Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

bài dự thi trình bày hiểu biết ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý chỉ đạo điều hành của đơn vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.2 KB, 13 trang )

Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
0

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HỒNG BÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN












BÀI DỰ THI

TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT, ỨNG DỤNG KHOA HỌC
TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ĐƠN VỊ











Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật
lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp
phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này bao gồm việc chia vấn đề thành các
cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể.
Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả
khi đề cập đến các vấn đề hiện đại
Thế giới đã trở nên tăng sự liên nối và các chu trình nhân quả phản hồi, nội sinh
bây giờ chi phối hành vi của các biến quan trọng trong các hệ thống xã hội và kinh tế. Để
hiểu nguồn gốc và giải pháp cho các vấn đề hiện đại, cách tư duy tuyến tính máy móc
phải nhường chỗ cho cách tư duy hữu cơ và phi tuyến, thường hay được nói tới như cách
tư duy hệ thống – cách tư duy với việc thừa nhận vị trí thứ nhất của cái toàn thể.
Cách tiếp cận tư duy hệ thống về cơ bản khác với cách tiếp cận phân tích
truyền thống. Tư duy hệ thống tập trung vào các đối tượng được nghiên cứu
tương tác với các thành phần khác của hệ thống có chứa nó – hệ thống vốn là tập
hợp các phân tử tương tác để tạo ra hành vi. Tư duy hệ thống làm việc bằng cách
mở rộng góc nhìn của nó.
Đặc trưng của tư duy hệ thống là làm cho nó rất có hiệu quả trong hầu hết
các kiểu vấn đề khó giải quyết nhất: những vấn đề bao gồm các yếu tố phức tạp,
những vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào quá khứ hay hành động của các yếu tố
khác và những hành động bắt nguồn từ sự phối hợp không hiệu quả giữa những
yếu tố tham dự.
PHẦN I: NHẬN THỨC VẤN ĐỀ

Trước tiên ta cần hiểu tư duy hệ thống là gì?
Tư duy hệ thống cung cấp một viễn cảnh mới mạnh mẽ, một ngôn ngữ
riêng và một tập các công cụ có thể dùng để đề cập tới những vấn đề hóc búa
nhất trong cuộc sống và công việc thường ngày. Tư duy hệ thống là cách hiểu
thực tế nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các phần của hệ thống, thay vì chỉ bản
thân các bộ phận. Dựa trên lĩnh vực nghiên cứu có tên là tính năng động hệ
thống, tư duy hệ thống có giá trị thực tế dựa trên nền tảng lý thuyết chắc chắn.
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
2
Tư duy hệ thống bao gồm bốn thành phần:
Tư duy theo mô hình: hiểu tường minh việc mô hình hóa.
Tư duy theo mô hình cũng chứa đựng khả năng xây dựng mô hình. Mô
hình phải được xây dựng, làm hợp lệ và phát triển thêm nữa. Khả năng xây dựng
mô hình và phân tích mô hình phụ thuộc một phần lớn vào công cụ sẵn có để mô
tả mô hình. Chọn một dạng biểu diễn thích hợp (như biểu đồ chu trình nhân quả,
biểu đồ kho là luồng, phương trình) là điểm mấu chốt của tư duy hệ thống.
Tư duy theo tương quan: tư duy theo cấu trúc hệ thống, tương quan.
Nền tảng của cách tư duy này là phác họa chính xác giữa nguyên nhân và
hậu quả. Để giải thích một hiện tượng chúng ta phải tìm “nguyên nhân” của nó
(có lẽ là một). Người ta giả thiết rằng nguyên nhân này tồn tại và hậu quả bao
giờ cũng có thể được quan sát bất kỳ khi nào nguyên nhân hợp thức. Những từ
và cụm từ như “vì”, “do vậy”, “nếu – thì” ký hiệu cho quan niệm tư duy như vậy
trong ngôn ngữ hàng ngày. Điều tương tự về toán học là khái niệm hàm với một
biến độc lập (= “nguyên nhân”) và một biến phụ thuộc (= “hậu quả”). Tương
phản với cách tư duy này trong mối quan hệ nhân quả, có thể được gọi là tư duy
chức năng hay tư duy tuyến tính – là tư duy theo tương quan.
Tư duy động tư duy theo các tiến trình động (trễ, chu trình phản hồi, dao động).
Hệ thống có hành vi nào đó qua thời gian. Tính trễ và dao động thời gian

