Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Sức khỏe tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.66 KB, 30 trang )

Công dụng chữa bệnh của lá lốt
Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở
nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh
năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.
Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức
đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường
được dùng chữa các bệnh sau:
Chữa đau nhức xương khớp:
Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều
lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống
trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt.
Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn
chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút,
chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào
âm đạo, có thể xông nhiều lần.
Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để
nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.
Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát,
vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt
bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2
lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
Chứng say tàu, xe và thuốc chữa
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, các phương tiện giao thông ngày càng phong phú, nhanh
chóng và thuận tiện; nhu cầu đi lại càng ngày càng gia tăng. Thế nhưng có một số người rất dễ bị say
tàu xe (STX) nên thường ngại đi xa. Nhiều người băn khoăn nên dùng thuốc gì trong trường hợp này?
Nguyên nhân STX
Chứng STX có nguyên nhân từ cơ quan tiền đình là chính. Tai của chúng ta được chia làm 3 bộ phận:
tai ngoài, tai giữa và tai trong. Ngoài chức năng nghe, tai còn có chức năng về cảm giác thăng bằng cho


cơ thể. Chức năng này được thực hiện nhờ các vết thính giác và mào thính giác trong các túi của tiền
đình và các ống bán khuyên (có 3 ống hình vòng cung nằm trên 3 mặt phẳng thẳng góc với nhau: đứng
dọc, đứng ngang và nằm ngang). Tiền đình là hệ thống có cấu trúc phức tạp bao gồm bộ phận tiền đình
(tiền đình xương, tiền đình màng) của ống tai, các sợi thần kinh dẫn truyền, nơi tiếp nhận và phân tích
cảm giác thăng bằng ở tiểu não - đó là một hệ thống kiểm soát thăng bằng trong di chuyển, cử động và
phối hợp động tác. Khi ta quay đầu, hoặc đi lại, chạy nhảy thì sẽ gây nên chuyển động nội dịch trong các
ống bán khuyên. Các ống này được xếp đặt theo 3 chiều không gian, nên đối với mỗi cử động, chuyển
dịch theo quán tính của nội dịch trong các ống bán khuyên sẽ khác nhau. Sự chuyển dịch này sẽ kích
thích vào các lông rung nhất định của tế bào trong mào thính giác. Luồng xung động cũng được truyền đi
theo dây thần kinh tiền đình để báo cho não biết về chiều mỗi chuyển động của cơ thể.
Do tàu xe chạy với vận tốc không đều, rẽ ngoặt ngoằn ngoèo, những dao động tròng trành làm cho cơ
thể thay đổi tư thế không có quy luật. Nếu khả năng thích ứng tốt thì không sao; nhưng với những người
cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí cơ thể thì dễ mắc chứng STX.
Ngoài ra, những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng truyền về trung tâm nôn ở não cũng góp phần
làm tăng chứng STX. Đó là các yếu tố như ăn quá no (hoặc quá đói), mất ngủ, bực tức, mệt mỏi, không
khí ô nhiễm (khói thuốc lá, mồ hôi người, mùi xăng ) cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn cho một số
người quá mẫn cảm.
Có khoảng 30% người lớn và nữ nhiều hơn nam, dễ bị chứng STX: mặt tái, chân tay vã mồ hôi, buồn
nôn, nôn. Để tránh tình trạng này, trước ngày đi cần thư giãn tinh thần tránh mệt mỏi. Trước khi đi nên
ăn nhẹ không để cơ thể quá đói, hoặc quá no vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Không dùng đồ uống có
gas, không uống rượu trước và trong khi đi. Đi xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi
1
ở cuối đoàn tàu. Ngồi cạnh cửa thoáng gió. Tránh khói thuốc lào, thuốc lá. Xe chạy chỉ nên nhìn ra phía
trước mặt, không nhìn phía sau, không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động
ngược chiều với hướng đi của mình. Thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông.
Và dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc với hàng trăm biệt dược có đặc tính chống nôn, chống STX. Những người dễ bị
STX, trước khi khởi hành có thể dùng một trong các thuốc sau:
Cinnarizin: Các biệt dược: apotomin, cerepar, glanil, stugeron, vasozine có tới hơn 60 tên thương mại.
Thuốc dạng viên nén 10-15-25mg và 75mg. Dẫn chất piperazin làm giảm kích thích đến bộ phận tiền

đình ở tai trong; gây giãn mạch não và ngoại vi (nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp) còn có tác dụng
kháng histamin và serotonin. Với người lớn, trước lúc khởi hành 30 phút uống 15-25mg để phòng ngừa
STX. Thuốc có tác dụng phụ có thể gây buồn ngủ nhẹ. Nếu dùng liều cao có thể rối loạn tiêu hóa. Không
uống rượu khi đang dùng thuốc.
Dimenhydinat: Các biệt dược: agolene, bontourist, dramamine, emedyl, lomarin với khoảng 80 tên
thương mại. Thuốc dạng viên nén 50mg; thuốc đạn 25 và 100mg. Là thuốc kháng histamin, chống nôn
và chóng mặt. Người lớn, trước khi khởi hành 30 phút uống 1-2 viên để phòng ngừa STX. Hoặc đặt một
viên thuốc đạn 100mg. Sau khi uống thuốc nếu cần cứ 4 giờ uống 1 viên. Không dùng thuốc cho phụ nữ
có thai, hoặc người nuôi con bú. Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng phụ có thể gây buồn
ngủ, quánh dịch nhày đường hô hấp, khô miệng, táo bón
Diphenhydramin: Các biệt dược: diphenacen, histaxin, luporvalin, nautamine, restamin với gần 100 tên
thương mại. Dạng thuốc viên nén 10mg, viên nang 25mg, ống tiêm 10-30mg. Là thuốc kháng histamin,
còn có tác dụng an thần chống nôn và chống co thắt. Dự phòng và điều trị nôn mửa uống 25-50mg hoặc
dùng 1 ống thuốc tiêm bắp. Không dùng thuốc cho người có thai, hoặc đang nuôi con bú. Không uống
rượu khi đang dùng thuốc. Thuốc có thể gây buồn ngủ, quánh dịch nhày phế quản, khô miệng, táo bón
Scopoderm TTS: hoạt chất là scopolamin, là thuốc hệ điều trị qua da để dán vào da. Khi dán vào da
dược chất trong miếng băng sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu và cho tác dụng
giảm sự kích thích, giảm sự co thắt chống buồn nôn và nôn. Dán 1 miếng phía sau tai, ở chỗ da khô
không có tóc, trước khi khởi hành 6-12 giờ để cho thuốc ngấm. Khi đến nơi gỡ miếng dán bỏ đi. Với 1
miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ sẽ bỏ miếng cũ đi,
và dán 1 miếng mới ở phía tai bên kia.
Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi. Không dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Khi dùng thuốc cần
kiêng rượu. Ở một số người già khi dùng thuốc có thể bị lú lẫn, hoặc mờ mắt, ảo giác. Nếu bị thì ngừng
dùng ngay - gỡ miếng dán bỏ đi.
Dùng gừng: Nếu không muốn dùng thuốc hóa dược, hoặc trường hợp có chống chỉ định thì có thể dùng
gừng tươi hoặc bột gừng khô cũng có tác dụng tốt chống STX. Những nghiên cứu dược lý hiện đại, đã
chứng minh một số chất trong củ gừng có tác dụng kháng histamin, chống nôn, chống co thắt cơ trơn, có
tác dụng phòng ngừa STX không kém so với thuốc hóa dược; và người có thai cũng dùng được. Ở
nước ngoài, người ta cũng đã sản xuất những viên nang gelatin chứa liều bột gừng (thường là 1g) cho
dễ uống. Trước khi khởi hành 30 phút uống 2 viên có thể phòng được STX.

5 H IỂU LẦM VỀ CAO HUYẾT ÁP
]Một số người huyết áp rất cao nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt, trong khi những người khác triệu
chứng rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không cao lắm.
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tối đa bằng hoặc lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tối thiểu lớn hơn
hoặc bằng 90 mmHg trở lên. Tăng huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này, hoặc cả hai. Trường
hợp huyết áp tối thiểu tăng cao là rất nguy hiểm, dễ gây tai biến.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất phức tạp, tùy thể trạng của từng người. Bệnh nhẹ có các triệu chứng
như đau đầu, chóng mặt, ù tai hoa mắt, mất ngủ mức độ nhẹ Bệnh nặng sẽ gây đau đầu dữ dội, đau
2
vùng tim, thị lực giảm sút; người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, thậm chí có thể nôn hoặc
buồn nôn, hốt hoảng
Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân của các bệnh ở động mạch vành, tim, xơ cứng động mạch thận.
Dưới đây là một số hiểu biết sai lầm về bệnh này:
Tăng huyết áp cùng với tuổi tác là hiện tượng bình thường
Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi; đặc biệt là vào giai đoạn lão hóa, huyết áp tối đa tăng rõ rệt
nhất. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng sinh lý, mà rất có hại cho sức khỏe. Người huyết áp
tối đa cao có nguy cơ gặp các tai biến nguy hiểm cao gấp 3-6 lần so với người có chỉ số này bình
thường, cần có biện pháp điều trị để phòng ngừa được các bệnh về tim và mạch máu não.
Chỉ cần uống thuốc hạ áp khi tinh thần căng thẳng
Một số người già cho rằng thuật ngữ “tăng huyết áp” dùng để chỉ những người bị kích thích về tinh thần
và căng thẳng về thần kinh. Do đó, họ chỉ uống thuốc khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần.
Nhưng nên biết rằng tăng huyết áp không chỉ do sự căng thẳng về tinh thần; có rất nhiều người sống
trong điều kiện thoải mái nhẹ nhàng mà vẫn bị. Việc dùng thuốc không đúng sẽ có thể dẫn đến tai biến
nguy hiểm.
Có thể biết bệnh nặng, nhẹ qua cảm giác
Triệu chứng của tăng huyết áp nhiều khi không đồng nhất với mức độ bệnh. Có khi triệu chứng rất rõ
ràng nhưng huyết áp lại không cao lắm. Ngược lại, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng
lâm sàng rất nghèo nàn nên không uống thuốc, khiến nhiều chứng bệnh cùng phát sinh như tim phì đại,
nhồi máu cơ tim
Do đó, nên định kỳ kiểm tra sức khỏe, trong đó có đo huyết áp để phát hiện bệnh. Với những người đã

