Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chứng minh Đánh giá là một khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.75 KB, 5 trang )

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN
MÔN HỌC: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên: GS.TS. Nguyễn Đức Chính
Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Bằng
Lớp 3 – K12 – Quản lý Giáo dục – Đại học Giáo dục – ĐHQG HN
ĐỀ BÀI:
Câu 1: CM đánh giá là một khoa học
Câu 2: Mô tả quá trình sử dụng 1 trong những thành tựu của khoa học đánh giá
để quản lí.
BÀI LÀM 
CM đánh giá là một khoa học
Hoạt động đánh giá vừa là một lĩnh vực nghiên cứu của khoa học quản lí
vừa là một công cụ hữu hiệu trong quản lí. Có thể định nghĩa đánh giá nói chung
là một hoạt động thu thập chỉnh lí xử lí thông tin để phán đoán giá trị của sự vật
hiện tượng. Để khẳng định đánh giá là một khoa học cần chỉ ra nó có những đặc
trưng riêng, có hệ thống khái niệm riêng, có đối tượng nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng; kết quả nghiên cứu đã tạo được
các thành tựu áp dụng vào thực tế và vẫn còn vấn đề đặt ra để nghiên cứu tiếp
Đánh giá gồm các đặc trưng cơ bản sau:
- Tính khách quan: Cơ sở khách quan của đánh giá là những thông tin
về vấn đề cần đánh giá được thu thập một cách toàn diện, có hệ thống.
- Tính khoa học: Những thông tin được xử lí một cách khoa học, được
phân tích, lưu giữ thuận tiện cho việc phán đoán chính xác
- Tính thích ứng phổ biến: khái niệm đánh giá phải thích ứng và dễ dàng
sử dụng trong lĩnh vực cần đánh giá.
- Tính mục đích: đánh giá không phải là hoạt động tự thân. Kết quả
đánh giá phải được phản hồi cho những tổ chức và cá nhân tương ứng
để họ có thể có những quyết sách phù hợp, thay đổi, phát triển vấn đề
được đánh giá.
Đánh giá có 3 khái niệm cơ bản sau:
- Giá trị: phản ánh quan hệ giữa chủ thể và khách thể, là sự thỏa mãn


của khách thể đối với nhu cầu của chủ thể. Chỉ khi chủ thể có nhu cầu
và bản thân khách thể với các thuộc tính khách quan thỏa mãn nhu cầu
của chủ thể thì mới xuất hiện giá trị.
- Nhận thức: là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách
quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng
tiến đến gần khách thể. Thông qua đánh giá con người nhận thức được
bản chất của thế giới khách quan, xác định được thái độ của con người
đối với thế giới khách quan đó, để rồi chấp nhận nó, hoặc cải tạo nó
phục vụ cho lợi ích của con người.
- Thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích,
mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã
hội.
Mối tương quan giữa các khái niệm: có 2 cặp khái niệm liên quan
- Mối tương quan giữa đánh giá với giá trị: Khái niệm đánh giá luôn gắn
với khái niệm giá trị vì thực chất của đánh giá là sự phán đoán giá trị
của sự vật hiện tượng. Xét trên quan điểm hệ thống, định giá trị thực
chất là sự phản ánh tính chỉnh thể (bao gồm tính tương quan, tính lịch
sử và tương đối) của giá trị sự vật.
- Mối tương quan giữa đánh giá và nhận thức: đánh giá nói chung là một
hoạt động của nhận thức. Thông qua đánh giá con người nhận thức
được bản chất của thể giới khách quan, xác định được thái độ của con
người đối với thế giới khách quan đó, để rồi hoặc chấp nhận nó hoặc
cải tạo nó phục vụ cho lợi ích con người.
Xét cụ thể đối với đánh giá trong giáo dục thì đối tượng nghiên cứu là hệ
thống các mục tiêu của giáo dục, cách thức và mức độ đạt mục tiêu của
các cơ sở giáo dục, tác động của việc đạt mục tiêu đối với nhu cầu phát
triển của cả hệ thống xã hội.
Nội dung nghiên cứu của đánh giá giáo dục là:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động đánh giá, như loại
hình đánh giá, quy trình đánh giá, chỉ đạo thực hiện đánh giá.

