Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Xây dựng đề án đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Chính sách khoa học và công nghệ tại Viện Chiến lược và Chính sách KHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.04 KB, 115 trang )


1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
_______________________________


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP BỘ NĂM 2009-2012

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ
CHÍNH SÁCH KH&CN

Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ Doãn Trịnh
Thành viên tham gia:
PGS.TS Trần Ngọc Ca
TS. Hoàng Xuân Long
TS. Nguyễn Quang Tuấn
PGS.TS Bùi Thiên Sơn
Ths. Nguyễn Ngọc Dung
Ths. Nguyễn Thị Thu Hường (thư ký)

9527

Hà Nội, năm 2012


2


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương 1. LUẬN CỨ VỀ VIỆC ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH
SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH
SÁCH KH&CN 7

I. Giới thiệu chung về Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ 7
1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 7
2. Kết quả đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Chính sách KH&CN của
Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ 8

3. Căn cứ pháp lý cho phép mở chuyên ngành tại Viện Chiến lược và Chính
sách Khoa học và Công nghệ 8

II. Phân tích đánh giá năng lực nghiên cứu - đào tạo của Viện Chiến lược và
Chính sách KH&CN 9

1. Năng lực nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN 9
2. Về kinh nghiệm trong đào tạo sau đại học chuyên ngành Chính sách khoa
học và công nghệ 11

3. Năng lực đội ngũ giảng viên và hướng dẫn nghiên cứu sinh 12
4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học 17
5. Tiềm lực vật chất, cơ sở hạ tầng 18
III. Khảo sát nhu cầu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành chính sách KH&CN 19
1. Nhu cầu chuyên ngành đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 19
2. Nhu cầu đào tạo qua số liệu khảo sát điều tra của Đề án 21

Chương 2. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO TIỄN SĨ
TRONG LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH KH&CN 24

I. Lịch sử hoạt động đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Chính sách KH&CN trên thế
giới 24

II. Hiện trạng đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Chính sách khoa học và công nghệ
và Quản lý khoa học và công nghệ tại một số nước trên thế giới 24

1. Đào tạo Chính sách khoa học và công nghệ tại Hoa Kỳ 24
2. Các nước Bắc Âu 25
3. Các nước Đông Âu 26
4. Các nước Tây Âu 28
5. Các nước châu Á 28
Chương 3. XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Mã số
62.34.70.01) 34


3
I. Văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đào tạo tiến sĩ 34
1. Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo 34

2. Thông tư số 10 /2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định Quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ 36

II. Khung Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Chính sách khoa học và
công nghệ 37


1. Mục tiêu của chương trình đào tạo 37
2 . Điều kiện tuyển sinh 38
3. Nội dung chương trình đào tạo 38
III. Danh mục và Nội dung đề cương bài giảng các môn học 42
1. Học phần Quản lý KH&CN và đổi mới 42
2. Học phần Quản lý Công nghệ 51
3. Học phần Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển KH&CN 54
4. Học phần Đầu tư và Tài chính cho KH&CN 64
5. Học phần Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN 71
IV. Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn, luận án và số lượng học viên, NCS có
thể tiếp nhận 77

KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80


4

LỜI NÓI ĐẦU

Với xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển của kinh tế tri thức, nguồn vốn con
người và tri thức ngày càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển và khả năng
hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, cùng
với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được coi là nền tảng và động lực
then chốt của phát triển kinh tế
- xã hội.
Kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới đã chỉ rõ, sự thành công
của mỗi nước tùy thuộc vào việc tận dụng một cách chủ động và sáng tạo các cơ hội
tham gia vào các công đoạn của chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu của quốc
gia đó. Do vậy, chiến lược và chính sách ngày càng đóng vai trò có ý nghĩa quyết

định đối với tương lai phát triển của nền kinh tế. S
ứ mệnh quan trọng này của chiến
lược và chính sách sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự hiện diện của đội ngũ
chuyên gia hoạch định chính sách khoa học và công nghệ. Chính vì lẽ đó, trong thời
gian gần đây, việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành Chính sách KH&CN trình
độ tiến sỹ trên thế giới đang ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều trung tâm đào tạo
trên đại học chuyên ngành Chính sách KH&CN
đã được hình thành và phát triển ở
các viện nghiên cứu, trường đại học nổi tiếng ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á.
Ở nước ta hiện nay, cùng với việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ hoạch
định chính sách kinh tế - xã hội nói chung, việc đào tạo đội ngũ cán bộ hoạch định
chính sách và quản lý khoa học và công nghệ nói riêng cũng ngày càng được chú
trọng. Đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách KH&CN đ
ã và đang thể hiện vai trò
quan trọng trong việc đề ra chủ trương, đường lối và chính sách phát triển khoa học
và công nghệ, gắn kết sự phát triển khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
Với nhận thức ngày càng tăng về vai trò, sứ mệnh và tác động của khoa học
và công nghệ đối với sự phát triển đất nước, các hoạt động nghiên cứu và xây dự
ng
chính sách KH&CN ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với sự kiện toàn hệ
thống tổ chức khoa học và công nghệ từ trung ương đến bộ, ngành và địa phương,
số lượng cán bộ cán bộ làm công tác quản lý và hoạch định chính sách khoa học và
công nghệ ở Bộ Khoa học và Công nghệ, các Vụ KH&CN thuộc các Bộ, ngành ở
Trung ương và các Sở KH&CN ở 63 tỉnh thành phố đã tăng lên nhanh chóng. Sự
phức tạp trong qu
ản lý phát triển khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá cũng
đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định


5
chính sách khoa học và công nghệ có trình độ cao, đủ sức đáp ứng được yêu cầu
mới.
Điểm lại hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính
sách khoa học và công nghệ ở nước ta thời gian qua, có thể thấy,việc đào tạo
chuyên ngành quản lư và chính sách khoa học và công nghệ tŕnh độ sau đại học ở
nước ta mới đang dừng ở cấp h
ọc thạc sỹ. Hiện nay, Trường đại học khoa học xã
hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia đang tiến hành việc mở mã ngành đào tạo
trình độ tiến sỹ chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ. Chưa có cơ sở đào
tạo nào tiến hành đào tạo chuyên ngành Chính sách KH&CN ở trình độ tiến sỹ.
Mặc dù khoa học và công nghệ, cùng với giáo dục và đào tạo, không ít lần
được coi là yếu tố
nền tảng, then chốt trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, sự thiếu
hụt đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách chuyên ngành chính sách
khoa học và công nghệ trình độ cao hiện nay đang là một tồn tại lớn, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc hình thành các chính sách có tính khoa học và thực tiến cao để
đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt của phát triển đất
nước.
Viện Chi
ến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ là cơ quan nghiên
cứu thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc đào
tạo cán bộ khoa học chuyên ngành Chính sách khoa học và công nghệ trình độ thạc
sỹ (mã số 60.34.70) và trình độ tiến sỹ (mã số 60.34.70.01) phục vụ cho công tác
xây dựng chiến lược, chính sách và quản lý khoa học và công nghệ trong toàn quốc.
Hoạt động đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Chính sách khoa học và công ngh

