Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng và giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống xòi mòn do nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.74 KB, 18 trang )

Thực trạng và giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống xòi mòn do
nước.
NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
III. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA XÓI MÒN ĐẤT DO NƯỚC
IV. THỰC TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ VÀ XÓI MÒN ĐẤT DO NƯỚC
V. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ CHỐNG XÓI MÒN DO
NƯỚC
VI. KẾT LUẬN
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xói mòn đất là hiện tượng đất bị bào mòn lớp đất bề mặt, làm mất chất dinh
dưỡng trong đất, đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra một số hiện
tượng tiêu cực chư sa mạc hóa, đất trơ sỏi đá,… đất nghèo không có khả năng
canh tác.
Có 3 loại xói mòn đất: xói mòn do gió, xói mòn do trọng lực và xói mòn do nước.
trong đó xói mòn do nước là phổ biến hơn cả.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn đất do nước có nhiều như: địa hình dốc,
rừng bị phá làm mất lớp thảm bảo vệ trên bề mặt, do canh tác không hợp lý của
con người,…
Xói mòn đất không chỉ là hiện tượng phổ biến ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên
thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xói mòn đất để tìm ra những giải
pháp để hạn chế, khắc phục hiện tượng xói mòn đất.
Trồng rừng phòng hộ là một trong những biện pháp tiêu biểu được hầu hết những
đề tài nghiên cứu về xói mòn đất đề cập đến. Rừng không chỉ có tác dụng về kinh
tế, sinh thái mà còn có tác dụng trpng bảo vệ môi truwowgf, hạn chế sạt lở, xói
mòn đất.
Kết quả nghiên cứu của Võ Đại Hải (1996) chỉ ra rằng Rừng tự nhiên 3 tầng, độ
tàn che 0,7-0,8 ứng với độ dốc 100 thì lượng đất xói mòn là 0,84 tấn/ha (100%);


cũng trạng thái Rừng tự nhiên 3 tầng, độ tàn che 0,7-0,8 ứng với độ dốc 150 thì
lượng đất xói mòn tăng lên 1,28 tấn/ha (152,4%). Như vậy độ dốc có ảnh hưởng
lớn đến lượng mất đất do xói mòn gây ra. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
những khu vực phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu. Độ dốc càng lớn thì yêu cầu đối
với cấu trúc thảm thực vật rừng phòng hộ càng cao.
Việt nam là đất nước có diện tích đồi núi, đất dốc rất lớn cho nên việc tiến hành
tìm hiểu “Thực trạng và giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống xòi mòn
do nước” là vô cùng cần thiết hiện nay.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG TÌM HIỂU
II.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu được thực trạng xói mòn đất do nước ở nước ta
- Đưa ra được giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống xói mòn
do nước.
II.2. nội dung
a. tìm hiểu về xói mòn đất do nước
b. thực trạng về xói mòn đất và rừng phòng hộ ở nước ta
- tìm hiểu thực trạng xói mòn đất do nước
- thực trạng của rừng phòng hộ nước ta
c. giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống xói mòn do nước
III. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA XÓI MÒN ĐẤT DO NƯỚC
III.1. Nguyên nhân của xói mòn đất do nước
- Biến đổi khí hậu làm băng tan gây ra các dòng chảy bào mòn lớp
đất trên bề mặt đất
- địa hình dốc, nhiều đồi núi. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ra
hiện tượng xói mòn đất ở nước ta hiện nay.
- Do hoạt động sản xuất của con người phá rừng làm nương rẫy làm
mất lớp thảm thực vật che phủ trên bề mặt đất. Làm cho mất đi lớp
chắn hạn chế tốc độ dòng chảy của nước trên đất làm cho quá trình
xói mòn đất diễn ra càng nhanh chóng, thuận lợi.
- Tùy từng loại đất mà ảnh hưởng của quá trình xói mòn đất do nước

