Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

đồ án môn học Đồ án thủy điện 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 118 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG :
* Với có hơn 3000 km bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam,và đây là một điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế biển và giao thông thủy. Hàng năm chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc, bão và áp thấp nhiệt đới nên bờ biển bị bào mòn, xâm thực
một cách nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy việc
xây dựng đê biển, kè biển hay công trình bảo vệ bờ biển là vấn đề được nhà nước
quan tâm. Đà Nẵng là một thành phố biển nam Trung Bộ đang phát triển nhanh
mà ngành du lịch nghỉ mát ven bờ đã và đang được đầu tư trọng điểm. Cũng như
các thành phố biển khác ,Đà Nẵng gánh chịu những thiệt hại nặng nề về cơ sở vật
chất, kinh tế do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra. Để phát triển và ổn định nền kinh
tế thì việc xây dựng công trình bảo vệ bờ biển được đặt lên hàng đầu.
* Bờ biển kéo dài từ chân sườn núi Hải Vân đến cửa sông Hàn thuộc vũng Thùng,
thành phố Đà Nẵng, chiều dài bờ biển khoảng 30 km, trong đó bờ biển Liên Chiểu
nằm giữa và dài khoảng 23 km. Bờ biển Liên Chiểu có dạng tương đối cong đều,
đường bờ biển chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và bị chia cắt bởi cửa sông
Cu Đê và dải đồi Xuân Dương lấn ra biển . Biển Liên Chiểu là thông thoáng
khoảng chừng 9 km nằm giữa sườn núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà, nhìn ra biển
Đông . Do đó, gió biển mang theo cát biển và sóng đổ trực tiếp vào bờ và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng bờ biển Liên Chiểu, nhất là trong trường hợp khi có bão hoặc
gió mùa Đông-Bắc kết hợp với nước dâng và triều cường.
* Do điều kiện nằm trực diện với hướng thông ra biển Đông nên vùng biển Liên
Chiểu hàng năm mùa gió bão và gió mùa Đông Bắc sóng biển uy hiếp gây xói lở
nghiêm trọng bờ biển trong khu vực này. Khi bờ biển Liên Chiểu bị sóng biển
xâm thực mạnh tác động thì một vùng rộng lớn nơi có mật độ dân cư lớn và nhiều
công trình kinh tế, hạ tầng kỹ thuật của phường Hoà Hiệp Nam thuộc quận Liên
Trang
1
Chiểu sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.Dưới đây là một số hình ảnh chịu
ảnh hưởng của vùng biển tại nơi dự án hình thành.


Dưới tác động ngoại sinh, bờ biển ngày càng sạt lở và bị xâm thực mạnh, bờ biển
Liên Chiểu - Thuận Phước đang bị hạ thấp và bào mòn.
* Theo sự vận động của dòng chảy và thuỷ triều, bờ biển Liên Chiểu đang bị hạ
thấp và bị bào mòn nghiêm trọng. Sự tác động của sóng biển và thuỷ triều khiến
cơ sở hạ tầng kỹ thuật dọc theo bờ biển Liên Chiểu luôn đứng trước mối đe doạ bị
sụt, lún và hư hỏng . Sự xâm thực của biển diễn biến ngày càng mạnh mẻ gây sạt
lở mạnh và sóng biển ngày càng sói sâu vào bờ biển làm bờ biển càng tiến sâu vào
đất liền. Bên cạnh đó, sự tác động ngày càng lớn, số lượng ngày càng nhiều của
các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, tiêu biểu cơn bão số 6(Xangsen) -2006,do khí hậu
trái đất đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống khu dân cư
và tốn không ít ngân sách nhà nước để khắc phục hậu quả . Do đó, cần có công
trình bảo vệ bờ để hạn chế tối đa tác động của biển đến hạ tầng, cuộc sống của
người dân dọc bờ biển và tạo cảnh quan là phát triển nghành du lịch đặc biêt vào
mùa mưa bão. Cơn bão số 6 năm 2006 ( bão Xangsane ) đi qua với cường độ rất
mạnh, tuyến đê, kè phường Hòa Hiệp Nam -Liên Chiểu đoạn Km0  Km 0+910
Trang
2
không những không bị thiệt hại mà còn phát huy được tác dụng che chắn, bảo vệ
nền đường và giảm thiểu thiệt hại đến mức có thể các công trình kiến trúc bên
trong. Tuy nhiên, qua đó cũng có một số tồn tại cần khắc phục để phát huy được
hiệu quả và bảo đảm an toàn trong khai thác sử dụng :
+ Một số vị trí bậc cấp xuống biển bị vỡ. Sàn chiếu nghỉ bị bong, lún sụt, đất cát
đắp bên trong chiếu nghỉ hay bậc cấp bị sóng biển cuốn hết ra ngoài. Lan can tay
vịn bằng ống thép mạ kẽm bị hoen gỉ và gãy đổ.
+Sàn bậc thang không có sự liên kết chắc chắn với thân đê nên sóng biển dê dàng
đánh vỡ và cuốn trôi đất cát bên trong, làm gãy vỡ lan can tay vịn.
+Bản BTCT mặt cống vỉa hè bị xô lệch, gãy vỡ, tường cánh một số cống bị sụt
trượt, gãy đổ.
Trang
3