(mã số 60.34.70) được bắt đầu tại Viện từ năm 1989. Cho tới nay, Viện đã đào tạo
được 165 thạc sỹ Chính sách KH&CN, nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã phát
huy tác dụng trong các cơ sở khoa học và công nghệ. Bề dầy về năng lực và kinh

nghiệm đào tạo thạc sỹ Chính sách KH&CN sẽ là cơ sở để Viện thực hiện tốt đào
tạo tiến sỹ
chuyên ngành Chính sách KH&CN.
Trong thời gian qua, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
đã triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý
KH&CN. Đã chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng nhiều chủ trương, chính
sách lớn của Đảng và Nhà nước cung như nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan
trọng về KH&CN như: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ cao và các
Nghị định, Quyết đị
nh của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Việc tiến hành đào
tạo cán bộ chuyên ngành chính sách và quản lý KH&CN trình độ tiến sỹ tại Viện
Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ sẽ tạo điều kiện gắn kết chặt chẽ
giữa nghiên cứu với đào tạo và giữa nghiên cứu, đào tạo với hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn hoạt động đào t
ạo tiến sĩ chuyên ngành chính sách ở một số Viện nghiên

6
cứu về chính sách khác ở nước ta đã khẳng định tính đúng đắn và khả thi của chủ
trương này.
Với các lý do nêu trên, chúng tôi nhận thấy, việc xây dựng Đề án đào tạo
tiến sỹ chuyên ngành Chính sách KH&CN tại Viện Chiến lược và Chính sách Khoa
học và Công nghệ là cần thiết, đáp ứng đòi hỏi và nhu cầu thực tiễn, đồng thời phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và nă
ng lực của đơn vị. Đề án này thực hiện trong
thời gian 24 tháng với kinh phí là 550 triệu đồng.
Với mục tiêu là xây dựng bộ hồ sơ trình lên các cấp có thẩm quyền để đăng
ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Chính sách KH&CN tại Viện Chiến
lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Báo cáo tổng hợp Đề án bao gồm 3
chương:
Chương 1: Luận cứ về việc đào tạo ti

ến sỹ chuyên ngành Chính sách khoa
học và công nghệ tại Viện
Chương 2: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đào tạo tiến sỹ trong lĩnh vực
Chính sách khoa học và công nghệ.
Chương 3: Xây dựng khung chương trình đào tạo tiến sỹ chuyên ngành
Chính sách khoa học và công nghệ (mã số 62.34.70.01).
Phụ lục Bộ hồ sơ và các văn bản đăng ký đào tạo tiến sỹ chuyên ngành
Chính sách khoa học và công nghệ
Đề án này được thự
c hiện bởi nhóm tác giả gồm: ông Tạ Doãn Trịnh phụ
trách phần tờ trình và nội dung học phần Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ KH&CN; ông Trần Ngọc Ca phụ trách nội dung học phần Quản lý công nghệ,
ông Bùi Thiên Sơn phụ trách nội dung học phần Đầu tư và tài chính cho KH&CN,
ông Hoàng Xuân Long phụ trách nội dung học phần Quản lý KH&CN và đổi mới
và học phần Phương pháp xây dựng chiế
n lược và phát triển KH&CN, ông Nguyễn
Quang Tuấn phụ trách nội dung học phần Chính sách phát triển thị trường công
nghệ, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung phụ trách phần phân tích số liệu điều tra và các
văn bản pháp quy, và ông Nguyễn Hữu Hùng phụ trách phần Kinh nghiệm đào tạo
tiến sĩ chính sách KH&CN một số nước trên thế giới, và một số cộng tác viên khác.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn công trình này không tránh kh
ỏi
những thiếu sót (một phần do yếu tố khách quan như các chính sách, văn bản hướng
dẫn về hoạt động đào tạo tiến sĩ thay đổi liên tục trong 2 năm đề án tiến hành
nghiên cứu…). Nhóm tác giả hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để công trình
nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm nghiên cứu
Chủ nhiệm đề án: Tạ Doãn Trịnh

7


Chương 1.
LUẬN CỨ VỀ VIỆC ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN

I. Giới thiệu chung về Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ là cơ quan nghiên
cứu của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, được thành lập theo quyết định số
248/TTg, ngày 23 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất
2 Viện: Viện Nghiên cứu Dự báo và Chiến lược Khoa học và Công nghệ
(NISTFASS); Viện Nghiên cứu Quản lý Khoa học (ISM).
Ngày 8 tháng 6 năm 2009 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định số
955/QĐ-BKHCN Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Chiến lược và
Chính sách KH&CN. Quyết định này thay thế Quyết định số 101/Q
Đ-BKHCN
ngày 18/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành Điều lệ Tổ
chức và hoạt động của Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.
Cơ cấu tổ chức của Viện bao gồm:
- Ban Nghiên cứu chiến lược và dự báo;
- Ban Chính sách nhân lực và hệ thống tổ chức KH&CN;
- Ban Chính sách đầu tư và tài chính KH&CN;
- Ban Chính sách đổi mới và phát triển thị trường công nghệ;
- Ban Đào tạo sau đạ
i học và thông tin - thư viện;
- Văn phòng;
- Tạp chí Chính sách và quản lý KH&CN.
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN là đơn vị duy nhất đào tạo về Chính
sách khoa học và công nghệ trong cả nước và là đơn vị nghiên cứu khoa học và xây

dựng chính sách khoa học và công nghệ lớn nhất của đất nước.
Với hàng trăm đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở, đề án cấp nhà nước, dự án trong
nước và quốc tế về
nghiên cứu, xây dựng, tư vấn chính sách phát triển khoa học và
công nghệ có quy mô và tính chất khác nhau, Viện Chiến lược và Chính sách
KH&CN đã và đang khẳng định vị thế của một Viện nghiên cứu hàng đầu về các
vấn đề chính sách khoa học và công nghệ, đổi mới, dự báo khoa học và công nghệ.

