Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đau bụng điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.67 KB, 24 trang )

ĐAU BỤNG
Đau bụng là một triệu chứng thường gặp. Đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có mức độ nặng nhẹ khác
nhau. Phần lớn các trường hợp đau bụng là mãn tính nhưng dôi khi lại có trường hợp khẩn cấp, cần can thiệp
ngay.
CẤU TẠO CỦA Ổ BỤNG VÀ CƠ CHẾ CỦA CẢM GIÁC ĐAU
Ổ bụng được ngăn cách với ngực bằng một bắp thịt mỏng nằm ngang gọi là cơ hoành. Các tạng phủ chứa trong
ổ bụng được nâng đỡ bởi xương chậu. Đằng sau ổ bụng là xương sống. Chung quanh ổ bụng là nhiều lớp bắp
thịt bao bọc. Mặt trong ổ bụng và chung quanh các tạng phủ được bao phủ bởi một màng mỏng gọi là phúc
mạc.
Ổ bụng chứa gan mật ở phần trên bên phải, bao tử và lá lách ở phần trên bên trái. Ở sau và dưới bao tử là tuỵ
tạng. Đồ ăn sau khi được trộn lẫn với dịch vị, được đẩy xuống ruột non; sau khi các chất bổ dưỡng được hấp
thu, chất bã còn lại được đẩy xuống ruột già, gồm có ruột già lên ở bên phải, ruột già ngang, ruột già xuống ở
bên trái Hai thận ở phần trên, mặt sau của ổ bụng, làm ra nước tiểu, nước tiểu được hai ống nhỏ dẫn xuống
bàng quang. Bàng quang ở giữa bụng dưới, trên xương chậu, sau xương mu. Ở phụ nữ còn có tử cung, buồng
trứng ở giữa bụng dưới, giữa bàng quang và ruột già (khúc này gọi là trực tràng).
Các tạng phủ đều được điều khiển bởi hệ thần kinh tự chủ. Các dây thần kinh cảm giác ở tạng phủ ghi nhận các
thay đổi về hoá học (như acid) hay vật lý như dãn nở, chèn ép…. truyền các tín hiệu này về trung tâm tủy sống
rồi được truyền về não bộ khiến cho ta nhận được là cảm giác đau. Cảm giác đau của tạng phủ không rõ ràng
chính xác như cảm giác ở mặt và tay nên khi các tạng phủ bị tổn thương, ta có cảm giác đau giống nhau.
CÁC CHỨNG ĐAU BỤNG
Để hướng dẫn sự chẩn đoán các bệnh gây đau bụng, ta cần xem xét các bệnh có thể gây đau ở bụng trên, bụng
dưới hoặc đau khắp bụng.
1 Đau bụng trên
- Đau bụng trên bên phải thường là do nguyên nhân gan mật. Cơn đau sạn mật thường xảy ra sau bữa ăn. Bệnh
nhân đau liên tục, cường độ tăng dần, kéo dài từ 15 phút đến vài giờ, thường không quá 4 giờ, có thể kèm theo
ói mửa. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào siêu âm, đôi khi cần xét nghiệm chuyên môn khác. Khi sạn túi mật có biến
chứng nhiễm trùng, bệnh nhân bị sốt, đau kéo dài, có khi bị vàng da, cần nhập viện can thiệp ngoại khoa.
- Sạn túi mật có thể di chuyển, làm tắc nơi ống dẫn mật và ống dẫn dịch tụy, gây viêm tụy cấp. Trong trường
hợp này bệnh nhân đau dữ dội, đau ở giữa bụng trên, thường phải ngồi để bớt đau, thường ói mửa. Bệnh nhân
cần nhập viện khẩn cấp, điều trị hồi sức, cần can thiệp ngọai khoa. Một số trường hợp viêm tụy cấp có thể do
uống quá nhiều rượu, hoặc ở Việt nam có thể do sán lãi.


- Đau bao tử. Trong trường hợp loét bao tử tá tràng, bệnh nhân đau khi đói và 2 giờ sau khi ăn. Trong loét cấp
tính, bệnh nhân có thể ói. Trong viêm bao tử, bệnh nhân thường đau ngay sau khi ăn. Người trẻ thường bị loét
bao tử do vi trùng H. pylori. người lớn tuổi thường bị loét vì dùng thuốc giảm đau loại chống viêm không
steroid, trong trường hợp này bệnh nhân có thể loét hoặc chảy máu bao tử mà không đau.
- Nhiều người có cảm giác khó chiụ, dầy bụng, ăn không tiêu, tuy rằng chụp hay soi bao tử không thấy tổn
thương cơ thể, do đó trong thực tế ta có thể điều trị thử một số người trẻ không có dấu hiệu trầm trọng bằng các
thuốc chống acid và theo dõi sự đáp ứng.
- Cần thận trọng ở những người lớn tuổi vì một số người tuy có triệu chứng mơ hồ không rõ rệt lại bị ung thư
bao tử do đó cần phải chụp hoặc soi bao tử để tìm nguyên nhân để không bỏ sót một bệnh nguy hiểm.
- Nhiều người đau vùng thượng vị vì trào ngược dịch vị, chụp bao tử không thấy loét, soi thực quản và bao tử có
thể thấy dấu viêm cuống thực quản vì acid từ bao tử trào ngược lên. Có khi cần làm xét nghiệm chuyên môn
khác đê chứng tỏ tình trạng này.
2. Đau bụng dưới
- Đau bụng dưới bên phải tức là hố chậu phải, trước nhất cần phải nghĩ đến viêm ruột thừa. Bệnh nhân bắt đầu
đau quanh rốn, sau đó di chuyển xuống hố chậu phải. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, buồn ói, thường không đi cầu,
có điểm đau rõ rệt. tình trạng nặng dần, cần nhập viện để can thiệp ngoại khoa. hầu tránh biến chứng.
- đau hố chậu trái, ngoài chứng viêm ruột già và kiết lỵ, cần nghĩ đến viêm chỉ nang ruột già ở người lớn tuổi.
Chỉ nang là những túi phình của thành ruột già, giống như hình ngón tay. Chỉ nang có thể bị viêm nhiễm, có thể
chảy máu hoặc bị thủng.
1
- cần phải nghĩ đến ung thư ruột già, ở người lớn tuổi, cần phải tìm máu ẩn trong phân và soi ruột già sạn thiết
niệu.
- sạn từ thận di chuyển xuống ống dẫn tiểu, khiến cho ống dẫn tiểu phải co thắt, gây cảm giác đau. Bệnh nhân
đau một bên, đau dữ dội, cơn đau gò, phát xuất từ sau lưng lan ra phía trước có thể lan xuống bộ phận sinh dục.
Bệnh nhân thường bị tiểu khó, nước tiểu thường có máu.
3. Đau khắp bụng
- Một số trường hợp khẩn cấp như tắc ruột, bệnh nhân đau quặn, ói mửa,
- không đi cầu được, không trung tiện được.
- Viêm phúc mạc, thí dụ do viêm ruột thừa tạo thành áp xe, mủ lan vào trong màng bụng, cần giải phẫu.
- một số trường hợp ít gặp như tắc mạch máu ruột, gây đau sau khi ăn ở những người lớn tuổi có nguy cơ bệnh

tim mạch.
- phình động mạch chủ vỡ chảy máu vào ổ bụng.
- nhiều trường hợp khác là do rối loạn tiêu hóa hoặc là hội chứng ruột dễ bị kích thích. Bệnh nhân đau không rõ
rệt, thường đau khắp bụng, thường phải đi cầu ngay sau khi ăn, sau khi đi cầu thì bớt đau, bệnh nhân phải đi cầu
nhiều lần, vì đi cầu nhiều lần nên phân lỏng hoặc mềm. Điểm đáng chú ý là bệnh nhân không đi cầu ban đêm.
Chẩn đoán do loại trừ các nguyên nhân cơ thể như u bướu, viêm, nhiễm trùng, sán lãi. Có người bị táo bón và
đau bụng, có người khi bị táo bón khi bị tiêu chảy. Bệnh khá phổ biến, không nguy hiểm nhưng gây phiền toái,
điều trị nhằm giảm bớt triệu chứng.
4. Đau bụng ở phụ nữ. Chẩn đoán cần dựa vào tuổi và kinh nguyệt.
- Viêm tử cung phần phụ. Bệnh nhân thường có huyết trắng, đau giữa bụng dưới, có thể sốt và ói mửa.
- bướu buồng trứng xoắn, vỡ hoặc chảy máu.
- Thai ngoài tử cung, xảy ra 6-8 tuần sau khi có kinh, ra huyết âm đạo nhẹ. thăm khám thấy khối u ngoài tử
cung. Thai ngoài tử cung chưa vỡ không đau. Khi thai ngòai tử cung vở chảy máu vào ổ bụng, gây đau, trụy
mạch, cần giải phẫu khẩn cấp.
5. Đau bụng ở trẻ em.
Trẻ em có thể có những nguyên nhân đau bụng như người lớn. Trẻ em nhỏ có thể bị lồng ruột, là một dạng tắc
ruột. Trong phần lớn trường hợp, đau bụng ở trẻ em không có nguyên nhân cơ thể, cần được điều trị triệu
chứng, chống co thắt, điều trị táo bón, mục đích là làm cho các em trở lại đi học được. Chỉ các trường hợp có
dấu hiệu báo động như sốt, ói mửa, xuống cân, thiếu máu, cần đẩy mạnh xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
Tại sao chẩn đoán các nguyên nhân gây đau bụng lại khó khăn?
Các tiến bộ kỹ thuật hiện đại đã cải thiện độ chính xác rất nhiều, tốc độ chẩn đoán và làm cho việc
đánh giá các nguyên nhân đau bụng dễ dàng hơn, nhưng những thách thức đáng kể vẫn còn đó. Có
nhiều nguyên nhân gây nên khó khăn trong chẩn đoán nguyên nhân đau bụng. Ðó là:
Triệu chứng không điển hình. Chẳng hạn như đau của viêm ruột thừa đôi khi lại nằm ở vùng bụng
trên bên phải, và đau của viêm túi thừa lại nằm bên phải. Bệnh nhân già và bệnh nhân sử dụng
corticosteroids chỉ đau ít hoặc không đau, khi sờ ấn cũng vậy dầu có viêm như trong viêm túi mật hay
viêm túi thừa. Sở dĩ như vậy là do corticosteroids làm giảm viêm.
Các xét nghiệm không phải lúc nào cũng có bất thường. Khám siêu âm có thể bỏ qua sỏi, đặc biệt là
sỏi nhỏ. CT scans có thể không cho thấy được ung thư tuỵ, đặc biệt là ung thư nhỏ. X quang bụng
thẳng có thể bỏ qua dấu hiệu tắc ruột hay thủng dạ dày. Siêu âm và CT scans có thể thất bại trong

