Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ho lâu ngày cách điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.76 KB, 5 trang )

Ho lâu ngày là do bệnh gì?
"Cha cháu 49 tuổi, ho đã lâu không khỏi, bác sĩ bảo viêm phế quản nhưng uống thuốc mãi không đỡ. Bố cháu có
thể mắc bệnh gì ạ, có chữa được không?".
Trả lời:
Trong thư không thấy cháu nói cha có hút thuốc lá, thuốc lào hay làm nghề gì; các triệu chứng xuất hiện từ lâu
hay mới; đờm đặc hay loãng. Nhưng dù sao, các dấu hiệu ho nhiều, khó thở, tức ngực, ngạt mũi thuộc về bệnh
đường hô hấp.
Ở người có tuổi, bệnh thường là viêm phế quản mạn tính chuyển sang giai đoạn phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh này có đặc điểm là ho vào buổi sáng, dai dẳng, ho ngày càng nhiều. Bệnh nhân khạc đờm, đờm không
nhiều, nếu có thêm giãn phế quản thì nhiều. Khó thở xuất hiện muộn, nhưng là dấu hiệu có tính chất đặc trưng
của bệnh. Lúc đầu khó thở ít, khó thở khi gắng sức, sau trở nên thường xuyên.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải điều trị lâu dài. Thuốc gồm: thuốc giãn phế quản (theophillin, bricanyl),
thuốc có corticoid dạng uống, dạng hít, thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm. Giai đoạn cuối cần thở ôxy dài hạn tại
nhà. Nếu có đờm đục thì nên dùng một đợt kháng sinh.
Bên cạnh việc dùng thuốc, cần làm các động tác vỗ rung lồng ngực để đờm thoát ra được nhiều; tập thở để
phục hồi chức năng hô hấp. Tốt nhất là cháu nên đưa cha đi khám chuyên khoa hô hấp ở một bệnh viện gần
nhất.
TS. Đào Kỳ Hưng, Sức Khỏe & Đời Sống
Chứng ho lâu ngày ở trẻ
TTO - Chứng ho lâu ngày là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ho lâu ngày Bordetella gây
ra. Chứng bệnh này được miêu tả với các đặc trưng ho nhiều, dẫn đến ho khúc khắc khi người bệnh hít thở.
Tại Mỹ, căn bệnh này giết 5.000-10.000 người mỗi năm. Hiện nay vaccine ngừa ho lâu ngày đã giúp giảm số tử vong vì
căn bệnh này xuống 30%.
Mặc dù ho lâu ngày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng nó thường tấn công là trẻ không được chủng ngừa
và trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Theo thống kê, khoảng 40% trong số các ca nhiễm trùng gây ho lâu ngày xảy ra ở trẻ dưới 1
tuổi, 15% xảy ra ở trẻ trên 15 tuổi. Một nửa trong số các ca tử vong do ho lâu ngày nằm trong nhóm trẻ sơ sinh dưới 1
tuổi, và các biến chứng nghiêm trọng cũng thường xảy ra ở nhóm này.
Trong những năm qua, bệnh ho lâu ngày cũng đang tăng lên ở nhóm thanh thiếu niên và người lớn. Việc chủng ngừa
sớm có thể ngăn được bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng đầu tiên của chứng ho lâu ngày thường giống với bệnh cảm lạnh thông thường, bao gồm:


- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Ho nhẹ
- Sốt nhẹ
1
Sau khoảng 1-2 tuần, triệu chứng ho khan, rát chuyển thành ho từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài hơn 1 phút, có thể
khiến cho trẻ trở nên đỏ hoặc da có màu như xuất huyết. Cuối mỗi cơn ho, trẻ có thể phát ra âm thanh ho khúc khắc khi
thở hoặc có thể nôn mửa. Giữa các cơn ho, trẻ thường cảm thấy dễ chịu.
Các con đường lây lan của bệnh
Chứng ho lâu ngày có nguy cơ lây lan cao. Vi khuẩn lây từ người này sang người khác qua chất dịch từ mũi hay miệng
của người nhiễm bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười to. Những người khác sau đó có thể bị nhiễm bệnh do hít
phải các chất dịch này hoặc khi các chất này bám vào tay họ và họ vô tình chạm tay vào mũi hay miệng mình.
Người nhiễm bệnh thường lây bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh đến khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu bị ho.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh thường từ 7-10 ngày, cũng có thể kéo dài đến 21 ngày.
Thời gian kéo dài bệnh
Ho lâu ngày có thể gây ra nhiều triệu chứng kéo dài. Triệu chứng đầu tiên là trẻ thường bị cảm lạnh từ 1-2 tuần. Sau đó
là ho từ 2-4 tuần, đôi khi lâu hơn. Giai đoạn cuối bao gồm nhiều tuần để hồi phục từ từ. Trong một số trường hợp, trẻ
có thể phải mất đến nhiều tháng mới hồi phục hẳn.
Ngăn ngừa bệnh
Chứng ho lâu ngày có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vaccine, với 5 liều tiêm dành cho trẻ cho đến khi trẻ lên 6
tuổi. Các chuyên gia tin rằng có đến 80% những thành viên trong gia đình không được tiêm ngừa mắc bệnh ho lâu
ngày nếu họ sống chung nhà với người mắc bệnh này. Vì lý do này mà bất cứ người nào có tiếp xúc gần với bệnh
nhân ho lâu ngày cũng nên dùng kháng sinh để ngừa bệnh lây lan. Riêng trẻ nhỏ không nhận đủ 5 liều vaccine có thể
yêu cầu một liều tăng cường nếu trong nhà có người bị bệnh.
Cách làm thuốc từ quả bưởi
Để chữa ho lâu ngày ở người già, lấy cùi bưởi (tức bóc bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài) đun chín cùng với đường phèn, mỗi ngày uống
50-100 g, rất hiệu quả.
Theo Đông y, quả bưởi vị chua ngọt, tính hàn, chạy vào tỳ, gan; tác dụng tiêu cơm, giảm viêm, điều khí, tiêu đờm. Nam
dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng ghi bưởi vị chua, tính lạnh, ăn vào làm người thư thái, trị được chứng nôn nghén ở

người mang thai, kém ăn, đau bụng, người bị tích rượu, ăn không tiêu.
Vỏ quả bưởi còn gọi là cam phao, có vị đắng cay, tính không độc; tác dụng thông lợi, trừ đờm, táo thấp, hòa huyết,
giảm đau, trị tràng phong, đau ruột, tiêu phù thũng các loại. Tép bưởi có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, giải
nhiệt, chống háo khát, giải độc rượu Hạt bưởi cũng dùng làm thuốc chữa các chứng đau dạ dày.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy bưởi rất thích hợp dùng điều trị các bệnh về huyết quản, đặc biệt là bệnh tim, động
mạch vành. Nó còn làm giảm sự lắng đọng tiểu cầu, ngăn ngừa kết dính giữa các tiểu cầu lại với nhau làm tắc nghẽn
mạch; song lại có tác dụng làm tăng tính ổn định của các chất trôi nổi trong máu. Ngoài ra bưởi còn có tác dụng kháng
viêm, chống co giật.

Những phương thuốc chữa bệnh có dùng bưởi
Chữa ho: Bưởi 1 quả, bổ thành miếng hấp với gà để ăn. Người bệnh thể chất suy nhược hoặc khí hư không dùng
nhiều.
Ho khan, tắc đờm, ăn uống không tiêu: Phần vỏ xanh ngoài cùi bưởi (Đông y gọi là hóa hồng) 10-20 g, sắc lấy nước
uống.
Ho khan: Lấy vỏ bưởi nghiền thành bột, kết hợp với ngư tinh lượng vừa đủ, đun nóng. Ngày uống 4 lần, mỗi lần 3-6 g.

Chữa tiêu hóa không tốt: Dùng vỏ bưởi, hạt củ cải trắng lượng bằng nhau, nghiền nát, ngày uống 3-5 g.

