Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Nghiên cứu các giải pháp thuỷ lợi cải tạo, phục hồi và bảo vệ vùng đất có vấn đề phục vụ phát triển kinh tế xã hội dải ven biển Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 207 trang )


B KHOA HC V CễNG NGH

TRNG I HC THU LI

TI NCKH C LP CP NH NC




BO CO TNG kết
Khoa học kỹ thuật



nghiên cứu giải pháp thủy lợi cải tạo phục hồi
và bảo vệ vùng đất có vấn đề, phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội dải ven biển bắc bộ

M S: TL 2008/27G

S ng ký:


H Ni, ngy thỏng nm 2012
Ch nhim ti






PGS.TS. Trn Vit n
H Ni, ngy thỏng nm 2012
C quan ch trỡ ti







H Ni, ngy thỏng nm 2012
Hi ng ỏnh giỏ chớnh thc
Ch tch Hi ng




GS.TS. o Xuõn Hc


hà nội 2012


B KHOA HC V CễNG NGH

TRNG I HC THU LI

TI NCKH C LP CP NH NC




BO CO TNG kết
Khoa học kỹ thuật



nghiên cứu giải pháp thủy lợi cải tạo phục hồi
và bảo vệ vùng đất có vấn đề, phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội dải ven biển bắc bộ

M S: TL 2008/27G



chủ nhiệm đề tài :

pgs. ts. trần viết ổn
Các cán bộ tham gia chính: Ts. Nguyễn thu hiền
TS. V HONG HOA
Ts. Nguyễn thị kim cúc
Ts. Lê thị châu hà
Ts. Nguyễn cao đơn
Ths. Phạm tất thắng
Pgs.ts. nguyễn hữu thành
Ths. Phan văn yên
Ths. Nguyễn thức thi
Ts. Lê văn chín




hà nội - 2012

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC BẢNG BIỂU 6
PHỤ LỤC HÌNH VẼ 11
MỞ ĐẦU 16
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 17
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 17
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 18
4.1. Về khoa học 18
4.2. Về thực tiễ
n 19
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ THUỘC DẢI VEN BIỂN ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ 20
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ 22
1.1 PHẠM VI VÙNG NGHIÊN CỨU 26
1.2 DÂN SỐ, KINH TẾ, XÃ HỘI 27
1.2.1 Dân số 27
1.2.2 Kinh tế 27
1.2.3 Xã hội 35
CHƯƠNG II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KHU VỰC VEN BI
ỂN 37
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 37
2.1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHI PHỐI TỚI QUÁ TRÌNH KHAI
THÁC SỬ DỤNG ĐẤT DẢI VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 37
2.1.1 Các nhân tố tự nhiên 37
2.1.2 Dự báo phát triển dân số và lao động 44

2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỰ NHIÊN CỦA CÁC NGÀNH 45
2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 46
2.3.1 Thực trạng sử dụng đấ
t sản xuất nông nghiệp 47
2.3.2 Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp 48
2.3.3 Thực trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 49

2
2.3.4 Thực trạng sử dụng đất diêm nghiệp 50
2.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 50
2.5. THỰC TRẠNG ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 50
2.6. DIỆN TÍCH ĐẤT MẶT NƯỚC VEN BIỂN 51
2.7. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CÁC HUYỆN DẢI VEN BIỂN ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ 51
2.7.1 Những quan điểm về khai thác sử dụng đất 51
2.7.2 C
ơ sở khoa học cho việc đề xuất khai thác sử dụng đất bền vững 53
2.7.3 Nhu cầu sử dụng đất ven biển đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2020 55
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỦY LỢI 57
3.1 VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐỐI VỚI CẢI TẠO, PHỤC
HỒI VÀ BẢO VỆ VÙNG ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ TRONG KHU VỰC NGHIÊN
CỨU 57
3.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN VỀ THỦY
LỢI, CẤP NƯỚC TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 58
3.3 HIỆN TRẠNG THỦY LỢI VÙNG NGHIÊN CỨU 59
3.3.1 Phân vùng thủy lợi 59
3.3.2 Hiện trạng công trình tưới tiêu 60
CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH KHAI THÁC CÁC
LOẠI ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ 67
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI ĐẤT DẢI VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG BẮ

C
BỘ 67
4.1.1 Các loại đất dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ 67
4.1.2 Bãi cát, cồn cát và đất cát 67
4.1.3 Đất mặn 70
4.1.4 Đất phèn 74
4.1.5 Đất phù sa 77
4.1.6 Đất xám và bạc màu 84
4.1.7 Đất đỏ vàng 85
4.1.8 Về một số loại đất khác 86
4.2 XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG VỀ RANH GIỚI MẶN, PHÈN VÀ BỒ
I TỤ
CỦA ĐẤT VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 87

3
4.3 CÁC LOẠI HÌNH CANH TÁC CHỦ YẾU Ở DẢI VEN BIỂN ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ 88
4.3.1 Các loại hình sử dụng đất và công thức luân canh chính 88
4.3.2 Cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ 92
4.3.3 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính 97
4.3.4 Những nhận xét và đánh giá chung 102
KẾT LUẬN PHẦN I 103
PHẦN II 104
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN VÀ XU THẾ DI
ỄN BIẾN Ô NHIỄM ĐÂT VÀ
NƯỚC KHU VỰC VEN BIÊN BẮC BỘ 104
Chương V. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, ĐẤT VÀ
NƯỚC KHU VỰC VEN BIỂN BẮC BỘ 104
5.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ
TÀI NGUYÊN ĐẤT 104

5.1.1 Các yếu tố tự nhiên 104
5.1.2 Các yếu tố nhân sinh 104
5.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN MÔI TR
ƯỜNG VÙNG
VEN BIỂN BẮC BỘ 105
5.2.1 Vị trí lấy mẫu và quan trắc 105
5.2.2 Các phương pháp phân tích chất lượng nước và đất 106
5.2.3 Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước 106
5.2.4 Đánh giá chất lượng nước thải 123
5.2.5 Hiện trạng môi trường đất 129
CHƯƠNG VI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC NGUỒN GÂY Ô
NHIỄM TỚI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 132
6.1 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHI
ỄM 132
6.1.1 Nước thải và rác thải nông nghiệp 132
6.1.2 Rác thải nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn 132
6.1.3 Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp 133
6.1.4 Nguồn gây ô nhiễm do nông nghiệp 138
6.1.5 Nguồn gây ô nhiễm do nuôi trông thủy sản 138
6.1.6 Nhận xét chung 139