là không giống nhau.
- Do sự canh tác bất hợp lý của con người lên đất làm cho đất bị thoái
hóa, giảm sự kết dính giữa các phân tử đất nên chũng dễ dàng bị rửa
trôi hơn.
- Tùy từng thảm thực bì trên bề mặt đất ảnh hưởng đến tốc độ xói
mòn đất do nước như sau:
- lượng mưa ít hay nhiều quyết định hình thành dòng chảy lớn hay
nhỏ cũng tác động đến quá trình xói mòn đất.
III.2. Hậu quả của xói mòn đất do nước
- Làm đất mất lớp mùn trên bề mặt, gây suy giảm dinh dưỡng trong
đất dẫn đến tình trạng thoái hóa đất làm suy giảm khả năng canh tác
của đất.
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hoang mạc
hóa ở một số vùng đồi núi trọc ở nước ta
- nếu xói mòn đất ở khu vực đất trống không có thảm thực vật che
phủ thì lớp đất bề mặt bị bào mòn qua thời gian sẽ lộ những lớp đá
ở bên dưới còn gọi là đá lộ đầu. Hiện tượng này làm đất không có
khả năng canh tác gây lãng phí đất đai.
- Các phần tử đất bị bào mòn sẽ trôi theo dòng chảy xuống dưới
những chô trũng như ao, hồ, sông,… dẫn đến hiện tượng bồi tụ, lấp
đầy lòng sông sẽ gây nên bão lụt vào mùa mưa cho các vùng ha lưu
của sông.
IV. THỰC TRẠNG XÓI MÒN ĐẤT VÀ RỪNG PHÒNG HỘ Ở NƯỚC TA
IV.1. Xói mòn đất do nước
Xói mòn đất do nước thường xảy ra ở các vùng đất dốc, độ dốc của đất càng cao
thì xói mòn đất diễn ra càng mạnh.
- Quá trình xói mòn đất do nước:
Nước mưa rơi xuống đất có động năng tạo ra lực tách các phần tử đất ra, phá vỡ sự
kết dính của các hạt đất
Nơi đất dốc thì các hạt đất bị bắn ra do nước mưa tạo nên sẽ bắn về phía dưới dốc

nhiều và xa hơn so với phía trên dốc.
Do đó qua nhiều lần tan vỡ, phá kết dính bắn lên và di động xuống phía chân dốc.
lượng các hạt đất ở phía trên dốc ngày càng ít đi.
Khi lượng mưa lớn sẽ xuất hiện các dòng chảy bề mặt, nguyên lý của nước là chảy
từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Do vậy những hạt đất trên bề mặt sẽ bị bào mòn, động
năng của dòng chảy sẽ mang theo những phần tử đất từ chỗ cao bồi tụ xuống chỗ
thấp hơn.
Dòng chảy của nước có thể tạo ra các rãnh xói, khe xói hoặc bị bóc theo từng lớp.
nhguwowif ta chia kiểu xói mòn đất do nước gây ra thành các dạng như sau:
.) Xói mòn thẳng: là sự xói lở đất, đá mẹ theo những dòng chảy tập trung ăn sâu
tạo thánh các rãnh sói và mương xói.
.) Xói mòn phẳng : là sự rửa trôi đất một cách tương đối đồng đều trên bề mặt do
nước chảy dàn đều, đất bị cuống đi theo từng lớp, phiến.
.) Xói mòn theo khe rãnh: là hiện tượng trên bề mặt đất hình thành các rãnh, các
khe nơi mà dòng chảy được tập trung. Thường thì khi mưa lâu dòng chảy sẽ tập
trung thành các dòng nhỏ, các dòng nhỏ gặp nhau sẽ tạo ra những dòng chảy lớn
hơn ăn sâu vào bề mặt đất.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ và Võ Đại Hải (1996) về ảnh hưởng
của độ dốc đến xói mòn trên đất đỏ bazan có trồng chè 1 tuổi nhận thấy rằng:
Độ dốc 3œ đất bị mất đi 96 tấn/ha/năm,
Độ dốc 8œ đất bị mất đi 211 tấn/ha/năm,
Độ dốc 15œ đất bị mất đi 305 tấn/ha/năm.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy độ dốc địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến hiện
tượng xói mòn đất do nước.
IV.2. Hiện trạng rừng phòng hộ ở nước ta
Theo dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010- 2015 diện tích
rừng của nước ta như sau:
Khối lượng kiểm kê rừng phân theo 3 loại rừng giai đoạn 2010-2015
Đơn vị: ha
Số