Bản cống tại các vị trí cửa xả không được neo giữ chắc chắn vào thân cống nên
khi áp lực đẩy nổi của nước lớn hơn trọng lượng bản thân nó, bản cống mất ổn
định và gãy vỡ.
+ Vỉa hè : gạch block bong bật từng mảng lớn, nhỏ khác nhau, lún sụt không bằng
phẳng. Viền dải trồng cỏ bị xô lệch ra khỏi vị trí xây dựng, hoặc bong bật hư hỏng.
Bậc cấp lên đỉnh kè lún nứt, gãy đổ ra khỏi vị trí.
Trang
4
Vỉa hè dọc lưng đê không chắc chắn, không có tác dụng tiêu năng khi sóng vượt
qua đỉnh đê, làm bong tróc toàn bộ kết cấu gạch đá.
* Việc phân tích và tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng hư hỏng trên để khắc
phục và phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và áp dụng cho tuyến đê, kè
thuộc phường Hoà Hiệp Nam này, sẽ làm cho việc đầu tư xây dựng công trình
thực sự có hiệu quả. Với chủ trương phát triển và mở rộng về hướng Tây Bắc theo
quy hoạch tổng thể phát triển của Thành phố đến năm 2010. Trong thời gian tới,
khu vực dọc theo bờ biển Liên Chiểu sẽ trở thành Khu dân cư và Du lịch phía Tây
Bắc thành phố Đà Nẵng. Với diễn biến xâm thực bờ biển gây xói bờ và sạt lỡ
mạnh mẽ diễn ra liên tục trong các năm gần đây dọc theo bờ biển Liên Chiểu, vì
vậy đến thời điểm này việc đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ cho khu vực nói
trên là hết sức cấp thiết và khẩn trương để giảm thiểu tác đông biển đến dự án nằm
trong quy hoạch của Thành phố. Các khu dân cư, các dự án về văn hoá du lịch và
các cấu trúc hạ tầng đã được quy hoạch khó có thể hình thành được.
Trước tình hình trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương đầu tư
xây dựng tuyến đê biển Liên Chiểu để bảo vệ các khu dân cư, các dự án về văn
Trang
5
hoá du lịch, tuyến đường sắt Bắc-Nam,tuyến Quốc lộ 1A, các cơ sở hạ tầng theo
quy hoạch được duyệt và lá kế hoạch bổ sung như một bộ phần nằm trong tuyến
kè dọc bờ biển Liên Chiểu-Thuận Phước đã xây dưng. Được sự thống nhất của
Cục đê điều và phòng chống lụt bão - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

xác định khu vực bờ biển Liên Chiểu thuộc phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng là khu vực xung yếu cần được bảo vệ.
1.2 . TÌNH HÌNH DÂN SINH ,XÃ HỘI:
+ Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung đất nước, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên
Huế, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển đông.
Thành phố nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường biển, đường
sắt và đường hàng không. Quốc lộ 14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây
Nguyên và trong tương lai gắn với đường xuyên Á qua Lào, Đông Bắc
Campuchia, Thái Lan, Myanma. Những năm tới khi thực hiện tự do hóa thương
mại và đầu tư khu vực ASEAN thì vị trí địa lý của Thành phố cảng sẽ tạo lực để
Thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm
miền Trung.
+ Dân số: theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2004 của bộ Tài Nguyên và Môi
Trường và Tổng Cục Thống Kê dân số thành phố Đà Nẵng là 754.500 người,
trong đó 370.500 nam, 384.000 nữ; dân số thành thị có 593.300 người (chiếm
79,4% tổng dân số), dân số nông thôn có 161.200 người. Mật độ chung của dân số
là 601 người/km
2
. Quận Liên Chiểu dân số gồm có 68.900 người chiếm 9,1% so
với dân số toàn thành phố Đà Nẵng, diện tích tự nhiên 83,1 km
2
, mật độ dân số
829 người/km
2
.
+ Địa bàn phân bố và cấu trúc dân cư: Hầu hết các khu dân cư tập trung ven
đường quốc lộ 1A , ven biển và phần nhỏ nằm rải rác khắp vùng là những nơi
thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán cùng các hoạt động kinh tế khác. Dân
cư phần lớn là người kinh.
Trang

6
+ Thu nhập và mức sống dân cư: Chỉ tiêu thu nhập của vùng thấp, nguồn thu
nhập chủ yếu là từ ngành hải sản đánh bắt xa bờ, thu nhập từ các ngành khác
chiếm tỉ lệ thấp.
+Cơ sở hạ tầng xã hội: Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo nàn, gần đây mới đựơc
thành phố đầu tư nâng cấp bao gồm các cơ quan hành chính, trường học, y tế, viễn
thông, văn hóa thể thao. Hệ thống giao thông cũng được cải thiện đáng kể, hệ
thống điện đã phủ 100% hộ dân trong vùng.
1.3. TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN SẠT LỞ BỜ:
1.3.1 Tình hình thiên tai:
Hàng năm từ đầu tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa. Lũ, bão, áp thấp nhiệt đới
và gió mùa đông bắc gây xói lở, xâm thực một cách nghiêm trọng làm ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng. Còn mùa hè bị xâm nhập
mặn thu hẹp đất nông nghiệp.
1.3.2 Nguyên nhân sạt lở bờ biển Liên Chiểu:
Các hiện tượng xói lở bờ biển nói chung được đánh giá xem xét trên cơ sở các
nguyên nhân chính có thể gây ra gồm: Nguyên nhân nội sinh, nguyên nhân nhân
sinh và nguyên nhân ngoại sinh.
1.3.2.1 Nguyên nhân nội sinh :
Nguyên nhân nội sinh là do hoạt động tân kiến tạo và địa động lực hiện đại
gây nên hiện tượng nâng, hạ, tách,dẫn, trượt của các lớp hoặc các mảng của vỏ trái
đất. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu và kết luận tường tận về
nguyên nhân nội sinh gây ra xói sạt lở bờ biển. ở Việt Nam không có các hoạt
động của núi lửa là hoạt động thấy rõ thường gây ra biến động mạnh còn các hiện
tượng về tân kiến tạo và địa động lực hiện đại lại diễn ra rất chậm chạp và lâu dài.
Trong khi đó hiện tượng xói sạt lở bờ biển thì diễn biến nhanh và mạnh như vùng
biển Liên Chiểu diễn biến xói sạt lở lại xảy ra nhanh chóng, trung bình mỗi năm bị
Trang
7
sạt lở từ 5m đến 10m và bãi biển bị hạ thấp từ 0,10m đến 0,20m ( theo điều tra từ

