Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định đường kính khai thác tối thiểu hợp lý đối với cây rừng tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.94 KB, 10 trang )

Tạp chí NN và PTNT số 115 năm 2007, trang 62-67

Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định đường kính khai thác tối thiểu
hợp lý đối với cây rừng tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên
Trần Văn Con
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Các qui định hiện hành về đường kính tối thiểu trong hệ thống khai thác chọn rừng tự
nhiên tại Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý và thiếu cơ sở
khoa học. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về qui luật sinh trưởng đường kính;
tương quan giữa tăng trưởng thể tích và đường kính; và phân bố số loài theo cỡ kính để
làm cơ sở khoa học cho việc xác định đường kính khai thác tối thiểu theo loài hoặc nhóm
loài có cùng kiểu sinh trưởng trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở khu vực Tây
Nguyên. Nghiên cứu tương quan giữa tăng trưởng thể tích và đường kính cũng như
phân bố số loài theo đường kính tại đó tăng trưởng thể tích đạt giá trị tối đa cho thấy đa
số loài đạt thành thục số lượng về thể tích tại đường kính từ 50-60 cm, nhưng cũng còn
nhiều loài thành thục ở đường kính cao hơn và một số loài thành thục chỉ ở đường kính
từ 25-30cm. Kết quả nghiên cứu phân bố số loài theo cỡ kính cũng phản ánh các loài
thuộc nhóm kiểu sinh trưởng III không còn xuất hiện tại cỡ kính 50, trong khi đó các loài
thuộc nhóm kiểu sinh trưởng I và II có thể xuất hiện ở các cỡ kính cao hơn. Đây là những
cơ sở quan trọng để đề xuất thay đổi và bổ sung các qui định đường kính khai thác tối
thiểu.
Từ khoá: Qui luật tăng trưởng đường kính, tương quan giữa tăng trưởng thể tích và
đường kính, phân bố loài theo cỡ kính, đường kính khai thác tối thiểu.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mặc dù đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước
nhằm tạo ra cơ sở khoa học để xác định các biện pháp kinh doanh rừng tự nhiên, trong
đó có việc qui định đường kính khai thác tối thiểu trong hệ thống khai thác chọn rừng tự
nhiên hỗn loài nhiệt đới. Các qui định hiện hành về đường kính khai thác tối thiểu tại


quyết định 40/2005/QĐ-BNN vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, đó là:
* Qui định đường kính khai thác theo nhóm gỗ, trong khi bảng phân loại nhóm gỗ
đã thể hiện tính lỗi thời, không thích hợp với thực tế thị trường kinh doanh gỗ hiện nay;
* Việc qui định đường kính khai thác tối thiểu không phản ánh được bản chất cơ
sở sinh học của từng loài, dẫn đến nhiều loài bị khai thác trước khi đạt kích thước thành
thục số lượng và ngược lại một số loài lại không bao giờ đạt được đường kính khai thác
qui định.
* Các nghiên cứu gần đây đã tạo ra nhiều cơ sở khoa học mới và khuyến nghị
thay đổi qui định 40/2005/QĐ về đường kính khai thác tối thiểu theo từng loài hoặc nhóm
loài theo đặc điểm sinh trưởng; tuy nhiên chưa có một công trình nào đưa ra được các
luận cứ khoa học đầy đủ và thuyết phục.
Nguyễn Hồng Quân (1983) đã đưa ra phương pháp điều chỉnh cấu trúc đường kính
trong khai thác chọn, nhằm làm cho cấu trúc sau khi khai thác sẽ đồng dạng với cấu trúc
tự nhiên tuân theo hàm Meyer. Nguyễn Ngọc Lung (1985) đã đưa ra cơ sở khoa học để