là tính năng điển hình của hệ thống, điều có thể được quan sát theo chiều thời
gian, tư duy động cũng có nghĩa nhìn trước sự phát triển tương lai (có thể).
Chỉ đạo các hệ thống khả năng cho việc quản lý hệ thống thực hành và hệ
thống kiểm soát.
Tư duy hệ thống bao giờ cũng có cấu phần thực dụng: nó giải quyết
không chỉ bằng suy nghĩ về hệ thống, song, nó còn quan tâm tới hành động
hướng theo hệ thống. Tư duy hệ thống có giá trị bởi vì nó có thể giúp thiết kế
khôn ngoan, kéo dài giải pháp của vấn đề. Theo nghĩa đơn giản nhất, tư duy hệ
thống cung cấp bức tranh chính xác hơn về thực tế, để có thể sử dụng các lực tự
nhiên của hệ thống đạt tới kết quả mong muốn. Nó cũng động viên việc suy nghĩ
về các vấn đề và giải pháp bằng con mắt nhìn lâu dài – chẳng hạn, làm sao một
giải pháp đặc biệt đang xem xét có thể tồn tại lâu được? Và hậu quả có thể
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
3
không được để ý tới là gì? Cuối cùng, tư duy hệ thống dựa trên một số nguyên
tắc phổ dụng, cơ bản có trong tất cả mọi phạm vi hoạt động của cuộc sống.
Hệ thống là gì?
Hệ thống đích xác là gì? Hệ thống là một nhóm các cấu phần độc lập, có
quan hệ, có tương tác với nhau, tạo nên một toàn thể phức tạp và thống nhất.
Các hệ thống có ở mọi nơi – chẳng hạn, bộ phận nghiên cứu triển khai trong tổ
chức, hệ tuần hoàn trong thân thể, mối quan hệ dã thú/con mỗi trong tự nhiên, hệ
thống đánh lửa trong xe hơi…. Hệ thống sinh thái và hệ thống xã hội con người
là những hệ thống sống, các hệ thống nhân tạo như ôtô và máy giặt là các hệ
không sống. Phần lớn các nhà tư tường hệ thống đều tập trung sự chú ý của họ
vào các hệ thống sống, đặc biệt là hệ thống xã hội con người.
Hệ thống có một số đặc trưng xác định:
Mọi hệ thống đều có mục đích bên trong một hệ thống lớn hơn.
Ví dụ: Mục đích của phòng nghiên cứu phát triển trong tổ chức của bạn là

để sinh ra ý tưởng về sàn phẩm và tính năng mới cho tổ chức. Tất cả mọi bộ
phận của tổ chức đều phải hiện diện để tổ chức thực thi mục đích của nó được
tối ưu. Ví dụ: hệ thống nghiên cứu và phát triển trong tổ chức của bạn bao gồm
con người, thiết bị và quy trình.
Hệ thống thay đổi trong khi đáp ứng với phản hồi. Từ phản hồi giữ vai trò
trung tâm trong tư duy hệ thống. Phản hồi là thông tin quay trở lại nguồn phát
của nó để gây ảnh hưởng tới hành động tiếp theo của nơi phát.
Hệ thống duy trì sự ổn định của chúng bằng việc điều chỉnh dựa trên phản
hồi. Ví dụ: nhiệt độ thân thể bạn nói chung lơ lửng quanh 98,60 Fahrenheit (370
Celcius). Nếu bạn bị quá nóng, thân thể bạn sẽ tạo ra mồ hôi, làm lạnh bạn.
Tư duy hệ thống như một viễn cảnh: Biến cố, hình mẫu, hay hệ thống?
Tư duy hệ thống là một viễn cảnh vì nó giúp chúng ta thấy các biến cố và
hình mẫu trong cuộc của mình dưới ánh sáng mới và đáp ứng lại chúng theo
cách mang tính đòn bẩy cao.
Tư duy hệ thống như một ngôn ngữ đặc biệt
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
4
Như một ngôn ngữ, tư duy hệ thống có phẩm chất duy nhất giúp bạn trao đổi
với người khác về nhiều hệ thống xung quanh và bên trong chúng ta:
Nó nhấn mạnh vào cái toàn thể hơn là các bộ phận, và nhấn mạnh vào vai
trò của mối tương hỗ – kể cả vai trò chúng ta giữ trong hệ thống tại công việc
trong cuộc sống chung ta.
Nó chưa thuật ngữ đặc biệt mô tả hành vi hệ thống, như tiến trình củng cố
(luồng phản hồi sinh ra sự tăng trưởng hàm mũ hay sự co lại) và tiến trình cân bằng
(luồng phản hồi điều khiển thay đổi và giúp cho bệ thống duy trì tính ổn định).
Tư duy hệ thống như một tập các công cụ
Lĩnh vực tư duy hệ thống đã phát sinh ra một phạm vi rộng các công cụ để
cho bạn mô tả về mặt đồ họa hiểu biết của bạn về cấu trúc và hành vi của hệ