có chẩn đoán tăng huyết áp, nên đo thường xuyên để biết diễn biến bệnh.
Chỉ cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt là đủ
Khi bác sĩ thường khuyên rằng bên cạnh việc uống thuốc hạ huyết áp hằng ngày, bệnh nhân cần chú ý
thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng một
số người lại hiểu nhầm rằng, họ không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên
là có thể cải thiện bệnh. Thực ra phần lớn các biện pháp này chỉ có vai trò bổ trợ, chứ không thể thay
thế thuốc. Nếu không dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, bạn có thể gặp nguy hiểm.
3
Ngừng thuốc khi thấy bệnh giảm
Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thấy huyết áp trở lại mức bình thường đã tự ý ngừng thuốc vì cho
rằng mình đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên thực tế, số người bị tăng huyết áp điều trị khỏi rất
hiếm, vì vậy cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng. Phần
lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.
Không phải người có huyết áp 150 mmHg thì sẽ an toàn hơn người có huyết áp 200 mmHg. Sự an toàn
tính mạng chủ yếu là do ý thức bảo vệ sức khỏe. Người huyết áp cao 200 mmHg mà biết cách chú ý giữ
gìn, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, sống điều độ thì sẽ giúp huyết áp ổn định lại. Ngược lại,
người huyết áp vốn chỉ ở mức 150 mmHg mà không chịu giữ gìn, ăn uống vô tội vạ, không tập luyện
thường xuyên thì rất dễ tiến triển thành bệnh nặng.
CẤP CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
Bất cứ điều gì cũng có thể làm bạn chú ý cùng một lúc. nếu bạn cố làm mọi việc ngay lập tức,
bạn có thể dễ dàng làm những việc không cần thiết trước. Do đó, hãy luôn luôn làm việc theo trình tự,
quyết định nhưng bước chính phải làm trong trường hợp khẩn cấp - thẩm định tình huống, làm an toàn
hiện trường, gọi cấp cứu và yêu cầu giúp đỡ.
Kiểm tra cảm giác của bạn.
• Dành một phút để suy nghĩ.
• Đừng đặt mình vào tình cảnh nguy hiểm khi cứu người.
• Sử dụng kinh nghiệm của bạn. đừng cố làm quá nhiều việc một mình.
Thẩm định tình huồng
Bạn nên có mặt ở hiện trường sớm, nhưng bình tĩnh để có thể biết được càng nhiều thông tin càng tốt.
Trách nhiệm của bạn là nhận định những nguy hiểm nào có thể xảy đến với bản thân, với nạn nhân và

những người xung quanh, sau đó ước định bạn có thể giúp đỡ điều gì và bạn cần sự giúp đỡ nào nữa.
Hãy nói rằng bạn có chuyên môn khi ngỏ lời giúp đỡ nạn nhân. Nếu không có bác sĩ, y tá hay những
người có kinh nghiệm nào khác, bạn phải bình tĩnh gánh vác mọi việc. Trước tiên, hãy tự đặt cho mình
những câu hỏi sau:
• Có sự nguy hiểm nào sẽ xảy ra nữa không ?
• Có còn ai đang trong tình trạng nguy cấp không ?
• Những người đứng gần có thể giúp đỡ không ?
• Mình có cần chuyên viên giúp đỡ không?
Làm cho hiện trường an toàn
4
Những yếu tố gây ra tai nạn có thể sẽ tạo thêm nguy hiểm. Hãy nhớ là bạn phải bảo vệ an toàn cho bản
thân mình trước đã. Bạn không thể giúp đỡ những người khác nếu bản thân bạn cũng trở thành nạn
nhân.
Thường thì những biện pháp đơn giản nhất như tắt công tắc điện cũng đủ làm cho nơi đó an toàn. Đôi
khi cũng cần có những biện pháp phức tạp hơn. Đừng bao giờ để cho bản thân mình và nạn nhân gặp
nguy hiểm do bạn cố làm quá sức. Hãy chú ý đến
những điều kiện hạn chế của bạn.

Giải quyết nguy hiểm đang xảy đến
Nếu bạn không thể loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa đến mạng sống, bạn phải cố gắng đưa nạn nhân
tránh ra xa đến một khoảng cách an toàn nào đó. Trước tiên, hãy thử đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy
hiểm. trong nhiều tình huống bạn sẽ cần người giúp đỡ và các dụng cụ chuyên môn.
Gọi cấp cứu
Để bảo đảm an toàn, hãy kiểm tra từng nạn nhân bằng cách dùng phương pháp hồi sức abc. Những gì
bạn phát hiện được sẽ giúp bạn quyết định khi nào thì cần gọi người giúp đỡ và mức giúp đỡ đến đâu là
cần thiết nếu như bạn chỉ có một mình.
• Mau chóng thẩm định xem nạn nhân thuộc trường hợp nào sau đây:
• Hoàn toàn tỉnh táo.
• Bất tỉnh nhưng còn thở.
• Tắt thở nhưng mạch còn đập.

• Mạch không đập nữa.
Yêu cầu giúp đỡ
Bạn có thể phải làm nhiều việc cùng một lúc như duy trì sự an toàn, điện thoại cầu cứu sự giúp đỡ và
bắt dầu sơ cấp cứu. Hãy tận dụng tốt mọi nguồn giúp đỡ có thể có, có thể yêu cầu những người khác :
• Làm cho hiện trường an toàn.
• Gọi điện cầu cứu sự giúp đỡ.
• Đi lấy dụng cụ sơ cấp cứu.
• Điều khiển giao thông và những người đứng xem.
• Cầm máu hay đỡ giữ tay chân nạn nhân.
• Giữ cho nạn nhân được yên tĩnh.
• Giúp di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn.
• Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và kiểm tra việc thực hiện chúng.
Phản ứng của những người đứng xem
5
Không được bực tức vì những người đứng xem không trợ giúp bạn. Có thể có những lý do hợp lý khiến
họ thấy không thể can thiệp vào thường là vì họ bối rối trước sự việc xảy ra. Tuy nhiên, việc giao những
công việc đơn giản cho họ có thể tránh được sự hốt hoảng hay sự lo âu nơi họ, do đó giúp đỡ được nạn
nhân và cả bản thân bạn.
Gọi điện yêu cầu sự giúp đỡ
Khi gọi điện cho các trung tâm cấp cứu, bạn phải cung cấp các thông tin sau:
• Số điện thoại của bạn.
• Vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố, tên đường, số nhà và nếu có thể cho biết thêm giao lộ hoặc
điểm chú ý đặc biệt nào đó trên đường.
• Loại tai nạn và tính chất trầm trọng của nó. Ví dụ: "Tai nạn xe cộ, hai xe hơi, kẹt đường, ba người
bị kẹt trong xe."
• Số lượng, giới tính, tuổi chính xác của các nạn nhân và bất cứ điều gì bạn biết về căn bệnh của
họ. Ví dụ: "Nam, hơn năm mươi tuổi, nghi bị bệnh tim, tim ngừng đập."
• Chi tiết về các nguy hiểm như gas, các chất nguy hiểm, dây điện hư hoặc sương mù.
Nhiều nạn nhân
Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi phải giải quyết sơ cấp cứu cho nhiều nạn nhân cùng một lúc. Thứ tự

bạn điều trị cho họ có thể nguy hại đến sự sống còn của họ. Trước tiên hãy chú ý tới những người bất
tỉnh trước. Theo sát phương pháp hồi sức abc để xác định sự ưu tiên trong chữa trị cho họ.
Hãy nhớ là bạn chỉ có thể cố gắng hết sức mình: bạn không được trông mong để phán đoán trúng người
này sẽ chết, người kia sẽ sống và sẽ không bị chỉ trích nếu sự việc tiến triển xấu.
Tai nạn nghiêm trọng
Đặc điểm của tai nạn nghiêm trọng là có nhiều nạn nhân, mất trật tự và do đó đặt ra trách nhiệm hết sức
nặng nề đối với người cấp cứu.
Trước tiên, trung tâm cấp cứu cần biết rõ thông tin về điều gì đã xảy ra để họ không chỉ giúp đỡ theo yêu
cầu mà còn gửi dụng cụ và chuyên viên đến cứu trợ và chữa trị. Khi đã chắc chắn là đã gọi điện xong,
bạn hãy xem xét lại hiện trường, bắt đầu sơ cấp cứu mà không gây thương tổn cho bản thân.
Khi đội cấp cứu đến, nhân viên cấp cứu đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thường cảnh sát sẽ
kiểm tra hiện trường xảy ra tai nạn trong khi nhân viên cứu thương cử người làm các việc khác nhau.
Nhiệm vụ của người sơ cấp cứu
Hãy nhớ là nhân viên cấp cứu có nhiều việc phải bận tâm hơn là bảo người sơ cấp cứu phải làm điều gì.
Đừng mặc cảm bị xa lánh nếu họ không lưu tâm đến sự giúp đỡ của bạn. Quan trọng hơn là bạn phải rời
khỏi hiện trường nếu được nhân viên cứu thương yêu cầu.
Tuy nhiên, có nhiều cách bạn có thể giúp đỡ một cách hữu ích. Ví dụ như điều trị những vết thương nhẹ
hay chăm sóc dứa bé khi mẹ chúng đang được chữa trị. Giác quan của bạn sẽ chỉ cho bạn phải làm gì là
tốt nhất.
6
Bạn có thể giúp đỡ bằng cách nào
• Nạn nhân bị thương nhẹ nên được sớm di chuyển ra khỏi hiện trường để rộng chỗ giải quyết cho
những trường hợp nặng hơn .
• Không nên quan tâm nhiều đến những người đã chết dể tập trung chăm sóc cho những nạn nhân
khác đang cần giúp đỡ.
• Nên hỏi những người có liên quan và các nạn nhân để viết các báo cáo chính xác.
• Công nhân hoặc cư dân ở gần hay tại hiện trường xảy ra tai nạn nên đề phòng các rủi ro và nguy
hiểm có thể xảy ra nữa.
Bất kỳ bàng chứng có liên quan nào cũng nên giữ cẩn thận.
LÀM GÌ KHI BỊ CHẢY MÁU CAM

(Theo Dân trí) Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh.
Dưới đây là những phương pháp xử lý khi rơi vào tình huống này.
Trước hết, cần phải tránh các hoạt động mạnh. Tốt hơn cả là bạn hơi nghiêng đầu về phía trước, không
nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi đầu thường phải
ngẩng cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ
chảy men theo yết hầu vào dạ dày và có thể gây ra nôn mửa khi máu chảy vào nhiều.
Nếu bị chảy máu cam ở nhà, bạn cần phải thực hiện từng bước như sau:
- Hơi nghiêng đầu về phía trước. Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón
cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 - 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở
gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.
- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 -
3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón
tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong
mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn
thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 - 1,5h.
- Nếu sau khi lấy bông gòn ra, mũi tiếp tục chảy máu, khi đó, bạn nên đến bác sỹ vì đó có thể là dấu
hiệu của một số bệnh.
Thông thường, hiện tượng chảy máu cam là do bị một cái gì đó tác động vào. Tuy nhiên theo các thống
kê gần đây, bệnh này thường gắn với bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao thì thành động mạch không thể
“chịu được” và sẽ mất soát. Trong trường hợp này, máu sẽ chảy không ngừng cho đến khi huyết áp ổn
định. Đối với những người bị cao huyết áp, cách xử lý bệnh chảy máu mũi rất đơn giản, vì có nhiều loại
thuốc giúp người cao huyết áp bình ổn lại huyết áp.
Những người mắc bệnh khoang mũi cũng thường bị chảy máu cam.
7
Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, bạn cần xin lời khuyên của bác sỹ. Để ngăn ngừa hiện
tượng này, bạn nên bổ xung vitamin C và K. Tuy nhiên, các loại vitamin này chỉ có
tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam thông thường.
CHỨNG ĐAU HỌNG
20 CÁCH LÀM HẾT ĐAU


Đau cổ họng thường là triệu chứng bắt đầu của bệnh cúm. Cũng có khi bạn bị vì la hét quá độ, vì không
khí quá khô, hoặc vì vi khuẩn đã xâm nhập vào đó. Từ một buổi sáng thức dậy chợt khám phá ra cổ
họng mình bị hơi đau. Trong ngày, bạn cảm thấy rất khó chịu vì nó càng lúc càng tệ hơn. Đôi lúc chứng
này tệ đến nỗi việc nuốt đồ ăn, uống nước, thậm chí ngay cả việc nuốt nước bọt của chính mình cũng
làm bạn đau đớn .