mô tả viêm ruột thừa hay ngay cả các áp-xe, đặc biệt là những áp-xe nhỏ. Ðếm máu toàn phần và
những xét nghiệm về máu khác có thể bình thường dầu có viêm hay nhiễm trùng nặng, đặc biệt là ở
những bệnh nhân có sử dụng corticosteroids.
Các bệnh lý có thể giống nhau. Các triệu của hội chứng ruột kích thích có thể giống với tắc ruột, ung
thư, loét, sỏi túi mật rơi ra đường mật hoặc thậm chí là viêm ruột thừa. Bệnh Crohn có thể giống với
viêm ruột thừa. Nhiễm trùng thận phải có thể giống với viêm túi mật cấp. Vỡ nang buồng trứng phải
2
có thể giống với viêm ruột thừa, trong khi vỡ nang nang buồng trứng trái có thể giống với viêm túi
thừa. Sỏi thận có thể bắt chước viêm ruột thừa hay viêm túi thừa.
Các đặc điểm của đau có thể thay đổi. Các ví dụ đưa ra ở trên gồm có quá trình viêm lan rộng của
viêm tuỵ đến những vùng còn lại của bụng và diễn tiến đau quặn mật đến viêm túi mật.
Làm thế nào để giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân đau bụng?
Trước khi đến khám, bạn hãy chuẩn bị viết sẵn một danh sách:
- Thuốc hiện đang dùng, bao gồm cả thảo dược, các vitamin, khoáng chất, và thức ăn bổ sung.
- Dị ứng của bản thân.
- Thuốc uống giảm đau bụng.
- Các bệnh quan trọng khác của bản thân như tiểu đường, bệnh tim, v.v.
- Các phẫu thuật trước đó như mổ ruột thừa, mổ thoát vị, cắt túi mật, cắt tử cung, v.v.
- Các thủ thuật trước đây như nội soi đại tràng, soi ổ bụng, CT scan, siêu âm, X quang cản quang
Barium bụng trên hay dưới, v.v.
- Các lần nhập viện trước đây.
- Các thành viên gia đình có triệu chứng tương tự.
- Các bệnh tiêu hoá của các thành viên gia đình (bao gồm thực quản, dạ dày, ruột, gan, tuỵ và túi
mật).
- Trung thực với bác sĩ về tình trạng uống rượu, hút thuốc, tiền sử lệ thuộc thuốc trước đây và hiện
nay.
Sẵn sàng kể cho bác sĩ về:
Thời điểm đau bắt đầu
- Các lần đau tương tự trước đây,
- Tần suất của các lần đau tương tự,

- Ðau bắt đầu từ từ hay đột ngột trong mỗi lần
Mức độ đau
- Yếu tố gây đau và làm đau tăng,
- Yếu tố làm giảm đau
Ðặc điểm của đau
3
- Có đau chói hay âm ỉ, bỏng rát hay như đè ép? Ðau có như dao đâm, thoáng qua, kéo dài, không
giảm hay như chuột rút (đến rồi đi)?
- Ðau có kết hợp với sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, tiêu chảy, sụt cân, táo bón, chảy máu trực tràng, chán
ăn, nôn hoặc cảm thấy bị mất hết sức không?
Sau khi đi khám, đừng mong sẽ khỏi bệnh ngay hoặc có chẩn đoán tức thì, và nhớ rằng:
- Ðến khám và làm xét nghiệm nhiều lần (xét nghiệm về máu, các xét nghiệm hình ảnh, hoặc nội soi)
cần thiết để thiết lập chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh nặng.
- Các bác sĩ có thể bắt đầu cho bạn sử dụng thuốc trước khi có chẩn đoán xác định. Sự hưởng ứng
của bạn (hay thiếu hưởng ứng) đối với thuốc được kê cho đôi khi có thể mang đến cho bác sĩ đầu
mối có giá trị để tìm ra nguyên nhân đau bụng. Do vậy, việc bạn hợp tác uống các thuốc được kê toa
là rất quan trọng.
- Báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng xấu hơn, nếu thuốc không có tác dụng, hoặc nếu bạn nghĩ
mình có các phản ứng phụ do thuốc.
- Gọi bác sĩ hỏi kết quả xét nghiệm. Ðừng bao giờ tưởng rằng "Bác sĩ không gọi đến thì các xét
nghiệm đều ổn".
- Ðừng tự dùng thuốc (gồm cả thảo dược, thuốc bổ) mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Ngay cả những người giỏi nhất trong chúng tôi cũng chẳng hoàn hảo. Ðừng ngần ngại thảo luận
một cách thoải mái với bác sĩ của mình liên quan đến lựa chọn thứ hai hoặc thứ ba nếu chẩn đoán
không được thiết lập vững vàng, mà vẫn còn đau dai dẳng.
- Tự giáo dục là quan trọng, nhưng phải đảm bảo nguồn gốc đáng tin cậy của tài liệu mình đọc.
Tóm lược đau bụng
Ðau bụng là cảm giác đau ở vùng bụng.
Ðau bụng xuất phát từ các tạng trong bụng và các tạng lân cận.
Ðau bụng gây ra do viêm, căng giãn tạng, hoặc thiếu máu cung cấp cho tạng. Ðau bụng trong hội

chứng ruột kích thích có thể do co thắt cơ ruột hay tăng cảm.
Nguyên nhân đau bụng được chẩn đoán dựa vào các đặc điểm cơ bản của đau, thăm khám lâm
sàng, và xét nghiệm.Thỉnh thoảng, phẫu thuật cũng cần thiết để chẩn đoán.
Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng là một thách thức vì các đặc tính của đau có thể không điển hình,
các xét nghiệm không phải lúc nào cũng bất thường, các bệnh gây đau có thể bắt chước các triệu
chứng của nhau, và các đặc điểm của đau có thể thay đổi theo thời gian.
Đau bụng dưới ở phụ nữ
4
Đau bụng dưới ở phụ nữ thường là một bệnh viêm nhiễm tiến triển (có nghĩa là càng để lâu càng
nặng hơn) một trong các bộ phận của hệ sinh sản: các ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung hoặc
buồng trứng.
Hầu hết các cô gái bị đau đều là hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như bệnh
Chlamydia hoặc bệnh lậu chẳng hạn.
Ở Mỹ mỗi năm có hơn một triệu phụ nữ nhiễm bệnh, với tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 15 đến 20. Ở nước
ta tuy chưa có những số liệu chính thức nhưng số bạn nữ trẻ mắc bệnh cũng khá cao. Bởi vì, có
những bạn gái mới lớn có nhiều bạn tình, nhưng lại chưa biết hết mọi chuyện và không hề sử dụng
bao cao su để tự bảo vệ mình, số đông đã bị mắc các bệnh hoa liễu và là nguy cơ dẫn đến viêm phụ
khoa – đau bụng dưới. Nếu như “đau bụng” nhiều – viêm phụ khoa lâu ngày không chữa trị có thể
dẫn đến việc hình thành các vết sẹo bên trong và gây ra chứng đau bụng kinh niên ở bụng dưới,
hoặc vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Bệnh có thể có những triệu chứng rõ rệt hoặc có khi chỉ là rất ít hoặc là không cảm thấy. Nếu có triệu
chứng thì thường là:
+ Đau và dễ tổn thương ở vùng bụng dưới
+ Khí hư rất nhiều, có mùi hôi và màu sắc khác thường
+ Đau khi sinh hoạt tình dục
+ Hành kinh ra rất nhiều
+ Trong thời gian hành kinh đau nhiều hơn và co bóp nhiều hơn
+ Nổi mụn trong khi hành kinh
+ Sốt, rét, nôn mửa

+ Mệt mỏi tăng
+ Chán ăn
+ Đau lưng và thậm chí đi lại khó khăn
+ Đi tiểu đau, rắt
Điều gì có thể xảy ra khi bị bệnh?
- Bạn gái nào thấy những triệu chứng đau như vậy hãy đi khám ngay, càng sớm càng tốt. Một bệnh
lây truyền qua đường tình dục không được chữa trị sẽ có cơ hội chuyển thành bệnh viêm phụ khoa.
- Nếu không được điều trị hoặc không để ý bệnh sẽ tiếp tục lan ra toàn bộ cơ quan sinh dục nữ và
dẫn đến các vấn đề sinh sản sau này:
- Gây sẹo hoặc dính buồng trứng, ống dẫn trứng, trong tử cung, và các vết sẹo phát triển rộng sẽ
5
dẫn đến vô sinh (mất khả năng có con). Một cô gái hay một phụ nữ vị viêm từ 3 lần trở lên thường
khả năgn vô sinh đến 50%.
- Người bị bệnh viêm phụ khoa có thai, các vết sẹo ở ống dẫn trứng có thể tạo cho các trứng đã thụ
tinh làm tổ ở ngay tại một vị trí nào đó của ống dẫn trứng, và ở đó thì không đủ không gian để cho
thai lớn lên. Tình trạng như vậy được coi là chửa ngoài dạ con. Chửa ngoài dạ con không được xử lý
có thể làm cho ống dẫn trứng bị vỡ bất thường, dẫn đến băng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng
cho người phụ nữ đang mang thai đó.
- Viêm phụ khoa không chữa trị còn đẩy người phụ nữ vào nguy cơ bị áp xe buồng trứng (tubo-
ovarian abscess (TOA)). Khối áp xe đó là một ổ vi trùng, mủ và dịch nằm trong ống dẫn trứng. Những
khối áp xe này thường gặp rất nhiều ở em gái tuổi “teen”. Các khối áp xe cũng thường thấy nhiều ở
những bạn gái trẻ và những phụ nữ thường thấy nhiều ở những bạn gái trẻ và những phụ nữ đặt
dụng cụ tử cung để tránh thai. Các cô gái trẻ bị TOA thường bị mệt mỏi, hay ốm, sốt, đau, đi lại khó
khăn. Các khối áp xe có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, hoặc phẫu thuật để loại bỏ.
- “Cái sẩy nẩy cái ung” các cụ ngày xưa vẫn thường răn dạy chúng ta hãy giữ gìn những gì cần giữ
vì hạnh phúc và tương lai mai sau.
Tại sao bạn bị đầy hơi?
Người bệnh thường nhầm lẫn giữa đầy hơi (có nhiều hơi trong dạ dày, ruột) với chậm tiêu (thức ăn
chậm được tiêu hóa). Có rất nhiều nguyên nhân gây đầy hơi.
Sau đây là các yếu tố khiến hơi tích nhiều trong đường tiêu hóa của bạn:

Hơi đi ngược
Bình thường, thực quản, dạ dày, ruột co bóp hướng về phía dưới và hơi được tống ra qua hậu môn.
Bình thường khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức ăn xuống dạ dày. Ở người bị bệnh, do
cơ thắt thực quản dưới bị giãn hơi bị tống ngược lên, từ dạ dày qua thực quản ra miệng. Một số thức
ăn làm lỗ thực quản dưới đóng không kín, dễ gây ợ hơi như hành, khoai tây, bạc hà.
Ở người lo âu, căng thẳng, cơ thực quản trên giãn ra, áp suất lồng ngực giảm xuống, hơi được hít
vào theo thực quản, dạ dày. Ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày - tá
tràng, bệnh phổi, viêm túi mật, sau mổ thực quản.
Ở người bình thường, hơi chứa trong ruột khoảng 200 ml và thoát ra qua trung tiện khoảng 600
ml/ngày. Ở người bệnh, lượng hơi tăng lên, gây chướng bụng. Các loại hơi này gồm có nitrogen,
oxy,carbon-dioxit,-hydrogen-và-methan.
Hơi tăng lên trong ống tiêu hóa là do rối loạn chuyển hóa tinh bột, do sự lên men của vi trùng. Các
chất tinh bột, glycoprotein xuống đến đại tràng bị vi trùng làm lên men, gây ra khí hydrogen, carbon
dioxit, methan. Các loại tinh bột dễ gây đầy hơi là đậu, thực phẩm họ đậu, đường fructo, sorbitol
trong trái cây
Đầy hơi cũng thường gặp trong rối loạn vận động ống tiêu hóa và bệnh chuyển hóa, hội chứng đại
tràng kích thích, rối loạn hấp thu tinh bột
Nếu đầy hơi kéo dài, lặp lại gây khó chịu, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tìm nguyên nhân, từ đó có
cách khắc phục phù hợp.
6
Nguyên nhân gây nên ợ hơi là gì?
Khả năng ợ hơi có ở tất cả mọi người trên toàn cầu. Ợ hơi hay còn gọi là trớ là một hoạt động tống
xuất hơi ra khỏi dạ dày qua đường miệng. Ợ hơi bình thường do dạ dày căng lên vì nuốt không khí.
Dạ dày căng lên gây khó chịu vùng bụng và ợ hơi tống khí ra ngoài làm giảm khó chịu. Nguyên nhân
gây nuốt lượng lớn không khí thường gặp (chứng nuốt hơi) là nuốt chửng hay uống quá nhanh, lo
lắng, thức uống có ga. ‘Trớ’ ở trẻ sơ sinh là hoạt động rất cần thiết trong khi bú sữa hay bú bình để
tống bớt khí nuốt phải trong thức uống nước hay sữa ra khỏi dạ dày.
Không phải chỉ có lượng khí dư trong dạ dày gây nên ợ hơi. Đối với nhiều người, ợ hơi trở nên thói
quen và không phản ánh lượng hơi trong dạ dày của mình. Đối với một số người khác, ợ hơi là một
phản ứng trước bất kỳ khó chịu nào ở bụng mà không phải chỉ do tăng lượng khí.

Ai cũng biết rằng khi có khó chịu nhẹ ở bụng thì ợ hơi sẽ làm dễ chịu. Phản xạ này do khi tăng lượng
khí trong dạ dày thường là nguyên nhân của khó chịu nhẹ ở bụng. Kết quả là người này ợ hơi bất cứ
khi nào có cảm giác khó chịu ở bụng – do bất cứ nguyên nhân nào.
Nếu nguyên nhân gây ra khó chịu không phải là tăng lượng khí thì ợ hơi không làm dễ chịu. Khi này,
ợ hơi được coi như là một dấu hiệu của bất thường nào đó trong bụng và cần phải tìm ra nguyên
nhân. Tuy nhiên ợ hơi tự nó không giúp bác sĩ xác định được rối loạn vì ợ hơi có thể xuất hiện hầu
như ở bất kỳ bệnh lý hay tình trạng của bụng gây nên khó chịu.
Nguyên nhân gây nên chướng hơi là gì?
Khi nói về đầy hơi thì điều quan trọng là phân biệt chướng hơi và chướng bụng. Chướng hơi là cảm
nhận chủ quan (cảm giác) rằng bụng lớn hơn bình thường. Do vậy, chướng hơi là một triệu chứng
gần giống với triệu chứng khó chịu. Ngược lại, chướng bụng là kết quả xác định khách quan (khám
lâm sàng) cho thấy bụng thật sự lớn hơn bình thường. Chướng bụng có thể xác định bằng cách
quan sát như mặc quần áo chật hay nhìn xuống dạ dày và thấy lớn hơn bình thường một cách rõ
ràng. Trong một số trường hợp cá biệt, chướng hơi có thể đại diện cho dạng chướng bụng vì thực tế
bụng không lớn lên (bằng cách đi và quan sát) cho đến khi tăng thể tích lên một lít Anh. (1.135 l). Tuy
nhiên, chướng hơi không thể biểu hiện chính xác mức độ chướng bụng.
Chướng bụng tăng bằng ba cách. Các nguyên nhân gây ra là tăng lượng khí, dịch hay mô trong
bụng. Các bệnh lý hay tình trạng làm tăng bất kỳ một trong các yếu tố cũng rất khác nhau. Do đó,
điều quan trọng là xác định yếu tố nào trong ba yếu tố trên gây nên chướng bụng.
Có hai dạng chướng bụng:liên tục và từng cơn. Chướng bụng liên tục có tể do phì đại các cơ quan
bên trong ổ bụng, khối u trong ổ bụng, ứ dịch quanh các cơ quan trong ổ bụng (ascites), hay chỉ đơn
thuần là béo phì. Chướng bụng từng cơn thường do những đợt tích tụ khí hoặc dịch trong dạ dày,
ruột non, hoặc đại tràng.
Nguyên nhân gây đánh hơi là gì?
Đánh hơi hay còn gọi là đánh rắm là hoạt động đẩy hơi trong ruột qua hậu môn. Có 2 nguồn gốc tạo
nên khí trong ống tiêu hoá: nuốt khí trời và do vi khuần thường trú trong ruột, chủ yếu ở đại tràng sản
xuất ra. Nuốt không khí hiếm khi gây nên đầy hơi quá mức. Nguyên nhân đầy hơi thường gặp là sự
tạo khí quá mức của vi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn sản xuất ra khí (hy-drô và/ hoặc mê-tan)
trong khi tiêu hoá thức ăn, chủ yếu là đường và polysaccharides (như tinh bột, cellulose) mà không
7

được tiêu hoá trong quá trình di chuyển qua ruột non. Các loại đường khó tiêu hoá và kém hấp thu là
lactose, sorbitol, fructose. Lactose là đường trong sữa. Thiếu enzyme lactase lót trong ruột (là đặc
điểm di truyền) gây nên kém tiêu hoá. Lactase rất quan trọng vì nó sẽ cắt lactose ra các thành phần
nhỏ hơn để có thể hấp thu được. Sorbitol thường được sử dụng làm chất ngọt cho những thức ăn ít
calorie. Fructose thường được sử dụng làm chất ngọt trong tất cả các dạng kẹo và thức uống.
Tinh bột là nguồn tạo khí trong ruột khác thường gặp. Tinh bột là polysacchrides được sản xuất từ
thực vật và cấu tạo từ đường chuỗi dài. Các nguồn tinh bột rất đa dạng, thường gặp là lúa mì, lúa
mạch, khoai tây, bắp và lúa gạo. Lúa gạo là loại tinh bột dễ hấp thu nhất và một số ít tinh bột từ gạo
không được hấp thu sẽ đến tại đại tràng và gặp các vi khuẩn tại đây. Vì thế ăn cơm (gạo) tạo ra một
ít hơi. Ngược lại, các tinh bột như lúa mì, lúa mạch, khoai tây và ít phổ biến hơn là bắp đều có một
lượng khá lớn đến đại tràng và gặp vi khuẩn. Do đó, các loại tinh bột này tạo ra trong ruột một lượng
hơi đáng kể. Nên ăn những thức ăn này dễ bị đánh rắm.
Tinh bột trong hạt gạo toàn phần cho ra nhiều hơi hơn gạo tinh chế. Do đó, sau khi ăn thức ăn làm từ
bột lúa mì toàn phần sẽ hình thành nhiều hơi hơn ăn thức ăn làm từ bột lúa mì tinh chế. Có sự khác
biệt này là do sự hiện diện của chất xơ trong gạo toàn phần làm chậm sự tiêu hóa tinh bột khi di
chuyển trong ruột non. Hầu hết những chất xơ ấy được loại ra trong quá trình đi từ gạo toàn phần
đến gạo tinh chất. Cuối cùng, một số trái cây và rau quả nhất định như cải bắp cũng chứa tinh bột
tiêu hoá kém sẽ đến đại tràng và hình thành ra khí. Hầu hết trái cây và rau quả có chứa cellulose,
một dạng pholysaccharide khác không thể tiêu hoá được khi đi qua ruột non. Tuy nhiên, không giống
với đường và các loại tinh bột, cellulose chỉ được vi khuẩn đại tràng sử dụng rất chậm. Bởi vậy, khí
tạo thành sau khi ăn rau và trái cây không nhiều trừ khi loại rau và trái cây đó cũng có chứa loại
polysaccharides khác ngoài cellulose.
Một lượng khí nhỏ luôn được nuốt vào và vi khuẩn không ngừng sản xuất ra khí. Sự co cơ ruột bình
thường sẽ tống hơi ra khỏi ruột và tạo nên đánh hơi. Đánh hơi ngăn khí tích tụ lại trong ruột. Tuy
nhiên, có hai cách khác đưa khí ra khỏi ruột. Trước hết, khí có thể đuợc hấp thu trong quá trình di
chuyển trong ruột vào máu. Khí sau đó được vào máu và cuối cùng thải vào hơi thở. Thứ đến, khí có
thể được loại bỏ và được vài loại vi khuẩn khác trong ruột sử dụng. Thực tế là phần lớn khí được vi
khuẩn tạo thành trong ruột lại được loại vi khuẩn khác trong ruột loại ra khỏi.
Đau vùng bụng dưới
Nguyên nhân gây nên chướng bụng từng cơn là gì?

