu trƣờng hợp vùng Lìa huyện Hƣớng Hóa, tỉnh
Quảng Trị.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm đánh giá thực trạng sự tiếp cận DVXHcủa
ngƣời dân và DTTS vùng Lìa, huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị, phân tích và xác
định yếu tố liên quan đến thực trạng đó. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao sự tiếp cận DVXHCB của đồng bào DTTS trong điều kiện chuyển đổi từ nền sản
xuất tự cung tự cấp sang mô hình vùng chuyên canh tập trung cây nguyên liệu công
nghiệp.
1.4. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên lý luận về sàn ASXH của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) đảm bảo quyền cơ bản của con ngƣời, dựa vào lý thuyết về nhà nƣớc và phúc lợi
xã hội và dựa vào lý thuyết tiêu dùng cá nhân và kinh tế học, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Dựa trên lý luận về sàn ASXH của ILO cần có sự đảm bảo quyền cơ bản
của con ngƣời và quyền đƣợc tiếp cận tốt với DVXHCB của ngƣời dân. Để đảm bảo
cơ hội hƣớng tới công bằng cho mọi ngƣời, cần chú trọng đặc biệt đến các nhóm yếu
thế, ngƣời dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Cách tiếp cận này bao gồm nghiên cứu cần
xác định đƣợc thu nhập cơ bản và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cần thiết của
ngƣời DTTS.
Thứ hai: Theo thuyết nhà nƣớc và phúc lợi xã hội, nghiên cứu sẽ dựa trên cách tiếp
cận vai trò của Nhà nƣớc trong việc cung cấp dịch vụ theo mô hình quản lý công mới.
Đó là, Nhà nƣớc coi ngƣời dân là khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ công và Nhà
11
nƣớc giữ vai trò chỉ đạo định hƣớng và quản lý đối với cung cấp DVXHCB. Nhà nƣớc
có thể chuyển dịch vụ cung cấp này cho khu vực tƣ nhân, tạo môi trƣờng khuyến khích
khu vực tƣ nhân cung cấp các DVXHCB nhằm huy động các nguồn lực của xã hội đáp
ứng nhu cầu DVXHCB của ngƣời dân. Với cách tiếp cận này, vấn đề đặt ra là cần làm
thế nào đáp ứng đƣợc sự hài lòng cao nhất của ngƣời dân khi họ sử dụng DVXHCB.
Đó là nhu cầu đƣợc sử dụng các DVXHCB một cách thuận tiện, chất lƣợng dịch vụ
tốt, chi phí dịch vụ phù hợp và tuỳ từng loại DVXHCB cụ thể phụ thuộc vào thái độ
phục vụ tận tình của ngƣời cung cấp dịch vụ. Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận này, nghiên
cứu cần chỉ ra đƣợc những bất cập về thực trạng tiếp cận DVXHCB của ngƣời DTTS
vùng trồng cây nguyên liệu công nghiệp, thông qua đánh giá thực trạng sự tiếp cận
DVXHCB của ngƣời DTTS vùng Lìa huyện Hƣớng Hoá tỉnh Quảng Trị.
Thứ ba: Dựa trên lý thuyết tiêu dùng cá nhân và kinh tế học, đối tƣợng tác động trực
tiếp đến hiệu quả chính sách về DVXHCB gồm ba nhóm: Nhóm xây dựng chính sách,
nhóm thực thi chính sách và nhóm đƣợc hƣởng lợi chính sách. Nhóm xây dựng chính
sách bao gồm các cơ quan ban hành chính sách. Nhóm thực thi chính sách là nhóm tổ
chức thực hiện chính sách (các cơ sở DVXHCB). Nhóm hƣởng lợi từ chính sách là
nhóm sử dụng dịch vụ (ngƣời dân nói chung và ngƣời DTTS).
Trong khuôn khổ đề tài, để đánh giá đúng thực trạng cũng nhƣ làm rõ nguyên nhân sự
tiếp cận DVXHCB của ngƣời DTTS, vùng chuyên canh tập trung cây sắn vùng Lìa
huyện Hƣớng Hoá tỉnh Quảng Trị đƣợc lựa chọn là địa bàn ghiên cứu. Nhóm nghiên
cứu sẽ tiếp cận bốn nhóm đối tƣợng liên quan.
Nhóm thứ nhất: Nhóm xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách DVXHCB: Nghiên
cứu tìm hiểu chính sách phát triển DVXHCB khi triển khai thực tế ở cấp huyện có bất
cập gì? Chủ yếu tìm hiểu nội dung chính sách và quy trình thực hiện các chính sách có
đảm bảo tính khả thi và hiệu quả không?
