ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRN N TR GIANG
HIU QU KINH T CA MÔ HNH CAO SU TIU ĐIN
TI TH TRN NÔNG TRƯNG VIT TRUNG,
HUYN B TRCH, TNH QUNG BNH
LUẬN VĂN THC SĨ LÂM NGHIP
Giáo viên hướng dẫn: BI DNG TH
HUẾ, 2011
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cao su thiên nhiên được xem là một trong những nguyên liệu chủ yếu của ngành
công nghiệp hiện đại, chỉ xếp sau dầu mỏ, than đá và sắt thép. Nó không những mang lại
hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường sinh thái.
Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và sau đó được trồng phổ biến ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trải qua nhiều hình thức tổ chức sản xuất từ các đồn điền
cao su thời Pháp thuộc đến các nông trường quốc doanh cao su. Sau hòa bình lập lại, sản
xuất cao su đã chứng tỏ là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Từ sau năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị
trường thì sản xuất cao su dần đã cải thiện được vị trí của mình và đạt được những thành
quả nhất định. Do giá trị kinh tế to lớn mà cao su đem lại cho nền kinh tế đất nước, bên
cạnh sự phát triển tại các nông trường quốc doanh thì hiện nay trên thế giới và ở Việt
Nam cây cao su cũng phát triển mạnh mẽ ở quy mô nông hộ. Đặc biệt, việc tổ chức sản
xuất đã có nhiều đổi mới, trong đó đã triển khai phát triển mô hình cao su tiểu điền. Mô
hình cao su tiểu điền là hình thức trồng cao su của các hộ nông dân. Do đó sẽ góp phần
vào việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân. Góp
phần to lớn trong công cuộc phát triển nông thôn, đồng thời tạo cuộc sống ổn định cho
người dân trên địa bàn.
Cùng chung với sự phát triển của các mô hình cao su trong cả nước, ở huyện Bố
Trạch cũng đã hình thành và phát triển mô hình cao su hơn 40 năm qua. Với điều kiện đất
đai thuận lợi nên cao su tại huyện Bố Trạch phát triển rất mạnh mẽ tại các nông trường
Quốc doanh lẫn quy mô các hộ gia đình. Hình thành và phát triển từ năm 1993, mô hình
cao su tiểu điền đang được sự quan tâm đầu tư của tỉnh cũng như của các hộ nông dân.
Năm 2007, trong tổng diện tích cao su của toàn tỉnh 13.400 ha diện tích cao Quốc doanh
có 6.378,4 ha chiếm 47,6%, còn lại 7.021,6 ha cao su tiểu điền chiếm 52,4%. Sự hình
thành và phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, đặc biệt tại thị
trấn Nông Trường Việt Trung đã có những bước thắng lợi bước đầu quan trọng nhưng
vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục.
2
Với những bước thăng trầm của mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố
Trạch, đặc biệt trên địa bàn thị trấn Nông Trường Việt Trung. Tôi thiết nghĩ việc tìm
hiểu, đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cây cao su tiểu điền tại thị trấn Nông Trường
Việt Trung là rất cần thiết để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển mô hình
một cách đúng đắn và hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, nên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Uỷ ban
Nhân dân Thị trấn Nông trường Việt Trung, tôi đã chọn đề tài: “ Hiệu quả kinh tế của
mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng, các yếu tố thuận lợi, khó khăn để phát triển mô
hình cao su tiểu điền trên địa bàn thị trấn Nông Trường Việt Trung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại
- Đế xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình
này trên địa bàn thị trấn Nông Trường Việt Trung cũng như của toàn huyện
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hộ nông dân làm cao su tiểu điền
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc tổ chức sản xuất cao su của các hộ
gia đình tại thị trấn Nông trường Việt Trung
- Không gian: Tiến hành điều tra 50 hộ gia đình làm cao su tiểu điền tại địa bàn thị
trấn Nông trường Việt Trung
- Thời gian: Tôi tiến hành thu thập số liệu của các hộ gia đình trồng cao su tiểu
điền trong năm 2011
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số
phương pháp:
3
- Phương pháp luận được sử dụng đó là phương pháp duy vật biện chứng và tư
duy logic
- Các phương pháp nghiệp vụ như:
+ Điều tra phỏng vấn thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu
+ Các phương pháp thống kê và phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng và tìm ra
nguyên nhân của các vấn đề
+ Phương pháp hệ thống hóa để khái quát các kết quả nghiên cứu để từ đó đề xuất
được một số giải pháp phù hợp
Với thời gian thực tập chỉ 3 tháng nên đề tài chỉ chú trọng nghiên cứu, đánh giá
thực trạng, hình thức đầu tư, kết quả đầu tư phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn thị trấn
Nông trường Việt Trung nhằm mục đích khẳng định tầm quan trọng của các hoạt động
sản xuất cây cao su theo hướng tiểu điền sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các
vùng nông thôn nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng.
Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như khả năng của bản thân nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các Thầy,
Cô giáo cùng tất cả những ai quan tâm đến đề tài này.
4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành mô hình cao su tiểu
điền
1.1.1.1. Khái niệm
Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc quyền sở hữu của nông dân, do nông dân tự
bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su nhân dân.
Cao su tiểu điền có diện tích nhỏ (dưới 4 ha/hộ) và trồng không tập trung, nằm rải rác
quanh khu vực cư trú của nông dân. (Tác giả Đinh Xuân Trường, nghiên cứu mô hình cao
su tiểu điền ở Việt Nam, báo cáo tổng kết đề tài cấp Tổng công ty giai đoạn 1997 – 2000,
Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2000)
Hình thức phát triển cao su tiểu điền là việc gia quyền sử dụng đất cho các hộ
nông dân. Các hộ nông dân bỏ vốn ra bằng vốn tự có hoặc vốn vay để đầu tư thâm canh
trồng cao su trên diện tích đất của mình.
