Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

đề tài nghiên cứu sự biến đổi văn hóa ở vùng tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số tây bắc hiện nay (qua thực tế các tỉnh sơn la, lai châu, điện biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 153 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010
MÃ SỐ B.10-19

sù biÕn ®ỉi văn hoá ở vùng tái định c
của đồng bào dân tộc thiểu số tây bắc hiện nay
(QUA THC T CC TỈNH SƠN LA, LAI CHÂU, ĐIỆN BIÊN)

Cơ quan chủ trì : Viện Văn hoá và Phát triển
Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Thị Tuyến
Thư ký đề tài

: ThS. Lê Xuân Kiêu

8546

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CỦA ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY BẮC


1.1. Sự biến đổi văn hoá

11
11

1.2. Các nhân tố tạo nên sự biến đổi văn hoá ở vùng tái định cư của
đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc

26

Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY BẮC HIỆN NAY

46

2.1. Biến đổi về văn hoá vật chất

46

2.2. Biến đổi về văn hoá tinh thần

71

2.3. Biến đổi văn hoá xã hội

81

2.4. Đánh giá chung về biến đổi văn hoá vùng tái định cư của đồng
bào dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay


95

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CỦA ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY BẮC HIỆN NAY

100

3.1. Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá ở vùng tái định cư
của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay

100

3.2. Giải pháp phát triển văn hoá vùng tái định cư của đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay

111

3.3. Một số kiến nghị

120

KẾT LUẬN

129

TÀI LIỆU THAM KHẢO

131



DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

1. ThS. Bùi Kim Chi
2. PGS, TS. Phạm Duy Đức
3. PGS, TS. Lê Quý Đức
4. PGS,TS. Nguyễn Thị Hương
5. TS. Lê Trung Kiên
6. ThS. Lê Xuân Kiêu - Thư ký khoa học
7. ThS. Nghiêm Thị Thu Nga
8. TS. Nguyễn Văn Thắng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tái định cư là quá trình lập lại các khu định cư phục vụ cho di dân theo
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và các dự
án phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch của Nhà nước trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên quy hoạch khu vực và vùng lãnh thổ.
Trong q trình đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, cơng
tác tái định cư diễn ra ở hầu khắp các địa bàn trên cả nước, từ đô thị đến nông
thôn, miền núi. Riêng ở Tây Bắc, bao gồm 6 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai
Châu, Hồ Bình, Lào Cai, Yên Bái, tái định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu
số cũng đã và đang diễn ra trên diện rộng, chủ yếu nhằm phục vụ cho các dự
án phát triển thuỷ điện (ngồi ra cịn để xây dựng các khu cơng nghiệp và đơ
thị). Để có được địa điểm xây dựng các hồ chứa và cơng trình nhà máy, số
đồng bào dân tộc thiểu số phải tham gia di dân là hết sức lớn: thuỷ điện Thác
Bà là 6000 hộ với 30.000 khẩu, thuỷ điện Hồ Bình là 14.414 hộ với 89.720
khẩu. Hiện nay, tại Tây Bắc, việc di dân đối với đồng bào thiểu số trên diện

rộng chủ yếu để phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La trên địa bàn 3 tỉnh Sơn
La, Lai Châu và Điện Biên và số dân phải tham gia di cư lên tới 91.0000
khẩu. Đây là số dân di dời lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta nhằm phục vụ
xây dựng thuỷ điện.
Việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện ở khu vực Tây Bắc trên cơ sở
khai thác tiềm năng tài nguyên nước có một ý nghĩa quan trọng phục vụ cho
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Ngồi việc hàng năm sản
xuất hàng chục tỷ kw/h điện với giá trị nhiều tỷ đồng, các cơng trình thuỷ điện
cịn cắt lũ, cấp và điều tiết nước cho đồng bằng Bắc Bộ, điều hồ khí hậu
trong vùng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch đường thuỷ. Tuy nhiên, do đời
sống của đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp
và khai thác lâm sản, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khả năng tiếp thu các yếu


2
tố kỹ thuật còn hạn chế, nhiều tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn cịn tồn tại và duy trì
trong các bản làng nên việc thay đổi điều kiện, môi trường sống của người dân là
một vấn đề gây ảnh hưởng hết sức lớn đến đời sống của đồng bào.
Việc phải rời bỏ quê hương, bản quán truyền thống nhiều đời để tạo quỹ
đất xây dựng các cơng trình thuỷ điện cho đất nước là một sự hy sinh lớn lao của
đồng bào các dân tộc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta chủ trương không chỉ đền bù
thoả đáng những tài sản của đồng bào bị thiệt hại, mà còn phải đầu tư để "bảo
đảm người dân tái định cư ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống, có điều kiện phát
triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cuộc sống
vật chất và văn hoá tốt hơn nơi ở cũ, ổn định lâu dài, bền vững góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc"1. Thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng
gồm các hạng mục cơng trình giao thông, trường học, trạm xá, điện, nước sinh
hoạt… tại các khu tái định cư đang là những điều kiện mới làm thay đổi bộ mặt
các thơn bản, góp phần nâng cao dân trí, từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội khu
vực chịu ảnh hưởng của các cơng trình thuỷ điện, góp phần đảm bảo an ninh

chính trị khu vực Tây Bắc.
Nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tái định cư ở khu
vực đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay còn bộc lộ khơng ít những
hạn chế địi hỏi sự đầu tư, chăm lo, khắc phục lâu dài, đặc biệt là trong việc
xây dựng văn hoá xã hội theo đặc thù từng tiểu vùng, từng nhóm dân tộc
trong điều kiện mơi trường sống mới.
Với địa hình đa dạng (thung lũng lịng chảo, sườn núi thấp và các rẻo
cao), Tây Bắc là vùng nhiều dân tộc (hơn 30 tộc người, sử dụng tới 7/8 nhóm
ngơn ngữ trong cả nước) và có một nền văn hố vơ cùng đa dạng, độc đáo.
Những tác động của các nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội trong quá trình tái
định cư đang tạo ra những biến đổi trong đời sống văn hoá của các tộc người
1

Theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La, điều 4.


