Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Thử nghiệm phát triển chăn nuôi thỏ Newzealand White, California và thỏ lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 218 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN TÂY
___________________




DỰ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN

Tên Dự án:
THỬ NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THỎ
NEWZEALAND WHITE, CALIFORNIA VÀ THỎ LAI

Mã số: DAĐL-2006/05


Chủ nhiệm Dự án Cơ quan chủ trì




TS. Nguyễn Kim Lin ThS. Ngô Thành Vinh

Bộ Khoa học và Công nghệ







DANH MỤC CÁC KỸ HIỆU VÀ CHỨ VIẾT TẮT

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt / ký kiệu
Các ký hiệu
1 Con cái ♀
2 Con đực ♂
3 Khối lượng cơ thể thỏ P
4 Lai giống x
5 Xích ma: độ lệch chuẩn ∂
Các chữ viết tắt
6 Hợp tác xã HTX
7 Hợp đồng HĐ
8 Kinh tế kỹ thuật KTKT
9 Gia đình GĐ
10 Giống thỏ California Cal
11 Giống thỏ Newzealand White New
12 Quy trình công nghệ QTCN
13 Thỏ lai California x Newzealand White Cal x New
14 Thâm canh TC
15 Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây TTNCDT












DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng/sơ đồ Trang
1 Bảng 1: Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới năm 1990 (nghìn
tấn)
4
2 Bảng 2: Tiêu thụ thịt thỏ hàng năm của một số nước chính trên thế
giới kg/người/năm)
5
3 Bảng 3: Một số nước xuất và nhập khẩu thịt thỏ chính (1000 tấn/năm) 6
4 Biểu 1: Theo dõi thành tích thỏ cái giống 11
5 Biểu 2: Theo dõi thành tích thỏ đực giống 11
6 Bảng 4: Các chỉ tiêu chọn lọc đối với đàn thỏ giống 12
7 Bảng 5: Quy mô và địa điểm thực hiện mô hình 17
8 Bảng 6: Chất lượng đạt được của các quy trình công nghệ 26
9 Bảng 7: Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi thỏ ở một số địa phương 28
10 Bảng 8: Danh sách lựa chọn hộ và trang trại làm mô hình ban đầu 29
11 Bảng 9: Kết quả phát triển hệ thống cây thức ăn và chuồng trại nuôi
thỏ
29
12 Bảng 10: Số điểm chuyển giao công nghệ chăn nuôi thỏ tại các địa
phương
30
13 Bảng 11: Tình hình đàn thỏ taị các điểm làm mô hình tính đến
31/12/2008

32
14 Bảng 12: Sản phẩm xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ của dự
án
33
15 Bảng 13: Kết quả sản xuất chăn nuôi tại các mô hình 34
16 Bảng 14: Một số chỉ tiêu KTKT của thỏ giống cụ kỵ 35
17 Bảng 15: Số lượng thỏ cái sinh sản ông bà được theo dõi đánh giá
thành tích sản xuất
36
18 Bảng 16: Một số chỉ tiêu KTKT sản phẩm thỏ giống ông bà của dự án 36
19 Bảng 17: Số lượng trang trại và thỏ cái sinh sản bố mẹ được theo dõi
thành tích sản xuất
37
20 Bảng 18: các chỉ tiêu KTKT sản phẩm thỏ giống bố mẹ của dự án 37
21 Bảng 19: Sản phẩm đào tạo tập huấn 39
22 Bảng 20: Tổng hợp kinh phí thực hiện dự án 44
23 Bảng 21: Tình hình sử dụng kinh phí để thực hiện Dự án (đồng) 44
24 Bảng 22. Tổng kinh phí đầu tư thực hiện Dự án 45
25 Bảng 23. Tổng chi phí và giá thành sản phẩm của Dự án 46
26 Bảng 24: Tổng doanh thu trong thời gian thực hiện Dự án 47
27 Bảng 25. Tính toán hiệu quả kinh tế Dự án (cho 1 năm đạt 100% công
suất)
47































DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 1: hệ thống cung cấp thỏ giống 15
2 Sơ đồ 2: Ghép phối luân hồi áp dụng trong nhân giống thuần
tránh cận huyết
19
3 Sơ đồ 3: lai giữa 2 giống thỏ bố mẹ tạo ra thỏ lai kinh tế 19

4 Sở đồ 4: Kết quả chọn lọc nhân giống thỏ ở các mô hình 24


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT Tên ảnh, hình vẽ Trang
1 Hình ảnh 1: Một số ảnh chuồng trại nuôi thỏ trước Dự án Phụ lục 5
2 Hình ảnh 2: Một số ảnh về kết quả phát triển hệ thống cây thức
ăn tại các mô hình của Dự án
Phụ lục 5
3 Hình ảnh 3: Một số ảnh về chuyển giao vật tư, thỏ giống cho các
cơ sở thực hiện mô hình Dự án
Phụ lục 5
4 Hình ảnh 4: Một số ảnh về chuyển giao công nghệ chăn nuôi thỏ
sinh sản tại các cơ sở thực hiện mô hình Dự án
Phụ lục 5
5 Hình ảnh 5: Một số ảnh về bệnh nấm da thỏ Phụ lục 5
6 Hình ảnh 6: Một số ảnh về kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi
thỏ ông bà quy mô nhỏ lẻ và vừa của Dự án
Phụ lục 5
7 Hình ảnh 7: Một số ảnh về kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi
thỏ ông bà quy mô vừa và lớn của Dự án
Phụ lục 5
8 Hình ảnh 8: Một số ảnh về kết quả ứng dụng công của nghệ Dự
án. Chăn nuôi thỏ bố mẹ - xuất thỏ thương phẩm
Phụ lục 5




MỤC LỤC


Nội dung Trang
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1
I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II- THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1- Tình hình sản xuất chăn nuôi thỏ trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.2- Tình hình nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ liên quan đến Dự án 10
1.3- Những vấn đề về khoa học, công nghệ cần giải quyết 10
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1- Đối tượng, thời gian và địa điểm thực hiện Dự án 14
2.2- Các nội dung chính 16
2.3- Những phương pháp và kỹ thuật sử dụng 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
3.1- Kết quả hoàn thiện quy trình công nghệ 22
3.2- Kết quả xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ 27
3.3- Kết quả đào tạo công nghệ, liên kết các cơ sở chăn nuôi và thương mại hóa sản phẩm 38
3.4- Đánh giá kết quả đạt được của Dự án 41
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 44
4.1- Tổng hợp kinh phí đã sử dụng 44
4.2- Phân tích tài chính 45
4.3- Hiệu quả của dự án 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1- Kết luận 50
5.2. Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53






DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH
TT Họ và tên Cơ quan công tác Nhiệm vụ
1 TS. Nguyễn Kim Lin Trung Tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây;
Hiện nay: Công ty CP Phát triển Nông Lâm
Chủ nhiệm dự án

2 PGS. TS. Đinh Văn
Bình
nt Tham gia
3 TS. Khúc Thị Huê nt Thư ký dự án
4 ThS. Lý Thị Luyến nt Tham gia
5 KS. Lưu Thị Nhàn nt Tham gia
6 KS. Lý Minh Quân nt Kế toán dự án
7 KS. Hoàng Minh Thành Trại Nhân giống Thỏ thịt Ninh Bình
Tham gia
8 KS. Nguyễn Văn Thức Trại Nhân giống Thỏ thịt Ninh Bình
Tham gia
9 KS. Ngô Tiến Giang Trung tâm Khuyến Nông Ninh Bình
Tham gia
10 Nguyễn Hữu Viễn HTX Cấp Tiến,Tiên Lãng- Hải Phòng
Tham gia


CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA PHỐI HỢP THỰC HIỆN

1 - Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án
Điện thoại: 034 838 341; Fax: 034 838 889
E-mail:


Địa chỉ: Phường Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Đinh Văn Bình / Ngô Thành Vinh
Số tài khoản: 2203201000319
Ngân hàng: Nông Nghiệp và PTNT thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Số tài khoản: 301.01.0234
Tại kho bạc Nhà Nước thị xã Sơn Tây, Hà Nội
2- Trại Nhân Giống Thỏ thịt Ninh Bình
Tên tổ chức: Trại Nhân Giống Thỏ thịt Ninh Bình
Điện thoại: 030 846 211; DĐ: 0985 898 303
Địa chỉ: huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Phạm Văn Thức
3- Hợp tác xã Nông nghiệp xã Cấp Tiến
Tên tổ chức: Hợp tác xã Nông Nghiệp
Điện thoại: 0313 883 868; Nhà riêng Chủ nhiệm: 0313 945 148
Đị
a chỉ: Xã Cấp tiến, Huyện Tiên lãng, Hải Phòng
Họ và tên Chủ nhiệm Hợp tác xã: Nguyễn Hữu Viên.
4- Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Ninh bình
Tên tổ chức: Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 030 875 832 DĐ: 0913 018 446
Địa chỉ: Phường Nam Bình, Thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Ngô Tiến Giang



1
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU


I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi thỏ ở Việt Nam có từ lâu xong các thành tựu nghiên cứu và phát triển
chăn nuôi thỏ thì rất hạn chế, chủ yếu là chăn nuôi giống thỏ Ré nhỏ con, năng xuất thấp
theo hình thức tận dụng nhỏ lẻ, ít được quan tâm. Năm 1978 nước ta được Hungari giúp
đỡ chuyển giao công nghệ và đưa 2 giống thỏ ngoại là New Zealand White và California
sang nuôi nhân giống và hình thành Trại giống thỏ thịt Ba Vì (sau này là Trung Tâm
Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây). Từ đó đến nay một số công việc nghiên cứu và phát
triển chăn nuôi thỏ đã được thực hiện xong vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
sản xuất. Trong xu thế phát triển của xã hội như hiện nay, càng ngày nhu cầu dinh dưỡng
của con người càng cao và chặt chẽ hơn, các loại thịt sạch và thịt động vật ăn cỏ chứa ít
mỡ, ít cholesterone và các hoá chất tồn dư càng đượ
c ưa chuộng. Các nước hiện đại, thịt
thỏ được coi là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn cho sức khoẻ con người nên
được tiêu thụ nhiều hơn. Nhiều nước phát triển như Italia, Mỹ, Pháp, Nhật, Hungary
ngành chăn nuôi thỏ đã được công nghiệp hoá từ lâu cùng với các thị trường thương mại
các sản phẩm từ thỏ như thịt thỏ đóng gói lạnh, da lông thỏ không chỉ ở trong nướ
c mà
còn trên thị trường thế giới, đem lại lợi nhuận không nhỏ. Gần đây một số nước tiên tiến
trên thế giới đã sử dụng thỏ để chiết suất các loại thuốc đắt tiền dùng để chữa bệnh cho
người. Từ năm 2005 đến nay công ty dược Nippon Zoky của Nhật Bản đã sang Việt Nam
tìm kiếm nguồn nguyên liệu thỏ Newzealand thương phẩm đã th
ực hiện dự án hợp tác với
Trung tâm Nghiên cứu Dê thỏ Sơn Tây để sản xuất và thu mua khoảng 1 triệu con thỏ
Newzealand White thương phẩm/năm, để chế biến dược phẩm.
Ở Việt Nam thị trường tiêu thụ thịt thỏ khá hấp dẫn so với các sản phẩm chăn nuôi
khác, được tiêu thụ tập trung ở khu vực thành thị và vùng ven, những năm gần đây thịt thỏ
được coi là đặc s
ản, thị trường tiêu thụ thịt thỏ được mở rộng tới các điểm du lịch và các
vùng nông thôn, đã hình thành hệ thống dịch vụ thu gom và các nhà hàng tiêu thụ thịt thỏ,
đặc biệt gần đây thân thịt thỏ đóng gói lạnh đã xuất hiện trong nhiều siêu thị lớn ở các

thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, Sài Gòn Mặc dù việc chăn nuôi thỏ đã được nhà
nước quan tâm, nhiều
địa phương đã đẩy mạnh nghề chăn nuôi thỏ trong những năm gần
đây, song giá bán thịt thỏ hơi liên tục tăng nhanh từ 12 000 đ/kg năm 1995 đến 25 000
đ/kg năm 2000 và 45 000 - 50 000 đ/kg năm 2008. Nhất là trong tình hình dịch cúm gia
cầm đang chưa được khắc phục triệt để, thì chăn nuôi thỏ có thể sản xuất ra một khối
lượng thịt an toàn nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu th
ịt đạng bị thiếu hụt. Ưu điểm của
con thỏ dễ dàng nuôi tập trung với số lượng lớn, đồng thời sinh sản và quay vòng vốn
nhanh, chăn nuôi thỏ có thể dễ dàng thay thế chăn nuôi gà trong quy mô nông hộ cũng như
trong chăn nuôi công nghiệp hoá quy mô trang trại. Từ cuối năm 2005 đến nay nhiều trang
trại chăn nuôi gia cầm đã chuyển hướng sang chăn nuôi thỏ để dử dụng t
ốt diện tích
chuồng trại nuôi gia cầm đang bỏ trống. Trên cơ sở nhu cầu về con giống thỏ và sản xuất
chăn nuôi thỏ như trên, việc áp dụng các quy trình chăn nuôi hiện đại hơn để nhân nhanh

2
đàn thỏ giống tốt Newzealand White, California và thỏ lai phục vụ sản xuất là việc làm
cần thiết và cấp bách để đáp ứng nhu cầu của sản xuất hiện nay.

II- THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
2.1- Tên Dự án
Thử nghiệm phát triển chăn nuôi thỏ Newzealand White, California và thỏ lai
2.2- Thời gian thực hiện
24 tháng, từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2008
2.4- Thuộc chương trình
Dự án độc lập; Cấp quản lý: Nhà nước
2.5- Mục tiêu chính gồm
- Hoàn thiện được quy trình nhân giống, nuôi dưỡng và thú y.
- Xây dựng được mô hình chăn nuôi và chuyển giao công nghệ.

- Liên kết với cơ sở chăn nuôi và thương mại hoá sản phẩm.
2.6: Kinh phí thực hiện Dự án
a- Tổng kinh phí: 6.700 triệu đồng, trong đó:
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 2.000,00 triệu đồng
- Của cơ quan chủ trì: 796,82 triệu đồng
- Vốn huy động : 3.903,18 triệu đồng
b- Kinh phí thu hồi 60% kinh phí SNKH:
Đợt 1: sau khi Dự án kết thúc 6 tháng
Đợt 2: sau khi Dự án kết thúc 12 tháng
2.7- Chủ nhiệm dự án
Họ và tên: Nguyễn Kim Lin.
Năm sinh: 25/10/1968 Nam/Nữ: Nam
Học vị: Tiến sỹ Nông nghiệp, chuyên ngành di truyền và chọn giống gia súc
Chức danh khoa học: Nghiên Cứu Viên
Chức vụ: Nguyên Phó giám đốc TTNC Dê và Thỏ Sơn Tây
Điện thoại: Cơ quan: 034 838 341 Nhà riêng: 034 881 622 Mobile: 0912 144 604
Fax: 034 838 889 E-mail:

Tên cơ quan công tác (thời gian thực hiện Dự án): Trung tâm Nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây
Tên cơ quan công tác hiện tại: Công ty CP Phát triển Nông Lâm


3
2.8- Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án
Tên tổ chức chủ trì Dự án: Trung tâm Nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây
Điện thoại: 0433 838 341 Fax: 0433 838 889
E-mail:

Địa chỉ: Phường Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Đinh Văn Bình

Số tài khoản: 42111101-010007
Ngân hàng: Nông Nghiệp và PTNT thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Số tài khoản: 301.01.00.00023
Tại kho bạc Nhà Nước thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
Tên cơ quan chủ quản dự án: Viện Chăn Nuôi, Bộ Nông Nghiệp và PTNT
