1.1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển mô hình cao su tiểu điền
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có thời kỳ kiến thiết cơ bản lâu dài từ 7
đến 8 năm. Do vậy, vốn đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản lớn và trải dài qua nhiều năm,
chù kỳ kinh doanh dài từ 25 – 30 năm. Lao động chủ yếu là lao động gia đình, lao động
thuê ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Quá trình khai thác sản phẩm mủ cao su dài và phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thời tiết, quy trình kỷ thuật trồng, chăm sóc, khai thác. Sản phẩm sản
xuất ra đều là sản phẩm hàng hóa nên yếu tố thị trường rất quan trọng đối với sản xuất
kinh doanh của hộ gia đình. Từ những đặc điểm trên để hình thành và phát triển mô hình
cao su tiểu điền cần có các điều kiện như sau:
- Quy mô diện tích đất tương đối lớn và ổn định lâu dài
- Yêu cầu về vốn đầu tư trung và dài hạn lớn
- Nhà nước có các chính sách phát triển mô hình này
- Có cán bộ kỷ thuật tập huấn, chỉ đạo
5
- Có các Công ty, Nông trường sản xuất cao su đóng vai trò là thị trường đầu ra
cho các sản phẩm
- Các hộ nông dân có nguyện vọng và năng lực trồng cao su.
1.1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò và ý nghĩa kinh tế của cây cao su
1.1.2.1. Một số đặc điểm của cây cao su
1.1.2.1.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khi được
nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 450 – 550 cây/ha và chu kỳ sống được giới hạn
lại từ 30 – 40 năm, trung bình cây cao su cao 25 – 30m, cây cao su phát triển ở nhiệt độ
trung bình thích hợp nhất từ 25 – 30
0
C, trên 40
0
C và dưới 10
0
C đều ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và cho năng suất mủ. Ở nhiệt độ 25
0
C – 27
0
C là nhiệt độ tối thiểu để
cây sinh trưởng và cho năng suất cao nhất, lượng mưa tối thiểu để cây cao su sinh trưởng
bình thường là từ 1.500 – 2.000 mm/năm, số ngày mưa thích hợp cho cao su là khoảng
100 – 150 ngày mưa mỗi năm.
Cây cao su phát triển bình thường ở nơi tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm, là cây ưa
sáng, thời gian và cường độ chiếu sáng càng nhiều giúp cho quá trình quang hợp cây
càng nhiều, ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây, tăng sức đề kháng
cho cây.
Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng đến cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8m/s – 13m/s sẽ ảnh
hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm cho thân gãy và nếu lớn hơn 25m/s
sẽ làm gốc sụp đổ và dẫn tới giảm năng suất mủ. Đặc biệt gió khô kéo dài còn gây ra
những vụ cháy rừng. Vì vậy để hạn chế tốc độ của gió ở những vùng có gió bão thì cần
chọn những giống cao su vô tính có khả năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắn
gió.
Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cao su là trên
75%, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy của mủ khi khai
thác mủ.
6
Về khả năng chịu hạn, cây cao su có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều cây công
nghiệp dài ngày khác (trừ cây điều) nên nó rất được ưu tiên cho những vùng thiếu nước
và những nơi điều kiện tưới tiêu không sẵn có.
1.1.2.1.2. Đặc tính của mủ cao su
Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ cây cao su. Mủ nước là một dung dịch
dạng keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tùy theo giống
cây. Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 (khi DRC =
25%)
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
- Cao su = 30 -40% - Nhựa (Resine) = 1,5 – 2%
- Nước = 55 – 60% - Đường, Inositol = 1%
- Protein = 2% - Chất khoáng = 0,5 – 1%
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong mủ:
- N = 0,26% - Ca = 0, 003%
- P = 0,05% - Mg = 0,006%
- K = 1,17%
Trong đó Mg và P có ảnh hưởng đến sự ổn định của mủ nước.
1.1.2.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su
Cây cao su sau một thời gian trồng từ 3 – 5 năm tùy theo giống, loại cây con và
điều kiện ngoại cảnh chúng có thể ra hoa lần đầu và cứ như thế hằng năm cây có thể cho
ra hoa từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên trong sản xuất vì sản phẩm chính của cao su là mủ nên
người trồng thường không quan tâm nhiều đến sự phân loại quá trình phát dục của cây
mà thường căn cứ vào các giai đoạn cho sản lượng mủ khác nhau của cây và từ đó nắm
bắt các đặc tính sinh học của chúng trong từng giai đoạn để thuận tiện cho quản lý sản
xuất. Trong suốt chu kỳ sống, chăm sóc cây cao su tại vườn ươm, nhiều tác giả đã phân
chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ
bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung niên, giai
đoạn khai thác già. Khi cây cao su tỏ ra năng suất mủ kém, không còn hiệu quả kinh tế nó
thường được cưa đốn để phục vụ cho mục đích gỗ củi.
7
- Giai đoạn cây non trong vườn ươm:
Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn ươm, có thể kéo dài
6 tháng (bầu non không bằng lá) đến 24 tháng (stump lở, stump bầu…). Đặc điểm của
giai đoạn này là cây con chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng các tầng lá
theo chu kỳ và mọc ra trên thân chính. Đường kính thân tăng trưởng chậm hơn chiều cao
rất nhiều.