4
6.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG VÀ ÁP LỰC Ô NHIỄM 140
6.2.1 Tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khu vực nghiên
cứu 140
6.2.2 Áp lực ô nhiễm vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ 151
6.2.3 Dự báo tải lượng thải chất ô nhiễm từ các nguồn thải 160
6.2.4 Dự báo các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến suy thoái tài nguyên đất
vùng Ven biển Bắc Bộ 166
6.2.5 Dự báo xu thế biến đổi và suy thoái tài nguyên nướ

c và đất vùng ven
biển Bắc Bộ 169
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÙNG ĐẤT
CÓ VẤN ĐỀ 177
CHƯƠNG VII. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH TRÊN DÒNG
CHÍNH ĐỂ SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÙNG ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ 177
7.1 MỤC ĐÍCH NỘI DUNG VÀ CÁC KỊCH BẢN TÍNH TOÁN 177
7.1.1 Cơ sở chọn giải pháp công trình trên dong chính để sử dụng và cả tạo
vùng đất có vấn đề
177
7.1.2 Mục đích và nội dung tính toán 179
7.2 LỰA CHỌN VÀ THIẾT LẬP MÔ HÌNH TÍNH THỦY LỰC 182
7.2.1 Xây dựng mô hình thủy lực hệ thống sông 182
7.2.2 Thiết lập mô hình hệ thống mạng lưới sông 183
7.3 TÍNH TOÁN KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 195
7.4 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG CÁC KỊCH BẢN 200
7.4.1 Kịch bản hiện trạng (trường hợp tính 1, 2, 3) 200
7.4.2. So sánh mực nước và độ mặn trong các kịch bản cấp nướ
c Hiện trạng-
BĐKH-Nước trữ (Trường hợp tính 3, 6, 9 Bảng 1.1, p=85%) 202
7.4.3. Các kịch bản mực nước biển dâng 205
7.4.4 Biện pháp công trình ứng phó với mực nước biển dâng 208
7.4.5 So sánh tác dụng ngăn mặn trữ ngọt của đập/cống ngăn mặn kiểu 2 và
kiểu 1 217
7.5 KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG 220
CHƯƠNG VIII. CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH NHẰM SỬ DỤNG,
BẢO VỆ
HIỆU QUẢ VÙNG ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ 222

5

8.1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ NÔNG NGHIỆP NHẰM SỬ DỤNG, BẢO VỆ
HIỆU QUẢ VÙNG ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ 222
8.1.1 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính 222
8.1.2 Những nhận xét và đánh giá chung 226
8.1.3 Đề xuất hệ thống canh tác đối với các loại đất có vấn đề ở dải ven biển
đồng bằng Bắc Bộ 227
8.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢ
N LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI
NHẰM SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ HIỆU QUẢ VÙNG ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ . 228
8.2.1 Các giải pháp quản lý vận hành hệ thống thủy lợi nhằm nâng cao khả
năng cấp nguồn cho nhu cầu tưới và rửa mặn 228
8.2.2 Các giải pháp vận hành hệ thống nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
252
8.3 CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO KHÁC NHẰ
M SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VÙNG
ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ 283
8.3.1 Các giải pháp rửa mặn rửa phèn phục vụ trồng lúa và các loại cây khác
283
8.3.2 Các giải pháp lựa chọn các loại cây, con có thể phát triển tốt trong môi
trường mặn, lợ 284
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 315
1. Về hiện trạng tưới, tiêu 315
2. Về đất đai trong khu vực 315
3. Tình hình ô nhiễm nước trên các sông trục 316
4. Tình hình ô nhiễm nước trên các sông nội đồng và kênh mương thủy lợi và các
giải pháp khắc phục 316
5. Tình hình nguồn nước và các giải pháp đảm bảo nguồn nước 317
6. Công tác quản lý vận hành các hệ thống thủy nông nhằm đảm bảo nguồn nước
318
7. Về sử dụng các mô hình khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng đất có vấn

đề 319
TÀI LIỆU THAM KHẢO 321

6
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Dân số trung bình năm 2009 các huyện ven biển Bắc Bộ 28
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên các huyện ven biển Bắc Bộ năm 2005 45
Bảng 2. 2 Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên các huyện ven biển Bắc Bộ năm 2009
46
Bảng 2. 3 Biến động sử dụng đất tự nhiêncác huyện ven biển BB n
ăm 2005 – 2009
47
Bảng 2.1 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp Trong vòng 4 năm 2005-2009
…………………………………………………………………………………… 49
Bảng 2.5 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp 50
Bảng 2. 6 Biến động đất chưa sử dụng 50
Bảng 2. 7 Biến động diện tích đất mặt nước ven biển 51
Bảng 2. 8 Bố trí sử dụng đất phi NN ven biển BB năm 2020 55
Bảng 4.1 Tổng h
ợp diện tích các loại đất các huyện ven biển Bắc Bộ
67
Bảng 4.2 Tổng hợp diện tích bãi cát, cồn cát và đất cát các huyện ven biển Bắc Bộ
68
Bảng 4.3 Kết quả phân tích đất phẫu diện Thịnh Long, H. Hải Hậu 69
Bảng 4.4 Kết quả phân tích đất phẫu diện Thịnh Long, H. Hải Hậu 69
Bảng 4. 5 Tổng hợp diện tích các loại đất m
ặn các huyện ven biển Bắc Bộ 70
Bảng 4. 6 Kết quả phân tích đất phẫu diện Kim Đông, H. Kim Sơn 71
Bảng 4.7 Kết quả phân tích đất phẫu diện Hải Lý, H. Hải Hậu 72
Bảng 4. 8 Kết quả phân tích đất phẫu diện Hải Thịnh, H. Hải Hậu 73

Bảng 4.9 Kết quả phân tích đất phẫu diện Hải Toàn, H. Hải Hậu 74
Bảng 4.10 Tổng hợp diện tích các loại đất phèn các huyệ
n ven biển Bắc Bộ 75
Bảng 4. 11 Kết quả phân tích đất phẫu diện Hải Nam, H. Hải Hậu 77
Bảng 4. 12 Tổng hợp diện tích các loại đất phù sa các huyện ven biển Bắc Bộ
Đơn vị tính: ha 78
Bảng 4.13 Kết quả phân tích thành phần hoá lý học phẫu diện đất tại xã Kim Định,
H. Kim Sơn 79
Bảng 4.14 Kết quả phân tích đất phẫu diện Yên Lộc, H. Kim Sơn 80

