Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chứng giật chân điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.61 KB, 4 trang )

Làm thế nào khắc phục chứng giật chân?
Thấy râm ran như có kiến bò, cảm giác ngứa ran, bồn chồn, hồi hộp, nóng bừng, đau
đớn là những cảm giác thường thấy khi bị chứng giật chân.
Những triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh chuẩn bị ngủ, khiến họ phải ra khỏi
giường, đi lại một lát để lấy lại cảm giác bình thường.
Tạp chí Mayo Clinic Health Letter của Mỹ số ra tháng 11 đã đưa ra một số biện pháp làm dịu bớt
những cảm giác khó chịu khi bị căn bệnh lạ thường này.
• Dùng thuốc giảm đau.
• Ngâm mình vào bồn tắm có nước ấm.
• Matxa chân.
• Học cách thư giãn, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Căng thẳng có thể làm tăng các triệu chứng
giật chân.
• Cuốn người bằng mền nóng hoặc lạnh, hoặc thay đổi luân phiên giữa 2 loại.
• Thường xuyên tập thể dục. Nhưng tránh tập quá sức và vào lúc chiều tối.
• Giảm bớt việc dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá. Chúng có thể làm
tăng các triệu chứng.
• Cố gắng duy trì tình trạng bận rộn cho tới khi đi ngủ. Buồn chán và tình trạng uể oải có thể
làm cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Đi ngủ muộn hơn cũng có tác dụng.
Nếu chứng giật chân vẫn tiếp tục khiến bạn mất ngủ, hãy đến gặp bác sĩ. Có nhiều đơn thuốc có
thể giúp bạn kiểm soát căn bệnh này.
5 loại thực phẩm có hại với não
Tất cả mọi người đều biết sữa, các loại cá, cà rốt, hành tây …vv đều
là những loại thực phẩm có tác dụng kiện não, ích trí, nhưng ngoài ra, cũng có một số lọai thực
phẩm có tác dụng không tốt với não. Một số nghiên cứu chứng minh, nếu thường xuyên ăn 5 loại
thực phẩm sau đại não sẽ xuất hiện phản ứng trìđộn, thậm chí trí lực giảm sút.
1.THức ăn muối: cơ thể sinh lý con người bình thường cần một lượng muối rất thấp, người trưởng
thành mỗi ngày chỉ cần 7g trở xuống, trẻ em 4g trở xuống là đủ rồi. Thường xuyên ăn quá mặn sẽ
làm tổn hại đến động mạch , ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho tổ chức não làm cho tế bào não
thiếu máu, thiếu oxy trong thời gian dài từ đó dẫn đến trí lực bị giảm sút , đại não bị thái hóa sớm .
2.Thực phẩm có chứa chì: chì là ‘‘sát thủ’’ lớn của tế bào não vì nó có khả năng thay thế vị trí hoạt
động tại hệ thống thần kinh của sắt, canxi, kẽm. Những thực phẩm có chứa chì như : bỏng ng ô ,


bỏng g ạo, tr ứng muối…không nên ăn nhi ều.
3. Thực phẩm có chứa nhôm: Theo khuyến cáo cuả T ổ chức y tế thế giơí, m ỗi ngày cơ thể hấp
thu m ột l ư ợng chì không quá 60mg. phèn chua trong quẩy có chứa chì v ô cơ nên n ếu m ỗi
ngày ăn 50-100g quẩy thì s ẽ v ư ợt quá hàm l ư ợng chì cho phép.
4. Thực phẩm có hàm lượng ch ất béo oxy hóa cao: Thực phẩm rán trong dầu trên 2000c hay
phơi dưới ánh nắng gay g ắt nh ư: cá mực, v ịt quay, chim quay,…đều chưá hàm lượng chất béo
oxy hóa cao. Những ch ất này có th ể tích lại trong cơ th ể d ẫ n đ ế n m ột s ố h ệ thống men
chuy ể n hóa trong cơ thể b ị tổ n thương làm cho đ ại não bị suy thoái sớm.
1
5.Thực phẩm có hàm l ượng đường, mì chính cao: ăn qúa nhiều đường làm tổ chứ c tế baò n
ão b ị tổn h ại ; n ế u dùng m ột l ượng nhỏ mì chính thì không có hại nhưng phụ n ữ có thai và
ấu nhi tốt nhất là không nên ăn. Mì chính có thể làm t ế bào não Ấu nhi bị chết, làm thiếu h ụt k
ẽm của thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não cuả tr ẻ.
Ói mửa, cao huyết áp và hôn mê
(khi nguyên tắc căn bản lão khoa bị quên)