4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1-
Tình hình sản xuất chăn nuôi thỏ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1- Sản xuất và tiêu thụ thỏ trên thế giới.
- Sản xuất thỏ thỏ trên thế giới
Như chúng ta đã biết đặc trưng của ngành chăn nuôi là biến đổi nguồn protein trong các
loại thực vật mà con người ít hoặc không sử dụng được thành nguồn protein động vật có giá trị
dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu con người. về điều này thỏ được coi là một vật nuôi hiệu quả,
chúng có thể quay vòng 20% protein trong thức ăn của chúng trở trở lại trong các phần ăn được
cho con người. Con số này cho thấy hiệu quả chuyển hoá thức ăn cao của thỏ so với các vật
nuôi khác như gà Broiler: 22-23%; lợn: 16-18% và bò thịt: 8-12%.
Mặt khác thỏ cũng có khả năng chuyển hoá tốt các protein sẵn có trong các thực vật
giàu xơ mà sẽ là không kinh tế khi sử dụng cho lơn, gà và đà điểu.
Thịt thỏ chứa ít mỡ
và được nhiều người ưa thích. Vào thế kỷ 16 ở một số nước Tây Âu
như Pháp, Ý, Flanders và Anh cùng với việc săn bắt thỏ hoang dã, thì thỏ đã được chăn nuôi
bán hoang dã và nuôi nhốt trong chuồng để lấy thịt. Tuy nhiên do chế độ lãnh chúa đặc quyền
lúc bấy giờ nên việc phát triển chăn nuôi thỏ không được phát triển rộng rãi.
Đầu thế kỷ 19 việc chăn nuôi thỏ trong chuồng được phát triển rộng kh
ắp các vùng
nông thôn và ven đô thị các nước Tây Âu, người châu âu đã giới thiệu chăn nuôi thỏ tới các
nước khác như Autralia, New Zealand và sau đó chăn nuôi thỏ được lan toả khắp thế giới.
Theo Lebas và Colin năm 1992 thế giới sản xuất khoảng 1,2 trệu tấn thịt thỏ đến năm
1994 con số này ước tính khoảng 1,5 triệu tấn, bình quân đầu người tiêu thụ 280 gram thịt
thỏ/năm. Người châu Âu tiêu thụ thịt thỏ nhi
ều hơn các vùng khác, tiêu thụ thịt thỏ trung bình
của nông dân pháp là 10 kg người/năm; ở Italia và Naples là 15 kg/người/năm. Châu Âu được
coi là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thỏ thế giới (bảng 1, bảng 2).

Bảng 1: Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới năm 1990 (nghìn tấn)
Nước Sản xuất thịt xẻ Nước Sản xuất thịt xẻ
Italia 300 Bồ Đào Nha 20
Nga và Ukraina 250 Morocco 20
Pháp 150 Thái Lan 18
Trung Quốc 120 Việt Nam 18
Tây Ban Nha 100 Phillipin 18
Indonesia 50 Rômaria 16
Nigeria 50 Mê hi cô 15
Mỹ 35 Ai cập 15
Đức 30 Braxin 12
Tiệp Khắc 30
Ba Lan 25
Tổng cộng 22 nước chính 1 311
Bungari 24 Các nước khác 205
Hungary 23
Tổng sản xuất thế giới 1 516
Nguồn: Lebas và Colin, 1992; Lebas và Colin, 1994

5
Châu Âu đứng đầu thế giới về sản xuất thịt thỏ, trong đó Italia là nước có ngành chăn
nuôi thỏ thịt phát triển nhất, nơi mà sản xuất thịt thỏ đã trở thành truyền thống từ đầu những
năm 1970, năm 1975 việc chăn nuôi thỏ đã được công nghiệp hoá và đến năm 1990 ngành
chăn nuôi thỏ công nghiệp đã phát triển bền vững khắp đất nước Italia, do đ
ó sản lượng thịt
thỏ ở nước này đã tăng vọt từ 120 000 tấn những năm 1975 lên 300 000 tấn năm 1990.
Bảng 2: Tiêu thụ thịt thỏ hàng năm của một số nước chính trên thế giới kg/người/năm)
Nước Lượng thịt thỏ Nước Lượng thịt thỏ
Malta 8.89 Ba lan 0.5
Italia 5.71 Tunisia 0.48

Cyprus 4.37 Nigerria 0.45
Pháp 2.76 Đức 0.44
Belgium 2.73 Bungari 0.39
Tây ban nha 2.61 Ghana 0.32
Bồ đào nha 1.94 Thái lan 0.31
Tiệp Khắc 1.72 Vênêzuela 0.3
Nga và Ukrâina 0.75 Phillippin 0.29
Morocco 0.78 Ai cập 0.27
Slovenia 0.77 Indonesia 0.27
Hy lạp 0.7 Algeria 0.27
Romania 0.64 Việt anm 0.27
Hà lan 0.63 Colombia 0.24
Malaysia 0.5 Canađa 0.23
Nguồn: Lebas và Colin, 1992; Lebas và Colin, 1994
Nước Mỹ là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thịt thỏ ở Châu Mỹ , với sản lượng 35
000 tấn những năm 1990, ở đây người ta chủ yếu tiêu thụ thịt thỏ non trung bình 1,8
kg/con để chế biến món thịt thỏ rán (Colin, 1993) như vậy hàng năm nước Mỹ sản xuất và
tiêu thụ khoảng 195 triệu con thỏ thịt. Ở Canada chính quyền một số bang có chính sách
khuyến khích và hỗ tr
ợ nông dân phát triển chăn nuôi thỏ. Mehico là đất nước có truyền
thống sản xuất thịt thỏ quy mô nhỏ gia đình từ 20-100 thỏ cái sinh sản dươi hình thức nuôi
"sân sau" để tiêu thụ gia đình kết hợp sản xuất hàng hoá rộng khắp các vùng nông thôn và
ven đô thị. Cá nước vùng Ca ri bê lai chủ yếu nuôi các giống thỏ nhỏ địa phương với hình
thức nuôi gia đình đê tận dụng các thức ăn rau cỏ.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Á không nhiều, tập trung chủ yếu ở một số nước như
Indonesia, Trung quốc, Philippin, Thái lan, Malaysia, Việt Nam và Băc Triều tiên. Tuy
nhiên nghề chăn nuôi thỏ ở Trung quốc khà phổ biến và chủ yếu cho tiêu thụ địa phương
vì vậy hầu như không có số liệu xuất bản về sản xuất và tiêu thụ thịt thỏ ở nước này. Mặc
dù vậy có một th
ị trường xuất khẩu thỏ sang châu Âu với số lượng háng năm khoảng 20


6
triệu con thỏ Angora được sản xuất phục vụ xuất khẩu lông và thịt. Ngoài ra ở Trung quốc
các thương gia ở nhiều tỉnh thành đã thu gom thỏ thịt để xuất khẩu sang các nước có nền
kinh tế tiền tệ mạnh.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước cận sa mạc Sahara như
Nigeria, Ghana, Công Gô, Cameroon và Benin. ở các nước này việc chăn nuôi thỏ dể tiêu
thụ
gia đình là chính, một phần để bán. đất nước Ghana có một chương trình phát triển
chăn nuôi thỏ quốc gia trong đó mối gia đình chỉ nuôi từ 3 đến 6 thỏ sinh sản, nguồn thức
ăn chủ yếu là các rau cỏ và sắn sẵn có ở địa phương để tự sản xuất thỏ thịt tiêu thụ gia
đình, phần thừa ra được đem bán.
- Thương mại thỏ trên thế giới
Theo Colin và Lebas, 1994 có 23 nướ
c tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu thịt
thỏ thế giới với sản lượng từ 1 000 tấn thịt thỏ/năm chiếm 95 % tổng sản lượng xuất nhập
khẩu thịt thỏ thế giới. Trong đó có có 9 nước chỉ xuất khẩu, 6 nước chỉ nhập khẩu và 8
nước khác vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thịt thỏ (bảng 3).
Bảng 3: M
ột số nước xuất và nhập khẩu thịt thỏ chính (1000 tấn/năm)
Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Cân bằng
Úc 0 1 -1
Belgium 10.3 13 -2.7
Canada 1 3 -3
Trung quốc 40 0 +40
Croatia 1 0 +1
Tiệp 3 0 +3
Pháp 5 11 -6
Đức 0 5 -5
Hungary 22.7 0.7 +22

Italia 0.65 30 -29.35
Nhật 0 3 -3
Mê hi cô 0 3 -3
Hà lan 3.75 3.7 +0.05
Ba lan 6 0 +6
Bắc Triều tiên 0 1.2 -1.2
Romania 1 0 +1
Serbia 1.5 0 +1.5
Singapore 0 1 -1
Tây ban nha 0.5 2.5 -2
Sri Lanca 0 1 -1
Switzerland 0 5 -5
Vương quốc Anh 0.2 9 -8.8
Mỹ 2 3 -1
Tổng cộng 94.1 97.6
Tổng thương mại Thế giới 100 100
Nguồn: Colin và Lebas, 1994.

