Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bệnh đau đầu điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.29 KB, 17 trang )

Vì sao có bệnh đau đầu?
TP - Phần lớn bệnh nhân ở khoa thần kinh là điều trị bệnh đau đầu. Phần nhiều không tìm được nguyên
nhân đau đầu dạng khí chất.
Những người đau đầu phần đông là giáo viên, sinh viên đại học, các cậu ấm, nhân viên bán hàng điện tử Đây
coi như những quy luật thường thấy ở khoa thần kinh, có thể nói giàu sắc thái thời đại.
Các máy móc y học hiện đại ngày nay không tìm ra được đau đầu do đâu (đau đầu dạng công năng), gây rối cho
lớp người có sức lao động nhất trong chúng ta.
Đó hầu như là dạng đau đầu không có nguyên nhân, đau đầu vô cớ khiến cho các bác sĩ không phải chuyên
khoa cảm thấy rất “đau đầu”. Kỳ thực chỉ cần ta chú ý quan sát là có thể tìm ra được hung thủ gây nên đau đầu.
Người có tính cách hướng nội, có khuynh hướng chủ nghĩa hoàn mỹ rất dễ bị đau đầu
Đau đầu dạng công năng thường cỏ ở lớp người dị phát về tính cách. Người có khuynh hướng theo chủ nghĩa
hoàn mỹ tính cách hướng nội, thì tỉ lệ bị đau đầu rõ ràng là cao hơn người mang tính cách khác.
Luôn đòi hỏi ở mình và người khác theo khuôn mẫu chặt chè và khi sự việc diễn ra không đúng theo chiều
hướng của mình, là cảm thấy buồn phiền, dẫn tới đau đầu.
Con người hướng nội thì do hoặc là không có tài hoặc là không tìm tòi theo đuổi con đường giải toả, gặp những
việc đau đầu, một mình gánh cả thế là lại đau đầu hơn
Loại tính cách này ở nữ giới thường là nhiều hơn nam giới. Hơn nữa công việc gia đình và những việc vặt vãnh
ở chỗ khác, càng dễ làm cho nữ giới thêm buồn chán nên diện đau đầu ở nữ giới càng nhiều.
Áp lực khiến cho các học sinh tiểu học cũng đau đầu
Điều đáng chú ý là ở khoa khám nội khoa thần kinh, gần đây thường thấy các bậc cha mẹ mang theo con đến
khám. Những trẻ em này thường do áp lực học tập quá lớn gây nên.
Chương trình cho một ngày được bố trí dày đặc, tối về lại ngập đầu trong bài tập, cuối tuần không kịp thư giãn
khi phải vào các lớp học đàn, học hát, múa,học vẽ Những đứa trẻ 10 tuổi cũng sẵn sàng mắc bệnh của người
lớn
Kiểm tra phương thức sinh hoạt
Phương thức sinh hoạt và làm việc không tốt cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên đau đầu. Ngồi làm việc
trong văn phòng lâu, giữ cùng một tư thế ngồi trong văn phòng, lâu dần sinh ra đau lưng, đau vai, đau thắt lưng
và đau xương sống cổ. Những trường hợp trên dẫn tới đau đầu.
Có người nếu có thời gian nghỉ ngơi là sà vào chiếu bạc, ngồi xòe quạt thâu đêm, chẳng những không được nghỉ
ngơi, mà còn làm cho người thêm mệt nhoài và hôm sau đi làm dĩ nhiên rất đau đầu.
Hoóc môn cũng khiến cho nữ giới đau đầu dạng chu kỳ


Trên lâm sàng, hiện tượng đau đầu ở nữ thường là nhiều hơn nam, nhất là đau nửa đầu. Sở dĩ như vậy, ngoài
các vấn đề tính cách như nếu ở trên còn một nguyên nhân nữa đó là do hoóc môn.
Qua nghiên cứu cho thấy, hiện tượng đau nửa đầu có liên hệ với chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Sự thực là điều
đó có quan hệ với thay đổi mức hoóc môn trong cơ thể họ.
Điều trị theo nguyên nhân
Theo điều tra, có tới 70% những người bị bệnh đau đầu có cải đổi dạng khí chất, có thể kiểm tra thấy thông qua
MR, CT phần sợ. Còn như trên đã nêu, phần lớn bệnh nhân khó mà tìm ra nguyên nhân dạng khí chất.
Cho nên sau khi loại trừ nguyên nhân dạng khí chất, điều cần làm là: hãy sống thoải mái, gạt bỏ nỗi niềm tâm sự,
tự kiểm điểm lại mình xem
1. Có khiếm khuyết về tính cách không. Điều này có thể thông qua bạn bè , người thân để có sự đánh giá khách
quan về mình
2. Điều chỉnh mối quan hệ với những người xung quanh, như mối quan hệ với đồng sự, với vợ chồng, nói hết
những điều cần nói, giữ trong lòng làm gì cho đau đầu?
3. Xem lại cách sống của mình. Thay đổi phương thức nghỉ ngơi: như lro núi, chơi bóng, vào phònh luyện sức
khoẻ cho mồ hôi ra, chứ đừng xà vào vi tính, chơi trò điện tử, xem trình diễn các cuộc chiến tranh ảo.
Đau đầu là loại bệnh mãn tính. Điều chỉnh tâm lý, hành vi cũng không thể hoá giải được triệu chứng đau đầu. Mà
đã ảnh hưởng tới đời sống và công tác có thể dùng một số thuốc để chống chế, làm dịu cơn đau.
Về lâm sàng có thể dùng thuốc giảm đau, thậm chí dùng thuốc chống uất ức đều có thể làm giảm cơn đau.
Đương nhiên những thuốc này phải uống thuốc và điều chỉnh liều lượng mới có thể tránh “gây nghiện” hoặc các
phản ứng bất lợi khác
Nhiều người nói đau đầu không phương cứu chữa, song thật ra, điều trị tổng hợp thì chí ít 70% đạt hiệu quả.
Trần Thuỳ Mai
Theo “Family Doctor”
Tôi là Lê Thành Tùng hiện ở số nhà 77 Bến bính - Minh khai - Hồng bàng, tôi bị bệnh đau đầu mãn tính từ năm
2005, tôi đã uống các loại thuốc nhưng vẫn không khỏi. Qua một người bạn giới thiệu, Tôi biết tới nhà thuốc
Nguyễn Hữu Toàn nằm trên đường Đà nẵng. Tôi có vào khám bệnh và đã được thầy thuốc và các nhân viên
làm việc tại nhà thuốc Nguyễn Hữu Toàn chăm sóc và châm cứu, bấm huyệt kèm thêm mấy thang thuốc. tôi
uống 3 thang thuốc đó và châm cứu bấm huyệt chỉ có 1 lần là đã khỏi hẳn, không phải đến nhà thuốc lần thứ 2
nữa.
Với tư cách là một người bẹnh, tôi rất khâm phục tài năng của thầy thuốc và các nhân viên làm việc tại nhà

thuốc Nguyễn Hữu Toàn. Tôi khong biết nói gì hơn nữa, Chỉ xin chân thành cám ơn nhà thuốc

Họ tên: Phạm Huy Bình

Năm sinh 1980
Địa chỉ 16u17 ngõ 246 Đà nẵng Ngô quyền Hải phòng
Tôi bị mắc bệnh đau đầu, đau nửa đầu trái, tôi đã chữa nhiều nơi không khỏi, sau đó tôi đến nhà thuốc đông y
116 Đà nẵng Ngô quyền Hải phòng để khám và điều trị. Sau một thời gian điều trị tôi đã khỏi bệnh. Sau 1 năm
bệnh không thấy tái phát
ĐẦU THỐNG - NHỨC ĐẦU
Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc
Tự tham khảo cách chữa:
Đau đầu do ngoại cảm là do lục dâm xâm nhập làm tắc kinh mạch, khí huyết nghịch loạn
gây đau đầu. có thể chia làm 2 nguyên nhân chính là ngoại cảm và nội thương
Ngoại cảm:
Ngoại cảm thường do Phong hàn, phong nhiệt phong thấp xâm nhập gây bệnh
1. phong hàn
Triệu chứng: Đau đầu đau xuống gáy cổ, hay lấy khăn bịt đầu, sợ lạnh ngạt mũi, chảy nước
mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phự khẩn
Pháp trị: Bổ khí tán hàn
Đẳng sâm 12 Bạch truật 12 Hoàng kỳ 10
Sài hồ 12 Thăng ma 8 Trần bì 6 Qui xuyên 12
Trích thảo 6 Sinh khương 12 Phụ tử 6 Tang diệp 10
Xuyên khung 12 Bạch chỉ 12 Khương hoạt 6-8 Tế tân 4-6
Phòng phong 8 Kinh giới 8-16
Châm cứu: Bách hội, Thiên ứng, Phong trì, Phong mô, Ngoại quan
2. Phong nhiệt
Triệu chứng : Đầu đau căng, nặng thì đau như búa bổ, sốt sợ gió, mặt và mắt đỏ, khát nước,
tiểu tiện vàng, đại tiện bí, rêu vàng mỏng, mạch phù sác
Pháp trị: Sơ phong thanh nhiệt