tt
Hạng mục
Tổng diện tích
đất LN
Rừng
đặc dụng
Rừng
phòng hộ
Rừng
sản xuất
Tổng cộng 16.246.418 2.198.744 5.512.318 8.535.356
1 Đất có rừng 13.000.205 2.061.675 4.739.236 6.199.294
1.1 Rừng tự nhiên 10.323.078 1.984.587 4.168.117 4.170.374
1.2 Rừng trồng 2.677.127 77.088 571.120 2.028.920
2 Đất chưa có rừng 3.246.213 137.069 773.082 2.336.062
Tổng diện tích rừng nằm ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp là: 118.569 ha,
trong đó rừng tự nhiên: 25.514 ha, rừng trồng là 93.054 ha.
Theo kết quả như bảng trên chúng ta nhận ra rằng diện tích rừng phòng hộ
chiếm một vị trí rất quan trọng trong tổng diện tích rừng ở nước ta.
Trong đó rừng phòng hộ của rừng tự nhiên cs diện tích lớn hơn nhiều lần so
với rừng phòng hộ được trồng. như vậy rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ
lớn hơn rừng trồng. tuy nhiên với sự suy giảm về diện tích rừng phòng hộ tự
nhiên thì việc trồng rừng phòng hộ là vô cùng cần thiết hiện nay.
Còn theo Công bố số liệu diện tích rừng và cây lâu năm có tán che phủ và có tác
dụng phòng hộ như cây rừng tính đến ngày 31/12/2012 trong toàn quốc của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Về tổng diện tích
TT Loại rừng Tổng cộng
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng
Ngoài

quy
hoạch
đất lâm
nghiệp
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
1
Tổng diện tích
rừng
13.862.043 2.021.995 4.675.404 6.964.415 200.230
1.1 Rừng tự nhiên 10.423.844 1.940.309 4.023.040 4.415.855 44.641
1.2 Rừng trồng 3.438.200 81.686 652.364 2.548.561 155.589
a
Rừng trồng đã
khép tán
3.039.756 72.219 576.764 2.253.215 137.558
b
Rừng trồng
chưa khép tán
398.444 9.467 75.600 295.346 18.031
2
Diện tích rừng
để tính độ che
phủ
13.463.600 2.012.528 4.599.803 6.669.070 182.199
Theo kết quả của viện điều tra quy hoạch rừng và định hướng xây dựng rừng
phòng hộ đến năm 2010 thì diện tích rừng phòng hộ giai đoạn 2001 – 2010 như
dưới bảng sau:
Quy hoạch diện tích lâm phận phòng hộ
cả nước giai đoạn 2001-2010
Hạng mục

Diện tích lâm phận phòng hộ
Ha
% so với
DT tự nhiên
% so với
DT đất LN
Tổng diện tích tự nhiên cả nước
32.894.39
8
100%
Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp
16.000.00
0
48,6% 100%
Tổng diện tích lâm phận phòng hộ 6.000.000 18,2% 37,5%
Diện tích phòng hộ đầu nguồn 5.600.000 17,0% 35,0%
Phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu 3.754.000 11,4% 23,5%
Phòng hộ đầu nguồn xung yếu 1.846.000 5,6% 11,5%
Phòng hộ ven biển 330 1,0% 2,1%
Phòng hộ môi trường 70 0,2% 0,4%
Diện tích đất nông nghiệp, đất khác 16.894.39 51,4%
8
(Nguồn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp Bộ NN&PTNT, 2006)
- Rừng phòng hộ ở nước ta đang bị suy giảm về cả diện tích cũng như chất lượng.
hiện tượng phá rừng, rút lõi rừng đang xảy ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay,
thậm trí cả rừng phòng hộ đầu nguồn gần công trình quan trọng cũng bị tàn phá
như khu rừng phòng hộ đầu nguồn của hồ chưa nước Nước Trong (Quảng Ngãi),
rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Vực Mấu (Nghệ An), và một số rừng phòng hộ ở
một số tỉnh như Bắc Kanj, Đồng Nai,… cũng bị tàn phá.
Song song với hiện tượng phá rừng thì việc trồng rừng phòng hộ cũng được tiến