1
sửa đổi một số điều trong nội dung quy phạm khai thác gỗ. Đỗ Đình Sâm và cộng sự
(2006) đã dùng hàm Gompert để mô tả sinh trưởng đường kính các cây giải tích và xác
định được d
1,3
thành thục số lượng khi ∆G đạt cực đại.
Mục tiêu của bài này nhằm trình bày kết quả những cố gắng để giải quyết các tồn
tại trên đây trên cơ sở nghiên cứu bổ sung các đặc điểm sinh trưởng đường kính và
phương pháp xác định điểm thành thục số lượng của đường kính một số loài kinh doanh
chủ yếu của vùng nghiên cứu. Nội dung chủ yếu của bài này là:
(i) Nghiên cứu tương quan giữa Zd và d
1,3
(ii) Nghiên cứu tương quan giữa tăng trưởng thể tích và đường kính
(iii) Nghiên cứu phân bố số loài theo cỡ kính.
II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu
Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các nghiên cứu về tăng trưởng
cây rừng tự nhiên được công bố ở Chương tăng trưởng rừng của bộ Cẩm Nang Lâm
nghiệp, Hà Nội, 2006; số liệu thu thập được từ điều tra lâm học ở các ô tiêu chuẩn định vị
và tạm thời, tài liệu giải tích cây theo phương pháp phân đoạn và phương pháp giải tích
nhanh của Vũ Tiến Hinh.

2. Phương pháp
Sinh trưởng chiều cao của cây được mô phỏng bằng mô hình:
H = exp a
c
t
tg
a
Si














exp

(1)
Trong đó: H=chiều cao tính bằng m; Si =chỉ số cấp năng suất (tức là chiều cao đạt
được ở tuổi gốc; tg = tuổi gốc; t = tuổi để đạt được H.

Mô hình này được Trần Văn Con (2007) xây dựng trên cơ sở từ giả thuyết rằng
suất sinh trưởng của chiều cao là một hàm của tuổi cây và chỉ số lập địa (cấp đất), với
hai tham số a và c.
Quá trình nghiên cứu và lựa chọn cho thấy mô hình phù hợp nhất để mô phỏng
sinh trưởng đường kính cho cây rừng tự nhiên ở vùng nghiên cứu là:
P(d) = a + bd (2)
5,0−
Từ hàm này ta có:
1)-
Pd-1
1
(d=Z
d

hay
Zd = (
5,0
5,0
1

−−
+
bda
bdad
)/10 (3)


2
Đạo hàm và khảo sát hàm này ta sẽ xác định được đường kính mà ở đó tăng
trưởng zd đạt giá trị cực đại để làm cơ sở xác định đường ính khai thác tối thiểu thích
hợp. (Trần Văn Con, 1991). Ta có:
Z
d
= 0 ở điểm d
1.3
= 0 và d
1.3
= (-b/a)
2
(4)
Z
d
= max ở điểm
2
3.1
)
0,25+2a-2a)-5,0(
b2
(=d (5)
Phương pháp xác định đường kính khai thác tối thiểu được ntiến hành trên cơ sở kiểm
tra tính đồng dạng về kiểu sinh trưởng để phân nhóm, lập phương trình chung cho nhóm
và xác định điểm đường kính thành thục số lượng lý thuyết, sau đó kết hợp với các kết
quả điều tra, đánh giá thực tế để lựa chọn đường kính khai thác hợp lý cho từng loài,
hoặc nhóm loài.
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Tương quan giữa Zd và d
1,3

Khi nghiên cứu về tăng trưởng của rừng để xác định đường kính khai thác tối
thiểu, luân kỳ khai thác và lượng khai thác tối đa cho phép, Đỗ Đình Sâm và cộng sự
(2006) đã chia loài cây nghiên cứu thành 3 nhóm sinh trưởng theo tốc độ: nhanh, trung
bình và chậm; nhưng cơ sở để phân nhóm chỉ dựa vào tăng trưởng bình quân của các
loài mà chưa dựa vào hành vi sinh trưởng (tức là kiểu sinh trưởng của các loài). Để bổ
sung số liệu tăng trưởng cây rừng tự nhiên cho việc xác định kiểu sinh trưởng và đường
kính khai thác tối thiểu hợp lý, chúng tôi đã tiến hành giải tích 200 cây của 20 loài cây
(mỗi loài giải tích 10 cây) kinh doanh chủ yếu trong vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, phần
lớn các cây trong rừng tự nhiên có vòng năm không rõ ràng, rất khó xác định và cũng
chưa xác định được một năm sinh trưởng có bao nhiêu vòng năm. Nên số liệu giải tích
chỉ có ý nghĩa định hướng và cần được bổ sung bằng theo dõi sinh trưởng của cây trong
ô định vị.