Lisa Sander (*)

1. Triệu chứng

Một làn sóng nôn mửa lướt qua trong người đàn bà cao tuổi khi bà cố gắng bước lên bậc thang
lầu trong nhà cô con gái. Bà cảm thấy không khỏe trong người ngay từ hôm trước, khi bà rời căn
hộ nhỏ ở Florida để đi thăm gia đình con gái. Bà ngồi sà xuống bậc thang và bật tiếng rên rỉ nhỏ;
mặt bà tái đi, môi xám xịt. “Má xin lỗi con,” bà nói trong khi cô con gái chạy đến bên cạnh đỡ bà
đứng dậy, “Má phải ngồi trên bậc thang này”. Bà cảm thấy ngượng nghịu, và thú nhận rằng bà
cảm thấy không khỏe từ hôm trước, nhưng vẫn cố gắng đến đây. Bà cũng nghĩ không muốn ghé
thăm và làm phiền con, nhưng ở độ tuổi 93, còn bao nhiêu lễ Noel nữa bà có thể chung vui với con
cháu. Thôi thì cố gắng một lần này hãy cứ cho là lần cuối cũng được. Bà cố giải thích và phân
bua với cô con gái.


“Má ơi, thật vậy sao? Sao má nghĩ là làm phiền con?” Cô con gái nói như quở trách một cách
nhẹ nhàng trong khi cô giúp bà lên giường nằm nghỉ và nhanh nhẹn kiểm tra huyết áp cho bà.
Huyết áp cao: 200/80 (mức độ bình thường là dưới 120/80). Cô con gái lập tức gọi điện cho bác sĩ
gia đình ở Florida, và bác sĩ khuyên nên chở má cô vào phòng cấp cứu ngay.

Chiều hôm đó, bác sĩ Ben Musher nghe cô bác sĩ nội trú năm thứ 3, Radhika Varada, báo cáo
tình trạng của bệnh nhân: 93 tuổi với tiền sử cao huyết áp và ung thư thận, từng trải qua điều trị ở
phòng cấp cứu sau hai ngày bị ói mửa và hôn mê. Bác sĩ Varada kiểm tra dữ liệu từ phòng cấp
cứu, rồi dẫn bác sĩ Musher gặp bệnh nhân. Ông chú ý bệnh nhân trông trẻ hơn nhiều so với tuổi
đời 93. Ông nói lại những gì ông được báo cáo cho bệnh nhân nghe, và bệnh nhân không có gì để
nói thêm.

Hai bác sĩ cùng khám bệnh nhân cẩn thận. Thật ra, bác sĩ Varada đã khám bà từ chiều hôm
qua khi bà nhập viện. Huyết áp của bà vẫn còn cao – dù không cao như lúc ở nhà. Bụng bà mềm
và cảm giác đau vì ói mửa. Ngoài những điều đó, không có gì đáng chú ý khác. Chụp CT scan
bụng không phát hiện một dấu hiệu gì đáng khả nghi, ngoại trừ quả thận bên trái không còn (vì đã
cắt bỏ 4 năm trước khi bà bị ung thư). Chụp X quang ngực kết quả cũng bình thường. Phát hiện
“thú vị” nhất là từ xét nghiệm máu: độ sodium rất thấp, thấp đến độ có thể nói là nguy hiểm.
2. Điều tra

