Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận môn Quản trị học NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN LỰC MỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 11 trang )

Quản trị học Page 1 of 11
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP BẰNG
“QUYỀN LỰC MỀM”
Tên SV : Dương Minh Tuấn Kiệt
STT : 24
Lớp : Kế Toán 1 – K2009TP1
Môn học: Quản Trị Học
Quản trị học Page 2 of 11
LỜI NÓI ĐẦU
“Một nhà lãnh đạo tốt nhất khi mọi người biết rõ ràng rằng anh ta tồn tại, không tốt
lắm khi mọi người vâng lời, tôn anh ta lên và tồi tệ nhất khi họ khinh miệt anh ta”. Lão Tử
đã nói như vậy vào năm 630 trước Công nguyên. Đó cũng là câu trích dẫn mà giáo sư
Joseph S. Nye của Đại học Havard đã sử dụng để mở đầu bài viết của mình “Quyền lực
mềm”
"Quyền lực mềm" trong thời gian gần đây đã trở thành một khái niệm phổ biến trên
báo chí được nhiều người quan tâm. Đây không phải một học thuyết mới, thậm chí những
tư tưởng cơ bản của "Quyền lực mềm" đã xuất hiện từ rất lâu trong các hệ tư tưởng kinh tế
- chính trị phương Đông cổ đại.
"Quyền lực mềm" là một khái niệm trong ngành chính trị học và quan hệ quốc tế,
được nhắc đến lần đầu tiên năm 1973 trong cuốn "Quyền lực và thịnh vượng" Của Klaus
Knorr. Khái niệm này sau đó được GS Joseph Nye nghiên cứu và định nghĩa một cách
nghiêm túc
GS.Joseph Nye cha đẻ thuyết "sức mạnh mềm"
Quản trị học Page 3 of 11
Mục lục
1. NỘI DUNG: 4
1.1 Cơ sở lí luận: 4
1.1.1 Khái niệm: 4


1.1.2 Bản chất quyền lực mềm: 4
1.1.3 Tính hấp dẫn và thuyết phục 5
1.2 Nội dung chính: 6
 Quyền lực mềm ở tầm Doanh Nghiệp: 6
1.2.1 Yếu tố văn hoá doanh nghiệp 6
1.2.2 Yếu tố giá trị của doanh nghiệp 7
1.2.3 Yếu tố chính sách của doanh nghiệp 8
2. KẾT LUẬN: 10
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 11
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.
Quản trị học Page 4 of 11
1. NỘI DUNG:
1.1 Cơ sở lí luận:
1.1.1 Khái niệm:
Quyền lực mềm là khả năng đoạt lấy thứ mình muốn thông qua sự hấp dẫn thay vì ép
buộc. Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hoá, tư tưởng chính trị và các chính sách của một
quốc gia. ”Bạn có thể ép buộc họ bằng cách đe doạ” (Joseph Nye)
1.1.2 Bản chất quyền lực mềm:
Bản chất của quyền lực mềm là tầm nhìn chiến lược dựa trên trí thức, hoạt động
truyền thông tốt và kết quả là tạo dựng lòng tin, sự tin tưởng.
Khi chưa có quyền lực mềm, chưa có sự tin tưởng, thì các doanh nghiệp lớn của Việt
Nam chưa có được sự trung thành của người tiêu dùng nội địa và chưa đóng góp đầy đủ
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
“Quyền lực mềm” được hiểu là dùng khả năng ảnh hưởng để người khác làm theo
những gì mình muốn. Từ trước tới nay, quyền lực vẫn được thực hiện chủ yếu bằng cách
đe dọa và mua chuộc, hay "cây gậy và củ cà rốt" theo cách nói ngụ ngôn. Cây gậy và củ
cà rốt (tiếng Anh: carrot and stick) là một khái niệm được dùng để chỉ một hành động
đồng khuyến khích điều tốt (củ cà rốt) và trừng phạt điều xấu (cây gậy). Khái niệm này

