Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHÂN TÍCH lưu CHUYỂN TIỀN tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.69 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là một trong ba loại văn bản quan
trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bởi lẽ nó có thể cung cấp những
thông tin quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, dự báo khả năng tạo ra tiền,
khả năng đầu tư, khả năng thanh toán, khả năng tạo ra các luồng tiền trong quá
trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Qua việc phân tích báo cáo LCTT, cho chúng ta biết doanh nghiệp có bao
nhiêu tiền vào đầu kỳ, còn lại bao nhiêu vào cuối kỳ và doanh nghiệp đã thu và
chi bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo LCTT phản ánh tất cả
các thay đổi về tiền tệ theo 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Tùy
thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà các dòng tiền thuần ở mỗi hoạt động cũng
khác nhau.
Như vậy, khi tiến hành phân tích bảng LCTT ta lần lượt tìm hiểu các dòng
tiền ra và vào trong từng chỉ tiêu hoạt động ở mỗi thời đoạn cụ thể để đưa ra
những nhận xét, đánh giá về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, khả năng chuyển
đổi thành tiền của tài sản và cả khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó,
càng làm rõ hơn nữa những đặc điểm trong tình hình tài chính của doanh
nghiệp.Xuất phát từ đó nhóm 11 sẽ tìm hiểu “Phân tích lưu chuyển tiền tệ”.
1
5.4. Phân tích
Phân tích lưu chuyển tiền tệ có thật sự quan trọng ?
Ta lấy ví dụ Công ty CP Bông Bạch Tuyết được thành lập vào năm 1997, trải
qua nhiều năm phát triển tạo được uy tín trên thị trường trong nước, đạt chứng
nhận hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty chuyên sản xuất bông gạc y tế,
bông vệ sinh tai, bông y tế và các mặt hàng khác. Trong giai đoạn 2007-2008 vì
không quản trị tốt dòng tiền công ty đã không lập kế hoạch và phân tích thực
tếthu chi, cân đối thu chi năm. Điều đólàm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn
và thiếu vốn sản xuất từ năm 2008 như : nợ quá hạn nhiều, tài sản thế chấp tại
ngân hàng sắp bị tịch thu…Từ đó cho thấy để quản trị tốt dòng tiền các doanh
nghiệp phải thường xuyên phân tích và hoạch định dòng tiền, thông qua phân
tích thực tếdòng tiền thu – chi, cân đối thu chi(phân tích các khoản nợ phải thu,


các khoản vay, thời hạn trả nợ, các khoản chi…theo thực thu,thực chi) trong
từngtháng, quý, năm để thấy được sự biến động tăng giảm của tiền.Xác định
được việc dư hay thiếu tiền để tìm ra nguyên nhânvà đưa ra giải pháp kịp thời
nhằm bù đắp sự thiếu hụt hay sử dụng tiền sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất,
tránhtình trạng thiếu vốn sản xuất, nợ quá hạn nhiều gây nguy cơ phá sản…Cho
dù doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hiệu quả, có lãi cao thì việc phân tích lưu
chuyển tiền tệ cũng thực sự cần thiết.
5.4.1. Khoảng cách biệt tài chính
Nguồn gốc của các vấn đề lưu chuyển tiền tệ nằm trong phần các khoản phải
thu và lượng hàng tồn kho. Đa số các công ty cần phải thanh toán với các nhà
cung cấp số hàng tồn kho trước khi chúng được bán ra. Nếu bán chịu cho người
mua thì phải có một thời gian chờ đợi giữa thời điểm bán hàng và thời điểm thu
tiền. Nếu tồn kho ở một mức thấp thì không đáp ứng được nhu cầu kinh
2
doanh.Nhưng tồnkho quá nhiều lại đòi hỏi một số vốn lớn, công ty có thể rơi vào
tình trạng “thặng dư thương mại”( kinh doanh quá khả năng vốn).
Khi tốc độ quay vòng vốn không đổi, nhưng tăng trưởng quá nhanh dẫn đến sự
gia tăng đáng kể trong các khoản phải thu và tồn kho. Khi lượng tiền vào không
đáp ứng được sự gia tăng trong các khoản nợ tích lũy, kết quả là có một khoảng
cách biệt tài chính. Điều này dễ hiểu như kỳ này doanh nghiệp bán hàng thu
tiền, số tiền thu được sẽ ghi nhận vào doanh thu, nhưng không đủ trả các khoản
nợ kỳ trước nên sẽ tạo ra một khoảng cách biệt về tài chính. Và đây chính là
nguyên nhân làm cho doanh nghiệp có lãi nhưng lại thiếu tiền.
Để khắc phục tình trạng này thì trước hết doanh nghiệp phải duy trì một tỉ lệ gia
tăng doanh thu vừa phải, phù hợp với khả năng của mình. Nếu sự gia tăng doanh
thu luôn vượt quá khả năng mà doanh nghiệp có thể tài trợ cho sự tăng trưởng
bằng nguồn vốn bên trong, sẽ trở thành vấn đề khi doanh nghiệp có sự lệ thuộc
đáng kể vào sự tài trợ bên ngoài.
Giữa lợi nhuận ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh thì lưu
chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh là thước đo khả năng thanh toán của

doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tại vì giữa lợi nhuận ròng với lưu chuyển tiền tệ
ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau ở sự thay đổi trong các khoản
phải thu, phải trả, tồn kho, khấu hao…Mặc khác lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt
động kinh doanh thể hiện khả năng tạo vốn từ nội tại.
Để hiểu rõ vấn đề này ta xem xét ví dụ như sau:
Trong bảng 5.6/195 ta thấy:
• Lợi nhuận sau thuế của Công ty ABC năm N= 2.808 trđ
• Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh khi chưa có sự thay đổi vốn lưu động
= 3.998 trđ
Chênh lệch = 3.998 – 2.808 = 1.190
• Nguyên nhân :
- Điều chỉnh các khoản khấu hao làm dòng tiền tăng: 1.500
- Các khoản dự phòng làm dòng tiền giảm: 40
- Lãi do thanh lý tài sản cố định làm dòng tiền giảm: 200
3
- Lãi do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện làm dòng tiền giảm: 70
• Cộng : 1.500 – 40 – 200 – 70 = 1.190
 Thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp không thể là lợi nhuận ròng mà
là lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư dương thể hiện đầu tư của doanh nghiệp
bị thu hẹp vì đã bán bớt tài sản có định hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư âm thể hiện doanh nghiệp mở rộng đầu tư
do doanh nghiệp phải chi tiền ra để mua sắm, xây dựng thêm tài sản cố định
hoặc gia tăng đầu tư vốn ra bên ngoài.
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính đo lường lượng vốn được cung
ứng từ bên ngoài sau khi trừ lượng vốn từ doanh nghiệp ra bên ngoài. Vì vậy,
nếu lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính dương thể hiện doanh nghiệp
đã được tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn bằng cách đi
vay hoặc tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu. Nhưng nếu khoản lưu chuyển tiền
tệ này âm chứng tỏ doanh nghiệp không cần tài trợ, doanh nghiệp đã trả bớt nợ

vay và chia lãi cho chủ sỡ hữu hoặc trả lại một phần vốn góp của chủ sỡ hữu.Đây
còn là dấu hiệu của một quá trình cơ cấu lại tài sản của doanh nghiệp hoặc có thể
là một dấu hiệu của quá trình thu hẹp đầu tư khi hoạt động kinh doanh đạt đến
mức độ bão hòa.
5.4.2. Mối quan hệ giữa các dòng lưu chuyển tiền tệ
Dòng tiền của doanh nghiệp được hình thành từ ba dòng tiền:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: bao gồm các khoản thu chi phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
4
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh khoản tiền thu và chi có liên quan
đến góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phiếu, trái phiếu, mua sắm, thanh
lý tài sản cố định,…
- Dòng tiền từ hoạtđộng tài chính: phản ánh các khoản thu chi có liên quan
đến vốn chủ sở hữu và nợ phải trả như: góp vốn, vay vốn, nhận vốn liên
doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả nợ vay.
Hoạt động kinh doanh tạo ra tiền để doanh nghiệp bù đắp cho những khoản chi
phí để có lợi nhuận.
• Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh dương thì sẽ có tiền đáp ứng nhu cầu
thanh toán các khoản nợ vay, chi trả cổ tức, mở rộng đầu tư hay cung ứng tiền
cho các dòng lưu chuyển tiền của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Ví dụ
như tiền từ hoạt động kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng để mua sắm thêm
tài sản cố định nhằm nâng cao năng suất, hay doanh nghiệp sử dụng tiền để trả
bớt nợ vay hoặc chia lãi cho chủ sở hữu.
• Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh âm thì doanh nghiệp có thể huy
động dòng tiền vào từ hoạt động tài chính như: đi vay, huy động thêm vốn góp
của chủ sở hữu hoặc không chia lợi nhuận cho chủ sở hữu để tài trợ cho tiền
thiếu từ hoạt động kinh doanh.
Xét ví dụ 1:
a Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty XYZ (Bảng 5.5)
Bảng 5.5: Lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp của