Các bác sĩ trong phòng cấp cứu cho rằng độ sodium thấp (hyponatremia) là do bệnh nhân từng
ói mửa nhiều, và trong quá trình ói, bà bị khử nước (dehydration) nhiều quá. Họ bắt đầu truyền
2
nước biển cho bệnh nhân. Mất nước chắc chắn là một trong những nguyên nhân quan trọng cho
tình trạng thiếu sodium – đặc biệt là ở bệnh nhân bị ói mửa nhiều hay từng bị tiêu chảy. Đó là một
giả thiết có lí, nhưng bác sĩ Musher không nghĩ đó là một giả thiết đúng. Khám tổng quát không
cho thấy dấu hiệu gì bà bị mất nước: huyết áp cao, nhịp tim bình thường, và nước tiểu loãng. Với
bằng chứng này, bác sĩ Musher cho rằng ói mửa là do độ sodium thấp, chứ không phải ói mửa làm
cho độ sodium xuống thấp. Nhưng cái gì làm cho soidum xuống thấp?


Bác sĩ Musher chú tâm vào những khả năng rất gần ở bệnh nhân cao tuổi. Trước hết, đó là
thuốc men. Nhiều thuốc thông thường có thể làm giảm sodium, và bệnh nhân này đang uống rất
nhiều thuốc. Hai bác sĩ lại cẩn thận xem xét hồ sơ bệnh nhân, chú ý đến những thuốc mà bà đem
theo, nhưng chẳng thấy thuốc nào có thể nói là liên quan đến tình trạng thiếu sodium cả.

Khả năng thứ hai là một số bệnh liên quan đến hệ thống hormone cũng có thể gây ra tình trạng
thiếu sodium, như bệnh Addison – xảy ra khi tuyến adrenal thượng thận ngưng sản xuất hormones
– có thể làm cho cơ thể mất sodium. Khi hormone tuyến giáp xuống thấp (hay quá ít) cũng có thể
làm giảm độ sodium trong người. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể chỉ ra nếu một trong hai khả
năng này.

Nhưng điều làm bác sĩ Musher quan tâm nhất là khả năng ung thư. Bệnh nhân từng hút thuốc
lá nhiều, nguy cơ ung thư phổi có thể khá cao, và ung thư phổi cũng có thể làm giảm sodium. Các
tế bào ung thư sản xuất một loại hormone giống như loại hormone mà cơ thể sản xuất ra
(vasopressin) để kiểm soát lượng nước trong người. Nếu vasopressin lên quá cao sẽ làm cho thận
giữ lại nước. Các bác sĩ cần phải nghiên cứu thêm để có thể đưa ra một chẩn đoán chính xác.
Trong cùng lúc, họ ngưng truyền nước biển và khuyên bệnh nhân nên uống ít nước để giảm hoạt
động của quả thận còn lại và hi vọng sẽ làm cân bằng lượng nước trong người.

Sáng hôm sau, hai bác sĩ ghé qua thăm bệnh nhân, và thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân có
vẻ tốt hơn hôm qua. Bệnh nhân cũng nói bà cảm thấy khỏe hơn. Tóc bà được chải một cách thời
trang, đôi môi lại được tô son. Độ sodium cũng được cải tiến, nhưng vẫn còn thấp hơn mức độ
bình thường. Kết quả xét nghiệm hai tuyến giáp và tuyến thượng thận bình thường. Trong khi hai
bác sĩ nghĩ mình phải làm gì kế tiếp thì cô con gái của bà ghé qua. Cô nói quả thật trông bề ngoài
thì má cô quả là khỏe hơn, và muốn biết bà có thể về nhà ăn Nobel với con cháu đêm nay không.

Bác sĩ Musher do dự. Lúc đó ông nghĩ rằng cái nguyên nhân khả dĩ nhất của tình trạng sodium
xuống thấp là ung thư. Bà cần phải được điều trị. Thế nhưng, đêm nay là đêm Nobel – nếu bà ở lại
đây, bác sĩ có làm được gì không?


