Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tìm hiểu công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.28 KB, 61 trang )

MỤC LUC
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một công cụ quan trọng nhất đáng tin cậy để Nhà nước điều hành
quản lý vĩ mô nền kinh tế. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động các ngành, mọi lĩnh vực
trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được vấn đề đó, công tác tổ chức nói chung
và tổ chức tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng luôn được
các doanh nghiệp quan tâm. Em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu công tác hạch
toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thiết bị công
trình Hoàng Anh”
1. Lý do lựa chọn đề tài
Để trả tiền lương cho người lao động đúng, doanh nghiệp phải đảm bảo được
các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước, gắn với quản lý lao
động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có
trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động trong nâng
cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật , thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản
xuất phát triển. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ
cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… các khoản này cũng đóng góp phần
trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong trường hợp khó khăn,
tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đạt mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý chặt chẽ, có
hiệu quả về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hạch toán
lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến
quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất
kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp
hành các chính sách về lao động tiền lương của nhà nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự hình thành và biến động của tiền lương trong quá
trình hoạt động của công ty.
Là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ
phần thiết bị công trình Hoàng Anh.


4. Phạm vi nghiên cứu
Một số vấn đế trong tổ chức hạch toán thời gian,số lượng, chất lượng và kết
quả lao động. Tính toán, phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
Với việc phân tích trình tự, nội dung hạch toán trên chứng từ sổ sách báo cáo
tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Nguồn tài liệu thu thập được chủ yếu là các báo cáo sổ sách của công ty tong các
năm: 2011- 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu nhập số liệu
- Phương pháp hạch toán kế toán
- Phương pháp so sánh để đánh giá kết quả
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
- Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp tài khoản kế toán
- Các phương pháp liên quan khác
6. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh.
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh.
Do sự am hiểu về lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tế còn rất nhiều hạn
chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô quan
tâm góp ý để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG
TRÌNH HOÀNG ANH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1.1. Quá trình hình thành.

Tên công ty: Công ty Cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh.
Địa chỉ: Số 456 Quốc lộ 5A, Phường Hùng Vương - Hồng Bàng - Hải Phòng
City - Vietnam
Tên viêt tắt: HOANG ANH EQUIPMEMT PROJECT JOINT STOCK
COMPANY
Loại hình: Cổ phần
Số đăng ký: 0203003214
Ngày thành lập: Ngày 15/06/2007
Người đại diện: Đoàn Văn Tới
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng)
Ngành hoá chất mỏ được thành ngày 20 tháng 12 năm 1965 theo quyết định
của Bộ công nghiệp nặng có nhiệm vụ tiếp cận, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu, cung ứng cho các ngành kinh tế,
xây dựng cơ sở hạ tầng.
Từ năm 1995 với đà phát triển của dất nước, nhu câu xây dựng đường xá, cầu
hầm ngày càng tăng để phục vụ cho sự phát triển của đất nước vì thế vật tư máy
móc là một yếu tố không thể thiếu được. Nhằm thống nhất sự quản lý, thực hiện sản
xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn và để đáp ứng tốt hơn về thiết bị công trình của
các ngành kinh tế ngày 29/3/1995 Văn phòng Chính phủ đã có thông báo cho phép
thành lập công ty cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh. Ngày 15/6/2007 Thủ
tướng Chính phủ có quyết định số 77/QĐ - TTG về việc thành lập công ty TNHH
một thành viên có tên là: là Công ty Cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh.
Ngày 15/6/2007, công ty cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh chính thức ra
đời.
Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất và cung ứng vật tư máy móc thiết bị
cho các ngành khoa học, kỹ thuật.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh tổ chức một vòng khép kín
khai thác than cứng và than non, khai thác qoặng kim loại,khia thác đá,cát,sỏi,đất
sét.Sản xuất kim loại màu và kim loại quý, sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện,