thống đặc biệt, trao đổi với người khác về hiểu biết của bạn và thiết kế ra những
sự can thiệp tác động cao cho hành vi hệ thống có vấn đề.
Những công cụ này bao gồm cả chu trình nhân quả, đồ thị hành vi theo thời
gian, biểu đồ kho và luồng, và nguyên mẫu hệ thống – tất cả trong chúng đều cho
phép bạn mô tả hiểu biết của mình để tính toán các mô hình mô phỏng và “bộ mô
phỏng bay”, giúp bạn kiểm thử tác động tiềm năng của sự can thiệp của bạn.
Chu trình nhân quả
Một trong những cấu trúc gốc được các nhà tư duy hệ thống sử dụng để
xem xét các mối liên hệ tương hỗ của tổ chức là chu trình nhân quả. Hai kiểu
chu trình nhân quả đặc biệt được dùng để chỉ ra các lực có tác dụng: Chu trình
tăng cường mô tả theo biểu diễn đồ họa cho trường hoặc suy giảm xuất hiện vào
mọi nhịp tăng lên. Mọi biến được biểu diễn đều hoặc là nguyên nhân hoặc hậu
qủa của biến nào đó khác tạo nên vòng tròn.
Kiểu tăng trưởng hay co lại này làm cho bức tranh chu trình tăng cường
không bao giờ có thể tiếp diễn vô hạn định. Bao giờ cũng có cái gì đó giới hạn nó lại.
Chu trình giới hạn này được biết tới như chu trình cân bằng. Ngoài chức năng giới
hạn của nó, chu trình cân bằng cũng có thể cung cấp sự thăng bằng cho những lực có
thể dường như ngoài kiểm soát. Chu trình nhân quả có thể rất phức tạp làm khó cho
việc vượt qua những chi tiết vụn vặt để tìm ra cội nguồn của vấn đề.
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
5

PHẦN II: ỨNG DỤNG KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TẠI ĐƠN VỊ
Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát
triển vượt bậc góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho
công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục
đang ẩn chứa rất nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều

nội dung chưa đạt; chưa thực sự là quốc sách hàng đầu.
Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên của giáo dục không thể
giải quyết khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt
nhất thời, thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống.
Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những người lãnh đạo - quản lý,
những người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan hơn.
Những vấn đề trên đã và đang đặt ra những yêu cầu, những nội dung rất
mới, rất cao về nguồn lực con người, với những giá trị xã hội mới, tiêu chí mới
về phẩm chất và năng lực của mỗi con người và cả cộng đồng (như năng lực hợp
tác, cạnh tranh; năng lực làm chủ - ứng dụng và sáng tạo khoa học và công nghệ
cao; năng lực kết nối cộng đồng …). Tất cả những giá trị mới nêu trên tất yếu
đặt ra những yêu cầu mới về nhận thức, quan điểm, mục tiêu, cơ chế phát triển
giáo dục; về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục; đòi hỏi phải đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Từ những nhận thức về tầm quan trọng của khoa học tư duy hệ thống; từ
những nhận thức về tầm quan trọng của công cuộc đổi mới giáo dục. Trường
tiểu học Trần Văn Ơn trong những năm gần đây đã không ngừng đổi mới nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung vào các mặt: xây dựng đội ngũ, tăng
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thu hút đầu vào và đổi mới công tác
quản lý. Trong đó công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành giữ vai trò quan trọng,
quyết định sự phát triển của nhà trường.
Để đạt được kết quả chất lượng giáo dục cao, nhà trường đã đề ra những
phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với các đối tượng học sinh
(HS) cụ thể, các điều kiện học tập cụ thể. Ban giám hiệu (BGH) đã có kế hoạch
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
6
tổ chức thực hiện, chỉ đạo tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhịp
nhàng, hợp lý. Hay nói cách khác là phải điều hành các hoạt động trong hệ

thống nhà trường một cách đồng bộ, khoa học.
Trong công tác quản lý, việc đề ra những mục tiêu, định hướng phát
triển ngắn hạn và xây dựng chiến lược phát triển nhà trường dài hạn là rất
quan trọng.
Hiện nay trong hệ thống giáo dục của đất nước ta quản lý theo các chuẩn:
Trường đạt chuẩn quốc gia; chuẩn nghề nghiệp giáo viên (GV); chuẩn BGH
(Chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Phó hiệu trưởng); chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản
của chương trình; chuẩn đánh giá, xếp loại HS; tiêu chí đánh giá chất lượng
trường tiểu học (gọi là kiểm định chất lượng ), trường học thân thiện, HS tích
cực; Các chuẩn, tiêu chí hiện hành có tác dụng định hướng trong phấn đấu rèn
luyện, nâng cao năng lực quản lý BGH, năng lực thực hiện nhiệm vụ dạy học
của GV trong công tác xây dựng đội ngũ, trong điều hành các hoạt động của nhà
trường. Vì vậy trong công tác quản lý, dựa vào các yêu cầu của chuẩn và điều
kiện thực tế của đơn vị, BGH nhà trường đã đề ra các kế hoạch ngắn hạn, dài
hạn, đánh giá được điều kiện hiện tại, xây dựng lộ trình thực hiện theo từng kế
hoạch cụ thể.
Việc phân cấp quản lý trong nhà trường là một trong những cách tư
duy mang tính hệ thống.
Việc phân cấp quản lý được nhà trường cụ thể hóa, khách quan; Các thành
viên trong nhà trường tích cực tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định liên
quan đến nhà trường, tham gia quản lý, điều hành các hoạt động trong nhà trường.
Như vậy, đổi mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới trong công tác quản lý, chỉ
đạo, điều hành của BGH mà còn đổi mới từ GV chủ nhiệm, GV bộ môn đến tổ
trưởng chuyên môn. Sự phân cấp trong công tác quản lý đã góp phần nâng cao vai
trò, trách nhiệm của hệ thống cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhằm
tới sự phát triển đồng bộ của nhà trường về mọi mặt.
Trong quản lý giáo dục nhà trường đã tránh đi sâu vào công tác hành
chính, sự vụ, mà phát huy tối đa tính tự chủ, sáng tạo và mang lại hiệu quả cao.
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị


Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
7
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác đầu tư, quản lý cơ sở
vật chất (CSVC) đã góp phần lớn trong sự phát triển chung của nhà trường.
Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010 đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất của
nhà trường đã được đầu tư mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia
mức độ II và trường đạt kiểm định mức độ III. Để có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện
đại phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy trong nhà trường, lãnh đạo nhà
trường đã rất linh hoạt trong việc tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành và
nhân dân địa phương. Các nguồn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất chủ
yếu là sự đầu tư của cấp trên và sự ủng hộ từ phụ huynh học sinh (công tác xã
hội hóa giáo dục), cụ thể:
Nguồn kinh phí của ngân sách cấp cho nhà trường:
Năm học Số tiền ( VNĐ )
2010 - 2011 3.000.810.000
2011 - 2012 6.230.000.000
2012 - 2013 702.000.000
Kinh phí huy động từ PHHS ủng hộ :
- Tiền ủng hộ của PHHS đầu vào lớp 1:
Năm học Số tiền ( VNĐ ) Mua CSVC
2010 - 2011 69.600.000 80 nồi cơm điện, 80 bàn 350 ghế, bát ăn cơm
2011 - 2012 167.800.000 32 bộ bàn ghế học sinh, 20 chăn lông, tủ cơm
2012 - 2013 306.800.000 đệm nằm cho HS bán trú, 32 bộ bàn ghế, 5 tủ
đựng chăn cho HS bán trú.
- Tiền ủng hộ của PHHS xây nhà vệ sinh cho học sinh: 123.500.000đ
- CSVC phụ huynh mua tặng nhà trường
Năm học CSVC phụ huynh tặng
Số tiền
( VNĐ )
Tổng

(VNĐ)
2010 - 2011
- 11 Ti vi 52 Inch và 11 CPU 198.000.000
268.000.000

- Trồng thêm cây xanh 60.000.000
- Đường dẫn che mưa, nắng 10.000.000
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
8
2011 - 2012
- 7 Ti vi 52 Inch và 7 CPU 126.000.000
152.000.000

- 01 máy photocopy 26.000.000
2012 - 2013
- 4 cây nước nóng, lạnh 13.300.000
179.300.000

- 02 nồi cơm điện 60l 6.000.000
- Hệ thống dây cáp nối mạng,
công lắp đặt
40.000.000
- Hệ thống Camera lắp đặt tại các
phòng học, các phòng học bộ môn,
phòng chức năng, sân trường.
120.000.000
- CSVC do doanh nghiệp tặng: Ngân hàng Sacombank tặng nhà trường
15 ghế đá trị giá 10.000.000 đồng.

Như vậy việc huy động đầu tư cho phát triển CSVC của nhà trường được
thể hiện qua các năm học như sau:

Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong quản lý, chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp giảng dạy (của GV) và
phương pháp học tập (của HS) đều lấy HS làm trung tâm. Khi đã có hệ thống cơ
sở vật chất tốt đáp ứng việc dạy và học nhà trường quan tâm đến việc đổi mới
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
9
phương pháp dạy học như: UDCNTT trong dạy học, sử dụng trang thiết bị dạy
học hiện đại ( máy soi, máy chiếu, bảng dạy học tương tác ). Giáo viên thiết kế
giáo án điện tử E- learning, thiết kế các phần mềm, tư liệu dạy học. Việc đầu tư
cơ sở vật chất tác động đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Từ việc phương
pháp dạy học được đổi mới, chất lượng giảng dạy của giáo viên nâng lên, gây
hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập và như thế chất lượng giáo dục
được nâng cao.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua
đó giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp HS biết tự đánh giá kết quả
học tập để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản
lý trong nhà trường điều chỉnh, bổ sung công tác chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh
giá một cách kịp thời. Bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề dưới nhiều hình thức bám
sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình với 3 cấp độ: Biết, thông hiểu, vận
dụng sáng tạo. Kiểm tra đánh giá không chỉ cho điểm mà phải có nhận xét, lời
phê (liên quan đến kiến thức, đạo đức của HS)
Thường xuyên đổi mới công tác thi đua, khen thưởng
Việc ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong các lĩnh vực quản lý,