Bạch linh 15 Hoàng cầm 8 Đương qui 15
Thạch cao 20 Sài hồ 15 Trần bì 8 Trích thảo 6
Đan bì 10 Chi tử 10 Bạc hà 10 Màn kinh 15
Cúc hoa 15 Bạch chỉ 12 Xuyên khung 10 Đại hoàng 8
Châm cứu: Thiên ứng, Bách hội, Hợp cốc, Phong môn, Ngoại quan
3. Phong thấp:
Triệu chứng : Đầu đau như bị bó lại, đau như dùi, người nặng, hông bụng đầy, chán ăn, lưỡi
nhạt, rêu trắng cáu, mạch nhu
Pháp trị: Trừ phong thấp
Kinh giới 12 Phòng phong 12 Khương hoạt 12-30
Độc hoạt 12 Xuyên khung 8 Sài hồ 12 Trần bì 8
Chỉ sác 8 Cát cánh 8 Bạch linh 12 Cam thảo 4
nMộchương 12 Xương truật 8 Màn kinh 16
Châm cứu: Thiên ứng, bách hội, hợp cốc, phong môn, ngoại quan
Bệnh phát mùa hè,
Người nóng có mồ hôi, buồn bực là thử thấp giao trung dùng “hương nhu ẩm” bỏ Biển đậu
gia Hoắc hương, Thạch hộc, Màn kinh, Lá sen
Nội thương
1. Huyết hư:
Triệu chứng thường do ốm lâu, chính khí hư yếu, mất huyết quá nhiều, trung khí bất túc,
thanh dương không thăng, dinh huyết hư suy không cung cấp lên não gây nên
Triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, đau ê ẩm, mệt đau tăng, hồi hộp mất ngủ, tinh thần mệt
mỏi, yếu sức, ăn uống kém.
Pháp trị: Bổ dưỡng khí huyết
Bát trân thang gia giảm
Ngũ vị 8 Bạch linh 12 Bạch truật 12
s mẫu lệ 12 Cam thảo 6 Đẳng sâm 16 Long nhãn 12
Xuyên khung 10 Tang kí sinh 16 Hà thủ ô 12 Bạch thược 12
Địa long 8 Màn kinh 12 Ngưu tất 12 Đương qui 12
Cúc hoa 12 Thục địa 20 Kỉ tử 12

Châm cứu: Bách hội, Nội quan, Huyết hải, Tam âm giao, Thiên ứng
2. Do can tạng
Gồm có can dương thượng cang, can khí thượng nghịch, can hoả vượng
Đau từng cơn nhấm nhói, đau căng đầu, đầu đau vào lúc sáng sớm hoặc suốt cả buổi sáng,
lúc ngủ dậy, lúc phát lúc ngừng, thường có cả hiện tượng đầu nặng chân nhẹ và hoa mắt sợ sáng nhân
vật không tỏ, chúng mặt hoa mắt, đau nhiều vùng thái dương, gặp khi cáu giận đột ngột thì bệnh tăng,
ngủ không yên, phiền táo, dễ cáu giận, sườn trướng đau, mỏi từ vai, ù tai, mắt đỏ miệng khô, mạch
huyền, huyền tế sác, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, có chiều hướng bị cao huyết áp.,
Chứng Can dương thượng cang là dưới hư trên thực, hư dương bốc lên đầu, đầu đau và
trướng hơi nhẹ
Pháp trị: Bình can tiềm dương.
Thiên ma 8-12 Câu đằng 12-16 Thạch Qm 20-30
Chi tử 8-12 Hoàng cầm 8-12 Ngưu tất 8-12 Ích mẫu 12-16
Tang kí sinh 20-30 Dạ giao đằng 12-20 Bạch linh 12-20 Cúc hoa 12
Kỉ tử 12 Hạ khô thảo 12 Mật gấu
Âm hư gia: Sinh địa, kỉ tử,
Hoặc dùng bài Minh trí thang hoặc Câu đằng tán
Can hoả vượng đau đầu kịch liệt, mắt đỏ, miệng đắng, đau sườn, tiểu tiện vàng, đại tiện táo,
mạch huyền sác, hợp với bài Long đởm tả can thang
Châm cứu: Thiên ứng , Thái xung, Hành gian, Nội quan
3. Do uất đờm:
Triệu chứng: Đầu luôn căng, Mặt mày sây sẩy, ngực tức bụng đầy, nôn mửa ra đờm, dãi, rêu
lưỡi trắng nhờn nếu rêu trắng chuyển sang vàng là thấp đờm hoá nhiệt, mạch huyền hoạt
Pháp trị: Kiện tỳ tiêu đờm
Bán hạ 12 Bạch truật 8 Trần bì 8
Hậu phác 8 Thiên ma 8 Sinh khương 4 Màn kinh 12
Cam thảo 4 Táo 4q Bạch linh 8 Tật lê 10
Bạch chỉ 15 nMộchương 15 Xuyên khung 12 Mật gấu
Châm cứu: Thiên ứng, Phong long, Túc tam lý
Tham khảo: Thiên ma bán hạ thang

4. Do huyết ứ
Triệu chứng: Đau liên miên không khỏi, điểm đau cố định, có lúc đau như dùi đâm, Lưỡi có
đám ứ đỏ, mạch sác
Phỏp: Huyết phủ trục ứ
Sinh địa 12-16 Sài hồ 8-12 Qui đầu 12-16
Xuyên khung 6-8 Đào nhân 8-16 Chỉ sác 6-8 Cát cánh 6-8
Hồng hoa 6-12 Xích thược 8-12 Cam thảo 4 Ngưu tất 6-12
Hành 3 củ Hương phụ Màn kinh Bạch chỉ
Nếu ngực sườn đầy trướng ợ hơi gia hương phụ
Châm cứu: Thiên ứng, Huyết hải, Thái xung
7. Do khí hư :
Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ, liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng, người mệt, ăn kém,
thiểu khí, mạch tế vô lực
- Đau nhức đầu nhiều về buổi sáng hoặc khi mới ngủ dậy, buổi chiều nhẹ dần, có cảm giác
long óc, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, mạch hư.
đầu thống nhức đầu khí
hư Bổ trung ích khí
Hoàng kỳ 18 Nhân sâm 12 Bạch truật 16
Trần bì 10 Qui đầu 16 Bạch thược 16 Trích thảo 6
Thăng ma 8 Sài hồ 12 Màn kinh 10 Xuyên khung 10
Tế tân 6 Bạch chỉ 10
Các vị trên sắc với 1.800ml nước, lọc bỏ bó lấy 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, uống trong ngày.
Các tác nhân gây đau đầu
(Dân trí) - Đau đầu là bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng không nhỏ đối trong công việc và sinh hoạt
hằng ngày. Tuy nhiên, những triệu chứng đau đầu thông thường đôi khi cũng là những cảnh báo về sự
nguy hiểm của căn bệnh nào đó.
Bệnh đau đầu thường chia ra nhiều loại như: đau thông thường, đau nửa đầu, đau đầu do suy nhược thần
kinh…

Đau đầu thông thường gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Nặng hơn là bệnh đau nửa đầu hay

đau đầu do suy nhược thần kinh. Cơn đau sẽ mạnh hơn và thường kéo dài, đôi khi còn kèm theo sốt và
nôn mửa.
Hầu hết những cơn đau đầu là do làm việc căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết, thường không gây nguy
hiểm cho sức khoẻ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những cơn đau dữ dội và kéo dài. Đó là những triệu
chứng ban đầu của các căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa sức khoẻ bạn như:
- Các bệnh não và tim mạch (xuất huyết não, huyết áp thấp, huyết áp cao, thiếu máu não, nhồi máu cơ
tim, xơ vữa động mạch…).
- Các bệnh nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh…
- Các bệnh về mắt, về răng, bệnh viêm tai giữa, bệnh viêm xoang…
Nguyên nhân và cách phòng tránh:
- Stress: Những căng thẳng quá độ trong công việc và sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân chủ yếu gây
nên những chứng bệnh đau đầu thông thường. Thường xuyên bị stress rất có hại cho sức khoẻ và khả
năng hoạt động của não bộ.
Nên sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Dù bận đến mấy, hãy cố gằng dành thời
gian cho việc vui chơi và thư giãn để cơ thể không mệt mỏi và đầu óc luôn thoải mái.
- Luyện tập quá sức: Sẽ thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng càng luyện tập nhiều, càng tốt cho sức khoẻ. Khi
luyện tập, không chỉ cơ bắp bạn hoạt động, mà bộ não cũng trở nên “mệt mỏi” với vai trò “chỉ đạo” của
mình. Những bài tập quá sức có thể gây tổn thương cho não bộ.
Hãy điều chỉnh lại chế độ luyện tập sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân. Không nên
luyện tập quá sức.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn kiêng thái quá, ăn uống không đều, không đúng bữa hay ăn theo
sở thích gây thiếu chất cho cơ thể cũng là sức ép lớn đối với khả năng hoạt động của bộ não.
Rau xanh, hoa quả và thực phẩm chế biến từ các cây họ đậu là thành phần không thể thiếu cho bữa bữa
ăn hàng ngày của bạn.
- Sử dụng phương tiện giao thông trong thời gian quá dài: Nếu bạn lái xe quá lâu mà không nghỉ ngơi,
đầu óc bạn sẽ trở nên căng thẳng. Say xe cũng là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau dầu kéo
dài.
Hãy sử dụng thuốc chống say xe ngay nếu bạn “dị ứng” với các loại ô tô, tàu hoả… Dành một chút thời
gian nghỉ ngơi cho những chuyến đi dài cũng giúp bạn giảm căng thẳng.
- Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Tuy nhiên đau đầu do thay đổi thời tiết không

gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Luyện tập thể thao, ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn chống chọi
với mọi biến đổi của thời tiết.
- Lạm dụng thuốc ngủ: Sử dụng quá nhiều thuốc ngủ không những không làm bạn ngủ ngon hơn mà còn
gây tổn thương cho hệ thần kinh.
Nên sử dụng thuốc ngủ theo đúng liều lượng quy định. Cố gắng rèn luyện để có được giấc ngủ tự nhiên.
- Mất ngủ: Những đêm mất ngủ triền miên làm đầu óc bạn luôn trong trạng thái mơ hồ, căng thẳng.
Hãy trút bỏ hết những căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi, hãy thư giãn và thể dục nhẹ trước khi
đi ngủ để có được giấc ngủ ngon. Cố gắng ngủ đúng giờ, tránh ngủ ngày quá nhiều và một bữa tối nhẹ
nhàng cũng là những giải pháp hiệu quả giúp bạn đối phó với chứng mất ngủ.
- Sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích gây ức chế thần
kinh. Dùng quá nhiều sẽ gây mệt mỏi, căng thẳng.
Nên hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê đặc biệt là trước bữa ăn tối và trước khi đi ngủ. Thường xuyên sử
dụng các loại nước khoáng, nước chè xanh và các loại nước hoa quả tốt cho da, tiêu hoá và hoạt động
của não bộ.
Hường Anh
Để làm giảm các cơn đau đầu tức thì, bạn thường vận đến các loại thuốc đặc trị, hoặc ngồi “thiền” trong một
phòng tối yên tĩnh. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn hãy diệt tận gốc các tác nhân gây đau đầu.
1. Cà phê
Cà phê làm co thắt các mạch máu và gây ra hiện tượng đau đầu. Vậy nếu bạn là một “tín đồ” của cà phê nhưng
lại hay bị đau đầu thì cách duy nhất là phải tiết chế nhu cầu, giảm cả về chất và lượng cà phê bạn uống mỗi ngày.