8
Bên cạnh những hoạt động phối hợp với các tổ chức cơ quan trong nước, Viện luôn
coi trọng vai trò của hợp tác quốc tế vì những nỗ lực thúc đẩy, cải tiến chất lượng
nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo .
Trong thời gian tới Viện tập trung vào chiến lược xây dựng và phát triển một
số hướng nghiên cứu và mở rộng quan hệ hợp tác với các Viện nghiên c
ứu lớn
trong khu vực và trên thế giới.
2. Kết quả đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Chính sách KH&CN của Viện
Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
Với những thành tựu đã đạt được, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
đang khẳng định là một đơn vị nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao về chuyên
ngành Chính sách KH&CN. Viện luôn xem việc đáp ứng nhu cầu xã hội về những
ngành đạ
o tạo mới có tính thích ứng với thời đại là mối quan tâm trọng yếu hiện
nay.
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN đã bắt đầu đào tạo Sau Đại học
ngành Chính sách Khoa học và Công nghệ từ năm 1989 đến nay. Theo Quyết định
số 1539/QĐ-SĐH ngày 8/11/1989 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc mở ngành
đào tạo Chính sách KH&CN tại Viện Quản lý Khoa học, nay là Viện Chiến lược và
Chính sách KH&CN thuộ
c Bộ KH&CN.

Viện đã có kinh nghiệm trong công tác đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Chính
sách Khoa học và Công nghệ. Sau 22 năm triển khai chương trình, đã có trên 148
học viên bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Chính sách
Khoa học và Công nghệ - trong đó có 98% học viên bảo vệ luận văn tốt nghiệp đạt
điểm giỏi và suất sắc. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp trong quá trình công tác đã
được bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh
đạo quan trọng trong các cơ quan quản lý khoa
học công nghệ ở địa phương và trung ương. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã
tham gia giảng dạy đại học và sau đại học chuyên ngành quản lý, chính sách
KH&CN
Trên những nền tảng về kinh nghiệm và triển vọng phát triển trong thời gian
tới Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN tiếp tục định hướng mở rộng việc hợp
tác đào tạo với các trường đạ
i học, học viện theo nhu cầu của thị trường nhân lực
chất lượng cao hiện nay trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
3. Căn cứ pháp lý cho phép mở chuyên ngành tại Viện Chiến lược và Chính sách
Khoa học và Công nghệ
Việc mở chuyên ngành đào tạo tiến sĩ về chính sách KH&CN tại Viện Chiến
lược và Chính sách KH&CN dựa trên những căn cứ đã có trong văn bản của Nhà
nước như: Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 n
ăm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa

9
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Quyết định số 955/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 6 năm
2009 Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Chiến lược và Chính sách
KH&CN của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
II. Phân tích đánh giá năng lực nghiên cứu - đào tạo của Viện Chiến lược và
Chính sách KH&CN
1. Năng lực nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan c

ủa Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công
nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường
chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước
các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Nghị
đị
nh số 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN là đơn vị có nhiều năm kinh
nghiệm nghiên cứu và xây dựng chính sách khoa học và công nghệ. Viện là đơn vị
tiên phong trong các Viện nghiên cứu xây dựng và nhận nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ
chuyên ngành, Viện đã có 22 năm kinh nghi
ệm đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính
sách KH&CN và tiếp theo là triển khai xây dựng Chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ
chuyên ngành Chính sách KH&CN góp phần thực hiện sứ mệnh “tiên phong” và
phát huy lợi thế nghiên cứu gắn với giảng dạy và đào tạo trong hoạt động khoa học
và công nghệ. Các mảng kiến thức được đào tạo trong chương trình Tiến sĩ chuyên
ngành Chính sách KH&CN bao gồm khối kiến thức về khoa học xã hộ
i và nhân
văn, khối kiến thức khoa học tự nhiên, khối kiến thức kinh tế, khối kiến thức luật
học… sẽ tận dụng được đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, học liệu và điều
kiện cơ sở vật chất của Viện cũng như của Bộ Khoa học và Công nghệ đảm bảo
hiệu quả đào tạo.
Việ
n đặc biệt có thế mạnh và truyền thống trong việc đào tạo các nhà nghiên
cứu và các cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia phân tích và hoạch định chính
sách.Với lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện đã tham gia nghiên cứu
nội dung khoa học các văn bản quản lý Nhà nước; Hợp tác với các Bộ, ngành, địa
phương thực hiện ứng dụng KH&CN, tăng cường vai trò KH&CN trong phát triển
kinh tế - xã hội; Nghiên cứu những vấn đề

lý thuyết trong quản lý KH&CN cụ thể
như sau:
1.1. Kết quả nghiên cứu khoa học - xây dựng văn bản pháp quy
Viện đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì, tham gia nghiên cứu
nội dung khoa học của khoảng 40 văn bản quy phạm pháp luật:

10
- Nghị quyết Bộ Chính trị số 37-NQ/TW năm 1981 về Chính sách Khoa học
và kỹ thuật.
- Quyết định số 175/CP Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên
cứu Khoa học và kỹ thuật.
- Chiến lược quản lý khoa học kỹ thuật đến năm 2000 (năm 1986)
- Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (năm 1988).
- Nghị quyết Bộ Chính trị số 26/1991 về “Khoa học và công nghệ trong sự
nghiệp đổi mới”
- Luật Đầu tư nước ngoài (năm 2005).
- Chỉ thị số 99-CT Sắp xếp và kiện toàn mạng lưới các cơ quan nghiên cứu
khoa học và kỹ thuật (năm 1988).
- Quyết định số 324-CT Tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu Khoa
học và công nghệ (năm 1992).
- Chiến lược kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2000.
- Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 06/05/1993 Chiến lược Kinh t
ế Biển.
- Luật Khoa học và Công nghệ 21/2000/QH10.
- Quyết định số 175/CP-KG ngày 22/02/1999 Tầm nhìn Việt Nam đến năm
2020.
- Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31-12-2003 phê duyệt Chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010.
- Nghị định số 122/2003/NĐ-CP Thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ QG.

- Nghị định số 99/2003/NĐ-CP về Quy chế Khu công nghệ cao.
- Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg Đề án
Đổi mới cơ chế Quản lý khoa học
và công nghệ.
- Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg Đề án Phát triển Thị trường công nghệ.
- Luật Chuyển giao công nghệ (năm 2006)
- Luật Công nghệ cao (năm 2008)
- Quyết định số 439/QĐ-TTg Xây dựng tiêu chí lựa chọn Danh mục sản
phẩm khoa học và công nghệ quốc gia.
- Đề án Đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư cho khoa học và công nghệ.
- Đề án Tổ
ng kết thực hiện Nghị quyết TƯ 2 Khóa VIII.