Dù chứng đau cổ họng đến từ bất cứ lý do gì, bên dưới đây là những lời khuyên và phương pháp của
các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng khó chịu này.
Ngậm kẹo thuốc
Kẹo thuốc nhiều lúc có công dụng hay hơn thuốc trụ sinh trong việc điều trị chứng đau cổ họng. Thông
thường thuốc trụ sinh chỉ giết các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể bạn. Trong đa số trường hợp,
các vi khuẩn chỉ đóng vào thành cổ họng mà thôi. Lúc đó, một viên kẹo thuốc có chứa chất phenol sẽ rất
công hiệu vì chất. này có khả năng giết được những vi khuẩn bám bên ngoài. Nên đọc kỹ nhãn hiệu kẹo
và tìm loại có chứa chất phenol. {mosgoogle right}

Khi bạn bị cảm, nên dùng loại kẹo có chứa chất kẽm (zinc). Kẹo ngậm có chất kẽm không những xoa dịu
chứng đau cổ họng mà còn trị được nhiều triệu chứng khác nữa của bệnh cảm.

Súc miệng bằng nước muối
Pha 1 muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho
nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại tạo nên
tiếng động trong cổ họng (Có thể bạn đã từng biết qua hành động này rồi. Nhiều người có thói quen súc
miệng tạo ra tiếng động như vậy).
Việc súc miệng bằng nước muối giết được vi trùng đóng trên thành cổ họng và thường sẽ làm cổ họng
bớt đau sau vài ba lần; ngoại trừ chứng đau cổ họng này đi đôi với bệnh ho khan tiếng. Trong hai trường
hợp này, chỗ vi trùng bám thường nằm sâu dưới cổ họng, và súc miệng như vậy không thể đưa muối
vào sâu tận chỗ bị nhiễm trùng.

Tắm nước nóng
Chứng đau cổ họng cũng có thể bắt nguồn từ một đêm ngủ miệng bị há ra để cho không khí ra vào

nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bạn sẽ bị đau cổ họng.
8

Việc ngủ há miệng thường gây nên từ chứng nghẹt mũi. Khi mũi bị nghẹt, phản ứng tự nhiên của cơ thể
là há miệng ra để thở. Trong những mùa thời tiết trở nên khô và bạn bị nghẹt mũi, có thể dùng thuốc
nghẹt mũi loại uống hay xịt trước khi ngủ.

Chứng đau cổ họng cũng có thể được xoa dịu bằng cách hít nhiêu hơi nước trong lúc tắm nước nóng,
hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít vào hơi ẩm bay lên từ chậu nước. Làm
như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm cách mỗi giờ một lần đến khi nào cổ họng bớt đau.

Uống thuốc
Các loại thuốc cảm thông thường như Aspirin, Advil (Ibuprofen), hoặc Tylenol (Acetaminophen) đêu có
thể làm dịu chứng đau cổ họng. Khi dùng thuốc nên nhớ đừng bao giờ cho trẻ em từ 21 tháng tuổi trở
xuống uống thuốc Aspinn, có thể bị biến chứng nguy hiểm.

Hít không khí biển
Bạn có thể tản bộ trên bãi biển và hít không khí trong lành ở đây. Bạn cũng có thể mua không khí biển
được vô chai sẵn để lấy ra hít khi cần. Những chai này được bán tại các tiệm thuốc tây dưới các nhãn
hiệu như Ocean Mist, Ayr, hoặc Nasal. Những chai này chẳng qua chứa nước muối với nồng độ nhẹ
được đựng trong những chai có áp suất. Khi bạn xịt thuốc này vào cổ họng, muối có thể sát trùng và hơi
ẩm của nước xoa dịu được chứng đau.
Thủ phạm có thể là chiếc bàn chải đánh răng của bạn
Các vi khuẩn có thể sống một thời gian rất lâu trên bàn chải đánh răng vì bàn chải này lúc nào cũng ẩm
(nhất là với những người đánh răng trên một lần mỗi ngày).
Có nhiều người vừa bớt bệnh đã trở nặng lại sau khi đánh răng. Vi khuẩn còn sống sót lại trên bàn chải
từ ngày hôm trước lại theo đường miệng xâm nhập thêm vào cơ thể một lần nữa.
Một số người khác bị lây bệnh qua các bàn chải đánh răng của nhiều người cùng để trong một chiếc ly bị
chạm vào nhau .
Để tránh việc này bạn nên dùng nhiều bàn chải một lúc một cái cho buổi sáng, một cái cho buổi tối

chẳng hạn. Sau khi đánh răng nhớ gõ bàn chải vào cạnh bồn rửa mặt cho nước văng ra hết. Đồng thời
tránh để bàn chải chạm vào nhau .
Thủ phạm có thé là dĩa xôi ăn từ ngày hôm qua
Bạn từng bị ợ chua? Chất chua này làm bạn cảm thấy thật xót ở cổ họng? Rồi cảm giác xót xa này
không dịu đi như những lần khác, mà trở thành chứng đau cổ họng ở lại với bạn vài ngày?…
Chứng ợ chua thường gây nên do việc ăn nhiều những thực phẩm khó tiêu (như xôi chẳng hạn). Kết
quả là một số a-xít trong bao tử bị trào lên cổ họng và đọng lại trong đó khi ngủ. Đây là loạt a-xít rất
mạnh (HCl), có thể ăn mòn sắt và nhiều kim loại; chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nó bị tràn lên và làm
9
bạn bị đau cổ họng. (A-xít này chỉ có bao tử là không sợ vì được bảo vệ bằng những tế bào đặc biệt).
Khi chúng tràn lên phần dưới thực quản gần dạ dày, bạn có
cảm giác như thiêu đốt, người Anh-Mỹ gọi là chứng Heartburn; khi chúng tràn lên cổ họng, bạn bi xót cổ
họng.
Bạn có thể ăn xôi, chỉ đừng nên nhiều quá. Với các thực phẩm khác cũng vậy. Khi lỡ ăn quá no hãy chờ
hai ba tiếng sau hãy lên giường, vì lúc nằm chất a-xít trong dạ dày dễ tràn lên hơn.
MẸO VẶT
Mỗi ngày uống 50mg thuốc kẽm (zinc) có thể làm bớt đau cổ họng hơn phân nửa.
Thuốc này có thể tìm thấy tại các tiệm thuốc tây. Nên xem kỹ công thức, chỉ nên mua loại Zinc-
Glucolate hoặc các loại có đề chứ Chelate. Các loại khác thường làm cơ thể bị thiếu chất sắt và các
kim loại cần thiết khác.
B ỆNH KHÔ NỨT NẺ TAY CHÂN
Làm sao giảm sự rát xót?
Làm sao để không bị nứt nẻ?
Ở châu Âu, một số người thường bị chứng khô bàn tay suốt nửa năm mùa khô. Bệnh này có triệu chứng
giống hệt bệnh nứt nẻ bàn chân của người Việt. Có cùng nguyên nhân và cùng cách chữa trị. Tất cả
những mẹo vặt được đề cập đến trong chương này bạn đều có thể áp dụng được cho chứng khô, nẻ
chân tại Việt Nam.
Tưởng cũng cần nói thêm, bệnh này hầu như không bao giờ xuất hiện trên các trẻ em. Đây cũng là một
bằng chứng hùng hồn về nguyên nhân chính yếu tạo nên sự khô nứt - Cơ thể con người già đi, nó không
còn tạo được đủ chất dầu giữ cho da mềm nữa. Khi mùa khô đến, da không có lớp dầu bảo vệ bị mất

hơi nước vào không khí, khiến cho các tế bào bị khô đi, cuối cùng những đường nứt nẻ xuất hiện.
Riêng về hiện tượng nứt nẻ bàn chân cũng có cùng nguyên nhân, thường bạn đi ngoài đường hay trên
đất ma để chân trần hoặc chỉ mang dép, sức nóng của mặt đất làm cho da khô đi, thêm vào sự cọ sát
giữa bàn chân với mặt đất hoặc với dép cũng góp phần tạo nên những vết nứt trên bàn chân. Một số
người khác bị nứt chân vì hay tiếp xúc với nước. Nước làm cho da mềm đi, sau đó lại bay hơi làm các tế
bào co lại, cùng với sự khô dầu của bàn chân tạo nên nứt nẻ.
Khi những vết nứt này nghiêm trọng, chúng thường tạo nên cảm giác rát buốt, xốn xang mỗi khi co duỗi
bàn tay hay bàn chân chứng này tuy không tạo hậu quả nghiêm trọng, nhưng có thể làm bạn nghỉ việc
một vài ngày, vì cảm giác xốn xang và sự bất tiện khi cầm nắm đồ vật.

Bạn không muốn nghỉ làm vì sự khó chịu này? Bạn cũng không muốn các cảm giác khó chịu ảnh hưởng
đến sinh hoạt hàng ngày? Hãy làm theo các phương pháp sau đây:

Đừng để vết thương tiếp xúc với nước.
10
Khi bạn rửa tay chân, lớp dầu bảo vệ da cũng bị rửa đi, vì thế da sẽ bị mất nước rất nhanh chóng, từ đó
tay chân càng khô hơn nữa.
Dùng lotion
Có những loại
lotion -
chất sệt sệt bán trong bình cho các phụ nữ thoa tránh bị khô da, có bán tại hầu
hết các nhà thuốc tây-đều có công dụng giữ cho da không bị mất nước. Chất này có công dụng giống
như dầu của cơ thể tiết ra bảo vệ cho da.
Hãy bắt đầu với lotin, nếu vẫn chưa hết, hãy dùng chất bảo vệ da sệt hơn là kem dưỡng da. Sau cùng có
thể dùng chất sệt nhất là
ointment
(tất cả đều có bán tại các tiệm thuốc tây).
Khi dùng các loại trên, nên thoa trước một lớp mỏng, thoa đều, rồi thoa thêm một lớp nữa. hai lớp mỏng
sẽ bảo vệ tốt hơn một lớp dày.
Bảo vệ với găng tay, vớ.

