Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu thị trường, chính sách đối với hàng hoá nhập khẩu của khu vực Tây Phi nhằm đưa ra giải pháp thâm nhập thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.82 KB, 117 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á





BÁO CÁO TỔNG HỢP
ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ








“Nghiên cứu thị trường, chính sách ñối với
hàng hoá nhập khẩu của khu vực Tây Phi
nhằm ñưa ra giải pháp xâm nhập thị trường”





Mã số: 64.11.RD
Cơ quan chủ trì: Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Chủ nhiệm ñề tài: Th.s. L ý Quốc Hùng
Nhóm nghiên cứu:
Th.s. Trần Quang Huy


Th.s. Trần Quang Tùng
Th.s. Phạm Thế Cường
CN. Hoàng ðức Nhuận
CN. ðặng Thị Thanh Phương







Hà Nội, tháng 12/2011
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ðẦU 6

1. Sự cần thiết và ý nghĩa của ñề tài 6
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài 6
3. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 7
4. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài 7
5. Phương pháp nghiên cứu của ñề tài 8
6. Sản phẩm của ñề tài 8
7. Kết cấu của ñề tài 8
Chương I: 9

Tổng quan về thị trường các nước Tây Phi 9

1. Một số ñặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên, chính trị, văn hoá, xã hội của các nước Tây Phi . 9
1.1 ðiều kiện tự nhiên 9
1.2 ðặc ñiểm văn hóa, xã hội 10

2. Khái quát về thị trường các nước Tây Phi 14
2.1. Tổng quan về kinh tế 14
2.2. Liên kết kinh tế khu vực 21
2.3. Các nền kinh tế lớn 22
2.4. Chính sách thương mại của các nước Tây Phi 26
2.5. Hoạt ñộng ngoại thương 30
3. Kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước ñối thủ cạnh tranh vào thị trường Tây Phi42
3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 42
3.2. Kinh nghiệm của Pháp 45
3.3. Kinh nghiệm của Ấn ðộ 46
3.4. Kinh nghiệm của Thái Lan 47
4. Một số thuận lợi, khó khăn và các tiền ñề cần thiết ñể ñẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường Tây Phi 48
4.1 Thuận lợi 48
4.2. Khó khăn 49
4.3. Các tiền ñề cần thiết ñể ñẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Phi 49
Chương II: 51

Quan hệ thương mại và thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
Tây Phi 51

1. Tổng quan về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Phi 51
1.1 Quan hệ chính trị, ngoại giao 51
1.2. Quan hệ kinh tế, thương mại 52
2. Thực trạng hoạt ñộng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường các nước Tây
Phi 57
2.1. Qui mô và tốc ñộ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 57
2.2. Thị trường xuất khẩu 58
2.3. Cơ cấu mặt hàng hàng xuất khẩu 64
2.4. Hình thức xuất khẩu 77

2.5. Phương thức thanh toán 78
2.6. Gắn xuất khẩu và nhập khẩu 79
3. ðánh giá một số khó khăn và thuận lợi của hoạt ñộng xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường Tây Phi 81
3.1 Những kết quả ñạt ñược 81
3.2 Một số hạn chế 82
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 83
3

Chương III: 86

Giải pháp ñẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường các
nước Tây Phi 86

1. Nhận ñịnh khả năng xuất khẩu vào thị trường Tây Phi thời gian tới 86
1.1. Dự báo khả năng sản xuất, cung ứng và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các
nước Tây Phi 86
1.2. Dự báo khả năng xuất khẩu của một số nước vào khu vực Tây Phi 88
2. ðịnh hướng ñẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường các nước
Tây Phi 90
2.1. Mục tiêu tổng quát 90
2.2. Mục tiêu cụ thể 90
2.3. ðịnh hướng thị trường 91
2.4. ðịnh hướng mặt hàng 92
3. Giải pháp ñẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các nước Tây Phi 95
3.1. Các giải pháp vĩ mô 95
3.2. Các giải pháp vi mô 101
KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 1. Số liệu tổng quan về các nước Tây Phi 111
PHỤ LỤC 2. Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Phi năm 2010 112
PHỤ LỤC 3. Kim ngạch nhập khẩu từ Tây Phi năm 2010 114
PHỤ LỤC 4. Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Phi 9 tháng ñầu năm 2011 115
PHỤ LỤC 5. Kim ngạch nhập khẩu từ Tây Phi 9 tháng ñầu năm 2011 117
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích và dân số các nước Tây Phi năm 2010 11
Bảng 1.2: Chỉ số kinh tế chủ yếu các nước Tây Phi năm 2010 14
Bảng 1.3: Cơ cấu GDP của các nước Tây Phi năm 2010 15
Bảng 1.4: Vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Phi 19
Bảng 1.5: Thuế MNF trung bình của các nước ECOWAS 27
Bảng 1.6: Kim ngạch xuất nhập của các nước Tây Phi 30
Bảng 1.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu các nước Tây Phi 2010 31
Bảng 1.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ni-giê-ri-a 33
Bảng 1.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ga-na 34
Bảng 1.10: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng chính của Ga-na 35
Bảng 1.11: Xuất nhập khẩu của Bờ Biển Ngà 36
Bảng 1.12: Các ñối tác thương mại chính của Bờ Biển Ngà 36
Bảng 1.13: Mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Xê-nê-gan 39
Bảng 1.14: Các ñối tác xuất nhập khẩu chính của Xê-nê-gan 40
Hộp 2.1: Việt Nam tham gia Dự án thúc ñẩy thương mại liên vùng 54
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước Tây Phi 57
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Tây Phi 59
Bảng 2.4: Trao ñổi thương mại Việt Nam – UEMOA 2006 – 2010 60
Biểu 2.5: Trao ñổi thương mại Việt Nam – UEMOA 60
Bảng 2.6: Xuất khẩu sang các nước UEMOA 61
Bảng 2.7: Trao ñổi thương mại Việt Nam – Bờ Biển Ngà 62
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Xê-nê-gan 63
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Ni-giê-ri-a 63

Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Ga-na 64
Bảng 2.11: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu sang Tây Phi 65
Bảng 2.12: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Tây Phi 65
Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Tây Phi 68
Bảng 2. 14: Mặt hàng xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà 70
Bảng 2.15: Mặt hàng xuất khẩu sang Xê-nê-gan 72
Bảng 2.16: Mặt hàng xuất khẩu sang Ni-giê-ri-a 75
Bảng 2.17: Mặt hàng xuất khẩu sang Ga-na 77
Bảng 2.18: Mặt hàng nhập khẩu chính từ Tây Phi 2010 79
Hộp 2.19: ðề án ñổi gạo lấy ñiều 80
Hộp 2.20: Hiện tượng lừa ñảo tại các Tây Phi 84
Hộp 3.1: Tiềm năng phát triển thương mại Việt Nam – UEMOA 91
Bảng 3.2. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang Tây Phi năm 2015 92

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia ðông Nam Á
AGOA ðạo luật Cơ hội và tăng trưởng Châu Phi
BCT Bộ Công Thương
CEMAC Cộng ñồng kinh tế Trung Phi
CFA Khu vực ñồng franc
COMESA Thị trường chung ðông Nam Phi
ECA Uỷ ban Kinh tế Châu Phi
ECOWAS Cộng ñồng kinh tế Tây Phi
EU Liên minh châu Âu
FCSA Diễn ñàn hợp tác Trung - Phi
FTA Khu vực tự do thương mại
FDI ðầu tư trực tiếp từ nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
ITC Tổ chức Thương mại Quốc tế

GDP Tổng sản phẩm quốc nội
NEPAD Kế hoạch “ðối tác mới vì sự phát triển”
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OIF Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
OUA Tổ chức Thống nhất Châu Phi
SADC Cộng ñồng phát triển miền Nam Châu Phi
SACU Liên minh quan thuế miền Nam Châu Phi
SCM Hiệp ñịnh về Trợ cấp và Các biệp pháp ñối kháng
TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TICAD Hội nghị quốc tế về sự phát triển của Châu Phi
TRIPs Hiệp ñịnh Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan ñến thương mại
của WTO
USD ðô-la Mỹ
UBHH Uỷ ban hỗn hợp
UBLCP Uỷ ban liên chính phủ
UEMOA Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
WACIP Chính sách công nghiệp chung Tây Phi
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
XTTM Xúc tiến thương mại



PHẦN MỞ ðẦU

1. Sự cần thiết và ý nghĩa của ñề tài
Năm 2004, Chính phủ ñã ban hành “Chương trình hành ñộng quốc gia
thúc ñẩy hợp tác Việt Nam – Châu Phi gian ñoạn 2004-2010” với mục tiêu
thúc ñẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước Châu Phi.