thiết bị phân phối và điều khiển điện; Đóng tàu và thuyền; Sửa chưac và bảo dưỡng
máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn; Xây dựng công trình đường sắt và
đường bộ; Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải hàng
hóa bằng đường bộ; Vận tải đường thủy; Kho bãi và lưu giữ hàng hóa Khách sạn;
Hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội); Cho thuê máy móc,
thiết bị xây dựng; Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước. Công ty tập
trung kinh doanh vào các lĩnh vực:
1. Sản xuất, kinh doanh kim loại,máy móc.
2. Xuất khẩu, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị công trình.
3. Bảo quản, đóng gói, cung ứng dự trữ quốc gia về vật liệu nổ công nghiệp.
4. Khai thác than,qoặng kim loại.
5. Thiết bị phân phối và điều khiển điện đóng tàu.
6. Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc.
7. Làm dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy và có động cơ khác theo yêu cầu của
khách hàng.
8. Cho thuê máy móc thiết bị cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước.
9. Vận tải đường bộ, sông biển, quá cảnh các hoạt động cảng vụ và đại lý vận
tải biển. Sửa chữa phương tiện vật tải, thi công cải tạo phương tiện cơ giới đường
bộ.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Cựng vi quỏ trỡnh phỏt trin, cụng ty ó khụng ngng hon thin b mỏy t
chc qun lý ca mỡnh. Cú th núi b mỏy qun lý l u nóo, l ni a ra cỏc
quyt nh kinh doanh v t chc sn xut.
n nay cụng ty t chc b mỏy qun lý theo h trc tuyn gm 4 phũng ban,
cỏc chi nhỏnh, ca hng v nh kho:
ng u cụng ty l giỏm c v phú giỏm c
Ti cỏc phũng ban u cú trng phũng v phú phũng ph trỏch cụng tỏc hot
ng ca phũng ban mỡnh.
B mỏy qun lý kinh doanh ca cụng ty cú th biu din bng s sau:
S ụ 1.1.

Sơ đồ tổ chức quản
bụ may cụng ty
của Công ty
cụ phõn thiờt bi cụng
trinh Hoang Anh
Giam ục
* Nhim v v chc nng ca cỏc phũng ban:
- Giỏm c cụng ty: L ngi iu hnh hot ng kinh doanh hng ngy
ca cụng ty. Giỏm c cú cỏc quyn sau õy: quyt nh tt c cỏc vn liờn quan
n hot ng hng ngy ca cụng ty. T chc thc hin k hoch kinh doanh v k
hoch u t ca cụng ty. Ban hnh quy ch qun lý ni b. B nhim, min nhim
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng vật t!
Các cửa hàng
Phòng tổ chức
hành chính
Các Kho
Các chi
nhánh
Phó giám
đốc
cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh công
ty. Bố trí cơ cấu tổ chức của công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc
sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
- Giám đốc: là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế
hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác
tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy,
chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh. Giám đốc trực tiếp

tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc
giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công
việc của công ty, có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm
của mình hoặc những hoạt động được giám đốc uỷ quyền, chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của mình trước giám đốc công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ đề xuất
định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu
thụ hàng hoá.
- Các bộ phận phòng ban chức năng: bao gồm 4 phòng ban, các chi nhánh,
cửa hàngvà nhà kho.
+ Phòng Tài chính-kế toán:
Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức
năng giúp giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế
hoạch tài chính hàng năm. Thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán
thống kê và văn bản pháp quy của Nhà nước. Quản lý quỹ tiền mặt và Ngân phiếu.
+ Phòng Kinh doanh: Có chức năng giúp giám đốc công ty chuẩn bị triển
khai các hợp đồng kinh tế. Khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ hàng
hoá. Phát triển mạng lưới bán hàng của công ty, triển khai công tác kinh doanh, mở
rộng mạng lưới kinh doanh của công ty. Tổ chức thực hiện các hoạt động
marketing, chào hàng bán hàng, các hoạt động tiêu thụ và hậu mãi.
+ Phòng Tổ chức – Hành chính: Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất
kinh doanh và quản lý toàn bộ lao động, quản lý công tác tiền lương, thực hiện chế
độ chính sách đối với người lao động.
+ Phòng Vật tư: Tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị phục
vụ thi công cho công trình. Theo dõi việc xuất, nhập, tồn các loại vật tư hàng hoá
trong kho của công ty.
1.2. Một số kết quả đạt được của công ty
1.2.1. Thành tích đạt được
Gần 10 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 10 năm thực hiện đường lối
đổi mới theo nghị quyết của Đảng được Chính phủ và các bộ, các ngành, các địa