Nhóm thứ hai: Nhóm ngƣời thực hiện chính sách - các nhà cung cấp DVXHCB (Giáo
dục, Y tế, Điện, Đƣờng, Thông tin) các vấn đề liên quan đến chất lƣợng DVXHCB
Nhóm thứ ba: Ngƣời sử dụng DVXHCB là ngƣời DTTS tại vùng Lìa, huyện Hƣớng
Hoá, tỉnh Quảng trị. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động nhƣ thế
nào đến việc tiếp cận với DVXHCB của ngƣời dân ở đây nhƣ thế nào?
12
Nhóm thứ tƣ: Các bên liên quan khác: Các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm cây sắn trên địa bàn vùng Lìa huyện Hƣớng Hoá tỉnh Quảng
Trị tác động nhƣ thế nào đến việc tiếp cận với DVXHCB của họ?
Phân chia nhóm đối tƣợng là cơ sở cho nhóm nghiên cứu khảo sát thực tế tại địa
phƣơng, mỗi nhóm ngƣời này có tác động đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề tiếp
cận DVXHCB của ngƣời DTTS vùng trồng cây nguyên liệu công nghiệp vùng Lìa
huyện Hƣớng Hoá tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến thực trạng sự tiếp cận DVXHCB của ngƣời DTTS vùng Lìa.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu
- Tổng quan các tài liệu đã có về cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan đến
DVXHCB, đến vùng phát triển cây nguyên liệu công nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ các
nƣớc khác trên thế giới.
- Nghiên cứu các tài liệu về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế, xã hội, thực trạng về
DVXHCB các năm gần đây của vùng Lìa huyện Hƣớng Hoá và tỉnh Quảng Trị.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luât liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội cũng
nhƣ DVXHCB vùng Lìa, huyện Hƣớng Hoá, tỉnh Quảng Trị của các cơ quan chức
năng.
Các tài liệu đƣợc thu thập từ các cơ quan chức năng liên quan từ trung ƣơng đến địa
phƣơng, ở các thƣ viện của các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, internet.
Phương pháp thực địa
a) Phương pháp điều tra xã hội học
Quy mô mẫu: số mẫu đƣợc chọn phỏng vấn sâu là 60 ngƣời, phỏng vấn bảng hỏi là
400 hộ gia đình, và 25 cuộc thảo luận nhóm tập trung cho các nhóm đối tƣợng tại các
cơ sở địa phƣơng.
Phƣơng pháp chọn mẫu
- Địa bàn khảo sát: Chọn 8 thôn từ 8 xã vùng Lìa huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị
- Nhóm đối tƣợng khảo sát:
13
Lãnh đạo các xã vùng Lìa, cán bộ các phòng ban liên quan huyện Hƣớng hóa. Đại diện
nhà máy chế biến tinh bột sắn. Các cơ sở DVXHCB nhƣ trạm y tế, trƣờng học Các
hộ gia đình, các tổ chức cộng đồng.ở vùng Lìa, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Cơ cấu mẫu:
- Phỏng vấn hộ gia đình bằng bộ bảng hỏi soạn sẵn 400 hộ (8 xã), 180 tổ chức ở xã,
huyện.
- Phỏng vấn sâu: 5 ngƣời x 8 thôn (cb 8 xã) = 40 ngƣời
- Phỏng vấn sâu nhóm các nhà hoạt động chính sách cấp tỉnh, huyện: 3 ngƣời
- Phỏng vấn sâu cán bộ các phòng ban huyện, tỉnh: 3 ngƣời
- Phỏng vấn sâu nhóm cung cấp DVCBXH (điện, đƣờng, trƣờng, trạm ): 8 ngƣời
- Phỏng vấn sâu nhóm các công ty, nhà máy/ dịch vụ: 6 ngƣời
Thiết kế phiếu phỏng vấn
Đảm bảo yêu cầu nội dung nghiên cứu, phù hợp với từng loại đối tƣợng, từng phƣơng
pháp điều tra (Bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung)
b) Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (tổ chức tham vấn)
Tổ chức thảo luận nhóm
Gồm 25 cuộc thảo luận nhóm tập trung, mỗi buổi thảo luận gồm 7 – 15 ngƣời, đƣợc tổ
chức tại địa phƣơng.
- 16 cuộc thảo luận nhóm tập trung tại 8 xã: (một nhóm nam + 1 nhóm nữ) x 8 thôn =
16 nhóm (cộng đồng)
- 8 cuộc thảo luận nhóm với các nhóm cung cấp DVXHCB ở 8 xã
- 1 cuộc thảo luận nhóm với các nhà máy sản xuất trong địa bàn.