Tăng sản xuất khí quá mức: Vi khuẩn tăng sản xuất khí quá mức là nguyên nhân thường gặp của
chướng bụng từng cơn (ngắt quãng). Vi khuẩn có thể sản xuất quá nhiều khí bằng ba cách.

Thứ nhất, lượng khí do vi khuẩn tạo ra khác nhau đối với từng người. Nói cách khác, ở vài người vi
khuẩn có thể sản xuất nhiều hơi hơn có thể cả do số lượng vi khuẩn nhiều hơn hay loại vi khuẩn ấy
tạo ra nhiều hơi hơn.

Thứ hai, tiêu hoá hay hấp thu thức ăn kém sẽ cho lượng thức ăn không tiêu hoá gặp vi khuẩn ở đại
tràng. Vi khuẩn càng có nhiều thức ăn thì sản xuất khí càng nhiều. Một ví dụ về bệnh lý có cả kém
hấp thu và tiêu hoá kém kèm với không dung nạp lactose là thiểu năng tuỵ và bệnh tiểu chảy mỡ.

Thứ ba, sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn có thể gặp ở ruột non. Ở điều kiện bình thường, vi
khuẩn sản xuất ra khí được giới hạn tại đại tràng. Trong một số điều kiện y khoa, những vi khuẩn này
lan lên ruột non. Do đó vi khuẩn ở ruột non có rất nhiều thức ăn chưa tiêu hoá để tạo ra khí. Tình
trạng vi khuẩn tạo khí di chuyển lên ruột non được gọi là tăng sinh vi khuẩn ở ruột non.
8
Sản xuất khí quá mức do vi khuẩn thường đi kèm với tăng đánh hơi. Tăng đánh hơi có thể không
phải luôn luôn hiện diện, tuy nhiên do khí có thể loại bớt âm thầm bằng những cách khác - hấp thu
vào cơ thể, loại vi khuẩn khác sử dụng, hay có thể loại ra vào ban đêm mà người đánh hơi không
biết.
Tắc nghẽn thực thể: Tắc nghẽn có thể xuât hiện bất cứ chỗ nào từ dạ dày đến trực tràng. Tắc tạm
thời hay từng phần có thể gây ra chướng bụng từng cơn. Chẳng hạn, sẹo môn vị (hẹp môn vị) làm
nghẽn lối từ dạ dày vào ruột do đó làm tắc nghẽn khả năng làm trống dạ dày. Sau khi ăn, dạ dày
chứa đầy thức ăn và không khí được nuốt vào. Sau 1-2 giờ, dạ dày sẽ tiết ra acid và dịch vị trộn lẫn
thức ăn và giúp tiêu hoá. Do đó, dạ dày sẽ căng nhiều hơn. Khi có tắc nghẽn không hoàn toàn, thức
ăn, khí, và dịch cuối cùng cũng di chuyển vào ruột và hết chướng bụng.
Tắc nghẽn ở ruột non, thường gặp nhất là do dính sau phẫu thuật trước đó, là nguyên nhân khác của
chướng bụng từng cơn. Điều xấu hơn là tắc nghẽn thực thể kích thích cả dạ dày và ruột tiết dịch sẽ
góp phần làm chướng bụng. Cuối cùng, táo bón nặng hay bất toàn về phân (phân đóng cứng trong
trực tràng) cũng có thể gây hẹp lưu thông của các chất trong lòng ruột và gây nên chướng bụng. Tuy

nhiên, trong trường hợp này, chướng bụng thường kéo dài và tăng dần, giảm khi đi tiêu hay lấy đi
phân đóng cứng.
Tắc nghẽn chức năng: Tắc nghẽn chức năng không do một cản trở thực thể nào gây nên mà là do
giảm chức năng của cơ dạ dày hay ruột để đẩy các chất trong lòng ruột. Khi những cơ này không
hoạt động bình thường, lòng ruột sẽ tích tụ lại và làm căng bụng. Các ví dụ về tắc nghẽn chức năng
như: liệt dạ dày trong bệnh tiểu đường, hẹp ruột giả hiệu mạn tính (một tình trạng bất thường trong
đó cơ ruột non mất khả năng hoạt động bình thường), bệnh Hirschprung (sợi căng của cơ đại tràng
mất khả năng co thắt do thiếu thần kinh chi phối). Có chứng cứ khoa học về sự tích tụ ở vài bệnh
nhân căng hơi và chướng bụng do hơi (và có lẽ ngay cả ở một số bệnh nhân có hội chứng ruột kích
thích) cho rằng có bất thường chức năng các cơ ruột ngăn hơi di chuyển bình thường qua ruột rồi
tống ra ngoài. Thay vào đó, các khí này tích tụ lại trong ruột.
Chất béo trong thức ăn tác động lên ruột giống như một tắc nghẽn chức năng. Chất béo trong bữa
ăn đến ruột non làm cho sự vận chuyển các thức ăn được tiêu hoá, hơi và chất lỏng trong ruột non
chậm lại. Do đó chúng góp phần làm tích tụ thức ăn, hơi, dịch dẫn đến chướng hơi hay và chướng
bụng.
Quá mẫn ruột: Vài người rất nhạy cảm (quá mẫn cảm) đối với sự chướng bụng, và thậm chí có thể
cảm thấy chướng bụng ngay cả với lượng thức ăn, khí và dịch tiêu hoá bình thường sau bữa ăn.
Chướng hơi có thể kích thích hay thậm chí dẫn đến chướng bụng nếu trong thức ăn chứa một lượng
chất béo bình thường.
Đánh giá ợ hơi, chướng hơi/ chướng bụng và đánh hơi như thế nào?
Bệnh sử: Bệnh sử rất quan trọng vì sẽ hướng đến đánh giá. Nếu chướng bụng/ chướng hơi liên tục
thường xảy ra hơn là từng cơn thì nguyên nhân thường là lớn các tạng trong bụng, dịch trong bụng,
hay béo phì. Nếu chế độ ăn có lượng lớn sữa hay các chế phẩm từ bơ (lactose), sorbitol hay fructose
thì nguyên nhân gây nên chướng bụng có thể là rối loạn hấp thu loại các loại đường này.
Khi có có vấn đề than phiền về đánh hơi thì đếm số lần tống hơi trong vài ngày là rất quan trọng.
Đếm như thế giúp khẳng định có đánh hơi quá mức do số lần hơi tống qua ruột khá liên quan đến
tổng lượng (hay thể tích) của khí thoát ra. Như bạn nghĩ, đếm số lần hơi thoát ra chẳng dễ chút nào.
9
Hơi tống ra lên đến 20 lần một ngày cũng có thể là bình thường. (Thể tích hơi trung bình chuyển qua
mỗi ngày được ước lượng khảng ¾ lít Anh)

Nếu có người than phiền về lượng hơi quá mức nhưng số lần đánh hơi dưới 20 lần một ngày thì vấn
đề có thể không phải là quá nhiều khí. Ví dụ, vấn đề có thể là mùi khí hôi (thường do thức ăn có
chứa lưu huỳnh gây nên), thiếu khả năng kiểm soát (ngăn lại) đánh rắm, hay vết ố ở quần lót do có
dính lượng phân nhỏ khi đánh rắm. Tất cả những vấn đề trên cũng giống như lượng hơi quá mức
cũng là chuyện không hay trong xã hội và khiến người bệnh tìm bác sĩ tham vấn. Tuy nhiên, những
vấn đề này không do sự quá sản hơi và điều trị cũng hoàn toàn khác biệt.
X quang bụng không sửa soạn: X quang bụng không sửa soạn, đặc biệt chụp khi bệnh nhân đang
trong giai đoạn chướng hơi hay chướng bụng thường khẳng định hơi là nguyên nhân gây chướng
bụng khi nhìn thất lượng khí lớn trong dạ dày và ruột. Hơn nữa, có thể gợi ý nguyên nhân chướng
bụng nhờ vị trí tích tụ hơi. Ví dụ: nếu thấy hơi trong dạ dày thì nguyên nhân có thể gặp là khả năng
làm trống dạ dày.
X quang ruột non: X quang ruột hon sử dụng barium để tráng và tạo nên hình dạng ruột non trên
phim. Phim X quang ruột non giúp xác định có tắc nghẽn ruột rất hữu hiệu.
Các xét nghiệm khả năng làm trống dạ dày: các xét nghiệm này sẽ đánh giá khả năng làm trống thức
ăn trong lòng dạ dày. Xét nghiệm trong bữa ăn được đánh dấu bằng chất phóng xạ. Chất này sẽ
được ăn vào và đặt một thiết bị đếm Geiter ở trên bụng. Thiết bị này sẽ đo tốc độ làm trống thức ăn
của dạ dày. Phóng xạ chậm ra khỏi dạ dày có thể do bất kỳ nguyên nhân nào làm giảm khả năng làm
trống dạ dày gây nên (ví dụ như hẹp môn vị, liệt dạ dày.)
Siêu âm, chụp CT và MRI: Các xét nghiệm hình ảnh để đánh giá gồm có siêu âm, chụp CT (cắt lớp
điện toán), chụp MRI (cộng hưởng từ nhân). Các xét nghiệm này đặc biệt hữu ích trong việc xác định
nguyên nhân chướng bụng do lớn các tạng trong ổ bụng, dịch trong bụng và khối u gây nên.
Các xét nghiệm rối loạn tiêu hoá và rối loạn hấp thu: Hai loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán
kém tiêu hoá và kém hấp thu là các xét nghiệm thông thường và các xét nghiệm chuyên biệt. Xét
nghiệm thông thường tốt nhất là lấy phân trong 72 giờ để đo mỡ trong phân. Nếu có kém hấp thu hay
kém tiêu hoá do thiểu năng tuỵ hay bệnh lý của niêm mạc ruột non (như bệnh tiêu phân mỡ) thì
lượng mỡ trong phân sẽ tăng lên.
Các xét nghiệm chuyên biệt xác định loại đường thường gây kém hấp thu gồm có lactose (đường
trong sữa) và sorbitol (chất ngọt trong thức ăn giảm calorie). Các xét nghiệm chuyên biệt cần ăn
đường sau khi làm xét nghiệm khí hydro/ mê-tan trong hơi thở. (Xem bên dưới). Đường fructose
(một loại chất ngọt thường dùng) cũng có thể gây chướng hơi, chướng bụng và đánh hơi như đường