Chữa tức ngực, đau sườn do khí thượng, chán ăn do giận dữ ảnh hưởng đến gan: Vỏ của một quả bưởi còn tươi, hành
2 củ. Vỏ bưởi nướng cháy lớp vỏ ngoài rồi cạo bỏ vỏ, ngâm trong nước sạch 1 ngày để vị đắng trong vỏ tan ra. Vớt vỏ
cắt thành miếng cho vào nồi đun với nước, gần chín cắt nhỏ 2 củ hành cho vào, nêm mắm muối, ăn kèm vào các bữa
ăn. Ngày 1 thang. Món ăn này có tác dụng giải uất trong gan, hạ khí, tiêu đờm.
2

Chữa phù thũng và phù thũng hậu sản: Vỏ bưởi khô và cao ích mẫu (hay cây ích mẫu) lượng bằng nhau, đem tán nhỏ
trộn đều, uống mỗi lần 8 g với rượu vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20-30 g sắc uống trong ngày.

Chữa phù thũng, trướng bụng: Vỏ bưởi đào, mộc thông, bồ hòn mỗi vị 20-30 g; diêm tiêu 12 g, cỏ bấc 8 g. Sắc uống
ngày 1 thang, chia 2 lần vào khi đói. Cần ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc này; kiêng chất mặn.


Chữa cảm lạnh hay đau bụng do lạnh: Vỏ bưởi khô đốt để xông vào rốn, sẽ khỏi.

Chữa bụng đầy trướng, khó chịu: Lấy vỏ bưởi cạo bỏ cùi trắng, sao vàng thơm, tán bột uống khỏi ngay.
Nhuận tràng, chống táo, giải nhiệt, chữa háo khát, giải rượu: Dùng tép bưởi tróc trong múi ăn sẽ tác dụng ngay.

Chữa đau dạ dày cơn: Lấy 1 vốc hạt bưởi để cả vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch cho vào ca hay cốc, cho nước sôi vào,
đậy nắp kín ngâm sau 2-3 giờ thì gạn lấy nước để uống, sẽ đỡ đau ngay, có thể thêm đường cho dễ uống. Cần dùng
nhiều ngày.
Quả mơ giải nhiệt, chữa ho
Ô mai làm từ quả mơ, có tác dụng trừ phiền nóng, khô miệng, chữa bệnh ho, bệnh lỵ lâu ngày không khỏi. Loại
quả mùa xuân này còn làm giảm chứng tê liệt và đau nhức mình mẩy.
Cây mơ có nơi còn gọi là cây mai, ra hoa vào cuối mùa đông, quả chín vào tháng 3-4. Mặt ngoài quả có lông
tơ mượt như nhung; khi chín màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng dễ chịu. Quả mai chín được chế biến thành ô
mai (mơ đen) hay bạch mai (mơ trắng). Quả chứa nhiều axit, caroten, vitamin C, vitamin B1, tanin, lycopen,
pectin. Chúng kích thích quá trình chuyển hóa ôxy trong tế bào, làm cho tế bào chóng hồi phục, chậm lão hóa.
Cây mai không những là một cây hoa mang sắc thái mùa xuân, hoa nở đúng vào dịp xuân về mà còn là một
cây thuốc quý. Quả được sử dụng làm thuốc trị ho, phiền khát, chữa đau cổ và nhiều chứng bệnh khác nữa.
Theo tài liệu cổ, ô mai trừ phiền nóng, khô miệng, chữa bệnh ho, bệnh lỵ lâu ngày không khỏi, bệnh tê liệt,
đau mình mẩy. Nước ép ô mai dùng chữa khát, trừ đờm, chữa bệnh thương hàn, phiền nóng, bệnh hư lao,
nóng trong xương
Bạch mai có công dụng trừ đờm, chữa bệnh kinh giản, đau cổ, trúng phong, hàm răng cắn chặt, tả lỵ, bệnh
phiền khát, băng huyết. Khi dùng bỏ hạt, lấy thịt sao qua. Ngoài ra khi gai đâm vào thịt, nhai bạch mai, đặt
vào thì gai tự lòi ra.
Một số bài thuốc đơn giản mà linh nghiệm:
Băng huyết: Lấy ô mai 7 quả bỏ hạt đốt tồn tính. Tán nhỏ, uống với nước cơm ngày 3 lần.
Đại tiện ra máu: Ô mai 3 lạng, đốt tồn tính. Dùng giấm thanh nấu thành hồ, viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng
20 viên. Uống lúc đói, lấy nước cơm làm thang.
Lỵ: Dùng 100 g ô mai bỏ hạt, sao qua, tán nhỏ. Mỗi lần uống 7-8 g với nước cơm.
Sản hậu: Ô mai 20 quả, mạch môn 12 g. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy một bát để uống.
Ho kinh niên: Dùng thịt ô mai (sao qua), anh túc xác (bỏ gân, sao mật) lượng bằng nhau, tán nhỏ, lúc gần đi