3
thiểu số trên các phương diện cấu trúc văn hoá, các giá trị văn hoá và sẽ làm
ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên cộng đồng xã hội tái định cư
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc theo cả hai chiều hướng tích cực và
tiêu cực.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, cần xác định, ngồi yếu tố vật
chất phải đi tìm những mục tiêu, động lực từ những yếu tố tinh thần, yếu tố văn
hoá. Văn hoá ở các vùng miền núi nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển
xã hội. Và biến đổi văn hố có tính quyết định đối với sự phát triển của vùng tái
định cư của đồng bào thiểu số Tây Bắc. Sự thành công của công tác tái định cư
với số vốn đầu tư lớn khơng chỉ ở việc bố trí lại dân cư, chuyển đổi cơ cấu sản
xuất mà còn là phải xây dựng được một mơi trường văn hố mới trên cơ sở bảo
tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số trước yêu cầu hội nhập và phát

triển, đảm bảo cho các vùng tái định cư có sự phát triển bền vững.
Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu trên, đề tài Sự biến đổi
văn hoá ở vùng tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện
nay (qua thực tế các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên) được triển khai
nhằm bước đầu đánh giá những biến đổi văn hoá dưới tác động của quá trình
di dân, tái định cư đối với đồng bào thiểu số, từ đó góp phần đề xuất những
giải pháp thích hợp trong xây dựng và phát triển văn hoá xã hội vùng tái định
cư cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay.
2. Các văn bản pháp quy và tình hình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài
Có thể nhận thấy một số nội dung có liên quan đến việc nghiên cứu của
đề tài như sau:
Thứ nhất là các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo, quản lý
công tác xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, đó là:
Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X
của Đảng cộng sản Việt Nam; Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm


4
Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII (1998) về xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Chỉ thị số
39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cơng tác văn
hố - thơng tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình
phối hợp số 556/CTPHH /VHTT- UBDTMN ngày 21 tháng 2 năm 2000 của
Bộ Văn hố thơng tin và Uỷ ban dân tộc miền núi về đẩy mạnh công tác bảo
tồn, phát triển văn hố thơng tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số năm 2000
- 2005; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
IX về công tác dân tộc; Kết luận của Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX ngày 20/7/2004 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khoá VIII về "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm

đà bản sắc dân tộc" trong những năm sắp tới… Các văn kiện này tạo cơ sở lý
luận cho việc triển khai nghiên cứu đề tài.
Thứ hai là các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và công
tác di dân tái định cư bao gồm các bộ Luật, các Nghị định, Thông tư làm cơ
sở pháp lý cho việc xem xét các vấn đề liên quan đến đề tài như:
Luật đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khố XI, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định
số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9/01/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ di dân
và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La; Quyết định số 190/2003/QĐ-TTG
ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy
hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010…
Thứ ba là các cơng trình nghiên cứu về công tác di dân, tái định cư
trên một số phương diện như hiệu quả của chính sách tái định cư, thực trạng
tái định cư và các khuyến nghị bổ sung hồn thiện chính sách và các giải pháp
triển khai cơng tác tái định cư ở các cơng trình thuỷ điện. Đây là những nội


5
dung tham khảo hữu ích tạo được cái nhìn tổng thể làm căn cứ cho những
đánh giá của đề tài bao gồm:
Công tác định canh, định cư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc của Nguyễn Đức Truyền,Viện Xã hội học (Viện KHXH
Việt Nam - Đánh giá của Đoàn giám sát
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về di dân, tái định cư công trình Thuỷ điện
Sơn La: đảm bảo cơng bằng, dân chủ, công khai ( />Di dân 30 năm vẫn chưa xong của Hà n ( />Di dân tái định cư cơng trình thuỷ điên Sơn La, một số vấn đề cần quan tâm
của Trần Lê Trân (http://www. nea.gov.vn/tạp chi/toan văn/); Nghiên cứu
một số mơ hình tái định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số liên quan đến
các cơng trình thuỷ điện của Nguyễn Lâm Thành (Viện Dân tộc, Hà Nội

2004); Vấn đề tái định cư cho người dân vùng lòng hồ thuỷ điện nhìn từ góc
độ xã hội học quản lý của Tống Văn Chung (Tạp chí Quản lý nhà nước số 9
năm 2005); Tái định cư cho khu vực lòng hồ thuỷ điện - Công tác quy hoạch
và những vấn đề kinh tế - xã hội của Đỗ Đức Viêm; Một số kinh nghiệm từ
hiện trạng qui hoạch, thiết kế xây dựng nhà ở tái định cư khu vực miền núi
của Nguyễn Trọng Khang, Lê Thuý Hà; Tác động của tái định cư đến thiết
kế không gian ở của Nguyễn Thị Thanh Mai; Tái định cư trong các dự án
phát triển: Chính sách và thực tiễn của Phạm Mộng Hoa, Lâm Mai Lan
(Nxb Khoa học xã hội, 2000) ...
Thứ tư là những nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi văn hoá và biến đổi
văn hoá sau di dân tái định cư có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
của đề tài như:
Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển
đất nước, đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc chương trình KX.06 do PGS
Nguyễn Văn Huy làm chủ nhiệm đề tài (Viện Sử học - Trung tâm Khoa học
xã hội và Nhân văn Quốc gia, 1996) đã đề cập nội dung nghiên cứu tính đa
dạng của văn hố các dân tộc nước ta; nghiên cứu ưu và khuyết của sự phát