2. Căng mắt
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc trong phòng thiếu ánh sáng hoặc làm việc với máy vi
tính. Đeo kính nếu cần thiết.
3. Mỏi cổ
Khi ngồi làm việc lâu hoặc làm việc với máy vi tính, cổ thường căng ra và mỏi. Hãy nghỉ ngơi để thư giãn các cơ.
4. Nồng độ cồn cao
Rượu làm cơ thể bạn bị mất nước và giảm lượng đường trong máu, làm giãn nở mạch máu. Uống nhiều nước có
thể xử lý được hiện tượng này.

5. Chất bảo quản thực phẩm
Một số chất bảo quản thực phẩm như nitrate làm giãn nở mạch máu, trở thành tác nhân gây đau đầu.
6. Dị ứng thức ăn
Hiện tượng này có thể gây ra đau đầu nhẹ. Tránh sử dụng những thực phẩm mẫn cảm với cơ thể, đặc biệt là
trước khi lao động hay làm việc gì cần đến sức.
7. Đói
Mạch máu giãn nở khi lượng đường trong máu giảm. Cách tốt nhất là ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nên bỏ
bữa.
8. Thực phẩm lạnh
Thực phẩm lạnh làm tê cứng dây thần kinh trong miệng. Hãy ăn từng miếng nhỏ và uống từng ngụm đối với đồ
ăn thức uống lạnh
9. Hoạt động tình dục quá mức
Hoạt động tình dục quá mức có thể gây ra sự co thắt các cơ ở cổ và đầu. Hãy tới khám bác sĩ nếu hiện tượng
này xảy ra thường xuyên.
10. Bệnh xoang
Khi các xoang bị viêm sẽ làm tê liệt các dây thần kinh. Sử dụng các liệu pháp thông mũi để giảm viêm.
11. Thay đổi giờ ngủ
Nhịp sinh học sẽ bị mất cân bằng nếu như giờ ngủ bị thay đổi, chẳng hạn như ngủ muộn hoặc sớm hơn so với
mọi khi. Hiện tượng đau đầu thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Hãy duy trì giờ ngủ cố định.
12. Các hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất thỉnh thoảng gây kích thích và dẫn tới đau đầu. Hãy tập luyện phù hợp với thể lực. Ngoài
ra, khởi động không hợp lý trước khi tập, dinh dưỡng kém, uống nước không đủ, tập quá sức cũng là những tác
nhân gây đau đầu.
Các bệnh đau đầu thường gặp và cách phòng trị
Đau đầu có thể là triệu chứng của các bệnh mạch máu não, u não, viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ, hội chứng giao
cảm cổ sau, rối loạn thần kinh chức năng Với mỗi căn nguyên, bệnh nhân cần áp dụng một cách xử trí riêng.
Đau đầu do căng thẳng thần kinh
Còn được gọi là đau đầu co cơ hay đau đầu tâm lý, nữ bị nhiều hơn nam, bệnh nhân chủ yếu ở tuổi trung niên, là
những người trầm cảm, lo âu.
Triệu chứng: Thường đau ở hai bên đầu, đau thường xuyên, không có cảm giác đập theo mạch nẩy; bệnh nhân

cảm thấy như đầu bị bó chặt lại từ hai thái dương hay vùng chẩm, vùng cổ, khởi phát từ từ, có thể kéo dài nhiều
ngày, nhiều tuần
Điều trị: Dùng các loại thuốc an thần, thuốc chẹn beta hay chống trầm cảm.
Đau đầu từng chuỗi
Là một loại đau đầu do căn nguyên mạch máu, gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và phần lớn là có hút
thuốc. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy, bệnh nhân đã thấy đau đầu nặng. Các
cơn đau hay tái phát, ngày có thể đau nhiều lần và kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần liền. Cơn đau chỉ khu trú ở
một nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt lan ra trán và thái dương, cảm giác đau ở sâu và không đập theo nhịp mạch.
Có thể kèm theo các triệu chứng như mặt nề, chảy nước mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ra nhiều mồ hôi, sa mí
mắt và co đồng tử cùng bên, không buồn nôn và nôn.
Hiện nay loại đau đầu này được coi là rối loạn thần kinh - hóa học có chu kỳ của cơ thể. Thường điều trị thường
bằng corticoid, lithium, methysergid
Đau nửa đầu
Là một loại đau đầu do căn nguyên mạch máu, xuất hiện thành từng cơn và nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ.
Có hai dạng lớn:
- Đau nửa đầu không có triệu chứng báo trước: Thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, có khi vào ban
đêm, ít khi xảy ra vào ban ngày. Cơn đau thường khởi phát từ từ và đạt đến đỉnh cao sau vài giờ. Lúc đầu, người
bệnh chỉ đau ở một bên đầu (thường ở vùng thái dương - trán) rồi dần dần lan ra cả đầu; đau chủ yếu ở phần sọ,
ít khi thấy đau ở phần mặt. Đau theo nhịp đập của mạch và nặng lên khi hoạt động, nên bệnh nhân thường thích
nằm trong buồng tối yên tĩnh. Triệu chứng kèm theo có thể là buồn nôn và nôn, mạch chậm, huyết áp cao và
nhạy cảm với các mùi. Cơn đau thường kéo dài từ vài giờ tới vài ngày và để lại cảm giác ê ẩm trong đầu sau đó.
- Đau nửa đầu có triệu chứng báo trước: Thường khởi đầu bằng những triệu chứng thần kinh khu trú ở vỏ não
hoặc thùy não rồi phát triển dần dần trong 5-20 phút, kéo dài ít hơn 60 phút. Tiếp theo đó là đau đầu, buồn nôn và
sợ ánh sáng; có thể rối loạn thị lực cùng bên đau, có cảm giác như kiến đốt, kim châm, yếu nửa người, nói khó
hoặc mất ngôn ngữ. Các triệu chứng kéo dài dưới 60 phút và bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn; đây là điểm khác
biệt lớn nhất để phân biệt với những chứng đau đầu khác.
Trong lúc đang đau nửa đầu, nên tránh stress, kiêng ăn chocolate, phomat, cà phê, rượu, thuốc lá hay thuốc
ngừa thai vì chúng có thể tạo điều kiện cho bệnh dễ xuất hiện hơn. Để điều trị chứng đau nửa đầu, thường phải
sử dụng đến các thuốc nhóm ergotamin. Phòng bệnh đau nửa đầu bằng các thuốc chẹn beta, ức chế canxi và
kháng serotonin.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người đau nửa đầu thường có nhiều nguy cơ bị hen.
Một số người bị nhức đầu sau khi quan hệ tình dục (ở cả nam lẫn nữ). Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter Pylori
(thường gây ra chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng) cũng có vai trò trong một số trường hợp đau đầu do nó gây
viêm và biến đổi nội mạc mạch máu. Cách chữa loại đau đầu này là dùng kháng sinh.
Để phòng ngừa chứng đau đầu, nên hạn chế dùng rượu, chocolate, đồ ăn nhiều mỡ, mì chính, dùng ít các gia vị
cay nóng và cố gắng hạn chế mất ngủ, stress hay hút thuốc lá. Việc sinh hoạt, ăn ngủ điều độ và tập thể dục
hằng ngày cũng có tác dụng rõ rệt trong việc điều hòa các căng thẳng thần kinh và giúp cho giấc ngủ thuận lợi
hơn. Ngoài ra, trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc thức dậy, nên dùng bàn tay xoa bóp vùng trán, hai bên thái
dương và quanh hai hố mắt, đỉnh đầu để hạn chế sự phát sinh của các cơn đau đầu.
Khi bị đau đầu, có thể chữa bằng cách bấm mạnh vào điểm giữa hai lông mày và day thành những vòng tròn
nhỏ, rồi đặt hai ngón tay trỏ vào góc ngoài của hai đuôi mắt và xoa vuốt ngược lên phía trên. Sau đó, đặt 2 ngón
tay trỏ lên huyệt thái dương và xoa thành những vòng tròn nhỏ. Việc cử động và xoa bóp cổ gáy cũng có hiệu
quả tương tự vì chúng làm giảm sự căng thẳng và co rút gây đau của các cơ ở vùng vai, gáy.
Đau đầu
Ðau đầu là gì?
Ðau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong nhiều bệnh. Giống như triệu chứng đau ngực hay
choáng váng, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây đau đầu.
Ðau đầu là cảm giác đau ở một trong ba khu vực khác nhau : đau ở ngay phía trên hai mắt, hai tai; đau ở phía
sau gáy; đau ở vùng trên của cổ.
Nguyên nhân của đau đầu là gì ?
Người ta chia ra làm hai loại đau đầu. Ðau đầu nguyên phát là đau nhưng không kèm các triệu chứng quan trọng
của một chứng bệnh gì liên quan. Ðau đầu thứ phát lúc này đau đầu là triệu chứng của một bệnh nào đó, đau do
một bệnh cụ thể gây ra.
Các loại đau đầu thường gặp:
Nguyên phát
- Ðau đầu do căng thẳng: là loại thường gặp nhất, khoảng 90% người trưởng thành có loại nhức đầu này, nhất là
ở phụ nữ.
- Cơn đau nửa đầu Migraine: thường gặp thứ hai sau đau đầu do căng thẳng. Khoảng 28 triệu người Mỹ (tức
khoảng 12% dân số) đã từng trải qua những cơn đau đầu như thế này, cả người lớn lẫn trẻ em. Trước tuổi dậy
thì, tỉ lệ nam và nữ bị chứng đau đầu này như nhau, nhưng qua giai đoạn này thì ưu thế nghiêng về nữ nhiều