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản
Là khoảng thời gian từ 5 – 8 năm đầu tiên của cây cao su tính từ khi trồng cây.
Đây là khoảng thời gian cần thiết vòng thân cây cao su đạt 50cm đo cách mặt đất 1m.
Tùy điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên
hải miền Trung, thời gian kiến thiết cơ bản phổ biến từ 7 – 8 năm. Tuy nhiên với điều
kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp
thì có thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản.
- Giai đoạn khai thác mủ (hay giai đoạn kinh doanh)
Đây là giai đoạn dài nhất bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị
thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hàng năm người ta chia thành 3 thời kỳ
là: thời kỳ khai thác cao su non, thời kỳ khai thác cao su trung niên, khai thác cao su già.
+ Thời kỳ khai thác cao su non: cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh. Số lượng cành,
nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo các năm. Tốc độ
tăng sản lượng hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc. Thời
kỳ này kéo dài chừng 10 – 12 năm.
+ Thời kỳ khai thác cao su trung niên: khi năng suất không tăng thêm nữa và giữ
vững ở mức năng suất đó theo năm thì cây cao su đã bước vào thời kỳ cao su trung niên.
Tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, hiện tại và giống mà thời kỳ này dài hay
ngắn. Nếu vườn cây không được chăm bón tốt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và khai
thác cao su non thì khi cây bước vào thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong một
khoảng thời gian ngắn và sau đó giảm năng suất.
8
+ Thời khai thác cao su già: khi vườn cây có hiện tượng giảm năng suất trong
nhiều năm liền thì vườn cây đã bước vào thời kỳ này. Tốc độ giảm năng suất nhanh hay
chậm còn tùy thuộc vào giống và chế độ chăm sóc và khai thác các thời kỳ trước đó.
1.1.2.2. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của cây cao su
Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm không những có giá trị về mặt kinh tế mà
còn có tác dụng rất lớn đối với môi trường sinh thái và tạo công ăn việc làm ổn định cho
lao động nông nghiệp.
* Giá trị kinh tế
- Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao su
tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi… là nguyên liệu không thể thiếu được trong đời sống
hàng ngày của con người thông qua các đồ dùng sinh hoạt.
- Cao su là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam một phần không nhỏ. Hiện nay, cao su là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ
ba của Việt Nam, sau gạo và cà phê. Và Việt Nam đang là nước đứng thứ tư về xuất khẩu
cao su thiên nhiên trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia).
- Cao su đem lại thu nhập cao và ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp.
- Ngoài ra, khi cây cao su hết niên hạn kinh tế phải thanh lý thì gỗ cao su một sản
phẩm rất quan trọng, một nguồn kinh tế đáng kể.
* Tác dụng đối với môi trường và xã hội
- Bảo vệ môi trường sinh thái: Trên các đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống, đồi
trọc, cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc,
chống xói mòn, bảo vệ môi trường rất tốt nhờ vào tán lá cao su rậm che phủ toàn bộ mặt
đất. Ngoài ra, do chu kỳ sống của cây cao su dài 30 đến 40 năm nên việc bảo vệ vùng
sinh thái được bền vững trong thời gian dài.
- Ổn định xã hội và tạo công ăn việc làm: Việc trồng, chăm sóc và khai thác cao su
đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn (bình quân một lao động sẽ đảm nhận được từ 2,5
đến 3,5 ha) và ổn định lâu dài suốt 30 đến 40 năm. Do vậy, đây là điều kiện để tạo việc
9
làm ổn định cho lao động nông thôn cũng như phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị
và nông thôn.
1.1.3. Vai trò của mô hình cao su tiểu điền đối với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên 32.925,1 nghìn ha, là nước có quy mô trung
bình xếp thứ 59 trong tổng số 203 nước trên thế giới. Nhưng nước ta lại là nước đông dân
vào hàng thứ 13 nên bình quân diện tích theo đầu người thấp (0,45 ha/người), chỉ bằng
1/6 mức bình quân trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong thời kỳ điều chỉnh
mạnh cơ cấu kinh tế về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ với yêu cầu
phát triển kinh tế ở mức độ cao sẽ càng gây áp lực mạnh mẽ đến việc khai thác và sử
dụng đất.
Ngoài những vùng đất ở đồng bằng thuận lợi cho việc phất triển cây lương thực
quanh năm, còn một phần lớn diện tích đất gò đồi và vùng núi cần phải được khai thác và
phát huy lợi thế so sánh. Từ những yêu cầu bức thiết trên, mô hình cao su tiểu điền là một
trong những mô hình được xem là giải pháp tốt nhất cho bài toán hóc búa này.
Mô hình cao su tiểu điền ra đời đã góp phần trong việc sử dụng quỹ đất ở vùng gò
đồi và vùng núi một cách có hiệu quả, làm tăng thêm thu nhập cho người dân ở nông
thôn.
Lao động nông thôn là vấn đề thời sự của xã hội, có ý nghĩa to lớn về kinh tế,
chính trị, xã hội. Dân số và lao động tăng nhanh đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa
song diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp. Để hạn chế
các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị thì đòi hỏi các địa phương phải có những
phương hướng để tạo việc làm cho người lao động nông thôn ngay chính trên quê hương
của họ. Mô hình cao su tiểu điền sẽ phần nào giải quyết được một phần vấn đề này do
yêu cầu về lao động tương đối nhiều và ổn định lâu dài.