6
triển văn hoá các dân tộc ở giai đoạn 1945-1975; phác hoạ một mơ hình tổng
thể phát triển văn hố các dân tộc nước ta.
Văn hoá làng của các dân tộc Thái, Hmông ở một số tỉnh miền núi Tây
Bắc và việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện hiện nay - đề tài
cấp Bộ do TS. Ngô Ngọc Thắng làm Chủ nhiệm đề tài (Học viện CTQG Hồ
Chí Minh,1997) đã xác định ảnh hưởng của văn hố các dân tộc Thái, Hmơng
đối với văn hố xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc trong điều kiện hiện tại,
trình bày các yếu tố hợp thành văn hoá bản làng ở các dân tộc như văn hoá vật
chất, văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần; xem xét việc sử dụng các yếu tố văn
hoá bản làng truyền thống trong việc xây dựng bản làng văn hoá các dân tộc

trong điều kiện hiện tại và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy các yếu tố
truyền thống trong việc xây dựng bản làng văn hoá dân tộc;
Đánh giá một số tác động ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy
văn hố truyền thống các dân tộc thiểu số (1991-2000) - đề tài cấp cơ sở
do Chu Tuấn Thanh làm chủ nhiệm đề tài (Vụ Chính sách dân tộc, Hà Nội,
2001) đã trình bày khái quát những quan điểm của Đảng và Nhà nước về
chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố truyền thống; phân tích,
đánh giá các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến một số khía cạnh của văn
hoá: nhà cửa, y phục, trang sức, văn hoá vật chất - lễ hội, văn hoá phi vật
thể - quan hệ dịng họ, gia đình văn hố và quan hệ xã hội; đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt
đẹp của các dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu một số mơ hình tái định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số
liên quan đến các cơng trình thuỷ điện do Ths. Nguyễn Lâm Thành làm Chủ
nhiệm đề tài (Viện Dân tộc, Hà Nội, 2004) đã đánh giá về vấn đề tái định cư ở
các cơng trình thuỷ điện, về chính sách của Đảng và Nhà nước ta và khuyến
nghị các giải pháp trong việc triển khai công tác tái định cư ở các cơng trình
thuỷ điện;


7
Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá truyền
thống vùng dân tộc thiểu số do Th.s Hồng Cơng Dũng làm chủ nhiệm đề tài
(Viện Dân tộc, 2004) đã cho thấy một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát
triển du lịch và bảo tồn văn hoá truyền thống; Nêu thực trạng hoạt động du
lịch trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và vấn đề bảo tồn văn hoá dân tộc; Đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá truyền
thống các dân tộc thiểu số.
Lễ hội truyền thống của người Thái ở Tây Bắc nước ta hiện nay do
PGS,TS. Đỗ Đình Hãng làm chủ nhiệm đề tài (Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005) đã đề cập về không gian văn hoá của người Thái
ở Tây Bắc nước ta, đánh giá thực trạng lễ hội truyền thống của người Thái ở
Tây Bắc nước ta và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị
trong lễ hội truyền thống của người Thái ở Tây Bắc;
Đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá một số dân tộc vùng
Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố
- Đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình KX.05 giai đoạn 2001 - 2005 do
GS,TS. Trần Văn Bính làm chủ nhiệm đề tài (Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Hà Nội, 2005) đã đề cập về văn hoá các dân tộc thiểu số trước u cầu của cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và văn hoá một số dân tộc ở Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ; đánh giá thực trạng đời sống văn hoá các dân tộc ở Tây
Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ và đưa ra kiến nghị về các giải pháp phát triển
văn hoá các dân tộc thiểu số ở nước ta trong tình hình hiện nay;
Phát huy nội lực từng vùng và các dân tộc nhằm đẩy nhanh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn các tỉnh miền núi, vùng cao
Tây Bắc nước ta hiện nay do PGS,TS. Nguyễn Quốc Phẩm làm chủ nhiệm đề
tài (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005) đã chỉ ra đặc
điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, dân cư - tộc người và những tiềm năng, nội lực
của các tỉnh miền núi, vùng cao Tây Bắc nước ta; Phân tích thực trạng quá


8
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn ở các tỉnh Tây
Bắc và việc phát huy nội lực từng vùng và các dân tộc; Đề xuất phương
hướng và giải pháp khai thác tiềm năng, phát huy nội lực từng vùng, từng dân
tộc nhằm đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
miền núi, vùng cao Tây Bắc hiện nay.
Văn hoá, xã hội trong quá trình xây dựng thuỷ điện Sơn La, quá trình hội
nhập, những giải pháp cơ chế, chính sách đáp ứng do CN. Nguyễn Như Hải làm
Chủ nhiệm đề tài (Sở KHCN Sơn La, 2006) đã đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội

Sơn La trong thời kỳ 1996-2003, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tác động chủ
yếu đối với sự phát triển và mặt hạn chế về kinh tế-xã hội của tỉnh; Dự báo những
biến động về kinh tế - xã hội nhân văn trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống dân
cư khi xây dựng thuỷ điện Sơn La và quá trình hội nhập; Đề xuất những giải pháp
cơ chế nhằm đưa kinh tế - xã hội Sơn La tiếp tục phát triển đi lên.
Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các
giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của cơng trình
thuỷ điện Sơn La do TS. Nguyễn Bá Ân làm chủ nhiệm đề tài (Viện Chiến
lược phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư, Hà Nội, 2007) đã đưa ra một số vấn đề
lý luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc; Phân tích, đánh giá
các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
vùng Tây Bắc; Đề xuất phương hướng tổ chức lãnh thổ vùng Tây Bắc dưới
tác động của cơng trình thuỷ điện Sơn La, các giải pháp phát triển vùng Tây
Bắc theo hướng phát triển bền vững dưới tác động của thuỷ điện Sơn La.
Sự biến đổi các giá trị văn hố trong q trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - Đề tài cấp Bộ do PGS,TS.
Nguyễn Duy Bắc làm chủ nhiệm đề tài (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2007) đã đề cập một số vấn đề lý luận về văn hoá, giá trị văn
hoá, biến đổi giá trị văn hoá; nêu sự vận động của các giá trị văn hoá ở nước ta
thời kỳ trước đổi mới; phân tích sự biến đổi giá trị nhân cách văn hoá, giá trị