hành, trồng lại, trồng mới nhiều khu rừng phòng hộ như ở Quảng Ngãi đã triển
khai trồng mới 1.400 ha rừng phòng hộ đầu nguồn tại 4 huyện Tây Trà , Sơn Hà,
Sơn Tây và Ba Tơ, Đà Nẵng đà đầu tư trồng mới 627 ha rừng phòng hộ đầu nguồn
ở huyện Hòa Vang và nhiều địa phương tiến hành tốt công tác trồng và bảo vệ tốt
rừng phòng hộ đầu nguồn như trồng và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ở
Trạm Tấu (Yên Bái).
- Xói mòn đất là hiện tượng rất phổ biến ở nước ta hiện nay,hầu hết các khu vực đều
có hiện tượng này đặc biệt là những khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều dốc.
Cụ thể như ở khu vực Bắc Trung Bộ là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng
lớn nhất của hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất. Do có những khó khăn về địa hình
như diện tích đồi núi của Bắc Trung bộ lớn (70,4%), diện tích núi đá 5,1%, diện
tích đồng bằng thung lũng khoảng 19% . Trong đó đất đồi núi dốc trên 25œ chiểm
48,96%, đất có độ dốc dưới 15œ chỉ chiếm khoảng 12,58%. Do có địa hình có nhiều
khó khăn nên khả năng đất bị xói mòn rửa trôi là rất lớn ở khu vực Bắc Trung bộ.
- Xói mòn đất rừng phòng hộ bị chặt, đốt, tàn phá
Đây là hiện tượng vẫn còn khá phổ biến ở nước ta. Nhiều khu rừng bị chặt phá lấy
gỗ, đốt rừng để lấy đất làm đất canh tác.
Rừng đầu nguồn của xã Tào Sơn (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) bị tàn
phá(nguồn dantri.com)
Khi không có lớp thảm thực vật che phủ bề mặt thì xói mòn, rửa trôi diễn ra rất
nhanh chóng, làm đất mất dinh dưỡng, nghèo nàn thậm trí thời gian lâu dài ở diện
tích rộng sẽ xuất hiện hiện tượng hoang mạc hóa.

V. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ CHỐNG XÓI MÒN ĐẤT
DO NƯỚC
V.1. Phương hướng và mục đích, yêu cầu của việc chống xói mòn đất do nước
Công tác chống xói mòn đất do nước muốn đạt kết quả tốt cần đạt được những yêu
cầu cụ thể sau:
- Ngăn cản lực công phá của giọt mưa tác động trực tiếp lên mặt đất
- hạn chế và tiêu diệt dòng chảy bề mặt, tăng cường lượng nước thấm theo chiều sâu

- giảm động năng của nước (của cả nước mưa từ trên xuống và cả động năng dòng
chảy của nước trên bề mặt)
- cải tạo đất để tăng cao sức đề kháng của đất đối với hiện tượng xói mòn, rửa trôi.
- Có chế độ trồng rừng, canh tác hợp lý trên đất dốc.
V.2. Nguyên tắc bố trí đai rừng phòng hộ chống xói mòn đất do nước
- diện tích rừng trồng đủ lớn để có khả năng nuôi dưỡng nguồn nước, cải tạo thiên
nhiên và tiểu khí hậu
- phải có bề rộng thích hợp để ngăn cản dòng chảy nhất là ở khu vực có địa hình
dốc để phát huy tác dụng giữ đất tối đa.
- hướng của đai phải bố trí theo đường đồng mức
- mật độ trồng rừng phải đủ dày để rừng nhanh khép tán, thực hiện chức năng phòng
hộ.
V.3. giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống xói mòn do nước
- Xử lý thực bì: Không phát dọn toàn diện mà thường chỉ xử lý cục bộ ở những khu
vực đào hố trồng cây hay xử lý theo rạch. Thực bì phát dọn không đốt mà tập
trung thành đống nhỏ xếp ngang theo đường đồng mức. Cây bụi, cây tái sinh có
trên đất rừng cần phải giữ lại để nuôi dưỡng, tạo rừng hỗn loài, đa tầng.
Làm đất chỉ tiến hành cục bộ bằng phương pháp đào hố. Những nơi áp dụng cơ
giới cần chú ý làm đất theo đường đồng mức.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng, đặc biệt là cây bản địa phải lớn hơn so với trồng
rừng bình thường để nhanh chóng tạo lập hoàn cảnh rừng và phát huy chức năng
phòng hộ
.
- Phương thức trồng rừng: hỗn giao theo hàng, theo đám, theo băng (thuần loài trên
diện hẹp), có thể hỗn giao giữa cây phòng hộ chính với cây phù trợ hoặc giữa các
cây phòng hộ với nhau. ở những nơi đất đã bị thoái hoá lâu ngày, tầng đất mỏng
có thể áp dụng trồng rừng theo 2 bước:
Bước 1: Gieo cây cải tạo và che phủ đất như Cốt khí, Đậu triều, Muồng hoa pháo,
…Thời gian kéo dài khoảng 1-3 năm tuỳ tình hình cụ thể; thực hiện bước này để
đảm bảo đất trống có một lượng thảm thực vật che phủ nhất định, có thể lựa chọn