Các đối tƣợng tham gia
Đối tƣợng tham gia trong các buổi thảo luận cấp xã, thôn gồm: ngƣời dân, lãnh đạo xã,
và nhóm phụ trách DVXHCB. Lãnh đạo cấp huyện, nhà máy chế biến tinh bột sắn.
Nội dung thảo luận
14
Đƣợc thiết kế theo nội dung của nghiên cứu, tùy từng cấp, từng ngành có sự đánh giá
về thực trạng cũng nhƣ nhu cầu và các khuyến nghị nhằm tăng cƣờng sự tiếp cận các
DVXHCB của ngƣời dân, ngƣời DTTS trong điều kiện phát triển sản xuất theo hƣớng
sản xuất hàng hóa. Sử dụng phƣơng pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức của việc nâng cao sự tiếp cận các DVXH cơ bản cho ngƣời dân là
DTTS vùng trồng cây nguuyên liệu công nghiệp nói chung và ngƣời dân vùng Lìa
huyện Hƣớng Hóa nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu khác
Các phƣơng pháp nghiên cứu khác bao gồm: Phƣơng pháp phân tích định tính, phƣơng
pháp phân tích định lƣợng. Phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia. Phƣơng pháp phân
tích tổng hợp, phƣơng pháp phân tích logic, các kỹ thuật phân tích SWOT.
Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu tổng quan, các tài liệu và các công trình nghiên
cứu này áp dụng cách tiếp cận mới coi hộ gia đình là đơn vị mẫu để phân tích. Thay vì
chỉ phân tích đơn thuần về nhu cầu DVXHCB, nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích
sâu từ khía cạnh chức năng của các dịch vụ và các phƣơng tiện giúp các gia đình tiếp
cận đƣợc các chức năng đó. Đây cũng là phƣơng pháp „Kế hoạch Tổng thể về Tiếp cận
ở Nông thôn‟ (Integrated Rural Accessibility Planning IRAP) của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO).
1.6. Công tác triển khai thực hiện
Đề tài đƣợc triển khai từ quý 2 năm 2011 ngay sau khi đề cƣơng chi tiết và kế hoạch
thực hiện đƣợc phê duyệt. Trong tháng 2 đến tháng 4 năm 2011, việc nghiên cứu tổng
quan đƣợc triển khai thực hiện nhằm xác định hiện trạng các nghiên cứu và thông tin
liên quan đến đề tài, đồng thời xây dựng công cụ cho việc điều tra.
Trong quá trình thực hiện đề tài, 2 chuyên khảo sát thực địa, và 2 chuyến điều tra lấy
thông tại vùng Lìa, Hƣớng Hoá, Quảng Trị đã đƣợc thực hiện. Trong mỗi chuyến thực
địa, điều tra, nhóm nghiên cứu đã nhận đƣợc sữ giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ
nhà máy sản xuất tinh bột sắn Hƣớng Hoá, của các lãnh đạo xã, thôn/ bản và của ngƣời
dân Vân Kiều, Pa Kô.
15
Chuyến khảo sát thực địa đầu tiên đã đƣợc triển khai trong quý 1 năm 2011 nhằm xác
định thực trạng của vùng, phạm vi nghiên cứu và xây dụng phƣơng pháp nghiên cứu
cho đề tài. Trong chuyến thực địa đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã xác định đƣợc phạm
vi nghiên cứu là 8 xã vùng Lìa, Hƣớng Hoá, Quảng Trị. Dựa trên việc khảo sát sơ bộ,
kết hợp với nghiên cứu tổng quan nhóm nghiên cứu đã xác định đƣợc phƣơng pháp
nghiên cứu phù hợp cho đề tài (đã đƣợc trình bày chi tiết ở mục phƣơng pháp nghiên
cứu).
Chuyến khảo sát thực địa thứ 2 đƣợc triển khai vào tháng 6 năm 2011 nhằm kiểm tra
tính phù hợp của bộ công cụ đồng thời xây dựng phƣơng án và chuẩn bị cho việc điều
tra. Trong chuyến thực địa này, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn thí điểm cán bộ ở các
xã vùng Lìa, ngƣời dân với sự hỗ trợ đi lại và phiên dịch tiếng địa phƣơng của cán bộ
nhà máy sắn. Bằng thực hiện thử các mẫu hỏi dành cho bà con vùng Vân Kiều, Pa Kô,
nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh lại và hoàn thiện đƣợc bộ bảng hỏi phù hợp với trình
độ và thực tế của địa phƣơng.