9
văn hoá trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đề xuất các giải pháp xây dựng giá trị văn hoá
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khai thác giá trị tri thức bản địa người Thái phục vụ yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội ở các khu tái định cư thuộc dự án Thuỷ điện Sơn La
do ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền làm chủ nhiệm đề tài (Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008) đề cập về vị trí, tầm quan

trọng của việc khai thác giá trị tri thức bản địa người Thái phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội ở các khu tái định cư thuộc dự án Thuỷ điện Sơn
La, đánh giá thực trạng khai thác giá trị tri thức bản địa người Thái phục vụ
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đề xuất phương hướng và giải pháp cơ
bản khai thác giá trị tri thức bản địa người Thái phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội ở các khu tái định cư thuộc dự án Thuỷ điện Sơn La.
Nhìn chung, tuy không trực tiếp đi sâu vào vấn đề biến đổi văn hóa
vùng tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay nhưng
những nội dung nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra trong công
tác tái định cư ở Tây Bắc của các cơng trình nêu trên cũng là những nội dung
tham khảo thiết thực mà chúng tôi sẽ kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ sự biến đổi văn hoá vùng tái định cư phục vụ xây
dựng thuỷ điện Sơn La của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, xây dựng và phát triển văn
hoá vùng tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận
dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận khoa học
về biến đổi văn hoá nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá trong nhận


10
diện biến đổi văn hóa trong điều kiện tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Bắc hiện nay.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ
những biến đổi văn hố dưới sự tác động của những biến đổi trong đời sống
chính trị - kinh tế - xã hội vùng tái định cư ở Tây Bắc.

- Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê để
hệ thống hóa, khái quát hóa, phân loại, so sánh nhằm đưa ra những kết luận về
thực trạng biến đổi văn hóa vùng tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tây Bắc hiện nay.
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài, trên cơ
sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh,
ghi hình, ghi âm để nắm bắt về đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số
vùng tái định cư ở Tây Bắc để làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở các ý kiến phân tích, đánh giá
của các chun gia thơng qua các hội thảo và tọa đàm khoa học sẽ được tổ
chức trong quá trình nghiên cứu để điều chỉnh, thẩm định nội dung nghiên
cứu của đề tài.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Xác định rõ quan niệm về văn hóa, biến đổi văn hóa
- Chỉ ra những biến đổi tích cực và cả những nguy cơ cần được xử lý
trong việc xây dựng và phát triển văn hoá vùng tái định cư của đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Bắc, từ đó góp phần xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc hoạch định chiến lược phát triển văn hóa xã hội vùng Tây Bắc nói chung và
vùng tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay nói riêng.
- Là tài liệu tham khảo hữu ích trong cơng tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục và Thư mục tham khảo, đề tài gồm 3
chương, 9 tiết


11
Chương 1
SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ
TẠO NÊN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ

CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY BẮC
1.1. Sự biến đổi văn hóa
1.1.1. Quan niệm về văn hóa
Một số quan niệm về văn hóa
Trong đời sống xã hội, thuật ngữ văn hóa được sử dụng một cách
phổ biến với việc gắn với hàng loạt các hoạt động sống của con người,
đồng thời nó cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học xã hội và nhân văn: khảo cổ học, dân tộc học, nhân loại học, xã hội
học, triết học, văn hoá học, lịch sử… Mỗi ngành khoa học kể trên lại bao
gồm nhiều trường phái lý thuyết khác nhau, cho nên mỗi nhà khoa học khi
triển khai công việc nghiên cứu đều phải giới thuyết quan niệm của mình
về văn hố. Từ đó, khái niệm văn hoá trở nên ngày càng đa nghĩa, số lượng
định nghĩa văn hố tăng và khơng dừng lại ở những con số đã được thống
kê. Nói như Giăc-cơ Đê-ri-đa (Jaques Dérrida), “văn hố chính là cái tên
mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn khơng cùng với những ai ngày nay đang tìm
cách suy nghĩ về nó”2.
Trong nghiên cứu về văn hoá, lâu nay nhiều nhà khoa học thường xuất
phát từ định nghĩa văn hoá của nhà dân tộc học người Anh E.B.Tylor (1832 1917) trong cơng trình Văn hố ngun thuỷ (1871): “Văn hoá hoặc văn minh
hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là một phức thể bao gồm: hiểu biết, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những khả năng, tập
quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên xã hội”. Đây
là một định nghĩa do E.B.Taylor đặt ra để tiện cho việc miêu tả đời sống văn
2

Dẫn theo F.May-ơ, Ban đầu và cuối cùng là văn hố, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 10/1993, tr.35


12
hoá của các tộc người, sống trong trạng thái của xã hội truyền thống (tiền
công nghiệp).

Một quan niệm khác cho rằng văn hố là tồn bộ những gì do con
người làm ra, là “thiên nhiên thứ hai” do nhân tạo trên mọi lĩnh vực của đời
sống, gồm văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần 3.
Trong văn hoá học ở phương Tây, từ văn hố ln ln có hai nghĩa,
được sử dụng trong hai ngữ cảnh khác nhau: Thứ nhất, giữa các chủng loại
sinh vật, văn hoá là phẩm chất tinh thần chỉ có ở lồi người. Đó là năng lực
sáng tạo ra những ý niệm, hành vi nhằm tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội và
chính bản thân con người. Ở đây, văn hoá là thế giới ý niệm - tức thế giới tinh
thần của con người; Thứ hai, trong phạm vi lồi người, văn hố cịn là dấu
hiệu, làm phân biệt giữa cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác. Đó
chính là lối sống thể hiện các giá trị và chuẩn mực xã hội và những truyền
thống khác nhau mà các cộng đồng người đã tạo nên trong quá trình hoạt
động thực tiễn của họ. Văn hóa khơng di truyền theo kênh sinh học mà được
trao truyền thông qua các hệ thống biểu tượng (ngơn ngữ) theo hình thức bắt
chước, học tập.
C. Mác và Ph. Ăngghen quan niệm, về bản chất, văn hóa gắn với lực
lượng bản chất người. “Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến
thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải
tạo thì có thể xét được trình độ văn hoá chung của con người”.4 Một trong các
lực lượng bản chất ấy là sức lao động, là tài năng sáng tạo của con người. Đó
khơng phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện một cách tự nhiên. Chúng
biến đổi dưới tác động của các quan hệ xã hội, của trình độ phát triển văn hố
và được khách thể hố thông qua hoạt động cải tạo thế giới của con người.
Lao động sáng tạo chính là bản chất của văn hóa5.
3