Phát triển cây cao su theo mô hình tiểu điền không những giải quyết lao động mà
còn làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình, đóng góp đáng kể làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đặc
tính sản phẩm của cây cao su nên yêu cầu về các cơ sở thu mua và chế biến mủ phải gần
10
với nơi cung cấp mủ. Vì vậy hình thành nên ở vùng nông thôn các nhà xưỡng, nhà máy
chế biến tạo tiền đề quan trọng và là nơi tạo ra sự kết hợp giữa công nghiệp và nông
nghiệp một cách có hiệu quả.
Như vậy, việc phát triển mô hình cao su tiểu điền trên những vùng đất phù hợp ở
vùng nông thôn có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta.
1.1.4. Những rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền
Các nhà kinh tế cho rằng rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất
mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là
sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro
còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất
của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm
lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố
liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con
người.
Khai thác và sản xuất cao su cũng có những rủi ro nhất định, rủi ro về thời tiết, rủi
ro về thị trường. việc loại bỏ rủi ro trong sản xuất là điều không thể, mà điều chúng ta có
thể làm được là tìm hiểu những rủi ro có thể xãy ra để có thể đưa ra những giải pháp
nhằm khắc phục, hạn chế nó.
1.1.4.1. Rủi ro trong sản xuất
Như chúng ta đều biết, tất cả các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đều có đối
tượng là những cơ thể sống, sản xuất thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài
trời do đó sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của điều kiện tự
nhiên. Vì vậy, đối với sản xuất nông nghiệp rủi ro trong sản xuất là điều rất khó tránh
khỏi. Và điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với sản xuất kinh doanh cao su. Các
hoạt động trồng và khai thác cao su đều được tiến hành ngoài trời do đó chịu ảnh hưởng
rất lớn của thời tiết.
Trong những năm gần đây thời tiết biến đổi thất thường nên đã gây ra những tác
động ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cao su. Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, lũ lụt
11
thường xuyên xãy ra, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sản
lượng cao su thiên nhiên.
Những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kéo theo những rủi ro mà người trồng cao su có
thể gặp phải là rất lớn. thời tiết thất thường, mưa lớn, rét đậm kéo dài làm cho cây cao su
có thể bị rụng lá, thối rể và chết dần. Đặc biệt, cây cao su là loài cây dễ gãy, rể cây lại
mọc cạn, vì thế chỉ cần một trận bảo đi qua thì hàng trăm héc ta cao su có thể bị quật ngã
trong chóc lát. Việc cây cao su bị gãy, bị chết do thời tiết là rủi ro mà người dân không
thể lường trước được.
Thời tiết, khí hậu biến đổi khó lường, nắng mưa thất thường điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát. Đối với cao su, thời tiết khó lường như vậy là cơ
hội cho các loại bệnh như nấm hồng, phấn trắng, sương muối, tiểu khí hậu, rụng lá
non…xuất hiện. Những loại bệnh này có thể làm cho cây chết hàng loạt.
Sản xuất cao su đòi hỏi vốn lớn. Đối với những hộ nông dân, hầu hết họ đều dồn
hết tiềm lực của mình để đầu tư vào vườn cao su, nhiều hộ còn phải vay ngân hàng. Lỡ
may gặp phải thời tiết xấu, thiên tại bão lụt xãy ra gây hại cho vườn cây, bệnh tật khiến
cây chết đứng, thì bao nhiêu tiền của, công sức của người dân bay theo mây khói, gây
ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của hộ, nhiều gia đình còn lâm vào tình cảnh nợ nần
chồng chất.
1.1.4.2. Rủi ro về mặt thị trường
Ngoài những rủi ro mà người trồng cao su có thể gặp phải trong sản xuất do ảnh
hưởng của thời tiết, thì người dân còn phải đối mặt với nhiều rủi ro do yếu tố thị trường
mang lại như bị ép giá, bị mất giá, sản phẩm khai thác ra không tiêu thụ được.
Giá của sản phẩm cao su thiên nhiên trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố: giá của các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như dầu thô, sự phát triển của
ngành sản xuất ô tô, tốc độ tăng trưởng, hay lạm phát của nền kinh tế.
Hiện nay, giá cao su biến động thất thường, giá tăng lên liên tục trong một số năm
qua do giá dầu thô sụt giảm và khủng hoảng tài chính toàn cầu. giá cao nên lợi nhuận mà
cây cao su mang lại là rất lớn, trong thời gian gần đây người ta ví cây cao su như là “vàng
trắng”. Vì thế, ở nhiều địa phương người dân đã đổ xô thi nhau trồng cao su chặt phá
12
những diện tích khác như tiêu, cà phê, điều để trồng cao su, khiến cho diện tích cao su
tăng nhanh (đặc biệt là cao su tiểu điền). Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tính hình
quy hoạch cơ cấu cây trồng và mức rủi ro mà người trồng cao su có thể gặp phải là rất
lớn.
Hiện nay công tác dự báo thông tin thị trường nhất là giá cao su ở nước ta còn rất
kém. Cây cao su là cây dài ngày, trung bình sau 7 – 8 năm mới cho thu hoạch (cao su tiểu
điền có thể muộn hơn). Do vậy, giá cao su hôm nay có thể ảnh hưởng đến lượng cung của
10 – 20 năm sau, chính điều này cho thấy chúng ta cần phải chú ý đặc biệt tới công tác dự
báo để tránh những rủi ro có thể xãy đến đối với người nông dân.
Hơn nữa, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị
trường các nước, do đó chỉ cần kinh tế thế giới hoặc một thị trường tiêu thụ lớn nào đó
biến động là ngành cao su lập tức “gặp khó khăn”. Khi giá cao su tăng cao, người dân
thường có thói quen phá bỏ các loại cây trồng khác để trồng cao su, điều đó có thể sẽ rơi
vào tình trạng cung vượt cầu, đẩy giá xuống, tình trạng “được mùa mất giá” sẽ xãy ra.