11
- Đánh giá 2,5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X về khoa học và công
nghệ.
- Kiểm tra triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN đến 2010;
- Soạn thảo Nghị Quyết TƯ 7 Khóa X về Trí thức
- Xây dựng Chiến lược và Quy hoạch PT KH&CN một số Địa phương:
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,
Hòa Bình
- Thực hiện N/C các vấn đề lý thuyế
t về quản lý KH&CN như sau:
- Nghiên cứu về Hệ thống Quốc gia về Đổi mới ( phối hợp với ACPTT)
- Nghiên cứu về Dự báo tình báo KH&CN (phối hợp với Nhật, UNIDO)
- Nghiên cứu về phương pháp luận Đánh giá Tài sản Vô hình (phối hợp với
Đan Mạch)
- Nghiên cứu về Chỉ số Đổi mới (phối hợp với ACPTT)
- Nghiên cứu về Tri thức và KH&CN trong phát triển bền vững (ph
ối hợp

với WBI)
- Nghiên cứu về chính sách KH&CN ứng phó với BĐKH (phối hợp với
Rockerfeller)
- Nghiên cứu về phương pháp luận xây dựng Chiến lược phát triển KH&CN
(phối hợp với Hàn Quốc)
- Nghiên cứu về Chính sách đổi mới trong Khoa học và Công nghệ (phối hợp
với UNIDO, IPP)
2. Về kinh nghiệm trong đào tạo sau đại học chuyên ngành Chính sách khoa học
và công nghệ
Trong vòng 22 năm tham gia hoạt động đào tạo, Việ
n đã đào tạo và phối hợp
đào tạo 148 thạc sĩ chuyên ngành Chính sách Khoa học và Công nghệ, trong đó có
nhiều người đã và đang giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng trong các ban,
ngành của Đảng, các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương cho đến
các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân.
Đây là nền tảng quan trọng để Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN tiếp
tục đào t
ạo và bồi dưỡng các chuyên gia về quản lý, chính sách khoa học và công
nghệ, cũng như các nhà quản lý có khả năng tác nghiệp trong hoạt động thực tiễn.
Việc tập trung mở rộng bậc đào tạo sau đại học chuyên ngành Chính sách KH&CN
được xem là bước đi phù hợp với xu thế chung của các ngành đào tạo hiện nay, phát

12
triển theo mô hình học viện nghiên cứu tương tự như lộ trình của các Viện nghiên
cứu tại các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới hiện nay.
Trong những năm qua, việc đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính sách
KH&CN đã tạo cho Viện không những có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giảng
dạy sau đại học mà còn tạo cho Viện có mạng lưới đối tác rộng là các cơ sở đào tạo
và nghiên cứu trong và ngoài nướ
c, có đội ngũ cán bộ giảng dạy giàu kinh nghiệm,

có uy tín và là nhà nghiên cứu đầu ngành trong nhiều lĩnh vực.
Năm 2010 Viện được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng đề án đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Chính sách khoa học và công nghệ tại
Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ. Đề án tiến hành trong 2
năm 2010 - 2011.
Như vậy, việc tiến hành chương trình đào tạo Tiến s
ĩ Chính sách KH&CN có
tính khả thi cao, trên cơ sở tận dụng những thế mạnh riêng biệt hiện có của một
Viện nghiên cứu đặc thù về Chính sách và Quản lý KH&CN. Thế mạnh đóng vai
trò làm nền tảng này đưa đến những cơ hội cho sự liên kết đào tạo, phát triển các
nguồn lực nghiên cứu và tận dụng các cơ sở vật chất, kĩ thuật và nhân lực sẵn có
phù hợp với chuyên ngành
đào tạo Chính sách KH&CN.
3. Năng lực đội ngũ giảng viên và hướng dẫn nghiên cứu sinh
Tính đến thời điểm hiện tại số lượng cán bộ của Viện là 57 biên chế, trong
đó có 03 PGS.TS; 12 TS, 19 ThS; 06 học viên cao học. Bên cạnh đó Viện còn có
một đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm; liên thông trong Bộ Khoa học và Công nghệ (10
cán bộ kiêm nhiêm đều có học vị TS trở lên và 01 PGS, TS). Đội ngũ cộng tác viên
khoa học với hơn 20 nhà khoa họ
c thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia,
Học viện Khoa học Xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học
Luật… Nếu tính số cán bộ cơ hữu của Viện và cán bộ liên thông trong Bộ Khoa học
và Công nghệ có học vị TS trở lên có thể đảm nhận việc giảng dạy lĩnh vự
c Chính
sách KH&CN là 03 PGS.TS; 20 TS. Đây là nguồn nhân lực khoa học đảm bảo đủ
chất lượng để có thể triển khai giảng dạy bậc tiến sĩ chuyên ngành Chính sách khoa
học và công nghệ ở Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học và
Công nghệ.







13
Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo ngành
hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ/trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo
1


Số
TT
Họ và tên, năm sinh,
chức vụ hiện tại
Học
hàm,
năm
phong
Học vị, nước,
năm tốt
nghiệp
Chuyên ngành
Tham gia đào tạo
SĐH (năm, CSĐT)
Thành tích khoa học (số lượng
đề tài, các bài báo)
1 Tạ Doãn Trịnh
1956
Viện trưởng -

NISTPASS
TS;
Liên bang
Nga;
1994
Công nghệ
Tuyển khoáng
2001 02 nhiệm vụ cấp Bộ
01 đề án cấp Bộ
01 đề tài cấp tổng cục thống kê
01 nhiệm vụ NĐ thư cấp nhà
nước
2 Trần Ngọc Ca
1955
Vụ trưởng – Chánh
Văn phòng Hội đồng
Chính sách KH&CN
PGS
2011
TS;
Vương quốc
Anh;
1997.
Kinh tế của đổi
mới và phát
triển công nghệ

2000,
Viện Chiến lược và
Chính sách

KH&CN, Đại học
Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học
kinh tế quốc dân
4 cấp nhà nước.
4 đề tài cấp Bộ

1
Cán bộ cơ hữu là cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong biên chế (đối với các trường công lập) và cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở
lên) hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Luật lao động sửa đổi.


14
Số
TT
Họ và tên, năm sinh,
chức vụ hiện tại
Học
hàm,
năm
phong
Học vị, nước,
năm tốt
nghiệp
Chuyên ngành
Tham gia đào tạo
SĐH (năm, CSĐT)
Thành tích khoa học (số lượng
đề tài, các bài báo)
3 Hoàng Xuân Long

1959
Phó Viện trưởng
NISTPASS
TS;
Việt Nam;
1991.
Kinh tế 1997,
Đại học thương
mại, họ viện chính
trị QG Hồ Chí
Minh, Viện Chiến
lược và Chính sách
KH&CN
2 đề tài cấp tỉnh
2 đề tài cấp Bộ
12 bài báo
4 Nguyễn Quang Tuấn
1963
Phó Viện trưởng
NISTPASS
TS;
Canada;
2008 .
Địa lý 2009,
Viện chiến lược và
Chính sách
KH&CN
2 đề tài cấp cơ sở
3 đề tài cấp Bộ
2 đề tài cấp Nhà nước

7 bài báo
5 Bạch Tân Sinh
1961
Trưởng ban Chính sách
Nhân lực và hệ thống tổ
chức KH&CN
TS;
Đan Mạch;
1998.
Kế hoạch và
phát triển
2006,
Viện Chiến lược và
Chính sách
KH&CN
2 đề tài cấp nhà nước
5 cấp Bộ
1 cấp tỉnh
1 dự án
10 bài báo công bố
6 Bùi Thiên Sơn
1954
Trưởng ban Chính sách
Đầu tư và tài chính
KH&CN
PGS
2007
TS;
Việt Nam;
2002.