Ý của nhà triết học Đức J.G.Herder, sau được M.Gorky nhắc lại
Dẫn theo Phạm Duy Đức (chủ biên), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, Nxb CTQG,
H.2008, tr. 28
5

Dẫn theo Phạm Duy Đức (chủ biên), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, Nxb CTQG,
H.2008, tr.29
4


13
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Nhật ký trong tù (1943), ở mục đọc sách
đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố”6.
Tại hội nghị quốc tế về văn hóa do UNESCO chủ trì từ ngày 26/7 đến
6/8 năm 1982 ở Mêhicô, với sự tham dự của đại diện hơn 100 quốc gia, đã
có khoảng 200 định nghĩa được đưa ra và bản tuyên bố chung của Hội nghị
khẳng định: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng
biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền căn bản của con người,
những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Chính văn hố đem lại
cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hố làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và
dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hố mà chúng ta xét đoán
được những giá trị và thực thi những lựa chọn. Chính nhờ văn hố mà con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án
chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi
khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình
vượt trội lên bản thân mình”7.
Ngun Tổng Giám đốc UNESCO F.May-ơ (Federico Mayor Zaragoza)
cho rằng: “Văn hoá là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong

quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
6

Hồ Chí Minh tồn tập, T 3, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, tr.431
Tuyên bố về những chính sách văn hóa - hội nghị Quốc tế do UNESCO chủ trì từ 27/7 đến 6/8/1982 tại
Mêhicơ
7


14
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố
xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”8
Như vậy, mặc dù có nhiều cách hiểu về văn hóa, nhiều định nghĩa về
văn hóa do các cách tiếp cận khác nhau, nhưng rõ ràng, các quan niệm về văn
hóa đều đi đến một điểm chung là văn hóa gắn với con người, được đúc kết
thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thơng qua vốn di sản văn hố
và hệ ứng xử văn hoá của cộng đồng người.
Quan niệm văn hóa của đề tài
Thứ nhất, văn hóa là tồn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Thứ hai, văn hóa có mặt trong tồn bộ hoạt động sống của con người,
thể hiện trong mọi lĩnh vực thuộc về con người như ngôn ngữ, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ phục vụ đời sống
sinh hoạt, các phương thức sản xuất, cách thức tổ chức, quản lý đời sống cộng
đồng xã hội nhằm bảo đảm sự sinh tồn và phát triển cho cộng đồng ấy.
Thứ ba, về bản chất, dù được thể hiện dưới dạng vật chất - vật thể hóa
trong các vật dụng hay các khí cụ, các cơng trình kiến trúc, nhà cửa, trang
phục, tiện nghi… hay dưới dạng tinh thần như các nghi lễ, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, lý thuyết khoa học… thì thực chất văn hóa vẫn là hoạt
động tinh thần, vẫn thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội và chịu sự quy

định của điều kiện kinh tế - xã hội.
Nói cách khác, văn hóa là sản phẩm trực tiếp của hoạt động tinh thần,
của ý thức con người thuộc một cộng đồng xã hội nhất định. Trong bản chất,
văn hóa là hệ giá trị nhân bản, là bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội, là
gương mặt bản sắc của một cộng đồng người. Do vậy, sự tồn tại và phát
triển của một nền văn hóa chịu sự quy định của một cơ sở kinh tế - xã hội
nhất định. Cơ sở kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như phương thức sản
8

F.M. Zaragaza, Thập kỷ thế giới phát triển văn hố, Tạp chí Thơng tin UNESCO, số tháng 11/1988


15
xuất vật chất, điều kiện địa lý sinh thái, hoàn cảnh dân số, điều kiện vật chất,
kỹ thuật đạt được, kết cấu xã hội tương ứng … Xét đến cùng, sự khác biệt văn
hóa là do những khác biệt về mơi trường sống quy định. Từng nền văn hóa là
kết quả của sự thích ứng của cộng đồng với mơi trường để tồn tại và phát
triển. Sự tồn tại, vận động và phát triển của văn hóa tất yếu phải dựa trên một
nền tảng vật chất nhất định. Trong nền tảng vật chất ấy, cần lưu ý đến điều
kiện tự nhiên mà đặc biệt là môi trường sinh thái. Bởi yếu tố này tham gia tác
động mạnh mẽ một cách toàn diện, thường xuyên, tất yếu với bất cứ nền văn
hóa nào trong việc tạo ra yếu tố đặc trưng bản chất của mỗi nền văn hóa.
Thứ tư, về mặt cấu trúc, văn hóa khơng phải là một tập hợp tùy tiện của
những hiện tượng rời rạc mà là một chỉnh thể mang tính cấu trúc bao gồm các
yếu tố có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Các nhà nghiên cứu văn hóa, tùy
từng cách tiếp cận đã đưa ra nhiều cách phân loại văn hóa khác nhau. Khi
nghiên cứu văn hóa tộc người, các nhà dân tộc học căn cứ vào hình thái của
sản phẩm mà chia văn hóa thành ba phạm trù lớn:
- Văn hóa vật chất (hình thái sản phẩm: vật thể);
- Văn hóa tinh thần (hình thái sản phẩm: phi vật thể);

- Văn hóa xã hội (hình thái sản phẩm: quan hệ xã hội).
Văn hóa vật chất (Material Culture) là chỉ hoạt động mưu sinh (kiếm
sống), thơng qua việc tìm kiếm, khai thác, thu lượm các dạng vật thể trong
thiên nhiên, đáp ứng các nhu cầu trong đời sống vật chất của con người, được
cho là môi trường nhân tạo - kết quả hoạt động vật chất của con người.
Các vật thể liên quan đến đời sống vật chất gồm có:
+ Cơng cụ sản xuất: công cụ làm ruộng, săn bắt, hái lượm, đánh cá,
chăn ni, v.v…
+ Vũ khí để bảo vệ cộng đồng người, chống thú dữ và các kẻ thù khác
+ Phương tiện sinh hoạt liên quan đến các việc: ăn uống, trang phục,
nhà ở, phương tiện đi lại.