Quá trình điều tra lấy thông tin đƣợc triển khai trong 2 đợt trong tháng 8 năm 2011 và
tháng 3 năm 2012. Chuyến lấy thông tin đầu tiên đƣợc triển khai chủ yếu là việc điều
tra dựa trên bộ mẫu phiểu hỏi dành cho 400 hộ gia đình trong 8 xã của vùng Lìa. Để
thực hiện cuộc điều tra này, nhóm nghiên cứu đã nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các cán bộ
khuyến nông nhà máy sản suất tinh bột sắn trong việc dẫn đƣờng, và dịch sang tiếng
Vân Kiều, Pa Kô cho những hộ gia đình không biết tiếng Kinh.
Cuộc điều tra lấy thông tin lần 2 đƣợc triển khai thực hiện vào tháng 3 năm 2012 bao
gồm: việc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và điều tra bảng hỏi còn lại theo
đúng phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc đƣa ra. Với các cuộc phỏng vấn sâu, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành với các nhóm đối tƣởng là cán bộ quản lý và phụ trách các cơ
sở DVXH, ở huyện Hƣớng Hoá, ở 8 xã vùng Lìa, đại diện các tổ chức kinh doanh,
dịch vụ trong vùng và ngƣời dân. Thảo luận nhóm tập trung đƣợc thực hiện theo
phƣơng pháp nghiên cứu đã đề ra, mỗi cuộc hội thảo nhóm tập trung đều đƣợc giúp đỡ
của chính quyền địa phƣơng, cán bộ nhà máy sắn trong việc lựa chọn và tập trung
nguời dân tham gia hội thảo (hình 1), thông thƣờng các buổi hội thảo nhóm cộng đồng
đƣợc tổ chức tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn hoặc nhà trƣởng thôn.
16
Hình 1: Thảo luận nhóm tập trung cho nhóm cộng đồng
Việc nhập thông tin và xử lý thông tin, số liệu đƣợc thực hiện trong suốt quý 2 năm
2012. Trong quý 3 năm 2011, quý 3, 4 năm 2012 các công việc phân tích số liệu xây
dựng các chuyên đề. Trong đó, nhóm nghiên cứu đã tổ chức đƣợc một hội thảo tham
vấn vào ngày 18/10/2012 nhằm báo cáo những kết quả đã đạt đƣợc đồng thời lấy ý
kiến đóng góp của các đại biểu cho nghiên cứu. Tham dự cuộc hội thảo gồm có, các
đại biểu đến từ 8 xã vùng Lìa, Hƣớng Hoá, Quảng Trị, cán bộ nhà máy sản xuất tinh
bột sắn Hƣớng Hoá, các chuyên gia đến từ viện Lao động xã hội, Viện nghiên cứu
chính sách dân tộc, viện, Phòng nghiên cứu chính sách kinh tế, Viện dân tộc học, Uỷ
ban Dân tộc (Hình 2). Dựa trên những ý kiến đóng góp của các đại biểu, nhóm
nghiên cứu đã tập hợp và hoàn thiện báo cáo và các sản phẩm của đề tài trong thời
gian còn lại.
Hình 2: Hội thảo tham vấn đề tài
17
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan một số lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản
Giới thiệu Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị và Công ước Quốc tế
về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa:
Hai công ƣớc nêu trên đƣợc thông qua năm 1976 tại Liên Hiệp Quốc, xác định các
quyền cơ bản của con ngƣời cho đến các cá nhân cụ thể bao gồm:
Quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội, gồm cả bảo hiểm xã hội (Điều 9);
Quyền đƣợc thụ hƣởng mức sống phù hợp, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, ở và
đƣợc "không ngừng cải thiện đời sống" (Điều 11);
Quyền đƣợc hƣởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao
nhất có thể" (Điều 12);
Quyền đƣợc giáo dục, bao gồm phổ cập giáo dục tiểu học miễn phí, giáo dục phổ
thông đại trà và quyền có cơ hội tiếp cận bình đẳng các trƣờng đại học. Những quyền
này nhắm tới mục tiêu "phát triển toàn diện nhân cách và ý thức về phẩm giá con
ngƣời", và tạo điều kiện cho tất cả mọi ngƣời tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã
hội (Điều 13 và 14);
Quyền đƣợc tham gia vào đời sống văn hoá và hoạt động khoa học (Điều 15);
Các quyền này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của các chính sách, chƣơng trình xoá
đói giảm nghèo của Việt Nam. Các quyền này của ngƣời dân đƣợc thực hiện thông qua
sự tiếp cận DVXHCB và vì vậy tiếp cận DVXHCB chính là một trong các công cụ
thực hiện quyền cơ bản của con ngƣời. Hiện này các quốc gia thông qua cam kết tuân
thủ các công ƣớc quốc tế trên đảm bảo các quyền cơ bản đƣợc thực hiện.