Theo ñó, ñẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại là ưu tiên hàng ñầu.
Triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành ñộng quốc
gia, trao ñổi thương mại giữa Việt Nam và các nước Châu Phi tăng trưởng
mạnh, từ mức 577 triệu USD năm 2004 lên 2.557 triệu USD năm 2010. Trong
ñó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi tăng từ 407 triệu USD
lên 1.790 triệu USD.
ðiều ñó cho thấy Châu Phi thực sự là thị trường tiềm năng cho hàng
hoá xuất khẩu của Việt Nam và chúng ta có khả năng tiếp tục ñẩy mạnh hơn
nữa việc xuất khẩu vào thị trường này. ðiều này ñặc biệt có ý nghĩa trong bối
cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp Việt Nam
cũng ñứng trước yêu cầu cần thúc ñẩy phát triển các thị trường mới.
ðể tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi, cần
tiếp tục có những nghiên cứu về thị trường Châu Phi nói chung và các khu
vực, các quốc gia của Châu Phi nói riêng. Trong ñó có thị trường các nước
Tây Phi, ñối tác quan trọng của Việt Nam tại Châu Phi, nhưng chúng ta còn
rất ít thông tin về thị trường khu vực này.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á,
Nam Á, Bộ Công Thương ñã ñược giao chủ trì thực hiện ñề tài khoa học cấp
Bộ “Nghiên cứu thị trường, chính sách ñối với hàng hoá nhập khẩu của khu
vực Tây Phi nhằm ñưa ra giải pháp xâm nhập thị trường”. ðề tài sẽ góp phần
cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn ñể xây dựng chính sách thúc
ñẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Tây Phi ñến năm 2015.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài
Tại Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu về tình hình quan hệ
thương mại, trao ñổi xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi chưa có
nhiều, có thể kể ñến một số công trình nghiên cứu lớn là:
- Năm 2006, Trường ðại học Kinh tế quốc dân thực hiện ðề tài khoa học
cấp Nhà nước “Giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Châu
Phi”.
- Năm 2008, Bộ Công Thương có ñề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp ñẩy

mạnh xuất khẩu vào Châu Phi”.
- Năm 2010, Bộ Công Thương có ñề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp ñẩy
mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp vào Châu Phi”.
7

Còn lại phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức các bài báo,
tham luận và các bài phát biểu tại các cuộc hội thảo.
Các công trình này tập trung vào một số chủ ñề chính sau:
- ðiểm lại chặng ñường phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế, thương
mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi và nêu khái quát hoạt ñộng xuất -
nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi.
- Phân tích tiềm năng và cơ hội của quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại
giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Các công trình này ñều cho rằng Việt
Nam và các nước châu Phi có tiềm năng và cơ hội rất lớn trong hợp tác kinh
tế nói chung và trong xuất nhập khẩu nói riêng.
- Phân tích những khó khăn của việc phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam – châu Phi.
- ðề xuất phương hướng và giải pháp thúc ñẩy quan hệ thương mại Việt
Nam – Châu Phi.
Chưa có công trình nghiên cứu lớn nào ñược thực hiện về thị trường các
nước Tây Phi.
3. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
- Phân tích và ñánh giá tổng quan về thị trường các nước Tây Phi, các
liên minh kinh tế khu vực như ECOWAS, UEMOA và một số nền kinh tế
trong khu vực ñể làm rõ ñặc ñiểm thị trường, chính sách thương mại của các
nước trong khu vực; kinh nghiệm của các nước trong việc thâm nhập thị
trường các nước Tây Phi. Từ ñó rút ra những thuận lợi, khó khăn và các tiền
ñề cần thiết ñể thâm nhập thị trường các nước Tây Phi.
- Phân tích và ñánh giá chính sách và các giải pháp nhằm thâm nhập thị
trường các nước Tây Phi của Việt Nam, thực trạng tình hình xuất khẩu của

Việt Nam sang thị trường các nước Tây Phi trong thời gian gần ñây.
- ðề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm ñẩy mạnh việc thâm nhập thị
trường thông qua việc tăng cường xuất khẩu sang thị trường các nước Tây
Phi.
4. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- Về thời gian:
+ Phân tích tổng quan kinh tế, ñặc ñiểm thị trường các nước Tây Phi và
hoạt ñộng thâm nhập thị trường, kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường khu vực này giai ñoạn 2006-2010;
+ Dự báo tình hình phát triển kinh tế, nhu cầu nhập khẩu của các nước
Tây Phi, ñịnh hướng và kiến nghị các giải pháp thâm nhập thị trường, ñẩy
mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Tây Phi từ nay ñến
năm 2015.
8

- Về không gian và lĩnh vực nghiên cứu:
+ ðề tài nghiên cứu tổng quan về thị trường các nước Tây Phi, ñặc
ñiểm thị trường và chính sách thương mại của các nước này.
+ Tổng hợp và phân tích chính sách và các giải pháp của Việt Nam
nhằm thâm nhập thị trường các nước Tây Phi, kết quả ñạt ñược thông qua
việc phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Tây Phi.
+ ðề xuất một số giải pháp ở cấp ñộ vĩ mô và vi mô nhằm ñẩy mạnh
việc thâm nhập thị trường các nước Tây Phi thông qua việc ñẩy mạnh xuất
khẩu hàng hoá sang thị trường này.
5. Phương pháp nghiên cứu của ñề tài
- Phương pháp tổng hợp: ñể tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài
nước về vấn ñề này ñể tham khảo.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh: ñể phân tích về thị trường
các nước Tây Phi và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các
nước Tây Phi.

- Phương pháp chuyên gia: ñể thu thập ý kiến của các nhà quản lý, các
nhà khoa học về thực trạng và giải pháp nhằm thâm nhập thị trường các nước
Tây Phi.
6. Sản phẩm của ñề tài
- Báo cáo tổng hợp
- Báo cáo tóm tắt
- Các chuyên ñề ñộc lập
7. Kết cấu của ñề tài
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, ñề tài
ñược chia thành ba chương như sau:
Chương I: Tổng quan về thị trường các nước Tây Phi
Chương II: Quan hệ thương mại và thực trạng xuất khẩu của Việt Nam
sang các nước Tây Phi
Chương III: Giải pháp ñẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước
Tây Phi
Chương I:
Tổng quan về thị trường các nước Tây Phi

1. Một số ñặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên, chính trị, văn hoá, xã hội của
các nước Tây Phi
1.1 ðiều kiện tự nhiên
Khu vực Tây Phi ñược xác ñịnh gồm có 15 nước là Bê-nanh, Buốc-ki-
na Pha-xô, Bờ Biển Ngà, Cáp-ve, Găm-bi-a, Ga-na, Ghi-nê, Ghi-nê Bít-xao,
Li-bê-ri-a, Ma-li, Ni-giê, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan, Xi-ê-ra Lê-ôn và Tô-gô.
Tổng diện tích tự nhiên của các nước này là 5.095.704 km2, bằng 1/6 diện
tích của châu Phi, trong ñó Ni-giê là quốc gia có diện tích lớn nhất với trên
1.267.000 km2 và Cáp-ve là quốc ñảo trên ðại Tây Dương có diện tích nhỏ
nhất chỉ khoảng 4.033 km2.
Ngoại trừ Ni-giê, Ma-li và Buốc-ki-na Pha-xô thì 12 quốc gia còn lại
của khối ñều tiếp giáp với ðại Tây Dương với tổng chiều dài ñường bờ biển

gần 5.000km. ðường bờ biển dài ñã mang lại nhiều ñiều kiện thuận lợi cho
các nước khu vực phát triển kinh tế biển, thuận lợi cho việc giao thương với
các nước trên thế giới cũng như cung ứng dịch vụ trung chuyển hàng hóa cho
các quốc gia nằm sâu trong lục ñịa không có cảng biển như Cộng hòa Trung
Phi, Xát… Bên cạnh ñó, chính vị trí ñịa lý này cũng ñã giúp cho các nước khu
vực có lợi thế trong trao ñổi thương mại với các nước khu vực châu Âu, châu
Mỹ giảm chi phí vận tải, rút ngắn thời gian vận tải, cung ứng hàng hóa so với
các nước nằm ở phía ñông và nam của châu lục.
Về mặt ñịa hình, ngoại trừ Cáp-ve là quốc ñảo với ñịa hình chủ yếu là
núi ñá hiểm trở với ñỉnh Fogo cao nhất ñạt 2829m, phần lớn các quốc gia
trong khối ñều có ñịa hình bình nguyên tương ñối bằng phẳng, thấp về phía
biển. ðịa hình ñồi núi chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ và tập trung tại một số
vùng ở Ma-li, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan.
Phần lớn các quốc gia Tây Phi nằm trong vành ñai nhiệt ñới với khí
hậu nhiệt ñới gió mùa là kiểu khí hậu chủ ñạo tại khu vực. Kiểu khí hậu này
mang ñến cho hầu hết các quốc gia, ñặc biệt các quốc gia ven biển mỗi năm
hai mùa rõ rệt ñó là mùa mưa và mùa khô với lượng mưa lớn, tập trung chủ
yếu vào mùa hè. Chỉ có một phần nhỏ diện tích, tập trung ở miền bắc của Ma-
li, Ni-giê là có khí hậu khô cằn, bán hoang mạc. Lượng mưa hàng năm trong
khu vực khá phong phú dao ñộng trong khoảng từ 150mm tới 3.000 mm
tương ñối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Khu vực Tây Phi có một mạng lưới sông ngòi tương ñối dày ñặc với
nhiều còn sông lớn chảy qua. Sông Ni-giê, con sông lớn thứ 3 tại châu Phi,
dài 4.470 km chảy qua lãnh thổ 5 quốc gia là Ghi-nê, Ma-li, Ni-giê, Bê-nanh
và Ni-giê-ri-a bồi ñắp nên những ñồng bằng phì nhiêu và nguồn cung cấp
10