CSVC và chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học đúng hướng, đúng mục đích
đã đem lại những thành công cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng 2
mặt giáo dục. Mỗi thầy cô giáo, mỗi HS đều cố gắng thi đua đạt thành tích cao.
Để khích lệ những kết quả đó nhà trường đã quan tâm đến công tác thi đua, khen
thưởng. Nhà trường thường xuyên đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đảm
bảo tính khoa học, công bằng, công khai từ khâu xây dựng các tiêu chí, triển
khai thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá. Kiên quyết khắc phục bệnh thành
tích, hình thức. Gắn liền việc khen và thưởng một cách hợp lý và xứng đáng .
Đổi mới công tác thi đua đã tạo đà cho phong trào thi đua trong trường thực sự
trở nên mạnh mẽ thúc đẩy CBGV-NV đoàn kết, cùng nhau phấn đấu hoàn thành
tốt nhiệm vụ, thúc đẩy mỗi học sinh tích cực phát huy khả năng của bản thân
trong học tập và rèn luyện.
Các giải pháp nhằm thực hiện đổi mới công tác quản lý trong nhà trường
đều có mối liên quan hữu cơ, luôn gắn kết và tác động thúc đẩy nhau để phát
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
10
triển. Đổi mới công tác quản lý là khâu đột phá quyết định để nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường. Để đổi mới quản lý thành công BGH đã có
tinh thần chủ động đổi mới, có quyết tâm cao, không ngừng học hỏi, tìm tòi; đặc
biệt là tư duy có hệ thống để lựa chọn và thực hiện đồng bộ các giải pháp thật sự
phù hợp với nhà trường mà mình quản lý khơi dậy cho tất cả thành viên trong
nhà trường sát cánh cùng với BGH thực hiện việc đổi mới quản lý trong nhà
trường.
Đổi mới trong công tác quản lý đem lại những kết quả tích cực trong mọi
công việc được triển khai trong nhà trường. Mỗi thành viên đều được xác định
về hướng đi riêng trong sự phát triển chung của đơn vị. Từ đó có sự quyết tâm
trong công tác học tập, tự học tập, tự bồi dưỡng để đáp ứng được nhu cầu trong
toàn hệ thống tại cơ sở.

Tóm lại: Trong những năm qua nhờ tư duy có hệ thống, phương thức
quản lý hiệu quả nhà trường đã có những bước phát triển đột phá toàn diện. Các
thành tích đạt được trong nhưng năm gần đây cụ thể: Chất lượng đội ngũ ngày
một cao (tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% ); GV tham gia thi GVdạy
giỏi các cấp các năm đạt:

Đặc biệt, năm học 2012-2013, đồng chí Hiệu trưởng Trần Thị Kim Thanh
đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng Lao động sáng tạo. Điều
đó khẳng định sự lãnh đạo, quản lý của thủ trưởng đơn vị là sáng suốt, nhạy bén
và việc ứng dụng khoa học tư duy hệ thống vào công tác quản lý thực sự đạt
hiệu quả cao.
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
11
Chất lượng 2 mặt giáo dục năm học sau cao hơn năm học trước (Tỉ lệ HS lên
lớp là 100%, trong đó tỷ lệ học sinh Khá giỏi đạt 80% trở lên; Học sinh
HTCTTH đạt 100%.
Chất lượng HSG các cấp tăng từ 38 giải lên 78 giải, cụ thể:

Sự phát triển của nhà trường trong 3 năm học, từ năm học 2010-2011 đến
năm học 2012- 2013 đều được đánh giá ở mức độ cao nhất, thể hiện như sau:
Từ sự phát triển đột phá trên, nhà trường đã được đón nhiều đoàn kiểm tra
các cấp về mọi hoạt động và được đánh giá cao. Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
đã trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và các cấp chính quyền địa
phương.
Sự đầu tư đúng hướng vào các lĩnh vực quản lý, cơ sở vật chất, phương
pháp dạy học, thi đua- khen thưởng đã tác động tới chất lượng giáo viên, học
sinh, chất lượng giáo dục dẫn đến sự phát triển bền vững của nhà trường. Việc
Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị


Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
12
từng bước ứng dụng khoa học tư duy hệ thống vào các lĩnh vực được xác định là
then chốt đã góp phần lớn trong thành công của một đơn vị giáo dục cơ sở.

Phát huy những kết quả đạt được những năm học qua, trong những năm
học tiếp theo nhà trường sẽ tiếp tục triển khai sâu rộng hơn việc ứng dụng tư duy
hệ thống vào chỉ đạo và triển khai mọi hoạt động trong nhà trường để ngày một
xứng tầm với những thành tích mà đơn vị đã đạt được.
Hạ Lý, ngày 12 tháng 8 năm 2013
Hiệu trưởng


Trần Thị Kim Thanh



×