lactose và sorbitol. Tuy nhiên, triệu chứng xuất hiện ở đường fructose khác với đường lactose hay
sorbitol. Hơn nữa, như đã nói ở trên đường lactose và sorbitol được tuỵ và ruột non tiêu hoá kém.
Mặt khác, fructose có thể được tiêu hoá bình thường nhưng do di chuyển qua ruột non quá nhanh
nên không đủ thời gian để thực hiện việc tiêu hoá và hấp thu.
Xét nghiệm hơi thở hydro/ mê-tan: Cách tiện lợi nhất để xác định sự tăng trưởng của vi khuẩn trong
ruột non là xét nghiệm hơi thở hydro/ mê-tan. Bình thường lượng hơi do vi khuẩn ở đại tràng được
tổng hợp từ hydro hoặc mê-tan. Để thực hiện xét nghệm hơi thở hydro / mê-tan, người ta cho tiêu
thụ một loại đường không tiêu hoá như lactulose.Trong thời gian tiêu hoá sau đó, mẫu hơi thở được
lấy trong những khoảng thời gian nhất định để phân tích. Khi lactulose đến đại tràng thì vi khuẩn sẽ
tạo thành hydro và mê-tan. Một lượng hydro hay mê tan được hấp thu vào máu rồi được thải ra hơi
thở và được đo trong mẫu khí thở ra.
10
Ở người bình thường khi lactulose đến đại tràng sẽ có một đỉnh hydro hay mê-tan. Còn ở những
người có sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn thì có hai đỉnh hydro hay mê-tan. Đỉnh thứ nhất xuất
hiện khi lactulose di chuyển qua ruột non và gặp các vi khuẩn tại đây. Đỉnh thứ hai xuất hiện khi
lactulose vào đại tràng và tiếp xúc với các vi khuẩn tại đại tràng. Xét nghiệm hơi thở hydro tìm sự
tăng trưởng quá mức của vi khuẩn cũng có thể sử dụng glucose như một xét nghiệm đường.
Điều trị hơi trong ruột quá mức trong ruột như thế nào?
Điều trị hơi trong ruột quá mức tuỳ thuộc vào nguyên nhân. Nếu có kém hấp thu các loại đường đặc
biệt – lactose, sorbitol hay fructose – thì cần tránh loại đường gây rối loạn trong chế độ ăn. Trong
trường hợp do đường lactose trong sữa thì có thể điều trị thay thế. Có thể thêm vào sữa các enzyme
tương tự với lactose để phân cắt đường lactose ban đầu thành dạng có thể tiêu hoá được để có thể
hấp thu bình thường. Vài người thấy rằng yaourt cho ít khí hơn sữa. Vì yauort là dạng lactose đã
được vi khuẩn cắt thành nhiều phần. Cũng có vài loại rau quả nhất định chứa các dạng tinh bột được
người tiêu hoá kém nhưng lại được vi khuẩn tiêu hoá tốt. Chúng gồm có đậu, đậu lăng, cải bắp, cải
bruxen, hành, cà-rốt, chuối, mơ, mận. Giảm ăn những loại rau trái này cũng như thức ăn chế biến từ
gạo lúa toàn phần có thể giảm lượng hơi và đánh hơi. Tuy nhiên, danh sách những thực phẩm tạo ra
hơi còn dài và khó loại trừ hết chúng nếu không bằng chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.
Nếu kém tiêu hoá do thiểu năng tuỵ thì có thể bổ sung loại ezyme tuỵ có thể tiêu hoá được với thức
ăn để thay thế những enzyme thiếu. Nếu kém tiêu hoá hoặc kém hấp thu do bệnh lý niêm mạc ruột

thì cần xác định bệnh đặc hiệu, thông thường nhất là nhờ sinh thiết ruột non. Khi đó điều trị sẽ nhắm
đến tình trạng đó. Chẳng hạn, nếu tìm ra bệnh tiểu chảy mỡ sau sinh thiết, thì có thể bắt đầu chế độ
ăn không chứa gluten.
Một dạng điều trị quá thừa hơi rất thú vị là alpha-galactosidase. Chất này là enzyme do một loại nấm
mốc sản xuất. Loại enzyme này có tên thương mại là Beano được dùng dưới dạng chất lỏng hay
viên chung với bữa ăn. Enzyme này có khả năng phân cắt các polysaccharide khó tiêu trong rau,
nhờ đó chúng có thể được hấp thu. Bởi vậy các chất này không đến được đại tràng nên không tạo ra
luợng hơi không cần thiết. Beano được chứng tỏ có hiệu quả làm giảm xuất độ hơi trong ruột.
Hai dạng mới được khuyến khích trong điều trị hơi trong ruột là simethicone và than hoạt. Không rõ
simethicone có tác động trên hơi dạ dày hay không. Tuy nhiên chúng không có ảnh hưởng gì về sự
hình thành hơi trong đại tràng. Hơn nữa, chỉ hy vọng simethicone có tác động trên khí nuốt vào, mà
như đã đề cập ở trên, là nguyên nhân gây hơi trong ruột quá mức hiếm gặp. Trái lại, vài người quả
quyết rằng simethicone giúp ích nhiều. Than hoạt được chứng minh làm giảm sự hình thành hơi
trong đại tràng nhưng không rõ cách tác động.
Nếu có tắc nghẽn thực thể khiến mất khả năng làm trống của dạ dày hay vận chuyển thức ăn, dịch
và khí qua ruột non thì cần phẫu thuật giải quyết tắc nghẽn. Nếu là tắc nghẽn chức năng thì cần dùng
thuốc tăng hoạt động cơ của dạ dày và ruột non. Các thuốc có thể dùng là erythromycine hay
metoclopramide (Reglan, Motilium-M).
Sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn trong ruột non thường được điều trị bằng kháng sinh tuy chỉ
có tác dụng tạm thời hay không có tác dụng gì cả. Kháng sinh có dụng tạm thời có thể cần dùng điều
trị cho những bệnh nhân chướng bụng từng cơn thậm chí cả liên tục. Nếu kháng sinh không có hiệu
quả, thì có thể thử dùng khuẩn điều trị (lactobacillus) dầu chúng chưa được nghiên cứu tác dụng trên
sự quá sản vi khuẩn. Đây là trường hợp điều trị khó khăn.
Tóm lược về hơi trong ruột
Nguyên nhân thường gặp của ợ hơi là hơi quá mức trong dạ dày do nuốt không khí. Tuy nhiên, rối
11
loạn của bụng vì bất kỳ lý do nào cũng có thể gây ợ hơi. Do vậy, ợ hơi không phải lúc nào cũng chỉ
điểm cho sự quá thừa hơi trong dạ dày.
Đầy hơi là cảm giác chủ quan thấy rằng bụng lớn lên, mà thực tế bụng có thể không cần lớn.
Chướng bụng là bụng lớn khách quan.

Chướng bụng liên tục thường do dịch, khối u, lớn các tạng hay béo phì.
Chướng bụng từng cơn có thể do sự hình thành hơi quá mức trong ruột, cũng như tắc nghẽn ruột
thực thể hay chức năng.
Đánh hơi là kết quả của sự sản xuất hơi do vi khuẩn trong ruột khi tiêu hoá đường và polysaccharide
Tăng sản xuất hơi quá mức và tăng đánh hơi có thể do: (1) tăng khả năng sản xuất khí của vài loại vi
khuẩn; (2) rối loạn tiêu hoá hay rối loạn hấp thu đường và polysaccharide và (3) vi khuẩn tăng phát
triển ở ruột non.
Ợ hơi, chướng bụng, chướng hơi và đánh hơi được đánh giá chẩn đoán bằng bệnh sử, X quang
bụng không sửa soạn, X quang ruột non, các nghiên cứu khả năng làm trống dạ dày, siêu âm, chụp
cắt lớp điện toán (CT). chụp cộng hưởng từ (MRI), các xét nghiệm kém tiêu hóa và kém hấp thu, và
xét nghiệm hydro trong hơi thở.
Điều trị hơi quá mức trong ruột tuỳ thuộc vào các nguyên nhân bên dưới gồm có thay đổi chế độ ăn,
thuốc làm giảm lượng hơi, thuốc kích thích cơ ruột, hay kháng sinh.
ĐAU BỤNG
ĐẠI CƯƠNG
Đau bụng có nhiều loại khác nhau : từ một cơn đau nhẹ đến một cơn đau cấp tính gay
gắt. Cơn đau thông thường không đặc hiệu và có thể xuất hiện từ nhiều tình huống khác
nhau. Trong ổ bụng có rất nhiều cơ quan, đôi khi cơn đau liên quan trực tiếp đến một cơ
quan nào đó (VD như bàng quang hoặc buồng trứng). Thông thường thì các cơn đau
bụng có nguồn gốc từ hệ tiêu hóa. Ví dụ như cơn đau có thể do viêm ruột thừa, co thắt
bụng trong tiêu chảy, hoặc ngộ độc thực phẩm.
Loại và vị trí của cơn đau có thể giúp cho người bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân của nó.
Ngoài ra, cường độ cơn đau và khoảng thời gian đau cũng quan trọng không kém. Sau
đây là một vài đặc điểm chung của các cơn đau bụng :
Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, hoặc từ từ tăng dần, đau nhói, đau thắt, đau như bị
dao đâm, đau xoắn, quặn . . .
Cơn đau có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn, khoảng vài phút và sau đó biến mất,
hoặc có thể kéo dài dai dẳng. Đôi khi, một cơn đau đang âm ỉ có thể tăng cường độ, trở
nên dữ dội trong một thời gian ngắn, sau đó giảm đi, đau âm ỉ trở lại.
12