nước tưới rất quan trọng cho nông nghiệp cũng như tiềm năng thủy sản nước
ngọt tại những quốc gia con sông này chảy qua. Ngoài sông Ni-giê, tại nhiều
quốc gia khu vực ñều có các sông lớn như sông Volta ở Ga-na, sông Găm-bi-

a ở Găm-bi-a, sông Xê-nê-gan chảy qua Xê-nê-gan và Ma-li…cung cấp nước
tưới cho hàng vạn ha ñất nông nghiệp tại các quốc gia này.
ðặc ñiểm ñịa hình và ñiều kiện khí hậu ñã giúp cho các quốc gia khu
vực có nhiều ñiều kiện thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp, ñặc biệt
các cây trồng nhiệt ñới nếu như biết tận dụng và khai thác các tiềm năng này.
Châu Phi ñược biết ñến là lục ñịa có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực
Tây Phi chỉ tập trung một số khoáng sản chính ñó là dầu mỏ, quặng sắt, vàng
phốt phát, bô-xít, kẽm…trong ñó dầu mỏ và quặng sắt là hai loại khoáng sản
có trữ lượng lớn nhất. Các khoáng sản này cũng phân bố không ñều tại các
quốc gia khu vực. Dầu mỏ, khí ñốt tập trung chủ yếu tại Ni-giê-ri-a, Bê-nanh
và một ít tại Ga-na với trữ lượng ñã ñược phát hiện vào khoảng trên 37,5 tỉ
thùng dầu mỏ tại Ni-giê-ri-a, 15 triệu thùng tại Ga-na và 8 tỉ thùng tại Bê-
nanh. Ni-giê-ri-a còn có một trữ lượng khí ñốt rất lớn trên 5.246 tỉ m3. Quặng
sắt cũng là một nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng tại khu vực Tây Phi.
Theo ước tính, tại khu vực này trữ lượng quạng sắt từ 250-500 triệu tấn, trong
ñó phần lớn có hàm lượng kim loại trên 65% (tức là mức của các mỏ tốt nhất
của Ôxtrâylia) và tập trung chủ yếu tại Ghi-nê, Li-bê-ri-a, Xi-ê-ra Lê-ôn.
Ngoài dầu lửa, quặng sắt thì vàng là một loại khoáng sản rất quan trọng
ñối với nhiều quốc gia Tây Phi. Vàng nằm rải rác ở nhiều nước trong khu vực
nhưng tập trung chủ yếu tại Ga-na và Ma-li. Hiện nay, mỗi năm Ga-na sản
xuất 75 tấn/năm, Ma-li 50 tấn/năm và trở thành 2 trong 3 nước sản xuất vàng
lớn nhất châu Phi, chỉ sau Nam Phi.
Sự ña dạng về tài nguyên khoáng sản ñã giúp cho các quốc gia khu vực
có thêm nguồn lực ñể phát triển kinh tế, giúp duy trì khả năng chi trả thanh
toán hàng nhập khẩu của các quốc gia khu vực hiện sản xuất trong nước vẫn
hầu như không thể ñáp ứng ñược nhu cầu của người dân khu vực.
1.2 ðặc ñiểm văn hóa, xã hội
- Lịch sử
Các nước Tây Phi là một trong những khu vực tại châu lục có con

người sinh sống sớm nhất từ 2-5 triệu năm. Từ thế kỷ thứ XV, người châu Âu
bắt ñầu tiến hành chinh phục các nước khu vực. Ngay từ năm 1482, người Bồ
ðào Nha ñã lập các thương ñiếm ñầu tiên dọc theo bờ biển Ghi-nê nhằm trao
ñổi hàng hóa với người bản ñịa. Cũng giống như các khu vực khác của châu
lục, các quốc gia Tây Phi ñã sớm trở thành thuộc ñịa của các ñế quốc châu Âu
vào thế kỷ thứ 18 và 19. Anh và Pháp là hai ñế quốc có nhiều thuộc ñịa nhấ
tại khu vực. Pháp ñã lập chế ñộ cai trị tại hầu hết các quốc gia Tây Phi ngoại
trừ Găm-bi-a, Sierra Leon, Ni-giê-ri-a do Anh cai trị. Tuy hiện diện ở Châu
11

Phi sớm nhất tại Tây Phi nhưng người Bồ ðào Nha chỉ chiếm ñược Ghi-nê.
Bị thực dân phương Tây thống trị trong một thời gian dài cũng như các chính
sách chia ñể trị mà chủ nghĩa thực dân ñể lại là nguyên nhân sâu sa dẫn tới
các cuộc tranh chấp, xung ñột nặng nề ở châu Phi mà hậu quả của nó còn kéo
dài cho tới ngày nay.
- Dân cư
Dân số của các nước Tây Phi năm 2010 ñạt trên 300 triệu người, chiếm
khoảng 33% dân số toàn châu lục và 5% dân số thế giới. Tuy nhiên, khu vực
này cũng là nơi có nhiều sắc tộc ñịa phương cư trú, chỉ tính riêng tại Ni-giê-ri-
a ñã có 250 sắc tộc khác nhau. Trong số 15 quốc gia Tây Phi thì Ni-giê-ri-a là
quốc gia có số lượng dân ñông nhất khu vực với 155,22 triệu người và quốc
gia có dân số ít nhất là Cáp-ve với 510.000 người.
Bảng 1.1: Diện tích và dân số các nước Tây Phi năm 2010
STT

Nước Diện tích
(km2)
Dân số
(triệu người)
1 Bê-nanh 112.622 9,32

2 Buốc-ki-na Pha-xô 247.200 16,75
3 Bờ Biển Ngà 332.463 21,50
4 Cáp-ve 4.033 0,51
5 Găm-bi-a 11.295 1,79
6 Ga-na 238.533 24,79
7 Ghi-nê 245.857 10,60
8 Ghi-nê-Bissau 36.125 1,59
9 Li-bê-ri-a 111.369 3,78
10 Ma-li 1.240.192 14,25
11 Ni-giê 1.267.000 16,46
12 Ni-giê-ri-a 923.768 155,22
13 Xê-nê-gan 196.722 12,64
14 Xi-ê-ra Lê-ôn 71.740 5,36
15 Tô-gô 56.785 6,77
Tổng 5.095.974 301,33
Nguồn: CIA factbook
Cơ cấu dân số của các nước trong khu vực ñược coi là khá trẻ, trong ñó
ñộ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm khoảng 36,5%, từ 15-64 tuổi là 60%, từ 65 tuổi trở
lên là khoảng 3,5%. Cơ cấu dân số trẻ là một nhân tố thuận lợi nếu chính phủ
12

các quốc gia khu vực biết tận dụng nguồn lao ñộng dồi dào này. Tuy nhiên,
tại hầu hết các quốc gia khu vực, tỉ lệ dân cư biết ñọc và viết khá thấp, bình
quân 50% thì ñây là một trở ngại rất lớn ñối với các quốc gia trong khu vực
trong quá trình phát triển của mình.
Dân số ñông và tốc ñộ tăng trưởng dân số khá cao bình quân là
2,67%/năm, thu nhập của người dân khu vực tuy vẫn còn thấp nhưng ñang
dần ñược cải thiện cho thấy Tây Phi là khu vực thị trường có nhiều hứa hẹn
ñối với hàng nhập khẩu. Bên cạnh ñó, phần lớn dân số trong ñộ tuổi lao ñộng,
hàng ngày trực tiếp tạo ra thu nhập sẽ góp phần thúc ñẩy tiêu dùng tại các