1980 đến nay). Như vậy, có thể đánh giá rằng tác động trong nguyên nhân nội
sinh gây diễn biến xói sạt lở bờ biển Việt Nam nói chung và bờ biển Liên Chiểu
thuộc vịnh Đà Nẵng nói riêng là chưa có ảnh hưởng.
1.3.2.2 Nguyên nhân nhân sinh :
Là các tác động của con người đối với khu vực đường bờ gây xói sạt lở bờ
biển như : khai hoang lấn biển quá mức, thiếu quy hoạch, việc xây dựng các công
trình thuỷ, cầu tàu, bến cảng bố trí không hợp lý, khai thác tài nguyên sa khoáng,
vật liệu xây dựng tuỳ tiện thiếu tổ chức Qua theo dõi, điều tra việc khai thác sử
dụng đường bờ dọc theo bờ biển Liên Chiểu - Thuận Phước trong quá trình từ
trước đến nay chưa có các tác động bất lợi do hoạt động của con người gây ra. Vì
vậy, diễn biến xói sạt lở được đánh giá trong nguyên nhân nhân sinh đối với khu
vực đường bờ dọc theo bờ biển Liên Chiểu - Thuận Phước là không xảy ra
1.3.2.3 Nguyên nhân ngoại sinh :
* Là các tác động trực tiếp gây ra gồm :
+ Gió, bão.
+ Biến động mực nước dưới các dạng: Mực nước dâng do bão và gió mùa, mực
nước triều, mực nước dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Dòng chảy dưới các dạng : Dòng triều, dòng gió, dòng sóng, và dòng do sóng.
+ Sóng : Sóng trong bão và sóng do gió.
*Các tác động trên nằm trong nguyên nhân ngoại sinh là dễ dàng thấy rất rõ ở
vùng biển Liên Chiểu-Thuận Phước. Trong đó sóng và dòng ven bờ do sóng là
những nguyên nhân chủ yếu gây phá hoại đường bờ mạnh nhất, đặc biệt là sóng
trong bão và sóng do gió trong thời kỳ có gió mùa Đông Bắc, những tác nhân này
càng rất mạnh mẽ khi xảy ra đồng thời với nước dâng trong bão hoặc nước dâng
do triều cường.
Trang
8
* Sóng tác động trực tiếp công phá bờ biển Liên Chiểu - Thuận Phước làm xói sạt
lở bờ trong quá trình nhiều năm. Trong quá trình đó, dòng năng lượng của sóng
được chuyển thành dòng chảy ven bờ, sự vận động do dòng ven dọc bờ đã cuốn

theo bùn cát bị bức phá ra khỏi bờ và mang đi về tích tụ tại khu vực Thuận Phước
thuộc phía Tây cửa ra sông Hàn để hình thành doi bãi cát bồi là khu vực Đa Phước
ngày nay. Tổ hợp của các tác động trên làm cho bờ biển Liên Chiểu - Thuận
Phước bị sạt lở dần ăn sâu vào đất liền làm và bờ biển bị bào mòn hạ thấp nhanh
chóng. Hiện tại dọc theo đường Nguyễn Tất Thành đã xây dựng một tuyến kè bảo
vệ và nó đã phát huy tác dụng trong việc chống xâm thực của biển.
1.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TIRỂN KINH TẾ:
1.4.1 . Định hướng phát triển thủy sản:
* Đà Nẵng có bờ biển đối với thềm lục địa lớn, nhiều đảo, vùng biển có nhiều
tiềm năng to lớn để phát triển tổng hợp kinh tế biển, mà trong thời gian trước mắt
kinh tế thủy sản nổi lên như là một điểm đột phá để khai thác tiềm năng biển khơi,
góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ quốc gia trên biển.
* Hướng tới sẽ xây dựng trung tâm nghề cá của thành phố với các chức năng:
+Xây dựng đội tàu đánh bắt hải sản có công suất lớn, kỹ thuật hiện đại.
+Xây dựng đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển.
+Xây dựng trung tâm đào tạo nghề hải sản cho khu vực miền Trung.
+Xây dựng nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu.
+Xây dựng làng cá trên địa bàn quận Sơn Trà, bao gồm cả khu du lịch hậu
cần nghề cá.
1.4.2 Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng trên biển:
*Cải tạo cảng tổng hợp Đà Nẵng (Tiên Sa – Sông Hàn), xây dựng mới cảng
Liên Chiểu để đón lượng hàng hóa của hành lang Đông – Tây phục vụ cho phát
Trang
9
triển các khu công nghiệp Liên Chiểu – Hòa Khánh, khu công nghiệp Đà Nẵng,
phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên. Cải tạo nâng cấp
cảng Tiên Sa cho tàu 10 đến 30 ngàn tấn ra vào, năm 2010 đạt công suất 3.6 đến
3.9 triệu tấn. Cảng Tiên Sa là cảng tổng hợp xuất nhập khẩu và phục vụ các khu
công nghiệp Đà Nẵng, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đồng thời phục vụ

cho khách du lịch quốc tế đường biển. Quy hoạch lại các cảng chuyên dùng.
1.4.3. Hệ thống cấp nước:
*Mục tiêu đến năm 2010 bảo đảm nước sinh hoạt 150 lít/ngày đêm/người; 80%
dân sử dụng nước máy.
1.5 GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN:
1.5.1 Vị trí:
*Dự án Đê biển Liên Chiểu thuộc xã Hòa Hiệp Nam-Quận Liên Chiểu-Tp Đà
Nẵng có vị trí địa lý nằm trong tọa độ 16
o
05’ đến 16
o
07’ Vĩ độ bắc và 108
o
06’ đến
108
o
08’ Kinh độ đông, thuộc đường Liên Chiểu – Thuận Phước thành phố Đà
Nẵng.
1.5.2 Mục tiêu và nhiệm vụ dự án :
*Từ tình hình thực tế về diễn biến xói sạt lở bờ dọc theo khu vực bãi biển Liên
Chiểu và đánh giá mức độ nghiêm trọng bị tác động sóng gió phá vỡ trong tương
lai gần, đồng thời theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng
và quy hoạch phát triển khu dân cư du lịch thuộc khu vực phía Tây Bắc thành phố,
xác định mục tiêu và nhiệm vụ của dự án kè bảo vệ bờ biển Liên Chiểu như sau:
1.5.2.1 Mục tiêu dự án:
* Giữ ổn định bờ biển Liên Chiểu ở khu vực trọng yếu thuộc phường Hòa Hiệp
Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng không bị phá vỡ trước tác động sóng
gió và dòng chảy ven bờ nhằm bảo vệ đất đai, các khu vực dân cư, công trình kiến
Trang
10