7
Bảng 4. 15 Kết quả phân tích đất phẫu diện Hải Vinh, H. Hải Hậu 81
Bảng 4. 16 Kết quả phân tích đất phẫu diện Hải Hưng, H. Hải Hậu 81
Bảng 4.17 Kết quả phân tích đất phẫu diện xã Như Hòa, H. Kim Sơn 82
Bảng 4. 18 Kết quả phân tích đất phẫu diện Hải Hà, H. Hải Hậu 84
Bảng 4. 19 Tổng hợp diện tích các loại đất xám và bạc màu các huyện ven biển Bắc
b
ộ 85
Bảng 4. 20 Tổng hợp diện tích các loại đất đỏ vàng các huyện ven biển Bắc Bộ 86
Bảng 5. 1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Lạch Tray, sông Cấm, sông
Văn Úc 107
Bảng 5. 2 Kết quả phân tích nước Sông Hồng tháng 12 năm 2008 108
Bảng 5. 3 Kết quả phân tích nước Ninh Cơ tháng 12 năm 2008 110
Bảng 5. 4 Kết quả phân tích nước sông Đáy tháng 12 năm 2008 112
Bảng 5. 5 Các ch
ỉ tiêu về nhu cầu Oxy sinh học và hóa học đều vượt tiêu chuẩn cho
phép 123
Bảng 6.1 Tổng lượng thải phát sinh trong khu vực Minh Đức – Bến Rừng 136
Bảng 6. 2 Chất lượng nước sau từng cấp của hệ thống xử lý nước thải nhà máy nhiệt
điện Hải Phòng 137

Bảng 6. 3 Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 140
Bảng 6. 4 Tải lượng các chất ô nhiễm ti
ềm năng do nước thải sinh hoạt 141
Bảng 6. 5 Nồng độ trung bình các chất trong nước thải công nghiệp 141
Bảng 6. 6 Lưu lượng nước thải công nghiệp 142
Bảng 6. 7 Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp 142
Bảng 6. 8 Tải lượng chất ô nhiễm do nước hồi quy 143
Bảng 6. 9 Giá trị nồng độ một số chất trong nước thải chăn nuôi 144
Bảng 6. 10 Lưu l
ượng nước thải do chăn nuôi 144
Bảng 6. 11 Tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi 145
Bảng 6. 12 Chất lượng nước nuôi thủy sản vào mùa khô 146
Bảng 6. 13 Tải lượng ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản 147
Bảng 6. 14 Tổng hợp tải lượng các chất do hoạt động nông nghiệp 148
Bảng 6. 15 Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm vùng đồng bằng ven biển 149

8
Bảng 6. 16 Áp lực ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm 151
Bảng 6. 17 Tổng hợp áp lực ô nhiễm vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ 157
Bảng 6. 18 Dự báo dân số các địa phương vùng Ven biển Bắc Bộ đến năm 2020 160
Bảng 6. 19 Dự báo gia tăng nước thải trong vùng Ven biển Bắc Bộ đến năm 2020
(m
3
/ngày) 161
Bảng 6. 20 Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 162
Bảng 6. 21 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 162
Bảng 6. 22 Dự báo tải lượng rác thải trong vùng Ven biển Bắc Bộ đến năm 2020
(kg/ngày) 163
Bảng 6. 23 Hiện trạng và dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên địa bàn 6 huyện
ngoại thành ven biển Hải phòng 165

Bảng 6. 24 Đánh giá xu hướng biến
đổi môi trường nước vùng Ven biển Bắc Bộ169
Bảng 6. 25 Nguy cơ ô nhiễm nước biển và trầm tích kim loại nặng
vùng biển ven bờ Quảng Ninh 176
Bảng 7. 1Các trường hợp tính toán với các kịch bản Hiện trạng – Biến đổi khí hậu –
Trữ nước trên ruộng 179
Bảng 7. 2 Các trường hợp tính toán với kịch bản BĐKH + Nước biển dâng 180
Bảng 7. 3 Các khu tưới chính 189
Bảng 7. 4 Phân bố diện tích đất dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ 190
Bảng 7. 9 Kết quả tính sai số mô hình 198
Bảng 7. 10 Chiều dài xâm nhập mặn trung bình vào các sông trong hệ thống 201
Bảng 7. 11 Chiều dài xâm nhập mặn trung bình vào các sông trong hệ thống trong
trường hợp nước biển dâng (không có đập ngăn mặn) 208
Bảng 7. 12 Chênh lệch mực nước nhỏ nhất trên các sông trong trường hợp có đập
ngăn mặn 216
Bảng 8. 1Yếu tố lượng mưa thay đổi theo kịch bản biến đổi khí hậu (%) 231
Bảng 8. 2 Tổng lượng nước yêu cầu tưới cho lúa Xuân theo tần suất khác nhau 232
Bảng 8. 3 Tổng lượng nước tưới và rửa mặn yêu cầu cho đất mặn, phèn của hệ
thống Nam Thái Bình vụ Xuân theo năm có tần suất khác nhau 232
Bảng 8. 4 Các kịch bản về mực nước biển dâng (cm) so với năm 2000 232

9
Bảng 8. 5 Tổng lượng nước lấy qua các cống đầu mối trong vụ đông xuân (kịch bản
KB1o) 235
Bảng 8. 6 Tổng lượng nước đến so với tổng lượng yêu cầu cho vụ Đông Xuân tại
một số ô ruộng thuộc các sông kênh phụ trách (kịch bản KB1o) 236
Bảng 8. 7 Tổng lượng nước lấy qua các cống đầu mối trong vụ đông xuân (kịch bản
KB1a và KB1b) 238
Bảng 8. 8 Tổng lượng nước yêu cầu và tổng lượng nước chảy vào các ô ruộng do
các đoạn sông/kênh trục phụ trách (KB1a và KB1b) 239

Bảng 8. 9 Tổng lượng nước lấy qua các cống đầu mối trong vụ đông xuân (kịch bản
KB2a và KB2b) 240
Bảng 8. 10 Tổng lượng nước yêu cầu và tổng lượng nước chảy vào các ô ruộng do
các đoạn sông/kênh trục phụ trách (KB2a và KB2b) 241
Bảng 8. 11 Tổng lượng n
ước lấy qua các cống đầu mối trong vụ đông xuân (kịch
bản KB3a và KB3b) 243
Bảng 8. 12 Tổng lượng nước yêu cầu và tổng lượng nước chảy vào các ô ruộng do
các đoạn sông/kênh trục phụ trách (KB2a và KB2b) 244
Bảng 8. 13 Tổng lượng nước lấy qua các cống đầu mối trong vụ đông xuân (kịch
bản KB4a và KB4b) 246
Bảng 8. 14 Tổng lượng nước yêu cầu và tổng lượng nướ
c chảy vào các ô ruộng do
các đoạn sông/kênh trục phụ trách (KB4a và KB4b) 247
Bảng 8. 15 Tổng lượng nước lấy qua các cống đầu mối trong vụ đông xuân (kịch
bản KB5a và KB5b) 248
Bảng 8. 16 Tổng lượng nước yêu cầu và tổng lượng nước chảy vào các ô ruộng do
các đoạn sông/kênh trục phụ trách (KB5a và KB5b) 249
Bảng 8. 17 Tổng lượng nước lấy qua các cống đầu mối trong vụ đông xuân (kịch
bản KB3a và KB3b) 250
Bảng 8. 18 Tổng lượng nước yêu cầu và tổng lượng nước chảy vào các ô ruộng do
các đoạn sông/kênh trục phụ trách (KB6a và KB6b) 251
Bảng 8. 19 Tổng tải lượng BOD
5
và áp lực ô nhiễm do BOD
5
của nước thải sinh
hoạt, công nghiệp và chăn nuôi sản sinh trên các lưu vực nhập lưu (LVNL) 257
Bảng 8. 20 Tổng tải lượng BOD
5