Kinh tế 1997,
Viện Chiến lược và
Chính sách
KH&CN; Học viện
tài chính kế toán
5 đề tài cấp Bộ;
5 đề tài cấp viện
35 bài báo công bố

15
Số
TT
Họ và tên, năm sinh,
chức vụ hiện tại
Học
hàm,
năm
phong
Học vị, nước,
năm tốt
nghiệp
Chuyên ngành
Tham gia đào tạo
SĐH (năm, CSĐT)
Thành tích khoa học (số lượng
đề tài, các bài báo)
7 Đặng Duy Thịnh
1948
Nguyên Phó Viện
trưởng NISTPASS

TS;
Đức;
1983 .
Hóa học 1997,Trường Đại
học Khoa học xã
hội và nhân văn,
Viện Chiến lược và
Chính sách
KH&CN
1 đề tài cấp tỉnh
3 đề tài cấp Nhà nước
4 đề tài cấp tỉnh
6 bài báo
8 Nguyễn Thị Anh Thu
1956
Nguyên Phó trưởng ban
Chính sách Đầu tư và
tài chính KH&CN
TS;
Nga; 1992.
Kinh tế học 1997,
Đại học Quốc gia,
Viện Chiến lược và
Chính sách
KH&CN, Đại học
khoa học xã hội và
nhân văn
3 đề tài cấp Bộ
2 đề tài cấp Nhà nước
5 bài báo

9 Hồ Ngọc Luật
1955
Vụ trưởng – Trưởng
Ban Địa phương MOST
TS;
Hungary;
1985.
Toán vận trù 1998,
Trường ĐH khoa
học xã hội và nhân
văn, Viện Chiến
lược và Chính sách
KH&CN
2 đề tài cấp nhà nước;
2 đề tài cấp Bộ
50 bài báo trên các tạp chí

16
Số
TT
Họ và tên, năm sinh,
chức vụ hiện tại
Học
hàm,
năm
phong
Học vị, nước,
năm tốt
nghiệp
Chuyên ngành

Tham gia đào tạo
SĐH (năm, CSĐT)
Thành tích khoa học (số lượng
đề tài, các bài báo)
10 Mai Hà
1954
Vụ trưởng Vụ hợp tác
Quốc tế - MOST
PGS
2011
TS;
Nga;
1980.
Điều khiển học
kinh tế
1996,
Viện Chiến lược và
Chính sách
KH&CN, Trường
Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn;
Đại học văn hóa
1 đề tài cấp Nhà nước;
2 đề tài cấp tỉnh;
3 đề tài cấp Bộ
3 bài báo
11 Nguyễn Văn Học
1949
Nguyên Trưởng ban
Chính sách Nhân lực và

hệ thống tổ chức
KH&CN
TS;
Nga;
2005.
Khoa học kỹ
thuật
2005
Viện Chiến lược và
Chính sách
KH&CN, Trường
Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn
4 đề tài cấp Bộ
24 bài báo
12 Trần Xuân Định
1947
Nguyên Vụ trưởng Vụ
TCCB - MOST
TS;
Bulgaria;
1982.
Truyền động
điện
1993,
Đại học bách khoa,
Viện Chiến lược và
Chính sách
KH&CN, Đại học
Khoa học xã hội và

nhân văn
3 đề tài cấp nhà nước,
nhiều đề tài cấp bộ và cơ sở
Nhiều bài báo


17

4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Hiện nay, Viện đã có quan hệ và hợp tác nhiều Viện nghiên cứu, trường đại
học, tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách
KH&CN trên thế giới. Ngoài các nước có quan hệ truyền thống như CHLB Nga,
Trung quốc, các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch), Viện đ
ã mở rộng mối quan
hệ với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Malaysia, Philippin.v.v… và
các nước phát triển khác như CHLB Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc. Viện cũng có
quan hệ với các tổ chức quốc tế như: CIDA Canada, Sida Thuỵ điển, World
Bank,… Đó là các yếu tố rất thuận lợi để Viện phát triển và nâng cao năng lực
nghiên cứu và đào tạo của Viện.
Một số hoạt động h
ợp tác quốc tế điển hình mà Viện đã tiến hành trong thời
gian gần đây là:
- Chủ trì Dự án “Tư vấn chính sách về chiến lược,chính sách khoa học, công
nghệ và đổi mới 2011-2020 và thực hiện Luật Công nghệ cao”; Cơ quan tài trợ:
UNIDO.
- Chủ trì dự án “Hỗ trợ xây dựng khung chiến lược KH&CN theo cách tiếp
cận hệ thống đổi mới và cơ chế điều chỉnh”; Cơ quan tài trợ
: “Đối tác Đổi mới Sáng
tạo Việt Nam - Phần Lan”.
- Chủ trì và là cơ quan điều phối dự án “Mạng lưới các thành phố châu Á có

khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu”;Cơ quan tài trợ: Quỹ Rockefeller.
- Chủ trì dự án “Diễn đàn tri thức về thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực
châu Á”; Cơ quan tài trợ: Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Điển (Sida).
- Chủ trì d
ự án “Mô hình truyền thông về rủi ro do biến đổi khí hậu hỗ trợ
cho công tác thích ứng tại các cộng đồng ven biển và châu thổn tại Việt Nam”; Cơ
quan tài trợ: Trung tâm Phát triển Quốc tế Canada (IDRC), Canada
- Chủ trì Dự án “Xây dựng thiết chế thị trường công nghệ cho chuyển giao
công nghệ cho các DNVVN - nghiên cứu trường hợp ba ngành sản phẩm chế biến
nông nghiệp là chè, rau quả và tôm”; Cơ quan tài trợ: Tổ chức Sida - Thụy điển .
- Tham gia Chương trình nghiên cứu về “Quản trị tài nguyên nước ở Khu
vực Mê Kông” (M-POWER) hoạt động từ đầu năm 2006 do Ngân hàng Phát triển
Liên hợp Quốc về Nông nghiệp (IFAD) tài trợ. Viện là một trong những sáng lập
viên.
- Tham gia Chương trình nghiên cứu có tên “Mạng lưới Nghiên cứu vùng
Mê Kông bền vững” (SUMERNET), do Sida - Thuỵ Điển tài trợ từ đầu năm 2006.
Viện là một trong số ít sáng lập viên của Chương trình.