Dựa vào các tham số b và c của mô hình sinh trưởng chiều cao (phương trình 1) có thể
phân nhóm các loài theo kiểu sinh trưởng. Bằng phương pháp biểu đồ, chúng tôi đã đưa
tất cả các đường cong sinh trưởng lý thuyết của 20 loài nghiên cứu lên cùng một trục toạ
độ (xem hình 1), các đường cong này chia thành 3 nhóm rất rõ ràng và thể hiện sự đồng
nhất của cặp tham số b và c, có thể chia các loài nghiên cứu thành 3 nhóm các kiểu sinh
trưởng như sau:
Nhóm I: Các loài cây ưa bóng giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều cao trong 10 năm
đầu rất chậm sau đó tăng dần lên khi vượt lên được tầng cây cao để trở thành tầng trội.
Đó là các loài: Xoay, Chò, Cồng, Thạch đảm, Giẻ và Hoàng đàn.
Nhóm II: Các loài cây chịu bóng nhẹ (trung tính) giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều
cao ở 10 năm đầu trung bình và tăng lên ở giai đoạn sau đạt tầng cây cao ở tuổi thành
thục. Đó là các loài: Re, Vạng, Vàng tâm, Trám, Sến, Gội, Giổi và Cóc đá.
Nhóm III: Các loài cây ưa sáng, sinh trưởng chiều cao giai đoạn đầu rất nhanh sau
đó chậm lại và dừng lại rồi dừng lại ở tầng giữa của rừng ổn định. Đó là các loài: Bời lời,
Chân chim, Bứa, Côm, Gáo, và Trâm.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các loài thuộc nhóm I, tuy sinh trưởng chiều
cao giai đoạn đầu tương đối chậm, nhưng về sau đều trở thành cây có kích thước lớn và


3
chiếm tầng trội của rừng, trong khi đó các loài cây tiên phong thuộc nhóm III, ban đầu
sinh trưởng rất nhanh về chiều cao, nhưng sau đó chậm lại và đại đa số dừng lại ở cấp
kính nhỏ, tức là thuộc nhóm gỗ nhỏ và gỗ nhở. Do giữa chiều cao và đường kính có mối
tương quan rất chặt và đã được nhiều nghiên cứu khẳng định, chúng ta có thể dựa vào
nhóm kiểu sinh trưởng này để xây dựng mô hình sinh trưởng đường kính gộp cho nhóm
loài theo kiểu sinh trưởng, trên cơ sở đó xác định đường kính khai thác tối thiểu theo loài
(Lại Thanh Hải, 2007).

Phân nhóm kiểu sinh trưởng
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
10
3
0
50
70
90
1
1

0
1
3
0
Tuổi (năm)
Chiều cao (m)
Bời lời
Bứa
Côm
Cóc đá
Cồng
Chân chim
Chò
Gáo
Giẻ
Gội
Giổi
Sến
Trám
Vàng tâm
Vạng
Thạch đảm
Trâm
Hoàng đan
Re

Hình 1. Phân nhóm kiểu sinh trưởng các loài cây trong rừng tự nhiên

Dựa trên tài liệu giải tích các tham số a và b của phương trình 2 được ước lượng
bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất với sự trợ giúp của phần mền SPSS và

Excel. Thay các tham số a và b vào 4 và 5 xác định được d
1,3
để zd đạt cực đại cho các
loài nghiên cứu. Kết quả được ghi lại ở bảng 1 sau đây:
Bảng 1. Tham số của mô hình tăng trưởng đường kính cây rừng tự nhiên
TT Loài A b
Zd cực đại
tại d1,3=
Zd max=
Zd=0 tại
d1,3=
1 Bời lời -0.0892 1.1019 28.80831 0.295874 152.7663
2 Bứa -0.0887 1.0568 26.84224 0.273761 141.951
3 Côm -0.0872 1.1263 47.78662 0.89631 166.8304
4 Cóc đá -0.0752 1.3242 62.57235 0.523739 310.0784