Một đôi găng tay bằng vải hay bằng da có thể làm bàn tay nứt nẻ mau lành hơn. tương tự, nếu bị nứt nẻ
ở chân, bạn nên mang vớ. Các vật dụng bằng vải hay da này bảo vệ tay hoặc chân bạn tránh khỏa sự cọ
sát trong những động tác thường ngày. Chúng còn giữ cho tay chân không bị dơ và từ đó không phải
rửa tay thường xuyên. Nếu phải rửa chén hoặc làm vườn, hãy mang găng tay bằng cao su để tránh nước
thấm vào. không nên mang những găng cao su lâu quá vì da không đủ không khí, ngoài ra còn làm cho
tay toát mồ hôi có thể tạo nứt nẻ nhiều hơn.
B ỆNH CẢM
Làm thế nào để cơn bệnh chỉ ảnh hưởng đến bạn 20%?
Có lẽ tất cả chúng ta ai cũng từng vài lần bị bệnh cảm, từ người cơ bắp lực lưỡng đến người chân yếu
tay mềm, từ người thông minh nhất đến người ngu đần nhất…khi bệnh cảm đến…mọi người chỉ có hể
làm một việc giống nhau là…chịu đựng.
Thuốc trụ sinh, thần dược của nhân loại, cứu chữa được bao nhiêu bệnh nhiễm trùng, nhưng phải bó tay
trước virus cúm. Khi mắc bệnh, việc duy nhất là bạn uống thuốc cảm, rồi chờ đợi… cho cơn cảm cúm
qua đi.
Nhưng bạn có biết rằng có nhiều việc có thể làm để rút ngắn thời gian bị cơn bệnh hành hạ còn một hai
ngày thay vì một tuần? Có những phương pháp làm giảm các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, đau cổ
họng, ho, nhảy mũi,…chỉ còn rất nhẹ, rất ít, chỉ vào khoảng 20% của cơn bệnh thông thường. Đó là:
Thần dược sinh tố C
Sinh tố C có tác dụng như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao
gồm cả vi khuẩn, virus nữa. Nhờ công dụng này mà sinh tố C có thể được xếp vào một trong những thần
dược trị cảm cúm. Nó có khả năng rút ngắn được thời gian cơn bệnh, đáng lẽ đến 7 - 8 ngày nay chỉ còn
2 - 3 ngày.

11
Ngoài ra, sinh tố C còn giúp làm giảm cơn khó chịu của bệnh cảm như ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi,
bần thần và nhiều triệu chứng cảm khác.
Tuy việc uống sinh tố C với liều lượng khá cao như trên không gây nguy hại trong thời gian ngắn ngủi
một vài ngày, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên tiếp tế cho cơ thể sinh tố này bằng cách ăn nhiều trái
cây cam, bưởi, chanh, hoặc ăn sống các rau cải có mầu xanh đậm tốt hơn là uống thuốc viên.
Các loại thuốc có công hiệu đáng kể khác

Ngoài sinh tố C được xem như có thể giải quyết phần lớn mọi triệu chứng của bệnh cảm, các loại thuốc
sau đây có những công hiệu riêng biệt cho từng loại bệnh trạng và cũng rất có ích. Tùy theo triệu chứng,
bạn có thể dùng những chất sau đây:
Chất kẽm. Chất này cũng có công dụng rút ngắn cơn bệnh lại một vài ngày và hay nhất là có thể làm dịu
đi rất hữu hiệu cảm giác khô cổ, rát cổ. Chất kẽm (zinc) cũng như chất sắt (Iron), chất vôi (calcium) và
những kim loại có ích khác thường được bày bán tự do tại các nhà thuốc tây. Chất này cũng được chế
thành kẹo ngậm trị cảm cúm có hình thoi hoặc hình bình hành.
* Nên để ý nếu dùng quá nhiều (trên 1000mg) kẽm có thể trở thành một chất độc. Khi dùng phải tuyệt đối
tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc toa bác sĩ.
Tỏi. Thuốc tỏi bán tại các tiệm thuốc tây hoặc tỏi sống cũng có công dụng giết virus và rút ngắn cơn cảm
cúm của bạn rất nhanh chóng. Ăn tỏi sống có hiệu quả hơn.
La Hán Quả (Lohan quo) có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả pha nước uống
có công dụng tiêu đờm rất nhanh chóng. Thường chỉ sau một hai lần uống là có thể tiêu trừ hết những
đờm gây khó chịu nơi cổ họng (đờm này thường làm tắt tiếng hoặc gây khó khăn khi nói chuyện, nó
cũng gây bệnh nghẹt mũi hoặc sổ mũi khi có quá nhiều trong hốc mũi).
Nước muối. Súc miệng bằng nước muối (khuấy đều một muỗng cà phê muối ăn trong nửa lít nước ấm -
khi súc miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu trong cổ
họng - rồi khạc ra). Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, và làm khạc
ra đờm nhiều hơn.
Uống trà nóng hoặc canh nóng. Nên thật nóng miễn là đừng để bị phỏng miệng - uống từng ngụm nhỏ
cho đế khi hết chén. Có công dụng thông mũi.
Tắm nước nóng. Tắm đứng chừng 20 phút với nước nóng bốc hơi cũng có công dụng làm thông mũi và
điều hòa nhiệt độ cơ thể. Phương pháp này có công hiệu gần giống như phương pháp xông cổ truyền tại
Việt Nam.
Đừng hút thuốc. Có lẽ bạn cũng biết qua cảm giác khó chịu khi vừa bị cảm, đang đau cổ họng mà lại
châm lửa đốt một điếu thuốc. Ngoài cảm giác khó chịu này ra, khói thuốc lá còn có tác dụng làm cơn
bệnh lâu lành hơn.

Nghẹt mũi? Sổ múi? Chảy nước mắt?
12

Hãy dùng Antihistamine Bán tự do tại các nhà thuốc tây dưới các tên khác nhau như Sudafed Plus,
Contact, Dimetapp, Cholotrimeton và nhiều tên khác, chuyên trị dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy
nước mắt, dị ứng, ngứa Khi dùng thuốc này nên cẩn thận khi lái xe vì có thể gây buồn ngủ.

Antihistamine có công dụng chặn lại các Histamine trong cơ thể, chúng gây tiết nhiều nước mũi, nước
mắt, phong ngứa. Nếu bạn chỉ bị nghẹt mũi và muốn tạm thời làm thông mũi có thể dùng các loại thuốc
nhỏ mũi (nasal spray, nasal drop ) có bán tại các nhà thuốc tây. Tuy nhiên loại này chỉ được dùng
không quá 3 ngày hên tiếp, nếu dùng lâu hơn, có thể làm mũi bị sưng và làm nghẹt mũi trầm trọng hơn.

Loại thuốc uống trị nghẹt mũi (Nasal-decongestant) cũng có bán tự do tại các nhà thuốc tây tuy công
hiệu chậm hơn loại thuốc xịt, nhưng có thể dùng liên tục 7 ngày mà không bị biến chứng.
Nếu loại thuốc xịt Nasal-decongestant chỉ có thể dùng tối đa 3 ngày, và loại uống chỉ tối đa 7 ngày, thì
chất kẽm (Zinc), căn cứ trên các tài liệu mới nhất, có thể dùng bao nhiêu lâu cũng được với liều 50 mg
mỗi ngày. Bạn chỉ cần 1 viên 50 mg là có thể làm thông mũi và nếu uống đều đặn mỗi ngày 50 mg có thể
chấm dứt chứng nghẹt mũi kinh niên.
DỊ ỨNG
NGỨA, MỀ ĐAY, NGHẸT MŨI, SỔ MŨI LÀM SAO ĐỂ ỨNG PHÓ?
Dị ứng, hoặc chứng mẫn cảm, là phản ứng của cơ thể khi bị ảnh hưởng của thời tiết, hoặc những chất
lạ xâm nhập từ bên ngoài. Các hiện tượng như nghẹt mũi, sổ mũi, mắt bị ngứa và chảy nước mắt, buồng
phổi có cảm giác nóng ran, co thắt đều là những triệu chứng của dị ứng.
Dị ứng bắt nguồn từ 3 nguyên nhân : sự tiếp xúc, thức ăn, và những bụi bặm trong không khí. Bạn
thường bị nghẹt mũi, sổ mũi vào mùa xuân, khi có nhiều phấn hoa trong không khí; hoặc khi ăn quá
nhiều tôm, cua da bị nổi đỏ và ngứa đó là những hiện tượng dị ứng.
Tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng đa số mọi người thường bị dị ứng do bụi bặm trong không khí nhiều
nhất. Không khí trong nhà thường chứa rất nhiều bụi bặm đu loại, và loại dễ gây dị ứng nhất là những vi
sinh vật nhỏ li ti bay theo bụi bặm trong không khí. Những vi sinh vật này chỉ có thể nhìn thấy qua kính
hiển vi, chúng có hình thù tương tự như con nhện, hoặc con bọ chét. Những vi sinh vật này tự chúng
không tạo ra dị ứng, mà chính do các chất bài tiết ra từ cơ thể chúng còn vướng lại trên bàn ghế, nệm,
thảm và khi những sinh vật này chết đi, xác chúng tan thành bụi tiếp tục bay trong không khí những
bụi này mới là nguyên nhân chính tạo nên dị ứng.

Ngoài ra, những bụi bặm bay trong nhà có thể còn chứa phấn từ các loại nấm li ti ở những nơi ẩm ướt,
những bụi bặm phát ra từ da, lông chó, mèo nuôi trong nhà Tất cả những chất nói trên, nếu bạn là
người mẫn cảm, sẽ rất dễ bị hắt hơi và hất hơi liên tục khi hít phải chúng.
Các phương pháp dưới đây có thể giúp bạn chữa trị và phòng ngừa các triệu chứng của dị ứng.
Dùng đúng loại thuốc
13
Một người không quen với các tên thuốc bán trong tiệm thuốc tây có thể mua lầm loại thuốc không phải
trị triệu chứng dị ứng của mình. Có người đứng hàng giờ trước những tên thuốc, cuối cùng cũng không
chọn được loại thuốc dị ứng chữa đúng bệnh. Những hướng dẫn bên dưới có thể giúp bạn ít nhiều trong
những lúc phân vân này.
• Bị dị ứng vì thức ăn (tôm, cua, thịt bò ) bạn nên dùng thuốc Cloro-trimeton là hữu hiệu nhất.
Thuốc này bán tại các tiệm thuốc (không cần toa) có 3 loại từ nhẹ đến nặng là 4mg, 8mg và 12mg,
bạn nên bắt đầu từ loại nhẹ trước và tăng lên nếu cần.
• Bị nghẹt mũi, bạn có thể tìm loại thuốc có đề chữ Nasal Decongestant. Nên chọn loại thuốc uống
tốt hơn là thuốc nhỏ mũi. Loại thuốc nhỏ hoặc xịt vào mũi thường làm hết nghẹt mũi ngay, nhưng
nếu dùng quá 3 ngày sẽ làm mũi sưng lên và nghẹt hơn lúc chưa dùng thuốc.
• Bị sổ mũi, chảy nước mũi nên dùng loại có đề chữ ANTIHISTAMINE. Loại thuốc này chặn đứng sự
bài tiết nước mũi, nhưng thường gây ra buồn ngủ. Khi uống không nên lái xe.
Nhìn chung các loại thuốc bán trên thị trường không cần toa như Dimetapp, Sudafed Plus hoặc các
thuốc đê chữ Cold-pills, Cold-capsules với hàng chữ Nasal Decongestant và Antihistamine đều là
những thuốc hữu hiệu dể chữa các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt
Các thuốc này bán không cần toa, nhưng nếu bạn đang có bệnh và đang uống thuốc do bác sĩ cho, nên
hỏi bác sĩ của mình trước khi dùng các loại thuốc này. Nhớ đọc kỹ nhãn hiệu trước khi dùng.
Dùng máy lạnh hoặc máy lọc không khí
Máy lạnh hoặc máy làm khô không khí có thể giảm bớt độ ẩm của không khí trong nhà bạn. Việc này có
thể chặn bớt sự sinh sản của các vi sinh vật trong không khí (độ ẩm giảm xuống dưới 45% hoặc khô
hơn).
Máy lọc không khí cũng là một phương pháp tốt nếu bạn thường bị dị ứng. Máy này có thể hút các vi
sinh vật trong không khí giữ lại trong máy và nhả ra không khí trong lành. Máy lọc không khí thường
được bán tại các tiệm máy móc gia dụng hoặc các tiệm bán vật liệu xây cất.