hơn (ở nam giới là 6%, nữ giới 18%). Chứng đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán
nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, thế nên khá nhiều người bị đau đầu kiểu này không
được điều trị thích đáng.
- Ðau đầu từng đợt (đau đầu histamine, đau đầu Horton): một chứng đau đầu nguyên phát ít gặp nhất., chiếm
khoảng 0.1% dân số. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (chiếm 85%). Tuổi trung bình bị bệnh 28-30 tuổi, bất kể
bệnh có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ.
Thứ phát: có rất nhiều nguyên nhân. Từ nặng như u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới
màng nhện, đến mức độ nhẹ hơn (và thường gặp hơn) như : đau đầu do ngưng uống cà phê, đau đầu do cao
huyết áp, viêm xoang
Ở nhiều bệnh nhân, chứng đau đầu lại do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể một đau đầu nguyên phát (do căng
thẳng chẳng hạn) hay một đau đầu thứ phát làm khởi phát cơn đau đầu migraine.
Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng là gì?
Thường đau khởi phát từ gáy, vùng trên cổ, đau thắt hoặc tức, cảm giác như đầu bị quấn băng chặt, nhất là vùng
chân mày hai bên mắt. Cường độ đau thường nhẹ (không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động), và đau thường có ở
cả hai bên đầu. Triệu chứng này thường kéo dài, ít khi kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, các rối
loạn về thị giác hay khứu giác (nhìn hay ngửi). Hầu như các cơn đau đầu này xảy ra rời rạc, nhưng cũng có thể
thường xuyên mỗi ngày ở một số bệnh nhân, và đa phần các bệnh nhân vẫn sinh hoạt hàng ngày bình thường.
Triệu chứng đau nửa đầu như thế nào?
Là những cơn đau đầu kinh niên tái đi tái lại, đau dữ dội, có tính chất đập theo nhịp mạch (mạch máu) xuất hiện
thành từng cơn, chỉ ở một bên thái dương (cũng có khi đau ở vùng trán, quanh mắt, vùng gáy), nhưng trong cơn
đau có những lúc đau xuất hiện cả hai bên đầu (khoảng 1/3 thời gian đau). Một cơn đau điển hình kéo dài
khoảng 4 giờ đến 3 ngày. Bên nào đau, điều đó không cố định, có khi bên phải, cũng có khi bên trái (đối với
những chứng đau đầu mà chỉ ở một bên thì phải coi chừng do một bệnh lí nào đó gây ra, có thể nguy hiểm đến
tính mạng ví dụ như có khối u trong não). Cơn đau nửa đầu thuần túy thường tăng lên theo các vận động hàng
ngày của bệnh nhân, như khi leo cầu thang. Ðau thường kèm theo buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, da tím, tay chân
lạnh, sợ ánh sáng, sợ âm thanh. Vì thế, nếu một bệnh nhân đang trong cơn đau nửa đầu nên cho nằm trong
phòng tối và yên lặng.
Khoảng 40%-60% bệnh nhân có các triệu chứng báo trước, có thể là ngủ gà ngủ gật hay ngáp, mệt mỏi ức chế,
hoặc ngược lại trạng thái thần kinh bị kích thích phấn chấn quá mức, thèm đồ ngọt hay đồ mặn. Thường thì bệnh
nhân và thân nhân của họ cũng ghi nhận được các triệu chứng này và đoán trước được cơn đau sẽ xảy ra.

Khoảng 20% bệnh nhân lại có những cơn tiền triệu thoáng qua, để khởi đầu cho cơn đau đầu liền sau đó, đôi khi
các triệu chứng này lại xảy ra trong khi bệnh nhân đang đau đầu. Thường gặp là chói mắt, hoa mắt, đom đóm
mắt, có những khoảng đen che mắt (được gọi là điểm mù). Một số bệnh nhân lớn tuổi có thể không đau đầu mà
chỉ có những triệu chứng như trên. Một triệu chứng khác ít gặp hơn là cảm giác kiến bò ở tay, cánh tay, hay ở
quanh miệng, quanh mũi cùng bên với bên đau (dị cảm). Ngoài ra có thể bị ù tai, hoa mắt, rối loạn vị giác và khứu
giác.
Chứng đau nửa đầu này có thể gây ra những biến chứng về thần kinh, gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan
tùy theo đau đầu này do vùng nào trong não gây ra. Ví dụ nguyên nhân gây đau từ vùng thân não (vùng thấp của
não, trung khu điều khiển các hoạt động tự ý như giữ thăng bằng, nhận biết được sự tồn tại của bản thân) có thể
gây các triệu chứng choáng váng, chóng mặt, nhìn đôi. Liệt nửa người cũng có thể có, và rất giống hậu quả sau
một chấn thương sọ não, nhưng liệt này chỉ là tạm thời, hoặc nếu kéo dài thì chỉ chừng vài ngày.
Thường sau khoảng một ngày, cơn đau đầu sẽ giảm dần, nhẹ hơn, nhưng vẫn còn triệu chứng sợ ánh sáng và
tiếng ồn. Một số bệnh nhân khác kém may mắn hơn thì có thể bị tái đi tái lại thường xuyên.
Triệu chứng của đau đầu từng lúc (đau đầu histamine, đau đầu Horton) như thế nào?
Ðau đầu từng đợt là loại đau đầu kéo dài mỗi đợt chừng vài tuần đến vài tháng, giữa mỗi đợt là khoảng thời gian
trống, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, kéo dài cũng khoảng vài tháng.
Trong mỗi đợt đau như vậy, cơn đau điển hình thường xảy ra một đến hai lần mỗi ngày, hoặc có thể hơn. Mỗi
cơn kéo dài chừng 30 phút đến khoảng 90 phút. Cơn đau có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày,
và thường làm bệnh nhân thức giấc khi đang ngủ say vào nửa đêm. Ðau rất dữ dội, ở một bên quanh hố mắt hay
thái dương. Một số bệnh nhân mô tả cơn đau giống như bị một vật nhọn và nóng đâm vào mắt. Mũi và mắt bên
đau có thể sưng đỏ, xung huyết, chảy nước. Khác với chứng đau nửa đầu, chứng đau này làm bệnh nhân rất khó
chịu, bứt rứt, tối không ngủ được (một hình ảnh có thể gặp ở bệnh nhân này là họ ôm đầu mình đập vào tường vì
không chịu nổi cơn đau). Thường gặp nhiều ở nam giới hơn.
Nguyên nhân của đau đầu nguyên phát là gì?
1. Ðau đầu do căng thẳng: nguyên nhân chưa rõ, có thể do bệnh nhân chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống,
hay làm việc quá sức. Một số nghiên cứu cho thấy chứng đau đầu này có vẻ như có nguyên nhân tương tự
chứng đau nửa đầu.
2. Chứng đau nửa đầu: nguyên nhân thường liên quan tới sự dãn của các mạch máu trong sọ và các hoá chất
trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Người ta thấy rằng khi cơn đau xuất hiện, động mạch
thái dương thường dãn rộng (động mạch thái dương là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới

da vùng thái dương). Khi động mạch này dãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó, các sợi thần kinh
khi bị căng thì tiết ra các hoá chất có khả năng gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm dãn nở, càng làm cơn đau
nặng thêm.
Cơn migraine làm kích hoạt hệ thống giao cảm, là phần của hệ thần kinh điều khiển những đáp ứng đầu tiên, tức
thời của cơ thể khi bị đau hay bị stress. Bộ máy giao cảm khi bị kích hoạt, tác động lên hệ tiêu hoá gây buồn nôn,
nôn và tiêu chảy, làm thức ăn chậm xuống ruột, ứ đọng lại trong dạ dày, vì thế ngăn cản sự hấp thu các thuốc
dùng theo đường uống. Chính vì nguyên nhân này nên các thuốc điều trị chứng đau nửa đầu sẽ không hiệu quả
nếu đựợc dùng bằng đường uống. Ðối với hệ thống mạch máu trong cơ thể, tác động của hệ giao cảm là làm co
mạch, vì vậy da bệnh nhân bị tím tái, chân tay lạnh. Nó còn ảnh hưởng lên các giác quan như thính và thị giác
gây sợ tiếng động, mờ mắt.
3. Ðau đầu từng lúc : không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Thuốc lá và rượu có thể làm thúc đẩy cơn đau.
Đau đầu nguyên phát có nguy hiểm không?
Ðau đầu do căng thẳng không gây rối loạn chức năng hệ thần kinh hay gây tổn thương não. Nhưng chứng đau
nửa đầu thì có thể làm bệnh nhân đột quỵ, tuy nhiên cũng hiếm gặp, nếu có thì đó là chứng đau nửa đầu có biến
chứng.
Ðối với bệnh đau đầu từng cơn, dù cần phải phân biệt với các bệnh lí thực thể nguy hiểm khác của não, nhưng
cũng không chứng minh được bệnh này có thể làm bệnh nhân đột quỵ.
Hiểu biết mới về chứng đau nửa đầu
Sau một thời gian dài lên án stress và sự lo âu, đến nay các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của căn bệnh
mạn tính đau nửa đầu là ở trong gen của chúng ta.
Di truyền học, dược lý học ngành nghiên cứu mũi nhọn muốn đi tới kết thúc những cuộc tranh luận về bệnh đau
nửa đầu (migraine). Hội nghị Quốc tế lần thứ XII về nghiên cứu bệnh đau nửa đầu vừa họp đầu tháng 10 vừa
qua ở Kyoto đã chứng minh nó một cách rõ ràng. Phần lớn các công trình nghiên cứu được trình bày đều xuất
phát từ những chuyên khoa đó.
Để củng cố thêm, những kỹ thuật mới nhất về chụp hình y học đã cho phép nghiên cứu những cơ chế đó một
cách chi tiết. Ít được biết tới, bệnh đau nửa đầu không phải vì thế mà không trở thành một thảm họa thực sự. 12
triệu người Pháp mắc bệnh, trong đó số bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (khoảng 4 phần 5). Nhưng ngày
nay người ta cũng biết đó không phải là một bệnh tưởng.
Những nơron, nạn nhân của sự kích thích quá mức
Những công trình nhiều hứa hẹn nhất dẫn các nhà khoa học theo con đường bản chất của gen. “Trong cơn đau