trúc, cơ sở hạ tầng và dân sinh kinh tế đồng thời phát triển cảnh quan chung của
thành phố Đà nẵng.
1.5.2.2 Nhiệm vụ dự án:
+Giữ cho bờ biển khu vực Liên Chiểu được ổn định không bị xói sạt lở và giữ
cho tuyến đường được xuôi thuận không bị lồi lõm bất lợi về thủy động lực.
+ Bảo vệ an toàn phòng bão khu vực dân cư phường Hòa Hiệp Nam với hơn
2.800 hộ gồm 14.220 người dân.
+ Bảo vệ hơn 750 ha đất, trong đó đất dân cư và cơ sở hạ tầng kỹ thuật công
cộng là 550 ha, đất nông nghiệp 100 ha, đất nuôi trồng thủy sản 100 ha, bảo vệ
tuyến đường ven biển, tuyến đường sắt Bắc Nam và tuyến đường quốc lộ 1A.
+ Công trình bảo vệ bờ biển Liên Chiểu phù hợp với quy hoạch sẽ bổ sung như
là một bộ phận nằm trong tuyến đê đã xây dựng theo bờ biển Liên Chiểu – Thuận
Phước, tạo cảnh quan đẹp cho không gian kiến trúc của khu dân cư du lịch Nam Ô
đã được quy hoạch.
+ Góp phần bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái khu vực bờ biển Liên
Chiểu.
1.5.2.3 Quy mô của dự án :
+ Cấp công trình : cấp IV
+ Cấp gió bão : Cấp 10
+ Mực nước đỉnh triều cao nhất P= 5% : +1,47 (m)
+ Mực nước chân triều thấp nhất P= 90% : -0,83 (m)
+ Mực nước triều trung bình : +0,02 (m)
+ Cao trình đỉnh kè thiết kế : +4,0 (m)
+ Chiều dài tuyến đê : 915 (m)
Trang
11
1.6 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN :
1.6.1 Đặc điểm tự nhiên:
* Bờ biển Liên Chiểu nằm trong khu vực trung tâm của dải bờ biển kéo dài
từ chân núi Hải Vân đến của sông Hàn thuộc vũng Thùng thành phố Đà Nẵng.

Chiều dài bờ biển khoảng 30 km, trong đó bờ biển Liên Chiểu khoảng 23 km.
Tuyến đê dài 0,90 km. Bờ biển Liên Chiểu có dạng tương đối cong đều, đường bờ
biển chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam bị chia cắt bởi của sông Cu Đê và dải
đồi Xuân Dương lấn ra biển. Đối diện với bờ biển Liên Chiểu là khoảng thoáng
rộng chừng 9 km nằm giưa sườn núi Hải Vân và bán đảo Sơn trà, nối liền vũng
Thùng với biển Đông, do đó đà gió và sóng đổ trực tiếp vào bờ biển Liên Chiểu
rất lớn, nhất là trong trường hợp khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa Đông
Bắc kết hợp với nước dâng và triều cường.
* Do điều kiện nằm trực diện với hướng thông ra biển Đông nên vùng biển
Liên Chiểu hàng năm mùa gió bão, gió mùa Đông Bắc sóng biển uy hiếp gây xói
lở nghiêm trọng bờ biển trong khu vực này. Khi bờ biển Liên Chiểu bị sóng biển
xâm thực khá mạnh phá vỡ thì một vùng rộng lớn nơi có mật độ dân cư khá lớn và
nhiều công trình kinh tế, hạ tầng kỹ thuật của phường Hòa Hiệp Nam thuộc quận
Liên Chiểu sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
* Xu thế chung hiện nay bãi biển Liên Chiểu đang bị hạ thấp và bị bào mòn
do tác động của sóng và dòng hải lưu ven bờ. Khu dân cư và nhiều công trình kinh
tế, hạ tầng kỹ thuật dọc theo bờ biển Liên Chiểu trước đây ổn định nhưng nay đã
bị sạt lở mạnh và sóng biển ngày càng áp sát, nhiều nhà dân và công trình đã bị
sụp đổ hoặc buộc phải di dời khẩn cấp. Càng về các năm sau này xu thế xói bờ và
sạt lở ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh. Nếu không có công trình bảo vệ thì chỉ
một vài mùa gió và sóng bão đến thì bờ biển Liên Chiểu có nguy cơ bị sóng tàn
phá nặng nề.
Trang
12
1.6.2 Đặc điểm địa hình, địa chất:
1.6.2.1 Địa hình:
* Khu vực khảo sát là khu vực ven biển, có địa hình tương đối bằng phẳng,
hiện trạng khu vực này diễn biển sạt lở bờ phức tạp. Cao độ mặt đất tự nhiên thay
đổi từ cao trình +5,9 m đến +3,8 m (giáp đồi Xuân Hương- Núi Nam Ô)
1.6.2.2 Địa chất:

* Tham khảo điều kiện địa chất tương tự sử dụng mượn tài liệu địa chất của
dự án nâng cấp kè bờ chắn sóng biển phân xưởng II - Công ty Xi măng Hải Vân
thụôc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu thực địa, khoan khảo sát địa tầng, số liệu thí nghiệm các mẫu đất,
tham khảo các tài liệu và số liệu về các lĩnh vực liên quan, địa tầng khu vực khảo
sát công trình: Nâng cấp kè bờ chắn sóng biển Phân Xưởng II được phân bố từ
trên xuống dưới như sau :
Lớp 1: lớp cát hạt trung, màu nâu vàng, kết cấu rời rạc đến chặt vừa, bề dày lớp
khoảng 4,2 m đến 6,0 m, giá trị SPT biến đổi từ: N = 6-16 búa, khả năng chịu tải
của lớp trung bình.
=>kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu lớp này như sau :
- Thành phần hạt:
+ Hạt sạn : 0,48 %
+ Hạt cát : 97,38 %
+ Hạt bụi : 2,14 %
- Tỷ trọng : Δ = 2,64 g/cm
3
- Hệ số rỗng ε : 0.609
- Hệ số nén lún a
1-2
: 0.056 cm
2
/kg
- Lực dính kết C : 0.08 Kg/cm
2
Trang
13
- Góc nghỉ khô : α
k
= 32

o
24’
- Góc nghỉ ướt : α
w
= 30
o
29’
- Cường độ chịu tải giới hạn: R
H
= 2,1Kg/cm
2
Lớp 2: lớp cát hạt thô, màu nâu vàng, kết cấu chặt vừa đến chặt, bề dày lớp trung
bình biến đổi từ 3,50 m đến 4,50 m, giá trị SPT biến đổi từ: N = 15 đến N=34, khả
năng chịu tải của lớp tốt.
=>kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu lớp này như sau :
- Thành phần hạt:
+ Hạt sạn sỏi : 0,65%
+ Hạt cát : 98,03 %
+ Hạt bụi : 1,32%
- Tỷ trọng : Δ = 2,64 g/cm
3
- Góc nghỉ khô : α
k
= 33
o
11’
- Góc nghỉ ướt : α
w
= 30
o

47’
- Cường độ chịu tải giới hạn: R
H
= 2,6Kg/cm
2
.
Lớp 3: lớp cát hạt nhỏ có lẫn vỏ sò, màu xám đen, kết cấu chặt vừa, bề dày lớp
biến đổi từ 6,0 m đến 6,60 m. Số SPT: N = 4 – 5. Khả năng chịu tải của lớp khá
tốt.
=>Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu lớp này như sau :
- Thành phần hạt
+ Hạt sạn : 0,95%
+ Hạt cát : 97,54%
+ Hạt bụi : 1,51%
- Tỷ trọng : Δ= 2,65 g/cm
3
Trang
14
- Góc nghỉ khô : α
k
= 30
o
38’
- Góc nghỉ ướt : α
w
= 28
o
42’
- Cường độ chịu tải giới hạn: R
H

= 1,8 Kg/cm
2
Lớp 4: lớp sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy, bề dày lớp
chưa kết thúc tại lỗ khoan. Số SPT N = 3 - 8 búa, khả năng chịu tải của lớp kém.
=>Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu lớp này như sau :
- Thành phần hạt :
+ Hạt sạn : 0,30 %
+ Hạt cát : 51,04 %
+ Hạt bụi : 35,7 %
+ Hạt sét : 12,96 %
- Độ ẩm tự nhiên : W = 31,33%
- Dung trọng tự nhiên : γ
w
= 1,86g/cm
3

- Dung trọng khô : γ
w
=1,42g/cm
3

- Tỷ trọng : Δ = 2,68 g/cm
3
- Hệ số rỗng : ε = 0,892
- Độ rỗng : n = 47,13%
- Độ bão hoà : G = 94,36%
- Giới hạn Atterberg
+ Giới hạn chảy : W
L
= 35,36%

+ Giới hạn dẻo : W
P
= 24,25%
+ Chỉ số dẻo : I = 11,11%
- Độ sệt : B = 0,64
Trang
15
- Hệ số nén lún : a
1-2
= 0,036cm
2
/kg
- Lực dính kết : C = 0,161Kg/cm
2
- Góc nội ma sát : φ = 15
0
33'
- Cường độ chịu tải giới hạn: R
H
= 0,7 Kg/cm
2
Kết luận :
- Địa tầng khu vực xây dựng công trình tương đối phức tạp.
+ Lớp 1: lớp cát hạt trung, kết cấu rời rạc đến chặt vừa, khả năng chịu tải của
lớp trung bình.Chiều dày của lớp đất 4,2m – 6m.
+ Lớp 2: lớp cát hạt thô có lẫn vỏ sò, kết cấu chặt vừa. Khả năng chịu tải của
lớp khá tốt. Chiều dày của lớp đất 3,5m – 4,5m.
+ Lớp 3: lớp cát hạt nhỏ kết cấu chặt vừa đến chặt, khả năng chịu tải của lớp
tốt. Chiều dày của lớp đất 6m – 6.6m.
+ Lớp 4: lớp sét pha trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy. Khả năng chịu tải của

lớp kém. Chiều dày của lớp đất ở vô cùng.
1.6.3 Đặc điểm khí hậu - khí tượng :
* Đà Nẵng chung trong khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa nên
nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Dải Trường Sơn án ngữ phía Tây quyết định
loại hình và bản chất khí hậu trong vùng. Đây là vùng khí hậu 2 mùa: mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Chế độ gió mùa, điều kiện
bức xạ, vị trí địa lý và đặc điểm địa hình đã tạo cho khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
nói chung và dự án nói riêng có những đặc điểm sau:
+ Chế độ gió mùa và dãy Trường Sơn tạo ra sự tương phản rõ rệt giữa mùa
mưa và mùa khô trên toàn khu vực nghiên cứu.
+ Hoạt động của gió mùa, tín phong Đông bắc và các nhiễu động nhiệt đới ở
Biển Đông cùng với dãi Trường Sơn đã tạo ra mùa mưa lũ trong tháng 9 đến tháng
Trang
16
12. Trong mùa nầy lượng mưa chiếm 70-80% lượng mưa cả năm.
+ Nằm sâu trong nội chí tuyến nhưng do sự xâm nhập sâu về phía Nam của gió
mùa Đông Bắc nên trong các tháng 12, 1, 2 thời tiết tương đối lạnh hơn các tháng
còn lại
+ Thời kỳ nắng nóng, khô hạn kéo dài các tháng mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8
do hiệu ứng của dãy Trường Sơn đối với gió mùa Tây Nam. Lượng mưa trong thời
kỳ nầy nhỏ chỉ chiếm 20-30% lượng mưa cả năm.
+ Mùa mưa ở khu vực vùng núi phía Bắc thành phố có sự khác biệt so với các
khu vực còn lại trong thành phố về thời gian bắt đầu và kết thúc do điều kiện địa
hình phức tạp.
1.6.3.1 Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 25,6
o
C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm : 29,8
o