Một số khái niệm liên quan
Trong khuôn khổ đề tài này các khái niệm đƣợc sử dụng để nghiên cứu, phân tích theo
cách tiếp cận quyền con ngƣời và tiếp cận DVXHCB đƣợc xác định nhƣ sau:
Dịch vụ công cộng
18
Dịch vụ do khu vực công cung cấp đƣợc gọi là dịch vụ công cộng. Khu vực công có
chức năng phục vụ cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển quốc dân và
có tính đa dạng đƣợc phản ánh thông qua các chức năng mà nó thực hiện. Các chức
năng đó bao gồm các dịch vụ công cộng của Nhà nƣớc (các bộ ngành), chức năng
công cộng về lãnh thổ (UBND tỉnh, huyện, xã), chức năng công về y tế-sức khỏe, giáo
dục, các doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức công cộng. Các doanh nghiệp và tổ chức
công cộng cũng gồm nhiều loại hình khác nhau: doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp
công ích, doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động triển khai các công trình công cộng (xây
dựng trƣờng học, bệnh viện, cầu cống, trạm điện…)
Dịch vụ công cộng là một bộ phận của khu vực công, liên quan đến các hoạt động mà
mục đích là cung cấp cho mọi công dân các loại dịch vụ phù hợp với lợi ích của cộng
đồng, xã hội.
Khái niệm dịch vụ xã hội (DVXH)
Theo từ điển Oxfort khái niệm dịch vụ là: Sự cung cấp dịch vụ của Chính phủ vì lợi
ích cộng đồng nhƣ giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhà ở.
Theo website .http business.com, dịch vụ xã hội giúp tạo ra sự thuận tiện và hƣởng lợi
của ngƣời sử dụng dịch vụ nhƣ giáo dục, trợ cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và trợ
cấp nhà ở đƣợc chính phủ cung cấp để cải thiện đời sống và sinh hoạt.
Khái niệm dịch vụ xã hội cơ bản (DVXHCB)
Nhằm làm rõ hơn về khái niệm này cần xác định thống nhất các nhu cầu cơ bản trong
cuộc sống. Một số quan điểm của các nhà khoa học về nhu cầu tối thiểu của con ngƣời
trong cuộc sống đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
Theo quan niệm của Mác, “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con ngƣời trong
những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình”
Theo quan điểm A.Maslow, nhu cầu đƣợc sắp xếp thành 5 tầng:
- Nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nƣớc uống
- Nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ
- Nhu cầu giao tiếp xã hội : Tình thƣơng yêu, đƣợc hoà nhập
19
- Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Đƣợc chấp nhận có một vị trí trong một nhóm ngƣời
- Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu hoàn thiện, đƣợc thể hiện khả năng và tiềm
lực của mình.
DVXHCB đƣợc Liên hợp quốc định nghĩa nhƣ sau: “Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt
động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tƣợng nhằm đáp ứng những nhu cầu
tối thiểu của cuộc sống” (UN - Africa Spending Less on Basic Social Services).
Nhƣ vậy, DVXHCB có thể hiểu là:
“Hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và
được xã hội đồng thuận”.
Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính
- Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Đáp ứng nhu cầu thực phẩm, nƣớc
sạch, vệ sinh, chăm sóc, nhà ở cho mọi ngƣời, kể cả các đối tƣợng yếu thế nhƣ trẻ
em, ngƣời tàn tật mất khả năng lao động. Các nhu cầu này cần thiết nhằm hỗ trợ phát
triển về thể lực.
- Dịch vụ y tế: Bao gồm các dịch vụ phòng khám chữa bệnh, điều dƣỡng phục hồi
chức năng về thể chất cũng nhƣ tinh thần cho mọi ngƣời.
- Dịch vụ giáo dục: Dịch vụ giáo dục, đào tạo kỹ năng sống, các hình thức giáo dục
hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt
- Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã hội rất quan
trọng đối với các đối tƣợng thuộc nhóm đối tƣợng công tác xã hội, hoạt động giải trí
nhƣ văn nghệ, thể thao, nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hoà nhập tốt hơn với cộng
đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tƣợng.
Dịch vụ xã hội đƣợc thiết kế để cung cấp cơ hội đảm bảo phát triển con ngƣời. Đặc
biệt đảm bảo sự phát triển xã hội và kinh tế dân số ở khu vực có hoàn cảnh khó khăn,
tạo điều kiện ngƣời dân sản xuất và tự chủ và thúc đẩy công bằng xã hội. DVXHCB
của chính phủ cũng bao gồm hỗ trợ tạo việc làm, phát triển các kỹ năng cần thiết cho
con ngƣời.