phương nơi đơn vị đóng quân quan tâm giúp đỡ và cho phép đầu tư cơ sở vật chất
cùng với những cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần
thiết bị công trình Hoàng Anh đã đạt được một số thành tích xuất sắc: là đơn vị anh
hùng lao động, được nhận huân chương lao động hạng nhất, huân chương độc lập,
huân chương lao động hạng hai, huân chương lao động hạng ba, huân chương chiến
công hạng ba và nhiều huân chương cho các tập thể, cá nhân trong công ty.
1.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 1.1. Bảng kết quả hoạt động kimh doanh của công ty cổ phần thiết bị công trình Hoàng Anh
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So Sánh Năm
2012/2011
So sánh năm
2013/2012
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ %
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ %
1 Tổng doanh thu 136.546 131.432 195.099 (5.114) (3,745) 63.667 48,441
2 Tổng chi phí 128.879 123.239 183.529 (5.640) (4,376) 60.290 48,921
3
Tổng lợi nhuận
trước thuế
2.694 2.182 3.728 (0.512) (19,005) 1.546 70,852
4
Thuế thu nhập DN phải
nộp
673 698 1.178 25.000 3,715 (696.822) (99,831)
5 Số lao động (người) 712 715 800 3.000 0,421 85.000 11,888

6
Lương bình quân/
tháng
3.55 3.25 4.00 (0.300) (8,451) 0.750 23,077
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Dựa vào số liệu trên bảng trên ta thấy:
+ Doanh thu tiêu thụ của công ty ở mức cao, doanh thu năm 2011 đạt 136.546
triệu đồng nhưng sang năm 2012 đạt 131.432 triệu đồng, tức doanh thu tiêu thụ sang
năm 2012 bị giảm 5.114 triệu đồng và năm 2013 con số này là 195.099 triệu đồng
tức là so với năm 2012 doanh thu thuần đã tăng 63.667 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng năm 2013 so với năm 2012 là 32,63%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã
tăng năng suất lao động, giảm chi phí hạ giá thành, nâng cao chất lượng công trình
xây dựng, tích cực đổi mới trang thiết bị, làm cho công ty ngày càng có uy tín lớn
trên thị trường xây lắp. Qua đó cho thấy năm 2013 công ty đã có một bước phát triển
vượt bậc. Theo kế hoạch định hướng năm 2013 thì doanh thu thuần đạt 160 tỷ, như
vậy trên thực tế thực hiện được con số này đã vượt xa kế hoạch định hướng của công
ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mặc dù gặp nhiều khó khăn trên
thương trường nhưng do công ty có những biện pháp chính sách phát triển hợp lý cụ
thể, tích cực tìm kiếm các hợp đồng xây dựng trên khắp mọi miền đất nước, mặt khác
uy tín của công ty đang ngày càng được nâng cao, nên doanh thu của công ty ngày
càng tăng mạnh.
Doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 là – 5.114 triệu đồng
tương ứng với tốc độ giảm là - 3,89%. Đến năm 2013 thì doanh thu thuần tăng so
với năm 2012 là 63.667 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 32,63 %. Tổng lợi
nhuận trước thuế của công ty đến năm 2013 đã tăng rất cao so với năm 2011 và
2012, tỷ lệ phần trăm tăng tương ứng so với năm 2012 là 41,47%.
Lao động: lao động của công ty ngày càng tăng theo từng năm. Năm 2012 số
lao động tăng có 3 người, nhưng năm 2013 thì số lao động tăng nhanh tăng 85
người so với năm 2012 tương ứng 10,63%. Qua số lao động tăng nhanh cho ta thấy
công ty kinh doanh ngày một phát triển, có nhiều khách hàng lên cần một lượng số

người lao động lớn để đáp ứng được điều đó.
Cũng từ yếu tố đó mà lương bình quân của công nhân trong công ty cũng dần
được cải thiện và tăng ở năm 2013, tỷ lệ tăng của năm 2013 so với năm 2012 là từ
3,25 lên 4,00 tương ứng 18,75 %.
10