sản sinh của nước thải theo đơn vị Huyện và thành
phố Thái Bình 258

10
Bảng 8. 21Tổng hợp lượng nước lấy vào hệ thống và giá trị BOD trung bình của
doạn sông trong các đợt tưới nghiên cứu ( cho đoạn 1 và đoạn 2) 267
Bảng 8. 22 Kết quả tổng hợp của các phương án 268
Bảng 8. 23 Kết quả tổng hợp của các phương án (đợt 2) 269
Bảng 8. 24 Kết quả tổng hợp của các phương án (đợt 1) 270
Bảng 8. 25 Tổng hợp lượ
ng nước lấy vào hệ thống 273
Bảng 8. 26 Kết quả phân tích chất lượng nước các ao trước khi thả giống nuôi tôm
khu vực xã Thái Đô, huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình (4/6/2009 và 31/3/2010) 291
Bảng 8. 27Kết quả phân tích chất lượng nước các ao trong thời gian nuôi tôm khu
vực xã Thái Đô, huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình (13/9/2009 và 8/9/2010) 293
Bảng 8. 28 Chi phí sản xuất của các ao nuôi niên vụ 2009 296
Bảng 8. 29 Giá bán và lợi nhuận thu được của các ao nuôi niên vụ 2009 296
Bảng 8. 30 Chi phí sản xuất củ
a các ao nuôi niên vụ 2010 297
Bảng 8. 31 Giá bán và lợi nhuận thu được của các ao nuôi niên vụ 2010 297
Bảng 8. 32 Kết quả phân tích đất phẫu diện tại Thái Hưng, H. Thái Thụy TB. 299
Bảng 8. 33 Kết quả phân tích chất lượng nước các đầm trước khi nuôi cá (4/2009 và
3/2010) 304
Bảng 8. 34 Kết quả phân tích chất lượng trầm tích các đầm trước khi nuôi cá (tháng
3/2010) 305
Bảng 8. 35 Kết quả phân tích chất lượng nước các đầm đang nuôi cá (9/2009 và
9/2010) 307
Bảng 8. 36 Kết quả phân tích chất lượng nước các đầm nuôi cá sau thu hoạch
(tháng 12/2009 và 2/2011) 308
Bảng 8. 37 Chi phí sản xuất của các ao nuôi niên vụ 2009 311

Bảng 8. 38 Giá bán và lợi nhuận thu được của các ao nuôi niên vụ 2009 311
Bảng 8. 39 Chi phí sản xuất của các ao nuôi niên vụ 2010-2011 312
Bảng 8. 40 Giá bán và lợi nhuận thu được của các ao nuôi niên vụ 2010-2011 313
Bảng 8. 41 Chi phí sản xuất của các ao nuôi niên vụ 2009-2011 313
Bảng 8. 42 Giá bán và lợi nhuận thu được của các ao nuôi niên vụ 2009-2011 314



11
PHỤ LỤC HÌNH VẼ
Hình 5.1. Kết quả phân tích nước sông Hồng tháng 12/2008 109
Hình 5.2. Kết quả phân tích nước sông Ninh Cơ tháng 12/2008 111
Hình 5.3. Kết quả phân tích nước sông Đáy tháng 12/2008 113
Hình 5.4. Kết quả phân tích nước sông Ngô Đồng, sông Múc và sông Ninh Mỹ . 116
Hình 5.5. Nồng độ NH
4
+ trung bình vùng cửa sông ven biển 119
Hình 5.6. Nồng độ nitrit trong nước vùng bờ biển Hải Phòng 120
Hình 5.7. Nồng độ nitrat trong nước vùng bờ biển Hải Phòng 120
Hình 5.8. Nồng độ Phosphat trong nước vùng bờ biển Hải Phòng 121
Hình 5.9. Nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước vùng bờ biển 121
Hình 5.10. Kết quả phân tích nước thải tại Nam Định 12/2008 125
Hình 5.11. Kết quả phân tích nước thải công nghiệp 127
Hình 5.12. Kết quả phân tích nước thả
i nông nghiệp 128
Hình 5.13. Kết quả phân tích nước nuôi trồng thuỷ sản 129
Hình 5.14. Kết quả phân tích đất và trầm tích ven biển KCN Yên Hưng 130
Hình 5.14. Kết quả phân tích đất và trầm tích ven biển KCN Hải Phòng 131
Hình 6.1. Tổng hợp tải lượng ô nhiễm vật lý TSS……………………………….149
Hình 6.2 . Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ…………………………… 150

Hình 6.3. Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm dinh dưỡng………………………….150
Hình 6.4. Bản đồ áp lực ô nhiễm vật lý TSS do n
ước thải sinh hoạt vùng đồng bằng
ven biển Bắc Bộ 152
Hình 6.5. Bản đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ BOD
5
do nước thải sinh hoạt vùng ven
biển Bắc Bộ 153
Hình 6.6. Bản đồ áp lực ô nhiễm vật lý (TSS) do nước thải công nghiệp vùng ven
biển đồng bằng Bắc Bộ 154
Hình 6.7. Bản đồ áp lực ô nhiễm (BOD
5
) do nước thải công nghiệp vùng ven biển
đồng bằng Bắc Bộ 155
Hình 6.8. Bản đồ áp lực chất ô nhiễm dinh dưỡng N, P do hoạt động nông nghiệp
vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ 156

12
Hình 6.9. Bản đồ áp lực tổng hợp chất ô nhiễm hữu cơ (BOD
5
) vùng ven biển đồng
bằng Bắc Bộ 158
Hình 6.10. Bản đồ áp lực tổng hợp chất ô nhiễm đinh dưỡng (N, P) vùng ven biển
đồng bằng Bắc Bộ 159
Hình 7.1. Bản đồ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình 178
Hình 7.2 Giản đồ hóa mạng lưới sông tính toán 185
Hình 7.3. Quá trình dòng chảy thực đo tại Sơn Tây 186
Hình 7.5 Tổng lưu lượng yêu cầu cấp nước cho khu vực trung và hạ
lưu hệ thống
sông Hồng-Thái Bình 191