Sau khi chỉ dẫn cho cô con gái về giới hạn uống nước, ông đồng ý cho bà về ăn Nobel đêm
nay. “Nếu quả thật ung thư phổi là thủ phạm thì có lẽ đây là cái Nobel cuối cùng mà bà vui cùng
con cháu,” ông nghĩ.

3. Liệu pháp

Bốn ngày sau đó, hai mẹ con lại vào phòng cấp cứu. Hôm Noel vui vẻ cả nhà, nhưng nay thì bệnh
nhân cảm thấy có vấn đề một lần nữa. Độ sodium tốt hơn trước nhưng vẫn còn quá thấp. Bác sĩ
Varada chào hỏi hai mẹ con với một nụ cười. “Để xem, lần này chúng tôi có thể truy ra thủ phạm
3
của căn bệnh cho bà hay không.” Cô bác sĩ xem xét cẩn thận số liệu mà y tá phòng cấp cứu thu
thập. Rồi cô quay sang danh sách thuốc men bà đang dùng. “Bà còn có dùng thuốc nào khác nữa
không? Chẳng hạn như thuốc Bắc hay thuốc mua không cần toa bác sĩ? Bất cứ thuốc nào mà bà
dùng nhưng không có trong danh sách này?” Bác sĩ Verada hỏi một lần nữa. Bệnh nhân nghĩ một
lúc rồi nói ngập ngừng: “Tôi không biết cái thuốc tôi mới dùng có trong danh sách đó hay không.”
Bà không nhớ tên thuốc, nhưng bác sĩ chuyên khoa niệu đã cho bà dùng để giảm số lần bà phải đi
đái nhiều lần trong đêm. Bà có uống thuốc này vài lần, nhưng đã ngưng dùng vì không thấy hợp
với thuốc. Tuy nhiên, trong chuyến đi thăm cô con gái vừa qua, bà có dùng một lần trên xe.

Bệnh nhân nhìn sang chỗ khác. Cô con gái bà chưa từng biết chuyện này, nhưng cô cũng
không ngạc nhiên nếu má cô không nói cho mình biết. Cô biết má mình rất kín đáo, không muốn
tiết lộ thông tin cá nhân cho người thân, thậm chí không muốn ai biết mình là người cao tuổi! Cô
lập tức gọi điện kêu chồng về nhà. So sánh các thuốc bà dùng và có trong ví với các thuốc trong
danh sách mà bác sĩ Verada có, họ phát hiện ngay “thủ phạm”. Trên lọ thuốc có một nhãn hiệu
DDAVP. Đó là một loại thuốc được sản xuất từ vasopressin – loại hormone làm cho cơ thể giữ
nước trong thận. Trong khi điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ đã quên một nguyên tắc cực kì căn
bản trong lão khoa: đó là khi nói đến thuốc men, tin bệnh nhân, nhưng lúc nào cũng phải kiểm tra
lại.

Liệu pháp đã rõ: ngưng sử dụng DDAVP. Sau gần 3 tuần, bệnh nhân đã bình thường trở lại.

“Toàn bộ câu chuyện cứ như là một giấc chiêm bao”, bà hồi tưởng lại những gì xảy ra và nói như
thế. Bà cảm thấy hối lỗi khi không báo đầy đủ thuốc mà bà sử dụng, nhưng cũng đồng thời cảm
thấy bực mình với người bác sĩ cho bà thuốc đó mà không nói cho bà biết về tác hại phụ của nó.
Bà nhún vai. “Ô, cô biết không, tôi già rồi,” bà nói với tôi. “Tôi đâu có biết là nó đã xảy ra như thế.
Mình tưởng trước sau mình chỉ là một người – nhưng không phải như thế. Và nếu mình quên điều
đó, không có gì là đúng cả.”
4

×