những loài cây che phủ đất có tác dụng tạo ra những chất có lợi, làm giàu cho đất
giúp cho khi trồng cây rừng nên thì chúng sẽ sinh trưởng nhanh hơn.
Bước 2: Trồng rừng như đã mô tả ở trên như trồng rừng thành hàng theo đường
đồng mức, trồng rừng hỗn loài theo băng, trồng cây phòng hộ chính với cây phù
trợ,…
Mật độ trồng rừng: thường dày hơn so với trồng rừng kinh tế để rừng nhanh khép
tán và phát huy chức năng phòng hộ.
Kỹ thuật trồng: Khi trồng cần chú ý tạo mặt bằng cục bộ ở hố trồng cây, phần phía
dưới dốc nên đắp gờ cao hơn phía trên dốc một chút để giữ nước cho cây. Đa số
rừng phòng hộ trồng ở những nơi có điệu kiện địa hình có nhiều hạn chế nên ta
thực hiện thao tác này để tăng khả năng giữ nước cho gốc cây, đặc biệt là ở các
khu vực có địa hình dốc thì nước sẽ nhanh chóng chảy xuống dưới những khu vực
có địa hình thấp hơn, đất khoong có khả năng giữ nước lâu dài cho cây.
Với những khu vực đất dốc cần tiến hành một số biện pháp nhằm hạn chế sự
xói mòn của lớp đất bề mặt do dòng chảy của nước khi có mưa như xếp đá thành
kè theo đường đồng mức nhằn giữ lại đất do nước mưa rửa trôi ở phía trên, trồng
một số loài cây phụ trợ dưới tán rừng để giảm dòng chảy do nước.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng phòng hộ
Những năm đầu chỉ làm cỏ và xới đất cục bộ quanh gốc cây, không phát luỗng cây
bụi kể cả những cây không có giá trị kinh tế.
Làm vệ sinh rừng bằng cách loại bỏ những cây sâu bệnh, dây leo.
Không áp dụng các biện pháp tỉa cành.
Khi rừng trồng đã lớn, các loài cây tái sinh dần dần xuất hiện, cần chú ý tạo điều
kiện để những cây này phát triển, dẫn dắt rừng theo hướng hỗn loài, nhiều tầng, độ
che phủ cao để tạo sự bền vững cho rừng.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ có trồng bổ sung
Đối với những vùng núi xa xôi, điều kiện trồng rừng khó khăn thì phương thức
này tỏ
ra rất có hiệu quả. Có thể áp dụng các điều khoản thích hợp trong Quy phạm phục
hồi rừng

bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung QPN 21-98.
Có 2 mức độ tác động thấp và cao gắn với các biện pháp kỹ thuật cụ thể sau đây.
Mức độ tác động thấp: Quản lý bảo vệ là chính, bao gồm các nội dung:
Cấm chăn thả đại gia súc.
Đối với các loại rừng dễ cháy cần có biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh.
Được phép trồng bổ sung cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, cây đặc sản có độ
tán che phủ như cây rừng do dân tự bỏ vốn đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư trồng bổ
sung.
Mức độ tác động cao: Những nơi có điều kiện cho phép, ngoài các biện pháp tác
động thấp trên đây có thể áp dụng thêm các kỹ thuật sau đây tuỳ điều kiện cụ thể:
Phát dọn dây leo tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển.
Cuốc xới đất theo rạch hoặc theo đám để giữ hạt và tạo điều kiện cho hạt nảy
mầm.
Tra dặm hạt hoặc trồng bổ sung các loài cây mục đích phòng hộ (cây gỗ, cây đặc
sản) ở các khoảng trống lớn hoặc xen kẽ trong tán rừng.
Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi: Tuỳ loài cây để lại gốc chồi có độ cao thích hợp, mặt
cắt phải nhẵn, có độ nghiêng để thoát nước, không bị toác, bong vỏ.
Phát dọn, vun xới xung quanh cây mục đích phòng hộ và cây trồng bổ sung, mỗi
năm 1-2 lần trong 2-3 năm đầu.
Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh.
Đối với rừng tre nứa: không lấy măng trong giai đoạn khoanh nuôi, xúc tiến tái
sinh.
Chặt và tận dụng hết các cây bị sâu bệnh, gẫy dập, cụt ngọn
V.4. lựa chọn loài cây trồng hợp lý
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khiết và Phùng Văn Khoa (2009) về xói
mòn đất dưới tán rừng trồng Keo lai và bạch đàn ở Lương Sơn, Hòa Bình cho thấy
rằng: Loài cây có ảnh hưởng đến lượng mất đất do xói mòn gây ra. Do vậy việc
lựa chọn loài cây trồng rừng phòng hộ chống xói mòn là vô cùng cần thiết.
a. nguyên tắc lựa chọn loài cây trồng rừng phòng hộ chống xói mòn đất do nước.

- Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đầu nguồn và dễ tạo
thành rừng phòng hộ.
- Cây thân gỗ sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm,
thường xanh.
- Sinh trưởng nhanh, khả năng tái sinh hạt và tái sinh chồi tốt;
- Thích hợp với trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa
tầng với mục đích phòng hộ.
- Cây đa tác dụng, ngoài khả năng phòng hộ còn có khả năng cung cấp gỗ củi và
các sản phẩm khác, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Không sinh ra chất độc làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của
con người.
b. danh mục các loài cây trồng rừng phòng hộ
STT Tên tiếng Việt Tên La tinh
1 Bời lời nhớt Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob. (Litsea
sebifera Willd.)
2 Cáng lò
Betula alnoides Buch. Ham.ex D.Don
3 Chò chỉ
Parashorea chinensis H. Wang
4 Chò nâu
Dipterocarpus retusus
5 Dầu rái
Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don
6 Dẻ bộp
Lithocarpus fissus (Champ.ex Benth.) A.
Camus; Castanopsis fissa (Champ. ex
Benth.) Rehd & Wils
7 Dẻ đỏ
Lithocarpus ducampii (Hickel et A. Camus)
A. Camus

8 Giổi xanh
Michelia mediocris Dandy
9 Huỷnh
Tarrietia javanica Blume
10 Keo lá tràm
A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth
11 Keo tai tượng
Acacia mangium Wild.
12 Lát hoa
Chukrasia tabularis A. Juss.
13 Lim xanh
Erythrophloeum fordii Oliv.
14 Lim xẹt
Pelthophorum dasyrrachis (Miq.)
Kurz. var. tonkinensis (Pierre) K. &
S.Larsen

15 Luồng
Dendrocalanus membranceus Munro
16 Ràng ràng mít
Ormosia balansae Drake
17 Sa mộc
Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook
18 Sở
Camellia oleifera C. Abel
19 Thông ba lá
Pinus kesiya Royle ex Gordon
20 Sao đen
Hopea odorata Roxb
21 Thông nhựa

Pinus merkusii Jungh.et de Vries
22 Thông mã vĩ
Pinus massoniana Lamb
23 Tông dù
Toona sinensis (A. Juss.) M. Roem
24 Tông quán sủ
Alnus nepalensis D. Don
25 Vên vên
Anisoptera costata Korth. (Anisoptera
cochinchinensis Pierre)
26 vối thuốc
Schima wallichii var. noronhae (Blume)
Bloemb
VI. KẾT LUẬN
Các công trình nghiên cứu về xói mòn đất do nước đã chỉ ra được cơ chế, bản
chất, nguyên lý của quá trình bào mòn, rửa trôi đất cũng như là nguyên nhân,
hậu quả của xói mòn đất do nước để từ đó có cơ sở lý luận để nghiên cứu sâu
hơn về hiện tượng xói mòn đất để đưa ra được những biện pháp hiệu quả
trong thực tiễn làm hạn chế tình trạng xói mòn đất ở nước ta hiện nay.
Trồng rừng phòng hộ là một biện pháp hạn chế xói mòn đất không thể thiếu
trong những giải pháp hạn chế xói mòn do, bảo vệ, điều hòa nguồn nước trong
tự nhiên góp phần xây dựng sự ổn định, bền vững của thiên nhiên, sinh thái,
môi trường.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Võ Đại Hải, 1996. Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng
phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học
Nông nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội
- Nguyễn Văn Khiết, “Nghiên cứu xác định vai trò của một số yếu tố
liên quan đến xói mòn đất ở nước ta”. tạp chí KHLN 1/2014
- Cao Đình Sơn, Bài giảng “Trồng rừng phòng hộ”

- Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp 2013
- Cẩm nang ngành lâm nghiệp chương quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn và rừng phòng hộ ven biển.

×