Hình 7.7 Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo tại Hà Nội 196
Hình 7.8. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Hà Nội 196
Hình 7.9. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Thượng Cát 196
Hình 7.10. Quan hệ quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Ba Lạt 197
Hình 7.11. Quan hệ quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Như Tân 197
Hình 7.12. Quan hệ quá trình mực nước tính toán và thực đo tạ
i Phú Lễ 198
Hình 7.13. Quan hệ quá trình mặn tính toán và thực đo tại Như Tân 198
Hình 7.14. Quan hệ quá trình mặn tính toán và thực đo tại Phú Lễ 199
Hình 7.15. Quan hệ quá trình mặn tính toán và thực đo tại Ba Lạt 199
Hình 7.16 Diễn biến mực nước trên sông Hồng, kịch bản hiện trạng ứng với các tần
suất cấp nước p=25, 50 và 85% 200
Hình 7.17 Diễn biến độ mặn dọc sông Hồng, kịch bản hiện trạng ứng v
ới các tần
suất cấp nước p=25, 50 và 85% 201
Hình 7.18. Chiều dài xâm nhập mặn TB dọc sông Đáy ứng với các kịch bản 202
Hình 7-19. Chiều dài xâm nhập mặn TB dọc sông Hồng ứng với các kịch bản 202
Hình 7.20. Chiều dài xâm nhập mặn TB dọc sông Trà Lý ứng với các kịch bản 203
Hình 7.21. Chiều dài xâm nhập mặn TB dọc sông T. Bình ứng với các kịch bản. 203
Hình 7.22. Chiều dài xâm nhập mặn trung bình dọc sông Lạch Tray-Lai Vu 203
Hình 7.23. Chiều dài xâm nhậ
p mặn trung bình dọc sông Cấm-Kinh Thầy 204
Hình 7.24a. Chiều dài xâm nhập mặn TB dọc sông Đáy ứng với các kịch bản nước
biển dâng 206

13
Hình 7.24b. Chiều dài xâm nhập mặn trung bình dọc sông Hồng ứng với các kịch
bản nước biển dâng 206
Hình 7.24c. Chiều dài xâm nhập mặn trung bình dọc sông Trà Lý ứng với các kịch
bản nước biển dâng 206

Hình 7.24d. Chiều dài xâm nhập mặn trung bình dọc sông Thái Bình ứng với các
kịch bản nước biển dâng 207
Hình 7.24e. Chiều dài xâm nhập mặn trung bình dọc sông Lạch Tray – Lai Vu ứng
với các kịch bản n
ước biển dâng 207
Hình 7.24f. Chiều dài xâm nhập mặn trung bình dọc sông Cấm - Kinh Thầy ứng
với các kịch bản nước biển dâng 207
Hình 7.25a. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc sông Đáy trong trường hợp không có
và có đập ngăn mặn 209
Hình 7.25b. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc sông Ninh Cơ trong trường hợp không
có và có đập ngăn mặn 209
Hình 7.25c. Diễ
n biến độ mặn lớn nhất dọc sông Trà Lý trong trường hợp không có
và có đập ngăn mặn 209
Hình 7.25d. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc sông Thái Bình trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 210
Hình 7.25e. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc sông Văn Úc trong trường hợp không
có và có đập ngăn mặn 210
Hình 7.25f. Diễn biến độ mặn lớn nhất d
ọc sông Lạch Tray-Lai Vu trong trường
hợp không có và có đập ngăn mặn 210
Hình 7.25g. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc sông Cấm-Kinh Thầy trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 211
Hình 7.26a. Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Đáy trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 212
Hình 7.26b. Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Ninh C
ơ trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 212
Hình 7.26c. Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Trà Lý trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 213

Hình 7.26d. Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Luộc trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 213

14
Hình 7.26e Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Thái Bình trong trường
hợp không có và có đập ngăn mặn 213
Hình 7.26f. Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Văn Úc trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 214
Hình 7.26g Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Lạch Tray-Lai Vu trong
trường hợp không có và có đập ngăn mặn 214
Hình 7.26h. Diễ
n biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Kinh Thầy-Cấm trong
trường hợp không có và có đập ngăn mặn 214
Hình 7.27i. Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Kinh Môn trong trường
hợp không có và có đập ngăn mặn 215
Hình 7.26j. Diễn biến mực nước kiệt nhỏ nhất dọc sông Đá Bạch trong trường hợp
không có và có đập ngăn mặn 215
Hình 7.27a Độ m
ặn lớn nhất dọc sông Đáy trong trường hợp áp dụng đập ngăn
mặn kiểu 1 và kiểu 2 217
Hình 7.27b Độ mặn lớn nhất dọc sông Thái Bình trong trường hợp áp dụng đập
ngăn mặn kiểu 1 và kiểu 2 218
Hình 7.27c Mực nước nhỏ nhất dọc sông Đáy trong trường hợp áp dụng đập ngăn
mặn kiểu 1 và kiểu 2 218
Hình 7.27d Mực nước nh
ỏ nhất dọc sông Thái Bình trong trường hợp áp dụng đập
ngăn mặn kiểu 1 và kiểu 2 218
Hình 7.27e Mực nước lớn nhất dọc sông Đáy trong trường hợp áp dụng đập ngăn
mặn kiểu 1 và kiểu 2 219
Hình 7.27f Mực nước lớn nhất dọc sông Thái Bình trong trường hợp áp dụng đập

ngăn mặn kiểu 1 và kiểu 2 219
Hình 8.1. Bản đồ hiện trạng hệ
thống thủy nông Nam Thái Bình 229
Hình 8.2. Độ mặn trung bình mặt cắt tính toán trên sông Trà lý 233
Hình 8.3. Độ mặn trung bình mặt cắt tính toán trên sông Hồng 233
Hình 8.5. Bản đồ phân chia đoạn sông và xác định các lưu vực nhập lưu địa phương
của các đoạn sông 256
Hình 8.6. Tổng tải lượng BOD
5
sản sinh trên các lưu vực nhập lưu địa phương của 5
đoạn sông Kiến Giang 258
Hình 8.7. Tổng tải lượng BOD
5
sản sinh trên thành phố Thái Bình và 3 huyện thuộc
hệ thống TL Nam Thái bình 259

15
Hình 8.8. Một số hình ảnh của các ao nuôi tôm 290
Hình 8.9 Diễn biến Oxy hòa tan DO trong các ao trước, trong và sau nuôi tôm 295
Hình 8.10. Diễn biến nhu cầu ô xy hóa học (COD) các ao nuôi trước, trong và sau
khi nuôi tôm 295
Hình 8.11. Diễn biến hàm lượng BOD5 các ao nuôi trước, trong và sau khi nuôi tôm
295
Hình 8.12. Một số hình ảnh tại đầm nuôi cá nhà ông Trần Thanh Sơn, xã Thái
Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 300
Hình 8.13. Diễn biến nhu cầu ô xy hóa học (DO) các ao nuôi trước, trong và sau
khi nuôi cá 309
Hình 8.14. Diễn biến nhu cầu ô xy hóa h
ọc (COD) các ao nuôi trước, trong và sau
khi nuôi cá 310

Hình 8.15. Diễn biến hàm lượng BOD5 các ao nuôi trước, trong và sau khi nuôi cá
310