18
- Tham gia Chương trình hợp tác nghiên cứu về Đổi mới do IBM tài trợ.
- Tham gia Mạng lưới STEPAN.
5. Tiềm lực vật chất, cơ sở hạ tầng
- Phòng học và trang thiết bị phòng học
Viện hiện có 3 phòng học l ý thuyết và phòng học ngoại ngữ, có đầy đủ bàn,
ghế, bục giảng, điện chiếu sáng, thiết bị âm thanh; được trang bị các phương tiện
giảng dạy hiện đại nh
ư máy chiếu, máy tính, thiết bị âm thanh, điều hòa nhiệt độ…
phòng học hiện đại cho chương trình đào tạo sau đại học, 1 phòng chuyên dùng bảo
vệ luận văn và luận án tiến sỹ.
- Máy tính, mạng Internet

Máy tính và nối mạng Internet đến các phòng học lớn. Phòng học đa năng,
máy tính nối mạng Internet, máy chiếu, hệ thống âm thanh, đảm bảo giảng viên có
thể áp dụng các phương pháp giảng dạy mới.
Các máy tính ở
các phòng, ban nghiên cứu đều có hệ thống máy tính cấu
hình cao, được nối mạng nội bộ và Internet 24/24h. Giảng viên có thể khai thác,
trao đổi, cập nhật thông tin phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cũng như
các công tác quản lý.
Hiện nay, Viện đã lắp đặt mạng Internet không dây để phục vụ nhu cầu truy
cập thông tin của cán bộ, giảng viên và học viên. Viện có 2 phòng hội thảo 1 phòng
khai thác mạng với trên 45 máy tính được kết nối m
ạng Internet.
- Thư viện, phòng đọc
Thư viện Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN là thư viện chuyên ngành
đặc biệt lưu trữ, phổ biến và cung cấp các thông tin chuyên ngành về quản lý, chính
sách, nghiên cứu dự báo khoa học và công nghệ. Với Khung phân loại tài liệu
chuyên ngành đặc biệt được xây dựng và hoàn thiện từ năm 1997. Viện đã dành cho
thư viện 4 phòng tại tòa nhà B với tổng diện tích sử dụng 200m
2
, gồm 1 phòng cho
mượn và 1 phòng đọc (1 phòng đọc tổng hợp, 1 phòng đọc báo, tạp chí và 1 phòng
đọc đa năng). Mỗi năm thư viện được bổ sung từ 400 – 500 cuốn sách chuyên
ngành về dự báo, chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, trên 40 loại báo
và tạp chí trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra thư viện còn là địa chỉ thụ hưởng tài liệu từ Quỹ Châu Á và Thư
viện Quốc gia Việt Nam.
- Thông tin tư liệu trong và ngoài nước
Thư vi
ện Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN có khoảng 7.000 cuốn
sách chuyên ngành về chính sách, quản lý, dự báo KH&CN, (trong đó trên 2.500

cuốn sách tham khảo bằng Tiếng Anh) và khoảng 40 tạp chí.

19
Bên cạnh các sách và tạp chí, đặc biệt, thư viện có các cơ sở dữ liệu toàn văn
các bài báo phục vụ nghiên cứu chiến lược và chính sách KH&CN với 600 biểu ghi;
CSDL tóm tắt luận văn thạc sĩ, CSDL toàn văn các công trình nghiên cứu. CSDL
chuyên gia KH&CN
Các thông tin chuyên đề phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý, xây dựng
chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ được cung cấp hàng tháng trên
website với các nội dung mới được dịch từ các tài liệu tiếng Anh.
Mục tin quố
c tế cung cấp các hoạt động về nghiên cứu trong lĩnh vực Chính
sách KH&CN trên toàn thế giới, xu hướng phát triển KH&CN, đổi mới KH&CN
của các nước trên thế giới được cập nhật liên tục hàng ngày.
Website của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN với lượt truy cập từ
2000-3000 lượt/ngày.
- Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ
Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Chiến
lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ là nơi công bố những kết quả nghiên
cứu của các nhà quản lý, nhà khoa học liên quan đến chính sách về quản lý khoa
học và công nghệ. Tạp chí xuất bản 1 năm 4 số.
III. Khảo sát nhu cầu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành chính sách KH&CN
1. Nhu cầu chuyên ngành đào tạo đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội
Các Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách Khoa học và Công nghệ do Viện
Chiến lược và Chính sách KH&CN đào tạo đều đảm bảo về chất lượng, có khả năng
tác nghiệp quản lý, tư vấn, nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ. Họ đang đóng vai trò tích cực đối với công tác quả
n lý trong thực tiễn. Tuy

nhiên, chính đội ngũ này đang rất cần bổ sung và cập nhật những kiến thức quản lý
KH&CN ở bậc học cao hơn để có thể tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn
cũng như giảng dạy trong lĩnh vực liên tục có những biến động lớn này.
Các thạc sĩ Chính sách KH&CN đã tốt nghiệp hơn hai mươi năm đang làm
nhiề
u việc khác nhau thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ là những đối tượng
đang có nhu cầu cấp thiết tiếp tục được đào tạo lên bậc tiến sĩ. Đây là một nhu cầu
rất lớn đòi hỏi Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, một cơ sở đào tạo lớn cần
có những chiến lược phù hợp đáp ứng kịp thời.
Bên cạnh đó, nguồ
n nhân lực được đào tạo đảm bảo tính khác biệt đối với
các chương trình đào tạo hiện nay ở trong nước. Dựa trên khối lượng kiến thức cơ
bản và chuyên ngành, Chương trình được thiết kế có tham khảo các đề án đào tạo
tương tự trong và ngoài nước, kết hợp hài hòa với phương pháp giảng dạy tích cực
theo dự án, tiến hành phân tích các tình huống nghiên cứu cụ thể (case-study) và

20
thực tập thực tế (field - trip).Với một kết cấu hiện đại chương trình sẽ tạo dựng cơ
hội cho nghiên cứu sinh tiếp cận kiến thức quản lý khoa học và công nghệ một cách
hệ thống và cơ bản, nâng cao kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình
huống trong thực tiễn.
Với nhu cầu về đào tạo như vừa trình bày, những nghiên c
ứu sinh được cấp
bằng Tiến sĩ chuyên ngành Chính sách KH&CN có khả năng đáp ứng những đòi hỏi
ngày càng cao hơn của việc lập kế hoạch, tổ chức, triển khai các hoạt động cũng
như tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực chính sách, quản lý khoa
học và công nghệ trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay.
Tiến bộ khoa học và công nghệ cung cấp các c
ơ sở năng lực cạnh tranh quốc
tế và chiếm phần lớn sự tăng trưởng quốc gia và cải thiện chất lượng cuộc sống trên