16
Văn hóa tinh thần chỉ các hoạt động nhằm bồi dưỡng và phát triển đời
sống tinh thần của con người. Liên quan đến hoạt động tinh thần, gồm có: tín
ngưỡng - tôn giáo, thờ cúng, lễ hội, các sinh hoạt văn nghệ dân gian, giáo dục
và các hình thức vui chơi - giải trí khác.
Văn hóa xã hội chỉ những sản phẩm do con người đặt ra, bảo đảm an
sinh xã hội, phát triển bền vững. Gồm có: các tổ chức xã hội, luật tục, hương
ước, tổ chức quản lý xã hội, v.v…
Sự phân chia văn hóa thành ba phạm trù lớn như trên là phù hợp với
ngành Dân tộc học, có nhiệm vụ miêu tả văn hóa tộc người - một hình thái
văn hóa cịn đang ở dạng chưa phát triển.
Khi xã hội phát triển cao hơn, văn hóa trở nên phong phú và rất đa
dạng. Văn hóa các dân tộc đã phát triển trong xã hội công nghiệp (tức là xã
hội đã phân tầng sâu sắc, trong xã hội đã xuất hiện nhà nước, các phương tiện
truyền thông đại chúng, phục vụ công việc quản lý xã hội) là đối tượng
nghiên cứu của ngành Văn hóa học. Trong trường hợp này, Văn hóa học có
thể dùng cách phân loại khác. Chẳng hạn, người ta có thể dựa vào các hình

thái của hoạt động sản xuất để phân chia văn hóa: sản xuất ra con người, sản
xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sản xuất ra thể chế để quản lý xã hội. Trong
đề tài này, đối tượng nghiên cứu là văn hóa vùng tái định cư của đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Bắc và mục đích nghiên cứu là sự biến đổi văn hóa, chúng
tơi lựa chọn phân loại văn hóa theo các hình thái của hoạt động sản xuất, các
dạng hoạt động sống chủ yếu của con người. Từ cái nhìn cấu trúc theo kiểu
hình thái này, văn hóa có thể trình bầy thành sự thống nhất giữa văn hóa vật
chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội.
Văn hóa vật chất là mơi trường nhân tạo - kết quả hoạt động sản xuất vật
chất của con người - bao gồm công cụ lao động, phương tiện sản xuất, hoạt động
mưu sinh của con người, trang phục, ăn uống, nhà cửa, phương tiện giao tiếp…
Hoạt động mưu sinh, mà văn hóa học gọi là văn hóa sản xuất, được coi là yếu tố
cần được nhấn mạnh khi phân tích cấu trúc bên trong của văn hóa vật chất.


17
Văn hóa sản xuất là phương thức hoạt động kinh tế của con người trong
xã hội, phản ánh những đặc điểm cụ thể về sản xuất, phân phối và đổi mới hệ
thống giá trị chủ đạo của hoạt động kinh tế trong thời điểm lịch sử nào đó của
xã hội. Văn hóa sản xuất thể hiện đặc điểm về phân cơng lao động; trình độ
thực hiện các mục tiêu kinh tế; trình độ phát triển lực lượng sản xuất (cơng cụ
lao động, cơng nghệ); tính chất phát triển của chủ thể hoạt động sản xuất.
Văn hóa tinh thần là mơi trường nhân tạo - kết quả của hoạt động tinh
thần bao gồm các thành tố hệ tư tưởng, đạo đức, giao tiếp tinh thần, sáng tạo
nghệ thuật và tôn giáo. Văn hóa tinh thần phát triển như là “khía cạnh lý
tưởng của hoạt động sản xuất vật chất. Tuy vậy, trong các điều kiện cụ thể,
từng được khách thể hóa và được củng cố trong các cơ chế của ký ức xã hội,
văn hóa tinh thần giống như khn mẫu tri giác và tư duy, tâm thức xã hội có
thể đóng vai trị chủ đạo trong các giai đoạn phát triển xã hội khác nhau”9.
Nếu xuất phát từ chỗ cho rằng; hoạt động xã hội có cấu trúc phức hợp, bao

hàm trong đó bốn dạng hoạt động: cải tạo, nhận thức, định hướng giá trị, giao
tiếp (truyền thống), thì trong văn hóa tinh thần có thể phân chia thành 4 lĩnh
vực: (1) Lĩnh vực hoạt động dự phóng, biểu thị ở tính chủ động (tích cực)
sáng tạo của sức tưởng tượng con người; (2) Hoạt động nhận thức (khoa học,
giáo dục) tạo ra những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người và thế giới nội
tâm của nó; (3) Hoạt động định hướng giá trị cuộc sống gồm 3 tiểu hệ thống
là: Văn hóa đạo đức, Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa tơn giáo; (4)Hoạt động
giao tiếp tinh thần.
Văn hóa xã hội là q trình sản xuất, phát triển và hoàn thiện các điều
kiện xã hội phục vụ cuộc sống con người. Dạng văn hóa này đặc trưng bởi các
hoạt động của nhà nước, của các thiết chế xã hội khác, của xã hội cơng dân,
bao gồm tồn bộ tính đa dạng của các cơ quan và các hành động thực tiễn,
chúng tạo ra thể chế để duy trì hiện thực cho đời sống xã hội. Thực tiễn xã hội
9

GS.TS. Đơ-ra-đrơ(Chủ biên) , Văn hóa học, Nxb Phượng Hồng, Rotxtop 2007 ( GS Hoàng Vinh dịch), tr. 213


18
sẽ loại bỏ đi các thiết chế già cỗi, hoạt động tổ chức xây dựng nên các trật tự
mới, cũng thuộc về lĩnh vực văn hóa này.
Văn hóa xã hội tự bộc lộ ra trong các mối quan hệ xã hội, nó chỉ ra những
q trình xảy ra trong xã hội, nêu lên cấu trúc xã hội của nó, tổ chức quyền lực
chính trị, thực hiện các chuẩn mực pháp lý, các dạng quản lý và các phong cách
lãnh đạo. Văn hóa xã hội ở đây được hiểu chính là những thể chế. Đó là tồn bộ
những luật, lệ do cộng đồng xã hội quy định, được các thành viên trong cộng
đồng ấy thừa nhận và tự giác thực hiện. Thể chế xã hội phản ánh hệ giá trị mà
cộng đồng xã hội ấy lựa chọn, đồng thời nó quy định hệ thống chuẩn mực ứng
xử, để các thành viên theo đó mà thực hiện. Khơng có thể chế, các hoạt động xã
hội không thể vận hành được và ngay bản thân xã hội cũng không tồn tại.