7
Hai nước xuất khẩu thịt thỏ lớn nhất thé giới là Trung quốc (40 000 tấn/năm) và
Hungary (23 700 tấn/năm). Thịt thỏ từ Trung quốc được xuất khẩu sang pháp và một số
nước châu Âu khác chủ yếu dưới dạng thân thịt đóng gói lạnh, một phần khác được xuất
khẩu trực tiếp sang các nước đang phát triển. Phần lớn thịt thỏ sản xuất ra ở Hungari được
xu
ất khẩu ra nước ngoài, trong đó 50% được xuất sang croatia; thị trường trong nước chỉ
tiêu thụ khoảng dưới 5 % tổng sản lượng thịt thỏ hàng năm tại nước này.
Các nước nhập khẩu thịt thỏ chính bao gồm Italia, Belgium, Pháp, Anh, Đức, Hà
lan, Thuỵ sỹ và một số nước Đông Âu khác. Nước nhập khẩu thịt thỏ lớn nhất thế giới là
Italia (30 000 tấn), phần lớn thịt thỏ nhậ
p khẩu vào Italia từ Hungari, Trung quổc,

Romania và Balan. Belgium đứng thứ 2 về nhập khẩu thịt thỏ nhưng đồng thời họ cũng
xuất khẩu rất mạnh (10 300 tấn/năm).
Da thỏ cũng là một mặt hàng có giá trị thương mại trên thế giới. Một số nước sản
xuất và tự tiêu thu phần lớn da thỏ ở thi trường trong nước như Nga, và Balan, một số
nước khác sản xuát để
bán. Pháp là nước sản xuất da thô lớn nhất thế giới với số lượng
khoảng 125 triệu da thỏ/năm, 56 % trong số đó (70 triêu da) được tiêu dụng trong nước số
còn lại xuất khẩu, Úc và một số nước khác cũng sản xuất da thỏ với số lượng lớn. Phần
lớn da thô từ các nước sản xuất da được xuất sang các nước đang phát triển như Bắc Triều
Tiên, phillippin ,
ở đây người ta sử dụng nguồn nhân công rẻ để chế biến thành các sản
phẩm hoàn chỉnh sau đó các sản phẩm da thỏ này lại được xuất khẩu trở lại các nước phát
triển như Mỹ, Nhật, Đức, Italia.

1.1.2- Tình hình sản xuất và tiêu thụ thỏ ở Việt Nam
- Hai giống thỏ Newzealand White và California được nhập về Việt Nam năm 2000 theo
đề tài hợp tác quốc tế theo nghị
định thư với Hungary như nêu ở trên đã được nghiên cứu
thích nghi, lai tươi máu đàn thỏ cũ nhập từ năm 1978, được chọn lọc nhân giống thuần
chủng tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn tây cung cấp cho con giống cho các tỉnh
và đưa ra nuôi thử nghiệm tại một số gia đình vùng phụ cận (Ba Vì - Sơn Tây, tỉnh Hà
Tây) bước đầu cho năng suất và chất lượng con giống cao hơn rõ rệt so vớ
i đàn thỏ
Newzealand White và California cũ nhập từ năm 1978. Các chỉ tiêu tăng trọng; sinh sản
của đàn thỏ mới nhập năm 2000 và đàn thỏ được làm tươi máu đạt 120-125%; 110 - 120%
so với các chỉ tiêu tương ứng của đàn thỏ cũ nhập từ năm 1978.

2.1.3- Cơ hội phát triển chăn nuôi thỏ ở Việt Nam
a- Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của s
ản phẩm Dự án:

- Về lợi ích kinh tế
Đàn thỏ giống bố mẹ Newzealand White và California giống mới (được làm tươi
máu) 15000 con được dự án tạo ra và cung cấp cho các cơ sở nhân giống hàng năm sẽ tạo
ra và cung cấp 4 500 000 con thỏ nuôi thương phẩm, cùng với việc áp dụng quy trình kỹ
thuật mới chăn nuôi đạt tỷ lệ nuôi sống đến tuổi giết thịt đạt 80%, cao hơn 5% so với trước
đây (đạt 75%) đã đem lại số lượng thỏ thịt thương phẩm cao hơn trước đây 787 500, ngoài
ra do ưu thế của con giống mới, mỗi con thỏ thương phẩm (3,5 tháng tuổi nặng 2,5 kg)

8
nặng hơn thỏ cũ 0,3 kg/con (thỏ Newzealand White và California giỗng cũ đạt 2,2 kg ở
3,5 tháng tuổi) đã làm tăng sản lượng thỏ thịt (thỏ hơi) 2 812,5 tấn và sản lượng thịt xẻ thỏ
thương phẩm 1 586,25 tấn nhiều hơn so với nuôi cùng số lượng thỏ cũ trước đây. Bằng
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được cao hơn của đàn thỏ từ d
ự án đã làm tăng tổng giá trị
thu từ tiền bán thỏ thịt thương phẩm lên hàng trăm tỷ đồng như diễn giải cụ thể dưới đây.
- Về khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án
Trong xu thế phát triển của xã hội như hiện nay, càng ngày nhu cầu dinh dưỡng của con
người càng yêu cầu cao và chặt chẽ hơn, các loại thịt sạch và thị
t động vật ăn cỏ chứa ít
mỡ, ít cholesterone và các hoá chất tồn dư càng được ưa chuộng. Các nước hiện đại, thịt
thỏ được coi là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn cho sức khoẻ con người nên
được tiêu thụ nhiều hơn các nước nghèo. Nhiều nước phát triển như Italia, Mỹ, Pháp,
Nhật, Hungary ngành chăn nuôi thỏ đã được công nghiệp hoá từ lâu cùng với các thị
trường thương mại các sản ph
ẩm từ thỏ như thịt thỏ đóng gói lạnh, da lông thỏ không chỉ
ở trong nước mà còn trên thị trường thế giới đem lại lợi nhuận không nhỏ. Gần đây một số
nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng thỏ để chiết suất các loại thuốc đắt tiền dùng để
chữa bệnh cho người. Năm 2005 có 01 công ty Dược của Nhật Bản đ
ã sang Việt Nam tìm
kiếm nguồn nguyên liệu thỏ Newzealand thương phẩm (khoảng 1 triệu con/năm) và xây

dựng nhà máy chế biến và bảo quản thỏ để chế biến một loại thuốc chống Stess do làm
việc quá căng thẳng cho người. Theo các chuyên gia của công ty Dược thì loại thuốc đắt
tiền này chỉ có thể sản xuất từ thỏ giai đoạn thương phẩm (2-3 kg/con) thuộc giống thỏ
Newzealand White, các giống thỏ
khác hoặc khối lượng nhỏ hơn không sử dụng để chế
loại thuốc này cho nên sản phẩm thỏ giống và thỏ thương phẩm của dự án đang đứng
trước một cơ hội mới trong hệ thống thị trường để dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm chăn
nuôi thỏ nói riêng và các sản phẩm chăn nuôi khác nói chung.
Ở Việt Nam thị trường tiêu thụ thịt thỏ
khá hấp dẫn so với các sản phẩm chăn nuôi khác,
được tiêu thụ tập trung ở khu vực thành thị và vùng ven, những năm gần đây thịt thỏ được
coi là đặc sản, thị trường tiêu thụ thịt thỏ được mở rộng tới các điểm du lịch và các vùng
nông thôn, đã hình thành hệ thống dịch vụ thu gom và các nhà hàng tiêu thụ thịt thỏ, đặc
biệt gần đây thân thịt thỏ đóng gói lạ
nh đã xuất hiện trong nhiều siêu thị lớn ở các thành
phố lớn như Hà nội, Hải phòng, Sài Gòn Mặc dù việc chăn nuôi thỏ đã được nhà nước
quan tâm, nhiều địa phương đã đẩy mạnh nghề chăn nuôi thỏ trong những năm gần đây,
song giá bán thịt thỏ hơi liên tục tăng nhanh từ 12 000 đ/kg năm 1995 đến 25 000 đ/kg
năm 2000 và 40 000-45 000đ/kg năm 2005. Nhất là trong tình hình dịch cúm gia cầm
đang chưa được khắc phục triệt để, nghề chăn nuôi gia cầm cũng như thị trường tiêu thụ
thịt gia cầm bị bó hẹp lại thì thị trường tiêu thụ thụ thỏ thịt đã bị mất thế cân bằng cung
không đủ cầu dẫn đến việc giá bán thỏ thịt hơi có lúc tăng lên 50000 đ/kg. Nhận thấy được
ưu điểm của con thỏ dễ
dàng nuôi nhốt với số lượng lớn đồng thời sinh sản nhanh, quay
vòng vốn nhanh, chăn nuôi thỏ có thể dễ dàng thay thế chăn nuôi gà trong quy mô nông
hộ cũng như trong chăn nuôi công nghiệp hoá quy mô trang trại, từ cuối năm 2004 đến
nay nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm đã chuyển hướng sang chăn nuôi thỏ làm cho giá
bán thỏ thịt và cả thỏ giống càng tăng cao. Tại nhiều tỉnh trên cả nước diện tích chuồng
trạ
i trước đây nuôi gia cầm nay bị bỏ trống rất lớn vì không nuôi gia cầm nữa. Chỉ tính