khắp thế giới. Khả năng để tạo ra, điều chỉnh, và áp dụng công nghệ mới vô cùng
quan trọng trong xã hội hiện đại.
Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ đồng thời cũng là những thách
thức mới hi
ện nay, bao gồm cả thay đổi trong xã hội và nền kinh tế. Các mối quan
tâm mới nổi lên như đạo đức sinh học, nhu cầu ngày càng bức xúc đối với việc đánh
giá các rủi ro và chi phí xã hội (khoa học pháp lý), tranh chấp và bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ.
Trong môi trường toàn cầu ngày nay, đổi mới là điều cần thiết để giải
quyết các vấn đề xã hội và chiếm ưu thế trước s
ự cạnh tranh. Những hướng ưu tiên
phát triển công nghệ của Việt Nam trong các lĩnh vực như: Phát triển công nghệ
thông tin, thăm dò không gian, biến đổi di truyền và tiến bộ trong khoa học vật
liệu được xác định và hình thành từ các tổ chức chính sách khoa học và công nghệ.
Đảng và Chính phủ đã nhận thức các vấn đề trên một cách hết sức sâu sắc và
đã thể hiện quan điểm coi trọng các Chính sách phát triển và đổi m
ới trong đường
lối lãnh đạo và quản lý thông qua các cương lĩnh chính trị, nghị quyết…
Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững đất nước. (Luật KH&CN năm 2000)
Ngày 14/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Thông báo
Hội nghị lần thứ 13. Về
một số nhiệm vụ định hướng phát triển và cơ cấu lại nền
kinh tế, Thông báo của Ban chấp hành nêu 12 nội dung lớn trong đó có nêu “Phát
triển khoa học-công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển
nhanh, bền vững”; Đổi mới toàn diện và phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

21

Một trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”(Sđd, tr.106) được
xem là khâu đột phá thứ hai.
Các nghiên cứu khoa học về chính sách KH&CN được thực hiện ở rất nhiều
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn
Quốc…Đặc biệt trong cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, với sự nổi lên của một số quốc
gia nhờ vào sự phát triể
n của khoa học và công nghệ như Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản đã gây ra những cú sốc cho các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,
Đức… Họ đã thành lập các trung tâm nghiên cứu về chính sách phát triển khoa học
và công nghệ của các nước mới nổi. Từ đó rút ra các bài học cho chính bản thân họ,
khuyến cáo chính phủ cần có chính sách đổi mới trong hoạt động nghiên cứu khoa
học cũng như quản lý khoa học và công nghệ và từ
đó xây dựng các chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ cho quốc gia.
Chính đó là lý do dẫn đến nhu cầu đào tạo những nhà khoa học có khả năng
nghiên cứu, phân tích, đánh giá và quản lý chuyên nghiệp trong lĩnh vực KH&CN.
Năm 1989 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 1539/QĐ-SĐH ngày
8/11/1989 về việc mở ngành đào tạo Chính sách khoa học và công nghệ tại Viện
Quản lý Khoa học, nay là Viện Chiế
n lược và Chính sách KH&CN thuộc Bộ
KH&CN. Như vậy, tính đến nay Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN là đơn vị
đầu tiên và lâu năm nhất đã có hơn 22 năm kinh nghiệm đào tạo sau đại học về
chuyên ngành chính sách KH&CN với số lượng hơn 148 thạc sĩ
2
.
Trước nhu cầu ngày càng cao về đào tạo chuyên gia có trình độ cao đáp ứng
yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước, Viện Chiến lược và Chính sách
KH&CN đã có hợp tác liên kết đào tạo với Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Học Viện Khoa học và Xã hội thuộc

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ
của Viện ðã tăng từ 15
chỉ tiêu lên 25 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011.
Trong số những thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi và suất sắc trong vòng 22 năm
qua, rất nhiều người đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý có nhu cầu
nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc mong muốn được đào tạo tiến sỹ
2. Nhu cầu đào tạo qua số liệu khảo sát điề
u tra của Đề án
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát nhu cầu tại 4 nhóm đối tượng chính:
Nhóm viện nghiên cứu; Trường đại học, Doanh nghiệp và các sở, bộ ban ngành.


2
Mười năm sau 1998 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
được đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số 1116/QĐ-
BGD&ĐT/SĐH ngày 22/3/1999. Đây là một chuyên ngành trong mã ngành đào tạo Chính sách và Quản lý
Khoa học và Công nghệ, đến nay đã có trên 170 thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ.


22
Theo lĩnh vực hoạt động, tỷ lệ số người tham dự trả lời như sau: Lĩnh vực nghiên
cứu chiếm 6,36% số người trả lời, lĩnh vực giảng dạy chiếm 12,7% số người trả lời,
số người làm việc trong khu vực quản lý KH&CN trả lời phiếu hỏi chiếm 33,05%
và các lĩnh vực khác là 38,98%.

Bảng 1. Tỷ lệ số người tham dự trả
lời theo lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực Nghiên cứu Giảng dạy Quản lý Khác KTL
Tổng 15 30 78 92 21
Tỷ lệ % 6.36 12.71 33.05 38.98 8.9

Bảng 2. Đánh giá về mức độ cần thiết của kiến thức về chính sách khoa học và
công nghệ đối với công việc hiện tại của người được hỏi.
Mức độ cần Kiến thức về
chính sách KH&CN
Rất cần Cần Không cần Khác
Tổng 70 112 14 40
Tỷ lệ % 29.66 47.46 5.93 16.95
Qua số liệu bảng 2 chúng ta thấy, số người trả lời rất cần các kiến thức về
quản lý, chính sách KH&CN chiếm tỉ lệ rất cao 29,66%, số người cần kiến thức này
cũng chiếm tới 47,66%, qua đó chúng ta thấy gần 77% số người được hỏi đều coi
trọng và có nhu cầu cao về kiến thức về chính sách cũng như quản lý KH&CN.
Điều nay cho thấy Viện cần tích cự
c hơn nữa trong việc tổ chức các khoá học
truyền bá kiến thức về chính sách KH&CN và nhu cầu kiến thức về chính sách
KH&CN trong xã hội, đặc biệt là tại các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy và quản lý,
thực thi chính sách KH&CN là rất bức súc.
Số người được hỏi có nhu cầu đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Chính
sách KH&CN được thể hiện qua Bảng 3 sau đây.
Bảng 3 Nhu cầu đào tạo thạ
c sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Chính sách KH&CN
Ý định học Ths TS CS KHCN
Tổng 85 47 40
Tỷ lệ % 36.02 19.92 16.95
Số liệu điều tra cho thấy số người có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ trong
5-10 năm tới là rất lớn. Trong số 240 phiếu thu về có 36,02% số người trả lời có
nhu cầu học cao học, 19,92% số người được hỏi có nhu cầu tiếp tục làm nghiên cứu
sinh, đặc biệt trong số đó có 16,95% số người trả lời tương đương với 40 người trả
lời có nhu cầu làm nghiên c
ứu sinh (Tiến sĩ) chuyên ngành chính sách KH&CN.