Công ty XYZ năm N+1
(Đvt: Triệu đồng)
5
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Số tiền
Lợi nhuận sau thuế 371
Cộng khấu hao 60
Cộng lỗ do thanh lý TSCĐ 20
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh trước
thay đổi vốn lưu động
451
Trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động -390
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh 61
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư 60
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính -241
Tổng lưu chuyển tiền tệ ròng -120
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty XYZ năm N+1 là
371 triệu đồng nhưng lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh là 61 triệu
đồng. Chứng tỏ lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn lợi
nhuận sau thuế 310 trđ.
Sở dĩ như vậy là vì: khấu hao và lỗ do thanh lý TSCĐ là khoản tính vào chi
phí, làm giảm lợi nhuận nhưng không phải là khoản tiền chi tiền ra. Nên sẽ được
điều chỉnh cộng, dẫn đến lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh trước
thay đổi vốn lưu động = 371+60+20 = 451. Nhưng công ty XYZ đã tăng nhu cầu
vốn lưu động lên 390 trđ nên đã làm cho lưu chuyển tiền tệ của hoạt động kinh
doanh còn 451– 390 = 61trđ.
b Phân tích nguồn tiền và sử dụng tiền của Công ty XYZ năm N + 1
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh là 61 triệu đồng.
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư là 60 triệu đồng.
Trong khi đó công ty phải chi cho hoạt động tài chính như:
- Trả nợ vay ngắn hạn: 120 triệu đồng (bảng 5.2/190)

- Chia lợi nhuận sau thuế: 121 triệu đồng (bảng 5.3/191)
6
 Tổng chi cho hoạt động tài chính là 241 trđ. Trong khi đó tổng tiền từ hoạt
động kinh doanh và đầu tư là 121trđ, dẫn đến ngân lưu ròng âm 120trđ.
Điều đó có nghĩa là tiền cuối kỳ giảm so với đầu kỳ 120 triệu đồng.
Nhận xét: Nếu tiền đầukỳ củaCông ty quá cao so với số dư tiền mặt thì
công ty có thể sử dụng tiền đầu kỳ để trả bớt nợ vay ngắn hạn mà không cần đi
vay thêm. Trong kỳ ta thấy công ty cũng đã bán bớt TSCĐ 60trđ, đây có thể là
dấu hiệu công ty đang dần thu hẹp đầu tư nếu kèm theo doanh thu giảm. Nhưng
doanh thu của năm N + 1 (7.500trđ) tăng 7,14% so với năm N (7.000trđ) nên có
thể thấy công ty không thu hẹp quy mô đầu tư mà tái cơ cấu lại tài sản, bán bớt
tài sản thừa, công suất sử dụng thấp để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, gia
tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Xét ví dụ 2:
a) Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty ABC (Bảng 5.6)
Bảng 5.6: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty ABC năm N
(Theo phương pháp gián tiếp có điều chỉnh)
(Đvt: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm N
I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận sau thuế 2.808
2. Các khoản điều chỉnh 1.190
- Khấu hao 1.500
- Các khoản dự phòng (40)
- Lãi do thanh lý tài sản cố định (200)
- Lãi do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện (70)
3. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh trước những
thay đổi vốn lưu động
3.998
- Giảm các khoản phải thu 1.130

- Tăng hàng tồn kho (1.360)
7
- Giảm tài sản ngắn hạn khác 70
- Tăng các khoản phải trả 900
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh 4.738
Chỉ tiêu Năm N
II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Tiền thu do bán tài sản cố định 1.700
Tiền chi mua tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản (4.400)
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư (2.700)
II. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính
Tiền thu do đi vay 1.000
Tiền chia lợi nhuận sau thuế (2.608)
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính (1.608)
Tổng lưu chuyển tiền ròng trong kỳ 430
Tiền tồn đầu kỳ 1.000
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 70
Tiền tồn cuối kỳ 1.500
 Qua bảng 5.6 ta thấy lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty ABC lớn hơn lợi nhuận ròng 1.930 triệu đồng. Nguyên
nhân là do các khoản điều chỉnh như:
 Khấu hao: Là khoản được tính vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ
nhưng tiền không chi ra nên sẽ được điều chỉnh Cộng 1.500 trđ
 Các khoản như: dự phòng, lãi do thanh lý tài sản cố định, lãi do chênh lệch
tỷ giá chưa thực hiện là những khoản được tính vào thu nhập trong kỳ
nhưng tiền không thu vào nên sẽ được điều chỉnh Trừ.
Điều đó làm cho lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh lớn hơn lợi
nhuận ròng 1.190 triệu đồng (1.500 – 40 –200 –70). Vì thế lưu chuyển tiền tệ từ
hoạt động kinh doanh khi chưa có thay đổi vốn lưu động = 2.808 +1.190 = 3.998
triệu đồng.