được dùng như một chính sách trong quan hệ đối xử.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải có cây gậy hay củ cà rốt để có quyền lực. Còn một
cách khác để đạt được những gì mình muốn: đó là khả năng tạo ra ảnh hưởng với người
khác bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ
của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn.
Đó là quyền lực mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn (attraction) và thuyết phục
(persuation)
"Quyền lực mềm" theo quan niệm phương Tây mà tiêu biểu là học thuyết của GS
Joseph Nye quan tâm nhiều tới việc hoạch định chính sách ngoại giao quốc gia, chính sách
kinh doanh của các doanh nghiệp và mô hình lãnh đạo.
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.
Quản trị học Page 5 of 11
1.1.3 Tính hấp dẫn và thuyết phục
Ảnh hưởng từ uy tín và thuyết phục đôi khi hiệu quả hơn nhiều “cây gậy và củ cà rốt”.
(Ảnh: Gohargoc)
Quyền lực được hiểu là bằng khả năng gây ảnh hưởng để người khác làm theo những
gì mình muốn. Hai quyền lực phổ biến nhất từ trước tới nay là đe dọa và mua chuộc hay
nói một cách ví von là “cây gậy và củ cà rốt”.
Tuy nhiên, còn một cách thứ 3, đó là khả năng tạo ra ảnh hưởng với người khác
thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Khi có được sự ngưỡng mộ và cảm phục của người
khác, bạn gần như không phải sử dụng tới cây gậy hay củ cà rốt.
Cũng như một quốc gia, quyền lực mềm của doanh nghiệp được cấu thành từ 3 yếu
tố: văn hoá, giá trị và chính sách của doanh nghiệp.
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.
Quản trị học Page 6 of 11
1.2 Nội dung chính:

 Quyền lực mềm ở tầm Doanh Nghiệp:
Ở tầm doanh nghiệp, "quyền lực mềm" được tạo nên bởi ba yếu tố: văn hóa doanh
nghiệp, giá trị của doanh nghiệp và chính sách của doanh nghiệp.
1.2.1 Yếu tố văn hoá doanh nghiệp
Là hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo được mọi thành viên của doanh
nghiệp chia sẻ và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của mỗi thành
viên. Văn hoá doanh nghiệp thể hiện sự đồng thuận trong nhận thức của mỗi thành viên về
hệ thống những giá trị chung và giúp phân biệt doanh nghiệp này với đơn vị khác. Chính
vì vậy văn hoá doanh nghiệp còn được gọi là bản sắc riêng hay bản sắc văn hoá của công
ty. Có người nói, con người được tôn trọng không phải do tồn tại mà bởi nhân cách.
Một doanh nghiệp giành được thiện cảm không phải do quảng cáo mà nhờ bản sắc
riêng. Có thể lấy ví dụ về taxi Mai Linh đã xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp với
yếu tố an toàn và sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Công ty chú trọng
xây dựng môi trường văn hoá riêng, trong đó mỗi cán bộ, nhân viên được coi như một
thành viên trong một đại gia đình, được đào tạo về văn hoá ứng xử với tinh thần “Khách
hàng là tất cả”. Chính bởi lí lẽ đó, công ty đã tạo được một quyền lực mềm thu hút khách
hàng: Nhiều người chỉ gọi và đi taxi Mai Linh dù xung quanh có sẵn nhiều hãng vận tải
khác.
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.
Quản trị học Page 7 of 11
1.2.2 Yếu tố giá trị của doanh nghiệp
Là thể hiện đánh giá của thị trường về doanh nghiệp đó, bao gồm cả tài sản hữu hình
và vô hình. Ngoài ra, nó còn được xác định thông qua việc chiết khấu dòng thu nhập tương
lai của doanh nghiệp về thời điểm định giá.
Những năm 1980 của thế kỷ trước đã đánh dấu một bước ngoặt trong khái niệm giá
trị của doanh nghiệp.
Ngày nay, giá trị doanh nghiệp không chỉ đo bằng trị giá của đất đai, nhà xưởng, thiết
bị, mà còn có thể định giá trong hoạt động M&A (Merger & Acquisition - “M&A”) được