4
5 Cồng -0.0826 1.3825 54.65845 0.51105 280.1368
6 Chân chim -0.0872 1.1046 30.58828 0.305459 160.4638
7 Chò -0.0762 1.3342 61.59842 0.523571 306.5716
8 Gáo -0.0887 1.1482 31.68605 0.323163 167.5667
9 Giẻ -0.0813 1.3562 54.63337 0.501213 278.27
10 Gội -0.0822 1.3362 51.65653 0.48018 264.2404
11 Giổi -0.0758 1.3232 61.33425 0.51814 304.7281
12 Sến -0.0832 1.3768 53.27365 0.502455 273.8388
13 Trám -0.0761 1.3624 64.42675 0.546774 320.5088
14 Vàng tâm -0.0832 1.3683 52.61789 0.49627 270.4681
15 Vạng -0.0824 1.3588 53.10849 0.495117 271.9297
16 Thạch đảm -0.0831 1.3658 52.57777 0.495174 270.1296
17 Trâm -0.0894 1.1242 29.78673 0.306779 158.1292

18 Hoàng đàn -0.0762 1.3242 60.6785 0.515752 301.9932
19 Re -0.0842 1.3682 51.1146 0.489094 264.0432
20 Xoay -0.0761 1.3616 64.35111 0.546132 320.1325

2. Quan hệ giữa tăng trưởng thể tích và đường kính























0
2

4
6
8
10
12
0204060801001
Đường kính (cm)
Tăng trưởng thể tích (m3/năm*100)
20

5


Hình 2. Tăng trưởng thể tích bình quân định kỳ (10 năm) của các loài cây
rừng tự nhiên phụ thuộc đường kính
(Nguồn: Cẩm nang lâm nghiệp, chương tăng trưởng rừng , Hà Nội, 2006 ).

Dựa vào nguồn số liệu tăng trưởng của nhiều loài cây rừng tự nhiên được công bố
trong Cẩm nang lâm nghiệp, Chương tăng trưởng rừng, đã thiết lập biểu đồ mây điểm
giữa tăng trưởng thể tích và đường kính tại đó tăng trưởng thể tích đạt giá trị tối đa (xem
hình 2). Biểu đồ hình 2 này cho thấy, đa số loài cây đạt tăng trưởng thể tích tối đa tại
đường kính từ 50-60 cm. Phân bố số loài cây và đường kính tại đó thể tích đạt tăng
trưởng tối đa (xem hình 3).



Phân bố số loài cây theo đường kính tại đó tăng trưởng thể tích tối đa
0.0
20.0
40.0

60.0
80.0
100.0
120.0
0 2040608010012014
Đường kính tại đó tăng trưởng thể tích tối đa
Tần số luỹ tích (%) của loài cây
0



















Hình 3. Phân bố loài cây theo đường kính tại đó tăng trưởng thể tích tối đa
Trong rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới, xác định lượng tăng trưởng đường kính tối
đa để xác định điểm thành thục công nghệ nên dựa vào quan hệ giữa tăng trưởng với

đường kính chứ không nên dựa vào tuổi cây. Vì tuổi cây trong rừng tự nhiên không thể
xác định. Khi xem xét số liệu tăng trưởng và sản lượng rừng tự nhiên được công bố tại
Cẩm nang lâm nghiệp, chương tăng trưởng rừng, thấy rằng số liệu tăng trưởng đều phụ
thuộc vào tuổi. Đối với rừng trồng thì đó là cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý.
Nhưng đối với rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi thì các kiến thức này không có mấy ý
nghĩa, mà nên phân tích quá trình tăng trưởng dựa vào một nhân tố kích thước nào đó