Mặc khác ta thấy trong kỳ công ty đã giảm các khoản phải thu, giảm tài sản
ngắn hạn khác, đồng thời tăng hàng tồn kho và các khoản phải trả . Kết quả làm
cho nhu cầu vốn lưu động giảm và tiền tăng 1.130 – 1.3604+ 70 +900 = 740trđ.
8
Từ đó, cho thấy lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty ABC lớn hơn lợi nhuận ròng 1.190 + 740 = 1.930 triệu đồng.
 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Doanh nghiệp thu tiền do bán tài sản
cố định là 1.700 nhưng đã chi tiền mua tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ
bản là 4.400 trđ. Vì vậy mà nhu cầu mở rộng đầu tư của Công ty ABC năm N
âm 2.700 triệu đồng
 Từ bảng trên ta thấy lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính âm 1.608 trđ.
Nguyên nhân là do: doanh nghiệp thu tiền từ vay nợ là 1.000 trđ nhưng đã
chia tiền lợi nhuận sau thuế cho các chủ sỡ hữu 2.608 trđ. Nên tiền từ hoạt
động tài chính sẽ bị âm 1.608 triệu đồng.
b) Phân tích nguồn tiền và sử dụng tiền của Công ty ABC năm N
Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh của Công ty ABC năm N là 4.738 triệu
đồng. Nguồn tiền này được công ty chi cho các hoạt động như:
• Chia lợi nhuận sau thuế cho các chủ sở hữu: 2.608 trđ
• Trả nợ vay ngắn hạn : 1.000 trđ
• Mua tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản: 4.400 trđ
• Cộng: 2.608 + 1.000 + 4.400 = 8.008 triệu đồng
Do đó tiền của công ty sẽ bị thâm hụt 8.008 – 4.738 = 3.270 trđ
Để bù đắp khoản thâm hụt này công ty sẽ thu tiền từ các khoản như:
 Bán tài sản cố định: 1.700 trđ
 Vay dài hạn: 2.000 trđ
 Tổng: 3.700 trđ
Từ đó cuối kỳ tiền sẽ tăng 430 trđ (3.700 – 3.270)
Mặc khác, trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty ABC (bảng
5.6) ta thấy: tiền tồn cuối kỳ là 1.500 trđ, tồn đầu là 1.000 trđ và do ảnh hưởng
9

của tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ là 70 trđ. Nên lưu chuyển tiền ròng trong kỳ
sẽ là 430 trđ
Nhận xét: Mặc dù trong năm N khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty ABC khá tốt, nhưng với sự gia tăng các khoản phải trả trong
kỳ này sẽ là gánh nặng cho ngân lưu trong kỳ tới nếu như các khoản phải trả tiếp
tục gia tăng. Tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cao, nhưng công ty đã sử
dụng để chia lợi nhuận sau thuế quá nhiều.Vì thế mà dòng tiền còn lai từ hoạt
động kinh doanh không đủ để tài trợ cho việc gia tăng tài sản cố định nên công
ty phải đi vay dài hạn thêm.
5.4.3. Phân tích khả năng thanh toán từ lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động
kinh doanh
 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là các dòng tiền ra và tiền
vào liên quan trực tiếp đến hoạt động tạo ra doanh thu bán hàng của doanh
nghiệp, đây là dòng tiền phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Là dòng tiền quan trọng nhất, phản ánh khả năng tạo tiền từ nội tại để đáp
ứng các nhu cầu chia lãi cho chủ sở hữu, chi trả cổ tức, trả các khoản nợ dài hạn
tới hạn và các khoản nợ vay ngắn hạncũng như đầu tư mở rộng quy mô.
1 Khả năng chia lợi nhuận
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế
là phần mà doanh nghiệp chia cho các chủ sỡ hữu.Phần lợi nhuận này có được từ
hoạt động kinh doanh mang lại, nhưng nếu chủ sở hữu muốn rút phần lợi nhuận
này ra khỏi công ty thì đòi hỏi phải có tiền.Nếu công ty có lợi nhuận sau thuế cao
nhưng lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh thấp, thậm chí bị âm thì
công ty không thể chia được lợi nhuận cho chủ sở hữu.Nếu việc chia lợi nhuận
10
vẫn tiến hành trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là công ty đã sử dụng dòng
tiền từ hoạt động tài chính hoặc hoạt động đầu tư để chia lợi nhuận cho chủ sở
hữu.
Ta có công thức về khả năng chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu như sau:

 Khả năng chia lợi nhuận > 1 chứng tỏ công ty có khả năng chia lợi nhuận
cho các chủ sở hữu từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh.
 Khả năng chia lợi nhuận < 1 chứng tỏ công ty không đủ khả năng chia lợi
nhuận cho các chủ sở hữu từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn ta phân tích các ví dụ sau:
Trong ví dụ 1ở trên, ta tính được khả năng chia lợi nhuận năm N+1 của công
ty XYZ = 61/371 = 0,164 <1.Chứng tỏ công ty không đủ khả năng chia lợi cho
các chủ sở hữu từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh hay khả năng chia lợi
nhuận của công ty bị hạn chế. Nhưng trên thực tế công ty đã chia lợi nhuận trong
năm N+1 là 121 triệu, điều này cho thấy công ty đã sử dụng các nguồn tiền khác
nhưcó thể từ tiền bán tài sản cố định hoặc có thể từ tiền tồn đầu kỳ để chia lợi
nhuận.
Trong ví dụ 2, khả năng chia lợi nhuận của năm N của công ty ABC = 4.738/
2.808 = 1,687 (168,7%) >1. Cho thấy công ty ABC có khả năng chia lợi nhuận
từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh và đồng thời còn thừa để trả nợ vay
hoặc mở rộng đầu tư.
2 Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn
11
Là khả năng cho biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tạo ra đủ tiền
hay không để thanh toán cho các khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả trong kỳ.
Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn> 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả
năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ.
Nếu chỉ tiêu này < 1 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không
tạo ra đủ tiền để thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ.
Ví dụ:
Giả sử tại Công ty X:
- Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh năm 2012: 4.218 triệu đồng
- Trích từ bảng cân đối kế toán của Công ty X
(Đvt: Triệu đồng)
31/12/201

0
31/12/201
1
31/12/201
2
Vay và nợ ngắn hạn
Trong đó: Nợ dài hạn tới hạn
4.670
0
5.350
1.250
4.300
1.500
Chỉ số này lớn hơn 1, cho thấy công ty X có khả năng thanh toán các khoản
nợ dài hạn năm 2011đến hạn trong năm 2012
Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
thì cần phải mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư ra bên ngoài.Trong quá trình
đầu tư và mở rộng đầu tư, doanh nghiệp đã huy động các khoản nợ vay dài hạn,
các khoản nợ vay này phải được hoàn trả từ tiền tạo ra trong các hoạt động kinh
12
doanh. Bởi vì doanh nghiệp chỉ có thể thu hồi vốn đầu tư từ hoạt động kinh
doanh mà thôi. Vì vậy nếu nguồn trả nợ không phải nguồn tiền từ hoạt động kinh
doanh mà là tiền từ việc thu hẹp đầu tư, bán tài sản để trả nợ hay từ một khoản
nợ vay mới được coi là không hiệu quả.
3 Đánh giá mức độ phụ thuộc vào nợ vay ngắn hạn hay khả năng tự chủ
tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tự chủ tài chính:
a. Ý nghĩa:
Hệ số khả năng tự chủ về tài chính phản ánh mức độ phụ thuộc vào các khoản
nợ vay ngắn hạn của công y. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn một chứng tỏ công ty