nửa đầu, các mạch máu của màng não (lớp màng bảo vệ não và tủy sống) và những mạch máu trong não là đối
tượng bị viêm và giãn ra, theo giáo sư Michel Minet nhà thần kinh học ở Nice. Điều khiến cho người ta bị đau,
chính là sự kết hợp của hai hiện tượng đó. Chúng xuất hiện vì những mạch máu não nhận được một tín hiệu lệch
lạc của não: hệ thống thần kinh chỉ huy chung, thông thường là nghỉ ngơi, bỗng hoạt động một cách không bình
thường và phát ra một cơn (bệnh biến)”.
Tất cả mọi người đều có thể là nạn nhân và trong mọi lúc. Sự khác nhau giữa một cá nhân “bình thường” và một
người bị đau nửa đầu “thực sự” là người này bị đau thường xuyên. Cực kỳ nhạy cảm với mỗi yếu tố được phát ra
(stress, mệt mỏi ), bệnh nhân bị đau nhiều lần. Nguyên nhân: một sự bất thường trong kích thích của não. Để
truyền một tín hiệu từ nơron này đến một nơron khác phải phát ra một xung điện. Thế mà những nơron của các
bệnh nhân đó lại truyền đi quá nhiều tín hiệu như một cục pin phát điện ra quá mạnh
Từ khoảng 10 năm nay, các gen gây ra những dị thường đó đã được cách ly. Các nhà khoa học đã nghiên cứu
bệnh đau nửa đầu trong gia đình, kèm theo những rối loạn thần kinh nặng (hôn mê, nửa đầu) và có thể xảy ra với
nhiều người trong cùng một gia đình, các nhà nghiên cứu đã xác định được 3 gen hiện hữu trong những người
mắc bệnh, mã hóa các protein thần kinh điều hòa sự kích thích của não. Phải chăng cũng những gen đó đã tạo
ra những cơn đau “cổ điển”? Đây là một giả thiết mà các nhà khoa học hiện đang thăm dò.
Cơn đau có thể tạo ra một loại trầm cảm
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu não của những người mắc chứng đau nửa đầu dưới ánh sáng của những kỹ
thuật hiện đại về chụp hình y học: Scanner, chẩn đoán nhiệt ký Do đó, họ đã phát hiện ra cơn đau tác động tới
phần lớn những vùng giác quan. Điều đó giải thích được tính nhạy cảm cao của bệnh nhân, họ không chịu đựng
được tiếng ồn, hoặc ánh sáng hoặc một số mùi. Những vùng não quản lý đường ruột của chúng ta cũng bị đảo
lộn. Đó là lý do tại sao nhiều người bị đau đầu thường hay buồn nôn, ói mửa hoặc có khi bị tiêu chảy.
Một số bệnh nhân mô tả họ thấy tính tình thay đổi, cơn đau đẩy họ vào một tâm trạng như trầm cảm “Trên bình
diện não bộ người ta có thể so sánh cơn đau nửa đầu giống như một trận bão”, giáo sư Minet nói.
Những biểu hiện đó cũng là những dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán bệnh đau nửa đầu. Người thầy thuốc còn
tìm hiểu những triệu chứng khác như thời gian đau (từ 4 giờ đến 72 giờ nếu không điều trị) và quy luật của nó.
Cơn đau thường có những đặc điểm sau: đau một bên đầu, đau giật (có cảm giác như tim đập trong đầu) và tăng
lên khi làm một việc gắng sức vô hại (lên cầu thang hoặc đơn giản là đi bộ).
Từ lâu các thầy thuốc tự hài lòng khi quy tội cho stress và sự lo âu. Đến nay người ta biết chúng chỉ là những yếu
tố khởi động. Một nửa số bệnh nhân là những người lo âu, có thầy thuốc nghi ngờ là những vùng trong não có
liên quan đến bệnh đau đầu và lo âu một phần, ở gần nhau.

Làm việc quá sức, mệt mỏi, các yếu tố hormon như gần đến kỳ kinh nguyệt; những vấn đề về ngủ, chế độ ăn
uống cũng có vai trò trong đó. Một cảm xúc mạnh cũng có thể khởi động cho cơn đau, kể cả một tin vui đột ngột.
Người đau đầu thường đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi, việc sử dụng thời gian như ngày nghỉ quá bận, một
đêm mất ngủ hoặc một bữa ăn quá “nặng” Một quy luật vàng: lối sống hợp lý, vệ sinh.
Các thầy thuốc có cả một tủ thuốc chữa chứng đau đầu nhưng họ chỉ điều trị các triệu chứng như các loại thuốc
chống viêm không có steroid hoặc nếu không đỡ thì dùng triptan, loại thuốc mới nhất, ngăn sự giãn mạch. Dù liệu
pháp nào, điều quan trọng là phải phản ứng sớm. Từ 10 đến 15% bệnh nhân có thể dự đoán cơn đau trước từ
24 đến 48 giờ với một số dấu hiệu báo trước. Lời khuyên: hãy dùng thuốc ngay khi thấy đau để xóa nhanh nó.
Nhưng uống trước lại không có tác dụng.
Cần phải điều trị về cơ bản: những loại bêta-bloquant (ức chế bêta) vốn để điều trị bệnh cao huyết áp, một số
thuốc chống trầm cảm, chống giải phóng sérotonine trong não, chống động kinh vì sự đột biến kích hoạt não khó
gần gũi với điều quan sát được ở bệnh động kinh. Cuối cùng là dihydroergotamine, một dẫn xuất của cựa mạch
đen, khá phổ biến ở Pháp.
Số lượng những cơn đau giảm dần theo tuổi
Để phòng bệnh, mọi hoạt động thư giãn và tâm lý liệu pháp đều có lợi. Về liệu pháp thực vật, một số cây như cây
Lạc tiên (nhãn lồng, chùm bao) cũng có tính chống trầm cảm và góp phần chống bệnh đau đầu, một bệnh nhân
có thể tái phát sau nhiều năm và số cơn đau cũng giảm dần theo tuổi, nhưng nó có thể đeo đuổi cả đời. Mục tiêu
là chung sống tốt nhất với bệnh của mình, trong khi chờ đợi các nhà khoa học đạt tới những liệu pháp cơ bản.
Hai giai đoạn điều trị chứng đau nửa đầu
“Với bệnh đau nửa đầu (nhức đầu migraine), ngoài việc điều trị triệu chứng khi xuất hiện cơn đau, điều trị dự
phòng đóng vai trò quan trọng để giảm tần số cơn đau”, PGS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh - BV
Bạch Mai cho biết.
Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân gây nên, khi xuất hiện những cơn đau đầu, người bệnh cần đến bệnh viện để
được bác sĩ chuyên khoa xác định căn nguyên gây nên những cơn đau này.
Nếu bị đau nửa đầu migraine, người bệnh thường bị những cơn đau đầu nửa đầu kéo dài với các triệu chứng
lâm sàng rất đa dạng: đau giật giật theo nhịp mạch đập, đau vừa phải hoặc đau dữ dội, đặc biệt ở vùng hốc
mắt…với tần số, cường độ, khoảng thời gian đau khác nhau ở mỗi người.
Khi chẩn đoán chắc chắn bị đau nửa đầu magraine, việc điều trị sẽ chia làm hai giai đoạn: điều trị cấp và điều trị
dự phòng.
Điều trị cấp (điều trị cơn đau)