9
riêng tỉnh Hà Tây, (theo số liệu thống kê của Sở Nông Nghiệp Hà Tây cuối năm 2005),
hiện nay tỉnh Hà Tây có trên 165000 m
2
chuồng trại nuôi gia cầm đang bỏ trống, tỉnh Hà
Tây đang có chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đưa sản xuất chăn nuôi thỏ vào lấp
chỗ trống của gia cầm để dử dụng tốt diện tích chuồng trại nuôi gia cầm đang bỏ trống
này. Hiện tại nhu cầu về thỏ giống cho sản xuất rất lớn, năm 2005 có hàng trăm khách
hàng t
ừ 40 tỉnh thành trên cả nước đặt mua hàng nghìn con thỏ giống nhưng chưa được
giải quyết vì tính ổn định về năng suất chất lượng của con giống chưa được kiểm nghiệm
trong sản xuất. Trên cơ sở nhu cầu về con giống thỏ như trên, việc áp dụng các quy trình
chăn nuôi hiện đại hơn để nhân nhanh đàn thỏ giống tốt Newzealand White và California
phục vụ sản xu
ất là việc làm cần thiết và cấp bách để giải quyết sự thiếu hụt thỏ giống
hiện nay.
b- Tác động của kết quả Dự án đến kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng
Dự án với quy mô 1500 thỏ giống ông bà đã tạo ra và giải quyết được 30 lao động tham
gia trực tiếp vào các công việc nuôi dưỡng chăm sóc đàn thỏ giống ông bà của dự án, khi
định hình, trong 2 năm dự án tạo ra và cung cấp 15 000 thỏ
cái giống bố mẹ cho sản xuất
đã tạo ra trên 1000 việc làm cho người chăn nuôi ở các địa phương để nuôi đàn thỏ bố mẹ
sản xuất thỏ thương phẩm (100 thỏ bố mẹ/1 lao động). Đàn thỏ bố mẹ nói trên hàng năm
tạo ra 3 600 000 thỏ thương phẩm cũng tạo thêm được trên 4000 việc làm cho chăn nuôi
thỏ thương phẩm ở các địa phương (1 lao động nuôi 300 thỏ
thương phẩm/ lứa x 3
lứa/năm) ngoài ra dự án tạo ra thêm hàng trăm cơ hội việc làm gián tiếp thông qua các
hoạt động dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi chế biến thức ăn, thu góm chế biến và tiêu thụ sản
phẩm. Thông qua koạt động của dự án các làng nghề, tổ hợp sản xuất chăn nuôi và thu

gom tiêu thụ thỏ thịt sẽ được hình thành ở các địa phương có thể giải quy
ết trên 5000 công
ăn việc làm, tăng thu nhập hàng trăm tỷ đồng cho người chăn nuôi, góp phần phát triển
kinh tế xã hội cũng như ổn định an ninh trật tự ở các địa phương được ảnh hưởng của dự
án.
c- Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của Dự án
- Sau khi các trại nhân giống thỏ ông bà được định hình tại Ninh Bình và Hà Tây sẽ trở
thành các trung tâm nhân giống thỏ
bố mẹ, cùng với Trại Thỏ giống của trung tâm nghiên
cứu Dê và Thỏ Son tây, các trang trại nuôi thỏ giống ông bà sẽ sản xuất thỏ bố mẹ - là sản
phẩm của dự án để cung cấp cho hệ thống các trang trại, doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thỏ thuộc các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Hải Dương,
Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh trên cả nước theo các đơn đặt
hàng (có danh sách địa chỉ khách hàng kèm theo) để
nhân nuôi đàn thỏ bố mẹ và sản xuất
thỏ thịt thương phẩm
- Hình thành hệ thống liên kết giữa các sơ sở nhân giống đến các cơ sở chăn nuôi thỏ bố
mẹ và sản xuất thỏ thịt khu vực Ninh Bình- Nam Định - Hà tây - Hà Nội - Hải dương -
Thái Bình- Bắc giang để tạo ra vùng nguyên liệu cho thu gom chế biến, giới thiệu và tiêu
thụ sản phẩm từ thỏ trong khu vực đồ
ng thời tạo nguồn nguyên liệu để xuất khẩu thịt thỏ
cho thị trường nước ngoài sau này.

10
- Thông qua các hoạt động Khuyến Nông sẽ tổ chức các đoàn thăm quan, lớp tập huấn để
tuyên truyền nhân rộng các kết quả của Dự án vào sản xuất mở rộng.

1.2- Tình hình nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ liên quan đến Dự án
- Hai giống thỏ Newzealand White và California được nhập về Việt Nam năm 2000 thông
qua đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Hungary như nêu ở trên, đã được nghiên

cứu thích nghi, lai tươ
i máu đàn thỏ cũ nhập từ năm 1978, được chọn lọc nhân giống
thuần chủng tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, được đưa ra nuôi thử nghiệm
tại một số gia đình vùng phụ cận (Ba Vì - Sơn Tây, tỉnh Hà Tây) và cung cấp con giống
cho một số tỉnh nuôi, bước đầu cho năng suất và chất lượng con giống cao hơn rõ rệt so
với đàn thỏ Newzealand White và California cũ nhập từ
năm 1978. Các chỉ tiêu tăng
trọng; sinh sản của đàn thỏ mới nhập năm 2000 và đàn thỏ được làm tươi máu đạt 120-
125%; 110 - 120% so với các chỉ tiêu tương ứng của đàn thỏ cũ nhập từ năm 1978.
Người Pháp đã thành công trong việc lai tạo giữa hai giống thỏ New và Cal sau đó
chọn lọc thành giống thỏ Hyplus phát huy được ưu thế lai nên năng suất cao hơn cả hai
giống bố
và mẹ ban đầu, hiện nay Pháp đã tách được hai dòng thỏ Hyplus, dòng đực có
màu lông trăng như thỏ New, dòng cái có màu lông trắng đen ở tai, mũi và chân như thỏ
California, khi đem lai giữa hai dòng này cho ra co lai thương phẩm có năng suất chất
lượng thịt cao. Những năm qua việc lai héo giữa thỏ New và Cal đã được thử nghiệm và
cho kết quả bước đầu tốt. Vì vậy dối tượng của dự án này là 2 giống thỏ New, Cal thuần
và con lai củ
a chúng. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất các giống thỏ ngoại này gặp phải
những hạn chế nhất định về quy trình công nghệ làm chuồng trại, chọn lọc, nhân giống,
chăn nuôi, thú y nên kết quả chăn nuôi ở những địa bàn xa Trung tâm Nghiên Cứu Dê &
Thỏ Sơn Tây chưa cao, thỏ còn bị chết nóng, tỷ lệ chết do bệnh tật cao, sinh sản kém và
tăng trọng thấp hơn so với nuôi tại Trung tâm và những gia
đình ở vùng phụ cận.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi thỏ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, vừa và nhỏ
trện phạm vị rộng rãi hơn, Dự án này bố trí quá trình sản xuất chăn nuôi thỏ ông bà sản
xuất thỏ giống bố mẹ tại 3 tỉnh là Hà Nội (Hà Tây cũ), Ninh Bình và Hải Phòng, với 3
trình độ thâm canh và quy mô khác nhau đó là nuôi thâm canh quy mô lớn; nuôi bán thâm
canh quy mô vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó dúc rút, hoàn thiệ
n và chuyền giao vào hoàn thiện