Cơn đau có thể khiến bạn phải nôn ói ra ngoài, sau khi nôn ói, cơn đau có thể giảm, đôi
khi không.
Cơn đau có thể khiến cho bạn phải nằm một chỗ, không muốn cử động. Hoặc có thể nó
khiến bạn cảm thấy bồn chồn, không yên, phải đi qua đi lại.
NGUYÊN NHÂN
Nhiều bệnh cấp hoặc mãn tính có thể gây đau bụng
Khi đau bụng, người bệnh có thể nghĩ nhiều đến các khả năng : viêm ruột thừa, bệnh túi
mật, loét, bệnh truyền nhiễm và có thai.
Bác sĩ cũng nghĩ đến các khả năng trên, ngoài ra còn có : đứt mạch máu, bệnh tim,
viêm gan hoặc viêm tụy, sỏi niệu, các bất thường của sự lưu thông trong ruột, túi
thừa . . .
Các cơn đau ở bụng đôi khi có các nguyên nhân không bắt nguồn từ bụng :
• Một vài bệnh về tim và phổi cũng có thể gây đau bụng
• Bệnh ở khung xương chậu và háng cũng có thể làm tổn thương bụng
• Ngay cả một số chất độc, chẳng hạn như từ vết cắn của loài nhện quá phụ áo đen,
cũng có thể gây ra một cơn đau bụng dữ dội
Chỉ có thể tìm ra được nguyên nhân của khoảng 50% các cơn đau bụng. Số còn lại,
không tìm thấy được một nguyên nhân cụ thể nào, nhưng cơn đau có thể biến mất trong
vòng 1 giờ hay một ngày. Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng, thông thường sẽ tìm ra được
nguyên nhân.
TRIỆU CHỨNG
Đau bụng là một triệu chứng. Tức là có nghĩa là cơ thể bạn đang gặp rắc rối, cần phải
điều trị.
Đau bụng có thể xuất hiện cùng lúc với các triệu chứng khác. Bạn nên cố gắng theo dõi
các triệu chứng vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ trong việc tìm ra nguyên nhân
cơn đau của bạn.
KHI NÀO CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ
Đi khám bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu sau :
• Cơn đau kéo dài trên 6 giờ hoặc trở nên tồi tệ hơn
• Cơn đau khiến bạn phải dừng bữa ăn giữa chừng

13
• Đau và nôn ói trên 3 hoặc 4 lần
• Đau tăng khi bạn di chuyển
• Ban đầu đau toàn bụng nhưng sau đó khu trú lại tại một vị trí, đặc biệt là ở phần
bụng dưới bên phải.
• Cơn đau là bạn tỉnh giấc giữa đêm.
• Cơn đau xuất hiện chung với chảy máu âm đạo (tính luôn trường hợp bạn nghĩ
rằng bạn có thai)
• Đau và sốt trên 101°F (hix, tới đây quên mất cách chuyển từ độ F sang độ C rùi,
có ai chuyển giùm với)
• Đau đi kèm với không đi cầu, đi tiểu và đánh hơi được.
• Tất cả những cơn đau mà bạn cảm thấy khác với một cơn đau bụng thông thường.
• Tất cả những cơn đau làm bạn lo lắng.
Nếu bạn có một trong các dấu hiệu sau đây, hoặc không thể đến được bác sĩ, hãy đến
một trung tâm cấp cứu gần nhất :
• Cơn đau khủng khiếp nhất từ trước đến giờ, hoặc một cơn đau rất dữ dội.
• Cơn đau khiến bạn bất tỉnh hoặc gần như bất tỉnh.
• Đau không cử động được
• Đau và nôn ra máu, hoặc nôn ói ra đồ ăn đã tiêu hóa cách đây 6h đồng hồ.
• Đau và không đi cầu được trên 3 ngày
• Cơn đau giống với một cơn đau khác khiến bạn phải mổ trong quá khứ.
• Bạn nghĩ rằng cơn đau bắt nguồn từ ngực, nhưng không chắc lắm
• Cơn đau bắt nguồn từ tinh hoàn đi lên (đối với nam).
Khám và xét nghiệm
Tìm ra nguyên nhân của các cơn đau bụng là một trong những vấn đề khó nhất của các
bác sĩ
• Đôi khi tất cả những gì người bác sĩ có thể làm là kiểm tra để bảo đảm rằng bạn
không cần phải phẫu thuật hoặc nhập viện
• Một kết quả chẩn đoán “đau bụng không kèm viêm phúc mạc” có nghĩa là bạn
không cần phải mổ hoặc dùng kháng sinh.

14
Có thể bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi sau (hoặc những câu hỏi tương tự) để xác định
nguyên nhân. Một vài câu có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng bạn hãy cố gắng trả lời càng chính
xác, càng hoàn chỉnh càng tốt. Các câu trả lời của bạn sẽ giúp các bác sĩ tìm ra được
nguyên nhân của cơn đau dễ dàng hơn và sớm hơn :
• Bạn đau bao lâu rồi ?
• Bạn đang làm gì khi cơn đau xuất hiện ?
• Trước khi cơn đau xuất hiện bạn cảm thấy như thế nào ?
• Vài ngày trước khi cơn đau xuất hiện, bạn có cảm thấy cơ thể bình thường không ?
• Bạn có cố gắng làm cơn đau dịu đi không ? Và cách làm của bạn có hiệu quả
không ?
• Cơn đau làm bạn phải nằm một chỗ hay cựa quậy ?
• Chuyến đi đến BV như thế nào ? Sự di chuyển của chuyến đi có làm bạn đau ?
• Cơn đau có tăng lên khi ho ?
• Bạn có nôn ói không ?
• Sau khi nôn bạn có cảm thấy khá hơn hay tệ hơn (về cơn đau) ?
• Bạn có đi cầu bình thường ?
• Bạn có đánh hơi được không ?
• Bạn có sốt không ?
• Bạn đã từng đau như thế này lần nào chưa ? Vào lúc nào ? Lúc đó bạn đã làm gì ?
• Bạn đã từng phải phẫu thuật chưa ? Phẩu thuật gì ? Lúc nào ?
• Bạn có thai không ? Bạn có sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa ?
• Những người xung quanh bạn, có ai bị đau giống bạn ?
• Gần đây bạn có đi du lịch nước ngoài ?
• Lần cuối cùng bạn ăn là khi nào ? Ăn cái gì ?
• Bạn có ăn gì lạ gần đây không ?
• Ban đầu cơn đau có xuất hiện ở khắp bụng, sau đó khu trú lại ở một vùng nhất
định không ?
• Cơn đau có lan lên ngực ? Ra sau lưng ? Hoặc nơi khác ?
• Khu vực bị đau có nằm gọn trong lòng bàn tay, hoặc rộng hơn ?

• Khi thở bạn có đau không ?
15
• Bạn có bị bệnh tim ? Tiểu đường ? AIDS ?
• Bạn có sử dụng steroid ? Thuốc giảm đau như aspirin hay Motrin ?
• Bạn có sử dụng thuốc kháng sinh ? Không có đơn bác sĩ hoặc thuốc ta ?
• Bạn có uống rượu ? Café ? Trà ?
• Bạn có hút thuốc ?
• Bạn có sử dụng cocaine hoặc các thuốc gây nghiện khác ?
Khám lâm sàng sẽ bao gồm các thao tác kiểm tra kỹ càng về bụng, tim và phổi để xác
định nguồn gốc của cơn đau.
• Người khám sẽ sờ những phần khác nhau của bụng để kiểm tra độ mềm hoặc các
dấu hiệu khác chỉ ra nguồn gốc cơn đau.
• Người khám có thể khám hậu môn để phát hiện các khối máu ẩn bên trong hoặc
những bất thường khác.
• Nếu bạn là nam, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra dương vật và tinh hoàn.
• Nếu bạn là nữ, bác sĩ sẽ kiểm tra khung chậu để phát hiện các bất thường của tử
cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
• Bác sĩ cũng có thể khám mắt bạn xem có vàng không (bệnh vàng da) và kiểm tra
miệng xem có bị khô hay không.
Các xét nghiệm góp phần rất nhỏ trong việc chẩn đoán. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ phải
làm xét nghiệm máu và nước tiểu.
• Xét nghiệm quan trọng nhất là kiểm tra xem người phụ nữ có thai hay không.
• Tăng bạch cầu có thể là do nhiễm trùng hoặc chỉ là phản ứng của cơ thể với cơn
đau và sự nôn ói.
• Sự sụt giảm số lượng máu (Hemoglobin – Hb) có thể chỉ ra rằng bên trong cơ thể
bạn đang bị chảy máu, nhưng hầu hết các trường hợp liên quan đến chảy máu thì
không gây ra cơn đau.
• Máu xuất hiện trong nước tiểu, thường không phát hiện được bằng mắt thường, có
thể gợi ý một trường hợp sỏi niệu.
• Các xét nghiệm máu khác, như men gan, men tụy, có thể xác định các cơ quan bị