nước khu vực này.
Ngoài các yếu tố thuận lợi, thì sự ña dạng của dân cư khu vực và trình
ñộ dân trí thấp cũng ñặt ra không ít thách thức cho việc thâm nhập thị trường
Tây Phi. Mỗi sắc tộc có những nét ñặc trưng tiêu dùng, phong tục khác nhau
ñòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường ñể có thể ñáp ứng ñược nhu cầu, thị
hiếu của dân khu vực.
- Ngôn ngữ
Các sắc tộc sinh sống tại các quốc gia Tây Phi phần lớn ñều có thổ ngữ
riêng. Tuy nhiên, do bị thực dân châu Âu cai trị trong thời gian dài, các ngôn
ngữ châu Âu như Pháp, Anh, Bồ ðào Nha ñã có ảnh hưởng ñáng kể tại các
quốc gia khu vực này. Các thứ tiếng này ñã trở thành ngôn ngữ chính thức tại
các quốc gia khu vực. Tại Tây Phi, ngoại trừ Ghi-nê Bít-xao, Cáp-ve nói tiếng
Bồ, Ni-giê-ri-a, Găm-bi-a, Li-bê-ri-a và Ga-na nói tiếng Anh còn lại các nước
ñều sử dụng Tiếng Pháp.
Với sự ña dạng về thổ ngữ trong khi tỉ lệ biết ñọc, biết viết quốc ngữ lại
khá thấp chắc chắn sẽ gây ra những trở ngại không nhỏ cho hàng hóa nước
ngoài khi muốn ñẩy mạnh thâm nhập, quảng bá tại thị trường khu vực. Tại
một số quốc gia, tiếng Bồ ðào Nha và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức
cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất ñịnh trao quá trình giao dịch thương mại
cho các ñối tác chỉ sử dụng tiếng Anh.
- Tôn giáo
Cũng giống như các khu vực khác tại châu lục, do có nhiều bộ tộc sinh
sống và mỗi bộ tộc ñều có các bản sắc văn hóa riêng ñã dẫn ñến các tín
ngưỡng tôn giáo tại các quốc gia Tây Phi cũng rất ña dạng. Ngay từ thế kỷ thứ
15, ñạo Hồi ñã xâm nhập vào Châu Phi từ phía Bắc và dần dần lan tới khu
vực Tây Phi. Cùng với sự bành trướng của chủ nghia thực dân châu Âu, ñạo
Thiên chúa và Tin lành cũng ñã tồn tại và phát triển tại các quốc gia khu vực
này. Hiện nay, theo ước tính có khoảng 50% dân số Tây Phi theo ñạo Hồi,
40% theo ñạo Thiên chúa và 10% theo tín ngưỡng bản ñịa.
Hồi giáo là tôn giáo chính ở những khu vực nằm trong ñất liền, xa hơn

về phía bờ biển phía tây. Thiên chúa giáo phổ biến ở những vùng ven biển
thuộc Ni-giê-ri-a, Ga-na và Bê-nanh, ngoài ra còn có các yếu tố tôn giáo bản
13

ñịa truyền thống vẫn tồn tại phổ biến ñến ngày nay.
Sự ña dạng về dân cư, văn hóa, tôn giáo này của các quốc gia Tây Phi
ñã khiến cho khu vực này có một sự ña dạng về nhu cầu tiêu dùng, có tác
ñộng lớn ñến sự phát triển kinh tế nói chung thuộc các quốc gia trong khu vực
và tạo ra một sức hấp dẫn ñặc biệt với phần còn lại của thế giới. Các doanh
nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình vào khu vực này cần phải nghiên
cứu kỹ các ñặc ñiểm trên ñể ñáp ứng nhu cầu của thị trường rộng lớn này.
- Chính trị-xã hội
Từ thập kỷ 60 trở về trước, các quốc gia Tây Phi bị ñế quốc, thực dân
Pháp, Anh, Bồ ðào Nha ñô hộ và chia cắt. Tình trạng dân trí thấp, sống du
canh du cư theo bộ tộc, bộ lạc, chậm phân hoá giai cấp-xã hội, bên cạnh ñó sự
thống trị, bóc lột, chia rẽ và sự áp ñặt của ñế quốc thực dân trong việc phân
ñịnh ñường biên giới lãnh thổ làm cho quá trình hình thành các quốc gia-dân
tộc diễn ra phức tạp, khó khăn và chứa ñựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội.
Sau Thế chiến II, các phong trào yêu nước, ñấu tranh ñòi ñộc lập nổi
lên khắp Tây Phi. Năm 1957, Ga-na, dưới sự lãnh ñạo của Kwane Nkrumah
trở thành thuộc ñịa ñầu tiên ở vùng Tây Phi giành ñược ñộc lập, năm sau ñó là
các thuộc ñịa của Pháp; ñến năm 1974 toàn bộ các quốc gia Tây Phi ñều ñã
giành lại chủ quyền.
Kể từ khi ñộc lập tới những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia
thuộc khối Tây Phi phải ñối diện với nạn nghèo ñói, tình trạng kinh tế chậm
phát triển, kỹ nghệ lạc hậu, bệnh AIDS, nạn tham nhũng, xung ñột sắc tộc và
nội chiến tràn lan (như ở Ni-giê-ri-a, Xi-ê-ra Lê-ôn). Tình trạng nghèo nàn,
chậm phát triển, những hậu quả nặng nề do chính sách áp bức bóc lột và "chia
ñể trị" mà ñế quốc, thực dân ñể lại cùng với tâm lý kỳ thị chủng tộc, tôn giáo,
sự bất bình ñẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, sự áp bức lẫn nhau

thường là những nguyên nhân sâu xa dẫn ñến các cuộc xung ñột sắc tộc, tôn
giáo, các cuộc ñảo chính tranh giành quyền lực hoặc các xung ñột khu vực
mang mầu sắc tư tưởng, ñối ñầu ðông-Tây. Do ñó hầu hết các quốc gia Tây
Phi chưa thể ra khỏi tình trạng ñói nghèo, chậm phát triển, và nguy cơ tụt hậu
ngày càng lớn trong bối cảnh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ
mới, tin học v.v thúc ñẩy sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trên toàn
cầu.
Từ cuối thập kỷ 80, do tác ñộng của cục diện tình hình thế giới, mô
hình kinh tế theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp không còn cơ sở ñể tồn tại
ở các nước khu vực Tây Phi, trong khi ñó mô hình kinh tế thị trường theo
khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, trào lưu tự do dân chủ xâm nhập mạnh vào
khu vực; nhiều nước ñã chuyển sang chế ñộ ña nguyên, ña ñảng, kinh tế thị
trường như Bê-nanh, Ghi-nê, Cáp-ve…
Việc chuyển sang chế ñộ ña ñảng, kinh tế thị trường có mặt tích cực là
làm cho ñời sống chính trị dân chủ hơn, tránh ñược tình trạng ñộc tài, quân
14

phiệt, gia ñình trị ñã từng xẩy ra tại nhiều nước khu vực, ñồng thời tạo ñiều
kiện phát huy năng lực sáng tạo của người dân, góp phần thúc ñẩy kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, trong ñiều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, trình ñộ
dân trí còn thấp, tính chất bộ tộc, bộ lạc, tôn giáo còn rất nặng nề, ý thức về tự
do dân chủ còn chưa ñầy ñủ thì ña nguyên, ña ñảng ñã gây phức tạp ở nhiều
nơi, một số nước lâm vào tình trạng nội bộ lục ñục, tình hình ñất nước bị xáo
trộn, xung ñột phe phái, tôn giáo, sắc tộc lại bùng lên.
Trong những năm gần ñây ñã có những bước chuyển mạnh mẽ của các
nước khu vực Tây Phi trong những nỗ lực ổn ñịnh tình hình chính trị nội khối.
Xung ñột suy giảm, ñi vào ñối thoại, hòa giải và tăng cường liên kết khu vực
là xu hướng chủ ñạo ñược thúc ẩy tại nhiều nước. Hàng loạt các cuộc bầu cử
ñược tổ chức thành công ở Buốc-ki-na Pha-xô, Xê-nê-gan
Tuy nhiên, tình hình hiện nay của một số nước trong khu vực không

hẳn là một bức tranh màu sáng. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Bờ Biển Ngà, vốn
ñược kỳ vọng và chờ ñợi từ năm 2005, ñã ñẩy nước này tới nội chiến trong
những tháng ñầu năm 2011 và chỉ chấm dứt khi có sự can thiệp của Quốc tế.
Vừa qua là cuộc bầu cử Tổng thống Ni-giê-ri-a, cuộc bầu cử nhuốm màu sắc
của mâu thuẫn chính trị sắc tộc và tôn giáo và nguy cơ bất ổn tại quốc gia này
vẫn ñang âm ỉ.
2. Khái quát về thị trường các nước Tây Phi
2.1. Tổng quan về kinh tế
Kinh tế các nước Tây Phi ñã có sự tăng trưởng khá trong những năm
gần ñây. Trong giai ñoạn 2006-2010, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế trung bình
của toàn khu vực ñạt 5,3%, cao hơn so với tăng trưởng GDP bình quân của cả
châu lục trong cùng kỳ là 5,04%. Năm 2010, tổng GDP cả khối ñạt 320,46 tỉ
USD, tốc ñộ tăng trưởng bình quân cả khối ñạt 4,07%, trong ñó các nước Ni-
giê-ri-a, Cáp-ve, Găm-bi-a, Ga-na, Ma-li và Li-bê-ri-a có mức tăng trưởng
trên mức trung bình.
Bảng 1.2: Chỉ số kinh tế chủ yếu các nước Tây Phi năm 2010
STT

Nước
Tăng GDP
(%)
GDP
(tỷ USD)
GDP/ người
(USD)
1 Bê-nanh 3,5
6,64 689
2 Buốc-ki-na Pha-xô 4,4
8,78 597
3 Bờ Biển Ngà 3,9

22,82 1.036
4 Cáp-ve 5,2 1,651 3.237
5 Găm-bi-a 5,4
1,06 616
6 Ga-na 6,4
31,08 1.311
7 Ghi-nê 4,3
4,63 448
8 Ghi-nê Bít-xao 3,4
0.83 508
15