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển xã hội ở Copenhagen, các nhà lãnh
đạo thế giới đồng thuận rằng sự hỗ trợ quốc tế cần tập trung vào mục tiêu nâng cao các
20
dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục cơ bản, nƣớc sạch và
vệ sinh thích hợp là những nhu cầu tối thiểu cho mọi ngƣời. Ở Việt Nam, ngoài các
DVXHCB trên, thì dịch vụ hạ tầng cơ sở nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm cũng là các
DVXH.
Sự tiếp cận
Là cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi
trƣờng có thể đƣợc sử dụng bởi càng nhiều ngƣời càng tốt. Sự tiếp cận bao gồm khả
năng tiếp cận và khả năng hƣởng lợi từ một hệ thống hay tổ chức (Wikipedia).
Khả năng tiếp cận là khả năng đến đƣợc và sử dụng dịch vụ của ngƣời có nhu cầu sử
dụng dịch vụ.
Tiếp cận với DVXHCB
Các khái niệm về DVXHCB và khái niệm sự tiếp cận ở trên có thể xác định tiếp cận
các DVXHCB là: “Khả năng sử dụng và khả năng hƣởng lợi của con ngƣời từ hệ các
hệ thống cơ sở DVXHCB”
Nhƣ vậy tiếp cận với DVXHCB của ngƣời DTTS là khả năng sử dụng và khả năng
hƣởng lợi của ngƣời DTTS từ hệ thống cơ sở DVXHCB của ngƣời DTTS.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng sự tiếp cận DVXHCB của người DTTS vùng
chuyên canh tập trung cây nguyên liệu công nghiệp là đánh giá khả năng sử dụng và
sự hƣởng lợi của ngƣời DTTS chuyên canh tập trung cây nguyên liệu công nghiệp từ
hệ thống cơ sở DVXHCB.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về DVXHCB trên thế giới
Trong lĩnh vực nghiên cứu về sự tiếp cận của ngƣời nghèo đến các dịch vụ xã hội cơ
bản đã có nhiều nhà khoa học quan tâm cả từ khía cạnh lý thuyết đến khía cạnh thực
hiện.
Theo Ashoke K. Sarkar và Dipak Ghosh (2000), tiếp cận khó khăn các dịch vụ xã hội
cơ bản là đặc điểm của nghèo khó. Đó cũng là tiêu chí để đo mức độ đói nghèo và xác
định khoảng cách về chất lƣợng cuộc sống giữa nông thôn và thành thị của một nƣớc.
Ở cấp vĩ mô, Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng tiếp cận nƣớc sạch, điện, và mạng lƣới
21
giao thông liên quan tới GDP của một nƣớc. Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ y
tế, giáo dục, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng tuy không phản ánh trực tiếp vào sự tăng
thu nhập của ngƣời dân, nhƣng đó là một phần tạo nền tảng cho phát triển. Tiếp cận
với nguồn điện ảnh hƣởng trực tiếp về hiệu quả cho các hoạt động kinh tế. (3)
Ashoke cũng nêu lại hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực này là quyền thụ hƣởng
trao đổi (exchange entitlement) và quyền thụ hƣởng thêm ra (extended entitlement).
Quyền thụ hƣởng trao đổi xác định quyền của con ngƣời cung cấp cái mình có để trao
đổi lấy cái khác. Điều đó có nghĩa ngƣời đó có quyền sở hữu cái họ có và có thể tham
gia vào quan hệ trao đổi. Ví dụ ngƣời nông dân sở hữu đất và với sự lao động của
mình có quan hệ trao đổi với thiên nhiên để tạo ra nông sản.
Quyền thụ hƣởng thêm ra là quyền đƣợc bảo đảm bởi xã hội. Ví dụ nhƣ xã hội quyết
định mọi trẻ em đều đƣợc đến trƣờng, có nghĩa là mọi trẻ em đều có quyền đến trƣờng
không phụ thuộc vào trạng thái xuất phát hoặc gia đình. Các quyền hƣởng thụ thêm
bao gồm các quyền đƣợc hƣởng các phúc lợi và dịch vụ xã hội cơ bản.
Chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo thành công bền vững gắn liền với việc các quyền
hƣởng thụ thêm đƣợc bảo vệ và nâng cao về mặt lâu dài. Tuy nhiên ở nhiều nƣớc đang
phát triển các quyền này hiện đang đƣợc sự bảo trợ của nhà nƣớc dƣới các hình thức
trợ cấp hoặc mang tính từ thiện. Việc này dẫn đến văn hóa phụ thuộc và khi văn hóa
này phát triển, sẽ là cái bẫy khó thoát cho cả bên tài trợ và bên nhận. Một chính sách
xóa nghèo bền vững phải đƣợc xây dựng dựa trên chiến lƣợc nâng cao các quyền thụ
hƣởng nhƣng không phụ thuộc. Có thể đạt đƣợc điều đó bằng cách tạo ra cơ hội và
năng lực, nâng cao thể lực qua dịch vụ y tế và nâng cao năng lực tri thức bằng học tập
và đào tạo. Với thể lực và năng lực của mình, các quyền hƣởng thụ cũng đƣợc nâng
lên.