Tấn công các nơi sinh sản của vi sinh vật
Các nơi có độ ẩm cao trong nhà như phòng tắm, nhà hầm là những nơi sinh sản tốt cho các vi sinh vật
và nấm mốc gây dị ứng. Bạn có thể diệt các ổ sinh sản này với các loại thuốc xịt nấm mốc có bán ở các
tiệm thuốc tây.
Thuốc tẩy quần áo Clorax có thể dùng như một loại thuốc sát trùng. Pha chất này với nước, dùng giẻ lau
các tường, vách, vật dụng ở nơi có độ ầm cao, lau lại bằng nước thường sau 5 phút.
Không cho chó, mèo vào nhà
Chỉ một lần mỗi tuần chó, mèo của bạn đi qua một căn phòng, căn phòng đó có thể gây dị ứng cho bạn
trong một tuần lễ sau đó. Biện pháp tốt nhất là đừng nuôi chó mèo, nếu đã lỡ nuôi, đừng để chúng vào,
nhất là phòng ngủ của bạn.
Mang khẩu trang khi phải tiếp xúc với bụi bặm
14
Khẩu trang là một miếng vải nhỏ hoặc giấy xốp che trước mũi, dùng để tránh bụi bặm. Những người làm
nghề phải tiếp xúc nhiều với bụi bặm nguy hiểm như bác sĩ, thợ sơn, thợ móng tay thường dùng loại
này.
Nếu bạn đang bị dị ứng mà phải dọn dẹp nhà kho, phải hút bụi thảm bạn không thể không dùng khẩu
trang nếu không muốn chứng dị ứng của mình trở nên trầm trọng hơn.
Nệm là chỗ tập trung bụi bặm
Các ghế nệm, giường nệm, là chỗ tập trung của các vi sinh gây dị ứng. Nếu bạn bị một chứng dị ứng dai
dẳng kéo dài nhiều ngày, có thể do giường ngủ có quá nhiều bụi. Dùng plastic bao nệm lại có thể giúp
bạn mau khỏi bệnh hơn.
Thảm là nơi tập trưng bụi bặm
Tốt nhấn bạn không nên dùng thảm lót nhà, nên lót gạch, vinyl,. hoặc dùng những miếng thảm nhỏ có
thể giặt thường xuyên.
Các vật dụng trong phòng ngủ
Các vật dụng có thể giữ bụi bặm và vi sinh như mền, gối, tấm lót dưới lớp ra trải giường, tấm phủ trên ra
trải giường đều nên được giặt thường xuyên bằng nước nóng với xà bông. Nếu bạn đang bị dị ứng,
việc giặt những vật này có thể giúp bệnh mau lành hơn rất nhiều.
Để kết luận Tuy có rất nhiều việc bạn có thể làm tùy theo tình trạng dị ứng của bạn. Dù sao, để giảm
bớt, nếu bạn bị dị ứng, việc dùng đúng thuốc và dùng một máy làm sạch không khí trong phòng ngủ có

thể làm giảm hơn 50% các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra.
MẸO VẶT
Mỗi ngày luống từ 200mg-300mg chất Niacin (bày bán chung với các sinh tố trong nhà thuốc tây) sẽ làm
các triệu chứng dị ứng giảm đi thấy rất rõ. Nên uống trước khi đi ngủ.
Dị ứng với bột ngọt. Ra tiệm ăn xong một tô phở, một tô hủ tíu rồi bắt đầu cảm thấy mỏi nơi cổ, chóng
mặt, bần thần, hoặc khát nước cả ngày hôm đó hãy uống từ 50-100mg sinh tố B6 (Lưu ý: liều lượng
B6 trên 50mg không nên dùng thường, có thể sinh biến chứng.)
Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút uống một viên sinh tố B5 loại 250mg sẽ không bị nghẹt mũi khi nằm
ngủ, đồng thời xoa dịu được các triệu chứng dị ứng khác. Thuốc này tuyệt đối an toàn có thể dùng mỗi
ngày (không tạo biến chứng khi dùng nhiều hoặc dùng thường xuyên).
R ỤNG TÓC
{mosimage} Bệnh rụng tóc có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.
Bệnh thường xảy ra ở những người có độ nhờn của tóc trên mức trung bình, nôm na là tóc dầu.
Nếu bạn có mái tóc dầu, bạn sẽ hiểu được nỗi bực bội mà nó gây ra. Sáng sớm thức dậy, bạn bỏ ra vài
mươi phút chải chuốt, trang điểm, làm một kiểu tóc thật đẹp để rồi phải chứng kiến kiểu tóc đẹp này
biến mất vào buổi trưa, khi dầu ở chân tóc tiết ra quá nhiều làm cho tóc bạn bị "xẹp" xuống
Nếu triệu chứng này xuất hiện nơi bạn, hãy để ý chăm sóc mái tóc của mình trước khi quá muộn.
Một mái đầu trung bình có khoảng 130.000 đến 150.000 sợi tóc. Điều này có nghĩa là bạn cũng có chừng
đó chân tóc, và chừng đó tuyến dẫn dầu lên mái tóc bạn.
15
DỰ ĐỊNH CẤY TÓC HÃY THỬ NHỮNG PHƯƠNG PH'ẢP DƯỚI ĐÂY TRƯỚC ĐÃ.


Thông thường bệnh rụng tóc chỉ xuất hiện ở những người có sợi tóc mềm và mỏng. Bệnh này tấn công
phái nam nhiều hơn là phái nữ. Trung bình một người đàn ông có trên 300 sợi tóc trên một phân vuông
da đầu trong khi người nữ chỉ vào khoảng 280 trên mỗi phân vuông. Tóc của phụ nữ thường cứng và
dầy hơn phái nam, thường bệnh rụng tóc chỉ bắt dầu tấn công phụ nữ khi tóc của họ bắt đầu bị mỏng trở
lại.
Nhìn chung, bệnh rụng tóc thường có nguyên nhân từ mái tóc đầu. Mức dầu quá nhiều chung quanh
chân tóc làm sự lưu thông của máu nuôi chân tóc bi nghẽn lại. Từ đó chân tóc ngày càng teo nhỏ, tóc trở

nên mọng hơn cho đến lúc chân tóc biến mất. Lúc đó da đầu trở nên bóng, và việc mọc tóc trở lại rất
khó khăn.
Bạn đang bị tóc dầu? Tóc bạn trở nên mỏng hơn lúc trước? Những phương pháp dưới đây giúp bạn
làm tóc bớt dầu hơn, cũng như một số thuốc thoa có thể làm tóc mọc trở lại ít nhiều.
Gội đầu thường xuyên
Nên gội đầu ít nhất mỗi ngày một lần với các loại shampoo có màu trong suốt (như các hiệu Neutrogena
hoặc Revlon Clean ~ Clear ), chọn loại có chữ "for oi ly hai". Loại này thường không có pha thêm
những chất giữ dầu lại hoặc cho thêm dầu vào tóc.
Nên xoa bóp da đầu để ép dầu ra khỏi chân tóc trước và trong khi gội dầu để có thể lấy dầu tối đa ra
khỏi chân tóc. Khi gội, nên để chừng 3-5 phút trước khi xả để shampoo có thể lấy hết dầu trên tóc và
chân tóc ra.
Khi gội xong nên xem lại dầu đã hoàn toàn ra hết chưa. Thường để lấy thật sạch dầu ra khỏi tóc và
chân tóc, bạ cần gội shampoo hai lần cho đến khi tay vuốt vào tóc phát ra tiếng kêu két két là tóc sạch.
Đừng dùng Hair Conditioner
Các loại hair conditioner bán trên thị trường thường có công dụng bảo vệ tóc khô, hoặc tóc bị hư hại bởi
các hóa chất từ thuốc nhuộm, keo xịt… mà ra. Bạn có mái tóc nhờn không nên dùng conditioner. Nếu
thích, hãy dùng loại "for oily hair". Loại này sẽ không bỏ thêm dầu vào mái tóc vốn đã quá nhiều dầu của
bạn.

Dùng "Hot Oil Treatment"
Phương pháp này phát xuất từ Âu-châu và được chứng minh là rất có kết quả trên mọi loại tóe, từ tóc
dầu đến tóc khô, tóc bị chẻ hai, tóc bị nhuộm hay dùng keo quá đáng

"Hot Oil Treatment" có công dụng làm nở chân tóc ra để dầu trong chân tóc có thể tiết ra ngoài cũng như
cho các dược phẩm trong Hot Oil có thể thấm sâu vào chân tóc.

16
Bạn có thể tìm mua "Hot Oil Treatment" bán trong những ống nhỏ bằng plastic tại hàng bán dầu gội đầu,
dưới các nhãn hiệu như "Tresemmé, Revlon, Swiss formula Steves, Vital-v-care thường có hai loại là
Extra Body và Moistunzed. Nên chọn loại extra body nếu bị tóc dầu.