6
(chẳng hạn như đường kính) vì tuổi của rừng và cây rừng rất khó xác định. Trong rừng tự
nhiên có mùa sinh trưởng xác định, việc nghiên cứu tăng trưởng cũng có thể thực hiện
được thông qua phân tích vòng năm sinh trưởng. Tuy nhiên, việc phân tích này cũng
không có ý nghĩa nhiều đến các quyết định điều chế rừng hỗn loài nhiều tuổi vì tuổi của
cây chặt giải tích không thể dùng để xác định tuổi cây đang đứng trong lâm phần. Do đó
các số liệu tăng trưởng của rừng tự nhiên chỉ nên dựa vào tương quan với đường kính
cây. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có khả năng xác định được ở đường kính nào thì cây
đạt được điểm tối đa về tăng trưởng đường kính và/hoặc thể tích; đó là các chỉ tiêu quan
trọng để xác định đường kính khai thác tối thiểu hợp lý. Lưu ý, tăng trưởng là một nhân
tố quan trọng cho các quyết định quản lý; và cũng cần lưu ý rằng các quyết định quản lý
lâm sinh cũng không thể dựa trên số liệu tăng trưởng của từng loài vì có quá nhiều loài
trong rừng. Việc phân nhóm các loài có cùng kiểu sinh trưởng tương tự nhau là rất cần
thiết. Do đó, việc phân tích các số liệu điều ra tăng trưởng (bằng phương pháp giải tích,
hay tốt hơn bằng ô tiêu chuẩn định vị) để phát hiện các kiểu sinh trưởng của loài và dựa
vào đó để phân nhóm loài, ít nhất là đối với các loài ưu thế trong từng kiểu rừng là hết
sức quan trọng và cần phải ưu tiên cho các nghiên cứu tiếp theo.

3. Phân bố loài cây theo cỡ đường kính:
Phân bố số loài cây theo cỡ đường kính tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 2. Phân bố loài cây theo cỡ đường kính
Cấp D

(cm)
Tên loài


10
Giẻ, Dung, Dâu da, Gạc nai, Dâu móc, Gội, Kháo, Ngát, Nhọ nồi,
Re, Sến, Trâm, Xoay, Nhọc, Kò ke, Cam rừng, Chôm chôm, Chòi
mòi, Gội gác, Sữa, Sơn nữ, Trường, Ba bét, Côm trứng, Chay, Giổi,
Lòng mang, Nhạn, Trám, Vang, Xoan đào, Chân chim, Thạch đản,
Đẻn, Gáo, Du móc, Thôi chanh, Cóc đá, Chua ke, Nhãn rừng,
Vạng, Bọt ếch, Bời lời, Côm, Hoắc quang, Dâu ba mảnh, Gôm, Tu
hú, Mưng, Máu chó, Lim xẹt,

18
Trâm, Sến, Nhọc, Re, Ngát, Kháo, Gội, Gạc nai, Chân chim, Côm
tầng, Chôm chôm, Giẻ, Dung, Đẻn, Chòi mòi, Thạch đản, Xoay, Kò
ke, Xoan đào, Ba bét, Thị rừng, Quếch, Chua ke, Du móc, Thôi
chanh, Trường, Vạng, Bọt ếch, Côm, Lành anh, Tu hú, Dâu ba
mảnh, Ô rô,

26
Nhọc, Kò ke, Gội, Giổi, Trâm, Giẻ, Trám, Xoay, Đẻn, Chôm chôm,
Dung, Gạc nai, Kháo, Ngát, Quếch, Mò cua, Muông cuống, Re,
Sữa, cọc rào, lá bạc, Lòng mang, Xoan đào, Xoan chua, Ô rô,
Thung ná, Trường, Tu hú, Ươi, Đò ho, Bọt ếch, Dâu móc,

34
Xoan đào, Sữa, Nhọc, Gội, Giẻ, Mít nài, Re, Thạch đản, Trường,
Trâm, Du móc, Trám, Chôm chôm, Chẹo, Gạc nai, Ngát, Cam rừng,
Lòng mang, Cóc đá, Dung, Thôi chanh, Vạng, Đẻn, Màng tang, Đò

ho, Bồ hòn, Hoa khế, Thanh thất,

42
Kháo, Gội, Bưởi bung, Ngát, Xoay, Giẻ, Giổi, Thôi chanh, Chôm
chôm, Sữa, Thị rừng, Vang, Nhọc, Re, Trám, Ba bét, Dâu da,
Trường, Đẻn,

7
50
Trường, Trám, Giẻ, Bồ hòn, Sữa, Chò chỉ, Xoay, Gi

i, Re, Gội,
Xoan đào, Thanh thất,
58
Xuân thôn, Giổi nhung, Xoan đào, Giẻ, Sữa, Giổi, Xoay, Vạng, Cóc
đá, Du móc,
66
Giổi nhung, Kháo, Sữa, Xoay, Giẻ, Trám, Giổi,
74
Giổi, Trường, Xoay, Cóc đá, Vạng,
82
Giẻ, Giổi, Vạng, Cóc đá, Chẹo, Xoay,
90
Xoay, Vạng,
98
Giổi, Giẻ, Giổi nhung,

Đã thử nghiệm dùng mô hình toán học để mô tả phân bố số loài theo cấp đường
kính. Kết quả tính toán cho thấy phân bố loài cây theo cỡ đường kính tuân theo quy luật
phân bố khoảng cách.