mở rộng đến mức nằm bên ngoài doanh nghiệp và trong tâm trí của khách hàng. Xu hướng
chung đã xem thương hiệu của doanh nghiệp như tài sản vô hình, nguồn vốn chủ yếu của
doanh nghiệp.
Người ta đã chứng kiến việc Nestle mua lại Rowntree với giá gấp 3 lần giá trị sổ sách
và gấp 26 lần kết quả kinh doanh của nó.
Giá trị của doanh nghiệp đem lại quyền lực mềm đối với khách hàng không chỉ do
những giá trị hữu hình sản phẩm/dịch vụ mà còn được tạo dựng bởi chính sự hài lòng của
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.
Quản trị học Page 8 of 11
khách hàng. Nói cách khác, để có quyền lực mềm, đầu tiên doanh nghiệp phải làm khách
hàng hài lòng.
Nhiều công ty đã nhận thức rõ được điều này và xây dựng chiến lược định hướng tập
trung vào dịch vụ khách hàng, bên cạnh phát huy thế mạnh của sự khác biệt cũng như
thương hiệu của doanh nghiệp.
1.2.3 Yếu tố chính sách của doanh nghiệp
Là những chủ trương và biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Nếu muốn tạo
dựng và sử dụng quyền lực mềm, doanh nghiệp phải có những chủ trương và biện pháp
thích hợp.
Trong xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách “Tiếp thị
không cần tiếp thị” – tạo dựng các tin đồn và phát triển sự tôn sùng doanh nghiệp làm cho
thương hiệu trở nên hấp dẫn mà không cần tới các chương trình quảng cáo tốn kém.
Sự thành công của các công ty như Starbucks, eBay, Palm và Red Bull hay nhiều
công ty khác cho thấy một cách tiếp cận thông minh để xây dựng thương hiệu trong thế kỉ
21, làm cho khách hàng cảm thấy chính họ đang kiểm soát thương hiệu
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.
Quản trị học Page 9 of 11

Quyền lực mềm trong tiếp thị là cho phép người tiêu dùng (và các cá nhân, tổ chức
liên quan khác) tham gia hình thành nên ý nghĩa và chứng thực cho thương hiệu doanh
nghiệp. Hãy để cho thương hiệu thuộc về thị trường, thông qua khách hàng tự tìm chỗ
đứng trên thị trường.
Thương hiệu cần lớn mạnh và phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng
hơn là một phần của một chương trình được định trước và điều khiển bởi một công ty tiếp
thị.
Điểm lưu ý ở đây là, doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng quyền lực mềm mà phải
luôn kết hợp nó với quyền lực cứng. Quyền lực cứng hay mềm đều là những cách thức để
doanh nghiệp tạo sức ảnh hưởng đến đối tác, khách hàng. Quyền lực cứng là cơ sở để phát
huy quyền lực mềm, giúp nó trở nên hấp dẫn.
Quản trị học Page 10 of 11
2. KẾT LUẬN:
Đối với mô hình các nhà lãnh đạo, thuyết "quyền lực mềm" bổ sung thêm công cụ để
họ có thể ảnh hưởng tới người khác. Bản thân "quyền lực mềm" không phải là quyền lực
tối ưu, và không hẳn đã tốt hơn "quyền lực cứng". Việc nên sử dụng "quyền lực mềm" hay
"quyền lực cứng" phải tùy thuộc vào từng hòan cảnh. Lịch sử đã chứng minh, người theo
trường phái "quyền lực mềm" hay "quyền lực cứng" đều có thể thành công, nhưng người
biết sử dụng "quyền lực mềm" và "quyền lực cứng" phù hợp với hòan cảnh thì còn thành
công hơn.
Nếu như "quyền lực mềm" của phương Tây được thực hiện thông qua việc nâng cao
tri thức, tăng cường truyền thông và tạo dựng lòng tin thì "quyền lực mềm" theo cách hiểu
phương Đông lại được tạo bởi ân, uy, đức. Khi anh gia ân mua chuộc người ta, anh chăm
sóc đối tác, anh sẽ tạo được cái gọi là ‘lạt mềm buộc chặt’. Hay là khi anh có một cái uy
lớn, những người khác sẽ không dám làm hại và không dám đụng chạm đến lợi ích của
anh. "Trị dân mà dùng đức, thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về
cả". Đường lối "Đức trị" này đã có lịch sử hàng ngàn năm, và đến bây giờ chưa hẳn đã
không có tác dụng.
Dù hiểu theo phương Đông hay phương Tây thì "quyền lực mềm" cũng không hề đối
lập với "quyền lực cứng". Quyền lực mềm hay cứng đều chỉ là những phương pháp khác

nhau để thực hiện cùng một mục đích: để người khác làm theo ý mình. Việc sử dụng kết
hợp "quyền lực mềm" và "quyền lực cứng" tạo nên "quyền lực thông minh".
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.
Quản trị học Page 11 of 11
 />mem
 />Joseph-Nye/122/3734182.epi
 Thu thập từ sách báo, và một số thông tin trên Internet.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2010
For Evaluation Only.

×