LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro là điều không ai mong muốn nhưng trên thực tế rủi ro luôn song
hành trong cuộc sống nói chung và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nói riêng. Trong khi đó, mục tiêu
cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện các nguồn
lực của doanh nghiệp là hữu hạn cho nên đòi hỏi doanh nghiệp luôn cân nhắc,
tính toán, lựa chọn những giải pháp tốt nhất cho một vấn đề, một phương án đầu
tư tối ưu, Để có lựa chọn tốt nhất, các nhà quản lý sẽ phải so sánh mục tiêu
mong muốn sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng đạt được doanh thu là lớn
nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là hạn chế tới mức thấp nhất những
rủi ro có thể xảy ra.
Để hiểu thêm về lợi nhuận và rủi ro của các khoản mục đầu tư, nhóm 5 sẽ
tiến hành xem xét các khái niệm, các cách xác định, phân loại lợi nhuận và rủi ro
của khoản mục đầu tư, về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm tạo nền
tảng cho việc ra quyết định đầu tư. Đồng thời, hiểu được cơ sở lý thuyết cũng
như ý nghĩa của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), từ đó biết cách vận dụng
mô hình vào thực tiễn. Trong quá trình hoàn thành bài, mặc dù đã cố gắng
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp
của thầy và các bạn để bài làm của nhóm 5 hoàn chỉnh hơn.
Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn!
1
DOANH LỢI VÀ RỦI RO
1. Doanh lợi của khoản đầu tư
1.1. Doanh lợi kỳ vọng và tỷ suất sinh lợi
Doanh lợi tuyệt đối
Thu nhập của khoản đầu tư vào một tài sản hay còn gọi là doanh lợi của
một tài sản được cấu thành bởi hai bộ phận: Thứ nhất là thu nhập do chính bản
thân tài sản đó mang lại và thứ hai là lỗ hoặc lãi do giảm hoặc tăng giá của tài
sản đầu tư (còn được gọi là lỗ hoặc lãi về vốn).
Doanh lợi = Thu nhập từ tài sản + lãi (hoặc lỗ) về vốn
Để minh hoạ rõ hơn, chúng ta hãy nghiên cứu ví dụ sau:
Ví du:
Đầu năm giá một cổ phiếu của doanh nghiệp A là 37$ nếu mua 100
cổ phiếu, ta phải chi một khoản là 3700 $. Giả sử rằng: Sau 1 năm doanh
nghiệp A sẽ trả lãi cổ phần là 1,85 $ cho 1 cổ phần và giá mỗi cổ phiếu tăng
lên là 40,33 $. Vậy ta sẽ nhận được:
Thu nhập từ cổ phần = 1,85$ x 100 = 185 $
Lãi về vốn = (40,33$ - 37$) x 100 = 333 $
Tổng số doanh lợi trong trường hợp có lãi về vốn:
Tổng doanh lợi = 185$ + 333 $ = 518 $
Doanh lợi tương đối
Ở trên trình bày về doanh lợi tính bằng số tuyệt đối. Tuy nhiên, trên
thực tế, người ta hay sử dụng thông tin về doanh lợi dưới dạng số tương đối
và gọi nó là doanh lợi tương đối. Việc sử dụng doanh lợi tương đối rất thuận
tiện vì nó không phụ thuộc vào lượng đầu tư thực tế của nhà đầu tư. Thực
chất chúng ta chỉ muốn trả lời một câu hỏi sẽ nhận được bao nhiêu lãi từ
2
một đơn vị vốn đầu tư.
Công thức tính doanh lợi tương đối:
Doanh lợi tương đối =
Theo ví dụ 1, doanh lợi tương đối được xác định như sau:
Doanh lợi tương đối = == 0,14 = 14%
Do sự thuận tiện của doanh lợi tương đối, nên người ta quy ước khi
nói đến doanh lợi thì có nghĩa là doanh lợi tương đối.
Doanh lợi của một khoản đầu tư là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
được biểu thị bằng %.
Tỷ suất sinh lợi:
Tỷ suất sinh lợi của một khoản đầu tư là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập
nhận được từ việc đầu tư và giá trị đầu tư bỏ ra ban đầu.
Ví dụ: Ông A bỏ ra 100$ để mua cổ phiếu, được hưởng cố tức là 7$ một
năm và sau một năm giá thị trường của cổ phiếu lúc đó là 106$ thì tỷ suất sinh
lợi mà ông A nhận được từ việc đầu tư vào cổ phiếu này được xác định như sau:
Khoản tiền bỏ ra: 100$
Thu nhập ông A có được sau 1 năm bao gồm:
Cổ tức: 7$
Lợi nhuận do cổ phiếu lên giá: 106$ - 100$ = 6$
Tổng lợi nhuận ông A có được: 7$ + 6$ = 13$
Tỷ suất sinh lợi = = 0,13 = 13%/năm
1.2. Doanh lợi thực tế
Doanh lợi được tính toán theo cách ở trên được gọi là doanh lợi danh
nghĩa. Sở dĩ gọi đó là doanh lợi danh nghĩa là vì kết quả đó chưa được điều
chỉnh theo lạm phát. Cũng với kết quả trên, nếu điều chỉnh nó theo tốc độ
3
lạm phát thì sẽ có doanh lợi thực tế.
Lạm phát tác động đến doanh lợi thực tế như thế nào?