Đừng suy nghĩ nhiều
Việc tập trung suy nghĩ nhiều có thể làm nhiệt độ ở chân tóc nâng cao và sản xuất dầu nhiều hơn. Đồng
thời, sự suy nghĩ quá độ cũng làm cơ thể tiết ra kích thích tố androgen. Chất này kích thích sự sản xuất
dầu trên tóc. Điều này bạn có thể nhìn thấy dễ dàng trong đời sống hàng ngày, thường những người sói
đầu đều là những người có thói quen hoặc làm những nghề bắt buộc phải suy nghĩ nhiều.
Thuốc mọc tóc
Hiện nay chỉ có 3 loại thuốc có thể làm tóe mọc trở lại là Placebo, Minoxidil (dưới nhãn hiệu Rogain), và
Zhangguang.
Cả 3 loại thuốc này đêu có công dụng điều hòa sự lưu thông của máu và tàng cường sự lưu thông này
tại các chân tóc.
Thuốc Minoxidil làm 26% bệnh nhân mọc tóc lại một cách đáng kể, 33% mọc lại chút ít, và 41% không có
hiệu quả. Khuyết điểm duy nhất của Minoxidil là thuốc này thường chỉ có hiệu quả trên đỉnh đầu mà thôi)
và thường không làm tóc sói ở trên trán mọc lại.
Thí nghiệm tương tự với 600 người đàn bà tại Âu-châu và Hoa-kỳ trong 32 tuần lễ cho thấy thuốc
Placebo làm 9% bệnh nhân mọc tóc lại một cách đáng kể, 31% mọc lại chút ít và 60% không có hiệu
quả. Thuốc Minoxidil làm 23% bệnh nhân mọc tóc lại một cách đáng kể, 34% mọc lại chút ít, và 43%
không có hiệu quả. Thuốc Zhangguang được thí nghiệm với 8324 bệnh nhân cả nam lẫn nữ tại Henan
Province, Trung Quốc trong thời gian 14 tuần lễ và cho thấy thuốc Zhangguang làm 84,8% bệnh nhân
mọc tóc lại một cách đáng kể, 12,6% mọc lại chút ít, và 2,6% không có hiệu quả.
Hai loại thuốc Placebo và Minoxidil bán cần toa bác sĩ. Loại thuốc Zhangguang nhập cảng từ Trung
Quốc được bán tự do ở các tiệm thuốc Bắc. Thuốc Zhangguang phát minh tại Trung Quốc do sự kết hợp
của các dược thảo Angelica Archangelica, Anatherum Muricatus, Chang Baishan Radix Ginseng, Carya
Alba và 5 loại dược thảo khác. Thuốc này được nhiều quốc gia công nhận cũng như thắng được các
giải thưởng Knight Medal/ Belgium, Oscar Developing/ General International Development Exhibition,
Industrial & Commercial Ass. Golden Cup / Paris Intemational Development Exhibition, Golden Prize/
New York Internationnal Inventers Exposition
Kinh nghiệm cho thấy việc kết hợp giữa thuốc Zhangguang và Hot-oil-treatment làm tóc mọc nhanh hơn.
Thuốc Zhangguang có bán tại một số tiệm thuốc Bắc.
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU HIỂU QUẢ Ở NGƯỜI

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, gần như mỗi người chúng ta đều bị chứng đau đầu hành
hạ khi phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, với những thay đổi đột ngột của thời tiết. Bệnh cũng có
thể xuất hiện do stress hoặc do các yếu tố khác như: do nóng, lạnh thất thường hoặc mất ngủ …

17
Đau đầu có thể là triệu chứng của các bệnh mạch máu não, u não, viêm nhiễm vùng đầu, mặt, cổ, rối
loạn thần kinh chức năng Để phòng ngừa chứng đau đầu, nên hạn chế dùng rượu, chocolate, đồ ăn
nhiều mỡ, mì chính (bột ngọt), dùng ít các gia vị cay nóng và cố gắng ngủ đủ giấc, hạn chế stress hay
hút thuốc lá.
Việc sinh hoạt, ăn ngủ điều độ và tập thể dục hằng ngày cũng có tác dụng rõ rệt trong việc điều hòa các
căng thẳng thần kinh và giúp cho giấc ngủ thuận lợi hơn. Ngoài ra, trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc
thức dậy, nên dùng bàn tay xoa bóp vùng trán, hai bên thái dương và quanh hai hố mắt, đỉnh đầu để
hạn chế sự phát sinh của các cơn đau đầu.
Để làm giảm các cơn đau một cách hiệu quả, nhằm giúp người bệnh nhanh chóng khôi phục lại các chức
năng bị tổn thương sau cơn đau. Ơ từng người bệnh, bác sĩ sẽ có những đơn thuốc khác nhau dựa trên
cơ sở khám lâm sàng và cận lâm sàng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần giảm đau nhanh, bạn có thể
dùng sản phẩm có thành phần hoạt chất chính là Paracetamol, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu, dùng
trong các trường hợp: cảm cúm, nhức đầu, đau khớp, nhức răng, đau mình…
Hiệu quả điều trị nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ như: kích ứng và loét dạ dày, không tác
động lên tim, thận và hệ hô hấp… Nếu cơn đau đầu kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác
sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân gây ra những cơn đau và tìm phương pháp điều trị cho phù hợp.
Xã hội ngày càng phát triển, thể trạng của người Việt Nam đã được cải thiện, trọng lượng, chiều cao cơ
thể vì thế sẽ tăng lên, do đó hàm lượng Paracetamol 500mg thông dụng không đủ để đáp ứng được sự
thay đổi này. Theo Dược Thư Quốc Gia, Paracetamol được phân liều sử dụng theo trọng lượng cơ thể:
10-15 mg/kg thể trọng / lần (ví dụ: một người 45 kg hàm lượng cho 1 lần uống trong khoảng 450 – 675
mg), mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ, không quá 4 g/ngày. Có nghĩa là 1 ngày có thể uống tối đa 6
viên chứa Paracetamol 650mg, tương đương 3,9g Paracetamol vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Để đáp ứng nhu cầu điều trị các triệu chứng đau đầu và phù hợp với thể trạng người bệnh, hiện nay
trên thị trường có một số sản phẩm chứa Paracetamol 650mg như Hapacol 650, đây là hàm lượng phù
hợp và an toàn với người lớn, đặc biệt Hapacol 650 có hiệu quả cao trong điều trị đau đầu nhanh hơn,

mạnh hơn và rất an toàn.Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi những cơn đau đầu thì cách tốt nhất
là bạn hãy học cách khắc phục nó. Khi bị đau đầu, ngoài việc sử dụng những thuốc giảm đau thông
thường, bạn hãy thường xuyên tập thể dục, đi bộ hay bơi lội, học cách thư giãn và ngủ tốt.
Khi bị đau đầu, có thể chữa bằng cách bấm mạnh vào điểm giữa hai lông mày và day thành những vòng
tròn nhỏ, rồi đặt hai ngón tay trỏ vào góc ngoài của hai đuôi mắt và xoa vuốt ngược lên phía trên. Sau
đó, đặt 2 ngón tay trỏ lên huyệt thái dương và xoa thành những vòng tròn nhỏ. Việc cử động và xoa bóp
cổ gáy cũng có hiệu quả tương tự vì chúng làm giảm sự căng thẳng và co rút gây đau của các cơ ở vùng
vai, gáy.
V ẾT THƯƠNG NGOÀI DA
Một buổi tối bận rộn nấu ăn, bạn hăng say cắt thịt cá, rau cải , lòng nghĩ đến món ăn nóng
hổi và đẹp mắt sắp được dọn trên bàn. Ái! Trong lúc bận suy nghĩ, bạn đã lỡ gọt vào ngón tay của mình.
Một ngày đẹp trời đi leo núi hoặc picnic ngoài trời, bạn cảm thấy trên triền núi có đóa hoa đẹp; thấy
18
sườn không dốc lắm, bạn trèo lên hái nó và khi trở xuống bị bước hụt. Dĩ nhiên là không có gì nghiêm
trọng, nhưng bạn vẫn bị vài chỗ sây sát trên cánh tay, trên chân
Sây sát, trầy trụa, đứt tay là những chuyện hầu như không thể tránh được trong những sinh hoạt hằng
ngày. Dù không nguy hiểm, nhưng khi máu đã chảy ra, bạn cũng cảm thấy đau đớn, muốn vết thương
chóng lành, thậm chí còn lo nó bị nhiễm trùng, sưng mủ và gây khó chịu nhiều ngày sau.
Dễ dàng thôi, với một chút kiến thức phổ thông về y tế, bạn có thể giải quyết vấn đề này không chút
khó khăn. Và chỉ thêm một chút kiến thức nữa, bạn có thể làm vết thương lành nhanh hơn!
"Chảy máu thì cầm máu; chảy máu thì sát trùng; chảy máu thì dán băng keo, bôi thuốc Chuyện đơn
giản mà." Nhiều người đã nói như vậy. Nhưng bạn có giật mình không khi biết được rằng trong những
loại thuốc trị vết thương bán tại tiệm thuốc tây, có loại làm vết thương lành sớm hơn 5 ngày, có loại làm
vết thương lâu lành hơn?
Thật vậy, trong một nghiên cứu về hiệu quả của những loại thuốc trị vết thương được bày bán tự do
trong các tiệm thuốc tây, bác sĩ Jemes L. đã đưa ra kết quả sau: Một vết thương nếu chỉ được sát trùng
mà không dùng thuốc gì khác sẽ tự lành trong khoảng 13 ngày. Cũng vết thương này khi dùng kem hiệu
Polysporin sẽ lành trong khoảng 8 ngày; còn nếu dùng các loại thuốc có iốt, như thuốc đỏ chẳng hạn,
vết thương sẽ lành trong gần 16 ngày.
Kết quả này có lẽ sẽ làm một số độc giả cảm thấy rụng rời vì chính mình đã dùng thuốc đỏ rất nhiều lần.

Dù sao đi nữa, đây là chuyện có thật, sự thật này đã được chứng minh rõ ràng qua những tài liệu được
công bố rộng rãi từ Đại học Y khoa Pennsylvania (Mỹ). Những tài liệu này còn cho biết thêm về hiệu quả
của một số thuốc khác: như Neosporin làm lành vết thương trong khoảng 9 ngày, thuốc bôi của hãng
Johnson khoảng gần 10 ngày, thuốc xịt Bactine hoặc Methiolate khoảng 14 ngày, thuốc sát trùng
Hydrogen Peroxide 3% khoảng hơn 14 ngày, Campho-Phenique khoảng hơn 15 ngày.
Qua những kiến thức nhỏ nói trên, có lẽ bạn đã một phần nào thấy được tầm quan trọng của loại thuốc
cần dùng trong việc chữa trị vết trầy, vết cắt. Dưới đây là những chuyện tối thiểu cần làm khi bị các vết
thương này.

Cầm máu
Phương pháp nhanh chóng nhất để cầm máu là đè chặt vết thương đừng cho chảy máu ra. Hãy dùng
một miếng băng vải hay bông gòn đặt lên vết thương đang chảy máu rồi đè mạnh xuống không cho
máu chảy. Nếu không sẵn thứ này, bạn dùng ngón tay đè lên vết thương cũng được. Việc này sẽ làm
máu ngưng chảy trong vòng 1-2 phút. Nếu máu vẫn chưa ngưng chảy, nên tìm cách đưa vết thương lên
cao hơn độ cao của trái tim. Nếu máu vẫn không cầm thì vết thương của bạn khá nghiêm trọng đấy. Hãy
tìm động mạch dẫn máu từ tim đến vết thương, ấn mạnh vào động mạch này để chặn máu từ tim chảy
đến (mạch này nằm ở phần trong của hai tay chân, phần da trắng có nổi gân xanh). Bạn sẽ thấy máu
bớt chảy ra. Giữ tư thế này chừng 1-2 phút, nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục ấn cho đến khi cầm mới
thôi.
Thông thường, phương pháp trên rất có hiệu quả. Nhưng nếu gặp một vết cắt ngay trên động mạch
chính, có thể bạn sẽ phải dùng đến dụng cụ (tourniquet). Đó là một sợi dây hay một băng vải, cột vòng
tròn quanh vết thương, sau đó xỏ một que nhỏ như chiếc đũa qua và vặn nhiều vòng để vòng dây xiết
lại, ép động mạch nhỏ và làm máu ngưng chảy. Lưu ý: Không bao giờ giữ tourniquet siết quá 1-2 phút;
phải mở ra ngay sau khi vết thương thôi chảy máu Nhiều người đã bị tàn phế một tay hay chân vì
dụng cụ này không cho máu nuôi cơ thể quá lâu.