C
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình nhiều năm : 22,5
o
C
- Nhiệt độ cao tuyệt đối : 40,5
o
C
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 12,0
o
C
- Tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 8.
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 11 đến tháng 12.
1.6.3.2 Mưa:
* Mùa mưa thường tập trung và kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 và chiếm
trên 70% tổng lượng mưa cả năm.
- Lượng mưa trung bình nhiều năm : 1.992 mm.
- Lượng mưa lớn nhất nhiều năm : 3.100 mm.
- Lượng mưa nhỏ nhất nhiều năm : 1.400 mm.
Trang
17
- Lượng mưa ngày lớn nhất : 490 mm.
1.6.3.3 Nắng:
* Ngày nắng thường tập trung và kéo dài trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng
9, giai đoạn nắng nhất trong năm từ tháng 5 đến tháng 6.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong nhiều năm : 2.158 giờ.
- Số giờ nắng cao nhất trong tháng (tháng 5) : 248 giờ.
- Số giờ nắng thấp nhất trong tháng (tháng 12) : 120 giờ.
1.6.3.4 Độ ẩm không khí:
* Khu vực thành phố Đà Nẵng độ ẩm không khí đặc trưng cho độ ẩm ướt của
khí quyển. Độ ẩm trung bình hàng năm (82 đến 84)%, độ ẩm cao nhất 95%, độ

ẩm thấp nhất 64%, các tháng có độ ẩm thấp vào các tháng 4 đến 6.
1.6.3.5 Bốc hơi:
- Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm : 1174,0mm.
- Lượng bốc hơi lớn nhất : 1286,5mm
- Lượng bốc hơi nhỏ nhất : 1035,0mm
- Các tháng có lượng bốc hơi cao : tháng 4 - 8.
1.6.3.6 Gió :
* Khu vực Trung Trung Bộ nói chung và Quảng Nam-Đà Nẵng nói riêng, có
hai mùa gió chính là gió mùa Đông và gió mùa hè. Mùa đông hướng gió thịnh
hành ở vùng đồng bằng ven biển là hướng N-W đến hướng. Mỗi lần có đợt gió
màu Đông Bắc tràn qua thường có gió mạnh. Tốc độ gió mạnh nhất trong gió mùa
Đông Bắc có thể lên tới (17 đến 18) m/s đặc biệt là các đợt gió mùa kết hợp với
cơn giông. Gió mùa hè có hướng thịnh hành là hướng S-W (Tây Nam).
- Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mang
theo không khí lạnh. Tốc độ gió lớn nhất 24m/s.
Trang
18
- Gió Đông Nam thường xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9 và mang theo nhiều
hơi nước.
- Tốc độ gió trung bình lớn nhất : 19 m/s.
- Tốc độ gió lớn nhất : 36 m/s.
- Theo kết quả thống kê trạm khi tượng Đà Nẵng từ 1977- 2002
=>Vận tốc gió với tần suất tương ứng thể hiện ở bảng sau.
Bảng vận tốc gió lớn nhất ứng với tần suất tại trạm Đà Nẵng(1977-2002)
1.6.3.7 Bão và áp thấp nhiệt đới :
* Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hàng
năm, khi áp thấp mạnh lên thành bão thì cấp bão lớn nhất lên đến cấp 10, 11. Mỗi
năm có ít nhất là 5 cơn bão gây ảnh hưởng hoặc trực tiếp đổ bộ vào đất liền. Mưa
lớn thường xảy ra cùng thời kỳ có áp thấp nhiệt đới và bão kèm theo gió xoáy và
giật vô hướng, tốc độ gió khi có bão có lúc lên đến 36 m/s.

* Theo số liệu quan trắc về bão từ 1956 đến năm 2000 có 45 cơn bão đổ bộ
vào khu vực bờ biển Quảng Nam - Đà Nằng đến Bình Định, chiếm 14,5% so với
toàn dải bờ biển Việt Nam. Mùa bão tại khu vực ven bờ này từ tháng VII kết thúc
vài tháng XI và xảy ra tập trung nhất vào tháng IX và X. Bão đổ bộ vào khu vực
thường gây ra lũ lớn và nước dâng phá huỷ các dải đê bảo vệ ven biển. Bão
thường gây ra mưa lớn gây lũ lụt, đặc biệt là các vùng có địa hình khá dốc như
vùng ven bờ miền Trung.
Trang
Tần Suất P(%) 1 3 5 10 25 50 75 90 97 99
V
max
(m/s) 42 36 33 29 24 19 16 15 14 13
19
Cấp gió Vận tốc(m/s) Vận tốc(km/h)
5 8,0 → 10,7 28,8 → 38,52
7 13,9 → 17,1 50,04 → 61,56
9 20,8 → 25,0 74,88 → 87,84
10 24,5 → 28,4 88,2 → 102,24
11 28,5 → 32,6 102,6 → 117,36
12 32,7 → 36,9 117,72 → 132,84
1.6.4 Tài liệu về địa chất thuỷ văn:
1.6.4.1 Nước bề mặt:
* Nước bề mặt rất phong phú chủ yếu phụ thuộc vào nước thủy triều và nước
lũ do dòng chảy sông Hàn thoát ra vịnh Đà Nẵng. Về mùa kiệt nước mặt ảnh
hưởng mạnh của thủy triều và có vị mặn, mực nước dao động trong phạm vi cao
trình -0,50m đến +0,50 m. Về mùa lũ do ảnh hưởng của dòng chảy lũ của sông
Hàn nên nước có vị lợ, mực nước thường dâng cao và dao động trong phạm vi cao
trình +1,00m đến +1,50m.
1.6.4.2 Nước dưới đất:
* Nền công trình là một phức hệ chứa nước ngầm tầng nông rất phong phú và