Giả sử đầu năm giá 1kg nhôm là 5$. Với 100$ vào đầu năm ta có thể
mua được 20 kg nhôm. Đến cuối năm do lạm phát là 5% nên giá nhôm tăng
lên 5%, nghĩa là giá 1kg nhôm vào cuối năm sẽ là 5$ + (5$ x 0,05) = 5,25$.
Nếu đầu năm bỏ ra 100$ để mua cổ phiếu, cuối năm bán cổ phiếu và thu
được tổng số tiền là 115,5 $. Giả sử vào thời gian đó dùng tiền thu được để
mua nhôm sẽ mua được: 115,5/ 5,25 = 22 kg nhôm. Nếu đo doanh lợi bằng
lượng nhôm mua được thì doanh lợi tuyệt đối sẽ là: (115,5/5,25) - 20 = 2 kg
nhôm. Doanh lợi tương đối sẽ là: 2/20 = 0,1 = 10%. Như vậy, doanh lợi
danh nghĩa ở đây(của việc bán cổ phiếu) là 15,5% nhưng trên thực tế sức
mua chỉ tăng 10%, nói khác đi chúng ta chỉ thực sự giàu có hơn trước 10%,
nghĩa là doanh lợi thực tế bằng 10%.
2. Rủi ro và tỷ suất sinh lợi cần thiết
2.1. Định nghĩa và đo lường rủi ro
Định nghĩa
Rủi ro ( risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng
bất ổn, một tình huống có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra.
Để đo lường, rủi ro được định nghĩa như là sự sai biệt giữa giá trị thực tế
và giá trị kì vọng.
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư vào trái phiếu Kho bạc để có lợi nhuận 10%. Nếu
bạn giữ trái phiếu này đến cuối năm thì bạn sẽ nhận được lợi nhuận là 10% trên
khoản đầu tư mà bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu bạn không đầu tư vào trái phiếu
Kho bạc mà dùng số tiền này để mua cổ phiếu của một công ty nào đó và giữ tới
hết năm thì bạn có thể có hoặc có thể không có được cổ tức như bạn kỳ vọng.
Hơn nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và bạn có thể được lời, giá cổ phiếu
4
cũng có thể xuống khiến bạn bị lỗ. Kết quả là lợi nhuận bạn nhận được có thể
khác xa so với lợi nhuận bạn kỳ vọng.
Nếu rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế với lợi
nhuận kỳ vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem
như không rủi ro, trong khi đầu tư vào cổ phiếu thì rủi ro hơn nhiều, vì xác suất
hay khả năng sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng trong
trường hợp mua trái phiếu thấp hơn trong trường hợp mua cổ phiếu.
Phân phối xác suất
Để đo lường rủi ro, người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo
lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn. Phân phối xác suất là một mô hình
liên kết xác suất và tỷ suất sinh lợi của các tình huống.
Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn:
Về mặt thống kê, lợi nhuận kỳ vọng ký hiệu là E(R), được định nghĩa như
sau:
E(R) =
Trong đó, R
i
là lợi nhuận ứng với biến cố I, P
i
là xác suất xảy ra biến cố I
và n là số biến cố có thể xảy ra. Như vậy, lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung
bình gia quyền của các lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy
ra. Về ý nghĩa, lợi nhuận kỳ vọng chưa xảy ra, do đó, nó là lợi nhuận không
chắc chắn hay là lợi nhuận kèm theo rủi ro.
Ví dụ: Minh họa cách tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và phương sai của tỷ
suất lợi nhuận
Lợi nhuận
R
i
Xác suất
P
i
(R
i
)(P
i
) (R
i
– E(R))
2
(P
i
)
(1) (2) (3) (4)
-0,1 0,05 -0,005 (-0,1-0,09)
2
0,05
-0,02 0,1 -0,002 (-0,02-0,09)
2
0,05
0,04 0,2 0,008 (0,04-0,09)
2
0,05
5
0,09 0,3 0,027 (0,09-0,09)
2
0,05
0,14 0,2 0,028 (0,14-0,09)
2
0,05
0,2 0,1 0,02 (0,2-0,09)
2
0,05
0,28 0,05 0,014 (0,28-0,09)
2
0,05
Tổng = 1 Lợi nhuận kỳ vọng
E(R) = 0,09
Phương sai
σ
2
= 0,00703
Để đo lường độ phân tán hay sự sai biết giữa lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận kỳ vọng, người ta dùng phương sai σ
2
hoặc độ lệch chuẩn σ. Về mặt
thống kê, phương sai được định nghĩa như sau:
σ
2
=
Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai.
Trong ví dụ trên, nếu ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ
2
=0,00703 thì sẽ có
được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38%. Điều này có ý nghĩa là sự
sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là 8,38%. Lợi nhuận kỳ
vọng tính được là 9% với độ lệch chuẩn là 8,38%, có nghĩa là thực tế lợi nhuận
có thể biến động trong khoảng từ 9-8,38=0,62% đến 9+8,38=17,38%.