Ph©n bè loµi theo D1.3
0
10
20
30
40
50
60
10 18 26 34 42 50 58 66 74 82 90 98
D1.3
ft, fll
tt
ll

Hình 4. Phân bố số loài theo D
Qua bảng 2 và hình 4 cho thấy: phân bố số loài theo D là phân bố giảm, số loài tập
trung ở các cấp kính nhỏ, cấp kính 10 cm có khoảng trên 50 loài, đến cấp kính 34cm có
khoảng 28 loài, số loài giảm dần khi cấp kính tăng lên, đến cấp kính 66cm số loài chỉ còn
7 loài, đến cấp kính trên 90cm số loài chỉ còn 2 đến 3 loài.
Trong các lâm phần nghiên cứu, các loài cây: Xoay, Vạng, Giẻ, Giổi, Cóc đá đạt
kích thước tối đa từ cấp kính 80cm trở lên, trong khi các loài: Dung, Gạc nai, Đẻn, Hoắc
quang hiếm khi đạt đến kích thước trên 50cm và các loài Giẻ, Trâm, Nhọc, Gội, …
thường có kích thước phổ biến ở cấp kính 50- 66cm. Đây chính là những loài chiếm ưu
thế và thường xuyên thấy xuất hiện trong tổ thành của các trạng thái rừng. Kết quả này
cho thấy: trong quá trình sử dụng rừng, việc khai thác rừng được quy định theo cấp kính
như hiện nay sẽ dẫn đến việc lãng phí tài nguyên rừng. Một số loài có kích thước nhỏ sẽ
không bao giờ được đường kính qui định khai thác, lâu dần cây sẽ bị rỗng ruột, chất
lượng gỗ kém đi không sử dụng được, mặt khác những loài có kích thước lớn đang trong
thời kỳ sinh trưởng mạnh có thể bị khai thác sớm. Vì vậy trong quá trình sử dụng rừng


8
cần lưu ý đến đặc điểm này của rừng để sử dụng tài nguyên rừng cho hợp lý.
IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
(1) Tương quan Zd và d có thể mô phỏng bằng một hàm toán và trên cơ sở đạo hàm có
thể xác định được điểm thành thục số lượng cho mỗi loài cây, tức là d tại đó Zd đạt giá trị
cực đại.Tuy nhiên, việc qui định đường kính tối thiểu cho từng loài là quá phức tạp và
không cần thiết vì trong rừng tự nhiên có quá nhiều loài cây. Do đó, đã tiến hành tập hợp
số liệu của các loài trong cùng một nhóm kiểu sinh trưởng để tính toán phương trình
chung của hàm sinh trưởng đường kính cho mỗi nhóm, đó chí là hàm quan hệ Pd/d
(phương trình 2). Kết quả tính toán các tham số a và b của phương trình được ghi lại ở
bảng 3.

Biểu 3. Tham số phương trình tương quan chung Pd/d theo nhóm loài
TT Nhóm loài a b R
1 Nhóm loài I -0,0765 1,3624 0,917
2 Nhóm loài II -0,0781 1,3206 0.914
3 Nhóm loài III -0,0902 1,1217 0,995

Thay các số liệu trong bảng này vào phương trình 3, chúng ta tính được đường kính d,
tại đó Zd đạt cực đại (tức là thành thục số lượng) cho các nhóm loài như sau:
- Nhóm loài I: Zd cực đại tại: D1,3= 64 cm
- Nhóm loài II: Zd cực đại tại: D1,3= 57 cm
- Nhóm loài III: Zd cực đại tại: D1,3=29 cm.