các quy trình công nghệ càn thiết phục vụ sản xuất mở rộng.
Dự án có xuất xứ từ đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Hungary: “Nghiên
cứu về nguyên nhân, biện pháp khắc phục, trước mắt nhập một số thỏ giống làm tươi
máu đàn thỏ hiện có và mời chuyên gia Hungary sang khắc phục trong năm 2000”. Đã
được nghiệm thu theo quyết định nghi
ệm thu số 2192/QĐ-BKHCN ngày 8/11/2004, được
hội đồng nghiệm thu đồng ý đề nghị sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện quy trình kỹ thuật
chăn nuôi các giống thỏ Newzealand White và California đạt năng suất cao và mở rộng ra
sản xuất.
1.3- Những vấn đề về khoa học, công nghệ cần giải quyết
1.3.1 - Hoàn thiện kỹ thuật chuồng trại nuôi thỏ

11
- Hệ thống chuồng trại và hệ thống chống nóng đã và đang sử dụng trong chăn nuôi
thỏ chưa đáp ứng được yêu cầu chống nóng cho thỏ vào mua hè nên hiện tượng thỏ bị chết
do nóng vẫn còn xảy ra.
- Trong dự án này sẽ cải tiến thay kiểu chuồng 2 mái bằng chuồng 4 mái, tăng cường
hệ thống thông thoáng và đối lưu không khí đồng thời thử nghiệm lợi dụng cây bóng mát
trong đ
iều kiện gia đình tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt hơn, giảm tỷ lệ thỏ
chết do bị nóng.
1.3.2- Hoàn thiện quy trình chọn lọc và nhân giống thỏ
- Chọn lọc thỏ giống theo gia đình, trong mỗi gia đình lại chọn theo cá thể căn cứ vào các
chỉ tiêu năng suất cá thể như trong biểu sau
- Biểu 1: Theo dõi thành tích thỏ cái giống
Biểu theo dõi thỏ cái giống
Số hiệu P ss P 1
tháng
P 3
tháng

P6
tháng
Số hiệu bố
Ngày sinh
/ /
Số hiệu mẹ
Ngày
phối
Số
hiệu
đực
Kết
quả
phối
Ngày
đẻ
Con
sơ sinh
sống
P sơ sinh
cả ổ
P 21
ngày
cả ổ
Con
cai
sữa
P cai
sữa
cả ổ

Ghi
chú




- Biểu 2: Theo dõi thành tích thỏ đực giống
Biểu theo dõi thành tích thỏ đực
Số hiệu P sơ
sinh
P 1
tháng
P 3
tháng
P6
tháng
Số hiệu bố
Ngày sinh / / Số hiệu mẹ
Ngày
phối
Số
hiệu
cái
Kết
quả
phối
Ngày
đẻ
Con
sơ sinh

sống
P ss
cả ổ
Con
cai
sa
P cái
sữa
cả ổ
PTB
con
3 th
Ghi
chú


- Chỉ tiêu số thỏ con sơ sinh/lứa đạt được trong đề tài nghiên cứu trước trung bình là
5,5-6 con, kết quả này vẫn còn thấp hơn so với con giống nuôi ở Hungary (đạt 6-7
con/lứa). Do đó cần tiếp tục theo dõi thực nghiệm về thời điểm phối giống và số lần phối
giống cho thỏ cái để tăng số thỏ con sơ sinh/ lứa.


12
Bảng 4: Các chỉ tiêu chọn lọc đối với đàn thỏ giống
Chỉ tiêu KTKT
Đơn vị
tính
Đàn cụ kỵ
Đàn ông bà Đàn bố mẹ
New Cal New Cal New Cal

Khối lượng trưởng thành Kg 5,5 5,1 5,4 5,0 5,3 4,9
Khối lượng cai sữa 4 tuần tuổi Kg 680 650 650 630 620 600
Khối lượng sơ sinh Kg 60 56 57 54 52 50
Tuổi đẻ lứa đầu Tuần 23-26 23-26 23-26 23-26 23-26 23-26
Khối lượng đẻ lứa đầu Kg 3,5 3,2 3,35 3,1 3,2 3,0
Số lứa/cái/năm Lứa 5,7 5,3 5,7 5,3 5,5 5,0
Số con sơ sinh sống/lứa Con 6,5 6 6,2 5,8 6,0 5,5
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 87 87 86 86 85 85
Tỷ lệ nuôi sống từ cai sữa
đến 16 tuần tuổi
%
95 95 92 92 90 90

- Xây dựng hệ thống nhân giống 3 cấp cho thỏ New Zealand White và California
- Trong các nghiên cứu trước đây thường áp dụng tỷ lệ đực cái trong nhân giống đàn thỏ
cụ kỵ và ông bà là 1/5, dự án này thử nghiệm tăng tỷ lệ thỏ cái trong gia đình trong chăn
nuôi thỏ bố mẹ sản xuất thỏ thịt thương phẩm ở các trại chăn nuôi thỏ tập trung quy mô
lớn và vừa để giảm chi phí nuôi giữ thỏ
đực.

1.3.3- Hoàn thiện quy trình chế biến, sử dụng thức ăn cho thỏ
- Các loại thức ăn tinh hỗn hợp đã được nghiên cứu và áp dụng trong chăn nuôi thỏ ở
Việt Nam là thức ăn hỗn hợp không hoàn toàn do đó phải cho thỏ ăn kết hợp với các loại
rau cỏ tươi, đây là một khó khăn trong chăn nuôi thỏ quy mô lớn vào mùa đông cũng như
trong chăn nuôi công nghiệp. D
ự án này cũng thử nghiệm một số giải pháp để giảm tỷ lệ
rau cỏ cho thỏ ăn vào mùa đông đồng thời nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng một số loại
thức ăn xanh mùa đông thay thế các loại thức ăn xanh thông thường khan hiếm trong mùa
đông để chăn nuôi thỏ.
- Thỏ cái sinh sản đôi khi vẫn có xảy ra hiện tương thỏ mẹ ăn thỏ con,

đã thử nghiệm
bổ xung đủ nước uống và cho ăn đầy đủ dinh dưỡng theo các khẩu phân ăn đã đuc kết
được ở trên nhưng có kết quả tốt nhưng vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn vì vậy dự án
cũng tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm bổ xung các chất dinh dưỡng vi lượng và vitamin đẻ
hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc thỏ cái sinh sản giai đoạn chửa
đẻ và nuôi con.
1.3.4- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thỏ
- Thỏ cái có khả năng sinh sản rất cao nhiều con có thể phối giống và thụ thai trở lại
1-2 ngày sau khi đẻ, thời chửa của thỏ là 28-30 ngày, với những thành tựu đạt được trong
nghiên cứu và sản xuất đến nay đã áp dụng cai sữa thỏ con ở 28-30 ngày tuổi có rút ngắn
hơn so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất c
ập ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, tích
luỹ cơ thể, nuôi thai nên cần thiết thử nghiệm áp dụng các biện pháp tập cho ăn sớm kết

13
hợp bổ xung các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho thỏ con để đẻ hoàn thiện quy
trình nuôi dưỡng chăm sóc thỏ mẹ nuôi con, thỏ con theo mẹ và cai sữa thỏ con rút ngắn
thời gian thỏ mẹ nuôi con xuống dưới 25 ngày. hoàn thiện các thao tác và hạng mục công
việc hàng ngày để giảm chi phí công lao động, tăng hiệu quả chăn nuôi.