2.2. Sự ghét rủi ro và tỷ suất sinh lợi yêu cầu
Để minh họa và phân biệt thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro, ta xem xét
ví dụ minh họa sau: Có 2 ô cửa 1 và 2. Đằng sau một trong hai ô cửa này là
10.000$, trong khi của còn lại không có gì. Bạn có quyền mở một trong hai ô
cửa hoặc mở cửa số 1 hoặc mở ô cửa số 2 và có thể trúng giải thưởng là 10.000$
nếu mở đúng ô cửa hoặc không nhận được gì nếu mở sai cửa. Ngoài ra, bạn có
thể lựa chọn một khoản tiền là 3000$ nếu bạn từ bỏ quyền được mở của của bạn,
cũng đồng nghĩa bạn từ bỏ lợi nhuận kỳ vọng để nhận lấy một số tiền chắc chắn.
Với phương án mở cửa, bạn có cơ hội 50/50 sẽ nhận 10.000$. Số tiền kỳ
vọng của bạn do đó là: (10.000 x 0,5) + (0 x 0,5) = 5.000$. Nhưng khi bạn được
trả 3.000$, bạn không quyết định được nên chọn phương án nào? Điều này
chứng tỏ rằng, bạn bàng quan khi đứng trước 2 phương án: (1) có được 5.000$
6
với rủi ro kèm theo và (2) có được 3.000$ không có rủi ro kèm theo. Số tiền
3.000$ ở đây làm bạn cảm thấy không có khác biệt giữa việc lựa chọn lấy
3.000$ với sự chắc chắn hoặc lấy 5.000$ với rủi ro kèm theo. Số tiền này được
gọi là số tiền chắc chắn tương đương (certainty equivalent- CE) với số tiền lớn
nhưng rủi ro hơn. Dựa vào số tiền chắc chắn tương đương này, người ta đưa ra
định nghĩa thái độ đối với rủi ro như sau:
• Nếu một người yêu cầu CE < giá trị kì vọng người đó ngại rủi ro (risk
aversion).
• Nếu một người yêu cầu CE = giá trị kì vọng người đó bàng quan với
rủi ro (risk indifference).
• Nếu một người yêu cầu CE > giá trị kỳ vọng người đó thích rủi ro (risk
preference).
Đối với người ngại rủi ro, chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng và CE chính là
phần giá trị tăng thêm để bù đắp rủi ro (risk premium). Trong phạm vi môn
học này, chúng ta xem nhà đầu tư như là những người ngại rủi ro. Do đó, khi
quyết định đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét đến quan hệ giữa lợi nhuận và rủi
ro. Điều này có các ý nghĩa như sau:
• Nếu hai cơ hội đầu tư có cùng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng như nhau thì
nhà đầu tư sẽ chọn cơ hội đầu tư nào có rủi ro thấp hơn.
• Nếu hai cơ hội đầu tư có cùng mức rủi ro như nhau, nhà đầu tư sẽ chọn
cơ hội đầu tư nào có tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cao hơn.
• Nhà đầu tư nói chung là ngại rủi ro, do đó, muốn đầu tư vào dự án rủi
ro thì phải có giá trị tăng thêm và phần bù rủi ro.
3. Rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi của danh mục đầu tư
3.1. Tỷ suất sinh lợi mong đợi của danh mục đầu tư
Khái niệm:
Danh mục đầu tư là sự kết hợp của hai hay chiều chứng khoán khác
hoặc tài sản khác nhau trong đầu tư. Có nhiều cách khác nhau để diễn tả
một danh mục đầu tư, tuy nhiên, cách thuận tiện nhất là liệt kê danh sách
7
của từng khoản đầu tư với giá trị của nó được tính theo tỷ lệ phần trăm
so với tổng số tiền đầu tư của một người đầu tư nào đó (tỷ trọng của từng
chứng khoán trong danh mục đầu tư). Người ta gọi những tỷ lệ phần
trăm này là những trọng số của danh mục đầu tư.
Tỷ suất lợi tức mong đợi ( lợi nhuận kỳ vọng) của danh mục đầu tư là
trung bình có trọng số của các lợi nhuận kỳ vọng của từng tài sản đầu tư
riêng lẻ trong danh mục đầu tư.
Cách tính:
Trong đó:
: tỷ trọng của tài sản i trong danh mục, với
: tỷ suất lợi tức kỳ vọng của tài sản i
Ví dụ:
Cổ phiếu A có lợi nhuận kỳ vọng là 14.68% và cổ phiếu B có lợi
nhuận kỳ vọng là 12% ông Chứng Văn Khoán đầu tư vào danh mục gồm
400 triệu đồng cổ phiếu A, 200 triệu đồng cổ phiếu B. Hỏi lợi nhuận kỳ
vọng của danh mục đầu tư này là bao nhiêu ?
Giải:
Ta có:
- Tỷ trọng của từng cổ phiếu:
A: W
A
= 400/(200+400) = 0.67
B: W
B
= 200/(200+400) = 0.33
- Lợi nhuận kỳ vọng:
A: R
A
= 14.68% , B: R
B
= 12%
Như vậy lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư mà ông nhận được
là:
3.2. Rủi ro đối với tổng thể đầu tư
Khái niệm
8
Rủi ro của danh mục đầu tư là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế
trong tương lai của danh mục đầu tư khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu.
Cách tính
Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bởi phương sai và độ lệch
chuẩn của danh mục đầu tư.
Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi công thức:
∑∑
= =
σ=σ
n
1i
n
1j
j,ijip
WW
Trong đó:
n: là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư
Wi: là tỷ trọng của chứng khoán j trong danh mục
Wj: là tỷ trọng của chứng khoán k trong danh mục
σi,j: là đồng phương sai giữa lợi nhuận của chứng khoán j và k.