(2) Nghiên cứu tương quan giữa tăng trưởng thể tích và đường kính cũng như phân bố
số loài theo đường kính tại đó tăng trưởng thể tích đạt giá trị tối đa cho thấy đa số loài
đạt thành thục số lượng về thể tích tại đường kính từ 50-60 cm, nhưng cũng còn nhiều
loài thành thục ở đường kính cao hơn và một số loài thành thục chỉ ở đường kính từ 25-
30cm.


(3) Kết quả nghiên cứu phân bố số loài theo cỡ kính cũng phản ánh các loài thuộc nhóm
kiểu sinh trưởng III không còn xuất hiện tại cỡ kính 50, trong khi đó các loài thuộc nhóm
kiểu sinh trưởng I và II có thể xuất hiện ở các cỡ kính cao hơn.

(4) Các kết quả nghiên cứu này đã cho thấy việc qui định đường kính khai thác tối thiểu
theo QĐ 40/2005 là không hợp lý vì có nhiều loài (thuộc nhóm kiểu sinh trưởng I) thường
bị khai thác sớm hơn điểm thành thục số lượng, trong khi đó các loài thuộc nhóm kiểu
sinh trưởng III lại rất khó đạt được đường kính khai thác qui định và bị ứ đọng trong
rừng, mặc dù đã quá thành thục.

(5) Từ các kết quả nghiên cứu trên, nhóm đề tài đề xuất thay đổi qui định đường kính
khai thác tối thiểu tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN đối với rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh ở khu vực Tây Nguyên như sau:
Nhóm loài I: Bao gồm các loài Xoay, Chò, Cồng, Thạch đảm, Giẻ và Hoàng đàn;
đường kính khai thác tối thiểu là 60 cm (65 cm);

9
Nhóm II: Bao gồm các loài Re, Vạng, Vàng tâm, Trám, Sến, Gội, Giổi và Cóc
đá; đường kính khai thác tối thiểu là 55 cm
Nhóm III: Bao gồm các loài Bời lời, Chân chim, Bứa, Côm, Gáo, và trâm;
đường kính khai thác tối thiểu là 29 cm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Con và cộng sự, 2007: Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp để xây
dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2007.
2. Lại Thanh Hải, 2007: Nghiên cứu xác định đường kính khai thác tối thiểu cho một số
loài cây gỗ kinh doanh chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên.
Luận Văn Thạc sỹ lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Tây, 2007.
3. Nguyễn Ngọc Lung, 1985: Những cơ sở bước đầu để xây dựng qui phạm khai thác gỗ.

Trong: Một số kết quả nghiên cứu kho0a học kỹ thuật lâm nghiệp 1976-1985 của Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1989.
4. Nguyễn Hồng Quân, 1983: Cấu trúc rừng và phương pháp điều chế loại Ivb tại Lâm
trường Kon Hà Nừng.
5. Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2006: Nghiên cứu cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật
kinh doanh rừng tự nhiên góp phần nâng cao năng suất và quản lý rừng bền vững. Báo
cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2006.

Research on scientific background to determine the minimum diameter limit of
cutting trees in selective harvesting of natural forests in Central Highlands.
Tran Van Con
Forest Science Institute of Vietnam
Summary

The currently regulation by the Decision 40/2005/QD-BNN of the minimum diameter limit
in the selective harvesting system of natural forest seems to be not rational and does not
base on significant scientific backgrounds. The paper presents some research results on
the diameter growth; the relationship between the maximum volume increment against
the diameter size at which the volume increment is at its maximum and the number of
species and diameter distribution as scientific background to determine the minimum
diameter limit of the main dominant timber species or species group with similar growing
behaviour (growing type). The results are shown clearly visible that for most of the
species the maximum increment occurs when the diameter is at least 50 to 60 cm,
several species have the volume increment peaks at larger diameters and some at
diameter between 25-30 cm. Research results on distribution of the number of species by
diameter size also shown that species of the gowing type III do not appear any more at
the diameter size of 50 cm while species of the growing type I and II still occur at the
larger diameter sizes. These are scientific backgrounds to propose a changes of the
Decision 40/2005/QD-BNN according the minimum diameter limit.
Key words: Diameter growing behaviour, Relationship between volume increment and

diameter size, number of species and diameter distribution, minimum diameter limits.

10

×