1.3.5- Hoàn thiện quy trình phòng trừ một số bệnh thường gặp ở thỏ
- Việc tiêm phòng cho thỏ thườ
ng được áp dụng cho thỏ 2 tháng tuổi trở lên song
trong thực tế đã xẩy ra nhiều trường hợp thỏ con sau cai sữa chưa đến tuổi tiêm phòng đã
nhiễm bệnh bại huyết cũng như nhiều trường hợp thỏ sau khi tiêm phòng 5-6 tháng bị
nhiễm bệnh gây thất thoát đáng kể, dự án này cũng tiếp tục thử nghiệm tiêm phòng bệnh
bại huyết cho thỏ ở các độ tuổi sớm h
ơn cũng như rút ngắn thời gian tiêm nhắc lai xuống
dưới 6 tháng để tăng hiệu quả phòng bệnh, hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng bệnh bại
huyết cho thỏ.

- Thử nghiệm biện pháp khắc phục bệnh nấm da thỏ là bệnh lây lan mạnh gây thiệt
hại lớn, chưa có giải pháp khắc phục.
1.3.6- Tình hình nhận thức về khoa học công nghệ chăn nuôi thỏ và thương mại hóa sản
phẩ
m ở địa phương
- Mặc dù tại các địa bàn thực hiện Dự án như Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ Hà Nôi;
Nho Quan, Tam Điệp, Thành Phố Ninh Bình; Tiên Lãng Hải Phòng đã có chăn nuôi thỏ từ
trước khi thực hiện dự án, song hầu hết người dân chăn nuôi tận dụng với quy mô thỏ lẻ
theo kinh nghiệm truyền thống các giống thỏ nội của địa phương và một số ít thỏ lai, thỏ
ngoại ít chú ý áp dụ
ng các tiến bộ kỹ thuật, chuồng trại đơn sơ tạm bợ thường là bằng cây
que vật liệu và diện tích tận dụng từ chuồng nuôi lơn, trâu bò hay gia cầm,điều kiện vệ
sinh và chăm sóc hạn chế nên đàn thỏ bị cận huyết và năng suất rất thấp. Bên cạnh đó, cán
bộ kỹ thuật và cán bộ lãnh đạo ở địa phương thiếu kiế
n thức khoa học và công nghệ chăn
nuôi thỏ nên có ảnh hưởng hạn chế đến việc phát triển chăn nuôi thỏ tại các địa phương.
- Trong khi nhiều nước trên thế giới đã và đang sản xuất chăn nuôi thỏ công
nghiệp, bán công nghiệp quy mô lớn và tham gia thị trường thương mại các sản phẩm thịt,
da lông thỏ thì không riêng gì ở các điểm nghiên cứu của dự án,mà nhìn chung tình hình
sản xuất chăn nuôi và tiêu thụ
sản phẩm thỏ ở Việt Nam là nhỏ lẻ, chưa có sự tổ chức, liên
kết để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy chăn nuôi. Điều này làm cho ở
từng lúc, từng nơi sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ trong khi có lúc,
có nơi sản phẩm thỏ thịt lại bị ế đọng gây khó khăn cho sả
n xuất.









14
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1- Đối tượng, thời gian và địa điểm thực hiện Dự án
2.1.1- Đối tượng xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ của Dự án
a- Xác định đối tượng và cách tiếp cận
Trước năm 1978 ở Việt Nam chỉ có giống thỏ Ré là giống thỏ địa phương có đặc điểm
là chịu kham khổ tốt thích hợp với nuôi tận dụng, màu lông không đồng nhất (chủ yếu là
màu lang xám với tr
ắng, môt số ít xám tro hay xám sẫm) tầm vóc nhỏ, trưởng thành năng
2,5-2,7 kg, 4 tháng tuổi nặng 1,5-1,7 kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp 47-50%.
Năm 1978 Hungari chuyển giao 2 giống thỏ ngoại Newzealand White (New) và
California (Cal) cho Việt Nam, nuôi nhân thuần tại Trại thỏ giống Ba Vì (sau này là Trung
tâm Nghiên cứu Dê & Thỏ Sơn Tây. Sau hơn 20 thế hệ, cùng với hoàn cảnh khó khăn về
kinh tế nói chung, sự hạn chế trong quan tâm, đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất chăn nuôi
thỏ nói riêng, nên đến nhữ
ng năm 1995-1999, hai giống thỏ này đã bị cận huyết và thoái
hóa làm cho năng suất của chúng giảm thấp. Thỏ trưởng thành chỉ nặng khoảng 3,8-4,2
kg; số con/lứa trung bình là 5-5,5; số lứa/năm trung bình là 5; thỏ choai 4 tháng tuổi đạt 2-
2,2 kg. Trong giai đoạn này chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đang phục hồi trở lại sau giai đoạn
khủng hoảng do mất thị trường xuất khẩu trong khi sức tiêu thụ trong nước quá th
ấp
(1989-1995). Bộ giống thỏ hiện có ở Việt Nam lúc này không đáp ứng được nhu cầu của
sản xuất.
Hai giống thỏ Newzealand White và California được nhập về Việt Nam năm 2000 qua
nuôi nghiên cứu cho năng suất cao hơn hửn các giống thỏ cũ của Việt Nam song phần lớn

người chăn nuôi ở các địa phương chưa có kỹ thuật và kinh nghiệm để chăn nuôi các
giống thỏ này một cách hiệ
u quả, nên kết quả chăn nuôi ở những địa bàn xa Trung tâm
Nghiên Cứu Dê & Thỏ Sơn Tây chưa cao, thỏ còn bị chết nóng, tỷ lệ chết do bệnh tật cao,
sinh sản kém và tăng trọng thấp hơn so với nuôi tại Trung tâm và những gia đình ở vùng
phụ cận. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi thỏ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, vừa
và nhỏ trện phạm vị rộng rãi h
ơn, Dự án này bố trí quá trình sản xuất chăn nuôi thỏ New
và Cal ông bà sản xuất thỏ giống bố mẹ tại các trang trại chăn nuôi thỏ với 3 trình độ thâm
canh và quy mô khác nhau 3 tỉnh là Hà Nội (Hà Tây cũ), Ninh Bình và Hải Phòng đó là
trang trại nuôi thâm canh quy mô lớn; trang trại nuôi bán thâm canh quymô vừa và hộ
nuôi bán thâm canh quy mô nhỏ. Trên cơ sở đó chuyển giao khoa học và công nghệ chăn
nuôi cần thiết phục vụ sản xuất mở rộng các giống thỏ này.
Vì vậ
y đối tượng xây dựng mô hình chuyển giao của Dự án này là các trang trại chăn
nuôi thỏ sinh sản (ông bà sản xuất thỏ giống bố mẹ) thâm canh quy mô lớn, bán thâm canh
quy mô vừa và bán thâm canh quy mô nhỏ 2 giống thỏ New, Cal tại Hà Nội, Ninh Bình và
Hải Phòng.
Trong dự án này các sơ đồ công nghệ và quy trình công nghệ được áp dụng thử
nghiệm vào sản xuất như sau:

15
- Sơ đồ 1: hệ thống cung cấp thỏ giống























b- Đối tượng đào tạo tập huấn
Trên cơ sở điều tra nắm bắt tình hình chăn nuôi, trình độ và thức về khoa học công
nghệ chăn nuôi thỏ của các địa phương thực hiện dự án, đối tượng đào tạo tập huấn của
Dự án là:
- Người chăn nuôi là những người trực tiếp chăn nuôi tại các trang trại tập của tập
thể, của gia đình.
- Cán bộ kỹ thuật của các địa phương thực hiện mô hình chăn nuôi thỏ của Dự án
- Cán bộ lãnh đạo chính quyền và tổ chức đoàn thể liên quan quá trình chỉ đạo chăn
nuôi ở địa phương.
c- Đối tượng liên kết thương mại hóa sản phẩm
- Để tiêu thụ sản phẩm thỏ giống bố mẹ của Dự án nhằm phát triển s
ản xuất, các cơ
sở chăn nuôi thỏ ông bà, sản xuất thỏ giống bố mẹ cần liên kết với các tổ chức khuyến
nông, các tổ chức quan tâm và có trách nhiệm phát triển chăn nuôi khác với người chăn
nuôi thỏ ở các địa phương để chuyển giao con giống ra sản xuất.