không lệ thuộc vào các khoản nợ vay ngắn hạn, khả năng tự chủ về tài chính
của công ty cao, rủi ro thanh toán thấp. Ngược lại nếu hệ số khả năng tự chủ
về tài chính nhỏ hơn một, chứng tỏ công ty phụ thuộc vào các khoản nợ vay
ngắn hạn, chỉ tiêu này càng nhỏ, mức độ phụ thuộc vào nợ vay ngắn hạn càng
cao và rủi ro thanh toán càng lớn.
b. Cách xách định:
Từ công thức này cho thấy nếu một doanh nghiệp có lưu chuyển tiền tệ ròng
từ hoạt động kinh doanh sau khi thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn vẫn có
khả năng thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn đầu kỳ. Điều đó chứng tỏ doanh
nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính, không phụ thuộc vào các khoản vay ngắn
hạn.
13
Nợ vay quá nhiều là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.Nếu doanh
nghiệp không có khả năng tự chủ về tài chính, giải quyết các khoản nợ lớn dễ
dẫn đến nguy cơ phá sản. Để hiểu rõ hơn tình trạng này ta xem xét ví dụ dưới
đây:
Công ty CP Sông Đà 7 là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Sông
Đà(HNX: SD7). Trong quá trình phát triển công ty đã tham gia thi công các hạng
mục công trình thuộc những công trình lớn của đất nước như: nhà máy thủy điện
Thác Bà, nhà máy thủy điện Hòa Bình, Yaly, Sơn La và nhiều công trình công
nghiệp, dân dụng khác. Hiện nay, Công ty cổ phần Sông Đà 7 là một trong
những đơn vị thi công chính tại dự án trọng điểm quốc gia.Với 2 chi nhánh trực
thuộc, 3 công ty con và 1 công ty liên kết. Tổng số trên 1.400 cán bộ công nhân
viên, trong đó có gần 300 cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý. Công ty tập trung
chủ yếu vào ngành nghề chính như:
- Nhận thầu thi công xây lắp các công trình năng lượng, hạ tầng công
nghiệp, dân dụng và giao thông
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (sản xuất đá dăm, cát xay, bê tông
thương phẩm);
- Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm.

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, công ty đã tạo được chỗ đứng
trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng gần đâyCông ty TNHH Thép Thành
Đô đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Sông Đà 7. Lý do SD7
nợ Thép Thành Đô với số nợ gốc 4.3 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi chậm trả). Đây
là khoản nợ đã đến hạn thanh thanh toán nhưng SD7 không thực hiện nghĩa vụ
khi chủ nợ có yêu cầu. Điều này làm cho Công ty CP Sông Đà 7 đứng trước
14
nguy cơ phá sản. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty này, lưu chuyển
tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh năm 2013 là 103.274 triệu đồng . Trong khi
đó nợ vay ngắn hạn quý 4/2012 là 1.112.184 triệu đồng. So sánh hai tỷ lệ này ta
được: 103.274/ 1.112.184= 9,29%. Chứng tỏ trong năm 2013, tiền tạo ra từ hoạt
động kinh doanh không đủ để thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn đầu
kỳ.Công ty chưa đủ khả năng tự chủ về tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty.
Mặc khác, khi xem báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2014 của SD7 cho thấy:
khoản tiền mặt vẫn hơn 31.392triệu đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
còn 3.930 triệu đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả tới 1.450.286 triệu đồng, trong đó
vay nợ ngắn hạn chiếm 1.037.886triệu đồng, dài hạn là 412.400trđ.Từ đó cho
thấy phụ thuộc vào nợ vay quá nhiều sẽ gây rủi ro thanh toán càng cao, nguy cơ
phá sản càng lớn.
15
KẾT LUẬN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính công
ty mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh chưa phản ánh hết
được.
Sau khi tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã giúp cho nhóm thấy được
sự cần thiết của báo cáo này. Nó cho biết liệu công ty có khả năng chuyển các
khoản phải thu thành tiền không và về cơ bản, khả năng đó tạo điều kiện cho
công ty thanh toán các khoản nợ.Lưu chuyển tiền tệ có tác dụng rất quan trọng
trong việc phân tích,đánh giá khả năng tạo ratiền, khả năng đầu tư,thanh

toán,tiềm lực thực sự của doanh nghiệp trong xu hướng phát triển, mở rộng hay
đi xuống. Từ đó thấy đượcnăng lực quản lý dòng tiền của doanh nghiệp Vì thời
gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài làm của nhóm không thể tránh khỏi những
thiếu sót.Rất mong sự góp ý của cô và các bạn, để nhóm rút kinh nghiệm và hoàn
thành tốt hơn.
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Ngô Kim Phượng chủ biên, Phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB
Đại học Quốc gia TP.HCM, năm 2009.
2. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao
3. Các website: cophieu68.vn, songda7.vn, bongbachtuyet.com.vn
17

×