1.1.5. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực
tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực sản
xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình bởi
với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất.
Tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế ta sẽ hiểu được vì sao hiệu quả kinh tế lại
mang một tầm quan trọng đến thế.
Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan
điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo( 1979)
và Ellis (1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn )
để đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả:
Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp
13
dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối quan
hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào
được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố về
giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá. Xác định hiệu quả
này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, điều
này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử
dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất đạt được. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỷ thuật hay
hiệu quả phân phối thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả
kinh tế. Chỉ khi nào nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỷ thuật và
hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu:
“Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn)
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định”.
Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi
phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánh ở đây là quan hệ so sánh tương
đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hạn chế.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng
trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục
tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có; thúc đẩy tiến bộ khoa học và
công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa hiện đại hóa; phát triển kinh tế với tốc độ
nhanh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
14
- Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra:
C
Q
H
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần)
Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…)
C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…)
Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn
vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
- Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra và kết
quả thu được.
Q
C
h
Trong đó: h: Hiệu quả kinh tế (lần)
Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…)
C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…)
Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn
vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với
nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên còn được gọi là
chỉ tiêu toàn phần.
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
1.1.6.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
* Tổng giá trị sản xuất bình quân một ha cao su (GO): Tổng giá trị sản xuất bình
quân một ha cao su là giá trị sản phẩm sản xuất trong năm của một ha tính theo giá thị
trường địa phương.
GO = Q
i
*P
i
Trong đó: GO: Doanh thu thu được trên một ha diện tích cây cao su (1000đ)
Q
i
: Sản lượng mủ của một ha cao su (kg)
15
P
i
: Giá bán 1 kg mủ (1000đ)
* Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng tiền
mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và dịch vụ trong thời gian sản xuất ra
tổng sản phẩm đó.
* Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh kết quả của việc đầu tư các yếu tố trung gian, là
giá trị sản phẩm được tạo ra thêm trong trong thời kỳ sản xuất đó. Nó là hiệu số giữa giá
trị sản xuất và chi phí trung gian
VA = GO – IC
* Thu nhập hổn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng còn lại sau khi đã trừ đi các
khoản chi phí: khấu hao tài sản cố định, thuế, phí.
MI = VA – KHTSCĐ – Thuế
* Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi chi phí lao
động gia đình và chi phí hiện vật của gia đình.
LN = MI – chi phí lao động gia đình – chi phí hiện vật của hộ
1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
* GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm
mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong năm.
* MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm mang
lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
* LN/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế.
* VA/IC: Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phi phí trực tiệp tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng. Hiệu suất này càng cao thì sản xuất càng có hiệu quả.
* Giá trị hiện tại ròng NPV: Là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại các khoản thu
nhập của dự án với tổng giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư trong suốt thời kỳ trồng
cao su.
NPV =
0
11
(1 )
1
nn
tt
t
t
t t o
BC
r
r
Trong đó:
16
n: Số năm tồn tại của cây cao su
t: thứ tự năm
B
t
: Giá trị thu nhập của cây cao su năm thứ t
C
t
: Vốn đầu tư của cây cao su năm thứ t
r : Lãi suất tính toán
* Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR: là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức lãi suất
này thì việc trồng cao su hoàn toàn không thu được lợi nhuận, các khoản thu nhập vừa đủ
để bù đắp các khoản chi phí. Hệ số IRR được xác định bằng công thức:
0
11
(1 )
1
nn
tt
t
t
t t o
BC
r
r
=0 hay IRR = r
1
+ (r
2
– r
1
)
1
12
//
NPV
NPV NPV
* Tỷ suất lợi ích trên chi phí B/C: được xác định bằng tỷ số giữa khoản thu nhập
với khoản chi phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại.
B/C =
0
11
/
(1 )
1
nn
tt
t
t
t t o
BC
r
r
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất cao su trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amzone (Nam Mỹ), cây cao su Havea
Brasiliensis đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới nhất là vùng Đông
Nam Á. Do yêu cầu về mủ cao su thiên nhiên ngày càng tăng, gắn liền với việc phát triển
nền công nghiệp hiện đại nên cây cao su được trồng ở châu Phi và Mỹ La Tinh.
Diện tích cao su tăng nhanh trong những năm đầu cuối thế kỷ XX: năm 1905 toàn
thế giới trồng được 52.000 ha, sản lượng cao su khoảng 49,9 nghìn tấn. Đến năm 1910
được 455.000 ha với sản lượng cao su đạt mức cao nhất là 80 nghìn tấn. Theo viện
nghiên cứu cao su Malaysia thì tổng diện tích cao su hiện nay là khoảng 8,5 triệu ha được
trồng trên 30 nước. Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 90% sản
lượng cao su thiên nhiên trên thế giới và trên 70% sản lượng cao su thiên nhiên được sản
xuất ở Thái Lan, Inđonesia. Malaysia. Châu Phi phát triển cao su chậm hơn trong những
năm gần đây, Nigieria và Liberia là hai nước có diện tích trồng cao su tương đối lớn ở
châu lục này. Ở Châu Mỹ, Brazin là nước trồng nhiều nhất. Để biết được biến động sản
lượng cao su thế giới ta xem xét bảng 1.