Tất cả những điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là rất khả
quan, công ty cần giữ vững và phát huy những gì đã đạt được và khắc phục những
điều chưa đạt được để ngày càng vững bước phát triển đi lên.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công ty
Có thể nói tiền lương là vấn đề khá phức tạp đối với tất cả các doanh nghiệp
nói chung. Nó chi phối nhiều mặt hoạt động của cán bộ công nhân viên trong các
doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố. Chính vì vậy
muốn thực hiện tốt công tác quản lý tiền công và tiền lương thì đòi hỏi các cấp quản
trị của công ty phải nghiên cứu đầy đủ các yếu tố sau đây:
-Luật lao động: đó là các chính sách của Nhà nước và pháp luật quy định về
mức lương tối thiểu, cách trả lương, thang lương, bảng lương. Mỗi một quốc gia
đều có bộ luật lao động riêng để bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người
sử dụng lao động.
- Thị trường lao động: hiện nay, do sự tồn tại của thị trường lao động nên vai
trò điều phối lao động của tiền lương thể hiện ngày càng rõ nét. Vì vậy tuỳ thuộc
vào tình hình cung cầu trên thị trường lao động mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh
mức lương cho phù hợp.
-Mức giá cả sinh hoạt: tiền lương phải phù hợp với giá cả sinh hoạt, đó là
quy luật của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Như chúng ta đã biết, tiền lương thực
tế tỉ lệ nghịch với giá cả sinh hoạt và tỉ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa.
Do đó mức giá cả sinh hoạt tăng lên thì tiền lương thực tế giảm xuống. Vì
vậy các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa để đảm bảo đời sống cho
công nhân.
-Vị trí địa lý: sự chênh lệch tiền lương luôn tồn tại giữa các khu vực địa lý

khác nhau, cùng một công việc, cùng một ngành nghề nhưng ở những nơi khác
nhau mức lương sẽ khác nhau. Lý do chung là do giá cả sinh hoạt ở các nơi đó là
khác nhau. Các doanh nghiệp nên lưu ý đến yếu tố này để chi trả lương cho hợp lý.
11
- Năng suất lao động trong ngành và các hình thức khuyến khích hoàn thành
công việc trong ngành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Các hình thức thưởng
tiền cho công nhân khi họ hoàn thành tốt công việc hoặc trả lương theo phần trăm
số sản phẩm làm được sẽ giúp thu hút nhân viên và tạo động lực cho họ hăng say
làm việc.
- Công đoàn: là một thế lực rất mạnh mà các cấp quản trị phải thoả thuận
trong các lĩnh vực như tiêu chuẩn để xếp lương, các mức chênh lệch lương và
phương pháp trả lương. Bởi vì công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền của người lao
động trong đó có tiền lương.
- Đặc điểm hình thức lĩnh vực ngành kinh doanh sản xuất: có một số ngành
mà sự hoạt động của nó liên quan đến sự phát triển của đất nước nên rất được sự
quan tâm và khuyến khích. Vì vậy chính sách tiền lương cũng được lưu ý giữa các
ngành.
- Kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên: người lao động làm việc
trong các doanh nghiệp thường được tính lương theo bậc, theo trình độ tay nghề,
theo thâm niên công tác và theo kết quả làm việc.
Ngoài ra, tiền lương và tiền công còn chịu ảnh hưởng của tình hình làm ăn
của công ty, các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp, các tiêu chuẩn của ngành
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH HOÀNG ANH
2.1. Cơ sở lý luận về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty
2.1.1. Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.1.1. Những vấn đề chung về tiền lương