Công thức tính phương sai của danh mục đầu tư gồm hai chứng khoán
j và k:
Từ công thức trên ta thấy phương sai của danh mục đầu tư phụ thuộc
vào phương sai của từng chứng khoán cá biệt và hiệp phương sai giữa hai
chứng khoán đó. Với hiệp phương sai được xác định như sau:
jij,ij,i
r
σσ=σ
Trong đó:
: là hệ số tương quan kỳ vọng giữa lợi nhuận của chứng khoán i và
chứng khoán j
σi : là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán i
σj: là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán j
Khi i = j thì hệ số tương quan :
9
Ví dụ:
Một danh mục đầu tư gồm 2 cổ phiếu CP1 và CP2. CP1 có lợi
nhuận kỳ vọng là 16% với độ lệch chuẩn là 15%. CP1 có lợi nhuận kỳ vọng
là 14% với độ lệch chuẩn là 12%. Hệ số tương quan giữa 2 CP này là 0,4 và
nhà đầu tư bỏ tiền bằng nhau vào hai cổ phiếu này. Hỏi kỳ vọng và độ lệch
chuẩn của danh mục đầu tư ?
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư:
Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư:
Cổ phiếu 1 Cổ phiếu 2
Cổ
phiếu 1
Cổ
phiếu 2
Cổ
phiếu 1
(0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15) (0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12)
Cổ
phiếu 2
(0,5)(0,5)(0,4)(0,12)(0,15) (0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12)
=[(0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15)]+[(0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12)]+[(0,5)(0,5)
(0,4)(0,12)(0,15)] +[(0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12)] = 11,3%
3.3. Rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống
Rủi ro có hệ thống
a. Khái niệm
Rủi ro có hệ thống là rủi ro biến động lợi nhuận của chứng khoán hay
của danh mục đầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên thị trường nói chung, gây
ra bởi các yếu tố như tình hình nền kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi
10
tình hình năng lượng thế giới, Nó chính là phần rủi ro chung cho tất cả các
chứng khoán và do đó không thể giảm được bằng việc đa dạng hóa danh mục
đầu tư. Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường và được đo bằng hệ
số bê – ta.
Rủi ro có hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ và hầu hết các loại
chứng khoán. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như GDP sụt
giảm, lãi suất biến động, tốc độ lạm phát thay đổi, là những nhân tố của rủi
ro hệ thống, những biến động này tác động đến sự dao động giá của chứng
khoán trên thị trường. Và những công ty chịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ
thống là những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường
theo sát các diễn biến kinh tế và những diễn biến trên thị trường chứng
khoán. Phần lớn các công ty trong ngành công nghiệp cơ bản và khai khoáng,
những ngành có định phí lớn hay những ngành liên quan đến sản xuất ô tô
chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống ví dụ như ngành thép, cao su…
Ví dụ:
Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp có
dự án đầu tư mới ở các vùng sâu vùng xa điều này sẽ làm cho chi phí trã lãi
vay của các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới giảm, do vậy chính sách hạ
lãi suất cho vay của Nhà nước được xem là rủi ro hệ thống.
b. Phân loại
Rủi ro hệ thống được chia thành các loại rủi ro chính sau:
- Rủi ro thị trường
Giá cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn,
mặc dù thu nhập của công ty không đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác
nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của nhà đầu tư về loại cổ
phiếu nói chung hay một nhóm cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức
11
sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu chủ yếu là do kỳ vọng của nhà đầu
tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường.
Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của nhà đầu tư đối
với các sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự chờ đợi đối với chiều hướng sụt
giảm lợi nhuận của các công ty có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn cổ
phiếu giảm giá. Nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực,
hữu hình như sự kiện kinh tế, chính trị xã hội còn các sự kiện vô hình là các
sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý thị trường. Rủi ro thị trường xuất phát từ
những sự kiện hữu hình nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu
tư nên họ hay có phản ứng vượt quá sự kiện đó. Những sụt giảm đầu tiên trên
thị trường là nguyên nhân gây nên nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư và có thể
dẫn tới hiện tượng tháo chạy làm tăng vọt số lượng bán khiến giá chứng
khoán rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Tuy nhiên cũng không loại trừ
trường hợp nhà đầu tư mua vào nhiều khi có những sự kiện bất thường xảy
ra, lúc đó giá chứng khoán sẽ tăng lên.
- Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi
suất gây ra. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường
và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là do dao động trong mức
lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi
suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lợi kỳ vọng
của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty.
Nhà đầu tư thường coi trái phiếu chính phủ không có rủi ro, lãi suất của trái
phiếu chính phủ là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro. Do dó,
những thay đổi trong lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ
thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro cao nhất.
Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường
12
tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi.
Trong đó sự tăng lên của lãi suất, giá thị trường của tài sản đã đầu tư sẽ bị
giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tái sản đó. Thời hạn của các
tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị trường của nó sẽ
càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng cao.
Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi.
Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN.
Nếu DN sử dụng nhiều nợ, lãi suất tăng lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả
và làm cho lợi nhuận của DN sụt giảm, giá cổ phiếu giảm và ngược lại.