17
Bảng 1: Sản lượng cao su của một số quốc gia trên thế giới qua
các năm 2009 – 2011
ĐVT: 1000 tấn
Quốc gia Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thái Lan 3.164 3.252 3.375
Indonexia 2.440 2.735 2.891
Malayxia 857 939 975
Ấn Độ 820 851 900
Trung Quốc 643 647 685
Philippin 97,7 98,8 107,3
Các nước khác 883,3 949,2 1.002,7
Thế giới 8.905 9.472 9.936
Nguồn: http:// www.agroviet.gov.vn
Qua bảng số liệu 1 cho chúng ta thấy sản lượng cao su thế giới có xu hướng tăng
chậm qua các năm. Năm 2009, tổng sản lượng cao su thế giới đạt 8.905 nghìn tấn, trong
đó tập trung chủ yếu ở sáu nước có mức sản lượng cao dẫn đầu thế giới bao gồm: Thái
Lan, Indonexia, Malayxia, Ấn Độ, Trung Quốc, và Việt Nam (711 nghìn tấn). Sang đến
năm 2010 sản lượng cao su thế giới đã đạt mức 9.472 nghìn tấn, tăng 567 nghìn tấn tương
ứng với 6,37% so với năm 2009. Năm 2011 sản lượng cao su thế giới tiếp tục tăng 464
nghìn tấn tương ứng tăng 4,90%, đạt mức 9.936 nghìn tấn. Sản lượng cao su thế giới
tăng liên tục qua các năm là do diện tích trồng cao su ở các nước tăng lên. Tuy nhiên, do
nhiều hạn chế về điều kiện đất đai, khí hậu nên diện tích trồng cao su mở rộng không
được lớn, trong khi đó ở những vúng có điều kiện thích hợp thì lại khó khăn về vốn, lao
động nên sản lượng cao su tăng lên không đáng kể. Và theo dự đoán của hiệp hội các
nước sản xuất cao su thiên nhiên, sản lượng cao su thế giới năm 2012 có thể đạt 10,6
triệu tấn, tăng 6,7% so với năm 2011. Các chuyên gia cho rằng, việc sản lượng cao su thế
giới tăng trong năm 2012 là do tăng diện tích trồng cao su. Năm 2012, tổng diện tích
trồng cao su dự kiến là 7,19 triệu ha so với 6,99 triệu ha trong năm 2011.
18
Cao su là một mặt hàng quan trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của mỗi
quốc gia. Để biết thêm tình hình xuất khẩu cao su của một số nước trên thế giới, chúng ta
xem xét bảng 2.
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu cao su của một số quốc gia trên thế giới
qua các năm 2009 – 2011
ĐVT: 1000 tấn
Quốc gia Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thái Lan 2.726 2.866 2.842
Indonexia 1.991 2.352 2.450
Malayxia 703,3 901,1 930,0
Cambodia 36,4 42,6 63,0
Philippin 25,1 36,4 50,07
Nguồn: http:// www.agroviet.gov.vn
Nhìn chung, mức xuất khẩu của những nước nằm trong khu vực Châu Á khá lớn
vì đây là những nước có sản lượng cao su chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng của
toàn thế giới, thị trường nội địa yêu cầu về mặt hàng cao su tương đối thấp. Vì vậy, phần
lớn sản lượng cao su sản xuất ra đều được xuất khẩu qua các thị trường chính như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Đức…
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở nước ta
Tính đến nay, đã hơn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và
hơn 110 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Diện tích trồng cao su đã
tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920, đã tăng
lên 480.200 ha trên cả nước (vào năm 2005), cho tổng sản lượng mủ khai thác đạt
468.600 tấn.
Những số liệu ghi nhận được cho thấy, việc phát triển mạnh mẽ cây cao su trong
cả nước chỉ bắt đầu từ năm 1975. Nhất là từ năm 1982, Nhà nước ta có chiến lược đẩy
mạnh tốc độ phát triển ngành cao su, và diện tích trồng mới đã tăng nhanh từ 5.000
ha/năm lên 20.000 ha/năm. Trong những năm 1990, cao su tiểu điền lại được khuyến
19
khích phát triển không chỉ trong những dự án của Nhà nước, mà phần lớn do nhân dân tự
đầu tư.
Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha (riêng các
tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn. Năm 2008, cả nước đã có
480.200 ha và đạt sản lượng 468.600 tấn mủ. Riêng khối quốc doanh có khoảng 287.800
ha (chiếm 59,93%), với sản lượng 380.500 tấn (chiếm 81,2%) với năng suất khá cao do
áp dụng các tiến bộ kỷ thuật và giống cao sản. Diện tích cao su tiểu điền và tư nhân ước
khoảng 192.400 ha (chiếm 40,07%) và sản lượng khoảng 88.100 tấn (chiếm 18,8% tổng
sản lượng)
Những năm gần đây diện tích cao su ở Việt Nam ngày càng tăng. Các vùng trồng
cao su chủ yếu là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung và Miền Bắc, các
vùng này chiếm tỷ lệ lần lượt là 65,2%, 2%, 23%, 8%, 3.8% trong tổng diện tích cao su
cả nước.