1.1.2. Sự biến đổi văn hóa
Một số nghiên cứu về biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa được các nhà khoa học khởi xướng thuyết tiến hóa
luận như E.Taylor, l. Morgan đề cập đến từ thế kỷ XIX khi họ phân chia xã
hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung một mẫu hình biến đổi xã hội và biến
đổi văn hóa. E.Taylor cho rằng: “sự phát triển tiến bộ tiến hóa của các nền
văn hóa là xu hướng chính trong lịch sử loài người. Xu hướng phát triển này
là rất hiển nhiên, vì rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của nó có thể sắp
xếp vào trong một trật tự xác định, mà khơng thể làm ngược lại.”10 Theo mơ
hình phát triển tiến hóa đơn tuyến này, những nền văn hóa ngồi phương Tây
được nhìn nhận là “kém văn minh”, con người sống trong sự ràng buộc chặt
chẽ của phong tục, do đó sự biến đổi diễn ra rất chậm chạp…đối ngược với
văn hóa phương Tây “văn minh”, năng động và biến đổi nhanh. Mơ hình tiến
hóa luận đơn tuyến về sự phát triển và biến đổi văn hóa này đã bị phản đối
rộng khắp trong giới nghiên cứu văn hóa và đây cũng là tiền đề cho nhiều lý
thuyết mới về biến đổi văn hóa ra đời và phát triển ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX.
10

A.A Belik, Văn hóa học Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H.2000, tr 53


19
Truyền bá luận như một phương thức nghiên cứu văn hóa xuất hiện vào
cuối thế kỷ XIX. Khái niệm truyền bá, tiếp nhận từ vật lý học, có nghĩa là sự
lan tỏa, sự loang ra, sự thẩm thấu. Trong nghiên cứu văn hóa, khái niệm này
có nghĩa là truyền bá các hiện tượng văn hóa thơng qua những cuộc tiếp xúc
giữa các dân tộc bằng buôn bán, di dân, xâm lược. Các đại biểu của xu hướng
này cho rằng, truyền bá, tiếp xúc, đụng chạm, hấp thụ, thiên di văn hóa là nội
dung chủ yếu của qúa trình lịch sử. Phân tích những đặc điểm về khơng gian,

thời gian của các nền văn hóa, nhằm cụ thể hóa đối tượng (khách thể) nghiên
cứu khi đối chiếu với thuyết tiến hóa, là một đặc điểm quan trọng của phương
pháp tiếp cận nghiên cứu thuộc xu hướng này. Các nhà truyền bá luận đã đối
lập tư tưởng về tính quyết định luận địa lý với tư tưởng Tiến hóa luận, chủ
trương có sự tự phát và phát triển những hiện tượng văn hóa tương tự trong
điều kiện giống nhau. Truyền bá luận đã phổ biến ở các nước Âu - Mỹ. Ở
Đức, Ph.Ratxen (1844-1904) với các cơng trình như Địa lý học nhân loại,
Nhập môn dân tộc học đã đưa ra những kết luận về sự truyền bá các nền văn
hóa trong không gian, về sự sinh thành và nguồn gốc của chúng. Đối với
Ph.Ratxen thì vùng văn hóa được xem là khái niệm bao quát, thể hiện những
đặc điểm không gian của sự phân bố văn hóa. Ph.Ratxen đã giải thích những
yếu tố giống nhau trong các nền văn hóa thuộc các dân tộc khác nhau là do
chúng có chung cùng nguồn gốc. Ơng nhìn nhận nguồn gốc cơ bản của những
biến đổi trong các nền văn hóa là ở những tiếp xúc qua lại giữa chúng. Theo
ông, cần phải xem xét tất cả những vấn đề của con người trong mối quan hệ
của nó với mơi trường tự nhiên. Trong môi trường tự nhiên như vậy, sự di
chuyển của các cộng đồng người và văn hóa của họ là khơng ranh giới. Ông
coi sự tiếp xúc và truyền bá (lan truyền) các thành tựu văn hóa là thuộc tính
căn bản của văn hóa. Ơng cũng nêu ra phương thức lan truyền, đó là: lan
truyền tồn bộ văn hóa từ cộng đồng này sang cộng đồng khác còn gọi là hỗn


20
dung văn hóa; lan truyền dịch chuyển từng yếu tố văn hóa riêng lẻ theo những
hình thức khác nhau từ điểm dân cư này sang điểm dân cư khác.
Ở Anh, một phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa có ảnh hưởng lớn
từ những năm 1920 đến 1950, đó là thuyết chức năng có liên quan đến cả
Radcliffe Brown và Malinowski. Thuyết chức năng cho rằng các xã hội và
các nền văn hóa hịa nhập tương đối tốt và ổn định. Với quan điểm này, nếu
một nền văn hóa thay đổi thì sau đó nó sẽ phải chịu những tác động bên