Sự tiếp cận các dịch vụ xã hội, về mặt cơ học phụ thuộc vào khả năng đến đƣợc nơi có
dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ đó. Khả năng đến đƣợc của ngƣời dân phụ thuộc vào xe
cộ, tài chính, đƣờng xá. Chất lƣợng dịch vụ phụ thuộc vào hạ tầng cơ sở, kinh tế, chất
lƣợng y tế, giải trí và các hoạt động tƣơng tự. Ở các vùng nông thôn, tiếp cận các dịch
vụ y tế, giáo dục phụ thuộc vào vị trí và hoàn cảnh cụ thể nơi ở.
22
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cách tiếp cận mới trong việc nâng cao khả
năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là coi mỗi gia đình là một đơn vị để phân tích
thay vì trƣớc đây coi việc đánh giá nhu cầu về dịch vụ đó. Điều này thay đổi cơ bản
khi nghiên cứu xây dựng chính sách. Và điều này cũng dẫn đến sự thay đổi căn bản về
việc đánh giá kết quả tiếp cận dịch vụ xã hội. (3)
Nghiên cứu khuyến nghị về phát triển nông thôn Việt Nam của Jan Rudengre (2008)
đã nêu ra sự mất cân đối trong ƣu tiên giữa thúc đẩy sản xuất kinh tế và các dịch vụ
nông thôn nhƣ giáo dục, y tế và sự hạn chế trong việc huy động các nguồn lực tài
chính địa phƣơng. Ông cũng nêu ra sự yếu kém của hệ thống quản lý tài chính cho sự
phát triển nông thôn đã không coi ngƣời nông dân là trọng tâm. (5)
Vấn đề tiếp cận dịch vụ xã hội ở nông thôn là vấn đề không riêng của các nƣớc đang
phát triển. Pamela Friedman phân tích những trở ngại về mặt chính sách của Mỹ hiện
nay trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ xã hội ở nông thôn Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra
rằng hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong các quận nông thôn còn
yếu và sự tham gia của ngƣời dân vào việc thiết kế các chƣơng trình hƣởng thụ còn
thấp. Đào tạo cán bộ về công tác dịch vụ xã hội cũng nhƣ triển khai các dịch vụ trực
tuyến là những vấn đề cần đƣợc đề cập thúc đẩy. Nghiên cứu cũng nêu ra cách tiếp cận
tham gia cộng đồng hoặc tạo đối tác cộng đồng sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề ở địa
phƣơng thấu đáo hơn. (6)
Diana Conyers (1993) thảo luận rằng để có thể tiến hành thực hiện đƣợc hiệu quả các
dịch vụ xã hội cần có một quy trình làm kế hoạch xã hội. Quy trình này đƣợc đề ra cho
các nhà hoạch định địa phƣơng sử dụng do quy trình xây dựng các kế hoạch kinh tế xã
hội, các dịch vụ xã hội thƣờng chìm đi mà nặng về số liệu kinh tế. Kế hoạch xã hội
bao gồm các kế hoạch về dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, nhà ở, phúc lợi xã hội), kế
hoạch cụ thể về nâng cao chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ hoặc các nhóm bộ phận dân
cƣ, đánh giá các tính chất xã hội ngƣời dân quan tâm khi thực hiện các chính sách cụ
thể hay dự án cụ thể, đánh giá ảnh hƣởng về văn hóa, kế hoạch nâng cao vị trí của các
nhóm yếu thế (ngƣời già, ngƣời tàn tật, dân tộc thiểu số…). Có nhiều nghiên cứu điển
hình về kế hoạch xã hội tại cấp quận huyện, hoặc các ngành cụ thể. (7)
Ở Nam Phi, ảnh hƣởng kinh tế và xã hội tại các vùng cây công nghiệp rất lớn. Thu
nhập bằng gia tăng đã làm cuộc sống ở đó trở nên đắt đỏ hơn vì vậy các dịch vụ cũng
23
trở nên đắt đỏ. Sự bấp bênh của thu hoạch, mùa màng, cạnh tranh không minh bạch
trên thị trƣờng làm đời sống của nông dân trong các vùng trồng cây công nghiệp hoàn
toàn phụ thuộc vào giới chủ. Các giá trị văn hóa cũng thay đổi, đặt đời sống của ngƣời
dân đối mặt với nhiều thách thức lớn. (8)
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về Sự Phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (2008) cho
thấy hệ thống chính sách và các chƣơng trình của Việt Nam hiện nay đều tập trung cải
thiện nguồn lực của các hộ gia đình dân tộc thiểu số và các xã nơi họ sinh sống. Rất ít
chính sách và chƣơng trình hƣớng vào giải quyết vấn đề hiệu quả thu nhập thấp từ các
nguồn lực của các nhóm thiểu số. Trong khi đó, các nƣớc công nghiệp hóa và đang