+ Khái niệm
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động
trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc gì đó. Tiền lương có nhiều
quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách tiếp cận khác
nhau.
+ Bản chất
Đối với thành phần kinh tế nhà nước tư liệu lao động thuộc sở hữu nhà nước,
tập thể lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người bán sức lao động, làm
thuê cho nhà nước và được nhà nước trả công dưới dạng tiền lương. ở đây, tiền
lương mà người lao động nhận được là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh,
các cơ quan tổ chức nhà nước trả theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước quy
định. Còn trong các thành phần, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sức lao động đã
trở thành hàng hóa vì người lao động không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất mà
họ đang sử dụng, họ là người làm thuê cho các ông chủ, tiền lương do các xí
nghiệp, tổ chức ngoài quốc doanh trả nhưng việc trả lương ấy lại chịu tác động chi
phối của thị trường sức lao động. Tiền lương trong khu vực này vẫn nằm trong
khuôn khổ pháp luật và theo chính sách hướng dẫn của nhà nước, nhưng những thỏa
thuận cụ thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có tác động trực tiếp
đến phương thức trả lương. Thời kỳ này sức lao động được nhìn nhận thực sự như
một hàng hóa, do vậy tiền lương không phải một cái gì khác mà chính là giá cả của
sức lao động. Nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái
sản xuất sức lao động.
13
Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội thì tiền lương là một phạm trù kinh tế
tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần hiện nay.
Với quan điểm mới này tiền lương đã đánh giá đúng giá trị sức lao động, tiền
tệ hóa tiền lương triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả lương bằng hiện
vật đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia, tiền lương
đã được khai thác triệt để vai trò đòn bẩy kinh tế, nó kích thích người lao động gắn
bó hăng say với công việc hơn.

Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý. Tiền
lương là một khoản cấu thành nên giá thành của sản phẩm, do vậy nó là một khoản
khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, tiền lương được chủ các doanh nghiệp dùng như một công cụ tích cực tác
động tới người lao động. Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao
động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng
tiền lương đồng thời là động lực thúc đẩy việc tăng số lượng và chất lượng sản
phẩm. Tiền lương là lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự
cống hiến sức lao động họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tích
cực lao động, quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động của họ. Từ đó tạo điều kiện
tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đối với người lao động, sức lao động thuộc quyền sở hữu của người lao
động, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phần thu nhập, tiền lương là khoản thu
nhập chính đáng của họ. Tiền lương là phương tiện để duy trì và khôi phục năng lực
lao động trước, trong và sau quá trình lao động (tái sản xuất sức lao động). Tiền
lương nhận được là khoản tiền họ được phân phối theo lao động mà họ đã bỏ ra.
Tóm lại, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động khi hoàn thành công việc nào đó. Tiền lương được biểu hiện bằng giá cả
sức lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào số lượng lao động cũng như
mức độ phức tạp, chất độc hại của công việc để tính lương cho người lao động.
Tuy nhiên, trong bước đầu thay đổi hệ thống tiền lương dẫ dần theo kịp những yêu
cầu đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng.
14
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết về tiền lương và các chế độ
thực hiện trong mỗi doanh nghiệp, thể hiện là Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về
chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp. Như vậy, tiền lương phải phản ánh đúng
giá trị sức lao động, chỉ có như vậy, tiền lương mới phát huy hết được những vai trò
to lớn của nó trong mỗi doanh nghiệp nói chung và trong nền kinh tế nói riêng.
+ Vai trò và ý nghĩa.
Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số người lao động trong

xã hội nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Tiền lương phải đảm bảo lợi
ích kinh tế cho người lao động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh
thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp
họ làm việc với hiệu quả cao nhất mà mức lương nhận được thỏa đáng nhất.
Tích lũy với mức tiền lương nhận được, người lao động không những duy trì
cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả
năng lao động hoặc rủi ro bất ngờ.
Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm,
dịch vụ…cho doanh nghiệp sản xuất ra.
Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số người lao động trong
xã hội nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Tiền lương phải đảm bảo lợi
ích kinh tế cho người lao động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh
thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp
họ làm việc với hiệu quả cao nhất mà mức lương nhận được thỏa đáng nhất.
Tích lũy với mức tiền lương nhận được, người lao động không những duy trì
cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả
năng lao động hoặc rủi ro bất ngờ.
+ Nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ của tổ chức tiền lương là phải xây dựng được chế độ tiền lương
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc trả lương cho công nhân viên chức, người
lao động nói chung phải thể hiện được quy luật phân phối theo lao động. Vì vậy,
việc tổ chức tiền lương phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
15
Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động.
Làm cho năng suất lao động không ngừng tăng.
Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
Vậy, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất để
xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách thu nhập
thích hợp trong một thể chế kinh tế nhất định. ở nước ta khi xây dựng các chế độ trả