19
Rửa sạch vết thương
Đây là một trong những bước rất quan trọng để bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng,
vi khuẩn. Nên rửa vết tương bằng xà phòng và nước, cố gắng lấy hết những bụi cát trong vết thương ra.

Những bụi cát này nếu không được lấy hết sẽ có thể gây sẹo hay tì vết trên da sau khi vết thương được
chữa lành.

Bôi thuốc và băng bó
Nên dùng loại thuốc bôi có kháng sinh. Polysporin là thuốc có công hiệu làm vết thương mau lành nhất.
Sau khi bôi thuốc, bạn cần băng bó để vết thương không bị nhiễm trùng, không bị khô và sẽ mau lành
hơn. Một số loại băng keo có sẵn thuốc kháng sinh, rất tiện dụng; chỉ cần băng lên là đủ.

Tiêm phòng uốn ván
Khi đạp phải một cây đinh sét, bị một lưỡi dao bằng thép cắt phải, hay bị ngã va đầu gối vào thềm xi
măng , bạn phải tiêm phòng uốn ván.
Chẳng lẽ mỗi lần chảy máu lại phải đi tiêm vacxin này sao? Không đến nỗi vậy. Mỗi lần tiêm có thể mang
lại cho bạn sự miễn dịch với uốn ván trong vòng 5 năm.

Mẹo vặt:
Muốn vết thương không để lại sẹo, hãy uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một viên sinh tố E loại 400 IU. Khi
vết thương bắt đầu liền da, dùng kim chích một viên sinh tố E ra, lấy dầu bôi lên vết thương mỗi ngày 2
lần. Tiếp tục cho đến khi lành hẳn.
B ỆNH TIÊU CHẢY
Hiện tượng tiêu chảy chẳng qua là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể chống lại những chất mà nó
không thích, bằng cách tống những chất này ra ngoài.
Và đây cũng là lý do khiến đa số bác sĩ thường không cho thuốc men gì cả khi bạn đến khám về bệnh
tiêu chảy. Hãy để cơ thể tự đề kháng, vậy sẽ tốt hơn. Đó là lý luận của đa số bác sĩ tại châu Âu trong kỷ
nguyên y khoa hiện đại (khác với việc cho thuốc chống tiêu chảy của các bác sĩ ở thế hệ trước). Các bác
sĩ hiện đại còn nói thêm rằng, việc dùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm bệnh kéo dài lâu hơn. Chỉ nên
dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng như đang bận việc quan trọng.
Dù theo trường phái nào, cũ hay mới, các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó một cách hữu
hiệu với bệnh tiêu chảy.

Bạn có bị phản ứng với sữa không?

Đau bụng và tiêu chảy vì sữa là một trong những lý do phổ thông nhất. Vì thế, nếu bạn đang uống sữa
mà bị tiêu chảy, hãy ngưng uống, bệnh sẽ tự động hết.

Bệnh tiêu chảy có thể bắt nguồn từ thuốc đau dạ dày
Các thuốc trị bệnh về dạ dày hoặc chống lại sình bụng (antigas) thường có magiê, chất này có tác dụng
kích thích tiêu chảy sau khi uống. Hai loại thuốc thông dụng nhất là Mylanta và Maalox đều có magiê.
Nếu bạn thường bị tiêu chảy vì lý do trên, hãy đọc kỹ nhãn hiệu của thuốc dạ dày, antacid hoặc antigas
mà mình thường mua, tránh mua loại chứa magiê hydroxide.
20
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và ký ninh cũng có thể gây tiêu chảy.

Nên ăn uống như thế nào trong thời gian bị tiêu chảy?
1. Uống nhiều nước:
Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều
nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và
dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể
bạn. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm bạn tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Chứng tiêu chảy cũng làm bạn mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước,
bạn nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối (cỡ bằng
đầu đũa) trong một lít nước lọc. Dĩ nhiên, bạn có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần
hương vị thơm ngon.
Có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa. Dù bạn có bị nhạy cảm với sữa hay không, chất
này vẫn thường làm tiêu chảy nặng hơn. Các loại nước ngọt có hơi cũng không nên uống nhiều.
2. Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn
như các loại đậu, bắp cải, giá Nên tránh những
loại trái cây có bột như lê, đào, mận cùng những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng
không nên ăn nhiều quá .
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ,
có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở; tránh những loại súp mầu đục như
súp đậu hay khoai tây.

Nên uống thuốc gì?
Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc gì để chống lại cơn tiêu chảy, vì nó sẽ làm chất
độc nán lại trong cơ thể lâu hơn và có thể gây những tác hại khác.
Dù sao, có đôi lúc bạn cần ngừng cơn tiêu chảy vì quá mệt hoặc quá bận rộn, có thể dùng các loại sau
đây:
- Pepto-Bismol hoặc Kaopectate: tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình.
- Imodium: tiêu chảy nặng.
Những thuốc này đều có bán tự do trong các tiệm thuốc tây.
Ngoài ra, những thực phẩm có khuynh hướng tạo bệnh táo bón như trà đậm, chuối cũng có kết quả
tương đối tốt với chứng tiêu chảy nhẹ.
Lưu ý:
Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc
chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác. Hãy rửa tay thật kỹ trước khi ăn và
sau khi đi cầu.
V ẾT BẦM
Trừ phi cả ngày quấn người trong một lớp bông dày; bằng không, bạn khó mà tránh được việc
lâu lâu lại có một vết bầm trên đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ Nhiều vết bầm không biết vì đâu mà có.
Che bằng cái gì đây? Một chiếc khăn quàng vào mùa hè, hay một lớp phấn thật dày? Biện pháp cuối
cùng vẫn là làm sao cho vết bầm này tan càng nhanh càng tốt.
Làm sao để vết bầm tan đi trong thời gian ngắn nhất? Hãy áp dụng những phương pháp dưới đây.
Đắp nước đá
Khi vừa đụng phải cạnh bàn, cảm thấy đau điếng, bạn biết chắc rằng nơi đó sẽ xuất hiện một vết bầm
xanh, tím hoặc đen trong 1-2 ngày sau. Đừng thử chờ xem vết bầm có hiện lên hay không, vì lúc đó có
lẽ đã hơi trễ.
21
Hãy dùng một bao nylon chứa nước đá đắp lên ngay chỗ đau hoặc dùng các bao giữ lạnh chứa chất lỏng
màu xanh bán tại các tiệm thuốc Tây, bỏ vào ngăn đá vài tiếng rồi đắp lên vết thương (loại này dễ dùng
và ít chảy nước hơn là dùng bao nylon đựng nước đá, công hiệu như nhau, nhưng dĩ nhiên đắt tiền hơn).
Đắp nước đá trên chỗ đau chừng 15 phút, lấy ra 15 phút, và đắp lại 15 phút tiếp tục như vậy trong vài
tiếng đồng hồ ngay sau khi bị thương.

Theo bác sĩ Hugh M. (phòng Cứu thương Bệnh viện Aspen, Colorado), nước đá có công dụng làm co các
mao quản dẫn đến vết thương, khiến máu không dẫn nhiều đến đó. Vết bầm hình thành do máu bầm tụ
lại chung quanh chỗ bị thương. Càng ít máu đến vết thương, vết bầm sẽ càng nhỏ hơn. Ngoài ra, hơi
lạnh cũng làm vết thương bị tê, làm giảm sự đau đớn nơi đó.

Hơ nóng vào ngày hôm sau
Sau khi đã đắp nước đá trên vết bầm, bạn có thể yên tâm rằng chỗ bầm sẽ không hiện lên xanh hay tím
trong ngày hôm sau đối với trường hợp nhẹ. Với trường hợp nặng, bạn vẫn có thể thấy vết bầm này xuất
hiện, nhưng thường nhạt và nhỏ. Đây là lúc bạn có thể dùng hơi nóng hơ lên để làm vết này tan biến
nhanh chóng.
Dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm; xả lại khi khăn nguội; cứ thế liên tục từ
1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ. Bác sĩ Sheldon P. (Đại học Y khoa Duke) giải thích
rằng hơi nóng có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn, và vì thế sẽ làm vết bầm tan
nhanh hơn.
Lý luận này có lẽ không xa lạ gì lắm. Tại Việt Nam, bạn đã từng thấy người ta xoa dầu nóng lên vết bầm.
Hành động này không ngoài mục đích giúp máu lưu thông nhanh hơn Dù sao, chắc chắn sự kết hợp
của lạnh và nóng sẽ tốt hơn trường hợp chỉ dùng dầu nóng mà thôi.

Dùng sinh tố C
Sinh tố C cũng là một trong những thuốc làm tan vết bầm rất hiệu nghiệm. Theo nghiên cứu của Đại học
North Carolina, những người có ít chất sinh tố C trong cơ thể thường dễ bị bầm hơn và vết bầm cũng lâu
tan hơn. Sinh tố C tạo nên những lớp collagen bảo vệ cơ thể. Những lớp này mỏng hơn ở bàn chân, bàn
tay và ở mặt; đó là lý do vết bầm tại các nơi này thường dễ xuất hiện hơn, đậm hơn và lâu tan hơn.
Vì thế, nếu bạn nhận thấy mình dễ bị bầm hơn người khác, đó không phải là do da thịt bạn "độc" hơn
đâu, mà chính là do thói quen tiêu thụ ít sinh tố C. Để ít bị bầm hơn, bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500
mg sinh tố C mỗi ngày.
Muốn uống nhiều sinh tố C như vậy, bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu ngại đến bác sĩ thì hãy cố tiêu
thụ nhiều thức ăn có sinh tố C như trái cây có vị chua, rau cải màu xanh lá cây đậm.

Ảnh hưởng của các loại thuốc

Một số người hay dùng aspirin hoặc các loại thuốc có công dụng làm loãng máu khác; họ dễ bị bầm hơn
người khác. Chuyện này dễ hiểu vì máu càng loãng, càng chậm đông thì sẽ càng dồn đến và loang rộng
quanh vết thương nhiều hơn.
Ngoài ra, những loại thuốc chống sưng đỏ (như thuốc bôi mụn, đắp mụt nhọt ), thuốc làm giảm căng
thẳng thần kinh hoặc điều trị hen thường có tác dụng làm máu chậm đông hơn, khiến các vết bầm trở
nên lớn hơn, đậm hơn. Những người nghiện rượu hoặc ma túy cũng dễ bị bầm hơn người thường. Nếu
bạn đang uống một loại thuốc nào đó mà nhận thấy mình dễ bị bầm hơn, nên trình bày với bác sĩ của
22
bạn.