16
MỞ ĐẦU

Dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ thuộc địa giới hành chính của 14 huyện thuộc 5
tỉnh, thành gồm huyện Yên Hưng (Quảng Ninh), An Hải, An Lão, Đồ Sơn, Kiến Thụy,
Thuỷ Nguyên, tiên Lãng và Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Thái Thuỵ, Tiền Hải (Thái Bình ),
Hải Hậu, giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Theo Viện Quy hoạch và TKNN, vùng ven biển Bắc Bộ có 175.420 ha đất có vấn
đề, trong
đó có 50.862 ha đất chưa sử dụng hay bị bỏ hoá do các nguyên nhân khác
nhau, có 112.738 ha đất mặn phèn, 12.000 ha đất cát biển. Như vậy tính chung diện tích
đất có vấn đề của khu vực chiếm 29,4 % diện tích đất tự nhiên của toàn vùng. Phần lớn
các diện tích này đều nằm ở các vùng có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế xã hội của khu vực.
Với đặc điểm mật độ dân s
ố vào hàng cao nhất cả nước, diện tích đất canh tác hạn
hẹp, diện tích đất có vấn đề chiếm tỷ lệ lớn. Đây là một trong các nguyên nhân chính
hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và là sức ép to lớn đối với vấn đề ô nhiễm
môi trường khu vực.
Mặt khác vùng ven biển Bắc Bộ là một trong những vùng trọng điểm phát triển
kinh tế xã hội của cả
nước theo chủ trương "tiến ra biển Đông" trong hoạch định chính
sách phát triển kinh tế xã hội của cả nước giai đoạn 2010- 2020. Để đảm bảo sự phát
triển bền vững kinh tế xã hội khu vực, việc đầu tư các dự án thủy lợi nhằm cải tạo phục
hồi và bảo vệ vùng đất có vấn đề, đất hoang hoá là rất cần thiết. Tuy nhiên trong quá
trình đầu tư các d
ự án thủy lợi liên quan đến việc cải tạo phục hồi và bảo vệ vùng đất có

vấn đề, đất hoang hoá, còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ, trong đó có các khía cạnh
chính yếu sau đây:
- Nguồn nước của vùng ven biển Bắc Bộ biến đổi rất phức tạp cả về chất và lượng
do phải đi qua nhiều địa bàn có mật độ nguồn ô nhiễm cao như các thành phố
, thị xã,
khu công nghiệp vv, lại bị tác động của sự xâm nhập mặn. Đây là vấn đề rất nghiêm
trọng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh khu vực mà chưa được nghiên cứu đầy
đủ.
- Các mô hình khai thác hiệu quả vùng đất có vấn đề (đất mặn, phèn, đất cát, đất ô
nhiễm vv) cho các mục đích trồng cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng
ngập mặn nhằ
m đảm bảo tính bền vững còn chưa có cơ sở khoa học.
- Các giải pháp thủy lợi hợp lý nhằm cải tạo, phục hồi và bảo vệ vùng đất có vấn
đề còn chưa được nghiên cứu ngang tầm với vai trò của nó.

17
Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu giải pháp thủy lợi cải tạo phục hồi và bảo vệ vùng
đất có vấn đề thuộc dải ven biển Bắc Bộ" ra đời nhằm đưa ra lời giải cho các vấn đề
đặt ra trên đây là rất bức thiết hiện nay cũng như trong tươn lai trong việc khai thác bền
vững vùng đất này.
Đề tài " Nghiên cứu giải pháp thủy lợi cải tạo ph
ục hồi và bảo vệ vùng đất có vấn
đề thuộc dải ven biển Bắc Bộ" là đề tài độc lập cấp nhà nước. Theo đề cương được phê
duyệt, đề tài phải thực hiện từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 với tổng kinh
phí là 3,7 tỷ đồng. Đề tài được kéo dài đến 31 tháng 10 năm 2011. Cơ quan chủ trì thực
hiện là Trường Đại học Thủy lợi. Đề tài gồm 5 nội dung chính. Nhóm nghiên c
ứu đã
thực hiện đầy đủ và hoàn thành các mục tiêu và nội dung theo đề cương đã được Bộ
Khoa học và công nghệ phê duyệt.
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đề xuất các giải pháp thủy lợi thích hợp để cải tạo, phục hồi và bảo vệ vùng đất
có vấn đề.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: là đất có vấn đề, bao gồm đất m
ặn, đất phèn, đất cát, đất
lầy thụt.
Phạm vi nghiên cứu: là vùng ven biển Bắc Bộ, (14 huyện thuộc 5 tỉnh, thành,
gồm: Yên Hưng (Quảng Ninh); An Hải, An Lão, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên,
Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (Hải Phòng); Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình); Hải Hậu, Giao
Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định) và Kim Sơn (Ninh Bình).
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây:
- Kế thừa, áp dụng có ch
ọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có trên thế
giới/trong nước.
- Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành để đánh giá, xác định các
nguyên nhân và các yếu tố có ảnh hưởng chi phối đến quá trình thoái hóa đất do mặn
hóa, do ô nhiễm của khu vực.
- Phương pháp phân tích thống kê thực nghiệm (tương quan, hồi quy vv) để phân
tích, đánh giá sự thay đổi của các yếu tố mưa, dòng chảy và các yếu tố khí hậu khác
trong khu vực nhằm đánh giá xu thế thay
đổi của các yếu tố này trong điều kiện biến
đổi khí hậu.
- Phương pháp mô hình mô phỏng toán học: Các phần mềm SWI, mô hình Mike
11, Mike Basin, trong tính toán cân bằng nước, tính toán khả năng lấy nước, mức độ

18
nhiễm mặn, ô nhiễm trong hệ thống sông, kênh trục chính để phân tích đánh giá khả
năng cấp nguồn của các hệ thống nguồn nước và xây dựng các phương án quy hoạch
phát triển cũng như khai thác bền vững tài nguyên đất, nước trong lưu vực.