Là giai đoạn người bệnh thấy đau đầu dữ dội cần điều trị ổn định. Điều trị cấp nhằm giảm các cơn đau dữ dội
một cách hiệu quả, nhanh chóng và khôi phục lại khả năng của người bệnh về các chức năng bị tổn thương sau
cơn đau nửa đầu.
Ở từng người bệnh, bác sĩ có những đơn thuốc khác nhau dựa trên cơ sở khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Ngoài những thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng các loại thuốc đặc trị ở mức độ
vừa và nặng; hoặc dùng thuốc này để điều trị cho những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, vừa nhưng dùng các loại
thuốc giảm đau khác không mang lại hiệu quả.
Giai đoạn điều trị cấp thường kéo dài trong khoảng 2 tuần. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần tự theo dõi hiệu
quả của thuốc. Bởi có nhiều trường hợp, sau khi dùng thuốc, người bệnh lại có hiện tượng đau đầu phản hồi
(dùng thuốc cơn đau lại tăng lhieej. Khi có hiện tượng này, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có cách xử lý hiệu
quả nhất.
Tuy nhiên, điều trị cấp chỉ có tác dụng giảm cơn đau, vì thế, người bị chứng đau nửa đầu cần được điều trị dự
phòng để tránh tái phát lại cơn đau.
Điều trị dự phòng
Theo PGS.TS Lê Văn Thính, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng cần điều trị dự phòng khi bị migraine. Căn
cứ vào tần số cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định những bệnh nhân nào cần được điều trị dự phòng.
Chỉ điều trị dự phòng cho những bệnh nhân sau: xuất hiện cơn đau đầu 2 lần/tuần; những bệnh nhân mà trong
giai đoạn điều trị cấp không mang lại hiệu quả; những bệnh nhân có các cơn đau migraine không điển hình, có
triệu chứng báo trước kéo dài, nhồi máu não có migraine…
Điều trị dự phòng nhằm giảm tần số, cường độ cơn đau; cải thiện các chức năng bị suy giảm sau cơn đau và
giúp củng cố cho phương pháp điều trị trong giai đoạn cấp.
Giai đoạn điều trị dự phòng kéo dài từ 2 - 3 tháng. Nếu kiểm soát được các cơn đau trong vòng 6 tháng, người
bệnh không cần điều trị tiếp.
Bệnh đau nửa đầu ở trẻ em
Trong các chứng đau đầu ở trẻ em thì đau đầu do rối loạn vận mạch kiểu đau nửa đầu (migraine) khá phổ biến
đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, trẻ gái bị nhiều hơn trẻ trai. Bệnh có tính chất gia đình và thường biểu hiện khu trú
ở một bên đầu, diễn biến có tính chu kỳ với các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng.
Nguyên nhân
Nguồn gốc của đau nửa đầu là do sự rối loạn co giãn các mạch máu não, tuy nhiên nguyên nhân gây rối loạn co
giãn mạch vẫn chưa rõ ràng. Người ta chỉ thấy một số yếu tố thuận lợi đó là bệnh thường khởi phát xung quanh

lứa tuổi dậy thì và có tính chất gia đình, thường là mẹ bị Migraine thì con gái cũng bị.
Bên cạnh đó chu kỳ kinh nguyệt (ở trẻ gái) và các yếu tố tâm lý, cảm xúc cũng ảnh hưởng đến tiến triển của
bệnh. Ngoài ra một số yếu tố khác như thức ăn có chứa tyramin và phenylethylamin (có nhiều trong sữa bò,
trứng, fomat, sô-cô-la yếu tố gây dị ứng… cũng gây cơn đau đầu Migraine.
Đau đầu migraine thông thường
Bệnh thường khởi phát sau một hoạt động gắng sức, sau khi bị nhiễm trùng hoặc ăn một số loại thức ăn như sữa
bò, trứng, sô-cô-la… Riêng ở bé gái bệnh hay xuất hiện trước ngày hành kinh. Thông thường trước khi đau đầu
từ vài giờ đến vài ngày trẻ thay đổi tính tình, mệt mỏi, kém ăn rồi cơn đau đầu xuất hiện.
Đau đột ngột dữ dội, vị trí đau khởi đầu thường là ở vùng trán một bên đôi khi cả hai bên sau đó lan tỏa ra nửa
đầu hoặc toàn bộ đầu. Trong cơn đau sắc mặt trẻ xanh xao, da lạnh, bệnh nhi có cảm tưởng thái dương như
căng ra, mạch máu ở thái dương đập mạnh kèm theo đó là cảm giác lợm giọng, buồn nôn, nôn và đau bụng vùng
thượng vị. Bên cạnh đó nhiều bệnh nhi còn thấy hoa mắt và có những vân sáng lấp lánh chạy ngoằn ngoèo trước
mắt nhưng những rối loạn thị giác kiểu này chỉ xuất hiện 10-20 phút rồi hết.
Một đặc điểm nữa là trẻ đau đầu nhiều hơn khi gắng sức, khi tiếp xúc với ánh sáng và tiếng động mạnh, đau
giảm đi khi nghỉ ngơi do đó trẻ có biểu hiện sợ ánh sáng và đòi nằm một mình ở chỗ tối, không muốn cho người
khác đụng vào mình. Lúc này nếu trẻ ngủ được thì cơn nhức đầu có thể ngắn lại và khi tỉnh giấc sẽ hết đau đầu,
cơ thể lại trở về bình thường, tuy vậy ở một số trẻ sau khi ngủ dậy vẫn còn hơi nhức đầu và mệt mỏi kéo dài đến
hôm sau mới hết hẳn. Đặc điểm cuối cùng là những cơn đau nhức đầu loại này kéo dài từ một đến nhiều giờ
ngoài cơn trẻ hoàn toàn bình thường và số lần cơn tái diễn cũng khác nhau tùy từng bệnh nhi.
Các thể bệnh Migraine khác
Migraine của động mạch thân nền
Gặp ở trẻ gái thời kỳ dậy thì và lúc hành kinh đặc biệt là những trẻ có tiền sử gia đình có mẹ cũng bị đau nửa
đầu. Bệnh khởi đầu bằng những rối loạn thị giác hai bên như ám điểm loé sáng, giảm thị lực, nhìn mờ thậm chí
mất thị lực cả hai mắt, ngoài ra một số trẻ còn loạn cảm giác, nói khó, chóng mặt, rối loạn ý thức. Tất cả những
rối loạn trên xuất hiện trước cơn nhức đầu vài phút đến nửa tiếng rồi biến mất ngay khi cảm giác đau đầu xuất
hiện, đau ở vùng chẩm kèm theo buồn nôn và nôn.
Migraine liệt nửa người
Đột ngột trẻ bị liệt và rối loạn cảm giác ở một nửa người, liệt ở tay nặng hơn ở chân nhưng không liệt mặt. Đi
kèm với liệt nửa người là đau nửa đầu phía đối diện với bên liệt. Các triệu chứng này cũng chỉ diễn ra trong vòng
vài giờ rồi khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng.

Migraine thể bụng
Đột ngột trẻ đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, quanh rốn kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn, đi ngoài phân
lỏng lúc này trẻ có đau đầu nhưng rất kín đáo, các triệu chứng này thường chỉ diễn ra trong vòng vài giờ rối hết,
tuy nhiên có thể tái phát nhiều lần làm cho cha mẹ lo lắng và đưa trẻ đi khám tiêu hóa và ngoại khoa làm đủ các
loại xét nghiệm, nhưng không phát hiện bệnh gì, bởi vì đa số các bác sĩ và cha mẹ trẻ chỉ chú ý đến triệu chứng
đau bụng mà không hỏi xem trẻ có bị đau đầu không.
Tóm lại các triệu chứng đau đầu Migraine rất phong phú nên dễ nhầm lẫn với các bệnh ở bụng như viêm ruột
thừa, đau dạ dày và các bệnh của hệ thần kinh như động kinh, xuất huyết não, u não… Chính vì vậy phải khám
bệnh thật kỹ đặc biệt là khám thần kinh, ngoài ra phải làm thêm một số xét nghiệm như siêu âm bụng, điện não
đồ chụp X quang sọ… Riêng với điện não có rất nhiều trường hợp Migraine biểu hiện sóng điện giống như động
kinh do vậy cần làm nhiều lần để loại trừ các bệnh trên.
Điều trị
Điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau non-steroide như Aspirine, Paracetamol, Voltaren kết hợp với nghỉ ngơi
yên tĩnh, nếu không đỡ thì có thể cắt cơn đau đầu bằng dẫn xuất của ergotamin như Migwell, Gynergen. Việc
điều trị dự phòng khi cơn dày ít nhất từ 3 cơn mỗi tháng trở lên bằng thuốc ergotamin như đã nói ở trên, ngoài ra
có thể dùng thuốc kháng serotonin (Desernil), thuốc chẹn canxi (Sibelium), thuốc chẹn bêta (Propranolol). Lưu ý
hạn chế một số loại thức ăn có thể gây cơn đau đầu ở trẻ như sô-cô-la, sữa bò, trứng, pho-mát.
Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ
Trong các chứng đau đầu do nguyên nhân mạch máu thì đau nửa đầu (Migraine) là bệnh phổ biến nhất. Migraine
hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, nữa bị nhiều gấp ba lần nam, bệnh có tính chất gia đình, thường biểu hiện khu
trú ở một bên đầu và diễn biến có tính chu kì với các triệu chứng lầm sàng rất đa dạng.
Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đau đến nửa đầu
Nguồn gốc của đau nửa đầu là do sự rối loạn co, giãn các mạch máu của sọ não, tuy nhiên nguyên nhân gây rối
loạn co – giãn mạch vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ thấy có một số yếu tố thuận lợi. Đầu tiên phải kể đến yếu tố
nội tiết, bệnh thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, ngưng đau trong thời kì có thai và mãn kinh, nhưng cơn đau nửa
đầu lại tăng lên khi hành kinh hoặc khi dùng thuốc tránh thai. Bên cạnh đó Migraine còn có tính chất gia đình, khi
chỉ có người mẹ hoặc bố bị bệnh này thì tỉ lệ đó xấp xỉ 70% ở thế hệ con, đặc biệt là con gái. Một yếu tố nữa
cũng ảnh hưởng đến bệnh đau nửa đầu là căng thẳng, lo lắng về một vấn đề nào đó, đôi khi Migraine và chứng
trầm cảm lại xuất hiện luân phiên nhau trên cùng một bệnh nhân, có thể loét dạ dầy hậu quả của Migraine (bệnh
nhân hay bị stress do lo lắng về bệnh đau đầu, do uống nhiề thuốc giảm đau non-streroid) hay còn lí do nào