Ảnh hưởng của việc tập thể thao quá độ
Bạn không thường xuyên tập thể thao, thể dục, nhưng vào một buổi cuối tuần nào đó bỗng tham gia
vào những trò chơi thể thao mạnh bạo như leo núi, đua xe đạp, chơi banh Sáng hôm sau, bạn có thể
thấy một vài vết bầm mà không rõ nguyên nhân tại sao. Chuyện này chẳng có gì nghiêm trọng. Khi cố
gắng nhiều, cơ thể sẽ tạo nên những bọt trong mao quản. Những bọt này biến thành vết bầm khi máu
dồn vào. Hãy đắp nước nóng nếu muốn làm tan những vết này.

Vết bầm không rõ nguyên nhân?
Nếu bạn thường bị những vết bầm không rõ nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ vì đây có thể là triệu
chứng của một số bệnh. Khi hệ thống phân phối máu không điều hòa, bạn thường bị những vết bầm
như vậy Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số bệnh nhân AIDS cũng có các vết xanh tím như vết
bầm, nhưng chúng không tan đi như những vết bầm thông thường.
TÁO BÓN
Bệnh này không lạ lùng gì với bất cứ ai. Tuy nó không được liệt kê vào một trong những bệnh nguy
hiểm nhưng việc đi đại tiện, hậu môn rách và chảy máu thường làm người bệnh cảm thấy đau đớn.
Nghiêm trọng hơn, những động tác rặn của hậu môn để cố sức tống phân ra còn có thể dẫn đến các
chứng bệnh đau đớn hơn, khó trị liệu hơn như trĩ và cao huyết áp.
Thật ra, muốn tránh bệnh này không có gì khó khăn cả. Thông thường, căn nguyên của nó không ngoài
những yếu tố sau: ăn quá ít chất xơ (fiber), uống quá ít nước, ảnh hưởng tình cảm như buồn, lo lắng ,
thiếu vận động, có ảnh hưởng phụ của một số thuốc trị bệnh khác.

Qua những nguyên nhân trên, hẳn bạn đã thấy được phần nào cách chữa trị căn bệnh tuy thông thường
nhưng quái ác này.

Uống nhiều nước
Trung bình một người lớn cần uống từ một lít rưỡi đến hai lít rưỡi mỗi ngày. Nếu bạn uống ít nước và
đang bị táo bón, đây là vấn đề chính của bạn. Hãy uống nhiều nước hoặc các chất như trà, nước trái
cây, nước ngọt

Ăn nhiều chất xơ
Thiếu chất xơ (fiber) là nguyên nhân thông thường của bệnh này. Người bị táo bón thường là những
người có thói quen ăn nhiều thịt, ăn ít đậu, trái cây, rau cải Những chất này là nguồn cung cấp chất xơ
cần thiết trong cơ thể. Chẳng hạn như một trái táo sẽ cung cấp khoảng một phần mười tổng số chất xơ
cần dùng mỗi ngày. Một chén đậu cung cấp một phần ba nhu cầu chất xơ. Trong các loại đậu nấu chín,
bắp rang, lạc, hạt điều cũng có rất nhiều chất xơ.

Ăn bớt dầu lại
Theo kinh nghiệm của bác sĩ Grady, chuyên khoa về trị liệu dinh dưỡng, thì mọi thứ dầu ăn như dầu
salad, dầu đậu nành đều không tốt cho việc tiêu hóa. Chúng có khuynh hướng tạo thành một lớp
23
màng bọc chung quanh thành dạ dày, làm cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất bổ dưỡng tại dạ dày và ruột
non trở nên khó khăn hơn, đồng thời cũng làm tiến trình tiêu hóa bị đình trệ (có khi đến hai mươi giờ
đồng hồ). Sự đình trệ này làm các thực phẩm bị lên men thối, tạo chứng sình bụng, và có thể sinh ra
một số chất độc có hại cho cơ thể.
Bác sĩ này cũng nới thêm rằng các loại dầu ăn này chỉ không tốt cho bộ máy tiêu hóa nếu tiêu thụ dưới
dạng dầu ăn. Với dạng nguyên thủy của nó như salad, đậu nành thì hoàn toàn không có hại vì chất
dầu tiết ra rất ít, không đủ tạo thành lớp màng che dạ dày và thành ruột.

Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
Chúng ta nhiều lúc chạy theo thời giờ đến nỗi ăn uống không đều, không đúng bữa. Việc bài tiết cũng vì
thế mà trở nên thất thường. Nhiều lúc bạn có nhu cầu đi đại tiện, nhưng vì không phải lúc, hoặc vì bận

rộn, đành nhịn lại chờ khi khác. Đó là một trong những nguyên nhân chính tạo ra bệnh táo bón.
Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên tự do tập cho mình một thói quen đi toilet vào một giờ giấc
nhất định trong ngày, lúc mà bạn có đủ thì giờ. Thường sau một bữa ăn là tốt nhất. Chẳng hạn, bạn hãy
tập vào ngồi trong toilet chừng mười phút sau bữa ăn tối. Sau vài ba ngày, bạn sẽ có thói quen đại tiện
vào buổi tối, và sẽ không cảm thấy có nhu cầu cũng như phải "nán lại" trong những lúc bận rộn nữa.
Nhận định này được bác sĩ Marvin, Trưởng khoa Trị liệu dạ dày tại Bệnh viện Baltimore, đưa ra.

Thuốc trị táo bón loại uống
Có hai loại thuốc trị táo bón được bán trên thị trường, đều gọi chung là laxative. Loại hóa học có công
hiệu nhanh nhưng không nên dùng nhiều, vì thuốc này dễ gây lệ thuộc thuốc, bệnh nhân phải dùng nó
mỗi lần muốn đi đại tiện, nếu bỏ thuốc sẽ bị táo bón.
Loại thứ hai cũng gọi là laxative, nhưng thường có thêm chữ "natural" (thiên nhiên) hoặc "vegetable"
(làm từ thực vật). Những thuốc này thường được bào chế từ những loại thực vật có nhiều chất xơ. Khi
dùng thuốc này, bệnh nhân phải uống với nhiều nước để làm cho chất xơ này nở ra, như vậy mới có
công hiệu. Nhìn chung, loại này tốt hơn loại hóa học nhiều và không gây lệ thuộc thuốc. Tuy nhiên, bệnh
nhân cần nhớ là nếu không uống nhiều nước theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, chất xơ có thể tích tụ lại
trong dạ dày hoặc đường ruột, gây đầy bụng, khó tiêu.

Thuốc trị táo bón loại nhét qua hậu môn.
Nếu bạn thật sự đau khổ vì chứng táo bón của mình và muốn giải quyết thật nhanh thì đây là giải pháp
tốt. Thuốc được bán trên thị trường dưới 2 tên gọi là "enema" và "suppository". Tuy nhiên, loại thuốc
nhét hậu môn này là lựa chọn cuối cùng và không nên dùng thường xuyên, vì chúng có thể gây lệ thuộc
thuốc và ăn mòn ruột già.

Những thực phẩm, thuốc men có hại
Những thực phẩm có khuynh hướng làm đầy bụng, no hơi như đậu, bắp cải, bông cải trắng đều không
tốt nếu bạn bị táo bón.
Một số thuốc có chứa chất canxi cũng không tốt (như thuốc chữa bệnh dạ dày). Các thuốc trị dị ứng
(antihistamine), thuốc lợi tiểu diuretic, thuốc ngủ narcotic, thuốc làm dịu đau sedative cũng là nguyên
nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên chứng táo bón.


24
Rặn
Động tác này không có lợi cho người bị táo bón; nó dễ làm hậu môn bị chảy máu, gây ra những biến
chứng nguy hại. Ngoài ra, hành động rặn, ngược với lối suy nghĩ thông thường, lại làm hậu môn co lại,
khiến phân khó ra hơn! Mặt khác, hành động này cũng làm áp suất máu trong người vọt cao lên.
Nhìn chung, hành động rặn phân xét ra có hại nhiều hơn lợi. Và nếu bạn có thể áp dụng đúng mức
những phương pháp được đề cập đến ở trên, việc rặn phân có lẽ đã không còn cần thiết nữa.
Mẹo vặt:
- Uống từ 1 đến 3 thìa canh dầu mineral trước khi đi ngủ để làm trơn hậu môn và hết táo bón vào sáng
hôm sau. Dầu này có màu trắng trong suốt, bán tại các tiệm thuốc Tây.
- Giống lươn nước ngọt cũng giúp bớt táo bón. Sau bữa ăn có món lươn, bạn sẽ thấy việc đại tiện dễ
dàng hơn vào hôm sau.
Hai thời điểm… đau lưng
TP - Có hai thời điểm mà phụ nữ cảm thấy lưng như cứng lại, đau nhức và ê mỏi, đó là khi đứng dậy
khỏi chiếc ghế văn phòng sau 7 giờ liên tục làm việc trước máy tính và khi phụ nữ mang thai.
1. Xương sống lưng của nhân viên văn phòng:
Khom lưng cúi trước bàn phím suốt 7h liên tục làm cho lưng của Hiền như cứng lại. Dọc xương sống
lưng, tất cả các điểm đều đau. Một chiếc ghế văn phòng lót nệm không giúp ích được nhiều. Buổi tối
nằm ngủ trên giường là thời điểm duy nhất lưng cô được nghỉ ngơi và thả lỏng. Hiện giờ cô phải xin nghỉ
việc và chỉ trở lại cho đến khi việc tập yoga giúp cô giảm đau lưng.
- Các chuyên gia nói gì: Tư thế ngồi không đúng không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn có thể phá huỷ
lưng bạn mãi mãi. Xương sống bị tổn hại, gây căng ở đĩa xương sống, dây chằng, gân và cơ. Nếu sự
kéo căng này kéo dài sẽ làm thay đổi các thành phần chính của những mô này và khi đó sự chữa trị sẽ
rất khó khăn, thậm chí không thể chữa trị.
Những nhân viên văn phòng là một trong những nạn nhân thường xuyên nhất của căn bệnh đau lưng và
họ cần.
Có một chiếc ghế văn phòng tốt:
Cần phải chắc chắn rằng: Bạn có một chiếc ghế dựa lưng thẳng và một đường cong cho lưng dưới của
bạn. Lót nệm ghế phải chắc chắn sao cho bạn không bị thụt xuống hơn 2.5 cm. Chiều cao của ghế cần

phải cho phép bạn có thể giữ bàn chân chạm sàn. Tránh ngồi theo kiểu vắt chéo chân vì nó sẽ vặn
xương sống của bạn và tạo nên áp lực khó chịu ở lưng.
Nếu ghế của bạn đã ngồi lâu và đệm đã bị trùng, hãy kê thêm một chiếc gối gỗ.
Ngủ với đệm lò xo:
Nếu đệm quá mềm sẽ làm bạn đau lưng vào buổi sáng sớm nhưng nếu quá cứng lại có thể khiến lưng
bạn đau do phải chịu áp lực. Vì thế cần phải có một lựa chọn ở giữa với đệm lò xo.
Liên tục di chuyển nhẹ nhàng:
Khi đã bị đau lưng, Hiền quay trở lại với hoạt động yoga là hoàn toàn đúng vì những hoạt động có tính
chất vận động mạnh là quá sức với lưng cô.Yoga sẽ giúp lưng của những người đau lưng có thời gian
để hồi phục trở lại, các cơ và khớp bị cứng sẽ dần dần hoạt động linh hoạt trở lại.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×