liên quan, nhưng không xác định chẩn đoán.
16
Các xét nghiệm hình ảnh thậm chí còn ít hữu dụng hơn.
• Đôi khi, X-quang có thể cho thấy khí ở bên ngoài ruột, có nghĩa là ruột bị thủng ở
đâu đó
• X-quang cũng có thể giúp phát hiện sự tắc nghẽn ở ruột.
• Đôi khi, X-quang còn cho thấy sỏi niệu.
Siêu âm là một phương pháp không gây đau đớn và hữu ích trong việc tìm kiếm vài
nguyên nhân của các cơn đau bụng
• Siêu âm có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ có vấn đề về túi mật, sỏi mật,
tụy, gan hoặc cơ quan sinh sản nữ.
• Siêu âm còn giúp xác định các vấn đề ở hệ niệu và lách, hoặc các mạch máu lớn
bắt nguồn từ tim và cung cấp máu cho phân nửa phần thân dưới.
CT scan là một dạng đặc biệt của X-quang có thể cung cấp những thông tin hữu ích về
gan, tụy, thận và niệu quản, lách, ruột non và ruột già, bao gồm cả bệnh viêm ruột thừa
và bệnh túi thừa.
Có thể bác sĩ sẽ không cho bạn đi xét nghiệm. Nguyên nhân của cơn đau có thể được
phát hiện mà không cần các xét nghiệm và chúng không nghiêm trọng. Nếu bạn phải
làm các xét nghiệm gây đau đớn, các bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho bạn.
Điều trị
Hầu hết các cơn đau bụng tự biến mất mà không cần điều trị.
Chăm sóc tại nhà
Các cơn đau bụng không có sốt, ói, chảy máu âm đạo, bất tỉnh, đau ngực và các dấu
hiệu nghiêm trụng khác thường sẽ đỡ hơn mà không cần các điều trị đặc hiệu.
• Nếu cơn đau dai dẳng hoặc bạn cho rằng cơn đau là do một nguyên nhân quan
trọng, bạn nên gặp bác sĩ.
• Một chiếc khăn ấm hoặc ngâm người trong nước ấm có thể sẽ làm bạn cảm thấy
dễ chịu hơn.
• Sử dụng các thuốc kháng acid không có toa bác sĩ , như là Tums, Maalox, hoặc
Pepto-Bismol, cũng có thể gây đau bụng.

17
• Có thể sử dụng Acetaminophen ( nó còn có các tên thông dụng là thuốc viêm
khớp, thuốc giảm đau, Aspirin Free Anacin, Panadol, Liquiprin, Tylenol), cố gắng
tránh aspirin hoặc ibuprofen ( tên thông dụng là Advil, Motrin, Midol, Nuprin,
Pamprin IB ). Chúng có thể làm một số cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
Điều trị tại bệnh viện
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của cơn đau mà người bác sĩ nghĩ đến.
Bạn có thể sẽ được truyền nước biển (truyền tĩnh mạch). Bác sĩ có thể yêu cầu bạn
không ăn hoặc uống cho đến khi xác định được nguyên nhân của cơn đau
Bạn sẽ được cho thuốc :
• Đối với cơn đau do co thắt ruột, bạn sẽ được chích ở mông, tay hoặc chân.
• Nếu bạn không bị nôn, bạn có thể được cho uống thuốc có chất kháng acid, hoặc
thuốc giảm đau.
• Mặc dù cơn đau có thể không hết hoàn toàn, bạn có quyền được cảm thấy thoải
mái và nên yêu cầu thuốc giảm đau cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
Bác sĩ cấp cứu sẽ yêu cầu những bác sĩ chuyên khoa khác như sản khoa, dạ dày-ruột,
ngoại khoa, niệu khoa khám cho bạn.
Phẫu thuật
Một vài dạng đau bụng có thể phải phẩu thuật.
• Nếu cơn đau bắt nguồn từ một cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng, như ruột thừa, túi
mật, bạn sẽ phải nhập viện và được mổ.
• Tắc ruột đôi khi cần phẫu thuật, tùy thuộc vào nguyên nhân tắc nghẽn.
• Nếu cơn đau bắt nguồn từ các cơ quan bị thủng hay loét, như ruột hoặc dạ dày,
bạn buộc phải phẩu thuật ngay lập tức và được đưa trực tiếp đến phòng mổ.
Sau điều trị
Nếu bạn được cho về nhà sau khi khám, bạn sẽ được hướng dẫn những gì bạn có thể ăn
và uống được, những gì không thể, uống thuốc gì. Bạn cũng sẽ được nhắc nhở những
18
trường hợp mà bạn nên nhập viện ngay khi gặp phải.
Nếu không được hướng dẫn gì cả, bạn nên theo các hướng dẫn sau :

• Ngay khi bạn muốn ăn, bắt đầu với nước lọc
• Nếu nước lọc không gây đau hoặc nôn ói, ăn những món lạt như bánh quy, cơm,
chuối hoặc bánh mì.
• Bạn có thể quay lại chế độ ăn kiêng sau vài ngày nếu các triệu chứng không xuất
hiện trở lại.
Quay trở lại trung tâm cấp cứu trong bất kỳ trường hợp nào sau đây :
• Cơn đau tồi tệ hơn hoặc bắt đầu nôn ói, sốt cao, không tiểu được hoặc quặn ruột.
• Có bất kỳ triệu chứng nào tồi tệ hơn hoặc mang tính báo động.
• Cơn đau không giảm sau 24h
Phòng ngừa
Nếu chẩn đoán đã được xác định, bạn nên theo những hướng dẫn đặc biệt đối với kết
quả chẩn đoán đó.
• Chẳng hạn như nếu cơn đau gây ra bởi vết loét, bạn nên tránh các chất nicotine,
caffeine và rượu.
• Nếu nguyên nhân từ bệnh túi mật, bạn nên tránh các chất mỡ, chất béo và các
thức ăn chiên.
Triển vọng
Nói chung, hầu hết các cơn đau biến mất mà không cần phẫu thuật và hầu hết các bệnh
nhân chỉ cần không nên quá lo lắng về nó.
Các nguyên nhân nội khoa thường có kết quả tốt, nhưng cũng có một số ngoại lệ.
Các nguyên nhân ngoại khoa thay đổi tùy vào độ nặng của từng trường hợp và cơ địa
của bệnh nhân.
• Nếu bạn bị viêm ruột thừa hoặc sỏi mật đơn giản, bạn có thể sẽ phục hồi sau phẫu
thuật mà không có những di chứng về sau.
19
• Nếu bạn bị thủng ruột thừa, viêm túi mật, thời gian phục hồi sẽ kéo dài.
• Đau bụng với nguyên nhân do loét thủng hoặc tắc ruột cần phải có một cuộc đại
phẫu và thời gian phục hồi kéo dài.
• Nếu gặp vấn đề với những mạch máu lớn, như thoát vị hoặc nghẽn, tiến triển của
bệnh sẽ xấu.

Đau bụng và một số bệnh thường gặp
Khi đau bụng, chỉ cần bạn than đau chỗ nọ hay chỗ kia, là bên cạnh bạn lập tức có người
“phán”: “Đau dạ dày rồi, uống ngay một gói là khỏi!”, thậm chí “Uống thử một gói
nếu hết đau thì đích thị là dạ dày” hoặc “Dễ ruột thừa lắm ” hay “Chắc là viêm đại tràng
đấy, mình đã bị đau như vậy, chỉ cần uống thuốc là khỏi ”.
Đó là thói quen tự chẩn đoán, tự điều trị của không ít người. Thói quen này rất nguy
hiểm bởi đau bụng là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến các cơ
quan trong vùng bụng, tùy theo vị trí, tính chất đau, các triệu chứng kèm theo và vì vậy
cách điều trị cũng khác nhau.
Bác sĩ Cao Độc Lập sẽ tư vấn giúp bạn những kiến thức cơ bản về một số bệnh đau bụng
cấp cứu thường gặp cùng với lời khuyên: cần thận trọng và kịp thời đến các cơ sở y tế
khám bệnh khi bị đau bụng, không nên tự điều trị hoặc để quá muộn đến khi đã có biến
chứng.
Một số bệnh đau bụng thường gặp
(1.) Đau bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng của nhiều bệnh, nhưng ở đây tạm thời đề cập đến bệnh tiêu chảy cấp
- bệnh thường gặp hàng ngày và gần đây nhất đã xảy ra một dịch tiêu chảy cấp đe dọa
tính mạng nhiều người.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh này là đau bụng, thường đau khắp bụng vì khi mắc bệnh
thì toàn bộ dạ dày, ruột non, ruột già đều bị kích thích co bóp mạnh, bụng đau từng cơn,
đại tiện nhiều lần, phân lúc đầu lỏng, sau đó toàn nước đục, có mùi hôi, có thể kèm theo
nôn.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng vài giờ, nếu người bệnh đi
ngoài nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải, vì vậy phải đưa người bệnh
đến bệnh viện gần nhất để xác định nguyên nhân tiêu chảy, nếu do phẩy khuẩn tả gây
nên thì phải có biện pháp điều trị tích cực và cách ly để tránh lây sang các người khác
tạo thành dịch.
(2.) Đau bụng do viêm ruột thừa (VRT)
20
VRT là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, triệu chứng của VRT được phổ cập ở các trường