Bảng 3: Diện tích và sản lượng cao su của Việt Nam qua 3 năm 2008 -2010
Diễn giải ĐVT năm 2008 năm 2009 năm 2010
1. Diện tích Ha 480.200 517.300 549.600
- Đông Nam Bộ Ha 313.090 337.280 358.330
- Tây Nguyên Ha 110.440 118.970 126.400
- Duyên Hải MT Ha 38.410 41.380 43.960
- Phía Bắc Ha 18.240 19.650 20.880
2. Sản lượng Tấn 468.600 548.500 601.700
Nguồn: Tổng cục thống kê 2010
Sản lượng cao su của Việt Nam cũng tăng tương ứng từ 468.600 tấn (năm 2008)
lên 601.700 tấn (năm 2010), bình quân tăng 13,3%/năm. Những năm gần đây, nhu cầu
cao su thiên nhiên trên thế giới ngày càng tăng, đã thúc đẩy giá mủ cao su lên cao. Trong
khi các đơn vị quốc doanh hầu như không còn đất để mở rộng diện tích trồng mới thì
người dân ở nhiều địa phương trong nước đã đổ xô trồng cao su với mức tăng bình quân
3%/năm và được dự báo sẽ tăng cao hơn trong những năm tới. Theo Hiệp hội cao su Việt
Nam (VRA), năm 2010, diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 253.320 ha, bằng 46,1%
20
tổng diện tích với trên 75.000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành. Và theo số liệu gần đây
nhất thì diện tích cao su Việt Nam năm 2011 khoảng 700.000 ha, trong đó diện tích khai
thác từ 420.000 đến 450.000 ha và cho sản lượng trên 600.000 tấn. Đến năm 2015, diện
tích khai thác đạt từ 520.000 đến 530.000 ha, sản lượng ước đạt 750.000 – 800.000 tấn.
Việt Nam xuất khẩu cao su trên thị trường 46 nước, đối tác lớn nhất là Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức. Ngoài ra, có các nước như Nhật Bản, Bỉ, Nga, Canada
là những khách hàng mới nhưng khối lượng mua tăng nhanh. Theo đánh giá xếp hạng
mới công bố của Hiệp hội cao su Thế giới thì Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất và đứng
thứ 4 về xuất khẩu cao su trên Thế giới, sau Thái Lan, Indonexia, và Malayxia. Kim
ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2007 tăng trưởng rất cao,
bình quân gần 50%/năm. Nguyên nhân tăng trưởng mạnh chủ yếu là do giá cao su tăng
nhanh và giữ ở mức cao trong mấy năm gần đây. Lượng xuất khẩu tăng không nhiều bình
quân khoảng 10%/năm.
Trung Quốc là nước xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, Trung
Quốc nhập khẩu chiếm 74,7% và năm 2010 chiếm 84% tổng lượng xuất khẩu của Việt
Nam. Một số nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ nhập khẩu khoảng 3 – 5%.
Trong năm 2010, giá xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường đều tăng. Trong
đó giá xuất khẩu trung bình sang Tây Ban Nha tăng mạnh nhất, tiếp đến là Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản, Malayxia.
21
Bảng 4: Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn
2008 -2010 của Việt Nam
Tên Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lượng giá trị Lượng giá trị Lượng giá trị
(tấn) (tr.USD) (tấn) (tr.USD) (tấn) (tr.USD)
Trung Quốc 413,80 581,01 456,99 827,86 465,48 914,46
Hàn Quốc 29,05 32,07 32,32 50,77 37,26 66,49
Nhật Bản 11,52 16,43 11,56 23,82 12,18 27,00
Đài Loan 22,52 32,49 22,43 44,58 31,05 66,30
Nga 19,16 26,95 26,47 41,85 18,11 38,04
Đức 20,72 28,77 30,06 58,60 28,85 58,5
Bỉ 15 17,27 12,32 18,84 11,34 15,93
Mỹ 19,22 24,75 17,36 27,87 22,50 38,49
Canada 3,03 4,38 4,04 7,90 1,75 3,72
Khác 0 0 38 59,68 48 82,11
Tổng 554,02 764,13 645,58 1117,20 676,97 1311,10
Nguồn: Tổng cục thống kê 2010
Tham gia xuất khẩu cao su Việt Nam gồm có 49 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu
là các công ty TNHH và công ty cổ phần, số lượng các doanh nghiệp Nhà nước tham gia
xuất khẩu là 11 doanh nghiệp. Với chính sách khuyến khích xuất khẩu cao su của Chính
phủ Việt Nam một số hợp tác xã, công ty thương mại khác cũng tham gia xuất khẩu trong
thời gian gần đây.
Lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa còn thấp, chỉ chiếm khoảng 10 – 12% với
sản lượng tiêu thụ (từ 50 đến 60 ngàn tấn/năm). Sản lượng cao su tiêu thụ nội địa chủ yếu
cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến săm, lốp cho các loại xe hạng nặng, xe mô tô
và xe đạp và các sản phẩm dùng mủ cao su ( găng tay, nệm).
1.2.3. Hiện trạng cao su tiểu điền tại địa bàn nghiên cứu
1.2.3.1. Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh nghèo của miền Trung, đời sống của nhân dân dựa vào
nông nghiệp là chủ yếu. Diện tích đất tự nhiên khá lớn 805.200 ha trong đó, diện tích
22
vùng gò đồi và vùng núi 42.705 ha, đất chưa sử dụng chiếm 17,72% đất tự nhiên. Như
vậy tiềm năng ở vùng đất Quảng Bình còn rất lớn. Để thực hiện chương trình 327CT của
Thủ tướng Chính phủ 15/02/1992, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình đã có những quyết
định về việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh và giao cho các huyện để thực hiện.
Cây cao su được bắt đầu trồng ở tỉnh Quảng Bình từ năm 1960 tai Nông Trường
Quốc Doanh Việt Trung (nay là công ty TNHH MTV cao su Việt Trung) với sự giúp đở
của các chuyên gia Trung Quốc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có hai công ty
cao su: Công ty TNHH MTV cao su Việt Trung và công ty cao su Lệ Ninh. Năm 2004,
diện tích cao su của hai công ty này là 3303,75 ha chiếm 47,69%, còn lại diện tích cao su
tiểu điền của các huyện là 3622,43 ha chiếm 52,3%. Như vậy, hai Công ty này đã đóng
vai trò chủ đạo trong viêc thực hiện định hướng của tỉnh Quảng Bình về phát triển diện
tích cây cao su trên đia bàn tỉnh.