- Hệ thống thông tin địa lý (các phần mềm MapInfo và Arcview) để xây dựng
ngân hàng dữ liệu nhằm giúp cho công tác quản lý tài nguyên đất, nước khu vực thuận
lợi.
- Phương pháp xây d
ựng mô hình thực nghiệm: gồm 2 mô hình khai thác, sử
dụng đất mặn và đất phèn có hiệu quả cao và 1 mô hình vận hành hệ thống thủy nông
hiệu quả dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhằm kiểm định các giải pháp đề xuất.
- Phương pháp chuyên gia.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Về khoa học
- Đã đề xuất được các mô hình khai thác đất mặn và đất phèn vào nuôi tôm thâm
canh và nuôi cá nước ngọt cho hiệu qu
ả cao và bền vững. Đề xuất được mô hình khai
thác vận hành hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nhằm đảm bảo nguồn nước tưới, rửa
mặn, giảm ô nhiễm nguồn nước trong điều kiện nguồn nước khan hiếm và các nguồn ô
nhiễm môi trường ngày một tăng.
- Trên cơ sở phân tích các đặc điểm về khí hậu, đất đai – thổ nhưỡng, nguồn nước
và tập quán canh tác đã
đề xuất các mô hình khai thác sử dụng đất hiệu quả cho các loại
đất có vấn đề.
- Bằng phương pháp lựa chọn chỉ số BOD5 cho loại hình ô nhiễm chủ đạo của
vùng nghiên cứu là ô nhiễm sinh học từ nguồn nước thải sinh hoạt của dân cư, đề tài đã
chỉ ra tổng lượng nước cần lấy vào đầu các hệ thống thủy lợi tối thiểu nhằm đảm b
ảo
chỉ số môi trường nằm dưới mức cho phép của nguồn nước trên các hệ thống thủy nông
theo tiêu chuẩn loại B môi trường.
- Trên cơ sở phân tích dòng chảy đến, các kịch bản nước biển dâng và biến đổi khí
hậu, sử dụng mô hình Mike 11, đề tài cho thấy để ngăn chặn quá trình xâm nhập mặn,
đảm bảo nguồn nước tưới về mùa kiệt cho các hệ thống thủy nông trong trường hợp
n

ước biển dâng theo các kịch bản khác nhau, cần thiết phải xây dựng các đập ngăn mặn
trên tất cả các cửa sông (trừ sông Hồng) với quy trình vận hành đóng toàn bộ trong 4
tháng mùa kiệt.
- Đối với các vùng đất mặn, mô hình nuôi tôm thâm canh cho hiệu quả cao nhất.
Để nuôi tôm thâm canh đạt hiệu quả cao và ổn định năng suất, việc xử lý đáy ao bằng
các tấm lót polime nhằm cách ly các nguồn bệnh, nguồn ô nhiễm tích lũy trong quá
trình nuôi và xử lý
đáy ao dễ dàng sau khi thu hoạch là điều kiện cần trong quá trình
nuôi tôm theo quy trình công nghiệp.

19
- Đối với các vùng đất phèn, mô hình nuôi cá nước ngọt cho hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, để đảm bảo nuôi hiệu quả, cần thiết phải duy trì môi trường nước trong ao
phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Để đảm bảo môi trường nước
trong ao được ổn định cần xử lý đáy ao nuôi và bờ ao bằng vôi bột với lượng hợp lý.
4.2. Về thực tiễn
- Xây dựng được quy trình vận hành hệ
thống thủy nông về mùa kiệt nhằm đảm
bảo duy trì môi trường nước trong hệ thống kênh đảm bảo tiêu chuẩn loại B về chất
lượng nước tưới.
- Đã chuyển giao quy trình xử lý đáy ao, bờ ao nuôi bằng vôi bột trong nuôi cá
nước ngọt trên đất phèn cho các hộ nuôi cá nước ngọt thuộc xã Thái Hưng và Thái
Hồng, Thái Thụy và quy trình xử lý đáy ao nuôi bằng tấm vật liệu polime cho hộ nuôi
tôm thâm canh trên đất mặn cho các hộ thu
ộc xã Thái Đô.
- Đã chuyển giao kết quả nghiên cứu về sự xâm nhập mặn khi có và không có
cống ngăn mặn cho ban chủ nhiệm dự án nghiên cứu xây dựng đập ngăn mặn trên Sông
Hóa thuộc tỉnh Thái Bình.



















20
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ THUỘC DẢI VEN BIỂN ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ
Đất có vấn đề là loại đất có các hạn chế nhất định khi sử dụng chúng cho các
mục đích nông nghiệp, cần phải được cải tạo nhằm cải thiện các đặc tính hạn chế, để
đảm bảo cho năng suất bình thường của các loại cây trồng. Đất có v
ấn đề vùng ven biển
chiếm một tỷ lệ diện tích tương đối lớn trên thế giới nên việc nghiên cứu sử dụng cải
tạo có hiệu quả diện tích đất này rất được coi trọng.
Theo kết quả phân loại đất của thế giới và trong nước, các loại đất sau đây có thể
xếp vào đất có vấn đề là: Đất mặn, đất phèn, đất cát, đất bị thoái hoá, đấ
t lầy thụt, úng
và đất bị ô nhiễm.
- Đối với đất mặn, yếu tố hạn chế là nồng độ muối vượt quá giới hạn chịu đựng

của cây trồng làm cho cây trồng sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tiêu chuẩn để phân
loại đất mặn là phẫu diện đất có tầng chứa muối (tổng số muối tan > 1%).
- Đối với đất phèn, tiêu chuẩn để phân loạ
i đất phèn là đất chứa tầng sinh phèn
(hàm lượng sunfua >0,75%). Đối với đất phèn hoạt động, ngoài việc hàm lượng sunfua
>0,75%, đất phèn còn chứa nhiều độc tố, đất bị chua pH (H2O) < 3,5.
- Đối với đất cát, đặc điểm dễ nhận biết là toàn phẫu diện có thành phần cơ giới
là cát (chiếm xấp xỉ 90% thành phần hạt cát).
- Các loại hình đất khác như đất bị thoái hoá, đất úng trũng, đất ô nhiễm, yế
u tố
hạn chế là các đặc trưng của các loại hình này, đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
không thuận lợi đối với cây trồng.
Vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng trọng điểm phát triển
kinh tế xã hội của cả nước, theo kết qủa tổng hợp toàn vùng có 13 đơn vị huyện, thị,
bao gồm : Huyện Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh) ; các huyệ
n Thủy Nguyên, quận Hải
An, Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) ; Huyện
Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) ; Các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng
(tỉnh Nam Định) ; và huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).
Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn vùng có 260,0 nghìn ha diện tích tự nhiên,
trong đó đất nông nghiệp có 164,63 nghìn ha; đất sản xuất nông nghiệp là 116,36 nghìn
ha. Dân số toàn vùng có 2,27 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 1,98 triệ
u người,
chiếm tới 87,22 % dân số toàn vùng ; mật độ dân cư là 873 người/km
2
, thấp hơn bình
quân chung vùng đồng bằng sông Hồng (bình quân 1240 người/km
2
).
Trong tổng diện tích tự nhiên 260,0 nghìn ha, có khoảng 65 – 70% diện tích đất

phân bố ở tất cả các huyện, thị vùng ven biển Bắc Bộ, thuộc các loại đất có vấn đề (có
những hạn chế đối với sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông nghiệp).
Theo chủ trương "tiến ra biển Đông" là sự ưu tiên trong hoạch định chính sách

21
phát triển kinh tế xã hội của cả nước giai đoạn 2010 – 2020. Để đảm bảo sự phát triển
bền vững kinh tế xã hội khu vực, việc đầu tư các dự án thủy lợi nhằm cải tạo phục hồi
và bảo vệ vùng đất có vấn đề, đất hoang hoá dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ là rất cần
thiết.
Thực hiện đề tài nghiên c
ứu khoa học: “Nghiên cứu giải pháp thủy lợi cải tạo,
phục hồi và bảo vệ vùng đất có vấn đề phục vụ phát triển kinh tế, xã hội dải ven biển
đồng bằng Bắc Bộ”, nhằm cung cấp cơ sở khoa học, đảm bảo sự phát triển bền vững
kinh tế xã hội khu vực ven biển.