do bề mặt thường xuyên có nước bao phủ nên đất nền luôn luôn ở trong trạng thái
no nước(bão hòa). Với tính chất của nền là đất cát, á cát nước ngầm dễ gây lún sạt
công trình khi tạo ra chênh lệch đầu nước, vì vậy cần có biện pháp tăng cường ổn
định và phòng chống xói ngầm trôi đất.
1.6.5 Đặc điểm sóng:
* Ở biển Liên Chiểu - Thuận Phước, trong mùa hè ít có gió mùa Đông Bắc,
bão, áp thấp nhiệt đới nên vùng bờ biển chịu tác động của sóng ít hơn, sự thay đổi
đường bờ (xói lở) chủ yếu diễn ra vào mùa đông. Tuy nhiên, trong mùa hè nhiều
khi vẫn có gió mùa đông bắc hoặc bão xuất hiện gây ra sóng lớn như tháng 5/1989
đã xuất hiện trận bão đổ bộ vào Huế - Đà Nẵng gây ra sóng lớn và nguy
hiểm.Sóng mùa Đông thường lớn hơn sóng mùa Hè. Trong vùng ven bờ sóng ít
thay đổi. Hướng của sóng vuông góc với đường bờ.
Trang
20
1.6.6 Tài liệu chế độ sóng
* Sóng là yếu tố tác động mạnh nhất trong quá trình hình thành và tái tạo bờ.
Tác động của sóng biển đến đường bờ là ở chỗ nó chi phối hiện tượng xâm thực
bờ biến, hình thành bãi biển và phân bố trầm tích trong môi trường đường bờ. Do
vậy việc xây dựng các công trình gần bờ biển phải dựa trên các đặc điểm của các
quá trình sóng.
* Cao độ của sóng phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Độ sâu nước, năng lượng
gió Cao độ sóng vỗ còn phụ thuộc vào hình dáng bờ biển nên việc xác định cao
độ sóng vỗ chỉ cho kết quả tương đối, hình dạng bờ biển thay đổi thì cao độ sóng
vỗ cũng thay đổi.Trong mùa hè ít có gió mùa đông bắc, bão, áp thấp nhiệt đới nên
vùng bờ biển chịu tác động của sóng ít hơn. Sự thay đổi đường bờ(xói, lở) chủ yếu
diễn ra vào mùa đông. Tuy nhiên, trong mùa hè nhiều khi vẫn có gió mùa đông
bắc hoặc bão xuất hiện gây ra sóng lớn như vào tháng 5 năm 1989 đã xuất hiện
trận bão đổ bộ vào Huế - Đà Nẵng gây ra sóng rất lớn và nguy hiểm.
* Cao độ sóng vỗ tại theo kết quả điều tra tại các khu vực thuộc bờ biển vịnh
Đà nẵng thuộc khu vực bờ biển Liên Chiểu gần đồn Biên phòng không ổn định,

năng lượng sóng tại đây khá lớn làm cho bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt
là mùa đông thường có gió mùa đông bắc, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động.
- Cao độ sóng vỗ cao nhất trong mùa hè : +1,0m
- Mùa đông : +1,8m
- Lớn nhất khi có bão : +2,5m
-Tổ hợp mực nước và chiều cao sóng rất phức tạp, chiều cao sóng vỗ phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố mực nước(độ sâu nước) nó còn phụ thuộc vào tốc độ gió,
hướng gió, đặc điểm địa hình đường bờ vv. Do đó khi mực nước ở mức 1% hoặc
2%, chiều cao sóng và cao độ sóng vỗ cũng luôn thay đổi không ở một mức nhất
định. Một số tổ hợp cụ thể qua số liệu cao độ sóng điều tra khảo sát và số liệu thực
đo tại trạm Tiên Sa từ 1978 – 1999 trong các trường hợp sau :
Trang
21
* Khi mực nước ở mức 1%, 2% xuất hiện sóng lớn nhất trong bão tại khu vực
vùng bờ biển Liên Chiểu thì cao độ sóng theo các tần suất lần lượt là:
Z (1%) = 4,11 m, Z( 2%) = 3,98 m.
* Khi mực nước ở mức 1%, 2% xuất hiện sóng lớn nhất trong trường hợp không
có bão hoặc các hình thế thời tiết gây gió lớn tại khu vực vùng bờ biển Liên Chiểu
thì cao độ sóng theo các tần suất : Z(1%) = 2,77 m, Z(2%) = 2,64 m.
* Theo tài liệu của của Đài khí tượng thuỷ văn Trung Trung bộ tính toán với số
liệu quan trắc từ 1978-1999 tại trạm Tiên Sa cao độ đỉnh sóng lớn nhất hàng năm
ứng với các tần suất : Z(1%) = +5,26 m, Z(2%) = +4,57 m, Z(5%)= +3,71 m
1.6.7 Tình hình mực nước thủy triều:
1.6.7.1 Thuỷ triều:
* Vùng biển vịnh Đà Nẵng thuộc chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày
có 2 chân và 2 đỉnh triều không đều nhau. Mỗi tháng lại có một số ngày nhật triều.
Số lần xuất hiện nhật triều trong các tháng không đều nhau. Nhìn chung có xu
hướng tăng dần từ Bắc đến Nam. Do ảnh hưởng bởi chế độ triều phức tạp bao gồm
cả bán nhật triều và nhật triều nên thời gian triều lên và triều xuống cũng thay đổi
phức tạp.