- Nghiên cứu tìm ra các phương pháp thực thi cụ thể, như phương pháp
xác định chuẩn cho các loại hình đánh giá, nghiên cứu áp dụng công
nghệ tiên tiến vào quá trình đánh giá…
- Nghiên cứu các loại hình đánh giá cụ thể như đánh giá kết quả học tập,
đánh giá giáo viên, đánh giá hiệu trưởng….
Phương pháp nghiên cứu thường dùng trong đánh giá giáo dục: phương
pháp lịch sử, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm, phương
pháp quan sát, phương pháp toán thống kê.
Các thành tựu trong khoa học đánh giá:
- Các mô hình đánh giá như: mô hình đánh giá theo mục tiêu (xem mục
tiêu là cơ sở để đánh giá); mô hình CIPP (bao gồm đánh giá bối cảnh,
đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm); mô hình
đánh giá sự khác biệt; mô hình đánh giá không theo mục tiêu (xem xét
sự cách thức đáp ứng nhu cầu của cộng đồng) các bộ chuẩn, các mô
hình đánh giá
- Các bộ tiêu chuẩn: chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn
hiệu trưởng tiểu học…
Ngoài ra trong đánh giá giáo dục vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra để
nghiên cứu đó là vấn đề kết hợp các kì thi, tỉ lệ trắc nghiệm và tỉ lệ tự
luận, bộ chuẩn nào là hợp lí…
Như vậy có thể kết luận đánh giá giáo dục là một ngành của đánh giá và
là một khoa học đã có nhiều thành tựu và áp dụng hiệu quả vào trong thực
tiễn.
Mô tả quá trình sử dụng 1 trong những thành tựu của khoa học đánh giá
để quản lí:
Hiện nay khoa học đánh giá đã rất phát triển và có nhiều mô hình cũng
như nhiều bộ tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng vào trong thực tiễn. Đối với
đánh giá trong giáo dục đã có nhiều bộ tiêu chuẩn được áp dụng như bộ chuẩn
kiến thức kĩ năng, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn hiệu trưởng, đánh giá trường
chuẩn…. Trong các bộ chuẩn trên thì bộ chuẩn kiến thức kĩ năng là một khung

đánh giá được áp dụng với phạm vi lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến đổi mới
phương pháp dạy và học hiện nay. Tuy nhiên cách vận dụng chuẩn kiến thức kĩ
năng ở mỗi cơ sở giáo dục còn không thống nhất, chưa phát huy hết được giá trị
của chuẩn kiến thức kĩ năng trong trường phổ thông.
Việc vận dụng chuẩn KTKN ở trường THCS Pom Lót - huyện Điện Biên
được áp dụng như sau:
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Thông
thường trước khi có chuẩn KTKN thì để xác định mục tiêu giáo viên thường dựa
vào sách giáo viên và quá trình tìm hiểu học sinh để lựa chọn mục tiêu. Cách
làm này đôi khi rất cảm tính dẫn tới việc xác định mục tiêu thấp quá hoặc cao
quá. Từ đưa việc áp dụng chuẩn KTKN vào xác định mục tiêu để soạn giáo án
thì mục tiêu đã được thống nhất.
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để chú trọng đến việc rèn luyện các
kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn
nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Điều mà chuẩn KTKN ghi rất chi tiết
là các kĩ năng cần đạt được ở học sinh. Điều này khắc phục được hạn chế của
nhiều giáo viên là chỉ tập trung nhồi nhét kiến thức mà không chú ý vào rèn
luyện kĩ năng kĩ xảo cho học sinh.
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên, khuyến khích kịp thời
sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa dạng hoá nội dung, các hình thức,
cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
Đối với việc sử dụng chuẩn KTKN để kiểm tra đánh giá. Các đề kiểm tra
của nhà trường đều được xây dựng thống nhất ma trận kiến thức theo chuẩn kiến
thức kĩ năng từ đầu năm nên đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên do năng lực xây
dựng ma trận đề kiểm tra và viết câu hỏi kiểm tra của giáo viên còn hạn chế nên
việc xây dựng ma trận còn lúng túng, mỗi môn làm một kiểu, từ ma trận đến xây
dựng đề vẫn còn là cả quá trình cần phải bồi dưỡng rèn luyện thêm.
Nói chung đánh giá là một khoa học và đánh giá trong giáo dục đã có
nhiều thành quả áp dụng vào trong giáo dục và quản lí giáo dục như các bộ
chuẩn mà tiêu biểu là Chuẩn kiến thức kĩ năng. Cùng với xu thế thay đổi quản lí

từ quản lí theo chức năng sang quản lí theo chất lượng thì vai trò của đánh giá sẽ
ngày càng quan trọng trong quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng.

×