học và cơ quan, mặc dù ruột thừa rất nhỏ và cắt bỏ ruột thừa viêm không phải là một
phẫu thuật lớn nhưng nếu phát hiện muộn để biến chứng thành viêm phúc mạc có thể
nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Ở người bình thường ruột thừa nằm ở hố chậu phải (vùng 7) cho nên khi ruột thừa bị
viêm thường đau hố chậu bên phải, đau có thể xuất hiện từ vùng trên rốn (vùng 2) sau
đó lan dần xuống hố chậu phải, đau âm ỉ.
Thường không đau dữ dội, có thể kèm theo hội chứng nhiễm trùng như: sốt nhẹ, môi
khô, lưỡi bẩn, trừ vài trường hợp khó chẩn đoán, còn lại nếu thấy đau âm ỉ hố chậu phải
đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám ngay và theo dõi kỹ, nếu là bệnh viêm ruột thừa thì
phải mổ cắt ruột thừa kịp thời, không để xảy ra biến chứng.
(3.) Đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày đôi khi tự chẩn đoán vì rất nhiều người biết dạ dày nằm vùng
trên rốn (thượng vị), đau dạ dày thường đau âm ỉ, tùy theo bệnh lý khác nhau: có người
đau lúc đói, có người đau lúc no, hoặc đau về đêm hay đau ban ngày.
Đau dạ dày phần lớn có chu kỳ, mùa đông đau nhiều hơn mùa hè. Người làm việc thần
kinh căng thẳng bị đau nhiều hơn người lao động chân tay, có người đau kèm theo ợ hơi
ợ chua.
Khi có các triệu chứng trên cần đến bác sĩ khám để tiến hành soi dạ dày tìm nguyên
nhân điều trị.
(4.) Đau vùng gan mật
Là cơn đau vùng dưới sườn phải, nguyên nhân đau vùng này thường do viêm gan, viêm
túi mật hoặc do sỏi mật.
Đau tức vùng dưới sườn phải (vùng 1) nếu kèm theo sốt, vàng da, vàng mắt thì có thể
nghĩ đến đau do sỏi mật, để tìm nguyên nhân đau dưới sườn phải cần đến khám bác sĩ
làm siêu âm hoặc chụp phim mới phát hiện được.
(5.) Đau bụng do có thai ngoài tử cung
Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ ở tuổi sinh nở. Chửa ngoài tử cung tức là
trứng được thụ tinh trên đường di chuyển từ buồng trứng xuống tử cung (trong ống dẫn
trứng) do phôi nằm ở ống dẫn trứng nên khi lớn lên làm vỡ ống dẫn trứng gây chảy máu
ồ ạt, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Đau bụng có thể là triệu chứng đầu tiên của có thai ngoài tử cung. Khi vỡ gây đau bụng
dưới rốn, tùy theo khối thai nằm bên phải hay bên trái mà triệu chứng đau hơi lệch bên
phải hay bên trái, đau bụng và chảy nhiều máu làm cho người bệnh choáng, tái nhợt,
mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
21
Ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nếu có những triệu chứng trên cần khẩn trương
đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.
Đau bụng vào buổi sáng, buồn nôn khi đói: bệnh gì?
Vài tháng g n ây em b hi n t ng sau: khi b ng h i ói là em bu n nôn. Hi n t ng này c ng xu tầ đ ị ệ ượ ụ ơ đ ồ ệ ượ ũ ấ
hi n ngay khi em hút 1 i u thu c (em hút 1-2 i u thu c/ngày). ệ đ ế ố đ ế ố
Sau ó em b hút thu c luôn. Do quá b n r n vì công vi c nên em ch a th i khám b nh c đ ỏ ố ậ ộ ệ ư ể đ ệ đượ
nh ng em c ng th y lo. Bác s có th cho em bi t ó là hi n t ng b nh gì không? Chân thành cám ư ũ ấ ĩ ể ế đ ệ ượ ệ
n. (Le Anh Tuan)ơ
- Trước hết xin hoan nghênh bạn đã có quyết đúng đắn và đầy bản lĩnh khi từ bỏ được thuốc lá. Mong rằng bạn
sẽ giữ được quyết định này suốt đời.
Theo như triệu chứng mà bạn mô tả, có thể bạn đã bị bệnh lý ở dạ dày – tá tràng. Khi bụng bạn đói, dạ dày sẽ
tiết ra nhiều dịch vị hơn, dạ dày bị kích thích co thắt gây cảm giác buồn nôn. Điều này cũng sẽ xảy ra khi bạn
hút thuốc lá. Khi bạn hút thuốc, chất nicotin có trong khói thuốc lá sẽ kích thích các hạch thần kinh giao cảm và
tuyến thượng thận gây tăng tiết adrenalin dẫn đến co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng tiết dịch vị, tăng
nhu động ruột và dạ dày khiến bạn buồn nôn.
Bạn bỏ thuốc lá là bạn đã loại đi một nguyên nhân quan trọng dẫn đến viêm – loét dạ dày – tá tràng.
Nếu đã bỏ thuốc lá mà vẫn còn hiện tượng trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và cho làm các
xét nghiệm như nội soi dạ dày, thử kháng thể tìm Helicobacter pylori từ đó mới điều trị chính xác được.
* Cứ mỗi lần sáng thức dậy em cảm thấy xung quanh bụng rất đau, đau ra đến thắt lưng. Em ăn uống rất nhiều
nhưng vẫn không thể tăng cân. Người càng gầy đi. Xin phòng mạch online chỉ cách cho em. Cảm ơn nhiều!!
(Vinh Nguyen)
- Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng mạn tính như:
+ Do bệnh lý của dạ dày: thường kèm theo các triệu chứng như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, đau vùng
thượng vị lan sau lưng
+ Đau do co thắt đại tràng (hội chứng đại tràng chức năng).

+ Đau do bệnh lý đường mật.
+ Đau do nhiễm ký sinh trùng đường ruột như: giun đũa, giun móc, các loại sán.
v.v
Bạn đau quặn bụng vào buổi sáng kèm theo ăn uống nhiều mà vẫn không tăng cân, có nhiều khả năng bạn bị
nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm cần thiết như siêu
âm bụng khảo sát gan mật, soi phân tìm trứng giun sán, thử máu tìm kháng thể do nhiễm ký sinh trùng đường
ruột, nội soi dạ dày – tá tràng v.v để tìm chính xác nguyên nhân thì điều trị mới dứt hẳn được.
22
Trẻ đau bụng từng cơn dễ là bị lồng ruột
Nhiều phụ huynh thấy trẻ đau bụng lầm tưởng con bị đầy hơi hay đi ngoài bình thường mà không biết đó có thể
là triệu chứng của bệnh lồng ruột, một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện chậm.
Theo các bác sỹ chuyên khoa: Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị
nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề
kháng của trẻ lại yếu.
Những cơn đau lặp đi lặp lại - dấu hiệu của lồng ruột
Đang chơi ngoài sân với bạn, bé Bin (ngõ 195, Đội Cấn, Hà Nội) chốc chốc lại chạy vào nhà nhăn nhó kêu đau
bụng và bắt mẹ xoa quanh rốn. Chưa đầy 1 phút sau, bé lại hất tay mẹ với vẻ mặt tươi tỉnh: “Con khỏi rồi!” và
chạy ào ra chơi tiếp. Sự việc này lặp đi lặp lại gần 10 lần trong 12 giờ đồng hồ khiến mẹ bé Bin lo lắng. Đưa
con vào viện khám, các bác sỹ kết luận bé bị lồng ruột, phải nhập viện ngay.
Nằm cùng phòng số 6 khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi trung ương cùng bé Bin còn có gần 10 em khác cũng có dấu
hiệu tương tự.
Chị Hoa, mẹ bé Nhím (đường Nguyễn Tam Trinh, Hà Nội) kể: Nhím cũng thi thoảng kêu đau bụng nhưng một
lúc lại khỏi ngay nên chị cũng chủ quan. Qua một ngày, bé vẫn bình thường nhưng sang ngày thứ hai, bé kêu
đau bụng nhiều hơn, cơn đau lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 45 phút/1 lần. Chị Hoa lúc đó mới đưa con đi
khám, rất may là ruột của cháu vẫn chưa đến mức bị hoại tử.
Bác sỹ Hoàng Thanh Sơn, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cả hai bé trên đã được tháo lồng ruột bằng
phương pháp áp lực hơi, dưới sự hướng dẫn của máy soi X – quang. Hơi được bơm vào ruột già, với một áp lực
vừa phải cho đến khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn. Rất may chỉ sau 10 phút thao tác, cả hai bé đều
được bác sỹ tháo lồng ruột an toàn.
Cứ 10 trẻ mắc lồng ruột thì 8 trẻ bị hoại tử ruột sau 72 giờ

Bác sỹ Sơn cho biết, trẻ bị lồng ruột được đưa đến viện kịp thời thì việc tháo lồng khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu
đến viện quá muộn thì bắt buộc phải phẫu thuật vì ruột đã bị hoại tử.
Cũng theo bác sỹ Sơn, thời gian để trẻ đau càng dài, hai đoạn ruột lồng càng chui sâu vào nhau, làm cho đoạn
ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị nghẽn, khiến ruột bị tắc gây nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột,
thủng ruột
Bác sỹ Thanh Nga, bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo: Nếu không được điều trị kịp thời, khối lồng sẽ bị hoại tử
dẫn đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng, nhiễm trùng
nặng nề. Thống kê cho thấy 2,5% khối lồng bị hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ.
Một lý do hay gặp ở trẻ bị lồng ruột là trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng và nhiễm khuẩn
đường ruột hoặc bị tiêu chảy. Đặc biệt là thời điểm giao mùa, sức đề kháng của trẻ yếu nên hay mắc các bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Nhận biết trẻ đau vì lồng ruột
23
Bác sĩ Hoàng Thanh Sơn cho biết, bệnh lồng ruột dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già quá
chênh lệnh nhau. Tuy nhiên, với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh vẫn xảy ra với
một số bé 2 - 3 tuổi.
Với những trẻ đã biết nói, cha mẹ có thể dễ dàng đoán bệnh thông qua việc kêu đau bụng ở trẻ nhưng bệnh lồng
ruột lại thường hay gặp ở bé còn bú mẹ, trong độ tuổi từ 4 đến 9 tháng. Rất khó phân biệt trẻ khóc bình thường
với khóc do bị lồng ruột.
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Lộc, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, khi trẻ bị đau do lồng ruột sẽ
có những biểu hiện như: bỏ bú, da tím tái, không chú ý đến xung quanh mà khóc thét từng cơn, có thể ưỡn
người hoặc co 2 chân về phía trước do đau bụng dữ dội.
Việc đau bụng thường diễn ra từng cơn, kéo dài khoảng 15-20 phút. Bên cạnh triệu trứng đau bụng, trẻ thường
bị nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng. Sau khi nôn trẻ rất mệt, nằm li bì hoặc kích thích vật vã, thở khò
khè… Trẻ cũng có thể đại tiện ra máu và thường lẫn với chất nhầy màu đỏ hoặc nâu, có khi cả máu đen. Khi
thấy trẻ có những biểu hiện này cần đưa ngay đến bệnh viện chụp X quang, siêu âm để chẩn đoán chính xác và
có phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sỹ Lộc cũng lưu ý, lồng ruột là chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện chậm trễ. Tuy nhiên,
nhiều bệnh nhi đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy cấp do người lớn lầm tưởng trẻ bị đầy bụng hoặc đi
ngoài thông thường.

24

×