Để hạn chế rủi ro lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố
ảnh hưởng đến lãi suất bao gồm: chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự thay đổi trong
chính sách tiền tệ của Chính Phủ, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài
chính…. Để dự báo được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các
công cụ dẫn suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn…
- Rủi ro sức mua
Rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của khoản đầu tư do sự thay
đổi sức mua của đồng tiền. Hay nói cách khác Rủi ro sức mua là tác động của
lạm phát đối với khoản đầu tư, biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua
càng tăng nếu nhà đầu tư không tính toán lạm phát vào thu nhập kỳ vọng.
Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị
giảm và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư bị giảm giá trị. Nếu coi khoản
đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, một người mua cổ phiếu đã bỏ lỡ cơ hội
mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời
13
gian đó, nếu giá cả dịch vụ tăng , nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua.
Thông thường các nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền
qua tỷ lệ lạm phát dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được
bù đắp cho họ tổn thất này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự
kiến, rủi ro sức mua sẽ phát sinh. Nói một cách khác. Cả giảm phát và lạm
phát đều tác động tới giá chứng khoán do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi
tức khác đi.
- Rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu
tư cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ
quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng
khoán bằng tài sản ngoại tệ và khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giảm.
Các nhân tố của rủi ro hệ thống:
Sự biến động ngoài dự kiến của lạm phát, lãi suất: lạm phát ngoài kỳ vọng ít
có tác động đến tỷ suất lợi tức của chứng khoán Sự thay đổi chính sách tiền tệ
của Chính phủ: Cũng tương tự như các nhân tố lãi suất, lạm phát, chính sách tiền
tệ ổn định không tạo ra sự biến động mạnh về giá của chứng khoán. Và ngược
lại, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước tạo tác động
mạnh trên toàn thị trường và ảnh hường đến giá hầu hết các chứng khoán.
Tăng trường kinh tế: Chu kỳ tăng trưởng kinh tế cũng là một trong những
nhân tố rủi ro hệ thống. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh, giá chứng
khoán có xu hướng tăng lên và ngược lại, khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn
suy thoái, giá chứng khoán có xu hướng giảm.
Dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng tài chính: Dấu hiệu của
14
khủng hoàng kinh tế và khủng hoảng tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến
thị trường chứng khoán theo chiều hướng tiêu cực. Giá chứng khoán của hầu hết
các mã chứng khoán giảm mạnh và có thể giảm liên tục trong một khoản thời
gian.
Biến động chính trị và kinh tế khu vực: Đối với những nền kinh tế mở, sự
biến động mạnh của chính trị và kinh tế khu vực có thể tạo ra sự biến động giá
chứng khoán trên diện rộng. Tuy nhiên, đối với những thị trường chứng khoán
mới hoặc những quốc gia có thương mại quốc tế kém phát triển, hoặc áp dụng
chính sách khống chế tỷ lệ chứng khoán bán cho nhà đầu tư nước ngoài, tác
động của những biến động chính trị và kinh tế khu vực đến thị trường chứng
khoán là không đáng kể.
Biến động chính trị trong nước: Có thể nói biến động chính trị trong nước có
tác động đến giá chứng khoán của hầu hết các chứng khoán và những tác động
này có thể mạnh mẽ hơn các biến động về kinh tế. Các tác động này có thể theo
chiều hướng tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào sự biến động chính trị.
Thiên tai trên diện rộng làm đình trệ hoạt động của hệ thống trong dài ngày:
Thiên tai trên diện rộng là một nhân tố rủi ro nằm ngoài sự vận hành của hệ
thống kinh tế, trong đó có thị trường chứng khoán. Điều này có thể tạo ra sự
giảm giá chứng khoán trên diện rộng và kéo dài.
Rủi ro phi hệ thống
a. Khái niệm
Rủi ro phi hệ thống là rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành
nghề kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình kinh tế,
chính trị hay những yếu tố mang tính chất hệ thống có ảnh hưởng đến toàn bộ
chứng khoán có trên thị trường.
Ví dụ:
15
Ban quản lý dự án công ty A sai lầm khi đưa ra quyết định đầu tư vào
một dự án không hiệu quả. Điều nay xảy ra làm cho lợi nhuận của công ty A
giảm nhưng không ảnh hưởng gì đến các công ty khác. Do đó, kỹ năng quản lý
của ban quản lý doanh nghiệp là yếu tố rủi ro phi hệ thống chứ không phải là
có hệ thống.
Vụ việc Nhật Bản kiện hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu qua Nhật
chứa quá nhiều dư lượng chất kháng sinh cho phép điều này ảnh hưởng đến
toàn doanh nghiệp trong ngành thủy sản Việt Nam.
Tổng rủi ro = Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành nào
đó. Chẳng hạn, một cuộc đình công hay một đối thủ cạnh tranh phát triển sản
phẩm mới hay một phát minh ra công nghệ tiên tiến của công ty nào đó làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty hay một ngành chứ không thể ảnh
hưởng đến toàn bộ thị trường nói chung. Loại rủi ro phi hệ thống có thể cắt
giảm được bằng chiến lược đầu tư đa dạng hóa, tức là đầu tư vào nhiều tài
sản hay nhiều cơ hội đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro. Còn rủi ro hệ
thống không thể cắt giảm bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư vì rủi ro hệ
thống tác động lên doanh nghiệp theo cùng một chiều, bắt nguồn từ những
yếu tố vĩ mô nói chung.