khác?
Triệu chứng
Người ta chia bệnh Migraine làm hai thể chính là Migraine không có dấu hiệu thần kinh báo trước và Migraine có
dấu hiệu thần kinh báo trước.
Migraine không có dấu hiệu thần kinh báo trước: Thông thường khoảng vài giờ trước khi đau đầu bệnh nhân cảm
thấy người mệt mỏi, bứt rứt, dễ cáu gắt, hay ngáp vặt…sau đó là cơn đau đầu thực thụ. Cơn đau thường bắt đầu
vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy hoặc vào ban đêm, hiếm khi xảy ra ban ngày, đau từ từ tăng dần và đạt mức tối đa
sau vài giờ. Thoạt đầu là đau một bên đầu ở vùng trán hoặc trán – thái dương sau có thể lan ra toàn bộ đầu và
kết thúc ở bên đối diện nhưng không bao giờ đau lan ra vùng mặt. Trong cơn đau sắc mặt bệnh nhân xanh tái, da
lạnh, nổi gai ốc, người bệnh có cảm giác thái dương như giãn căng ra, mạch máu ở thái dương nẩy đập theo
nhịp tim, kèm theo là cảm giác lợm giọng, buồn nôn, nôn một số trường hợp còn chóng mặt, mất thăng bằng. một
đặc điểm nữa là cơn đau tăng lên khi gắng sức, khi tiếp xúc với ánh sáng, tiếng động mạnh, giảm đi khi nghỉ
nghơi yên tĩnh trong bóng tối và khi chườm lạnh hoặc day thái dương. Ngoài ra nhiều bệnh nhân khi đau đầu rất
nhạy cảm với mùi, có khi họ còn ngửi thấy màu lạ, tuy nhiên khám bệnh trong cơn đau không có dấu hiệu khách
quan về thần kinh. Tiến triển của cơn đau đầu loại này khác nhau tùy bệnh nhân, cơn đau có thể kéo dài từ vài
giờ đến vài ngày, một số bệnh nhân cơn có tính chu kì dài hàng tháng hàng năm mới bị một lần, một số khác cơn
lặp lại thường xuyên, từ cơn này sang cơn khác đau đầu có thể đổi bên nhưng bao giờ cũng đau nặng hơn ở một
bên đầu.
Migraine có dấu hiệu thần kinh báo trước hay là rối loạn chức năng tạm thời của não xuất hiện trong ít phút báo
hiệu cơn đau đầu sẽ đến ngay sau đó. Những dấu hiệu này thường là rối loạn thị giác, cảm giác và rối loạn ngôn
ngữ. Về thị giác, bệnh nhân có cảm tưởng những vân sáng lấp lánh ngoằn nghèo chạy trước mắt hoặc nhìn mọi
vật xung quanh có màu sắc rực rỡ, một số trường hợp lại không nhìn thấy gì trong vài giây đến vài phút (mù tạm
thời). về cảm giác người bệnh cảm thấy như có kiến bò hoặc tê cóng ở một bên mồm, tay. Những rối loạn ngôn
ngữ hay gặp là nói khó, không hiểu lời người khác hoặc không nói được. Trong đa số các trừơng hợp trình tự
của các rối loạn này theo thứ tự như sau: loạn thị giác rồi đến rối loạn cảm giác và ngôn ngữ tất cả diễn ra trong
vòng vài phút và cuối cùng là cơn đau đầu với đặc điểm tương tự như đau đầu trong bệnh Migraine không có dấu
hiệu thần kinh báo trước.

Migraine tương đương hay còn gọi là cơn kịch phát Migraine, biểu hiện bằng những triệu chứng kịch phát về thần
kinh, tâm thần, tiêu hoá như chóng mặt, rối loạn thị giác, giác quan, đau bụng dữ dội, nôn, rối loạn tâm thần

hoang tưởng, ảo giác cấp tính… những cơn đau này thường xảy ra đột ngột rồi nhanh chóng kết thúc, sau cơn
bệnh nhân hoàn toàn bình thường nhưng có một điều đặc biệt là bệnh nhân lại khôang đau đầu và khám bệnh,
làm xét nghiệm không phát hiện thấy tổn thương thực thể do đó rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh động kinh cục
bộ đặc biệt là động kinh thực vật.
Chính vì các triệu chứng của Migraine đa dạng như vậy nên để chẩn đoán chính xác bệnh cần khám bác sĩ
chuyên khoa thần kinh, làm một số xét nghiệm như điện não đồ, chụp X quang sọ, chụp mạch sọ não giúp loại
trừ một số bệnh có nét giống Migraine như động kinh, tai biến mạch máu não, u não…
Vấn đề điều trị
Điều trị cắt cơn Migraine khi các cơn cách xa nhau, các thuốc thường dùng là thuốc giảm đau thông thường
Aspirin, Paracetamol, Indimethacin… nếu không đỡ thì dùng thuốc cắt cơn đặc hiệu là dẫn xuất của ergotamin
như Gynetgen, Migwell hoặc thuốc kháng Serotonin như Sumtriptan. Việc điều trị dự phòng khi tần xuất các cơn
đau đầu dày, ít nhất là 3 cơn mỗi tháng trở lên, các thuốc hay dùng là dẫn xuất của ergotamin và chất khoáng
serotonin như nói ở trên, ngoài ra còn dùng thuốc chẹn beta giao cảm (Avlocairdyl), thuốc ức chế calci
(Sibelium), thuốc chống trầm cảm (Amitriptylin)… các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ nên khi dùng phải có chỉ
định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Ngoài ra bệnh nhân cần tránh một số yếu tố có thể gây khởi phát cơn đau
nửa đầu như hạn chế ăn sữa bò, Sô cô la, Fo mát, tránh một số thứ có thể gây dị ứng ( tuỳ từng bệnh nhân),
không nên uống thuốc tránh thai mà thay bằng bao cao su. Cuối cùng là vấn đề điều trị ngoại khoa chỉ đặt ra khi
điều trị nội khoa thất bại, các biện pháp hay dùng là phẫu thuật cắt động mạch thái dương nông, áp lạnh động
mạch thái dương.
5 cách chữa đau đầu hiệu quả
Đau đầu là chứng bệnh hay gặp ở bất kể lứa tuổi nào và cũng là căn bệnh khó chịu nhất khi bộ não chi phối mọi hoạt động
của bạn lại đòi “đình công” và “biểu tình”. Vậy phải làm sao? 5 cách sau đây sẽ giúp bạn giảm đau đầu hiệu quả
1. Chữa bằng giấm
Nếu bạn muốn tìm một cách chữa đau đầu thật nhanh thì làm theo cách sau. Lấy một khăn tắm nhỏ và nhúng nó và trong
giấm trắng. Vắt nhè nhẹ (không vắt khô kiệt mà vẫn để ẩm khăn) rồi dùng khăn đắp lên trán và nhắm mắt thư giãn khoảng 15
phút.
Cách này dùng để chữa bệnh đau đầu dai dẳng, cứ 2 giờ làm một lần bạn sẽ thấy dễ chịu ngay. Đó là cách làm nhanh và
đơn giản nhất, hãy thử làm một lần bạn sẽ thấy thích ngay cách chữa này.
2. Chữa bằng thảo dược
Dùng bột gừng khô trộn với một ít nước thành bột nhão (không pha loãng) bôi lên trán. Cảm giác nóng nhẹ của gừng sẽ giúp

bạn đỡ đau đầu hơn.
Bạn dùng hành ép lấy nước xoa lên trán cũng có hiệu quả như bột gừng vậy. Chú ý không để nước hành chảy vào mắt đấy
nhé.
Chuẩn bị 3g vỏ tổ tò vò nghiền nát với 10ml dầu húng quế xoa lên trước trán. Để thư giãn khoảng 10 phút và rửa lại bằng
nước, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay.
3. Dầu xoa bóp
Dùng dầu xoa tóc có thành phần dầu hạt vừng, quả hạnh hay dầu mù tạt rồi thoa lên trán, tóc và xoa bóp nhè nhẹ để lưu
thông da đầu. Mát xa sẽ giúp máu lưu thông, bạn sẽ thấy đỡ đau đầu và cảm thấy thoải mái hơn.
4. Chữa bằng tâm trí
Cố gắng nhắm mắt lại và ngồi thẳng lưng. Trọng tâm là giữa lông mày và sự thư giãn. Hãy thả tâm hồn bạn “lang thang”
trong một rừng cây với tiếng suối chảy và tiếng chim hót, hoặc “bồng bềnh” như đang trôi nhẹ về phương nào.
Quên hết mọi vấn đề hiện tại, những áp lực công việc, căng thẳng và phiền muộn ra khỏi cơ thể, hãy quên căn bệnh đau đầu
của bạn đi giống như bạn đang ngồi thiền vậy. Bạn sẽ thấy tâm trí và đầu óc dễ chịu hơn rất nhiều.
5. Chữa bằng dầu thơm
Tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu oải hương, tinh dầu cúc la mã có thể giúp bạn giảm đau đầu. Đốt một vài cây
nến được làm từ các loại tinh dầu trên trong phòng bạn. Nên sử dụng phương pháp này vì nó giảm đau đầu nhanh chóng và
mùi thơm dễ chịu từ tinh dầu thiên nhiên sẽ giúp bạn giảm stress rất nhiều.
8 nguyên nhân gây đau đầu
Uống thuốc, day huyệt chỉ giúp cơn đau đầu tạm qua đi. Bệnh sẽ trở đi trở lại, trầm trọng hơn khi bạn không điều
trị tận gốc. Vậy còn chờ gì nữa, hãy cùng các chuyên gia đi tìm nguyên nhân và giải pháp để loại bỏ chứng đau
đầu ra khỏi cuộc sống của bạn!
Rối loạn giấc ngủ
Ngủ quá nhiều hay quá ít hoặc rối loạn giấc ngủ đều có thể là khởi phát của chứng đau đầu hay đau nửa đầu.
Các chuyên gia khuyến nghị: hãy tuân thủ giờ đi ngủ và thức giấc kể cả trong các dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ. Nếu
bạn không cảm thấy thoải mái sau một đêm ngủ dậy hoặc rơi vào trạng thái buồn ngủ, lơ mơ trong ngày thì nên
trò chuyện với chuyên gia y tế để sớm ngăn chặn rối loạn này.
Ăn không đúng bữa
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa việc hạ đường huyết do bỏ bữa với chứng đau đầu.
Khi bạn chán ăn cũng nên cố ăn, dù chỉ là ăn qua loa 1 thứ gì đó, tránh tuyệt đối việc bỏ bữa. Hãy xây dựng cho
mình những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng với một lịch ăn đều đặn.