ngủ uống 7-8 g với mật.
Đại tiện không thông: Lấy gốc cây mai sắc trong nửa giờ, uống xong hiệu nghiệm ngay.
3
DS. Phan Quốc Đống, Sức Khỏe & Đời Sống
Chữa bệnh
Ho và viêm họng
Triệu chứng: Ho đau rát họng, họng đỏ, niêm mạc họng hơi phù nề kèm theo sốt, nhức đầu.
Bài 1: Tía tô 12g
Trần bì 8g
Gừng 6g
Xạ can 10g
Củ sắn dây 12g
Vỏ rễ dâu tẩm mật sao 10g
Bách bộ 12g
Làm thang sắc uống ngày một thang.
Bài 2 : Kinh giới 12g
Bạc hà 8g
Kim ngân 12g
Cỏ nhọ nồi 8g
Xạ can 12g
Vỏ rễ dâu 8g
Chi tử 8g
Cam thảo đất 8g
- Ho lâu ngày (Viêm phế quản mãn, viêm họng mạn).
Triệu chứng: Ho kéo dài thay đổi thời tiết ho tăng ho có đờm, không sốt hoặc sốt nhẹ, lưỡi bệu rêu trắng
mỏng.
Bài 1: Mạch môn 16g
Thiên môn 16g
Vỏ rễ cây dâu 12g
Cam thảo dây 8g

Làm thang sắc uống ngày một thang.
Bài 2 : Mạch môn 16g
Vỏ rễ dâu 16g
Rau má 16g
Bách bộ 10g
Trần bì 6g
Bồ công anh 12g
Thiên môn 12g
Quả dành dành 12g
Cúc hoa 12g
Sắc uống ngày một thang. Nếu trường hợp ho ra máu thêm các vị thuốc sau:
Cỏ nhọ nồi 12g
Trắc bách diệp sao đen 12g
Huyết dụ 16g
- Ho gà: Thường gặp vào mùa đông, mùa xuân, giai đoạn đầu ngạt mũi, chẩy nước mũi, ho liên tục sau đó
khoảng một tuần ho nhiều, ho thành cơn, ngày ho ít đêm ho nhiều, ho cơn kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết
dưới giác mạc, chẩy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng dầy.
Giai đoạn đầu dùng bài thuốc sau:
Bài thuốc: Lá tía tô 12g
4
Vỏ quýt 6g
Lá hẹ 8g
Cam thảo dây 10g
Lá xương sông 8g
Gừng 2g
Làm thang sắc uống ngày 1 thang.
Giai đoạn sau 1 tuần dùng một trong bài thuốc sau:
Bài 1: Bách bộ 250g
Cỏ nhọ nồi 250g
Rễ chanh 250g

Cỏ mần trầu 250g
Gừng 50g
Rau má 250g
Lá mơ tam thể 150g
Vỏ quýt 100g
Cam thảo dây 150g
Đường kính 1500g
Các vị thuốc trên cho vào nồi sắc với 6 lít nước cho cạn còn 1 lít, dùng phèn phi 15g tán nhỏ hoà với nước
đường trộn với 1 lít thuốc sắc trên đun sôi còn lại vừa đủ 1lít.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 - 3 lần mỗi lần 2 thìa con.
Bài 2: Xạ can 10g
Rau sam 10g
Vỏ rễ dâu 12g
Mạch môn 12g
Bách bộ 10g
Thiên môn 10g
Tầm gửi cây chanh 10g
Làm thang sắc uống ngày 1 thang.
5

×