Hình dưới đây biểu diễn sự kết hợp hai loại rủi ro và mối quan hệ
giữa rủi ro với số lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư, theo đó khi số
lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư tăng lên thì rủi ro nói chung giảm
xuống.
Nếu nhà đầu tư nắm giữ một danh mục đầu tư gồm 2 chứng khoán, nếu
thêm vào chứng khoán thứ 3, mức giảm rủi ro sẽ nhiều hơn trường hợp người
này nắm giữ một danh mục đầu tư gồm 10 chứng khoán và thêm vào chứng
khoán thứ 11.
16
Nếu n có xu hướng tăng dần số lượng chứng khoán trên thị trường, rủi
ro phi hệ thống sẽ dịch chuyển về 0.
Hình1: Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống
b. Phân loại
Rủi ro phi hệ thống được chia làm hai loại chính là rủi ro kinh doanh
và rủi ro tài chính.
- Rủi ro kinh doanh
Là rủi ro xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty, khi có những
thay đổi trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ
tức. Nói cách khác, nếu lợi nhuận dự kiến tăng 10% hàng năm trong những
năm tiếp theo, rủi ro kinh doanh sẽ cao hơn nếu như lợi nhuận tăng tới 14%
hay giảm xuống 6% so với lợi nhuận nằm trong khoảng 9 - 11%. Rủi ro kinh
17
doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: Bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh
doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi
công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty
thể hiện qua hiệu quả hoạt động.
Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu
tố môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí
tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy
thoái của chu kỳ kinh doanh. , và yếu tố quan trọng nhất là chu kỳ kinh
doanh. Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hướng bám
sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu
hướng đi ngược lại. Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro bên
ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập
thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn.
- Rủi ro tài chính
Là rủi ro liên quan đến việc công ty tài trợ vốn cho hoạt động của
mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc
vốn của một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo
ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi mà phải được thanh toán cho chủ
nợ trước khi trả cổ tức cho cổ đông nên nó có tác động lớn đến thu nhập của
họ. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà
quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay
nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính.
Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu
thường. Cụ thể là, việc sử dụng tỷ lệ vay nợ gây những hệ quả quan trọng đối
18
với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là làm tăng mức biến động
trong thu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và làm
tăng rủi ro của họ.
Giả sử chúng ta có hai công ty có hoạt động kinh doanh như nhau, chỉ
khác nhau về cơ cấu vốn: Công ty C, nguồn vốn hoàn toàn từ 1 triệu cổ phiếu
thường, bán với giá 20 đôla/1cổ phiếu. Công ty khác, công ty D, có nguồn
một nửa là từ cổ phiếu thường 500.000 cổ phiếu, bán với giá 20 đô la/ cổ
phiếu và một nửa là từ vay nợ 10 triệu USD với lãi vay là 5%. Như vậy, tài
sản có của mỗi công ty là 20 triệu USD, dự kiến sẽ có lợi nhuận 1 triệu USD,
hay là 5% trên tổng tài sản. Chúng ta giả sử rằng không có thuế thu nhập
công ty. Thu nhập 1 triệu USD có thể dễ dàng chuyển đổi sang thu nhập cho
mỗi cổ phiếu. Công ty C sẽ có lãi 1 đô la/1 cổ phiếu. Công ty D phải trả lãi
500.000 đô la và phần còn lại chia cho cổ phiếu cũng được lãi 1 đô la/1cổ
phiếu. Tại điểm này, cả hai công ty đều có mức thu nhập trên cổ phiếu là 1 đô
la. Như vậy ta không thấy có hệ quả của việc vay nợ đối với thu nhập của cổ
đông. Nhưng nếu năm tiếp sau đó, lợi nhuận cả hai công ty tăng thêm 50%,
vậy trong trường hợp của công ty D, cổ đông được hưởng thêm 1 đôla/cổ
phiếu nhiều hơn cổ đông của công ty C chỉ được hưởng thêm 0,5 đôla/cổ
phiếu, vì lợi nhuận D lúc đó là 1,5 triệu USD mà vẫn chỉ phải trả lãi suất 5%
trên số tiền cho vay. Ngược lại, nếu lợi nhuận giảm 50% sẽ làm cho lợi nhuận
trên 1 cổ phiếu của công ty C giảm xuống 50% từ 1 đô la xuống 0.5 đô la
nhưng lợi nhuận trên một cổ phiếu của Công ty D sẽ giảm từ 1 xuống 0. Qua
đó chúng ta thấy được những hậu quả trực tiếp mà rủi ro tài chính gây ra
cho thu nhập của nhà đầu tư chứng khoán.
3.4. Đa dạng hóa đầu tư để tránh rủi ro
19
Khái niệm
Đa dạng hóa đầu tư chính là phân tán rủi ro, việc bỏ vốn đầu tư vào các
trái phiếu, cổ phiếu có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ đầu tư không
giống nhau trên thị trường, xây dựng lên một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể
hạn chế tối đa rủi ro đầu tư. Phân tán hoá đầu tư chứng khoán tuy không hoàn
toàn có thể xoá bỏ được hết các rủi ro nhưng nó có thể làm giảm bớt mức rủi
ro đó, “Không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ” là câu nói minh chứng
cho trường hợp này.