ngồi. Những nhà chức năng luận khơng có ý định nghiên cứu thay đổi, mối
quan tâm chính của họ là các mối quan hệ qua lại về chức năng của các hệ
thống văn hóa và xã hội chứ khơng phải cách thức các hệ thống này được thay
đổi. Văn hóa của mỗi cộng đồng có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, ứng xử
của mỗi cá nhân trong xã hội và đối với thiên nhiên. Trong quá trình vận động
phát triển của lồi người, văn hóa biến động và thay đổi khơng ngừng. Có
nhiều giá trị cũ được thay bằng các giá trị mới. Nhưng cũng có những giá trị
tồn tại và phát triển lâu dài cùng thời gian và tạo nên bản sắc của mỗi cộng
đồng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa quan trọng khác trong nhân học
Bắc Mỹ là về vấn đề sinh thái văn hóa. Phương pháp này đầu tiên do Julian
Steward (1955) khởi xướng và có ảnh hưởng lớn trong những năm 1960.
Steward luôn phê phán trào lưu tán xạ văn hóa, ơng cho rằng biến đổi có thể
được hiểu là một sản phẩm ngẫu nhiên của lịch sử hay sự kiện tình cờ do tiếp
xúc giữa các nền văn hóa với nhau. Ngồi ra, Steward cũng tìm cách chứng
minh rằng biến đổi văn hóa có thể được giải thích chủ yếu xét về sự thích
nghi tiến bộ của một nền văn hóa nào đó với mơi trường của mình, kết quả là
định hướng thay đổi có thể dự đoán được: căn cứ vào cơ sở tồn tại của một xã
hội, có thể dự đốn được xã hội sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian để
thích nghi với những điều kiện mơi trường nào đó. Các nhà sinh thái học văn
hóa có xu hướng cho rằng tất cả các dân tộc sẽ có phản ứng giống nhau trong


21
những hoàn cảnh tương tự nhau và những đặc điểm như các giá trị và đức tin
văn hóa khơng đóng một vai trò quan trọng trong việc chi phối sự biến đổi
văn hóa. Quan điểm lựa chọn là mơi trường được điều chỉnh về văn hóa: mọi
người khơng hiểu về thế giới theo cách trực tiếp mà chỉ thông qua các hệ
thống tư duy văn hóa, kết quả là các dân tộc với các quan niệm khác nhau về
thế giới sẽ thích nghi với thế giới theo các cách khác nhau. Như vậy, với quan

điểm này, các nhà sinh thái học văn hóa đã nhầm lẫn khi họ khơng thể xem
xét các hệ thống tư duy văn hóa trong quá trình phân tích sự biến đổi văn hóa.
Trong điều kiện hiện nay, giới nghiên cứu văn hóa, khi đề cập đến biến
đổi văn hóa, khuynh hướng chung là đặt biến đổi văn hóa trong sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của tồn cầu hóa, của những q trình giao lưu vượt phạm vi quốc
gia, của những xã hội đang chuyển đổi. Để nghiên cứu các chiều cạnh của
biến đổi văn hóa, các nhà nhân học, xã hội học, văn hóa học…thường gắn nó
với phát triển, với tồn cầu hóa, đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa. Trên thực tế,
hiếm các cơng trình khoa học chỉ khảo sát về biến đổi văn hóa dựa trên một
khía cạnh nêu trên mà thường xun có sự tác động qua lại với nhau. Ở mức
độ cụ thể hơn, sự biến đổi văn hóa được tìm hiểu trong q trình hiện đại hóa
gắn với sự phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở những xã hội đang chuyển
đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, từ xã hội truyền thống sang
xã hội hiện đại. Trong các nghiên cứu này, quan điểm của nhà nhân học Mỹ
S.Spindler về mối quan hệ giữa biến đổi văn hóa với văn hóa truyền thống
đáng được chú ý hơn cả. Nghiên cứu của ơng đối diện với mơ hình lớn của sự
biến đổi văn hóa xã hội trong đó xác định ba cấp độ phân tích (văn hóa, xã
hội, cá nhân) trong những quá trình biến đổi đa dạng, trong đó quan tâm đến
những nhân tố gây ra sự biến đổi cả từ phía bên trong và ngồi hệ thống. Ở
những mơ hình nhỏ hơn, tác giả phân tích sự đổi mới, truyền bá, tiếp biến văn
hóa cùng các khía cạnh biến đổi tâm lý - văn hóa cộng đồng. Điểm nổi bật là
ơng nêu lên luận điểm về tính biển đổi song hành cùng tính bền bỉ của văn


22
hóa, mặc dù kinh tế phát triển có mang đến sự biến đổi thì văn hóa truyền
thống tiếp tục thể hiện những dấu ấn bền vững trong đời sống xã hội. Như
vậy, sự biến đổi văn hóa trong xã hội hiện đại hóa là những q trình đa
chiều, đa dạng, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng xã hội cụ thể với sự chi
phối của văn hóa truyền thống.

Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã xuất hiện những cơng trình
nghiên cứu về biến đổi văn hóa. PGS,TS. Nguyễn Duy Bắc trong đề tài cấp
Bộ: “Sự biến đổi các giá trị văn hoá ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007) đã cho
rằng: biến đổi văn hố chính là q trình thay đổi các phương thức sản xuất,
bảo quản, truyền bá… các sản phẩm và giá trị văn hoá phù hợp với những
biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở những thời kỳ nhất định trong sự phát
triển của các quốc gia dân tộc và nhân loại. Sự biến đổi văn hố là hiện tượng
phổ biến nhưng nó diễn ra khơng giống nhau ở các dân tộc. Sự biến đổi văn
hoá thường là một bước tiến bộ trong sự phát triển dân tộc và nhân loại. Bốn
nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa được đề cập trong cơng trình này bao
gồm: Thứ nhất là sự vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; Thứ
hai là nhân tố tư tưởng, chính trị; Thứ ba là kỹ thuật và công nghệ mới; Thứ
tư là giao lưu văn hố.
Như vậy, dù có nhiều quan điểm, những sự phân tích khác nhau về biến
đổi văn hóa nhưng rõ ràng, các nhà nghiên cứu thống nhất ở luận điểm cho
rằng sự biến đổi văn hóa là xu thế tất yếu trong q trình phát triển của xã hội
lồi người, q trình tồn cầu hóa và sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa
dạng, ở nhiều cấp độ và theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Quan niệm về biến đổi văn hóa của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm nghiên cứu có trước, xuất phát từ
nhiệm vụ nghiên cứu, quan niệm về biến đổi văn hóa của đề tài được xác định
trên một số điểm sau:


×