- Các cơ sở chăn nuôi thỏ thịt thương phẩm cần liên kết với các cơ sở, tổ chứ
c và cá
nhân thu gom, chế biến và kinh doanh sản phẩm thỏ trong và ngoài nước để thúc đẩy tiêu
thụ các sản phẩm chăn nuôi thỏ.

TTNCDT: Chọn lọc nuôi 400 cái; 80 thỏ đực
giống cụ kỵ sản xuất và cung cấp thỏ giống ông bà
và bố mẹ cho các cơ sở chăn nuôi
Tại Ninh Bình: 700 thỏ ông
bà, trong đó: Trại nhân
giống thỏ thịt Ninh Bình
quy mô 500 cái, 100 đực;
15-20 trang trại quy mô nhỏ
(5-30 cái sinh sản/trang
tr

i)
t

ng s

200 cái.
Tại Hà Tây: 800 cái, 160
đực sinh sản ông Bà: tại
TTNCDT 100 con; Công ty
Cổ Phần Trang Linh 200
con; 15-20 trang trại gia
đình tống số 500 con (10-
Đàn Cụ kỵ
400 cái + 80

đực sinh sản
Đàn ông bà:
1250 cái +
250 đực
sinh sản

Đàn bố mẹ
15000 cái +
3000 đực
sinh s

n
Các trang trại nuôi thỏ bố mẹ và sản xuất thỏ thịt thương
phẩm tại các tỉnh: Ninh Bình; Nam Định; Hà Nam; Hà Nội;
Hà Tây; Hoà Bình Hải Dương; Hưng Yên ; Thái Bình; Bắc
Giang; Bắc Ninh

16
2.1.2- Thời gian và địa điểm thực hiện Dự án
- Thời gian thực hiện Dự án từ tháng 24 tháng từ 01/2007 đến tháng 12/2008
- Địa điểm thực hiện Dự án tại Hà Tây (nay là Hà Nội), Ninh Bình và Hải Phòng.

2.2- Các nội dung chính
2.2.1- Hoàn thiện quy trình công nghệ
2.2.1.1- Hoàn thiện bản thiết kế chuồng trại nuôi thỏ
- Thiết kế hệ thống chống nóng và hệ thống chuồng trại chăn nuôi thỏ quy mô lớn.
-
Thiết kế hệ thống chống nóng và chuồng trại chăn nuôi thỏ quy mô vừa và nhỏ ở gia đình.
- Thiết kế hệ thống lồng nuôi thỏ, hệ thống máng ăn, hệ thống cung cấp nước uống và
máng uống cho thỏ trong điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn và chăn nuôi tận

dụng quy mô nhỏ ở gia đình.
2.2.1.2- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chọn lọc và nhân giố
ng thỏ
- Kỹ thuật chọn lọc cá thể thỏ giống theo ngoại hình.
- Kỹ thuật chọn lọc thỏ theo gia đình.
- Kỹ thuật đánh giá năng suất, chọn lọc thỏ giống kết hợp.
- Kỹ thuật nhân giống thuần tránh cận huyết và nhân giống thỏ lai.
- Kỹ thuật phát hiện động dục, và phối giống cho thỏ.
2.2.1.3- Hoàn thi
ện quy trình chế biến, sử dụng thức ăn cho thỏ.
- Kỹ thuật gieo trồng một số loại cây thức ăn nuôi thỏ.
- Kỹ thuật chế biến, dự trữ và sử dụng một số loại cây thức ăn thô xanh nuôi thỏ.
- Kỹ thuật chế biến, dự trữ và sử dụng một số loại phế phụ phẩm, thức
ăn thô khô nuôi thỏ.
- Kỹ thuật chế biến, dự trữ, phối chế và sử dụng một số loại thức ăn tinh nuôi thỏ.
- Xây dựng tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho các loại thỏ
2.2.1.4- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thỏ các loại
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thỏ sinh sản: thỏ đực giống, thỏ cái sinh sản giai đoạn chờ
ph
ối, chửa và đẻ; thỏ mẹ nuôi con và thỏ con theo mẹ.
- Kỹ thuật cai sữa và cai sữa sớm thỏ con.
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thỏ con sau cai sữa (giai đoạn 4 – 8 tuần tuổi)
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thỏ hậu bị giống (giai đoạn 9-24 tuần tuổi)
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thỏ thịt thương phẩm (giai đoạn 9-16 tuần tuổi)
2.2.1.5- Hoàn thiện quy trình phòng tr
ừ một số bệnh thường gặp ở thỏ
- Kỹ thuật vệ sinh phòng bệnh tổng hợp cho thỏ.
- Kỹ thuật phòng trừ bệnh Xuất huyết Truyền nhiễm (Bại Huyết) ở thỏ.
- Kỹ thuật phòng trừ bệnh Cầu trùng ở thỏ
- Kỹ thuật phòng trừ một số bệnh ký sinh trùng (ghẻ, rận nấm, giun sán ) ở thỏ.

- Kỹ thuật phòng trừ các b
ệnh đường hô hấp thường gặp ở thỏ.

17
2.2.2- Xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật.
- Điều tra khảo sát về tình hình chăn nuôi thỏ trong vùng dự án tại Ninh Bình, Hà tây
Bình trước khi thực hiện các nội dung khác của dự án.
Triển khai các hoạt động xây dựng mô hình theo các nội dung công việc sau.
- Thiết lập hệ thống cung cấp thức ăn xanh và cơ sở vật kỹ thuật cần thiết cho việc chăn
nuôi thỏ tại các điểm thự
c hiện mô hình của dự án.
- Cải tạo, xây lắp chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi thỏ tại các điểm thực hiện mô hình.
- Chọn lọc đàn thỏ giống cụ kỵ lắp giáp và thực hiện mô hình sản xuất thỏ ông bà và bố
mẹ tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
- Chọn lọc đàn thỏ giống ông bà, lắp giáp và thực hiện mô hình sản xuất thỏ bố m
ẹ tại các
điểm thực hiện mô hình ở Hà Tây và Ninh Bình.
- Triển khai các hoạt động của dự án, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tại các mô hình trại
nhân giống thỏ bố mẹ, chuyển giao công nghệ và cung cấp đàn thỏ bố mẹ cho các cơ sở
chăn nuôi thỏ giống bố mẹ và sản xuất thỏ thịt thương phẩm.
- Giám sát việc thực hiện các mô hình, điều chỉnh phù hợ
p tại các điểm với quy mô sau:
Bảng 5: Quy mô và địa điểm thực hiện mô hình
STT Tên trang trại Diện tích
cây thức
ăn (m
2
)
Diện tích
chuồng

trại (m
2
)
Số ô lồng
thỏ (ô)
Số thỏ đực
và cái ông
bà (con)
1 Mô hình chăn nuôi thỏ ông bà thâm canh quy mô lớn 100-500 thỏ ông bà/ trang trại
1.1 Trại thỏ giống TTNCDT quy mô100
cái và 20 đực giống ông bà và 500
con cụ kỵ
11340 1000 760 120
1.2 HTX Cấp Tiến, Tiên lãng, Hải Phòng
quy mô 200 thỏ cái giống ông bà.
18900 610 345 200
1.3 Trại nhân giống thỏ Ninh Bình quy
mô 500 thỏ cái giống ông bà
47250 750 650 500
2
Mô hình chăn nuôi thỏ ông bà bán thâm canh quy mô vừa 30-50 thỏ ôn
g

bà/trang trại
2.1 Trang trại Tại Phúc Thọ-Sơn Tây,
Hà Tây quy mô 50 cái ông bà
5670 300 150 60
2.2 3 trang trại tại Ba Vì, Sơn Tây Hà Nội
quy mô 40-60 thỏ ông bà/trang trại
11340 200 100 120-180

2.3 2 trang trại tại Nho quan, Ninh Bình quy
mô 40-60 cái giống ông bà/trang trại.
9450 180 100 80-120
3
Mô hình chăn nuôi thỏ ông bà bán thâm canh quy mô nhỏ dưới 30 cái sinh
sản/trang trại
3.1 Các trang trại thỏ giống ông bà tại Ba
Vì - Sơn tây Hà Tây.
18900 200 100 200
3.2 Các trang trại khác tại tỉnh Ninh bình
18900 170 100 200

Tổng cộng
141750 3210 2245 1500

×