Nội dung
- Một là, đầu tư vào nhiều loại chứng khoán. Nếu như đầu tư tất cả vốn
vào một loại cổ phiếu nào đó, nếu tình hình kinh doanh của công ty đó không
được tốt, thậm chí đi đến phá sản thì nhà đầu tư không những không thu được
cổ tức mà còn bị mất cả vốn. Nếu như đầu tư vào nhiều loại chứng khoán,
cho dù có một vài loại chứng khoán trong số đó gặp rủi ro thì ta vẫn có thể
thu được lợi từ những chứng khoán khác để bù đắp lại thiệt hại.
- Hai là, khi tiến hành đầu tư vào nhiều loại chứng khoán cũng cần
phải chú ý đến phương hướng đầu tư. Nhà đầu tư không những đầu tư vào
các cổ phiếu có mức thu lợi cao mà còn phải đầu tư vào các trái phiếu tuy có
mức thu lợi thấp nhưng tương đối an toàn. Cho dù mất vốn trong đầu tư cổ
phiếu nhưng vẫn còn trái phiếu, không đến mức phải mất hoàn toàn. Rủi ro là
vấn đề cốt yếu mà các nhà đầu tư phải nghĩ đến trước khi thực hiện đầu tư và
luôn có một quy luật bất biến là "ở đâu rủi ro cao thì ở đó lợi nhuận cao", nên
nhiều nhà đầu tư đã lao đầu vào những loại chứng khoán rủi ro cao với tư
tưởng "được ăn cả ngã về không". Tuy nhiên, một nhà chơi chứng khoán
khôn ngoan phải biết suy tính rủi ro cao đến mức nào thì chấp nhận được và
lợi nhuận thấp đến mức nào thì vẫn chấp nhận được để đầu tư ăn toàn hơn.
20
Hình vẽ dưới đây minh họa sự cắt giảm rủi ro nhờ kết hợp đầu tư đa
dạng vào hai chứng khoán A và B thay vì chỉ đầu tư vào một loại chứng
khoán duy nhất. Hai chứng khoán này có hệ số tương quan nghịch nên khi
kết hợp hai chứng khoán này lại trong một danh mục đầu tư thì rủi ro sẽ được
loại trừ.
Ví dụ: Bạn có bao giờ để ý vì sao những người bán hàng rong trên phố
lại thường bán những sản phẩm chẳng liên quan gì đến nhau như ô và kính
râm. Ban đầu bạn sẽ thấy thật lạ, liệu có ai sẽ mua 2 sản phẩm này cùng một
lúc không? Có lẽ là không ai cả. Và đó cũng chính là câu trả lời, người bán
hàng rong biết khi trời mưa sẽ dễ bán ô và khó bán kính râm. Khi trời nắng
thì ngược lại. Bằng cách bán cả hai sản phẩm hay đa dạng hóa danh mục sản
phẩm, người bán hàng rong giảm thiểu được rủi ro tay trắng trong một ngày
bất kỳ. Đó là đa dạng hóa danh mục đầu tư.
4. Rủi ro có thể đa dạng hóa và rủi ro không thể đa dạng hóa
4.1. Rủi ro có thể đa dạng hóa và không thể đa dạng hóa
Rủi ro có thể đa dạng hóa (rủi ro phi hệ thống) có thể triệt tiêu qua đa
dạng hóa danh mục đầu tư. Đây là những rủi ro riêng biệt của chứng khoán.
21
Rủi ro không thể đa dạng hóa còn gọi là rủi ro thị trường, rủi ro hệ thống
gắn với những yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thiên tai, chiến tranh… Rủi
ro hệ thống tác động đến tất cả chứng khoán trên thị trường.
4.2. Đo lường rủi ro thị trường ( rủi ro có hệ thống ) và hệ số β
Mô hình định giá vốn tài sản
- Nguồn gốc.
Mô hình định giá tài sản vốn( CAPM) do William Sharpe phát triển từ
những năm1960 và đã được ứng dụng từ đó đến nay. Mặc dù còn có một số mô
hình khác nỗ lực giải thích động thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô
hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả năng ứng dụng sát với thực tiễn. Cũng
như bất cứ mô hình nào khác, mô hình này dựa trên những giả định nhằm đơn
giản hóa hiện thực, nhưng nó vẫn cho phép chúng ta rút ra những ứng dụng hữu
ích. Đấy là sự đánh đổi giữa tính chất đơn giản và tính hiện thực khi phát triển
mô hình. Một mô hình xây dựng quá phức tạp sẽ khó sử dụng nhưng quá đơn
giản sẽ không phản ánh đúng hiện thực. Do đó cần có sự đánh đổi giữa sự đơn
giản và hiện thực.
- Khái niệm.
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là mô hình mô tả mối quan hệ giữa
rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng bằng lợi
nhuận phi rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ
thống của chứng khoán đó. Rủi ro không toàn hệ thống không được xem xét
trong mô hình này, do nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng hóa
để loại bỏ rủi ro này.
- Những giả định.
Mô hình bắt đầu bằng những giả định cần thiết. Những giả định có tác dụng
làm đơn giản hóa các vấn đề nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi tính
chất của vấn đề. Trong mô hình CAPM, chúng ta lưu ý những giả định sau:
• Thị trường vốn là hiệu quả ở chỗ nhà đầu tư được cung cấp thông tin đầy
đủ, chi phí giao dịch không đáng kể, không có những hạn chế đầu tư, và không
22
có nhà đầu tư đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của một loại chứng khoán nào đó.