Bảng 5: Diện tích và sản lượng cao su tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2005 – 2007
Năm Diện tích thời kỳ Diện tích thời kỳ Sản lượng mủ khô
KTCB (Ha) kinh doanh (Ha) (Tấn)
2005 7.500 2.900 2.600
2006 8.200 3.700 3.100
2007 9.300 4.100 3.600
Nguồn: http//:www.agroviet.gov.vn
Nhìn chung, nhờ được đầu tư qua tâm đúng mức, nên sản lượng cao su cũng như
diện tích cao su trên địa bàn tỉnh tăng đều lên một cách đáng kể.
Với quỹ đất hiện có, các điều kiện kinh tế xã hội đã và đang hình thành cơ sở phát
triển vững chắc cho các mô hình cao su trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch phát triển kinh tế của
tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2015 là toàn tỉnh trồng mới thêm 4.000 ha cao su, bình quân
800 ha/năm để đạt 18.086 ha cao su vào năm 2015.
1.2.3.2. Tình hình sản xuất cao su tại huyện Bố Trạch
Năm 1960, nông trường quốc doanh Việt Trung (nay là công ty TNHH MTV cao
su Việt Trung) được thành lập với sự giúp đỡ về mặt kỷ thuật của các chuyên gia Trung
23
Quốc. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của nông trường là trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế
biến, tiêu thụ mủ cao su. Công ty TNHH MTV cao su Việt Trung có một nhà máy chế
biến mủ cao su với công suất 3.000 tấn mủ khô trên năm, đảm bảo tiêu thụ hết mủ nước
của công ty và toàn bộ lượng mủ nước của các huyện phia Bắc Tỉnh Quảng Bình bao
gồm Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch. Là doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn
huyện Bố Trạch, hàng năm Công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của
huyện cũng như của toàn Tỉnh.
Bên cạnh diện tích cao su của Công ty TNHH MTV cao su Việt Trung, thì huyện
Bố Trạch có diện tích cao su ngoài quốc doanh tương đối lớn. Năm 1993 thực hiện
chương trình 327CT của Đảng và Nhà nước hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn huyện đã
được nhận vốn để trồng cây cao su. Đến năm 1998 chương trình cao su tiểu điền của tỉnh
Quảng Bình được tiếp tục triển khai và tiếp đến là chương trình phát triển cao su của dự
án đa dạng hóa nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su tiểu điền phát triển
ngày càng nhiều hơn. Tính đến năm 2010 diện tích cao su của toàn huyện đạt 9.584 ha
cho sản lượng 3.751 tấn mủ khô. Trong đó, diện tích cao su tiểu điền là 6.750 ha với sản
lượng là 1.655 tấn mủ khô/năm. Và mục tiêu của toàn huyện là phấn đấu đến năm 2015
đưa tổng diện tích cao su của toàn huyện lên 10.000 ha (trong đó cao su tiểu điền là 7.000
ha).
Hiện nay trên địa bàn huyện Bố Trạch phần lớn diện tích cao su được trồng nhiều
ở các xã, thị trấn: Nam Trạch, Hòa Trạch, Tây Trạch, Phú Định, Đại Trạch và Thị trấn
Nông Trường Việt Trung.
Qua bảng số liệu 6 ta thấy, diện tích cao su tiểu điền trên địa bàn huyện tăng đều
qua các năm, đây là một dấu hiệu đáng mừng, bởi Bố Trạch là vùng đất có nhiều tiềm
năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.
24
Bảng 6: Tình hình phát triển diện tích cao su tiểu điền tại huyện Bố Trạch
ĐVT: Ha
TT Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Nam Trạch 768,60 818,60 908,50
2 Hòa Trạch 1.917,82 1.933,90 1.985,90
3 Tây Trạch 855 935 1.035
4 Phú Định 820,60 835,60 870,60
5 TTNT Việt Trung 1532,98 1826,90 1950
Tổng diện tích 5.925 6.350 6.750
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch
Trên toàn địa bàn huyện, thì xã Hòa Trạch và Thị trấn Nông trường Việt Trung là
hai xã có diện tích cao su lớn nhất. Trong tổng số 6.750 ha cao su tiểu điền có trên toàn
huyện năm 2010, thì Thị trấn Nông trường Việt Trung có diện tích 1.950 ha chiếm
28,89%. Đây là kết quả mà toàn Thị trấn đạt được, tuy chưa tương xứng với tiềm năng
của vùng, nhưng sẽ là động lực thúc đẩy cho những năm tiếp theo.
Là vùng đất nơi hẹp nhất của Tổ quốc, với diện tích chủ yếu đất đỏ bazan, nên đây
là vùng trọng tâm về phát triển cây công nghiệp của toàn Tỉnh đặc biệt là cây cao su. Với
những lợi thế đó cho thấy rằng cây cao su đang dàn trở thành cây chủ đạo của Bố Trạch
nói chung và Thị trấn Nông trường Việt Trung nói riêng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su
1.3.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên
Mỗi ngành sản xuất đếu có những đối tượng để tác động. Do vậy, đối với người
sản xuất phải hiểu được bản chất của đối tượng sản xuất của mình để từ đó có những kế
hoạch, phương hướng sản xuất phù hợp hơn. Ngành nông nghiệp cũng như vậy, do đối
tượng sản xuất của ngành là cây trồng – vật nuôi, đều là những cơ thể sống, do đó nhân tố
tự nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của chúng ta đặc biệt đối với ngành
trồng trọt.