22
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT CÓ VẤN ĐỀ
A TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, việc nghiên cứu các giải pháp thủy lợi phục vụ cho việc khai thác sử
dụng vùng đất ven biển là tối cần thiết nhằm đảm bảo tính kinh tế và sự phát triển bền
vững. Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu
thường tập trung vào một số mặt chính sau đây:
• Quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nước vùng c
ửa sông, vùng ven biển
Các vùng cửa sông, vùng ven biển thường là bộ phận quan trọng của các lưu vực và là
bộ phận nhạy cảm của việc quản lý nguồn nước do cuối nguồn, không ổn định cả về
lượng và chất, dễ bị tác động bởi các hoạt động sử dụng và khai thác thượng nguồn.

Hơn nữa việc khai thác, sử dụng nguồn nước thường đa dạng hơ
n phía thượng nguồn.
Các nghiên cứu tại khu vực này do vậy cũng rất đa dạng và thường tập trung vào các
lĩnh vực sau đây:
- Nghiên cứu phát triển nguồn nước. Đây là nghiên cứu quan trọng nhằm tăng
lượng nước hữu ích, tạo nguồn để đáp ứng nhu cầu dùng nước. Thuộc loại này là các
nghiên cứu về thủy văn, dòng chảy như vấn đề lũ, hạn, nghiên cứ
u tăng khả năng tích
nước nhờ thay đổi mặt đệm. Các nghiên cứu này hiện rất được quan tâm ở Mỹ, Nhật,
Tây Ban Nha vv. Các nghiên cứu về xây dựng hồ chứa, đập dâng, các nghiên cứu về
tích nước cục bộ vùng đồng bằng, các khu bảo tồn thiên nhiên, các nghiên cứu về bổ
cập nhân tạo nước ngầm
- Nghiên cứu cấp nước ngọt cho việc phát triển dải ven biển. Đây là nghiên cứ
u
được tiến hành tại hầu hết các vùng ven biển trên thế giới.
- Nghiên cứu xâm nhập mặn và kiểm soát mặn: (1) Về nghiên cứu xâm nhập mặn
vùng cửa sông và vùng ven biển đã thu hút được nhiều sự quan tâm trong đó đáng chú
ý là các nghiên cứu quốc tế về sự xâm nhập mặn vùng cửa sông Cửu Long, cửa sông
Hồng, cửa sông Hương vv, các cửa sông ở Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan vv. (2) Việc dùng
nguồn nước ngọt để kiể
m soát mặn (tạo ra độ mặn thích hợp) phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, cấp nước dân sinh và nuôi trồng thủy sản đã được nghiên cứu nhiều ở Mỹ,
kiểm soát mặn và duy trì hệ sinh thái đa dạng như ở Tây Ban Nha, Hà Lan.
- Nghiên cứu duy trì dòng chảy môi trường sinh thái: Vấn đề dòng chảy môi
trường sinh thái đang đặt ra ngày một cấp bách đối với vùng cửa sông, vùng ven biển.
Kinh nghiệm của Úc của Tây Ban Nha cho thấ
y việc khai thác quá mức dòng chính
sông Murray-Darling, và các sông vùng ven biển Địa Trung Hải đã làm suy thoái hệ

23

sinh thái vùng hạ lưu, nay đang được sửa chữa bằng việc gia tăng dòng chảy chính
nhằm phục hồi lại hệ sinh thái vốn có ban đầu của các cửa sông này.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản đến tính bền vững về hệ sinh thái vùng ven biển: Đáng chú ý là các nghiên cứu
của trường đại học New Castle (Anh) phối hợp với m
ột số cơ quan NC của VN về quản
lý nước và các mô hình canh tác bền vững vùng ven biển Bạc Liêu. Các nghiên cứu của
các nhà khoa học Nga, Mỹ, Tây Ban Nha về tính bên vững của hệ sinh thái vùng cửa
sông Dnhep, Ecuado, Địa Trung Hải khi sử dụng bãi bồi, rừng ngập mặn để nuôi thủy
sản. Các nghiên cứu này đã chỉ ra tính không bền vững của loại hình khai thác này.
• Các nghiên cứu về ô nhiễm vùng đất ven biển
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm vùng đất ven biển. Trong
đó đáng chú ý là các nghiên cứu về nguồn gây ô nhiễm vùng đất ven biển Châu Phi và
vùng Caribe do các nhà khoa học Pháp và Hoa Kỳ thực hiện. Nghiên cứu này chỉ ra các
nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là do nước thải từ các đô thị lân cận, nguồn ô nhiễm phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng là một nhân tố quan trọng gây nên sự ô nhiễm vùng
này.
Các nghiên cứu về
ảnh hưởng của sự ô nhiễm đến môi trường sinh thái vùng ven
bờ do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện cũng là một hướng đi tốt.
Các nghiên cứu của Trung Quốc về sử dụng GIS để quan trắc và theo dõi diễn biến ô
nhhiễm nguồn nước đã cho thấy kết quả rất khả quan.
• Các nghiên cứu về sử dụng cải tạo và bảo tồn vùng đất có vấn
đề ven biển
Đất có vấn đề vùng ven biển chiếm một tỷ lệ diện tích tương đối lớn trên thế giới
nên việc nghiên cứu sử dụng cải tạo có hiệu quả diện tích đất này rất được coi trọng.
Các nghiên cứu về khía cạnh này có nhiều, dưới đây là một số nghiên cứu đáng chú ý:
Liên quan đến sử dụng hiệu quả diện tích đất có vấn đề, các nhà khoa họ
c Nhật
Bản đã nghiên cứu thành công các mô hình sử dụng đất lầy thụt vùng ven biển nhằm

đưa vào nuôi trồng thủy sản.
Về phát triển các công cụ kỹ thuật trong quan trắc, dự báo, Các nhà khoa học
Trung Quốc đã mô hình hoá tác động của việc sử dụng đất đến bồi lắng vùng đất ngập
nước của lưu vực hồ Poyang, hay việc sử dụng kỹ thuật viễn thám trong lập b
ản đồ xâm
nhập mặn của các nhà khoa học Tây Ban Nha.
Về xử lý đất ô nhiễm, đã có nhiều tiến bộ trong việc xác định các giải pháp xử lý
hiệu quả các vùng đất ô nhiễm. Đáng chú ý là các mô hình xử lý đất ô nhiễm bằng sinh
học của các nhà khoa học Pháp, hay dùng thực vật tự nhiên để rừng hoá vùng ven biển

×