Nói khác đi, giả định thị trường vốn là thị trường hiệu quả và hoàn hảo.
• Nhà đầu tư kỳ vọng nắm giữ chứng khoán trong thời gian một năm và có
hai cơ hội đầu tư: đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro và đầu tư vào danh mục cổ
phiếu thường trên thị trường.
- Nội dung của mô hình.
• Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường – đường đặc thù chứng
khoán.
Đường đặc thù chứng khoán là đường thẳng mô tả mối quan hệ giữa mối
quan hệ giữa lợi nhuận của chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu
tư thị trường. Danh mục đầu tư thị trường là danh mục đại diện cho các cơ hội
đầu tư trên thị trường vốn. Danh mục đầu tư thị trường được lựa chọn tùy theo
từng loại thị trường. Ví dụ ở Mỹ người ta chọn S&P 500 Index trong khi ở
Canada người ta chọn Toronto Stock Exchange 300 Index (TSE 300). Lấy ví dụ
minh họa đường đặc thù chứng khoán giữa cổ phiếu của Remico, Ltd so với
danh mục thị trường TSE 300. Giả sử lợi nhuận của cổ phiếu Remico và danh
mục thị trường TSE 300 ứng với bốn tình huống khác nhau tùy theo tình trạng
nền kinh tế như sau:
Tình huống Nền kinh tế Lợi nhuận thị
trường
Lợi nhuận của
Remico
1 Tăng trưởng 15% 25%
2 Tăng trưởng 15% 15%
3 Suy thoái -5% -5%
4 Suy thoái -5% -15%
Trong ví dụ này ứng với hai tình huống của nền kinh tế tăng trưởng và
suy thoái lợi nhuận của thị trường lần lượt là 15% và 5% nhưng lợi nhuận
của Remico có thể xảy ra bốn trường hợp 25%, 15%, -5%, -15%. Giả sử
23
xác suất xảy ra tình trạng nền kinh tế tăng trưởng và suy thoái bằng nhau,
chúng ta có:
Tình trạng kinh tế Lợi nhuận thị trường Lợi nhuận kỳ vọng của
Remico
Tăng trưởng 15% ( 25x0,5) + (15x0,5) = 20%
Suy thoái -5% ( -5x0,5) + (-15x0,5) = -10%
Bây giờ chúng ta sử dụng đồ thị để mô tả quan hệ giữa lợi nhuận cổ
phiếu Remico và lợi nhuận thị trường và hệ số β
Hình 1.2: Quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và lợi nhuận thị trường
Hệ số β là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so
với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường. Hệ số β bằng tỷ
số giữa mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu Remico, ứng với tình trạng kinh tế
tăng trưởng và tình trạng kinh tế suy thoái, và mức độ biến động lợi nhuận thị
trường ứng với hai tình trạng kinh tế trên:
β = 20 – (-10) / 15 – (-5) = 30/20 = 1,5
24
Hệ số β = 1,5 cho ta biết rằng lợi nhuận cổ phiếu cá biệt Remico biến động gấp
1,5 lần lợi nhuận thị trường, nghĩa là khi nền kinh tế tốt thì lợi nhuận cổ phiếu
Remico tăng nhanh hơn lợi nhuận thị trường nhưng khi nền kinh tế xấu thì lợi
nhuận cổ phiếu Remico giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường và rủi ro là sự biến
động của lợi nhuận. Cho nên, β được xem như là hệ số đo lường rủi ro của
chứng khoán. Hệ số β= 1 được định nghĩa như là hệ số β của danh mục thị
trường.
4.3. Lượng hóa quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi
Chúng ta đã giả định nhà đầu tư là người ngại rủi ro.Vì vậy, khi quyết định
đầu tư thì nhà đầu tư luôn cân nhắc việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
• Nếu đầu tư vào tài sản phi rủi ro, tức là tài sản đầu tư i chính là tín phiếu
Kho bạc thì nhà đầu tư kỳ vọng thu được tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro là R
f
.
Khi ấy, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư là R
i
=R
f
• Thế nhưng đầu tư vào tài sản phi rủi ro có tỷ suất lợi nhuận thấp, do đó,
muốn nâng cao tỷ suất lợi nhuận, nhà đầu tư xem xét đầu tư vào tài sản rủi
ro hơn là tài sản phi rủi ro. Nếu chọn đầu tư vào danh mục đầu tư thị trường,
nhà đầu tư kỳ vọng thu được tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ suất lợi nhuận đầu tư
danh mục thị trường R
m
. R
m
>R
f
vì danh mục đầu tư thị trường rủi ro hơn là
tín phiếu Kho bạc. Chênh lệch R
m
-R
f
được xem như phần bù rủi ro để nhà
đầu tư chấp nhận đầu tư vào danh mục thị trường thay vì đầu tư vào tài sản
phi rủi ro. Do vậy, nếu đầu tư vào danh mục đầu tư thị trường thì tỷ suất lợi
nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ là R
i
= R
f
+(R
m
-R
f
).
• Danh mục đầu tư thị trường như đã nói ở phần trước là danh mục đầu tư đại
diện cho toàn bộ cơ hội đầu tư trên thị trường vốn. Một danh mục như vậy là
danh mục lý thuyết chứ không phải danh mục thực tế. Do vậy, nhà đầu tư
không thể đầu tư vào danh mục thị trường mà đầu tư vào một tài sản hay
25