9 Li-bê-ri-a 7,7
0.97 226
10 Ma-li 4,6
9,26 691
11 Ni-giê 3,2
5.57 381
12 Ni-giê-ri-a 4,4
216 1.389
13 Xê-nê-gan 3,4
12.87 980
14 Xi-ê-ra Lê-ôn 4,0
1,9 325
15 Tô-gô 2,5
3,19 458
Tổng 4,07 305
690
Nguồn: CIA factbook và African economic outlook
Sự tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực Tây Phi trong giai ñoạn

vừa qua là do: Các nước khu vực ñều tiến hành cải cách kinh tế với những
biện pháp ñổi mới riêng của mình; nhiều nước trong khu vực có nguồn tài
nguyên khá phong phú trong ñó phải kể ñến dầu lửa và một số kim loại quý
hiếm ñã mang về cho các nước khu vực nguồn thu ngoại tệ lớn; môi trường
quốc tế ñối với Châu Phi nói chung và khu vực Tây Phi nói riêng ñược cải
thiện ít nhiều, như sự tăng trưởng kinh tế chung của thế giới, nhu cầu ngày
càng lớn và ña dạng của thế giới, sự trợ giúp của một số tổ chức chính phủ, tổ
chức quốc tế ñối với Châu Phi và cuối cùng là các sản phẩm của khu vực tiếp
cận ñược thị trường một số nước tương ñối tự do và thuận lợi hơn.
Sự tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong thời gian qua ñã góp phần cải
thiện ñời sống, gia tăng sức mua của người dân các nước khu vực.
Tuy nhiên có thể thấy rõ tốc ñộ tăng trưởng kinh tế của các nước khu
vực Tây Phi tuy ñã tăng lên nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát
triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, khai thác tài nguyên,
chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao ñộng xã hội và nâng cao hiệu
quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng
chưa cao.
Trong cơ cấu GDP của các nước Tây Phi hiện nay mặc dù bước ñầu ñã
có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ
cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương ñối cao của khu vực sản xuất vật
chất nói chung và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng.
Bảng 1.3: Cơ cấu GDP của các nước Tây Phi năm 2010
ðơn vị: %
STT Nước Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch vụ
1 Bê-nanh 33,2 14,5 52,3
2 Buốc-ki-na Pha-xô 30,1 20,7 48,2

16

3 Bờ Biển Ngà 28,2 21,3 50,6
4 Cáp-ve 9 16,2 74,8
5 Găm-bi-a 30,1 16,3 53,6
6 Ga-na 33,7 24,7 41,6
7 Ghi-nê 25,8 45,7 28,5
8 Ghi-nê Bít-xao 62 12 26
9 Li-bê-ri-a 76,9 5,4 17,7
10 Ma-li 45 17 38
11 Ni-giê 39 17 44
12 Ni-giê-ri-a 31,9 32,9 35,2
13 Xê-nê-gan 14,9 21,4 63,6
14 Xi-ê-ra Lê-ôn 49 31 21
15 Tô-gô 47 25,4 27,2
Nguồn: CIA factbook
- Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế ñóng vai trò quan trọng tại các quốc gia
Tây Phi. Ngành này không những chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng mà
còn tạo việc làm cho dân cư của các quốc gia khu vực này vốn ñang có tỉ lệ
thất nghiệp cao. Số lượng người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp luôn
chiếm một tỉ trọng lớn trong lực lượng lao ñộng tại các quốc gia Tây Phi.
Tính trung bình toàn khu vực, có tới 70% lực lượng lao ñộng làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp. Tại một số nước như Ni-giê số người làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 90% lực lượng lao ñộng. Tại Ni-giê-ri-a mặc
dù có ngành công nghiệp dầu mỏ lớn nhất châu Phi và mang lại tới 90%
nguồn thu cho Chính phủ nước này thì cũng có tới 70% lực lượng lao ñộng
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại các quốc gia khu vực Tây Phi, cây trồng chính và ñem lại nguồn
thu ngoại tệ quan trọng là bông (chủ yếu tập trung tại Bê-nanh, Buốc-ki-na

Pha-xô, Ma-li), ñiều, cà phê, ca cao (Bờ Biển Ngà, Ga-na , Ni-giê-ri-a và Tô-
gô). Tuy nhiên, trao ñổi thương mại những mặt hàng nông phẩm của các nước
khu vực cũng gặp nhiều hạn chế so với các nước ñang phát triển khác. Do
năng suất thấp, cở sở hạ tầng yếu kém, chi phí giao dịch thị trường cao khiến
giá cả của sản phẩm nông nghiệp ở khu vực cao hơn nhiều so với các nước
khác trên thế giới. Vì vậy, khu vực này luôn ñối mặt với những thách thức
thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh ñó, các nước trong khu vực ñều ñang phải ñối mặt với tình
trạng ñất trồng bị thoái hóa do khả năng sử dụng phân bón hạn chế và kém
17

hiệu quả. Tình trạng ñất bỏ hoang vẫn còn phổ biến. Trong tổng diện tích
233.929.000 ha ñất có khả năng canh tác của toàn khu vực thì có tới
165.684.337 ha ñất vẫn còn bị bỏ hoang. Các quốc gia ven biển cũng gánh
chịu những ảnh hưởng liên quan ñến xói mòn, lũ lụt và sụt lún bờ biển. Thêm
vào ñó, biến ñổi khí hậu ñang làm thay ñổi quy luật tự nhiên, ñặc ñiểm sinh
thái và gây ra các cuộc khủng hoảng lớn cho ngành nông nghiệp ở vùng ven
biển nhiệt ñới. Với nền nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa tự
nhiên, cuộc sống của cư dân khu vực dễ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến
ñổi chu kỳ thuỷ văn.
Do kỹ thuật canh tác thấp còn lạc hậu, sự biến ñổi khôn lường của khí
hậu, hầu hết sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp chủ chốt tại khu vực có
xu hướng giảm trong những thập kỷ vừa qua dẫn tới khả năng cung cấp sản
phẩm giảm ñi. Trong khi ñó với tỉ lệ tăng dân số cao các nước khu vực gặp rất
nhiều khó khăn trong việc ñáp ứng ñủ nhu cầu trong các nước vì vậy xu
hướng nhập khẩu các mặt hàng nông sản lương thực chắc chắn sẽ gia tăng
trong thời gian tới.
- Công nghiệp
Công nghiệp hiện ñang ñóng vai trò rất khiêm tốn trong nền kinh tế của
các nước khu vực Tây Phi với mức tỉ trọng trung bình của ngành trong GDP

cả khối năm 2010 là 26%. Cũng giống như các nước châu Phi khác, các quốc
gia Tây Phi ñã bị thực dân phương Tây ñô hộ trong một thời gian dài, nền
kinh tế các nước khu vực bị kìm hãm, phát triển què quặt. Các nước ñế quốc
chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên của khu vực,
không quan tâm ñến phát triển công nghiệp khiến cho cơ sở vật chất của
ngành này hầu như không có gì ngoại trừ một số cơ sở công nghiệp chế biến
với qui mô nhỏ ñược dựng lên tại bản ñịa phục vụ cho việc khai thác tài
nguyên.
Sau khi giành lại ñược ñộc lập vào những năm 1960, các nước Tây Phi
ñã ñề ra nhiều chính sách phát triển công nghiệp ñể thay thế hàng công nghiệp
nhập khẩu nhưng do nhiều yếu tố bất lợi như tình hình chính trị không ổn
ñịnh, chính sách ñầu tư không phù hợp, thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ, nhân
lực, vì vậy nhìn chung các chính sách này ñã không thành công dù các quốc
gia này có nhiều lợi thế trong phát triển công nghiệp do có nguồn tài nguyên
khoáng sản tương ñối phong phú.
Hiện nay, ngoại trừ Ni-giê-ri-a có nền công nghiệp phát triển nhất (chủ
yếu là ngành khai thác dầu) tại khu vực, các quốc gia khác nền công nghiệp
hầu như chưa phát triển. Các nhà máy công nghiệp vẫn chủ yếu có qui mô
nhỏ, kỹ thuật và trình ñộ công nghệ thấp, lạc hậu. Phần lớn các sản phẩm
công nghiệp hiện nay của các nước khu vực chủ yếu dưới dạng sơ chế, giá trị
gia tăng chiếm tỉ lệ thấp. Hơn 80% giá trị gia tăng của sản phẩm ngành ñược
sản xuất chủ yếu từ 4 nước là Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Ngà, Ga-na, Xê-nê-gan.
ðể phát triển ngành công nghiệp, các nước Tây Phi ñã ñề ra Chính sách
18

công nghiệp chung Tây Phi (WACIP) với tầm nhìn của chính sách này là nỗ
lực phấn ñấu duy trì một cơ sở hạ tầng công nghiệp vững chắc có tính cạnh
tranh trên phạm vi toàn cầu, thân thiện với môi trường và cải thiện ñáng kể
mức sống của người dân các nước khu vực. Mục tiêu chung của chính sách
này ñẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa tại các nước Tây Phi thông qua việc