Nếu vào những dịp sôi nổi như World Cup hay những kỳ nghỉ dài, bạn hãy chuẩn bị cho mình những bữa ăn
nhanh đủ dinh dưỡng nhưng đừng chất trong tủ lạnh toàn đồ ăn sẵn đấy nhé. Chúng có hại hơn là tốt cho sức
khoẻ của bạn.
Chưa uống đủ nước
Đối với một số người, cơ thể mất nước là một trong những nguyên nhân của chứng đau đầu. Vì vậy, hãy uống
thật nhiều nước để cân bằng cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần chú ý xem loại nước bạn sẽ uống trong ngày như nước
hoa quả hay các nước có chứa chất cafein có là căn nguyên dẫn tới chứng đau đầu hay không.
Một cơ thể khoẻ mạnh khi được cung cấp nước đầy đủ và bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, đồng thời lại ngăn ngừa
được chứng đau đầu!
Ít khi thư giãn
Chúng ta luôn cảm thấy thiếu thời gian. Hãy để dành một khoảng thời gian nào đó trong ngày chỉ để cho riêng
mình. Bạn có thể đắm mình trong không gian âm nhạc hay đơn giản là ngồi trong yên lặng, tập trung suy nghĩ về
chính mình: bạn cảm thấy như thế nào, bạn cần gì, muốn gì
Hãy sử dụng thời gian phục hồi cơ thể và tập trung chăm sóc bản thân. Đó là một cách thưởng cho mình để thư
giãn và ý thức về bản thân nhiều hơn.
Lo lắng chuyện vặt
Máy giặt trục trặc, bát đĩa chưa rửa, đồ dùng nhà bếp hỏng hóc? Bạn đừng lo lắng về chúng bởi đất sẽ không sụt
dưới chân bạn đâu. Hãy đơn giản hoá mọi chuyện và xem chúng là những chuyện hàng ngày phải vậy. Những
căng thẳng sẽ là khởi nguyên của chứng đau đầu và đau nửa đầu đấy. Học cách ưu tiên làm gì, quan tâm đến gì
trong một ngày là giải pháp tốt nhất giúp bạn không phải bận tâm quá nhiều cho những việc không đáng phải vậy.
Không có đồng minh
Có bao giờ bạn chán ngán chính mình? Bạn cũng từng cảm thấy khó chịu với tất cả mọi người trong gia đình?
Hãy thư giãn. Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy như vậy. Hãy chia sẻ tâm trạng của mình với một
người bạn thân. Hãy tạo cho mình những nơi chốn luôn tìm thấy sự ủng hộ, chẳng hạn như 1 forum hay những
người bạn trên mạng. Bạn sẽ tìm được những người đồng cảm với mình bởi họ cũng có hoàn cảnh tương tự
như bạn. Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ cô đơn.
Không chịu mang kính
Cứ cho là một sự đầu tư đi khi bạn bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu một cặp kính bảo vệ mắt thời trang chất
lượng tốt (Thấu kính cho hình ảnh trung thực và khiến mắt bạn dễ chịu khi mang chúng). Hãy nhớ rằng, kính
chống nắng không chỉ dành cho mùa hè. Hãy mang chúng khi bạn ở trong nhà hay ra ngoài, những nơi có ánh

sáng chói gắt, làm mắt bạn mệt mỏi, đầu bạn ong ong.
Quên khám tổng thể
Chúng ta thường tới gặp bác sĩ khi có một vấn đề nào đó về sức khoẻ và phớt lờ việc đi khám tổng thể. Không
nên như vậy. Khám tổng thể sẽ giúp giải quyết được triệt để bất kỳ một bệnh tật nào. Thường bệnh tật ở bộ phận
này lại liên quan đến những bộ phận khác trong cơ thể. Khám tổng thể sẽ giúp bạn loại trừ những lo lắng rằng tại
sao lại đau chỗ này, sưng chỗ kia ?
Đông y trị chứng đau đầu
Y học hiện đại dùng chữ migraine để chỉ bệnh đau đầu thành cơn có chu kỳ, cơn đau thường xuất hiện ở một thời điểm nhất
định, thường kèm theo nôn, sợ ánh sáng, đau giảm đi khi ở trong bóng tối và đi ngủ. Vùng đau không có liên hệ với vùng
phân bố thần kinh mà liên quan với vùng phân bố mạch máu. Ngoài cơn đau bệnh nhân cảm thấy bình thường.
Hội chứng migraine thường gặp ở phụ nữ, cơn đau đầu tiên hay xảy ra ở tuổi dậy thì, có thể cơn đau chỉ xuất hiện vài năm,
nhưng có khi kéo dài suốt đời. Các yếu tố có thể làm bệnh nhân nặng hơn là chấn thương sọ não, các chấn thương tinh thần,
có các bệnh thuộc hệ động mạch cảnh ngoài.
Nguyên nhân đau đầu migraine chưa được giải thích rõ ràng, nhiều tác giả công nhận cơn đau xảy ra do sự giãn nở và gia
tăng biên độ đập của các mạch máu, đau đầu migraine liên quan với sự giãn các mạch máu ngoại sọ và sự co các mạch máu
trong sọ. Đau đầu migraine thường có tiền sử gia đình rõ rệt.
Theo y học cổ truyền, đầu là nơi hội tụ của các đường kinh dương, qua đó huyết tinh hoa của ngũ tạng, khí thanh dương của
lục phủ đều hội tụ ở đầu. Bệnh đau đầu thuộc phạm trù "đầu thống" của y học cổ truyền và được chia thành 2 loại là đau đầu
do ngoại cảm và đau đầu do nội thương.
Ngoại cảm gây đau đầu thường do lục dâm tác động vào đầu, trong đó phong tà giữ vai trò chủ đạo và kết hợp với hàn, nhiệt,
thấp. Hàn làm tắc kinh mạch, nhiệt làm náo loạn thanh không (khí huyết nghịch loạn), thấp che thanh khiếu, thanh dương,
không thăng lên đầu được.
Nội thương gây đau đầu thường do khí hư, khí huyết trệ, huyết ứ làm mạch lạc không được nuôi dưỡng, hoặc thận thủy bất
túc, can, dương thượng thăng, tình chí bất hòa, khí uất hóa hỏa làm thanh khiếu bị nhiễu loạn hoặc đờm ẩm thực tích.
Vị trí đau đầu có thể bên phải, đau bên trái, đau chính giữa đỉnh đầu hoặc đau mắt mờ tối, tim đau nóng phiền Nếu đau
nặng thì trong não đau nhói trong tim phiền loạn.
Cơ chế sinh bệnh của đau đầu là ngoại cảm hay nội thương đều làm cho mạch lạc mất điều hòa, khí huyết bị trở ngại.
Về điều trị tuy chỉ phát một chứng đau nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên phải căn cứ vào nguyên nhân và chứng
trạng mà có cách điều trị khác nhau.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số thể đau đầu do nội thương gây ra:

Đau đầu do can dương vượng
Triệu chứng: Đầu váng, căng, đau, tâm phiền dễ cáu, ngủ không yên (tâm hỏa nhiễu động) mặt đỏ, mồm khô, rêu lưỡi vàng
mỏng, mạch huyền hoặc tế sác (âm hư) thường là huyết áp cao vừa. Nguyên nhân là do can âm kém, can dương thượng
cang gây đau đầu.
Phép trị: Bình can tiềm dương.
Bài 1: Thiên ma 9g, câu đằng 12g, sơn chi 9g, phục thần 9g, hoàng cầm 9g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 9g, ích
mẫu 9g, tang ký sinh 9g, dạ giao đằng 9g, thạch quyết minh. Sắc uống ngày một thang, uống liền 7 ngày.
Bài 2: Câu đằng 12g, quyết minh tử 16g, hạ khô thảo 16g, mạn kinh tử 12g, hương phụ 12g, chi tử 8g, cam thảo 6g. Sắc uống
ngày một thang, uống trong 7 ngày.
Đau đầu do đờm trọc
Triệu chứng: Đầu đau căng, buồn nôn, nôn mửa đờm rãi, ngực bụng đầy tức, rêu lưỡi cáu trắng, mạch hoạt. Nguyên nhân là
do đờm trọc thịnh, uất kết lại che mất đường lên của thanh dương gây nên.
Phép trị: Hóa đờm giáng nghịch.
Bài 1: Bạch chỉ 10g, hậu phác 16g, thổ phục linh 12g, bán hạ 12g, trần bì 12g, gừng sống 8g. Sắc uống ngày một thang, uống
trong 7 ngày.
Bài 2: Bán hạ 10g, thiên ma 10g, phục linh 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g, cam thảo 6g, gừng sống một lát, đại táo 2 quả. Sắc
uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.
Đau đầu do huyết ứ
Triệu chứng: Đau đầu lâu không khỏi, chỗ đau cố định không di chuyển, như dùi đâm hoặc có tiền sử ngoại thương phần đầu,
lưỡi tím hoặc có ban ứ, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.
Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc: Xuyên khung 30g, cát căn 30g, diên hồ 30g, địa long 15g, ngưu tất 30g, tế tân 3g, bạch chỉ 9g. Sắc uống ngày một
thang, uống trong 7 ngày.
Đau đầu do khí hư
Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng, người mệt ăn kém, thiếu khí, mạch tế vô lực. Đó là do lao
lực quá độ, hoặc sau khi ốm nặng, hoặc ăn uống thất thường gây nên khí huyết hư, không nuôi dưỡng được đầu.
Phép trị: Bổ khí.
Dùng bài thuốc sau: Hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g, nhân sâm 10g, đương quy 16g, trần bì 6g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, bạch
truật 16g, tế tân 6g, xuyên khung 12g, mạn kinh tử 10g, bạch chỉ 12g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.

×