23
Con số này cho thấy nhu cầu đào tạo từ đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến
nghiên cứu, xây dựng và thực thi chính sách KH&CN là rất lớn. Đây là con số khá
ấn tượng để Viện đẩy nhanh nhiệm vụ đăng ký đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành chính
sách KH&CN tại Viện. Công việc này một phần đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội
đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cho đội ng
ũ cán bộ tại Viện hiện
đang làm công tác nghiên cứu, xây dựng và hoạch định chính sách KH&CN để tiếp
tục thúc đẩy công tác nghiên cứu tại Vịên.

24

Chương 2.
NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO TIỄN SĨ
TRONG LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH KH&CN

I. Lịch sử hoạt động đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Chính sách KH&CN trên thế
giới
Hoạt động đào tạo về chính sách khoa học và công nghệ đang được diễn ra
tại nhiều trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới như Học việ
n Vì
sự tiến bộ của khoa học (AAAS); Học viện Quan hệ quốc tế/The Elliott school of
International Affairs, Học viện Công nghệ Virginia/Virginia Polytechnic Institute
and State University (Hoa Kỳ), Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn
Quốc (KAIST), Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Nhật Bản/National
Institute of Science and Technology Policy. Đại học Đại học Lund Thuỵ Điển.
Chương trình đào tạo Tiến sỹ trong lĩnh vực Chính sách KH&CN được thực
hiện tại nhiều nước. Thoạt đầu, t
ừ những năm 50 của thế kỷ XX, những luận án tiến
sỹ liên quan tới chính sách và quản lý KH&CN được thực hiện trong các lĩnh vực

như xã hội học, kinh tế học, lịch sử khoa học, khoa học quản lý,… Đến nay, bên
cạnh việc vẫn tồn tại các luận án về lĩnh vực chính sách KH&CN được bảo vệ trong
các lĩnh vực trên, nhiều nước đã có chương trình đào tạo tiế
n sỹ riêng về lĩnh vực
này với các tên gọi có thể khác nhau, ví dụ: “Chính sách KH&CN" ở Đan Mạch,
Thụy Điển, Anh ; “Kinh tế, quản lý tiến bộ khoa học - kỹ thuật” ở CHLB Nga,
Ukrain… và nhiều nước SNG.
II. Hiện trạng đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Chính sách khoa học và công nghệ
và Quản lý khoa học và công nghệ tại một số nước trên thế giới
1. Đào tạo Chính sách khoa học và công nghệ tại Hoa Kỳ
Tại Hoa kỳ có các địa chỉ sau tham gia đào tạo tiến sĩ về chính sách khoa học
và công nghệ:
Đại học Arizona State-Hiệp hội Khoa học, Chính sách và kết quả
Đại học Colorado, Trung tâm Nghiên cứu chính sách Khoa học và Công
nghệ
Đại học George Washington- Elliot Khoa học quốc tế và Chương trình chính
sách công
Đại học Harvard Kennedy -Khoa học, Công nghệ và Chương trình chính
sách công
Đại học Massachusetts, Amherst-Trung tâm chính sách công và Quản trị

25
Đại học Michigan, Ford Trường Chính sách công
Đại học Minnesota, Hubert H. Humphrey Học Viện Chính sách Công
Đại học Princeton-Woodrow Wilson trường công cộng và vấn đề quốc tế
Tại các trường đại học và học viện nghiên cứu tại Hoa kỳ, chính sách khoa
học và công nghệ được nằm trong ngành khoa học về chính sách công. Các nghiên
cứu sinh ngành chính sách công sẽ chọn chuyên ngành nghiên cứu về chính sách
khoa học và công nghệ hoặc trong ngành khoa học về chính sách.
2. Các nước Bắc Âu

Ở Thụy Điển đã có ch
ương trình đào tạo Thạc sĩ và TS về Chính sách
KH&CN bắt đầu từ những năm 80. Yêu cầu đào tạo tiến sỹ tại Đại học Lund (Thụy
Điển) có thời gian là 4 năm. Tổng thời lượng của chương trình đào tạo là 240 tín chỉ
(credits), trong đó được chia thành 2 phần: bài giảng (course component) gồm 75
tín chỉ và phần luận án (thesis component) là 165 credits. Trong 4 năm đào tạo theo
chương trình TS, có 2 năm học liên tục để hoàn thành ph
ần “Khung” được tính
bằng luận án với 75 credits và phần bài giảng với 45 credits. Các học phần được
thực hiện theo Chương trình Khung (general syllabus) do Khoa biên soạn. Nghiên
cứu sinh phải hoàn thành một luận án (doctoral thesis), trình bày kết quả nghiên cứu
độc lập theo đúng tiêu chuẩn học thuật (high scholarly standard). Luận án của
nghiên cứu sinh sẽ được trình bày và bảo vệ công khai ở Hội đồng quốc gia (the
Higher Education Ordinance) sau khi được thông qua ở Khoa (the Faculty of Social
Sciences) tại Đại học Lund.
Tại Hà Lan
có trường Đại học Maastricht – khoa nghiên cứu khoa học và
công nghệ (TSS) được thành lập từ năm 1994. Kể từ khi thành lập các nhà nghiên
cứu khoa học đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công nghệ. TSS đã phối hợp cùng
với khoa triết học, lịch sử, văn học và nghệ thuật thành lập ra khoa năng khiếu nghệ
thuật và văn hoá của trường đại học Maastricht. Về quá trình đào tạo, Hiệp hội
trường đại học quốc tế Châu Âu đã tổ chức một khoá học mới cấp bằng thạc sĩ về
nghiên cứu xã hội, KH&CN ở Châu Âu (ESST). Mục đích chính của chương trình
ESST là đào tạo những nhà khoa học có hiểu biết sâu rộng, có khả năng trình bày
các vấn đề mà Châu Âu và thế giới đang phải đối mặt hoặc sẽ gặp phải trong thời
gian tới. Trong đó bao gồm c
ả chiến lược giải quyết cũng như mối quan hệ qua lại
giữa xã hội KH&CN. Khóa học thạc sĩ này do một hiệp hội của các bộ môn STS
đứng đầu trong các trường đại học STS tổ chức. Khoá học này cũng hợp tác với một
số ngành công nghiệp. Trường Đại học Hà Lan về khoa học, công nghệ và văn hoá

(WTMC) đang cộng tác thường xuyên với các nhà nghiên cứu Hà Lan nghiên cứu
sự phát triển của khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại với các chương trình đào
tạo, nghiên cứu liên quan đến: phương thức thiết kế và tổ chức của KH&CN được
kết hợp với sự phát triển của các xã hội và nền văn hoá hiện đại, hợp lý hoá; Những

×