thúc ñẩy gia tăng tỉ lệ hàng công nghiệp chế tạo, hạn chế xuất khẩu hàng công
nghiệp dưới dạng nguyên liệu thô, sơ chế, ña dạng hóa sản phẩm công nghiệp,
tăng cường hội nhập khu vực. Tuy nhiên, với nhiều mức phát triển kinh tế
khác nhau, phần lớn các quốc gia trong khu vực ñều là những nước kém phát
triển vì vậy quá trình thực hiện chính sách này ñang ñặt ra nhiều thách thức
cho các nước Tây Phi.
- Khai khoáng
Ngành khai khoáng của các nước Tây Phi tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn
nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước khu vực. Tuy không ñược
thiên nhiên ban tặng cho nhiều khoáng sản như tại khu vực Nam Phi nhưng
tại khu vực này nguồn tài nguyên thiên nhiên ñược coi là khá phong phú trong
ñó có nhiều loại có trữ lượng lớn. Các khoáng sản chính tập trung tại khu vực
này có dầu lửa (Ni-giê-ri-a, Ga-na), vàng (Buốc-ki-na Pha-xô , Ga-na , Ghi-nê
, Ma-li , Ni-giê ), bô-xít, kim cương (Ghi-nê , Li-bê-ri-a and Xi-ê-ra Lê-ôn),
phốt phát, sắt…
Khai thác vàng tại khu vực Tây Phi ñang ñóng góp phần quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế tại một số nước khu vực Tây Phi. Nếu như
tại châu Phi có 3 nước sản xuất vàng lớn nhất tại châu lục thì có ñến 02 nước
tập trung tại khu vực này ñó là Ga-na (75 tấn/năm) và Ma-li (50 tấn/năm).
Nhiều tập ñoàn khai khoáng lớn trên thế giới ñã ñầu tư khai thác vàng tại khu
vực Tây Phi và ñang cho kết quả kinh doanh rất khả quan. Chẳng hạn như
công ty Semafo (Ca-na-ña) với các hoạt ñộng tại mỏ Mana (Buốc-ki-na Pha-
xô) ñã giúp công ty lập một kỷ lục mới về sản lượng vàng trong năm 2010,
với 261.100 ounce, tăng 8% so với năm 2009, ñem lại lợi nhuận 323 triệu
USD.
- Nợ nước ngoài và thâm hụt ngân sách
Tỉ lệ nợ nước ngoài của các nước khu vực Tây Phi trên GDP ñã ñược
cải thiện ñáng kể trong thập kỷ qua nhờ tăng trưởng kinh tế và xóa nợ. Nếu
như tỉ lệ vào những năm 90 là 80% thì tới nay mức nợ ñã giảm xuống 38,7%.
Tuy nhiên tỉ lệ này ñang có xu hướng gia tăng do các nước khu vực

ñang phải ñi vay ñể trả cho các dự án cơ sở hạ tầng, do tác ñộng của giá dầu
và lương thực, gia tăng chi tiêu công
Tỉ lệ thâm hụt ngân sách của khu vực năm 2010 là 3,3%, trong ñó một
số nước có tỉ lệ thâm hụt cao ñó là Cáp-ve (9,5%), Ga-na (6,4%) và Ghi-nê
(6,1%).
- ðầu tư trực tiếp nước ngoài
19

Trong những năm qua nhận thức ñược tầm quan trọng của nguồn vốn
ñầu tư trực tiếp nước ngoài ñối với phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm
xóa ñói giảm nghèo, chính phủ các nước khu vực Tây Phi ñã ñề ra và triển
khai nhiều chính sách thu hút ñầu tư nước ngoài.
Bên cạnh nhiều chính sách ưu ñãi về thuế quan, chính phủ các nước
cũng tập trung vào cải cách thể chế theo ñó tạo ñiều kiện làm thủ tục nhanh
hơn cho các nhà ñầu tư; chấp nhận các công ty 100% vốn nước ngoài; chấp
nhận chuyển lợi nhuận và cổ tức về nước; chống rửa tiền và bảo hộ người tiêu
dùng; thiết lập hệ thống tòa án thương mại ñể giải quyết tranh chấp; giảm thời
gian sáp nhập công ty; giảm vốn pháp ñịnh khi thành lập công ty…
Theo ñánh giá của Ngân hàng thế giới, môi trường kinh doanh và pháp
lý của các nước khu vực Tây Phi ñã không ngừng ñược cải thiện trong một
thập kỷ qua, chính ñiều này ñã giúp cho các nước Tây Phi thu hút ñược 10 tỉ
USD FDI trong năm 2009, chiếm 17% tổng lượng FDI vào châu lục và trở
thành khu vực thu hút ñầu tư lớn thứ 3 tại châu Phi sau khu vực Nam Phi và
Bắc Phi.
Bảng 1.4: Vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Phi
ðơn vị: tỉ USD
Các khu vực Lượng FDI năm 2009
(tỉ USD)
Tổng lượng FDI ñến
năm 2009 (tỉ USD)

Tây Phi 10 98,9
Bắc Phi 18,3 191,4
ðông Phi 2,9 26,4
Nam Phi 21,6 165,1
Trung Phi 5,7 32,9
Toàn bộ châu lục 58,6 514
Nguồn: World Investment Report 2010
Luồng FDI của Tây Phi chủ yếu lại do yêu cầu mở rộng công nghiệp
dầu lửa với khoảng 80% luồng FDI của khu vực này giành ñược thông qua
ngành công nghiệp dầu lửa.
- Triển vọng kinh tế các nước khu vực Tây Phi
Mặc dù có chiụ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa
qua nhưng kinh tế các nước Tây Phi ñã nhanh chóng lấy lại ñã hồi phục nhờ
thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng trước khi diễn ra suy thoái,
giúp cải thiện những chỉ số kinh tế cơ bản tại nhiều nước.
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế trong 05 năm tới kinh tế khu vực
sẽ tăng trưởng bình quân 5%/năm.
20

Trong thời gian tới, kinh tế khu vực có nhiều ñiều kiện thuận lợi ñể
phát triển ñó là các nước khu vực tiếp tục ñược nhiều nước lớn như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) quan tâm, muốn mở rộng
hợp tác kinh tế, thương mại và ñầu tư. Ngày càng có nhiều dự án ñầu tư vào
cơ sở hạ tầng, lĩnh vực khai khoáng sẽ góp phần thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ. Bên cạnh ñó là việc trợ giúp liên tục, chính sách giảm nợ cũ và các
khoản cho vay của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát
triển châu Phi sẽ có tác ñộng không nhỏ tới kinh tế các nước khu vực.
Không chỉ trông chờ vào sự trợ giúp bên ngoài bản thân các nước thành
viên trong khối cũng ñang nỗ lực giải quyết các vấn ñề kinh tế xã hội còn bất
cập, ñẩy mạnh xóa ñói giảm nghèo, ñầu tư cho y tế, giáo dục, chú trọng phát

triển các nguồn lực, cải thiện môi trường ñầu tư. Các nước khu vực cũng ñang
từng bước cải cách hệ thống thuế với quan ñiểm hệ thống thuế phải là phương
tiện về lâu dài giúp chính phủ, ít phụ thuộc vào viện trợ hơn, ñiều này sẽ tốt
cho những người hưởng lợi và cả những nhà tài trợ. Bên cạnh ñó, các nước
khu vực cũng không ngừng ñẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ñặc biệt là liên
kết khu vực tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc trao ñổi thương mại, thúc ñẩy
tăng trưởng.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc của các nước khu vực ñối với các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp làm cho lục ñịa
này dễ bị tác ñộng bởi những biến ñộng về giá và lượng cầu thế giới.
- Tập quán tiêu dùng
Theo các nhà nghiên cứu, nền văn hóa của các dân tộc ở khu vực Tây
Phi ñã có những ảnh hưởng tác ñộng không nhỏ ñến tập quán tiêu dùng người
dân của khu vực này.
Theo nhận ñịnh chung của nhiều nhà nghiên cứu nhân chủng học, dân
tộc và nghệ thuật học, nền văn hóa các nước khu vực Tây Phi vẫn còn nhiều
bí ẩn, chứa chất những những di sản văn hóa vừa vật thể, vừa phi vật thể hầu
như còn ở dạng nguyên sơ, thể hiện qua những cuộc biểu diễn văn hóa ngoài
trời, ứng khẩu, những cử chỉ biểu cảm, những ngôn ngữ ñộc ñáo. Những nhà
sưu tầm văn hóa dân gian cũng phát hiện ra kho tàng hầu như vô tận của
những truyện kể dân gian ñược truyền miệng từ ñời này qua ñời khác, trong
ñó ẩn chứa những quan niệm triết học sâu sắc. Tính chất bí ẩn ñó thực ra biểu
hiện một tính cách khá phổ biến của con người bình thường khu vực Tây Phi,
ñó là sự gần gũi với tự nhiên. Vì vậy, người dân khu vực nói chung ñược ñánh
giá là cả tin nhưng cũng rất trọng ñức tin.
Gắn liền với tính cách gần gũi tự nhiên trên ñây, nhu cầu tiêu dùng
phần lớn người dân Tây Phi ñược xem là khá ñơn giản với trình ñộ sinh hoạt
rất thấp nếu xét trên phương diện kinh tế học và văn hóa học. Những sản
phẩm ñến với họ ña phần không nhất thiết phải ñược chế biến cầu kì, nhưng
phải ñược ñảm bảo về mặt chất lượng. Như vậy, ngay ở trình ñộ tiêu thụ rất