lương và tổ chức tiền lương phải theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau
Với những công việc giống nhau, những người lao động giống nhau về sự
lành nghề, mức cố gắng và những mặt khác thì cơ chế cạnh tranh sẽ làm cho mức
lương giờ của họ hoàn toàn giống nhau. Đây là nguyên tắc đầu tiên cơ bản nhất của
công tác tiền lương. Nguyên tắc này dựa trên quy luật phân phối theo lao động, căn
cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà người lao động đã cống hiến để trả lương
cho họ không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc
Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn mức tăng của
tiền lương bình quân.
Đây là nguyên tắc quan trọng của tổ chức tiền lương, vì có như vậy mới tạo
cơ sở cho việc giảm giá thành, hạ giá cả và tăng tích lũy.
Nguyên tắc này xuất phát từ 2 cơ sở sau:
- Do các nhân tố tác động tới năng suất lao động (NSLĐ) tiền lương là khác
nhau: tác động tới NSLĐ chủ yếu là các nhân tố khách quan như thay đổi kết cấu
nguồn lực, thay đổi quy trình công nghệ. Các nhân tố này làm tăng NSLĐ mạnh mẽ
hơn các nhân tố chủ quan. Các nhân tố tác động tới tiền lương bình quân là các
nhân tố chủ quan như người lao động tích lũy được kinh nghiệm sản xuất nâng cao
được trình độ lành nghề, các nhân tố khách quan thì tác động ít và không thường
xuyên. Ví dụ như: cải cách chế độ tiền lương, thay đổi các khoản phụ cấp.
- Do yêu cầu của tái sản xuất mở rộng cho nên tốc độ tăng sản phẩm khu vực
I (khu vực sản xuất các TLSX) phải lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm của khu vực II
16
(khu vực các TLTD). Tốc độ tăng của tổng sản phẩm xã hội (I+II) lớn hơn tốc độ
tăng của khu vực II làm cho năng suất lao động xã hội phải tăng lên nhanh hơn sản
phẩm của khu vực II tính bình quân trên đầu người lao động (cơ số của lương thực
tế). Ngoài ra sản phẩm của khu vực II không phải đem toàn bộ để nâng cao tiền
lương thực tế mà còn phải trích lại một bộ phận để tích lũy. Vì vậy, muốn tiền
lương của công nhân viên không ngừng nâng cao thì năng suất lao động cũng không
ngừng nâng cao và phải tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của tiền lương.

Như vậy, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong nội bộ doanh
nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy thì không còn con đường nào
khác ngoài việc làm cho tốc độ tăng NSLĐ nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình
quân. Vi phạm nguyên tắc này sẽ tạo khó khăn trong phát triển sản xuất và nâng cao
đời sống của người lao động.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người
làm những nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ sở của nguyên tắc này là căn cứ vào chức năng của tiền lương là tái sản
xuất sức lao động, kích thích người lao động, do vậy phải đảm bảo mối quan hệ hợp
lý tiền lương giữa các ngành, tiền lương bình quân giữa các ngành được quy định
bởi các nhân tố:
- Nhân tố trình độ lành nghề của mỗi người lao động ở mỗi ngành: Nếu trình
độ lành nghề cao thì tiền lương sẽ cao và ngược lại, nếu trình độ lành nghề thấp thì
tiền lương sẽ thấp.
- Nhân tố điều kiện lao động: sự khác nhau về điều kiện lao động của các
ngành sẽ dẫn đến tiền lương khác nhau. Ví dụ người lao động làm việc trong các
hầm mỏ có điều kiện làm việc khó khăn, độc hại thì sẽ có tiền lương cao hơn so với
lao động trong những điều kiện tốt hơn.
- Nhân tố Nhà nước: do ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành phụ thuộc vào điều
kiện cụ thể trong từng thời kỳ mà Nhà nước tự ưu tiên nhất định.
17
- Nhân tố phân bổ khu vực sản xuất của mỗi ngành khác nhau, chẳng hạn:
các ngành phân bổ ở những khu vực có đời sống khó khăn, khí hậu, giá cả đắt đỏ thì
tiền lương phải cao hơn các vùng khác để đảm bảo đời sống cho người lao động.
+ Nội dung công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp.
Bất cứ doanh nghiệp nào khi thực hiện tính lương cho công nhân đều phải
dựa vào một số văn bản, nghị định, quy định của Nhà nước.
- Căn cứ vào Nghị định 26/CP ngày 25/5/1993.
- Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ ngày 18/11/1997 về mức lương tối
thiểu số 10.2000.