+ Những ngày nhật triều : thời gian triều lên trung bình từ 14-15 giờ, dài
nhất đến 18 giờ, ngắn nhất là 12 giờ. Thời gian triều xuống trung bình từ 9-10 giờ,
dài nhất đến 9 giờ, ngắn nhất là 2 giờ.
+ Những ngày bán nhật triều : thời gian triều lên lần thứ nhất trung bình từ
6-7 giờ, thời gian triều lên lần thứ hai trung bình từ 6-7 giờ. Thời gian triều xuống
lần thứ nhất trung bình từ 3-4 giờ, thời gian triều lên lần thứ hai trung bình từ 6-7
giờ. Thời gian triều lên hoặc xuống dài nhất đến 9 giờ, ngắn nhất là 2 giờ.
1.6.7.2 Mực nước:
Trang
22
*Theo tài liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Trung Trung Bộ tính toán với số
liệu đo đạc từ 1979 - 1993 tại Tiên Sa theo hệ cao độ VN2000.
Bảng: Giá trị mực nước đo đạc trại trạm Đà Nẵng từ 1979 – 1993
Năm
Giá trị mực nước đo đạc
Trung bình Cực tiểu Cực đại
1979 1.00 -61.00 79.00
1980 4.00 -63.00 89.00
1981 8.00 -63.00 114.00
1982 - - -
1983 -1.00 -70.00 145.00
1984 1.00 -63.00 90.00
1985 0.00 -70.00 122.00
1986 4.00 -65.00 98.00
1987 0.00 -70.00 95.00
1988 3.00 -70.00 122.00
1989 4.00 -64.00 109.00
1990 4.00 -60.00 142.00
1991 3.00 -61.00 96.00
1992 1.00 -63.00 109.00

1993 -1.00 -67.00 96.00
1.6.8 ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY :
1.6.8.1 Dòng chảy ven bờ:
*Vùng vịnh Đà Nẵng được bao chắn bởi sườn núi Hải Vân và sườn bán đảo
Sơn Trà, qua khảo sát vùng biển Liên Chiểu - Thuận Phước nằm trong vịnh Đà
Nẵng do hoạt động lên xuống của thuỷ triều kết hợp với gió mùa Đông Bắc và gió
mùa Tây Nam nên dòng chảy ven bờ trong vịnh có xu thế chuyển động chảy vòng
theo hướng từ Hải Vân - Liên Chiểu - Thuận Phước. Do quá trình chuyển động
của dòng chảy ven bờ kết hợp với dòng chảy sông Cu Đê thoát ra ở cửa ra Nam Ô
nên dễ gây xói lở đường bờ ở khu vực Liên Chiểu và gây bồi tụ tại khu vực Thuận
Phước.
Trang
23
1.6.8.2 Dòng chảy của sông Cu Đê đổ ra vịnh Đà Nẵng :
* Nằm trong khu vực đê Liên Chiểu có cửa sông Nam Ô do dòng chảy của
sông Cu Đê thoát ra vịnh Đà Nẵng. Về mùa kiệt nước mặt ảnh hưởng mạnh của
thủy triều và có vị mặn, mực nước dao động trong phạm vi cao trình -0,50m đến
+0,50 m. Về mùa lũ do ảnh hưởng của dòng chảy lũ của sông Cu Đê nên nước có
vị lợ, mực nước thường dâng cao và dao động trong phạm vi cao trình +1,00m đến
+1,50 m.
* Lũ tiểu mãn của sông Cu Đê thường xuất hiện vào tháng 5, 6. Lũ chính vụ
thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 12. Thời đoạn lũ thường kéo dài nhiều
ngày do ảnh hưởng của mưa ở vùng thượng nguồn của sông Cu Đê và có ảnh
hưởng triều, trong thời kỳ này gặp chu kỳ triều yếu thì nước lũ rút nhanh hơn,
ngược lại gặp chu kỳ triều cường thì nước lũ chậm rút và thường dâng cao nhiều
ngày hơn, tuy nhiên phần lớn thời gian lũ chỉ tập trung chủ yếu trong sông sau đó
thoát ra cửa sông Nam Ô.
CHƯƠNG II
TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ SÓNG
2.1 TÍNH TOÁN MỰC NƯỚC TRIỀU THIẾT KẾ:

Trang
24
* Mực nước thuỷ triều tính toán được xác định theo tần suất đảm bảo với cấp
công trình bao gồm mức thuỷ triều và giá trị biến thiên do ảnh hưởng của sóng, lũ,
địa chất, do biến đổi mực nước chu kỳ dài không kể đến nước dâng do bão.
* Để tính toán mức nước thuỷ triều thiết kế ta sử dụng phương pháp tính toán
tần suất mực nước triều cao nhất năm. Xem các số liệu đỉnh triều trong một năm
đó có thể coi một cách gần đúng là tập hợp các biến số ngẫu nhiên và biến ứng với
đỉnh triều lớn nhất là mực nước triều cao nhất năm.Tần suất đảm bảo mực nước
tính toán đối với cấp IV theo tiêu chuẩn ngành 22-TCN-222-95 (xác định tải trọng
lên công trình thuỷ) là mực nước lớn nhất năm có tần suất đảm bảo 5% .
* Để nghiên cứu chế độ nước và tính toán đỉnh triều thiết kế ta cần căn cứ vào
tài liệu của trạm thuỷ văn tại khu vực đó. Ở đây đã sử dụng số liệu mực nước
trong 14 năm của trạm Tiên Sa - Sơn Trà. Việc tính toán mực nước thiết kế công
trình bảo vệ bờ biển khu vực Liên Chiểu dựa trên số liệu thống kê mực nước trung
bình, cực đại, cực tiểu trạm Đà Nẵng theo các năm 1979-1993, từ số liệu thực đo
mực nước triều đã xác định được mực nước tính toán theo hệ VN2000.
* Việc tính toán mực nước cao nhất năm ứng với các tần suất theo số liệu trên
bằng cách sử dụng phương pháp đường cong tần suất lý thuyết phân bố Gumbel
cực trị loại I.

Bảng: Giá trị mực nước đo từ năm 1979 - 1993
Năm
Giá trị mực nước đo đạc
Trung bình Cực tiểu Cực đại
Trang
25

×