thấp này, thị trường các nước Tây Phi cũng ñòi hỏi ñức tin, hay nói theo cách
21

của người Á ðông là chữ tín gắn liền với chuẩn mực cụ thể.
Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa ñế quốc ñã ñặt ách thống trị lên lục
ñịa Châu Phi cũng như tại khu vực này hơn 500 năm. ðây là thời kỳ ñen tối
của khu vực. ðại bộ phận người dân khu vực bị kìm tỏa trong vòng ñen tối,
cách bức với thế giới bên ngoài, vì vậy trình ñộ văn hóa rất thấp, một nhãn
quan chật hẹp là một kết quả tất yếu. Sau khi giành ñược ñộc lập, người dân
các nước Tây Phi vẫn có mặc cảm nhất ñịnh về vị thế, giá trị của mình trong
mối quan hệ với thế giới còn lại. Từ ñó nảy sinh một tư tưởng ñó là ñề cao
một chiều, coi trọng những gì ñược coi là di sản của của quá khứ châu Phi. Tư
tưởng này cũng ñã có ảnh hưởng ñến tập quán tiêu dùng của người dân khu
vực ñó là người dân các nước Tây Phi không thích tiêu dùng những sản phẩm
có nhãn mác, bao bì hay bất kỳ một hình thức biểu hiện nào gợi lên một mặc
cảm về quá khứ nô lệ của họ.
2.2. Liên kết kinh tế khu vực
Nhận thức ñược tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế ñất nước,
góp phần xóa ñói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân các quốc gia
Tây Phi, ngoài việc nỗ lực phát triển kinh tế tại từng quốc gia, chính phủ các
nước khu vực nỗ lực không ngừng thúc ñẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của mình trong ñó trước hết ưu tiên hội nhập kinh tế khu vực nhằm tạo ñiều
kiện thúc ñẩy kinh tế ñặc biệt là thương mại của từng quốc gia thanh viên và
cả khu vực. Sự ra ñời và hoạt ñộng của Cộng ñồng kinh tế Tây Phi
(ECOWAS) bao gồm tất cả các nước Tây Phi và Liên minh kinh tế và tiền tệ
Tây Phi (UEMOA) bao gồm các nước Tây Phi tiếng Pháp ñã bước ñầu ñem
lại những kết quả tích cực.
2.2.1. Cộng ñồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS)
ECOWAS ra ñời năm 1975, bao gồm tất cả 15 nước Tây Phi với mục
tiêu là hình thành một khối thị trường chung và một liên minh tiền tệ duy nhất

giữa các nước Tây Phi vào năm 2005. Tuy nhiên, mục tiêu này ñã không ñạt
ñược như dự kiến do nhiều nguyên nhân chính trị, kinh tế, xã hội.
Theo Hiệp ước thành lập khối ñược sửa ñổi vào năm 1993, mục ñích và
mục tiêu của việc thành lập khối ECOWAS là thúc ñẩy hợp tác và hội nhập,
tiến tới thành lập một liên minh kinh tế tại Tây Phi nhằm nâng cao mức sống
của người dân các nước trong khu vực, duy trì và tăng cường ổn ñịnh kinh tế,
tăng cường quan hệ giữa các quốc gia thành viên ñóng góp vào sự tiến bộ và
phát triển của Châu Phi.
ðể ñạt ñược mục tiêu ñã ñề ra và phù hợp với các ñiều khoản có liên
quan trong hiệp ước, theo từng giai ñoạn, các quốc gia thành viên cộng ñồng
sẽ hài hòa, kết hợp các chính sách của quốc gia mình và sẽ thúc ñẩy các
chương trình, dự án và hoạt ñộng hội nhập ñặc biệt trong các lĩnh vực lương
thực, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp, vận tải và viễn
thông, năng lượng, thương mại, tài chính và tiền tệ, thuế, các chính sách cải
22

cách kinh tế, nhân lực, giáo dục, thông tin, văn hóa, khoa học, công nghệ,
dịch vụ, y tế, du lịch, các vấn ñề pháp lý.
ECOWAS ñặt mục tiêu thành lập khối thị trường chung thông qua:
- Tự do hóa thương mại bằng cách dỡ bỏ các loại thuế hải quan giữa
các quốc gia thành viên, ñối với hàng xuất, nhập khẩu và dỡ bỏ các hàng rào
phi thuế ñể thiết lập một khu vực thị trường tự do tại khu vực.
- Áp dụng một biểu thuế chung, một chính sách thương mại chung ñối
với nước thứ ba.
- Dỡ bỏ các trở ngại giữa các quốc gia thành viên tạo ñiều kiện cho việc
di chuyển tự do người, hàng hóa, dịch vụ vốn và ñối quyền cư trú.
2.2.2. Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA)
UEMOA ñược thành lập năm 1994 tại Dakar – Xê-nê-gan, liên minh
này gồm 8 nước Tây Phi chủ yếu là nói tiếng Pháp có sử dụng ñồng tiền
chung CFA gồm Bê-nanh, Buốc-ki-na Pha-xô, Bờ Biển Ngà, Ghi-nê Bít-xao,

Ma-li, Ni-giê, Xê-nê-gan, Tô-gô. Mục tiêu của UEMOA là thành lập một thị
trường chung dựa trên việc tự do lưu thông người, hàng hóa, dịch vụ và vốn
dựa trên một biểu thuế chung và những chính sách kinh tế chung. Từ khi ra
ñời ñến nay, liên minh này ñã ñạt ñược nhiều tiến bộ như thống nhất biểu thuế
chung, miễn hoàn toàn thuế ñối với các mặt hàng nông sản, hàng thủ công và
một số hàng công nghiệp giữa các nước thành viên. UEMOA hiện ñược ñánh
giá là một trong những khối kinh tế có tính liên kết chặt chẽ nhất ở châu Phi.
Thị trường các nước UEMOA có những ñặc ñiểm sau:
- Là một cộng ñồng kinh tế và tiền tệ có sử dụng 1 ñồng tiền chung là
ñồng franc CFA. CFA franc Tây Phi (mã XOF) do Ngân hàng Trung ương
các quốc gia Tây Phi phát hành. Hiện nay, CFA franc Tây Phi ñược neo vào
Euro theo tỷ lệ 655,957 franc = 1 Euro.
- Hầu hết các nước thành viên của tổ chức ñều là những nước nói tiếng
Pháp (trừ Ghi-nê Bít-xao nói tiếng Bồ ðào Nha) và tiếng Pháp cũng là ngôn
ngữ chính thức trong hoạt ñộng kinh doanh của các nước này.
2.3. Các nền kinh tế lớn
Các nền kinh tế lớn nhất khu vực Tây Phi là Ni-giê-ri-a, Ga-na, Bờ Biển
Ngà và Xê-nê-gan.
2.3.1. Ni-giê-ri-a
Ni-giê-ri-a là nền kinh tế lớn thứ hai tại khu vực Nam Sahara, sau Nam
Phi. Với dân số ñông nhất Châu Phi và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong
phú, Ni-giê-ri-a có nhiều tiềm năng và ñiều kiện thuận lợi ñể phát triển kinh
tế, tuy nhiên do tình trạng quản lý kém và nạn tham nhũng kéo dài, Ni-giê-ri-a
vẫn thuộc diện những nước nghèo. Nằm trong xu thế phát triển chung của các
nước Châu Phi, những năm gần ñây, nền kinh tế Nigeria phát triển khá nhanh
23

và nhờ vào sự ổn ñịnh tương ñối về chính trị và giá nguyên, nhiên liệu trên
thế giới vẫn tiếp tục tăng hoặc giữ ở mức cao, ñặc biệt là dầu mỏ, nguồn tài
nguyên chính của Nigeria.

Nigeria là nước giầu tài nguyên ở châu Phi. Tài nguyên chính gồm có
dầu lửa (trữ lượng 16,8 tỉ thùng), khí ñốt (2000 tỉ m3), than ñá (360 triệu tấn),
ngoài ra còn có sắt, ñồng, chì, kẽm, uranium…
Công nghiệp Nigeria tương ñối phát triển, chiếm tỉ trọng lớn trong
GNP. Ngành công nghiệp chính là khai khoáng. Hàng năm Nigeria sản xuất
91 triệu tấn dầu thô, 15 tỷ m3 khí ñốt phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Xuất khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm 95% tổng giá trị xuất
khẩu của nước này. Các bạn hàng chủ yếu là Mỹ 36%, Ấn ñộ 9%, Tây Ban
Nha 8%, Brazil 6%, Pháp 6%.… Bên cạnh ñó Nigeria còn có các ngành khác
như: chế tạo ô tô, lọc hoá dầu, vật liệu xây dựng.
Nông nghiệp thu hút 70% dân số. Tuy ñất ñai phì nhiêu, khí hậu thuận
lợi nhưng do không ñược chú ý ñầu tư thích ñáng nên nông nghiệp Nigeria
kém phát triển. Các nông sản chính gồm: ngũ cốc, lạc, cao su, ca cao, chè,
ñiều
Cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội kém phát triển và không có dấu hiệu cải
thiện trong những năm gần ñây. Chính phủ cam kết ñến cuối năm 2010, sản
xuất và phân phối ñược 6.000MW ñiện nhưng mục tiêu này ñã không thực
hiện ñược. Hiện nay sản lượng ñiện của Ni-giê-ri-a chỉ ñạt khoảng từ 3.000-
3.500 MW. Hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân rất thiếu và hoạt
ñộng kém hiệu quả, dẫn ñến tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản
xuất. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu phát triển thương mại như
sân bay, cầu cảng ngày càng xuống cấp; trường học, bệnh viện, ñường xá hầu
như không ñược ñầu tư mới hoặc cải tạo ñáng kể.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng như trên, môi trường ñầu tư của Nigeria rất
khó khăn, khó thu hút nguồn vốn ñầu tư mới cả trong và ngoài nước, trừ lĩnh
vực dầu mỏ. Chi phí kinh doanh cao nên những năm gần ñây, nhiều doanh
nghiệp sản xuất của nước ngoài phải ñóng cửa hoặc chuyển sang các nước lân
cận khác. Theo ñánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Ni-giê-ri-a xếp
hạng 137 trên tổng số 183 nước trên thế giới về môi trường kinh doanh thuận
lợi.