- Căn cứ vào Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997.
- Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành mà các công ty hay doanh
nghiệp có.
+ Phân loại.
Để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý núi chung quỹ
tiền lương được chia làm 2 loại tiền lương chính và tiền lương phụ.
Trong đó:
+ Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời
gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm: tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp
(phụ cấp làm đêm, phụ cấp thêm giờ)
+ Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: thời gian lao động
nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp, học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy
chữa cháy và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan… được hưởng lương
theo chế độ.
Xét về mặt hạch toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được
hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công
nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản
phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ.
18
Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan
trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động, còn tiền lương phụ khác
không liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động và thường là
những khoản nghỉ theo chế độ quy định.
+ Quỹ tiền lương.
a. Khỏi niệm quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà Doanh nghiệp
trả cho tất cả lao động thuộc Doanh nghiệp quản lý.
b. Nội dung quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp gồm:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền

lương thời gian và tiền lương sản phẩm)
- Các khoản phụ cấp thường xuyên (Các khoản phụ cấp có tính chất tiền
lương) như: phụ học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ
cấp trách nhiệm,phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động,
phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng.
- Tiền lương trả CN trong thời gian ngừng sản xuất vỡ cỏc nguyờn nhõn
khỏch quan, thời gian hội họp, nghỉ phộp…
- Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ
quy định.
c. Để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung quỹ
tiền lương được chia làm 2 loại tiền lương chính và tiền lương phụ.
Trong đó:
+ Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời
gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp
(phụ cấp làm đêm, phụ cấp thêm giờ)
+ Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như thời gian lao động
nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp, học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy
19
chữa cháy và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan… được hưởng lương
theo chế độ.
Xét về mặt hạch toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được
hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công
nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản
phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ.
Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan
trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động, còn tiền lương phụ khác
không liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động và thường là
những khoản nghỉ theo chế độ quy định thể lựa chọn và xây dựng phương án trả
lương của mình.

2.1.1.2. Các khoản trích theo lương.
- BHXH là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách của Nhà nước
ta. Thực chất BHXH là sự đảm bảo về vật chất cho người lao động thông qua các chính
sách chế độ. Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng
BHXH trong trường hợp mất khả năng lao động.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan BHXH quản
lý. Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm
việc bị ốm đau, thai sản… trên cơ sở chứng từ nghỉ hưởng BHXH (phiếu nghỉ
hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan). Cuối tháng (quý) doanh nghiệp
quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH số thực chi BHXH tại doanh nghiệp.
- Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng
góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám, chữa bệnh.
Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương
phải trả cho công nhân viên.
Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên
tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó 3 % tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao dộng đóng góp 1,5% thu nhập, doanh
20
nghiệp tính trừ vào lương của người lao động.Theo chế dộ hiện hành, toàn bộ quỹ
BHYT dược nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT
- BHTN được trích lập để tài trợ cho người lao động tham gia đóng góp quỹ BHTN
tring các hoạt động khi thất nghiệp không có việc làm ổn định.
Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương
phải trả cho công nhân viên
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền
lương phải trả cho công nhân viên trong tháng, trong đó 1 % tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập người lao động.
- Trích KPCĐ.
Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn
nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả
cho công nhân viên trong kỳ.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền
lương phải trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh. Trong đó 1% đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại
công đoàn cơ sở.
2.1.1.3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương.
Người phụ trách tiền lương sẽ phải làm các công việc sau:
- Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, đầy dủ tình hình hiện có và sự biến
động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời giao lao động và
kết quả lao động.
- Tính toán chính xác, kịp thời chính xác, đúng chính sách chế độ về các trích
theo lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế đọ về lao
động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phí công đoàn. Kiểm tra tình
hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn.
21
- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương,
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi
trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.1.2. Các hình nthức trả lương trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Hình thức theo thời gian.
Tùy theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Tính
trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách sau:
a. Hình thức tiền lương thời gian giản đơn:
Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian.
Công thức tính:

= x
Tiền lương đơn giản gồm:
* Tiền lương tháng: là Tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp
đồng lao động hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền
lương cấp bậc và các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực….(nếu có).
Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tác
quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động
không có tính chất sản xuất. Tiền lương tháng gồm tiền lương chính và các khoản
phụ cấp có tính chất tiền lương.
Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc tức là căn cứ theo trình độ
người lao động nội dung công việc và thời gian công tác. Được tính theo công thức
(Mi x Hi).
Mi = Mn x Hi + PC
Trong đó: - Hi: Hệ số cấp bậc i
- Mn: Mức lương tối thiểu
22
Tiền lương thời
gian
Thời gian làm việc
thực tế
Đơn giá tiền lương thời gian
(hay mức lương thời gian)
- Phụ cấp lương (PC) là khoản phải trả cho người lao động chưa được tính
vào lương chính.
Tiền lương phụ cấp gồm 2 loại:
Loại 1: Tiền lương phụ cấp = Mn x Hệ số phụ cấp
Loại 2: Tiền lương phụ cấp = Mn x Hi x Hệ số phụ cấp
* Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc.
Tiền lương tuần phải trả =
Tiền lương trong 12 tháng

52 tuần
* Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc và là căm cứ để
tính trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho công
nhân viên những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng.
Tiền lương ngày =
Tiền lương tháng
Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng
* Các khoản phụ cấp có tính chất lượng.
Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc, làm căn cứ để tính
phụ cấp làm thêm giờ.
Tiền lương giờ =
Tiền lương ngày
Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (8h)
Tiền lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.
* Tiền lương công nhật:
Tiền lương công nhật: là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức lương
ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương.
Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao động
thỏa thuận với nhau. Hình thức tiền lương công nhật áp dụng với lao động tạm thời
tuyển dụng.
b. Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức tiền
lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
Tiền lương thời
=
gian có thưởng
Tiền lương thời gian
+
đơn giản
Tiền lương có tính chất
lương.

23
c. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian.
- Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có thể
lập bảng tính sẵn.
- Nhược điểm:
+ Hình thức tiền lương thời gian chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo
lao động.
+ Chưa gắn tiền lương với chất lượng lao động vì vậy doanh nghiệp cần kết
hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động
nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất,
hiệu suất lao động cao.
2.1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả lương cho người
lao động được theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và
đơn giá tiền lương sản phẩm.
Tiền lương
sản phẩm.
Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng với công nhân chính trực
tiếp sản xuất. Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn
thành định mức lao động, nên còn gọi là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp
không hạn chế.
b. Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng đối với các công
nhân phục vụ cho công nhân chính như: công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị,
vận chuyển NVL, thành phẩm…
24
=
Khối lượng SPHT x Đơn giá tiền lương sản phẩm
Tiền lương sản
phẩm gián tiếp
Đơn giá Tiền lương

gián tiếp
Số lượng sản phẩm hoàn
x thành của công nhân
sản xuất chính
c. Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng.
Thực chất là sự kết hợp giữa hình thức tiền lương sản phẩm với chế độ tiền
thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động , nâng cao
chất lượng sản phẩm…).
d. Hình thức tiền lương sản phẩm lũy tiến: là hình thức tiền lương trả cho
người lao động gồm: tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền thưởng tính
theo tỷ lệ lũy tiến, căn cứ vào mức lao động đã quy định.
Lương sản phẩm lũy tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao
động nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo sản xuất
cân đối hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng.
Tiền lương
SP lũy tiến
=
Đơn giá
lượng SP
X
Số lượng
SP đã
hoàn
thành
x
Đơn
giá
lượng
SP
x

Số lượng SP
vượt kế
hoạch
x
Tỷ lệ tiền
lương lũy
tiến
e. Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoàn công việc
Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng sản phẩm, công
việc.Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho những công việc lao động đơn
giản, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên liệu,
vật liệu, thành phẩm….
f. Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng.
Là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến
công việc cuối cùng.Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất.
g. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể:
Được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập
thể công nhân.
Tác dụng của tiền lương sản phẩm.
25
=

×