phát triển trên thế giới tập trung vào hai nhóm chính sách nhằm thu hẹp chênh lệch về
hiệu quả thu nhập từ các nguồn nhƣ Luật tạo cơ hội ngang bằng và các chƣơng trình
hành động tích cực. Ví dụ ở Cuba, luật tạo cơ hội ngang bằng đã đƣợc thực hiện song
song với các chính sách kinh tế xã hội nên tới thập niên 80 đã gần nhƣ xóa bỏ chênh
lệch mức sống giữa ngƣời da trắng và da đen. Còn ở Malaysia, chính sách kinh tế đặt
chỉ tiêu định lƣợng chủ sở hữu công ty và lãnh đạo trong các cơ quan hành chính là
ngƣời thiểu số. (4)
Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc phản ánh qua nhiều văn bản, đặc biệt là
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX
về công tác dân tộc (tháng 2-2003) với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo nâng cao dân trí,
bảo tồn văn hóa, giữ vững an ninh chính trị đã đƣợc chính phủ thể chế hóa bằng nhiều
cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chính sách xã hội ở
miền núi, vùng đồng bào thiểu số. (1)
Chƣơng trình phát triển văn hóa xã hội các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn 2006 –
2010 vùng dân tộc miền núi (Chƣơng trình 135 Giai đoạn 2) nhằm tạo sự chuyển biến
nhanh về sản xuất; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản
xuất gắn với thị trƣờng; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời
dân; giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nƣớc;
đến năm 2010 cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dƣới 30%. Đối
24
tƣợng đƣợc thụ hƣởng Chƣơng trình là các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số (bao gồm 1946 xã và 3149 thôn, bản đặc biệt khó khăn khăn
ở các xã khu vực II) (1)
Cụ thể hơn Chƣơng trình giúp ngƣời dân nâng cao kỹ năng, xây dựng tập quán sản
xuất mới; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tăng thu nhập; giảm nghèo bền
vững; các xã trong diện đầu tƣ có cơ sở hạ tầng thiết yếu, nâng cao đời sống và phát
triển sản xuất, tăng thu nhập cho ngƣời dân; nâng cao đời sống văn hoá xã hội cho
nhân dân ở các xã ĐBKK miền núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm thu hẹp khoảng cách
giữa các vùng, giảm sự chênh lệch giữa các dân tộc.
Các chỉ tiêu kinh tế chính bao gồm thu nhập bình quân, đƣờng giao thông cấp xã, thôn,
bản, công trình thủy lợi, giáo dục và y tế cơ bản. Các chỉ tiêu xã hội gồm khả năng tiếp
cận các dịch vụ nƣớc sinh hoạt, điện sinh hoạt, điều kiện vệ sinh, dịch vụ y tế sức khỏe
và giáo dục.
Công nghiệp hóa ở các vùng nông thôn là một trong các định hƣớng thực hiện chủ
trƣơng trên. Rất nhiều các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất nông sản ra đời.
Xây dựng các vùng chuyên canh tập trung nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ
sản xuất, giảm nhập khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân vùng sâu, vùng
xa, đó là cách làm mới của nhiều tỉnh.
Mô hình công ty gắn kết chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hiệu quả
mang lại từ chính sách quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh tập trung. Từ chỗ
chập chững chuyển đổi ban đầu từ thuần nông sang chuyên canh cây công nghiệp, tiến
tới cách làm có quy hoạch và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhiều vùng
nông thôn đã từng bƣớc xóa đƣợc đói nghèo và tiến tới mức sống nông thôn trung lƣu.
Quyết định 80/2002/QÐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về "chính sách khuyến khích
tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng” nhiều công ty đã chủ trƣơng có
những chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng cây nguyên liệu thông qua việc
ký kết hợp đồng đầu tƣ và bao tiêu sản phẩm với ngƣời nông dân với giá thu mua đƣợc
công bố ngay từ đầu vụ, ứng trƣớc cho bà con cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, than sấy nguyên liệu, cấp vốn không tính lãi cho các hộ trồng, sửa chữa hoặc xây