2.3.2. Ga-na
ðược thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên dồi dào, Ghana là nước có
nền kinh tế phát triển ở khu vực Tây Phi. Vàng, gỗ, sản xuất ca cao là những
nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Kinh tế trong nước vẫn phụ thuộc vào nền nông
nghiệp tự cung tự cấp chiếm 34% GDP và 60% lực lượng lao ñộng, chủ yếu
là những người sở hữu ñất quy mô nhỏ.
Ghana có tốc ñộ tăng trưởng kinh tế cao trong 3 năm gần ñây, từ 4,7
ñến 7,3%. Ghana là nước sản xuất và xuất khẩu cao cao lớn nhất thế giới, thứ
24

hai về xuất khẩu vàng và mới gia nhập hàng ngũ các nước khai thác và sản
xuất dầu khí ở Châu Phi.
Ghana có chính sách kinh tế khá mở, thông thoáng, thuận lợi về ngôn
ngữ do sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, môi trường kinh doanh
thuận lợi và nhiều chính sách ưu ñãi ñối với doanh nghiệp nước ngoài, Ghana
ñang dần khẳng ñịnh vị thế là một trong những cửa ngõ tại khu vực thị trường
Tây Phi.
Theo nghiên cứu ñiều tra của Ngân hàng Thế giới (Doing Business in
Ghana 2011), Ghana ñược xếp hạng thứ 67 trên 183 quốc gia về mức ñộ môi
trường kinh doanh thông thoáng (Ease of Doing Business), cao nhất ở khu
vực Tây Phi và thuộc hàng cao nhất ở Châu Phi. Một số chỉ số khác về môi
trường kinh doanh ở Ghana cũng ñược ñánh giá cao như vay vốn từ ngân
hàng (xếp thứ 46/183), bảo hộ ñầu tư (hạng 44/183), hệ thống thuế (hạng
78/183)…
Về thủ tục thương mại, Ghana xếp hạng thứ 89 trên tổng số 183 quốc
gia thế giới về mức ñộ thông thoáng của các thủ tục thương mại và xuất nhập
khẩu hàng hóa. Cụ thể, thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Ghana cần khoảng 7
loại chứng từ, thời gian nhập khẩu là 29 ngày và chi phí nhập khẩu cho 1
công-ten-nơ là 1.203 ñô-la Mỹ, thuộc diện thấp nhất so với các nước khác ở
khu vực Tây Phi (xem bảng số liệu). Ghana cũng có hai cảng biển quốc tế là

Tema và Takoradi, là nơi trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nội ñịa và
của các nước không có cảng biển trong khu vực.
2.3.3. Bờ Biển Ngà
Năm 2010, Bờ Biển Ngà chiếm gần 40% GDP của cả Liên minh Kinh
tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều
vào các yếu tố bên ngoài như ñiều kiện khí hậu và giá nguyên liệu trên thị
trường quốc tế.
Nhờ xuất khẩu cà phê, ca cao, dầu lửa, bông, ñiều Bờ Biển Ngà luôn
là một trong 3 nền kinh tế mạnh mẽ nhất khu vực Tây Phi (sau Ni-giê-ri-a và
Ga-na).
Ngành công nghiệp và nông nghiệp của Bờ Biển Ngà phát triển khá
cân ñối.
Nông nghiệp ñóng góp gần 1/4 GDP và sử dụng 2/3 số dân lao ñộng
(gần 70% dân số sống bằng nghề nông). Bờ Biển Ngà là một trong những
quốc gia sản xuất, xuất khẩu hạt ca cao, cà phê và dầu cọ lớn nhất thế giới.
Sản xuất cao su cũng tăng liên tục trong những năm qua. Thời gian gần ñây,
nước này còn có thêm nguồn thu xuất khẩu từ bông, hạt ñiều, soài.
Lĩnh vực công nghiệp (21,3% GDP) cũng khá phát triển như công
nghiệp khai thác dầu lửa, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, hoá chất,
sản phẩm gỗ, sửa chữa và ñóng tàu. Ngoài ra còn có một số hoạt ñộng khai
thác khác như vàng, kim cương, nicken.
25

Lĩnh vực dịch vụ ñóng góp vào GDP nhiều nhất (50,6%) chủ yếu dựa
vào các hoạt ñộng thương mại, viễn thông, ngân hàng và vận tải.
Về ngoại thương, Bờ Biển Ngà là trung tâm của các hoạt ñộng thương
mại tại Tây Phi. Tỷ trọng ngoại thương chiếm ñến 75,5% GDP của cả nước.
Những lợi thế khi ñầu tư vào Bờ Biển Ngà là quốc gia này có nguồn
nhân công lành nghề, giàu tài nguyên thiên nhiên, khí hậu thuận lợi ñể phát
triển nông nghiệp, vị trí tài chính quan trọng trong khu vực, mặt biển rộng lớn

và cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt nhất Tây Phi. Mặt khác, Chính phủ Bờ Biển
Ngà ñã thực hiện một số biện pháp ñể khuyến khích ñầu tư nước ngoài như áp
dụng chế ñộ một cửa cho việc thành lập doanh nghiệp, chú trọng ñến việc bảo
hộ ñầu tư, có chương trình xây dựng các cơ sở hạ tầng vận tải trong ñó có
việc tư nhân hóa tuyến ñường sắt Abidjan – Ouagadougou.
ðể phát triển kinh tế, Bờ Biển Ngà ñã cam kết biến lĩnh vực tư nhân
thành ñộng lực tăng trưởng trong những năm tới. Chính phủ ñã ñưa ra một
loạt các biện pháp giảm thuế nhằm tạo ñiều kiện phục hồi và phát triển lĩnh
vực kinh tế tư nhân một cách bền vững.
Hoạt ñộng ñầu tư hoàn toàn mang tính tự do, không hạn chế ñối với
người nước ngoài. Các nhà ñầu tư trong và ngoài nước ñược ñối xử bình ñẳng
như nhau. Nhà ñầu tư nước ngoài ñược phép tham gia ña số vốn vào một
doanh nghiệp ñịa phương tại Bờ Biển Ngà.
2.3.4. Xê-nê-gan
Từ năm 1985, Xê-nê-gan bắt ñầu thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế theo
chương trình hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tự do hoá nền kinh tế và
phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tháng 1/1994, Xê-nê-gan ñã tiến hành một
chương trình cải cách kinh tế táo bạo là phá giá ñồng franc CFA với sự giúp
ñỡ của cộng ñồng các nhà tài trợ quốc tế. Hàng năm Xê-nê-gan nhận ñược
khoảng 60 triệu USD vốn vay từ các nguồn bên ngoài.
Từ lâu, Xê-nê-gan luôn ñạt tỷ lệ tăng trưởng vào loại cao nhất
UEMOA. Các cuộc cải cách kinh tế ñã giúp thay ñổi quan trọng về môi
trường kinh tế của Xê-nê-gan, nhất là nhờ việc tư nhân hóa nhiều doanh
nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 14,9%, công nghiệp 21,4%,
dịch vụ 63,6% (2010).
Nông nghiệp giữ vai trò chủ ñạo trong nền kinh tế, chiếm 75% giá trị
xuất khẩu. Tuy nhiên lĩnh vực này rất nhạy cảm với các biến ñộng của khí hậu
và sự ñe dọa của sâu bọ. Các cây trồng chính gồm ñỗ lạc, ñậu Hà Lan, sắn,
dưa hấu, kê, gạo và ngô. Xê-nê-gan là nước tương ñối nghèo tài nguyên thiên

nhiên.
Công nghiệp Xê-nê-gan chưa phát triển, mới chỉ có ngành khai thác
phốt phát, sản xuất axít phốtphorích xuất khẩu sang Ấn ðộ, chế biến ñỗ lạc và
hải sản, tìm kiếm và khai thác dầu lửa, lắp ráp và sản xuất vật liệu xây dựng.

×